You are on page 1of 20

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO MÔN HỌC


KĨ THUẬT XÂY DỤNG VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO

Tên đề tài:
AN TOÀN GIAO THÔNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:


SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐẠI LỘC
LỚP: 74DCTT11

1
3

LỜI MỞ ĐẦU

Khi đất nước đang còn chiến tranh, một ngày có 20 người hay nhiều hơn nữa đã
hy sinh tính mạng, đó là sự mất mát lớn nhưng rất có ý nghĩa – hy sinh vì yêu
nước, vì nền độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Nhưng nay chiến tranh đã
kết thúc, hòa bình lập lại, nhưng sao hàng năm trung bình mỗi ngày, cả nước
vẫn có hơn 20 người bị thiệt mạng 35 người bị thương, trong đó có nhiều người
bị thương tật suốt đời. Những mất mát đó thật khủng khiếp và vô nghĩa, nó
đồng nghĩa mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát và
đau thương, những trẻ em mất cha, mất mẹ trở thành mồ côi không nơi nương
tựa, những người bố, người mẹ mất đi những đứa con bao năm nuôi dưỡng đã
trưởng thành, và xã hội cũng đã mất đi những công dân tài năng, yêu nước.
Những mất mát đó do đâu? Tất cả đều do tai nạn giao thông mang lại mà
phương tiện chủ yếu là xe ôtô, mô tô, xe gắn máy, do người điều khiển phương
tiện thiếu ý chức chấp hành pháp luật về giao thông, do nồng độ cồn trong máu
quá cao, do lạng lách, đánh võng của một bộ phận người tham gia giao thông
thiếu ý thức.Là một người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần
phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Chúng
ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn
hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết
thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây
nên. Với thông điệp “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi
nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và
bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa
giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý
nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn
cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao
thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã
hội.

Vĩnh Tường, ngày… tháng… năm2023


Sinh viên thực hiện
Lộc
Nguyễn Đại Lộc

3
5

I. Giới thiệu
1. An toàn giao thông là gì ?
Tiêu chí an toàn trong giai đoạn hiện nay vẫn luôn được đặt lên hàng đầu trong
nhiều lĩnh vực trong xã hội, cụ thể như lĩnh vực xây dựng, cơ khí, điện, giao
thông cùng với nhiều những lĩnh vực cụ thể khác. An toàn cũng có thể được
hiểu cơ bản chính là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường đều đã được
bảo vệ, sự an toàn giúp phòng chống lại những tác nhân nguy hại từ các vấn đề
xung quanh có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan,
khách quan ở bên trong cuộc sống.

5
Với cách hiểu cụ thể đó, ta nhận thấy rằng, đa số trong bản thân mỗi người đều
mong muốn cho bản thân và gia đình được đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối.
Đặc biệt, hiện nay ta cũng thấy được một thực trạng rằng số lượng các vụ tai
nạn giao thông ngày càng tăng gây ra tổn thất nặng nề về mặt vật chất và tinh
thần của nhiều người. Với lý do đó thì hiện nay, vấn đề an toàn trong lĩnh vực
giao thông được các cơ quan, các chủ thể là những người có thẩm quyền, tổ
chức và cá nhân đặc biệt quan tâm.

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào định nghĩa “an toàn giao thông là gì?”
nhưng có thể đơn giản là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao
thông khỏi những sự cố, tai nạn có thể dẫn đến bị thương hay tử vong. Thuật
ngữ an toàn giao thông được sử dụng phổ biến trong cả lĩnh vực đường bộ,
đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Sự an toàn trong giao thông được đảm bảo bằng hành vi, văn hóa khi tham gia
giao thông, trong đó bao gồm sự hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định
pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông.

Cá nhân tham gia giao thông có thể lựa chọn cách xử sự cho an toàn với bản
thân và những người tham gia giao thông khác. Mặc dù, pháp luật đã đưa ra rất
nhiều quy định cấm, các quy định bắt buộc phải chấp hành cùng các chế tài xử
phạt nhưng vẫn có số lượng lớn người tham gia giao thông chưa tuân thủ các
quy định này dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông.

