You are on page 1of 7

BÀI DỰ THI

ĐẠI
SỨ
VĂN
HÓA
ĐỌC
2022
Họ và tên: Phạm Hồng Nhung
Lớp 11B11 - THPT Kim Sơn A
SĐT: 0917710976
Địa chỉ: Kim Tân - Kim Sơn - Ninh Bình
PHÙNG QUÁN
*Về tác giả Phùng Quán (1932-1995):
- Quê: Xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy,
tỉnh Thừa thiên Huế.
- Phùng Quán bắt đầu sự nghiệp văn thơ của
mình trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân.
-Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam
truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật.

*Về sự nghiệp sáng tác:


- Tác phẩm đầu tay của Phùng Quán là "Vượt
Côn Đảo" đã gây được sự chú ý và đưa ông trở
thành một trong những cây bút cách mạng
nổi trội.
- Năm 1988, cuốn tiểu thuyết "Tuổi thơ dữ
dội" lần đầu được xuất bản.

Nguồn: thivien.net

“Tuổi thơ dữ dội” là một tác phẩm truyện dài tám


phần của nhà văn Phùng Quán. Truyện được khởi
thảo bên bờ Hồ Tây năm 1968 và hoàn thành
trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Cuốn
truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hy
sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng
ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần
Cao Vân.
Cuốn truyện miêu tả chân thực quá trình tham
gia chiến đấu và hy sinh ở tuổi đời rất trẻ của hơn
ba mươi thiếu niên, tập trung quanh các nhân vật
tiêu biểu là Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca và một
loạt các nhân vật khác như: Hòa đen, Bồng da
rắn, Vịnh sưa, Tư dát… mỗi người một hoàn cảnh
song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và lòng
yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy
sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
Đọc tác phẩm “ Tuổi thơ dữ dội ” chính là đọc lại
một phần lịch sử của tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc
động, cảm phục và tự hào.
Nguồn: cungdocsach.vn

CÂU 1 TRANG 01
Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người
không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Nhất là khi đất nước ta đang trong quá
trình đổi mới, hội nhập và phát triển, sự cống hiến của các thế hệ - đặc biệt là thế
hệ trẻ trở nên vô cùng quan trọng. Phùng Quán, với tất cả tin yêu của mình dành
cho những thế hệ đã nằm xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, đã dùng chính
ngòi bút của mình để phác họa lại hiện thực chiến tranh tàn khốc và chân thực
nhất vào tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội”.

Có lẽ đây là cuốn truyện hay nhất, đáng nhớ nhất và day dứt nhất mà tôi
từng đọc. Xuyên suốt quá trình đọc cuốn truyện này, không biết bao nhiêu lần
nước mắt tôi đã rơi, trái tim tôi đau xót, tâm hồn tôi thương cảm đầy mãnh liệt
bởi những gì nhà văn Phùng quán đã tái hiện một cách hết sức chân thực và cảm
động về tuổi thơ của những em nhỏ tham gia Vệ quốc đoàn. Các em đều là
những thiếu niên tuổi đời chưa đầy 14,15 có những em mới chỉ 11,12 nhưng tuổi
tác không nói lên điều gì cả, tất cả những người thiếu niên dũng cảm ấy đều
hăng hái tham gia kháng chiến cứu nước, đóng góp công sức dù là nhỏ bé của
mình vào công cuộc bảo vệ đất nước, giành lại tự do độc lập. Các em mang theo
cả vào chiến trường ác liệt cái sự hồn nhiên thơ ngây đến trong sáng của tuổi
nhỏ nhưng đằng sau đó là sự gan dạ anh dũng, tinh thần trách nhiêm cao với
mọi công việc được giao phó.

Nhân vật trung tâm của cuốn truyện bao gồm: Mừng, Lượm, Quỳnh Sơn ca,
Tư dát, Hòa đen, Châu xém, Bồng da rắn, Vịnh sưa.. Mỗi cậu bé đều mang một
câu chuyện khác nhau, sinh ra trong những gia đình, hoàn cảnh khác nhau, tính
tình khác nhau, sở trường khác nhau nhưng lại có chung một lòng yêu nước vô
bờ bến.

Mừng tham gia đội trinh sát với mục đích ban đầu chỉ để hái lá thuốc chữa
bệnh cho mẹ, thế nhưng em ngày một gắn bó với đội và thể hiện rõ tài năng của
mình. Lượm là "con nhà nòi" mang trong mình dòng máu cách mạng cháy bỏng.
Tư dát khi đang đi học về, em thấy Vệ quốc quân nên lén trốn lên tàu, vứt ba lô
đi theo để xin vào vệ quốc đoàn. Quỳnh Sơn ca từ bỏ cuộc sống đủ đầy và cây
đàn piano để tham gia kháng chiến. Với tài năng thiên phú về âm nhạc, Quỳnh
đã sáng tác ra rất nhiều bài hát, bản nhạc, tạo động lực thúc đẩy tinh thần chiến
đấu của quân dân ta. Bồng da rắn với đôi mắt siêu tinh tường và khả năng quan
sát, nhìn thấu tâm can đối phương, đã nhiều lần phát hiện ra quân địch dựa vào
khả năng đó. Vịnh sưa bị gia đình ghẻ lạnh, hắt hủi nên tham gia Vệ quốc đoàn
để tìm đến một nơi mình được coi trọng; Vệ to đầu với biệt tài cưỡi và thuần
phục ngựa một cách điêu luyện;...

