You are on page 1of 10

1.

Giới thiệu Coca Cola Việt Nam:


Coca Cola có mặt rất sớm tại Việt Nam và hoạt chính thức kinh doanh hơn 20 năm qua tại
Việt Nam. Lịch sử hoạt động của Coca Cola tại Việt Nam:
Năm 1960, Coca Cola hiện diện tại Việt Nam.
Tháng 2/1994, Coca Cola bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận
thương mại với số vốn đầu tư hơn 163 triệu USD.
Tháng 8/1995, Coca Cola Đông Dương và công ty nông nghiệp và thực phẩm Vinafimex
thành lập liên doanh đặt trụ sở tại miền Bắc. Tuy nhiên phía Vinafimex đã bán lại 30% cổ
phần cho Coca Cola sau nhiều năm thua lỗ triền miên với giá khoảng 2 triệu USD.
Tháng 1/1998, tập đoàn Coca Cola lập thêm một liên doanh với công ty nước giải khát Đà
Nẵng đặt tên Coca Cola Non Nước đặt tại miền Trung. Ngoài ra còn một liên doanh khác của
Coca Cola đặt tại miền Nam là Coca Cola Chương Dương.
Điều đáng nói là từ khi có mặt, công ty này luôn ở trong tình trạng không có lãi. Đây
được cho là một nguyên nhân khiến bên đối tác Việt Nam không thể tiếp tục đầu tư mà
quyết định chuyển nhượng phần vốn của mình cho Coca Cola.
Tháng 10/1998, Với sự thay đổi về chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Chính Phủ
Việt Nam đã cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Chính sách này đã tạo điều kiện cho Coca Cola mua lại phần vốn góp của các đối tác Việt
Nam và theo đó, cả 3 công ty liên doanh đều lần lượt vào tay của Tập đoàn Mỹ và được quản
lý bởi Coca Cola Việt Nam.
Đến tháng 6/2001,Sau khi mua hết phần sở hữu của liên doanh trong nước, Coca Cola Việt
Nam trở thành công ty 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư 350 triệu USD và tổng công suất
của 3 nhà máy gần 400 triệu lít Coca-cola/năm.
Năm 2012, Coca-Cola xác nhận lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu là
2.950 tỷ đồng. Mặc dù liên tục thua lỗ nhưng Coca Cola rất lạc quan ở thị trường Việt Nam.
Cuối tháng 10 năm 2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca-Cola tuyên bố sẽ
rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư lên nửa tỷ USD
trong 5 năm.
Tháng 6/ 2014, Nằm trong kế hoạch của gói đầu tư 300 triệu USD, Coca-Cola đầu tư thêm
210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Ông lớn đồ uống này chính thức khánh
thành 4 dây chuyền sản xuất mới tại Việt Nam.
Phần này bà kẻ dòng thời gian hộ tui nha

2. Giới thiệu sự kiện

a. Nghi án tránh thuế sau 20 năm hoạt động

Đi đầu trong lĩnh vực đồ uống, nước giải khát, nhưng Coca-Cola vẫn không tránh được tai
tiếng trong hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam. Coca-Cola là một cái tên từng dính vào những
nghi vấn liên quan tới chuyển giá. Với doanh thu tăng theo từng năm, hoạt động sản xuất
kinh doanh liên tục được mở rộng, nhưng Coca-Cola lại liên tục báo lỗ và chưa đóng thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. (highlight màu xanh bà lm slide kiểu nhấn mạnh việc
báo lỗ và chưa từng đóng thuế)

Theo các số liệu từng công bố, từ khi được thành lập tại Việt Nam vào tháng 2/1994, mặc dù
doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng đều đặn với mức tăng trưởng bình quân 24%, nhưng
tính đến cuối năm 2010, Coca Cola Việt Nam đã lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn
đầu tư ban đầu hơn 800 tỷ đồng.

Năm 2011, công ty này lỗ 39 tỷ đồng và tiếp tục báo lỗ trong 2 năm 2012, 2013.
Đối mặt với việc liên tục lỗ trong nhiều năm của công ty, Ông Irial Finan - Phó Chủ tịch
Tập đoàn Coca Cola từng phát biểu, mục tiêu của Coca Cola tại thị trường Việt Nam là
dài hơi nên việc lỗ 10 năm hay 20 năm là “chuyện bình thường”.
Đây cũng là lúc mà các nghi án trốn thuế bắt đầu được dư luận đặt ra, khi báo lỗ đồng nghĩa
với việc Coca-Cola không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mặc dù đã hoạt động trong
suốt 20 năm qua.
b. Phương thức thực hiện
CHUYỂN GIÁ
https://vjst.vn/Images/Tapchi/2018/9A/9A-26-2018.pdf

