You are on page 1of 381

NGHIÊN CỨU SÁCH ĐA-NI-ÊN

Niên Đại Và Tác Giả

Theo nội chứng, thì sách Đa-ni-ên ghi lại các đời và những mặc khải tiên tri đã
được ban cho Đa-ni-ên, một người Do Thái bị bắt làm tù binh và đưa sang Ba-by-lôn
khi Nê-bu-cát-nết-sa đánh chiếm Giê-ru-sa-lem lần thứ nhất vào năm 605 TC. Phần ký
thuật các biến cố kéo dài cho đến năm thứ ba đời Si-ru, là năm 536 TC, và như thế là
gồm một giai đoạn khoảng 70 năm. Rất có thể rằng Đa-ni-ên hãy còn sống cho đến
khoảng năm 530 TC, và sách Đa-ni-ên thì được hoàn tất vào thập kỳ cuối cùng của đời
ông.
Tuy từ đầu cho đến chương 7, Đa-ni-ên không hề nói về chính mình bằng ngôi
thứ nhất, đã có rất ít thắc mắc về việc chính quyển sách đã giới thiệu ông là tác giả. Điều
nầy đã được đoán định căn cứ vào phần sau của quyển sách và được đề cập đặc biệt ở
Đa-ni-ên 12:4. Cách dùng ngôi thứ nhất cùng với tên Đa-ni-ên được tìm thấy nhiều lần
ở nửa phần sau của quyển sách (7:2, 15, 28 8:1, 15, 27 9:2, 22 10:2, 7, 11, 12 12:5). Vì
đa số các nhà giải kinh, dầu theo khuynh hướng tự do hay bảo thủ, đều xem sách nầy
như một toàn tập, nhận định rằng Đa-ni-ên đã viết sách nầy được mọi người thừa nhận,
cả đến những người vẫn bài bác nó.
Ngoại trừ lời công kích của một người ngoại đạo là Parphyry (thế kỷ thứ 3 SC)
đã không hề có vấn đề nào được nêu lên liên hệ đến niên đại theo truyền thống là thế kỷ
thứ 6 TC, đến tác quyền của nhà tiên tri Đa-ni-ên, hay tính cách chân thực của quyển
sách trước khi phong trào phê bình cao hơn (higher criticism) nổi lên, hơn hai ngàn năm
sau khi quyển sách đã được viết ra. Phần xác nhận quan trọng cho sử tính của bản thân
Đa-ni-ên được tìm thấy trong ba khúc sách của Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-ên 14:24, 20 28:3),
được viết sau khi Đa-ni-ên đã chiếm được một địa vị quan trọng tại triều đình Ba-by-
lôn. Điều cũng giúp được cho các học giả bảo thủ tin quyết hơn nữa, là câu Đấng Christ
đề cập Đa-ni-ên trong Bài Giảng Trên Núi Ô-li-ve (Ma-thi-ơ 24:15; Mác 13:14).

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 1


Vấn đề thông thường mà các nhà phê bình cao hơn đặt ra, là các quyền theo truyền
thống và niên đại của các quyển sách trong cả Cựu lẫn Tân Ước, do đó, cũng bài bác
luôn phần nội chứng ngay trong sách Đa-ni-ên, tranh cãi việc Ê-xê-chi-ên đề cập Đa-ni-
ên, và không đếm xỉa gì đến phần hậu thuẫn của Đấng Christ trong Tân Ước. Nhưng hầu
như toàn thể các học giả bảo thủ đều đồng loạt thừa nhận rằng sách Đa-ni-ên quả thật là
một tác phẩm đã do Đa-ni-ên biên soạn hồi thế kỷ thứ 6 TC, và ông vốn là một tù binh
của Nê-bu-cát-nết-sa. Phần nhận xét các luận cứ của các nhà phê bình cao hơn được đưa
ra ở cuối đoạn thảo luận về tính cách chân thực của sách Đa-ni-ên là điểm mà ý kiến bảo
thủ lấy làm cơ sở.

Địa Vị Sách Đa-Ni-Ên Trong Kinh Điển

Sách Đa-ni-ên vốn được viết sau cùng trong tất cả các sách đại tiên tri, và được
xếp thứ tự giữa vòng các sách đại tiên tri trong Kinh Thánh. Trong bộ Cựu Ước Hi-bá-
lai văn - được chia làm ba phần gồm các sách Luật pháp, các sách Tiên Tri và các Văn
Phẩm, cũng được gọi là Kethubim (Hi-bá-lai văn) hay Hagiographa (Hi văn) - thì sách
Đa-ni-ên được xếp vào phần thứ ba, là các Văn Phẩm. Tuy nhiên trong các bộ Septuagint,
Vulgate và Luther, thì nó được xếp chung với các sách đại tiên tri. Josephus cũng xếp
sách ấy vào phần thứ hai của Kinh điển Do Thái là các sách tiên tri, chứ không phải vào
phần các sách văn thơ. Do đó, có thể nói là đã có sự thừa nhận phổ quát đặc tính tiên tri
của sách Đa-ni-ên.
Tuy chức vụ của Đa-ni-ên là nhà tiên tri, nó có đặc tính khác hẳn là các nhà đại tiên tri
khác, và dường như chính là vì lý do ấy mà người Do Thái đã liệt sách Đa-ni-ên vào
hàng các văn phẩm. Như Robert Dick Wilson đã vạch rõ, lý do để người Do Thái làm
như vậy không phải vì họ xem Đa-ni-ên là thấp kém hơn, hay vì phần dành cho các sách
tiên tri đã được điển chế đã hết chỗ, đã bị “đóng cửa” rồi, nhưng như Wilson nhấn mạnh:
“Điều càng có lý hơn để sách ấy được xếp vào phần đó của Kinh điển Hi-bá-lai, ấy là vì
Đa-ni-ên đã không được gọi là “nãbhi” (nhà tiên tri) nhưng được gọi là “hõzeh” (nhà
tiên kiến) và “hãkhãm” (người khôn ngoan, nhà hiền triết, minh triết). Chỉ có tác phẩm
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 2
của các nebhi'im mới được xếp vào phần thứ hai của Kinh điển Do Thái, phần thứ ba
vốn được dành cho các tác phẩm hỗn tạp của các nhà tiên kiến, hiền triết và thầy tế lễ,
hay các sách không có đề tên và cho biết đó là tác phẩm của một nhà tiên tri, hoặc có
hình thức văn thơ”.
J.B.Payne nhận xét: “Vì tuy Đấng Christ có đề cập chức năng của Đa-ni-ên là nói
tiên tri (Ma-thi-ơ 24:15), địa vị của ông là một viên chức chính quyền và là một nhà văn
được linh cảm, chứ không phải là người hành chức tiên tri (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:29,
30)”.
Dầu sao, người Do Thái đã không xem phần thứ ba như kém được linh cảm hơn, mà chỉ
có khác nhau về đặc tính mà thôi. Điều nầy được minh chứng rõ ràng bằng sự kiện họ
đã liệt vào phần ấy các văn phẩm đáng tôn trọng như sách Gíop, Thi Thiên, Châm Ngôn,
các quyển sách lịch sử như I và II Sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, Ê-xơ-tê cùng với nhiều
sách khác nữa, không được xem như các sách Luật pháp hoặc Tiên tri. Trong cả nền văn
học cổ xưa, đã không có chỗ nào nói bóng gió rằng người Do Thái từng xem sách Đa-
ni-ên như một sự giả mạo do một nhân vật sùng đạo nào đó.

Chủ Đích

Trong giờ phút đen tối của giai đoạn dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày với việc kinh đô
Giê-ru-sa-lem và ngôi đền thờ tại đó bị phá hủy thảm thương, quyền năng thần hựu và
sức mạnh của Đức Chúa Trời cần được chứng tỏ một cách mới. Đó là điều mà sách Đa-
ni-ên đã đem đến. Điều rõ ràng là chủ đích sách nầy không phải nhằm ghi lại chi tiết
cuộc đời của Đa-ni-ên, bằng cớ ấy là các chi tiết quan trọng như gia thế, tuổi tác và cái
chết của ông đã không được đề cập, mà chỉ có các biến cố rời rạc suốt cuộc đời khá dài
của ông là được ký thuật mà thôi. Sách đã nói rất ít đến lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên và số
phận của các tù binh Do Thái tại Ba-by-lôn. Cũng như sách Ê-xơ-tê, sách Đa-ni-ên vạch
rõ công việc mà Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục làm giữa vòng dân Y-sơ-ra-ên của Ngài cả
trong thời gian họ bị trừng phạt. Trong cái khung nầy, phần mặc khải phi thường liên hệ
đến các thời kỳ của dân ngoại và chương trình của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-
ên cũng được đưa vào. Nếu có sự nghi ngờ, chẳng hạn như lời tiên tri nầy có được những
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 3
người đồng thời với Đa-ni-ên biết rõ đầy đủ để làm nguồn khích lệ lớn lao cho chính
những người đã bị bắt đi đày hay không, thì điều không thể hoài nghi gì được, là sách
Đa-ni-ên đã ban hi vọng cho những người Do Thái đã hồi hương để xây lại đền thờ và
thành phố ấy, và đã đặc biệt giúp ích cho họ dưới thời bách hại của triều đại Mác-ca-bê.
Rõ ràng chủ đích của Đức Chúa Trời là ban cho Đa-ni-ên một sự mặc khải bao quát về
chương trình của Ngài, mà tuyệt đỉnh sẽ là sự tái lâm. Như vậy, sự mặc khải tiên tri của
sách nầy là chiếc chìa khóa để thấu triệt Bài Giảng Trên Núi Ô-li-ve (Ma-thi-ơ 24:1-
25:46) cũng như sách Khải huyền, mà vai trò đối với Tân Ước, cũng giống như sách Đa-
ni-ên đối với Cựu Ước vậy.

Đặc Tính Khải Huyền

Sách Đa-ni-ên được xếp vào loại văn phẩm Khải huyền là điều rất phải lẽ, vì
những loạt khải tượng siêu nhiên mà đặc tính vốn làm nội dung đầy đủ cho từ ngữ Hi
văn apokalypsis có nghĩa là khai mạc, là vén lên bức màn che giấu một chân lý mà nếu
không làm như vậy, thì sự thật ấy vẫn còn bị che kín. Tuy các văn phẩm Khải huyền vốn
có rất nhiều ngoài Kinh Thánh, đã có tương đối ít các tác phẩm được liệt vào Kinh điển.
Trong Tân ước, chỉ có sách Khải huyền là được liệt vào đó, nhưng trong Cựu Ước thì
ngoài sách Đa-ni-ên ra, hai sách Ê-xê-chi-ên và Xa-cha-ri cũng có thể được liệt vào.
Trong việc nghiên cứu nền văn chương thuộc loại nầy, Ralph Alexander đã đưa
ra một định nghĩa chính xác và bao quát cho văn học Khải huyền. Ông định nghĩa nền
văn học Khải huyền như sau: “Văn chương Khải huyền là nền văn chương khải tượng,
biểu tượng và tiên tri, được soạn thảo trong những điều kiện bị áp bức, gồm các khải
tượng mà các biến cố trong đó được ghi lại đúng y như lúc chúng được tác giả nhìn thấy,
và được giải thích bởi người lý giải của Đức Chúa Trời (a divine interpreter), còn nội
dung thần học thì trước hết là có tính chất thế mạt luận”. Alexander cũng tiếp tục xác
định các giới hạn của văn học Khải huyền: “Căn cứ trên định nghĩa nầy, ta xác định được
phần chính (corpus: thân) của văn học Khải huyền. Các khúc sách trong và ngoài Kinh
Thánh có tính cách khải huyền gồm có sách Khải huyền của Tân Ước Ê-xê-chi-ên 37:1-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 4


14, 40-48, các khải tượng của Đa-ni-ên trong các chương 2,7,8 và 10-12; Xa-cha-ri 1:7-
6, 8 I Enoch 90; I IExơra; II Baruch và phần mô tả thành Giê-ru-sa-lem mới”.
Các sách Khải huyền ngoài Kinh Thánh bị liệt vào các ngụy kinh
(pseudepigrapha), phần lớn xuất hiện khoảng năm 250 TC và được tiếp tục phát
hành vào thời kỳ các sứ đồ và muộn hơn nữa về sau. Nhiều quyển cố gắng bắt chước bút
pháp của các sách Khải huyền trong Kinh Thánh. Chúng thường khai triển chủ đề là
vạch rỏ tình hình đương thời, nhưng nói tiên tri về một tương lai quang vinh và phước
hạnh cho các thánh đồ và sự đoán phạt cho kẻ ác. Tên thật của tác giả thường không
được đưa ra trong các văn phẩm Khải huyền ngoài Kinh Thánh. Các tác phẩm Khải
huyền sở dĩ đã được liệt vào Cựu Ước một cách phải lẽ, có lẽ vì các sách ấy vốn tương
phản rõ rệt với các ngụy kinh ở chỗ phần mặc khải của chúng vốn có đặc tính hạn hẹp
hơn, tác giả thì được nhận diện rõ ràng, và chúng thật sự có đóng góp vào chân lý toàn
diện của Kinh Thánh.
Các tác phẩm Khải huyền bị liệt vào ngụy kinh gồm những quyển có nhan đề Sự
Thăng Thiên của Ê-sai, Lời Quyết đoán của Môi-se, Sách của Enoch, Sách của Jobilers,
Sách Khải huyền Hi Lạp của Baruch, các Thư của Aristeas, III & IV Ma-ca-bê, các Thi
thiên của Sa-lô-môn, Những Bí Mật của Enoch, Sấm ký Sibylline, sách Khải huyền Sy-
ri của Baruch, Giao ước của Mười Hai Tộc Trưởng, các sách Khải huyền của A-đam, Ê-
li và Sô-phô-ni và Giao ước của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp.
Tuy các nhà thượng phê bình (nhà phê bình cao hơn) - thường chống lại sự mặc
khải siêu nhiên bằng hình thức biểu tượng - muốn phủ nhận giá trị của các sách Khải
huyền trong Kinh Thánh và đặt chúng ngang hàng với các ngụy kinh mà các biểu tượng
trong đó nhiều khi rất lộn xộn và quá lố, nhưng thật ra việc làm đó của họ vốn không
chính đáng. Ngay đến một người tình cờ đọc sách cũng khám phá được chỗ khác nhau
về phẩm chất giữa các văn phẩm đã được liệt vào và không được liệt vào Kinh điển.
Thông thường thì các sách Khải huyền được liệt vào Kinh điển được kèm theo phần lý
giải của Đức Chúa Trời (divine interprÊ-xơ-têim) cung ứng chiếc chìa khóa để thấu triệt
sự mặc khải muốn đề cập. Sự kiện một quyển sách thật sự có tính cách khải huyền không
nhất thiết có nghĩa là phần mặc khải của nó phải tối tăm hay bấp bênh, không chắc chắn

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 5


và giới học giả bảo thủ đã thừa nhận tính cách hợp pháp của một mặc khải khải huyền
là một phương diện truyền thông thật sự của Đức Chúa Trời. Nếu nhà giải kinh chịu kiên
trì chú ý chi li, bám sát văn mạch của một phần mặc khải mình muốn chú giải, thì các
sách Khải huyền có thể cung cấp cho người ấy những kết quả vững chắc.

Ngôn Ngữ

Có một điều không bình thường trong sách Đa-ni-ên là sự kiện phần trung tâm
của sách ấy (Đa-ni-ên 2:4-7, 28) đã được viết bằng chữ A-ram của Kinh Thánh, cũng
được gọi là tiếng Canh-đê (Anh văn “Syriack"). Cách dùng tiếng A-ram tương tự như
vậy cũng được tìm thấy trong Ê-xơ-ra 4:8-6:18 7:12-26; Giê-rê-mi 10:11 và hai chữ
trong tên kép Y-ê-ga Sa-ha-đu-tha trong Sáng Thế Ký 31:47. Việc dùng tiếng A-ram là
quốc tế ngữ phổ thông của giai đoạn đó, vốn có liên quan với sự kiện phần chất liệu
nhằm vào thế giới người ngoại bang chớ không nhằm trực tiếp vào dân Y-sơ-ra-ên. Sự
kiện có nhiều phần tương tự nhau trong Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ là chẳng có gì
khác thường hay đáng thắc mắc về đoạn viết bằng chữ A-ram trong sách Đa-ni-ên. Như
Brownlee đã vạch rõ, việc thay đổi từ chữ Hi-bá-lai sang chữ A-ram rồi trở lại với chữ
Hi-bá-lai trong sách Đa-ni-ên đã được nhận thấy trong các cuộn sách Đa-ni-ên tại
Qumran, hậu thuẫn cho tính cách hợp pháp của điểm nầy trong văn bản Massoretic, vốn
thường được dùng để dịch Kinh Thánh ra Anh văn.
Luận cứ bảo rằng tiếng A-ram của sách Đa-ni-ên là của Tây phương và không hề
được sử dụng tại Ba-by-lôn như S.R.Driver đã phổ biến, hiện đã được chứng minh rõ
ràng là sai lầm căn cứ vào các chứng cứ khảo cổ học sau nầy. Như Martin nhận xét liên
hệ với vấn đề tranh cãi của Driver “Lúc ông (Driver) viết sách, thì tài liệu duy nhất vốn
có đã quá cũ nên không còn phù hợp nữa. Tiếp theo đó, nhờ lợi dụng các tài liệu sớm
hơn đã được đưa ra ánh sáng, R.D.Wilson đã có thể chứng minh được chỗ khác nhau
giữa tiếng A-ram Đông phương và Tây phương đã không hề có vào các thời kỳ tiền Cơ-
đốc giáo. Từ đó đến nay việc đó đã được H.H.Schaeder xác nhận thêm”.
Như G.L.Archer đề cập vấn đề tiếng A-ram “Rõ ràng là người Do Thái không hề
loại trừ các phần viết bằng tiếng A-ram trong sách E-xơ-ra, phần lớn gồm các bản sao
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 6
những thư từ trao đổi nhau bằng tiếng A-ram giữa các nhà cầm quyền địa phương tại xứ
Palestine với triều đình Ba-Tư vào khoảng từ năm 520 đến 460 TC. Nếu sách E-xơ-ra
có thể được thừa nhận là một tài liệu xác thực vào giữa thế kỷ thứ năm khi có rất nhiều
chương của sách ấy đã được viết bằng tiếng A-ram, thì thật là khó thấy được tại sao sáu
chương bằng tiếng A-ram trong sách Đa-ni-ên lại phải bị định niên đại hai trăm năm sau
đó. Phải chú ý cẩn trọng rằng tại Ba-by-lôn vào sáu thế kỷ cuối cùng là giai đoạn mà
theo nội dung sách ấy là thời kỳ mà Đa-ni-ên đã sống, thì ngôn ngữ chiếm ưu thế và
được dân chúng hỗn tạp sử dụng tại thủ đô nầy chính là tiếng A-ram. Do đó, người ta sẽ
chẳng có gì để lấy làm lạ khi một người cư trú tại thành phố ấy đã phải nhờ tiếng A-ram
để soạn thảo một phần các hồi ký của mình.

