You are on page 1of 12

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ


MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Đề bài: 06
Ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc tới văn minh Tây Âu thời
trung đại

Lớp: N06-TL2
Nhóm: 05

Hà Nội. 2021
THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ TÊN MSSV


1 Phạm Thị Ngà ( NT) 451630
2 Đỗ Ngọc Anh 451633
3 Trần Mỹ Linh 451755
4 Nguyễn Phi Hùng 451943
5 Vũ Ngọc Minh 452015
6 Trần Bảo Khánh 452037
7 Nguyễn Tuấn Kiệt 452215
8 Vũ Quang Trí 452218
9 Bùi Danh Chính 452220
10 Nguyễn Cẩm Tú 452248
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Nhóm: 05 Lớp: N06.TL2


Môn học: Lịch sử văn minh thế giới
Tên đề bài số 06: “Ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc đối với văn minh Tây Âu thời kỳ trung đại”
Tổng số sinh viên: 10
Xác định mức độ tham gia và kết quả của từng thành viên như sau:
STT MSSV HỌ VÀ TÊN Đánh giá của sinh Đánh giá của giáo
viên viên
A B C Điểm số Điểm chữ

1 451630 Phạm Thị Ngà X


2 451633 Đỗ Ngọc Anh X
3 451755 Trần Mỹ Linh X
4 451943 Nguyễn Phi Hùng X
5 452015 Vũ Ngọc Minh X
6 452037 Trần Bảo Khánh X
7 452215 Nguyễn Tuấn Kiệt X
8 452218 Vũ Quang Trí X
9 452220 Bùi Danh Chính X
10 452248 Nguyễn Cẩm Tú X

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2021


Kết quả điểm bài viết:
NHÓM TRƯỞNG
…………………….
Ngà
Phạm Thị Ngà
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

B. NỘI DUNG................................................................................................... 1

Phần I: Lý luận chung ................................................................................. 1

1. Khái quát chung về đạo Cơ Đốc ......................................................... 1

2. Khái quát chung về Văn Minh Tây Âu thời trung đại ...................... 2

Phần II. Ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc đối với văn minh Tây Âu thời trung
đại. ................................................................................................................ 3

1. Chính trị ............................................................................................... 3

2. Pháp lí .................................................................................................. 4

3. Xã hội ................................................................................................... 4

4. Văn học ................................................................................................ 4

5. Giáo dục ............................................................................................... 5

6. Nghệ thuật ............................................................................................ 6

7. Khoa học tự nhiên ............................................................................... 7

C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 8


A. MỞ ĐẦU

Cơ Đốc giáo hay còn gọi là Kitô giáo là một tôn giáo tồn tại hơn 2000 năm
lịch sử, nó tồn tại và phát triển song song, trở thành một phần quan trọng trong xã
hội phương Tây. Trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là Tây Âu thời trung đại
đạo Cơ Đốc có những ảnh hưởng rất lớn trong chính trị, luật pháp và là nguồn
cảm hứng cho nghệ thuật, văn học, khoa học, ... đối với các nước Tây Âu thời bây
giờ. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm 05 chúng em xin chọn đề số
06 “Ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc đối với văn minh Tây Âu thời kỳ trung đại” làm
bài tập nhóm của mình.

B. NỘI DUNG

Phần I: Lý luận chung

1. Khái quát chung về đạo Cơ Đốc

1.1 Nguồn gốc ra đời

Kitô giáo hay Cơ đốc giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía Đông
của đế quốc La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ. Đế chế La Mã đã tiến hành nhiều
cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt
trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng được
giải phóng và tự do. Bên cạnh đó, vùng Trung Cận Đông là nơi tiếp giáp 3 châu
lục, dân cư ở đây vốn theo đa thần giáo, trong quá trình thống nhất của đế chế đã
xuất hiện yêu cầu thống nhất về tư tưởng, trong đó có nhu cầu về tôn giáo độc
thần, vì vậy Kitô giáo đã ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo vốn đang tồn tại ở
vùng này. Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Giêsu Kitô. Ông sinh ra
vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã mang thai một cách màu
nhiệm và sinh ra ông.

