You are on page 1of 80

An toàn giao thông

cho nụ cười ngày mai

Dành cho Học sinh Trung học phổ thông

Honda Việt Nam, năm 2023

1
Bản quyền thuộc về Công ty Honda Việt Nam
Mục lục bài học

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5
2
Bài 1

1. Tình hình Tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT

3. Nguyên nhân TNGT do người tham gia giao thông

4. Tình hình TNGT của Học sinh trung học

5. Nguyên nhân TNGT do Học sinh trung học


3
Hàng năm ở Việt Nam có bao
nhiêu người chết vì tai nạn giao
thông?

4
Tình hình giao thông đường bộ

Tình hình giao thông đường bộ rất phức tạp


với 2 vấn đề nghiêm trọng đó là: TNGT và tắc đường
55
Số người chết vì TNGT đường bộ hàng năm

Hơn 30 trường hợp tử vong mỗi ngày,


thiệt hại khoảng 17.000 tỷ đồng mỗi năm 6
Thực trạng ùn tắc giao thông ở một số thành phố lớn

Ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn ngày càng nghiêm trọng 7
Yếu tố nào ảnh hưởng đến TNGT?

8
Các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT

Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT

Nguồn: Cục CSGT Đường bộ, đường sắt

TNGT chủ yếu liên quan tới người điểu khiển phương tiện 9
Nguyên nhân gây TNGT do yếu tố con người

Đi không đúng phần đường làn đường Chuyển hướng không an toàn
Tránh vượt sai quy định Quy trình thao tác xe
Chạy quá tốc độ quy định Sử dụng đồ uống có cồn
Không nhường đường
Không chấp hành biển báo hiệu
đường bộ
Dừng đỗ sai quy định

Không có giấy phép lái xe

Ý thức chủ quan của người lái xe là yếu tố hàng đầu gây ra
TNGT 10
Chúng ta hãy cùng nhìn nhận tình
hình TNGT ở độ tuổi học sinh!

11
Tình hình TNGT ở độ tuổi học sinh
Tỷ lệ TNGT/Tai nạn thương tích đến cấp cứu tại bệnh viện
theo nhóm tuổi năm 2011 – Tổng hợp 49 bệnh viện (trên hơn 1.000 bệnh viên)

(19.795/34.892)

(7.934/17.575)

(97.850/236.761)

(2.661/7.602)

(6.971/33.432)

Trong đó hậu quả tai nạn giao thông được thống kê tại 49 bệnh viện

Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây thương vong chủ yếu
và lớn nhất ở các em học sinh dưới 19 tuổi 12
Nguyên nhân của TNGT liên quan đến học sinh

Nguyên nhân khách quan


Nguyên nhân chủ quan
Do người khác, do phương tiện,
Bản thân học sinh
điều kiện đường sá, yếu tố thời tiết,
môi trường…
Nguyên nhân của TNGT xuất phát từ học sinh

14
Nguyên nhân của TNGT xuất phát từ học sinh

15
Theo bạn thì ý thức tham gia
giao thông của học sinh
chúng ta đã tốt chưa?

Nếu chưa, thì cụ thể ý thức


chưa tốt đó là gì?

16
Ý thức chưa tốt của một bộ phận học sinh

Quá tự tin Thích thể hiện bản thân Dễ bị cảm xúc chi phối

Không quan tâm đến an toàn của những Tư tưởng bất chấp, bất cần
người tham gia giao thông khác

Một bộ phận học sinh có ý thức chưa tốt đã khiến cho tình hình
TNGT ở độ tuổi học sinh trở nên rất nghiêm trọng 17
Nguyên nhân của TNGT xuất phát từ học sinh

18
Các bạn tự đánh giá kiến thức
Luật giao thông của mình
như thế nào?

Nếu kiến thức Luật giao thông


của bạn chưa tốt thì bạn thấy có
cần thiết phải trau dồi kiến thức
đó không?

