You are on page 1of 8

Tai nạn giao thông

Nếu như ví cuộc sống này là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, thì mỗi
chúng ta chính là một người nghệ sĩ đa tài, tự lựa chọn màu sắc, tự quyết định
đường nét, rồi tự tạo nên cho mình một cuộc sống riêng. Mỗi người mỗi cá tính,
mỗi người mỗi nét đẹp, tất cả cùng nhau kết tinh thành sự sống như ngày hôm nay.
Nhưng trong bức tranh ấy, vẫn còn đó những mảng đen xuất hiện một cách rất đều
đặn. Tại sao thế? Chính là vì có những người vừa ra đi, sinh mệnh ấy đã không
hoàn thành được bức tranh của mình trước khi mọi thứ kết thúc.Có lẽ chính bạn và
ngay cả chính tôi cũng hỉểu, trong vòng luân hồi bất tận của vũ trụ, trong quy luật
bất định và tàn khốc của thiên nhiên, chúng ta – con người đến và đi cũng là lẽ
thường tình. Nhưng vẫn có những sự ra đi mà để lại cho người ta biết bao tiếc
nuối, cũng có những sự ra đi để lại bao căm phẫn, oán trách cho người đời. Tai nạn
giao thông chính là tác nhân hàng đầu của những phận người đầy gian truân ấy.
Chính nó đã cướp đi hàng triệu sinh mạng, chính nó cũng tạo ra hàng triệu khó
khăn, đau buồn. Bản tin được nêu ra ở trên đề bài trên là dẫn chứng hàng đầu cho
sự nguy hiểm của tai nạn giao thông - vấn đề đáng báo động của hiện nay. Hãy
cùng tôi tìm hiểu về tình trạng đáng lo ngại này nhé!

Bản tin được nêu ra trên đề bài đã đưa ra các số liệu về tai nạn giao thông
và con số thương vong của nước ta trong 4 tháng đầu năm 2021. Có thể thấy được
rằng, đó là những con số vô cùng lớn, trong một khoảng thời gian ngắn đã có hàng
ngàn người chết, hàng ngàn người bị thương. Bản tin tuy ngắn gọn nhưng đã làm
dấy lên trong chúng ta biết bao suy nghĩ về tình hình tai nạn giao thông trong nước
ta hiện nay. Tai nạn giao thông chính là vấn đề nghiêm trọng, đáng báo động.

Đầu tiên, ta cần hiểu cụm từ “ tai nạn giao thông” nghĩa là gì? Tai nạn giao
thông, còn được gọi là va chạm giao thông xảy ra khi một phương tiện va chạm với
một phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác,
như cây, cột điện hoặc tòa nhà. Tai nạn giao thông thường dẫn đến thương tích, tử
vong và thiệt hại tài sản. Nói một cách đơn giản, đó chính là sự va chạm gây ra
thương vong. Tai nạn giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên rất
nhiều tranh cãi và cũng để lại không ít hậu quả nghiêm trọng. Như bạn cũng biết
đấy, nước ta từ ngàn đời xưa đã có vô số tập tục, văn hóa, trong đó còn có 1 thứ
văn hóa gọi là “ văn hóa giao thông ”. Tuy nhiên, hiện nay ít ai quan tâm đến thứ
văn hóa này, thậm chí có người còn không biết. Tai nạn giao thông không biết từ
bao giờ đã và đang trở thành vấn đề "quốc nạn" của nước ta. 
Vậy liệu thực trạng của tai nạn giao thông của nước ta hiện tại đang
nghiêm trọng ra sao ? Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!

Mỗi ngày , trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn luôn thường
xuyên cập nhật tình hình về tai nạn giao thông trên cả nước. Thực trạng đáng
buồn, là hầu như ngày nào cũng xảy ra các vụ tai nạn giao thông, gây nhiều
thiệt hại về người và của. Có lẽ là người Việt Nam thì ai cũng biết đến những
chương trình như “Thời sự”, “ Chuyển động 24h”, “ 5 phút hôm nay”,…. –
những chương trình cập nhật tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
trong nước . Ngày nào cũng vậy, rất nhiều người có thói quen vừa ăn cơm tối
vừa lắng nghe thông tin từ các chương trình đó. Hầu như hôm nào chúng ta
cũng được nghe và xem những tin tức liên quan đến tai nạn giao thông, chương
trình này không cập nhật thì cũng có chương trình khác. Nó hầu như luôn lặp
lại và đang không có dấu hiệu dừng lại. Đó là một thực trạng rất đáng lo lắng.
Giống như một cái cây vậy, mặc dù nó có rất nhiều lá, nhưng ngày nào cũng có
những chiếc lìa cành, mà vẫn chưa có đủ thời gian và sự chăm bón để những
chiếc lá khác phát triển thì đến một ngày nào đó, không sớm thì muộn, nó cũng
sẽ rụng hết lá, chỉ còn trơ lại thân cây già cỗi.

