You are on page 1of 39

CHƯƠNG IV

CÁC NGOẠI LỆ CHUNG


Nội dung
Tổng quan

Các biện pháp cần thiết để bảo vệ đời sống hoặc sức
khỏe con người, động vật và thực vật Điều XX(b)

Các biện pháp ngoại lệ Điều XX(d)

Các biện pháp liên quan đến bảo tồn các nguồn tài
nguyên cạn kiệt Điều XX(g)
Tổng quan
• Cho phép các Thành viên WTO
không thi hành các nghĩa vụ GATT
để bảo vệ các giá trị xã hội theo một
số các điều kiện nhất định
Các ngoại lệ
• Đảm bảo rằng khi các thành viên
chung thực hiện các cam kết trong các Hiệp
định WTO thì không cản trở việc
theo đuổi các mục tiêu chính sách
hợp pháp
Cơ sở pháp lý: Điều XX GATT 1994

• Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách
tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có
cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với
thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được
hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện
pháp:
a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;
b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động
vật hay thực vật;
c) …….
Danh sách các ngoại lệ

a) Cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;


b) Cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật
hay thực vật;
c) Nếu liên quan đến nhập khẩu hoặc xuất khẩu vàng hoặc bạc
d) Để tuân thủ luật hoặc quy định phù hợp với GATT
e) Khi hàng hoá liên quan đến lao động tù nhân
f) Để bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo
cổ
g) Khi liên quan đến bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị
cạn kiệt
h) Để tuân thủ với các hiệp định quốc tế về hàng hoá
i) (loại bỏ)
j) Để hạn chế hoặc đối phó với khan hiếm
Các biện pháp được liệt kê là ngoại lệ

• Dù mâu thuẫn với tự do thương mại nhưng được chấp nhận


để bảo về các giá trị và lợi ích xã hội hợp pháp
• Các biện pháp thường bị tranh chấp:
• Các biện pháp cần thiết để bảo vệ đời sống hoặc sức
khỏe con người, động vật và thực vật tại Điều XX(b)
• Các biện pháp tại Điều XX(d)
• Các biện pháp liên quan đến bảo tồn các nguồn tài
nguyên cạn kiện tại Điều XX(g)
Áp dụng ngoại lệ Điều XX để biện
minh cho vi phạm GATT

Biện pháp đó có thỏa mãn phần


Biện pháp đó có thuộc một chung (chapeau) Điều XX?
trong các ngoại lệ cụ thể? (không tuỳ tiện, phi lý hoặc hạn
chế trá hình)
Ví dụ
Biện pháp của Vanin:
Thuế bán hàng cho xe có mức tiêu thụ • Cả Vanin và Tristat đều là Thành
nhiên liệu thấp hơn 12 miles cho một viên WTO
gallon (mpg) là 15%, trong khi thuế đó
cho xe cao hơn 12 mpg là 5 % • Vanin áp đặt thuế bán hàng cho xe
Vanin có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp
hơn 12 mpg (được cho là tạo ra
nhiều khí thải và vì thế gây ô
Mức tiêu thụ nhiên liệu > nhiễm nhiều hơn) cao hơn
12 mpg • Tất cả xe sản xuất ở Vanin có mức
> 12 mpg, trong khi tất cả xe sản
xuất ở Tristat có mức < 12 mpg
• Hậu quả: tất cả xe sản xuất ở
Tristat bị đánh thuế ở mức 15 %
• Vanin có vi phạm GATT 1994?
Mức tiêu thụ nhiên liệu <
12 mpg
Tristat
Các biện pháp cần thiết để bảo
vệ đời sống hoặc sức khỏe con
người, động vật và thực vật
Bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe con
người, động vật và thực vật – Điều
XX(b) GATT 1994

• …không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn
cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:

(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người,
động vật hay thực vật
• Điều XX (b) bao gồm cả chính sách sức khỏe cộng đồng và chính
sách môi trường
• Thailand – Cigarettes
• EC – Asbestos
Các bước chứng minh

