You are on page 1of 55

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

Nhà nước Giáo hoàng và vai trò của Giáo hội Kitô giáo trong
quan hệ quốc tế phương Tây trung đại.

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện


Lê Đức Minh Đăng – 2257061024
Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Trần Nam Tiến
Mục lục
1. Phần mở đầu ......................................................................... 1
2. Nội dung ............................................................................... 2
2.1 Dẫn nhập ............................................................................ 2
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công giáo nói chung và Giáo hội Công
giáo La Mã nói riêng ............................................................... 2
2.1.2 Phân biệt các chủ thể chính trị của Giáo hội Công giáo La
Mã trong quan hệ quốc tế Châu Âu Trung đại ............................ 3
2.2 Nhà nước Giáo Hoàng .......................................................... 4
2.2.1 Bối cảnh ra đời và sự thành lập ........................................ 4
2.2.2 Vai trò và sức ảnh hưởng của Nhà nước Giáo hoàng lên quan
hệ quốc tế Châu Âu Trung đại ................................................ 13
2.2.3 Nhận xét về vai trò và ảnh hưởng của Nhà nước Giáo hoàng
trong quan hệ quốc thế Châu Âu thời kỳ trung đại .................... 25
2.3 Về Giáo hội Thiên chúa giáo ............................................... 27
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển Giáo hội Thiên Chúa giáo
tại châu Âu ........................................................................... 27
2.3.2 Sự hình thành của Giáo hội Công giáo La Mã, sự kiện Đại ly
giáo, hay còn gọi là sự kiện Ly giáo Đông – Tây...................... 27
2.3.3 Quá trình truyền đạo trên khắp lục địa Châu Âu trong thời
trung đại .............................................................................. 29
2.3.4 Vai trò và ảnh hưởng của Giáo hội Kitô trong quan hệ quốc
tế Châu Âu Trung đại ............................................................ 32
2.3.6 Đánh giá vai trò, sức ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo
quan hệ quốc tế của châu Âu trong thời kỳ trung đại ................ 46
3. Kết luận .............................................................................. 48
Tài liệu tham khảo ................................................................... 50
1. Phần mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài

Phương Tây trung đại là một sự hỗn loạn với các cuộc xung đột kéo dài
liên miên giữa các thực thể chính trị nhằm tranh giành lợi ích. Sự xung đột không
bắt đầu từ sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã mà bắt nguồn từ sau Nền hòa
bình La Mã (Pax Romana), La Mã rơi vào nội chiến, ngoại xâm và xu hướng này
cứ kéo dài cho đến Hòa bình Westphalia được thiết lập. Trong giai đoạn này, sự
nổi lên của Giáo hội Công giáo La Mã và Nhà nước Giáo hoàng đã góp phần quan
trọng định hình thế cuộc châu Âu trung đại. Về vai trò của hai thực thể chính trị
đặc biệt này đã luôn là chủ đề gây tranh cãi về sức mạnh và vị thế thật sự của nó.
Do đó, tác giả hy vọng việc đưa ra quan điểm cá nhân về chủ đề qua bài tiểu luận
này sẽ góp một cái nhìn khác trong cuộc tranh cãi này

1.2 Câu hỏi nghiên cứu:

Nhà nước Giáo hoàng và vai trò của Giáo hội Kitô giáo trong quan hệ quốc tế
phương Tây trung đại.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Do tính chất của bài tiểu luận đi về nghiên cứu lịch sử nên bài sẽ sử dụng
phương pháp định tính để phân tích câu hỏi nghiên cứu. Bài tiểu luận dựa trên
những tài liệu thứ cấp nghiên cứu về châu Âu trong giai đoạn lịch sử này. Ngoài
ra, tác giả sẽ đưa ra những nhận định của bản thân về vai trò của Nhà nước Giáo
hoàng và Giáo hội Kitô giáo trong quan hệ quốc tế phương Tây trung đại.

1.4 Kết cấu tiểu luận

Bài tiểu luận có kết cấu tổng thể gồm Mục lục, Phần mở đầu, Phần Nội
dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Trong Phần nội dung, bài tiểu luận có 3
chương, 8 mục và

1.5 Ý nghĩa đề tài

Bài tiểu luận này giúp khái quát tình hình chính trị ngoại giao châu Âu
nói chung và của Nhà nước Giáo hoàng lẫn Giáo hội Kitô nói riêng trong
thời trung đại. Quan trọng hơn hết, thông qua bài tiểu luận, tác giả mong
muốn bày tỏ quan điểm cá nhân về vai trò của hai thực thể trung tâm của
đề tài.

1
2. Nội dung

2.1 Dẫn nhập

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công giáo nói chung và Giáo hội Công giáo La Mã
nói riêng

Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hay Công giáo là tôn giáo có vai trò cực kì lớn
trong xã hội loài người hiện đại. Xét trên toàn bộ giáo hội Thiên Chúa đang hoạt
động, hiện tại có trên 2 tỷ 600 triệu người công khai là tín đồ Thiên Chúa giáo
(Zurlo, 2023). Trong đó, 1.34 tỷ người là tín đồ của Giáo hội Công giáo La Mã
theo số liệu từ năm 2019, chiếm 17.7% dân số trên toàn cầu (Glatz, 2021). Thiên
Chúa giáo là tôn giáo xuất hiện sau khi Jesus bị đóng đinh trên thập giá, lời thuyết
giáo của ông được rao giảng và lan tỏa trên khắp lãnh thổ Đế chế La Mã bởi
những tông đồ của ông. Bất chấp sự đàn áp tôn giáo của các chính quyền đế quốc
nơi những người Thiên Chúa truyền đạo thì tôn giáo này vẫn được phổ biến. Kèm
với đó là số lượng những vị thánh, những người tử vì đạo do đã dũng cảm chống
lại các vua quan bạo chúa ngày càng tăng. Đặc biệt, khi số lượng các giáo phận
ngày càng tăng thì đi kèm với đó là sự tranh chấp giữa những tu sĩ về giáo lý và
nghi lễ. Các hội đồng được triệu tập để giải quyết những tranh chấp đó và thống
nhất giáo lý và cách hành lễ cũng như là để xác lập quyền lực giữa các giáo phận
trung tâm (Catholic , 2012). Đây cũng là nguyên nhân mà Giáo hội Công giáo La
Mã được thành lập và câu chuyện này sẽ được đề cập kĩ hơn trong phần sau. Giáo
hội Công giáo La Mã, như đã đề cập ở trên, rõ ràng là giáo hội có đông đảo tín
đồ nhất trong thế giới Thiên Chúa giáo, trông coi trên 1 tỷ giáo dân trải rộng khắp
toàn cầu. Bộ máy trung ương của Giáo hội được đặt trong lòng thủ đô Rome của
Cộng hòa Ý là Thành quốc Vatican. Thành quốc được thành lập năm 1929 thông
qua hiệp ước Lateran giữa chính phủ của Mussolini và Giáo Hoàng Pius XI
(Williamson, 1929). Trong đó, Vương quốc Ý sẽ nhượng một phần của Rome là
Vatican làm lãnh thổ của Tòa Thánh, đổi lại Tòa Thánh sẽ công nhận sự tồn tại
của Vương quốc Ý. Ở trong Thành Vatican, Giáo Hoàng là người có quyền lực
tuyệt đối, cả trên hai phương diện là lãnh đạo quốc gia và đứng đầu Giáo hội. Ở
mặt lãnh đạo, Giáo Hoàng là người có đầy đủ các quyền Hành pháp, Lập pháp và
Tư pháp, quyền lực của Giáo Hoàng trong Thành quốc Vatican là tuyệt đối. Phục
vụ cho Giáo Hoàng để đảm nhận công việc là Nguyên thủ Vatican và là người
đứng đầu Giáo Hội là hội đồng các Hồng Y, đây cũng là hội đồng sẽ bầu chọn ra
vị Giáo Hoàng tiếp theo (Vatican City State, 2000 ). Ngày nay, tôn giáo nói chung
tiếp tục đóng vai trò không nhỏ trong chính trị, ít nhất là chính trị nội bộ từng

2
quốc gia nhưng vào thời xưa, như Châu Âu Trung đại , Giáo Hội đóng vai trò rất
lớn trong xã hội, trong chính trị nội bộ và cả trong quan hệ quốc tế của châu lục
này.

2.1.2 Phân biệt các chủ thể chính trị của Giáo hội Công giáo La Mã trong quan
hệ quốc tế Châu Âu Trung đại

Giáo hội Kitô giáo hay Giáo hội Công giáo La Mã ( gọi tắt là Giáo hội La
Mã), Nhà nước Giáo Hoàng, Tòa Thánh và Giáo Hoàng là những thực thể chính
trị - tôn giáo được đem ra làm đề tài thảo luận về quyền lực của nó trong xã hội
Phương Tây Trung cổ. Trong phạm vi của bài tiểu luận, điều cần thiết phải làm
đó là xác định rõ và tách riêng ra từng cụm từ liên quan đến Giáo hội Công giáo
La Mã để phân tích vai trò của các thực thể phụ thuộc trong quan hệ quốc tế Châu
Âu Trung cổ. Trước hết, Giáo hội Công giáo La Mã là một trong những Giáo hội
của Kitô giáo, vào thời Trung Cổ, Giáo hội này hiện diện chủ yếu ở Tây và Trung
và Nam Âu. Nhà nước Giáo Hoàng lại là một quốc gia có chủ quyền, được cai trị
bởi Giáo Hoàng, người đồng thời đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã, quốc gia
này tồn tại sau khi có sự xuất hiện của Giáo hội La Mã và nó đã tuyệt diệt trong
khi Giáo hội vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Trong khi đó, Tòa Thánh
(Holy See) được xem là cơ quan, bộ máy hành chính phục vụ cho Giáo Hoàng,
người đứng đầu Giáo hội và cũng là Nguyên thủ của Nhà nước Giáo Hoàng khi
xưa và thành quốc Vatican ngày nay. Trong bài tiểu luận này, chúng ta chỉ tập
trung nghiên cứu vai trò của Giáo hội La Mã và Nhà nước Giáo Hoàng nên cần
phải tránh nhầm lẫn về vai trò vì cả hai thực thể này đều được đứng đầu bởi một
cá nhân duy nhất nắm chức vụ Giáo Hoàng. Trong lịch sử, hai vai trò này đôi khi
được dùng lẫn lộn với nhau nhằm gia tăng tối đa quyền lực của Giáo Hoàng. Với
Nhà nước Giáo Hoàng, đây được xem là một nhà nước có chủ quyền như bao
lãnh địa khác xuất hiện tại Châu Âu Trung đại . Do đó, bài tiểu luận sẽ thảo luận
về lịch sử hình thành của nhà nước này. Bài tiểu luận chủ yếu là những tương tác
của Nhà nước Giáo Hoàng với các thực thể chính trị bên ngoài bao gồm những
thỏa thuận và các cuộc chiến tranh mà Nhà nước Giáo Hoàng, như một thực thể
độc lập, có vai trò trong đó. Ngoài ra, để xác định vai trò và tầm ảnh hưởng của
nó thì ta cần phải so sánh vị thế của Nhà nước Giáo Hoàng với các nhà nước khác
trong bán đảo Ý cũng như là toàn thể Châu Âu. Mặt khác, bài tiểu luận nhận thấy
sự hiện diện rất rộng của Giáo hội La Mã ở Châu Âu và việc nó đóng vai trò lớn
đến cỡ nào, có ảnh hưởng ra sao lại phụ thuộc nhiều vào chính Giáo Hoàng, chủ
thể nằm ngoài phạm vi tiểu luận. Nhưng để xác định vai trò của Giáo hội La Mã
trong quan hệ quốc tế Châu Âu Trung đại thì vai trò của Giáo Hoàng cũng phải

3
được nhắc đến. Tuy nhiên, bài tiểu luận sẽ không đào sâu vào cá tính của từng vị
Giáo Hoàng nổi bật hay quá trình lựa chọn Giáo Hoàng mà sẽ nêu vai trò của
Giáo hội trong quan hệ quốc tế Châu Âu Trung đại. Nó sẽ bao gồm sự hình thành,
phát triển và tổ chức Giáo hội Kitô giáo La Mã, tập trung chủ yếu vào sự tranh
chấp giữa Giáo hội và các thế lực tôn giáo bên ngoài, cụ thể là những cuộc chiến
tranh tôn giáo của Châu Âu. Tiếp đến là tranh chấp quyền lực giữa Giáo hội và
triều đình thế tục và đánh giá vai trò và tầm ảnh hưởng của nó lên quan hệ quốc
tế Châu Âu Trung đại .

2.2 Nhà nước Giáo Hoàng

2.2.1 Bối cảnh ra đời và sự thành lập

2.2.1.1 Bán đảo Ý trước khi xuất hiện Nhà nước Giáo Hoàng và thời kỳ Giáo
hoàng của Byzantine

Kể từ sau khi Đế chế Tây La Mã cáo chung khi Odoacer ép buộc vị Hoàng đế
nhỏ tuổi Romulus Augustulus thoái vị trước viện Nguyên Lão ngày 4 tháng 9
năm 476, bán đảo Ý nằm dưới sự kiểm soát của người Ostrogoth. Vài thập kỷ
sau, Đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là Đế quốc Byzantine dưới triều Hoàng đế
Justinian I tiến hành xâm lược vương quốc của người Ostrogoth để thu hồi vùng
đất phát tích của đế quốc (Gibbon, The History of the Decline and Fall of the
Roman Vol. 3, 2023). Quân đội của Byzantine được chỉ huy bởi danh tướng
Belisarius, người cùng với đội viễn chinh của mình đã lập nhiều chiến công ở Bắc
Phi và Tây Ban Nha, nay lại gặp khó khăn khi cố gắng thu phục nước Ý. Cuộc
chiến này với tên gọi là Chiến tranh Gothic kéo dài gần 20 năm từ 535 – 554 và
được chia ra làm ba giai đoạn. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến khi Belisarius,
cùng với viên tướng được phục chức Narses tái khởi động chiến dịch thu hồi bán
đảo Ý nhưng chỉ chiếm được những thành phố như Rome, Ravenna cùng với
những vùng đất nhỏ xung quanh, người Ostrogoth vẫn làm chủ phần lớn lãnh thổ
trên đất liền. Chiến tranh Gothic là nỗ lực duy nhất và cuối cùng của Đế quốc
Byzantine hòng thu hồi đất tổ. Sau khi Belisarius cùng với Narses được giải ngũ,
thế lực của Byzantine tại Ý yếu dần đi, bản thân Vương quốc Ostrogoth cũng
không thể hồi phục sau cuộc chiến dai dẵn này. Điều này mở ra cơ hội lớn cho
người Lombard, cựu đồng minh của Byzantin trong chiến tranh Gothic, dần dần
di cư từ Trung Âu xuống và lấn sâu vào lãnh thổ Ostrogoth và Byzantine ở Ý
(Jacobsen, 2009), (Gibbon, The History of the Decline and Fall of the Roman
Vol. 4, 2023). Quá trình xâm lấn này trải qua nhiều thập niên, tiếp nối không lâu

4
sau chiến tranh Gothic là xung đột Byzantine – Lombard kéo dài gần hai thế kỷ
(568 – 750). Người chủ mới của bán đảo Ý dần cải đạo từ Công giáo Arian sang
Công giáo La Mã từ đầu thế kỷ VII. Nhờ sự ủng hộ của triều đình người Lombard
mà Giáo hội được thêm nhiều đất đai, các Giám mục được kính trọng. Đến giữa
thế kỷ VII thì Công giáo La Mã đã trở thành tôn giáo chính của Vương quốc
Lombard (Bùi, 1972). Sự thống trị của Vương quốc Lombard và việc Công giáo
La Mã trở thành tôn giáo chính thức chỉ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự hình
thành của Nhà nước Giáo Hoàng. Nguyên nhân sâu xa, lẫn trực tiếp lại liên quan
nhiều đến yếu tố chính trị đương thời.

2.2.1.2 Mối quan hệ giữa Giáo hội La Mã với Byzantine và người Lombard dẫn
đến sự gia tăng đáng kể quyền lực của Giáo Hoàng

Dưới thời Hoàng đế Leo III người Syria, ông ban sắc lệnh cấm trưng bày
và bắt phải xóa hình ảnh Jesus, bà Maria hay các Thánh ở các bàn thờ, giáo đường.
Lí do là vì ông cho rằng những hình ảnh này xúc phạm đến Chúa và nó sai hoàn
toàn về mặt thần học. Ông còn cho rằng việc thờ ảnh tượng là hành động phạm
tội và sẽ khiến cả Đế quốc chịu sự khiển trách của Đấng Tối cao. Sắc lệnh đã lập
tức gây ra sự phản đối kịch liệt từ phía Giáo hội, nổ ra thời kỳ tranh cãi về bãi trừ
biểu tượng. Tuy chỉ là tranh chấp về giáo lí, nhưng sử gia Ryan Reeves lưu ý rằng
hành động này của Hoàng đế làm rạn nứt thêm Giáo hội (Gibbon, The History of
the Decline and Fall of the Roman Vol.5, 2023). Mặc dù những mâu thuẫn đã
được giải quyết qua Công đồng Nicaea lần II nhưng hậu quả của nó mang tính
vĩnh viễn khi Giáo Hoàng ở Rome nhìn thấy sự hỗn loạn về mặt giáo lý ở phương
Đông và từ đó, Giáo Hội ở phương Tây càng bị đẩy vào vòng ảnh hưởng của
người Frank ở Trung Âu, lúc này đang có chiến tranh với người Lombard ở Ý
(Reeves R. , 2014). Giáo Hoàng buộc phải tìm được chỗ dựa vững chắc cho mình
trước ngọn lửa chiến tranh đang tiếp diễn.

Về tình hình chính trị ở bán đảo Ý trong khoảng thời gian từ lúc thành lập
Vương quốc Ostrogoth cho đến khi nó bị thay thế bởi Vương quốc Lombard thật
phức tạp. Giáo hội trong khoảng thời gian này chỉ sở hữu những bất động sản là
quà cúng dường từ cố Hoàng đế Constantine I tại Rome cho Giáo Hoàng ở Rome,
người sống bên trong Công quốc Rome. Những bất động sản khác nằm ngoài
Rome về sau được chia cho các Đức Thượng Phụ ở phía Đông (Schnürer, 2014).
Đến khi Belisarius cùng đoàn quân viễn chinh tấn công Vương quốc Ostrogoth,
ông cho thành lập chức Tổng quản, thủ phủ là thành Ravenna, gián tiếp thay mặt
Hoàng đế Đông La Mã cai quản những vùng đất được thu hồi (Gibbon, The
History of the Decline and Fall of the Roman Vol. 4, 2023). Những vùng đất ở
5
bán đảo Ý thuộc sự quản lí của Tổng quản lúc bấy giờ bao gồm Công quốc Rome
nơi là trụ sở của Giáo hội phía tây và là nơi cư ngụ của Giáo Hoàng, Công quốc
Venetia, Công quốc Calabria, Công quốc Naples, Công quốc Perugia, Công quốc
Lucania và Công quốc của 5 thành phố, còn gọi là Pentapolis, nằm dọc biển
Adriatic (Brown, 1991). Sử gia Jeffrey Richards nhận định, đây là lúc mà vị thế
của Giáo Hoàng, trước đó phải nằm dưới sự quản lý từ Vị Tổng quản của
Constantinople, giờ đây đã vươn lên và cho thấy quyền lực đã được chuyển từ tay
Đế chế sang cho vị Giám mục thành Rome. Vào nửa cuối thế kỷ VIII, những lãnh
thổ của Byzantine ở Ý bị mất dần vào tay người Lombard và vị Tổng quản cuối
cùng là Eutychius bị quân xâm lược sát hại vào năm 751 (Richards, 1979).

Vương quốc Lombard, sau cái chết của vua Cleph I năm 574, bị thống trị
bởi các công tước. Theo cuốn Biên niên sử Lombard là Origo Gentis
Langobardorum: “Phần còn lại của Langobards tự đặt cho mình một vị vua tên là
Cleph của xứ Beleos, và Cleph I trị vì được hai năm thì qua đời. Và các công tước
của Langobards đã thực hiện quyền tự trị trong mười hai năm và sau những điều
này, họ đã lập lên mình một vị vua tên là Autari con trai của Cleph. Và Autari lấy
Theudelenda làm vợ, con gái của Garipald và của Walderada từ Bavaria.”. Sự lên
ngôi của Autari không thể chấp dứt nạn phân chia cát cứ mà phải đến khi vua
Liutprand được bầu vào năm 712, người Lombard mới nghiêm túc với việc thống
nhất quốc gia (Paul, 1907). Cũng trong giai đoạn này, Đế quốc Byzantine gặp
nhiều khó khăn khi phải phòng thủ biên giới trước cuộc xâm lăng của người Slav
ở phía bắc và người Arab ở phía nam. Dẫn đến việc triều đình Đế quốc dần bỏ
mặc cho phần lãnh thổ ở Ý tự bảo vệ bản thân khỏi người Lombard. Từ đó ở khu
vực Tổng quản xuất hiện những gia đình quý tộc quân sự, tự xây dựng đội quân
để cùng nhau chống ngoại xâm, họ cần chia nhau đảm nhận các trách nhiệm dân
sự. Bên cạnh đó ta cũng thấy sự góp công của Giáo hội tại Rome, lúc này lãnh
đạo bởi Giáo hoàng Gregory II, người nhậm chức vào năm 715, tích cực phục vụ
đời sống tinh thần của người dân, Giáo hội tại đây còn đảm nhận cả vai trò là
quan tòa, cho thấy quan hệ khăn khít giữa giới quý tộc và Giáo hội ngày càng lớn.
Khu vực Tổng quản càng ngày rời xa tầm ảnh hưởng của Constantinople khi
Hoàng đế áp đặt giáo lý về Nhất tính thuyết (Monothelitism) lên toàn bộ cõi Thiên
chúa giáo, triều đình còn đày ải và tra tấn Giáo hoàng Martin I vì ông lên án chủ
thuyết này (Richards, 1979). Điều này làm tăng sự rạn nứt giữa những quý tộc
quân sự ở Ý với triều đình. Từ đó, ta có thể coi khu vực Tổng quản Ravenna là
một “khu tự trị” trên thực tế, tách dần khỏi Đế quốc Byzantine.

