You are on page 1of 3

đánh phạt, hủy hoại thế giới gian ác này, giải thoát họ và thiết lập vương quốc công

chính và bình an của


Ngài. Trào lưu văn chương khải huyền là kết qủa của các giai đoạn tai ương khốn khó này. Chương đầu
thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica cho thấy bối cảnh bắt bớ khổ đau đó. Tình trạng khốn khó này
khiến cho tín hữu ước mong Chúa mau đến để phán xử trần gian và đánh phạt các kẻ gian ác bắt bớ tín
hữu của Ngài.

Hiện tượng thứ hai gây âu lo đó là có một số tín hữu ăn không ngồi rỗi, không muốn làm việc gì cả.
Trái lại, họ “ngồi lê mách lẻo” và xen mình vào chuyện người khác. Trong một thành phố cảng lớn như
Thêxalônica, nếu có hiện tượng ăn bám cũng là chuyện thường tình. Những người thất nghiệp bị gạt bỏ
ngoài lề xã hội, sống nhờ vả vào người này người nọ. Nhưng trong cộng đoàn gồm các người không lấy
gì làm khá giả, các anh chị em này trở thành gánh nặng cho các tín hữu khác. Lời tố cáo mạnh mẽ dứt
khoát trong chương 3,6-15 chứng minh cho tính cách trầm trọng của hiện tượng này. Đặc biệt bởi vì giáo
đoàn Thêxalônica chỉ là một giáo đoàn nhỏ. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô tác giả xin tín hữu xa lánh các
người lười biếng và không tuân giữ các điều họ đã học được từ các thừa sai. Đáng lý ra họ đã phải hiểu
biết và noi gương các vị. Dù có quyền được tín hữu trợ giúp nhưng Phaolô và các thừa sai đã làm việc
ngày đêm để có phương tiện sinh sống, mà không phiền lụy tới ai. Các vị đã hoàn toàn tự lập trên phương
tiện vật chất. Tuy công việc làm có nặng nhọc vất vả, các vị duy trì được sự tự do hoàn toàn của mình,
không phải nể nang ai và không chịu áp lực của ai.

Lý do nào đã khiến cho một số tín hữu có thái độ sống ăn bám cộng đoàn như vậy? Ở đây xem ra
không chỉ là do tính lười biếng tự nhiên và thiếu dấn thân. Nó phát xuất từ bầu khí khải huyền giao động
nói trên. Sự chờ đợi ngày tận thế khiến cho họ bôn chôn tới độ không muốn làm việc gì nữa, mà chỉ ngồi
khoanh tay đợi chờ ngày Chúa Kitô quang lâm phán xét trần gian. Họ lý luận rằng nếu ngày thế mạt sắp
tới, thì các thực tại trần gian này và lịch sử nhân loại đâu còn có ý nghĩa gì nữa. Nếu cả lịch sử thế giới
cũng sắp chấm dứt và trở thành vô nghĩa, thì công ăn việc làm cũng không có giá trị gì nữa. Xác tín và
kiểu lý luận này nguy hiểm, vì nó khiến cho tín hữu có thái độ trốn chạy hiện tại, trốn tránh trách nhiệm
và ẩn náu trong thế giới mới từ trời xuống.Nhưng sống như thế là lỗi bổn phận đối với chính bản thân,
gia đình, cộng đoàn giáo hội và cộng đoàn xã hội. Nguy hại hơn nữa là khi chỉ ”ngồi lê mách lẻo”, xía
mũi vào chuyện của mọi người như thế, họ gây xáo trộn trong cộng đoàn và khiến cho cuộc sống cộng
đoàn vốn đã nặng nề, lại càng rối loạn, ngột ngạt và khó thở hơn.

