You are on page 1of 14

HỌ TÊN: NGUYỄN THỊ TRANG CHỮ KÝ GIẢNG VIÊN:

NGÀY SINH: 12/12/2000

MSSV: 18030621

CHỮ KÝ SINH VIÊN:

ĐIỂM

1
Vai trò của lúa gạo trong sự phát triển kinh tế của Việt
Nam và Thái Lan những năm gần đây

1. Tên bài báo: Vai trò của lúa gạo trong sự phát triển kinh tế của Việt
Nam và Thái Lan những năm gần đây
2. Tóm tắt: Bài nghiên cứu sơ lược về nền kinh tế của 2 quốc gia, làm
rõ được vai trò của lúa gạo trong phát triển kinh tế - xã hội của 2
nước: tạo việc làm, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Bài
nghiên cứu cũng chỉ ra nét tương đồng và khác biệt trong vai trò
của lúa gạo trong 2 nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam
3. Từ khoá: Lúa gạo, Thái Lan, Việt Nam, sản lượng, xuất khẩu,...
4. Đặt vấn đề: Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có sản lượng xuất
khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, nhiều năm liền nằm trong top 3 các
nước xuất khẩu lúa gạo cao nhất thế giới. Vậy, với thành tựu cao
như thế thì ngành lúa gạo đóng vai trò như thế nào trong sự phát
triển kinh tế của 2 nước? Liệu ngành lúa gạo có phải là ngành nghề
chính đưa 2 quốc gia Đông Nam Á này phát triển kinh tế như ngày
nay?
5. Cơ sở nghiên cứu: Bài nghiên cứu dựa trên:
- CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 ( NGUYỄN
THỊ YẾN, NGUYỄN THÙY NGÂN, NGÔ THỊ ÁNH,
NGUYỄN THU HIỀN, NGHIÊM THỊ THẢO, TRẦN THỊ
PHƯỢNG, LÊ QUỐC VIỆT) (2011)
- XU HƯỚNG THAY ĐỔI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
LÚA GẠO VIỆT NAM ( TH.S PHẠM VĂN SINH)
(2015)
- ESSAYS ON THE ECONOMICS OF THAI RICE
POLICIES (Uchook Duangbootsee) (2014)
Các cơ sở lý thuyết trên mới chỉ ra những nét tổng quát nhất về ngành lúa gạo
của Việt Nam hoặc Thái Lan, hoặc mới chỉ ra được 1 khía cạnh khác trong
ngành lúa gạo của 2 nước. Ngoài ra, các bài nghiên cứu được hoàn thành cách
đây khá lâu hoặc làm về 1 giai đoạn trong quá khứ; sự phát triển của ngành lúa
gạo phát triển nhanh qua từng thời kì, vì vậy, cần có bài nghiên cứu cụ thể về
ngành lúa gạo giai đoạn gần đây để có thể có 1 cái nhìn chính xác nhất về thực
trạng phát triển của ngành lúa gạo hiện nay.

2
6. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu khoa học của khoa học kinh tế chính trị , trong đó chú
trọng phương pháp tổng-phân-hợp , diễn dịch , khái quát vấn đề ,
kế thừa và sử dụng có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một
số công trình nghiên cứu khoa học liên quan và một số tạp chí.
7. Kết quả: Chỉ ra được vị trí, vai trò của ngành lúa gạo trong nền
kinh tế 2 nước.

3
A. Thái Lan

I. Khái quát về nền kinh tế Thái Lan


Thái Lan hiện nay là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế thu
nhập trung bình cao. Năm 2019, GDP danh nghĩa (Tổng sản phẩm nội địa theo
giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành) của
Thái Lan được ước tính vào khoảng 530 tỷ USD(1); GDP bình quân đầu
người đạt 21,361 nghìn USD(2). Kinh tế Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai
tại Đông Nam Á sau Indonesia, đứng thứ 8 châu Á và xếp hạng 22 trên thế giới.
GDP của Thái Lan mang đặc trưng của đất nước công nghiệp mới: nông
nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất, tiếp đến là ngành công nghiệp và dịch vụ.

Biểu đồ 1: cơ cấu kinh tế Thái Lan theo ngành 2008-2018 (3)

 Thái Lan là 1 quốc gia theo nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, phụ thuộc
vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP(4). Trong đó,

4
các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có máy móc, thiết bị điện tử, hoá chất, gạo,
hoa quả,...

