You are on page 1of 10

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ ĐOẠN TRÍCH “ ĐẤT NƯỚC”

Sưu tầm : Trịnh Thanh Trúc


I . NHẬN ĐỊNH
1. Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hóa
dân gian.Câu thơ câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thể thơ tự do bao giờ
cũng sản xuất phong vị của ca dao tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân
gian thấm đẫm trong từng từ.

Nguyễn Quang Thiều

2. Đất nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho
nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê để dần
dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ nhìn Đất
Nước trong chính tâm hồn họ.
Trần Đình Sử

3. Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng
ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian - đó là một lực hút
nữa của đoạn thơ “Đất Nước”.... để rồi người đọc lặng đi vì xúc động trước
một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm.
Nguyễn Trung Quân

4. Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện của những gì gần
gũi nhất, thân thương nhất của mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện
tại và tương lai; trong thời gian và không gian ;trong lịch sử và truyền thống
văn hóa.... Ở Nguyễn Khoa Điềm lòng yêu nước là yêu nhân dân, yêu những
con người đã viết nên lịch sử ,đã sản sinh ra văn hóa, đã phát triển địa lý và
mà mở rộng biên cương bảo vệ lãnh thổ . Từ đó nhà thơ đã đi đến đúc kết
thành một chân lý vững vàng :" Đất nước của Nhân dân". Tư tưởng này đã
chi phối hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Vì vậy tiếng thơ của
Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nói lên những suy nghĩ cảm nhận của tuổi trẻ

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

trong chiến tranh; mà còn là lời kêu gọi thiết tha: hãy yêu đất nước – vì
" Em ơi em Đất Nước là xương máu của mình" .
Vũ Quần Phương

5. Nguyễn Khoa Điềm đặc biệt thành công trong việc sử dụng chất liệu văn
hóa, văn học dân gian . Chỉ chín câu thơ, nhưng cài đặt những hình ảnh,
hình tượng thơ được khơi dậy, được vun đắp bằng văn hóa dân gian . Cảm
hứng thơ bắt sâu vào cội rễ văn hóa dân tộc, để đất nước trở nên thân thuộc
gần gũi với mỗi người và để câu thơ giàu sức gợi, giàu sức liên tưởng.
Báo “ Giáo dục và thời đại “

6. Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của
dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn.
Nguyễn Khoa Điềm

7. Nói những điều lớn lao một cách nhỏ nhẹ , nói về đất nước một cách dịu
dàng, ngay cả những cuộc hò hẹn lứa đôi trong thơ ông những ngày chiến
tranh ấy cũng mang tầm vóc của một dân tộc....
Thúy Nga

8. Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm
của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền
Nam . Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần
công dân với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính
chính luận về sự trường tồn của Đất Nước . Đất Nước bất tử chính nhờ ở
tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân ,
biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường
tồn của đất nước.
Lê Văn Huân

9. Đã từ sớm thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa chất trí tuệ. Có lẽ vì thế mà anh trăn
trở với mình. Sang thời bình, anh ít viết, vì có lẽ vào thời điểm đó anh quá
bận rộn với những công việc cùng những trọng trách mà anh đang đảm
đương và gánh vác, và cũng có lẽ một phần do cái nhìn cuộc sống trong sự
thay đổi từ thời chiến sang thời bình nên chất sống dạt dào của cái thời " Tôi

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

ở xa Seng Phan nghe tiếng bom gầm như tiếng thú/ Tôi ở giữa Seng Phan
nghe tiếng bom rất nhỏ" khó trở lại cùng anh .

10.Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi hình ảnh đất nước hào hoa, kiêu hãnh ,
lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh
đất nước lại giàu có về nền văn hóa, là sức mạnh của chân lý .