19
Kiến thức Luật giao thông đường bộ

Nhiều học sinh chưa đọc và tìm hiểu Luật giao thông

Rất hay vi phạm các quy tắc giao thông và gây hậu quả nghiêm trọng
Gây hại Bố mẹ, người thân chịu trách Gây tổn thương
cho chính bản thân nhiệm thay: cho những người tham
Thương tích, nguy hiểm
tính mạng
Chịu trách nhiệm pháp lý: Phạt tiền gia giao thông khác

Tinh thần: Cảm giác tội lỗi Tố tụng dân sự: Kiện tụng, đền bù

Thiếu kiến thức Luật giao thông dẫn đến nhiều vi phạm quy tắc
giao thông & gây hậu quả nghiêm trọng ở lứa tuổi20
học sinh
Nguyên nhân của TNGT xuất phát từ học sinh

21
Các bạn tự đánh giá kỹ năng
đi xe đạp của mình như thế nào?

22
Kỹ năng điều khiển xe
1 Chưa hiểu được những đặc điểm của phương tiện 2
Vi phạm ATGT Vi phạm ATGT Đi xe máy Kỹ thuật Lái xe chưa tốt
khi đi xe đạp khi đi xe đạp máy khi chưa đủ điều kiện

Cho rằng xe đạp là xe thô sơ Chưa nhận thức được Chưa hiểu được
nên các phương tiện khác được xe đạp máy cũng sức mạnh và rủi ro có
phải chủ đông tránh: có tốc độ cao không thể có khi đi xe máy
kém xe máy mà chưa đủ điều kiện

3 Chưa biết cách dự đoán phòng tránh nguy hiểm

….
….

Khuất tầm nhìn Hành động bất ngờ

Kỹ năng điều khiển xe chưa tốt là yếu tố dễ dẫn đến TNGT nghiêm 23
Nguyên nhân của TNGT xuất phát từ học sinh

24
Các bạn đã bao giờ đi xe khi cơ thể

mệt mỏi hoặc bị ốm (bệnh) chưa?

Nếu có, thì khi đó các bạn có thấy

tự tin khi tham gia giao thông không?

25
Tình trạng cơ thể
Hậu quả của việc sử dụng chất có cồn, chất gây nghiện
Tỷ lệ TNGT do uống đồ uống có cồn/tổng số vụ tai nạn Phim: Tham gia giao thông sau khi uống rượu bia
giao thông theo tuổi - Tổng hợp từ 49 bệnh viện (2011)

Tuổi

Ảnh hưởng do cơ thể mệt mỏi, căng thẳng

Tình trạng cơ thể không tốt cũng tác động rất lớn đến việc điều khiển
26
Tổng kết

Để tham gia giao thông an toàn cần phải có đủ 4 yếu tố

27
Vai trò của các bạn học sinh

Tháp dân số Việt Nam


Học sinh chiếm tỷ lệ lớn
trong dân số Việt Nam
Nam Nữ

Các em chính là lực lượng nòng cốt


trong việc xây dựng
xã hội giao thông văn minh, an toàn

Các em cần:
1. Thực hiện tốt quy tắc ATGT
2. Tích cực tuyên truyền

6 4 2 2 4 6
Đơn vị: Triệu người Số liệu: Tổng cục thống kê 2011 để mọi người cùng tham gia
28
Bài tập thực hành

1. Yếu tố nào gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tai nạn giao thông?
a.Con người
b.Môi trường
c.Cơ sở hạ tầng
2. Bài tập tình huống:
Một lần bạn A (16 tuổi) lấy xe máy của mẹ chở B là bạn học cùng lớp để đến trường.
Trên đường đi gặp bạn C đang đi xe đạp, A và B rủ bạn C bám vào xe mình để đi cho
nhanh nhưng C nhất quyết không đồng ý. Thấy vậy, B nói: “Cậu thật là gàn, tội gì mà
đạp xe cho mệt, đường đông thế này các chú công an phát hiện ra cũng không sao
đâu”. Nhưng C vẫn kiên quyết không đu bám xe máy và khuyên 2 bạn A, B không
nên đi xe máy vì chưa đủ tuổi.
a)Em có tán thành hành vi của 2 bạn A và B không? Vì sao?
b)Bạn C phản ứng như vậy có đúng không? Vì sao?

