You are on page 1of 8

Jetstar Pacific “mất trắng” 31 triệu USD do… trữ

xăng dầu
Dân trí Hai phó tổng giám đốc của Jetstar Pacific thực hiện nghiệp vụ phòng
ngừa rủi ro xăng dầu năm 2008 do không tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc đã làm lỗ
hơn 31 triệu USD. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước chưa phát hiện dấu hiệu trục
lợi từ khoản lỗ này.

Một chuyến bay của Jetstar Pacific


 
Ngày 2/11, Kiểm toán Nhà nước đã công bố Báo cáo kiểm toán tài chính năm 2008 của Tổng
Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Liên quan tới công tác cổ phần hóa, quản
lý vốn Nhà nước tại Jetstar Pacific (do SCIC nắm giữ hơn 70% cổ phần), Kiểm toán Nhà nước
đã tiến hành kiểm tra, đối chiếu và phát hiện ra nhiều tồn tại.
 
Năm 2008, Jetstar Pacific lỗ 546 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2008 là 1.137 tỷ đồng, vốn chủ sở
hữu đến 31/12/2008 âm 121 tỷ đồng. Về quản lý chi phí xăng dầu, hai phó tổng giám đốc thực
hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro xăng dầu năm 2008 (Hedging), không tuân thủ tuyệt đối
nguyên tắc thực hiện và không báo cáo hội đồng quản trị, ban điều hành đã làm cho công ty lỗ
hơn 31 triệu USD (từ tháng 7/2008 đến tháng 5/2009).
 
Với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ khi thành lập đến nay, đặc biệt là hoạt động
kinh doanh năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ kéo dài, song Jetstar Pacific vẫn trả lương
cho ban lãnh đạo với mức thu nhập rất cao không tương xứng với kết quả hoạt động của công ty.
 
Theo Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái, chuyện kinh doanh của hãng hàng không
này thua lỗ liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro xăng dầu năm 2008.
 
Năm 2008, giá dầu thế giới biến động bất thường, lúc tăng nóng lên 145 USD/thùng, khi lại giảm
xuống chỉ còn khoảng 44 USD/thùng và đến giữa tháng 2/2009 chỉ còn gần 30 USD/thùng. Tuy
nhiên, hợp đồng Hedging của Jetstar Pacific từ tháng 7/2008 kéo dài tới tận tháng 5/2009.
 
Do đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị SCIC phải “xem xét việc chi trả quỹ tiền lương cho thành
viên đội đồng quản trị, ban điều hành tại Jetstar Pacific Airlines từ năm 2007 đến nay. Báo cáo
Thủ tướng Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước biết kết quả kiểm tra tại đơn vị này”.
 
Cùng với kết quả kiểm toán tại Jetstar Pacific, Kiểm toán Nhà nước còn chỉ ra những mặt mà
SCIC chưa làm được, trong đó có việc phân phối tiền lương. “Quỹ tiền lương của lãnh đạo tổng
công ty được duyệt là 1,473 tỷ đồng nhưng thực tế năm 2008 đã chi trả 2,642 tỷ đồng, vượt quỹ
lương được duyệt là 1,168 tỷ đồng.
 
Thu nhập bình quân của lãnh đạo tổng công ty khi xây dưng kế hoạch trình Bộ Tài chính, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội là 40 triệu đồng/tháng nhưng thực tế năm 2008 thu nhập bình
quân là 78,5 triệu đồng/tháng, gấp 1,96 lần so với kế hoạch”.
 
Trích lập quỹ lương theo đơn giá tiền lương xây dựng của SCIC cũng thiếu tính hợp lý, không
sát thực tế. Đoàn Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh giảm chi phí tiền lương trong năm 2008 là 3,8
tỷ đồng; chi phí làm thêm giờ nhiều trường hợp chi vượt 200 giờ/năm theo quy định của Nhà
nước (có trường hợp vượt hơn 500 giờ, có trường hợp vượt hơn 300 giờ, 400 giờ) số tiền 504
triệu đồng.
 