ĐỀ TÀI 38

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG


THƯ THỨ II GỬI GIÁO ĐOÀN THÊXALÔNICA
Tìm hiểu thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica chúng ta biết các học giả theo hai lập trường khác
nhau. Lập trường thứ nhất theo truyền thống cho rằng thánh Phaolô là tác giả thư thứ II này. Lập trường
thứ hai dựa trên các khác biệt giữa nội dung, kiểu cách hành văn và dùng từ ngữ trong hai thư, nên đi tới
kết luận thư thứ II không do thánh Phaolô biên soạn, mà là tác phẩm của một môn đệ vô danh. Lập
trường thứ hai giải thích được lý do sự khác biệt giữa hai thư, đồng thời cho thấy diễn tiến tình hình, một
số vấn đề và thái độ sống của tín hữu trong cộng đoàn kitô Thêxalônica. Tuy nhiên sự kiện vấn đề vẫn
còn bỏ ngỏ và không có giải pháp dứt khoát không giảm bớt gía trị giáo huấn của thứ thứ II gửi giáo
đoàn Thêxalônica.

92
Thư thứ II chỉ gồm ba chương, tức ngắn hơn thư thứ I. Giống như thư thứ I, thư thứ II cũng mở đầu
với công thức gồm tên người gửi người nhận và lời chào (1,1-2). Tiếp đến là lời cám tạ Thiên Chúa
(cc.3-10). Ban đầu nó sao lại lời cám ơn của thư thứ I (1 Ts 1,2-3), nhưng trong phần thứ hai (cc.5-10)
nó có kiểu khai triển độc đáo riêng và chuyển qua việc miêu tả cảnh Thiên Chúa phán xử ngày sau hết,
đặc biệt là hình phạt đời đời dành cho các kẻ bách hại tín hữu Chúa. Tác giả cho các tín hữu Thêxalônica
biết rằng các thừa sai hằng liên lỉ cảm tạ Thiên Chúa vì họ đã tấn tới trong lòng tin. Chẳng những thế
tình yêu thương bác ái, mà các tín hữu có đối với các người khác, đã nổi tiếng khắp nơi, khiến cho các
thừa sai hãnh diện trước các giáo đoàn khác. Hãnh viện vì lòng kiên trì chịu đựng của họ trong mọi thử
thách bắt bớ gặp phải. Các thử thách khó khăn ấy là dấu chỉ Thiên Chúa thanh tẩy và chuẩn bị cho họ
xứng đáng hơn với Nước Trời. Nhưng bởi vì Thiên Chúa là Đấng công thẳng, nên Ngài sẽ báo oán cho
họ bằng cách đánh phạt những người đàn áp bắt bớ tín hữu. Thiên Chúa sẽ tưởng thưởng các tín hữu và
ban cho họ được an nghỉ, khi Đức Giêsu Kitô sẽ cùng với các thiên sứ từ trời đến trong quyền uy, trong
lửa hồng, để hủy diệt những kẻ không nhận biết Thiên Chúa và không sống theo Tin Mừng của Chúa
Giêsu. Họ sẽ bị hủy diệt đời đời và sống cách xa mặt Chúa và vinh quang của Ngài. Chương 1 kết thúc
với lời nguyện chúc tụng vinh quang và quyền năng của Thiên Chúa (cc.11-12).

Chương 2 là đoạn nòng cốt của thư đề cập tới đề tài ngày Chúa đến phán xử trần gian. Tác giả khuyến
khích tín hữu đừng bấn loạn tâm thần và khiếp sợ vì một mạc khải ngôn sứ nào đó, hay vì những lời
người ta đồn thổi rằng ngày thế mạt gần kề. Ông đặc biệt khuyên tín hữu đừng để bị đánh lừa, bởi vì
trước ngày Chúa quang lâm sẽ xảy ra nhiều điều khủng khiếp. Từ câu 3 trở đi văn bản mang sắc thái
khải huyền và tả lại các dấu chỉ báo trước ngày tận thế. Đó là hiện tượng loài người chối bỏ Thiên Chúa
và đặc biệt là các hành động của Kẻ tội lỗi gian ác, tức tên phản kitô và sau đó là biến cố Chúa Giêsu
đến trong vinh quang.