Biện pháp có được hoạch Biện pháp có cần thiết để


định để bảo vệ đời sống hoàn thành mục tiêu
hay sức khỏe con người, chính sách không?
động vật và thực vật?
Tính cần thiết
• Chứng minh tính cần thiết của biện pháp:
• Không có biện pháp khác phù hợp với GATT hoặc ít
mâu thuẫn hơn
• Thailand – Cigarettes
• Không cần chứng minh mục tiêu của chính sách đó là “cần
thiết”
• US - Gasoline
Mức độ bảo vệ
• Không thể tranh chấp về mức độ bảo vệ của biện pháp
• Thành viên WTO có quyền đặt ra các mức độ bảo vệ sức khỏe cộng
đồng mà họ cho là thích hợp
• EC – Asbestos
• Tiêu chuẩn của các bằng chứng
• Phải dựa trên các nguồn khoa học mà tại thời điểm đó cho thấy một
quan điểm tuy khác biệt nhưng đủ trình độ và được công nhận
• Nguyên tắc phòng ngừa được áp dụng khi hành vi hay công nghệ
chưa được biết đến nhiều
• EC – Asbestos
Nghiên cứu tình huống: EC-Asbestos
Tình tiết

Tình tiết
• Pháp ban hành Nghị định số 96-113 cấm asbestos và các sản phẩm
chứa asbestos vì chất này gây ra ung thư
• Các loại sợi khác không gây ra ung thư nhưng vẫn có nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khoẻ vẫn được dùng thay thế cho asbestos để gia tăng
độ cứng cho sản phẩm
• Canada khai thác và xuất khẩu asbestos vào Pháp nên bị ảnh hưởng bởi
lệnh cấm.
• Canada đã khởi kiện Pháp tại cơ quan giải quyết tranh chấp WTO, cho
rằng biện pháp của Pháp là một rào cản thương mại phi thuế quan
Nghiên cứu tình huống: EC-Asbestos
Vấn đề
• Biện pháp của Pháp có vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều III.4
khi asbestos bị điều chỉnh kém thuận lợi hơn các chất không gây ung thư?
• Có phải Pháp điều chỉnh sợi chrysotile asbestos khác với các chất làm
bền khác như sợi PVA, cellulose và sợi thuỷ tinh?
• Sợi PVA, cellulose và sợi thuỷ tinh có phải là các sản phẩm tương tự
với sợi chrysotile asbestos theo Điều III.4 GATT 1994 hay không?
• Cho dù Pháp vi phạm nghĩa vụ không phân biệt đối xử quy định tại Điều
III. 4 thì biện pháp đó vẫn có hiệu lực theo Điều XX(b) khi nó là cần thiết
để bảo vệ đời sống và sức khoẻ?
Nghiên cứu tình huống: EC-Asbestos
Quyết định của Ban Hội thẩm
• Điều III.4
• Asbestos và các loại sợi khác là sản phẩm “tương tự” vì có cùng công dụng,
cho tính chất hoá học và vật lý khác nhau
• Điều XX(b)
• Có bằng chứng khoa học do các chuyên gia đưa ra cho thấy asbestos là mối
nguy hại nghiêm trọng đến sức khoẻ đến các nhóm rộng từ người bị phơi
nhiễm do khai thác mỏ đến đến người xử lý chất thải
• Do đó, biện pháp của Pháp được tạo ra để bảo vệ chống lại nguy cơ này
• Không có biện pháp nào khả thi hơn để thay thế, đặc biệt trong ngành xây
dựng
• Điều XX phần chung (chapeau)
• Pháp chứng minh được các cảnh báo: hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ,
thời gian tồn tại dài của chất gây ung thư, việc sử dụng đa dạng và rộng rãi
trong nhiều ngành nghề
Nghiên cứu tình huống: EC-Asbestos
Quyết định của Cơ quan phúc thẩm
• Đảo ngược quyết định của Ban Hội thẩm về Điều III.4 nhưng kết quả
cuối cùng không thay đổi: Biện pháp của Pháp hợp pháp
• Asbestos và các loại sợi khác không phải sản phẩm “tương tự”
• 4 tiêu chí: tính chất vật lý, công dụng cuối cùng, thị hiếu, thói quen của người
tiêu dùng và phân loại thuế quan phải được phân tích hết, vì các tiêu chí này
tạo thành bộ khung để phân tích "tính tương tự" của các sản phẩm cụ thể trên
cơ sở từng vụ việc
• Sự khác nhau về tính chất vật lý có thể ảnh hưởng tới quan hệ cạnh tranh trên
thị trường. Asbestos độc và các chất khác thì không rất quan trong và sự khác
biệt vật lý này là có ý nghĩa trên thị trường
• Có nhiều công dụng khác nhau giữa các sản phẩm chứ không hẳn giống nhau
• Người tiêu dùng không coi asbestos và chất thay thế asbestos là giống nhau
do nguy cơ sức khoẻ từ asbestos
• Các sản phẩm đó có phân loại thuế quan khác nhau
Các biện pháp ngoại
lệ ở Điều XX(d)
Các biện pháp tại Điều XX(d)

