You are on page 1of 12

MỤC LỤC

Câu 1: Con người Việt Nam qua văn học Việt Nam được thể hiện qua
những mối quan hệ nào? Ở những mối quan hệ ấy, con người được thể hiện
như thế nào?.........................................................................................................1

Câu 2: Theo em, kiến thức của môn Văn học Việt Nam có thể ứng dụng như
thế nào vào chuyên ngành Việt Nam học?.........................................................8
Câu 1: Con người Việt Nam qua văn học Việt Nam được thể hiện qua
những mối quan hệ nào? Ở những mối quan hệ ấy, con người được thể hiện
như thế nào?
Đời sống dân tộc Việt Nam qua trường kì lịch sử là dựng nước và giữ nước.
Ông cha ta phải thường xuyên vật lộn với thiên nhiên ác liệt; chống ngoại xâm liên
tục và chống âm mưu đồng hóa dã man của kẻ thù; tồn tại dưới chế độ phong kiến
phương Đông dai dẳng, với những hạn chế nhất định đã kim hãm sự tiến bộ và phát
triển của xã hội. Chính bởi vậy mà con người Việt Nam luôn yêu nước, thương
người, cần cù, thông minh, sáng tạo, thiết thực, hiền hòa, khiêm tốn mà tự tin, mềm
mại mà cứng rắn, hướng nội hơn là hướng ngoại, kín đáo không khoe khoang. Đây
cũng là đối tượng chính của văn học và văn học trở lại phục vụ đời sống con người
theo cách của nó. Trong văn học, con người Việt Nam thể qua bốn mối quan hệ
thân thiết, gần gũi nhất: con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc;
con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội; con người Việt Nam và ý thức về
bản thân.
Con người Việt Nam được thể hiện trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
Trong văn học dân gian, thiên nhiên là đối tượng nhận thức, cải tạo, chinh phục của
con người. Các nhân vật trong đều được khắc hoạ đi cùng với sông nước, đi cùng
với tự nhiên. Ví dụ truyện Thần trụ trời: giải thích sự hình thành vũ trụ; truyện Sơn
Tinh Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở Đồng bằng Bắc Bộ; Lạc
Long Quân - Âu Cơ: giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam. Thiên nhiên cũng
hiện ra ở vẻ đẹp phong phú của các vùng miền trên đất nước thông qua các giai điệu
ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.;
Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa. Kinh nghiệm đoán thời tiết.; Tháng bảy kiến bò
chỉ lo lại lụt...”con người Việt Nam ta gắn liền với thiên nhiên, xem thiên nhiên gắn
liền và không thể thiếu trong cuộc sống.
Trong văn học trung đại, hình tượng thiên nhiên ấy gắn với lý tưởng đạo đức,
thẩm mĩ. Thời kì này, người Việt Nam bị ảnh hưởng tư tưởng Nho Giáo đến từ

1
phương Bắc, nên sơn thủy hữu tình, hoa rơi hữu ý. Thiên nhiên không tách khỏi con
người như một khách thể trong văn chương, con người cảm thụ thiên nhiên như là
một chủ thể. Con người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của
chính mình. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là một tư liệu
để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một cách không tự giác. Thiên nhiên trở thành
ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng, chứa đựng những cảm giác, cái không
thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi gắm những tư tưởng, tình cảm hay triết
lý của con người. Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như
con người. Thiên nhiên được ví như người bạn hay tri âm tri kỷ tao nhã, sang trọng:
“Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Thiên nhiên cũng có phong
độ cốt cách của “Tùng, cúc, trúc, mai”.
Quét trúc bước qua lòng suối
Thưởng mai về đạp bóng trăng
(Nguyễn Trãi)
Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương,
đất nước, tình yêu cuộc sống, tình yêu đôi lứa. Ở phong trào thơ Mới, thiên nhiên
được miêu tả rất chân thật, đó có thể là bức tranh thôn Vĩ với không gian đẹp, ngập
tràn trong nắng sớm, có hàng cau, có khóm trúc, có cả vườn cây trái “xanh như
ngọc” và còn có người con gái yêu kiều nào đó: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?/
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che
ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử). Hay đâu đó là bắt gặp bức
tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống: “Của ong bướm này đây tuần tháng
mật/Này đây hoa của đồng nội xanh rì/ Này đây lá của cành tơ phơ phất/ Của yến
anh này đây khúc tình si/ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi sáng sớm, thần
vui hằng gõ cửa/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng – Xuân
Diệu). Cảnh vật nông thôn cũng được miêu tả rất đẹp trong thơ của Nguyễn Bính,
Anh Thơ. Giữa những cách tân mạnh mẽ của thơ Mới từ nội dung đến hình thức,
giữa những xô bồ hỗn tạp của văn hóa Đông – Tây, người ta vẫn hướng đến một

