You are on page 1of 6

0

điểm

Khai tử “cuộc chiến” chuối giữa Mỹ


Latin và EU

Mỹ Latin vừa đạt được thỏa thuận cắt giảm biểu thuế quan đối với các
sản phẩm chuối nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU), có thể chấm dứt "cuộc chiến
thương mại chuối" giữa hai bên kéo dài nhất từ trước đến nay.
Viết bình luậnLưu bài này

Theo thỏa thuận vừa đạt được, mức thuế mà EU áp dụng cho chuối nhập khẩu từ Mỹ
Latin vào khối này sẽ giảm từ 176 euro/tấn xuống 114 euro/tấn trong giai đoạn 2010-
2017.

Cùng với động thái trên, EU còn tìm cách xoa dịu các nước khu vực Thái Bình Dương
(ACP) thông qua việc sẽ hỗ trợ 190 triệu euro (284 triệu USD) trong vòng 4 năm tới,
giúp các nước này đối phó với những thay đổi về thuế.

“Cuộc chiến” về chuối là vụ tranh chấp thương mại kéo dài nhất tại Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), khởi nguồn từ chính sách nhập khẩu chuối được áp dụng từ tháng
7/1993 của EU. Theo đó, trong khi chuối nhập khẩu vào EU từ các nước Mỹ Latin phải
chịu thuế nhập khẩu thì sản phẩm chuối từ phần lớn các nước thuộc địa trước đây của
châu Âu tại châu Phi, các nước vùng Caribê và ACP lại được miễn thuế.

Lần đầu tiên, “cuộc chiến” này được đưa lên WTO vào năm 1996 do các nước Ecuador,
Guatemala, Honduras, Mexico và Mỹ khởi xướng. Mặc dù Mỹ không phải là nước xuất
khẩu chuối sang EU, nhưng 3 trong số các nhà sản xuất chuối lớn nhất có các trang trại
trồng chuối ở Mỹ Latin là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ gồm Chiquita, Del
Monte và Dole.

Trong một cuộc họp cấp bộ trưởng hồi tháng 7/2008, các bên đã gần tiến đến một thỏa
thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến này, song kết quả đó đã đổ vỡ do nó được gắn vào với
toàn bộ các Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại thế giới, nơi không đạt được một
hiệp định chung nào.

Về phần mình, năm 1997, lần đầu tiên WTO đã lên tiếng phản đối chính sách nhập khẩu
chuối của EU, với lý do các chính sách này "đi ngược lại" nguyên tắc thương mại toàn
cầu.
”Cuộc chiến” về chuối giữa EU và Mỹ Latin còn gợi cho giới kinh doanh thương mại nhớ
tới “cuộc chiến” về thép trị giá hàng trăm tỷ USD xuyên Đại Tây Dương diễn ra dai dẳng
giữa Mỹ và EU cùng một số nhà sản xuất thép lớn trên thế giới như Brazil, Hàn Quốc và
Nhật Bản.

“Cuộc chiến” này xảy ra vào đầu năm 2002, được Mỹ “châm ngòi” khi quyết định tăng
thuế suất thuế nhập khẩu thép lên 30% (áp dụng vào tháng 3/2002). Ước tính, có khoảng
4 trong 6 triệu tấn thép của EU hàng năm xuất sang Mỹ chịu tác động tiêu cực từ quyết
định này.

Cũng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác đã lên tiếng phản đối quyết định
của Mỹ, đồng thời gửi đơn kiện lên WTO.

Trước quyết định trên, Ủy ban châu Âu không những đòi Mỹ bồi thường gần 2 tỷ USD
thiệt hại về kinh tế cho ngành công nghiệp thép châu Âu, mà còn tăng thuế nhập khẩu
thép vào thị trường này lên 26% nhằm ngăn chặn tình trạng một lượng lớn thép với mức
giá thấp từ những nước bị ảnh hưởng bởi các biện pháp bảo hộ của Mỹ, chuyển hướng
nhập khẩu ồ ạt vào EU.

“Mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn thép nhập khẩu vào thị trường EU. Do vậy, EU không
thể làm khác hơn là phải đưa ra những biện pháp nhằm bảo hộ ngành sản xuất thép của
chính mình", ông Pascal Lamy, cao ủy phụ trách thương mại của EU tại thời điểm đó cho
biết.

