You are on page 1of 2

Mở đầu

Xin chào cô và các bạn, chào mừng cô và các bạn đến với buổi thuyết trình của nhóm 1 chúng em ngày hôm
nay. Trước hết em xin giới thiệu các thành viên của nhóm 1 bao gồm : Thiên Ân, Hoàng Anh, Minh Anh, Quốc
Anh, Kim Chi, Thùy Dương, Hoàng Gia, Lệ Hằng, Thanh Hào, Ngọc Hiếu, Ngọc Hương (đọc luôn ko dừng)
Em là Thùy Dương và Ngọc Hương sẽ đại diện cho nhóm thuyết trình về cuộc đời và con người của tác giả
Nam Cao. (dừng 2s)
Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào Lưu văn học hiện thực, ông là cây bút có nhận thức sâu sắc nhất về quan
niệm nghệ thuật của mình. Và hôm nay nhóm em xin được nói về ông, về cuộc đời, con người của ông. Đầu
tiên là cuộc đời
Cuộc đời (vô phần nd luôn ko đọc dòng này)
- Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở thành tỉnh Hà Nam.
- Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác.
- Sau đó, vì bị bệnh mà ông phải trở về quê dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội.
- Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: Quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng cửa, ông
phải chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư.
- Đầu năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. - Ông tham gia khởi nghĩa (tháng 8-1945) ở
phủ Lí Nhân.
- Năm 1946, với tư cách là phóng viên mặt trận, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ.
- Mùa thu năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến - Năm 1950,
ông tham gia chiến dịch Biên giới.
- Tháng 11-1951, trên đường vào công tác ở vùng dịch hậu Liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.
Tiếp đến là phần Con người của nhà văn Nam Cao (dòng này dẫn dắt nên đọc)
- Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói ( ông tự giễu mình là có "cái mặt không
chơi được"), nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Những tác phẩm
viết về người trí thức nghèo là một trong những giá trị to lớn trong sáng tác của Nam Cao gồm các tác phẩm:
"Giăng sáng", "Sống mòn", "Những truyện không muốn viết", "Đời thừa",...
- Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê
hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Các tác phẩm viết về người nông dân
nghèo khổ của Nam Cao là: " Chí Phèo", "lão Hạc","Một bữa no", "Dì Hảo",...
- Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuộc và lí tưởng nhân đạo và sự hi sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc của Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. Năm 1996, Nam Cao đã được
Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. .
( Tự tìm câu từ dẫn dắt qua phần truyện ngắn )
Truyện ngắn
Một đám cưới nói về cô gái tên Dần "nghèo từ trong trứng nghèo ra". Do gia đình quá khổ nên mẹ Dần đành
gửi con đi ở nhà bà chánh sẵn để con học nấu cơm, nấu nước. Một năm sau thì mẹ Dần mất do làm việc quá
sức. Sau hai năm nhà chỉ còn bố và hai thằng em nhỏ tuổi, nên bố Dần mới xin bà chánh cho cô về phụ giúp
ông trông nom nhà cửa và các em.
Nhưng ông trời hình như không muốn cho bố con Dần ngóc đầu lên. Cuộc sống mỗi ngày một khó thêm. Một
đêm, sau khi đã than thở với con hết quá một trống canh rồi, bố Dần thở dài bảo con rằng ông sẽ lên rừng một
chuyến và cũng báo với Dần là ông sẽ gả cô đi. Lúc đầu Dần không chịu gả nhưng được bố khuyên một hồi thì
cô cũng đồng ý gả. Tới hôm cưới, thì tiền mua chè và cau đãi nhà chồng cũng không có nhiều, một đám cưới
chỉ có vẻn vẹn sáu người, sính lễ cũng không chỉ có một cái áo dài mẹ chồng đưa Dần cũng không chịu mặc.
Đến tối bố Dần và hai em được mẹ chồng mời về nhà ăn bữa cơm. Sau đó, Dần buồn bã nhìn bố và em đi về.
Đánh giá truyện (không đọc dòng này)
Một đám cưới ra đời vào năm 1944, khi mà cái đói mon men đến gần, len lách vào từng ngõ ngách trong cuộc
sống của người lao động - những con người vốn đã nghèo khổ, sống một cuộc sống cơ cực, triền miên chìm
trong bần cùng, khốn khó.
Một đám cưới, đúng như tên của truyện, kể về một đám cưới nghèo. Dần “nghèo từ trong trứng”, thủa nhỏ đi ở,
đến khi về nhà thì mẹ đã mất, một mình người bố dè sẻn nuôi hai đứa em thơ. Cả nhà Dần sống lay lắt trong
thời buổi thóc cao gạo kém, đồng tiền mất giá, lại hạn hán, bão lũ làm cho mất mùa.
Họ chỉ dám cố sống để làm sao cho khỏi chết đói. Trước khi lên rừng để kiếm đồng tiền bát gạo, bố Dần đồng ý
gả Dần cho nhà chồng đã đính ước từ lâu. Một đám cưới tềnh toàng, đơn sơ diễn ra trong những ngậm ngùi,
chua xót, buồn tủi: “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu
nhau đi tìm chỗ ngủ...”
=> Ý nghĩa câu chuyện Một đám cưới đã vẽ nên một bức tranh nông thôn xám xịt mà trung tâm của bức tranh
ấy chính là khuôn mặt người nhàu nhĩ vì đói, vì nỗi lo sinh kế nặng trĩu. Đọc tác phẩm, người đọc cảm động về
tình cha con ấm áp, bùi ngùi vì những kiếp sống nhọc nhằn trong xã hội cũ.
Đánh giá
+ Nam cao là một nhà văn hiện thực lớn.
+ Một nhà nhân đạo chủ nghĩa.
+ Có đóng góp vô cùng quan trọng trong truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam.
Kết thúc
Phần trình bày của nhóm 1 gì gì đó
Cảm ơn cô và các bạn
Các bạn có thắc mắc gì……… (tự nghĩ câu từ nói cho mướt)

You might also like