• …không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn
cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:
•…
• (d) cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc
không trái với các quy định của Hiệp định này, ví dụ như các quy
định liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì
hiệu lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo khoản 4
Điều II và Điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu
thương mại và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn
ngừa các hành vi thương mại gian lận
Các bước chứng minh Điều XX(d)

Biện pháp phải được xây


dựng để “đảm bảo sự tôn Biện pháp phải “cần thiết”
trọng” pháp luật và các để đảm bảo sự tôn trọng
quy tắc mà bản thân chúng
không trái với GATT 1994
Nghiên cứu tình huống: Korea – Beef
Tình tiết
• Hệ thống Bán lẻ Kép quy định về kênh phân phối tách biệt cho thịt bò
nhập khẩu và thịt bò nội địa. Các cửa hàng bán lẻ chỉ được phép bán
một loại thịt bò, nhập khẩu hoặc nội địa. Cửa hàng thịt bò nhập khẩu
phải đề biển “Cửa Hàng Chuyên Thịt Bò Nhập Khẩu”. Các nhà phân
phối lớn như cửa hàng bách hóa hay siêu thị được phép phân phối cả
hai loại thịt bò nhưng phải bày hàng ở các quầy riêng biệt. Trước khi
có quy định này, thịt bò nhập khẩu được phân phối qua hệ thống bán
lẻ sẵn có dành cho thịt bò nội địa.
• Biện pháp trên của Hàn Quốc được hoạch định nhằm thực thi Luật
Cạnh tranh không lành mạnh, một đạo luật bề ngoài phù hợp với các
quy định của WTO. Vào thời điểm đó có sự lan rộng các hành vi gian
lận về nguồn gốc xuất xứ của thịt bò. Hàn Quốc cho rằng, cần thiết
phải áp dụng biện pháp hệ thống bán hàng kép đối với sản phẩm thịt
bò nhập khẩu, vì sử dụng biện pháp này mới đủ mạnh để chống lại
hành vi gian lận và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật quốc gia.
Nghiên cứu tình huống: Korea – Beef
Vấn đề
• Hàn Quốc áp dụng biện pháp hệ thống bán lẻ kép đối với sản phẩm
thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa có vi phạm nguyên tắc đối xử
quốc gia tại Điều III.4?
• Hàn Quốc áp dụng biện pháp hệ thống bán lẻ kép đối với sản phẩm
thịt bò nhập khẩu để chống lại hành vi gian lận và đảm bảo sự tuân
thủ pháp luật quốc gia có được xem là trường hợp ngoại lệ theo điều
XX GATT 1994 không?
Nghiên cứu tình huống: Korea – Beef
Quyết định
• Điều III.4
• Có vi phạm
• Điều XX(d)
• (1) Biện pháp đó được xây dựng để bảo đảm sự tuân thủ luật và quy
định mà bản thân chúng không vi phạm các quy định của GATT 1994
• Hệ thống bán lẻ kép được Hàn Quốc thiết lập tại thời điểm mà các
hành vi gian lận trong lĩnh vực bán thịt bò tăng nhanh. Việc áp dụng
biện pháp này, dù ít hay nhiều, nó nhằm mục đích bảo đảm sự tuân
thủ pháp luật quốc gia và chống lại hành vi gian lận.
Nghiên cứu tình huống: Korea – Beef
Quyết định
• Điều XX(d)
• 2) Biện pháp đó có “cần thiết” cho việc bảo đảm sự tuân thủ đó hay
không?
• Từ “cần thiết” có thể hiểu là tất yếu, không thể thiếu, bắt buộc phải
có, không thể bỏ qua. Tuy nhiên, từ “cần thiết” trong điều XX(d)
GATT 1994 được tiếp cận theo hướng là mức độ của sự cần thiết.
Trong phạm vi của điều luật này, “cần thiết” gần với nghĩa của
“không thể tách rời” hơn là “đóng góp vào”. Để đánh giá tính “cần
thiết”, giá trị bảo vệ càng quan trọng bao nhiêu thì biện pháp càng dễ
được chấp nhận là “cần thiết” bấy nhiêu. “Cần thiết” còn được đánh
giá dựa trên yếu tố mức độ mà biện pháp đóng góp vào việc nhận diện
các giá trị theo đuổi – tức là bảo đảm sự tuân thủ luật và các quy định.
Một yếu tố nữa là mức độ của hậu quả hạn chế tới thương mại quốc tế
mà biện pháp gây ra.
Nghiên cứu tình huống: Korea – Beef
Quyết định

