You are on page 1of 3

Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam.

Vùng Đông Nam Bộ


có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa
– Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh
ĐỊA HÌNH:Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp
dưới 1000m, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao
bề mặt dao động từ khoảng 500 - 700m (H.Bù Gia Mập, Bình Phước - phần rìa
phía nam cao nguyên Mơ Nông) xuống 1m (H.Bình Chánh, TP.HCM - giáp ranh
đồng bằng sông Cửu Long).
Hơn 70% diện tích của vùng có độ cao trên 50m, chủ yếu là các đồi thấp xen bưng
bàu trũng, địa hình cao và lượn sóng mạnh ở phía bắc, giảm dần về phía nam
Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng ít, cây công nghiệp được trồng với
diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, trong đô
thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại.
ĐẤT: Đất có bảy loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba
dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn, đất phèn tập trung nhiều
ở Thành phố Hồ Chí Minh).
DÂN SỐ:Theo số liệu mới đây năm 2021 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số
của vùng Đông Nam Bộ là 18.719.266 người (không kể số người tạm trú lâu dài)
trên một diện tích là 23.560,6 km², với mật độ dân số bình quân 795 người/km²,
chiếm 19,1% dân số cả nước
HỆ THỐNG SÔNG:Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập
trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.
Sông Bé và sông Đồng Nai có trữ lượng thủy năng dồi dào (Thủy Điện Trị An,
Thủy Điện Thác Mơ, Thủy Điện Cần Đơn, Thủy Điện Srok Pu Mieng)
Các hồ thủy lợi và thủy điện ngăn sông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cung
cấp nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích lớn là hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ
Thác Mơ, hồ Phước hòa. Đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa và hồ Dầu Tiếng còn
có tác dụng điều phối nguồn nước để chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và
sông Vàm Cỏ.
BỜ BIỂN:Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi
tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản
phong phú Phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
+Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển.
+Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí.

ĐÔ THỊ: Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2022, vùng Đông Nam Bộ có:

 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh


 3 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I: Thủ Dầu Một, Biên
Hòa, Vũng Tàu
 1 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại II: Bà Rịa
 8 đô thị loại III gồm 6 thành phố trực thuộc tỉnh: Tây Ninh, Đồng
Xoài, Long Khánh, Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An và 2 thị xã: Bến
Cát, Phú Mỹ
 7 đô thị loại IV gồm 5 thị xã: Bình Long, Chơn Thành, Phước Long, Hòa
Thành, Trảng Bàng và 2 thị trấn: Long Thành, Trảng Bom

KINH TẾ:Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất ở Việt Nam, dân số
đông và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, cũng
như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm,
có tỉ lệ đô thị hóa 62.8%.
Về Công nghiệp: khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng nhanh,chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong GDP của vùng;cơ cấu sản xuất cân đối,bao gồm công nghiệp
nặng,công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm.Một số ngành công
nghiệp đang hình thành và phát triển như dầu khí,điện tử,công nghệ cao.
Về Nông nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả
nước các cây như lạc, đậu,... (Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mía, mì, đậu
phộng lớn nhất) là thế mạnh của vùng. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú
trọng,ngành đánh bắt thủy sản trên cá ngư trường đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế.
Tỉnh Bình Phước là tỉnh xuất khẩu Điều lớn nhất VN, đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu trung bình 3 tỷ USD mỗi năm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các
tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Vũng Tàu cũng
thu hút khá nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là thành
phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD.
Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu hiện là tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất VN.
Tứ giác kinh tế trọng điểm
Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cả
bốn tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn
so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn,
mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo
số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp
55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%...

You might also like