Những Cách Chia Phần Chính Và Tính Cách Nhất Quán

Truyền thống chia sách Đa-ni-ên làm hai phần (1-6; 7-12) thường được biểu minh
căn cứ vào việc sáu chương trước có tính cách sử ký và sáu chương sau có tính cách khải
huyền hay tiên tri. Có nhiều điều cần nói về cách chia phần nầy, vốn cũng thường xem
chương 1 là phần nhập đề.
Như đã được chỉ rõ trong phần chú giải chương 7, còn có một cách chia phần
khác cũng thừa nhận phần viết bằng tiếng A-ram là có ý nghĩa, nhưng lại chia cả bộ sách
làm ba phần lớn:
(1) Nhập đề Đa-ni-ên 1,
(2) Thời kỳ các dân ngoại được trình bày bằng tiếng A-ram, Đa-ni-ên 2-7,
(3) Dân Y-sơ-ra-ên trong mối liên hệ với các dân ngoại, bằng tiếng Hi-bá-lai,
Đa-ni-ên 8-12. Quan điểm nầy được Robert Culver đưa ra, sau Carl A.Aulierlin. Tuy
quan điểm nầy không hấp dẫn được đa số các học giả bảo thủ, nó có ưu điểm là phân
biệt chương trình của Đức Chúa Trời đối với các dân ngoại và chương trình của Ngài
dành cho dân Y-sơ-ra-ên, với chỗ gián đoạn ở cuối chương 7. Robert Dick Wilson thừa
nhận cả hai nguyên tắc chia phần đó.
Tuy phần nguyên tắc để chia phần có thể bị tranh cãi, điều có ý nghĩa nhất là phần
lớn các nhà giải kinh, dầu là tự do hay bảo thủ, đều đồng ý với nhau về tính cách nhất
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 7
quán của quyển sách. Một vài người bắt đầu là Spinoza vào thế kỷ thứ 17 đã có các quan
điểm khác. Chẳng hạn như Montgomery đề nghị một quan điểm được một số ít người
hưởng ứng kể cả trong giới các nhà phê bình, rằng các chương từ 1-6 vốn được một nhà
văn không biết là ai, viết vào thế kỷ thứ 3 TC, còn các chương từ 7-12 thì được viết vào
giai đoạn có dòng họ Ma-ca-bê, 168-165 TC. Điều có ý nghĩa là tất cả những người phủ
nhận tính cách nhất quán của sách nầy, cũng đều phủ nhận luôn tính cách xác thực của
nó là một tác phẩm đã được viết ra từ thế kỷ thứ 6 TC. Tuy về đặc tính, hai nửa phần
của sách Đa-ni-ên có khác nhau, rõ ràng là đã có tính cách liên tục về lịch sử để hậu
thuẫn cho tính cách nhất quán của bộ sách. Cùng một nhân vật là Đa-ni-ên đã được giới
thiệu trong chương 1, cũng đã được đề cập ba lần trong chương 12. Chứng cứ hiển nhiên
đã bênh vực mạnh mẽ cho tính cách nhất quán của bộ sách.

Những Phần Ngoại Kinh Thêm Vào

Trong bản dịch sách Đa-ni-ên ra Hi văn, đã có nhiều phần được thêm vào cho bộ
sách, vốn không thấy có trong các bản tiếng Hi-bá-lai hay Sy-ri như chúng ta được biết
ngày nay. Các phần được thêm vào là Bài Cầu nguyện của A-xa-ria, Bài Ca của Ba
Người Con Thánh, Suzanna, và Thần Bel và Con Rồng.
Bài Cầu Nguyện của A-xa-ria và Bài Ca của Ba Người Con Thánh gồm có bài
cầu nguyện và ca ngợi của ba người bạn của Đa-ni-ên khi bị ném vào lò lửa hực trong
Đa-ni-ên 3 với nhiều câu trích từ Thi thiên 148. Susanna là truyện tích về một phụ nữ
được Đa-ni-ên che chở, đã thuyết phục được hai vị quan tòa muốn quyến dụ nàng. Bel
và Con Rồng gồm ba câu chuyện, theo đó Đa-ni-ên phá hủy hình tượng của thần Bel,
giết Con Rồng, và được nhà tiên tri Ha-ba-cúc nuôi ăn sáu ngày lúc ông sống trong hang
sư tử, là phần phóng đại phần ký thuật trong Đa-ni-ên 6. Các truyện tích nầy bị loại khỏi
Kinh điển vì được cho là không thuộc về sách Đa-ni-ên.

Tính Cách Xác Thực

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 8


Thế giới cổ đại cho đến thế kỷ thứ 3 SC dường như đã không hề thắc mắc về tính
cách xác thực của sách Đa-ni-ên như là một văn phẩm đã được nhà tiên tri viết ra hồi thế
kỷ thứ 6 TC. Bấy giờ, Porphyry, một người ngoại đạo theo chủ thuyết Tân-plato đã công
kích bộ sách, khẳng định rằng đây là một sự giả mạo của thế kỷ thứ 2 TC. Mười lăm
quyển sách Chống Các Cơ-đốc nhân của Porphyry chỉ qua trung gian của Jerome mới
được chúng ta biết đến. Cuộc tấn công của Porphyry đã được các giáo phụ thời hội thánh
nguyên thủy bênh vực tức khắc.
Trong phần nhập đề quyển “Chú giải sách Đa-ni-ên” của mình, Jerome (347-420
SC) tòm tắt tình hình lúc ấy như sau:
“Porphyry đã viết quyển sách thứ mười hai của ông ta để chống lại lời tiên tri của
Đa-ni-ên. (A) Phủ nhận người đã viết sách ấy là người mà sách ấy mang tên, nhưng nó
do một người nào đó sống tại Giu-đê vào thời của Antiochus với bí danh Antiochus, ông
ta còn cho rằng “Đa-ni-ên” không hề nói trước tương lai, cho bằng là chỉ kể lại quá khứ,
và tất cả những gì ông đã nói cho đến thời của Antiochus đều có trong chính sử, còn
những gì có lẽ là ông phỏng đoán vượt quá thời điểm ấy đều sai lầm, vì ông không thể
nào biết trước được tương lai. Eusebius, Giám mục Sê-sa-rê đã đáp lại rất hay những lý
lẽ đã được viện ra đó trong ba quyển sách tức là các quyển thứ 18, 19, 20. Apollinarius
cũng làm như vậy trong chỉ một quyển sách dày, tức là quyển 26 của ông. (B) Trước hai
tác giả đó, Methodius cũng có trả lời một phần...
”... Trong phần vào đề, tôi muốn nhấn mạnh sự kiện là đã không hề có nhà tiên
tri nào nói về Đấng Christ rõ ràng cho bằng Đa-ni-ên. Vì chẳng những ông đã khẳng
định rằng Ngài sẽ đến, là một lời báo trước cũng rất phổ thông như các nhà tiên tri khác,
mà còn vạch rõ đúng thời kỳ nào Ngài sẽ đến nữa. Hơn nữa, ông còn điểm qua các nhà
vua theo thứ tự, nhấn mạnh số năm thật sự liên quan đến, và báo trước các dấu hiệu rỏ
ràng nhất các biến cố sẽ phải xảy ra. Và vì Porphyry thấy rằng tất cả những điều đó ứng
nghiệm và không thể chối cãi được rằng chúng đã xảy ra, nên mới áp đảo phần chứng
cứ chính xác có tính cách lịch sử đó bằng cách lẩn trốn vào lối thoát nầy, cãi rằng bất cứ
những gì đã được nói trước liên hệ đến Antichrist vào kỳ tận thế đều đã thật sự ứng
nghiệm dưới thời trị vì của Antiochus Epiphanes, vì một số những điều đó vốn giống

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 9


như những việc đã xảy ra vào thời vua ấy. Nhưng chính sự công kích đó lại chứng thực
cho sự chính xác của Đa-ni-ên. Vì lời báo trước của nhà tiên tri ấy vốn đáng tin cậy đến
nỗi đối với những kẻ chẳng tin thì nó chẳng có gì giống với một lời tiên đoán tương lai,
mà là việc kể lại những điều đã qua rồi. Cho nên, bất luận khi có cơ hội nào để giải thích
quyển sách nầy, tôi đều sẽ cố gắng trả lời vắn tắt lời công kích quỉ quyệt của ông ta, và
nói ngược lại là chỉ bằng cách đơn giản là giải thích bằng khẩu tài triết lý, hay đúng hơn
là bằng sự quỉ quyệt của đời, mà ông ta đã cố gằng đánh đổ chân lý, và bằng trò ảo thuật
đặc biệt của mình, ông ta đã muốn cất đi những điều vốn hết sức rõ ràng trước mắt chúng
ta”.
Lời phát biểu nầy của Jerome có thể xem như thái độ trước sau như một mà hội
thánh chủ trương cho đến khi chủ nghĩa thượng phê bình dấy lên vào thế kỷ thứ 17. Đến
lúc đó, điều gợi ý của Porphyry mới bắt đầu được xem là nghiêm túc, và nhiều luận cứ
đã được thâu góp để hậu thuẫn cho một niên đại vào thế kỷ thứ 2 của sách Đa-ni-ên. Cần
ghi nhận bên lề (1) rằng lý thuyết ấy vốn có nguồn gốc chống Cơ-đốc giáo. (2) đã không
hề có những sự kiện mới mẻ nào đã được xác định để làm thay đổi sự phê phán trước
đây của hội thánh, (3) rằng phần hậu thuẫn mà các nhà thượng phê bình dành cho
Porphyry là một thành phần của việc họ đến với toàn bộ Kinh điển với khuynh hướng
hầu như không có ngoại lệ là để phủ nhận tác quyền theo truyền thống, bảo rằng các
sách (trong Kinh Thánh) thường có nhiều tác giả và trải qua nhiều lần viết đi sửa lại, và
điều quan trọng hơn cả, là hầu như các nhà thượng phê bình đều đưa vào đó việc phủ
nhận giáo lý truyền thống và phổ quát về Kinh Thánh là không hề sai lầm, là nguyên văn
lời phán của Đức Chúa Trời (verbal), là hoàn toàn do linh cảm. Việc công kích sách Đa-
ni-ên là một thành phần của việc đánh đổ toàn bộ Kinh điển, bằng cách sử dụng phương
pháp phê bình lịch sử.
Trọng lượng của những lời phản bác đó, căn cứ phần lớn trên việc phê bình cao
hơn các tiền đề tự chúng vốn gây thắc mắc, bao gồm quá nhiều chi tiết đến mức phải có
cả một bộ sách mới có thể trả lời hết được. Ở đây thì giỏi lắm, chúng ta cũng chỉ tóm tắt
vấn đề ấy và cách giải quyết nó mà thôi. Nói chung thì các phản bác có tính cách phê
bình đối với các bản văn riêng biệt đều được giải quyết trong phần chú giải sách Đa-ni-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 10


ên khi chúng xuất hiện trong văn bản. Tuy nhiên, ở đây, thiết tưởng cũng thích hợp để
trình bày một nhận xét đối với những nét chính yếu của lời công kích có tính cách phê
bình liên hệ đến tính cách xác thực của sách Đa-ni-ên.
Thomas S.Kepler đã tóm tắt các phản bác có tính cách phê bình dưới 10 chủ đề:
“Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến cho ông Đa-ni-ên sống vào thời Nê-bu-cát-nết-sa đó
rất khó có thể là tác giả sách Đa-ni-ên:
(1) Vào khoảng năm 200 TC, “các sách tiên tri” đã được thêm vào phần các “sách
Luật pháp” để họp thành bộ “Kinh Thánh” Do Thái. Thế nhưng sách Đa-ni-ên lại không
được liệt vào số Các Sách Tiên Tri, mà chỉ được thêm vào Kinh Thánh khoảng năm 90
SC, lúc bộ Kinh Thánh Do Thái được (bổ sung cho) hoàn tất.
(2) Mãi cho đến năm 140 TC, khi sách Các Sấm Ký Sibylline (Sibylline Oracles,
3:397-400) trích dẫn nó, thì sách Đa-ni-ên đã không thấy được văn học (sách văn
chương) Do Thái nào đá động gì đến. Trong sách Baruch 1:15-3:3 (được viết khoảng
150 TC) có một bài cầu nguyện tương tự như trong Đa-ni-ên 9:4 và tiếp theo. Sách Đa-
ni-ên cũng được ám chỉ trong IMa-ca-bê 2:59 và tt (viết khoảng 125 TC). Sách Đa-ni-
ên được đề cập 164 lần trong các sách IMa-ca-bê, các Sấm ký Sibylline và Enoch (viết
khoảng 95 TC).
(3) Jesus Ben Sirach vào khoảng năm 190 TC liệt kê các vĩ nhân của lịch sử Do
Thái (Ecclesiasticus 44:1-50:24) nhưng trong các danh nhân ấy, đã không có tên Đa-ni-
ên.
(4) Các từ ngữ vay mượn của ngôn ngữ Ba-by-lôn, Ba-tư và Hi-lạp đã có trong
sách Đa-ni-ên.
(5) Giê-rê-mi đã được đề cập với tư cách một nhà tiên tri (9:2) và những gì ông
viết cũng được đề cập.
(6) Vào thời của Giê-rê-mi (và cả vào giai đoạn của Nê-bu-cát-nết-sa nữa) Canh-
đê được đề cập với tư cách một nước hay một dân, ám chỉ người Ba-by-lôn, nhưng trong
sách Đa-ni-ên họ lại được biết đến với tư cách các chiêm tinh gia, thuật sĩ và thầy bói.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 11


