You are on page 1of 26

HUTECH

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Ngày 25 tháng 10 năm 2021 Môn học: Pháp luật đại cương
Giảng viên: Sử Ngọc Hoành Nhóm học: Nhóm 3

Các thành viên trong nhóm (viết hoa, có dấu), kèm mã số sinh viên:
1. Lê Ngọc Yến Anh -1811182697
2. Nguyễn Thị Thanh Huyền -1911205798
3. Mai Văn Nghĩa -1911040762
4. Nguyễn Thế Hữu Nguyên -1911765365
5. Nguyễn Ngọc Tâm Như -1911206448
6. Tăng Kim Oanh -1811100063
7. Trịnh Duy Phương -1911205817
8. Lê Hữu Quân -1911064963
9. Nguyễn Thị Ánh Tuyết -1811143204
Lưu ý:
▪ Điền đầy đủ, chính xác nhóm học, họ tên, mã số sinh viên.
▪ Cách viết tên & mã số sinh viên như sau, ví dụ: NGUYỄN VĂN TÈO (123456789)
▪ Chỉ CHỌN 1 trong 2 câu để LÀM.
▪ Bài làm tối đa 07 (bảy) trang.
▪ Bài làm giống nhau là 0 (zero) điểm.

Câu 1: Thông qua internet, báo chí, các thông tin có liên quan, Anh/ Chị hãy trình bày về hiện
tượng chuyển giá trốn thuế của tập đoàn Coca-cola tại Việt Nam?

Câu 2: Anh/ Chị đánh giá như thế nào về sự kiện doanh nhân bà Phương Hằng trong vấn đề
tố cáo giới nghệ sĩ Việt Nam ăn chặn từ thiện trong thời gian vừa qua? Trình bày cụ thể?
Trang 1/7

BÀI LÀM
Câu 1: Thông qua internet, báo chí, các thông tin có liên quan, Anh/ Chị hãy trình bày về
hiện tượng chuyển giá trốn thuế của tập đoàn Coca-cola tại Việt Nam?

Hình 1*
Ngày 19/2/2021, xác nhận với PV Tiền Phong, đại diện truyền thông của Coca-Cola Việt Nam
cho biết, công ty này không đồng thuận với quyết định của Tổng cục Thuế về các vấn đề đang
tranh chấp. “Quan điểm của chúng tôi đã được thể hiện rõ ràng, được chứng minh bằng các văn
bản giải trình và tài liệu nộp cho Tổng cục Thuế trong suốt quá trình thanh tra cũng như khiếu
nại”, vị này nói.

Theo Tổng cục Thuế, một số dấu hiệu chuyển giá thường gặp có thể kể đến như sau: Lỗ liên tục
trong thời gian dài; phát sinh chi phí dịch vụ nội bộ tập đoàn lớn nhưng không chứng minh
được dịch vụ thực tế phát sinh; định giá cao máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và giá bán thấp
khi xuất khẩu sản phẩm; trả lãi vay với lãi suất cao...
Trang 2/7

Theo Coca-Cola Việt Nam, doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực phục hồi trước những tác động của
đại dịch COVID-19. Do đó, bên cạnh số tiền thuế gốc hơn 471 tỷ đồng bị truy thu đã nộp vào
cuối năm 2019, đến cuối năm 2020, DN này tạm nộp số tiền thuế đang gây tranh cãi trong thời
gian chờ kết quả khiếu nại. Theo đó, tổng số tiền thuế đã nộp hơn 821 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại
diện Coca-Cola Việt Nam cho biết, DN vẫn giữ quan điểm rằng công ty hoạt động tuân thủ theo
pháp luật.“Coca-Cola Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi mọi khả năng
khiếu nại theo quy định hiện hành. Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chính phủ để
giải quyết những vấn đề này phù hợp với cam kết của công ty về hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam, trên tinh thần minh bạch và tôn trọng pháp luật Việt Nam”, đại diện truyền thông Coca-
Cola nói.
Sẵn sàng ra tòa:

Hình 2*
Trang 3/7

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Ngọc Lai, Vụ trưởng Kiểm tra Nội bộ (Tổng cục Thuế)
cho biết, sau hơn 1 năm xem xét khiếu nại, cuối năm 2020, tổng cục đã ban hành quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu với đối với Coca-Cola Việt Nam: “Họ không đồng ý với hầu hết các
quyết định của Tổng cục Thuế. Hiện chúng tôi đã giải quyết xong khiếu nại lần 1. Nếu họ
không đồng thuận có thể khiếu nại lần 2 và cấp giải quyết sẽ thuộc Bộ Tài chính. Cuối cùng,
nếu vẫn không chấp nhận, họ có thể khởi kiện ra tòa án”, ông Lai nói.