Hiện tượng loài người chối bỏ Thiên Chúa là một trong các yếu tố đã được trào lưu khải huyền do thái
báo trước. Ở đây thánh Phaolô dùng các từ: chối đạo, người của gian tà, con của hư mất,sự hư mất với
chỉ định từ như thể chúng là các nhân vật hay các thực tại mà các tín hữu đã dư biết.Kiểu diễn tả của tác
giả cũng mang đặc tính do thái: “Người của sự gian tà”để diễn tả sự Gian Tà (viết hoa),và “con của sự
hư mất” để ám chỉ “Kẻ Hư Mất” (viết hoa). Nhân vật được nói tới ở đây không phải là Satan, mà là tên
phản kitô, kẻ chống lại tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa hay những người tôn thờ Thiên Chúa. Hắn
còn ngạo mạn tới nỗi ngồi chễm chệ trong đền thánh Chúa và tự xưng là Thiên Chúa. Tác giả thư thứ II
gửi tín hữu Têxalônica khẳng định với tín hữu rằng tuy cả hai hiện tượng này chưa xảy ra, vì hiện giờ
có sự gì đó hay có ai đó ghìm mầu nhiệm của sự gian tà lại chưa cho nó xảy ra, nhưng tín hữu vẫn phải
sống trong tỉnh thức đợi chờ ngày quang lâm.

Trong nền thần học của thánh Phaolô mầu nhiệm của sự gian tà có thể ám chỉ một vật, một người,
một giáo thuyết dấu ẩn, mà trí tuệ loài người không sao hiểu biết được, bởi vì nó cũng thuộc chương
trình bí ẩn của Thiên Chúa hay một hành động bí ẩn của Thiên Chúa trong thời thế mạt. Sự gian tà là
một mầu nhiệm vì nó bước vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đối với loài người chúng ta
đây là một thực tại gây ngạc nhiên và thật khó hiểu. Cái gian tà đó, tức là sự dữ, điều ác dưới tất cả mọi
hình thái của nó, chưa được vén mở lên hoàn toàn. Triều đại của nó chưa trọn vẹn. Nó sẽ chỉ lộ diện ra
trong ngày trọng đại và hoạt động của nó sẽ chỉ đại đồng, nghĩa là lan tràn khắp vũ trụ, khi tới giờ mạc
khải của sự Gian Tà (viết hoa). Nhưng Chúa Giêsu Kitô sẽ hủy diệt nó bằng hơi thở của miệng Ngài.

Tiếp theo văn bản khải huyền trên đây là một vài đề tài nhỏ khác xem ra kết thúc bức thư. Các thừa
sai tạ ơn Thiên Chúa đã mời gọi và tuyển chọn tín hữu Thêxalônica (2,13-14), đồng thời khuyến khích
tín hữu kiên trì vững mạnh và trung thành trong cuộc sống đức tin (2,15). Các vị cũng cầu xin Chúa
Giêsu và Thiên Chúa Cha củng cố lòng tin của họ (2,16-17). Trong hai câu đầu chương 3 các thừa sai
93
xin tín hữu cầu nguyện cho các vị thoát khỏi nanh vuốt của những người gian ác xấu xa và cho công tác
truyền giáo của các vị. Tiếp đến là tâm tình tin yêu phó thác trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa
(3,3-4) và lời cầu xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho toàn cộng đoàn Thêxalônica (3,5).

Tới đây thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica đề cập tới một vấn đề cụ thể liên quan tới đề tài ngày
tận thế: đó là vì cho rằng ngày thế mạt sắp đến nên có một số tín hữu không muốn làm việc nữa, mà chỉ
ăn không ngồi rỗi chờ ngày tận thế. Chẳng những họ ăn bám cộng đoàn, mà còn sống bê tha và gây xáo
trộn trong cộng đoàn nữa. Do đó các thừa sai khuyến khích họ hãy biết noi gương các ngài ra công gắng
sức làm lụng để có phương tiện vật chất nuôi thân, để không trở thành gánh nặng cho kẻ khác. Ai không
làm việc thì cũng đừng ăn! Cảnh “nhàn cư vi bất thiện” chắc chắn khiến cho họ phạm đủ mọi thứ tội của
phường “ngồi lê mách lẻo”, nhòm nhỏ công ăn việc làm và xâm phạm cuộc sống của người khác. Vì
thế các thừa sai khuyên tín hữu xa lánh họ.