29
Tổng kết bài học

1. Tình hình giao thông hiện nay tại Việt Nam


rất phức tạp với số người chết vì TNGT cao
2. Nguyên nhân gây ra TNGT
chủ yếu do người điều khiển phương tiện
3. Tình hình TNGT trong học sinh trung học
rất nghiêm trọng
4. Để tham gia giao thông an toàn
các em học sinh cần hội tụ đủ 4 yếu tố:
+ Ý thức tham gia giao thông tốt
+ Kiến thức Luật giao thông tốt
+ Kỹ năng điều khiển xe tốt
+ Tình trạng cơ thể tốt

30
Bài 2
Đi xe đạp an toàn

1. Các hành vi không an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp

2. Chuẩn bị đi xe đạp an toàn

3. Cách đi xe đạp an toàn

31
Các hành vi không an toàn phổ biến
ở lứa tuổi học sinh khi tham gia giao thông
bằng xe đạp là gì?

32
Các hành vi không an toàn khi đi xe đạp

Đi dàn hàng ngang Đi sai làn đường Đu bám xe khác Cầm ô

Lạng lách, đánh võng Sử dụng điện thoại Buông cả hai tay Không tuân thủ
hay đi 1 tay tín hiệu đèn
giao thông

Đi xe đạp
vượt dải phân cách
33
Nguy hiểm khi đi xe đạp dàn hàng ngang

(Phim)

Đi xe dàn hàng ngang trên đường sẽ gây cản trở


giao thông và gây ra nguy hiểm cho chính mình34
Nguy hiểm khi đu bám xe khác trên đường

(Phim)

Khi đu bám xe đang lưu thông trên đường, các em sẽ đánh


mất khả năng điều khiển và kiểm soát thăng bằng cho xe,
gây nguy hiểm cho bạn và cho tất cả những người
tham gia giao thông khác 35
Nguy hiểm khi đi xe đạp sai làn đường

(Phim)

Đi xe sai làn đường sẽ gây cản trở giao thông, lấn làn đường dành
cho xe cơ giới và dễ gây tai nạn cho chính mình
36
Làm thế nào
để tham gia giao thông
bằng xe đạp an toàn?

37
Chuẩn bị trước khi đi xe

1. Chọn xe đạp an toàn: 2. Kiểm tra xe trước khi đi


• Chọn xe có kích cỡ vừa tầm vóc
• Mọi bộ phận của xe đều an toàn và hoạt động tốt,
nhất là phanh và lốp

3. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách 4. Ngồi an toàn trên xe đạp

38
Cách đi xe đạp an toàn

1. Đi vào phần đường 2. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông
dành cho xe đạp, xe thô sơ

3. Không được sử dụng ô, dù, 4. Không lạng lách, đu bám xe khác


điện thoại di động,… khi đi xe đạp

39
Cách đi xe đạp an toàn

5. Tuyệt đối không đi xe đạp khi đã uống đồ uống có cồn

6. Khi đi ban đêm phải có đèn báo hiệu


trước, sau hoặc phản quang

7. Người đi xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm

Tham khảo thêm: Luật giao thông đường bộ 40


Đi xe đạp qua đường an toàn
1. Các bước đi qua đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông

1 2 3 4

2. Các bước qua đường an toàn


- Giảm tốc độ
- Quan sát để chắc chắn không có xe nào đang đến gần
- Có tín hiệu báo hướng rẽ
- Qua đường, luôn chú ý quan sát an toàn

3. Các bước đi qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông
- Giảm tốc độ
- Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau)
- Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng
- Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn 41
Bài tập thực hành

1. Các hành vi nào là không an toàn khi đi xe đạp?


a. Đu bám xe khác
b. Dàn hàng ngang
c. Đi sai làn đường
2. Đi xe đạp dàn hàng ngang thì có những nguy hiểm gì?
a. Lấn làn đường, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông khác
b. Dễ va chạm với các phương tiện khác
c. Có thể mải nói chuyện với nhau và không quan sát an toàn xung quanh
e. Không có nguy hiểm gì cả
3. Hãy sắp xếp các bước sau theo thứ tự đúng các bước đi qua đường giao
nhau có tín hiệu đường giao thông?
a. Lên xe đi tiếp vẫn chú ý an toàn
b. Đèn đỏ dừng lại trước vạch dừng
c. Giảm tốc độ khi đến nơi đường giao nhau
42
d. Đèn xanh quan sát an toàn xung quanh
Tổng kết bài học

1. Đi xe đạp không an toàn gây nên nhiều

nguy hiểm cho chính người điều khiển xe

và cho cả những người

tham gia giao thông khác

2. Cách đi xe đạp an toàn:

+ Chuẩn bị tốt trước khi đi xe đạp

+ Khi đi xe đạp tuân thủ nghiêm túc

các quy tắc ATGT

+ Thực hiện các bước qua đường an toàn


43
Bài 3 Hệ thống báo hiệu đường bộ

1. Giới thiệu cơ bản hệ thống báo hiệu đường bộ

2. Trò chơi thực hành nhận diện đặc điểm các nhóm báo hiệu

đường bộ

3. Tổng kết đặc điểm các nhóm báo hiệu đường bộ

44
Theo các em, hệ thống báo hiệu đường bộ
có vai trò gì?

45
Vai trò của hệ thống biển báo hiệu đường bộ

Phân tích tình huống:


Trên đường đi học bằng xe đạp, bạn A phải đi vòng qua 1 đoạn đường dài
khoảng gần 2 km mới tới trường. Trong khi đó nếu đi vào con đường có biển
cấm đi ngược chiều thì bạn ấy rút ngắn được quãng đường và đỡ mất thời gian
hơn nhiều. Một lần, bạn ấy ngủ dậy muộn nên đã sắp đến giờ học mà mới đạp
xe đến đầu đường ngược chiều. Bạn ấy tự nhủ: “Hôm nay muộn quá rồi, mình
đi ngược chiều, chắc không việc gì đâu”. Nhưng khi vừa mới rẽ vào đường
ngược chiều thì đã bị một người đi xe máy ngược chiều đâm vào, làm em bị
ngã và xe đạp bị hỏng.
Câu hỏi:
a)Theo em, vì sao bạn A lại bị xe máy đâm phải?
b)Theo em, vì sao chúng ta phải chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ?

Hệ thống biển báo hiệu đường bộ có vai trò quan trọng trong
46
việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Chúng ta cùng tìm hiểu
các nhóm biển báo hiệu đường bộ thông
qua các nội dung sau đây nhé!

47
Giới thiệu các nhóm biển báo hiệu

Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ

1
Nhóm biển báo cấm 2 Nhóm biển báo 3 Nhóm biển
nguy hiểm hiệu lệnh

5 Nhóm biển phụ


4 Nhóm biển chỉ dẫn
(dùng kết hợp với các nhóm biển khác
để thuyết minh, bổ sung hoặc dùng độc lập)

48
Trò chơi thực hành nhận diện biển báo giao thông

TRÒ CHƠI GHI ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG CỦA TỪNG NHÓM BIỂN BÁO

Nội dung:

• Số đội chơi: 2 đội chơi (5 bạn/đội)

• Cách chơi: Mỗi đội chơi sẽ được phát 2 trang in gồm hình và tên của các biển

của 2 nhóm biển báo hiệu.

Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào những thông tin được cung cấp, ghi ra những đặc

điểm nhận biết và nội dung của mỗi nhóm biển báo hiệu

Đội chiến thắng là đội ghi đúng những nội dung và đặc điểm nhận dạng

của 2 nhóm biển báo hiệu đó.


49
Hai nhóm biển báo hiệu đường bộ của đội 1

1 Một số biển báo cấm 2 Một số biển báo chỉ dẫn

Cấm đi thẳng và rẽ phải Cấm đi xe đạp Hướng đi theo


Đường ưu tiên
vạch kẻ đường

Tốc độ cho phép Hết đường dành


Tốc độ tối đa cho phép Cấm đi ngược chiều chạy trên đường cho xe moto và ôto
cao tốc

Dừng lại Cấm quay đầu xe 50


Hết đường cao tốc Đường cho người đi bộ
Hai nhóm biển báo hiệu đường bộ của đội 2

3 Một số biển báo nguy hiểm 4 Một số biển báo hiệu lệnh

Chỗ ngoặt nguy hiểm Người đi bộ cắt ngang Đường dành cho Hướng phải đi
người đi bộ vòng sang trái

Giao nhau với đường Giao nhau với đường sắt


không ưu tiên không có rào chắn Tốc độ tối thiểu Hướng đi thẳng
phải theo

Nơi giao nhau chạy Tuyến đường cầu


Giao nhau với đường Nơi giao nhau có tín
theo vòng xuyến vượt cắt qua
ưu tiên hiệu đèn 51
Qua trò chơi vừa rồi chúng ta
cùng tổng kết lại đặc điểm
của từng nhóm biển báo nhé!

