You are on page 1of 4

1.

Nguyên tắc phòng ngừa


nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp phòng ngừa phải được áp dụng khi có
sự nghi ngờ về tác động tiềm năng của một hoạt động đến môi trường,
khuyến khích các biện pháp phòng ngừa được thực hiện sớm. Các quốc gia
đặt mục tiêu cụ thể về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro môi trường, tăng
cường giám sát và đánh giá các hoạt động môi trường nhằm phát hiện sớm
vấn đề và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng ngừa.
Vd: hiệp định Basel về kiểm soát chất thải nguy hại đưa ra một số nguyên
tắc phòng ngừa quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường
như:
- cấm xuất khẩu chất thải nguy hại (điều 4): cấm xuất khẩu chất thải nguy
hại không an toàn từ các quốc gia thành viên đến các quốc gia không
thành viên. Điều này nhằm ngăn chặn việc chất thải nguy hại được
chuyển đi và xử lý không an toàn, gây hại cho môi trường và sức khỏe
con người.
- Quản lý chất thải nguy hại trong nước (điều 9): yêu cầu các quốc gia
thành viên phải có chính sách và biện pháp quản lý chất thải nguy hại
trong nước. Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình
để đảm bảo việc thu gom, vận chuyển, xử lý và lưu trữ chất thải nguy hại
được thực hiện một cách an toàn và bền vững.
2. Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nguyên tắc này khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết các
vấn đề môi trường có tính toàn cầu. Các MEAs thường tạo ra cơ chế hợp tác
và trao đổi thông tin giữa các quốc gia để đạt được mục tiêu chung. Nguyên
tắc này thường bao gồm:
- Cam kết và tuân thủ: các quốc gia thành viên cam kết và tuân thủ các
điều khoản, quy định của MEAs đồng thời thực hiện các biện pháp cần
thiết để đảm bảo tuân thủ hiệu quả.
- Hợp tác quốc tế: các quốc gia thành viên hợp tác với nhau trong việc chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm và công nghệ nhằm tăng cường khả năng thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
- Trách nhiệm chung: các quốc gia thành viên chia sẻ trách nhiệm chung
trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên, cùng nhau đưa ra
các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và
đảm bảo sự bền vững.
Vd: Nghị định thư Montréal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (1996)
nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác quốc tế để bảo vệ tầng ozon và giảm thiểu
việc sử dụng các chất gây thủng tầng ozon. Cụ thể điều 10 hiệp định xác
định các biện pháp quốc tế để thực hiện hiệp định này gồm: chia sẻ thông
tin, hỗ trợ kỹ thuật; tài chính, hợp tác khoa học, kiểm tra tuân thủ, hợp tác
khu vực.
3. Nguyên tắc người gây hại chịu trách nhiệm
Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo rằng những người hoặc tổ chức
gây hại đối với môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả các chi phí phục
hồi môi trường và khắc phục hậu quả gây ra. Các MEAs thường đặt ra các
yêu cầu và trách nhiệm pháp lý đối với các bên tham gia.
Vd: hiệp định CITES về buôn bán quốc tế các loài động vật thực vậy nguy
cấp, điều 8.4 hiệp định nêu rõ trách nhiệm của người gây hại: “các bên thực
hiện các biện pháp hợp lý nhằm xác định, điều tra và giải quyết các trường
hợp vi phạm nghiêm trọng CITES bao gồm các trường hợp vi phạm do hành
vi cố ý, sơ ý hay do thiếu trách nhiệm”
4. Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng phân chia công bằng
Nguyên tắc này đảm bảo rằng trách nhiệm bảo vệ môi trường được chia sẻ
một cách công bằng giữa các bên tham gia MEAs. Nguyên tắc nhấn mạnh
các quốc gia có trách nhiệm chung đối phó với môi trường nhưng sự phân
chia trách nhiệm phải được cân nhắc dựa trên nguyên tắc công bằng, bình
đẳng và khả năng của từng quốc gia.
Trách nhiệm chung: tất cả các quốc gia đều chịu trách nhiệm chung trong
việc bảo vệ môi trường toàn cầu và giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
Phân chia công bằng: trách nhiệm và nhiệm vụ giữa các quốc gia được phân
chia dựa trên khả năng và đóng góp của từng quốc gia. Các quốc gia phát
triển có trách nhiệm lớn hơn trong việc giảm tác động môi trường và hỗ trợ
các quốc gia đang phát triển. Ngược lại các quốc gia đang phát triển có thể
được thừa hưởng từ sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ các quốc gia giàu
có hơn.
Vd: điều 3 hiệp định đa dạng về sinh học CBD nêu rõ về nguyên tắc chịu
