You are on page 1of 7

RỪNG XÀ NU

- Nguyễn Trung Thành-


I. Tác giả Nguyễn Trung Thành
- Nguyễn Trung Thành là một nhà văn trưởng thành trong quá trình kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hoạt
động chủ yếu và gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên. Đó chính là cơ sở để Nguyễn Trung Thành viết nên
những tác phẩm có giá trị như “đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Rừng xà nu”…
-> Dù không phải người đầu tiên khai mở về thế giới nghệ thuật Tây Nguyên, nhưng những sáng tác của
Nguyễn Trung Thành về Tây Nguyên đã làm nên phần hay nhất, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn
chương của nhà văn.
=> Qua đó ta thấy được những cảm hứng sử thi hòa quyện với chất thơ, chất trữ tình độc đáo về quê
hương, về đất nước, về con người Việt Nam anh hùng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp sáng tác
của nhà văn.
II. Tác phẩm “Rừng xà nu”
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965, khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt
vào bãi biển Chu Lai - Quảng Ngãi. Tác phẩm ban đầu được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng
miền Trung Trung Bộ, sau đó được đăng trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
- Nhân mốc thời điểm lịch sử quan trọng của đất nước, nhà văn đã viết nên một bài “Hịch tướng sĩ” thời
đánh Mĩ để cổ vũ, động viên tinh thần của dân tộc.
- “Rừng xà nu” là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của con người, cũng
như của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhân ra đó là chỉ có dùng bạo lực cách
mạng mới có thể chống lại được bạo lực phản cách mạng.
* Nhan đề “Rừng xà nu: Gợi ra hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên - một loài cây
có sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Tuy nhiên, Nguyenx Trung Thành không chỉ khái quát ở ý nghĩa thực của
nó mà “Rừng xà nu” còn tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến
tranh cách mạng. Điều đó không chỉ được thể hiện thông qua nhân vật T Nú mà đã được kiểm nghiệm từ
thế hệ này sang thế hệ khác, người này ngã xuống thì sẽ có người khác đứng lên anh dũng cằm súng đánh
giặc. Ngoài ra, nhan đề còn có chức năng gợi mở chủ để tư tưởng cho tác phẩm, gợi cảm hứng chủ đạo và
tô điểm cho không gian sử thi của truyện.
* Cảm hứng sử thi của “Rừng xà nu” được biểu hiện rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật độc đáo của tác
phẩm:
+ Đại ý: Cuộc chiến đấu để bảo vệ sự sống của dân làng Xô Man
+ Nhân vật: Người anh hùng Tnú có tính khái quát cao, có cuộc đời và số phận bi tráng.
+ Không gian nghệ thuật: Rừng núi đại ngàn của Tây Nguyên vô cùng hoành tráng, lan rộng với khí thế
ngút trời ào lên như vũ bão trong đêm đồng khởi của người dân làng Xô Man.
+ Giọng kể của cụ Mết trang nghiêm như lời phán truyền khi kể về cuộc đời của Tnú và bài học xương
máu dành cho người dân làng Xô Man.
III. HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU
- Xà nu là một loại cây họ thông, nhựa và gỗ đều có giá trị, mọc rất nhiều ở vùng đồi núi Tây Nguyên.
Bản tính chắc khỏe, dồi dào sức sống của nó đã được nhà văn Nguyễn Trung Thành để ý đến và nâng tầm
thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm. Trong truyện ngắn, rừng xà nu đóng vai trò thể
hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, là một cách khái quát cô đọng, xác đáng nhất về ý chí kiên cường của
dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung.
 Rừng xà nu trước hết là bức tranh thien nhiên đẹp thơ mộng, hùng vĩ bao bọc xung
quanh làng Xô Man.
- Với kết cấu vòng tròn độc đáo (đầu và cuối tác phẩm đều là ngọn đồi xà nu), tác giả đã gợi ra hình ảnh
thiên nhiên bao la, phóng khoáng, gợi cảm giác về những sức mạnh thiên nhiên lớn lao và hoang dại,
nguyên sơ và thuần khiết, cũng đem đến cảm giác về sự trường tồn vô hạn của sự sống “những đồi xà nu
nối tiếp tới chân trời”.
- Hình ảnh cây xà nu được khắc họa bằng những nét vẽ độc đáo, cụ thể, đầy gợi hình với “hình nhọn mũi
tên lao thẳng lên bầu trời” tạo cảm nhận về cảnh rừng cường tráng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra để che
chở cho làng”. Cách miêu tả vừa bi thực, vừa giàu chất thơ như phả vào không gian hương thơm ngào
ngạt “mỡ màng”; rừng xà nu được soi chiếu trong “long lanh nắng hè gay gắt”, dát lên “lóng lánh vô số
hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra” -> Đó là hương thơm, sắc màu của sự sống căn tràn.