6
Tiếp tục với công cuộc thống nhất sự cai trị của mình trên toàn bán đảo,
vua Liutprand đặt lãnh địa tự trị La Mã vào tầm ngắm. Năm 717/718, Công tước
Romuald II xứ Benevento, lãnh chúa Lombard ở phía nam đem quân tấn công
thành Cumae thuộc phía nam của Công quốc Rome. Giáo Hoàng khi đó là
Gregory II mới nhờ đến Công tước John I xứ Naples, lãnh chúa La Mã thuộc
Tổng quản Ravenna, đem quân đến ứng cứu. Đồng thời, Giáo Hoàng cũng đàm
phán với Romuald II để ông ta rút quân. Cuộc đàm phán thành công, Romuald
nhận tiền chuộc và nhượng lại thành Cumae cho Giáo hội, sau đó Giáo hội chính
thức sở hữu thành Cumae. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên Giáo hội tự thiết lập
quyền sở hữu lên một bất động sản từ sở hữu của chính quyền đế quốc mà không
phải thông qua trao tặng. Những sự kiện tiếp theo sẽ càng làm tăng thêm tính độc
lập của Giáo hội Rome khỏi sự kiểm soát của triều đình Byzantine. Sau khi đánh
bại quân Arab vào năm 723, Hoàng đế La Mã Leo III quyết định tăng thuế để bù
lại những mất mát trên chiến trường, thuế được áp đặt trên toàn đế quốc và thu
nhập của Giáo hội Thiên Chúa tại Rome cũng không ngoại lệ. Giáo Hoàng
Gregory II thẳng thừng từ chối đóng thuế. Leo III lệnh cho Tổng quản Ravenna
xuất quân thảo phạt thành Rome nhưng chịu sự kháng cự của các quý tộc trong
vùng. Giới tướng lĩnh ở Venice, Ravenna, vùng năm thành phố và lãnh chúa
Lombard phía nam đều công khai bảo vệ Giáo Hoàng trước Hoàng đế. Liên minh
này không chỉ để chống lại đội quân chinh phạt của Byzantine mà còn để phòng
thủ trước sự bành trướng của Liutprand. Liên minh phòng thủ này kết thúc trong
khoảng 728 đến 729, nhưng những thập niên tiếp theo đánh dấu chính sách ngoại
giao của Giáo hội hướng đến sự đoàn kết giữa các công quốc miền trung Ý và sự
tự trị của khu vực. Dù quyền tự chủ về mặt đối nội, tức là giảng dạy giáo lý và
mặt đối ngoại của Giáo hội đang tăng lên đáng kể nhưng không có nghĩa là Giáo
hội độc lập hoàn toàn với Tổng quản Ravenna. Việc tăng thuế cộng với chính
sách Bài trừ ảnh tượng đã khiến cho chính trị nội bộ của vùng Tổng quản bị phân
cực mãnh liệt (Noble, 1984).

2.2.1.3 Sự kiện “Nhượng làng Sutri”, nền móng cho Nhà nước Giáo hoàng sau
này

Tình hình chính trị ở bán đảo Ý và những vùng xung quanh trong giai đoạn
hết sức phức tạp. Chúng ta có Vương quốc Frank của vương triều Merovingian
hùng mạng ở phía bắc, bán đảo Ý bị chia làm ba khu vực với Tổng quản Ravenna
của Byzantine đang chiếm giữ “Hành lang Byzantine” ở miền trung của Ý, cộng
với khu vực phía nam Ý nơi dân ở đó nói tiếng Hy Lạp. Phần lớn bán đảo Ý đang
nằm trong tay Vương quốc Lombard, bị “Hành lang Byzantine” chắn ngang, ở

7
phía bắc là Đại Lombard với các lãnh chúa trung thành với vua Liutprand, trong
khi đó phía nam là Tiểu Lombard gồm hai công quốc tự trị. Một mớ hỗn độn các
liên minh giữa các lãnh chúa, quan Tổng quản đại diện cho Byzantine ở Ý và
Giáo Hoàng được hình thành nhằm đạt được ý đồ riêng của mình. Vua Liutprand
có ý đồ thống nhất bán đảo Ý về tay mình, trái ngược với ông là nhóm vương
công ở Tiểu Lombard mong muốn giữ được quyền tự chủ. Tổng quản Ravenna
nửa đầu thế kỷ VIII là một cái ghế hữu danh vô thực, luôn phải tìm mọi liên minh
có thể để giữ cho “Hành lang Byzantine” được an toàn, riêng Giáo hội, đứng đầu
là Giáo Hoàng chỉ muốn giữ nguyên hiện trạng, tức bề ngoài vẫn là thần dân của
Constantinople nhưng thực tế là kiểm soát gần như hoàn toàn “Hành lang
Byzantine”.

Chớp thời cơ khi Ravenna đang chia rẽ, vua Liutprand, lúc này đã cải đạo
sang Công giáo, tuyên bố chống lại sắc lệnh Bài trừ ảnh tượng của Hoàng đế La
Mã và dùng cớ đó để tấn công những lãnh chúa La Mã ở Ý ủng hộ sắc lệnh. Theo
sử gia Thomas Noble, vào khoảng năm 719 – 720, vua Liutprand đánh chiếm
thành công Spoleto, đổi lại ông nhượng lại làng Sutri, nằm ngoài công quốc
Rome, mà mình đã chiếm được trong chiến dịch vừa qua cho Giáo hội. Sự kiện
“Nhượng làng Sutri” này là sự kiện nhượng đất đầu tiên và hết sức quan trọng vì
lần này, Giáo hội đã kiểm soát trong tay một vùng đất đáng kể, cột mốc mở đầu
cho sự hình thành Nhà nước Giáo Hoàng không lâu sau đó. Giới sử gia về sau
đưa ra quan điểm trái với thế hệ trước, họ cho rằng sự cống tặng của vua Liutprand
là thể hiện sự thiện chí của nhà vua với Giáo hoàng (Noble, 1984). Sử gia Gustav
Schnürer của thế hệ trước thì không cho rằng như vậy. Sau khi biết tin Liutprand
chiếm được Sutri, Giáo Hoàng Gregory II yêu cầu nhà vua trao trả lại dất đã
chiếm của La Mã, nhà vua lại dân tặng nó luôn cho Giáo hội "như một món quà
cho các Tông đồ của Peter và Paul". Gustav Schnürer nhận định:

“Cách diễn đạt của "Liber pontificalis" (sách sử về các Giáo Hoàng) này
đã được hiểu một cách sai lầm có nghĩa là trong món quà này, sự khởi đầu của
các Nhà nước của Giáo hội đã được công nhận. Điều này là không chính xác vì
các giáo hoàng tiếp tục thừa nhận Chính quyền đế quốc, các quan chức Hy Lạp
xuất hiện ở Rome lâu hơn một thời gian. Tuy nhiên, đúng là ở đây, lần đầu tiên
chúng ta bắt gặp sự liên kết các ý tưởng về Nhà nước của Giáo Hoàng. Giáo hoàng
đã yêu cầu người Lombard trả lại Sutri vì lợi ích của các Hoàng tử của Tông đồ
và đe dọa trừng phạt bởi những người bảo vệ thánh thiện này. Liutprand ngoan
đạo chắc chắn rất nhạy cảm với những lời cầu xin như vậy, nhưng không bao giờ
được người Hy Lạp cân nhắc. Vì lý do này, ông đã trao Sutri cho Thánh Peter và

8
Paul (ám chỉ Giáo hội La Mã), để ông không bị họ trừng phạt. Những gì giáo
hoàng sau đó đã làm với nó thì không quan trọng đối với ông ta.” (Schnürer,
2014)

2.2.1.3 “Cộng hòa Thần thánh”, nhà nước tiền thân của Nhà nước Giáo hoàng

Không chỉ làng Sutri, Giáo hội còn được dâng tặng nhiều thái ấp hơn nữa
như Gallese, Amelia, Orte, Blera, và Bomarzo từ các lãnh chúa mới của phía nam.
Điều này cho thấy Gregory II không thật sự ủng hộ bên nào mà lợi dụng cả hai
phía để gia tăng lãnh thổ trực trị của Giáo hội. Sự thật là, bất chấp những nổ lực
của mình, vua Liutprand không hoàn toàn làm chủ được Vương quốc Lombard
của mình. Ngay khi nhận thấy sức khỏe của ông yếu đi, đến mức người ta phải
bầu một vị quan nhiếp chính để cai trị cùng với ông thì mầm móng phản loạn ở
phương nam trỗi dậy. Mặt khác, Giáo hoàng Gregory II dần xây dựng thanh thế
cho Giáo hội của mình càng giống một lực lượng chính trị hơn. Trong các thư từ
với người Lombard, Giáo hoàng không dùng cụm từ “Tổng quản Ravenna” nữa
mà thay vào đó là “Cộng hòa Thần thánh”. Cho thấy tham vọng ly khai Byzantine
ngày càng rõ rệt, lãnh địa mà Giáo hoàng cai quản, tuy không thực sự là một quốc
gia vì Giáo hoàng không chính thức tuyên bố điều bố, nhưng nó đã là một vùng
có tính tự trị cực kì cao. “Cộng hòa Thần thánh”, theo Thomas Noble, trong ý
tưởng của Gregory II, nó là một nhà nước được đứng đầu bởi Thánh Peter và các
Giáo hoàng là Quan Nhiếp chính, thay mặt Thánh cai trị người dân. Thực thể
“Cộng hòa Thần thánh” này có một chính quyền để cai quản đó là Giáo hội, nó
có lãnh thổ và có cư dân sống trong đó, nó thậm chí có các thỏa thuận liên minh
với các công quốc xung quanh. Như vậy, nền “Cộng hòa” này có thể được xem
như là một quốc gia chưa hoàn thiện. Cuộc chiến giữa hai miền của xứ Lombard
vẫn tiếp diễn sau sự kiện “Nhượng làng Sutri”, bất chấp cả hai phe đều dâng đất
cho Giáo hoàng để lôi kéo “Cộng hòa Thần thánh” về phe của mình (Noble,
1984).

Tình hình sau sự kiện trên đó là Tổng quản Ravenna đã bị “loại khỏi cuộc
chơi” trên thực tế, bản thân Hoàng đế cũng không còn dành nhiều sự quan tâm
đến miền trung Ý mà chỉ tập trung vào phần phía cực nam bán đảo và các đảo
xung quanh, các lãnh chúa phía nam lại không đủ lực để chống lại trước chiến
dịch xâm lăng mới của vua Liutprand, tân Giáo hoàng là Gregory III, người lên
ngôi vào năm 731 không thể ly khai khỏi Byzantine được vì e sợ sự cô lập về mặt
ngoại giao. Tệ hơn nữa khi Hoàng đế Leo III nhận thấy sự chống đối ngày càng
mãnh liệt của Gregory III đối với sắc lệnh Bài trừ ảnh tượng, nên đã cho một lực
lượng hải quân vượt biển Adratic để tấn công vào Công quốc Rome nhưng thất
9
bại do bão đánh chìm hạm đội. Trước tình thế này Gregory III đã viết thư cầu cứu
một vị lãnh chúa hùng mạnh ở xứ Frank và Charles Martel, ông nội của Đại đế
Charlemange, đem quân ứng cứu. Hành động này của vị Nguyên thủ không ngai
đã khuấy động quan hệ giữa các quốc gia, giữa Vương quốc Lombard và Vương
quốc Frank và giữa hai nước này với “Cộng hòa Thần thánh” của Giáo hoàng.
Những tưởng vị lãnh chúa Martel sẽ đem quân đến giải cứu thành Rome nhưng
mọi không đơn giản như vậy (Noble, 1984). Châu Âu vào thời điểm này đứng
trước họa xâm lăng của quân Hồi giáo, Vương triều Hồi giáo Umayyad đánh
chiếm vương quốc của người Visigoth ở bắc Phi và bán đảo Iberia, trực tiếp đe
dọa đến vương quốc người Frank theo Thiên Chúa giáo (Fromherz, 2017). Trước
tình hình đó, Charles Martel và Liutprand đã liên thủ với nhau để xua đuổi quân
Hồi giáo và bỏ mặc Rome cho Liutprand cướp phá. Mặc dù ông cũng đã đứng ra
giảng hòa và đảm bảo một quảng thời gian hòa bình ngắn rồi chiến sự tiếp tục nổ
ra. Sự ngó lơ của người Frank, cộng với sự bất lực của đồng minh mà Giáo hội
hiện có khiến cho lãnh thổ của Tổng quản Ravenna trong tình trạng không thể bi
đát hơn kể từ sau chuyến viễn chinh của Belisarius. Quãng thời gian cuối đời của
Giáo hoàng Gregory III là những nỗ lực không ngừng xây dựng mối quan hệ với
Charles Martel, duy trì liên minh với các lãnh chúa miền nam Ý để chống lại cuộc
xâm lăng của Liutprand và chống sắc lệnh Bài trừ ảnh tượng của Hoàng đế Leo
III (Bùi, 1972).

Từ năm 741 đến 744 đánh dấu thực thể “Cộng hòa Thần thánh” dần trở
thành hiện thực khi cả ba nhân vật quan trọng của giai đoạn này là Giáo hoàng
Gregory III, vua Liutprand, Charles Martel và Hoàng đế Leo III đều băng hà. Vị
Giáo hoàng tiếp theo, Zachary, đã có những thay đổi táo bạo để phình to hơn
những lãnh thổ mà Giáo hội trực tiếp kiểm soát. Trong quan hệ với Byzantine,
tranh chấp giáo lý giữa Giáo hội Thiên Chúa nói chung và tân Hoàng đế
Constantine V vẫn rất căng thẳng. Nhưng cơ hội đã đến với Zachary khi sự lên
ngôi của Constantine V không hề dễ dàng. Ngay sau khi Leo III băng hà vào năm
741, anh vợ của Constantine V là Artabasdos đã dấy binh khởi loạn, đuổi vị tân
vương ra khỏi thủ đô. Để đảm bảo tính chính danh của mình, Constantine đã
nhượng hai vùng đất là Nimfa và Norma ở gần Rome cho Zachary, đổi lại Zachary
sẽ công nhận Constantine là Hoàng đế tiếp theo và Constantine cũng công nhận
Zachary là Giáo hoàng tiếp theo ở phía tây. Về mặt đối ngoại với người Lombard,
tân Giáo hoàng đã lật ngược chính sách kết liên đồng minh của hai người tiền
nhiệm, tuy nó đã giúp miền trung Ý trở nên tự chủ hơn và đôi khi thành công
ngăn chặn Liutprand bằng ngoại giao nhưng nay đã lỗi thời. Bản thân Liutprand,
như đã nhắc đến ở trên, không có dã tâm muốn bức hại Giáo hội nhưng ông ta

10
nhìn nhận liên minh Giáo hoàng – vương công là sự chống lại quá trình hợp nhất
xứ Lombard của mình. Nên khi Zachary từ bỏ đồng minh cũ, nay đã không còn
nhiều sức lực, liên minh với Liutprand thì quan hệ giữa hai bên trở nên nồng ấm.
Năm 742/743, sau khi khuất phục được sự nổi loạn của các lãnh chúa phía nam.
“Cộng hòa Thần thánh” và Vương quốc Lombard bắt đầu đàm phán ở Terni về
việc Liutprand sẽ trả lại những lãnh thổ mà ông chiếm của Tổng quản Ravenna
về cho Giáo hội quản lý. Kết quả là bốn thành phố từng bị cưỡng đoạt khỏi Công
quốc Rome năm 739 được trao trả, Narmi, bất động sản của Giáo hội ở Sabina bị
Spoleto lấy mất cũng về tay “Cộng hòa”, toàn bộ Sutri được khôi phục cho “Cộng
hòa”, khu vực năm thành phố cũng được trao trả cùng với đó là những hàng binh
bị người Lombard bắt giữ trong chiến tranh và quan trọng nhất là vua Liutprand
đảm bảo hai mươi năm hòa bình với Công quốc Rome. Cuộc đàm phán là một
thắng lợi to lớn về mặt ngoại giao của Zachary (Partner, 1972).

2.2.1.4 Từ “Cộng hòa Thần thánh” tự chủ cho đến Nhà nước Giáo hoàng qua “Sự
hiến đất của Pepin”, thời kỳ Giáo hoàng của người Frank

Sau cuộc đàm phán ở Terni, Giáo hoàng càng thể hiện sự độc lập. Khi thể
hiện qua cách ghi chú ngày tháng, các Giáo hoàng trong thời điểm này thường
dùng lẫn lộn lịch hoàng đế và lịch giáo hoàng. Trong đàm phán với vua của
Lombard, Giáo hoàng không đứng ra thương thuyết với tư cách là người đại diện
cho “Cộng hòa Thần thánh”, có lãnh thổ trùng với “Hành lang Byzantine” của
Tổng quản Ravenna. Ngay cả vị Tổng quản của Hoàng đế La Mã cũng không
được tham vấn hay thông tin gì về các cuộc đàm phán. Không những thế, ông
càng thể hiện sự yếu đuối của mình trước Giáo hoàng khi ông phải đi những 50
dặm đường để đến cầu cứu chứ không phải ngược lại. Đối với Liutprand, thỏa
thuận Terni là giữa Lombard và Công quốc Rome chứ không phải với Byzantine,
do đó ông cất quân tấn công vào “Hành lang Byzantine” nhằm đoạt Ravenna và
các vùng lân cận. Nhưng với Giáo hoàng, thì toàn bộ lãnh thổ đó đều thuộc về
“Cộng hòa Thần thánh” nên ông tiếp tục đứng ra bảo vệ, đặt tiền đề cho chủ quyền
lãnh thổ của Nhà nước Giáo hoàng không lâu sau đó. Giáo hoàng Zachary làm rõ
quan điểm của mình bằng cách mua lại Cesena từ lãnh thổ bị chiếm trong chiến
dịch vừa rồi của Liutprand và thuyết phục vị vua tôn trọng thỏa ước Terni lúc
trước. Liutprand ngoài là một nhà chính trị, ông cũng là một người sùng đạo, ông
không dám tấn công nhà lãnh đạo Giáo hội phần nhiều là sợ hậu quả chính trị,
tôn giáo trong nội bộ quốc gia hơn là lương tâm mách bảo. Nhà vua cảm thấy thất
vọng khi không vượt qua được “Hành lang Byzantine” do sự ngăn cản quyết liệt
của Giáo hoàng, khiến cho các lãnh chúa phía nam không thật sự phục tùng mình.

11
Nội tình bán đảo Ý tương đối yên bình một thời gian cho đến khi Aistulf lên ngôi
vua Lombard, người khởi đầu cho sự chấm dứt Vương quốc Lombard (Noble,
1984).

Trong khoảng thời gian từ khi Giáo hoàng và các lãnh chúa miền trung Ý
phải dần tự lập vì không còn nhận được sự quan tâm của Đế quốc Byzantine nữa.
Hệ quả là sự “Ý hóa” của nhóm người này, quá trình này thể hiện rõ nhất qua lí
tưởng “Cộng hòa Thần thánh” của các Giáo hoàng. Quá trình ly khai của vùng
lãnh thổ này khỏi Đông La Mã đã kéo dài hơn một thế kỷ, cộng đồng này phải
sống sót nhờ vào nỗ lực ngoại giao và lãnh đạo của Giáo hoàng và sự sùng đạo
của các dân tộc xung quanh. Năm 749, Aistulf lên ngôi vua Lombard và vào năm
752, ông đem quân tấn công Công quốc Rome nhằm nuốt trọn bán đảo Ý. Giáo
hoàng Zachary qua đời năm 752 và Stephen II được bầu làm Giáo hoàng cùng
năm đó và ông phải ngay lập tức đối phó với nạn xâm lăng lớn nhất kể từ thời của
Odoacer. Nhưng lúc nguy khốn nhất của lãnh địa Giáo hoàng là lúc mà tia hy
vọng cho sự cứu rỗi bừng sáng ở xứ Frank vùng trung Âu. Cùng vào năm 749,
Pepin Lùn, người thừa kế của lãnh chúa Martel, đã gửi một lá thư cho Giáo hoàng
Zachary. Trong bức thư, ông bày tỏ tham vọng soán ngôi nhà Merovingian để
làm vua Vương quốc Frank. Nhận thấy rằng thế lực của Carolingian của Pepin đã
lớn mạnh còn Merovingian chỉ còn là cái bóng, Giáo hoàng lập tức tranh thủ bức
thay này để tăng cường ngoại giao với vị lãnh chúa mới này với hy vọng trong
tương lai, người Frank sẽ bảo vệ “Cộng hòa Thần thánh” khỏi những người
Lombard sau này. Tiên đoán của Zachary đã đúng vì Aistulf bắt đầu cất quân tấn
công thẳng vào “Hành lang Byzantine”, ép Công quốc Rome phải phong ông làm
người bảo hộ và bắt hằng năm phải cống nạp. Tham vọng Aistulf lớn đến mức
mọi lời thương thuyết hay hối lộ đều bất thành, người đàm phán từ Constantinople
cũng bất lực trước tân vương Lombard. Giáo hoàng Stephen II không còn cách
nào khác phải viết thư và còn phải tự thân mình đến Champagne để cầu xin sự
giúp đỡ của Pepin. Nhà nghiên cứu Peter Partner (Partner, 1972) đã miêu tả lại
tình trạng của Công quốc Rome tệ ra sao qua cuộc gặp giữa Stephen II và Pepin
Lùn:

Nếu biên niên sử của giáo hoàng là trung thực, thì vị vua đã xuống ngựa
đã gặp giáo hoàng ở gần khu định cư, Pepin đích thân dẫn con ngựa của giáo
hoàng và người cưỡi ngựa giữa các giáo sĩ đang tụng kinh đến cung điện. Giáo
hoàng đứng về phía ông (một hành động không được ghi chép trong biên niên sử
của giáo hoàng) sau đó đã ngã xuống trước mặt nhà vua trong trang phục vải bố,
đầu đội tro, nước mắt giàn giụa và cầu xin ông “rằng theo các hiệp ước hòa bình

12
(giữa người La Mã và người Lombard), ông sẽ ủng hộ bộ đồ của Thánh Peter và
của nước cộng hòa của người La Mã “. Nhà vua đáp lại bằng cách thề sẽ giữ mình
theo lệnh của giáo hoàng, và "khôi phục lại chính quyền của Ravenna cũng như
các quyền và lãnh thổ của nước cộng hòa".

Năm 754, Giáo hoàng kế nhiệm là Stephen II phong cho Pepin và hai người
con trai của ông là Carloman và Charlemagne là những vị vua của người Frank
và Bảo hộ công của người La Mã. Như vậy, Giáo hoàng đã công nhận nhà
Carolingian là người chủ hợp pháp của Vương quốc Frank để đổi lấy sự bảo vệ.
Mối quan hệ giữa “Cộng hòa Thần thánh” và Vương quốc Frank được nâng tầm
và mở đường cho cuộc xâm lược, mở rộng lãnh thổ của Vương quốc Frank nhằm
vào bán đảo Ý về sau. Chiến dịch quân sự ngay sau đó của nhà Carolingian nhằm
vào xứ Lombard đã kết thúc thắng lợi bằng hiệp ước “Roman – Frank –
Lombard”. Toàn bộ lãnh thổ mà Aistulf cưỡng chiếm của Tổng quản Ravenna,
lúc này đã chính thức tuyệt diệt, phải bị đem trao trả cho “Cộng hòa Thần thánh”,
ngoài ra Công quốc Spoleto và Benevento đều bị sáp nhập vào nước cộng hòa.
Sự kiện này nay còn được gọi là “Sự hiến đất của Pepin” mang ý nghĩa lịch sử vì
nó đánh dấu sự xuất hiện chính thức của Nhà nước Giáo hoàng. Vào năm 781,
vua Charlemagne của người Frank công nhận sự thành lập của Nhà nước Giáo
hoàng, với Giáo hoàng, lúc đó là Adrian I, là Nguyên thủ (Noble, 1984). Đánh
dấu lần đầu tiên một vị chức sắc tôn giáo đồng thời nắm vai trò là nhà cai trị thế
tục. Nhưng lúc này, Nhà nước Giáo hoàng đã nợ vua Frank quá nhiều ân huệ nên
Nhà nước Giáo hoàng mới được khai sinh có vai trò không khác gì một chư hầu
của nằm trong đế quốc Frank đang trỗi dậy.