trách nhiệm chung nhưng phân chia công bằng “các bên phân chia công
bằng trách nhiệm chung theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và khả năng
của từng bên dựa trên sự phân bố và công lý của lợi ích hợp lý, đặc biệt đối
với quốc gia nghèo và có nhu cầu đặc biệt, cũng như các quốc gia đặc biệt
quan tâm đến đa dạng sinh học.”
5. Nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc này đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là
hai mục tiêu không thể tách rời và cần đồng thời đạt được. Nguyên tắc nhấn
mạnh sự phát triển kinh tế bền vững chỉ có thể đạt được khi chúng ta bảo vệ
môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả. Điều này đảm
bảo sự phát triển kinh tế không gây hủy hoại môi trường, suy thoái tài
nguyên và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và chất lượng
cuộc sống của con người.
Vd: hiệp định CITES về các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt
chủng, hiệp định này đưa ra một cơ chế quản lý thông qua việc xác định các
loài động thực vật hoang dã cần được bảo vệ, cẩm buôn bán các loài bị đe
dọa đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng bền vững các loài
không bị đe dọa. Điều này giúp duy trì cân bằng giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ sự đa dạng sinh học.
4. biện pháp thương mại trong các hiệp định môi trường đa phương
Các hiệp định môi trường đa phương cũng đã tính đến những vấn đề thương
mại có ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời cũng xem xét các vấn đề môi
trường có ảnh hưởng đến tự do thương mại nhằm điều hoà giữa mục đích
bảo vệ môi trường và tự do hóa thương mại. Các quy định và biện pháp
thương mại mà các quốc gia được phép sử dụng trong các Hiệp định môi
trường đa phương nhằm hạn chế mở rộng thương mại quốc tế dẫn đến khai
thác và sử dụng vượt quá khả năng tự phục hồi của tài nguyên thiên nhiên,
ngăn chặn sự gia tăng khí thải nhà kính dẫn đến các nguy cơ về biến đổi khí
hậu toàn cầu...tập trung vào 04 nhóm nội dung sau:
Tạo ra khung khổ pháp lý cho các thành viên tham gia thị trường:
thương mại có thể là nguồn gốc của nhiều vấn đề môi trường, do đó việc giải
quyết các vấn đề môi trường không thể tách rời việc với việc áp dụng các
biện pháp quản lý thương mại, và bản thân các hạn chế thương mại có thể dễ
được chấp nhận hơn. Khi được áp dụng đối với tất cả các thành viên trên
một thị trường nhất định, các hạn chế thương mại vì mục đích bảo vệ người
tiêu dùng hoặc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường có thể được chấp
nhận như một điều kiện cạnh tranh chung mà các quốc gia thành viên phải
chấp nhận khi tham gia thị trường;
Đóng vai trò ngăn chặn, phòng ngừa các nguy cơ môi trường: các biện
pháp thương mại được sử dụng để ngăn chặn các nguy cơ môi trường. Ví dụ:
một nước có thể áp dụng hạn chế về kích cỡ tôm hùm được phép nhập khẩu
(không nhập khẩu tôm quá bé) nhằm mục đích bảo vệ trữ lượng tôm ở các
vùng biển quốc tế. Các nước có thể cấm buôn bán vận chuyển các chất
thải nguy hại nhằm ngăn chặn nguy cơ môi trường do các chất này gây ra
(công ước Basel);
Kiểm soát thị trường và định hướng tiêu dùng: Thị trường có thể có
nhu cầu cao đối với một số sản phẩm nhưng việc đáp ứng nhu cầu của thị
trường có thể dẫn tới cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp các
dịch vụ môi trường mà con người phụ thuộc vào (tài nguyên rừng, biển,
nước…). Rất khó có thể xác định được rằng giá cả của một sản phẩm khi
đưa ra thị trường cũng như lợi nhuận kinh doanh sản phẩm đó là cân bằng
với sự khan hiếm của nguồn nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó. Chính
vì vậy, cần có cơ chế để quản lý thị trường đối với những trường hợp thương
mại có thể dẫn tới cạn kiệt các nguồn lực (đây chính là những ý tưởng lôgic
đằng sau các Công ước CITES và CBD);
Đảm bảo sự tuân thủ: Các biện pháp thương mại có thể gây sức ép
buộc các nước phải tuân thủ và thực hiện mục tiêu của các MEAs. Việc hạn
chế buôn bán các sản phẩm có chứa chất gây thủng tầng ôzôn của Nghị định
thư Montreal giữa các nước tham gia và không tham gia Nghị định thư là
một ví dụ điển hình. Nó tạo sức ép buộc các nước loại bỏ các chất nêu trên
trong sản phẩm của mình hoặc đáp ứng những điều kiện nhất định để tham
gia Nghị định thư nếu không muốn giảm kim ngạch thương mại

You might also like