=> Qua sự cảm nhận tinh tế từ nhiều nhãn quan độc đáo riêng biệt, xà nu hiện lên từ mảng khối,
đường nét cho đến hình sắc, hương thơm, ánh sáng và hơi nóng nồng nàn. Những câu văn miêu tả
đẹp đẽ và mê đắm, thể hiện tình yêu, niềm tự hào ngây ngất của nhà văn khi được khám phá và chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.
 Cây xà nu là chứng tích cho tội ác tàn khốc của giặc.
- “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc”. Câu văn mở đầu đã khơi gợi cho người đọc một địa thế vô
cùng hiểm nguy, khốc liệt của đời sống người dân Xô Man. Tuy nhiên nhờ sự che chở của cánh rừng xà
nu mà ngôi làng vẫn an toàn, người dân vẫn có thể âm thầm nuôi quân, rèn luyện vũ khí và lập căn cứ
hoạt động cách mạng.
- Cây xà nu hứng chịu nhiều thương tổn do đạn, đại bác của giặc bắn rơi vào: “Cả rừng xà nu hàng vạn
cây không có cây nào không bị thương”. Chi tiết ấy còn được nhà văn cụ thể thông qua một số hình ảnh
tả thực do chính ông quan sát được tại cánh rừng xà nu: “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình.
Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt…bầm lại, đặc quyện thành từng cục máu lớn”; “Có
những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đạn bác chặt đứt làm đôi. ..nhựa còn trong, chất
dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cả cây chết”.
-> Cây xà nu hứng chịu nhiều đau thương mất mát của chiến tranh khốc liệt. Một loài cây vô tri vô giác
nhưng chính nhà văn đã nhân hóa nó, hữu linh nó, khiến cho người đọc khi cảm nhận như cũng nghe thấy
từng tiếng kêu la thảm thiết dữ dội của những thân cây bị thương nặng. Nhựa chảy như “máu”, những chỗ
hở mạch nhựa như “vết loét” ác tính mãi chẳng thể lành. Cây xà nu chịu nhiều nỗi đau thương mất
mát,qua đó ta càng có thể thấm thía sâu sắc tội ác của chiến tranh, nó không chỉ tước đoạt đi nền hòa
bình, độc lập; đe dọa đến mạng sống của con người mà còn tàn phá thiên nhiên và các công trình văn hóa
lịch sử dân tộc.
=> Cây xà nu được miêu tả trong vẻ đẹp và nỗi đau, hiện ra như những sinh thể sống vừa đẹp đẽ quí
giá, vừa bất hạnh, đau thương, cũng vì thế mà càng làm tăng thêm cảm giác đau đớn, xót thương và
căm hận.
 Cây xà nu còn là một loài cây mạnh mẽ, giàu sức sống của núi rừng Tây Nguyên.
- Tuy là một loại cây hứng chịu nhiều di chứng nặng nề của chiến tranh, nhưng điều mà Nguyễn Trung
Thành ấn tượng với loài cây thân gỗ ấy chính là nằm ở sức sống đặc biệt hiếm có của nó. Mà khi kể đến,
chính ông cũng phải thể hiện bằng cả niềm thán phục: “Trong rừng ít có loài cây sinh sôi nảy nở khỏe
như vậy”, “Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế”.
+ Cây xà nu được miêu tả như một sinh thể với bản lĩnh bất diệt, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. “Cạnh
một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng
trên bầu trời”. Đó là sự tiếp nối rất ngoan cường của một loài cây luôn phải chịu nhiều tổn thất nặng nề
cho đạn pháo. Thế hệ này ngã xuống thì sẽ có những thế hệ khác đứng dậy, vươn lên mạnh mẽ hơn, quyết
liệt hơn. Điều ấy tình cờ hoặc chính đang thể hiện sức sống lớn mạnh của dân làng Xô Man, khi thế hệ cụ
Mết, Tnú, hay cả bé Dít đều anh dũng cầm súng và giáo mác để giệt giặc. Khả năng sinh sôi nảy nở theo
cấp số nhân của cây xà nu là một điều kiện rất thuận lợi để đấu chọi với chiến tranh, một đặc điểm sinh
tồn kì diệu mà tạo hóa dành tặng riêng cho nó.
+ Xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời. Nó chối bỏ điều kiện sống thấp bé, chật hẹp để “phóng lên rất
nhanh để tiếp lấy ánh nắng…”. Môi trường tự nhiên đặc biệt với những cánh rừng lá rộng khiến nó phải
vươn lên quyết liệt, phải cao hơn các cây khác để tồn tại. Hay điều ấy còn thể hiện rất đúng cho tinh thần
đấu tranh bất khuất, anh dũng của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Không chỉ có thể mà cây xà nu còn được thiên nhiên ban tặng cho khả năng có thể nhanh hồi phục các
vết thương mà nó đã bị hủy hoại do bom đạn, “chống lành như một cơ thể cường tráng” hay chính nhà
văn cũng đã khẳng định “Đạn đại bác không giết được chúng”.