2.2.2 Vai trò và sức ảnh hưởng của Nhà nước Giáo hoàng lên quan hệ quốc tế
Châu Âu Trung đại

2.2.2.1 Mối quan hệ giữa Nhà nước Giáo hoàng với Đế quốc Carolingian

Khi vị Giáo hoàng tiếp theo là Leo III đắc cử vào năm 795, ông trao cho
Charlemagne Chìa khóa thánh Peter và cờ hiệu La Mã, thể sự thần phục của mình.
Giáng sinh năm 800, Leo III phong cho Charlemagne tước vị Hoàng đế của tân
Đế quốc Carolingian và đồng thời là Hoàng đế của người La Mã, Bảo hộ công
của Thiên chúa giáo. Theo sử gia Duchesne:

“Địa vị trần gian của của Tòa Thánh bấy giờ không khác gì một ông Vua
chư hầu. Mặc dù được biệt đãi và kính trọng và sở hữu một tài sản khổng lồ,
quyền của Giáo hoàng ngay trên ngay trên lãnh thổ của mình cũng chẳng hơn vị

13
phụ chánh xứ Provence hoặc Aquitania là bao; đến cả quyền trên đối với Giám
mục thành Ravenna ngài cũng không có và, tại La Mã, muốn trừng trị các kẻ chủ
mưu dấy loạn, ngài cũng thấy quyền mình bị hạn chế. Lạ lùng hơn nữa là dân của
ngài phải thề trung thành với Hoàng đế. Chủ chính quyền của ngôi Giáo hoàng
như vậy rất tương đối; nó nằm dưới quyền bảo hộ của Đế quốc” (Bùi, 1972).

Ngay cả việc tranh cử cho chức Giáo hoàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi
quý tộc La Mã địa phương và cũng bị ảnh hưởng bởi chính quyền Đế quốc, bất
chấp sắc lệnh ngăn cản hoạt động này của Giáo hoàng Stephen III. Năm 824,
Hoàng đế Louis Ngoan đạo và Giáo hoàng Eugene II soạn ra Hiến pháp La Mã
(Constitutio Romana), trong đó quy định rằng ứng cử viên Giáo hoàng, nếu đắc
cử, thì phải có sự chuẩn y của Hoàng đế thì mới được nhậm chức; những người
được đặt dưới sự bảo vệ đặc biệt của Hoàng đế hay Giáo hoàng sẽ không bị tấn
công; tài sản của nhà thờ không được lấy đi sau khi một vị Giáo hoàng chết đi;
Giáo hoàng phải chịu sự kiểm soát thường xuyên của một quan Đại diện Hoàng
đế. Nội dung Hiến pháp của Nhà nước Giáo hoàng năm 824 càng cho thấy Đế
quốc Carolingian có quyền hành cực kì lớn đối với nội bộ của Nhà nước Giáo
hoàng, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước Giáo hoàng và Đế quốc Carolingian
là không tương xứng và Tòa Thánh phải chịu lệ thuộc tuyệt đối, gần như là một
thuộc địa của Đế quốc người Frank và tầm ảnh hưởng của các quý tộc địa phương
bị lấn át bởi chính quyền đế quốc. Đơn cử như Giáo hoàng Gregory IV, đắc cử
năm 827, mất sáu tháng để có thể bắt đầu công việc của mình ông phải chờ sự
chấp nhận của Hoàng đế Louis. Hay như gười kế vị ông, Sergius II, đắc cử năm
844, phải cực khổ xin vua Lothair I công nhận. Ngay trong cuộc bầu cử của
Sergius II, vua Lothair I còn sai con trai của mình dẫn một đội quân vào thành
Rome để thực hiện việc kiểm phiếu, đảm bảo uy quyền của Hoàng đế được tôn
trọng sau khi ông nghe tin các bên xảy ra tranh chấp về kết quả cuộc bỏ phiếu,
cho thấy ngay cả cuộc bầu cử cũng bị can thiệp (Noble, 1984).

Nhưng sự chia cắt của Đế quốc Carolingian sau Hiệp định Verdun năm
843, chia cắt đế quốc thành ba vương quốc đó là Tây Frank được cai trị bởi
Charles II, Trung Frank được cai trị bởi người con cả là Lothair I và Đông Frank
được cai trị bởi Louis II. Hiệp định chia tách này là kết quả của cuộc nội chiến
nhằm tranh quyền đoạt vị giữa các con của Louis Ngoan đạo, khiến cho đế quốc
suy yếu đi (Pouzet, 1890). Nhà nước Giáo hoàng cũng thừa cơ đó mà phớt lờ đi
những quy định kìm kẹp của các đời tiên đế như là không cần sự công nhận của
vua người Frank để có tính chính danh cho ngôi Giáo hoàng. Hơn thế thế nữa, sự
tự chủ của Nhà nước Giáo hoàng ngày càng dâng cao trong giai đoạn này.

14
2.2.2.2 Những cuộc chiến của Nhà nước Giáo hoàng trong thời đại của Đế chế La
Mã Thần thánh (Thánh chế La Mã)

2.2.2.2.1 Cuộc chiến với người Saracen và những trận đánh lớn như trận Ostia và
trận Garigliano

Thời đại ngày nay, từ Saracen có thể không còn được phổ biến trong tuyền
thông đại chúng nhưng vào thời Châu Âu Trung cổ, đây là từ dùng để những
người Arab hoặc người Thổ. Từ Saracen bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: “ Sarakenoi”
và được sử dụng rộng rãi bởi các học giả La Mã, nó dùng để ám chỉ những bộ tộc
Arab sống ở bán đảo Sinai. Sau này, những người Thiên Chúa giáo dùng từ đó để
gọi chung cho tất cả người Arab, Đế quốc Byzantine cũng dùng từ đấy để chỉ
những người Hồi giáo sống ở các nước caliph. Nhờ vào những cuộc thập tự chinh
về sau nữa mà từ này dần được phổ biến ở Tây Âu và tồn tại cho đến ngày nay,
dù nó không thông dụng như từ “muslim” hay “islam” (Encyclopaedia Britannica,
không ngày tháng).

Từ thế kỷ VIII, các Caliph nổi lên và bắt đầu tấn công vào thế giới Thiên
Chúa giáo, cả Byzantine và tây Âu đều trở thành mục tiêu của người Saracen. Sau
khi chiếm xong bán đảo Iberia, quân Saracen tiếp tục tiến vào xứ Gaul nhưng bị
đánh bại ở trận Toulouse vào năm 721 và trận Tours vào năm 732 trước quân
Aquitanine và Frank. Hai trận đánh này được các sử gia xem trọng vì nó là hai
trận đánh quyết định số phận của Thiên Chúa giáo tại Châu Âu và cũng như là
nền văn minh của lục địa này. Tuy nhiên, đế quốc Hồi giáo rộng lớn không dễ
dàng bỏ cuộc vì không lâu sau đó, họ chuyển hướng sang bán đảo Ý và tấn công
vào Nhà nước Giáo hoàng, các công quốc xung quanh cũng như là lãnh thổ của
Byzantine ở Ý. Năm 846, thành Rome bị cướp phá bởi người Saracen, tất cả
những tiền đồn và báu vật của Giáo hội ở ngoài bức tường Aurelian đều bị cướp
phá, từ cây thánh giá bằng vàng của mộ Thánh Peter cho đến cái bàn bằng bạc là
tặng phẩm của Charlemagne. Đây là lần đầu tiên Nhà nước Giáo hoàng đụng độ
với quân Hồi giáo và phải nhờ đến công tước Guy của Spoleto đến giải vây
(Kreutz, 1991).

Nhưng trận chiến lớn đầu tiên giữa Nhà nước Giáo hoàng và quân xâm
lược lại xảy ra vào năm 849 ở cảng Ostia. Khi nghe tin quân Saracen đang chuẩn
bị một hải đội lớn ở ngoài đảo Sardinia, các công quốc gần đó, được lãnh đạo bởi
Caesar xứ Naples và Giáo hoàng Leo IV, cũng tập hợp một hạm đội ở cảng Ostia
để nghênh chiến với quân địch, bản thân Giáo hoàng cũng đến nơi sẽ là chiến địa
để làm phép và chúc phúc cho binh lính. Trận hải chiến diễn ra ngay trước cảng

15
Ostia, liên quân Thiên Chúa giáo chiến thắng một cách nhanh chóng. Những hàng
binh bắt được đều bị bắt làm phu xây bức tường Leonine bao quanh đồi Vatican
(Kreutz, 1991).

Đến thời của Giáo hoàng John VIII, tức năm 872, người Saracen đã có
những cơ sở vững chắc ở phía nam bán đảo Ý và liên tục quấy phá Campania và
Sabine. Ông gửi lời thỉnh cầu đi khắp nơi để xin quân viện trợ nhưng những lời
hồi đáp lại rất ít và hời hợt, khiến cho Nhà nước Giáo hoàng phải cống nạp cho
Hồi quốc Sicily, ngay cả những sắc lệnh tôn giáo nghiêm cấm các tiểu quốc Thiên
Chúa giáo hợp tác với Hồi quốc đều vô tác dụng. Điều mà Rome có thể làm được
lúc đó là gia cố hệ thống phòng thủ của mình, Giáo hoàng John VIII cũng cho
thành lập Hải quân Giáo hoàng. Bất chấp những nỗ lực, ông bị ám sát vì nhiều
yếu tố như không được lòng nhà Carolingian hay Đế quốc Byzantine và thất bại
trong việc chống lại quân Saracen (Kreutz, Before the Normans: Southern Italy
in the Ninth and Tenth Centuries, 1991). Tiếp nối sau vụ ám sát này là những bất
ổn bên trong nội bộ Nhà nước Giáo hoàng vì các gia đình quý tộc tranh nhau cái
ghế của Tòa Thánh. Nhà nước Giáo hoàng rõ ràng phải duy trì mối quan hệ phụ
thuộc với các đế quốc xung quanh chỉ để đảm bảo sự ổn định chính trị trong lòng
quốc gia này (O'Malley, 2009).

Sang đời của Giáo hoàng John X, thế lực của quân Saracen tiếp tục lộng
hành, những vị Giào hoàng trước ông như Stephen V và VI đều cất quân đuổi
người Saracen đi nhưng đều thất bại. Quân Saracen đáp trả bằng cách san bằng
một số thành quách trong lãnh thổ Nhà nước Giáo hoàng. John X cùng với người
cùng chí hướng Hoàng tử Atenulf xứ Capua bắt đầu một chiến dịch ngoại giao
nhằm xây dựng một liên minh Thiên Chúa giáo để quét sạch quân Saracen khỏi
miền trung bán đảo Ý. Nỗ lực ngoại giao thành công mỹ mãn khi họ đã kéo được
lãnh chúa mạnh mẽ và trên hết là Đế quốc Byzantine mang đến nhiều quân nhất
cho liên quân này. Mục tiêu của liên quân này đó là pháo đài của người Saracen
bên bờ sông Garigliano. Chiến dịch bắt đầu vào năm 915 với cuộc đụng độ đầu
tiên ở bắc Lazio, liên quân với thế thắng như chẻ tre đã đuổi người Saracen đến
cố thủ trong pháo đài gần sông Garigliano. Pháo đài bị vây hãm trong vòng ba
tháng và sau đó rơi vào tay của liên quân (Partner, 1972). Sau trận chiến này,
miền nam Ý quay trở lại vào vòng ảnh hưởng của Byzantine (Previté-Orton,
2013).

2.2.2.2.2 Sự vận động của mối quan hệ giữa Nhà nước Giáo hoàng và Đế chế La
Mã Thần thánh

16
Nhà nước Giáo hoàng dưới thời Giáo hoàng John XII đã có những tranh
chấp lãnh thổ với các công quốc xung quanh và đặc biệt là tranh chấp quyền lực
với Otto I, vị Hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã Thần thánh. Vào năm 960,
John XII tấn công hai công quốc Beneventum và Capua. Đứng trước tình hình
đó, họ tìm đến một lãnh chúa quyền lực hơn đó là Hoàng tử Gisulf I xứ Salerno.
Nước đi này khiến cho Giáo hoàng phải đàm phán với Gisulf I. Kết quả đó là
Gisulf I sẽ không can thiệp vào chiến sự nhưng đổi lại Nhà nước Giáo hoàng
không được phép tuyên bố chủ quyền lên Salerno nữa. Nhà nước Giáo hoàng
trong giai đoạn này có thể mạnh hơn những vị lãnh chúa khác nhưng với những
ông vua thì Giáo hoàng phải dè chừng (Ranke, 1901). Trong cùng năm, vua
Berengar II của Vương quốc Ý bắt đầu tất công các lãnh địa của Nhà nước Giáo
hoàng. Nguy cơ ngoại xâm lập tức khiến cho tình hình chính trị nội bộ trong lòng
Rome trở nên bất ổn, Giáo hoàng John XII đứng trước tình trạng thù trong giặc
ngoài. Để giữ được ngôi vị, ông buộc lòng phải cử sứ thần đến cầu xin sự giúp
đỡ của Otto I, vua của Đông Frank và người Đức. Một lần nữa, an nguy của Nhà
nước Giáo hoàng phải dựa vào sự ủng hộ của ngoại bang và quan hệ với các nước
lớn luôn luôn phải là quan hệ phụ thuộc. Chấp nhận lời cầu cứu, sự can thiệp của
Otto I đã cứu nguy cho Nhà nước Giáo hoàng (Tucker, 2009). Ngày 31 tháng 1
năm 962, vua Otto I được mời đến Rome để làm lễ đăng quang, ông được phong
làm Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh bởi Giáo hoàng John XII, vị hoàng
đế đầu tiên của đế chế này. Otto Đại đế phải thề rằng sẽ bảo vệ ngôi vị Giáo hoàng
bằng mọi giá, Giáo hoàng và toàn bộ quý tộc trong Nhà nước Giáo hoàng cũng
đều tuyên thệ tin tưởng tuyệt đối vào vị tân Hoàng đế (Bùi, 1972).

Ký kết đầu tiên giữa Hoàng đế Otto và Giáo hoàng John XII đó là thông
qua bản hiến pháp thứ hai của Nhà nước Giáo hoàng, Diploma Ottonianum. Bản
hiến pháp mới này có hai điểm đáng lưu ý đó là nó quy định rõ ràng lãnh thổ của
Nhà nước Giáo hoàng đó là từ hai vùng Naples và Capua ở phía nam, chạy dài
cho đến La Spezia và Venice ở phía bắc. Điểm thứ hai đó là nó tiếp tục hạn chế
quyền lực của Giáo hoàng trên chính Nhà nước Giáo hoàng. Ngoài ra, Diploma
Ottonianum yêu cầu Hoàng đế Đế chế La Mã Thần thánh phải đảm bảo toàn vẹn
lãnh thổ của Nhà nước Giáo hoàng, cho phép tự do bầu cử Giáo hoàng nhưng kết
quả vẫn phải được Hoàng đế chấp nhận như trong bản hiến pháp cũ Constitutio
Romana (Mann, 1902).

Giáo hoàng John XII cũng không muốn bị khuất phục bởi uy quyền của
Otto Đại đế nên đã lợi dụng thời cơ lúc Otto trở về nước vào năm 962, ông gửi
những bức thư kêu gọi người Magyars, tức người Hungary sau này và Đế quốc

17
Byzantine can thiệp để loại trừ Otto, ông cũng đồng thời lén lút đàm phán với con
trai của cựu thù Berengar II là Adalbert. John cũng không quên sai sứ thần đến
diện kiến với Otto, thuyết phục Hoàng đế tin tưởng vào sự trung thành của Giáo
hoàng. Tuy nhiên, Otto đã bắt được những bức thư cầu cứu của John XII và cũng
được tin tình báo rằng Adalbert đang thương thuyết với Giáo hoàng. Năm 963,
quân của Otto bao vây thành Rome. Giáo hoàng John XII cũng ra sức chống cự
nhưng vẫn phải lánh nạn đến Tibur. Otto công hạ được thành Rome và ông đưa
một Giáo hoàng mới lên thay thế đó là Leo VIII. Nhưng chỉ sau khi Otto rút đi
thì John XII trở lại ngôi vị Giáo hoàng và Nhà nước Giáo hoàng có một thời gian
tự chủ ngắn trước khi John chết. Sau cái chết của John vào năm 964, Giáo hoàng
Benedict V được bầu lên nhưng lại bị phế truất và thay thế bởi Leo VIII và Nhà
nước Giáo hoàng quay trở lại ví thế thật sự của nó, nằm trong quỹ đạo của vị
Hoàng đế đầy quyền lực (Luttwak, 2009).

2.2.2.2.3 Những cuộc chiến của Nhà nước Giáo hoàng sau biến cố Investiture
Controversy

Suốt gần 200 sau sự kiện đăng quang của Hoàng đế Otto I tại thành Rome,
Đế chế La Mã Thần thánh luôn coi Nhà nước Giáo hoàng là một lãnh thổ phụ
thuộc vào chính đế chế. Nhưng Nhà nước Giáo hoàng vẫn cố gắng để thoát khỏi
tầm ảnh hưởng này, vừa nhằm tập trung quyền lực của Giáo hoàng hơn trong lãnh
địa của mình cũng như trong Giáo hội Công giáo La Mã và vừa muốn Nhà nước
Giáo hoàng theo đuổi chính sách ngoại giao riêng, không phụ thuộc vào nước lớn.
Sự khác biệt giữa Đế quốc Frank của nhà Carolingian và Đế chế La Mã Thần
thánh đó là cách mà ngôi báu được trao truyền. Trong khi nhà Carolingian theo
chế độ cha truyền con nối hay phân chia đế quốc giữa các con trai thì Hoàng đế
của Đế chế La Mã Thần thánh được bầu ra bởi các cử tri, là những công tước
hùng mạnh trong đế chế. Chính vì lẽ đó mà tính tập quyền của nhà Caroligian lớn
hơn Đế chế La Mã Thần thánh rất nhiều, ngôi vương của nhà Carolingian có nhiều
uy quyền hơn với các công quốc trong nước còn uy quyền của Hoàng đế La Mã
phụ thuộc vào thế lực chính trị nào đứng phía sau ủng hộ và đôi khi quyền lực
của Hoàng đế cũng chỉ mang tính biểu tượng, các công quốc lớn của Đế chế có
tính tự lập rất cao. Chính vì nhược điểm đó của Đế chế mà các Giáo hoàng có thể
lợi dụng để giúp Nhà nước Giáo hoàng giành lại quyền tự chủ. Giáo hoàng
Gregory VII là người xúc tiến quá trình cải cách với cái tên “Cải cách Gregory”.
Cuộc cải cách này kéo dài từ năm 1073 đến 1085 với kết quả là Giáo hoàng gia
tăng sự tập quyền và chuyên chế của mình trong Giáo hội và tuyên bố quyền lực
của Giáo hoàng đứng lên trên quyền lực thế tục của tất cả các quốc gia Thiên

18
Chúa giáo La Mã. Cùng với sự kiện tiếp nối là Investiture Controversy, tranh
chấp ảnh hưởng giữa Hoàng đế La Mã và Giáo hoàng lên Giáo hội La Mã, khiến
cho chính trị Châu Âu đã trải qua một sự rúng động lớn với những kết quả đan
xen nhau. Với diễn biến chính trị khu vực đã xảy ra, Nhà nước Giáo hoàng và
một quốc tiểu vương quốc ở bán đảo Ý đã thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Đế chế
La Mã Thần thánh.

2.2.2.2.4 Xung đột Guelphs – Ghibellines

Xung đột Guelphs – Ghibellines là cuộc xung đột giữa các tiểu quốc nằm
trong bán đảo Ý với chiến trường chính là khu vực bắc Ý và một số tiểu quốc ở
đây nằm trong Đế chế La Mã Thần thánh. Cuộc xung đột này xảy ra nối tiếp sau
thời kỳ Investiture Controversy với phe Guelphs ủng hộ Giáo hoàng và phe còn
lại ủng hộ Hoàng đế La Mã. Cuộc xung đột này lại bắt nguồn từ trong chính nội
bộ của Thánh chế La Mã. Xét về bản chất, Thánh chế La Mã chỉ là một tập hợp
các tiểu quốc của Đức, Pháp và Ý hợp thành sau sự chia tách của Đế chế
Carolingian với Thánh chế La Mã là sự kết hợp giữa Đông Frank và một phần
Trung Fank. Các tiểu quốc trong lòng đế chế có sự tự chủ rất cao và Hoàng đế,
người đứng đầu liên hiệp các bang này, đôi khi phải chịu sức ép từ các đại gia tộc
trong đế chế. Sau cái chết của Hoàng đế Henry V của nhà Salian, Lothair III của
nhà Supplinburg, gia tộc đối đầu với tiên vương, được bầu làm Hoàng đế. Điều
này làm đồng minh thân cận của Henry V là nhà Hohenstaufen phật lòng. Lo sợ
trước đối thủ Hohenstaufen, Lothair III tìm đến sự giúp đỡ của Giáo hoàng và
xung đột chính thức nổ ra. Sau khi Lothair III băng hà, nhà Hohenstaufen đã thành
công đưa người của gia tộc mình lên ngôi Hoàng đế trong khi người thừa kế của
Lothair III là Henry Tự hào của nhà Welf tiếp tục chiến đấu. Cuộc xung đột lan
xuống các thành bang bắc Ý và lập tức chia các tiểu quốc này thành hai phe đối
đầu với tên gọi như trên. Những tiểu quốc theo phe Guelphs và Ghibellines nằm
đan xen giữa nhau, thậm chí bên trong các tiểu quốc cũng xuất hiện tình trạng
chia phe phái như trên. Lí do mà họ chọn phe phần lớn đến từ yếu tố chính trị khi
một phe sợ hãi sự bành trướng của Đế chế và phe còn lại thì không thích chịu sự
ảnh hưởng của Nhà nước Giáo hoàng. Đây là một xung đột kéo dài cho đến hết
thời trung đại nhưng cuộc chiến diễn ra giữa các thành bang Ý chỉ diễn ra từ thế
kỷ XII đến cuối thế kỷ XIV. Trong khoảng thời gian này, Giáo hoàng đã công
nhận chủ quyền Hoàng tử Charles I of Anjou người Pháp đối với Sicily, qua đó,
kéo Pháp vào cuộc tranh giành ảnh hưởng ở bán đảo Ý (Chisholm, 1911).