(7) Một phần sách Đa-ni-ên vốn được viết bằng tiếng A-ram, một ngôn ngữ thông
dụng giữa vòng người Do Thái hồi thế kỷ thứ 2 TC, nhưng không phải là dưới thời Nê-
bu-cát-nết-sa.
(8) Tác giả vốn có một quan điểm về lịch sử tuyệt vời sau thời của A-lịch-sơn Đại
đế, nhất là trong thời gian kháng chiến của dòng họ Ma-ca-bê, nhưng phần viết về lịch
sử của ông ta cho thấy rõ là có nhiều điểm không chính xác trong các thời kỳ của người
Ba-by-lôn và Ba-tư.
(9) Nền thần học liên hệ đến sự sống lại của kẻ chết và các ý niệm về các thiên
sứ chứng minh rằng tác giả đã sống vào một thời kỳ sau thời của Nê-bu-cát-nết-sa. Cũng
có thể nói như vậy liên hệ đến việc ông ta rất quan tâm đến việc kiêng ăn và cầu nguyện
theo nghi thức tôn giáo.
(10) Cái khuôn mẫu và chủ đích của sách Đa-ni-ên với tư cách một sách Khải
huyền, giải thích lại giai đoạn lịch sữ từ thời Nê-bu-cát-nết-sa cho đến thời Giu-đa Ma-
ca-bê và Antiochus IV và được viết ra năm 165 SC, vốn phù hợp hơn với bố cuộc và
chủ đích của Đa-ni-ên, hơn là nếu nó đã được viết ra dưới thời Nê-bu-cát-nết-sa, nói tiên
tri cho phần lịch sử 450 năm tiếp theo đó” (Thomas S.Kepler, Dreams of the Future, pp
32,33).
Những phản bác có tính cách phê bình nầy, đã được trả lời một phần và xem là
đầy đủ trong phần chú giải văn bản sách Đa-ni-ên, có thể được tập họp lại dưới sáu đầu
đề:
(1) bác bỏ việc sách Đa-ni-ên được điển chế (canonicity: liệt vào Kinh điển),
(2) bác bỏ việc nói tiên tri một cách chi tiết,
(3) bác bỏ các phép lạ,
(4) các vấn đề về văn bản,
(5) các vấn đề về ngôn ngữ,
(6) những điểm có phần nào không chính xác về lịch sử.
Bác bỏ việc được liệt vào Kinh điển. Như đã được giải thích trước đây khi nhận
xét về địa vị của sách Đa-ni-ên trong Kinh điển, sách ấy đã được đưa vào phần thứ ba
của Cựu Ước không phải trong phần về các sách tiên tri, Merrill Unger đã xác định chỗ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 12


sai lầm của quan điểm phê bình đó như sau: “Sở dĩ sách tiên tri của Đa-ni-ên được xếp
chung với các văn phẩm trong phần thứ ba của Kinh điển Do Thái chứ không phải với
các sách tiên tri trong phần thứ hai, là vì sách ấy vẫn chưa có khi việc điển chế các sách
tiên tri được kết thúc vào khoảng giữa những năm 300-200 TC”.
Như đã giải thích rồi, sở dĩ sách Đa-ni-ên không được đưa vào đó, vì tác phẩm
của ông vốn có đặc tính khác hẳn các sách tiên tri khác. Đa-ni-ên vốn trước hết là một
viên chức chính quyền, ông không hề được sai phái đi giảng dạy dân sự và rao truyền
một thông điệp bằng miệng (oral message) của Đức Chúa Trời như các nhà tiên tri từ
trước cho đến lúc ấy, chẳng hạn như Ê-sai hay Giê-rê-mi. Người ta có thể đặt nghi vấn
là chẳng hay tác phẩm của ông đã có được phổ biến vào thời sinh tiền của ông hay không.
Hơn nữa, các Văn Phẩm vốn không hề được phân loại vì chúng vốn có niên đại cổ xưa
tuy chúng gồm có các tác phẩm như sách Gióp, hay các sách I & II Sử ký, mà sự phân
chia như thế là căn cứ vào phần chất liệu trong sách. Điều quan trọng nhất, là các Văn
Phẩm vốn cũng được xem như đã được linh cảm và như Lời của Đức Chúa Trời, y như
các phần về Luật Pháp và sách Tiên Tri. Điều nầy được vạch rõ do sự kiện sách Đa-ni-
ên được đưa vào bộ Septuagint (Bảy Mươi Dịch Giả) cùng với các tác phẩm đã được
linh cảm khác, chứng minh rằng sách ấy cũng được xem là một tác phẩm thật sự được
linh cảm.
Việc phủ nhận sách ấy vốn chưa có vào thế kỷ thứ 6 TC đã bất chấp ba câu trích
dẫn đề cập Đa-ni-ên trong sách Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-ên 14:14, 20 28:3) cũng như mọi
chứng cứ hiển nhiên khác nằm ngay trong sách Đa-ni-ên. Các nhà phê bình tự do có
khuynh hướng bất chấp những câu đề cập Đa-ni-ên của Ê-xê-chi-ên. Chẳng hạn như
James Montgomery nói: “Trong Cựu Ước Hi-bá-lai văn, không hề đề cập gì đến ông
Đa-ni-ên của chúng ta như một nhân vật lịch sử...” Montgomery chủ trương rằng Ê-xê-
chi-ên đã nói về một nhân vật khác mà ông mô tả là “tên của một thánh đồ lừng danh
của truyền thống”.
Vị “thánh đồ theo truyền thống” mà Montgomery đề cập đó ám chỉ một “ông Đa-
ni-ên” nào đó, dường như đã sống vào khoảng năm 1400 TC. Năm 1930, nhiều năm sau
khi Montgomery viết quyển sách chú giải của ông, các nhà khảo cổ đào bới tại thành

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 13


phố Ugarit cổ (Ras Shamra ngày nay) tìm thấy mấy bảng đất nung kể lại chi tiết một
truyền thuyết về một người Ca-na-an tên Aqhat, vốn là cha của một ông tên là Đa-ni-ên.
Trong một bảng đất nung, Đa-ni-ên được vẽ lại như một bạn thân của các quả phụ, cô
nhi, một người khôn ngoan và công bình hiếm có khi phán xét mọi việc. Đây chính là
nhân vật đời xưa mà Montgomery khẳng định là được Ê-xê-chi-ên 14:14, 20 ám chỉ,
xem đó là đáng được đặt ngang hàng với Nô-ê và Gíop. Tuy nhiên, Đa-ni-ên con trai
Aqhát nầy là một người thờ lạy Ba-anh, cầu nguyện với Ba-anh, và phân phát thực phẩm
trong đền thờ của Ba-anh. Ông ta được vẽ ra như một kẻ thờ lạy các thần của tổ tiên
mình và cúng tế cho các hình tượng. Ông ta cũng phạm lỗi nguyền rủa các kẻ thù mình
và sống mà không hề dành hi vọng thật sự vào Đức Chúa Trời. Thật là khó tưởng tượng
nổi rằng Ê-xê-chi-ên, khi viết sách do linh cảm, mà lại đưa một nhân vật như vậy ra như
một tấm gương về một con người đạo đức, thánh thiện. Cách phê phán như thế thật là
khó khớp được với sự kiện.
Nếu những câu đề cập của Ê-xê-chi-ên có bị xem là chưa đủ đi nữa, thì chắc chắn là lời
chứng thực của Đấng Christ cho tính cách có thật của Đa-ni-ên trong Ma-thi-ơ 24:15
phải được thừa nhận là có giá trị. Như Boutflower đã diễn tả điều đó:
“Vậy thì, lời chứng của Đấng Christ liên hệ đến Đa-ni-ên là thế nào, vì rõ ràng là
với địa vị của Ngài là một giáo sư, với cung cách và với thời của Ngài khi tại thế, nhất
định là Ngài phải biết sự thật của vấn đề ấy; trong khi với đức tính, đạo hạnh của Ngài,
chúng ta chắc chắn là Ngài sẽ cho chúng ta biết sự thật, tất cả sự thật, và chỉ có sự thật
mà thôi? Làm thế nào mà Đấng Christ lại có thể xem quyển sách ấy - mà các nhà phê
bình đã hạ giá đến mức quá tệ như thế, xem đó như một tác phẩm tôn giáo giả mạo - với
phần nói tiên tri trong đó là một sách khải huyền của người Do Thái ? Câu trả lời, ấy là
đó là Quyển Sách mà Đấng Christ đặc biệt muốn đề cao. Với Ngài thì tên sách ấy không
hề là một tên vay mượn nhưng là tên của một người có thật, là “nhà tiên tri Đa-ni-ên” -
nhà “tiên tri” - theo nghĩa là một người đã được Đức Chúa Trời linh cảm để nói trước
về tương lai, “những việc sẽ phải xảy đến sau nầy”. Cứu Chúa chúng ta, trong lời tiên
tri quan trọng về sự Tái lâm của chính Ngài - Ma-thi-ơ 24:1-51 - thốt ra vào ngày trước

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 14


hôm Ngài chịu chết, đã trích dẫn sách Đa-ni-ên không dưới ba lần (Ma-thi-ơ 24:15, 21
Đa-ni-ên 12:1; Ma-thi-ơ 24:30, Đa-ni-ên 7:13)”.
Những phát giác mới đây tại Qumran đã khuyến khích việc nên xét lại các niên
đại cổ xưa của các sách như Thi thiên và I&IISử ký. Căn cứ trên các khám phá gần dây,
Brownlee vạch rõ rằng người ta không còn có thể chủ trương rằng tác giả của các Thi
thiên là Ma-ca-bê nữa. Ông nhấn mạnh: “Nếu quả đúng như vậy, thì dường như chúng
ta phải từ bỏ cái ý niệm cho rằng có bất luận một Thi thiên đã được liệt vào Kinh điển
lại có niên đại vào thời Ma-ca-bê”. Myers đưa ra chứng cứ rộng rãi rằng việc định niên
đại cho hai sách I&IISử ký là vào thời Ma-ca-bê (sau 333 TC) là không thể nào đứng
vững được sau khi các tài liệu Elephantime được công bố. Ông kết luận rằng giờ đây hai
sách I&IISử ký phải được xem là đã được viết vào thời kỳ Ba-tư (538-333 TC).
Khuynh hướng thừa nhận tác quyền rất sớm của các phần kể trên trong Cựu Ước
nầy cũng vạch ra chỗ bất thích hợp của chủ trương gán cho sách Đa-ni-ên một niên đại
muộn màng về sau. Nếu căn cứ vào các cuộn sách cổ vừa mới được phát giác gần đây,
các Thi thiên và sách Sử ký không còn bị cho là của thời Ma-ca-bê nữa, thì cũng cùng
loại chứng cứ như trên, sách Đa-ni-ên cũng đòi hỏi phải được thừa nhận là một sản phẩm
của thời kỳ Ba-tư hay sớm hơn nữa. Raymond K.Harrison đã kết luận như vậy khi ông
nói: “Nếu vào thời chép các cổ bản Qumran mà sách Đa-ni-ên đã được phát hành và
đánh giá rồi, thì việc các học giả phải từ bỏ cách định niên đại cho các Thi thiên có hơi
xưa hơn thời Ma-ca-bê một ít, nhưng lại không chịu bớt đi thái độ quá cứng rắn đối với
sách Đa-ni-ên khi các cơ sở để căn cứ vào vẫn giống y nhau, thì cả khi sự nồng nhiệt đó
có được kiến thức hiện tại soi sáng cho, phải chăng có phần nào là tự kiêu tự thị quá
đáng?” Harrison vạch rõ rằng tất cả các cổ bản sách Đa-ni-ên tìm thấy tại Qumran đều
là những bản sao, và nếu quả thật giáo phái Qumran có nguồn gốc từ thời Ma-ca-bê thì
điều đó nhất thiết ngụ ý rằng nguyên tác sác Đa-ni-ên phải có ít nhất là nửa thế kỷ trước
đó, và như thế thì phải định niên đại cho nó là trước thời mà người ta định niên đại cho
tác giả của nó, là sống vào khoảng thời Ma-ca-bê. Các nguyên tắc mà các nhà phê bình
đã áp dụng để đánh giá các cổ bản khác và gán cho chúng một niên đại sớm hơn các niên
đại trước đây đã được thừa nhận rất nhiều, nếu cũng được áp dụng cho sách Đa-ni-ên,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 15


sẽ khiến cho lập trường của giới phê bình tự do rằng sách Đa-ni-ên là một tác phẩm của
thế kỷ thứ 2 TC không thể nào đứng vững được. Điều lạ lùng là các nhà phê bình tự do
đã tỏ ra chậm chạp trong việc phổ biến và giải thích các trích đoạn sách Đa-ni-ên tìm
thấy tại Qumran, dường như cho thấy tác giả sách ấy vốn sinh sống vào trước thời Ma-
ca-bê. Các sự kiện hiện có trước mặt người đi truy tầm nghiên cứu đang đe dọa đánh đổ
các luận cứ của các nhà phê bình tự do về một niên đại muộn màng về sau nầy của sách
Đa-ni-ên. Phần chứng cứ chống lại việc sách Đa-ni-ên đã được điển chế (liệt vào Kinh
điển) vốn bị thiếu hậu thuẫn. Bên cạnh đó, người ta còn có thể thắc mắc rằng nếu sách
Đa-ni-ên không được liệt vào Kinh điển trước đó, thì người Do Thái sống vào thời Ma-
ca-bê có chịu thừa nhận sách ấy hay không?
Bác bỏ việc nói tiên tri chi tiết. Trong phần phản bác nguyên thủy sách Đa-ni-ên
của Porphyry, tiền đề đã được đưa ra là không thể có việc nói tiên tri. Dĩ nhiên là điều
nầy được đặt nền trên việc bác bỏ hữu thần chủ nghĩa nói chung, phủ nhận giáo lý về sự
mặc khải siêu nhiêu như điều Kinh điển vẫn khẳng định và được các học giả bảo thù chủ
trương, và việc khinh thị quyền vô sở bất tri của Đức Chúa Trời, gồm cả việc biết trước
tất cả các biến cố sẽ xảy ra trong tương lai. Biện hộ cho vấn đề có thể có việc nói tiên tri
sẽ là không cần thiết khi bàn về Kinh điển, vì nó vốn liên hệ với bộ môn biện giải học
toàn diện của Cơ-đốc giáo.
Tuy nhiên, còn có một lời công kích dành riêng cho sách Đa-ni-ên đặt nền trên
việc sách ấy là một sách Khải huyền, do đó, không xứng đáng để được nghiên cứu
nghiêm chỉnh với tư cách một sách tiên tri. Chúng ta sẵn sàng đồng ý rằng đã có rất
nhiều sách Khải huyền giả mạo cả vào thời Cựu Ước lẫn trong kỷ nguyên Cơ-đốc giáo.
Việc có các sách Khải huyền giả mạo không phải là một luận cứ có giá trị để chống lại
việc có thể có sự mặc khải khải huyền chân chính, chẳng khác gì một tờ giấy bạc giả
không phải là bằng cớ để chứng minh rằng không hề có giấy bạc thật. Nếu sách Đa-ni-
ên là quyển sách Khải huyền duy nhất trong toàn bộ Kinh điển, thì luận cứ còn phải được
chú trọng càng nhiều hơn; nhưng nhiều đoạn sách Khải huyền khác của Cựu Ước và tác
phẩm tiên tri chiếm được tuyệt đỉnh trong Tân Ước là sách Khải huyền, vẫn thường được

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 16


xem như bằng chứng hiển nhiên đầy đủ rằng phương pháp Khải huyền nhiều khi vẫn
được Đức Chúa Trời dùng để mặc khải chân lý tiên tri.
Hơn nữa, phải nhận định rằng trong sách Đa-ni-ên, phần Khải huyền đã không
bỏ mặc cho con người giải thích, mà song song với sự mặc khải, còn có phần giải nghĩa
của Đức Chúa Trời, giải phóng sự mặc khải khải huyền của Kinh Thánh khỏi các lối giải
thích mơ hồ, tối nghĩa và chủ quan thường là cần thiết cho các công trình giả mạo. Thật
ra thì vấn đề trong sách Đa-ni-ên không phải vì các phần có tính cách Khải huyền là tối
nghĩa mà các nhà phê bình lại phản bác phần chân lý tiên tri rõ ràng đã được trình bày
trong đó.
Luận cứ thỉnh thoảng vẫn được đưa ra, là các tác phẩm Khải huyền vốn chưa được bắt
đầu vào thời của Đa-ni-ên là thế kỷ thứ 6 TC, thì dĩ nhiên là đã được trả lời bằng tác
phẩm của một thời kỳ ấy của Ê-xê-chi-ên, và sự im lặng thiết yếu lại là nhược điểm của
luận cứ ấy. Thật ra thì các sách Khải huyền đã chiếm một thời gian khá dài. Giới học giả
bảo thủ đã kịp thời lợi dụng nhược điểm đó, và đồng thời với việc thừa nhận đặc tính
Khải huyền của sách Đa-ni-ên, cũng bác bỏ nó, xem như đó không phải là căn cứ có giá
trị để thắc mắc về vấn đề tác giả vốn sống vào thế kỷ thứ 6 TC, do đó, quyển sách cũng
là một công trình xác thực, chân chính.
Bác bỏ phép lạ. Nếu sách Đa-ni-ên bị xem là giả mạo căn cứ vào việc sách ấy
trình bày nhiều phép lạ, thì hậu quả của việc ấy là phần lớn Kinh điển cũng phải bị loại
bỏ, vì không phải là các tác phẩm được mặc khải có giá trị. Việc bác bỏ phép lạ vạch
trần quan điểm thiết yếu theo chủ nghĩa tự nhiên của một số các nhà phê bình. Các phép
lạ trong sách Đa-ni-ên không hề có tính cách bất thường hơn một số phép lạ đã được gán
cho Đấng Christ trong các sách Tin Lành, hay cho Môi-se và A-rôn trong Ngũ Kinh.
Ngoài việc cái siêu nhiên vốn được gắn liền với sự mặc khải trong Kinh Thánh, việc ba
người bạn của Đa-ni-ên được giải cứu trong Đan 3 và chính Đa-ni-ên cũng được giải
cứu trong Đa-ni-ên 6, vốn không phải là chuyện bất thường hơn việc Đấng Christ đã đi
thoát khỏi đoàn dân đông đe dọa ném Ngài từ một gành đá cao xuống (Lu-ca 4:29, 30)
hay việc Phi-e-rơ đã được giải thoát khỏi ngục (Công Vụ Các Sứ Đồ 12:5-11). Trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 17