II. Vai trò của ngành lúa gạo trong nền kinh tế Thái Lan
Xuất phát từ 1 đất nước thuần nông nghiệp, Thái Lan đã rất chú trọng đến
sự phát triển của ngành lúa gạo, có những chính sách khuyến khích và bảo
vệ cho người dân từ rất sớm. Thái Lan bắt đầu xuất khẩu gạo chính thức từ
năm 1851, khi vua Rama IV dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngay sau khi đăng
quang. Vào những năm 1960, khi Thái Lan bắt đầu cuộc cải cách kinh tế xã
hội lần thứ nhất, lúa gạo chính là 1 trong những mặt hàng được chú trọng và
đẩy mạnh theo mô hình công nghiệp hoá để xuất khẩu. Từ những năm 1970
đến nay, Thái Lan luôn ghi tên mình trong top 3 các quốc gia xuất khẩu lúa
gạo hàng đầu thế giới. Năm 2019, Thái Lan đứng thứ 5 trong số các nước
sản xuất lúa gạo nhiều nhất thế giới và là nước có lượng lúa gạo xuất khẩu
cao thứ 2 thế giới chỉ sau Ấn Độ.

5
Biểu đồ 2: Các quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thế giới 2018-2019 (5)

Biểu đồ 3 : 15 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (6)
Sản lượng lúa gạo của Thái Lan luôn được giữ ở mức ổn định và có xu hướng
tăng, bất chấp việc tỉ trọng nông nghiệp của nước này đang có chiều hướng
giảm. Sản lượng gạo thu được của Thái Lan luôn ở mức trên 30 triệu tấn. Duy
chỉ có năm 2015, do sự thay đổi về quyền điều hành và quản lý đất nước vào
năm 2014, sự tăng trưởng kinh tế của Thái Lan bao gồm cả ngành lúa gạo bị trì
trệ; thêm vào đó là hạn hán kéo dài khiến cho sản lượng lúa gạo của Thái Lan bị
giảm xuống 27,42 triệu tấn.

6
Biểu đồ 4: Sản lượng gạo Thái Lan 2010-2018 (7)
Ngành lúa gạo của Thái Lan chiếm gần 50% tỉ trọng nền nông nghiệp Thái
Lan, tạo việc làm cho gần 40% lao động cho đất nước này. Diện tích đất dành
cho việc trồng lúa cũng chiếm ½ diện tích canh tác của cả nước. (8),(9),(10)

Ngành nghề trồng lúa phát triển kéo theo phát triển những ngành công nghiệp
chế biến lương thực, thực phẩm; tận dụng được phụ phẩm trong ngành trồng lúa
để phát triển những ngành nghề khác như: Trên 90% vỏ trấu được sử dụng làm
nhiên liệu cho máy xay lúa và phát điện; 40% cám được dùng để sản xuất thành
dầu, 60% còn lại được sử dụng trong sản xuất thức ăn gia súc; 30% tấm thu
được trong quá trình chế biến gạo được chế biến thành bột gạo sử dụng để sản
xuất pasta, khoai tây chiên và các loại thực phẩm ăn liền cũng như được sử
dụng thay thế bột lúa mì; rơm được dùng làm giá để trồng nấm, dùng cho công
nghiệp chăn nuôi gia súc, làm nguyên liệu giấy và chất đốt. Trung bình mỗi
năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 150.000 tấn sản phẩm chế biến từ gạo đạt kim
ngạch khoảng 78 triệu USD, tương đương với 0,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Ngoài ra, ngành nghề lúa gạo phát triển đã thu hút được sự đầu tư từ các doanh
nghiệp nước ngoài và đạt được nhiều thành công lớn. (11)

Có thể nói lúa gạo chính là “xương sống” của nền kinh tế Thái Lan, tuy không
phải là ngành mang lại doanh thu cao nhất cho Thái Lan nhưng nó lại là ngành
kinh tế chủ chốt cho nhiều khu vực nông thôn ở Thái Lan, giải quyết vấn đề
việc làm cho lượng lớn lao động ở đất nước này. Hơn nữa, hoạt động sản xuất
lúa gạo ở Thái Lan được chú trọng sẽ cung cấp được đầy đủ nguồn lương thực
cho cả nước, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và xuất khẩu

B. Việt Nam

I. Khái quát nền kinh tế

Nền kinh tế của Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là
nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 42 trên thế giới. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam rất cao, luôn năm trong top những đất nước có nền
kinh tế có sự tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Năm
Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp- Dịch vụ Thuế sản phẩm
Xây dựng trừ trợ cấp sản
phẩm
2016 16,32 32,72 40,92 10,04
2017 15,34 33,40 41,26 10,0