=> Chính vì khả năng hồi phục và sức mạnh thần kỳ mà qua bao nhiêu cuộc tàn phá quy mô lớn của
giặc, rừng xà nu vẫn vươn lên mạnh mẽ để che chở cho làng Xô Man, trở thành một lực lượng cách
mạng đáng kể cho dân tộc.
 Ngoài những đặc tính và ý nghĩa về sinh học, rừng xà nu còn là một nhân chứng lịch
sử quý báu về quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc ta.
- Nỗi đau của rừng xà nu cũng chính là biểu trưng cho nỗi đau của dân làng Xô Man. Trước Đồng Khởi,
làng Xô Man rơi vào thời kì lịch sử đen tối thấm đẫm mất mát. Bao nhiêu người trong làng đã bị bắt và
giết hại dã man: Anh Xút nuôi quân bị chúng treo cổ chết, đến bà Nhan thì bị chúng chặt đầu treo đầu
súng; Mẹ con Mai bị đánh chết. Cũng như cây xà nu từ cây non đến cây trưởng thành đều bị bom tàn phá,
nỗi đau thương của dân làng Xô Man không trừ một ai, từ người già, thanh niên, phụ nữ cho tới những
đứa trẻ đều là nạn nhân đau đớn của chiến tranh khốc liệt. Và những vết thương trên cây xà nu gợi liên
tưởng nhức nhối đến những vết thương bầm đen trên lưng, trên tay Tnú
- Rừng xà nu đã tồn tại và chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của ngôi làng Xô Man. Cây xà nu
từ gắn bó mật thiết với đời sống dân làng: “Khuôn mặt trẻ em “lem luốc” khói xà nu”, “Ngọn lửa xà nu
cháy giần giật trong ngôi nhà ưng”; cho đến các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa dữ dỗi, hào hùng: “Thế là bắt
đầu rồi, đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người tìm một cây
giáo, một cây mác, một câu dụ, một cây rựa…Đốt lửa lên!…Và lửa cháy khắp rừng”. Xuyên suốt thiên
truyện, nhà văn đã miêu tả hình ảnh cây xà nu gắn bó chặt chẽ với ký ức và mọi biến cố của nhân vật
Tnú. Đó là những lần “đốt khói xà nu xông bảng nứa đen kịt” để làm bảng viết chữ, xà nu đã có mặt với
Tnú ngay trong chặng đường đầu tiên đi làm cách mạng. Khi vượt ngục trở về làng, Tnú gặp Mai bên
cánh rừng xà nu đầu làng, và xà nu đã chứng kiến, chia sẻ một kỉ niệm yêu thương trong cuộc đời anh.
Cho đến khi T nú bị giặc bắt, quấn giẻ tẩm dầu xà nu lên mười đầu ngón tay để đốt khiến cho “mười đầu
ngón tay thành mười ngọn đuốc” - ngọn đuốc xà nu làm bùng cháy nỗi căm hờn với tội ác man rợ của kẻ
thù. Ngọn đuốc xà nu một mặt là sự đau đớn tột cùng về mặt thể xác, nhưng cũng giúp cho T nú ngộ nhận
ra chân lí thời đại: Không thể chiến thắng giặc bằng hai tay không, “chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo”. Đến khi kết thúc tác phẩm, gần trở về đơn vị, một cánh rừng xà nu đại ngàn “tiếp nối chân
trời” hiện lên trong cảm nhận của anh.
- Rừng xà nu gắn bó với hình hài và phẩm chất của người dân làng Xô Man. Nhà văn đã nhiều lần lấy
biểu tượng cây xà nu để so sánh với con người Tây Nguyên: cụ Mết “ngực căng như một cây xà nu lớn”
với Tnú tấm lưng bị giặc chám, “ứa một giọt máu đậm từ sáng tới chiều thì tím thâm lại như nhựa xà nu”.
Xà nu và dân làng Xô Man đã thật sự cộng hưởng, hòa nhập với nhau trong cả sự mạnh mẽ cường tráng
và những bất hạnh, đau thương.
- Không chỉ có vậy, mà cây xà nu với đặc tính ham ánh sáng và khả năng sinh sôi liên tục, mãnh liệt cũng
là biểu trưng cho sức sống bất diệt của người dân làng Xô Man. Họ có một sức mạnh thần kỳ để phục hồi
những thương tồn sau những đau thương mất mát. Qua bao nhiêu lần bị bom đạn công phá, người dân
càng căm thù, ý chí chiến đấu càng sục sôi. Thế hệ này ngã xuống thì thế hệ khác sẽ tiếp tục tiếp nối và
đứng lên. Từ cây xà nu đại thụ như cụ Mết, đến trưởng thành như Tnú và tươi trẻ như bé Heng, tất cả đều
mang trong mình một sứ mệnh cao cả, một tinh thần quyết tâm để bảo vệ tổ quốc, quê hương.
