You are on page 1of 3

RỪNG XÀ NU

---------------- Nguyễn Trung Thành

b) Tóm tắt cốt truyện:


Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm lại quê hương. Làng Xô man của anh bây giờ đã trở
thành làng kháng chiến. Tại nhà ưng, Cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Tnú là đứa trẻ mồ côi lớn lên trong
sự đùm bọc của dân làng. Ngày Anh xút, bà Nhan làm liên lạc bị giặc giết, TNú cùng Mai thay họ
nuôi giấu cán bộ trong rừng. Anh cán bộ Quyết thường dạy cho Tnú và Mai cái chữ. Tnu học chữ thì
hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị
giặc bắt. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, gặp Mai tại con nước lớn đầu Làng. Tnú kết duyên cùng
Mai . Rồi anh Quyết hi sinh,Tnú thay anh làm cán bộ lãnh đạo dân làng. Thằng Dục kéo quân về tiêu
diệt lực lượng CM. Bọn chúng bắt mẹ con Mai và đánh đập rất dã man. Chứng kiến cảnh vợ con bị tra
tấn, Tnú xông ra cứu vợ con nhưng không được và bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10
ngón tay Tnú. Cụ Mết và đội du kích diệt kẻ thù cứu TNú. Tnú vượt lên bi kịch gia đình, gia nhập lực
lượng giải phóng. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường trở về đơn vị trong cánh rừng xà
nu nối tiếp chạy đến chân trời…
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình tượng cây xà nu:
Nổỉ bật và xuyên suốt trong truyện ngắn này là hình tượng cây xà nu. Hình tượng ấy được thể hiện
qua nhiều hình ảnh, chi tiết trong suốt tác phẩm. Nó vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa
tượng trưng.
- Là một loại cây họ thông mọc nhiều ở Tây Nguyên, nhựa và gỗ có giá trị. Nó được mọc nhiều ở TN,
biểu tượng cho thiên nhiên TN. Qua ngòi bút nhân hoá, ẩn dụ CXN còn là hình ảnh tượng trưng
cho những số phận và phẩm chất con người TN trong chiến tranh cách mạng.
*ý 1: Rừng xà nu (RXN) lớn lên trong đau thương trong chiến tranh hủy diệt. Hình ảnh ấy cũng
chính là số phận của người dân TN đã chịu biết bao đau thương tủi nhục dưới gót giày xâm
lược của ĐQM.
-RXN là đối tượng hủy diệt của chiến tranh . Ngay mở đầu tác phẩm là hình ảnh “làng nằm
trong tầm đại bác của đồn giặc…. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước
lớn”.  hai hình ảnh đối lập giữa bom đạn kẻ thù và sức sống TN cái sự tàn phá “thành lệ”ấy
không phá vỡ sự kiên cường của làng xô man, của rừng xn.  hình ảnh như một sự thử thách với sự
đau thương mất mác trên mảnh đất TN này.
- Hình ảnh “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây
bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão ngay cái chết, lúc bị huỷ diệt, cây
xn cũng thật đẹp cũng toát nên nét kiên cường của nó.
-“ ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần
bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.”→NTT đã miêu tả chi tiết h/ảnh cxn rất tinh tế
sống động & chân thật cảm nhận tinh tế sự chuyển hoá nhựa xà nu. Đó là sự chuyển hoá từ đau
thương đến căm hờn. Những giọt nhựa xn cũng đã “bầm lại thành từng cục máu lớn”giống như khối
căm hờn đang đè nặng trong tâm hồn con người TN.
- Hình ảnh đau thương của “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” ấy
gợi lên những tang tóc của dân làng Xô man trong những ngày đen tối lúc bấy giờ: anh Xút bị treo
cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng, mẹ con Mai chết dưới trận mưa đòn
của giặc, Tnú bị đốt mười đầu ngón tay…
 Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải
chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết “như những
cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình”, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao
nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn
Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những
thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.
*Ý 2 CXN là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của con người TN:
+ Bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh
liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên
lao thẳng lên bầu trời”.-->Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn
của chiến tranh.
+ Cùng với khả năng sinh sôi …CXN còn có khả năng tự chữa lành vết thương. Nhà văn đặc biệt chú
ý những cây xn trưởng thành. Nó vượt qua khỏi đầu người, đại bác không giết nỗi chúng.
+ CXN biểu tượng cho sức sống mãnh liệt ngay trong cả sự huỷ diệt. Cụ Mết đã từng nói: “ Không có
cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!…”
 Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên
ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình
ra che chở cho dân làng”
- Qua việc ca ngợi sức sống mãnh liệt, bất khuất của cxn, nhà văn đã dựng lên biểu tượng đẹp cho sức
sống kiên cường, kiêu hãnh của nân dân TN trong những ngày đánh Mĩ. Nhìn vào làng Xô man bé
nhỏ ta thấy , Thế hệ trước ngã xuống thì có thế hệ sau đứng lên. Anh Quyết hi sinh thì đã có Tnú lớn
lên thay.Mai ngã xuống thì đã có Dít thay chị, Dít trưởng thành thì có bé Heng… nét đẹp kiên
cường của tinh thần bất khuất và lòng yêu nước đó không có một thế lực nào huỷ diệt nỗi..
+Cho nên đầu và cuối tác phẩm “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không
thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” như một sự tiếp nối bất tận, vươn xa.
Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ
nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó,Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng
cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên.
*ý 3 RXN có đặc tính ham ánh sáng Mặt Trời:  hình ảnh còn tượng trưng cho niềm khao khát tự
do, lòng tin CM con người Tây Nguyên :
- Tác giả viết: “ ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh
nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt
bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.→đặc tính tự nhiên cũng là phẩm chất cao đẹp của Tnú,
cụ Mết, của Dít, của Mai, của Bé Heng…
đại diện cho những người Xô man anh dũng, kiên cường…
+Cụ Mết như cây xà nu cổ thụ "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…"
+Tnú và Dít như cây xà nu đã trưởng thành…vươn tới chân trời mới không cam chịu cuộc đời nô lệ
+Tập thể dân làng như những cây xn “bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận
bão"…rồi tự chữa lành vết thương, vùng dậy kháng chiến ..
- Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin
vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời
+ Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. ánh sáng của niềm tin “Đảng còn
thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã
xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững
ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân
làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.
* Sơ kết:
Bằng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ từ gợi tả, thủ pháp kết cấu vòng…, tất cả đã
diễn tả được sức sống mãnh liệt của cây xà nu, một hình tượng nghệ thuật hoành tráng đậm chất sử
thi, để qua đó nhà văn như chạm khắc vẻ đẹp con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất trước bom
đạn kẻ thù.
- Nội dung:
Miêu tả rừng xà nu và tinh thần cách mạng của nhân dân Tây Nguyên.
- Nghệ thuật: mang đậm chất sử thi`
+ Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên: bức tranh thiên nhiên, ngôn ngữ, tâm lí, hành động nhân
vật
+ Các nhân vật vừa có nét tính cách sống động vừa tiêu biểu cho cả cộng đồng
+ Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu- tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn cho thiên truyện
+ Lời văn giàu tính tạo hình, thay đổi linh hoạt.

You might also like