You are on page 1of 16

GIỚI THIỆU ĐÁNH GIÁ

NHÂN VẬT DÌ MÂY


TRONG TÁC PHẨM “Người
Ở Bến Sông Châu”
TÁC GIẢ SƯƠNG NGUYỆT MINH
I MỞ BÀI

BỐ CỤC II THÂN BÀI

III KẾT BÀI


I MỞ BÀI
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Tác giả
Sương Nguyệt Minh sinh năm
1958 tại Ninh Bình. Đến với nghiệp
văn chương khá muộn màng.
Năm 1992, lần đầu tiên có truyện
ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ
Quân đội. Trước đó, nhà văn từng
làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn
thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề
khoan giếng, cho đến cắt dán
phong bì.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Tác phẩm
Sáng tác vào tháng 6/1997 xuất
bản tại NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời
của một người phụ nữ đẹp nhưng
lại có số phận đau thương, vây
hãm cả đời . Dì đại diện cho một
thế hệ thanh niên đã dâng hiến
quãng đời thanh xuân tươi đẹp
nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của
dì là những ngày tháng lăn lộn trên
khắp các nẻo đường Trường Sơn.
II THÂN BÀI
Bối cảnh lịch sử - xã hội
- Truyện "Người ở bến sông Châu" được
sáng tác vào tháng 6 năm 1997, sau thời
kỳ chiến tranh.
- Khi tác phẩm ra đời, Việt Nam đang trong
giai đoạn đổi mới, đất nước đang dần khôi
phục sau chiến tranh.
- Xã hội Việt Nam lúc này vẫn còn nhiều
khó khăn, đời sống của người dân còn
nhiều thiếu thốn.
- Làng quê lúc này đang trong quá trình đổi
mới, nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã
hội.
- Con người ở làng quê cũng có nhiều thay
đổi, họ có nhiều suy nghĩ, trăn trở về cuộc
II THÂN BÀI
Tóm tắt cuộc đời dì Mây
Cuộc đời của Dì Mây trong tác phẩm "Người ở bên bờ sông Châu" của Sương
Nguyệt Minh là một hành trình đầy biến động và những trải nghiệm đáng nhớ.
Dì Mây là một phụ nữ thông minh và mạnh mẽ, cô sống ở vùng quê bên bờ
sông Châu. Từ những nỗi buồn và thử thách của cuộc đời, Dì Mây đã tìm cách
vượt qua và tự mình xây dựng cuộc sống gia đình. Cô có một tấm lòng nhân
hậu và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trong bản lĩnh sống và cả trong tình
yêu thương.
II THÂN BÀI
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật dì Mây
Ngoại hình:
- Trước khi tham gia chiến tranh:
+ Tóc dì dài, đen óng mượt, phải lấy ghế đứng lên
để chải.
+ Khi đi trước gió, tóc dì bồng bềnh.
⇒ Nét đẹp dịu dàng.
+ Lúc tắm với Mai ở sông, dì Mây để lộ ra chiếc cổ
trắng ngần, mắt sáng, lung linh.
⇒ Vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo.
- Sau khi tham gia chiến tranh:
+ Tóc dì xơ, rụng nhiều.
+ Bị mất một bên chân do mảnh đạn phạt vào.
⇒ Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, sắc đẹp của dì
Mây.
II THÂN BÀI
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật dì Mây

Vẻ đẹp phẩm chất, tính cách:


- Dì Mây là người con gái chung thủy:
+ Suốt thời gian dài làm nhiệm vụ cứu chữa
người bệnh ở rừng Trường Sơn, dì Mây
không lúc nào là không nhớ đến chú San
⇒ Dù xa nhau nhưng lúc nào dì cũng mang
nặng tình yêu thương đối với chú San.
II THÂN BÀI
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật dì Mây
- Kiên quyết, dứt khoát:
+ Thái độ dì Mây vô cùng dứt khoát. Dù lòng
còn yêu nhưng khi thấy chú San đã cưới vợ,
dì Mây chấp nhận phần thiệt về mình.
+ Dì cương quyết từ chối lời đề nghị của chú
San "Mây à! Chúng ta sẽ làm lại", khuyên
chú nên về sống hạnh phúc với vợ.
⇒ Dì Mây rất rạch ròi, dứt khoát, suy nghĩ
thấu đáo trong mọi việc.
II THÂN BÀI
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật dì Mây
- Tấm lòng nhân hậu, giàu lòng bao dung:
+ Dì Mây không bao giờ lấy tiền đi đò của lũ trẻ cấp 3.
+ Trạm xá không có người, dì đảm đương công việc. Nhiều đêm mưa, dì đi đến nhà
cứu chữa cho bệnh nhân.
+ Dì luôn đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của bản thân, chấp nhận đi bộ coi
như tập thể dục.
+ Vợ chú San sinh khó, dì sẵn lòng giúp đỡ, không mảy may đến lời cảnh báo của
thím Ba.
+ Khi thím Ba mất, dì dang rộng vòng tay, yêu thương, chăm sóc thằng Cún như con
đẻ của mình.
II THÂN BÀI
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật dì Mây
- Nghị lực, mạnh mẽ:
+ Chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần
nhưng dì Mây vẫn tiếp tục sống.
+ Dì bị mất một chân nhưng hàng ngày vẫn
giúp ông chèo đò.
- Dũng cảm, kiên cường, không sợ hiểm
nguy: Là một y sĩ Trường Sơn, dì không ngại
gian lao, vất vả. Dì chắn cửa hầm che chở
thương binh. Cô y sĩ bị phạt vào chân còn
người lính công binh vẫn lành lặn.
⇒ Tinh thần quật cường của người lính cụ
Hồ.
Đánh gián nhận xét, cảm
nhận, suy nghĩ về dì mây

Trong hoàn cảnh đau thương, mất mát nhất thì


nhân cách cao quý của con người mới được
khai thác và sáng lên rực rỡ. Dì Mây cũng vậy,
số phận ngặt nghèo không thể đánh gục người
con gái như dì mà càng thúc đẩy những đức
tính tốt đẹp biểu hiện ra.
III KẾT BÀI
Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã vô cùng thành công trong việc xây dựng nhân vật dì
Mây, bởi nhờ có ông, mà chúng ta thấy được những góc khuất của chiến tranh, những
câu chuyện buồn dưới thời chiến. Ở đó trong nước mắt đắng cay, con người vẫn sống
mạnh mẽ, sống nhân hậu bao dung. Càng cảm thương cho dì Mây và những cuộc đời
khổ sau chiến tranh, ta càng thêm trân trọng và giữ gìn cuộc sống hoà bình ngày hôm
nay.
CẢM ƠN CÔ VÀ
CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE BÀI
THUYẾT TRÌNH

You might also like