You are on page 1of 3

Đề 9b (12.

5)
I.Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong một buổi diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison Tổng giám đốc tập đoàn Coca
Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm
khác của con người. Trong bài diễn thuyết có đoạn:
“Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có
bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.
Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như
thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của
bạn sẽ phần nào mất đi ý nghĩa.
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo
tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ
sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế
tắc, mà nó chỉ thực sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
Bạn chớ ngại nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng
buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.
Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết
cách sống dũng cảm
(Theo Quà tặng cuộc sống Sống trọn vẹn từng ngày )
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên
Câu 2: Em hiểu thế nào về câu nói: “Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở
nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa”
Câu 3: Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh chị?

II. Làm văn


Câu 1: Viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến của Brian Dison
trong phần đọc hiểu: “ Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời
mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm”

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:


“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
    (Tây Tiến – Quang Dũng)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
  Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
  Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
(Việt Bắc- Tố Hữu)

MỞ BÀI: Mở vấn đề
THÂN BÀI
Tác giả tác phẩm
–  Quang Dũng là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông là tiếng nói của một
hồn thơ hào hoa lãng mạng, nhất là những vần thơ viết về lính. Các sáng tác tiêu
biểu của Quang Dũng bao gồm: Mây đầu Ô, Mùa hoa gạo, Đôi mắt người Sơn
Tây… Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, trích trong tập “Mây đầu Ô” là một
trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
–  Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt
Nam. Ông là người viết sử bằng thơ vì  mỗi giai đoạn lịch sử đi qua, Tố Hữu
đều lại một tập thơ giá trị: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa…
Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10-1954 khi trung ương Đảng rời chiến khu
Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội.
Cảm nhận hai đoạn thơ
2.1. Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, thơ
mộng trữ tình.
– Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ. Nhiều từ
láy được huy động để diễn tả sự hiểm nguy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
Phép nhân hóa “sung ngửi trời” diễn tả tinh tế độ cao. Phép tương phản đối lập
diễn tả cảnh đèo cao, dốc thẳm, rừng dày “Ngàn thước lên cao, ngàn thước
xuống”.
– Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ
được dệt nên bởi những thanh bằng gợi cảm giác êm ả, tươi mới. Hình ảnh thơ
gợi vẻ đẹp nên thơ.
– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn cân đối hài hòa giữa các thanh bằng trắc; phép
nhân hóa, tương phản, cách sử dụng từ láy tượng hình…
2.2. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
– Thiên nhiên gắn bó hài hòa với con người cùng chung mất mát đau thương,
cùng chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng
cây núi đá ta cùng đánh tây”.
– Con người và thiên nhiên tạo thành một thế trận trùng điệp dồn kẻ thù vào
“lũy sắt dày”, vào “mênh mông bốn mặt sương mù”.
– Thiên nhiên là hậu phương vững chắc và cũng là người bạn chiến đấu của con
người.
– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ
ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.
So sánh
– Giống nhau: đều là những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi
rừng trong thời kỳ chống Pháp. Đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách
mạng.
– Khác nhau:
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến thiên về diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội. Là gian
khổ thiếu thốn mà người lính phải vượt qua. Thiên nhiên trong Việt Bắc thiên
về miêu tả sự gần gũi và đồng lòng với con người.
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến mang hai vẻ đẹp hài hòa: hùng vĩ và lãng mạn.
Thể thơ thất ngôn cũng góp phần làm cho bức tranh thơ thể hiện được những
nét trên. Trong Việt Bắc, thiên nhiên có chiều hướng gắn với hiện thực cuộc
kháng chiến khi ta dựa thế rừng núi để đáp trả lại kẻ thù. Thể thơ lục bát biến
hóa linh hoạt mang lại một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng thật gần gũi.
III. KẾT BÀI: Kêt thúc vấn đề, tổng kết lại vấn đề nghị luận.

You might also like