Các câu 16-18 chương ba là phần kết luận thật sự của thư thứ II. Ngoài lời cầu chúc và phúc lành của
Thiên Chúa, còn có lời ký tên của Phaolô nữa. Đây là lý do giải thích tại sao nhiều học giả cho rằng thư
thứ II do thánh Phaolô viết ra. Đây cũng là một bằng chứng khác cho thấy vào các thập niên cuối cùng
của thế kỷ thứ I các tín hữu tìm gán cho thánh Phaolô những tác phẩm không do thánh nhân viết ra.

Văn bản khải huyền chương 2, 1-12 là văn bản đặc biệt khiến cho thư thứ II khác với thư thứ I. Các
tư tưởng khác của thư lập lại các tư tưởng của thư thứ I và đôi khi bắt chước cả hình thái hành văn nữa.
Đây là một trong các văn bản quan trọng của Tân Ước, vì nó đả phá ảo tưởng của nhiều kitô hữu cho
rằng ngày Chúa Giêsu Kitô quang lâm đã gần tới. Ngài đã bắt đầu bước vào chân trời thế giới này để
phán xử mọi loài mọi vật. Đồng thời văn bản cũng nhắn nhủ các tín hữu phải dấn thân tiến bước trên con
đường lịch sử nhân loại đầy cam go, hàm hồ và không rõ ràng này, mà không nhượng bộ các cám dỗ
trốn chạy vào tương lai hay rơi vào trong các giấc mộng khải huyền. Nói như thế không có nghĩa là cộng
đoàn kitô phải khước từ tin tưởng đợi chờ ngày Chúa Kitô trở lại thiết lập nước công bằng và tình yêu
thương của Thiên Chúa Cha. Vấn đề là phải sống niềm hy vọng trong cuộc sống trên trái đất này, gắn
chặt với hiện tại trong kiên trì và trung thành hoạt động, mà không tránh né các bổn phận lịch sử cũng
không trốn chạy thực tại thường ngày. Vì cách thức chuẩn cho tương lai hữu hiệu nhất là sống trọn vẹn
và tràn đầy giây phút hiện tại.

Trong bối cảnh ấy lời khuyên tín hữu hãy chuyên cần làm việc, đổ mồ hôi trán của mình để có phương
tiện vật chất nuôi thân cũng rất thực tế. Cộng đoàn giáo hội không thể bị coi như là một tổ chức bác ái,
chuyên phát chẩn và trợ giúp những người lười biếng, chỉ sống vật vờ, vô định, không muốn làm việc
và dấn thân, lại càng không phải là một câu lạc bộ của các người mơ mộng viễn vông. Tình yêu thương
và liên đới trợ giúp giữa các tín hữu không được trở thành cớ tạo ra cả một phong trào ăn bám tôn giáo.
Gương sống cụ thể của Phaolô và các thừa sai ở đây là một chưng tá qúy báu cho thấy cung cách sống
dấn thân và các cố gắng của các người truyền giáo. Tuy có quyền đòi hỏi tín hữu phải chu cấp phương
tiện vật chất cho mình, nhưng các vị đã không muốn trở thành gánh nặng cho bất cứ ai trong cộng đoàn.
Trái lại, Phaolô và các cộng sự viên đã cố gắng lao nhọc mỗi ngày với một nghề riêng để có phương tiện
tài chánh sinh sống (3,7-9). Đây cũng là một trong các vấn đề thời sự đối với các thừa tác viên Lời Chúa
trong các cộng đoàn kitô ngày nay.

94

You might also like