Như vậy, có thể hiểu an toàn giao thông là việc đảm bảo an toàn cho những
người tham gia giao thông không xảy ra bất cứ sự cố hay vấn đề gì liên quan
đến bị thương hay tử vong do va chạm giao thông hoặc các yếu tố bên ngoài tác
động. An toàn giao thông được áp dụng cho những người tham gia giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không.
7

7
II. Đặc điểm
1. Thực trạng
Thực trạng an toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự phản ánh sự thật
khách quang về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông bằng các phương tiện
vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
Thực tế việc chấp hành các luật giao thông của người tham gia giao thông và
chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông hiện nay của người dân
như thế nào?

An toàn giao thông hiện nay là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan
tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn
giao thông, trung bình hàng ngày ước tính có từ 30 đến 35 người chết do tai nạn
giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ.
9

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được
nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ gia tăng một cách
nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm
qua đã được nhà nước đầu tư phát triển, đặc biệt là tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ
huyết mạch, có mật động giao người dân tham gia giao thông cao.

9
11

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.454 vụ tai
nạn giao thông, bao gồm 7.370 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên
và 4.084 vụ va chạm giao thông, làm 5.739 người thiệt mạng, 3.889 người bị
thương và 4.109 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong năm 2021, trên
địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 20 vụ tai nạn giao thông
từ ít nghiêm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 16 người tử vong,
11 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ. Việt Nam đang đứng thứ 2 trong
khu vực Đông Nam Á về số người chết do va chạm trên đường, với tỷ lệ
26,1/100.000 người. Theo thống kê, trong năm 2018 đã có 24.970 người thiệt
mạng vì tai nạn giao thông ở Việt Nam.

Mặc dù các thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông, số người thiệt mạng, số
người bị thương giảm, nhưng tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh đối với
người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông từ góc độ phương
tiện giao thông, từ ý thức của người tham gia giao thông, từ hạ tầng giao thông.
Tuy nhiên, những khía cạnh pháp lý về bảo đảm quyền tham gia giao thông an
toàn cũng cần phải quan tâm.

3. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông


Trong giai đoạn như hiện nay, ta thấy được rằng, việc đảm bảo an toàn giao
thông của con người vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, trên thực tế, bởi
vì những sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần trong
xã hội đã làm ảnh hưởng to lớn đến rất nhiều người, từ đó mà đã gây ra việc mất
an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông cụ
thể được đưa ra thường được phân làm hai loại cụ thể như sau:

- Nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn giao thông đó là xuất phát từ sự thiếu
ý thức của người dân khi các chủ thể đó tham gia giao thông. Điều này thể hiện
qua các hành vi của các chủ phương tiện, cụ thể như: các chủ thể đã điều khiển
phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội
mũ bảo hiểm, lấn làn, đi hàng ba, bỏ hai tay, …

11
- Nguyên nhân khách quan gây mất an toàn giao thông đó là do các sự cố của
phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến các chủ thể là
những người điều khiển giao thông.
13

Hiện tại, ta nhận thấy, trên thực tế thì nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn
giao thông xuất phát từ nguyên nhân chủ quan đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn
95%.

4. Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn giao thông


bảo an toàn giao Chúng ta cũng cần phải khẳng định một điều cụ thể
rằng việc các chủ thể cần đảm thông luôn là một trong số những ưu tiên
hàng đầu, trên thực tế trong giai đoạn hiện nay, ta cũng có thể thấy
được rằng, có rất nhiều điều luật trong các văn bản pháp luật được đưa
ra cùng với hệ thống tuyên truyền nhưng mục đích cuối cùng của văn
bản pháp luật đó chính là hướng đến an toàn giao thông, cố gắng thông
qua đó có thể giúp giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất.

