You are on page 1of 6

Tiếp theo mình sẽ trình bày bản án thứ 2

Bản án/ Vụ tranh chấp: Vụ kiện Hoa kỳ - Cấm nhập khẩu một loại tôm và
các sản phẩm tôm nhất định.
Bốn quốc gia là Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Thái Lan khiếu kiện Hoa Kỳ liên
quan đến lệnh cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm của các quốc gia này
theo Mục 609 Luật Công cộng Hoa Kỳ 101-162.

Hoa Kỳ là một bên tham gia Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã, nguy cấp CITES đã cấm buôn bán quốc tế rùa biển, trứng, các bộ
phận và sản phẩm của rùa biển. Theo Mục 609 Luật Công cộng, Hoa Kỳ yêu cầu
các tàu lưới kéo tôm hoạt động ở vùng biển thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ sử
dụng TED (công cụ hạn chế việc bắt ngẫu nhiên rùa biển) mọi lúc để bảo vệ rùa
biển.

Hoa Kỳ cũng cho rằng, Mục 609 Luật Công cộng và các hướng dẫn thuộc trường
hợp ngoại lệ nêu tại các điểm g và b Điều XX GATT. Ban hội thẩm kết luận, biện
pháp cấm, hạn chế nhập khẩu tôm đối với các quốc gia không được chứng nhận
theo Mục 609 Luật Công cộng của Hoa Kỳ đã vi phạm khoản 1 Điều XI GATT,
cũng như không thuộc trường hợp ngoại lệ tại các điểm g và b Điều XX GATT.

Ngược lại, theo Cơ quan phúc thẩm, các biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
bị cạn kiệt, dù là phi sinh vật hay sinh vật (rùa biển), đều có thể thuộc phạm vi áp
dụng của điểm g Điều XX. 07 loài rùa biển được bảo vệ theo Mục 609 Luật Công
cộng đều được liệt kê trong Phụ lục 1 của CITES. Do vậy, Cơ quan phúc thẩm kết
luận, rùa biển được bảo vệ theo Mục 609 Luật Công cộng là “tài nguyên thiên
nhiên cạn kiệt” phù hợp với quy định tại điểm g Điều XX GATT 1994.

Mục 609 Luật Công cộng được ban hành vào năm 1989, chỉ đề cập phương thức
thu hoạch tôm nhập khẩu. Tuy nhiên, từ năm 1987, Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật
về Các loài có nguy cơ tuyệt chủng (có hiệu lực năm 1990), yêu cầu tất cả các tàu
đánh bắt tôm của Hoa Kỳ sử dụng thiết bị loại trừ rùa biển TED, do đó biện pháp
của Hoa Kỳ phù hợp với điều kiện tại điểm g Điều XX.
Theo Hướng dẫn năm 1991 và 1993 của Mục 609, 04 quốc gia khu vực Caribe
(phía tây Đại Tây Dương) được phép có giai đoạn trong ba năm để ngành đánh bắt
tôm của những nước này điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu sử dụng TED. Đối với tất cả
các nước khác xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (bao gồm cả Ấn Độ, Malaysia,
Pakistan và Thái Lan) chỉ có 04 tháng để thực hiện yêu cầu bắt buộc sử dụng
TED. Sự khác biệt này tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý” giữa các quốc gia xuất
khẩu mong muốn được chứng nhận để tiếp cận thị trường tôm Hoa Kỳ theo quy
định của Đoạn mở đầu Điều XX.

Tiếp theo, Cơ quan phúc thẩm thấy rằng, Mục 609 chỉ đưa ra yêu cầu duy nhất,
cứng nhắc áp dụng chung đối với hoạt động đánh bắt tôm trong nước của Hoa Kỳ,
mà không tìm hiểu sự phù hợp của chương trình chứng nhận đó đối với điều kiện
phổ biến ở các nước xuất khẩu. Sự cứng nhắc và không linh hoạt này cũng tạo
thành “sự phân biệt đối xử tuỳ tiện” không đáp ứng quy định của Đoạn mở đầu
Điều XX.