Do đó, cục thuế Tp. Hồ Chí Minh vừa thành lập lực lượng chống chuyển giá nhằm thu thập,
nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang được các doanh nghiệp sử dụng và Coca Cola Việt
Nam lọt vào tầm ngắm.
Theo đó doanh nghiệp này bị cục thuế xếp vào vị trí số 1 trong danh sách có dấu hiệu chuyển
giá khi kê khai lỗ trong nhiều năm và đến nay vẫn chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh
nghiệp nào.
Chuyển giá là gì? là các công ty có mối quan hệ liên kết với nhau giao dịch, thực hiện chính
sách đối với hàng hóa, dịch vụ, vay, đi vay được chuyển dịch cho các doanh nghiệp có mối
quan hệ liên kết không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp.
Qua số liệu công bố của cục thuế Tp.HCM cho thấy doanh thu của tập đoàn đa quốc gia này
tại Việt Nam không ngừng tăng tuy nhiên luôn thua lỗ. Nguyên nhân do ông Lê Duy Minh,
trưởng phòng Kiểm tra số 1, Tp.HCM lý giải là tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao.
Những nguyên phụ liệu gồm hương hiệu, chất cô đặc, mua bán tài sản cố định, nhận dịch vụ,
vay vốn, mua bán hàng hóa là các sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu của Tập đoàn
Coca-Cola này trong đó chủ yếu là hương liệu do công ty mẹ ở nước ngoài và các giao dịch
với bên liên kết độc quyền cung cấp với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu được
Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm trên 60% giá bán sản phẩm và trên 70%
giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn. Do không
có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề vì
nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca Cola Việt Nam độc quyền cung cấp nên theo lý mà
nói, Coca Cola Việt Nam có đủ bằng chứng chứng minh con số lỗ của mình.

Công thức sản xuất hương liệu, chất cô đặc là bí quyết sản xuất độc quyền của Tập đoàn
Coca-Cola. Coca-Cola Việt Nam chỉ sử dụng hương liệu, chất cô đặc pha chế cùng với
đường, chất tạo ngọt, nước và khí CO2 và thực hiện đóng chai đóng lon để tạo ra các sản
phẩm nước giải khát hoàn chỉnh. Hoặc tạo ra nước giải khát bán tại chỗ trong các máy bán
hàng đặt tại các nhà hàng, quán ăn nhanh, rạp chiếu phim.

Phần lớn các sản phẩm nước giải khát hoàn chỉnh do Coca-Cola Việt Nam sản xuất được bán
cho các khách hàng độc lập tại thị trường Việt Nam dưới các kênh bán hàng là nhà phân phối,
siêu thị, nhà hàng, rạp chiếu phim. Ngoài ra công ty này có phát sinh doanh thu bán nước giải
khát cho các bên liên kết ở nước ngoài nhưng tỉ trọng thấp, ảnh hưởng không trọng yếu đến
kết quả kinh doanh của công ty.

Phương pháp xác định giá (mà công ty này áp dụng là) phương thức so sánh lợi nhuận. Kết
quả phân tích so sánh tại hồ sơ xác định giá thị trường với các đối tượng được chính Coca-
Cola Việt Nam lựa chọn cho thấy, trong 5 năm, từ 2007 đến 2012, kết quả kinh doanh của
Coca-Cola Việt Nam nằm dưới biên độ giá thị trường chuẩn được hình thành từ các đối
tượng so sánh độc lập do chính Coca-Cola Việt Nam tự lựa chọn.

Đáng lưu ý, Coca-Cola Việt Nam không thực hiện điều chỉnh kết quả kinh doanh của các
năm có kết quả năm dưới biên độ giá thị trường chuẩn mà chỉ thực hiện điều chỉnh liên quan
đến giá đường đối với kết quả tài chính, điều chỉnh tối ưu hóa tài sản, tức điều chỉnh chỉ tiêu
của đối tượng so sánh, không điều chỉnh chỉ tiêu của Coca-Cola Việt Nam.

Từ đó, đoàn thanh tra xác định Coca-Cola Việt Nam thuộc trường hợp ấn định giá giao dịch
liên kết, đồng thời sử dụng dữ liệu do Coca-Cola Việt Nam lựa chọn tại hồ sơ xác định giá thị
trường để ấn định giá. Qua đó làm tăng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp này qua ba năm
2007, 2011 và 2012 tổng cộng gần 362 tỉ đồng.
Tuy nhiên Coca-Cola Việt Nam không đồng ý với biên bản thanh tra và cho rằng biên bản
thanh tra được lập dựa trên một quy trình thanh tra không được tuân thủ.