=> Như vậy, cây xà nu là một lực lượng cách mạng đáng kể trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Nó
không chỉ là nhân chứng lịch sử dõi theo những sự kiện trọng đại của nhân dân làng Xô Man, mà
rừng xà nu còn là một tấm khiên vững chắc để bảo vệ, che chở cho họ. Qua ngòi bút đa tài cùng các
phép so sánh, ẩn dụ độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành, cây xà nu đã hóa thân thành phẩm
chất, nếp sống và cốt cách của người dân bao thế hệ làng Xô Man.
 Đánh giá về hình tượng cây xà nu
* Hình thức xây dựng hình tượng
- Bút pháp tả thực kết hợp bút pháp tưởng tượng độc đáo
- Kết cấu vòng tròn: đầu mở của tác phẩm đều gợi nhắc đến những đồi xà nu
- Phối hợp các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh
- Ngôn ngữ ấn tượng, giàu sức gợi.
* Hiệu quả của hình tượng cây xà nu
- Là hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhất
- Sự kết hợp hài hòa các tầng lớp ý nghĩa qua cảm hứng say mê, ngòi bút giàu tính tạo hình và thấm
đượm chất thơ của Nguyễn Trung Thành khiến cho hình tượng cây xà nu có sức hấp dẫn đặc biệt.
- Với hình tượng này, phẩm chất cao quí, sức sống quật cường của đồng bào Tây Nguyên trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ quyết liệt, hào hùng sẽ được khắc sâu bên trong tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc
IV. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
A. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TNÚ
Nhân vật văn học là phương tiện độc đáo để nhà văn gửi gắm những quan niệm sâu sắc về con người.
Nhân vật văn học thay con người đi sâu vào phần đời sống động, dám trả giá với hành động của bản thân
và sống hết mình với những giá trị đẹp đẽ nhất của tâm hồn. Có lẽ vì thế mà trong từng nhân vật của
truyện ngắn “Rừng xà nu” đều là một sự ký thác ấn tượng về lẽ sống, về phẩm chất tốt đẹp của con người,
Tnú cũng không ngoại lệ. Anh là nhân vật trọng tâm của toàn bộ truyện ngắn, là thế hệ xà nu trưởng
thành tràn đầy nhiệt huyết và ý chí chiến đấu mãnh liệt. Tuy hiện lên chủ yếu qua lời kể của cụ Mết,
nhưng cuộc đời của Tnú đã để lại nhiều chiêm nghiêm sâu sắc cũng như xúc cảm lắng đọng cho bao thế
hệ độc giả.Qua nhân vật, nhà văn gửi gắm niềm tự hào cũng như niềm ngưỡng mộ về thế hệ thanh niên
yêu nước lúc bấy giờ.
1. TNú mang những vẻ đẹp đặc trưng của con người Tây Nguyên thời đánh Mĩ
1.1 Tnú là một con người gan góc, dũng cảm, mạnh mẽ và đầy cá tính
- Điều ấy trước hết được thể hiện qua tuổi thơ của anh. Trước Đồng Khởi, nhân dân Tây
Nguyên rơi vào thời kỳ lịch sử đen tối nhất. Những người dân nhận công việc âm thầm nuôi
giấu cách mạng đều bị bọn giặc Mĩ lùng sục và giết hại thương tâm: Anh Xút bị treo cổ trên
cây xà nu, Bà Nhan bị giết, chúng chặt đầu bà, cột tóc treo đầu súng. Tuy vậy nhưng khi đám
trẻ nhận nhiệm vụ ấy, T nú và Mai lại “hăng nhất”, không những không sợ hãi mà vô cùng gan
góc, mạo hiểm nuôi giấu cán bộ. -> Như vậy có thể thấy dù chém dù giết, chúng vẫn không thể
uy hiếp tinh thần người dân làng Xô Man. Đặc biệt là Tnú, dù còn nhỏ nhưng đã dám vượt qua
cái chết của anh Xút, của bà Nhan để cùng Mai thực hiện nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ.
- T nú khi trẻ cũng là một cậu bé ngây thơ, dễ dỗi nhưng lại có một niềm quyết tâm cao độ để
trở thành một người cán bộ tài ba. Học chữ thua Mai, Tnú tức giận “đập bể cái bảng nứa”, “bỏ
ra suối ngồi một mình suốt ngày”. Rồi lại tự cầm đá đập vào đầu mình như một sự tự trừng
phạt bản thân. Đó là hành động không phải đứa trẻ nào cũng làm được, một hành động tự làm
thương chính mình để nhận sai, để thức tỉnh mình, để vực dậy lòng quyết tâm tiếp tục phấn đấu
để học chữ vì chỉ có thế mới “trở thành người cộng sản giỏi”. Một cậu bé nhỏ tuổi nhưng tính
khí lại chững chạc như một người đàn ông, sẵn sàng gạt qua lòng tự ái cá nhân để chấp nhận
cho Mai dạy chữ. -> Qua đó ta còn thấy được sự quyết tâm, không chỉ là để tiếp thu kiến thức,
mà còn là sự nghĩ ngợi đầy hoài vọng về một tương lai sáng lạn T nú trở thành một người cán
bộ cộng sản tài ba.