Cơ quan phúc thẩm kết luận rằng: “Mặc dù biện pháp mà Mỹ áp dụng và là
đối tượng chính của vụ kiện nhằm mục tiêu môi trường được công nhận là chính
đáng theo Khoản (g) Điều XX của GATT, nhưng nó lại được Mỹ áp dụng theo một
cách độc đoán và không có lý do chính đáng giữa các thành viên của WTO, điều
này trái với những quy định trong phần mở đầu của Điều XX. Căn cứ vào tất cả
những lý do cụ thể được nêu trong bản báo cáo, biện pháp nêu trên không được
hưởng chế độ ngoại lệ như quy định trong Điều XX GATT 1994. Điều khoản này
nói về những biện pháp nhằm vào một số mục tiêu bảo vệ môi trường được thừa
nhận là chính đáng và khi được áp dụng thì không gây ra tình trạng phân biệt đối
xử một cách độc đoán và không có lý do chính đáng giữa các quốc gia có những
điều kiện giống nhau, tức là được coi như một hình thức trá hình nhằm hạn chế
mậu dịch quốc tế.”
Có thể thấy, với phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO, Hoa Kỳ đã
thua kiện.
(Có thể Hoa Kỳ cùng các nguyên đơn thảo luận với nhau để đưa ra một biện pháp
phù hợp hơn như thay đổi thời gian điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu sử dụng TED)
* Nghiên cứu báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong 2 vụ
tranh chấp trên cho thấy:
Một là, không có bị đơn nào bị khiếu kiện do áp dụng các biện pháp bảo vệ môi
trường. Biện pháp bị khiếu kiện đều do vi phạm quy định về đối xử quốc gia
(khoản 4 Điều III GATT) hay cấm áp dụng biện pháp hạn chế số lượng (khoản 1
Điều XI GATT);
Hai là, biện pháp bảo vệ môi trường, ngay cả khi vi phạm quy định của WTO, bên
vi phạm có thể chứng minh hợp pháp bằng cách viện dẫn ngoại lệ tại điểm b và g
Điều XX GATT;
Ba là, trong vụ “EC – Amiăng”, EC đã chứng minh được biện pháp cấm nhập
khẩu amiăng là hợp pháp theo điểm b, phù hợp với quy định tại Đoạn mở Đầu của
Điều XX
Bốn là, với vụ “Hoa Kỳ - Tôm”, bị đơn không chứng minh được biện pháp bảo vệ
môi trường của mình là hợp pháp bởi đã áp dụng biện pháp đó một cách tuỳ tiện,
vô căn cứ hoặc tạo ra hạn chế trá hình trong thương mại quốc tế;
Năm là, trong vụ “Hoa Kỳ - Tôm”, rùa biển có thể dễ dàng được coi là nguồn tài
nguyên thiên nhiên cạn kiệt, bởi được liệt kê trong CITES. Điều này cho thấy,
điều ước quốc tế về môi trường có thể được coi là tiêu chuẩn quốc tế được thừa
nhận trong giải quyết tranh chấp tại WTO.
Phần III. Liên hệ với Việt Nam
Đầu tiên là
1. Phân tích các quy định về ngoại lệ môi trường trong các FTA mà Việt
Nam tham gia
- Xuất phát từ các nguyên tắc nền tảng trong GATT 1947, các ngoại lệ về
bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, động thực vật, các tài nguyên
quý hiếm… trong thương mại quốc tế đã trở thành một quy tắc quan trọng
và được quy định đầy đủ trong hơn 300 hiệp định thương mại tự do.
- Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết 16 FTA và đang
đàm phán 2 FTA khác, mà quan trọng và nổi bật có thể kể đến là CPTPP và
EVFTA.
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CPTPP
(tiền thân là TPP) là Hiệp định thương mại tự do được ký kết vào tháng
3/2018 với 11 nước thành viên bao gồm Việt Nam.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ
mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU
- Đây là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của
Việt Nam từ trước tới nay.
- Trong các FTA giai đoạn đầu, các vấn đề môi trường mới chỉ được đề cập
mang tính khái quát chung, nhưng ở giai đoạn sau này, các FTA thế hệ mới
