You are on page 1of 11

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHCNHN
Bên cạnh việc chấp hành đúng luật an toàn giao thông, để thể hiện bản
thân là người tham gia giao thông có ý thức cao thể hiện qua cách ứng xử, xử lí
khi gặp tình huống không đáng có trong khi lưu thông trên đường.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, cứu giúp người gặp khó khăn
khi tham gia giao thông. Nhắc nhở người khác khi họ vi phạm luật giao thông,
cảnh báo khi gặp các vật cản, sự cố trên đường sá, báo cáo cho cơ quan chức
năng các vấn đề cần khắc phục để đảm bảo an toàn giao thông.
Chỉ cần mỗi người tham gia giao thông nâng cao ý thức của bản thân mình
sẽ góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc, xảy ra va trạm cãi vã hay đánh lộn
không đáng có khi tham gia giao thông. Qua những hành động nhỏ nhưng thể
hiện bản thân là con người văn minh, lịch sự, có cách hành xử đúng mực, không
lỗ mãn. Đồng thời cũng góp phần thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế với giao
thông ở Việt Nam.

Hình ảnh 4.1.1: Nét đẹp văn hoá giao thông


Tuy nhiên, người tham gia giao thông chưa có ý thức tốt vẫn còn tồn tại
trong xã hội, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Do tâm lý tuổi mới lớn
chưa thực sự trưởng thành, muốn thê hiện bản thân nên bất chấp việc vi phạm
luật giao thông. Khi xảy ra tai nạn giao thông, thay vì giúp đỡ lại đứng nhìn,
quay video livestream thu hút sự chú ý của mọi người trên cả không gian mạng
và thực tế. Đó là một thực trạng đáng buồn và cần chấn chỉnh.
Hình ảnh 4.1.2: những vụ tai nạn giao thông thương tâm
Vì vậy, để tìm hiểu sinh viên trường ĐHCNHN có cách hành xử như thế
nào khi gặp các tình huống tham gia giao thông nhóm nghiên cứu chúng em đã
khảo sát 102 bạn sv trường ĐHCNHN, trong đó có 72 bạn nữ ( chiếm 71,3% );
28 bạn nam ( chiếm 27,7% ) và giớ tính khác chiếm 1%. Các bạn sinh viên đến
từ các cở sở 1,2,3 cùng với nhiều ngành nghề khác nhau đa dạng, phong phú và
ngành chiếm tỉ lệ lớn nhất là ngành kế toán – kiểm toán với 50/102 sinh viên
chiếm 52,6%. Qua đó, chúng em đã có những con số cụ thể để đánh giá về ý
thức tham gia giao thông của sinh viên:
Bảng 4.1: Đánh giá chung về ý thức tham gia giao thông của sinh viên trường
ĐHCNHN
Tiêu chí Tần số Tỉ lệ
Đa số sinh viên chấp hành 29 29%
đúng luật GT
Đa số sinh viên chấp hành 16 16%
chưa đúng luật GT
Vẫn còn nhiều hành vi vi 55 55%
phạm cần khắc phục
Biểu đồ 4.1.1: Đánh giá chung về ý thức tham gia giao thông của sinh viên
trường ĐHCNHN
Nhận xét:
- Từ thông tin được thể hiện trên bảng 1 và biểu đồ 1, có thể nhận thấy ý
thức chấp hành luật an toàn giao thông của sinh viên chưa cao. Theo như
số liệu thu được qua khảo sát, phương án “ vẫn còn nhiều hành vi vi
phạm cần khắc phục ” được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất, chiếm
55%, phương án “ đa số sinh viên chưa chấp hành đúng luật an toàn giao
thông ” chiếm 16%, trong khi phương án “đa số sinh viên chấp hành
đúng luật an toàn giao thông ” chỉ chiếm 29%. Như vậy, đây là một điều
đáng lo lắng và cần phải tìm ra được những biện pháp giúp khắc phục
hành vi vi phạm luật an toàn giao thông. Và đặc biệt cần phải giáo dục ý
thức chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông cho sinh viên nói riêng
và lớp trẻ nói chung.