Trong những năm vừa qua, những con số thống kê về tai nạn giao thông đã
khiến chúng ta phải thực sự bàng hoàng và sửng sốt. Theo báo cáo của Ủy ban An
toàn giao thông Quốc gia, trong 5 năm (tính từ ngày 15/10/2015-14/10/2020), trên
toàn quốc đã xảy ra 94.024 vụ tai nạn giao thông, làm chết 39.917 người, bị thương
77.477 người. Không hiểu sao, bỗng dưng, những con số ấy như có tiếng nói ấy,
chúng cho chúng ta cảm thấy thật đau lòng và hoảng hốt. Trong năm 2015, trung
bình mỗi ngày trên toàn quốc có 24 người chết, hơn 60 người bị thương tật suốt
đời do tai nạn giao thông, đó là những con số dẫn tới sự ra đời khái niệm “thảm
họa quốc gia” - một cụm từ rất đau xót khi nói tới tình trạng tai nạn giao thông ở
Việt Nam hiện nay. Mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút trôi qua, số người chết vì tai nạn
giao thông vẫn không ngừng tăng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn
giao thông đã cướp đi sinh mạng của 22.468 người tại Việt Nam trong năm 2017,
bình quân mỗi ngày chết 62 người. Hiện nay, mỗi ngày trôi qua, trên thế giới có
3.500 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Tai họa không loại trừ bất kỳ người
nào khi đi trên đường và do đó, việc giải quyết không chỉ là trách nhiệm của cơ
quan chức năng, mà là ý thức, trách nhiệm của xã hội, của mỗi người.
Hiện nay, tình trạng về an toàn giao thông ở trong nước tuy đã có giảm so với
những năm trước vì dịch bệnh Covid – 19, nhưng nhìn chung vẫn rất căng thẳng và
đáng lo ngại. Có lẽ dùng chữ “ nhờ” là vẫn không đúng, nhưng quả thực, nhìn vào
thực tế, do tình hình dịch bệnh quá căng thẳng nên rất ít người đi ngoài đường. Tai
nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến
14/6/2020): Toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 người, bị
thương 4.939 người. So với 6 tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT giảm 1.595 vụ
(giảm 19,02%), số người chết giảm 568 người (giảm 14,91%), số người bị thương
giảm 1.419 người (giảm 22,32%).Theo bản tin được nêu ra trên đề bài, “ Theo số
liệu thống kê trong 4 tháng đầu năm (từ 15/12/2020 đến 14/4/2021), cả nước xảy ra
4.220 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.165 người, bị thương 3.113 người.” Rõ
ràng, khi so sánh những con số đó, ta có thể thấy được sự tụt giảm của tai nạn giao
thông. Nhưng con số 4220 vụ trong vòng 120 ngày của năm Tân Sửu vẫn là một co
số rất lớn, đang cần được quan tâm và thay đổi.

Dẫu biết một khi tai nạn xảy ra, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân.
Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do ở đâu mà vẫn còn nhiều người
chưa nhận ra được sự nguy hiểm ấy?