52
Nhóm biển báo cấm

Một số biển báo cấm • Đặc điểm nhận biết:


+Hình tròn, trừ biển “Dừng lại” có hình 8
cạnh
+ Viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế
Cấm đi thẳng và rẽ phải Cấm đi xe đạp
• Nội dung:
Báo điều cấm hoặc hạn chế
mà người sử dụng phải tuyệt đối tuân
theo

• Cách nhớ tên và ý nghĩa của biển:


Tốc độ tối đa cho phép Cấm đi ngược chiều - Dựa vào đặc điểm nhận biết ở trên
để nhớ loại biển là biển báo cấm
- Dựa vào hình vẽ màu đen để đoán
và nhớ nội dung biển báo. Ví dụ hình
vẽ màu đen là xe đạp thì có thể đoán là
Cấm xe đạp 53
Dừng lại Cấm quay đầu xe
Nhóm biển báo nguy hiểm

Một số biển báo nguy hiểm • Đặc điểm nhận biết:


+ Hình tam giác đều
+ Viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen mô
tả sự việc báo hiệu nhằm cho người sử
dụng đường biết trước tính chất
Chỗ ngoặt nguy hiểm Người đi bộ cắt ngang
các nguy hiểm trên đường
để có biện pháp xử trí, phòng ngừa

Nội dung: Cảnh báo nguy hiểm


Giao nhau với đường Giao nhau với đường sắt
không ưu không có • Cách nhớ tên và ý nghĩa của biển:
tiên rào chắn - Dựa vào đặc điểm nhận biết ở trên
để nhớ loại biển là biển báo nguy
hiểm
- Dựa vào hình vẽ màu đen để đoán
và nhớ nội dung biển báo, ví dụ hình
vẽ màu đen là hình người đi bộ sang
Giao nhau với đường Nơi giao nhau có tín
ưu tiên hiệu đèn ngang thì biển báo là nguy hiểm có người
54
Nhóm biển báo hiệu lệnh

Một số biển báo hiệu lệnh • Đặc điểm nhận biết:


Hình tròn, màu xanh lam, trên nền
có hình vẽ màu trắng đặc trưng
cho hiệu lệnh người sử dụng
đường biết để thi hành
Đường dành cho Hướng phải đi
người đi bộ vòng sang trái

• Nội dung:
Đưa ra hướng dẫn

Tốc độ tối thiểu Hướng đi thẳng • Cách nhớ tên và ý nghĩa của biển:
phải theo
-Dựa vào đặc điểm nhận biết ở trên
để nhớ loại biển là biển báo hiệu
lệnh
- Dựa vào hình vẽ màu trắng để đoán
Nơi giao nhau chạy Tuyến đường cầu và nhớ nội dung biển báo. Ví dụ
theo vòng xuyến vượt cắt qua hình vẽ màu trắng là hình mũi tên thẳng55
Nhóm biển báo chỉ dẫn

Một số biển báo chỉ dẫn • Đặc điểm nhận biết:


Hình chữ nhật hoặc hình vuông,

nền xanh lam

Đường ưu tiên Hướng đi theo • Nội dung: Báo cho người sử dụng đường
vạch kẻ đường
biết những định hướng cần thiết hoặc những
điều có ích khác trong hành trình

• Cách nhớ tên và ý nghĩa của biển:


Tốc độ cho phép - Dựa vào đặc điểm nhận biết ở trên
Hết đường dành
chạy trên đường cho xe moto và ôto để nhớ loại biển là biển báo chỉ dẫn
cao tốc
- Dựa vào hình vẽ bên trong để đoán
và nhớ nội dung biển báo. Ví dụ
hình vẽ bên trong là hình người đi bộ
sang ngang
Hết đường cao tốc Đường cho người đi bộ thì biển là chỉ dẫn đường người đi bộ 56
Bài tập thực hành

1. Biển nào báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên?


a. b. c.

2. Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?

a. b. c.

3. Khi gặp biển nào xe được rẽ trái?

a. b.

57
Tổng kết bài học

1. Hệ thống biển báo hiệu đường bộ có vai

trò rất quan trọng trong việc đảm bảo trật tự

an toàn giao thông.

2. Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ.

3. Các em hãy luôn ghi nhớ nội dung của các

biển báo khi tham gia giao thông trên đường.