Biểu đồ 4.1.2: Thực trạng tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHCNHN.
Nhận xét:
- Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy tỉ lệ sinh viên vi phạm luật giao
thông chiếm tương đối cao, ý kiến “thỉng thoảng có thể vi phạm luật giao
thông vì những lý do nhất định” chiếm 49%, ý kiến “không để tâm đến
việc mình có vi phạm hay không” chiếm 5%.Qua khảo sát 100 sinh viên
có 54/100 sinh viên chưa có ý thức chấp hành đúng luật giao thông. Đây
là việc đáng quan tâm bởi nhận thức của sinh viên về luật tham gia giao
thông còn thấp, còn chủ quan, chưa thấy được mức độ nghiêm trọng khi
vi phạm luật giao thông.
- Bên cạnh đó, sinh viên chấp hành tốt luật giao thông chiếm 41% thông
qua ý kiến “không vi phạm luật giao thông”. Mặc dù tỉ lệ không cao
nhưng đáng được biểu dương và cũng không ngừng học hỏi, tiếp thu
thêm kiến thức về luật giao thông.
4.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHCNHN khi tham gia giao thông.
Biểu đồ 4.2.1: biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên
trường ĐHCNHN khi tham gia giao thông.
80 68
60 61 61 63
60 50 52
44 40
40 35 34 33 32
25
20 7 7 8 8 7 7 9
0