CÂU 1 TRANG 02
Thành thực mà nói, những nhân vật nhỏ tuổi ấy khiến tôi nể phục và
ngưỡng mộ hơn bao giờ hết. Tôi tự hỏi tại sao trong thời kì tàn khốc đầy máu và
nước mắt như thế, những cậu bé ấy có thể sẵn sàng dấn thân vào con đường
cách mạng đầy hiểm nguy và mất mát đó? Còn gì đau đớn hơn khi chứng kiến
Vịnh sưa hy sinh trên nóc kho vũ khí của địch để làm tín hiệu cho quân ta; khi
Lượm từ giã cõi đời một cách anh dũng trong lúc quân Pháp tấn công căn khứ;
khi Quỳnh Sơn ca bàng hoàng đến vỡ tim mà chết lúc nghe tin những việc làm
bất lương của gia đình; và xúc động nhất vẫn là những lúc bài hát "Sông Ô Lâu
kháng chiến" vang vọng đầy tự hào một niềm tin chiến thắng bất diệt!

Thật đáng khâm phục thay những đứa trẻ niên thiếu đã góp phần làm nên
đất nước ấm no, hòa bình ngày nay. Những đứa trẻ đã bỏ qua một tuổi thơ hồn
nhiên, thơ ngây để đi cầm súng đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập:
“ Tuổi mười bốn đã có những ước ao
Ban đầu cầm súng mẹ biết bao là mừng
Mẹ ơi súng đẹp quá chừng
Con đi đánh trận mẹ đừng lo chi”
(Nguồn: Sưu tầm)

Nguồn: ghienreview.com

Chiến tranh đã đi qua, song những gì nó để lại vẫn còn hiện hữu mãi. Không
nhiều người biết được những gian khó mà một đất nước ngàn năm văn hiến một
thời đã gồng mình chịu đựng, những mất máu đau thương phải trả bằng xương
bằng máu để đổi lấy độc lập, tự do. Tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán
đã cho ta thấy được hàng triệu đồng bào đã ngã xuống để nâng đỡ cho đất nước,
những con người “ không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng họ đã làm nên đất nước. Từ
đó, đem đến cho những độc giả như tôi bài học sâu sắc về sự cống hiến, hi sinh
cao cả.

CÂU 1 TRANG 03
Trong thời đại ngày nay, với nỗi khát vọng cống hiến cháy bỏng, thế hệ trẻ
Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực và cố gắng để đóng góp sức lực, trí tuệ, tài
năng, nhiệt huyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những
thanh niên xung kích tình nguyện đến từ những bản làng xa xôi, hẻo lánh để
thực hiện các chương trình từ thiện với mong muốn giảm bớt những thiếu thốn,
khó khăn nghèo khổ của bà con dân tộc, miền núi. Họ là những cô giáo trẻ, thầy
giáo trẻ tự nguyện dạy học chốn vùng cao với mục đích đem lại ánh sáng của tri
thức, truyền đạt từng con chữ, từng con số, từng kiến thức trong cuộc sống đến
những trẻ em nghèo. Họ còn là những người không tên không tuổi, ngày đêm
thầm lặng cống hiến mà chúng ta chẳng thể biết đến.

Nguồn: qdnd.vn Nguồn: thanhnien.vn


Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn
trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ
lại. Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ
trong nếp sống và lối sinh hoạt của thế hệ trẻ hiện nay.

Với tư cách là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi cho rằng, mỗi
người chúng ta cần phải nỗ lực miệt mài học tập, rèn luyện hơn nữa để cống hiến
và đóng góp thật nhiều cho đất nước, cho xã hội,...dù là những gì nhỏ bé nhất:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”

Nguồn: onthihsg.com

CÂU 1 TRANG 04
CÂU 2 TRANG 05

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN


HÓA ĐỌC CHO BẢN THÂN
VÀ CỘNG ĐÔNG
1. Mục tiêu
- Đối với bản thân: Tạo thói quen đọc sách, tìm tòi thêm
nhiều đầu sách đa dạng, phong phú.
- Đối với cộng đồng: Tiếp tục phát triển CLB Yêu sách
THPT Kim Sơn A trong phạm vi toàn trường và mở
rộng hoạt động truyền thông ra các trường lân cận với
tư cách là trưởng ban Nội dung của CLB.

2. Đối tượng hưởng lợi:


- Bản thân: Trau dồi được thêm nhiều kiến thức phục vụ
nhu cầu học tập, giải trí; đồng thời tạo được thói quen,
lối sống lành mạnh.
- Cộng đồng: Học sinh sẽ tiếp cận nhiều hơn với các đầu
sách hay, bổ ích thông qua các hoạt động nhằm tăng
hứng thú của học sinh đối với việc đọc sách của CLB.
CÂU 2 TR
PAAN
GGE 06
2

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG


CỦA CLB YÊU SÁCH
THPT KIM SƠN A
Bài thơ "Yêu sách"
Sách là nguồn kiến thức,
Là bàn đạp tương lai
Không để bày để trưng
Mà là để khám phá

Kìa, nhiều người thắc mắc:


"Sách có gì mà hay?
Đồng hồ trôi tích tắc
Vẫn đắm mình vào say?"
Đăng bài giới thiệu sách hàng tuần trên fanpage CLB
Nếu các bạn chưa hay
Hãy đến cùng trang sách
Thả hồn mình cùng lay
Theo dòng chảy tri thức

Sách không hề nói dối


Lại chẳng hề thị phi
Sách chỉ nhàm chán khi
Bạn không trân trọng chúng

Còn chần chờ gì nữa


Hỡi các bạn trẻ ơi!
Các thành viên trong một buổi họp của CLB Đừng mải mê ham chơi
Mà quên nạp kiến thức

Hãy để sách là bạn


Là thầy, là hành trang
Giúp ta vươn rộng ra
Cả thế giới rộng lớn!

Sáng tác: Phạm Hồng Nhung

Hoạt động tại thư viện trường THPT Kim Sơn A

You might also like