2
không gian mang bản sắc của người Việt trong thơ Nguyễn Bính: “Nhà em có một
giàn trầu/ Nhà anh có một hàng cau liên phòng” (Tương tư – Nguyễn Bính). Từ
ngàn xưa đến nay, thiên nhiên luôn gắn với con người một cách thân thuộc nhất. Từ
những miếng ăn, cho đến chống giặc, thiên nhiên luôn gắn bó với con người Việt
Nam. Điều ấy chứng tỏ tình yêu to lớn của con người Việt Nam với thiên nhiên đến
thế nào. Cho dù thời gian có thay đổi, nhưng tình yêu ấy vẫn được chứng minh
trường tồn qua thơ ca dân gian đến hiện đại.
Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc: Văn học thể
hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, sự
căm ghét các thế lực giày xéo quê hương. Văn học dân gian có các tác phẩm: Thánh
Gióng, An Dương Vương, ... truyền thuyết thời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc (còn
gọi là Truyền thuyết anh hùng, Truyền thuyết thần thoại); truyền thuyết thời kỳ
chống xâm lược phương Bắc (còn gọi là truyền thuyết lịch sử) giàu tính hiện thực
hơn vì nó phản ánh được cốt lõi lịch sử. Ví dụ: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng
Hưng, Mai Hắc Đế, Sự tích Hồ Gươm... Các tác phẩm thể hiện được hào khí anh
hùng, lòng tự tôn, tự hào dân tộc một cách sâu sắc.
Văn học trung đại thể hiện ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền
thống văn hiến. Có thể kể đến như Quốc tộ (Vận nước) của sư Đỗ Pháp Thuận, hay
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ; Nam Quốc Sơn hà của Lý Thường Kiệt; Hịch Tướng
Sĩ của Trần Quốc Tuấn; Phò Giá về kinh của Trần Quang Khải; ... Các tác phẩm
đều thể hiện khát vọng hòa bình, ý thức tự cường, mong muốn xây dựng quốc gia
hùng cường, lớn mạnh. Con người Việt Nam ý thức rõ về chủ quyền lãnh thổ của
đất nước. Mang trong mình tinh thần quyết chiến và niềm tin quyết thắng bảo vệ
độc lập, chủ quyền của đẩt nước. Các tác phẩm còn thể hiện ý chí căm thù giặc
ngoại xâm và ca ngợi truyền thống anh hùng, bất khuất, truyền thống dạo lý nhân
nghĩa của dân tộc Việt Nam
Trong văn học hiện đại, tình yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai
cấp và lí tưởng xã hội Xã hội Chủ nghĩa. Với quan niệm thơ văn là vũ khí sắc bén