Coca-Cola Việt Nam cũng viện dẫn các yếu tố tác động như: do biến động các yếu tố đầu
vào, trong đó chủ yếu là do biến động của giá nguyên vật liệu mua từ các bên độc lập như
đường, nguyên liệu đóng gói…

Đối với phần nguyên liệu mua từ các bên liên kết, Coca-Cola Việt Nam cho rằng giá mua
nguyên liệu luôn ổn định, thậm chí là cố định qua các năm, nên biến động kết quả kinh doanh
là do các yếu tố khác ngoài chi phí hương liệu. Tỉ trọng chi phí hương liệu trên giá vốn thấp.

Bên cạnh đó, Công ty Coca-Cola Việt Nam cũng lấy lý do là ảnh hưởng của công suất bất
thường và chi phí thấp, do yếu tố cạnh tranh trên thị trường đồ uống, thị hiếu người tiêu dùng
thay đổi dẫn đến ảnh hưởng bất lợi từ các đối thủ cạnh tranh và do ảnh hưởng suy thoái kinh
tế… dẫn đến kết quả mà Công ty Coca-Cola Việt Nam đã kê khai với cơ quan thuế.

Tuy nhiên cơ quan thuế khẳng định việc Coca-Cola Việt Nam không thực hiện điều chỉnh kết
quả kinh doanh của các năm có kết quả năm dưới biên độ giá thị trường chuẩn là áp dụng
không đúng quy định tại Thông tư 117 và thông tư 66 của Bộ Tài chính, do vậy cơ quan thuế
có quyền ấn định giá với giao dịch liên kết.

Qua thanh tra, Tổng Cục thuế đã giảm số lỗ phát sinh trong niên độ thanh tra hơn 762 tỉ đồng,
xác định số lỗ của giai đoạn trước (từ 2002-2006) không được chuyển lỗ là hơn 202,3 tỉ đồng.
Giảm thuế GTGT còn được khấu trừ (tháng 12-2015) chuyển kỳ sau là hơn 72,8 tỉ đồng.

c. CocaCola khiếu nại:

Sau 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Coca- Cola Việt Nam cho biết đã nộp khoảng 150 triệu
USD vào ngân sách nhà nước thông qua các hình thức thuế khác nhau, trong số đó khoảng 32
triệu USD tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Coca-Cola Việt Nam khiếu nại gì?

Coca-Cola Việt Nam sau đó cho biết đã nộp 471 tỉ đồng dù "không đồng thuận với phần lớn
các kết luận của Tổng cục Thuế".
Sau khi nộp thuế, ngày 9-1-2020, Coca-Cola Việt Nam nộp đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế
với 10 nội dung, chủ yếu liên quan đến việc cơ quan thuế không chấp nhận cho công ty này
được đưa vào chi phí được trừ với các khoản mà trước đây Coca-Cola Việt Nam đã kê khai
như sản phẩm, vật phẩm khuyến mại; tủ lạnh cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sử dụng; tài
sản cố định như vỏ chai, két nhựa, tiền đặt cọc vỏ chai; một số chi phí mà công ty chưa cung
cấp được tài liệu chứng từ...

Hơn 1 năm kể từ khi Coca-Cola Việt Nam nộp đơn khiếu nại, Tổng cục Thuế vừa ban hành
quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu với công ty này, hé lộ con số khủng về chi phí
khuyến mãi.

Thứ nhất, Khuyến mãi khủng nhưng "quên" đăng ký


Về khuyến mãi, kết quả xác minh của Tổng cục Thuế cho thấy từ 2007 - 2015, Coca-Cola
Việt Nam đã dùng các sản phẩm do công ty sản xuất và vật phẩm mua ngoài để thực hiện các
chương trình khuyến mãi.

Trong đó công ty có xuất hóa đơn thể hiện giá trị, số lượng các hàng hóa do Coca-Cola Việt
Nam sản xuất. Tuy nhiên công ty này không xuất hóa đơn cho khách hàng đối với các
chương trình khuyến mãi bằng các vật phẩm mua ngoài, chỉ có phiếu xuất kho.

Những vật phẩm và những sản phẩm do công ty mua ngoài đươc đặt tại các điểm bán hàng
của nhà phân phối (dù, ghế...) và dùng để khuyến mãi được Coco-Cola Việt Nam hạch toán
vào chi phí lên đến 744 tỉ đồng.