• Điều XX(d)
• 2) Biện pháp đó có “cần thiết” cho việc bảo đảm sự tuân thủ đó hay không?
• Biện pháp hệ thống bán lẻ kép chỉ bị áp dụng riêng cho sản phẩm thịt bò nhập
khẩu, mà không áp dụng cho các sản phẩm liên quan khác, như thịt heo và hải sản.
Biện pháp hệ thống bán lẻ kép chỉ bị áp dụng riêng cho các cửa hàng bán lẻ hoặc
siêu thị, mà không áp dụng cho các nhà hàng, nơi mà 45% thịt bò nhập khẩu được
bán và có số lượng lớn các vụ gian lận. Hơn nữa, theo số liệu thống kê, số trường
hợp gian lận trong bán thịt bò nội địa nhiều bằng với bán thịt bò nhập khẩu. Biện
pháp của Hàn Quốc do đó được xây dựng chủ yếu nhằm vào bán lẻ thịt bò nhập
khẩu. Bằng những biện pháp cơ bản và truyền thống được quy định sẵn trong pháp
luật quốc gia, Hàn Quốc đã có thể giải quyết được vấn đề phòng chống gian lận.
Ngoài ra, biện pháp này còn dồn chi phí thực thi luật cho các nhà bán lẻ thịt bò
nhập khẩu thay vì cân đối chi phí giữa nhà bán lẻ thịt bò nhập khẩu và nhà bán lẻ
thịt bò nội địa.
• Cho dù có áp dụng biện pháp hệ thống bán hàng kép hay không, Hàn Quốc vẫn đạt
được mục tiêu đảm bảo được sự tuân thủ pháp luật quốc gia. Điều đó cho thấy
rằng, không cần thiết phải áp dụng một biện pháp mạnh hơn dành riêng cho việc
bán lẻ thịt bò nhập khẩu để chống lại hành vi gian lận.
Các biện pháp liên quan đến bảo
tồn các nguồn tài nguyên cạn kiệt
Các biện pháp liên quan đến gìn giữ các
nguồn tài nguyên cạn kiện tại Điều XX(g)

• …không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là
ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các
biện pháp:
•…
• (g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị
cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế
cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước
Các bước chứng minh

Mục tiêu chính Biện pháp có


sách là gìn giữ Biện pháp có liên được thực thi
các nguồn tài quan tới mục tiêu cùng với các hạn
nguyên có thể chính sách? chế sản xuất hoặc
cạn kiệt? tiêu thụ nội địa?
Các vấn đề phải chứng minh

• “gìn giữ các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt”


• Cả các loài sinh vật và phi sinh vật
• US – Shrimp
• US – Gasoline
• “liên quan tới”
• Biện pháp đó phải chủ yếu nhằm mục đích bảo tồn
• Canada – Herring and Salmon
• Quan hệ giữa biện pháp và chính sách môi trường phải là mối quan hệ “có
thật và mật thiết có thể thấy được”
• US – Shrimp
• “cân bằng”
• Đặt ra các hạn chế đối với cả sản phẩm nhập khẩu và nội địa vì mục tiêu bảo
tồn
• US - Gasoline
Nghiên cứu tình huống: US – Shrimp
Tình tiết
• Năm 1987, Hoa Kỳ đã ban hành quy định yêu cầu tất cả tàu lưới kéo
tôm ở Hoa Kỳ phải gắn thiết bị loại trừ rùa biển (TEDs) hoặc hạn chế
khắt khe trong những vùng đặc thù nơi có tỉ lệ rùa biển bị chết cao
đáng kể trong vùng khai thác tôm
• Vào năm 1989,Hoa Kỳ ban hành quy định “áp một lệnh cấm nhập
khẩu tôm được đánh bắt bằng những công nghệ đánh bắt có tác hại
xấu tới loài rùa biển”
• Lệnh cấm này sẽ không áp dụng cho các quốc gia được cấp phép nếu
tôm được đánh bắt thoả mãn các điều kiện không gây tổn hại rùa biển
• Giấp phép cũng được cấp cho quốc gia nào đưa ra được tài liệu
chứng minh mình đã thông qua một chương trình quản lý việc bắt
ngẫu nhiên rùa biển trong quá trình đánh bắt tôm và so sánh tỉ lệ ngẫu
nhiên bắt phải rùa biển với tỉ lệ của Hoa Kỳ.
• India, Malaysia, Pakistan, Thailand khởi kiện
Nghiên cứu tình huống: US – Shrimp
Vấn đề