Tuy nhiên, so với “cuộc chiến” về chuối, “cuộc chiến” về thép đã chấm dứt sớm hơn khi
ngày 4/12/2003, Mỹ thông báo xóa bỏ các mức thuế này trước 16 tháng so với dự kiến.

WTO sẽ can thiệp vào "cuộc chiến


chuối"?
Thứ năm, 31 Tháng ba 2005, 13:31 GMT+7  
Tags: tổ chức thương mại thế giới, Liên hiệp châu Âu, biểu thuế quan, Châu Mỹ Latinh,
một số, cuộc chiến, can thiệp, quan chức, đối với, yêu cầu, WTO, chuối, EU, nói

Một quan chức của Ecuador nói 5 nước Mỹ


Latinh đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) giải quyết một bất đồng về chính sách
của Liên hiệp châu Âu (EU) đối với hoạt động
nhập khẩu chuối.

Liên hiệp châu Âu từng thua trong tranh chấp


WTO trong thập niên 1990 và theo dự kiến sẽ
thay thế hệ thống quotas và biểu thuế quan vào
tháng Giêng năm sau.
Việc yêu cầu có phiên tòa WTO cốt để giải quyết mức thuế quan mà EU muốn áp dụng
khi nhập chuối.

Đã từ lâu nay EU cho một số nước tại châu Phi và vùng Caribean điều kiện ưu đãi để
xuất khẩu chuối vào thị trường các nước trong khối.

Nhiều nước tại khu vực châu Phi và Caribean trước đây
từng là thuộc địa của Anh và Pháp.

Hệ thống hạn ngạch và biểu thuế quan là chủ đề gây tranh


cãi lớn với nhiều nước châu Mỹ Latinh cũng như Hoa Kỳ,
nơi có một số Cty đa quốc gia hoạt động tại các đồn điền
tại Trung và Nam Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh các
Theo sau một phán quyết chống lại EU, hệ thống này đã nước trồng chuối tại châu Mỹ
được cải tổ lại và thay đổi thêm nữa - theo dự kiến sẽ Latinh
được thực hiện vào năm sau, khi EU thay nhiều biểu thuế
quan bằng một biểu thuế chung.

Ecuador và các nước khác nói biểu thuế quan theo dự kiến là quá cao và sẽ ảnh hưởng tới
thị phần quan trọng của họ tại các nước thuộc Liên hiệp châu Âu.

Các Cty trồng và kinh doanh chuối châu Phi và Caribean sẽ vẫn có thể có một số lợi thế
bởi một số nước nghèo nhất có thể được cho các ưu đãi thâm nhập thị trường theo luật lệ
của WTO.

Một số người nói rằng biểu thuế EU đề xuất đối với các nhà cung ứng khác là quá thấp.

Các quan chức từ một số nước ở vùng Caribean nói nếu không có được những thỏa thuận
hay dàn xếp với châu Âu thì nông dân của họ sẽ khó lòng tồn tại và có thể có khả năng
tăng thất nghiệp cao.

Các nhà kinh doanh chuối châu Mỹ Latinh nói tranh chấp này có thể làm phức tạp thêm
cho cuộc họp cấp Bộ trưởng WTO tại Hồng Công vào tháng 12.

Các Bộ trưởng Thương mại sẽ nhóm họp để bàn thảo và đàm phán nhiều chủ đề liên quân
tới tự do hóa mậu dịch.
EU chấm dứt "cuộc chiến chuối" dai dẳng với các nước
Mỹ Latin
(VOV) - Đây được coi là động thái mới để EU tiến
hành những thỏa thuận tự do thương mại với các
nước Trung và Nam Mỹ.
Ngày 14/12, Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận nhượng bộ nhằm chấm dứt
"cuộc chiến chuối" dai dẳng với các nước sản xuất chuối của Mỹ Latin xung quanh mức
thuế nhập khẩu loại sản phẩm nhiệt đới này.

Theo thỏa thuận vừa thông qua, RU sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu chuối từ Mỹ Latinh
từ mức 176 euro/tấn xuống còn 114 euro/tấn trong giai đoạn 2010-2017. Với thỏa thuận
mới này, người tiêu dùng sẽ có lợi do giá bán các sản phẩm sẽ hạ.