và tiêu chuẩn cao như CPTPP và EVFTA đã tạo lập một khuôn khổ mới
liên quan đến các nội dung về môi trường mà Việt Nam đã cam kết nhằm
ràng buộc nghĩa vụ về bảo vệ môi trường của các bên ở mức độ cao hơn.
- Cả hai Hiệp định đều dành một chương riêng quy định về bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững, đó là Chương 20 về Môi trường của CPTPP
với 81 khoản, 02 phụ lục, và Chương 13 về thương mại và phát triển bền
vững của EVFTA với 41 khoản.
- Chương 20 trong CPTPP có đề cập về một ngoại lệ mà Việt Nam được xem
xét áp dụng. Cụ thể là liên quan tới các nghĩa vụ về (i) loại bỏ các loại trợ
cấp đối với việc đánh bắt gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thuỷ sản vốn đang
trong tình trạng bị đánh bắt quá mức và (ii) trợ cấp đối với tàu cá hoạt động
bất hợp pháp, trong khi các nước CPTPP phải thực hiện nghĩa vụ này trong
3 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực thì Việt Nam có thể yêu cầu gia hạn
lộ trình này thêm 2 năm.
- Bên cạnh đó, các quy định trong CPTPP còn đề cập đến ngoại lệ chung về
môi trường đối với thương mại quốc tế giữa các thành viên qua chương 29.
Cụ thể là ở các khoản 1, 2, và 3 của Điều 29.1 về ngoại lệ chung có viện
dẫn từ một số quy định ngoại lệ về môi trường trong GATT 1994 hay
GATS cùng với một số sửa đổi cho thấy sự cần thiết trong việc bảo vệ môi
trường và sức khỏe con người, động thực vật cũng như những nguồn tài
nguyên có nguy cơ cạn kiệt.
2. Tiếp theo là Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các ngoại
lệ nêu trên
3.1 Đề xuất về xây dựng và thực thi chính sách
Mặc dù luật pháp của WTO đã thiết lập một hệ thống các quy định
chặt chẽ điều tiết thương mại thế giới theo hướng tự do hóa và nghiêm cấm
hành vi phân biệt đối xử, hạn chế thương mại, nhưng WTO vẫn bảo vệ các
giá trị phi thương mại của các thành viên. Vậy nên, không nên hiểu một
cách máy móc rằng khi tham gia WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ tuyệt đối
nguyên tắc MFN và NT. Trên thực tế, dù có vi phạm nguyên tắc này, nhưng
chỉ cần Việt Nam chứng minh được việc tạo ra phân biệt đối xử mà mình
tạo ra trong thương mại quốc tế là cần thiết để bảo vệ các giá trị xã hội cốt
lõi theo điều khoản ngoại lệ chung, thì điều khoản của Việt Nam vẫn được
phép áp dụng. Cần cân bằng giữa lợi ích thương mại quốc tế và lợi ích xã
hội cốt lõi của quốc gia.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện kỹ thuật xây dựng chính sách để bảo vệ
những giá trị như văn hóa, đạo đức, môi trường. Cần lưu ý đến mối quan hệ
thực giữa chính sách và mục tiêu theo đuổi. Cần thận trọng trong khi thực
thi chính sách, tránh dẫn đến những điều tiêu cực như sự phân biệt đối xử
vô lý, tùy tiện hay hạn chế thương mại trá hình.
3.2 Đề xuất về tham gia tranh tụng quốc tế
Trong các tranh tụng liên quan đến ngoại lệ chung, cần tìm hiểu kỹ
điểm yếu và điểm mạnh của cả hai bên tranh chấp. Khi tranh tụng, Việt
Nam cần chọn những điều khoản, ý có lợi trong những phán quyết trước đó
để hỗ trợ lập luận của mình. Với vai trò là bên nguyên đơn, cần chuẩn bị kỹ
lập luận và chứng cứ nhằm chứng minh bên bị đơn vi phạm nguyên tắc
không phân biệt đối xử. Với vai trò là bị đơn, cần rà soát lại các chính sách
của mình nhằm bảo vệ những giá trị xã hội cốt lõi không trực tiếp liên quan
tới thương mại. Việt Nam nên duy trì điều tra, hoàn thiện các thống kê còn
thiếu sót để có những bằng chứng chứng minh khi xảy ra tranh chấp. Nếu