- Ta nhận thấy rằng, trong xã hội hiện nay, khi mà an toàn giao thông
được đảm bảo thì nó mang đến rất nhiều lợi ích và ý nghĩa cụ thể như:

+ Khi an toàn giao thông được đảm bảo thì sẽ giúp đảm bảo tính
mạng con người, như là ta thấy được rằng, thống kê tại nước ta hằng

13
năm thì số lượng các chủ thể là những người chết vì tai nạn giao thông
là một con số thật sự quá lớn và đi kèm với đó cũng là rất nhiều nỗi mất
mát tan thương cho gia đình nhạn nhân. Bên cạnh đó thì con số người
bị thương tật do tai nạn giao thông trong thời gian gần đây cũng rất lớn,
chính vì thế mà nếu an toàn giao thông được đảm bảo tốt thì số người
tử vong và bị thương cũng sẽ bởi vì thế mà được giảm thiểu đáng kể.
+ An toàn giao thông được đảm bảo sẽ giảm thiệt hại về kinh tế, bên
cạnh thiệt hại về mặt con người thì thiệt hại về mặt kinh tế do tai nạn
giao thông gây ra trên thực tế cũng là vô cùng lớn bao gồm tiền chạy
chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, ùn tắt giao thông và nhiều
vấn đề khác. Hậu quả kinh tế do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng lớn
và có sức ảnh hưởng nặng nề.

5. Phân loại an toàn giao thông:


Trên thực tế thì xuất phát từ bản chất của từng loại ta thấy được rằng, an toàn
giao thông được phân loại cụ thể như sau:

– Thứ nhất: An toàn giao thông chủ động. Ta hiểu đây tức là sự an toàn của các
chủ thể tham gia giao thông xuất phát từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng của
các đối tượng là những người tham giao thông và từ đó thì đã giúp tránh được
tai nạn giao thông.

Điều này cũng đã được thể hiện thông qua các tính chất và chất lượng của kết
cấu phương tiện và nó đã giúp các chủ thể có thể lái xe tránh được tai nạn giao
thông, chẳng hạn như là tính chất phanh, tính ổn định, tính chiếu sáng, tín hiệu
cảnh báo, tính cơ động và nhiều kết cấu cụ thể khác. Bên cạnh đó, an toàn giao
thông chủ động còn được thể hiện thông qua những sự hiểu biết của con người
về các vấn đề luật lệ giao thông và sự nhạy bén của người dân trong giải quyết
tình huống giao thông.

– Thứ hai: An toàn giao thông bị động được đảm bảo bởi các tính chất và chất
lượng của kết cấu nhằm mục đích để giúp các chủ thể có thể giảm thiểu chấn
thương của lái xe khi các bên xảy ra tai nạn, điều này cũng được quyết định bởi
yếu tố kết cấu của xe.

An toàn môi trường được hiểu cơ bản chính là các yếu tố cho phép hoặc buộc
các chủ thể là những người tham giao giao thông giảm tác động có hại đến môi
trường xung quanh cụ thể như bụi bẩn, tiếng ồn, độc hại của khí xả ra cùng với
nhiều nguyên nhân khác.
15

Như vậy, ta có thể thấy được rằng, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề an toàn giao
thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. Chính vì vậy, đảm bảo an
toàn giao thông trên thực tế sẽ không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng mà
đảm bảo an toàn giao thông còn là nhiệm vụ của toàn dân.

6. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông:

– Nhằm mục đích để có thể đảm bảo an toàn giao thông, Nhà nước đã huy động
nguồn lực của toàn xã hội thông qua các biện pháp cụ thể như sau:

+ Biện pháp đầu tiên đó là: Cơ quan và các chủ thể có thẩm quyền cần ban
hành các văn bản luật, văn bản hướng dẫn thi hành về giao thông. Các văn bản
luật, văn bản hướng dẫn thi hành về giao thông này được ban hành và cần phải
quy định rõ quy tắc, luật lệ giao thông và các chế tài xử lý. Thực tiễn cũng đã
cho thấy, các chế tài đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông trong
giai đoạn hiện nay cũng đang ngày càng chặt chẽ và có tính răn đe cao.

+Biện pháp thứ hai đó là: Cần tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát. Tăng
cường hoạt động tuần tra, kiểm soát là biện pháp vô cùng hữu hiệu, bởi sự vào
cuộc của lực lượng chức năng có ảnh hưởng rất lớn tâm lý của các chủ thể là
những người tham gia giao thông, đảm bảo cho họ luôn tuân thủ một cách chặt
chẽ.

15
17

17
19

19

You might also like