1.2 Tổ chức

1
Cơ đốc giáo có các phẩm trật như sau:

Giáo hoàng: là người kế vị Thánh Pê rô và thay mặt Đức chúa Giê-su làm đầu hội
thánh ở trần gian. Giáo hoàng có quyền quyết định công việc của hội thánh.

Giám mục: Dưới tòa thánh là hội thánh ở các địa phận. Đứng đầu các hội thánh
là Giám mục.

Linh mục: Cơ sở thấp nhất của hội giáo là giáo xứ. Đứng đầu các giáo xứ chính
là các linh mục.

2. Khái quát chung về Văn Minh Tây Âu thời trung đại

2.1 Sự hình thành các quốc gia của Tây Âu

Sự việc kinh thành La Mã bị thất thủ vào năm 476 được coi là mốc đánh
dấu sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã. Trên đống hoang tàn của đế quốc La Mã,
hàng loạt các quốc gia mới ra đời như vương quốc Tây Gốt, Văngđan, Buôcgônhơ,
Đông Gốt, Phrăng...Trong các vương quốc mới ra đời đó, sự hình thành và phát
triển của vương quốc Phrăng có ảnh hưởng tới lịch sử Tây Âu lớn hơn cả. Lãnh
thổ của vương quốc Phrăng lúc đầu chỉ tương đương miền Bắc nước Pháp ngày
nay. Nhưng dưới thời của hoàng đế Saclơman, bằng những cuộc chiến tranh để
mở rộng lãnh thổ, ông đã làm cho đất đai của quốc gia Phrăng lớn gần tương
đương vùng tây của đế quốc La Mã trước kia.

Năm 814 Saclơman chết, con là Louis “mộ đạo” lên kế vị. Năm 840 Louis
“mộ đạo” chết thì trong các con của Louis xảy ra sự tranh giành ngôi báu tới mức
nội chiến. Cuộc nội chiến đã dẫn tới một hoà ước kí ở Vecđoong năm 843. Theo
hoà ước Vecđoong, đế quốc Saclơman bị chia ra làm 3, đó là nước Pháp, Đức, Ý
ngày nay. Còn ở nước Anh ngày nay, từ thế kỉ V đã hình thành nên nhiều tiểu
quốc. Tới thế kỉ IX, Ecbe đã thống nhất các nước nhỏ lập nên vương quốc Anh.
Tây Ban Nha ra đời trên cơ sở hợp nhất Cxtila và Aragôn, Bồ Đào Nha thì đã

2
được ra đời trước đó. Các vương quốc mới không đi theo con đường chế độ nô lệ
mà đi vào con đường phong kiến hoá.

Phần II. Ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc đối với văn minh Tây Âu thời trung đại.

1. Chính trị

Năm 496, Clô-vít đã dẫn 3000 thân binh đến nhà thờ Ranh-xơ làm lễ rửa
tội để đi theo đạo Ki-tô. Điều đó đánh dấu sự câu kết giữa giáo hội Cơ Đốc và quí
tộc F-răng. Tầng lớp Tăng lữ Cơ Đốc giáo cũng dần dần nhập vào hàng ngũ quý
tộc phong kiến. Và để trả ơn Giáo hoàng La Mã đã công nhận mình là vủa F-răng,
751 Pê-Panh đã tấn công người Ra-ven-na và tặng cho giáo hoàng vùng đất xung
quanh La Mã thành nên Giáo quốc (nước của Giáo Hoàng). Từ đây, giáo hoàng
chẳng những là giáo chủ của tầng lớp tăng lữ mà còn là một giáo chúa thế tục.