58
Bài 4 Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm

1. Nguy hiểm do tầm nhìn bị che khuất

2. Nguy hiểm do hành động bất ngờ

3. Cách dự đoán và phòng tránh nguy hiểm

59
Nguy hiểm do tầm nhìn bị che khuất
Tầm nhìn bị che khuất Tầm nhìn bị che khuất
do các vật tĩnh do các chướng ngại vật chuyển động

(Phim)

Ở những nơi tầm nhìn bị che khuất bởi các chướng ngại vật tĩnh
hoặc đang chuyển động thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bất ngờ,
làm cho người điều khiển phương tiện giao thông không quan sát
được các phương tiện đi từ các hướng khác và không kịp phòng tránh
60
Nguy hiểm do hành động bất ngờ

Hành động bất ngờ 1 Hành động bất ngờ 2

(Phim)

Khi điều khiển xe trên đường, có thể xảy ra nhiều hành động bất ngờ
dẫn đến việc người điều khiển xe không kịp phản ứng, gây ra
những vụ TNGT nghiêm trọng
61
Để đảm bảo an toàn khi tham gia
giao thông, chúng ta luôn phải
chủ động quan sát an toàn, dự báo
và phòng tránh nguy hiểm!

62
Cách phòng tránh nguy hiểm

• Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh (thắng) khi cần thiết

• Luôn quan sát an toàn xung quanh

• Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

• Chủ động nhường đường cho các phương tiện khác

• Luôn dự đoán tình huống xấu nhất để có thể kịp thời phòng

tránh

63
Bài tập thực hành
Bạn nào trong tranh dưới đây ở những vị trí không an toàn?
Nguy hiểm: Bạn đi xe đạp đang ở vị trí mà ô tô không
thể nhìn thấy bạn ấy vì bạn ấy đang ở góc khuất tầm nhìn
Hậu quả: 2 xe có thể va chạm nhau
Cách phòng tránh: Khi đến các góc rẽ khuất tầm nhìn
phải luôn chú ý quan sát, giảm tốc độ để đưa ra phản
ứng kịp thời
Nguy hiểm: Bạn đi xe đạp đang đi cùng chiều với 1 xe tải
lớn tại góc rẽ, chiếc xe đang bắt đầu chuyển hướng
Hậu quả: Bạn nhỏ có thể bị va chạm với xe tải nếu
2 không chú ý quan sát và giảm tốc độ
Cách phòng tránh: Luôn chú ý quan sát an toàn khi đi
đến các góc cua, rẽ và đi gần các xe lớn

Nguy hiểm: Con chó bất ngờ lao ra,


Hậu quả: Các bạn đi xe đạp bị bất ngờ,
dừng đột ngột và va chạm liên hoàn
Cách phòng tránh: Luôn chú ý quan sát
và giữ khoảng cách an toàn giữa các xe 3

1
Tổng kết bài học

1. Khi tham gia giao thông, luôn có các tình

huống nguy hiểm có thể xảy ra ở những nơi

khuất tầm nhìn hoặc do hành động bất ngờ

của người và phương tiện khác

2. Để đảm bảo an toàn, các bạn phải luôn kiểm

soát tốc độ, chú ý quan sát, giữ khoảng cách

an toàn và luôn chủ động nhường đường

cho các phương tiện khác. Đặc biệt là,

chúng ta cần phải luôn dự đoán tình huống

xấu nhất để có thể kịp thời phòng tránh. 65


Bài 5 Chuẩn bị lái xe máy an toàn

1. Thực trạng lái xe máy của các em học sinh

2. Các điều kiện để được lái xe máy

3. Một số hạng mục cần chuẩn bị để lái xe máy an toàn

66
Thực trạng lái xe máy của học sinh

(Phim)

Thực trạng các em học sinh đi xe máy đến trường


rất phổ biến hiện nay 67
Hậu quả của việc lái xe máy của học sinh

Nhiều bạn học sinh khi đi xe máy gây ra TNGT làm mất đi mạng sống
68
của chính mình cũng như những người tham gia giao thông khác
Hậu quả của việc lái xe máy ở lứa tuổi học sinh

(Phim)

Lái xe máy ở lứa tuổi học sinh có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng
69
Việc tham gia giao thông bằng xe máy
khi chưa đủ tuổi ở một bộ phận
các em học sinh đã và đang gây ra
những tai nạn thương tâm và đáng tiếc
cho chính bản thân, gây tổn thương
và thậm chí cướp đi tính mạng của
nhiều người tham gia giao thông khác.