Nhận xét:
- Qua biểu đồ trên, với ý kiến “trước khi tham gia giao thông phải đảm
bảo mức độ an toàn của phương tiện” có 60/102 sv chiếm 59% chọn rât
cần thiết và 35 sv chiếm 34,5% chọn cần thiết. Với kết quả này cho thấy
đa số sinh viên đều đồng tình với việc đảm bảo mức độ an toàn của
phương tiện trước khi tham gia giao thông. Điều này cho thấy hầu hết
sinh viên có nhận thức đúng đắn về cơ bản luật an toàn giao thông. Tuy
nhiên, vẫn còn một số sinh viên không đồng ý với ý kiến trên, cụ thể là 7
sv chiếm 6,5%. Tuy là thiểu số nhưng cũng không chúng ta không nên
chủ quan để khắc phục và tránh hậu quả đáng tiếc khi tham gia giao
thông.
- Ý kiến “phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ khi tham gia giao thông” có 61/102
sv 59.8% chọn rất cần thiết và 34 sv chiếm 33,3% chọn cần thiết. Như
vậy đa số các bạn sinh viên đã có nhận thức đúng đắn khi tham gia giao
thông, từ những thứ cơ bản nhất để đảm bảo an toàn cho tính mạng của
mình cũng như mọi người xung quanh. Dĩ nhiên vẫn còn một số ít sinh
viên cho rằng đảm bảo giấy tờ khi tham gia giao thông là không cần thiết
có 7sv chiếm 6.9%. Điều đó là không đúng và cần phải loại bỏ ngay
những suy nghĩ đó.
- Ý kiến “đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng khi tham gia giao thông”
có 68/102 sv chiếm 66,7% chọn rất cần thiết và 25 sv chiếm 24,5% chọn
cần thiết. Qua đó, các bạn sinh viên đã có ý thức tuân thủ luật giao thông,
biết phải chọn loại mũ đảm bảo chất lượng để bảo vệ bản thân cũng như
nhận ra tầm quan trọng của những chiếc mũ bảo hiểm. Bên cạnh đó, vẫn
còn một số bạn sinh viên chọn phương án không cần thiết có 8 sv chiếm
7,8%. Như vậy với ý kiến này chúng ta vẫn không nhận được 100%
phương án hoàn toàn đồng ý. Thật đáng buồn khi vẫn còn tồn tại một số
thành phần không chấp hành nghiêm túc luật giao thông mà trước tiên là
để bảo vệ chính bản thân mình.
- Ý kiến “đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường… theo quy định,
luôn chấp hành đúng luật an toàn giao thông” có 61/102 sv chiếm 59,8%
chọn phương án rất cần thiết và 33 sv chiếm 32,4% chọn cần thiết. Thật
vậy các bạn đã rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông, thể hiện bản thân
mình là người vừa có kiến thức và ý thức tốt khi tham gia giao thông. Với
phương án không cần thiết có 8 sv chiếm 7,8%, dù chỉ là thiểu số nhưng
cần phải phê phán nghiêm khắc với những trường hợp này để họ có ý
thức hơn trong việc chấp hành luật khi tham gia giao thông.
- Ý kiến “đảm bảo đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, tập trung chú
ý quan sát khi lái xe, nêu cao ý thức nhường đường, chuyển hướng đúng
quy định” có 63/102 sv chọn rất cần thiết chiếm 61,8% và 32 sv chiếm
31,4% chọn cần thiết. Nhìn chung, đa số các bạn sinh viên đã ý thức đúng
khi tham gia giao thông, luôn chấp hành luật giao thông. Cần phải giữ
tinh thần tỉnh táo, thoải mái khi lái xe, nắm được các quy tắc nhường
đường, xin đường, chuyển hướng…. theo quy định. Tuy nhiên, có 8 sv
cho rằng ý kiến trên là không cần thiết chiếm 7,8%. Không quá ngạc
nhiên khi vẫn còn những trường hợp coi thường việc chấp hành luật giao
thông, nhưng phải sớm tìm ra cách quán triệt những trường hợp trên.
- Ý kiến “bảo dưỡng định kì các phương tiện cẩn thận” có 44/101 sv
chiếm 43.6% chọn rất cần thiết và 50 sinh viên chọn cần thiết chiếm
49.5%. Mặc dù, ý kiến này phần lớn là phụ thuộc vào ý thức người tham
gia giao thông nhưng cũng không được đánh giá chủ quan bởi nó liên
quan trực tiếp đến bản thân người tham gia giao thông có đảm bảo được
sự an toàn hay không. Dù quan trọng là vậy, nhưng vẫn có người xem
nhẹ việc bảo trì phương tiện giao thông chiếm 6,9%; nếu không may mắn
sẽ gây hậu quả đáng tiếc khi tham gia giao thông.
- Ý kiến “rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông” có 52/101 sinh
viên chiếm 51,5% chọn phương án rất cần thiết và 40 sinh viên chiếm
39,6% chọn phương án cần thiết. Và một phần nhỏ chọn không cần thiết
có 9 sinh viên chiếm 8,9%. Phần lớn sinh viên đã ý thức được việc rèn
luyện nếp sống văn hoá, lịch sự trong khi tham gia giao thông, từ đó có
cách ứng xử đúng mực trong bất cứ tình huống nào.
4.3. Hành vi của sinh viên trường ĐHCNHN khi tham gia giao thông:

4.3.1. Hành vi của sinh viên ĐHCNHN khi thấy người


khác vi phạm luật giao thông
2%

29%
49%

4%
6%
10%

nhắc nhở họ về hành vi của họ


không làm gì cả
quay video và đăng lên các trang mạng xã hội để mọi người cùng biết
trực tiếp báo với công an ở nơi gần nhất
xem xét tình hình hiện tại rồi mới nghĩ bước tiếp theo
mục khác