Ngày Giáng sinh năm 800, giáo hoàng Lê-ô III làm lễ “gia miện” (Lễ đội
mũ bằng vàng của hoàng đế La Mã) cho Sác-lơ-man-nhơ, như vậy ông được coi
như hoàng đế La Mã. Từ đó trở đi tất cả các hoàng đế ở Tây Âu khi lên ngôi chỉ
được thừa nhận khi nhận được sự gia miện của giáo hoàng. Các vị vua muốn lên
ngôi phải đến toà thành Vatican nhận sắc phong. Vương quyền nhiều thời kỳ phải
phục tùng thần quyền. Giữa chính quyền phong kiến với giáo hội nhà thờ vừa cấu
kết vừa đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lực của mình. Giáo hoàng Innocent
III (TK XIII): “Giáo hoàng là mặt trời, hoàng đế là mặt trăng, hoàng đế có được
chính quyền từ nơi giáo hoàng giống như mặt trăng có được ánh sáng từ mặt trời
vậy”

Như vậy, trong các chế độ bóc lột người, chính quyền của giai cấp thống trị
đã sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức quần chúng lao động. Đạo Cơ đốc
là tôn giáo duy nhất nên giáo hội độc quyền trong việc thực hiện chức năng trên
của tôn giáo. Tây Âu ở trong trạng thái phân quyền cát cứ trầm trọng và kéo dài,
thế lực phong kiến thế tục bị phân tán, nên thế lực Thiên chúa càng phát triển.

3
Thần quyền được hoà nhập với vương quyền, nhưng không phải vì thế mà thần
quyền bị triệt tiêu. Mà sự kết hợp đó tạo nên sức mạnh cấp số nhân của các thế
lực áp bức, bóc lột trong xã hội.

2. Pháp lí

Luật lệ của giáo hội và nhà thờ được coi là một nguồn luật quan trọng của
Tây Âu trung đại. Trong pháp luật của chính quyền phong kiến ban hành thì tội
chống lại nhà thời là một trong những trọng tội phải xử tử hình. Để phục vụ mục
đích chính trị, đối phó tư tưởng chống đối, giáo hội đã dựng lên “tòa án tôn giáo
thiêng liêng” (Tòa dị giáo) để xử thiêu những người bị coi là dị giáo.

3. Xã hội

Đây là thời kì tu viện và nhà thờ chi phối mạnh mẽ tới xã hội. Cụ thể trong
giai đoạn này đa số những người trong nhà thờ, tu viện đều xuất thân từ giới quý
tộc, nắm trong tay nhiều của cải, ruộng đất và chi phối mạnh mẽ đời sống tinh
thần của xã hội. Sự lớn mạnh này xuất phát từ việc giai cấp nông nô chiếm đông
đảo trong xã hội nhưng lại hạn chế về trình độ nhận thức. Khi nhắc tới giai đoạn
này các nhà sử học gọi nó là “đêm trường trung cổ của xã hội Tây Âu” bởi để bảo
vệ sự thống trị của mình nhà thờ, tu viện- đứng đầu là giáo hoàng đã thẳng tay
trừng trị, đàn áp những tư tưởng tiến bộ, chẳng hạn như việc Galileo Galilei phải
đối mặt với phán quyết của Tòa dị giáo về thuyết nhật tâm của mình. Với sự áp
đặt những tư tưởng bảo thủ của giáo hội đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới
con người – yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

4. Văn học

Văn học Tây âu dưới sự ảnh hưởng của cơ đốc giáo có những biểu hiện
mới. Bên cạnh văn học dân gian và văn học Latin của nhà thờ, thời kì này còn
xuất hiện hai dòng văn học mới là: văn học kị nghị sĩ và văn học thành thị và văn
học thời kì này cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi kinh thánh. Cụ thể:

4
Văn học kị sĩ thường bắt nguồn từ những câu chuyện lưu truyền trong nhân
dân, mà nhân vật trung tâm thường có những tính cách được ca ngợi như thượng
võ, trọng danh dự, kính chúa, trung thành với chủ và một tính cách không thể
thiếu là tôn sùng người đẹp. Văn học kị sĩ gồm hai thể loại chủ yếu là anh hùng
ca và thơ trữ tình. Bản anh hùng ca tiêu biểu thời đó là Bài ca Roland, Bài ca Cid.
Tác phẩm Tơrixtăng và Idơ là một tác phẩm ca ngợi tình yêu lãng mạn kiểu kị sĩ.
Văn học thành thị cũng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp thị dân
ngày càng đông đảo và đang lớn mạnh. Từ thế kỉ XII đã xuất hiện nhiều tác phẩm
thuộc văn học thành thị mang tính hài hước, đả kích chế độ phong kiến, giáo sĩ,
và ca ngợi những người bình dân. Tiêu biểu giai đoạn này là các tác phẩm: Di
chúc của con lừa, Thầy lang vườn...
5. Giáo dục