3
chống kẻ thù, là phương tiện để truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng, cổ vũ
đấu tranh, nên văn chương chỉ để làm cách mạng chứ không có ý định làm cách
mạng văn chương. Tiêu biểu như các tác giả Phan Bội Châu viết "Ba tẩc lưỡi mà
gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê - Một ngòi lông vừa trống
vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói” (Văn tế Phan Châu Trinh); Hồ
Chí Minh viết “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi- Nhật ký trong tù); Sóng Hồng: “Dùng cán bút làm
đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” (Là thi sĩ). Văn học cách
mạng đã theo sát cuộc vận động đấu tranh giải phóng dân tộc và phục vụ trực tiếp
cho cuộc đấu tranh. Con người trong văn học hiện đại theo đường lối dân chủ tư
theo đường lối cách mạng vô sản; thể hiện một nhân sinh quan mới, nhân sinh quan
cộng sản; thể hiện lý tưởng cao cả: độc lập dân tộc, người cày cổ ruộng và đi lên
chủ nghĩa xã hội; thể hiện tình cảm riêng chung hài hòa, thắm thiết.
Chính từ những khó khăn đó mà con người Việt Nam được hình thành chủ
nghĩa yêu nước. Từ trung đại đến hiện đại, ta trải qua rất nhiều cuộc xâm lược của
phong kiến phương Bắc hay thực dân pháp, Mỹ, và văn học chính là trang sử phản
ánh hiện thực nhất lòng yêu nước của cha ông ta. Họ đã rất kiên cường, anh dũng để
bảo vệ độc lập, bảo vệ tự do cho dân tộc. Con người Việt Nam từ xưa đến nay, chủ
nghĩa yêu nước chính là đã ăn sâu vào máu, là truyền thống lâu đời tốt đẹp.
Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội: Văn học phản ánh khao
khát vươn tới xã hội công bằng, tốt đẹp. Trong văn học dân gian, con người Việt
Nam mong muốn cái thiện chiến thắng cái ác, công lý luôn được đặt lên hàng đầu:
Tấm Cám, Cây Khế, Thạch Sanh; ... Các tác phẩm đều thể hiện tinh thần tương thân
tương ái, mong muốn sống hạnh phúc, cái thiện được gặt quả tốt, cái ác phải gặp
quả báo.
Trong văn học trung đại, con người lên tiếng phê phán các thế lực chuyên
quyền, cảm thông với những thân phận bất hạnh, bị áp bức bóc lột: Truyện Kiều -
Nguyễn Du; Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điền; Thơ của Hồ Xuân Hương hay

4
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Văn gia phái; Ai tư vãn của Ngọc Hân công chúa
… Trong các tác phẩm, các tác giả muốn thay đại bộ phận con người Việt Nam tố
cáo chế độ phong kiến thối nát chà đạp quyền sống con người, đặc biệt là người phụ
nữ. Nó nhiệt tình biểu dương những giá trị nhân bản, những sức sống mới trỗi dậy
(tình yêu, hạnh phúc lứa đồi, vẻ đẹp trần thế của con người, ước mơ tự do cồng
lý...). Văn học bày tỏ thái độ oán ghét chiến tranh phi nghĩa do các tập đoàn phong
kiến gây ra và thề hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Văn học
Việt Nam trung đại là tiếng nói bênh vực quyền sống của người phụ nữ bị những lễ
giáo, tập tục phong kiến chà đạp; phê phán lễ giáo phong kiến.
Văn học Việt Nam nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán
và cải tạo xã hội. Những sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Nguyên Bá Học, Phạm Duy
Tốn, Nam Xương... thuộc xu hướng hiện thực đã phản ánh được trong: chừng mực
nhất định hiện thực xã hội thối nát và nỗi khổ của nhân dân lao động, đặc biệt là
nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Văn học hiện thực phê phán đã
phản ánh đời sống bần cùng của tầng lớp dân nghèo thành thị (phu xe, kép hát, gái
điếm) do khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra. Thấp thoáng trong một số tác phẩm,
người đọc thấy bộ mặt tàn ác, lạnh lùng của bọn nhà giàu (chủ xe, chủ rạp hát...).
Nó cũng phê phán sự tha hóa nhân cách con người trước thế lực của đồng tiền. Các
tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan như truyện ngắn và tiểu thuyết Bước
đường cùng có giá trị; Vũ Trọng Phụng viết phóng sự Cơm thầy cơm cô và riêng
năm 1936 cho ra đời 3 tiểu thuyết: Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, trong đó Số đỏ là “cuồn
sách ghê gớm làm vinh dự cho văn học nước nhà” (Nguyễn Khải); Tú Mỡ tiếp tục
Dòng nước ngược với thể tài thơ trào phúng; Tam Lang tiếp tục thể tài phóng sự.
Ngô Tất Tố viết hàng trăm tiểu phẩm đánh trực diện vào bọn thực dân và phong
kiến tay sai đồng thời cho ra mắt tiểu thuyết Tắt đèn, một tác phẩm sâu sắc nhất về
nông thôn và nông dân Việt Nam trước cách mạng; Nguyên Hồng cho ra mắt tập
truyện ngắn Bảy Hựu, tiểu thuyết Bỉ vỏ và cuốn tự truyện Những ngày thơ ấu được
dư luận đánh giá cao; Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh viết nhiều truyện ngắn