2.2.2.2.4 Thập tự chinh Smyrniote, Nhà nước Giáo hoàng thể hiện khả năng bảo
vệ chủ quyền và những lợi ích của nó
19
Trong lãnh địa của Giáo hoàng có các nước cộng hòa như Venice là một
thành quốc nổi trội vì sự giàu có nhờ thương nghiệp. Do đó, nhu cầu đảm bảo
một tuyến hàng hải an toàn cũng là mối quan tâm của Giáo hoàng. Khi không còn
sự bảo trợ nhiệt tình từ các đế quốc Châu Âu thì Nhà nước Giáo hoàng buộc phải
tự duy trì một lực lượng hải quân thường trực và mối quan hệ hòa hiếu với các
nước xung quanh. Vùng biển Địa Trung Hải từ sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã
thì vẫn không bớt đi độ nhộn nhịp nhưng cùng với đó là nạn hải tặc gia tăng, đặc
biệt là hải tặc Hồi giáo chuyên đi cướp phá tàu buôn Châu Âu và bắt người đem
đi bán làm nô lệ. Đế giữa thế kỷ XIV, Nhà nước Giáo hoàng phải đối mặt với nạn
cướp biển Hồi giáo đến từ Tiểu Á, cụ thể là căn cứ Smyrna của Hồi quốc Aydinid.
Do đó, cần phải có một chiến dịch quân sự để đảm bảo an toàn cho tuyến đường
hàng hải của tàu buôn Ý trên biển Agean. Cuộc thập tự chinh Smyrniote, kéo dài
từ năm 1343 đến năm 1351, lấy tên một vùng đất thuộc Tiểu Á giáp biển Aegean,
là cuộc chiến chống lại các hoạt động hải tặc của Hồi quốc Aydinid xung quanh
phần đông Địa Trung Hải. Đây là cuộc chiến mà hải quân Giáo hoàng trực tiếp
tham gia cùng với các đồng minh Thiên Chúa giáo như Cộng hòa Venice, Hội
hiệp sĩ Cứu tế và Vương quốc Síp. Giáo hoàng Clement VI là người tạo ra liên
minh này và giao cho một vị thuộc tướng là Henry xứ Asti làm tổng chỉ huy chiến
dịch. Cuộc thập tự chinh Smyrniote có hai giai đoạn, với giai đoạn một là cuộc
xâm lược đầu tiên của liên quân Thiên Chúa đổ bộ và đánh chiếm được tòa thành
ở Smyrna sau khi chiến thắng kẻ thù trong hải chiến Pallene. Nhưng trong lúc
đoàn quân Thiên Chúa giáo đang tổ chức ăn mừng chiến thắng thì Hồi quân nhà
Aydinid bất ngờ tấn công, khiến cho nhiều chỉ huy của liên quân tử trận, trong đó
có Henry và cuộc thập tự chinh đầu tiên thất bại vào đầu năm 1345. Cùng năm
đó, Giáo hoàng tiếp tục tổ chức một hạm đội mới, đặt dưới sự chỉ huy của
Humbert II xứ Viennois. Cuộc chạm trán của thập tự chinh lần hai xảy ra vào
tháng hai năm 1346 với chiến thắng của liên quân Thiên Chúa giáo ở đảo Lesbos
rồi tái chiếm Smyrna. Hai bên giằng co cho đến năm 1351 thì cuộc chiến đóng
băng và quân đội Thiên Chúa giáo tiếp tục chiếm đóng thành Smyrna cho khi bị
Đế quốc Timur công hạ vào năm 1402 (Setton, 1976).

2.2.2.2.5 Chiến tranh Tám vị Thánh, cuộc xung đột giữa Nhà nước Giáo hoàng
và liên minh Thành quốc Milan và Cộng hòa Florance

Chiến tranh Tám vị Thánh là cuộc xung đột diễn ra vào cuối thời kỳ của Giáo
hoàng Avignon kéo dài từ năm 1372 đến 1378. Nguyên nhân xung đột đến từ việc
Giáo hoàng Gregory XI đã bổ nhiệm những vị chức sắc người Pháp làm việc tại
các cơ sở tôn giáo tại Ý. Rào cản ngôn ngữ và văn hóa đã khiến cho nhiều quý

20
tộc Ý phật lòng với chế độ này và họ phản đối quyết định trở về Rome của Giáo
hoàng. Trong đó có Cộng hòa Florance, quốc gia đã bành trướng lãnh thổ vào
lãnh địa của Giáo hoàng trong khi ngài đang cư ngụ tại Avignon. Ở phía Milan,
Công tước Bernabo Visconti cũng lợi dụng tình hình để gia tăng sự thống trị của
mình lên những vùng đất xung quanh. Cuộc chiến đầu tiên diễn ra giữa Nhà nước
Giáo hoàng và công quốc Milan diễn ra từ năm 1372 khi Giáo hoàng có ý định
thu hồi lại một số vùng lãnh thổ bị mất ở Ý. Chiến thắng của Giáo hoàng hai năm
sau đó đã khiến cho Cộng hòa Florance lo lắng nên đã liên minh với Milan để tổ
chức một cuộc chiến mới chống lại Gregory XI. Mặc dù không lấy lại hết được
lãnh thổ nhưng Rome đã đồng ý ký kết hòa ước với liên minh Florance – Milan
tại thị trấn Tivoli năm 1378. Giáo hoàng tham gia đàm phán là người kế nhiệm
của Gregory XI, Urban VI. Florance phải trả 200.000 florin, thấp hơn con số mà
Gregory XI đã đòi là một triệu, dỡ bỏ toàn bộ những đạo luật chống lại nhà thờ ở
Florance và trả lại toàn bộ những đồ vật mà chính phủ đã tịch thu của các tăng lữ.
Đổi lại, Giáo hoàng sẽ xóa lệnh tuyệt thông cho Cộng hòa Florance (Najemy,
2006).

2.2.2.3 Nhà nước Giáo hoàng trong thời kỳ Phục hưng

Thời kỳ Phục hưng mà một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Châu Âu, đây là
giai đoạn mà Châu Âu thay đổi về mọi mặt từ khoa học. công nghệ, kĩ thuật, cho
đến hội họa, nghệ thuật, chính trị và tư tưởng. Từ đó, chính trị Châu Âu bắt đầu
xuất hiện nhiều sự biến động mới. Chiến tranh Ý trong thời kỳ này là cuộc đấu
tranh giữa Pháp và Đế chế La Mã để chiếm quyền kiểm soát bán đảo Ý, ép buộc
Nhà nước Giáo hoàng phải tạo lập những liên minh quân sự để bảo vệ chính nó.

2.2.2.3.1 Chiến tranh Liên minh Cambrai

Miền bắc Ý và Nhà nước Giáo hoàng trong thời kỳ Phục hưng là một trong
những chiến địa chịu sự giằng co giữa hai cường quốc Pháp và Đế chế La Mã
Thần thánh. Chiến tranh Chiến tranh Liên minh Cambrai (1508 – 1516) là một
phần của các cuộc chiến nổ ra tại miền bắc Ý trong giai đoạn Chiến tranh Ý. Cuộc
đụng độ kéo dài ở khu vực này do miền bắc Ý là nơi có các tiểu quốc như
Florance, Genoa, Venice, Naples, Milan… và Nhà nước Giáo hoàng. Những nhà
nước này đều là trung tâm thương nghiệp và kĩ nghệ, hết sức giàu có và phát triển,
nhưng không thể so được với sức mạng quân sự và kinh tế của Pháp và Đế chế
La Mã Thần thánh. Như vậy, hàng loạt các liên minh đã được tạo ra và tan rã cốt
để phục vụ lợi ích sống còn của các nước trong khu vực và Nhà nước Giáo hoàng
cũng không phải ngoại lệ. Chiến tranh Chiến tranh Liên minh Cambrai là cuộc

21
chiến được bắt đầu với mâu thuẫn với việc Giáo hoàng Julius II, sau này được gọi
là Giáo hoàng Chiến binh nhờ vào cuộc chiến này, đòi hỏi Cộng hòa Venice, một
thế lực lớn ở bắc Ý lúc bấy giờ, phải nhượng lại một số vùng lãnh thổ mà Nhà
nước Giáo hoàng tuyên bố chủ quyền. Venice, mặc dù không phủ nhận những
tuyên bố của Rome và sẵn lòng cống nạp tiền hằng năm, vẫn không chấp nhận
nhượng lại một số thành phố cảng. Julius II quyết định trừng phạt Venice bằng
cách kêu gọi liên minh với Pháp và Đế chế La Mã để khuất phục nước này. Cộng
hòa Venice chấp nhận nhượng bộ nhưng vẫn quyết không trao trả những thành
phố quan trọng. Julius II đáp trả bằng việc kêu gọi một liên minh quân sự khổng
lồ, có sự tham gia của Đế chế La Mã Thần thánh, Pháp và Tây Ban Nha để xâm
lược và chia chác phần lãnh thổ của Venice. Liên minh Cambrai đã ra đời dựa
trên thỏa thuận đó vào năm 1508 tại thành phố Cambrai của Pháp ngày này. Nước
Pháp khai cuộc vào năm 1509 và tiến công sâu vào lãnh thổ Venice. Sau một năm
chiến tranh, Venice buộc phải xin nghị hòa với Nhà nước Giáo hoàng và chấp
nhận những điều khoảng đòi bồi thường nặng nề. Nhưng sức mạnh của liên quân,
đặc biệt là của Pháp đã tăng lên đáng kể ở bắc Ý và gây quan ngại sâu sắc đối với
các đồng minh và bản thân Giáo hoàng cũng lo lắng. Nhận thấy mối nguy hại mới
nổi này, Venice đã gia nhập cùng Nhà nước Giáo Hoàng để chống lại Pháp. Năm
1511, Julius II kêu gọi các nước khác để cùng chống lại Pháp trong một liên minh
mới là Liên minh Thần thánh và cũng được hưởng ứng mạng mẽ bởi các nước
lớn trong khu vực. Đến năm 1512, lãnh thổ của Pháp tại Ý suy giảm nghiêm trọng
và liên quân bắt đầu họp bàn cách chia nhau phần thưởng. Nhưng những bất đồng
về mặt lợi ích sớm nảy ra, Thánh chế La Mã quyết định hợp tác với Nhà nước
Giáo hoàng để cô lập Venice, Giáo hoàng còn đe dọa sẽ tập hợp một liên minh
mới chống lại Venice nếu nước này không chấp nhận những điều khoảng được
đề ra. Sự bất mãn của Venice trước sự chèn ép này đã khiến họ quay sang làm
hòa rồi liên minh với Pháp để giành lại những mảnh đất đã mất và cuộc chiến này
đi đến giai đoạn cuối cùng. Giai đoạn cuối bắt đầu vào năm 1513 khi Pháp đưa
quân tiến vào Milan, lúc này đang nằm trong sự kiểm soát của Liên minh Thần
thánh. Cuộc chiến kết thúc vào năm 1516 với hai hòa ước được ký kết lần lượt là
Hòa ước Noyon và Hòa ước Brussel và phần thắng thuộc về liên quân Pháp –
Venice. Thỏa thuận thứ nhất được ký kết giữa vua Pháp là Francis I và Hoàng đế
Charles V, công nhận chủ quyền của Pháp ở Milan và chủ quyền của Tây Ban
Nha, lúc này đang thuộc Đế chế La Mã Thần thánh, ở Naples. Thỏa thuận thứ hai
đã công nhận sở hữu của Venice ở vùng Lombardy, tức là Venice thu hồi lại toàn
bộ đất đai mình có được trước cuộc chiến. Sự kết thúc của cuộc chiến đưa các
quốc gia về lại nguyên trạng trước khi chiến tranh xảy ra, dẫn đến những sự bất

22
mãn và khiến những cuộc chiến mới ở Ý lại tiếp tục xảy ra nhiều năm sau đó
(Shaw, 2012).

Một cuộc chiến nhỏ đã nổ ra sau khi chiến tranh liên minh Cambrai kết
thúc, nó là cuộc đụng độ giữa Nhà nước Giáo hoàng và nhà quý tộc hành nghề
lính đánh thuê nổi tiếng Francesco Maria I della Rovere. Francesco đã được Rome
thuê làm chỉ huy quân đội trong cuộc chiến vừa qua nhưng do sự thất bại trên
chiến trường mà ông bị Giáo hoàng tuyệt thông và đuổi khỏi cơ ngơi được thừa
kế là Công quốc Urbino. Francesco sau đó đã tập hợp một đội quân lính đánh
thuê tái chiếm thành công Urbino lúc này đang bị chiếm đóng bởi quân của Giáo
hoàng. Giáo hoàng Leo X quyết tâm trừng phạt Francesco bằng cách thuê một
đội quân 10.000 binh lính đến vây thành Urbino. Chiến sự kết thúc sau vài tháng
với sự đầu hàng của Francesco khi ông không đủ tiền để duy trì đội quân thủ
thành của mình. Leo X chấp nhận gỡ bỏ lệnh tuyệt thông cho Francesco nhưng
ông buộc phải nhượng lại thành Urbino (Rendina, 2004).

2.2.2.3.2 Chiến tranh Liên minh Cognac và vụ cướp phá thành Rome 1527

Khi chiến tranh giữa các cường quốc nổ ra ở bán đảo Ý thì Giáo hoàng hầu
như luôn là yếu tố quan trọng trong bàn đàm phán vì Giáo hoàng lúc này có vai
trò là người đứng đầu Giáo hội Công giáo với sự chống lưng của các cường quốc
liên minh với Giáo hoàng. Nhưng với Nhà nước Giáo hoàng thì quốc gia này luôn
bị động trong các cuộc chiến, luôn phải dựa vào sự cứu viện từ đồng minh, ngay
cả quân đội của Giáo hoàng cũng chưa bao giờ là lực lượng chính yếu trong các
cuộc xung đột như thế này và trong Chiến tranh Liên minh Cognac (1526 – 1530)
dưới thời Giáo hoàng Clement VII cũng vậy. Sau khi Pháp bị Đế chế La Mã Thần
thánh đánh bại trong cuộc chiến Ý trước đó, thanh thế của Hoàng đế Charles V
nhà Habsburg khiến cho các nhà nước Ý e ngại. Sau đó họ thành lập Liên minh
Cognac với Pháp để chống lại Charles V vào năm 1526 (Shaw, 2012). Năm 1572,
một đội quân toàn lính đánh thuê của Charles V hành quân đến Rome để thị uy
với Giáo hoàng, ép buộc ông phải đàm phán. Nhưng một cuộc nổi loạn đã diễn
ra trong hàng ngũ lính đánh thuê, họ ép chỉ huy của mình phải tấn công Rome để
lấy tiền chuộc. Sự kiện diễn ra sau đó là cuộc Cướp phá thành Rome năm 1527,
thành phố gần như bị san bằng và buộc Giáo hoàng phải lánh nạn đến lâu đài
Sant’Angelo gần đó. Lâu đài cũng sớm bị bao vây, Giáo hoàng buộc phải xin
hàng sau sáu tháng bị vây và phải trả một lượng tiền chuộc khổng lồ cùng với
nhượng cho Charles V rất nhiều lãnh thổ. Người ta ước tính thương vong của
thành Rome sau vụ cướp phá là 1,000 Vệ binh Thụy Sĩ và 25,000 dân thường
(Schulz, 2022). Cuộc chiến kéo dài đến năm 1529 thì bước sang một giai đoạn
23
sau khi quân Đế chế La Mã đánh bại đội quân cứu viện cho thành Genoa đang bị
vây tại trận Landriano. Nước Pháp qua đó mất toàn bộ ảnh hưởng ở bán đảo Ý và
bị loại khỏi cuộc chơi. Sau khi Pháp ký kết hòa ước Cambrai thì chỉ còn mỗi Nhà
nước Giáo hoàng và các tiểu vương quốc khác trên bán đảo Ý chống lại Thánh
chế La Mã trong đang trong thời kỳ đỉnh cao của nó. Giáo hoàng Clement VII
không chỉ buộc phải xá tội của Charles V sau vụ Cướp phá thành Rome năm 1527
mà còn phải phong cho Charles V làm Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh
(Blockmans, 2002). Riêng chỉ còn nước Cộng hòa Florance còn chống cự lại
Charles V thì cũng sớm bị tiêu diệt vào năm 1530, Hoàng đế sau đó đưa
Alessandro de' Medici lên làm Công tước xứ Florance, kết thúc chế độ Cộng hòa
ở xứ này (Najemy, 2006).

2.2.2.3.3 Chiến tranh Parma và Chiến tranh Castro, những cuộc chiến cuối cùng
của Nhà nước Giáo hoàng trong thời kỳ Trung đại .

Chiến tranh Parma (1551 – 1552) bắt nguồn sau khi Công tước Luigi
Farnese xứ Parma bị ám sát gây ra sự tranh chấp về chủ quyền của công quốc này
giữa cha của ông là Giáo hoàng Paul III và con trai ông, đồng thời là con rể của
Charles V là Ottavio Farnese. Paul III muốn rằng xứ Parma được trao về cho Nhà
nước Giáo hoàng vì chính ông đã ban nó cho con mình nhưng Ottavio thì muốn
thừa hưởng từ cha. Hai phe bắt đầu tìm kiếm đồng minh để chuẩn bị cho chiến
tranh với Nhà nước Giáo hoàng kết liên với Charles V còn Ottavio liên minh với
Henry II của Pháp. Cuộc chiến kết thúc khi Giáo hoàng tiếp theo là Julius III đồng
ý khôi phục lại Công quốc Castro cho nhà Farnese (Ranke, 1901).

Chiến tranh Castro là cuộc chiến diễn ra sau Chiến tranh Parma, nó diễn ra
trong bối cảnh các cường quốc Châu Âu đang oằn mình vì Chiến tranh 30 năm.
Do đó, cuộc chiến này chỉ diễn ra giữa Nhà nước Giáo hoàng và gia tộc Farnese
và ta mới được chứng kiến rằng Nhà nước Giáo hoàng vẫn có khả năng để thực
hiện một chiến dịch quân sự thành công mà không có sự giúp đỡ từ đồng minh.
Chiến tranh Castro diễn ra với hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất (1641 – 1644) và
giai đoạn thứ hai (1649). Giai đoạn thứ nhất xảy ra khi Công tước Odoardo I trong
một lần diện kiến Giáo hoàng Urban VIII đã vô tình xúc phạm một phụ tá của
Giáo hoàng khiến ông này bất mãn và đã trình báo sự việc lên Giáo hoàng. Ông
gợi ý với Giáo hoàng rằng hãy cấm nhập khẩu lương thực từ Công quốc Castro,
chặn đứng nguồn thu nhập của gia đình Farnese. Những quý tộc La Mã là chủ nợ
của Odoardo I khi biết được tin thì cũng ủng hộ hành động này như là áp lực để
đòi nợ. Giáo hoàng theo đó mà gửi quân đến cưỡng chiếm Castro nhưng ông cũng
đồng thời cử một đại diện đến gặp Odoardo I để hòa đàm. Nhưng sau khi nghe
24
tin nhà Farnese cũng đang tập hợp binh lực thì kết quả đàm phán, dù tích cực,
cũng bị hủy bỏ. Giáo hoàng tập hợp được một đội quân gồm 12.000 quân bộ và
4.000 kỵ binh cùng pháo binh để tái chiếm Castro và đội quân này dễ dàng chiến
thắng với một loạt đạn pháo đã khiến cho thành phố Castro đầu hàng. Sang đầu
năm 1642, Giáo hoàng tuyên bố thuyệt thông với Odoardo I và đồng thời hủy bỏ
chế độ thái ấp của ông. Odoardo I đáp trả bằng cách liên minh với các tiểu quốc
Venice, Modena, và Tuscany. Giáo hoàng cũng tăng thuế để có thêm 30.000 quân
phòng thủ thành Rome. Quãng thời gian sau đó chứng kiến Nhà nước Giáo thất
trận liên tục và cuối cùng phải chịu hòa hoãn với liên quân vào tháng 3 năm 1644.
Để có hòa bình, lệnh tuyệt thông của Odoardo I bị giỡ bỏ và Giáo hoàng công
nhận chủ quyền của ông có trước chiến tranh, lệnh cấm vận đối với Castro cũng
được dỡ bỏ và đổi lại việc Odoardo I phải tiếp tục trả nợ cho các quý tộc La Mã.

Giai đoạn thứ hai của Chiến tranh Castro xảy ra vài năm sau đó khi con trai
Ranuccio II của Odoardo I thừa kế tước vị từ cha mình sau kho ông qua đời vào
năm 1646. Năm 1949, Ranuccio II tuyên bố dừng trả nợ cũ của cha mình và ông
còn từ chối công nhận vị Giám mục mới của Castro, người được chính Giáo hoàng
tiếp theo là Innocent X bổ nhiệm. Cái chết bất ngờ của vị Giám mục trên đường
tới Castro đã biến thành giọt nước tràn ly khi Giáo hoàng tổ cáo Ranuccio II ra
lệnh ám sát vị tân Giám mục và ra lệnh tấn công thành phố Castro. Ranuccio II
không thể cản được bước tiến của quân đội Giáo hoàng. Thành Castro bị san
phẳng và không không bao giờ được xây lại nữa. Ranuccio II cũng buộc phải chia
nhỏ phần lãnh thổ xung quanh Castro để trả nợ (Ranke, 1901).

