You are on page 1of 4

Tìm hiểu Tân Ước

Baì viết ngắn số 3

Dẫn nhập
Như chúng ta đã biết, hai Phúc Âm được ghi lại cùng một tác giả đó là Phúc Âm Luca
và Công Vụ mặc dầu không nằm trong thứ tự kế tiếp trong Tân Ước.Nhưng phần giới
thiệu của Phúc Âm Công vụ đã nói rõ việc này: “ Hỡi Thê-ô-phi-lơ trong sách thứ nhất ta
từng nói về mọi đều Đức Chúa Jesus đã làm và dạy từ ban đầu, cho đến ngày Ngài được
cất lên trời, sau khi Ngài cậy Đức Thánh linh mà răn dạy các sứ đồ Ngài đã chọn( Công
vụ 1:1)
Như những tác giả của các Phúc Âm khác, tác giả Luca chủ yếu ghi lại những gì có ý
nghĩa quan trọng đối với niềm tin Cơ Đốc. Ông quan tâm đến việc thể hiện tính liên tục
giữa câu chuyện về Chúa Jesus và mối quan hệ của Đức Chúa Trời với dân sự Ngài trong
Cựu ước. Câu chuyện của Chúa Jesus trên trần gian là phần thiết yếu của Phúc Âm này.
Sự cứu rỗi trong Luca và Công vụ không chỉ dành riêng cho một người nào, dân tộc nào
mà cho tất cả mọi hạng người từ các chức sắc, cho đến bậc thứ dân, kẻ chăn chiên, người
có quyền cao chức trọng hay kẻ nghèo khổ, đói khát, bệnh tật… Chúng ta sẽ lần lượt xem
xét các chi tiết của tính dung nạp này trong các phần chi tiết và tiêu biểu như sau.
Tính “dung nạp” qua Phúc Âm Luca
Tin Lành dành cho kẻ hư mất chính là dành cho tất cả mọi người không phân biệt
chủng tộc, sang giàu, giới tính, hay biên giới lãnh thổ. Luca cho thấy rằng thông điệp của
ông cũng đặc biệt dành cho người ngoại. Người Samari là người bị người Do Thái khinh
thường. Nhưng ở đây, tất cả mọi hạng người đều có thể nhận được ân điển của Đức Chúa
Trời mà không hề có sự phấn biệt nào cả.
Trước hết chúng ta có thể nhìn thấy bức tranh mà Chúa Jesus đã thu hút họ khi đoàn
dân đông tụ họp lại từ khắp xứ Giu-đê, thành Jerusalem, miền biển Tyrơ, Si-đôn. Họ
được Ngài chinh phục bởi quyền phép chữa lành và nhân cơ hội này, Ngài dạy dỗ họ
(6:17-19).
Trong cơ hội này, chúng ta cũng có thể nhận ra đối tượng của sự cứu rỗi là dành cho
đủ mọi hạng người mà trong đó người nghèo khó, đói khát, cùng khốn được đặc biệt
quan tâm hơn cả và nhận lấy phước hạnh (6: 20- 23). Ngoài ra, Chúa Jesus thường hay
cảm động trước sự tản lạc của bầy chiên hoặc người đang bị quỉ ám như người Giê-ra-sê
khi Ngài ngang qua xứ Ga-li-lê ( 8: 26-33), hoặc con gái Giai-ru và người dàn bà mất
huyết. Nói chung đối với Chúa Jesus lòng thương xót của Ngài không dừng lại ở bất cứ
thành phần nào trong xã hội, mà dành chung cho tất cả mọi người ngay cả những người
mà xã hội coi thường như người thu thuế Xachari, người đàn bà xấu nết, đối với Chúa họ
đều hưởng được nước Đức Chúa Trời như mọi người khác miễn là họ thành thật ăn năn
về tội lỗi của mình.( 19: 1-8). Ngài phán: “Hôm nay sự cứu rỗi đã vào nhà này, vì người
này cũng là con cháu Ápraham, bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ hư mất”( c. 9).
Ngoài các sự kiện mà Phúc Âm Luca đã ghi lại trong các cuộc tiếp xúc với đủ mọi
hạng người trong xã hội, chúng ta còn khám phá thêm tín dung nạp của Phúc Âm này
ngay trong câu chuyện giáng sinh của Ngài. Tác giả muốn bày tỏ một căn nguyên siêu
