You are on page 1of 7

Học phần 2

Bài Danh dự nhân phẩm


Câu 1:Nêu khái niệm danh dự, nhân phẩm. Trình bày các loại tội phạm xâm phạm danh
dự, nhân phẩm ở nước ta ? Ngành anh chị đang theo học cần những phẩm chất gì ?
 Khái niệm:
+ Danh dự là coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với 1 người dựa trên giá trị
tinh thần, đạo đức của người đó.
+ Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được. Nói cách khác, nhân
phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
 Các loại tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm ở nước ta:
- Các tội xâm phạm tình dục:
Nhóm tội này gồm các tội sau: tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội dâm ô với người dưới 16
tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
- Các tội xâm phạm tình dục tuổi đến dưới 16 tuổi, tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào
mục đích khiêu dâm.
- Các tội mua bán người
+ Nhóm tội này gồm: tội mua bán người (chủ yếu là mua bán phụ nữ, trẻ em), tội mua
bán người dưới 16 tuổi, tội đánh tráo người dưới 1 tuổi, tội chiếm đoạt người dưới 16
tuổi, tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
+ Đây là "tội xâm phạm đến sức khỏe con người, xâm phạm đến quyền bất khả xâm
phạm về thân thể con người".
- Các tội làm nhục người khác Nhóm tội bao gồm: tội làm nhục người khác, tội vu
khống, tội hành hạ người khác
. - Nhóm tội khác như: tội lấy truyền HIV cho người khác, tội cố ý truyền HIV cho
người khác, tội chống người thi hành công vụ.
 Ngành anh chị đang theo học cần những phẩm chất gì?
- Sự tự tin và bản lĩnh.Luôn luôn tin vào khả năng TA của chính mình dù cho có thất
bại.Có sự hiểu biết tìm tòi học hỏi trao dồi, có khả năng nhìn nhận cuộc sống và sự
cống hiến không mệt mỏi cho ngành mình chọn. Tự hào về ngành mình học. Sự tư
duy, khả năng nắm bắt và ghi nhớ kiến thức.
Câu 2: Nêu các tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm ở nước ta. Làm rõ các tội
mua bán người. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
 Các loại tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm ở nước ta.
+ Tội xâm phạm tình dục
+ Tội mua bán người
+ Tội làm nhục người khác
+ Các tội khác: tội lấy truyền HIV cho người khác, tội cố ý truyền HIV cho người khác,
tội chống người thi hành công vụ.
 Làm rõ tội mua bán người:
- Nhóm tội này gồm: tội mua bán người (chủ yếu là mua bán phụ nữ, trẻ em), tội mua
bán người dưới 16 tuổi, tội đánh tráo người dưới 1 tuổi, tội chiếm đoạt người dưới 16
tuổi, tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
- Đây là "tội xâm phạm đến sức khỏe con người, xâm phạm đến quyền bất khả xâm
phạm về thân thể con người".
 Liên hệ trách nhiệm bản thân của sinh viên:
- Sinh viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về danh dự, nhân phẩm
cũng như các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác để nâng cao
hiểu biết, nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
- Không có các hành động xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của mọi người nói
chung, đối với các bạn sinh viên nói riêng.
- Tích cực tuyên truyền về danh dự, nhân phẩm và hành vi xâm phạm danh dự, nhân
phẩm cho bạn bè, người thân. Kiên quyết đấu tranh, tố giác những hành vi xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Có ý thức trong việc sử dụng các kênh thông tin giải trí: Zalo, Facebook...
Bài An toàn giao thông
Câu 1: Nêu nguyên nhân vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
Làm rõ nguyên nhân do người tham gia ATGT?
- Do người tham gia giao thông:
- Hạ tầng giao thông
- Chưa xây dựng được chiến lược phát triển phương tiện giao thông
- Các phương tiện giao thông
 Làm rõ nguyên nhân do người tham gia ATGT:
- Do người tham gia giao thông:
+ Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông tuy đã có chuyển biến
do tác động mạnh mẽ của các chiến dịch truyền thông và cưỡng chế nhưng còn một
bộ phận người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp luật ATGT,
85,5% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia giao thông gây ra. Những lỗi vi phạm
chủ yếu như vi phạm tốc độ quy định, đi không đúng làn đường, phần đường, chở
quá số người quy định, điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu bia, vượt qua
đường ngang đường sắt sai quy định.