- Tnú là một cậu bé hay quên, nhưng khi làm liên lạc cho anh Quyết từ xã về huyện, “đầu nó
sáng lạ lùng”. Tnú không bao giờ đi đường mòn, đi đường thẳng mà cứ thích “xé rừng mà đi,
lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang…vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác mạnh…như một con cá
kình”. Đối với anh, chỗ mình dễ đi là chỗ địch cũng dễ đi, chỗ mình đi khó thì ắt địch cũng sẽ
gặp trở ngại, nên Tnú đã không ngại chọn những con đường khó nhất để vượt qua. Tnú “cuốn
lá thư của anh Quyết trong một cái lá dong”, Khi bị giặc tóm, “phục kích chĩa vào tai lạnh
gáy”, Tnú nhanh chóng nuốt luôn lá thư xuống bụng. Bị giặc bắt tra tấn dã man, nhưng Tnú
quyết không khai, chỉ chỉ tay xuống bụng mà nói “Cộng sản ở đây này”.
- Sau nhiều năm bị bắt, anh vượt ngục trở về làng, trở thành chỉ huy đội du kích của làng Xô
Man. Dưới sự dẫn dắt của anh, làng Xô Man ngày thì phát rẫy, đêm thì mài vũ khí, trở thành
một tiểu đoàn to lớn và đầy sức mạnh. Với kẻ thù, anh là “con cọp” đầy nguy hiểm, với dân
làng, T nú chính là tiêu biểu cho tấm gương “tinh thần chiến đấu quật cường”
- Tính cách mạnh mẽ, ngoan cường có lẽ được thể hiện rất rõ qua chi tiết anh xông ra trước
giặc với hai bàn tay không để cứu Mai. Tình thế ấy nhanh và mạnh đến nỗi chính Tnú cũng
không biết mình đang làm gì, “Chỉ biết thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục
tháo chạy vào trong nhà ưng”. Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay, anh không kêu than vì
“Người cộng sản không thèm kêu van”, chỉ thấy ngọn lửa căm hờn đang rực cháy ruột gan và
hai đôi mắt => Đó là chân dung của một con người gan góc, dũng cảm, một người ý thức rất
rõ về trách nhiệm của bản thân với đất nước. Sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, thậm chí hi sinh
để phục vụ cho công cuộc cách mạng.
1.2 Tnú người sớm đã giác ngộ và trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng
- Điều ấy được thể hiện rất rõ qua tuổi thơ “hăng nhất” đi nuôi giấu cán bộ của anh và Mai. T
nú tuy học chữ chậm, hay quên, học thua Mai nhưng vẫn cố gắng, gạt bỏ qua cái tôi tự ái của
bản thân để cho Mai dạy chữ vì “không học chữ làm sao làm cán bộ giỏi”. Khác với A Phủ
trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, phải trải qua một quá trình tìm
đường, giác ngộ thì T nú đến với cách mạng một cách tự nhiên, chóng vánh và tất yếu vì được
sống cạnh cán bộ cách mạng khi còn là một cậu bé. T nú theo anh Quyết học chữ, mong muốn
tiếp bước anh để làm “cán bộ giỏi”: “Sau này, nếu Mĩ-Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay
anh. Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi”. Anh không sợ cái chết, vì “cán bộ là Đảng.
Đảng còn, núi nước này còn”. T nú khắc cốt ghi tâm lời dạy của cụ Mết, để rồi hình thành
trong anh lí tưởng và sự trung thành với Đảng, với cách mạng gắn liền với tình yêu quê hương,
rừng núi, buôn làng.
- Khi bị giặc tra tấn, tẩm dầu xà nu và đốt mười đầu ngón tay, TNú dù đau đớn, “máu đã mặn
chát ở đầu lưỡi” nhưng anh không kêu lên bất kì một tiếng nào “Cháy ! Không T nú sẽ không
kêu! Không”, thậm chí cái đang rực cháy mà anh cảm nhận không phải ở những ngón tay, mà
là ở bụng, ở ruột, trong lồng ngực, là niềm căm phẫn sâu sắc với tội ác của kẻ thù.
- Và cả khi đã trở thành một chiến sỹ giải phóng quân, TNú được về với thời gian ít ỏi, tuy vậy
nhưng khi Dít, em gái Mai, hỏi Tnú về giấy nghỉ phép của cấp trên, Tnú đã nghiêm chỉnh chấp
hành, đưa giấp cho Dít kiểm tra. Nỗi nhớ quê hương luôn khắc khoải. Vì căm thù mà Tnú đi
đánh giặc, vì yêu thương mà Tnú trở về thăm làng. Dù anh chỉ được ở lại 1 đêm nhưng anh vẫn
tuân thủ quy định, ra đi với bao lưu luyến.