7
2018 14,68 34,23 41,12 9,97
2019 13,96 34,49 41,64 9,91
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam 2016-2019 (12)
Đặc điểm nổi bật của cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm gần đây là: nông
nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm, tiếp theo là công nghiêp-
xây dựng và chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành dịch vụ. Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm giảm dần qua các năm.
II. Vai trò của ngành lúa gạo trong nền kinh tế Việt Nam
Giai đoạn 1976 - 1987, Việt Nam còn phải nhập khẩu gạo của các nước trong
đó có Indonesia cho tiêu dùng trong nước, nhưng đến năm 1989, Việt Nam trở
thành nước xuất khẩu gạo. Từ năm 1989 đến 2019, tròn 30 năm hạt gạo Việt
Nam góp mặt vào thị trường toàn cầu, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo, chuyển sang
xuất khẩu. Dần dà ngành gạo xuất khẩu vươn mình lớn mạnh, trở thành 1 trong
3 nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chiếm
khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới (13). Hạt gạo Việt Nam có
mặt tại trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính là châu Á,
trong đó, Trung Quốc và Philippines là 2 thị trường chính của xuất khẩu gạo.
Có thể nói nhờ lúa gạo mà Việt Nam từ 1 nước có nền kinh tế khó khăn, chịu
hậu quả nặng nề từ chiến tranh vươn lên thành 1 đất nước có nền kinh tế đang
phát triển, với tốc độ phát triển hàng đầu thế giới.

8
Biểu đồ 5: Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989-2017 (14)

Năm Diện tích lúa Năng suất Sản lượng


(Triệu ha) (Tạ/ha) (Triệu tấn)
2017 7,72 55,5 42,84
2018 7,57 58,1 43,98
2019 7,47 58,2 43,45

Bảng 2: Diện tích lúa, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam 2017-2019 (15)

Những năm gần đây, diện tích lúa, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam
luôn ở mức ổn định; có xu hướng tăng nhẹ. Những thành tựu này đã giúp Việt
Nam đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, tạo việc làm cho 80% dân số và
mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước thông qua xuất khẩu: giá trị xuất khẩu gạo
năm 2018, 2019 của Việt Nam lần lượt là 3,1 tỷ USD và 2,8 tỷ USD (15).
Ngành lúa gạo Việt Nam hiện đang giải quyết vấn đề cho 72% lực lượng lao
động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ
phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc
dân.
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác
trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương
thực. Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị
trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực.

Là một đất nước lấy xuất khẩu là một trong những hoạt động chính để phát
triển kinh tế nên lúa gạo là một trong những mặt hàng nổi bật để xuất khẩu.

9
Biểu đồ 6: Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam 2018 (16)

Nhìn vào biểu đồ, lúa gạo chiếm tới 18.9% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt
Nam năm 2018. Mặc dù Việt Nam là 1 trong 3 nước có sản lượng xuất khẩu gạo
cao nhất thế giới nhưng giá trị kinh tế mà nó đem lại so với toàn bộ mặt hàng
nông sản và rộng hơn là toàn bộ mặt hàng xuất khẩu không phải là cao nhất.
Nguyên nhân là do Việt Nam mang đặc điểm của 1 đất nước có nền kinh tế
đang phát triển, tập trung phát triển vào 2 ngành công nghiệp-xây dựng và dịch
vụ nên số lượng xuất khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử, giày da, may mặc,...
cao hơn và mang lại giá trị kinh tế lớn hơn. Ngoài ra, Việt Nam còn có thế
mạnh về nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, trồng các cây công nghiệp lâu năm
như cà phê, cao su,... Các mặt hàng này cũng mang lại giá trị kinh tế tương đối
lớn cho Việt Nam. Thêm vào đó, do thực trạng lúa gạo Việt Nam mới chỉ được
đánh giá cao về sản lượng nhưng chưa được cộng đồng bạn bè quốc tế đánh giá
cao về chất lượng nên giá gạo Việt Nam so với các nước khác vẫn chưa cao,
kéo theo giá trị kinh tế thu về bị giảm sút.

10
2017 2018 2019
Công nghiệp nặng và 49,6 50,5 50,5
khoáng sản
Công nghiệp nhẹ và thủ 37,2 36,9 38,3
công nghiệp
Nông-Lâm sản 9,3 9 7,9
Thủy sản 3,9 3,6 3,3
Bảng 3: Tỉ trọng xuất khẩu theo ngành của Việt Nam 2017-2019 (17)

11
Biểu đồ 7: Cơ cẩu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 2019 (18)
Tóm lại, ngành lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của Việt Nam; nó không chỉ giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng khó khăn sau
chiến tranh, giải quyết được vấn đề lương thực cho quốc gia mà còn trở thành
một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giúp Việt Nam ghi tên trên bản đồ
những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong tiến trình phát triển đất
nước theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, ngành nông nghiệp
nói chung và ngành lúa gạo nói riêng không còn chiếm tỉ trọng cavềtrong toàn
bộ giá trị kinh tế của Việt Nam, nhưng nó vẫn có 1 chỗ đứng nhất định, như trụ
đỡ cho nển kinh tế Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai.