Đây là cuộc tranh chấp kéo dài nhất tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khởi
nguồn từ chính sách nhập khẩu chuối được áp dụng từ tháng 7/1993 của EU. Trong khi
chuối nhập khẩu vào EU  từ các nước Mỹ Latin là đối tượng phải chịu thuế nhập khẩu,
thì chuối từ phần lớn các nước thuộc địa trước đây của châu Âu tại châu Phi, các nước
vùng Caribe và khu vực Thái Bình Dương (ACP) lại được miễn thuế hoàn toàn.

Cũng theo thỏa thuận này, các nước vùng Caribe và khu vực Thái Bình Dương sẽ nhận
được 200 triệu euro tiền viện trợ phát triển từ EU để giúp những nước này đối phó với
những thay đổi về thuế nói trên, đồng thời các nước khu vực Mỹ Latin sẽ đồng ý từ bỏ
kiện EU đối với vấn đề thuế nhập khẩu chuối./.

Thứ Ba, 22/03/2005 - 9:08 AM

“Cuộc chiến tranh Chuối” vẫn chưa kết


thúc
Tại cuộc điều trần cuối tuần qua trước Uỷ ban phát triển của Nghị viện Châu Âu, Uỷ viên Thương
mại Châu Âu Peter Mandelson nói rằng các nước trồng chuối đang cố tình làm chậm tiến trình
cải cách cơ cấu nhập khẩu của Liên minh Châu Âu (EU), đồng thời lo ngại các cuộc đàm phán
về vấn đề thuế nhập khẩu nông sản trong tương lai có thể gây bất lợi cho các vòng đàm phán
thương mại thế giới tại Hongkong vào cuối năm nay. EU muốn ấn định thuế mới đối với chuối
nhập khẩu ở mức 230 EUR/tấn. Tuy nhiên, các nước trồng chuối ở Mỹ Latinh cho rằng mức thuế
như vậy là quá cao và mức thoả đáng là 75 EUR/tấn, còn các nước cung cấp chuối ở Châu Phi,
vùng biển Caribê và Thái Bình Dương khẳng định là không thể chấp nhận được. Các nước trồng
chuối chủ chốt ở Mỹ Latinh, dự định đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đứng ra làm
trọng tài cho việc ấn định một mức thuế chung đối với chuối nhập khẩu. Hạn chót cho đề nghị
này là cuối tháng này. EU trước đó cam kết từ tháng 1/06 sẽ chuyển sang một hệ thống thuế duy
nhất đối với chuối nhập khẩu để giúp chấm dứt "Cuộc chiến tranh Chuối" trong thập kỷ 1990, khi
WTO đã xử cho Mỹ và nước xuất khẩu chuối hàng đầu Ecuado thắng cuộc.

0
điểm

EU và Mỹ La-tinh: Hồi kết cho “cuộc


chiến chuối”
Hà Nội Mới - 3 tháng trước 8 lượt xem
(HNM) - Trung tuần tháng 11 vừa qua, Mỹ La-tinh đã đạt được thỏa thuận cắt giảm biểu
thuế quan đối với các sản phẩm chuối nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU), coi như
chấm dứt "cuộc chiến thương mại chuối" giữa hai bên kéo dài nhất từ trước đến nay.
Viết bình luậnLưu bài này

Theo thỏa thuận vừa đạt được, mức thuế mà EU áp dụng cho chuối nhập khẩu từ Mỹ La-
tinh vào khối này sẽ giảm từ 176 ơ-rô/tấn xuống 114 ơ-rô/tấn trong giai đoạn 2010-2017.
Ngoài ra, mức thuế đối với một số sản phẩm nhiệt đới khác như đường, dứa... khi nhập
khẩu vào thị trường EU cũng sẽ được giảm thông qua thỏa thuận này.

Đây được coi là động thái mới để EU tiến hành những thỏa thuận tự do thương mại với
các nước Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, với thỏa thuận này, các nước khu vực châu Phi,
Ca-ri-bê và Thái Bình Dương (ACP) vốn được miễn trừ các loại thuế nói trên, sẽ mất dần
lợi thế. ACP lo ngại thỏa thuận mới giữa EU và các nước Mỹ La-tinh có thể làm sản
phẩm của họ giảm sức cạnh tranh trên thị trường này. Các nước ACP đe dọa sẽ cản trở
vòng đàm phán Đô-ha về tự do hóa thương mại toàn cầu nếu những đề xuất về giảm thuế
nhập khẩu chuối cho các nước Mỹ La-tinh không được xem xét lại theo hướng có lợi cho
các nước ACP. Chính vì vậy, EU đã tìm cách xoa dịu thông qua việc sẽ hỗ trợ 190 triệu
ơ-rô (284 triệu USD) trong vòng 4 năm tới nhằm giúp các nước này đối phó với những
thay đổi về thuế.