+ Uống rượu bia khi tham gia giao thông: Những người tham gia giao thông sau khi
uống rượu bia là nguyên nhân gây ra TNGT nghiêm trọng nhiều nhất. Thống kê cho
thấy phần lớn các vụ tử vong do TNGT có nguyên nhân từ rượu bia. Những ngày
nghỉ, ngày lễ, tỷ lệ tử vong vì TNGT luôn cao hơn những ngày bình thường.
+ Thiếu hiểu biết về luật giao thông: Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào
tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của
người học là có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn
kỹ năng lái xe.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT? Ý
nghĩa của việc thực hiện pháp luật đảm bảo trật tự ATGT?
 Nguyên nhân:
- Do người tham gia giao thông:
+ Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông tuy đã có chuyển biến do
tác động mạnh mẽ của các chiến dịch truyền thông và cưỡng chế nhưng còn một bộ phận
người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp luật ATGT, 85,5% số vụ
TNGT do lỗi của người tham gia giao thông gây ra. Những lỗi vi phạm chủ yếu như vi
phạm tốc độ quy định, đi không đúng làn đường, phần đường, chở quá số người quy
định, điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu bia, vượt qua đường ngang đường sắt
sai quy định.
+ Uống rượu bia khi tham gia giao thông: Những người tham gia giao thông sau khi uống
rượu bia là nguyên nhân gây ra TNGT nghiêm trọng nhiều nhất. Thống kê cho thấy phần
lớn các vụ tử vong do TNGT có nguyên nhân từ rượu bia. Những ngày nghỉ, ngày lễ, tỷ
lệ tử vong vì TNGT luôn cao hơn những ngày bình thường.
+ Thiếu hiểu biết về luật giao thông: Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào tạo và
cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của người học là
có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn kỹ năng lái xe.
- Hạ tầng giao thông tuy đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nhưng chưa tương xứng với
sự gia tăng nhanh của phương tiện giao thông, vi phạm hành lang an toàn đường bộ
và đường sắt vẫn diễn biến phức tạp ở một số tuyến đường bộ, các điểm giao cắt
đường bộ với đường sắt, số đường ngang dân sinh mở trái phép bị đóng lại ít hơn số
vi phạm mới.
- Chưa xây dựng được chiến lược phát triển phương tiện giao thông đường bộ hợp lý.
Cơ cấu tỷ lệ ô tô và mô tô ở Việt Nam 1 ô tô có 57 xe mô tô, so với các nước trong
khu vực, chiến lược phát triển phương tiện của Việt Nam hoàn toàn bị phá vỡ khác xa
với các nước trong khu vực, ở Thái Lan cứ 2 xe máy có 1 ô tô; Ở Ma lai, In đô cứ 7
đến 8 xe máy có 1 xe ô tô. Tỷ lệ phương tiện giao thông công cộng với phương tiện
cá nhân phát triển mất cân đối, nhà nước chưa đủ điều kiện cần thiết để điều phối;
phương tiện giao thông công cộng chưa được đầu tư thỏa đáng, chưa thu hút và đáp
ứng nhu cầu đi lại của người tham gia giao thông
- Các phương tiện giao thông cơ giới của - các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
và của công dân đã hết thời gian lưu hành, đã có qui định cần phải thu hồi nhưng các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể và chưa được tổ chức
triển khai thực hiện hợp lý...
 Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật đảm bảo về trật tự ATGT.
- Chúng ta cũng cần phải khẳng định một điều cụ thể rằng việc các chủ thể cần đảm
bảo an toàn giao thông luôn là một trong số những ưu tiên hàng đầu, trên thực tế
trong giai đoạn hiện nay, ta cũng có thể thấy được rằng, có rất nhiều điều luật trong
các văn bản pháp luật được đưa ra cùng với hệ thống tuyên truyền nhưng mục đích
cuối cùng của văn bản pháp luật đó chính là hướng đến an toàn giao thông, cố gắng
thông qua đó có thể giúp giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất.