Theo đó, đoàn kiểm toán điều chỉnh giảm chi phí hoạt động đầu tư kinh doanh vốn và chi phí
quản lý năm 2008 là 3,389 tỷ đồng, trong đó chi phí tăng 499 triệu đồng, chi phí giảm 3,879 tỷ
đồng.
 
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước còn kiến nghị SCIC thực hiện việc xử lý tài chính theo kết quả
kiểm toán như sau: Số tiền thuế còn phải nộp ngân sách Nhà nước đến 31/12/2008 là 25,2 tỷ
đồng, trong đó, Kiểm toán Nhà nước phát hiện tăng thêm 23,486 tỷ đồng (thuế thu nhập doanh
nghiệp 22,49 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân 0,995 tỷ đồng);
 
Điều chỉnh tăng doanh thu, thu nhập năm 2008 số tiền 72,6 tỷ đồng, tăng các khoản phải thu về
cổ tức 31,106 tỷ đồng, tăng vốn đầu tư tại doanh nghiệp 45,138 tỷ đồng; Tăng thu Quỹ hỗ trợ sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước Trung ương 1.006 tỷ đồng, trong đó tăng lãi dự thu 838,06 tỷ đồng,
tăng phải thu quỹ đối với Công ty xây dựng công trình Quảng Ngãi 0,88 tỷ đồng, giảm phải trả
167,24 tỷ đồng…
 

Bị đối tác nợ tiền xăng nhưng Vinapco không dám ngừng bán hàng vì sợ bị phạt tiền hàng
tỷ đồng như đã xảy ra hồi năm 2008.
Ngày20/5, Jetstar Pacific Airlines nhận được "tối hậu thư" của hãng cung ứngnhiên liệu hàng
không - Vinapco liên quan đến khoảng nợ lên tới 175 tỷ đồng.Trong văn bản gửi các cơ quan
chức năng, Vinapco xin được ngừng bán hàng nếu đếnhết đêm 20/5, Jetstar Pacific không có
phương án xử lý nợ.

Giámđốc Vinapco - Trần Hữu Phúc ngán ngẩm nói: "Jetstar Pacific Airlines chưatrả nợ và cũng
không có phương án xử lý các khoản nợ treo. Vậy mà, chúng tôi vẫnphải bán xăng dầu cho hãng,
vì vì lý do hàng không là lĩnh vực kinh doanh nhạycảm".

ÔngPhúc cho biết, trong văn bản "khất nợ" của Jetstar Pacific, hãng vậnchuyển này hứa trong
tháng 6 sẽ thanh toán một số khoản nợ. Thế nhưng, Jetstarlại không đưa ra được đơn vị đứng ra
bảo lãnh tín dụng. Do đó, Vinapco lo rằng,số tiền 173 tỷ đồng nợ trên trở thành khoản khó đòi.
"Cái khó của chúngtôi hiện nay là đối tác không có tiền trả nợ, cơ quan chức năng lại 'né'
chuyệnngừng bán hàng. Nếu đơn phương không bán xăng cho Jetstar Pacific chúng tôi sẽđối mặt
với nguy cơ bị phạt", ông Phúc than thở.

Sáng23/5, Cục Hàng không VN và Cục Quản lý Cạnh tranh đã có văn bản "phản hồi"trước đề
xuất của Vinapco về việc ngừng bán xăng cho Jetstar Pacific. Các văn bảntrả lời đều thừa nhận
việc giải quyết công nợ giũa Vinapco và các khách hàng đượcthực hiện theo quy định của pháp
luật và các điều khoản hợp đồng đã ký kếtnhưng không chấp nhận kiến nghị của Vinapco ngừng
cung cấp xăng cho JetstarPacific.

ÔngTrần Hữu Phúc than thở: "Điều chúng tôi mong muốn là chỉ đạo trực tiếp vềviệc được hay
không được phép ngừng bán hàng thì nhà chức trách lại 'né'".