Trước đó, vào tháng 1/2020, sau khi nộp hết nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, Coca-Cola Việt Nam
đã nộp đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế với 10 nội dung, chủ yếu liên quan đến việc cơ quan
thuế không chấp nhận cho công ty này đưa vào chi phí được trừ với các khoản mà trước đây
Coca-Cola Việt Nam đã kê khai (trong đó có sản phẩm, vật phẩm khuyến mại; tủ lạnh cung cấp
cho các tổ chức, cá nhân sử dụng; tài sản cố định như vỏ chai, két nhựa, tiền đặt cọc vỏ chai;
một số chi phí mà công ty chưa cung cấp được tài liệu chứng từ...).

Theo Tổng cục Thuế, từ năm 2007 đến 2015, Coca-Cola Việt Nam đã dùng các sản phẩm (do
công ty sản xuất và vật phẩm mua ngoài) để thực hiện các chương trình khuyến mãi. Công ty
này có xuất hóa đơn thể hiện giá trị, số lượng các hàng hóa do Coca-Cola Việt Nam sản xuất,
nhưng không xuất hóa đơn cho khách hàng với các chương trình khuyến mãi bằng các vật phẩm
mua ngoài (chỉ có phiếu xuất kho).Trong khi những vật phẩm và những sản phẩm do công ty
mua ngoài được đặt tại các điểm bán hàng của nhà phân phối (dù, ghế...) và dùng để khuyến
mãi được Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào chi phí lên đến...744 tỷ đồng.
Trang 4/7

Hình 3*
Theo Tổng cục Thuế, DN này thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi trong suốt những
năm 2007 - 2015 và đây chính là một trong những nguyên nhân gây thua lỗ kéo dài. Tuy nhiên,
dù triển khai rất nhiều chương trình khuyến mãi nhưng Coca-Cola Việt Nam lại có rất ít thông
báo khuyến mãi gửi đến sở công thương các tỉnh, thành nơi thực hiện khuyến mãi. Cụ thể, công
ty chỉ có 8 thông báo gửi 7 sở công thương các tỉnh, thành phố. Không có văn bản xác nhận của
các sở công thương với các thông báo khuyến mãi. Do đó không đủ căn cứ để đối chiếu, rà soát,
xác định chi phí khuyến mãi hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Từ đó, cơ quan thuế đã loại các chi phí khuyến mãi mà Coca-Cola Việt Nam không thông báo
với sở công thương hoặc thông báo không hợp lệ.

Đáng chú ý, theo kết luận của Tổng cục Thuế, trong giai đoạn 2007 - 2015, Coca-Cola Việt
Nam mua nhiều tủ lạnh để đặt tại các điểm bán hàng, công ty này thỏa thuận cho các điểm bán
“mượn” tủ lạnh để bán hàng.
Trang 5/7

Coca-Cola Việt Nam cũng tính chi phí phát sinh (khấu hao, hủy) từ giá trị tủ lạnh cho mượn vào
chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm hơn 213 tỷ đồng và kê
khai thuế VAT đầu vào được khấu trừ hơn 73 tỷ đồng.

Tổng cục Thuế cho rằng, Coca-Cola Việt Nam cung cấp tủ lạnh cho tổ chức, cá nhân (là khách
hàng của nhà phân phối chứ không phải khách hàng của Coca-Cola) nên không được tính khoản
nêu trên vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ( tạm viết
tắt là TNDN) các năm 2007-2015.

Coca-Cola vào Việt Nam tháng 2/1994, mặc dù doanh thu hằng năm tăng trưởng bình quân
24% nhưng đến năm 2011, báo cáo tài chính của DN ghi nhận mức lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng,
vượt cả số vốn đầu tư ban đầu. Điều này đồng nghĩa, DN không phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp.

Từ năm 2013 công ty bắt đầu kê khai lãi. Tuy nhiên, do DN được chuyển lỗ trong vòng 5 năm
nên dù có lãi trong hai năm 2013 - 2014 nhưng đến thời điểm đó Coca-Cola Việt Nam vẫn chưa
phải nộp thuế TNDN.

Theo đại diện Cục Thuế TPHCM, Công ty Coca-Cola Việt Nam bị Cục Thuế thành phố xếp vào
vị trí số 1 trong danh sách DN nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong
nhiều năm.Một công ty tầm cỡ quốc tế mà kinh doanh không hiệu quả như vậy đúng là có dấu
hiệu bất thường. Nhà nước cần phải có biện pháp mạnh đối với những công ty có dấu hiệu như
vậy. Tôi tin đa số người dân sẽ không ủng hộ những sản phẩm có tính gian lận, những sản phẩm
"không sạch".

Tôi cho rằng Coca Cola Việt Nam nói riêng cũng như nhiều doanh nghiệp thực hiện việc báo lỗ
để trốn thuế là không thể chấp nhận được. Việc đóng thuế là trách nhiệm của cá nhân, doanh
Trang 6/7

nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cứ mãi bắt Nhà nước phải như thế này, thế nọ
nhưng mỗi người phải hi sinh một phần lợi ích của mình, một phần trách nhiệm của mình đóng
góp cho xã hội.
Một năm, hai năm thì còn có thể xem xét, thế nhưng lỗ liên tục từ năm 1994 đến giờ thì đúng là
hành vi trốn thuế.