Câu 3: Vì sao người tham gia giao thông là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vi phạm
pháp luật đảm bảo trật tự ATGT? Ý nghĩa của việc thực hiện đảm bảo trật tự
ATGT?
- Vì ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông tuy đã có chuyển biến
do tác động mạnh mẽ của các chiến dịch truyền thông và cưỡng chế nhưng còn một
bộ phận người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp luật ATGT,
85,5% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia giao thông gây ra. Những lỗi vi phạm
chủ yếu như vi phạm tốc độ quy định, đi không đúng làn đường, phần đường, chở quá
số người quy định, điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu bia, vượt qua đường
ngang đường sắt sai quy định.
+ Uống rượu bia khi tham gia giao thông: Những người tham gia giao thông sau khi
uống rượu bia là nguyên nhân gây ra TNGT nghiêm trọng nhiều nhất. Thống kê cho
thấy phần lớn các vụ tử vong do TNGT có nguyên nhân từ rượu bia. Những ngày
nghỉ, ngày lễ, tỷ lệ tử vong vì TNGT luôn cao hơn những ngày bình thường.
+ Thiếu hiểu biết về luật giao thông: Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào
tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của
người học là có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn
kỹ năng lái xe.
Bài Bảo vệ môi trường:
Câu 1: Trình bày nêu nội dung về phòng chống vi phạm pháp luật Bảo vệ môi
trường?
- Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu làm rõ những vấn
đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng. Xác định và
làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế các nguyên nhân,
khắc phục các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên nhân, điều kiện của
tội phạm về môi trường, từng bước kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 2: Trình bày biện pháp phòng chống chung vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường?
- Các biện pháp phòng, chống chung:
+ Biện pháp tổ chức - hành chính
+ Biện pháp kinh tế
+ Biện pháp khoa học - công nghệ
+ Biện pháp pháp luật
+ Biện pháp tuyên truyền, giáo dục
 Là giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường.
Bài An ninh mạng
Câu 1: Nêu các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng? Làm rõ hình
thức và thủ đoạn chiếm đoạt mạng xã hội. Để sử dụng mạng xã hội an toàn anh,
chị cần làm gì?
 Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng:
- Spam, tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
- Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội:
+ Hình thức Phishing
+ Dò mật khẩu
+ Sử dụng trojan, keylog
+ Sử dụng chương trình khuyến mãi - trúng thưởng hay mini game + Lỗ hổng bảo
mật facebook
- Chiếm quyền giám sát camera IP.
- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Deep web và dark web.
 Hình thức và thủ đoạn chiếm đoạt MXH
- Hình thức Phishing: Đây là hình thức chiếm đoạt một tài khoản facebook phổ biến
nhất hiện nay và cho đến bây giờ nó vẫn là cách được hacker sử dụng nhiều nhất.
Không riêng gì facebook mà hầu hết các loại website nào mà có account đăng nhập
đều sử dụng được hình thức này
- Dò mật khẩu
- Sử dụng trojan, Keylog
- Sử dụng chương trình khuyến mãi - trúng thưởng hay Mini Game - Lỗ hống bảo
mật facebook
* Kẻ tấn công chiếm đoạt tài sản mạng xã hội nhằm các mục đích sau:
- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
- Hack nick facebook vì những thù hằn của cá nhân.
 Sử dụng mạng xã hội an toàn:
- Để trở thành người sử dụng mạng xã hội an toàn, thông minh, người dùng mạng xã
hội cần thực hiện tốt các khuyến cáo nêu trên; đồng thời, cần sử dụng mật khẩu đủ
mạnh (chữ thường, chữ hoa, số, ký tự đặc biệt….), đổi mật khẩu định kỳ và kích hoạt
xác thực 2 bước để tăng cường khả năng bảo mật cho tài khoản, gây khó khăn cho tin
tặc khi cố gắng chiếm đoạt tài khoản…
Câu 2: Trình bày các hành vi vi phạm trên không gian mạng, liên hệ trách nhiệm
bản thân?
 Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng:
- Spam, tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
+ Spam hay còn gọi là tin rác, là viết tắt tắt của Stupid Pointless Annoying Messages,
từ này có ý nghĩa là những thông điệp vô nghĩa và gây phiền toái cho người nhận,
được gửi đến nhiều người dùng với cùng một nội dung.
+ Tin giả là “những thông tin sai sự thật, thường là tin giật gân, được phát tán dưới vỏ
bọc tin tức”.
- Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội:
+ Hình thức Phishing
+ Dò mật khẩu
+ Sử dụng trojan, keylog
+ Sử dụng chương trình khuyến mãi - trúng thưởng hay mini game + Lỗ hổng bảo
mật facebook
- Chiếm quyền giám sát camera IP.
- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Deep web và dark web.
- Hình thức và thủ đoạn chiếm đoạt MXH
+ Hình thức Phishing: Đây là hình thức chiếm đoạt một tài khoản facebook phổ biến
nhất hiện nay và cho đến bây giờ nó vẫn là cách được hacker sử dụng nhiều nhất.
Không riêng gì facebook mà hầu hết các loại website nào mà có account đăng nhập
đều sử dụng được hình thức này
- Dò mật khẩu
- Sử dụng trojan, Keylog
- Sử dụng chương trình khuyến mãi - trúng thưởng hay Mini Game - Lỗ hống bảo
mật facebook
- Kẻ tấn công chiếm đoạt tài sản mạng xã hội nhằm các mục đích sau:
- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
- Hack nick facebook vì những thù hằn của cá nhân.
- Sử dụng mạng xã hội an toàn:
=> Để trở thành người sử dụng mạng xã hội an toàn, thông minh, người dùng mạng
xã hội cần thực hiện tốt các khuyến cáo nêu trên; đồng thời, cần sử dụng mật khẩu đủ
mạnh (chữ thường, chữ hoa, số, ký tự đặc biệt….), đổi mật khẩu định kỳ và kích hoạt
xác thực 2 bước để tăng cường khả năng bảo mật cho tài khoản, gây khó khăn cho tin
tặc khi cố gắng chiếm đoạt tài khoản…
 Liên hệ bản thân về trách nhiệm về đảm bảo an toàn an ninh mạng
- Mỗi cá nhân cần nghiên cứu, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật An ninh
mạng, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt
động trên không gian mạng.
- Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội. Nghiên cứu kỹ trước
khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc các đường link; cảnh giác với trang
web lạ (web đen), E-mail chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; tuyệt đối
không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi giục của
các đối tượng xấu. Kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm.
- cần biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến
mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng
nhau xây dựng môi trường văn hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo
chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai
trái, thù địch một cách có hiệu quả.
- Phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và Nhân dân nơi cư trú các
quy định của Luật An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực hiện các
hành vi vi phạm liên quan đến an ninh mạng, góp phần xây dựng “không gian mạng
lành mạnh từ cơ sở”.
Câu 3: Làm rõ hành vi spam tin giả trên MXH, thư điện tử ? Để sử dụng MXH an
toàn anh/chị cần làm gì?
- Spam: hay còn gọi là tin rác, là viết tắt tắt của Stupid Pointless Annoying Messages,
từ này có ý nghĩa là những thông điệp vô nghĩa và gây phiền toái cho người nhận,
được gửi đến nhiều người dùng với cùng một nội dung. Thuật ngữ spam lần đầu xuất
hiện vào năm 1978, khi một người đàn ông gửi thư có nội dung y hệt nhau đến 393
người cùng lúc để quảng cáo sản phẩm mới của mình. Ngày nay, spam xuất hiện trên
nhiều phương tiện như spam chat, spam tin tức, spam tin nhắn, spam trong forum,
spam trên những mạng xã hội.
- Tin giả: Theo định nghĩa của từ điển Collins, tin giả là “những thông tin sai sự thật,
thường là tin giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức”. Tin giả được tạo ra bằng
nhiều hình thức tinh vi. Đặc biệt, hiện nay nhiều đối tượng đã sử dụng CNTT làm giả
tiếng, giả hình, giả video để tạo ra tin giả.