Văn Huy

11.Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu liên tưởng, từ những điều tưởng chừng giản
dị, những cảm nhận đơn sơ nhưng lại có sức khái quát và trở thành chiêm
nghiệm đời người .
Hoàng Thị Thu Thủy

12.Một cách nhìn cuộc sống đúng hướng và tin yêu lạc quan một tâm hồn giàu
cảm xúc để đồng cảm, một trí tưởng tượng phong phú luôn luôn mới mẻ
sáng tạo là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với một tâm hồn thơ .
Khi những năng lực tinh thần ấy lại gắn bó với một cuộc đời thực có nhiều
mối liên hệ xã hội phong phú luôn được bồi đắp từ cuộc sống xung quanh,
đấy là điều kiện để xuất hiện một tài năng thơ.
Nguyễn Khoa Điềm

13.Chúng tôi là những tri thức trưởng thành qua chiến tranh . Chúng tôi phải
huy động hết những phần văn hóa của mình để chứng minh sức mạnh của
mình, khả năng tồn tại của mình, chứng minh mình là con người lớp người
có văn hóa. Chính bởi thế mà trong không khí tạo mùi thuốc súng ấy, giữa
cái giác ranh của sự sống và cái chết, tôi muốn đưa thơ vào những hình ảnh
đậm nét văn hóa nhất của quê hương đất nước mình.
Nguyễn Khoa Điềm

14. Chương V -chương" Đất nước" là một chương lớn . Tôi viết chương này
trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá
dữ dội. B52 dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi
phải ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ ,
bởi khói bom và mưa rừn. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo
bay lung tung, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp . Tôi viết rất

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

nhanh như, cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt , giờ chỉ việc tuôn chảy ra
thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chíng tôi , về tuổi trẻ và các bạn bè
đang đấu tranh ở trong thành phố , nên nhân vật của tôi là anh và em.
Đó là những lời đằm thắm của một người con trai với một người con gái.
Chúng tôi mỗi người có một số phận khác nhau, nhưng đều gắn kết trong
một số phận chung là số phận Đất Nước . Đất Nước với các nhà thơ khác là
của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con
người vô danh , của nhân dân. Đất Nước là một giá trị lâu bền vĩnh hằng; đất
nước được tạo dựng được bồi đắp qua nhiều thế hệ được truyền nối từ đời
này sang đời khác. Cho nên :" Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi!". Đất nước
vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa là một hiện hữu, cụ thể, rõ ràng, thân
thuộc. Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là
cách để đi vào lòng người, mà không lặp lại người khác, vì trước tôi cũng
như bấy giờ có rất nhiều người đã viết rất hay về Đất nước. Tôi nghĩ mỗi cá
nhân sinh ra, ý niệm về đất nước đã được thẩm đẫm qua môi trường gia đình
, qua thế giới tinh thần và cả vật chất mà người đó sống.
Nguyễn Khoa Điềm
II . DẪN CHỨNG
15. Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc
về tay kẻ khác.
Trần Quốc Tuấn

16. Như nước Đại Việt ta từ trước


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Nguyễn Trãi

17.Nam quốc sơn hà Nam đế cư


Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Lý Thường Kiệt

18.Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Nguyễn Đình Thi

19.Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc


Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
Chế Lan Viên
20.Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm.
Lâm Thị Mỹ Dạ

21.Ta như thuở xưa thần Phù Đổng


Vụt lớn lên, đánh đuổi giặc Ân.
Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt
Chí căm thù rèn thép làm roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi.
Tố Hữu

22. Muối ba năm muối đang còn mặn,


Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Ca dao

23. Ai ơi bưng bát cơm đầy


Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Ca dao

24. Tay nâng chén muối đĩa gừng,


Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.
Tay bưng đĩa muối sàng rau,
Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành.
Ca dao

25. Nòi tre đâu chịu mọc cong


Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Nguyễn Duy

26.Khăn thương nhớ ai,


Khăn rơi xuống đất,
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Ca dao

27. Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay


Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận.
Phan Thị Thanh Nhàn
28.Họ đã sống một thời khắc nghiệt
Muốn sống bình thường thôi cũng phải sống anh hùng
Nuôi sống người là cây lá ở trên rừng
Vầng trăng đẹp nhưng bóng đêm cần cho người vượt lộ
Đường nhiều địch không kịp nhìn hoa nở
Thắng trận về chim báo đã sang xuân

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Cái thời khắc ngàn năm qua mới có một lần


Ngàn năm sau chưa dễ gì có lại
Và câu chuyện về những người con gái
Tuổi xuân đi qua trong khói lửa chiến trường
Đem máu xương giành lại quê hương
Là câu chuyện mai sau nhiều thế hệ.
Anh Ngọc
29 . Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những lần trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
(Giang Nam)