C. So sánh vai trò của lúa gạo ở 2 nước Thái Lan và Việt Nam

Thái Lan và Việt Nam đều là 2 nước đi lên từ nông nghiệp. Với điểm chung là
có truyền thống nông nghiệp lâu đời, cả 2 nước đều nhận thức được thế mạnh
trên, từ đó giải quyết được vấn đề lương thực cho người dân trong thời kì khó
khăn và phát huy thế chính thế mạnh đó của mình để vươn lên trở thành những
quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo, đóng góp một phần không nhỏ cho kinh tế
quốc gia.
Nhà nước của 2 quốc gia luôn ý thức được tầm quan trọng của ngành lúa gạo
nên luôn ban hành những chính sách khuyến nông, hỗ trợ nông dân trong sản
xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, 2 nước còn luôn áp dụng những công nghệ mới cho
ngành lúa gạo, luôn thử nghiệm nhiều giống lúa mới và đặt mục tiêu phát triển
ngành nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng 1 cách có hiệu quả.
Gần đây nhất là khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, nhờ lợi thế về đất nước có thế
mạnh về sản xuất lương thực mà Thái Lan và Việt Nam không những vẫn đầy
đủ lương thực cho toàn quốc gia mà vẫn cốc thể xuất khẩu và trợ giúp cho các
quốc gia khác.
Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt về vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế của 2
nước:
Đối với Thái Lan, lúa gạo là mặt hàng nông sản chủ lực, chiếm 50% tỉ
trọng ngành nông nghiệp Thái Lan; các mặt hàng nông sản còn lại chiếm tỉ
trọng thấp hơn. Còn ở Việt Nam, ngoài lúa gạo, Việt Nam còn có thế mạnh
về các mặt hàng nông sản khác như cà phê, cao su, chè,.... và giá trị kinh tế
mà các mặt hàng trên mang lại có những mặt hàng mang lại giá trị cao hơn
lúa gạo.
Thái Lan là quốc gia không phải chịu sự xâm chiếm của bất kì quốc gia
nào, có lợi thế hơn trong sự phát triển kinh tế nên thành tựu trong ngành lúa
gạo của Thái Lan đạt được sớm hơn Việt Nam.

12
Biểu đồ 8: So sánh sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái
Lan 2018 (19)

Kết luận: Ngành lúa gạo đóng vai trò như trụ cột của nền kinh tế 2 nước. 2
quốc gia đang phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hoá nên lúa gạo không
phải là ngành hàng mang lại giá trị kinh tế của 2 nước. Tuu nhiên, 2 quốc
gia Việt Nam và Thái Lan nhận thức được tầm quan trọng của lúa gạo, chú
trọng đầu tư và có những chính sách khuyến khích để phát triển ngành nông
nghiệp.

D. Đề xuất định hướng phát triển cho ngành lúa gạo Việt Nam và Thái
Lan
Dựa vào vai trò của ngành lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam qua bài
nghiên cứu, em có đề xuất về định hướng phát triển kinh tế cho 2 quốc gia như
sau: Các quốc gia vẫn cần chú trọng về sự quan trọng của ngành lúa gạo với nền
kinh tế 2 nước; tập trung phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hoá những vẫn
không coi nhẹ vai trò của ngành lúa gạo; có những chính sách phù hợp cho sự
phát triển của ngành lúa gạo và khuyến khích ứng dụng cơ giới hoá, hiện đại

13
hoá để sản xuất lúa gạo 1 cách hiệu quả hơn, mang lại năng suất và chất lượng
tốt hơn.

E. Tài liệu tham khảo


a. https://en.wikipedia.org/wiki/
List_of_countries_by_GDP_(nominal) (1)
b. https://en.wikipedia.org/wiki/
List_of_countries_by_GDP_(PPP)_per_capita (2)
c. https://data.worldbank.org/?view=map (3)
d. https://www.google.com/url?
sa=t&source=web&rct=j&url=https://vi.m.wikipedia.org/wiki/
Wikipedia&ved=2ahUKEwiv-
aeEuIPqAhWhxYsBHYurAO4QFjABegQIBBAB&usg=AOvVaw
1p20acj-pH_dcGJ0xGgrAu (4)
e. https://www.google.com/url?
sa=t&source=web&rct=j&url=http://www.fao.org/faostat/en/
&ved=2ahUKEwiRucmZuIPqAhWCyosBHdz9DS8QFjAAegQIC
hAD&usg=AOvVaw0cWCpu0h3w7L6a1DlEnX_l (5), (6), (7)
f. http://m.vinanet.vn/kinhte-taichinh/nong-nghiep-tru-do-cua-nen-
kinh-te-thai-lan-727736.html (8), (9), (10), (11)
g. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 (12), (13), (14),
(15), (17), (18)
h. http://oec.com (16)
i. https://tuoitre.vn/chuoi-gia-tri-lua-gao-cua-thai-lan-1497278.htm

14

You might also like