- Giả hình: Công nghệ cắt ghép tạo hình ảnh người giả y như thật để tạo ra tin tức giả,
nhiều người nổi tiếng đã là nạn nhân. Và nguy hại hơn nếu họ cắt ghép với hình ảnh
những chính trị gia, người có uy tín cộng đồng để tạo dư luận giả.
- Giả tiếng: Sử dụng công nghệ TTP (công cụ chuyển văn bản thành tiếng nói - text to
speech) để tạo ra các cuộc gọi tự động với giọng robot thu sẵn. Từ nhiều năm trước
đã có những người sử dụng công nghệ này để thay họ đọc thông tin, tin tức do họ
"xào nấu" ra. Hiện nhiều người đang dùng công nghệ này cho các chương trình trên
YouTube. - Giả video: Thực hiện bằng cách cắt ghép hình ảnh người dẫn chương
trình lồng vào dẫn bản tin giả. Clip giả nhưng có người dẫn chương trình sống động
như thật. Loại hình ảnh giả này "buộc" người xem
 Sử dụng MXH an toàn:
- Để trở thành người sử dụng mạng xã hội an toàn, thông minh, người dùng mạng xã
hội cần thực hiện tốt các khuyến cáo nêu trên; đồng thời, cần sử dụng mật khẩu đủ
mạnh (chữ thường, chữ hoa, số, ký tự đặc biệt….), đổi mật khẩu định kỳ và kích hoạt
xác thực 2 bước để tăng cường khả năng bảo mật cho tài khoản, gây khó khăn cho tin
tặc khi cố gắng chiếm đoạt tài khoản…
Bài An ninh phi truyền thống
Câu 1: Trình bày tác động của an ninh phi truyền thống đối với nước ta?
- Một là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với chính trị.
- Hai là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với kinh tế.
- Ba là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với văn hóa – xã hội .
- Bốn là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với quốc phòng - an ninh.
- Năm là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với đối ngoại
Câu 2: Làm rõ tác động của an ninh phi truyền thống đới với chính trị ?
- Tác động đối với chính trị: tác động nguy hại đến sự lãnh đạo của Đảng và điều sự
hành, quản lí của nhà nước. thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ Đảng,
chính quyền, nhân dân.
Câu 3: Trình bày biểu hiện của an ninh phi truyền thống đối với nước ta?
 Phương diện xã hội
- Là tổng thể các vấn đề liên quan đến con người, chế độ chính trị, trật tự an toàn xã
hội như: dịch bệnh, buôn bán người, tội phạm mạng công nghệ cao, gian lận thương
mại, tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền...
 Môi trường tự nhiên
- Bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, biến đổi khí hậu, lụt lội, sạt lở đất, động đất, sóng thần, nước biển dâng...
Câu 3: Nêu tác động của an ninh phi truyền thống đối với nước ta. Tác động nào
là nguy hại đến sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của nhà nước? Vì
sao ?
- Tác động: Đối với Việt Nam, an ninh phi truyền thống tác động ảnh hưởng trên rất
nhiều lĩnh vực, nghiên cứu những tác động đó có thể được khái quát trên một số tác
dụng chủ yếu sau:
- Một là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với chính trị
- Hai là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với kinh tế
- Ba là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với văn hóa – xã hội.
- Bốn là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với quốc phòng - an ninh
- Năm là, tác động của an ninh phi truyền thống đối với đối ngoại.
- Tác động nào nguy hại: tác động của an ninh phi truyền thống đối với chính trị
- Vì sao : Vì an ninh phi truyền thống tác động đến chính trị của đất nước một cách
gián tiếp, thông qua sự tác động của rất nhiều lĩnh vực. Những tác động này có thể
gây ra mất trật tự xã hội làm nhân dân hoang mang mất niềm tin vào chế độ, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Từ đó thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, chính quyền và Nhân dân. Những vấn đề
an ninh truyền thống khi mất kiểm soát, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, những
khủng hoảng trầm trọng có thể sẽ chuyển hóa thành an ninh truyền thống, kết hợp với
các mối đe dọa như chiến lược “diễn biến hòa bình” kích động gây rối, biểu tình, bạo
loạn, làm mất ổn định đất nước, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài nhằm thay đổi chế độ,
thay đổi chính quyền ở Việt Nam.

You might also like