You are on page 1of 3

1.

Vụ kiện EC - chuối (DS 16)- vụ kiện liên minh Châu âu

Vấn đề:

- Chuối là thực phẩm thương mại có giá trị quan trọng thức 3 trên thế giới
- Giá trị xuất khẩu khoảng 4.9 tỷ đồng USD (1999) sau cà phê, hạt ngũ cốc
- Thị trường tiêu thụ chuối lớn nhất thế giới: Mỹ, EU và Nhật Bản
- 60% xuất khẩu chịu sự chi phối của Mỹ
 Cuộc chiện tranh giành thị phần chuối rất là lớn dẫn tới vụ kiện của liên minh
Châu ÂU

Bối cảnh

Năm 1993, EC thiết lập thiết lập cơ chế quản lý thị trường chung cho sản phẩm
chuối nhập khẩu, theo đó

a) Quatta nhập khẩu chuối ưu đãi cho các nước Châu Phi, Cảibe và Thái Bình
Dương (ACP): Chế độ TM ưu đãi hơn so với các nước ngoái ACP
b) Mức thứ hạn ngahcj phân biệt đối cứ cho các nước ngoài ACP
- 75 Euro/tấn cho các nước mỸ La tinh
- Miễn thuế cho ACP ( căn cứ trên Hiệp ước Lome IV)
c) EC phân loại các nhà phần phối trên cơ sở lịch sử kinh doanh để cấp phép nhập
khẩu và phẩn phối sản phẩm chuối NK từ ACP tiếp cận thị trường EU thuận lợi
hơnvi phạm do facto quy chế về MFN của điều II GATS

Các anh chị hãy thảo luận thêm là Eu đã vi phạm những gì khi ra những quyết dịnh
trên không

Phán quyết của WTO

- Cơ chế thuế nhập khẩu: Eu vi phạm điều I ở mục 1 của GATT trong việc áp
dụng MFN đối với cơ chế thuế nhập khẩu ( ưu đãi nước ACP)
- Cơ chế cấp phép nhập khẩu và phân phôi chuối: Eu áp dụng giấy phép đặc biệt
cho phân phối chuối dựa trên lịch sử kinh doanh là vi phạm điều II, GATS

Kết luận
Nguyên tắc MFN được xử dụng để các nước thành viên trong WTO được quyền
khồng bị phân biệt dối xử cũng như hưởng những đặc quyền như nhau giữa các
nước thành viên

2. TRANH CHẤP CÀ PHÊ

Một tranh chấp liên quan đến nức là Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nha ra
trước GATT về thuế suất đặc biệt đối với cà phê chưa rang.

Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan
khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê A Rập chưa rang,
cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác). Hai loại cà phê đều
được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là
7%. Sau khi xem xét Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến
kết luận như sau: “Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết
phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào.

Tuy nhiên, Điều I,1 của GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành
một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự…. Lập luận của Tây Ban
Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà
phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt,
quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không
đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà
phê khác nhau.

Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán
dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng
loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh
hay nhẹ. Năm loại cà phê chưa rang nhập khẩu có tên trong danh mục thuế quan của
Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế
quan cao hơn đối với hai loại cà phê là A Rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin
mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với
quy định của Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT”.

Như vậy, trong vụ việc này, có thể xác định như sau:
Nguyên đơn: Braxin.
Bị đơn: Tây Ban Nha.
Vấn đề pháp lý: Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với hai
loại cà phê là A Rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin có mang tính chất phân
biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy có trái với quy định của
Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT không?
Có thể thấy Tây Ban Nha và Braxin đều là thành viên của WTO, do đó Tây Ban
Nha phải có nghĩa vụ dành cho các sản phẩm tương tự của Braxin và các nước khác
trong WTO được hưởng MFN như nhau, nghĩa là hàng nhập khẩu là cà phê chưa rang
từ Braxin và các nước khác vào Tây Ban Nha phải được đối xử như nhau. Tuy nhiên,
Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa
rang khác nhau (cà phê A Rập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê
nhẹ và cà phê khác). Hai loại cà phê đều được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê
còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Mặc dù năm loại cà phê chưa rang nhập
khẩu này có tên trong danh mục thuế quan của Tây Ban Nha đều là những sản phẩm
cùng loại. Do đó có thể kết luận hành động của Tây Ban Nha đã vi phạm nguyên tắc
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều I GATT
1994.

You might also like