=> Tính kỷ luật và sự trung thành tuyệt đối với Đảng đã tiếp thêm sức mạnh cho anh vượt
lên trên cả nỗi đau tột cùng của thể xác, vượt lên trên cả nỗi đau cá nhân để cùng căm phẫn
cho mối thù của dân tộc. Chính lý tưởng của Đảng đã chuyển hóa Tnú từ một người trai
Tây Nguyên trở thành “anh lực lượng” trong cảm phục và ngưỡng mộ của dân làng.
1.3 T Nú là người có tình yêu thương gia đình, dân làng, quê hương đất nước và lòng căm thù giặc
sâu sắc.
- Chứng kiến cảnh tượng mẹ con Mai bị tra tấn, T nú vô cùng đau khổ, cũng vô cùng căm phẫn. Nhà văn
đã liệt kê hàng loạt các chi tiết đặc sắc để cụ thể hóa tâm trạng rối như nút thắt của anh: “Hai bàn tay bíu
chặt lấy gốc cây”, “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”, “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là
hai cục lửa lớn”. Chúng nó bắt mẹ con Mai, chúng nó giáng một “trận mưa cây sắt mỗi lúc mỗi dồn dập”
hòa lẫn cùng với tiếng thét của Mai và “đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt”. Anh chứng kiến gia đình
bị sát hại ngay trước mắt mình.
- Tuy nhiên, T nú không xông ra ngay, anh vẫn nấp sau cây vả dù lòng như lửa đốt. Có lẽ ở anh, ngoài
cương vị là một người chồng, người cha, anh còn là một cán bộ cách mạng. Việc anh không trực tiếp
xông ra cứu mẹ con Mai thể hiện rất rõ nét cho sự thắng thế của lý trí. Tình yêu nước, sứ mệnh cho đất
nước bao giờ cũng được đặt lên trên hàng đầu nhất là đối với một chiến sĩ hoạt động cộng sản. Tuy nhiên,
ngọn lửa trong lồng ngực của anh, trong hai đôi mắt của anh ngày càng rực cháy, tình yêu thương, xót xa
chuyển hóa mạnh mẽ thành niềm căm phẫn tột độ. Tnú đánh mất lý trí, “Chồm dậy”, “gạt tay ông cụ ra”
và “nhảy xổ vào giữa bọn lính”. Tnú không biết bản thân đang làm gì, “Chỉ thấy thằng lính giặc to béo
nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng đạn lách cách quanh anh”. Dường như có
một sự hòa quyện giữa con người cá nhân với con người cộng động; giữa con người đời thường và con
người phi thường ở anh. Nhưng hành động nhảy xổ vào lòng giặc với hai bàn tay không vô cùng liễu lĩnh
ấy lại thể hiện rất rõ nét tình yêu thương gia đình sâu nặng của Tnú, không cứu được gia đình, thậm chí
bản thân còn rơi vào vòng nguy hiểm, nhưng anh đã ở bên vợ con mình trong thời khắc họ cần anh nhất,
anh đem lại cho con niềm an ủi duy nhất và lớn nhất trước lúc chết, đó là cái ôm, sự che chở trong lồng
ngực cường tráng, mạnh mẽ và chan chứa tình yêu thương của một người chồng, người cha. Anh bị
chúng bắt, nhưng có lẽ cũng không đau đớn bằng sự mất mát lớn lao của gia đình mà anh vô cùng yêu
thương: “Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng chết rồi, Tnú cũng sắp chết”. Có cái gì đó như bóp thắt vào tim
của người đọc, để rồi rung lên một nỗi xót xa, đồng cảm với nhân vật. Tnú không phải là một mẫu hình lý
tưởng như tướng sĩ ở văn học cổ, ở anh có sự dũng cảm, gan góc, có sự trung thành tuyệt đối với Đảng,
nhưng chí ích, anh vẫn là một người cha, cũng biết đau đớn, xót xa khi thấy gia đình bị sát hại trước mắt
mình.
- Tuy vậy nhưng theo dòng suy nghĩ khi bị trói, anh cảm thấy mình “rất bình thản”: mình chết rồi thì “Ai
sẽ làm cán bộ? Đến khi có lệnh Đảng cho đánh, ai sẽ làm cán bộ lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc?”.
Có lẽ T nú không chỉ là một người yêu thương gia đình, mà anh còn rất yêu quý buôn làng, quê hương, tổ
quốc. Khi trở về đến làng, Tnú rất xúc động khi nhận ra “tiếng chày dồn dập của làng anh”: nỗi nhớ day
dứt trong anh suốt ba năm với âm thanh tiếng chày bình dị, thân yêu của người Strá, của mẹ, của vợ…T
nú sung sướng khi gặp lại dân làng, khi nhớ mặt, nhớ tên từng người trong làng dù đã ba năm xa cách;
cảm giác ấm áp của một đứa con mồ côi được trở về với gia đình lớn của mình. Dù chỉ một đêm nhưng
với anh, thời khắc ấy thật quý giá.