lãnh vực Kinh Thánh, việc bác bỏ một sách chỉ vì trong sách ấy có đề cập các phép lạ,
phải bị phê phán là vô giá trị.
Các vấn đề về căn bản. Các nhà phê bình hầu như đã nêu ra vô số các vấn đề về
văn bản liên hệ đên sách Đa-ni-ên, nhưng chúng cũng mâu thuẫn nhau, vạch rõ tính cách
chủ quan của các lối phê bình ấy. Nhiều nhà phê bình cũng đặc biệt tập trung vào các
phần bằng tiếng A-ram, sửa đổi nhiều chỗ và làm đảo lộn bản văn theo nhiều cách; nhưng
những gì họ tìm ra được đều rất khác nhau, đi về nhiều hướng khác nhau. Ý kiến cho
rằng rất có thể thoạt tiên chính Đa-ni-ên đã viết phần nầy bằng tiếng Hi-bá-lai hay Ba-
by-lôn, rồi sau đó mới chuyển sang ngôn ngữ phổ thông thời bấy giờ, không nhất thiết
là một phản ảnh đối với sự linh cảm của hình thức cuối cùng như hiện có trong sách Đa-
ni-ên.
Robert Dick Wilson - có lẽ là người có uy quyền nổi bật về các cổ ngữ của vùng Trung
Đông - đã tóm tắt vấn đề như sau:
“Tuy nhiên, chúng tôi công bố rằng cách viết tiếng A-ram của Đa-ni-ên hầu như
hoàn toàn phù hợp về mọi phương diện về mặt chính tả, ngôn ngữ và cú pháp với các
văn bia tiếng A-ram của phần đất phía Bắc thuộc dòng dõi sau hồi các thế kỷ 9,8,7 TC
và với (chữ viết) trên các sách vỏ cây Ai-cập của thế kỷ thứ 5 TC, còn từ vựng của Đa-
ni-ên là một sự pha lẫn các từ ngữ Hi-bá-lai, Ba-by-lôn và Ba-tư, tương tự như (chữ viết)
trên các sách vỏ cây của thế kỷ thứ 5 TC; trong khi nó khác với cách viết chữ A-ram của
người Nabateans, vốn không thấy có các từ ngữ Ba-tư, Hi-bá-lai và Ba-by-lôn, mà đầy
dẫy chữ A-rạp, cũng khác với chữ của người Palmyrenes, vốn đầy dẫy chữ Hi-lạp, và
chỉ có một hai chữ Ba-tư, nhưng không có chữ Hi-bá-lai hay Ba-by-lôn”.
Wilson nhận thấy các vấn đề về văn bản vốn chẳng có gì khác với các sách khác,
mà tính cách chân thực không hề bị công kích. Nếu các vấn đề văn bản trong sách Đa-
ni-ên cũng như trong nhiều sách khác của Cựu Ước vẫn còn tiếp tục được bàn cãi, thì tự
chúng, các vấn đề ấy vốn không đủ để được các chứng cứ hiển nhiên bằng sự kiện hậu
thuẫn cho để biện minh cho việc người ta không chịu tin vào văn bản hiện hữu của sách
Đa-ni-ên. Cũng như trong nhiều luận cứ khác chống lại sách Đa-ni-ên, thái độ tự cao tự
thị của các nhà thượng phê bình dẫn tới các luận cứ ấy, tự chúng vốn rất đáng nghi ngờ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 18


và việc các giới phê bình rộng rãi không đồng ý với nhau về bản tính và phạm vi của
vấn đề về văn bản có khuynh hướng dẫn đến kết luận rằng chúng vốn vô giá trị.
Các vấn đề ngôn ngữ. Các nhà phê bình phản bác rằng hiện diện của nhiều từ ngữ
Hi-lạp và Ba-tư trong sách Đa-ni-ên, chứng minh rằng sách ấy thuộc về một thời kỳ
muộn về sau nầy. Như đã được vạch ra trong phần chú giải, Đan 3 gồm có nhiều từ ngữ
Hi-lạp và Ba-tư, thì theo ánh sáng của những khám phá khảo cổ học gần đây, sự phản
bác đó không còn có giá trị nữa. Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng từ hàng
trăm năm trước Đa-ni-ên, đã có nhiều binh sĩ đánh thuê trong quân đội A-sy-ri dưới
quyền chỉ huy của Ê-sa-hạt-đôn (683 TC) cũng như trong các đạo quân Ba-by-lôn của
Nê-bu-cát-nết-sa. Như Robert Dick Wilson đã ghi nhận, nếu sách Đa-ni-ên vốn được
viết vào thế kỷ thứ hai, chắc phải có nhiều chữ Hi-lạp hơn là chỉ có vài chữ ít ỏi mà thôi.
Yamauchi cũng đã chứng minh rằng việc các nhà phê bình căn cứ vào các từ ngữ Hi-lạp
trong sách Đa-ni-ên để phản bác sách ấy, là không có căn cứ.
Việc sử dụng các từ ngữ Ba-tư chắc chắn là chẳng có gì lạ cả, vì sự kiện bản thân
Đa-ni-ên đã sống vào những năm đầu tiên của đế quốc Ba-tư và từng phục vụ với tư
cách một quan chức cao cấp. Lẽ tự nhiên, ông phải dùng cách mô tả vào thời đó, để đề
cập các chức sắc khác nhau trong chương 3 nhằm cập nhật hóa cho mọi người biết chức
vụ của những người đã sống sau giai đoạn người Ba-tư chinh phục Ba-by-lôn năm 539
TC. Phải kết luận rằng việc phản bác sách Đa-ni-ên (không phải) là sách viết hồi thế kỷ
thứ 6 TC căn cứ vào các từ ngữ Hi-lạp và Ba-tư trong đó là không được sự hậu thuẫn
hợp lý của giới học giả, và ngày càng trở thành một lập trường khó đứng vững nổi trong
ánh sáng của các chứng cứ khảo cổ học.
Những điểm có phần thiếu chính xác về phương diện lịch sử. Những điểm đã
được cho là thiếu chính xác trong sách Đa-ni-ên sẽ được thảo luận trong phần chú giải,
để chứng minh rằng đã không hề có phát giác nào trong chính các cổ bản, có đủ lý lẽ để
nêu ra hầu đặt thành vấn đề để thắc mắc về tính cách chính xác của những câu trong sách
Đa-ni-ên. Mặt khác, điều có về bất bình thường hơn là có một nhà văn vào thế kỷ thứ 2
TC, vốn biết rất rõ sử ký Ba-by-lôn và trình bày nó trong sách Đa-ni-ên, lại không có
trong tay các văn bản và các tài liệu khác nữa mà hiện nay chúng ta lại có.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 19


Phần trả lời đầy đủ cho các phản bác phê bình liên hệ đến niên đại trong Đa-ni-
ên 1:1 được thảo luận trong phần chú giải câu ấy.
Chỗ khó khăn để nhận diện Bên-xát-xa (ch 5), nguồn gốc của nhiều phản bác phê
bình liên hệ đến tính cách chính xác của sách Đa-ni-ên đặt cơ sở trên việc ông không
thấy xuất hiện trong văn học cổ, đã được giải tỏa bằng lượng thông tin do Biên niên sử
của Nabonidus cung cấp.
Trong khi có thể đặt thêm nhiều vấn đề liên hệ đến lai lịch của Đa-ri-út người
Mê-đi (cũng được khảo xét trong phần chú giải), luận cứ của các nhà phê bình vốn chỉ
do sự im lặng hoàn toàn mà ra. Đã không có gì tìm được trong lịch sử nói ngược lại câu
kết luận rằng Đa-ri-út có phải là một tên khác của chính Si-ru hay không, hay nếu muốn,
thì đó là một người Si-ru biệt phái và vốn thuộc chủng tộc Mê-đi, do đó mà được gọi là
“người Mê-đi”. Vì có nhiều giải đáp khả dĩ chấp nhận được liên hệ đến lai lịch của Đa-
ri-út người Mê-đi, cho nên đã không có cơ sở hợp pháp nào để phản bác các câu viết
trong sách Đa-ni-ên do thiếu hậu thuẫn của cổ văn. Điều hết sức rõ ràng, là có hàng mấy
trăm sự kiện có tính cách lịch sử trong Kinh Thánh đã không thể được hậu thuẫn trọn
vẹn, còn chính quyển Kinh Thánh cũng phải được xem là một cổ bản hợp pháp mà lời
chứng trong đó phải được xem là vững vàng, cho đến khi nào có những sự kiện có cơ sở
vững chắc được nêu ra để đặt thành vấn đề.
Căn cứ trên ý kiến của giới phê bình rằng sách Đa-ni-ên đã được viết ra vào thế
kỷ thứ 2 TC, người ta đã cho rằng các “lời tiên tri” liên hệ đến Đế quốc Mê-đô Ba-tư và
đế quốc Hi-lạp thường là không chính xác. Nhất là có người cho rằng Đa-ni-ên bảo có
một vương quốc Mê-đi trước khi có đế quốc Ba-tư, là điều không chính xác về mặt sử
ký. Vấn đề ở đây, trước hết là các nhà phê bình dường như đã cố tình xuyên tạc câu nói
của Đa-ni-ên để bảo rằng ông đã nói điều ông không hề nói, tức là một đế quốc Mê-đi
riêng biệt. Hai là chủ trương có mâu thuẫn giữa lời tiên tri và phần ứng nghiệm vốn được
đặt sẵn trong tâm trí các nhà phê bình. Các học giả bảo thủ đã không phải khó khăn gì
để nhận thấy sự ứng nghiệm chính xác trong lịch sử của những lời tiên tri thật sự do Đa-
ni-ên nói ra hồi thế kỷ thứ 6 TC. Ở đây, các nhà phê bình đã phạm vào lỗi lý luận vòng
vo, căn cứ vào một tiền đề sai dẫn đến các kết luận gây thắc mắc. Vấn đề rộng lớn hơn

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 20


trong việc chú giải sách tiên tri Đa-ni-ên tự nó không thể nào đánh đổ được tính cách
chân thực của sách ấy, cho đến khi nào người ta chứng minh được rằng chính lời tiên tri
ấy tự nó là không chính xác. Cho đến tận giờ phút nầy, các nhà phê bình đã không làm
được điều đó.
Nhập chung tất cả lại, thì những phản bác quan trọng của giới phê bình chống lại
sách Đa-ni-ên cũng như nhiều vấn đề nhỏ nhặt khác đã được nêu lên khá phổ biến, đều
thuộc cùng một loại với những kẻ vẫn hò hét chống lại toàn bộ Kinh điển và giáo lý về
sự mặc khải siêu nhiên. Thường thường thì các phản bác vốn là sản phẩm của chính các
lý thuyết của họ, theo đó, họ chỉ trích là sách Đa-ni-ên không phù hợp với ý kiến của họ
về vấn đề tác giả sách ấy vốn sống vào thế kỷ thứ 2 TC. Nổi bật hẳn lên trong tình huống
nầy là luận cứ rút ra từ sự im lặng mà căn cứ vào đó, họ quả quyết rằng sách Đa-ni-ên
phạm nhiều lỗi lầm, cho đến chừng nào có sự chứng minh khác đi.
Các vấn đề rộng lớn về lịch sử đã được nêu lên khi nghiên cứu sách Đa-ni-ên đã
được Robert Dick Wilson giải đáp, ông đã chứng minh rằng giới phê bình vốn không có
đủ lý do để lập thuyết cũng như để đưa ra những câu kết luận. Wilson chứng minh rằng
vấn đề của chúng ta không phải là vấn đề sự kiện, vì đã không hề có sự kiện nào đã được
phám phá lại nói ngược lại sách Đa-ni-ên, nhưng đó là vấn đề của các lý thuyết, rất
thường được hậu thuẫn bằng lối lý luận vòng vo. Về niên đại, thì các luận cứ phê bình
không được sự kiện nào xác nhận cả, và người ta chỉ phải lấy đức tin mà chấp nhận. Đối
với nhà giải kinh bảo thủ, thì thà chấp nhận sách Đa-ni-ên bởi đức tin, vì sách ấy đã được
chính Đấng Christ xác nhận trong Ma-thi-ơ 24:15.

Vấn Đề Chú Giải

Theo lẽ tự nhiên, các vấn đề về chú giải trong sách Đa-ni-ên, được khảo xét khi
chú giải văn bản. Nếu tiền đề đã được bảo đảm, rằng sách Đa-ni-ên là Kinh điển chân
chính, và rằng phần tiên báo chi tiết về tương lai trong sách Đa-ni-ên có thể được xem
là thật, thì sau đó, vấn đề chú giải sẽ được thu gọn vào việc xác định xem thật ra bản văn
ngụ ý muốn nói gì.
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 21
Việc chú giải văn học khải huyền như các khải tượng của Đa-ni-ên đòi hỏi nhiều
biệt tài và phải bám sát các nguyên tắc giải kinh áp dụng cho một sách mặc khải như thế.
Chẳng hạn như Alexander trong công trình nghiên cứu được soi sáng của ông về vấn đề
nầy, đã đề ra 23 qui luật phải theo để chú giải các sách của nền văn học khải huyền trong
Cựu Ước. Tuy nhiên, nói chung, thì ý nghĩa của bản văn có thể được xác định, nhất là
nhờ phần ứng nghiệm trong lịch sử mà nhà giải kinh đã nắm được.
Các tài liệu lịch sử được ghi lại đã tỏ ra tốt bụng với Đa-ni-ên khi cung cấp nhiều
bằng chứng đầy đủ về việc lời tiên tri của ông đã ứng nghiệm, khiến các nhà phê bình
phải đặt tác phẩm của ông đàng sau các biến cố, như sẽ được vạch rõ trong phần chú
giải, sách Đa-ni-ên hậu thuẫn cho lời giải thích rằng Đa-ni-ên đang trình bày sự thật liên
hệ đến bốn đại đế quốc trên thế giới, bắt đầu là Ba-by-lôn, với đế quốc thứ tư dứt khoát
vẫn còn nằm trong viễn tượng tiên tri, ngay cả với một quan sát viên đứng tại thời điểm
là thế kỷ thứ 2. Phần giải thích chương 2 được chương 7 xác nhận, trong đó có sự mặc
khải đặc biệt liên hệ đến đế quốc thứ tư với giai đoạn hãy còn trong tương lai của nó, và
bằng nhiều chi tiết thêm vào trong chương 8 về các đế quốc Mê-đô Ba-tư và Hi-lạp. Nếu
không nói là trọn vẹn, thì phần lớn chương 8 đã được ứng nghiệm trong lịch sử 500 năm
từ ngày Đa-ni-ên qua đời, cho đến lúc bắt đầu hình thành Đế quốc La Mã năm 27 TC.
Lời tiên tri được tập trung vào Đa-ni-ên 11:36-12:13 đã được xem rất đúng là
phần thảo luận chi tiết về “kỳ sau rốt” là giai đoạn ngay trước khi Đấng Christ tái lâm.
Chương 9:24-27 đưa ra một cái nhìn rộng rãi vào lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, có thể được
một quan sát viên của thế kỷ thứ 20 xem như đã ứng nghiệm. trừ 9:27 là một lời tiên tri
khác về vai trò của dân Y-sơ-ra-ên trong những năm ngay trước ngày Đấng Christ tái
lâm.
Nhập chung lại, thì lời giải thích của Đa-ni-ên cung cấp một chương trình bao
quát của Đức Chúa Trời cho các dân ngoại từ Đa-ni-ên cho đến khi Đấng Christ tái lâm,
và chương trình cho dân Y-sơ-ra-ên cùng trong giai đoạn ây, với 9:24 bắt đầu vào thời
Nê-hê-ni. Phần hậu thuẫn cho những lời giải thích nầy chống lại các quan điểm trái
ngược, sẽ được trình bày trong phần chú giải.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 22


Vấn Đề Thần Học

Trong phần mặc khải bao quát của mình, sách Đa-ni-ên cung cấp cùng một quan
điểm về Đức Chúa Trời (Thượng Đế quan) như quan điểm vẫn xuất hiện khắp nơi trong
Cựu Ước, tức là về một Đức Chúa Trời đang cầm quyền tể trị, yêu thương, vô sở bất
năng, vô sở bất tri, công chính và giàu lòng thương xót. Ngài là Đức Chúa Trời của dân
Y-sơ-ra-ên nhưng cũng là Đức Chúa Trời của các dân ngoại. Nội dung quyển sách đã
hậu thuẫn cho cả hai chủ đề nầy.
Tuy Đa-ni-ên không quan tâm trước nhất đến lời tiên tri về Đấng Mê-si, sự giáng
lâm lần thứ nhất của Đấng Christ đã được báo trước trong 9:26, gồm có việc Ngài chịu
chết trên thập tự giá và việc thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy sau đó. Sự tái lâm của Đấng
Christ thì được mặc khải đặc biệt hơn trong các chương 7 và 12.
Giáo lý về các thiên sứ nổi bật hẳn lên trong sách Đa-ni-ên với Gáp-ri-ên và Mi-
chen được nêu tên và tích cực hoạt động trong các biến cố xảy ra trong sách. Về điểm
nầy, thì sách Đa-ni-ên đi trước về giáo lý nầy trong Cựu Ước, nhưng giới phê bình tự do
lại cho rằng Đa-ni-ên đã vay mượn nó từ các nguồn gốc Ba-by-lôn và Ba-tư, là điều
không có gì biện minh cả, và không được văn bản hậu thuẫn.
Trong giáo lý về con người, Đa-ni-ên làm chứng đầy đủ cho sự hư hoại của con
người, cho sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời đối với họ, và việc có thể được
thương xót và khoan hồng như chương 4 đã minh họa bằng sự ăn năn của Nê-bu-cát-
nết-sa.
Lời chứng rõ ràng của Đa-ni-ên cho đề tài về sự sống lại trong chương 12 đã bị
các nhà phê bình phản đối là không phù hợp với thời của ông, là vay mượn của các
nguồn gốc ngoại đạo, và không được các nhà tiểu tiên tri sau ông chú ý đến. Tất cả các
chủ trương trên đều thiếu nền tảng. Giáo lý về sự sống lại vốn đã được nêu ra hết sức rõ
ràng trong Gióp 19:25, 26 và vẫn được giải nghĩa là chuyện bình thường, Sự hồi sinh
của dân Y-sơ-ra-ên còn được đề cập trong Ê-sai 26:19. Khải tượng về trũng hài cốt khô
của Êx 37 khi đề cập sự phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên, đòi hỏi phải có sự sống lại
của các cá nhân người Y-sơ-ra-ên để hoàn tất chủ đích ấy. Trong Cựu Ước cũng có