nhiên mà đạo của Ngài đã được dự ngôn từ lâu. Đấng Christ sinh ra bởi nữ đồng trinh.
Các thiên sứ đã báo tin cho Mari, Giô sép, các gã chăn chiên, và các bác sĩ đến từ Đông
phương thờ lạy Ngài. Từ các sự kiện này, đã cho thấy có một sứ điệp cứu rỗi cho tất cả
mọi hạng người hay nói cách khác những sự kiện đó cũng nóí lên được tính dung nạp của
Phúc Âm Luca vậy.
Tính “Dung nạp” qua sách Công vụ
Sách Công vụ là phần tiếp nối của Phúc Âm Luca. Mục đích chính của sách này ghi lại
những hoạt động của các môn đệ Chúa do quyền năng của Chúa Thánh Linh truyền bá và
thiết lập Hội Thánh của Chúa Cứu Thế bắt đầu từ Jerusalem, Giu-đê, Samari cho đến
cùng trái đất. Về sau đã trở thành niềm tin cho cả thế giới bao gồm tất cả mọi tầng lớp xã
hội không phân biệt bất cứ giai cấp nào hoặc ranh giới quốc gia nào, vì Phúc âm này
nhấn mạnh đến công tác truyền giáo cho cả dân ngoại do sứ đồ Phao Lô nhận lấy trách
nhiệm chủ yếu, dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.
Tân Ước nói đến sự lan tràn của Tin lành từ thành Jerusalem lan tràn qua xứ La-mã, qua
vùng Tiểu-á và Và Hy -lạp. Theo Cựu Ước, truyện tích Đức Chúa Trời thành lập và
trưởng dưỡng dân tộc Hê-bơ-rơ, ngỏ hầu nhờ họ mà ban phước cho mọi dân tộc. Trong
Công vụ, ghi chép công cuộc truyền giáo khởi điểm của việc lớn lao và lạ lùng giữa các
dân tộc, Đấng Mê-si-a của người Do Thái mà các tiên tri đã dự ngôn từ lâu. Nhà của Đức
Chúa Trời không còn trong phạm vi của một quốc gia nhưng đã vượt qua mọi biên giới
của lãnh thổ.
Công vụ thích hợp cho mọi người trong mọi hoàn cảnh và mọi nền văn hóa cho đến
ngày nay.Lu-ca đã mô tả Phao Lô giảng dạy cho người Do Thái và người ngoại quốc,
cũng như đã khích lệ nhiều cộng đồng tín hữu. Những bài giảng thích nghi cho mỗi loại
thính giả ( 20: 17-38).
Ngoài việc giảng cho các đối tượng như: người Giu-đa, trước mặt Phêlít, Phelu, cho
vua Ạc-rịp-ba, Phao Lô đã mạnh dạn giảng trước toà công luận: “Hỡi anh em trước mặt
Đức Chúa Trời,tôi đã ăn ở trọn lương tâm tử tế cho đến ngày nay.Nhưng thầy tế lễ
thượng phẩm là A-na-nia biểu mấy người đứng gần vả miệng người. Phao lô bèn nói
cùng người rằng: “Hỡi bức tường tô trắng kia, Đức Chúa Trời sẽ đánh ông, ông ngồi để
xử đoán tôi theo luật pháp, mà lại không kể luật pháp, biểu người đánh tôi” ( 23:1-3).
Chỉ riêng Phierơ cũng đã thu hút đám đông đến từ ban đầu, đó không phải là những “
người say” mà là những chứng nhân cho các sự kiện Đức Chúa Trời đã khiến cho Chúa
Jesus sống lại. Bài giảng của Phierơ cho thấy một cách mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời đã
tôn Chúa Jesus làm Chúa và Đấng Christ như các thiên sứ đã loan báo trong Luca 2:11.
Phierơ còn giảng cho nhiều đối tượng khác nhau trước toà công luận. Khi ông đang nói
chuyện với công chúng, thì các thầy tế lễ, quan coi đền thờ, và người Sađusê lại đến. Họ
bắt hai người giam vào ngục. Sau đó, họ bắt Phierơ và Giăng hầu trước mặt mình, nhưng
Phierơ đầy dẫy Thánh Linh đặt ra câu hỏi để tôn cao danh Chúa Jesus (4: 8-11).
Từ những sự kiện tiêu biểu cho đặc tính “dung nạp” của hai sách Phúc Âm và Luca,
chúng ta có thể đi đến kết luận rằng:

Hai Phúc Âm Luca và công vụ mang những đặc tính khác biệt so với các Phúc Âm
khác, nổi bật nhất là vai trò của Đức Thánh Linh trong các công cuộc truyền giáo. Các Sứ
đồ Phierơ, hay Phao lô có đầy năng quyền trong giảng dạy và chữa lành các bệnh tật
chính là sự ban cho Đức Thánh Linh nên họ đã dạn dĩ tuyên bố nước Đức Chúa Trời cho
mọi tầng lớp, mọi hạng người từ cao sang quyền thế cho đến dân giả nghèo hèn đều có
những bài giảng khác nhau thích hợp với nhnữg hoàn cảnh riêng biệt của họ.Chính vì sự
hiện hữu của Đức Thánh Linh khiến cho các đám đông bị bắt phục bởi Lời của Chúa và
con số tham dự cho đến 5 ngàn mà trong đó nhiều người nghe đạo và tin Chúa Jesus.
Từ những sự kiện được ghi chép trong hai sách Luca và Công vụ về quyền năng của
Đức Thánh Linh đã dẫn dắt Hội Thánh của Ngài đạt được những kết quả làm sáng danh
Đức Chúa Trời, đem lại sự phát triển các Hội thánh đầu tiên từ Jerusalem… cho đến cùng
trái đất. Hội thánh ngày nay cần câu xin Chúa ban cho sự đầy dẫy Thánh linh trong việc
thành lập các Hội thánh và công cuộc truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới. Nếu không
có Đức Thánh Linh dẫn dắt thì mọi cố gắng của con người chỉ là sự rỗng tuyếch chẳng có
giá trị thuôc linh nào trước mặt Đức Chúa Trời.

_____________________________

Tham khảo:

Kinh thánh bản dịch mới


Giải nghĩa inh Thánh ấn bản thế kỷ 21, quy ển 5
Tân ước lược k ảo UCC
www htth/ so20/ t truyen.htlm

 Giải nghĩa Kinh Thánh tập 5, ấn bản thế kỷ 21


 Tân ước lược khảo (bản cũ)
 Kinh Thánh bản dịch mới
www.htth.org/so20/ttruyen.html

 Giải nghĩa Kinh Thánh tập 5, ấn bản thế kỷ 21


T ân Ước lược khảo UCC
Htth.org/so 20/ttuyen.htlm
Kinh Thánh bản dịch mới

 Giải nghĩa Kinh Thánh tập 5, ấn bản thế kỷ 21


 Tân ước lược khảo (bản cũ)
 Kinh Thánh bản dịch mới
 www.htth.org/so20/ttruyen.html -

 Giải nghĩa Kinh Thánh tập 5, ấn bản thế kỷ 21


 Tân ước lược khảo (bản cũ)
 Kinh Thánh bản dịch mới
 www.htth.org/so20/ttruyen.html -

You might also like