Đó là những lí do chủ quan đến từ chính con người. Vì sự thiếu ý thức, vô


trách nhiệm, ý thức kém của người dân về An toàn giao thông làm phát sinh nhiều
trường hợp điều khiển giao thông không đúng luật. Có những người tham gia sử
dụng các phương tiện giao thông khi chưa có bằng lái, chưa đủ tuổi. Điều này xảy
ra rất nhiều ở lứa tuổi học sinh. Có những em học sinh lớp 9, lớp 10, dù mới chỉ
mấy tuổi đầu nhưng đã đua đòi đi xe máy, xe tay ga. Chưa đủ tuổi, chưa có kinh
nghiệm, chưa có bằng lái xe, cộng thêm tốc độ và động cơ phức tạp của những loại
xe đó, các em rất dễ xảy ra vụ tai nạn giao thông, không chỉ thế, một khi bị bắt gặp
còn bị xử phạt rất nặng. Các bạn ạ, chúng ta còn nhỏ, còn nhiều điều chưa biết,
việc các bạn đi những loại xe khi chưa có bằng lái thực sự vô cùng nguy hiểm.
Tương lai của chúng mình còn dài, đừng vì phút lỡ lầm nhất thời mà đánh mất tất
cả nhé! Có những trường hợp sau khi sử dụng rượu bia, chất chứa cồn, chất kích
thích thì tham gia giao thông. Những trường hợp như thế không chỉ gây tổn hại và
nguy hiểm đến người khác mà còn đưa bạn vào cuộc chiến với tử thần. Một là bạn
thắng, hai là bạn thua. Thực sự rất đáng chê trách. Vì sự thiếu hiểu biết, không
được tìm hiểu kĩ càng và chu đoán về giao thông. Điều này thì phổ biến ở các làng
quê nghèo hơn. Vì không có điều kiện và hoàn cảnh không cho phép, nhiều người
không được tiếp cận và trang bị đầy đủ những kiến thức về An toàn giao thông, từ
đó gây nên nhiều vi phạm và va chạm đáng tiếc , không nên có. Dẫu biết rằng, Việt
Nam vẫn còn là một nước nghèo, đang trên đà phát triển, nhưng mỗi người dân, dù
khó khăn hay giàu có, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi một chúng ta hãy có ý
thức học tập và tiếp thu luật ATGT, đừng ra đường mà trong đầu không có chút
kiến thúc nào về giao thông, đường bộ, điều đó không những khiến bạn gặp nhiều
nguy hiểm mà bạn còn có thể bị bỏ lại trong một xã hội phát triển nhanh hơn bao
giờ hết. Vì sự chủ quan, lơ là, khi tham gia giao thông. Nhiều người khi tham gia
lưu thông không đeo mũ bảo hiểm, không tập trung, lơ là, chỉ lo ngó trước ngó sau,
thậm chí còn đánh võng, lượn lách, thể hiện ta đây. Có nhiều người vẫn nghĩ hành
động cảm tính đó của họ là ngầu, là hay, là giỏi. Nhưng họ đâu hiểu được rằng, họ
đang đem đến cho nhiều người nguy cơ bị tai nạn giao thông, nguy cơ bị tàn tật,
thương tích và đó cũng là nguy cơ cho chính bản thân họ nữa chứ. Thật đáng phê
phán những con người như thế.