Tổng cục Thuế cũng cho biết công ty này thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi trong
suốt những năm 2007 - 2015 và đây chính là một trong những nguyên nhân gây thua lỗ kéo
dài. Tuy nhiên, dù triển khai rất nhiều chương trình khuyến mãi nhưng Coca-Cola Việt Nam
lại có rất ít thông báo khuyến mãi gửi đến Sở Công thương các tỉnh, thành nơi thực hiện
khuyến mãi.

Cụ thể công ty chỉ có 8 thông báo gửi 7 Sở Công thương các tỉnh, thành phố. Không có văn
bản xác nhận của các Sở công thương với các thông báo khuyến mãi. Do đó không đủ căn cứ
để đối chiếu, rà soát, xác định chi phí khuyến mãi hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Từ đó cơ quan thuế đã loại các chi phí khuyến mãi mà Coca-Cola Việt Nam không thông báo
với Sở Công thương hoặc thông báo không hợp lệ.

Thứ hai, Coca-Cola Việt Nam mua đứt bán đoạn với nhà phân phối

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng cho rằng do Coca-Cola Việt Nam ký hợp đồng mua đứt bán
đoạn sản phẩm nước giải khát với nhà cung cấp, do vậy khách hàng của nhà cung cấp không
phải là khách hàng của Coca-Cola Việt Nam mà là khách hàng của nhà phân phối.

Do vậy cơ quan thuế không chấp nhận cho Coca-Cola Việt Nam khấu trừ các chi phí mua
ngoài các vật phẩm được đeặt tại các điểm bán hàng vì cho rằng không liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam và không cho khấu trừ thuế GTGT đầu
vào tương ứng.

Về tủ lạnh, trong giai đoạn 2007 đến 2015 Coca-Cola Việt Nam đã mua rất nhiều tủ lạnh để
đặt tại các điểm bán hàng. Coca-Cola Việt Nam thỏa thuận cho các điểm bán "mượn" tủ lạnh
để bán hàng.

Coca-Cola Việt Nam cũng tính chi phí phát sinh (khấu hao, hủy) từ giá trị tủ lạnh cho mượn
vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm hơn 213 tỉ đồng
và kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hơn 73 tỉ đồng.

Tuy nhiên, Tổng cục Thuế cho rằng do Coca-Cola Việt Nam cung cấp tủ lạnh cho tổ chức, cá
nhân là khách hàng của nhà phân phối chứ không phải khách hàng của Coca-Cola Việt Nam
nên không được tính khoản nêu trên vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp qua các năm 2007 - 2015.

Tuy nhiên Coca-Cola Việt Nam không đồng ý với kết quả thanh tra này và cho rằng chi phí
mua tủ lạnh cung cấp cho các tổ chức, cá nhân không mua hàng trực tiếp của công ty là liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải được tính vào chi phí. Các khoản chi này
cũng có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Coca-Cola Việt Nam cũng lập luận hiện không có quy định về việc đặt tài sản (ở đây là tủ
lạnh) ở những địa điểm hoặc đối tượng không mua hàng trực tiếp thì không được tính chi phí
khấu hao và trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng. Và việc đẩy mạnh đầu tư vào tủ lạnh và việc
tăng doanh thu có tương quan trực tiếp với nhau. Do vậy doanh nghiệp này không đồng ý với
kết luận của cơ quan thuế.

Tại quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu với Coca-Cola Việt Nam, Tổng cục Thuế
cho biết ngày 17-12-2020 vừa qua, Tổng cục Thuế đã tiến hành đối thoại với đại diện Coca-
Cola Việt Nam.

Việc đối thoại được tiến hành theo từng nội dung khiếu nại. Tuy nhiên hai bên chỉ trao đổi,
đối thoại được hai nội dung do Coca-Cola Việt Nam không đồng ý ký xác nhận các ý kiến đã
trao đổi được ghi nhận tại từng nội dung đối thoại.

Khi kết thúc đối thoại Coca-Cola Việt Nam vẫn không đồng ý ký biên bán đối thoại để xác
nhận nội dung đã trao đổi. Sau đó Tổng cục Thuế nhận được công văn của Coca-Cola Việt
Nam đề nghị Tổng cục Thuế ban hành ngay quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.

Tổng cục Thuế kết luận nội dung đơn khiếu nại lần 1 ngày 9-1-2020 của Coca-Cola Việt
Nam là không đúng và từ đó không công nhận nội dung đơn khiếu nại, giữ nguyên quyết định
phạt và truy thu số tiền 821 tỉ đồng đã ban hành ở quyết định trước đó.

Chiều 4-2, trả lời riêng Tuổi Trẻ Online, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam
(CCBVL) cho biết "hoàn toàn không đồng thuận với quyết định của Tổng cục Thuế về các
vấn đề đang tranh chấp", sau khi nhận được quyết định từ chối giải quyết khiếu nại của
CCBVL về kết quả thanh tra của Tổng cục thuế tiến hành từ tháng 3-2017 đến tháng 12-
2019.