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 23


những câu đề cập Quyển Sách Sự Sống hay Quyển Sách Kỷ Niệm vào một thời gian rất
sớm, như trong Xuất Ê-díp-tô Ký 32:32, 33. Giáo lý về Đấng Mê-si trong Cựu Ước cùng
mang theo với nó giáo lý về sự phục sinh, mà chủ đề nầy thì dĩ nhiên đã được bắt đầu
trong Sáng Thế Ký 3:15. Mặt khác, các sách ngoại kinh rất ít đề cập việc sống lại của cả
người công chính lẫn kẻ gian ác. Archer chỉ thấy việc ấy được sách của Mười Hai Tộc
Trưởng đề cập mà thôi. Hơn nữa, như Archer vạch rõ, giáo lý về sự phán xét sau cùng
vốn gồm luôn trong đó sự sống lại, là một đề tài rất thường gặp trong lời tiên tri, kể các
các tiểu tiên tri như Sô-phô-ni, A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi cũng như trong rất nhiều
Thi thiên. Cũng vậy, lời phản bác của Montgomery và nhiều nhà phê bình khác rằng
giáo lý về sự sống lại của Đa-ni-ên không phù hợp với thế kỷ thứ 6 TC, và vốn được vay
mượn từ các nguồn gốc ngoại đạo hay không được các nhà tiểu tiên tri, là các tác giả sau
Đa-ni-ên chú ý, đều hoàn toàn không đủ cơ sở và trái ngược với các sự kiện trong Kinh
điển. R.D.Wilson chứng minh rằng từ hơn 3000 năm trước Đa-ni-ên, người Ai-cập đã
tin vào sự sống lại, và người Ba-by-lôn cũng tin phổ biến vào giáo lý về sự phục sinh
(Wilson, Studies, pp 124-127). Đã không có lý do chính đáng nào để Đức Chúa Trời
không mặc khải các chân lý đó cho Đa-ni-ên vào thế kỷ thứ 6 TC. Điều thú vị đáng ghi
nhận, là đức tin của Đa-ni-ên rằng ông sẽ được sống lại “trong những ngày sau rốt”, tức
là khi Đấng Christ tái lâm (Đa-ni-ên 12:13).
Phần đóng góp của Đa-ni-ên cho thế mạt luận thật là rõ rệt, với chủ đề chính của
ông là diễn tiến của lịch sử, với việc dân Y-sơ-ra-ên vốn có liên hệ với diễn tiến đó, và
với tột đỉnh của nó sẽ là sự tái lâm của Đấng Christ. Nói chung, thì Đa-ni-ên đã đóng
góp một phần phi thường cho nền thần học khi sách của ông rất “khớp” với sự mặc khải
tổng quát của Kinh điển, lại là một bước đi trước phân biệt trong sự mặc khải của Cựu
Ước.

Kết Luận

Theo nhiều phương diện, sách Đa-ni-ên là sự mặc khải tiên tri hàm súc nhất trong
Cựu Ước, đưa ra một quan điểm toàn diện duy nhất về lịch sử thế giới từ thời đế quốc
Ba-by-lôn cho đến ngày Đấng Christ tái lâm và xen kẽ phần lịch sử và lời tiên tri về các
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 24
dân ngoại, với lịch sử và lời tiên tri liên hệ đến dân Y-sơ-ra-ên. Đa-ni-ên đã cung cấp
chiếc chìa khóa cho việc chú giải trọn vẹn lời tiên tri, là một yếu tố chủ yếu trong giáo
lý tiền-thiên-hi-niên (Chúa tái lâm trước thiên-hi-niên) và thiết yếu cho việc chú giải
sách Khải huyền. Phần mặc khải của sách ấy về sự tể trị và quyền phép của Đức Chúa
Trời đã bảo đảm cho dân Do-thái và các dân ngoại rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành
các chủ đích tể trị của Ngài trong thời gian và cõi đời đời.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 25


CHƯƠNG 1: THUỞ THIẾU THỜI CỦA ĐA-NI-ÊN TẠI BA-BY-LÔN

Chương đầu của sách Đa-ni-ên là truyện tích được viết lại thật đẹp đẽ, thật cảm
động về thuở thiếu thời của Đa-ni-ên và các bạn ông tại Ba-by-lôn. Bằng hình thức ngắn
gọn và cô đọng, nó ghi lại phần bối cảnh lịch sử cho toàn quyển sách. Hơn nữa, nó giới
thiệu một giọng văn thiết yếu có tính cách lịch sử về Đa-ni-ên và các từng trải của ông,
tương phản với phần nhập đề của các nhà đại tiên tri khác, từng sống với cương vị người
phát ngôn của Đức Chúa Trời. Trong phần lớn quyển sách, Đa-ni-ên vốn là một quan
chức chính quyền và là một sử gia trung thực viết lại cách thức Đức Chúa Trời đã đối
xử với ông. Tuy có ngắn hơn các sách tiên tri như Ê-sai, Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên, sách
Đa-ni-ên là quyển sách hàm súc và có phần mặc khải có phạm vi rộng lớn nhất mà một
nhà tiên tri Cựu Ước đã ghi lại được. Các chương nhập đề giải thích Đa-ni-ên đã được
kêu gọi chuẩn bị trưởng thành, và được Đức Chúa Trời chúc phước cho như thế nào. Rất
có thể là ngoại trừ Môi-se và Sa-lô-môn, Đa-ni-ên là nhân vật có học thức cao nhất trong
cả Cựu Ước và đã được huấn luyện chu đáo nhất cho vài trò quan trọng của mình trong
lịch sử và văn học.

1.1 Xứ Giu-Đa Bị Chinh Phục Và Dân Do Thái Bị Lưu Đày (Đa-ni-ên 1:1, 2)

“1Năm thứ ba về đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, thì Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-
by-lôn, đến thành Giê-ru-sa-lem và vây lấy. 2Chúa phó Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, và
một phần khí mạnh của nhà Đức Chúa Trời vào tay người. Nê-bu-cát-nết-sa đem khí
mạnh ấy về đất Si-nê-a, vào nhà của thần mình, và để trong kho của thần mình”.
Mấy câu mở đầu sách Đa-ni-ên kể lại vắn tắt phần bối cảnh lịch sử của việc người Ba-
by-lôn bao vây, và đánh chiếm Giê-ru-sa-lem lần thứ nhất. Theo Đa-ni-ên thì việc nầy
xảy ra nhằm “năm thứ ba về đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa” hay vào khoảng năm 605
TC. Nhiều phần ký thuật song song cũng được tìm thấy trong II. Các Vua 24:1, 2 và II.
Sử Ký 36:5-7. Việc Giê-ru-sa-lem bị chinh phục và dân Do Thái bị đưa đi lưu đày lần
đầu tiên sang Ba-by-lôn gồm cả Đa-ni-ên và các bạn bè ông, là phần ứng nghiệm của

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 26


nhiều lời cảnh cáo của nhiều nhà tiên tri rằng xứ Y-sơ-ra-ên sắp bị tàn phá vì dân sự đã
phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên đã quên mất luật pháp và giao ước của
Đức Chúa Trời (Ê-sai 24:1-6). “Họ đã quên mất ngày sa-bát và năm sa-bát” (Giê-rê-mi
34:12-22). Thật vậy, 70 năm đi đày là phần Đức Chúa Trời đòi lại thời gian Sa-bát mà
dân Y-sơ-ra-ên đã vi phạm, để cho xứ được nghỉ ngơi.
Dân Y-sơ-ra-ên cũng sa vào tội thờ hình tượng (I. Các Vua 11:5; 12:28; 16:31;
18:19; II. Các Vua 21:3-5; II. Sử Ký 28:2, 3) và họ từng bị Đức Chúa Trời cảnh cáo
nghiêm khắc về việc Ngài giáng sự đoán phạt trên họ vì cớ việc họ thờ hình tượng đó
(Giê-rê-mi 7:24-8:3; 44:20-23). Dân Y-sơ-ra-ên đã bị phó mặc để bị bắt đi đày sang Ba-
by-lôn là vì chính tội thờ hình tượng của họ. Ba-by-lôn là một trung tâm thờ lạy hình
tượng, và là một trong những thành phố gian ác nhất thế giới thời cổ. Điều rất có ý nghĩa
là sau lần bị đày sang Ba-by-lôn, sự thờ hình tượng chẳng bao giờ còn là điều cám dỗ
quan trọng đối với dân Y-sơ-ra-ên nữa.
Song song với việc vi phạm Luật pháp và xa rời sự thờ phượng Đức Chúa Trời
chân thật, dân Y-sơ-ra-ên đã sa vào tình trạng bội đạo khủng khiếp về mặt tinh thần. Về
vấn đề nầy thì tất cả các nhà tiên tri đều từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Bài giảng mở
đầu sách Ê-sai điển hình cho đầu đề các bài ca của các nhà tiên tri: Họ vốn là một “nước
mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ... Chúng nó đã lìa
bỏ Đức Giê-hô-va, khinh lờn Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, đã trở nên xa lạ và lui đi...
Các ngươi cứ bạn nghịch... đầu đều đau đớn cả, lòng đều mòn mỏi cả. Từ bàn chân cho
đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành: rặt những vết thương, những vết sưng cùng lằn
mới, chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm” (Ê-sai 1:4-6). Ở đây, một lần nữa,
điều mỉa mai trong sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, ấy là vì cớ phạm tội, mà dân Y-sơ-
ra-ên đã bị bắt đi đày sang thành phố Ba-by-lôn gian ác. Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm và
số người bị bắt đi đày lần thứ nhất, là khởi điểm cho ngày tàn của Giê-ru-sa-lem, đã từng
được Đa-vít và Sa-lô-môn đưa lên địa vị cao trọng, huy hoàng. Một khi Lời Đức Chúa
Trời đã bị quen đi, bị vi phạm, thì chẳng chóng thì chầy, sự đoán phạt của Đức Chúa
Trời sẽ giáng xuống, không tránh né vào đâu được. Các bài học thuộc linh thể hiện trong
sự kiện lạnh lùng của cuộc lưu đày rất cần để cho Hội Thánh ngày nay suy gẫm, một

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 27


Hội Thánh rất thường chỉ có hình thức tin kính bề ngoài, nhưng chưa hề biết được quyền
phép của sự tin kính đó. Các thánh đồ sống theo đời nầy thì chẳng bao giờ chinh phục
được thế gian, mà trái lại, sẽ bị thế gian chinh phục, bắt làm tù binh.
Theo Đa-ni-ên 1:1, thì cuộc bao vây và chinh phục Giê-ru-sa-lem của Nê-bu-cát-
nết-sa, vua Ba-by-lôn đạt đến tột đỉnh nào “năm thứ ba về đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-
đa”. Các nhà phê bình đã không hề chần chờ để chỉ ra, điểm dường như mâu thuẫn giữa
câu nầy với câu trong sách Giê-rê-mi chép rằng năm thứ tư đời Giê-hô-gia-kim là năm
thứ nhất đời Nê-bu-cát-nết-sa (Giê-rê-mi 25:1). Chẳng hạn như Montgomery đã bác bỏ
sử tính của cách ghi niên đại nầy. Ông ta cho rằng sự sai lầm về thời biểu nầy có thể
được dùng như sự sai lầm đầu tiên trong hàng loạt các chứng cứ mà ông ta sẽ viện dẫn
ra để cho rằng sách Đa-ni-ên là giả mạo, được một người nào đó chẳng quen biết gì với
các biến cố về việc dân Y-sơ-ra-ên bị bắt lưu đày, viết ra. Tuy nhiên, đã có nhiều cách
giải thích rất hay và hết sức thỏa đáng.
Cách giải nghĩa đơn giản và rõ ràng nhất ấy là ở đây, Đa-ni-ên đã sử dụng cách
ghi lại các biến cố của người Ba-by-lôn. Họ vốn có thói quen xem năm đầu tiên của đời
trị vì một nhà vua là năm đăng quang và gọi năm tiếp theo đó là năm thứ nhất. Keil và
nhiều tác giả khác đã gạt luận cứ ấy qua một bên vì điều đó chưa hề có tiền lệ trong Kinh
điển. Tuy nhiên, so với giới học giả cận đại, thì Keil đã tỏ ra hoàn toàn lạc quan ở điểm
nầy. Chẳng hạn như Jack Finegan đã chứng minh rằng câu năm thứ nhất đời Nê-bu-cát-
nết-sa trong sách Giê-rê-mi thật ra có nghĩa là năm đăng quang của Nê-bu-cát-nết-sa
theo cách ghi chép của người Ba-by-lôn. Tadmor vốn thuộc số những người đầu tiên hậu
thuẫn cho giải pháp nầy, và ngày nay thì vấn đề ấy có thể được xem như đã giải quyết
ổn thỏa rồi.
Điều Keil không hề biết, ấy là trường hợp của Đa-ni-ên hết sức bất thường, vì
trong số tất cả các nhà tiên tri, chỉ có ông là người duy nhất từng được học hỏi thấu đáo
nền văn hóa và các quan điểm của người Ba-by-lôn. Vì đã sống gần trọn đời tại Ba-by-
lôn, lẽ tự nhiên Đa-ni-ên phải sử dụng hình thức ghi thời gian của người Ba-by-lôn. Trái
lại, Giê-rê-mi phải sử dụng cách ghi thời gian theo lối người Y-sơ-ra-ên, gồm một phần
của năm ấy làm năm đầu đời trị vì của Giê-hô-gia-kim. Cách giải nghĩa đơn giản nầy

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 28


vừa thỏa đáng mà cũng vừa đầy đủ, đối với chỗ sai lầm mà người ta đã nghĩ ra. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều cách giải thích khác nữa.
Chẳng hạn như Leupold, khi khảo xét câu sách để tham khảo thêm trong II. Các
Vua 24:1 bảo rằng Giê-hô-gia-kim thần phục Nê-bu-cát-nết-sa trong ba năm, đã đưa ra
một cách giải thích khác. Tóm tắt là trước đó, chắc chắn đã có một cuộc đánh phá Giê-
ru-sa-lem mà không có chỗ nào khác trong Kinh Thánh đề cập, nhưng Đa-ni-ên 1:1 có
vạch ra. Chìa khóa cho thứ tự thời gian của các biến cố trong giai đoạn tối quan trọng
nầy của lịch sử Y-sơ-ra-ên, là trận đánh tại Cạt-kê-mít vào tháng 5-6 dương lịch năm
605 TC, một niên đại đã được D.J.Wiseman xác lập. Tại đó, Nê-bu-cát-nết-sa đã chạm
trán với Pha-ra-ôn Nê-cô và tiêu diệt đạo quân của Ai-cập; việc nầy xảy ra vào “năm thứ
tư đời Giê-hô-gia-kim” (Giê-rê-mi 46:2). Leupold chủ trương rằng cuộc xâm lăng trong
Đa-ni-ên 1:1 đã xảy ra trước trận đánh nầy chứ không phải là tiếp ngay sau đó. Ông vạch
ra rằng lối phỏng đoán thông thường rằng Nê-bu-cát-nết-sa không thể nào vượt khỏi
Cạt-kê-mít là một chiến lũy mà vua ấy không thể không biết đến, đã không được các sự
kiện hậu thuẫn cho, vì không hề có bằng cớ nào chứng minh rằng các đạo quân của Ai-
cập vốn rất mạnh tại Cạt-kê-mít cho đến ngay trước trận đánh tại đó mà kết quả là đã bị
đập tan. Trong trường hợp nầy, thì cuộc chinh phạt trong 1:1 chắc phải xảy ra một năm
trước hay vào khoảng năm 606 TC.
Tuy nhiên, trong tình trạng hiện có của Kinh Thánh về niên đại, thì như vậy là
quá sớm. Cả Finegan lẫn Thiele là những người có thẩm quyền về niên đại học Kinh
Thánh hiện nay, đều chấp nhận cách ước đoán rằng hệ thống ghi niên đại kể cả năm đăng
quang vốn đã được sử dụng trong xứ Giu-đa từ thời của Giô-ách cho đến Ô-sê. Thiele
giải quyết chỗ sai lệch bằng cách ước đoán rằng Đa-ni-ên đã sử dụng năm theo lịch cũ
tại xứ Giu-đa, bắt đầu vào cuối tháng Tishri (9,10 dương lịch), còn Giê-rê-mi thì sử dụng
lịch Ba-by-lôn bắt đầu vào mùa xuân nhằm tháng Ni-san (3,4 dương lịch). Theo Biên
Niên Sử Ba-by-lôn “Nê-bu-cát-nết-sa đã chinh phục toàn lãnh thổ xứ Hatti”, là vùng bao
gồm cả xứ Sy-ri và vùng lãnh thổ phía Nam cho đến biên giới Ai-cập vào cuối múa xuân
hay đầu mùa hè năm 605. Năm ấy sẽ là năm thứ tư đời Giê-hô-gia-kim theo cách ghi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 29