Mộtlãnh đạo Cục Hàng không VN nói rằng trong thẩm quyền của mình, Cục chỉ có thểyêu cầu
Jetstar Pacific và Vinapco đàm phán chứ không nên áp dụng các biện phápmạnh như ngừng cung
cấp xăng dầu. Bởi khi ngừng bán hàng, lịch trình bay sẽ bị ảnhhưởng khi đó, người tiêu dùng là
người chịu thiệt. "Quan trọng nhất lúcnày là hai bên cần ngồi lại với nhau để thống nhất việc giải
quyết các khoản nợvà tuân thủ các điều khoản tại hợp đồng. Chúng tôi không thể nói rằng
Vinapcođược quyền ngừng bán xăng vì hàng không là lĩnh vực nhạy cảm, làm như vậy sẽ
ảnhhưởng tới khách hàng", vị lãnh đạo này cho biết.

Trongkhi đó, trao đổi với VnExpress.net, một đại diện của Jetstar Pacific khẳng địnhhãng đang
thu xếp để thanh toán cho Vinapco sớm nhất có thể. Vị đại diện nàycho rằng trong kinh doanh
chuyện nợ nần là khó tránh khỏi. Và con số 175 tỷ đồnglà quá nhỏ đối với lĩnh vực khá đặc thù
là kinh doanh hàng không.
Trênthực tế, đây không phải là lần đầu tiên Vinapco rơi vào cảnh trớ trêu trước cáckhoản nợ lên
tới hàng nghìn tỷ đồng từ các hãng vận chuyển. Chẳng hạn,Indochina Airlines tuy đã ngừng bay
gần 2 năm song đến nay hãng hàng không tưnhân này vẫn nợ Vinapco khoảng 25 tỷ đồng tiền
xăng dầu. Tình trạng nợ nần củaIndochina Airlines với Vinapco diễn ra ngay từ khi hãng tư nhân
này thực hiệnchuyến bay đầu tiên vào đầu năm 2009 cho đến khi hãng vận chuyện này bặt
tintrên thị trường.

Đểđòi nợ, Vinapco đã gửi không ít văn bản giấy tờ, thậm chí đã gửi cả đơn kiện ratòa. Tuy nhiên
theo ông Trần Hữu Phúc: "Chúng tôi không liên lạc được vớilãnh đạo Indochina Airlines. Thậm
chí phiên tòa diễn ra, hãng hàng không nàycũng chẳng có người tham dự".

Tổnggiám đốc Indochina Airlines - Hà Hùng Dũng trao đổi với VnExpress.net cũng nóirằng
trong giai đoạn này công ty thực sự khó khăn về tài chính. Vì thế, các khoảnnợ với đối tác đành
phải gác lại một bên và chưa thể giải quyết dứt điểm. Dù vậy,ông vẫn khẳng định sẽ trả nợ cho
Vinapco khi công ty bay trở lại.

Giớichuyên gia nhìn nhận, Vinapco đặt vào tình thế chéo ngoe là: Vừa phải bảo toànvốn nhà
nước, vừa phải bán hàng chịu cho đối tác mà không biết khi nào thu hồi.Hiện nay, Vinapco vẫn
là hãng cung ứng xăng dầu độc quyền trên thị trường hàngkhông nội địa. Do vậy, công ty này
nằm trong diện điều chỉnh của Luật Cạnhtranh.

Tạiđiều 14 Luật Cạnh tranh quy định các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm gồmáp đặt
các điều kiện bất lợi cho khách hàng; để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏhợp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đáng. Điều này có nghĩa, Vinapcolà doanh nghiệp độc quyền nên
không được phép đơn phương ngừng cung cấp xăng dầucho các hãng hàng không.

Câuhỏi được đặt ra ở đây là, nếu Jetstar Pacific và Indochina Airlines không thểtrả được số nợ
tiền xăng cho Vinapco và vốn nhà nước bị thất thoát thì ai làngười chịu trách nhiệm?

Giámđốc Vinapco Trần Hữu Phúc than thở: "Các doanh nghiệp khác họ 'nắm điểm yếu'của
chúng tôi là doanh nghiệp độc quyền không thể ngừng bán xăng dầu được nên lợidụng việc này
để nợ tiền. Chúng tôi đang ở trong tình cảnh lùi không được mà tiếnkhông xong".