5
trữ tình giàu chất hiện thực; Lan Khai viết Lầm than; Vi Huyền Đắc cho ra mắt vở
kịch Kim tiền; Trọng Lang viết phóng sự, Đồ Phồn bổ sung cho thơ trào phúng của
Tú Mỡ bằng những vần thơ. Văn học hiện thực phê phán đã phản ánh mâu thuẫn cơ
bản của xã hội giữa nông dân với địa chủ bằng những hình tượng văn học sinh
động, thể hiện tinh thần nhân đạo và dân chủ sâu sắc.
Con người Việt Nam đối với xã hội qua văn học hình thành chủ nghĩa hiện
thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Chúng ta phê phán những hiện thực xã
hội khốc liệt, những thứ quy tắc vô lý, ủng hộ chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần tương
thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người.
Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Trong những hoàn cảnh lịch
sử - xã hội khác nhau, con người trong văn học có cách xử lí mối quan hệ giữa ý
thức cá nhân và ý thức cộng đồng khác nhau. Ở văn học dân gian, con người quan
tâm, đùm bọc lẫn nhau, ý thức cá nhân hòa chung với ý thức cộng đồng: “Thương
người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, ... Trong khi văn học trung
đại lại có tính phi ngã. Các tác phẩm thể hiện như: Tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có
sự quy định sẵn theo công thức; nhân vật, cốt truyện, luật phối thanh bằng trắc của
thơ phú cũng có quy định chặt chẽ; hình ảnh, những ngôn từ ước lệ phi ngã. Nói
văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩa trong tác phẩm văn chương không
có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởi lao động nghệ thuật là một họat động
sáng tạo; văn học chân chính không chấp nhận công thức, phi ngã. Trong văn học
thời trung đại của dân tộc ta, các cây bút lớn đều khẳng định tư tưởng, cá tính và tài
nghệ độc đáo của họ như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà,…Sự coi nhẹ biểu hiện cá tính con
người là sản phẩm tất yếu của xã hội phong kiến. Hệ quả đáng tiếc làm nhân vật của
văn học trung đại chưa được sống như một cá thể sinh động, vậy nên thiếu đi tính
hấp dẫn; giá trị nhân bản của các sáng tác văn học trung đại ít nhiều bị hạn chế.
Nhưng cũng đáng mừng, đáng trân trọng khi nhiều nhà thơ, nhà văn đã dám phá
cách để vượt lên khỏi khuôn khổ chật hẹp mà tính phi ngã đưa đến.