Nhận xét:
- Qua thông tin từ biểu đồ trên, ta nhận thấy sinh viên đã có những hành vi
tích cực khi bắt gặp trường hợp vi phạm luật giao thông. Phương án
“nhắc nhở họ về hành vi của họ” chiếm tỉ lệ cao nhất ( chiếm 49% ).
Tiếp theo là “xem xét tình hình hiện tai rồi mới nghĩ bước tiếp theo”
chiếm 29%; 10% sinh viên chọn “không làm gì cả”; 6% sinh viên chọn
“quay video và đăng lên mạng xã hội để mọi người cùng biết”; 4% sinh
viên chọn “trực tiếp báo với công an nơi gần nhất” và 2% sinh viên chọn
“ý kiến khác”. Việc nhắc nhở người khác khi vi phạm luật giao thông là
hành vi đúng đắn không chỉ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
mà còn góp phần làm giảm thiểu những tai nạn giao thông không đáng
có. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên quay và tung lên mạng xã hội
những trường hợp vi phạm giao thông bởi có thể có một số cá nhân thích
thể hiện bản thân rồi bắt chiếc dẫn đến việc kéo theo nhiều người vi phạm
hơn. Đồng thời tự ý quay hoặc chụp hình ảnh người khác lên mạng xã hội
khi chưa được sự đồng ý của họ là bản thân chún ta cũng đang vi phạm
pháp luât.

4.3.2.Hành vi của sinh viên ĐHCNHN khi gặp phải va


chạm giao thông
1
4
8

24

64

quan sát tình hình rồi hai bên giải quyết vấn đề với nhau
quay lại xin lỗi, hỏi thăm người va chạm với bạn
quay lại trực tiếp đổ lỗi cho người va chạm với bạn
bỏ đi không thèm quay lại
mục khác

Nhận xét:
- Qua biểu đồ trên ta thấy đa số sinh viên đều lựa chọn “quan sát tình hình
rồi hai bên giải quyết vấn đề với nhau” chiếm 64% và 24% sinh viên
“quay lại xin lỗi, hỏi thăm người va chạm với bạn”. Khi tham gia giao
thông nếu xảy ra va chạm việc xử lí có văn hoa rât quan trọng, nếu bạn
thể hiện bản thân là người có thiện chí muốn xin lỗi, giảng hoà thì chắc
chắn vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng hơn 8% sinh viên
“quay lại trực tiếp đổ lỗi cho người va chạm với mình” và 4% sinh viên
“bỏ đi không thèm quay lại”. Nhìn chung đa số sinh viên đã hành xử có ý
thức, văn hoá khi va chạm giao thông nhưng vẫn cần nâng cao ý thức với
các sinh viên chưa có cách hành xử đúng đắn.
4.4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên chưa có ý thức tốt khi
tham gia giao thông:
Biểu đồ 4.4.1: nguyên nhân chủ quan dẫn việc vi phạm
luật giao thông của sinh sinh

Do muốn thể hiện cá tính

Do thiếu hiểu biết về luật giao thông

Do tình huống cấp thiết về lợi ích cá nhân

Do thói quen

Do thái độ chủ quan không thấy được tính nguy hiểm của
việc vi phạm luật an toàn giao thông

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nhân xét:
- Qua số liệu thu thập được, ta thấy phần lớn nguyên nhân dẫn đến vi phạm
luật giao thông của sinh viên là “do thái độ chủ quan, không thấy được tính
nguy hiểm của việc vi phạm luật an toàn giao thông” chiếm 93,2%. Bên
cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác chẳng hạn “do thói quen” chiếm
55,4%; “do thiếu hiểu biết về luật gia thông” chiếm 64,9%; “do muốn thể
hiện cá tính” chiếm 45,9% và “do tình huống cấp thiết về lợi ích cá nhân”
chiếm 31,1%. Như vậy, đa số sinh viên nhận thấy rằng lỗi vi phạm giao
thông là do chính bản thân mình, không có hoặc rất ít phụ thuộc vào điều
kiện ngoại cảnh. Thái độ chủ quan chiếm đa số đòi hỏi phải có những biện
pháp để giác ngộ đối với hành vi khi tham gia giao thông. Việc thiếu hiểu
biết về luật an toàn giao thông chiếm khá cao là một nút chuông cảnh báo
đối với công tác tuyên truyền, giảng dạy luật giao thông tới sinh viên, đặc
biệt là sinh viên trường ĐHCNHN.
4.5. Hậu quả khi không chấp hành đúng luật giao thông:
Biểu đồ 4.5.1: Hậu quả khi không chấp hành đúng luật
giao thông
5,3% 2,6%