Đến nay Công ty Coca Cola VN vẫn chưa phải đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.
Không chỉ dính nghi án chuyển giá, trốn thuế Coca-Cola còn bị cho là đã lợi dụng chính sách ưu
đãi đầu tư ở Việt Nam để mở rộng đất đai cho các cơ sở sản xuất của mình.
Nghi án chuyến giá, trốn thuế của Coca Cola bị dư luận trong nước lên án mạnh mẽ. Một bộ
phận người tiêu dùng Việt Nam thẳng thắn từ chối sản phẩm của Coca-Cola.
*Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo quan điểm của một luật sư Đoàn Luật sư TP HCM, nghi án chuyển giá của Coca-Cola có
4 điểm chính cần làm rõ. Một là, tại sao một doanh nghiệp liên tục nhiều năm liền báo cáo lỗ
mà vẫn được phép hoạt động?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trong vòng
5- 10 năm báo có lỗ mà vẫn hoạt động là vi phạm pháp luật, vi phạm luật thuế.
Hai là, công ty này lấy nguồn ngân sách ở đâu để tiếp tục hoạt động sản xuất trong khi toàn báo
cáo lỗ? Ba là, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Về nguyên tắc, Cục Thuế TP HCM sẽ phải chịu một phần trách nhiệm bởi lẽ đây là cơ quan trực
tiếp quản lý hoạt động đóng thuế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng phải
nói thêm là Cục thuế TP HCM cũng đã rất nhiệt tình trong công tác chống chuyển giá, ở đây là
sự “lách luật” rất khéo của doanh nghiệp.
Bốn là, trong suốt thời gian Coca-Cola hoạt động tại Việt Nam, Cục Thuế TP HCM đã ra văn
bản yêu cầu công ty này giải trình về vấn đề trốn thuế này chưa?
Tuyên bố của Cục Thuế TP HCM sẽ thanh tra tình hình sản xuất kinh doanh của Coca-Cola, đặc
biệt là thanh tra việc chuyển giá với sự vào cuộc của Tổng cục thuế đã nhận được sự đồng tình
Trang 7/7

của dư luận. Mặc dù chưa có kết quả nhưng ít ra đây cũng là sự quyết tâm đáng ghi nhận của cơ
quan thuế.
Tôi mong các nhà quản lý, lãnh đạo, kế toán trưởng Coca Cola Việt Nam nghiêm túc xem xét
trách nhiệm cá nhân. Rõ ràng biết là sai mà vẫn làm. Đến khi cơ quan điều tra vào cuộc thì có
hối cũng chả kịp. Cái gì cũng có giới hạn của nó.
Các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế và công an kinh tế, phải xem xét đưa
các công ty, doanh nghiệp này vào diện quản lý đặc biệt. Càng trốn thì càng phải soi cho kỹ,
kiểm tra thật nhiều. Có như vậy mới giảm hoặc hạn chế tình trạng chuyển giá để trốn thuế.
Việc 1 công ty lớn như Coca Cola liên tục lỗ hơn 10 năm trời là chuyện không thể chấp nhận
được. Hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam mà không phải đóng 1 xu thuế nào, trong khi những
người lao động VN thì è lưng đóng đủ các loại thuế để xây dựng xã hội, còn họ chỉ biết tận
hưởng những giọt mồ hôi của chúng ta.
* Chế tài:
1. Doanh nghiệp thua lỗ thì không được phép mở rộng.
2. Doanh nghiệp thua lỗ trong 3 năm phải tuyên bố phá sản, hoặc chuyển ngành nghề kinh
doanh, không được kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký.
3. Nếu tiếp tục kinh doanh bằng các nguồn vốn khác (ví dụ như từ công ty mẹ), thì phải chịu
mức thuế áp dụng theo hình thức khoán, dựa trên thông số phát triển doanh thu.
4. Công ty mẹ có trách nhiệm phải thanh toán các khoản thuế dựa theo tình hình tăng trưởng của
công ty con, bất kể công ty con đang ở trong tình trạng như thế nào.
* Hãy để người tiêu dùng lên tiếng:Việc Coca-Cola liên tục khai báo lỗ đã làm thất thoát
không biết bao nhiêu tiền của Nhà nước Việt Nam. Người tiêu dùng hãy nghĩ nếu để một ông
Tây vào nhà mình lấy đi những cái tốt nhất, phát triển và giàu có nhưng lại không có một chút
trách nhiệm với nơi mà ông ta đứng lên thì liệu có đáng để Việt Nam tiếp tục ủng hộ.