2.2.3 Nhận xét về vai trò và ảnh hưởng của Nhà nước Giáo hoàng trong quan hệ
quốc thế Châu Âu thời kỳ trung đại

Nhà nước Giáo hoàng là một trường hợp về nhà nước hết sức đặc biệt trên thế
giới, tuy nhiên, nó không phải là trường duy nhất. Nhà nước Giáo hoàng này đặc
biệt ở chỗ nó không xuất phát từ quyền lực thế tục như đa số các nhà nước trung
cổ Châu Âu mà đến từ nhu cầu sống sót của Giáo phận La Mã trong cơn cuồng
phong của thời đại. Như đã phân tích ở trên, sự bao trùm của Giáo hội lên khắp
cả Châu Âu cũng không thể đảm bảo sự an toàn cho nó. Tòa Thánh có sự ảnh
hưởng rất lớn về mặt tinh thần nhưng về sự tồn tại của nó ở dạng vật chất, cụ thể
là các nhà thờ ở Rome, tổ chức của Giáo hội, lại rất dễ dàng bị tổn thương. Do
đó, trái tim của Giáo hội cần có một vùng lãnh thổ trực trị, vừa để tiện cho việc
điều hành Giáo hội vừa có một sự bảo vệ lâu dài. Điểm khác biệt trong đối nội
của Nhà nước Giáo hoàng so với các nhà nước Châu Âu khác đó là cấu trúc quyền

25
lực và mô hình chính trị của nó. Khi còn nằm trong vùng ảnh hưởng của Thánh
chế La Mã, ngoài việc được bầu ra thì Hoàng đế cần phải công nhận kết quả này
thì chức vụ Giáo hoàng mới hợp pháp. Nói cách khác, Hoàng đế La Mã có toàn
quyền đối với chức vụ Nguyên thủ của Nhà nước Giáo hoàng trong khi Hoàng đế
khó mà can thiệp được vào công việc nội bộ của các công quốc trong lòng đế chế
một cách hợp pháp. Về chính chức vụ Nguyên thủ, nó gắn liền với chức vụ Giáo
hoàng cho nên đây là công việc trọn đời trọn đời và có hình thức tổ chức quyền
lực tối cao còn tồn tại cho đến ngày nay với tên gọi “Chế độ quân chủ chuyên chế
bầu bán không kế thừa”. Cũng chính vì tính chất của ngôi vị nên đã nhiều gia
đình quý tộc Châu Âu tranh nhau chức vụ đó với nhiều mục đích khác nhau.
Nhưng trong phạm trù của Nhà nước Giáo hoàng, những gia đình quý tộc địa
phương đã chiếm đoạt chức vụ này để thu về những nguồn lợi chính trị. Ta cũng
thấy rằng, công việc của Giáo hoàng thực tế phần lớn tập trung vào việc điều hành
Giáo hội hơn là cải quản lãnh địa của ngài. Điểm giống của Nhà nước Giáo hoàng
với các nước khác ở chỗ nó cũng không phải được điều khiển hoàn toàn bởi Giáo
hoàng mà được các quý tộc La Mã, người cai trị các công quốc trong lòng Nhà
nước Giáo hoàng, ngay cả việc cai quản thành Rome, Giáo hoàng cũng ủy thác
cho Hồng y Quốc vụ khanh. Giống với các nhà nước phong kiến Châu Âu kháng,
Nhà nước Giáo hoàng cũng có những hành động bảo vệ nguồn lợi kinh tế của
mình trong cuộc thập tự Smyrniote hay tạo lập đồng minh để đảm bảo sự sống
sót trong Chiến tranh Ý. Có lẻ chính vì lí do tồn tại của nó là tạo một lớp vỏ bảo
vệ cho phần phàm trần của Giáo hội, Nhà nước Giáo hoàng chưa bao giờ là nhà
nước có ảnh hưởng lên chính trị các quốc gia khác nếu ta chỉ xét riêng mặt thế
tục của nó. Nhà nước Giáo hoàng chưa từng thể hiện tham vọng bành trước lãnh
thổ sang hàng xóm của nó, ngược lại, Rome đôi khi phải nhượng lãnh thổ của nó
về cho các tiểu quốc Ý khác trong vùng. Những trường hợp Nhà nước Giáo hoàng
chiếm thêm đất thì nguyên nhân chủ yếu là việc nó thu hồi lãnh thổ đã mất, hay
để trừng phạt một nhà quý tộc hành nghề lính đánh thuê như trong chiến tranh
Urbino. Như vậy, ta có thể đi đến kết luận rằng vai trò của Nhà nước Giáo hoàng
trong quan hệ quốc tế Châu Âu trung đại thật sự không sâu sắc nếu xét tổng thể
trên một khoảng thời kỳ trung đại. Tuy nhiên, ta không thể phụ nhận tầm quan
trọng của Rome trong Chiến tranh Ý với hai cuộc chiến liên minh Cambrai và
Cognac, đây cũng là cuộc chiến tranh hết sức quan trọng trong lịch sử Ý nói riêng
và lịch sử Châu Âu nói chung vì nó là một phần của cuộc cạnh tranh chiến lược
giữa hai cường quốc khi đó là Pháp và Đế chế La Mã Thần thánh. Nhà nước Giáo
hoàng đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp thành lập hai liên minh

26
kể trên để chống lại sự càn quét của cả Pháp và Đế chế La Mã Thần thánh ở bán
đảo Ý.

2.3 Về Giáo hội Thiên chúa giáo

2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển Giáo hội Thiên Chúa giáo tại châu Âu

Thiên Chúa giáo hay còn gọi là Công giáo ngày nay là tôn giáo có số lượng
tín đồ đông đảo nhất thế giới nhưng những thời gian đầu của tôn giáo này thật hết
sức khó khăn. Chính quyền La Mã suốt ba trăm năm kể từ khi Jesus bị hành quyết
đã tiến hành đàn áp có hệ thống tôn giáo mới nổi này. Nhưng Công giáo vẫn phát
triển mạnh mẽ bất chấp sự đàn áp và đã có rất nhiều người tử vì đạo và được
phong thánh trong thời gian này. Lí do đó là những nhà cai trị sợ những giáo lý
của tôn giáo mới nổi đi ngược lại với tín ngưỡng đa thần đang được chấp nhận
rộng rãi và tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Để đảm bảo xung đột tư tưởng
trong lòng xã hội sẽ không ảnh hưởng đến ngôi vị của mình thì các hoàng đế La
Mã đều thông qua các chính sách cấm đạo nghiêm ngặt. Ta cũng có thể giải thích
theo hướng khác đó là do giới cầm quyền cho những thứ lạ lẫm, mới mẻ là nguy
hại cho xã hội nói chung và thế là họ thẳng tay đàn áp. Nhưng dù lí do có là gì thi
Công giáo dần dần lan tỏa khắp xã hội xã hội, ngay cả những người rợ Âu di cư
sang lãnh thổ đế quốc cũng cải đạo và tầng lớp thống trị cũng dần trở thành giáo
dân. Vị Hoàng đế La Mã đầu tiên được cho là công khai niềm tin Thiên Chúa của
mình là Constantine Đại đế. Tương truyền rằng ông đã cho quân lính tô biểu
tượng của Chúa Jesus lên khiên của mình để đánh trận quyết định số phận của La
Mã trước quân đội La Mã theo đa thần giáo ở phía đông và ông đã có một chiến
thắng vang dội, kết thúc cuộc khủng hoảng kéo dài một trăm năm và thống nhất
đế quốc La Mã. Ông cũng thông qua Sắc lệnh Milan, tuyên bố Công giáo được
tự do truyền đạo trong đế quốc. Ông còn cho tổ chức công đồng đầu tiên tại
Nicaea, giúp thống nhất giáo lý tại thời điểm đó. Tiếp đến là Hoàng đế Theodosius
I thông qua Sắc lệnh Thessalonica, biến Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo trên
toàn đế quốc, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn minh Châu Âu sau này (Gibbon,
The History of the Decline and Fall of the Roman Vol. 2, 2023).

2.3.2 Sự hình thành của Giáo hội Công giáo La Mã, sự kiện Đại ly giáo, hay còn
gọi là sự kiện Ly giáo Đông – Tây

Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Công giáo
cũng như là lĩnh vực chính trị ngoại giao của Châu Âu thời Trung đại . Cuộc ly
giáo này xảy ra với lí do chính trị nhiều hơn là liên quan đến giáo lý trong nội bộ
27
thế giới Công giáo. Sự kiện này cũng không phải diễn ra trong chốc lát vì mâu
thuẫn chính trị nhất thời mà là một quá trình kéo dài vài trăm năm. Rạn nứt có lẻ
bắt đầu xảy ra sau thời đại của Hoàng đế Byzantine Justinian I, Đế quốc Byzantine
suy yếu một cách chậm rãi và ảnh hưởng của nó trên bán đảo Ý dần phai nhạt đi.
Điều này vô tình khiến cho Giáo phận La Mã, công cụ tôn giáo và Byzantine dùng
để thâu tóm bán đảo Ý, trở nên độc lập hơn để sống sót. Giáo hoàng ở Rome đã
tích cực thực hiện các hoạt động ngoại giao, xây dựng mối quan hệ với các lãnh
chúa có thực quyền ở bán đảo Ý để cậy vào sự chở che của họ. Nhưng quan trọng
hơn hết là các vị Giáo hoàng đã chọn đồng minh một cách đúng đắn và nhờ đó,
họ đã xây dựng được một Giáo hội phương Tây với tầm ảnh hưởng phủ khắp lục
địa. Đó là chưa kể đến sự thành lập của Nhà nước Giáo, một nhà nước có khả
năng quản trị một vùng lãnh thổ và cư dân của nó ở miền trung Ý, nó cũng có hệ
thống chính quyền và quân đội như bất cứ một nước thế tục nào ở lục địa Châu
Âu. Với quyền lực ngày càng gia tăng, Giáo phận Rome đã tuyên bố rằng nó là
Giáo phận quyền lực nhất trong toàn cõi Thiên Chúa giáo chứ không chỉ ở mỗi
châu Âu với lí do rằng Giáo phận Rome và giáo phận đầu tiên được thành lập bởi
tông đồ Peter của Jesus. Các giáo phận khác đều bày tỏ sự phản đối với lập luận
rằng mọi Giáo phận đều bình đẳng như nhau, mọi giáo lý và cách thực hành lễ ra
sao đều phải được duyệt bởi Công đồng đại kết bởi các tổng giám mục. Bên cạnh
đó, ta cũng chứng kiến sự mâu thuẫn giữa Giáo hoàng và Hoàng đế Byzantine về
vấn đề phong tước. Từ lúc Đế chế La Mã được thành lập bởi Caesar Augustus,
chưa từng có một vị Hoàng đế được thụ phong bởi một chức sắc tôn giáo và sau
khi Công giáo trở thành quốc giáo của đế chế thì quyền bổ nhiệm giám mục tại
các nhà thờ lớn nằm trong tay của Hoàng đế. Nhưng khi Charlemagne, với mong
muốn có được tính danh thừa kế để cai trị một vùng lãnh thổ Châu Âu rộng lớn
thì ông đã tìm đến Giáo hoàng để thực hiện điều đó. Cuộc chinh chiến của
Charlemagne đã mở rộng thêm lãnh thổ của Đế chế Frank và cải đạo cho những
sắc dân tại đó theo Công giáo, nếu chức vụ Vua của Vương quốc Frank được
chuẩn y bởi ý Chúa thì tính chính danh của Charlemagne càng thêm xác đáng,
đảm bảo tính ổn định chính trị lâu dài của đế quốc. Sự kiện xác phong
Charlemagne làm Hoàng đế La Mã đã khiến cho Nữ hoàng Irene lo lắng về danh
tính Đế chế La Mã của Byzantine. Bà không còn cách nào khác ngoài việc thỏa
thuận một hôn ước với Charlemagne để duy trì sự kết nối của Byzantine đối với
cái ý niệm “Đế chế La Mã” nhưng cũng thất bại. Nhưng bất chấp những bất đồng,
thời đó vẫn xuất hiện những nhà thờ Latin ở trong Byzantine và cũng xuất hiện
những nhà thờ Chính thống giáo ở miền nam Ý. Nhưng ở điểm cao căng thẳng
đông – tây vào năm 1053, Giáo hoàng Leo IX ra lệnh rằng nếu các nhà thờ Chính

28
thống giáo không thay đổi giáo lý và cách hành lễ phù hợp với đường lối của Tòa
Thánh Rome thì sẽ bị đóng cửa. Đức Thượng phụ thành Constantinnople cũng
đáp trả bằng cách đóng cửa tất cả nhà thờ Latin ở Constantinople và hai bên chính
thức tuyệt thông vào năm 1054 và cho đến nay, hai giáo hội này vẫn không thể
tái sáp nhập (Reeves R. M., Great Schism (1054), 2015).

2.3.3 Quá trình truyền đạo trên khắp lục địa Châu Âu trong thời trung đại

Quá trình truyền đạo sang khắp lục địa Châu Âu kể từ sau khi Đế chế Tây
La Mã được thực hiện qua hai con đường chính đó là giao thương trên con đường
tơ lụa hoặc bằng chinh phạt của các vị vua trong lục địa Châu Âu.

Trong trường hợp đầu tiên là bằng con đường hòa bình, các giáo sĩ theo
lệnh của Giáo hoàng ở Rome và Hoàng đế ở Constantinople đã tháp tùng các
đoàn buôn đến những nơi xa mà trước kia là tiền đồn của chế độ cũ. Ở Ireland,
các giáo sĩ dòng Chính thống đã tích cực cải đạo cho dân địa phương, họ xây
dựng mối quan hệ với các thủ lĩnh bộ tộc và niềm tin của dân địa phương. Năm
565, một tu sĩ người Ireland tên Columba đã mở tu viện trên đảo Iona gần
Scotland để mở rộng hoạt động sang miền bắc đảo Anh. Năm 596, Giáo hoàng
Gregory I gửi nhà truyền giáo là Augutine, sau này được xưng tụng là Augustine
xứ Canterbury, đến đảo Anh để truyền đạo. Augustine đến vùng đông nam của
đảo này và bắt đầu công việc của mình tại vương quốc Kent. Ông đã thành công
trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội tại đây theo khuôn mẫu và thứ bậc của Giáo
hội La Mã, ông cũng sớm được phong làm Tổng giám mục Canterbury. Ông tiếp
tục công cuộc truyền đạo ở Essex và thành lập một giáo phận ở London trước khi
qua đời. Chính những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng cộng đồng Công
giáo trên bán đảo Anh mà các chủng viện của nơi này đã trở thành các trung tâm
nghiên cứu triết học – thần học nhiều năm sau đó. Giáo sĩ được đào tạo ở đây đã
bắt đầu chuyến hành trình truyền đạo sang lục địa Châu Âu trước khi đảo này bị
quân đội người Norman của William xâm lược. Tư tưởng và tinh thần truyền đạo
của Columba đã thúc đẩy cho các vị thánh sau này đi truyền đạo trên khắp Châu
Âu (Đào, 2023). Rất nhiều giáo phận được tái lập trong phần đất ngày xưa là tỉnh
Gaul và Hispania của La Mã, nó có lẽ đã bị bỏ quên trong thời kỳ suy tàn của Tây
La Mã. Ở những nơi vượt ra ngoài lãnh thổ cũ của La Mã như vùng Bỉ cũng chứng
kiến sự thành công trong việc truyền đạo của các thánh Acarius, Amandus. Cuối
thế kỷ VII, các nhà truyền giáo Anglo – Saxon theo đoàn thương buôn đến các
vùng Frisland (Hà Lan ngày nay) và Đức để thuyết giảng. Sau 30 năm nỗ lực, với
sự giúp sức của các đan viện ở phía tây mà nhiều giáo phận đã xuất hiện và trở

29
nên thịnh vượng, đặc biệt là giáo phận Utrecht. Sau khi người dân Hà Lan được
cải đạo, các nhà truyền giáo chuyển sang vùng đất của người Đức vào thế kỷ VIII,
dẫn đầu trong phong trào là Thánh Boniface, ngài dấn thân đi truyền đạo vào xứ
Đức và phải đối mặt với nhiều gian nan trắc trở. Xứ Đức vào thế kỷ VIII có thể
nói là xứ sở không có văn mình khi khắp nơi chỉ toàn là đầm lầy và núi rừng với
các bộ tộc sống rải rác. Boniface vừa phải chấn chỉnh lại những người Thiên Chúa
ở đây đã sống sai lạc với giáo lý, vừa phải tiếp cận với những người mê tín, dị
đoan. Nhờ vào tài năng của mình mà ngài đã thu hút được những tín đồ chất
lượng, giỏi giang, giúp xây dựng các giáo phận trong lòng xứ Đức, ngài cũng thu
hút được các tù trưởng bộ lạc cải đạo. Boniface trong quá trình truyền đạo lúc
cuối đời đã bị những người đa thần giáo bắt cóc và sát hại, nhưng tinh thần dấn
thân của ông được kế thừa mà chẳng mấy chốc, Công giáo từ lúc có mặt ở sông
Elbe sau đó đã được truyền tới sông Rhine, Danube và Wesser (Bùi, 1972). Sang
đến thế kỷ IX rồi X, Thiên Chúa giáo mới dần len lỏi vào miền Đông Âu, Balkan
và Scandinavia. Cũng trong giai đoạn này, người dân Viking và Slav dần tiếp xúc
với các nền văn minh ở Tây Âu và Đông La Mã, những sắc dân này không chỉ là
những chiến binh hung tợn mà còn là những nhà du hành, những lái buôn. Sự tiếp
xúc với các nền văn minh ở phía nam khiến cho dân tộc này biết đến Thiên Chúa
giáo. Đế chế Đông La Mã trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng từ khắp mọi
nơi đã vung tiền không tiếc tay để mộ những chiến binh người Viking đến chiến
đấu cho mình, đội cận vệ Hoàng đế Varangian đều gồm những chiến binh người
Viking. Trong số đó có Harald Hardrada, người sau này trở thành Vua Na Uy và
giúp xứ Scandinavia được Thiên Chúa hóa. Trong công cuộc giúp cải đạo khu
vực Pannonia, Moravia, Bohemia và Kiev – Rus phải nhắc đến công lao của hai
vị thánh Cyril và Methodius, hai người không chỉ tích cực truyền đạo cho người
dân nơi đây mà còn sáng chế ra hệ chữ cyrillic mà các quốc gia Slavic còn dùng
cho đến như Nga, Ukraine, Belarus,… (Frankopan, 2021)

Đôi khi, trong một vài trường hợp, chính các ông vua mới nắm vai trò chủ
đạo trong việc truyền giáo chứ không phải thầy tu. Tôn giáo trong đời sống xã
hội Châu Âu khi đó có vai trò rất lớn, việc thờ chung hay không chung một vị
thần có thể quyết định mối quan hệ thù địch hay thân thiết giữa hai vùng đất. Như
một công cụ chính trị, nhà cai trị sẽ muốn dùng nó khiến cho dân chúng trung
thành với ông và dùng nó để đồng hóa những sắc dân bị quân đội của ông nô dịch.
Đây chính là trường hợp của vương triều Carolingian bành trướng lãnh thổ và
trong quá trình các nước Scandinavia cải đạo. Charlemagne cùng với vua cha là
Pepin Lùn trong cuộc xâm lược xứ Saxon của người Đức. Sau khi chiếm xong
vùng đất nào thì chính sách đầu tiên mà nhà Carolingian thực hiện đó là đập bỏ

30
những tượng đài, vật dụng thờ cúng, cưỡng ép cãi đạo và tử hình những người
không chịu cải đạo, chống đối Giáo hội và cả những người ngầm thờ Thần (Bùi,
1972), (McKitterick, 2006). Ở xứ sở Đan Mạch, vua Đan Mạch là người đã cởi
mở và tạo điều kiện cho các giáo sĩ của Giáo hội La Mã thực hành việc truyền
đạo. Những vương quốc như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, việc truyền đạo khó
khăn và tốn nhiều thời gian, chủ yếu là do nhiều cộng đồng đa thần giáo sống ở
nơi hẻo lánh. Nhiều cuộc thập tự chính đã phải được tiến hành bởi các vị vua ở
đây để tiêu diệt đa thần giáo trong vài trăm năm sau thời đại của Cyril và
Methodius (Roesdahl, 1993). Riêng trường hợp của khu vực Kiev - Rus, đó là
câu chuyện liên quan đến mối quan hệ giữa người Rus và Đế quốc Byzantine.
Khi chiến sự gia tăng miền nam của Byzantine, khiến cho con đường tơ lụa buộc
phải chuyển hướng lên phía bắc để hàng hóa có thể tiếp túc trao đổi, tạo điều kiện
phát triển cho các cộng đồng người slav ở đây. Hoàng tử Vladimir là người cai
quản xứ Kiev – Rus vào thế kỷ X muốn đảm bảo các cư dân sống rải rác trên
tuyến đường phương bắc trung thành với mình và muốn phạm vi cai trị xuống
biển Đen. Vladimir đã tấn công Korsun (nay là Chersonesus của Crimea) của
Byzantine, ông đòi phải cưới công chúa Byzantine để đổi lấy hòa bình, Hoàng đế
đồng ý nhưng đi kèm với điều kiện Vladimir phải cải đạo sao Chính thống giáo.
Mục tiêu của Byzantine là đồng hóa dân Slav về mặt tôn giáo để họ ngưng tấn
công lãnh thổ đế quốc và Vladimir sử dụng tôn giáo để gia tăng tính chính danh
để cai trị người dân Rus. Có một truyền thuyết được truyền miệng rằng Hoàng tử
Vladimir muốn có một tôn giáo cho Kiev – Rus để dễ dàng cai trị dân chúng, có
bốn nhà truyền giáo biết được tin này nên muốn được diện kiến hoàng tử. Họ là
những người theo Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo La Mã và Chính thống
giáo. Sau khi nghe các bên đưa ra lí lẽ, Vladimir đã chọn Chính thống giáo. Dựa
trên tình hình chính trị khi đó, ta có thể giải thích được hành động này của
Vladimir. Với người Hồi giáo, những điều luật của họ không phù hợp với văn hóa
người Slav và Đế quốc Byzantine lại đang chiêu mộ binh lính Slav để đánh nhau
với người Arab ở phía nam. Với Do thái giáo, vị Hoàng tử đã thực hiện những
chiến dịch quân sự chống người Khazar Do Thái, ngoài ra, ông thấy người Do
Thái bị lưu lạc tứ phương nên ông cho rằng Chúa đã bỏ rơi họ nên khước từ tôn
giáo này. Chỉ còn lại Thiên Chúa giáo, vì Vladimir nhận thấy mình sẽ có lợi hơn
khi duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Byzantine nên đã chọn Chính thống giáo thay
vì Công giáo La Mã (Guzeva, 2022). Ngoài ra, chúng ta còn chứng kiến quá trình
Thiên Chúa hóa không phải bởi vua chúa vẫn giáo sĩ mà là bởi một hội hiệp sĩ.
Hội hiệp sĩ Teutonic chính thức được thành lập vào năm 1220 và như đa số các
hội hiệp sĩ Thiên Chúa khác, nó được thành lập ở quanh vùng Đất thánh trong

31
thời kỳ thập tự chinh. Sứ mạng của hội này ban đầu là cung cấp dịch vụ y tế nhưng
cũng phát triển dần thành hội chiến binh bảo vệ người hành hương như hội Dòng
đền (Forstreuter, 1967). Hội này nhanh chóng bành trước thế lực của mình không
chỉ ở Đất thánh mà còn ở Châu Âu, hội Teutonic trở thành những tổ chức đánh
thuê đắc lực của các vị vua ở Đông Âu khi họ nhờ hội này bảo vệ vương quốc
trước nạn ngoại xâm của dân Phổ và Baltic, lúc này vẫn chưa cải đạo. Cuộc thập
tự chinh của hội Teutonic nhằm vào những vùng đất này đã mau chóng khiến dân
nơi đây cải đạo. Đến năm 1300, Hội hiệp sĩ Teutonic đã có nhà nước riêng cho
mình bao trùm lên Phổ, Balitic, trải dài từ Ba Lan sang đến tận Nga. Nhà nước
Teutonic cũng đặt tiền đề cho Vương quốc Phổ và sau đó nữa là nước Đức
(Christiansen, 1997).

