You are on page 1of 10

CHO ĐI VÀ NHẬN LẠI

Nhiều người nghĩ rằng cho đi là mất mát,


nhận được điều j đó mới là hạnh phúc.sự
thật thì người cho đi mới là người hạnh phúc
nhất: “Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận
nhưng chúng ta sống nhờ những gì cho đi” –
Winston Churchil
1,Cho đi là gì?
-Cho có nghĩa là trao cho người khác một cái gì
đó có thể là vật chất tiền bạc, của cải,…) hoặc
tinh thần (tình cảm, thái độ, …) nhằm thể hiện
sự trân trọng, mến yêu, giao kết hoặc giúp đỡ
họ. Cho đi là một hành động có tính tự chủ, tự
nguyện và chủ động, phụ thuộc rất lớn vào
người cho. Hành động cho đi thể hiện lối sống
nhân đạo, nghĩa tình và ý thức trách nhiệm cao
cả của con người trong mối quan hệ với xã hội.
- Vậy nhận lại là gì?
Nhận có nghĩa là nhận lấy, tiếp nhận, chấp
nhận một sự giúp đỡ của người khác có giá
trị về vật chất (tiền bạc, của cải, hiện vật,
….) hoặc tinh thần (tình cảm, thái độ,…).
Hành động nhận cũng mang tính tự nguyện,
tự giác. Việc nhận một cái gì đó từ người
khác thể hiện sự chấp thuận, trân trọng và
hàm ơn của con người.
2.Biểu hiện
-Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền
bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên
góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó
khăn, hoạn nạn.
Ví du: Một chương trình ý nghĩa sẽ giúp nhân
vật chính trong mỗi tập thực hiện ước mơ của
mình. Đó là ước mơ trở thành kỹ sư của em
Sùng A Dí, ước mơ gặp lại gia đình người thân
trong nhiều năm xa cách, ước mơ được gặp em
trai của bạn Tạ Thành Công... Khi nhắc đến
hoàn cảnh của em Tạ Thành Công có lẽ mỗi
chúng ta đều cảm thấy đau xót. Bố mẹ của Công
bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn, em trai Tạ
Công Minh bị viêm phổi nặng. Chương trình
“Điều ước thứ 7” đã kết nối với những tấm lòng
nhân ái muốn giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng
hai em. Ngoài số tiền quyên góp nhận được, hai
em còn được hỗ trợ chi phí học tập đến năm
mười tám tuổi. Hàng năm các tổ chức vẫn thực
hiện chương trình “Mùa đông ấm”, “Mùa đông
cho em” nhằm quyên góp, ủng hộ thức ăn, quần
áo, giày dép, sách vở cho các em dân tộc vùng
cao bởi hòa cảnh các em ấy còn gặp nhiều khó
khăn, thiếu thốn. Những tấm lòng ấy thật đáng
được trân quý.
-Chúng ta có thể cho đi những cơ hội việc làm
lao động để họ bươn chải và duy trì nguồn lực
đảm bảo cho một cuộc sống ấm êm hơn.
-Chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là
không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn
cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó
khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi
mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn
mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết
lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt
hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp
hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong
được tư lợi.
Ví dụ: 1. Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân
là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay
giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn
cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở
quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của
tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng mình khi họ được no
bụng”. (Theo tuoitre)

2. Một hình ảnh đặc trưng cho sự nhân ái của


người Sài Gòn chính là những bình trà đá miễn
phí đặt ở vỉa hè. Hành động giản đơn nhưng ấm
áp tình người, làm nên hình ảnh một Sài Gòn
nhân hậu, thân thiện, hiếu khách.
3. Khi chưa là tỉ phú, một lần Billgate mua báo
ở một quầy báo gần sân bay mà không có tiền,
người bán báo vui vẻ tặng ông mà không đòi hỏi
gì. Sau này, khi trở thành tỉ phú nước Mỹ, ông
lại đến mua báo nhưng lại không có tiền lẻ,
người bán báo vẫn vui vẻ tặng ông một tờ báo
dù biết ông là tỉ phú. Điều đó làm Bill Gate vô
cùng ngạc nhiên và rút ra một bài học quý giá:
Hãy biết cho đi khi có thể và không đòi hỏi điều
gì. Cho đi là mãi mãi.
Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ,
chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người
xung quanh mình.
“Cho” và “nhận” là hành động xuất phát từ tình
yêu thương giữa con người với con người.
Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ
lợi cá nhân.
Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được
nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một
lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ
ấm áp khiến chúng ta vui lòng.
3, ý nghĩa
Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con
người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau
hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết
cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng
đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn
người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung
quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp
đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,…
4, bài học rút ra
- Ông cha ta từng nói “ sống là cho đâu chỉ
nhận riêng mình” đã khuyên ta rằng cuộc
sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường
nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế,
sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn
học cách cho đi.
-Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có
những lúc như thế. Dù con người sống trong
hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự
an ủi từ ai đó.
Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc
sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm
chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
Bởi... cho đi chính là nhận lại!

You might also like