* Không thể chấp nhận


Câu hỏi là tại sao sau nhiều năm như thế bây giờ cơ quan thuế mới lên tiếng. Trách nhiệm nhà
quản lý ở đâu? Nếu người tiêu dùng biết được một thương hiệu lớn như Coca Cola mà vô cảm
Trang 8/7

như thế, có lẽ họ cũng tẩy chay từ rất sớm. Mỗi chai Coca họ uống tưởng chừng góp phần cho
những đồng thuế của đất nước mình.
Trong tổng số tiền nói trên, có 471 tỷ đồng là tiền truy thu. Cụ thể, truy thu thuế giá trị gia tăng
hơn 60 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỷ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước
ngoài gần 52 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp này nộp 288,6 tỷ đồng
tiền chậm nộp (tính đến ngày 16/12/2019). Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn bị phạt vi phạm
hành chính hơn 61,6 tỷ đồng.Cơ quan quản lý cũng yêu cầu doanh nghiệp này phải tự tính và
nộp số tiền chậm nộp thuế từ sau ngày 16/12/2019 đến thời điểm nộp chậm.
Tổng cục Thuế yêu cầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, Coca-Cola
Việt Nam phải nộp số tiền trên vào ngân sách. Quá thời hạn trên mà doanh nghiệp chưa chấp
hành sẽ bị cưỡng chế.
Ông Minh cho biết, do giai đoạn thanh tra kéo dài (9 năm) nên không chỉ số truy thu mà cả tiền
nộp phạt lớn. "Doanh nghiệp có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này", ông
Minh nói.
Đại diện Coca-Cola Việt Nam cho biết, quyết định trên được Tổng cục Thuế ban hành sau đợt
thanh tra thuế tại đơn vị này, kéo dài từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2019 với lượng hồ sơ trong
suốt thời kỳ 9 năm hoạt động của công ty.
Theo Coca-Cola Việt Nam, trong quá trình thanh tra, đơn vị này cũng nhận ra đã "mắc phải
những sai sót nhỏ". Cụ thể, trong 9 năm hoạt động từ 2007 đến 2015 tại Việt Nam, đã có một số
nhầm lẫn về diễn giải đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhầm lẫn này dẫn tới kết
quả có thiếu sót trong việc kê khai chứng từ thuế đối với các giao dịch không liên kết làm phát
sinh số tiền thuế và tiền phạt phải nộp cho thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thuế nhà
thầu nước ngoài.Nhấn mạnh việc "tôn trọng đa số các kết luận của Tổng cục Thuế", song đại
diện Coca-Cola Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm "không đồng thuận với phần lớn các kết luận"
của Tổng cục Thuế. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp cho biết với tinh thần cam kết tuân thủ
pháp luật địa phương trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đơn vị này đã tạm nộp số tiền
thuế được ấn định trên các hạng mục chưa thống nhất với cơ quan quản lý trong thời hạn 10
ngày.
Trang 9/7

Lãnh đạo Cục Thuế TP HCM cho biết đã nhận được quyết định liên quan đến truy thu và xử
phạt thuế đối với Coca - Cola Việt Nam từ Tổng cục Thuế. Cơ quan này đã đốc thúc doanh
nghiệp nộp số tiền thuế bị truy thu, phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách trước khi kết thúc năm
2019.
Đến nay, theo ông Đặng Ngọc Minh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, đơn vị này đã nộp
471 tỷ trong tổng số 821 tỷ đồng nêu trên.Coca-Cola vào Việt Nam tháng 2/1994. Theo lãnh
đạo Cục Thuế TP HCM, mặc dù doanh thu hằng năm tăng trưởng bình quân 24% nhưng đến
năm 2011, báo cáo tài chính của doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng, vượt
cả số vốn đầu tư ban đầu. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp.Chỉ riêng trong năm 2010, công ty đã báo cáo lỗ 188 tỷ đồng, tương đương 8,98
triệu USD ở thị trường Việt Nam. Từ năm 2013 công ty bắt đầu kê khai lãi. Cụ thể năm 2013,
Coca-Cola Việt Nam lãi 150 tỷ đồng (khoảng 7 triệu USD) và tiếp tục lãi 350 tỷ đồng (16,6
triệu USD) trong năm 2014. Tuy nhiên, do doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng năm năm
nên dù có lãi trong hai năm này nhưng đến thời điểm đó Coca-Cola Việt Nam vẫn chưa phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.Theo đại diện Cục Thuế TP HCM, Công ty Coca-Cola Việt
Nam bị Cục thuế thành phố xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu
hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm.

KHỞI NGHIỆP
Câu 1: Thông qua internet, báo chí, các thông tin có liên quan, Anh/ Chị hãy chọn một
thương vụ, mô hình kinh doanh, dự án Start-up (khởi nghiệp) bất kỳ của Việt Nam hoặc
nước ngoài mà Anh/ Chị quan tâm nhất; phân tích & trình bày ý kiến cá nhân của các
Anh/ Chị?
Bài làm:
CỬA HÀNG CHĂM SÓC THÚ CƯNG
Trang 10/7

PHẦN 1: XUẤT PHÁT Ý TƯỞNG

Thú cưng vừa là bạn vừa là sở thích của rất nhiều người dân hiện nay, chúng không phân biệt
độ tuổi hay giới tính. Nhu cầu nuôi thú cưng ngày căng tăng nhanh và kéo theo đó các sản
phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng cũng ngày càng phát triển theo.