2.3.4 Vai trò và ảnh hưởng của Giáo hội Kitô trong quan hệ quốc tế Châu Âu
Trung đại

2.3.4.1 Quan hệ giữa chính quyền thế tục và Giáo hội Công giáo La Mã ở Châu
Âu thời trung đại nói chung

Từ thời của Constantine cho đến sự xuất hiện của nhà nước hiện đại, nhà
nước và giáo là hai thế lực, một thế tục, một thần quyền, cùng nhau cai quản đất
đai và người dân sống trên đó. Sự hợp tác giữa hai thế lực này đã khiến cho việc
một trong hai bên can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau trở nên rất thường xuyên
và tác động của nó không phải lúc nào cũng tiêu cực. Theo sử gia Đào Minh
Hồng, các vua chúa người rợ sau khi tiếp quản lãnh thổ từ Đế chế Tây La Mã, họ
không vứt bỏ đi toàn bộ hệ thống của chế độ cũ mà ngược lại, tiếp tục duy trì nó
như hệ thống thuế khóa và đặc biệt là hệ thống nhà thờ, một lí do cho việc đó một
phần là vì người rợ khi xâm nhập vào đế quốc La Mã cũng sớm cải đạo sang
Thiên Chúa giáo. Khi xã hội Châu Âu đi từ giai đoạn Đế chế La Mã sang phong
kiến, vai trò của giáo hội trong quản lí chính quyền và chính trị tăng dần. Để lí
giải cho sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Giáo hội lên chính quyền, điều không
hề thế ở chế độ La Mã cũ hay ở Đông La Mã, nơi Hoàng đế có toàn quyền với
Giáo hội, phải nhìn vào tính chất của các nhà nước phong kiến Châu Âu sơ kỳ
trung cổ. Những nhà nước này có xuất phát là những bộ lạc rợ Goth, German,
Vandal, di cư dần vào lãnh thổ Châu Âu và họ xây dựng đất nước mới của mình
trên những lãnh thổ mà chính quyền Tây La Mã buộc phải từ bỏ. Những vùng đất
đó tiếc thay lại không được trù phú và giàu có so với phía đông. Điều này dẫn
đến dân số ở lục địa Châu Âu không thể đông đúc được như phía đông, nơi nông
nghiệp và thương nghiệp phát triển hơn. Qua đó, những vị vua, lãnh chúa của

32
phương tây không thể tự mình gây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu để tiến
hành chinh phục nhiều vùng đất. Để làm được điều đó thì họ cần sự ủng hộ từ các
gia tộc khác, các mối quan hệ cần được xây dựng để có một đội quân đủ lớn để
thực hiện mưu đồ của nhà lãnh đạo. Khi chiến dịch quân sự thành công, của cải
cướp bóc được chia đều cho những lãnh chúa trung thành và đất đai được phân
phát theo công trạng. Từ đó hình thành hệ thống phong kiến kéo dài đến thời kỳ
của hòa bình Westphalia. Chính vì không có hệ thống đế quốc khổng lồ, nên khó
mà duy trì được những kho tàng tri thức như thư viện Alexandria để quản trị đất
nước nên các nhà cai trị cần dựa vào Giáo hội, nơi còn lưu giữ những kiến thức
có từ thời cổ đại, được lưu bằng chữ Hy Lạp hay La Tinh mà nhiều nhà quý tộc
không có cơ hội tiếp cận. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng những vị tăng lữ vào việc
hành chính của hoàng cung và một số người có kiến thức uyên thâm còn trở thành
những nhà cố vấn cho vua. Đổi lại, giáo hội dần có những đặc quyền như được
vua tặng đất xây tu việc, nhà thờ, được miễn thuế và nhận sự bảo vệ của đức vua
hay lãnh chúa. Dân chúng cũng phải nộp hoa lợi cho nhà thờ bên cạnh thuế cho
vị lãnh chúa của mình. Ngược lại, nhà nước can thiệp cũng can thiệp vào chuyện
nội bộ của giáo hội. Tuy đóng vai trò lớn trong hệ thống chính trị, Giáo hội vẫn
không quên vai trò chính yếu của nó là lãnh đạo đời sống tinh thần của người dân,
đảm bảo tính chính danh thần thánh của vua hoặc lãnh chúa. Ngược lại, nhà nước
cũng can thiệp vào giáo hội, nhà nước có thể tạo điều kiện cho giáo hội tổ chức
các công đồng để quán triệt giáo lý, họ có thể can thiệp mạnh tay hơn nữa khi sử
dụng quân đội để tiêu diệt những cộng đồng hay cá nhân bị Giáo hội tuyên bố là
dị giáo. Thậm chí trong suốt nhiều thế kỷ, các ông vua còn có quyền bổ nhiệm,
phế truất giám mục địa phương, có những người quyền lực đến mức họ có thể
phế bỏ cả Giáo hoàng. Chính vì sự đan xen hỗn loạn giữa thần quyền và thế tục
nên Giáo hội trong thời trung đại được xem một lực lượng chính trị đáng quan
tâm. Vai trò và ảnh hưởng của giáo hội trong quan hệ quốc tế Châu Âu thời trung
đại sẽ được phân tích trong phần dưới đây (Frankopan, 2021).

2.3.4.2 Lịch sử tranh chấp chính trị giữa giáo hội với các chính quyền thế tục

2.3.4.2.1 Caesaropapism

Lí do khiến Thiên Chúa được chấp nhận, biến thành quốc giáo và các
Hoàng đế La Mã, cả trước và sau khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ, đều tổ chức các
công đồng đại kết đó là do họ đều có một mục tiêu chung là tập chung quyền lực.
Sự lan tỏa rộng rãi của Thiên Chúa giáo đã khiến cho việc tầng lớp cai trị phải cải
đạo theo để duy trì tính chính danh trong mắt dân chúng (Tannenbaum, 1965).
Như vậy, tính chính danh của nhà cai trị không chỉ nằm ở việc ông ta có thể ban
33
phát sự sung túc hay đảm bảo an ninh cho người dân hay giữ ngôi vị bằng quân
sự mà giờ đây còn thêm cả uy tín thần quyền khi ông được các chức sắc, nhóm
người có uy tín với dân chúng hơn cả nhà vua, ủng hộ. Tất nhiên, đổi lại đó là
ông vua chi nhiều tiền cho các đền đài, tu viện, nhà thờ để giúp cho tổ chức tôn
giáo ủng hộ ông thêm vững mạnh, đây là cách mà các nhà cai trị, cả trong lẫn sau
thời La Mã vẫn áp dụng. Đến đây, chúng ta phải làm quen với hai cụm từ quan
trọng đó là Caesaropapism (chưa có nghĩa Tiếng Việt) và Thần quyền
(Theocracy). Hai cụm từ này nằm trong xã hội học nhằm ám chỉ mối quan hệ
quyền lực giữa nhà nước thế tục và tổ chức tôn giáo và cả hai đều đi trái với quy
tắc Nhà nước thế tục (Secularism), cụm từ ám chỉ sự tách rời giữa nhà nước và
tôn giáo. Trong khi nguyên tắc thần quyền quy định tổ chức tôn giáo điều khiển
nhà nước thì caesaropapism quy định nhà nước điều khiển các tổ chức tôn giáo.
Miêu tả của Max Weber về caesaropapism: “một nhà cai trị thế tục,
caesaropapist... thực thi quyền lực tối cao trong các vấn đề của tôn giáo nhờ tính
hợp pháp của quyền lực mà ông ta nắm giữ.” Ông cũng đưa ra một định nghĩa
ngắn hơn: “Sự quy phục hoàn toàn của các tu sĩ đối với quyền lực thế tục”
(Swedberg, 2005). Vào thời đại của đế quốc Byzantine, caesaropapism được áp
dụng một cách triệt để. Hoàng đế thực hiện quyền lực tuyệt đối của mình lên giáo
hội, từ đông sang tây và thông qua Giáo phận Rome, sự cầu cứu từ Giáo hoàng
mà ảnh hưởng của Byzantine còn vươn vòi đến bán đảo Ý. Bất chấp sự phản đối
của các Đức thượng phụ và giới tăng lữ, Hoàng đế vẫn toàn quyền trong việc
thông qua chức danh Đức thượng phụ cho các ứng viên, thông qua sắc lệnh tôn
giáo mà không cần thông qua hội đồng giám mục hoặc sử dụng ảnh hưởng chính
trị mà bắt ép hội đồng làm những điều mình muốn. Mặt khác, Hoàng đế có nghĩa
vụ bảo vệ Giáo hội và phân chia giáo phận (Ware, 1980). Sau khi Đế quốc
Ottoman nuốt chửng Đế quốc Byzantine, vị Sultan, một người Hồi giáo, cũng
thực hành caesaropapism lên các giáo phận Chính thống giáo trong đế quốc. Ở
Nga, Sa hoàng cũng làm điều tương tự với các giáo phận trong đế quốc nhưng ở
mức độ cực đoạn nhưng. Sau này, các Sa hoàng Nga dùng vai trò là bảo trợ cho
Chính thống giáo để gây chiến với Đế quốc Ottoman (Bainton, 1966). Ở phía tây,
Hoàng đế Byzantine cũng gây được ảnh hưởng thông qua tuyên bố về sự thừa kế
Đế quốc La Mã của mình và Giáo hội ở phương Tây. Nhưng vì lí do bán đảo Ý
chỉ mang tính biểu tượng, giá trị kinh tế không bằng các vùng khác như bắc Phi
của chế độ cũ cộng với sự gan góc của người Lombard và người Frank nên ảnh
hưởng của Byzantine dần suy giảm, tạo cơ hội cho Giáo hội Rome gia tăng quyền
lực của mình (Bùi, 1972).

34
2.3.4.2.2 Quan hệ giữa Giáo hội và Đế chế La Mã Thần thánh: Cải cách của
Gregory VII và Tranh chấp quyền bổ nhiệm (Investiture Controversy)

Với sự đan xen lợi ích giữa nhà nước phong kiến Châu Âu và Giáo hội
Công giáo La Mã, sự phát triển của xã hội Châu Âu thời kỳ cũng gắn liền với sự
lớn mạnh của Giáo hội. Vua chúa liên tục cắt đất tặng cho Giáo hội, cộng thêm
với chính sách miễn thuế và ảnh hưởng của Giáo hội lên quý tộc thông qua các
mối quan hệ mà Giáo hội dần trở thành một thế lực chính trị đáng lưu ý. Cho đến
nửa cuối thế kỷ XI, quyền lực của Giáo hội đã đủ mạnh để thách thức sự chèn ép
của nhà vua. Trước thời kỳ của Giáo hoàng Gregory VII, Giáo hoàng không khác
gì con tốt của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Các chức sắc trong giáo phận địa
phương đều do nhà cai trị của xứ đó chọn và vì Nhà thờ luôn được hưởng một
lượng tài sản khổng lồ vì được người dân đóng góp nên các lãnh chúa, thông qua
việc đưa người thân mình vào nắm giữ các vị trí cấp cao, nên có cơ hội tiếp cận
nguồn tài chính dồi dào đó. Một tu sĩ dòng Cluniac tên là Hildebrand đã thiết lập
nên Hội đồng Hồng y với nhiệm vụ bầu ra Giáo hoàng, góp phần giảm thiểu ảnh
hưởng của Hoàng đế. Đến khi lên làm Giáo hoàng với hiệu là Gregory VII, ông
củng cố vị thế của ngôi Giáo hoàng bằng cách cấm vua chúa không được tự ý bổ
nhiệm người vào các vị trí trong giáo phận địa phương, mở đầu cho những cải
cách Gregory nhằm tăng cường uy tín, quyền lực của Giáo hội. Ngoài ra, Gregory
VII còn ra sắc lệnh cho rằng vì ngôi Giáo hoàng được tạo bởi Chúa và Giáo hoàng
là người đại diện cho Chúa trên trần gian nên Giáo hoàng có quyền phế bỏ Hoàng
đế. Điều này đã đụng chạm đến lợi ích của Hoàng đế của Thánh chế La Mã khi
đó là Henry IV. Để đáp trả, Henry IV cũng triệu tập hai công đồng trong năm
1076 nhằm tuyên bố cắt chức “Giáo hoàng giả” Hildebrand. Nhưng đây là sai lầm
chính trị cực kỳ lớn của Henry IV, ông đã đánh giá quá thấp con người của vị
Giáo hoàng. Giáo hoàn sau đó đã “tuyệt thông” với Hoàng đế. “Tuyệt thông” là
hành động của Giáo hoàng thể hiện sự nguyền rủa đối với một giáo dân, từ chối
người này tiếp xúc với Chúa thông qua bí tích của nhà thờ. Khi một vị vua bị
Giáo hoàng tuyệt thông, vị vua đó coi như bị mất đi ân sủng của Đức Chúa và
mất đi ân sủng của Chúa để làm vua thì có nghĩa là người đó không thể làm vua
một cách hợp pháp được nữa. Gregory còn đi thêm một bước nữa đó là xá tội cho
toàn bộ những quý tộc đã từng bị Henry IV trừng phạt. Những quý tộc đó, đặc
biệt là người Saxon, sau khi biết được tin này thì họ triệu tập binh mã, tiến đánh
Henry IV như những con chó sói đói ăn. Nhà nước phong kiến Châu Âu trong
giai đoạn thế kỷ XI phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống lãnh chúa là đồng minh của
mình để giữ ngôi vị, bây giờ thì bỗng dưng Henry IV bị kẻ thù bủa vây tứ phía.
Chiến tranh lan nhanh khắp cả đế quốc đến mức độ Henry IV phải cầu xin sự tha

35
thứ của Giáo hoàng. Ông đã đến gặp Henry IV ở Canossa để xin sự tha thứ nhưng
Giáo hoàng không chấp nhận. Henry IV đành phải đứng ngoài trời, trên người chỉ
còn mảnh vải che thân mà cầu xin sự tha thứ suốt ba ngày ba đêm bên ngoài trời
tuyết giá lạnh. Nhưng sau khi được Giáo hoàng xá tội, Henry IV lập tức về nước
và gây dựng một đội quân mới cùng với những người trung thành và đồng minh
mới, ông tuyên bố sẽ đánh đổ “Giáo hoàng giả” Gregory VII và tuyên bố Tổng
giám mục thành Ravenna lên làm Giáo hoàng Clement III. Cuộc chiến kéo mới
kéo dài suốt ba năm, Gregory chết lúc đang bị vây hãm và Clement III lên thay
thế ông. Tuy nhiên, đòn phục thù của Henry IV thực tế không thay đổi được
những gì Gregory VII đã làm. Vị Giáo hoàng này đã cải tổ toàn bộ hệ thống Giáo
hội bị lũng đoạn bởi chính trị, các vị giám mục sau này đã có những hành động
cương quyết hơn đối với vua chúa, họ tuyên bố sẽ không tuyên thệ trung thành
với vua nữa. Hội đồng Lateran lần thứ nhất đã thông qua Tuyên bố Worm (1122)
rằng các chức sắc về sau sẽ không bao giờ thực hiện các nghi lễ có ý nghĩa phục
tùng thế quyền phải bị bỏ hẳn (Bùi, 1972). Như vậy, Giáo hội Công giáo La Mã
đã kết thúc chế độ Caesaropapism.

2.3.4.2.3 Giáo hoàng Avignon, mâu thuẫn giữa Giáo hội La Mã và Hoàng gia
Pháp và Cuộc ly giáo của phương Tây (1378 – 1417)

Sự kiện Giáo hoàng xứ Avignon là một trường hợp thú vị khi ta nghiên
chính trị ngoại giao trong quan hệ giữa nhà nước Pháp với Giáo hội La Mã. Cụm
từ “Giáo hoàng Avignon” dùng để miêu tả một quãng thời gian sáu mươi năm
nhà nước Pháp “điều khiển được Giáo hoàng” để giành những lợi ích kinh tế cho
nước này. Nguồn cơn của mẫu thuẫn Pháp – Giáo hội xuất phát từ mâu thuẫn giữa
vua Pháp Philip IV và Giáo hoàng Boniface VIII. Philip IV là một vị vua đầy
quyền lực và có nhiều tham vọng, trong thời kỳ ở ngôi của ông, rất nhiều cuộc
chiến tranh mà nước Pháp đã tiến hành để chống lại Anh, Flander và còn cả những
cuộc thậ1p tự chinh ở Đất thánh. Những khoảng nợ mà Philip IV thừa kế từ tiên
vương, cộng với những cuộc chiến tranh đắt đỏ mà khiến cho quốc khố dần cạn
kiệt. Để giải quyết khó khăn tài chính này, nhà vua ban hành các loại thuế đánh
lên các nhà thờ tại Pháp, vốn từ lâu đã được hưởng đặc quyền miễn thuế của triều
đình, thuế nhà thờ sớm nhận được phản ứng tiêu cực từ Giáo hoàng Boniface
VIII. Giáo hoàng Boniface VIII là một trong những người hiếm hoi được bầu làm
Giáo hoàng mà trước đó không phải là tu sĩ hay cha xứ, sự lên ngôi của ông là
kết quả của cuộc đấu đá chính trị giữa các gia tộc quyền quý ở Ý và bản thân ông
cũng là người có tham vọng chính trị rất cao, có thể được ví như Icarus muốn bay
đến mức chạm vào mặt trời. Vào năm 1296, Boniface VIII đã phản ứng với chính

36
sách thuế mới của Philip IV bằng chiếu chỉ “Clericos laicos” tái khẳng định rằng
chỉ có Giáo hội mới có quyền thu thuế của nhà thờ và lên án hành động của Philip
IV. Đối với Philip IV, ông thấy rằng đây là bất công của Giáo hội, ông cho rằng
nhà thờ ở Pháp và con dân Pháp phải có nghĩa vụ hỗ trợ sự thống trị của Pháp và
những lợi ích của nước này, do đó việc áp thuế của hoàng gia lên nhà thờ là điều
hiển nhiên. Philip IV cũng không quên đáp trả bằng cách ra lệnh cấm vận hoàn
toàn lên Giáo hội tại Rome, trong đó có cả tiền thuế mà nhờ thờ ở Pháp phải nộp
cho Giáo hoàng. Vì giáo phận tại Pháp là nguồn thu thuế lớn nhất của Giáo hội
La Mã nên Boniface VIII chấp nhận nhượng bộ và gửi một đại sứ đến gặp Philip
IV để đàm bán, vị đại sứ này là người Pháp có tên là Bernard Saisset. Khi vị đại
sứ này được diện kiến vua Pháp thì ông đã bị Philip IV ra lệnh với tội phản quốc,
vị vua không cho phép một người Pháp lại đi phục vụ một Giáo hoàng người Ý.
Hành động này đã làm phật lòng Boniface VIII, ông ra sắc lệnh Giáo hoàng mới
“Ausculta fili”, trong đó nêu rõ sự phản đối của Giáo hoàng đối với hành động
của Philip IV và triệu tập một hội động các chức sắc tôn giáo để quyết định xem
“Thiên mệnh” còn trong tay Philip IV để làm vua nước Pháp một cách hợp pháp
nữa không. Philip cũng triệu tập một Hội nghị các đẳng cấp, Hội nghị các đẳng
cấp đầu tiên của Pháp, nhằm tái khẳng định quyền lực của mình vào năm 1302.
Cùng năm đó, hội đồng của Boniface VIII đã ban hành sắc lệnh có tên là “Unam
sanctam”, sắc lệnh có ý nghĩa chính trị nhất trong lịch sử Giáo hội La Mã, với nội
dung khẳng định rằng Giáo hoàng là lãnh tụ tối cao về tinh thần trên khắp lãnh
thổ Công giáo, vì linh hồn tối cao hơn cơ thể xác phàm, cho nên thần quyền của
Giáo hội phải đứng lên trên quyền lực thế tục và qua đó, Giáo hoàng và chỉ Giáo
hoàng có được vị trí lãnh đạo tối cao không chỉ trong tôn giáo mà còn trong chính
trị trên toàn bộ lãnh thổ của Công giáo La Mã, biến Giáo hoàng thành vua của
các vị vua. Điều này tất nhiên đã chọc giận vua Pháp và những người ủng hộ ông,
một cuộc đảo chính đã diễn ra và được tiến hành bởi một đội quân trung thành
với Philip IV, họ bắt sống Giáo hoàng Boniface VIII ở thành phố Anagni của Ý
và giam cầm ông suốt nhiều ngày. Boniface VIII sau đó được thả ra do sức ép
của người dân thành Rome nhưng chết vài tháng sau đó. Giáo hoàng tiếp theo là
Benedict XI đã đảo ngược toàn bộ những sắc lệnh của người tiền nhiệm chống
lại vua Pháp nhưng ông cũng chết vài tháng sau khi nhậm chức. Một Giáo hoàng
mới được bầu ra là Clement V vào năm 1305, một người Pháp, lúc đó đang là
một vị Giám mục ở Bordeaux và là một người rất thân với Philip IV. Chính sách
đầu tiên của Clement V là tạo ra một hội đồng chín Hồng y người Pháp. Sau đó
ông còn giúp Philip IV thanh trừng Hội hiệp dòng Đền nhằm cưỡng bức toàn bộ
số tài sản của hội. Năm 1345, Nhà nước Giáo hoàng trong tay của Clement V đã

37
mua lại toàn bộ toàn bộ thành phố Avignon, và chuyển toàn bộ nội các từ Rome
đến nơi này để Giáo hoàng có thể tránh xa những rắc rối chính trị tại Rome. Năm
1305 là năm các sử gia đánh dấu là sự khởi đầu của Giáo hoàng Avignon và thời
kỳ kéo dài đến năm 1377 mới chấm dứt khi Giáo hoàng Gregory XI dời đô về lại
Rome. Thời kỳ Giáo hoàng Avignon là thời kỳ mà quyền lực Giáo hoàng bị suy
yếu nghiêm trọng. Sử gia Ryan Reeves cho rằng, việc thiếu đi quyền lực Giáo
hoàng hiện diện tại Rome và sự gắn kết của Giáo hoàng về mặt lịch sử thành phố
để lại nhiều hậu quả. Theo ông, Giáo hoàng không chỉ là người đứng đầu Giáo
hội mà còn là Giám mục thành Rome và việc vị Giám mục không ở tại giáo phận
của mình trong suốt nhiều thập niên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt chính
trị và xã hội. Việc Giáo hoàng cư ngụ tại Avignon cũng không thể khai thác được
những lợi ích địa chính trị mà Rome mang lại (Reeves R. M., Avignon Papacy,
2014).

Cuộc ly giáo của phương Tây (1378 – 1417) là hậu quả chính trị của Giáo
hoàng Avignon. Nó bắt đầu sau khi Giáo hoàng Gregory XI mất không bao lâu
sau khi dời đô về lại Rome. Hội đồng Hồng y sau đó đã bầu ra tân Giáo hoàng
Urban VI vào năm 1378. Nhưng một số Hồng y trong hội đồng cảm thấy bất mãn
với vị Giáo hoàng này và những Hồng y người Pháp sau đó đã bầu ra một Giáo
hoàng nữa là Clement VII và tuyên bố cuộc bầu của Urban VI là vô hiệu vì nó bị
ảnh hưởng bởi đám đông người Ý. Clement VII tổ chức một cuộc đảo chính để
đẩy Urban VI ra khỏi ngôi vị Giáo hoàng nhưng thất bại, ông cùng với những
người thân tín tị nạn đến Avignon và cuối năm 1378. Giáo hoàng Urban VI và
Clement VII sau đó đã tuyệt thông lẫn nhau và thời Ly giáo phương Tây bắt đầu.
Một cuộc khủng hoảng chính ngoại – ngoại giao đã diễn ra ngay sau đó khi hàng
loạt các nhà nước Châu Âu đã tuyên bố chọn phe giữa hai vị Giáo hoàng. Các
quốc gia đã chọn phe hầu hết đều dựa trên quan hệ của mình với một quốc gia
khác hoặc vì một lợi ích hay ân huệ nào đó. Anh và Pháp lúc này đang trong vòng
xoáy Chiến tranh trăm năm nên khi Pháp tuyên bố ủng hộ phe Avignon thì Anh
Quốc ủng hộ phe Rome, Anh và Scotland cũng đang có chiến tranh nên Scotland
đã ngả sang phe Rome. Các tiểu quốc bắc Ý ủng hộ Giáo hoàng Urban VI nhưng
Vương quốc Naples ở phía nam bán đảo ủng hộ Clement VII thì những ân huệ
trước đó giữa triều đình của Naples với những vị Hồng y người Pháp. Riêng Đế
chế La Mã Thần thánh, do tính chất phân mảnh của nó nên không thể xác định
được phe mà nó chọn. Việc có hai Giáo hoàng cùng một lúc tuyên bố là lãnh đạo
của Giáo hội đã gây ra biến động chính trị trong suốt nhiều năm trên phạm vi toàn
châu lục. Mặc dù không có cuộc chiến lớn nào diễn ra giữa các ông vua Châu Âu
liên quan trực tiếp đến cuộc ly giáo này nhưng những nguy cơ xung đột lớn trong

38
nội bộ đất nước và trên trường quốc tế vẫn tiềm tàng sự chia rẽ trong Giáo hội
cần phải được chấm dứt nếu không muốn có hậu quả chính trị lớn hơn. Năm 1409,
một Hội đồng Hồng Y mới được triệu tập tại Pisa bởi những Hồng Y muốn chấm
dứt chế độ hiện tại. Họ đã đưa ra nghị quyết rằng cả hai Giáo hoàng phải thoái vị
và sau đó, hội đồng này bầu ra một Giáo hoàng mới là Alexander V làm Giáo
hoàng nhưng ông mất sau vài tháng cầm quyền và Giáo hoàng kế nhiệm là John
XXIII. Hai vị Giáo hoàng còn lại tẩy chay Hội đồng Pisa và sự chia rẽ trong Giáo
hội chạm đến mức đáy khi giờ đây có đến ba Giáo hoàng cùng tuyên bố lãnh đạo
Giáo hội. Để ngăn sự việc trậm trọng thêm vì Hoàng đế Sigismund của Đế chế
La Mã Thần thánh đã can thiệp. Ông thúc ép John XXIII thành lập một hội đồng
mới là Hội đồng Constance kéo dài bốn năm từ 1414 đến 1418. Năm 1417, sau
nhiều cuộc họp thì Hội đồng Constance, với sự ủng hộ của Sigismund và các vị
lãnh chúa khác, đã bầu ra Giáo hoàng mới là Martin V, kết thúc thời kỳ ly giáo
phương Tây và ngăn chặn những hậu quả chính trị sau này (Reeves R. M., Papal
Schism, 2014).