6
Trong văn học hiện đại, thơ mới đề cao cái “tôi” cá nhân một cách rõ rệt.
“Cái tôi” trong Thơ mới có cái tinh tươm, tinh tường của nó và cái lớn muốn hòa
vào đại dương, muốn đẩy xa không ngừng cả lớp sóng của cả trường giang. “Cái
tôi” khi vừa mới phát hiện ra, nó đã đem lại cho ta nhiều giá trị mới. Nó thể hiện sự
cách tân của thơ vì cuộc đời và lẽ sống. “Cái tôi” trong Thơ mới xuất hiện gắn liền
với từng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, đó vừa là sản phẩm, vừa là
chủ thể của nền văn hoá mới. Các nhà Thơ mới đều có ý thức khẳng định mình như
một thực thể duy nhất không lặp lại. Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ
phong kiến chủ yếu là một nền văn học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản
ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… Đến
phong trào Thơ mới, “cái tôi” ra đời đòi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí
lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định
trước đó. Ý thức về “cái tôi” đã đem đến một sự đa dạng phong phú trong cách biểu
hiện. “Cái tôi” với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của
thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người cá tính, con người bản
năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hoàng bước ra
“trình làng” (chữ dùng của Phan Khôi). Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các
nhà Thơ mới” (Hoài Thanh) lên tiếng trước.
Văn học kháng chiến chống Pháp đề cao ý thức công dân của con người.
Ngay từ những năm kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu đã ghi vào nhật kí:
“Hôm nay chúng ta chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc, nhưng sẽ đến một
ngày chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người… Chính cuộc
đấu tranh ấy mới là lâu dài”. Dự cảm sáng suốt của ông đã được minh chứng khi
văn học có một sự chuyển mình mạnh mẽ từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hòa
bình sau năm 1975. Các nhà văn dành tất cả tâm lực của mình cho một cuộc đổi
mới toàn diện văn chương. Đổi mới quan niệm về nhà văn, đổi mới cách viết, đổi
mới đề tài… và đặc biệt nhất là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người với nội
dung dân chủ và nhân bản sâu sắc. Văn học sau 1975 thể hiện con người bản thể.

7
Từ năm 1945 đến năm 1975, phát triển trong điều kiện chiến tranh, văn học nhìn
con người bằng cái nhìn lý tưởng, “lấy lịch sử làm điểm quy chiếu con người”. Cho
nên con người xuất hiện trong giai đoạn văn học này chủ yếu là con người cộng
đồng, con người giai cấp, con người dân tộc. Những con người đơn giản, dễ hiểu
được xây dựng theo những công thức nhất định. Nhưng từ sau năm 1975, yêu cầu
đổi mới văn học đòi hỏi nhà văn phải nhìn con người trong những mối quan hệ đời
thường đa đoan và phức tạp, khám phá con người ở khía cạnh đời tư bằng cặp mắt
nhiều chiều và bằng cách viết đa thanh. Những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
về con người trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay được biểu hiện qua một
số nét lớn như sau: Thơ ca từ sau 1975 là mảng văn học đầu tiên cất lên tiếng nói
khẳng định con người cá nhân. Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác
biệt so với cuộc sống thời chiến tranh. Đạo lí làm người mà văn học xây dựng nhân
ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, dám hy sinh vì chính nghĩa, đấu tranh chống chủ
nghĩa khắc kỉ của các tôn giáo và đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng
không cực đoan.
Văn học thể hiện con người, là bộ mặt của con người, là những tâm tư, tình
cảm khó nói của con người. Văn học là tiếng nói chứa hơi thở của thời đại. Là nét
bút nghìn năm lưu giữ của những thế hệ cha anh từ xưa đến nay. Con người Việt
Nam từ xưa đến nay, dù có bao nhiêu khó khăn gian khổ, đều luôn yêu nước,
thương người, cần cù, thông minh, sáng tạo, thiết thực, hiền hòa, khiêm tốn mà tự
tin, mềm mại mà cứng rắn, hướng nội hơn là hướng ngoại, kín đáo không khoe
khoang. Chỉ qua những mối quan hệ trong văn học, giúp ta hiểu hơn về dòng máu
cha anh, tiếp thêm niềm tự hào dân tộc, yêu nước.