PHẦN 2: NỘI DUNG Ý TƯỞNG

Các dịch vụ và sản phẩm của cửa hàng: Ngoài các dịch vụ trên thì cửa hàng chăm sóc thú cưng
còn có kinh doanh thêm sản phẩm, phụ kiện cho thú nuôi. Sản phẩm sẽ được đưa vào khâu kiểm
soát chất lượng chặt chẽ trước khi đưa vào cửa hàng, khi nhập sản phẩm vào cần phải có nhân
viên quản lý chất lượng để kiểm tra. Nội dung, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm an toàn và
được cục Thú y kiểm định, kiểm tra sản phẩm đạt yêu cầu những sản phẩm này cần được bảo
quản đúng cách để duy trì chất lượng cũng như tối đa hoá thời gian sử dụng. Giá cả phải chăng,
nguồn gốc, giấy tờ đảm bảo chất lượng của bên cung cấp.

Đối với khu vực dịch vụ chăm sóc thú cưng bạn cần đảm bảo vệ sinh, an toàn và thiết bị hiện
đại. Phân chia từng không gian riêng và có vách ngăn cách cho từng thú cưng. Tránh tình trạng
chúng mâu thuẫn, quậy phá. Bàn nâng, dụng cụ cắt tỉa được trang bị đầy đủ ở mỗi khu vực dịch
vụ. Chuồng lưu giữ vật nuôi đảm bảo sạch sẽ, vừa vặn kích thước thú cưng. Khu vực trưng bày
sản phẩm/ phụ kiện thú cưng được sắp xếp riêng biệt. Quầy, kệ và giá treo sản phẩm lắp đặt vừa
tầm, dễ quan sát cho khách hàng.
PHẦN 3: TÌM HIỂU KIẾN THỨC TỔNG QUAN
Thú cưng vừa là bạn vừa là sở thích của nhiều người dân hiện nay, không phân biệt độ tuổi hay
giới tính. Nhu cầu nuôi thú cưng tăng nhanh kéo theo đó các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú
cưng cũng phát triển theo. Tuy nhiên, để mở cửa hàng chăm sóc thú cưng kinh doanh thành
Trang 11/7

công bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Tùy vào dịch vụ cửa
hàng bạn cung cấp mà những kiến thức chuyên môn được trang bị tương ứng. Cụ thể như:
▪ Kiến thức chăm sóc sức khỏe, spa cho thú cưng
▪ Kiến thức về giống loài, tập tính hay thức ăn phù hợp từng loại thú cưng
▪ Tìm hiểu về các sản phẩm sử dụng cho thú cưng: Các sản phẩm này thích hợp cho loài thú
cưng nào?
▪ Tìm hiểu một số kiến thức về các bệnh vặt mà thú cưng hay mắc phải, triệu chứng, cách
chữa trị cơ bản. Mặc dù bạn có thể không phải là bác sĩ thú y nhưng kiến thư cơ bản bạn cần
phải biết. Chia sẻ, đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Đặc biệt là kịp thời nhắc nhỡ khách
hàng khi thú cưng mắc
▪ Bệnh quá nặng hoặc cần chăm sóc đặc biệt.
Trang bị kiến thức khi kinh doanh bất cứ mô hình nào là điều thiết yếu. Kể cả mô hình cửa hàng
chăm sóc thú cưng cũng không ngoại lệ. Những kiến thức được đề cập ở trên giúp bạn phát triển
mô hình kinh doanh đa dạng, chuyên nghiệp hơn.
3.1 Tìm hiểu kiến thức trước khi mở cửa hàng chăm sóc thú cưng
Thú cưng vừa là bạn vừa là sở thích của nhiều người dân hiện nay, không phân biệt độ tuổi hay
giới tính. Nhu cầu nuôi thú cưng tăng nhanh kéo theo đó các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú
cưng cũng phát triển theo. Tuy nhiên, để mở cửa hàng chăm sóc thú cưng kinh doanh thành
công bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Tùy vào dịch vụ cửa
hàng bạn cung cấp mà những kiến thức chuyên môn được trang bị tương ứng. Cụ thể như:
▪ Kiến thức chăm sóc sức khỏe, spa cho thú cưng
▪ Kiến thức về giống loài, tập tính hay thức ăn phù hợp từng loại thú cưng
▪ Tìm hiểu về các sản phẩm sử dụng cho thú cưng: Các sản phẩm này thích hợp cho loài
thú cưng nào? Nguồn gốc ra sao? Thích hợp bảo quản ra sao? Điều này giúp ích cho việc
tư vấn và gợi ý mua hàng cho khách.
▪ Tìm hiểu một số kiến thức về các bệnh vặt mà thú cưng hay mắc phải, triệu chứng, cách
chữa trị cơ bản. Mặc dù bạn có thể không phải là bác sĩ thú y nhưng kiến thư cơ bản bạn
Trang 12/7

cần phải biết. Chia sẻ, đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Đặc biệt là kịp thời nhắc nhỡ
khách hàng khi thú cưng mắc bệnh quá nặng hoặc cần chăm sóc đặc biệt.
Trang bị kiến thức khi kinh doanh bất cứ mô hình nào là điều thiết yếu. Kể cả mô hình cửa hàng
chăm sóc thú cưng cũng không ngoại lệ. Những kiến thức được đề cập ở trên giúp bạn phát triển
mô hình kinh doanh đa dạng, chuyên nghiệp hơn. Trang bị kiến thức khi kinh doanh bất cứ mô
hình nào là điều thiết yếu. Kể cả mô hình cửa hàng chăm sóc thú cưng cũng không ngoại lệ.