2.3.4.2.4 Henry VIII, vị vua Kháng Cách của Anh Quốc

Henry VIII là vị vua nhà Tudor của Anh Quốc, ông lên ngôi vào năm 17
tuổi sau khi cha ông là Vua Henry VII băng hà vào năm 1509. Việc đầu tiên mà
Henry VIII làm khi lên ngôi đó là cưới Catherine, người chị em họ của Eleanor,
cháu gái của Hoàng đế Maximilian I và là người mà Henry VIII đáng lí ra phải
cưới. Nhưng đám cưới này hóa ra lại là một sai lầm vì sau nhiều lần cố gắng,
Catherine chỉ hạ sinh được một đứa con gái. Đây là một vấn đề cực kì nghiêm
trọng của Henry VIII vì ông ta không có con trai nối dõi. Vì luật của Hoàng gia
Anh khi đó quy định rằng chỉ con trai mới được nối dõi nên việc hoàng hậu không
đẻ được con trai là một vấn đề phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Nhà vua
đã đi đến quyết định đó là cưới vợ mới và li dị Catherine. Nhưng Giáo hoàng lúc
đó là Clement VI đã không đồng ý cho ông li dị, lý do phần lớn là lúc này Giáo
hoàng chịu sự kiểm soát từ Hoàng đế Charles V. Henry VIII không thể chấp nhận
việc nhà Tudor không có người kế vị và do đó có nguy cơ xảy ra xung đột quyền
thừa kế sau khi ông chết, có lẽ ông không muốn một Cuộc chiến hoa hồng nữa
diễn ra. Henry VIII sau đó đã tiến hành cưới thêm vợ và trong cuộc đời mình, ông
đã cưới sáu bà và chưa kể những đứa con rơi. Henry VIII là một ông vua ăn chơi
vô độ nhưng có con trai là nhiệm vụ mà ông không thể nào ngó lơ được. Vào thời
điểm này, xã hội Anh quốc dần đón nhận làn sóng Cải cách tôn giáo từ châu Âu
đại lục và nhiều người Anh bắt đầu không còn đi theo Giáo hội La Mã nữa. Thuận
theo đà đó, từ năm 1532 đến 1537, Henry VIII thúc ép Nghị viện Anh thông qua

39
hàng loạt đạo luật để ông có thể tạo ra một giáo hội mới, tách rời khỏi Giáo hội
La Mã và ông chính là người đứng đầu của Giáo hội này, Giáo hội Anh quốc hay
còn gọi ngắn là Anh giáo. Henry VIII sau đó bị Giáo hoàng La Mã tuyệt thông
vào năm 1538 nhưng đối với ông, việc có con trai quan trọng hơn. Với cương vị
vừa là vua, vừa là người đứng đầu Giáo hội, ông quyền lực của ông gần như tuyệt
đối và cho đến nay, nguyên thủ của Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng đồng thời
là người đứng đầu Anh giáo. Những nỗ lực chính trị của ông trong việc tách
vương quyền của mình ra khỏi Giáo hội La Mã đã tạo tiền lệ cho nhiều nước khác
bắt chước theo và qua đó, ông gián tiếp làm suy yếu quyền lực của Giáo hội La
Mã trong chính trị nội bộ lẫn ngoại giao của châu Âu vĩnh viễn. Nỗ lực của ông
đã được đền đáp xứng đáng khi người vợ thứ ba của ông đã hạ sinh vị vua tương
lai Edward VI (Graves, 2003).

2.3.4.3 Cải cách tôn giáo và sự ra đời của nhà nước hiện đại dẫn đến vai trò giảm
dần của Giáo hội trong chính trị

2.3.4.3.1 Sự lớn mạnh của chế độ quân chủ Châu Âu trung đại

Từ giữa thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV đã xuất hiện những thay đổi mang
tính bước ngoặt trong hệ thống chính trị của Tây Âu đó là sự lên ngôi của nhà
nước thế tục. Hai điểm mấu chốt cấu thành nên một nhà nước thế tục ngày càng
mạnh lên đó là nền kinh tế tiền tệ phát triển cùng với đó là con người ta ngày càng
đưa ra nhiều tư tưởng mới và tìm lại tìm hiểu những bộ luật La Mã. Trước đây,
thế giới của Thiên Chúa giáo La tinh bao trùm lên toàn bộ chính trị của các vương
quốc từ nhỏ đến lớn và không có thực thể chính trị nào có thể vượt ra ngoài cái
lồng này. Những nhà cai trị của các xứ này luôn phải công nhận công nhận quyền
lực tối thượng của Giáo hội và ban cho nó những đặc ân như miễn thuế hoặc miễn
truy cứu. Nhưng sự phát triển chậm rãi của chế độ quân chủ châu Âu đã giúp các
nước này thoát khỏi sự ảnh hưởng của Giáo hội. Cái làm nên một nền quân chủ
vững mạnh không phải là mỗi ông vua trên ngai vàng mà là bộ máy chính quyền
trung ương tập quyền của ông ta mới đóng vai trò quan trọng. Ban đầu, bộ máy
chính quyền của các ông vua châu Âu chỉ là một hội đồng gồm các chư hầu của
vua với nhiệm vụ cố vấn và giải quyết tố tụng tư pháp giữa các lãnh chúa nhỏ hơn
trong vương quốc. Bên cạnh đó, nhà vua cũng cần tới những quan thị vệ, quan
giám sát, thủ kho để giúp vận hành đất nước. Khi xây dựng một chính quyền trung
ương mạnh, điều được xây dựng trên nền tảng của bộ máy tham vấn có từ thời
trước kết hợp với gia tộc của nhà vua. Nó sẽ gồm có ba thành phần chính là bộ
máy tư pháp hoàng gia, bộ máy quan lại hoàng gia và hệ thống thuế khóa của
hoàng gia đi cùng với một dạng nghị viện nào đó. Trước khi nhà vua có thể điều
40
khiển được bộ máy nhà nước thì ông ta phải đảm bảo quyền lực của mình có tính
thừa kế trong gia đình và ông còn phải có quyền hành pháp thực tế trên những
lãnh thổ nằm trong phạm vi tài phán của ông. Với mỗi quốc gia thì hệ thống có
thể khác biệt nhưng xu hướng chung của bộ máy nhà nước thời đó là như vậy
(Tannenbaum, 1965).

2.3.4.3.2 Tôn giáo và trỗi dậy của nhà nước thế tục ở Tây Âu đến năm 1588

Trong khoảng thời gian này, các nhà quân chủ châu Âu vẫn sử dụng hôn
nhân là một trong những công cụ chính trị của mình trên chính trường. Ở giai
đoạn này, người ta cũng thấy những cuộc chiến điển hình như chiến tranh giữa
liên minh Anh – Hà Lan chống Tây Ban Nha là vì quyền lợi nhiều hơn là vì một
phe theo Tin Làng và phe còn lại theo Công giáo La Mã. Nhưng điều đó không
có nghĩa là cuộc cạnh tranh tôn giáo được chính trị hóa lại không diễn ra. Tin
Làng và Công giáo cạnh tranh gay gắt khi chủ nghĩa Calvin của phái Tin Lành
lớn mạnh. Ở Pháp hay Hà Lan, những người chủ nghĩa Calvin thường hay bêu
rếu lãnh đạo theo Công giáo của họ là những tên bạo chúa và họ sẵn sàng thách
thức chế độ dân chủ đang tồn tại. Các cuộc nổi loạn tôn giáo ở quốc gia này thì
thường sẽ nhận được sự giúp đỡ từ một quốc gia đối thủ. Nhiều cuộc nội chiến
đã biến thành xung đột quốc tế. Đại để như cuộc chiến giữa phe Tin Lành và Công
giáo ở Tây bắc châu Âu đã dần biến thành cuộc tranh giành quyền kiểm soát tuyến
hàng hải. Những hệ quả như thế này đều được thể hiện rõ trong Chiến tranh 30
sẽ được phân tích trong phần sau. (Tannenbaum, 1965)

2.3.5 Các cuộc chiến tranh liên quan đến vai trò của Giáo hội trong quan hệ quốc
tế châu Âu trung đại.

2.3.5.1 Chiến tranh chính nghĩa

Học thuyết Chiến tranh chính nghĩa là học thuyết được đề ra bởi nhiều nhà
triết học, thần học, đạo đức học lí do tiến hành chiến tranh và cách thức hành
động trong chiến tranh, ta có thể nó là Luật tham chiến (Rules of Engagement)
thời cổ - trung đại. Học thuyết này đã có từ xưa nhưng Augustine xứ Hippo là
người đưa ra thuyết Chiến tranh chính nghĩa phiên bản Công giáo. Ông cho rằng
cá nhân không nên sử dụng bạo lực mà không mảy may suy nghĩ, tuy nhiên Chúa
đã “đưa thanh gươm công lý” cho chính quyền để bảo vệ hòa bình và trừng phạt
những thứ xấu xa. Ông nhấn mạnh thêm, việc sử dụng bạo lực chỉ được thực hiện
khi dùng để tự vệ cho bản thân hoặc bảo vệ người khác, nhất là khi nó được cho
phép bởi một quyền lực hợp pháp và như thế sẽ không phạm vào “Mười điều răn”
(Augustine, 2013). Thomas Aquinas cũng bổ sung thêm những điều kiện mà vị
41
quân vương có thể tiến hành chiến tranh. Một là người tham chiến phải được chỉ
huy bởi một vị quân vương anh minh. Hai là chiến tranh chỉ được tiến hành vì
công lý, phải dựa trên một hành động tấn công từ trước. Ba, người chiến binh
phải chiến đấu vì mục đích cao cả, đó là tuyên dương cái thiện và tránh cái ác.
Ông cũng bổ sung thêm rằng việc tránh né chiến tranh dù có bất công là điều
không được phép nhưng bạo lực phải là giải pháp cuối cùng để giải quyết mâu
thuẫn; ở trên chiến trường, chiến tranh chỉ được phép diễn ra giữa những người
trực tiếp chiến đấu, những người không nắm vai trò chiến đấu hay thường dân thì
không được làm hại đến. Aquinas còn khẳng mục đích tốt có thể biện minh cho
hậu quả tiêu cực, ngay cả khi có thương vong của người vô tội trong chiến tranh.
Những tiền đề về chiến tranh được đưa ra bởi hai nhà thần học nổi tiếng của thế
giới đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nước đi chính trị của vua chúa và cả Giáo
hoàng (Reichberg, 2017). Đương nhiên, lý thuyết này sau đó đã bị lạm dùng để
tiến hành rất nhiều cuộc chiến, dù mục đích ban đầu là gì. Các cuộc Thập tự chinh,
Tái chinh phục bán đảo Iberia và nhiều cuộc chiến liên quan đến tôn giáo về sau
đều được thực hiện dựa trên những lí do trên.

2.3.5.2 Các cuộc Thập tự chinh

Cuối thế kỷ XI, thế lực Hồi giáo ở Trung Đông ngày càng lớn mạnh và
tăng cường các cuộc xâm lấn vào đất của đế quốc Byzantine. Hoàng đế Alexios I
Komnenos không còn cách nào khác đành phải viết thư cầu cứu Giáo hội La Mã
cứu giúp. Giáo hoàng Urban II khi đó đã từng gửi quân đến giúp Alexios chống
quân Pecheneg quấy phá lãnh thổ của Byzantine ở lưu vực sông Danube nhưng
đây là một cơ hội mà có lẽ Chúa ban tặng cho ông. Kể từ sau Đại ly giáo năm
1054, đây là cơ hội lớn để hàn gắn sự mâu thuẫn giữa hai giáo hội. Ngoài ra, việc
tổ chức thành công một cuộc chinh phạt vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung
cổ Châu Âu còn giúp cho uy tín của Giáo hoàng Urban II sẽ dâng cao vào qua đó
thanh thế của Giáo hội La Mã có thể đứng lên trên Chính thống giáo. Ngày 27
tháng 11 năm 1095, Giáo hoàng Urban II tổ chức Hội đồng Clermont và đưa ra
lời kêu gọi một cuộc Thánh chiến nhằm lấy lại Đất thánh, nơi Jesus sinh ra từ tay
người Hồi giáo. Lời kêu gọi này đặc biệt nhắm đến và rằng những ai đứng lên
bảo vệ thế giới Thiên Chúa giáo sẽ được xóa sạch mọi tội lỗi và linh hồn của anh
ta chắc chắn sẽ được nhận nhiều ân điển của đời sau. Lời kêu gọi của Urban II
được truyền đi khắp nơi trên lãnh thổ Châu Âu và nó đã khởi động cho một thời
kỳ mà lần đầu tiên Thiên Chúa ở phương Tây vươn ra khỏi lục địa đã giam lỏng
nó. Mặc dù về cuối cùng, Đất thánh vẫn ở lại trong tay người Hồi giáo nhưng
cuộc thập tự chính cho ta thấy sự ra đời của các nhà nước La tinh ở phương Đông

42
do các quý tộc phương Tây lập ra, sự xuất hiện các hội hiệp sĩ trong thời kỳ này
cũng được xem là các thực thể chính trị trong quan hệ quốc tế và cuộc Thánh
chiến này cho ta thấy những cơ hội mà Giáo hội La Mã có thể mở rộng tầm ảnh
hưởng của nó (Cartwright, First Crusade, 2018). Bên cạnh cuộc Thánh chiến ở
phương Đông thì ta cũng có một cuộc chiến quan trọng không kém đó là Tái
chính phục (Reconquista). Tái chinh phục là cuộc chiến giữa khối quốc gia Thiên
Chúa giáo ở phía bắc Iberia với các Caliph ở phía nam. Bán đảo Iberia từng thuộc
về Đế chế La Mã, sau đó bị người Visigoth chiếm rồi tộc người này cũng bị các
Caliph hùng mạnh tiêu diệt và kéo theo đó quãng thời gian 400 năm phần lớn bán
đảo nằm trong sự cai trị của Hồi giáo. Phải đến thế kỷ XI thì các thế lực Công
giáo phía bắc đủ mạnh để đưa quân nam tiến. Bản thân Giáo hoàng Urban II cũng
nhiệt liệt ủng hộ cuộc chiến này. Đến cuộc Thập tự chinh lần II, nhiều hội hiệp sĩ
ở lục địa châu Âu đã đến giúp các vương triều Thiên Chúa giáo đuổi người Hồi
giáo đi (Cartwright, Reconquista, 2018). Khác với bảy cuộc Thập tự chinh thất
bại ở châu Á thì Tái chinh phục lại là một chiến thắng toàn diện cho phe Thiên
Chúa giáo, giúp tạo nên hai đế quốc tương lai là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

2.3.5.3 Chiến tranh Hussite, chiến tranh tôn giáo có sự can thiệp sâu của Giáo hội

Chiến tranh Hussite diễn ra từ năm 1419 đến năm 1434 là những cuộc thập
tự chinh mà những công quốc ở Trung Âu nhắm vào cộng đồng người theo giáo
phái Hussite ở công quốc Bohemia, một phần của Đế chế La Mã Thần thánh.
Giáo phái Hussite là một phần của Thiên Chúa giáo, nó được sinh ra như là sự
phản kháng đầu tiên của người Thiên Chúa giáo đối với sự tha hóa của Giáo hội
La Mã. Hai vị tu sĩ dẫn đầu trong phong trào này đó là nhà thần học người Anh
John Wycliffe và những thuyết của ông được một vị tu sĩ người Séc là Jan Hus
truyền bá, thuyết giảng. Jan Hus bị Giáo hội La Mã tuyên án dị giáo và xử tử bằng
hỏa thiêu, cái chết của ông đã làm bùng phát mâu thuẫn sâu sắc giữa những người
Hussite và người theo Công giáo La Mã (Fudge, 2017). Xung đột bắt đầu bùng
phát khi vua xứ Bohemia là Wenceslaus IV đang có tham vọng được bầu làm
Hoàng đế La Mã Thần thánh, đe dọa sẽ xử tử bất cứ ai dám phản đối bản án tử
của Jan Hus nhằm gia tăng uy tín cá nhân. Người Hussite bắt đầu nổi loạn, họ
tiến hành một cuộc cách mạng và đã đuổi thành công những người Công giáo La
Mã, thành lập một chính quyền của người Hussite. Trong cuộc bạo động, những
người Hussite đã tiến hành ném các quan chức theo Công giáo La Mã khỏi lầu
cao trong tòa thị chính ở Prague. Những hành động này về sau trở nên nổi tiếng
và lại được thực hiện trong các cuộc xung đột tôn giáo về sau ở Bohemia, trở
thành biểu tượng của sự phản kháng của người dân chống lại triều đình thân La

43
Mã. Một nhà quý tộc theo Hussite là John Zizka được bầu làm lãnh đạo Bohemia.
Sau cái chết đột ngột của Wenceslaus IV, người anh em của ông là Sigismund xứ
Luxembourg đòi lại ngôi vua Bohemia và Giáo hoàng Martin V đưa ra tuyên bố
thánh chiến nhằm vào vương quốc Bohemia nổi loạn năm 1420 và chiến tranh
Hussite đã nổ ra. Trong hàng ngũ Hussite lại có sự phân hóa, một bên là phái
Utraquist và bên còn lại là Taborite. Phe Utraquist là nhóm Hussite ôn hòa hơn
nhóm Taborite cực đoan, về giai đoạn sau của cuộc chiến, do sự chia rẽ sâu sắc
về giáo lý mà phe Utraquist đã ngã về phe La Mã chống lại Taborite. John Zizka,
lãnh tụ của phái Hussite, về sau được người Séc xem là vị anh hùng dân tộc của
mình. Nhà nước Giáo hoàng cùng với Đế chế La Mã Thần thành là lực lượng
chính chống lại người Hussite, riêng với Rome, Giáo hoàng chỉ cử người đại diện
của mình là Julian Cesarini tháp tùng đoàn viễn chinh với vai trò là cố vấn cho
Sigismund. Cuộc chiến kéo dài nhiều năm và cần đến năm cuộc thánh chiến thì
chiến tranh mới có thể kết thúc được bằng hòa ước giữa phe Hussite ôn hòa
Utraquist với Đế chế La Mã Thần thánh, còn phe Taborite thì đã bị tiêu diệt trong
cuộc nội chiến Bohemia trước đó. Cuộc chiến dai dẳn đã bần cùng hóa vương
quốc Bohemia, tạo cơ hội cho Matthias Corvinus, vua xứ Hungary đánh chiếm
vương quốc này trên danh nghĩa tái lập Công giáo La Mã sau khi Bohemia bị
Giáo hoàng Paul II tuyệt thông. Tuy người Hussite thất bại, nhưng đây là những
chỉ dấu đầu tiên cho thấy quyền lực của Giáo hội bao trùm lên cả Châu Âu có dấu
hiệu suy giảm (Lützow, 1914).

2.3.5.4 Hạm đội của Tây Ban Nha

Nước Anh thời kỳ của Elizabeth I có thể nói là một nước khá yên bình nếu
đem so với sự hỗn loạn về chính trị và xã hội ở các nước như Pháp, Ý, Đế chế La
Mã Thần thánh. Sự hỗn loạn này bắt nguồn từ cuộc cải cách tôn giáo và phong
trào Kháng cách hậu Phục hưng. Những học thuyết mới về tôn giáo ra đời như
của Luther hay Clavin, nó không chỉ diễn giải kinh thánh một cách khác biệt mà
nó còn lên án sự tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã và do đó, nó thách
thức trực tiếp quyền lực của Giáo hội. Những học thuyết mới này tạo cơ sở cho
những công quốc, vương quốc muốn thoát ly khỏi sự ảnh hưởng của vị vua bên
trên, cụ thể là Pháp và Đế chế La Mã Thần thánh. Ở Anh quốc, Nữ vương
Elizabeth I đã khéo léo trong việc điều hành Giáo hội Anh giáo sao cho vừa mắt
giới quý tộc cũ theo Công giáo ở Thượng viện và quý tộc mới theo Tin lành ở Hạ
viện. Nhưng sự khác biệt về quốc giáo này đã khiến cho một cuộc xâm lược nhằm
vào Anh Quốc dễ dàng hơn. Dưới sự trị vì của bà, nước Anh có một thời gian dài
sống trong hòa bình để phát triển kinh tế, càng ngày làm cho vị thế của Anh Quốc

44
lớn lên. Những thương nhân Anh bắt đầu gia nhập thị trường buôn bán nô lệ, khai
khẩn đất hoang ở thuộc địa Châu Mỹ, tiến hành các phi vụ hải tặc nhằm vào tàu
buôn của Tây Ban Nha, và chính quyền của Elizabeth I còn hỗ trợ cho nhân dân
Hà Lan trong kháng chiến giành độc lập từ Tây Ban Nha. Tây Ban Nha cùng thời
điểm là một cường quốc Châu Âu và được cai trị bởi Philip II. Khác với Anh
Quốc, Tây Ban Nha là một nước Công giáo và quyền lực cai trị của hoàng gia
Tây Ban Nha kể từ sau khi cuộc Tái chinh phục thành công đều dựa vào uy tín
của Giáo hội. Lấy lí do khôi phục sự thống trị của Công giáo La Mã ở Anh sau
khi Elizabeth I tử hình Nữ vương Scotland theo Công giáo La Mã là Mary I,
Philip II tuyên chiến với Anh Quốc. Ngày 31 tháng 7 năm 1588, Tây Ban Nha đã
tập hợp một hạm đội vô tiền khoáng hậu với số lượng tàu chiến ước tính lớn nhất
trên thế giới tại thời điểm đó và họ dong buồm đến Anh. Cuộc chiến tranh kéo
dài một tháng với kết quả là toàn bộ hạm đội của Tây Ban Nha bị đánh bại và
nước Anh nổi lên là một cường quốc mới trên bàn cờ thế Châu Âu (Tannenbaum,
1965), (Dunn, 1979).