Câu 2: Theo em, kiến thức của môn Văn học Việt Nam có thể ứng dụng
như thế nào vào chuyên ngành Việt Nam học?
Hầu hết khi nói về ngành Việt Nam học, mọi người đều đặt câu hỏi rằng:
“Học Việt Nam học là học về cái gì? Sau này ra sẽ làm về cái gì?”. Học Việt Nam
học đương nhiên là để hiểu hơn về Việt Nam, về con người cũng như về đất nước
8
ngàn năm văn hiến này. Cô Hoa đã từng nói: “Văn học gắn liền với văn hóa, đấy
chính là bằng chứng thép, là sách sử mà con người có thể lưu từ đời này sang đời
sau một cách tự nhiên nhất.” – Đấy là điều mà em đã học được trong giảng đường
Đại học. Khi bước chân vào Việt Nam học, điều đầu tiên tôi có thể nghĩ đến sau khi
ra trường là, mình sẽ làm biên kịch, biên tập viên hoặc đạo diễn. Chắc chắn rồi,
ngành học cho bạn hiểu về Việt Nam hơn, cho bạn biết thêm về Việt Nam ta đẹp đẽ
và phong phú đến chừng nào, con người Việt Nam kiên cường, bất khuất đến chừng
nào thì tại sao mình không thể áp dụng nó vào phim ảnh, đưa điều ấy trở nên sinh
động hơn và đa dạng hơn. Mà trong đó, văn học Việt Nam đặc biệt quan trọng.
Không như lịch sử luôn có những con số và chỉ mô tả một cách ngắn gọn súc
tích, văn học Việt Nam đi sâu vào câu chuyện một cách chân thực. Nếu không có
văn học, ai có thể hiểu được rằng cách đây 4000 năm trước, dân ta đã biết đắp đê
(Sơn Tinh Thủy Tinh), làm bánh chưng, bánh dày (Lang Liêu). Làm sao ta có thể
biết được thế nào là: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; rồi là “Trông trời,
trông đất, trông mây/ trông mưa trông gió trông ngày trông đêm”. Nếu không có
văn học, ta đâu thể biết từ thời khai sơn lập địa, ông cha ta đã khôn khéo và chèo lái
đất nước mình như thế nào qua bao nhiêu khó khăn từ thiên nhiên đến các cuộc xâm
lược. Văn học còn cho ta biết rằng: Đất nước ta hào hùng cường tráng, đất có thể
nhỏ nhưng dũng khí phải lớn trước quân xâm lược phương Bắc (Nam quốc sơn hà;
Hịch tướng sĩ, ...). Nếu không có văn học, bạn cũng đâu thể hiểu được sâu sắc về
chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ, cũng đâu thể hiểu được nỗi khổ mà người
phong kiến phải ép mình trải qua do cương thường đạo lí của xã hội thời ấy (Chinh
phụ ngâm khúc; Truyện Kiều). Nếu không có văn học, ta cũng đâu thể hiểu nước ta
đã khó khăn như thế nào khi Pháp, Mỹ xâm lược. Nó khiến chúng ta phải khổ trong
nạn đói 1945 như nào, lòng căm phẫn của dân với bọn xâm lược như nào (Bản án
chế độ thực dân pháp); ....
Nếu như ví Việt Nam học là một con người, tôi sẽ ví Văn học Việt Nam như
cột sống, nhờ cột sống mà phần da, phần thịt sẽ có chỗ bám để hình thành nên cơ