Theo CCBVL, quan điểm của Coca-Cola Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng và được chứng
minh bằng các văn bản giải trình, tài liệu đã được nộp cho Tổng cục Thuế trong suốt quá
trình thanh tra cũng như khiếu nại.

"CCBVL vẫn tiếp tục giữ nguyên quan điểm của mình, rằng công ty đã hoạt động tuân thủ
theo pháp luật", đại diện công ty khẳng định.

CCBVL cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều cần tham gia vào nỗ
lực phục hồi kinh tế trước những tác động của đại dịch COVID-19. Đây là lý do để "CCBVL
đã tạm nộp toàn bộ số tiền thuế còn tranh cãi trong thời gian chờ kết quả khiếu nại".
Coca-Cola Việt Nam nói gì?

Xác nhận với Tuổi Trẻ Online về thông tin bị phạt và truy thu số tiền "khủng" nói trên, ông
Peeyush Sharma, tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam, khẳng định "các hoạt động kinh doanh
của Coca-Cola Việt Nam luôn được thực hiện trên tinh thần trung thực, minh bạch và tuyệt
đối tuân thủ pháp luật Việt Nam".

Ông đồng thời cho biết "sẽ hoàn toàn tuân thủ quy định và pháp luật Việt Nam" khi được
Tuổi Trẻ Online hỏi có chấp hành đầy đủ thực hiện việc nộp phạt và bị truy thu hơn 821 tỉ
đồng nói trên hay không.

Dù khẳng định "đã tích cực hợp tác với Tổng cục Thuế, cung cấp những thông tin được yêu
cầu và các tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán với đa số các kết luận của Tổng cục Thuế",
nhưng ông Peeyush Sharma cho rằng "trong quá trình thanh tra, Coca-Cola Việt Nam nhận ra
đã mắc phải những sai sót nhỏ", và "công ty đã thông báo với Tổng cục Thuế sẽ hoàn thành
đầy đủ các nghĩa vụ được yêu cầu".

3. Bài học

Thứ nhất, Chính sách chống chuyển giá sẽ được nâng cấp thành luật với các quy định gồm
nguyên tắc quản lý thuế đối với doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết, quy định về hồ
sơ xác định giá giao dịch.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Vụ Thanh tra (Tổng cục Thuế) cho biết chuyển giá không chỉ
ở VN mà vấn đề đang gây đau đầu cho nhiều quốc gia. Để ngăn chặn hoạt động chuyển giá,
công cụ chống chuyển giá sẽ được VN luật hóa với các nhóm chính sách trong thời gian tới.

Thứ hai, cần xây dựng một hệ thống chế tài chống chuyển giá nghiêm minh với những hành
vi không tuân thủ kê khai về giá chuyển giao khi có giao dịch với các bên có quan hệ liên kết
theo thủ tục, trình tự quy định của pháp luật.

Đặc biệt, cách xác định giá đầu tư đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu từ các bên có giao
dịch liên kết cũng sẽ được quy định rất chặt chẽ. Nhưng quan trọng nhất là phải xây dựng cơ
sở dữ liệu về tỉ suất lợi nhuận để đưa ra so sánh.
Thứ ba, chú trọng đến quy định về trách nhiệm kê khai thông tin liên quan về các mối quan
hệ kinh tế liên kết, việc xuất trình các tài liệu minh chứng; tạo lập các cơ sở dữ liệu về thông
tin thuế, hải quan để so sánh đối chiếu trong nội bộ quốc gia cũng như tăng cường trao đổi
thông tin quốc tế.

Thứ tư, quy định mức giá/lợi nhuận để xác định giá thị trường của sản phẩm; đưa ra những
cách thức nhằm hình thành hệ thống số liệu theo chuỗi các năm để so sánh, đối chiếu.

Ông Nguyễn Đức Nghĩa, chủ nhiệm CLB Đại lý thuế TP.HCM, cũng cho rằng việc áp dụng
các thủ thuật nhằm giảm chi phí thuế, chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có
thuế suất thấp là chiêu mà nhiều tập đoàn đa quốc gia thường áp dụng.

Các tập đoàn này cũng thuê các luật sư rất giỏi của nước sở tại để "vận dụng" các kẽ hở của
luật. Luật pháp dù chặt chẽ nhưng khó bao quát hết tất cả ngóc ngách.

Thứ năm, tăng cường đội ngũ chuyên trách về chống chuyển giá bởi lực lượng này của ngành
thuế còn quá mỏng.

You might also like