đầu niên lịch bằng tháng Ni-san, và là năm thứ ba, theo cách ghi đầu niên lịch bằng tháng
Tishri.
Lại còn một quan điểm thứ ba nữa, cũng do Leupold đề cập, gợi ý rằng từ ngữ
“đến” trong Đa-ni-ên 1:1 thật ra có nghĩa “bắt đầu ra đi” chứ không phải là “đã đến nơi”
rồi và ông trích dẫn các câu sau đây có nghĩa tương tự như vậy (Sáng Thế Ký 45:17;
Dân Số Ký 32:6; II. Các Vua 5:5; Gion Gn 1:3). Keil nối gót Hengstenberg và nhiều
người khác nữa, cũng hậu thuẫn cho lối giải thích nầy. Tuy nhiên, luận cứ vin vào cách
dịch “bắt đầu ra đi” (từ ngữ Hi-bá-lai là ho') nầy có vẻ yếu ớt cũng như cách thí dụ viện
dẫn đều chẳng có gì dứt khoát cả. Trong câu 2, cùng một từ ngữ đã được dùng theo nghĩa
thông thường là “đã (về) đến nơi”.
Cả hai cách giải thích của Leupold đã đưa ra để mọi người có thể chọn lấy, đều
không thỏa đáng bằng phương pháp dung hòa do Finegan và Thiele đề nghị. Rất có thể
là Wiseman đã nói đúng khi bảo rằng Đa-ni-ên vốn bị bắt đưa đi đày ít lâu sau khi Giê-
ru-sa-lem bị chinh phục, vào mùa hè năm 605 TC. Dầu sao thì chứng cứ hiển nhiên đã
khiến cho lời tố cáo rằng phần thông tin về niên biểu trong sách Đa-ni-ên vốn không
chính xác, đã không thể đứng vững được. Trái lại, nó hoàn toàn phù hợp với số thông
tin ngoài Kinh Thánh mà người ta đã thâu thập được, và hậu thuẫn cho quan điểm chủ
trương rằng sách Đa-ni-ên là thật.
Theo sách Đa-ni-ên, thì Nê-bu-cát-nết-sa, được mô tả là “vua Ba-by-lôn” đã thành
công trong việc vây thành Giê-ru-sa-lem. Nếu việc ấy xảy ra trước trận Cạt-kê-mít, thì
Nê-bu-cát-nết-sa vẫn chưa lên ngôi vua. Cách “dùng trước” một tước hiệu như vậy vốn
rất phổ biến (chẳng hạn khi nói: “Vua Đa-vít, lúc còn trẻ vốn là kẻ chăn chiên") nên
không gây vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, Đa-ni-ên có ghi lại sự kiện Giê-hô-gia-kim
bị chế phục và “một phần khí mạnh của nhà Đức Giê-hô-va” bị “đem về đất Si-nê-a, vào
nhà của thần mình”. “Si-nê-a” là một từ ngữ vốn được dùng để chỉ Ba-by-lôn với ngụ ý
là một nơi thù nghịch với đạo. Nó đã được kết hợp với Nim-rốt (Sáng Thế Ký 10:10),
trở thành nơi dựng tháp Ba-bên (Sáng Thế Ký 11:2) và là nơi sự gian ác bị xóa sạch (Xa-
cha-ri 5:11).

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 30


Theo văn bản thì Nê-bu-cát-nết-sa chỉ đem các khí mạnh ấy về đất Si-nê-a mà
thôi, chứ không nói rõ là có đem các tù binh cùng đi. Cho nên một lần nữa, các nhà phê
bình lại cho rằng câu nầy cũng phạm vào lỗi thiếu chính xác, vì không có chỗ nào khác
trong sách nói rõ rằng Đa-ni-ên và các bạn ông đã bị đem đi vào lúc nầy. Câu trả lời hết
sức hiển nhiên là chẳng cần gì phải ghi rõ các tù binh cũng bị đem đi, vì theo mạch văn
thì trong mấy câu tiếp theo đó, việc ấy đã được thảo luận chi tiết. Việc chép lại bản văn
hai lần chẳng cần thiết. Đem các khí mạnh vào nhà của thần Marduk của Nê-bu-cát-nết-
sa là một hành vi tôn giáo tự nhiên, nhằm gán chiến thắng của người Ba-by-lôn trên dân
Y-sơ-ra-ên cho các thần của Ba-by-lôn. Về sau, nhiều khí mạnh khác lại được thêm vào
cho bộ sưu tập nầy (II. Sử Ký 36:18) để rồi tất cả sẽ được đem ra vào đêm định mệnh,
khi Bên-xát-xa thiết đại tiệc trong Đan 5. Chính Giê-hô-gia-kim thì không bị đưa đi đày,
mà thăng hà sau đó, và con trai là Giê-hô-gia-kin kế vị. Tuy Giê-hô-gia-kin bị các toán
quân biệt phái truy đuổi ráo riết, nhưng đã không bị vây bắt (II. Các Vua 24:1, 2).

1.2 Các Thanh Niên Do-Thái Được Tuyển Chọn Để Thụ Huấn (Đa-ni-ên 1:3-7)

“3Vua truyền cho Át-bê-na, là người làm đầu các hoạn quan mình, lấy trong con
cái Y-sơ-ra-ên, trong dòng vua, và trong hàng quan sang, mà đem đến 4 mấy kẻ trai trẻ
không có tật nguyền, mặt mày xinh tốt, tập mọi sự khôn ngoan, biết cách trí, đủ sự thông
hiểu khoa học, có thể đứng chầu trong cung vua, và dạy cho học thức và tiếng của người
Canh-đê. 5 Vua định mỗi ngày ban cho họ một phần đồ ngon vua ăn và rượu vua uống,
hầu cho khi đã nuôi họ như vậy ba năm rồi, thì họ sẽ đứng chầu trước mặt vua. 6 Trong
bọn đó có Đa-ni-en, Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria là thuộc về con cái Giu-đa. 7 Người
làm đầu hoạn quan đặt tên cho họ: cho Đa-ni-ên tên Bên-tơ-xát-xa; cho Ha-na-nia tên
Sa-đơ-rắc; cho Mi-sa-ên tên Mê-sác; và cho A-xa-ria tên A-bết-nê-gô”.
Để giải thích làm thế nào Đa-ni-ên và các bạn ông có mặt tại Ba-by-lôn, sách Đa-
ni-ên chép rằng “vua truyền lệnh cho Át-bê-na” đưa một số thiếu niên người Y-sơ-ra-ên
đến Ba-by-lôn, để được huấn luyện trở thành tôi tớ cho vua. Theo S.H.Horn, thì tên “Át-
bê-na” xuất hiện trong các bản văn có tính cách bùa chú từ Nippur dưới dạng là 'SPNZ,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 31


và có thể là đã chứng thực chco cách viết chữ Át-bê-na (Ashpazanda) theo tiết-hình-tự”.
Horn còn tiếp tục nhận diện nhân vật ấy là “quan thái giám (làm đầu các hoạn quan) của
Nê-bu-cát-nết-sa” (Đa-ni-ên 1:3). Ý nghĩa của tên Át-bê-na đã được tranh luận nhiều,
nhưng dường như chúng ta nên đồng ý với Young khi ông bảo rằng “ngữ nguyên của nó
là bấp bênh, không có gì chắc chắn cả”.
Rất có thể rằng mấy chữ đề cập hoạn quan chỉ về các cận thần của vua, chẳng hạn
như Phô-ti-pha (Sáng Thế Ký 37:36) là người có vợ. Sách không chép là các thanh niên
Do Thái đã bị biến thành các hoạn quan đích thực, như Josephus đoan quyết. Ê-sai từng
tiên báo điều nầy nhiều năm về trước (Ê-sai 39:7) và Young hậu thuẫn cho nghĩa rộng
của chữ hoạn quan theo cách dịch khúc sách trên đây của Ê-sai trong bản Targum, đã
dùng chữ “quí tộc” thay cho chữ “hoạn quan”. Tuy nhiên, vì từ ngữ saris có cả nghĩa
“quan tại triều” lẫn “kẻ bị hoạn” các học giả đã chia thành hai phe trong vấn đề phải
chăng từ ngữ ấy muốn nói lên cả hai nghĩa trên. Montgomery nói “Chẳng có gì cần thiết
để đi đến kết luận là các thanh niên ấy đã bị biến thành hoạn quan, hay kết hợp việc ấy
với vấn đề được cho là ứng nghiệm Ê-sai 39:7”. Khi chú giải phần mô tả Đa-ni-ên trong
Đa-ni-ên 1:4 là “không có tật nguyền” (không tì vết, không chỗ trách được), Charles
viết: “Sự trọn vẹn được khẳng định ở đây là về thân thể, như trong Lê-vi Ký 21:17. Các
hoạn quan không thể có được sự toàn vẹn đó. Tuy nhiên, mọi người đều đồng ý rằng từ
ngữ saris được dịch ra là “kẻ hoạn quan” trong Ê-sai 56:3 ám chỉ một người đã bị hoạn.
Cuối cùng thì việc lựa chọn bị bỏ mặc cho người giải nghĩa, tuy như đã nói ở trên, một
ưu thế nào đó đã được dành cho ý nghĩ về “quan trong triều”.
Những người được chọn để phục vụ nhà vua đó, được mô tả là “trong con cái Y-
sơ-ra-ên, trong dòng vua và trong hàng quan sang”. Câu đề cập con cái Y-sơ-ra-ên không
có nghĩa là họ được chọn từ vương quốc miền Bắc, đã bị bắt đi đày từ lâu rồi, mà đúng
hơn, là đề cập các thiếu niên được chọn phải là người Y-sơ-ra-ên chính gốc, tức là hậu
duệ của Gia-cốp. Tuy nhiên, họ còn được qui định là phải thuộc dòng vua, hoặc là con
nhà quí tộc trong dân Y-sơ-ra-ên.
Từ ngữ Hi-bá-lai chỉ “các quan sang” là một từ ngữ Ba-tư, partamim, vốn được
viện dẫn như một chứng cứ khác nữa cho niên đại muộn về sau nầy của sách Đa-ni-ên.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 32


Tuy nhiên, vì Đa-ni-ên vẫn còn sống những ngày cuối cùng của đời mình với tư cách
một quan chức cao cấp của chính quyền Ba-tư, cho nên chẳng có gì lạ khi có một từ ngữ
Ba-tư tình cờ bị đưa vào. Nhưng có một sự kiện chắc chắn khác nữa, ấy là cả từ ngữ ấy
cũng không phải rõ ràng là nhất định là một từ ngữ gốc Ba-tư, vì nguồn gốc của nó cũng
còn bấp bênh.
Khi chọn các thành viên trên đây để giáo dục hầu đưa vào phục vụ tại triều đình Ba-by-
lôn, Nê-bu-cát-nết-sa đã thực hiện rất nhiều mục tiêu. Số tù binh bị đưa đi đày nầy là
những con tin rất tốt để bắt buộc hoàng gia của vương quốc Giu-đa phải ngoan ngoãn,
thủ phận. Sự có mặt của họ trong triều cũng nhắc nhở cho vua Ba-by-lôn nhớ lại một
cách thích thú việc mình đã từng đi chinh phạt và thắng trận ngoài chiến trường. Hơn
nữa, việc huấn luyện, đào tạo họ chu đáo để trở thành công bộc, có thể sẽ rất có lợi nhiều
cho Nê-bu-cát-nết-sa trong việc sắp xếp các vấn đề cai trị dân Do Thái sau nầy.
Các điều kiện để được tuyển chọn đã được nêu ra cẩn thận trong câu 4, thân thể
họ phải không tật nguyền, mặt mày phải xinh tốt, phải khôn ngoan về mọi mặt, và có
một yếu tố khác nữa, là phẩm chất giáo dục trước đó của họ phải là của hàng vương tử
hay con cái quí tộc. Họ biết “cách trí” không phải theo nghĩa là “khoa học” như chúng
ta ngày nay, nhưng là có kiến thức rộng, có tài năng trong mọi lãnh vực học hỏi vào thời
của họ. Tóm lại, các khả năng thể xác, cá nhân và tri thức toàn diện cũng như bối cảnh
văn hóa của họ, là các yếu tố, các điều kiện đã được tuyển chọn. Tuy nhiên, phần huấn
luyện đào tạo họ, là phải tách rời họ ra khỏi nền văn hóa và môi trường vây quanh họ
trước đó, rồi dạy họ “học thức và tiếng nói của người Canh-đê”.
Từ ngữ người Canh-đê có thể chỉ về dân Canh-đê nói chung, hay một giai cấp
đặc biệt gồm những người có học vấn, như trong Đa-ni-ên 2:21 tức là những người được
gọi là kasdim. Cách dùng cùng một từ ngữ như vậy đề vừa chỉ cả một dân tộc, vừa chỉ
một giai cấp đặc biệt gồm những người có học thức, vốn rất lộn xộn, nhưng không nhất
thiết là bất thường. Ý nghĩa của từ ngữ đó ở đây có thể là gồm cả hai: học thức tổng quát
của người Canh-đê, và đặc biệt là học thức của những người khôn ngoan, là tri thức của
các chiêm tinh gia. Điều càng có ý nghĩa hơn nữa, là nền học vấn của dân Canh-đê sẽ
chẳng giúp ích được gì cho Đa-ni-ên và các bạn ông cả, khi đứng trước sự thử thách tối

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 33


cao là giải mộng cho Nê-bu-cát-nết-sa. Tuổi tác của họ lúc thụ huấn đã không được cho
biết rõ, nhưng rất có thể là vào khoảng 10-15 tuổi mà thôi.
Tuy một nền giáo dục như thế tự nó không xâm phạm đến các qui tắc tôn giáo
chi li của các thanh niên Do Thái, môi trường vây quanh và hoàn cảnh bấy giờ đem đến
ngay cho họ nhiều thách thức. Trong số đó có sự kiện hằng ngày họ được một khẩu phần
thực phẩm và rượu theo tiêu chuẩn của bàn ăn của vua. Nền văn chương cổ đại đã nói
rất nhiều điều về thói quen nầy. A.Leo Oppenheim có liệt kê số dầu được cấp phát cho
những người ở trong cung vua theo sách vở xưa, gồm cả một phần đề cập đặc biệt phần
lương thực dành cho các con trai của một nhà vua Giu-đa được ghi lại trên một bảng đất
nung vào những năm từ thứ
10-15 đời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa II. Số lương thực nầy được “chỉ định” hay
“dành cho họ theo nghĩa là một sự cấp phát theo số lượng”.
Khẩu phần đặc biệt dành cho họ nhằm giúp họ theo đuổi sự học vấn trong ba năm. Thành
ngữ “nuôi họ ba năm” theo nghĩa đen là sự dưỡng dục dành cho một thiếu niên. Mục
đích là nhằm đưa họ đạt tới sự trưởng thành về phương diện tri thức để đứng chầu trước
mặt vua, tương đương với việc trở thành những thần bộc, do đó, được giao cho một địa
vị có trách nhiệm.
Trong câu 6, Đa-ni-ên có ba người bạn là Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria, mà
sách chép là con cái Giu-đa thuộc đám người bị bắt đi đày. Chỉ có số người nầy là được
đưa ra trong phần ký thuật tiếp theo sau đây, chứ không thấy có tên nào khác đã được
nêu ra. Rất có thể rằng ảnh hưởng làm băng hoại con người của Ba-by-lôn đã cướp mất
những người khác, khiến họ trở thành vô dụng cho Đức Chúa Trời.
Tên Đa-ni-ên rất quen thuộc trong Kinh Thánh và được đặt cho ít nhất là ba nhân
vật khác nữa ngoài Đa-ni-ên (I. Sử Ký 3:1 là một con trai của Đa-vít, Ê-xơ-ra 8:2 là một
con trai của Y-tha-ma, và Nê-hê-mi 10:6 là một thầy tế lễ). Tuy nhiên, các học giả bảo
thủ cho rằng các câu trong Ê-xê-chi-ên 14:24, 20 28:3 là đề cập nhà tiên tri Đa-ni-ên.
Như đã vạch ra trong phần nhập đề, các nhà phê bình thường tranh luận về việc đồng
nhất hóa nhân vật mà Ê-xê-chi-ên đề cập với tác giả sách Đa-ni-ên, cũng như họ vốn sẵn
sàng tranh cãi rằng sácch Đa-ni-ên chỉ là một sự giả mạo của thế kỷ thứ 2 TC mà thôi.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 34