III . MỞ BÀI
“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nõi đau của mẹ. Ba lần tiễn
con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im….” Mỗi khi
nghe giai điệu quen thuộc này lòng chúng ta bỗng trở nên bồi hồi xao xuyến. Đất
nước hai từ, thân quen mà gât biết bao thương nhớ. Đất nước từ lâu cũng đã trở
thành điểm hẹn tâm hồn của biết bao nghệ sĩ. Trong dòng chảy văn chương ấy,
Nguyễn Khoa Điểm đã góp phần làm giàu trong kho tàng văn học với chủ đề đất
nước bằng tuyệt tác “Đất nước”. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng mới
của tư tưởng về đất nước.

IV . BÀN LUẬN CHỐT NGANG


1. 9 câu đầu

9 dòng thơ đầu là cảm nhận của nhà thơ về sự hình thành và phát
triển lâu đời của đất nước. Đất nước đc cảm nhận cụ thể trong những cái
hằng ngày như“miếng trầu, hạt gạo”, trong những gương mặt dung dị,
đời thường của nhân dân, trong mối quan hệ ruột thịt thân thương như
“ông – bà”, “cha – mẹ”, ngay trong mái nhà của mỗi chúng ta cũng hiện
diện dáng hình đất nước. Ẩn trong đó là tình yêu nứơc thiết tha, niềm tự
hào về đất nước thân thương, gần gũi. Hình ảnh thơ hàm súc, giàu chất
liệu văn hóa, văn học dân gian nên có sức lắng đọng sâu sắc. Những chất

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

liệu dân gian ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi, quen
thuộc, vừa sâu xa, kì diệu, đủ sự gợi lên một hồn thiêng sông núi. Điều
đó ko đơn thuần chỉ là thủ pháp nghệ thuật, cũng ko phải là một môtúyp
sáng tạo văn học dân gian. Có thể nói, tư tưởng “đất nứơc của nhân dân”
– tư tưởng chủ đạo của trang thơ đã thấm nhuần từ quan điểm đến cảm
xúc, từ hình tượng đến chi tiết nghệ thuật của tác phẩm

2 Đất nước là gì

Được bao bọc trong không khí của văn học dân gian, hình tượng đất nứơc trên
trang thơ của NKĐ thơ mộng, trữ tình như từ xa xưa vọng về, bình dị mà thân
thương gắn bó thiết tha với mỗi ng dân. Cảm nhận về đất nứơc tản mạn mà thống
nhất, sâu sắc. Hai chữ “đất nứơc” đc viết hoa và điểm lại nhiều lần như một con
mắt thơ đầy kính yêu, tự hào. Nhà thơ định nghĩa về đất nước bằng thơ, lời thơ lấp
lánh màu sắc của huyền thọai dân gian, vừa lung linh vẻ đẹp trí tuệ, vừa thiết tha
cảm xúc, tạo nhiều âm vang trong lòng người đọc

So sánh:

Nếu “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi mang đậm sắc thái hiện đại, gắn
liền với cuộc kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng và kiên cường
thì“Đất nước” của NKĐ lại đậm đà phong vị dân gian, gắn với cội nguồn văn hóa
của dân tộc. Cùng tỏa sáng tình yêu và niềm tự hào đối với đất nứơc, nhưng mỗi
bài thơ có một vẻ đẹp riêng, khiến cho cảm hứng về quê hương trở nên đa dạng,
hấp dẫn.

3 . Tư tưởng Đất nước của Nhân dân

Nếu Lí Thường Kiệt với Nam Quốc Sơn Hà đã phải dùng “đế cư, thiên thư” để
trang trọng hóa đất nước, nếu Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
phải nhờ đến “Một mối xa thư đồ sộ, hai vầng nhật nguyệt chói lòa” để thiêng
liêng hóa đất nước, thì với hệ thống từ ngữ giản dị, mang đậm văn hóa dân gian,
NKĐ đã bình dị hóa đất nước, làm cho đất nước hóa thân trong tâm hồn và cụôc
sống của mỗi ng dân trong đất nước này.