Hình 4*
3.2 Các dịch vụ trong cửa hàng chăm sóc thú cưng
Kinh doanh cửa hàng chăm sóc thú cưng cần bạn xác định các dịch vụ và sản phẩm chủ lực
trong cơ sở. Tùy vào từng dịch vụ kinh doanh mà thiết kế – trang bị nội thất khu phòng riêng
biệt. Một số dịch vụ phổ biến trong cửa hàng phổ biến là:
Trang 13/7

▪ Dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho thú cưng: Trong dịch vụ này gồm có:
Tắm, tỉa lông, vệ sinh cơ thể thú cưng, làm nail, cắt móng tương ứng với từng loại thú
cưng (chó, mèo,…)
▪ Dịch vụ huấn luyện thú cưng: Trong dịch vụ này thì bạn phải quy định độ tuổi của thú
cưng và phân chia thời gian huấn luyện theo tháng. Bạn có thể thuê nhân viên có chuyên
môn để đảm nhận phần dịch vụ này.
▪ Dịch vụ hỏa táng thú cưng: Đây là một trong những dịch vụ cần thiết mà khách hàng tìm
kiếm. Dịch vụ hỏa táng thú cưng nên được thực hiện tại lò thiêu động vật. Đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường, lấy tro cốt sau khi hỏa táng.
▪ Dịch vụ trông giữ thú cưng: Khi chủ nhân có việc bận thì dịch vụ chăm sóc thú cưng sẽ
được bạn đảm nhận. Giá cho dịch vụ này tùy vào thời gian gửi và yêu cầu hình thức
chăm sóc (thức ăn riêng, tắm rửa, tản bộ,…). Ví dụ dễ hiểu cho bạn: Giá trông giữ thú
cưng 1 chuồng/ ngày, 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn vặt là 150.000đ.
Ngoài các dịch vụ trong cửa hàng chăm sóc thú cưng bạn có thể kết hợp kinh doanh sản phẩm,
phụ kiện cho thú nuôi. Một số sản phẩm tiêu biểu là: Phụ kiện (vòng cổ, đồ chơi, dây dẫn, quần
áo); Sảm phẩm vệ sinh thú cưng (sữa tắm, men tiêu hóa, thuốc diệt giun, thuộc trị ve chó/ rận);
Dụng cụ không gian thú cưng (chuồng, cột mèo, nệm, cát khử trùng, khay vệ sinh,…). Việc kết
hợp kinh doanh sản phẩm giúp bạn tăng doanh thu và đám ứng nhu cầu khách hàng nhiều hơn.
Kinh doanh cửa hàng chăm sóc thú cưng cần bạn xác định các dịch vụ và sản phẩm chủ lực
trong cơ sở. Tùy vào từng dịch vụ kinh doanh mà thiết kế – trang bị nội thất khu phòng riêng
biệt.
Trang 14/7

Hình 5*
3.3 Tìm kiếm nguồn hàng cho cửa hàng chăm sóc thú cưng
Tìm kiếm nguồn hàng/ sản phẩm cho cửa hàng chăm sóc thú cưng chất lượng và giá thành phải
chăng chính là điều bạn cần làm. Đa phần các lọai thức ăn cho thú cưng đều nhập khẩu từ nước
ngoài. Bạn cần kiểm tra nguồn gốc, giấy tờ đảm bảo chất lượng của bên cung cấp. Thêm vào đó,
các sản phẩm như phụ kiện, máy móc sử dụng cho dịch vụ tại cơ sở cũng nên đảm bảo về độ an
toàn và chất lượng. Nhập số lượng hàng hóa vừa phải tránh dư hàng tồn kho, gây lãnh phí. Đối
với một số đơn vị cung cấp sản phẩm: Nếu bạn nhập hàng với số lượng lớn thì giá thành sẽ
giảm (giá sỉ). Khi nhập phụ kiện, sản phẩm cho thú cưng lần đầu tiên thường tốn khoảng 20 –
30 triệu/ lần. Ở các lần nhập tiếp theo tùy theo doanh thu của cửa hàng mà chi phí nhập sản
phẩm tăng hoặc giảm. Cụ thể nếu tăng là khoảng gấp 3 – 5 lần giá nhập ban đầu. Nếu giảm thì
sẽ giảm đi một nửa lần nhập ban đầu. Tìm kiếm nguồn hàng/ sản phẩm cho cửa hàng chăm sóc
thú cưng chất lượng và giá thành phải chăng chính là điều bạn cần làm.
3.4 Thiết kế không gian cửa hàng chăm sóc thú cưng lí tưởng
Thiết kế không gian cửa hàng chăm sóc thú cưng là điều vô cùng quan trọng bạn cần lưu ý. Khi
đã xác định dịch vụ chủ lực và các sản phẩm kinh doanh bạn sẽ thiết kế – trưng bày tương ưng.
Trang 15/7