Tuy nhiên, như chúng ta đã ghi nhận, việc Ê-xê-chi-ên là một tù binh bị đưa đi đày nói
về một người cùng dân tộc, lại cũng cùng bị bắt đưa đi đày như mình, rồi sau đó được
đưa lên địa vị quyền thế, chỉ kém một mình nhà vua mà thôi, thì có ý nghĩa và tự nhiên
hơn. Các tù binh Do Thái bị đưa đi đày chẳng những xem Đa-ni-ên là một bậc anh hùng,
mà còn như một nhân vật gương mẫu về sự tin kính, ngoan đạo nữa. Việc các nhà phê
bình cãi rằng Ê-xê-chi-ên đề cập một nhân vật thần thoại được văn bản Ras Shamra (có
niên đại 1500-1200 TC) đề cập, như Young đã nói, là “rất đáng thắc mắc”.
Việc Đa-ni-ên và ba bạn ông bị đổi tên khiến chúng ta phải chú ý đến ý nghĩa của
các tên ấy cả trong tiếng Hê-bơ-rơ lẫn tiếng Ba-by-lôn.
Các học giả đều đồng ý rằng tên Đa-ni-ên có nghĩa “Đức Chúa Trời là Đấng Đoán
Xét” hay “Đấng Phán xét tôi là Đức Chúa Trời” hay “Đức Chúa Trời đã đoán xét”. Ha-
na-nia là tên cũng thấy xuất hiện khắp nơi trong Kinh Thánh chỉ về nhiều người khác (I.
Sử Ký 25:23; II. Sử Ký 26:11; Giê-rê-mi 36:12 vv...) được cho là có nghĩa “Đức Giê-
hô-va là khoan hồng” hay “Đức Giê-hô-va đã khoan hồng”. Mi-sa-ên (Ê-xê-chi-ên 6:22;
Nê-hê-mi 8:4) có thể được hiểu như có nghĩa là “Đức Chúa Trời là ai?” hay “Có ai giống
như Đức Chúa Trời?”. A-xa-ria có thể có nghĩa là “Đức Giê-hô-va cứu giúp” hay “Đức
Giê-hô-va đã cứu giúp”. Tất cả các tên Hi-bá-lai của ba bạn của Đa-ni-ên đều thấy có
trong các sách khác của Cựu Ước để chỉ những nhân vật trùng tên. Điều rất có ý nghĩa,
là tất cả các tên bằng tiếng Hi-bá-lai ấy đều chỉ ra mối liên hệ giữa họ với Đức Chúa
Trời của dân Y-sơ-ra-ên, và theo phong tục tập quán của thời đó, cũng nói lên rằng cha
mẹ họ vốn là những con người tin kính, ngoan đạo. Có lẽ việc nầy lý giải tại sao, trái với
nhiều thành viên khác, họ đã giữ được lòng thành tín với Đức Chúa Trời: thuở ấu thời
họ vốn được trưởng dưỡng trong những gia đình tin kính. Cả vào những thời kỳ có sự
bội đạo trong dân Y-sơ-ra-ên có nhiều người như bảy ngàn người vào thời của Ê-li, đã
không chịu quì gối trước mặt Ba-anh.
Tuy nhiên, cả bốn thành viên nầy đều được đặt cho những tên mới, như thói
thường vẫn thấy khi một cá nhân bước vào một hoàn cảnh mới ( Sáng Thế Ký 17:5;
41:45; II. Sa-mu-ên 12:24, 25; II. Các Vua 23:34; 24:17; Ê-xơ-tê 2:7). Tên ngoại đạo đã
được đặt cho Đa-ni-ên và các bạn ông thì không dễ giải nghĩa như tên tiếng Hi-bá-lai

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 35


cua họ, nhưng rất có thể chúng vốn được đặt cho họ như một hành vi phó thác họ cho
các thần ngoại đạo của Ba-by-lôn đã thắng hơn dân Y-sơ-ra-ên để khiến các thanh niên
nầy bị tách rời xa hơn khỏi bối cảnh Hi-bá-lai của họ. Đa-ni-ên được đặt cho cái tên Bên-
tơ-xát-xa, giống hệt Bên-xát-xa, và có nghĩa là “bảo vệ mạng sống người” hay “nguyện
thần Ben bảo vệ mạng sống người” (xem Đa-ni-ên 4:8). Ben là một vị thần của Ba-by-
lôn ( Ba-anh, vị thần cầm đầu các thần của dân Ca-na-an).
Ha-na-nia được đặt tên là Sa-đơ-rắc. Leupold giải thích rằng tên nầy đề cập sự
kết hợp giữa Sudur, có nghĩa là “mạng lịnh” và Aku là thần mặt trăng. Do đó, tên ấy có
nghĩa là “mạng lịnh của thần mặt trăng”. Young xem tên đó là dựa theo Marduk, là vị
thần chủ của Ba-by-lôn.
Mi-sa-ên được đặt tên là Mê-sác. Leupold xem tên đó là cách nhập một những
chữ Mi-sha-aku, có nghĩa là “Aku (thần mặt trăng) là ai?”. Montgomery thì chủ trương
rằng phần đầu của Mi-sa-ên có nghĩa là “sự cứu rỗi” theo Schrader và Torrey, nhưng
bác bỏ cách dịch để thay thế khác, là “Ai giống như một vị thần?” mà phần đông các
nhà chú giải hiện đại đều noi theo. Rất có thể là Montgomery có lý, tuy Young không
cho rằng hai tên trên đây chỉ là một, mà chỉ cho rằng chúng vốn có nghĩa vừa đủ để đưa
ra một định nghĩa mà thôi.
A-xa-ria được đặt tên là A-bết-nê-gô, có thể có nghĩa là “tôi tớ của Nê-bô” với
tên Nê-bô bị viết sai thành Nê-gô. Keil không mạo hiểm đưa ý kiến và ý nghĩa của Sa-
đơ-rắc và Mê-sác, nhưng đồng ý với cách giải nghĩa tên A-bết Nê-gô. Nê-bô được xem
là tên của một vị thần Ba-by-lôn, con trai thần Ben. Trong quyển sách ông viết sau nầy,
nói chung thì Đa-ni-ên thích tên bằng tiếng Hi-bá-lai của mình hơn, nhưng lại thường
dùng các tên Ba-by-lôn của các bạn mình. Tuy nhiên, sự kiện các thiếu niên Hi-bá-lai bị
đặt tên ngoại đạo không hề cho thấy là họ đã xa rời đạo (đức tin) Hi-bá-lai của họ, như
trường hợp của Giô-sép trong Sáng Thế Ký 41:45.

1.3 Đa-Ni-Ên Quyết Định Không Tự Làm Ô Uế Mình (Đa-ni-ên 1:8-10)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 36


“8Vả, Đa-ni-ên quyết định trong lòng rằng không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn
và rượu vua uống, nên cầu xin người làm đầu hoạn quan đề đừng bắt mình phải tự làm
ô uế. 9Đức Chúa Trời khiến Đa-ni-ên được ơn và thương xót trước mặt người làm đầu
hoạn quan. 10Người làm đầu hoạn quan bảo Đa-ni-ên rằng: Ta sợ vua, là chủ ta, đã chỉ
định đồ ăn đồ uống của các ngươi. Lẽ nào vua sẽ thấy mặt mày các ngươi tiều tụy hơn
những kẻ trai trẻ khác đồng tuổi với các ngươi, và các ngươi nộp đầu ta cho vua sao?”

Đa-ni-ên và các bạn ông bị bắt buộc phải đối diện với vấn đề thỏa hiệp với việc
ăn các thực phẩm mà nhà vua cung cấp cho. Chắc chắn việc cung cấp khẩu phần đế
vương cho họ là theo ý tốt, muốn tỏ lòng hào hiệp và sự ưu đãi của nhà vua đối với họ.
Tuy nhiên, Đa-ni-ên “quyết định trong lòng” rằng mình sẽ không tự làm ô uế mình (Ê-
sai 42:25; 47:7; 57:1, 11 Ma-la-chi 2:2). Vấn đề có hai mặt. Trước hết, khẩu phần cung
ứng đó không hội đủ các điều kiện mà luật pháp Môi-se đòi hỏi, vì không được chế biến
theo đúng các qui tắc, và có thể gồm luôn các loại thịt của những con thú bị cấm ăn thịt.
Thứ hai, tuy Luật pháp không hoàn toàn cấm uống rượu, nhưng vấn đề ở đây là rượu
cũng như thịt, đều đã cúng cho các thần tượng như thói quen tại Ba-by-lôn. Tham dự
vào đó, tức là thừa nhận các hình tượng ấy là thần. Một đoạn rất gần với quyết định của
Đa-ni-ên không chịu tự làm ô uế mình, cũng được tìm thấy trong sách Tobit (1:10-11)
đề cập số người của các chi phái miền Bắc bị đưa đi đày “Khi bị bắt và đày sang Ni-ni-
ve, toàn thể anh em và bà con tôi đều ăn lương thực của người ngoại, nhưng tôi tự giữ
mình, không ăn các món ấy, vì tôi hết lòng nhớ đến Đức Chúa Trời”. Một câu y như thế
cũng được tìm thấy trong I Ma-ca-bê (1:62,63) “nhưng nhiều người trong dân Y-sơ-ra-
ên giữ vững lập trường và quyết tâm không chịu ăn thực phẩm không sạch. Họ thà chết
chứ không chịu để cho thực phẩm làm ô uế hay khiến cho giao ước thánh thành ra phàm
tục, và họ đã chết”.
Vấn đề Đa-ni-ên và các bạn ông có chịu ăn thực phẩm nhà vua cung cấp hay
không, là sự thử thách tối cao đối với lòng trung thành của họ với luật pháp, và rất có
thể là cũng nhằm phục vụ cho chủ đích thực tế là phân rẽ Đa-ni-ên và ba người bạn của
ông với những kẻ bị lưu đày khác, vốn rõ ràng là đã chịu thỏa hiệp, nhượng bộ trong vấn

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 37


đề nầy rồi. Việc Đa-ni-ên quyết định như vậy cũng chứng minh rằng Đa-ni-ên vốn hiểu
rõ sở dĩ Đức Chúa Trời đưa dân Y-sơ-ra-ên đi đày, là vì họ đã thất bại trong việc tuân
giữ luật pháp. Cách Đa-ni-ên đối phó với vấn đề ở đây đã quyết định cho bầu không khí
thuộc linh của cả bộ sách.
Keil tóm tắt vấn đề như sau:
“Lịnh truyền của nhà vua dạy các thiếu niên phải được nuôi dưỡng bằng thực
phẩm và rượu từ bàn ăn của vua, đối với Đa-ni-ên và các bạn ông, là một trắc nghiệm
về lòng trung thành của họ đối với Đức Giê-hô-va và luật pháp Ngài, như trắc nghiệm
mà Giô-sép đã phải trải qua tại Ai-cập, tương ứng với hoàn cảnh mà ông đã bị đặt vào
về lòng trung thành của ông đối với Đức Chúa Trời (Sáng Thế Ký 39:7 và tt). Việc ăn
số thực phẩm từ bàn ăn của vua mà người ta cấp phát cho họ, đối với họ là việc bị tiêm
nhiễm, vì điều đó đã bị Luật pháp cấm đoán, không phải vì số thực phẩm ấy không được
chế biến đúng theo lề luật của người Lê-vi hoặc gồm có thịt các loài thú vốn ô uế đối
với người Y-sơ-ra-ên, vì trong trường hợp nầy thì các thiếu niên ấy không nhất thiết phải
kiêng cữ mãi, nhưng lý do họ từ chối là vì nhân các ngày lễ của họ, người ngoại đạo
thường cúng một phần thức ăn thức uống của họ cho các thần theo nghi lễ tôn giáo, do
đó, chẳng những người nào tham dự việc thờ lạy hình tượng, mà cả đến thức ăn thức
uống nói chung, đều là thức ăn thức uống đã cúng cho hình tượng, dự phần vào điều mà
như vị sứ đồ đã dạy (I. Cô-rinh-tô 10:20 và tt), thì cũng giống như chính việc cúng tế
cho ma quỉ vậy. Việc họ kiêng cữ các thức ăn thức uống như vậy vốn không hề bộc lộ
một triệt để chủ nghĩa vượt quá luật pháp Môi-se, một khuynh hướng tự nó đã bộc lộ
vào thời Ma-ca-bê lần đầu tiên... Do đó, việc Đa-ni-ên kiêng cữ các thức ăn không sạch
như vậy vốn xuất phát từ lòng trung tín giữ luật pháp Môi-se, và do đức tin vững vàng
“người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song còn nhờ mọi lời phán ra từ miệng
Đức Chúa Trời nữa” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:3).
Cách Đa-ni-ên đối phó với hoàn cảnh khó khăn nầy phản ảnh sự phán đoán đúng
và lương tri, lương thức của ông. Thay vì phản đối để chuốc lấy sự trừng phạt cho mình,
ông đã nhã nhặn thỉnh cầu viên thái giám miễn cho ông việc ăn các thực phẩm sẽ làm ô
uế lương tâm của ông (I. Cô-rinh-tô 10:31). Tuy các nhà phê bình cố gắng muốn đặt sự

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 38


kiêng cữ nầy ngang hàng với sự cuồng tín, do đó, kết nối nó với giai đoạn Ma-ca-bê, họ
đã không biện minh được cho một lời tố cáo như thế, vì Đa-ni-ên đã đối phó rất hay với
hoàn cảnh ấy. Leupold vạch ra rằng Đa-n-ên đã không hề phản đối việc người ta đặt tên
ngoại đạo cho họ cũng như việc giáo dục họ bằng cách buộc họ phải học tập ngoại đạo,
kể các các quan điểm về tôn giáo ngoại đạo nữa. Điều nầy không hề trực tiếp chống lại
luật pháp Do Thái. 73 đây, Đa-ni-ên đã sử dụng lương tâm phải lẽ của mình trong các
vấn đề thực sự quan trọng.
Khi Đa-ni-ên đề đạt thỉnh cầu của mình cho quan thái giám, chúng ta được cho
biết là Đức Chúa Trời khiến Đa-ni-ên được ơn và thương xót trước mặt người làm đầu
hoạn quan. Bản dịch King James hàm ý rằng điều đó vốn đã có trước khi có lời thỉnh
cầu của Đa-ni-ên. Nhưng càng có lý hơn là điều đó xảy ra vào lúc lời thỉnh cầu được đề
đạt như nguyên văn Hi-bá-lai cho thấy: “Đức Chúa Trời ban ơn cho Đa-ni-ên...” Như
Young nói: “Các ý niệm nối tiếp nhau có tính cách lịch sử”. Từ ngữ “ơn” (Hi-bá-lai văn
là hesed có nghĩa là tốt lành, tử tế hay thiện chí. Chữ “thương xót” (Hi-bá-lai văn:
rahamim) có số nhiều và nhằm diễn tả sự ưu ái sâu xa. Rõ ràng là Đức Chúa Trời đã can
thiệp để dọn đường cho lời thỉnh cầu của Đa-ni-ên.
Tuy nhiên, quan thái giám cũng không lý luận vu vơ với Đa-ni-ên khi ông ta nói:
“Ta sợ vua”, vì ông ta khồng hề nói quá, là nếu ông ta không hoàn thành tốt đẹp nhiệm
vụ của mình, rất có thể là ông ta sẽ bị mất đầu. Mạng người vốn bị coi rẽ tại Ba-by-lôn
và mọi người đều phải chìu theo tánh khí bất nhất của nhà vua. Do đó, quan thái giám
không muốn bị bắt quả tang là đã trái mạng vua trong vấn đề ăn uống của các tù binh.
Nếu sau nầy, có hậu quả xấu nào xảy ra, và nhà vua cho điều tra, thì ông ta phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm. Thành ngữ “mặt mày tiều tụy” không ngụ ý đề cập một chứng
bịnh nguy hiểm nào, mà chỉ có ý nói về việc có chỗ khác về diện mạo, chẳng hạn như
xanh xao, hốc hác hơn các đồng bạn. Tuy quan thái giám có thể tự quyền quyết đoán để
từ khước lời thỉnh cầu của Đa-ni-ên, ông ta đã cố gắng muốn giải thích vấn đề. Và thái
độ đó đã mở đường cho một đề nghị trái ngược hẳn lại.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 39


1.4 Đa-Ni-Ên Thỉnh Cầu Được Trắc Nghiệm Trong Mười Ngày (Đa-ni-ên 1:11-
14)