9
thể đẹp đẽ. Văn học Việt Nam sẽ khiến ta ngược trở lại từ quá khứ đến hiện tại một
cách chân thực nhất, để rồi có thể cảm nhận rõ ràng, các hương vị cay đắng mặn
ngọt và sự thay đổi của thời đại. Nhờ đó mà ta có thể tiếp thu và phát huy được
truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Để nói về lợi ích của môn Văn học Việt Nam đối với ngành Việt Nam học,
thì điều ấy là vô kể.
Đối với ngành truyền thông báo chí: Văn học Việt Nam có thể được ứng
dụng vào việc sáng tạo nội dung hay viết bài. Bây giờ cả thế giới đang trên quá
trình phát triển, Việt Nam lại đang trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, vì vậy việc hiện tượng hòa tan văn hóa là vô cùng dễ dàng, đặc biệt là
việc giao thoa các nền văn hóa của Hàn, Trung và Âu như hiện nay. Để có thể giữ
gìn và phát huy các truyền thống của dân tộc, văn học cung cấp kiến thức rộng rãi
để làm tài liệu sản xuất các chương trình, sản xuất các nội dung về thời ông cha hào
hùng, giúp người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, có thể ghi nhớ và giữ gìn được hình
ảnh dân tộc. Từ đó mà nâng cao lòng yêu nước và đưa vị thế Việt Nam sánh ngang
với các cường quốc trên thế giới.
Đối với ngành du lịch: Văn học Việt Nam cung cấp thêm kiến thức phong
phú cuộc dẫn đoàn du lịch hay phát triển mảng du lịch trở nên hấp dẫn hơn. Nếu
trong khi giới thiệu Việt Nam cho khách du lịch và bạn có thể kể được một câu
chuyện, hoặc có thể đọc được những câu thơ của ông cha thì điều đó thật là ấn
tượng. Hiện tại, Việt Nam cũng đang phát triển dạng du lịch Văn học. Tức là đi
khám phá, du lịch đến những nơi được đề cập đến trong tác phẩm văn học. Như đi
du lịch đến làng Vũ Đại (Chí Phèo), ... Áp dụng Văn học vào du lịch, người tham
quan, khám phá không chỉ được du lịch về phần không gian, mà họ còn có thể du
lịch về phần thời gian. Họ có thể cảm nhận sâu sắc nỗi khổ của dân ta nơi quá khứ
và tăng thêm lòng biết ơn ở hiện tại. Văn học áp dụng vào du lịch tăng thêm nhiều
trải nghiệm thú vị hơn đối với khách du lịch.

10
Đối với ngành Hợp tác và giao lưu quốc tế: Văn học sẽ là nền tảng kiến thức
kiên cố giúp bản thân hiểu sâu sắc về sự hy sinh của cha ông trong công cuộc bảo
vệ độc lập, từ đó mà nâng cao được sự tự tôn dân tộc. Văn học Việt Nam cũng là
một bằng chứng thép trong các cuộc đối thoại để ta có thể vững tin hơn về đất nước
của mình, về con người của mình, về dân tộc, về bản sắc của mình. Độc lập, tự do
của dân tộc Việt đã được chứng minh qua văn học, được chứng minh bằng các tác
phẩm. Văn học chính là nền tảng vững chắc để Việt Nam có thể vững vàng sánh
bước trên trường quốc tế.
Nếu học Việt Nam học mà không có Văn học Việt Nam thì đấy chính là một
thiếu sót cực kỳ lớn. Điều đấy như việc chúng ta thiếu cột sống vậy, ta sẽ không thể
đứng thẳng và phát triển cơ thịt để trở nên đẹp hơn được. Văn học Việt Nam thật sự
có rất nhiều cách để len lỏi vào cuộc sống cũng như các chuyên ngành khác, không
chỉ riêng Việt Nam học. Quan trọng là sau khi học xong, chúng ta có sáng tạo, áp
dụng những điều đã học vào cuộc sống, chuyên ngành của chúng ta không? Văn
học là một kho tàng vô tận khai thác không bao giờ hết. Để khai thác được văn học,
thật sự cần phải trân trọng và tìm hiểu một cách hết mình. “Văn học thực chất là
cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi
xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.” – Tố Hữu.

11

You might also like