trong quá trình tranh chấp, cần tập trung chứng minh tính cần thiết và liên
quan của biện pháp.
3.3 Đề xuất về đàm phán thương mại quốc tế
Việt Nam cần đề xuất cơ chế ngoại lệ hiệu quả hơn cơ chế của WTO
để có thể bảo vệ những giá trị xã hội cốt lõi hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ WTO, quy trình xét xử và các điều kiện để một biện
pháp được coi là ngoại lệ chung theo điều XX của GATT quá phức tạp
khiến các thành viên gặp khó khăn khi áp dụng. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp vẫn cần đảm bảo độ chặt chẽ nhất định để tránh các nước ký kết
lợi dụng chúng gây hạn chế thương mại. Nhưng Việt Nam và các nước ký
kết cũng nên đàm phán để thống nhất quy trình và các tiêu chí một cách
hợp lý hơn.
Ngoài ra, các hiệp định song phương, đa phương cần giải thích cụ thể
hoặc hướng dẫn chi tiết về các thuật ngữ, cũng như cách thức áp dụng
ngoại lệ.
3.4 Đề xuất tăng cường vai trò của những hiệp hội, tổ chức, cá
nhân có chuyên môn
Cần tham khảo ý kiến của những chuyên gia có chuyên môn về khoa
học để có thể thiết kế được những chính sách bảo vệ hiệu quả các giá trị
này. Việc này có thể triển khai bằng những hội thảo, hội nghị tham vấn ý
kiến. Các hiệp hội và chuyên gia trong ngành, cần chú trọng nghiên cứu,
nâng cao chuyên môn, tích cực học hỏi cả trong và ngoài nước để đưa ra
những tư vấn chính xác nhất. Về việc giải quyết tranh chấp, những hiệp hội,
tổ chức cần cung cấp những số liệu nghiên cứu, khảo sát đáng tin cậy và
khách quan.
3.5 Đề xuất về nâng cao vai trò của doanh nghiệp và tổ chức xã
hội
Bên cạnh những hiệp hội, tổ chức lớn thì doanh nghiệp cũng nắm vai
trò rất quan trọng trong việc giúp Nhà nước bảo vệ những giá trị cốt lõi.
Nhà nước có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện nhiều chiến
dịch bảo vệ giá trị đó. Ví dụ, về trường hợp triển khai chiến dịch “Người
Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, các doanh nghiệp có thể tự tổ chức những
dự án tuyên truyền, kêu gọi người tiêu dùng trong nước trong khuôn khổ
luật pháp cho phép, nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng hàng hóa nội
địa của người người dân Việt Nam.
Các doanh nghiệp cũng là những đối tượng nhạy cảm nhất đối với
những thay đổi về chính sách thương mại, từ đó có thể phát hiện sớm
những sự phân biệt đối xử mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu khi xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Ngoài ra, họ cũng cần là người cung cấp
thông tin hoặc báo cáo về tình trạng thực tế áp dụng của những biện pháp,
giúp các cơ quan chức năng phát hiện sớm những sự phân biệt trá hình.
Chính phủ có thể lập các cổng thông tin hai chiều nhằm trao đổi giữa
chính phủ và các doanh nghiệp, hoặc chính phủ có thể thực hiện những
cuộc khảo sát về hiệu quả của chính sách hay những vấn đề liên quan khác.
3.6 Đề xuất đối với hoạt động giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong phát triển
xã hội. Hiện tại, Việt Nam vẫn còn thiếu thốn nguồn nhân lực có chuyên
môn cao về luật thương mại quốc tế. Vậy nên, Việt Nam cần đào tạo ra một
đội ngũ chuyên về lĩnh vực này bằng cách gửi đi học ở nước ngoài, cho
tham gia vào nhiều vụ tranh chấp thực tế, tăng cường đãi ngộ và các chính
sách ưu đãi. Về lâu dài, cần đầu tư những môn học về thương mại quốc tế
bằng cách dạy lý thuyết đi sát với nhu cầu thực tế, cũng như đưa các bản án
lệ vào.

You might also like