=> Sức mạnh ươm mầm từ những nỗi mất mát, niềm căm hờn nở rộ giữa màn đêm của sự tuyệt vọng.
Chính tình yêu gia đình, buôn làng, quê hương đã tiếp thêm cho anh một sức mạnh to lớn để tiếp tục trên
chặng đường bảo vệ và gìn giữ độc lập non sông.
2. Đôi bàn tay của Tnú
Khi lành lặn: Đôi bàn - Đôi bàn tay cần mẫn nhặt đá trắng về làm phấn viết bảng học chữ.
tay của sự dũng cảm, - Đôi bàn tay xấu hổ, tự giận mình, gan góc “cầm một hòn đá, tự đập vào đầu
của nghĩa tình, trung mình, chảy máu ròng ròng”.
thực, không biết đến - Đôi bàn tay mưu trí, dũng cảm suốt bao ngày đêm xé rừng, lội suối mang công
bội phản văn liên lạc cho anh Quyết. Đên khi bị bắt, tra tấn, đôi bàn tay ấy tín nghĩa,
dũng cảm chỉ vào bụng: “Cộng sản ở đây này”
- Đôi bàn tay xúc động nắm lấy tay Mai, thay lời thương yêu cho họ nên vợ nên
chồng.
- Đó còn là đôi bàn tay của niềm căm hận sâu sắc trước tội ác của giặc, “bứt đứt
hàng chục trái vả” rồi xông ra giữa lòng địch để đỡ lấy, ôm chặt mẹ con Mai.
Khi bị thương: Đôi - Đôi bàn tay thể hiện giai đoạn đau thương gắn liền với bi kịch của Tnú. Nó rực
bàn tay là chứng tích cháy như những ngọn đuốc nhưng nỗi đau lại lại xuống bụng, xuống ruột và
cho tồi ác của giặc mà lồng ngực.
niềm căn hận sâu sắc - Đôi bàn tay ấy cũng chính là cột mốc giúp cho Tnú ngộ nhận ra chân lí: “nó đã
của Tnú cầm súng, mình phải cầm giáo”.Cũng chính vì thế mà ý chí chiến đấu của làng
Xô Man trở nên quật khởi, “ào ào” lao vào nhà ưng giết chết tiểu đội ác ôn của
thằng Dục, dập tắt bàn tay nhưng chỉ còn có hai đốt.
- Tuy thế nhưng đó cũng là đôi bàn tay anh dũng, dù hai đốt nhưng vẫn cầm
súng được. Đó là đôi bàn tay đã bóp chết tên chỉ huy của đồn giặc.
=> Đôi bàn tay chứa đựng nhiều kỉ niệm, nhiều nỗi đau, nhiều phẩm chất
của nhân vật Tnú, cũng chính nhớ nó mà một chàng trai Tây Nguyên đã
chuyển hóa mạnh mẽ thành một người cán bộ cách mạng tài giỏi.
3. Đánh giá về nhân vật Tnú
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú bằng bút pháp sử thi với cảm hứng anh hùng
ca.
+ Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật (cụ mết). Giọng kể mang đậm tính sử thi
+ Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính quyết liệt, đột ngột, qua đó bộc lộ phẩm chất,
tính cách anh hùng
- Khắc họa nhân vật với các chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Nhân vật trở nên điển hình
trong các hoàn cảnh điển hình.
* Giá trị của nhân vật
- Là nhân vật điển hình cho số phận và vẻ dẹp phẩm chất của dân làng Xô Man nói riêng và
con người Tây Nguyên nói chung.
- Là nhân vật điển hình cho con người đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên
và chân lý của thòi đại: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Số phận của Tnú khi chưa
cầm súng cũng chính là số phận của người dân làng Xô Man khi chưa cầm súng.
- Là nhân vật thể hiện rõ nét khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong các sáng tác về
đề tài chiến tranh cách mạng của NGuyễn Trung Thành nói riêng và văn học 1945-1975 nói
chung.
B. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CỤ MẾT
1. Ngay khi xuất hiện, ấn tượng về một vị già làng mạnh mẽ đã được thể hiện trong hình ảnh
“một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy Tnú như một cái kìm sắt. Những nét vẻ ngoại hình về một
cụ già “quắc thước…mắt vẫn sáng như xếch ngược, vết sẹo ở bên má phải vẫn láng bóng…
ngực căng như một cây xà nu lớn…” -> hình ảnh của một già làng sắc sảo, kiên nghị, vững
chãi, tiềm tàng sức mạnh thể chất và có sức lôi cuốn mạnh mẽ với cộng đồng.