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

Vẫn là ý và hình ảnh của những câu ca dao, vẫn gợi ý tứ của ca dao
nhưng đã trở thành một câu thơ, gắn bó với toàn mạch cảm xúc của chương V. Đó
chính là nét đặc biệt của chương thơ Đất nước. Cái gì đã làm cho nước Việt Nam
tồn tại mà không xóa nhòa bản sắc xóa mình? Cái gì đã làm cho con ng VN có một
truyền thống văn hiến rực rỡ? Chính là nhân dân Việt Nam đã sống rất đôn hậu,
nhiệt tình, đời thường, ngay cả những khi hòan cảnh lịch sử phá vỡ ko khí đời
thường đó. Đọan thơ khép lại bằng hình ảnh “dòng sông” và “câu hát” đem lại cảm
nhận: đất nứơc ta đẹp hiền hoà và vĩnh cửu như một dòng sông vô tận, chảy từ quá
khứ đến hiện tại và vĩnh hằng với tương lai.

Trên dòng sông đất nước, âm vang những sắc màu và giai điệu văn hóa Việt Nam ,
phẩm chất tâm hồn Việt Nam vô cùng tự hào và yêu quý. Thán từ “ôi” mang một
cảm xúc vỡ òa giữ dòng chảy văn hóa. “Gợi trăm màu” là một cách hình tượng hóa
ngôn ngữ, nhưng đồng thời cũng là sự kì vọng về tinh thần hội nhập nhưng biết giữ
gìn văn hóa đối với thế hệ mai sau. Đây chính là nội dung triết lí sâu sắc, một cấu
trúc quy nạp đấm chất trữ tình đầy sáng tạo của nhà thơ.

Nghệ thuật:

Đọan thơ trích trong chương V, giàu chất trữ tình chính luận, vừa đc viết
bằng chiều sâu trí tuệ, chiều cao văn hóa, vừa đc viết bằng những rung động mãnh
liệt của cảm xúc nên rất dễ đi vào lòng người. Lời thơ đậm đà chất liệu văn hóa
văn học dân gian, được lấy cảm hứng từ ca dao, dân ca, cổ tích, truyền thuuyết nên
đậm đà sắc thái dân tộc, mở ra một đất nứoc thơ mộng trữ tình từ xa xưa vọng về
gần gũi, thân thương. Đặc biệt, chương thơ rất ít vần, nó có chất thơ là nhờ vào
việc xây dựng hình ảnh, giọng điệu thơ trầm bổng thiết tha, mang âm hưởng của ca
dao, dân ca.

2. Nội dung – chủ đề - so sánh:

Tư tưởng đất nước của nhân dân không phải đến NKĐ mới có. Tư tưởng
này đã có một quá trình dài để khẳng định trong lịch sử văn học dân tộc, từ những
tác phẩm văn học trugn đại như Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc của Nguyển Đình Chiểu. Trong Bình ngô, Nguyễn Trãi viết:

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Đó chính là sự đề cao vai trò của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống ngọai
xâm. Còn trong Văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, ca ngợi ng anh hùng giữ nước là
ng chíen sĩ nguồn gốc nông dân. Đó là hình ảnh ng nông dân lam lũ, côi cút bứơc
vào cuộc chiến đấu, họ hi sinh nhưng là hi sinh bi tráng vì quê hương đất nước.

Như vậy, đề cao vai trò nhân dân với đất nứơc là cả một truyền thống lâu
dài trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, để tư tưởng đó trở thành cảm hứng
chủ đạo, xuyên thấm mọi biểu hiện tinh tế nhất của hình tượng đất nứoc, lại đc
cảm nhận một cách toàn diện, sâu sắc trên nhiều bình diện thì đó là một đóng góp
đặc sắc NKĐ ở chương thơ này. Tác phẩm đã tạo nên những rung động âm vang
trong lòng ng đọc chính là nhờ những cảm xúc chân thành từ sự trải nghiệm của
bản thân mà nói lên những suy nghĩ chung của cả thể hệ đối với đất nước. Góp
thêm một thành công cho dòng thi ca về đất nước, làm sâu sắc thêm những nhận
thức về đất nước và nhân dân bằng tiếng nói nghệ thuật đậm đã chất dân gian là vẻ
đẹp riêng của chương thơ Đất nước của NKĐ.

Vngroupschool.com

You might also like