Năm2009, Vinapco từng bị phạt 3,3 tỷ đồng, tương đương với 0,05% doanh thu côngty. Quyết
định này được Hội đồng Cạnh tranh đưa ra sau đúng một năm Vinapco thựchiện việc ngừng bán
xăng cho Hãng hàng không Pacific Airlines cũ nay là JetstarPacific Airlines.

Jetstar và tai họa xăng dầu


Ban lãnh đạo của Jetstar hiện đang bị điều tra trước các khoản lỗ lớn về mua xăng dầu.

Dư luận thế giới đang theo dõi việc hãng hàng không Jetstar Pacific gặp khốn khó tại Việt Nam khi
nguyên Tổng giám đốc là người Việt bị bắt giữ và hai Phó Tổng giám đốc là kiều dân Úc không được
phép rời khỏi Việt Nam.

Nguyên nhân là những lỗ lã nghiêm trọng khi Jetstar thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu, fuel
hedging, năm 2008.

Vậy "fuel hedging" là gì, rủi ro của nó ra sao? Đài BBC đã hỏi chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa hiện
đang sống tại California, Hoa Kỳ về câu chuyện khó tin này.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong lãnh vực kinh doanh, người ta phải lấy những quyết định mà chưa thể biết trước
được tình hình giá cả của thị trường, vì vậy, doanh nghiệp nào cũng phải tìm cách phòng ngừa trước. Trên thị
trường tài chính, người ta mở ra cơ hội đầu tư và giao dịch cho loại nghiệp vụ phòng ngừa ấy, gọi là "đầu tư
đối xung" mà ta có thể tưởng tượng ra như đóng chốt ở cả hai đầu.

Thí dụ như giao hẹn mua trước một mặt hàng loại A với giá nào đó, trong hạn kỳ nào đó, nhưng đồng thời
cũng giao hẹn bán ra một mặt hàng loại B. Nếu giá hàng A mà giảm so với lời giao hẹn thì ta lỗ, nhưng vì quan
hệ gắn bó giữa hai mặt hàng A và B, nếu A giảm giá thì B tất nhiên tăng giá và mình sẽ có lời nhờ loại hàng B
để bù cho khoản lỗ của A. Đó là nguyên tắc chung về loại nghiệp vụ ta gọi là phòng ngừa rủi ro.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho hay điều tra pháp lý là cần thiết nhưng không dễ dàng.
Trở lại chuyện Jetstar, vì xăng dầu là nhiên liệu chính cho máy bay và là yếu tố quyết định vì phí tổn hay lời lỗ,
hầu hết các hãng hàng không đều có nghiệp vụ mua xăng dầu theo thể thức giao hẹn trước về giá cả trong
tương lai. Mua trước với tỷ trọng nhiều hay ít trong tổng số dự trù tiêu thụ là một quyết định chiến lược. Mua
với giá nào, cao hay thấp hơn giá hiện hành là một quyết định khác. Và nếu dự đoán sai tình hình giá cả - như
giá thực tế lại giảm so với giá cam kết trên hợp đồng giao dịch thì công ty bị lỗ. Hãng hàng không lớn nhất của
Mỹ là United là lỗ tám chín trăm triệu USD vì nghiệp vụ mua hớ như vậy. Ngược lại, hãng Southwest của Mỹ
lại lời lớn vì đoán trúng tình hình giá cả xăng dầu. Vào năm 2008, Jetstar đã đoán sai hai đợt chốt giá như vậy
nên có thể bị lỗ tổng cộng hơn ba chục triệu đô la Mỹ.