Đối với khu vực dịch vụ chăm sóc thú cưng bạn cần đảm bảo vệ sinh, an toàn và thiết bị hiện
đại. Phân chia từng không gian riêng và có vách ngăn cách cho từng thú cưng. Tránh tình trạng
chúng mâu thuẫn, quậy phá. Bàn nâng, dụng cụ cắt tỉa được trang bị đầy đủ ở mỗi khu vực dịch
vụ. Chuồng lưu giữ vật nuôi đảm bảo sạch sẽ, vừa vặn kích thước thú cưng. Khu vực trưng bày
sản phẩm/ phụ kiện thú cưng được sắp xếp riêng biệt. Không nên đặt chung tại nơi thực hiện
dịch vụ chăm sóc thú cưng. Quầy, kệ và giá treo sản phẩm lắp đặt vừa tầm, dễ quan sát cho
khách hàng. Ngoài ra, bạn nên bố trí nhân viên trực quầy hàng có kiến thức về sản phẩm để dễ
dàng tư vấn cho khách. Nếu bạn không chắc chắn về ý tưởng thiết kế cơ sở thì tìm đến đội ngũ
thiết kế thi công chuyên nghiệp là phương án tối ưu nhất. Đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng
công trình, tính an toàn cho từng không gian riêng biệt. Đặc biệt là giá thành phải chăng khi bạn
chọn hình thức thiết kế thi công trọn gói. Hãy tham khảo và lựa chọn đúng đắn nhất bạn nhé!
Thiết kế không gian cửa hàng chăm sóc thú cưng là điều vô cùng quan trọng bạn cần lưu ý. Khi
đã xác định dịch vụ chủ lực và các sản phẩm kinh doanh bạn sẽ thiết kế – trưng bày tương ưng.

Hình 6*
Trang 16/7

PHẦN 4: NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH


Tóm tắt tổng quan:

Tên cửa hàng: “ CỬA HÀNG CHĂM SÓC THÚ CƯNG MEOW MEOW- PETS DAYCARE ”

Địa điểm: khu vực rộng rãi thoáng mát, đông dân cư, những hộ dân có nhu cầu chăm sóc thú
cưng, vật nuôi.

Dịch vụ: an toan, đảm bảo đối với thú cưng của khách hàng.

Phục vụ: tận tình, chu đáo, lịch sự, nhã nhặn với khách hàng, tư vấn khi khách hàng có nhu cầu.

Mức giá: tùy vào sản phẩm sẽ có những mức giao động khác nhau; đa dạng.

Sản phẩm và dịch vụ:


- Phụ kiện: vòng cổ, đồ chơi, dây dẫn, quần áo,…
- Sảm phẩm vệ sinh thú cưng: sữa tắm, men tiêu hóa, thuốc diệt giun, thuộc trị ve chó/
rận,…
- Dụng cụ không gian thú cưng: chuồng, cột mèo, nệm, cát khử trùng, khay vệ sinh,…
- Dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho thú cưng: Trong dịch vụ này gồm có:
Tắm, tỉa lông, vệ sinh cơ thể thú cưng, làm nail, cắt móng tương ứng với từng loại vật nuôi(chó,
mèo, chuột, chim cảnh,...)
- Dịch vụ huấn luyện thú cưng: Trong dịch vụ này thì bạn phải quy định độ tuổi của thú
cưng và phân chia thời gian huấn luyện theo tháng. Bạn có thể thuê nhân viên có chuyên môn
để đảm nhận phần dịch vụ này.
Trang 17/7

- Dịch vụ hỏa táng thú cưng: Đây là một trong những dịch vụ cần thiết mà khách hàng tìm
kiếm. Dịch vụ hỏa táng thú cưng nên được thực hiện tại lò thiêu động vật. Đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh môi trường, lấy tro cốt sau khi hỏa táng.
- Dịch vụ trông giữ thú cưng: Khi chủ nhân có việc bận thì dịch vụ chăm sóc thú cưng sẽ
đảm nhận. Giá cho dịch vụ này tùy vào thời gian gửi và yêu cầu hình thức chăm sóc (thức ăn
riêng, tắm rửa, tản bộ,…). Ví dụ: Giá trông giữ thú cưng 1 chuồng/ ngày, 3 bữa ăn chính và 2
bữa ăn vặt là 150.000đ.