2.3.5.5 Chiến tranh 30 năm (1618 – 1648) và cái kết cho ảnh hưởng của Giáo hội
trong quan hệ quốc tế châu Âu trung đại.

Chiến tranh 30 năm là cuộc chiến cuối cùng của châu Âu trong thời kỳ
trung đại vì tiếp sau đó là nền hòa binh Westphalia được áp dụng trên toàn bộ
châu lục, đưa nó vào thời kỳ cận đại Sự phát triển của cuộc chiến này rất phức
tạp nhưng có thể tóm tắt như sau: từ một cuộc chiến tôn giáo trong lòng Đế chế
La Mã Thần thánh mà phát triển thành một cuộc chiến vì quyền lực chính trị và
lợi ích kinh tế với phạm vi gần như toàn châu Âu. Nó thậm chí đi xa hơn nữa, đến
các thuộc địa của châu Âu trên toàn thế giới. Vì tính chất tôn giáo và lợi ích thế
tục lẫn lộn nên ta có thể phân nó thành hai phe như sau: Nhà Habsburg và những
quý tộc Công giáo trong lòng Đế chế La Mã Thần thánh và phe còn lại là phe
chống lại nhà Habsburg. Cuộc chiến có thể được phân làm bốn giai đoạn chính:
Công quốc Bohemia nổi loạn, sự can thiệp của Đan Mạch, sự can thiệp của Thụy
Điển và sự can thiệp của Pháp. Giai đoạn đầu tiên chỉ xoay quanh vấn đề tôn giáo
ở Bohemia khi đa số dân nơi đây đứng lên phản kháng lại nhà cầm quyền Công
giáo, căng thẳng trong tôn giáo bùng phát thành xung đột chính trị (Richey, 2014).
Cả ba giai đoạn sau đều xoay quanh vấn đề lợi ích kinh tế và cán cân quyền lực,
với Đan Mạch và Thụy Điển là sự kiểm soát tuyến hàng hải từ biển Baltic ra biển
Bắc rồi Đại Tây Dương, với Pháp đó là sự cân bằng quyền lực giữa nhà Bourbon
đang cai trị Pháp với nhà Habsburg đang cai trị Đế chế La Mã Thần thánh, Tây
Ban Nha, nam Ý, Áo và Hungary. Bên cạnh chiến sự tập trung ở trung Âu thì ta

45
còn có chiến trường Hà Lan khi Anh quốc trong cuộc cạnh tranh chiến lược với
Tay Ban Nha đã ủng hộ cuộc kháng chiến giành độc lập của các nước Vùng đất
thấp. Ngoài ra, ta còn có mặt trận trên đại dương khi các nước sở hữu thuộc địa
đã tận dụng lực lượng hải tặc trong tay để tiến hành những trận đột kích vào thuộc
địa hoặc cướp phá tuyến hàng hải của đổi phương (Münkler, 2017), (Wilson,
2011). Ta thấy, Pháp là một nước Công giáo nhưng họ đã đứng về phe Tin Lành
để chống lại những người anh em Công giáo của mình, điều này có thể giải thích
được rằng nước Pháp đã chọn lợi ích thực tế hơn là một ý niệm trừu tượng về sự
thống nhất về tôn giáo. Trong giai đoạn diễn ra Chiến tranh 30 năm, Pháp đã
thẳng tay đàn áp phong trào Tin Lành Huguenot ở miền nam nước và người chỉ
huy nước Pháp trong cuộc chiến 30 năm không ai khác ngoài Đức Hồng y
Richelieu. Điều này càng củng cố thêm tính chất thực dụng của các phe tham
chiến.

Sau 30 năm chiến tranh nhưng hai bên quyết định phải đi đến hòa bình
bằng hòa ước ở Westphalia và Munster. Kết quả là Hà Lan giành được độc lập,
Thụy Sĩ được ra đời và sự thiết lập chủ quyền của các nhà nước. Không chỉ thế,
hòa ước này thống nhất rằng tự do tín ngưỡng được đảm bảo, không một tôn giáo
nào sẽ bị truy tố nữa. Điều cuối cùng rất quan trọng trong phạm vi của bài tiểu
luận này vì nó cho thấy rằng quyền lực của Giáo hội Công giáo La Mã bị ảnh
hưởng tiêu cực và qua diễn biến của cuộc chiến tranh thì ta có thể kết luận được
rằng ảnh hưởng và vai trò của Giáo hội đến đây không còn hiệu lực nữa. Giáo hội
Công giáo từ năm 1648 trở đi đóng vai trò là một tổ chức tôn giáo và vai trò của
nó trong diễn biến quan hệ quốc tế châu Âu đến đây là chấm dứt (Richey, 2014).

2.3.6 Đánh giá vai trò, sức ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo quan hệ quốc tế
của châu Âu trong thời kỳ trung đại

Khác với Nhà nước Giáo hoàng, Giáo hội Công giáo La Mã thật sự là một
thế lực chính trị đáng lưu ý trên chính trường quốc tế thời trung đại. Quá trình
Công giáo hóa Châu Âu từ sau sự sụp đổ của Tây La Mã đã được tiếp sức một
cách nhiệt tình bởi những ông vua German, khiến cho Công giáo len lỏi khắp xã
hội châu Âu, cộng với những đặc quyền, đặc lợi mà vua ban cho, khiến họ càng
ngày càng có thế lực hơn. Như chúng ta đã đi qua trong các phần trên, Giáo hội
có khả năng giúp củng cố hòa bình giữa xứ Công giáo và xứ đa thần bằng cách
truyền đạo cho xứ đa thần đó, biến họ thành người Công giáo. Giáo hội cũng có
khả năng kích động bạo lực thông qua những cuộc Thánh chiến kéo dài hơn trăm
năm, giúp Giáo hội vươn vòi bạch tuột của mình ra đến khu vực Trung Đông và

46
bán đảo Iberia. Tuy nhiên, không phải lúc nào Giáo hội cũng có được các thanh
thế như trên, dưới thời của người Frank chi phối kể từ sau Charles Martel thì Giáo
hoàng, rộng hơn là Giáo hội thì không khác gì món đồ chơi của các ông vua. Sau
sự quật khởi của Gregory VII thì Giáo hội đã thoát được sự kìm kẹp. Tuy nhiên,
khác với nhận định của kiến thức đại chúng về quyền lực tưởng chừng như vô
song của Giáo hội, nó không thật sự quá mạnh mẽ như ta tưởng, đặc biệt là trong
quan hệ quốc tế châu Âu. Cải cách của Gregory VII thành công vàng dội nhưng
trên thực tế là ngài chỉ cố gắng khiến cho quyền lực của Giáo hội trở nên ngang
hàng với quyền lực của ông vua. Những thành tựu về ngoại giao mà có sự dính
liếu đến Giáo hội thì thật ra nó hầu như là mượn gió bẻ măng. Tất cả những gì
mà người đứng đầu Giáo hội làm đó là đưa ra lời kêu gọi và chỉ nhiêu đó thôi,
không hơn, không kém. Những sự thay đổi mang tính quyết liệt trên bàn cờ thế
châu Âu đều có bàn tay trực tiếp của các vị vua, lãnh chúa hoặc hoàng đế. Như
trong trường hợp của Henry IV, Giáo hoàng Gregory VII đã kêu gọi các quý tộc
chống lại Henry IV nhưng chính việc Henry IV đã tạo ra nhiều kẻ thù nên mới
dẫn đến việc ông thất trận. Càng về sau ta thấy rằng tác dụng của ‘tuyệt thông”
không còn nhiều giá trị đối với các vị vua. Nguyên nhân mà c ác ông vua này dần
lơ đi những án phạt nặng như thế là do sự mạnh lên của nhà nước trung ương.
Một nhà nước trung tương mạnh với lợi ích được san sẻ hợp lí từ vua cho đến chư
hầu thì khi vua bị đe dọa, ông ta luôn có thể tin tưởng và sự che chở của các đồng
mình. Một yếu tố nữa khiến cho vai trò của Giáo hội giảm dần đi trong quan hệ
quốc tế đó là sự xuất hiện của tôn giáo đối địch, cụ thể là giáo phái Luther và
Calvin. Những giáo phái này ra đời lúc người ta không còn tín nhiệm vào sự trong
sạch của Giáo hội và những nhà quý tộc thì mong muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng
từ những ông vua nhà Bourbon hay Habsburg, sự cải đạo của họ hầu hết đều có
yếu tố quyền lợi chính trị, kinh tế làm chủ đạo. Duy chỉ có giai đoạn Thập tự
chinh thì ta mới thấy vai trò to lớn của Giáo hội trong việc truyền đi lời kêu gọi
Thánh chiến của Urban II cho đến việc thành lập các hội hiệp sĩ mà sẽ có đóng
góp nhiều cho sự biến chuyển trong lịch sử châu Âu. Ta không thể phủ nhận vai
trò của Giáo hội trong quan hệ quốc tế thời kỳ này nhưng ta phải hiếu mối quan
hệ lợi ích tương quan giữa chế độ phong kiến châu Âu và Giáo hội. Những lãnh
chúa làm theo lời Giáo hoàng vì họ cảm thấy có lợi ích của mình trong đó, nếu
không thì lời nói của Giáo hoàng chỉ có tác dụng đối với giám mục địa phương.
Vai trò của Giáo hoàng trong quan hệ quốc tế châu Âu là đáng lưu tâm và nó
đóng vai trò quan trọng hơn Nhà nước Giáo hoàng rất nhiều. Với chiều dài lịch
sử châu Âu trung đại thì ta thấy được vài điểm lóe sáng nhưng mang tính cách
mạng trong cái thành tích của Giáo hội trong quan hệ quốc tế.

47
3. Kết luận
Nhà nước Giáo hoàng là một nhà nước đặc biệt trong lịch sử châu Âu, thậm
chí là nhân loại. Trước nó, không có một nhà nước nào tồn tại như thế và cho đến
nhà nước kế thừa của nó là Thành quốc Vatican thì cũng không có xuất hiện một
nhà nước tôn giáo chính thức nào như thế cả. Bối cảnh Nhà nước Giáo hoàng ra
đời là vào thời khắc tăm tối của chính trị bán đảo Ý khi các cuộc chiến tranh liên
miên diễn ra và bán đảo Ý đổi chủ liên tục. Từ người Ostrogoth, kẻ kết thúc Tây
La Mã cho đến Byzantine, Lombard, người Frank rồi giữa những công quốc Ý
với nhau. Để tách khỏi sự cạnh tranh điên cuồng này, Giáo hội cần được bảo vệ,
không phải bởi những thế lực chiếm thế thượng phong trong thời điểm đó mà là
bởi chính nó. Như vậy, sự hình thành Nhà nước Giáo hoàng là một sự khai sinh
miễn cưỡng, do tình thế bắt buộc để duy trình hoạt động của Giáo hội. Nhà nước
Giáo hoàng không gì hơn một lớp vỏ để bao bọc trái tim của phần xác thịt của
Giáo hội. Phần xác thịt đó là thành Rome, là hệ thống nhà thờ trong thành, là thư
viện đồ sộ của Giáo hội, là hội đồng Hồng Y phụ giúp Giáo hoàng và chính Giáo
hoàng, người lãnh đạo Giáo hội. Trong suốt thời gian tồn tại của nó, Nhà nước
Giáo hoàng chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất đó là bảo vệ “thủ đô” của Giáo hội
và nhà lãnh đạo của nó, đúng với mục đính ban đầu của nó. Qua các cuộc xung
đột và quan hệ giữa Nhà nước Giáo hoàng với các nhà nước xung quanh, ta cũng
thấy rằng trong nhiều trường hợp, Nhà nước Giáo hoàng ở thế bị động, luôn phản
ứng lại với diễn biến trong khu vực thay vì chủ động tranh giành hay mở rộng đất
đai, tầm ảnh hưởng.

Giáo hội Công giáo La Mã thì ngược lại, nó có ảnh hưởng rộng khắp trên
toàn xã hội phương Tây thời trung đại. Xuất hiện trước Nhà nước Giáo hoàng
nhưng thực thể này vẫn tiếp tục tồn và phát triển mạnh hơn nữa với số tín đồ đông
đảo, xuất hiện ở nhiều châu lục khác nhau trên thế giới. Thêm vào đó, xã hội
phong kiến châu Âu hậu La Mã được thống trị bởi hai thế lực trộn lẫn vào nhau
là thế quyền của nhà vua và thần quyền của Giáo hội. Vì có ảnh hưởng lên nhiều
nhà nước và lên quan hệ giữa các nước này nên Giáo hội La Mã phải được xem
là một thực thể chính trị tồn tại trong xã hội phương Tây trung đại. Nhưng vai trò
của nó liệu lớn đến nhường nào thì lại gây tranh cãi. Đối với cá nhân tác giả, vai
trò của nó thật quan trọng và có những lần, tác động của nó đã thay đổi chính trị
ngoại giao ở lục địa châu Âu và có khi là vươn ra ngoài phạm vi đó, đến cả châu
Á. Tuy nhiên, nếu so với những quốc gia châu Âu thế tục khác thì vai trò của
Giáo hội không thể lớn hơn những nước này. Lí do chính nằm ở chỗ nó chỉ đóng
vai làm nền cho những diễn biến trong quan hệ quốc tế của phương Tây. Sự thay

48
đổi thực sự đến trực tiếp từ hành động của những lãnh chúa phương Tây, họ xem
xét lợi ích của mình xem có trùng với lời kêu gọi của Giáo hoàng để thông qua
đó mà hành động. Sự hiện diện của Giáo hội với vai trò dẫn dắt niềm tin trong xã
hội cũng bị các vị quân vương sử dụng để tiến hành các cuộc chiến trong nội bộ
quốc gia hay ở nước ngoài. Đến sau thời Cải cách tôn giáo thì quyền lực thế tục
ngày càng tăng, vượt lên trên thần quyền thì vai trò của Giáo hội trong quan hệ
quốc tế phương Tây cũng theo đó mà phai nhạt dần.

Tóm lại, vai trò của Giáo hội trong quan hệ quốc tế phương Tây trung đại là quan
trọng và lớn hơn vai trò của Nhà nước Giáo hoàng. Nhưng vai trò của nó không
quyết định phần lớn hay toàn bộ sự vận động của nền chính trị ngoại giao phương
Tây thời kỳ đó.

49
Tài liệu tham khảo
Augustine. (2013). City of God.
Bainton, R. H. (1966). Christendom: A Short History of Christianity, vol. I.
New York: Harper & Row.
Blockmans, W. (2002). Emperor Charles V, 1500–1558. New York: Oxford
University Press.
Brown, T. S. (1991). Byzantine Italy c. 680 - c.876. Trong R. McKitterick, The
New Cambridge Medieval History: II. c. 700 - c. 900 (trang 433-464).
Cambridge: Cambridge University Press.
Bùi, Đ. S. (1972). Lịch sử Công giáo. Sài Gòn: Chân lý.
Cartwright, M. (2018, July 9). First Crusade. Được truy lục từ World History
Encyclopedia: https://www.worldhistory.org/First_Crusade/
Cartwright, M. (2018, October 5). Reconquista. Được truy lục từ World History
Encyclopedia: https://www.worldhistory.org/Reconquista/
Catholic . (2012, March 9). Lời Giới Thiệu Tổng Quát Về Công Ðồng. Được
truy lục từ Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II:
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vatican2/gioithieu.htm
Chisholm, H. (1911). Guelphs and Ghibellines. Trong Encyclopædia Britannica
Vol 11 (trang 668–669). Cambridge : Cambridge University Press.
Christiansen, E. (1997). The northern Crusades. London: Penguin Books.
Đào, M. H. (2023). Tập bài đọc Lịch sử quan hệ quốc tế thời ký trung đại. Ho
Chi Minh: University of Social Sciences and Humanities.
Dunn, R. S. (1979). The age of religious wars 1559 - 1715. New York: W.W.
Norton.
Encyclopaedia Britannica. (không ngày tháng). Saracen. Được truy lục từ
Britannica: https://www.britannica.com/editor/The-Editors-of-
Encyclopaedia-Britannica/4419
Forstreuter, K. (1967). Quellen und Studien zur Geschichte des Deutschen
Ordens. Bonn: Verlag Wissenschaftliches Archiv.
Frankopan, P. (2021). Những con đường tơ lụa, một lịch sử mới về thế giới. Da
Nang: Đà Nẵng.
Fromherz, A. J. (2017). The Near West: Medieval North Africa, Latin Europe,
and the Mediterranean in the Second Axial Age . Edinburgh: Edinburgh
University Press.
Fudge, T. A. (2017). Jan Hus: Religious Reform and Social Revolution in
Bohemia. I.B.Tauris.

50
Gibbon, E. (2023). The History of the Decline and Fall of the Roman Vol. 2.
Grand Rapids: Christian Classics Ethereal Library.
Gibbon, E. (2023). The History of the Decline and Fall of the Roman Vol. 3.
Grand Rapids: Christian Classics Ethereal Library.
Gibbon, E. (2023). The History of the Decline and Fall of the Roman Vol. 4.
Grand Rapids: Christian Classics Ethereal Library.
Gibbon, E. (2023). The History of the Decline and Fall of the Roman Vol.5.
Grand Rapids: Christian Classics Ethereal Library.
Glatz, C. (2021, March 26). Vatican statistics show continued growth in number
of Catholics worldwide. Được truy lục từ National Catholic Reporter:
https://www.ncronline.org/vatican/vatican-statistics-show-continued-
growth-number-catholics-worldwide
Graves, M. (2003). Henry VIII. London: Pearson Longman.
Guzeva, A. (2022, February 15). Why Old Russia chose Eastern Christianity as
its religion. Được truy lục từ Russia Beyond :
https://www.rbth.com/history/334768-old-russia-religion-choice-
christianity
Jacobsen, T. C. (2009). The Gothic War. Yardley: Westholme Publishing.
Kreutz, B. M. (1991). Before the Normans: Southern Italy in the Ninth and
Tenth Centuries. Philadelphia : University of Pennsylvania Press.
Luttwak, E. (2009). The grand strategy of the Byzantine Empire. Cambridge:
Harvard University Press.
Lützow, F. (1914). The Hussite Wars. London: University of Toronto Library.
Mann, H. K. (1902). The Lives of the Popes in the Early Middle Ages: The
popes in the days of feudal anarchy, 891-1048. London : K. Paul, Trench,
Trübner.
McKitterick, R. (2006). Charlemagne The formation of a European identity.
Cambridge: Cambridge University Press.
Münkler, H. (2017). Der Dreißigjährige Krieg: Europäische Katastrophe,
deutsches Trauma 1618–1648. Hamburg: Rowohlt Berlin.
Najemy, J. M. (2006). A History of Florence 1200-1575. Hoboken: Blackwell
Publishing.
Noble, T. F. (1984). The Republic of St. Peter: The Birth of the Papal State,
680-825. Philadelphia: University of Pennsylvania Press.
O'Malley, J. W. (2009). A History of the Popes. Government Institutes.

51
Partner, P. (1972). The Lands of St. Peter: The Papal State in the Middle Ages
and the Early Renaissance Vol 10. Berkeley: University of California
Press.
Paul. (1907). Historia Langobardorum. Philadelphia: University of
Pennsylvania.
Pouzet, P. (1890). La succession de Charlemagne et le traité de Verdun. Paris.
Previté-Orton, C. W. (2013). Outlines of Medieval History. Cambridge:
Cambridge University Press.
Ranke, L. v. (1901). History of the popes; their church and state. New York:
Colonial Press.
Reeves, R. (2014, June 16). The Byzantine Christian Empire (Part 2). Được
truy lục từ You tube: https://www.youtube.com/watch?v=L6qMvsv0O8c
Reeves, R. M. (2014, November 17). Avignon Papacy. Được truy lục từ You
tube:
https://www.youtube.com/watch?v=uU7GSf35oSY&list=TLPQMTEwO
DIwMjMO3qOyT87Daw&index=6
Reeves, R. M. (2014, July 6). Papal Schism. Được truy lục từ You tube:
https://www.youtube.com/watch?v=ZDvmqpjkkxo&list=TLPQMTEwO
DIwMjMO3qOyT87Daw&index=2
Reeves, R. M. (2015, April 5). Great Schism (1054). Được truy lục từ You tube:
https://www.youtube.com/watch?v=Q_s9Rcsg5UI&list=TLPQMTEwOD
IwMjMO3qOyT87Daw&index=5
Reichberg, G. M. (2017). Thomas Aquinas on War and Peace. Cambridge:
Cambridge University Press.
Rendina, C. (2004). I capitani di ventura. Rome: Newton Compton.
Richards, J. (1979). The Popes and the Papacy in the Early Middle Ages.
Oxfordshire: Routledge & Kegan Paul.
Richey, T. (2014, November 10). The Thirty Years War. Được truy lục từ You
tube:
https://www.youtube.com/watch?v=B18zwAVO4q0&list=TLPQMTEw
ODIwMjMO3qOyT87Daw&index=4
Roesdahl, E. (1993). Pagan Beliefs, Christian Impact and Archaeology—a
Danish View. London: University College London.
Schnürer, G. (2014). Catholic Encyclopedia. Vol. 14. New York: Robert
Appleton Company.
Schulz, H. K. ( 2022). Der Sacco di Roma: Karls V. Truppen in Rom, 1527–
1528. Creative Media Partners.

52
Setton, K. M. (1976). The Papacy and the Levant, 1204-1571: The thirteenth
and fourteenth centuries. Philadelphia: American Philosophical Society.
Shaw, C. (2012). The Italian Wars 1494-1559 (Modern Wars In Perspective).
Oxfordshrine: Routledge.
Swedberg, R. (2005). The Max Weber Dictionary. Redwood City: Stanford
University Press.
Tannenbaum, E. R. (1965). European Civilization Since the Middle Ages.
Hoboken: John Wiley & Sons.
Ted-ed. (2023, May 11). Why were there three popes at the same time? Được
truy lục từ You tube:
https://www.youtube.com/watch?v=7i2bd5F1BXM&list=TLPQMTEwO
DIwMjMO3qOyT87Daw&index=7
Tucker, S. C. (2009). A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World
to the Modern Middle East. ABC-CLIO.
Vatican City State. (2000 , November 26). Fundamental Law of Vatican City
State. Được truy lục từ United Settlement:
https://uniset.ca/microstates2/va_Vatican_Fundamental_law_2000_en.pdf
Ware, K. (1980). The Orthodox Church. New York: Penguin Books.
Williamson, B. (1929). The Treaty of the Lateran. London: Burns Oates &
Washbourne Ltd.
Wilson, P. H. (2011). The Thirty Years War: Europe’s Tragedy. Cambridge :
Harvard University Press.
Zurlo, G. A. (2023). Status of Global Christianity, 2023, in the Context of
1900–2050. South Hamilton: Gordon-Conwell Theological Seminary.

53

You might also like