BBC: Nếu chúng ta nhớ không lầm thì giá dầu thô năm 2008 đã có những xoay chuyển rất mạnh, với
những đợt lên xuống bất ngờ, có phải đó là lý do không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin nói về bối cảnh trước. Vì lý do cả kinh tế lẫn an ninh, giá dầu thô đã chạm 100
đôla một thùng vào ngày đầu năm rồi lên tới kỷ lục cổ kim là 147 đồng một thùng vào ngày 10 tháng Bảy năm
đó. Khi ấy, kinh tế Mỹ đã bắt đầu bị suy trầm kể từ tháng 12 năm 2007 và thế giới dự đoán là nạn suy trầm sẽ
kéo sang năm 2008. Năm đó, khủng hoảng tài chính lại bắt đầu manh nha tại Âu châu rồi bùng nổ tại Mỹ, với
tập đoàn Bear Sterns vỡ nợ hồi tháng Ba, Goldman Sachs rồi AIG phá sản hồi tháng Chín, nên kinh tế thế giới
bị chấn động.

Khi dầu thô mà tăng quá 120 đồng một thùng thì tự thân đấy cũng đã là yếu tố phí tổn đánh sụt sản xuất kinh
tế, và làm giảm số cầu. Huống hồ lúc ấy thế giới vướng vào suy trầm toàn cầu, yêu cầu về dầu thô phải giảm,
dẫn đến giá dầu còn giảm nặng hơn. Trong hoàn cảnh ấy, tôi không hiểu vì sau Jetstar lại chốt giá lần đầu là
126 đôla một thùng vào cuối tháng Năm năm 2008 và lần thứ hai vào ngày chín tháng Bảy năm 2008 với giá
136 đôla một thùng, cam kết cho tới tháng Năm của năm 2009. Khi ấy, họ tưởng là đúng vì hôm sau dầu thô
đụng đỉnh là 147 đồng. Nhưng từ đỉnh cao ấy, giá dầu đã sụt rất mạnh và hai lần đóng chốt với giá quá cao
như vậy đã khiến Jetstar bị lỗ gần 32 triệu Mỹ kim.

BBC: Nếu các công ty hàng không mà mua xăng, hay dầu thô theo lối ấy và bị lỗ thì ai chịu trách
nhiệm? Giám đốc tài chính có bị kỷ luật không?

Nguyễn Xuân Nghĩa:Tất cả tùy thuộc vào điều lệ công ty và thông thường khoản lỗ này là một sai lầm kỹ
thuật nên những người hữu trách, từ Tổng giám đốc tới Giám đốc tài chính đều phải chịu trách nhiệm, bị khiển
trách, cắt bớt các khoản bổng lộc hoặc bị sa thải.

Nhưng trách nhiệm về pháp lý, về tổn thất tiền bạc hay phạm luật, chỉ xảy ra nếu có sự cố tình làm sai, làm lỗ
để trục lợi. Việc điều tra về pháp lý vì vậy vẫn là cần thiết, nhưng không dễ dàng.

Nếu không khéo, Viẹt Nam có thể bị mang tiếng khi quá nặng tay trong một vụ kinh doanh lỗ lã và chứng tỏ
tính chất đa nghi, thiếu am hiểu chuyên môn và nhất là thô bạo trong cách hành xử. Giới đầu tư quốc tế thì đã
quen với những tai nạn lỗ lã như vậy, nên hành xử có khác và họ theo dõi cách xử lý của chính phủ Việt Nam.
Hậu quả sẽ là sự hoài nghi về môi trường đầu tư tại Việt Nam trong thời điểm rất nhạy cảm hiện nay.

Nguyên tổng giám đốc Jetstar Pacific Airlines bị bắt tạm giam

Chiều qua, Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt
tạm giam đối với ông Lương Hoài Nam (47 tuổi), nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần hàng không
Jetstar Pacific Airlines (JPA), về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cơ quan an ninh điều tra đồng loạt thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Lương
Hoài Nam tại Hà Nội và TP.HCM.
Cả ngày hôm qua, ông Nam đến làm việc với cơ quan an ninh điều tra và được tống đạt quyết
định khởi tố bị can, sau đó được dẫn về nơi ở tại Hà Nội (phố Phạm Ngọc Thạch) để khám xét.
Kết thúc việc khám xét, cơ quan an ninh điều tra thu giữ một số tài liệu có liên quan đến vụ việc.