70
Theo quy định của pháp luật thì để được
lái xe máy, mỗi người phải đáp ứng
những điều kiện gì?

71
Điều kiện để được lái xe máy
• Thuận tiện
Tốc độ
xe thô sơ
cho tất cả mọi người
chậm
• Tốc độ cao
=> Rủi ro
Sức mạnh lớn
và khả năng
=> Rủi ro và tiềm
gây tai nạn
ẩn nhiều mối nguy hiểm
thấp
nếu không lái xe an toàn
Quy định đối với người điều khiển xe mô tô
(Điều 58 & 60 – Luật giao thông đường bộ)

Tuổi: Từ đủ 18 tuổi trở lên Có sức khỏe tốt để lái xe Có giấy phép lái xe A1

Các bạn tuyệt đối không được lái xe máy khi chưa đủ 3 điều kiện trên
72
Chúng ta cần trang bị những gì
trước khi lái xe máy?

73
Những điều cần chuẩn bị để lái xe máy

1 Học và trau dồi Luật giao thông 2 Tìm hiểu về các tính năng an toàn
đường bộ cũng như đặc điểm của xe máy

Vận tốc tối đa?


Xe ga hay số?
Phanh thường hay phanh
kết hợp?
Có những tính năng nào
giúp lái xe an toàn? v.v

3 Học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1 (chỉ khi đủ sức khỏe và 18 tuổi)

• Học và tìm hiểu luật giao thông đường bộ


• Học những kỹ năng LXAT cơ bản: Kiểm tra xe,

tư thế lái xe, cua vòng, thăng bằng, phanh khẩn cấp
• Thực hành lái xe an toàn
• Dự thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1
Hãy trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức và kỹ năng
cần thiết trước khi đủ các điều kiện tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy 74
Để tham gia giao thông bằng xe đạp hay xe máy
an toàn chúng ta cần phải đội mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm


như thế nào là đúng
cách và an toàn?

75
Tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm có tác dụng như thế nào?

BẢO VỆ ĐẦU
giảm nguy cơ chấn thương sọ não
khi xảy ra tai nạn

Nguy hiểm của việc không đội mũ bảo hiểm

Chấn thương
sọ não
76
Cách đội mũ bảo hiểm đúng cách
• Lựa chọn mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn chất lượng

Có dán tem tiêu Vỏ mũ nhẵn


chuẩn Việt Nam mịn, lõi xốp
cứng, mịn
không bị lõm
• Các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách

Mở dây quai mũ sang 2 bên, đưa mũ lên đầu và


kiểm tra xem mũ có vừa đầu không bằng cách
xoay đi xoay lại.

Cài quai mũ. Nếu đội mũ mà không cài quai


thì mũ sẽ không có tác dụng bảo vệ vì mũ
có thể văng ra ngoài.

Đưa 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu đưa vừa


2 ngón tay là được. Không nên cài quai mũ
quá chật hoặc quá lỏng.
77
Bài tập thực hành

1. Bài tập tình huống: Một buổi tối, bạn A (17 tuổi) lấy xe mô tô của bố để đi dự

sinh nhật bạn. Trên đường về, A chở B và C trên xe của mình, chạy với tốc độ

cao, lạng lách, đánh võng trên đường. Một tổ cảnh sát giao thông đang đi tuần tra

trên đường thấy vậy đã ra tín hiệu yêu cầu A dừng xe để kiểm tra, nhưng A đã

cho xe tăng tốc độ để chạy trốn.

Hãy nêu các lỗi vi phạm quy tắc an toàn giao thông của em A, B, C

2. Bạn B chỉ 2 tuần nữa là tròn 18 tuổi và bạn ấy đủ tiêu chuẩn sức khỏe, theo em

bạn ấy đã được phép đăng ký và đi học khóa học và thi Lấy giấy phép lái xe A1

chưa? Vì sao?
78
Tổng kết bài học

1. Thực trạng học sinh đi xe máy khi chưa đủ

tuổi gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng.

2. Để có thể lái xe máy các bạn phải đáp ứng

tối thiểu 3 điều kiện: Đủ 18 tuổi,

có sức khỏe tốt và có giấy phép lái xe mô tô

hạng A1

3. Để chuẩn bị lái xe máy, các bạn cần trau dồi

cho mình kiến thức Luật giao

thông, tìm hiểu các

đặc tính của xe máy, tham dự các khóa đào tạo


79
• Hãy nghiêm chỉnh chấp hành
luật giao thông đường bộ và luôn chú ý
an toàn khi tham gia giao thông!
• Chúc các bạn tham gia giao thông
an toàn và là những tuyên truyền
viên xuất sắc về ATGT!

80

You might also like