Giáo dục Tây Âu thời kì trung đại được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn từ thế kỉ V- X, giáo dục không được coi trọng. Các giai cấp trong
xã hội đa số là mù chữ kể cả quý tộc. Các trường học chủ yếu dạy về thần học và
các môn liên quan tới giáo lí. Việc giảng dạy cũng bị giáo hội chi phối, quản lí
chặt chẽ. Ngôn ngữ dạy trong các trường là chữ Latin. Môn logic học được coi là
“đầy tớ của thần học”, cùng với môn tu từ học, dạy người học cách hùng biện để
sau này đi truyền đạo. Môn thiên văn học thì lấy học thuyết của Ptôlêmê để giảng
dạy, thuyết này coi Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Chủ nghĩa khổ hạnh, cấm dục
cũng được tuyên truyền rộng rãi.

Giai đoạn từ thế kỉ X về sau do sự phát triển của các thành thị trung đại-
được mệnh danh là “bông hoa rực rỡ” của thời kì trung đại đã mang tới không khí
tự do và mở mang tri thức cho mọi người. Các trường học của nhà thờ không đáp
ứng được nhu cầu về giáo dục của người dân, điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện các
trường đại học ở Tây Âu vào thế kỉ XII - XIII. Tiêu biểu cho các trường đại học
xuất hiện giai đoạn này là trường Xoocbon, Tuludo, Oocleang, ở Pháp; Oxford,

5
Cambridge, ở Anh; Napoli, Palecmơ, ở Ý... Đến cuối thế kỉ XIV, ở Tây Âu đã có
tất cả khoảng 40 trường đại học. Ngôn ngữ sử dụng trong các trường đại học vẫn
là tiếng Latin. Phương pháp giảng dạy là giảng thuật. Sinh viên lên lớp nghe giảng,
ghi chép và thảo luận. Kết thúc khoá học, sinh viên cũng làm luận văn và bảo vệ
luận văn tốt nghiệp. Các học vị như cử nhân, tiến sĩ cũng được sử dụng trong các
trường đại học.
Về mặt tổ chức, các trường thường gồm có hiệu trưởng, khoa trưởng của 4
khoa: Nghệ thuật (gồm cả văn chương và khoa học), Thần học, Y học và Luật
học. Các trường đại học đã trở thành trung tâm văn hoá, khoa học, nơi truyền bá
những tư tưởng tiến bộ. Vì vậy sau này, giáo hội lại tìm mọi cách để kiểm soát
hoạt động của các trường đại học. Đến giữa thế kỉ XVIII, trường đại học Pari bị
giáo hội khống chế hoàn toàn. Tuy nhiên Y học và Luật học là những môn thực
dụng nên vẫn được duy trì.
6. Nghệ thuật
* Kiến trúc:
Ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc tới văn minh Tây Âu thời kì này là vô cùng
lớn, đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới kiến trúc Gothic khắc họa hình ảnh
chúa, thiên thần, ... trong các nhà thờ. Các công trình kiến trúc thời kì này đều
phục vụ cho lễ nghi tôn giáo như các thánh đường nhà thờ. Trong các thánh đường,
đền thờ được trang trí bằng các bức tranh trên ô cửa kính hay mái vòm của đền
thờ. Công trình kiến trúc ảnh hưởng bởi lối kiến trúc này phải kể đến Vương cung
thánh đường thánh Phero được xây dựng bởi kiến trúc sư nổi tiếng Michelangelo:
Nhà thờ này được chính giáo hoàng Giulo II đã lệnh cho xây dựng với mong muốn
đây là nơi chôn cất mình sau khi mất. Tiền diện nhà nổi bật với 8 trụ tròn và 4 trụ
vuông khổng lồ, xây dựng đối xứng. Gần bậc thềm dẫn lên nhà thờ Thánh Phêrô
có hai tượng đá rất lớn là tượng hai thánh Phêrô và Phaolô (Peter và Paul). Phía
trên, chính giữa tiền diện là ban công, nơi mà giáo dân đón mừng giáo hoàng. Phía
trên cùng là lan can với tượng của 13 vị thánh. Mái vòm được trang trí bằng