Hạn chế:
+ Địa điểm: nên ưu tiên đặt các cơ sở dưới các chung cư hoặc căn hộ cao cấp. Một phần do
các nhà thầu xây dựng chung cư sẽ chú ý đến giao thông qua lại giữa các chợ và trung tâm
thương mại, những khu vực như vậy sẽ có nhiều người dân sinh sống, cũng không thiếu người
nuôi thú cưng.
+ Dịch vụ: Đặt nhu cầu của người chủ vật nuôi nói chung và thú cưng nói riêng lên hàng
đầu.
VD: chúng tôi cam kết có thể thỏa mãn nhu cầu của “ boss” (đại từ nhân xưng thân thuộc dành
cho các thú cưng).
+ Phục vụ (chăm sóc): chu đáo, tận tình, luôn mang tâm thế thiện chí, yêu thương với các
boss.
Tư vấn Khách hàng: 24/7. (Nếu có thể làm được phần này, đảm bảo cửa hàng có thể giữ được
lượng khách ổn định.)
+ Chi phí. VD: 15.000 VNĐ ~ 10.000.000 VNĐ.
+ Về sản phẩm: không có thức ăn cho thú cưng: nên ưu tiên bán các loại thức ăn tự nhiên
original, giá tuy mắc nhưng bù lại sức khỏe thú cưng được đảm bảo. Thức ăn thú cưng là một
mục riêng: thức ăn hạt, bánh thưởng, súp thưởng, pate, rau câu súp…
+ Về sản phẩm vệ sinh thú cưng ( mỹ phẩm hay làm đẹp cho thú cưng): sữa tắm là dành
cho làm đẹp, còn men tiêu hóa là thuộc về mục thuốc. Thuốc bổ cho thú cưng nên đa dạng như:
Trang 18/7

thuốc bổ lông, thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc men tiêu hóa, thuốc trị bệnh… nhiều con
vật quanh năm ghét tắm nên chỉ được cho uống thuốc.

+ Phần này dành riêng cho mèo, chim chóc, những khách hàng cần lắp đặt các kệ hoặc nhà
gỗ trên tường, cửa hàng nên có dịch vụ chăm sóc tại nhà như hướng dẫn hoặc thuê kỹ thuật viên
lắp đặt, bảo hành sản phẩm,...
+ Cửa hàng chăm sóc thú cưng với quy mô lớn, có đầy đủ dịch vụ thì nên mời các bác sĩ
thú y về, xây dựng và thiết lập một không gian riêng chuyên dùng để trị bệnh, triệt sản, chích
ngừa, khám bệnh cho thú cưng.
+ Lai phối.
+ Các ưu đãi dành cho khách hàng.
+ Nên có một phần riêng như chăm sóc khách hàng tại nhà sau khi thú cưng được trở về thì
càng tốt. VD: Sổ khám bệnh…

Lợi ích:

- Dịch vụ trông giữ thú cưng, spa, hỏa táng ổn, về cơ bản có đầy đủ. Đặc biệt cửa hàng còn
có dịch vụ huấn luyện thú cưng.
- Mặt hàng mẫu mã đa dạng, cơ sở vật chất đầy đủ.
- Nhân viên nhiệt tình với khách, yêu thương, thiện chí với động vật.
- Giá cả phải chăng, vừa phải.

Ngày nay, thú cưng như chó, mèo ,chim, chuột hamster… được mọi người coi như “ bạn
thân”. Những chủ nhân của chúng cũng muốn thú cưng được chăm sóc như một thành viên
trong gia đình. Đối với những gia đình có điều kiện, việc nuôi thúcưng còn thể hiện đẳng cấp
của họ nên họ không ngần ngại chi trả những số tiền không nhỏ để tìm người hay thuê dịch vụ
“chăm sóc thú cưng”. Tại Việt Nam tuy có nhiều công ty đưa ra loại hình dịch vụ này nhưng
vẫn chưa được sự tín nhiệm cao của đại đa số người tiêu dùng. Vì nếu có thể một loại dịch vụ
Trang 19/7

chăm sóc thú cưng mới có đầy đủ tố chất và phát triển cách toàn diện là điều mong mỏi của
nhiều khách hàng muốn tạo dựng sức khỏe về mặt thẩm mỹ cho thú cưng của họ. Thành phố Hồ
Chí Minh chỉ có khoảng gần 100 cửa hàng thú y, trung tâm chăm sóc vật nuôi trong nhà lớn và
nhỏ. Nhưng các cửa hàng này vẫn chưa thật sự làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các trung
tâm này một là bán các sản phẩm dành cho thú nuôi trong nhà, hai là làm dịch vụ khám chữa
bệnh cho thú nuôi. Vì vậy đây vẫn là một thị trường khá tiềm năng và chưa được khai thác triệt
để. Trên cơ sở đó, việc mở một cửa hàng với nhiều dịch vụ đa dạng phong phú đáp ứng sẽ là
một cơ hội đầu tư tiềm năng có thể phát triểnmạnh và lâu dài trong tương lai.
Xin hết!
*Nguồn hình ảnh: Sưu tầm.
Tập thể nhóm 3 xin chân thành cám ơn Thầy/Cô đã xem bài làm ạ!
Trang 20/7
Trang 21/7
Trang 22/7
Trang 23/7
Trang 24/7
Trang 25/7

You might also like