Lúc 16g30 cùng ngày, một tổ công tác khác của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) cũng đã
có mặt tại nhà riêng của ông Lương Hoài Nam (đường C22, khu K300, P.12, Q.Tân Bình,
TP.HCM). Đây là căn biệt thự mà ông Nam đã đăng ký địa chỉ thường trú và hiện sống cùng vợ,
con gái và cha của mình. Lúc này trong nhà chỉ có cha ông Nam và người giúp việc. Đến 17g05,
vợ ông Nam mới về đến nhà. Sau đó, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, đại diện
tổ dân phố, các điều tra viên của Cơ quan an ninh điều tra đã công bố lệnh khám xét nơi ở của
ông Lương Hoài Nam. Cuộc khám xét kéo dài đến gần 20g mới kết thúc.

Phóng to
Biệt thự của ông Lương Hoài Nam tại TP.HCM bị khám xét chiều tối 7-1 - Ảnh: M.Luận

Ông Lương Hoài Nam bị tình nghi thiếu trách nhiệm trong quá trình quản lý, kinh doanh tại JPA,
nhất là việc thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) xăng dầu. Hedging xăng dầu là
nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro được nhiều hãng hàng không quốc tế áp dụng từ nhiều năm trở lại
đây, cho phép các hãng hàng không ký kết hợp đồng mua trước xăng dầu với giá ở thời điểm đặt
mua.

Theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, chỉ trong hai lần thực hiện hedging xăng dầu,
ban điều hành công ty gồm tổng giám đốc Lương Hoài Nam và hai phó tổng giám đốc người Úc
là Free Tristan Allan và Daniela Marsilli không tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc thực hiện, không
báo cáo HĐQT nên đã làm công ty lỗ hơn 31 triệu USD (gần 550 tỉ đồng) trong thời gian từ
tháng 7-2008 đến tháng 5-2009.

Ngay sau khi xảy ra thua lỗ, trong HĐQT của JPA có ý kiến cho rằng hai phó tổng giám đốc
không có quyền thực hiện nghiệp vụ hedging xăng dầu trong năm 2009 như ký kết tại giao dịch
thứ hai. Ban điều hành công ty đã không tuân thủ nghị quyết của HĐQT về việc thực hiện nghiệp
vụ hedging xăng dầu, tự ý mua xăng dầu phòng ngừa rủi ro cho năm tháng đầu năm 2009 trong
khi nghị quyết chỉ cho mua trong năm 2008.

Ý kiến này cũng cho rằng giá mua xăng trong năm 2009 lên đến 136-137 USD/thùng, trong khi
giá xăng dầu thế giới đã hạ nhưng ban điều hành không thực hiện hủy hợp đồng để hạn chễ lỗ
cho JPA. Ngoài ra, ban điều hành cũng không báo cáo quá trình thực hiện hedging xăng dầu của
JPA với HĐQT nên không kịp thời khắc phục, xử lý.

Ông Lương Hoài Nam sinh năm 1963, tốt nghiệp đại học năm 1986 với tấm bằng kỹ sư
hàng không dân dụng và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô (cũ) năm 1990. Ông có
hơn mười năm đảm nhận cương vị trưởng ban kế hoạch thị trường của Vietnam Airlines và
được xem là chuyên gia thương thuyết với đối tác.

Từ ngày 1-7-2004, ông Nam được Vietnam Airlines bổ nhiệm làm giám đốc Hãng hàng
không Pacific Airlines khi hãng này còn trực thuộc.

Sau khi Cục Hàng không VN tiến hành thanh tra quy trình bảo dưỡng của JPA, ngày 9-11-
2009 Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chính thức đồng ý cho
ông Lương Hoài Nam nghỉ việc theo nguyện vọng trong đơn xin nghỉ việc nộp từ 1-9-2009.
Ông Lê Song Lai - phó tổng giám đốc SCIC - được cử thay ông Nam.

Sau khi có kết luận của Kiểm toán Nhà nước về thua lỗ ở JPA, sáng 16-12-2009 ông Lương
Hoài Nam đã bị cấm xuất cảnh.
357364

You might also like