6
những hoa văn tinh xảo phù điêu đá hoa cương, bên trong có những tác phẩm
nghệ thuật đặc sắc như: Đặc biệt chú ý là tác phẩm Đức mẹ sầu bi (Pietà) của
Michelangelo, tượng đài nữ hoàng Thụy Ðiển (Christina of Swede, …
* Hội họa của thời kỳ này cũng thực sự phát triển về cả chất và lượng. Khi
mà hội họa đạt đến đỉnh cao của nó. Những bức tranh mang âm hưởng của tôn
giáo tín ngưỡng, họa lại các vị thần, chúa jesus, hay đức mẹ maria. Nhhững tác
phẩm nổi tiếng có thể kể đến trong thời kỳ này bao gồm: Bức bích họa trên trần
nhà nguyện Sistine của Michelangelo; Bữa tối cuối cùng của Leonardo Da vinci;
Đức chúa bị đóng đinh trên cây thập tự giá, ...
7. Khoa học tự nhiên

Giáo lí kinh viện với những tư tưởng bảo thủ, luôn tìm cách hạn chế sự
khám phá của con người về thế giới tự nhiên, rập khuôn giải thích các hiện tượng
tự nhiên bằng phương pháp tư duy trìu tượng. Trong lĩnh vực thiên văn học, đạo
Cơ Đốc tin vào thuyết địa tâm của Ptolemy, cho rằng trái đất là trung tâm của vũ
trụ, mặt trời và các thiên thể khác đều quay quanh trái đất. Ở thời đại này, mặc dù
đã có những nhà khoa học như Copernicus, Galileo, Kepler, Bruno đã chứng minh
được thuyết địa tâm là sai, rằng trái đất mới là thiên thể quanh quanh mặt trời, thế
nhưng, thuyết nhật tâm đã đả kích vào chính nền tảng của thế giới quan tôn giáo,
bởi vậy, đây là mối đe dọa lớn đối với các thế lực nhà thờ. Những tư tưởng đi
ngược lại với nhà thờ được coi như là mối đe dọa cho sức mạnh của niềm tin vào
Chúa, vì vậy, các thế lực nhà thờ đã ngăn chặn những tư tưởng đó bằng cách giam
giữ, cải tạo, thậm chí là xử tử họ.

C. KẾT LUẬN

Như vậy, có thể khẳng định đạo Cơ Đốc có ảnh hưởng rất lớn đối với
văn minh Tây Âu thời trung đại. Dù có những giai đoạn đạo Cơ Đốc là rào cản
tới sự phát triển của nền văn minh Tây Âu những cũng không thể phủ nhận được
vai trò to lớn, sâu rộng của đạo Cơ Đốc tới văn minh Tây Âu thời trung đại.

7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Giáo trình:

1. Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị
quốc gia, 2006.

* Sách:

1. Văn minh phương tây - lịch sử và văn hóa, NXB Từ Điển Bách Khoa, năm
2008.

2. Lawson, Science in the ancient world: an encyclopedia, ABC-CLIO, 2004.

3. Đặng Đức An (chủ biên), Những mẩu chuyện lịch sử văn minh thế giới, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 2007.

4. Edward James, Chuyện kể về những nền văn minh cổ, NXB Thế giới, 2002.

* Tài liệu web:

1. http://redsvn.net/kien-thuc-dai-cuong-ve-kito-giao2/

2. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-luan--Van-minh-Tay-Au-thoi-
trung-dai-9037/

3. https://thegioidulich.com/kham-pha-du-lich/nha-tho-thanh-phero-o-vatican-
745.html

You might also like