"Cuộc chiến chuối" bùng nổ từ năm 1993, gây nhiều tranh cãi giữa các bên và trong nội
khối 27 nước thành viên EU. Tranh chấp thương mại này xoay quanh một chính sách của
EU từ năm 1993. Theo đó, trong khi chuối nhập khẩu vào EU từ các nước Mỹ La-tinh
phải chịu thuế nhập khẩu thì sản phẩm chuối từ phần lớn các nước thuộc địa trước đây
của châu Âu tại châu Phi, các nước vùng Ca-ri-bê và Thái Bình Dương lại được miễn
thuế. Điều này gây nhiều bất lợi cho một số nước xuất khẩu chuối ở khu vực Mỹ La-tinh
như Êcuađo và Ônđurát cũng như một số công ty của Mỹ. Bản thân Mỹ không xuất khẩu
chuối sang EU, nhưng 3 trong số những nhà phân phối chuối lớn nhất có đồn điền trồng
chuối ở Mỹ La-tinh lại là các công ty đa quốc gia của Mỹ. Đó là Chiquita Brands
International Inc., Del Monte Foods Co và Dole Food Co. Trước khi EU thực hiện thỏa
thuận mới, các nhà xuất khẩu Mỹ La-tinh chỉ phải trả 75 ơ-rô/tấn chuối trong hạn ngạch
để xuất khẩu chuối sang EU. Còn nếu xuất khẩu ngoài hạn ngạch cho phép, họ phải chịu
thuế 680 ơ-rô/tấn. Cách đây 5 năm, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra phán
quyết cho rằng thuế nhập khẩu chuối của EU là quá cao và liên minh này đã vi phạm
những quy định thương mại thế giới. Nhằm đối phó với phán quyết này, đầu tháng 1-
2006, EU bắt đầu thực hiện chính sách thuế nhập khẩu chuối mới và tuyên bố nó hoàn
toàn phù hợp với các quy định thương mại của WTO. Tuy nhiên, Êcuađo - nước sản xuất
chuối lớn nhất thế giới - cho rằng, các mức thuế mới của EU vẫn quá cao và đã ảnh
hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu chuối của nước này. Kể từ đó, Mỹ La-tinh thúc ép
EU hạ thấp mức thuế 176 ơ-rô/tấn càng nhiều càng tốt. Và cuối cùng họ đã đạt được mục
đích, đủ giữ "thể diện" với mức 114 ơ-rô/tấn như nêu trên.

Dẫu vậy, các nước sản xuất chuối của ACP như Ca-mơ-run và Bờ Biển Ngà vẫn muốn
EU giảm thuế ở mức ít hơn và theo một lộ trình dài hơn.
Kim Phượng

Chưa có bình luận nào


Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.
Tin liên quan
 Mỹ Latinh giải quyết tranh cãi về chuối với EU

Các bài mới


 4 cảnh sát bị bắn chết giữa quán cafe  -Bee.net.vn
 Gia đình nghi phạm thảm sát ở Philippines chối tội, kêu gọi biểu tình  -Dân Trí
 Iran sẽ xây thêm nhà máy làm giàu uranium  -VTC
 “Iran sẽ xây thêm 10 cơ sở làm giàu urani mới”  -Dân Trí
 Dự thảo về An ninh châu Âu của Tổng thống Medvedev  -Bee.net.vn
 Mỹ: 4 cảnh sát bị bắn chết giữa ban ngày  -Dân Trí
 Trả lương cho “viên chức ma”  -Tuổi Trẻ
 Google đưa hiện vật của Iraq lên mạng  -Tuổi Trẻ
 Nga: Họp khẩn cấp sau vụ xe lửa bị khủng bố  -SGGP
 100 tảng băng  -Nhân dân

LT (Theo Reuters

You might also like