Đó còn là những nguyên nhân khách quan đến từ xã hội và môi trường.
Các quy định xử phạt chưa đủ sức răn đe. So với các nước khác, tiêu biểu như
Singapo, Mỹ, Úc,…., những nước đó có hình phạt vô cùng nặng. Một hình phạt
bình thường của họ khi tính ra tiền Việt Nam thì đã lên đến mấy chục triệu đồng,
còn cũng là hành vi đó, nhưng chính phủ Việt Nam chỉ phạt mấy trăm nghìn Việt
Nam đồng. Dù biết rằng, các hình phạt phải được cân nhắc, phù hợp với kinh tế
của người Việt, tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, số vụ tai nạn giao
thông và số liệu thông kê thương vong sẽ không bao giờ giảm được. Cơ sở hạ tầng
kém chất lượng xuống cấp cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến giao
thông gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Đặc biệt, đường giao thông xuống cấp
trầm trọng làm cho người tham gia giao thông gặp những khó khăn nguy hiểm hơn
là gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ngoài gia, hiện nay
việc bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp cùng trở thành một nguyên
nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông. Không chỉ ở các làng quê, những ổ gà,
ổ vịt, ổ voi vẫn còn là hiện tượng phổ biến trên cả các thành phố, gây nhiều nguy
hiểm cho người lưu thông. Đường bộ và đường sắt là những nơi xảy ra tai nạn giao
thông nhiều nhất, hệ thống đường sắt ở Việt Nam được xây dựng từ thời Pháp và
đã quá lạc hậu nên không được nhân dân lựa chọn nhiều , dọc các tuyến đường sắt
có hàng ngàn điểm giao cắt với đường bộ  và đây là nơi thường xuyên xảy ra các
tai nạn nghiêm trọng nên đòi hỏi phải có ngay một tuyến đường sắt mới hiện đại để
giảm tải cho đường bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn
cũng làm cho tình trạng tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn. Hàng ngày,
vẫn có những chiếc xe quá cũ, quá nát, quá hư, xe tự chế vẫn lưu thông trên đường
lớn. Những chiếc xe như thế luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, lực lượng
cảnh sát, công an, quản lí giao thông vẫn còn mỏng và chưa thực sự nghiêm túc. Ta
không khó để bắt gặp những trang báo, những tin tức nói về việc nhận hối lộ,
chuộc lợi của những người làm ngành công an để tư lợi cá nhân. Những hành động
như thế không chỉ trái với đạo đức nghề nghiệp mà còn khiến nhiều người dân
khác gặp nguy hiểm, thật đáng lên án. Ngoài ra, một phần lí do khác có lẽ cũng là
do thời tiết ở Việt Nam. Trong khu vực nhiệt đới, thời tiết nước ta rất khắc nghiệt,
đặc biệt là ở miền Trung. Những trận mưa lớn, ngập lụt làm che mất tầm nhìn,
đường xá trơn trợt cũng là nguyên nhân của rất vụ tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông thực sự đã cướp đi quá nhiều thứ của chúng ta. Hãy điểm
qua những hậu quả khôn lường đó nhé.
Tai nạn giao thông đã trở thành nỗi lo lắng hàng đầu trong lòng của mỗi
chúng ta khi bước ra đường, Tôi dám cá rằng, không chỉ mình tôi, có rất nhiều bạn
cũng luôn cảm thấy bất an khi lưu thông, không biết liệu mình có xảy ra chuyện gì
hay không. Dần dần, điều đó có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính
bản thân mỗi người.
Một khi tai nạn giao thông xảy ra, đó không chỉ là những nỗi đau thể xác,
nỗi đau ấy còn ăn sâu vào lòng mỗi người. Cướp đi hàng triệu sinh mạng, cướp đi
những phận đời còn đang gian dở. Để lại nỗi hối tiếc cho người ở lại. Con sinh ra
mà không có mẹ hoặc bố hoặc cả hai chăm sóc, bố mẹ già phải chứng kiến cảnh
“người đầu trắng tiễn kẻ đầu xanh”, vợ hoặc chồng xa nhau mãi mãi. Mất đi trụ cột
lao động chính, nhiều nhà còn lâm vào tình trạng khó khăn, thiếu thốn. Cả nguời đi
lẫn người ở lại đều chẳng sung sướng gì cả. Nếu may mắn sống sót, người gây ra
tai nạn giao thông dù vô tình hay cố tình cũng sẽ đều bị xử phạt và chê trách, người
bị tai nạn giao thông có thể để lại di chứng trên cơ thể và ám ảnh trong tâm hồn.
Chỉ cần nhắc đến đây thì có lẽ các bạn cũng đã cảm thấy chua xót lắm rồi.
Không những thiệt hại về người, tai nạn giao thông còn gây nên biết bao
tai họa về của cải. Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban
An toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông tại Việt Nam mỗi năm làm tổn
thất 2,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mỗi ngày thiệt hại tới 300 tỷ đồng. Phí
an táng người mất, phí đền bù thiệt hại, phí phục vụ điều tra, …. Đó đều là những
khoản mà chúng ta phải tiêu phí khi có tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của đất
nước. Một thực tế là hơn 40% nạn nhân của tai nạn giao thông đều là người trẻ,
người trụ cột gia đình. Đất nước mất đi một nguồn nhân lực lao động lớn, từ đó mà
nền kinh tế cũng trầm trọng đi xuống theo.
Chính tai nạn giao thông cũng làm xấu đi hình ảnh của nước Việt Nam
trong mắt bạn vè quốc tế. Có rất nhiều du khách khi được hỏi tại sao lại không
muốn quay trở lại Việt Nam đã trả lời vì họ sợ giao thông ở Việt Nam, sợ những