13,2%

78,9%

rất nghiêm trọng nghiêm trọng ít nghiêm trọng không nghiêm trọng

Nhận xét:
- Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy đa phần các bạn sinh viên đều đã nhận
thức được hậu quả để lại của việc không chấp hành đúng luật giao thông là
rất nghiêm trọng chiếm 78,9% và nghiêm trọng chiếm 13,2%. Tuy nhiên,
vẫn còn một số cá nhân chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng khi vi
phạm luật giao thông, trong đó có 5,3% sinh viên lựa chọn ít nghiêm trọng
và thậm chí có 2,6 sịnh viên lựa chọn phương án không nghiêm trong. Thật
đáng buồn khi số ít bạn ấy không nhận thấy quan điểm sai của mình dẫn đến
chủ quan để rồi xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
4.6. Sinh viên tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao
thông:
32,3%

67,7%

chưa bao giờ đã từng

Nhận xét:
- Nhìn vào biểu đồ ta thấy có 67,7% sinh viên tương ứng với sấp sỉ 3/4 số
sinh viên đã từng tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông.
Đây là một con số không quá tệ, tuy nhiên vẫn còn 32,3% sv chưa từng tham
gia môt buổi tuyên truyền nào về luật giao thông. Tuy là thiểu số nhưng việc
thiếu hiểu biết về luật giao thông là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với
những người tham gia giao thông, nhất là đối với sinh viên – thế hệ trẻ của
đất nước.
4.7. Biện pháp góp phần thay đổi hành vi tham gia giao thông theo
hướng tích cực cho sinh viên trường ĐHCNHN nói riêng và xã hội nói
chung:
Biểu đồ 4.7.1: mức độ ưu tiên của các biện pháp nhằm
thay đổi hành vi tham gia giao thông theo hướng tích cực
hơn
mục khác

bản thân sv phải ý thức được hậu quả của hành vi vi phạm
hạ tầng giao thông càn được đầu tư xây dựng hợp lí hơn, phù
hợp với sự phát triển của đô thị
xử lí nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông

bố mẹ, người thân gương mẫu thực hiện để làm gương


các nhà trường tăng cường tuyên truyền giáo dục luật giao
thông cho sinh viên
0 10 20 30 40 50 60 70 80

Column1 Column2 mức độ

Nhận xét:
Theo như biểu đồ trên, biện pháp được các bạn sinh viên đánh giá nhiều nhất là
“nhà trường tăng cường tuyên truyền luật giáo dục cho sinh viên” gồm 71 sinh
viên (chiếm 69,6%) và “bản thân sinh viên phải ý thức được hậu quả của hành
vi vi phạm” có 68 sinh viên ( chiếm 66,7% ). Ngoài ra, các biện pháp còn lại
cũng được đánh giá tương đối tốt, “xử lí nghiêm các hành vi vi phạm luật an
toàn giao thông” chiếm 58,8%; “bố mẹ, người thân gương mẫu thực hiện để
làm gương” chiếm 51%; “hạ tầng giao thông cần được đầu tư xây dựng hợp lí
hơn, phù hợp với sự phát triển của đô thị” chiếm 44,1%. Về cơ bản, các bạn
sinh viên đã tìm ra cho mình những biện pháp để góp phần thay đổi hành vi
tham gia giao thông theo hướng tích cực hơn. Trên thực tế, còn có rất nhiều các
biện pháp khác có thể hay và bổ ích hơn. Vì vậy, bản thân mỗi cá nhân luôn
phải không ngừng tìm hiểu, hỏi học để tiếp thu thêm vốn hiểu biết, đồng thời
tuyên truyền cho mọi người xung quanh để cùng nhau thực hiện và hoàn thiện.

You might also like