2. Nét miêu tả cụ Mết nào cũng có tính cá biệt so với các nhân vật còn lại: cách nói như ra lệnh,
ngôn ngữ giản dị mà dứt khoát thể hiện sự quyết đoán của những người đứng đầu; việc cụ
không bao giờ khen, khi vừa ý nhất cũng chỉ nói: “Được” là tính cách của một người luôn yêu
cầu cao ở người khác cũng như chính mình, coi trọng mọi người và tự trọng với bản thân. Đặc
biệt người đọc dễ dàng ấn tượng với giọng nói “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực”. Tiếng nói vang
vang khi hô hào dân làng Xô Man nổi dậy, hoặc “trầm” và “nặng” như tiếng vọng của núi rừng,
như lời phán truyền của quá khứ khi kể chuyện về cuộc đời Tnú
3. Tâm hồn và tính cách
3.1: Cụ là người có tình yêu sâu sắc, gắn bó máu thịt với quê hương
- Khi Tnú về, cụ dẫn anh ra máng nước đầu làng giội rửa -> Nhắc nhở người con xa quê dù có đi đến
phương trời nào cũng phải ghi nhớ, trân trọng nguồn cội thiêng liêng của quê hương.
- Cách nói chuyện của cụ với Tnú thể hiện rõ nét sự tự hào và khẳng định bằng cách nói tuyệt đối: “không
có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta…gạo người STrá mình làm ngon nhất vùng này..” -> Với cụ, quê hương
thật đẹp đẽ, lớn lao, thiêng liêng và thân thuộc.
- Cụ luôn tâm niệm với con cháu: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”. -> Lòng trung thành
tuyệt đối với lí tưởng Đảng.
3.2 Tình yêu thương với dân làng
- Khi Tnú về làng, cụ Mết nghênh đón anh bằng tấm lòng của một người cha, cho anh ngủ nhà cụ trong
đêm về làng và động viên anh: “Ngón tay còn có hai đốt cũng bắn súng được” -> Cho Tnú một cảm giác
thật áp ám khi trở về làng.
- Ngồi ăn cơm với Tnú, nhìn hai bàn tay cụt đốt của anh, “ông cụ đặt chén cơm xuống giận dữ” -> Nỗi
đau xót thương của Tnú cùng niềm căm giận kẻ thù tàn bạo không thể nguôi ngoai.
- Khi kể về cái chết của mẹ con Mai, cụ Mết vẫn không giấu khỏi sự xúc động, “vụng về trở tay lau một
giọt nước mắt” như che giấu sự yếu đuối của lòng mình.
- Nhận được gói muối quý giá từ những người đi xa về, cụ luôn chia đều cho mọi người trong làng. Để
dành cho người đau ốm.
3.3 Cụ Mết kiên cường, vững chãi trong một cây xà nu lớn, là chỗ dựa tinh thần cho cả dân làng.
- Cụ là người biết nhìn xa trông rộng, biết lo cho cuộc chiến đấu chung của dân làng. Cụ động viên dân
làng dự trữ lương thực để có thể đủ ăn ba năm bởi: “đánh Mĩ phải đánh dài…”
- Cụ thể hiện rất rõ vai trò của một già làng, tỉnh táo, sáng suốt kiềm chế được nỗi đau đớn và căm hờn
ngay trong giờ phút khốc liệt nhất, tìm ra con đường đúng đắn nhất, lãnh đạo làng nổi dậy tìm vũ khí diệt
kẻ thù.
- Trước cái chết của mẹ con Mai, dù đau đớn song cụ vẫn tỉnh táo không để tình cảm chi phối đến đại
cuộc, cụ nhắc đi nhắc lại: “Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra,
tau quay đi vào rừng…tìm bọn thanh niên, tìm giáo mác”. -> Đầy sáng suốt và trách nhiệm, dẫn dắt dâng
làng chiến thắng dù kẻ thù tàn bạo.
- Cụ là người đã thức tỉnh cho dân làng một chân lí thời đại: “Chúng nó đã cầm súng, mình phảo cầm
giáo!”. Chân lí được đúc kết từ trang sử đổ máu và nước mắt của làng Xô Man.
=> Cụ Mết là một hình tượng nhân vật đẹp, gợi nhớ hình ảnh những già làng, tộc trưởng trong sử thi,
thần thoại, truyền thuyết, trong những bản trường ca rừng già của Tây Nguyên xưa.
V. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung
- Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự
giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết - trưởng bản, đúc kết "Chúng nó đã cầm
súng thì mình phải cầm giáo"
- Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây Nguyên, của
bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén
duyên. Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất
nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.
2. Giá trị nghệ thuật
- Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể
trong một đêm qua lời kể của cụ Mết
- Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn
kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
- Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà
nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên; hình
tượng người anh hùng Tnú
- Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên
HẾT

You might also like