dòng xe máy dày đặc, sợ những tuyến đường đông nghịt người mà không có lấy
một chiếc đèn giao thông. Việt Nam chúng ta đang trong quá trình gây dựng hình
ảnh với quốc tế, hà cớ sao,chúng ta lại làm những điều để hình ảnh của chúng ta
trở nên xấu xí chơ chứ?
Tuy nhiên, cho dù là vì sao hay vì đâu và kết quả có ra sao, lí do lớn nhất
vẫn là ở bản thân mỗi chúng ta. Nếu chúng ta có ý thức, có trách nhiệm thì đâu bao
giờ xảy ra những vụ tai nạn thương tâm như thế chứ! Ngay từ ngày hôm nay,
chúng ta hay cũng nhau cố gắng, cố gắng thay đổi,cố gắng phấn đấu để góp một
phần công sức vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả nước.
Mỗi người đầu tiên hãy có ý thức, trách nhiệm, chấp hành đúng luật lệ khi
tham gia giao thông. Trang bị đầy đủ cho mình kiến thức cần thiết và hãy thực sự
cầm tay lái khi đủ tuổi và có bằng lái xe. Nhà trường, gia đình hãy giáo dục con em
mình về việc chấp hành luật giao thông khi còn nhỏ, thường xuyên giám sát việc
tham gia giao thông của con em. Đứng trước những thực trạng về tình hình giao
thông hiện nay, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông nhà nước đã ban hành Luật
Giao thông và những nghị định về an toàn giao thông một cách khắt khe hơn, xử
phạt nặng về kinh tế các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, nhà nước ta
cũng xây dựng và cải tạo nhiều công trình giao thông, nhằm cải thiện các phương
tiện giao thông trên nhiều trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và nội thành… Ngoài ra, cần
tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đào tạo và cấp bằng lái xe ô tô,
mô tô, xe gắn máy. Thực chất, công tác này vừa qua chưa được cơ quan chức năng
quản lý chặt chẽ, vẫn còn những trường hợp dùng tiền để mua bằng lái xe, gian lận
khi thi bằng lái. Do đó, một số đối tượng tuy có bằng lái xe song kỹ năng lái xe và
kiến thức về Luật Giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, khi điều khiển phương
tiện giao thông không chấp hành đúng luật; phóng nhanh, vượt ẩu, khả năng xử trí
kém dẫn đến tai nạn giao thông. Quy định tiêu chuẩn phù hợp đối với người điều
khiển phương tiện ô tô siêu trường, siêu trọng và xe chở khách … để đảm bảo an
toàn cho mọi người. Thực hiện giám sát thường xuyên, có chế tài xử phạt đủ mạnh
với các đối tượng sử dụng rượu – bia quá nồng độ cho phép khi điều khiển phương
tiện giao thông. Không đủ tỉnh táo hoặc quá hưng phấn khi điều khiển phương tiện
là một trong những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu gây ra tai nạn giao thông hiện
nay, do đó lực lượng chức năng cần giám sát thường xuyên, chặt chẽ, linh hoạt và
có chế tài xử phạt thật nặng với các đối tượng sử dụng rượu – bia quá nồng độ cho
phép. Có chế tài xử phạt đủ mạnh để ngăn chặn các đối tượng sử dụng xe ô tô chở
quá khổ, quá tải. Vì chở quá khổ, quá tải không những làm hỏng đường mà còn
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều khiển phương tiện như: Khả năng quan sát,
khả năng bám đường và hiệu quả sử dụng hệ thống phanh… Do đó, lực lượng chức
năng cần thực hiện kiên quyết theo đúng pháp luật đối với những đối tượng này.
Giám sát chặt chẽ công tác xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình cầu –
đường giao thông. Thực tế cho thấy, chất lượng hạ tầng giao thông của Việt Nam
hiện nay là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông trong thời gian qua.
Đây là vấn đề thực tế, Bộ Giao thông vận tải cần nghiêm túc nhìn nhận và có biện
pháp khắc phục triệt để. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy chấp hành
đúng luật giao thông, tích cực học tập và tu dưỡng đạo đức, tham gia nhiều hoạt
động về ATGT và tuyên truyền mọi người xung quanh. Cùng nhau cố gắng, nhất
định chúng ta sẽ làm được.
Rõ ràng câu chuyện giảm thiểu tai nạn giao thông của Việt Nam còn nhiều
thách thức, khi mà ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, cơ sở hạ tầng
giao thông còn yếu, thiếu, chậm khắc phục, không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của
người dân… Xin nhắc lại câu nói của Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:
“Hãy vì niềm thương xót những người đã mất mà hành động an cho sự toàn những
người đã sống… Hãy sống có ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình để những
tai nạn thương tâm không bao giờ xảy ra”.

Mỗi chúng ta không những cần có ý thức vì mỗi người, mà đó còn vì xã hội.
Một xã hội không thể nào phồn vinh nếu người dân không có trách nhiệm. Vấn đề
này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội
này. Nếu không muốn trở thành nạn nhân, thì mỗi người cần phải xác định đó là
trách nhiệm, nghĩa vụ của chính mình, nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp
luật về giao thông. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ
giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui, sự an toàn cho những ai tham gia giao
thông.
 

   

You might also like