• Lệnh cấm nhập khẩu tôm không có chứng minh về


phương pháp đánh bắt không gây hại đến loài rùa biển
của Hoa Kỳ có vi phạm Điều XI.1 về hạn chế số lượng
hay không?
• Nếu có, lệnh cấm này có thuộc ngoại lệ tại Điều XX(g) có
mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn
kiệt để vẫn hợp pháp hay không?
Nghiên cứu tình huống: US – Shrimp
Quyết định của Cơ quan Phúc thẩm
• Quyết định về vi phạm Điều XI.1 không bị kháng cáo
• Điều XX(g)
• Nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt bao gồm cả tài nguyên sinh
vật và tài nguyên phi sinh vật. Yếu tố “cạn kiệt” phải được
xem xét và thừa nhận bởi tất cả các bên trong từng trường hợp
cụ thể, ở đây, sự cạn kiệt của rùa biển được biểu hiện qua phụ
lục I Công ước CITES được các quốc gia thừa nhận
• Để xem xét tính “liên quan”, cần phân tích mối quan hệ giữa
biện pháp và mục tiêu chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên có thể bị cạn kiệt. Quy định của Hoa Kỳ không
rộng đến mức bất cân xứng với mục tiêu chính sách bảo vệ
loài rùa biển,
• Biện pháp cũng được áp dụng cả với sản xuất và tiêu dùng
trong nước
Nghiên cứu tình huống: US – Shrimp
Quyết định của Cơ quan Phúc thẩm
• Để xác định xem một biện pháp có tạo nên sự “phân biệt đối xử độc đoán
hoặc phi lý giữa các quốc gia có cùng điều kiện”, có ba yếu tố. Một là áp
dụng biện pháp dẫn đến phân biệt đối xử. Hai là sự phân biệt đối xử phải có
tính độc đoán hoặc phi lý. Ba là phân biệt đối xử diễn ra giữa các quốc gia có
cùng điều kiện. Sự phân biệt đối xử không chỉ xảy ra giữa các quốc gia xuất
khẩu mà còn có thể giữa các quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.
• Hoa Kỳ sử dụng một lệnh cấm để yêu cầu các quốc gia thành viên phải
thông qua chương trình quy định toàn diện để đạt được mục tiêu chính sách
mà không tính đến các điều kiện khác nhau giữa các vùng lãnh thổ của các
nước thành viên
• Các chính sách, tiêu chuẩn trong quy định của Hoa Kỳ chỉ là ý chí đơn
phương của Hoa Kỳ mà không có sự thỏa thuận từ phía các thành viên xuất
khẩu
• Có sự khác biệt đáng kể trong quy định về thời gian cấp phép cho các quốc
gia
• Vì vậy, biện pháp của Hoa Kỳ là một sự “phân biệt đối xử phi lý”.
• Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn áp đặt một yêu cầu cứng nhắc, duy nhất trong việc
cấp phép mà không đòi hỏi sự phù hợp của nó với các điều kiện hiện hành
của một quốc gia là “phân biệt đối xử độc đoán”.
• Là sự đối xử độc đoán và phi lý nên không cần thiết xem xét biện pháp có
tạo hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.
Phần chung
(Chapeau)
Các yêu cầu của phần chung (chapeau)
• Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không
được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc
đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như
nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại
quốc tế…
• Các biện pháp phải được áp dụng theo cách thức
KHÔNG tạo nên:
• Sự phân biệt đối xử độc đoán hoặc phi lý giữa các nước có cùng
điều kiện
• Sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế
Mục đích của phần chung

• Tránh sự lạm dụng của các nước Thành viên


• US - Gasoline
• Thể hiện nguyên tắc thiện chí trong thương mại
quốc tế
• US - Shrimp
Phân biệt đối xử độc đoán và phi lý
• Khác với khái niệm “phân
biệt đối xử” ở các điều luật
khác
• Phân biệt đối xử không
Phân biệt Phân biệt phải chỉ giữa các Thành
Áp dụng viên xuất khẩu khác nhau
biện pháp đối xử phải đối xử phải
dẫn đến độc đoán xảy ra giữa mà còn giữa các Thành
và phi lý các nước
phân biệt về tính có cùng viên xuất khẩu và Thành
đối xử viên nhập khẩu
chất điều kiện
• US – Gasoline
• US - Shrimp
Hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế

• Khi biện pháp bộc lộ rằng trên thực tế nó không nhằm theo
đuổi mục tiêu chính sách hợp pháp được viện dẫn để hưởng
miễn trừ
• Thực tế, mục đích là hạn chế thương mại

You might also like