“11Đa-ni-ên bèn nói với Ham-mên-xa mà người làm đầu hoạn quan đã khiến coi
sóc Đa-ni-ên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria, rằng: 12Tôi xin ông hãy thử những kẻ
tôi tớ ông trong mười ngày, cho chúng tôi chỉ ăn rau uống nước. 13Sau đó, sẽ nhìn nét
mặt chúng tôi với nét mặt những kẻ trai trẻ ăn đồ ăn ngon của vua; rồi ông sẽ làm cho
những kẻ tôi tớ ông theo như điều ông đã thấy. 14Ham-mên-xa nhậm lời họ xin, và thử
họ trong mười ngày”.
Bước tiếp theo của Đa-ni-ên là yêu cầu người trực tiếp phụ trách việc cấp dưỡng
cho ông và các bạn ông hãy thí nghiệm trong mười ngày. Montgomery nhận xét: “Sau
đó, Đa-ni-ên đã bày tỏ nguyện vọng riêng với viên quan cấp thấp hơn, phụ trách việc
chăm sóc các thiếu niên và cung cấp thực phẩm cho họ... Truyền thống đã phân biệt rất
phải lẽ viên quan nầy với quan thái giám”. Bản King James vạch rõ lời thỉnh cầu nầy đã
được đề đạt cho Ham-mên-xa. Rất có thể đây không phải là một tên riêng, mà chỉ có
nghĩa là “người quản gia” hay phụ tá cho quan thái giám mà thôi. Ở đây, bộ Bảy Mươi
Dịch Giả lại sửa văn bản và bảo rằng chính Đa-ni-ên đích thân thưa với “Aliezdri là
người được bổ nhiệm làm quan thái giám coi sóc Đa-ni-ên”. Các nhà phê bình, như
Charles, đã lợi dụng điểm nầy làm căn cứ để đặt vấn đề về văn bản sách Đa-ni-ên với ý
kiến cho rằng Đa-ni-ên đã không thưa chuyện với người quản lý, mà đúng hơn là đã tiếp
tục trò chuyện với chính quan thái giám. Tuy nhiên Young nối gót Calvin, đã bác bỏ ý
kiến ấy và chủ trương rằng hành động của Đa-ni-ên là hoàn toàn tự nhiên và phù hợp
với hoàn cảnh xảy ra lúc ấy. Sau khi không được phép thay đổi cách ăn uống vĩnh viễn,
lẽ tự nhiên Đa-ni-ên phải dùng biện pháp kế tiếp theo đó, là cố gắng yêu cầu một thời
gian ngắn chịu thử nghiệm. Như Montgomery nói: “Một sự chấp nhận ngầm lời thỉnh
cầu mà khỏi sợ bị phát giác”. Người quản gia vốn không ở vào địa vị thân cận hay có
trách nhiệm như quan thái giám đối với nhà vua, có thể giúp Đa-ni-ên đạt được nguyện
vọng.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 40


Đề nghị của Đa-ni-ên là cho phép một cuộc thử nghiệm trong mười ngày, một
thời gian vừa phải để thí nghiệm một chế độ ăn uống không gây nguy hiểm lắm để có
thể khiến cho nhà vua nổi cơn thạnh nộ. Lời thỉnh cầu được “ăn chay” hay ăn rau mà
thôi gồm cả một loại thực đơn hết sức rộng lớn. Young đồng ý với Driver rằng nó không
chỉ giới hạn vào việc chỉ ăn rau đậu mà thôi, nhưng là tất cả các thực phẩm được gieo
trồng và từ mặt đất mọc lên. Có lẽ Calvin đã có lý khi bảo rằng rất có thể là Đa-ni-ên đã
được sự mách bảo đặc biệt của Đức Chúa Trời khi yêu cầu điều nầy, và do đó, các thiếu
niên đã đề nghị là sau mười ngày, người ta có thể khảo sát diện mạo của họ để phê phán.
Viên quản lý chấp nhận lời thỉnh cầu của họ, và cuộc thử nghiệm được bắt đầu.

1.5 Lời Thỉnh Cầu Của Đa-Ni-Ên Được Chấp Thuận (Đa-ni-ên 1:15, 16)

“15Mười ngày ấy qua rồi, thấy mặt họ lại có vẻ xinh tươi đầy đặn hơn mọi kẻ trai
trẻ khác đã ăn đồ ngon vua ăn. 16Vậy, Ham-mên-xa cất phần đồ ăn ngon và rượu của
họ, và cho họ ăn rau”.
Khi thời gian thử nghiệm kết thúc, Đa-ni-ên và các bạn ông chẳng những có diện
mạo xinh tươi, mà còn đầy đặn hơn những người cứ tiếp tục ăn các thực phẩm vua ban.
Tuy Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ, chẳng có gì là cần thiết để tưởng tượng rằng
đã có một hành động siêu nhiên nào của Đức Chúa Trời ở đây cả. Loại thực phẩm họ
dùng thật ra vốn tốt hơn cho họ. Căn cứ vào cuộc thử nghiệm, lời thỉnh cầu của họ được
chấp thuận, và họ tiếp tục ăn rau.

1.6 Đức Chúa Trời Ban Phước Cho Đa-Ni-Ên Và Các Bạn Ông (Đa-ni-ên 1:17-21)

“17Vả, Đức Chúa Trời ban cho bốn người trai trẻ đó được thông biết tỏ sáng
trong mọi thứ học thức và sự khôn ngoan. Đa-ni-ên cũng biết được mọi sự kiện thấy và
chiêm bao. 18Đến kỳ vua định để đem họ đến, thì người làm đầu hoạn quan dắt họ đến
trước mặt Nê-bu-cát-nết-sa. 19Vua nói chuyện cùng họ; và trong hết thảy bọn họ, không
thấy ai bằng Đa-ni-ên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria; vậy họ được đứng chầu trước

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 41


mặt vua. 20Vả, khi vua hỏi họ những câu hỏi về mọi sự khôn ngoan sáng suốt, thì thấy
họ giỏi hơn gấp mười những đồng bóng và thuật sĩ trong cả nước mình. 21Vậy, Đa-ni-
ên cứ ở đó cho đến năm đầu đời vua Si-ru”.
Đoạn cuối chương 1 sách Đa-ni-ên tóm tắt ba năm học tập gian khổ và kết quả
phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã ban cho ba chàng thanh niên trung tín với Ngài. Lúc
ấy, họ đã hoàn tất giai đoạn giáo dục, và có lẽ đã gần hai mươi tuổi. Thêm vào với khả
năng tri thức tự nhiên, và việc rõ ràng là họ cũng biết ứng dụng sở học của mình, Đức
Chúa Trời còn gia ơn cho họ nữa. Trong nguyên văn, đứng trước danh Đức Chúa Trời
còn có định quán từ, ngụ ý rằng Ngài là Chân Thần. Những chữ thông biết, học thức ở
đây chẳng những vạch rõ việc họ đã thông suốt nền học vấn của người Canh-đê, mà còn
có sự thông suốt (insight) ý nghĩa đích thực của chúng, có sự khôn ngoan của Đức Chúa
Trời (Gia-cơ 1:5) nữa. Có lẽ Calvin đã sai lầm khi bảo rằng họ đã không chịu học những
điều mê tín trong tôn giáo và các tà thuật vốn là đặc điểm của người Canh-đê. Để có đầy
đủ năng lực hầu đối phó với các trọng trách của cuộc đời tương lai, chắc họ đã thấu triệt
mọi nghi thức tôn giáo của thời đại mình. Tuy nhiên, trong lãnh vực nầy, ân điển của
Đức Chúa Trời đã tác động trong họ, để ban cho họ sự thông minh sáng suốt hầu phân
biệt được đâu là chân, đâu là giả. Chẳng những họ có tri thức, mà còn có khả năng biện
biệt nữa.
Mấy chữ “trong mọi sự học thức và khôn ngoan” có ám chỉ văn học và sự khôn
ngoan để thông hiểu sách vở. Như Keil nói: “Đa-ni-ên phải là người uyên bác về sự khôn
ngoan của người Canh-đê, cũng như xưa kia Môi-se vốn uyên bác về sự khôn ngoan của
người Ai-cập (Công Vụ Các Sứ Đồ 7:22). Vậy, để ông sẽ sử dụng sự khôn ngoan kín
giấu của Đức Chúa Trời làm cho những kẻ khôn ngoan theo đời nầy phải xấu hổ”.
Tuy cả bốn chàng thanh niên đều quán triệt sự khôn ngoan và học thức của văn
học Canh-đê, và đều có thể phân biệt được đâu là chân, đâu là giả, chỉ một mình Đa-ni-
ên mới thấu triệt “mọi sự hiện thấy và chiêm bao”. Đây không phải là một sự khoe
khoang ngông cuồng, nhưng là một sự kiện có thật, cần thiết để hiểu rõ vai trò của Đa-
ni-ên với tư cách một nhà tiên tri trong các chương sách tiếp theo sau đây. Trong vấn đề
nầy thì Đa-ni-ên khác hơn các đồng bạn; ông vốn là một nhà tiên tri chân chính. Tài

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 42


năng phân biệt và giải nghĩa các khải tượng và chiêm bao của ông, trước hết là để giải
nghĩa các chiêm bao và khải tượng cho người khác. Tuy nhiên, tài năng ấy không gồm
luôn tài năng biết được giấc chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa trong chương 2, mà Đa-ni-
ên chỉ có được sau khi đã cầu nguyện khẩn thiết, mà cũng không nhất thiết ban được cho
Đa-ni-ên khả năng đích thân thấy khải tượng và chiêm bao như trong chương 7 và sau
đó.
Tài năng của Đa-ni-ên gồm luôn việc phân biệt được một giấc chiêm bao thật sự,
với một giấc chiêm bao không có ý nghĩa mặc khải, và có luôn khả năng để giải nghĩa
đúng giấc chiêm bao ấy. Tay của Đức Chúa Trời vốn đã ở trên Đa-ni-ên ngay khi ông
hãy còn thơ ấu, như việc đã từng xảy ra cho Sa-mu-ên nhiều thế kỷ trước đó. Tuy các
phê bình gia như Montgomery và nhiều người khác nữa không chấp nhận ý nghĩa và tầm
quan trọng của ân tứ nói tiên tri trong Đa-ni-ên bằng việc cho rằng sách ấy vốn có niên
đại vào thế kỷ thứ hai, điều hết sức rõ ràng là qua diễn tiến của bộ sách, Đa-ni-ên vốn có
phần nào khác hơn các nhà đại tiên tri, phần đóng góp của ông cũng tối quan trọng và
thật ra là có tầm hạn rộng rãi hơn bất kỳ một sách nào khác của Cựu Ước. Đã không có
sách nào khác, trong đó lịch sử tương lai của cả các dân ngoại lẫn dân Hi-bá-lai lại có
sự bành trướng rộng lớn như đã được mặc khải với cùng một mức độ chính xác như
nhau.
Trong câu 18, phần kết thúc cho giai đoạn đào tạo họ được đánh dấu bằng một
cuộc gặp gỡ trao đổi cá nhân trước mặt Nê-bu-cát-nết-sa; họ được đích thân quan thái
giám đưa vào chầu nhà vua. Mấy chữ “đến kỳ vua định” có nghĩa là vào cuối giai đoạn
ba năm thụ huấn. Lúc ấy, rõ ràng là tất cả các thanh niên đã được đào tạo đều bị nhà vua
sát hạch.
Sau những chất vấn khảo thí của Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên và ba đồng bạn của ông,
được gọi bằng tên Hi-bá-lai, đều được thừa nhận là “giỏi hơn gấp mười những đồng
bóng (chiêm tinh gia) và thuật sĩ trong cả nước”. Câu nầy có nghĩa là họ được trí thông
minh rất cao và tài biện biệt trong mọi vấn đề họ đã nghiên cứu. Mấy chữ “giỏi hơn gấp
mười” theo nguyên văn có nghĩa là “có mười tay”, thoạt nghe có vẻ như một sự khoe
khoang quá đáng, nhưng có nghĩa là họ khác hẳn, và vượt trội hơn mọi người khác. Tuy

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 43


nhiên, cả đến lời khen ngợi nầy cũng được ghi lạ như một sự kiện có thật, rõ ràng là nhờ
ân điển của Đức Chúa Trời mà Đa-ni-ên được giải thoát khỏi lời tố cáo là có tánh tự phụ,
kiêu căng. Tánh tình bộc trực và thành thật của họ, cũng như sự thông suốt sâu sắc của
họ về ý nghĩa của những gì họ đã nghiên cứu học hỏi phải tương phản rõ rệt với những
con người khôn ngoan trong triều đình, vốn thường là gian xảo, quỉ quyệt hơn là khôn
ngoan. Bản thân Nê-bu-cát-nết-sa vốn là một người thông minh phi thường như sự
nghiệp vĩ đại của vua ấy đã chứng minh, cũng phải nhận thấy ngay là các thanh niên nầy
vốn có tâm trí vô cùng xuất sắc.
Chương 1 kết thúc bằng một câu đơn giản là Đa-ni-ên cứ tiếp tục ở đó cho đến
năm đầu đời vua Si-ru. Các nhà phê bình cũng dùng ngay câu nầy để cho rằng đây lại là
một điểm không chính xác, vì theo Đa-ni-ên 10:1, sự mặc khải đã được ban cho Đa-ni-
ên vào năm thứ ba đời vua Si-ru. Cuộc tranh luận rộng lớn mà điều nầy tạo ra đã chẳng
đi đến đâu cả. Rõ ràng là đối với Đa-ni-ên, thì điểm quan trọng là chức vụ cũa ông vốn
bao trùm cả đế quốc Ba-by-lôn, và ông vẫn còn sống lúc Si-ru bước lên sân khấu. Khúc
sách nầy không hề nói hay nhất thiết ngụ ý rằng Đa-ni-ên đã không còn tiếp tục sau năm
thứ nhất đời Si-ru nữa, và sự thật hiển nhiên là ông vẫn còn tiếp tục thi hành chức vụ.
Sự cố gắng tách rời hai câu 20 và 21 theo cách giải nghĩa của Charles, vì ông ta
muốn đặt chúng vào cuối chương 2, đã được Young trả lời thật thỏa đáng. Charles lý
luận rằng “nếu nhà vua nhận thấy các thanh niên Do Thái khôn ngoan gấp mười lần hơn
những kẻ khôn ngoan của Ba-by-lôn, lẽ tự nhiên vua ấy phải hỏi ý kiến họ trước những
kẻ khôn ngoan của Ba-by-lôn, chứ không phải là chờ đợi họ, như trong 2:16, tự nguyện
giúp đỡ nhà vua”. Tuy nhiên, đó là một cách thay đổi độc đoán văn bản. Nếu các biến
cố của chương 2 nối tiếp phần cuối chương 1 đúng theo trình tự thời gian, thì chúng chỉ
chứng minh sự thành công (của các thanh niên người Hi-bá-lai) trong việc học tập mà
thôi, chứ chưa cho thấy họ đã có tài giải mộng như trong chương 2. Trong chương 1, đã
không có dấu chỉ nào cho thấy họ đã được xếp ngay lập tức vào hàng các nhân vật khôn
ngoan bậc nhất. Do đó, họ đã không được triệu vời để giải mộng ở chương 2. Một trường
hợp tương tự cũng xảy ra ở chương 5, khi tuy Đa-ni-ên đã từng có thành tích giải mộng
và cắt nghĩa các khải tượng rồi, vẫn chỉ được triệu vời sau khi tất cả những kẻ khác đều

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 44


thất bại. Các phê bình gia đã quá hăng hái muốn xáo trộn văn bản Kinh điển cho phù
hợp với cách giải thích của họ.
Như đã được vạch rõ trong phần thảo luận Đa-ni-ên 2:1, điều hoàn toàn có thể
xảy ra, là khải tượng của Đan đoạn 2 và việc giải mộng đã xảy ra vào năm thứ ba của
giai đoạn chịu huấn luyện của Đa-ni-ên trước khi có việc giới thiệu bốn thành viên người
Hi-bá-lai cho nhà vua theo hình thức. Như vậy, mọi phản bác đối với câu chép trong
1:20 đều bị loại, vì chỉ sau các biến cố của Đan đoạn 2, Đa-ni-ên mới “tốt nghiệp” và
được cất nhắc. Vấn đề sách Đa-ni-ên vốn được viết ra không đúng với thứ tự thời gian
một cách triệt để là điều hiển nhiên như việc hai chương 5 & 6 đã được xếp lên trước
hai chương 7 & 8, là không đúng thứ tự thời gian. Dầu sao thì người ta vẫn không thể tự
biện minh được khi phê bình phần ký thuật trong sách Đa-ni-ên một cách độc đoán.
Câu chuyện được thuật lại như đã có, quả thật là trọn vẹn và đẹp đẽ: một lời chứng
đầy hùng biện cho quyền phép và ân điển của Đức Chúa Trời trong giờ phút đen tối của
lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, khi lòng trung tín của Đa-ni-ên và các bạn ông càng sáng chói
bội phần hơn trên bối cảnh là cuộc lưu đày và bội đạo của dân Y-sơ-ra-ên. Vào mọi thời
đại, Đức Chúa Trời đều tìm kiếm những người mà Ngài có thể dùng. Đây là bốn thanh
niên mà lời chứng của họ đã trở thành nguồn sức lực cho tất cả các thánh đồ đang gặp
cám dỗ. Chắc chắn Đa-ni-ên sẽ không thể được thừa nhận là một nhà tiên tri của Đức
Chúa Trời, và là công cụ lưu dẫn sự mặc khải thiên thượng, nếu ông không phải là một
người biết cầu nguyện và có đức tính đạo đức là không chịu thỏa hiệp, một người để
Đức Chúa Trời có thể tôn vinh một cách xứng đáng. Đa-ni-ên và các bạn ông đại diện
cho số người Y-sơ-ra-ên tin kính còn sót lại, vẫn duy trì chứng cớ của Đức Chúa Trời cả
trong những giai đoạn bội đạo đen tối, khi dân Y-sơ-ra-ên phải gánh chịu sự đoán phạt
của Đức Chúa Trời. Gương cao quí của các thanh niên nầy sẽ được dùng để khích lệ dân
Y-sơ-ra-ên trong những ngày thử thách lớn lao (đại nạn) của kỳ sau rốt.

CHƯƠNG 2: KHẢI TƯỢNG CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA VỀ PHO TƯỢNG


LỚN

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 45


Bắt đầu ở chương 2 sách Đa-ni-ên, bố cuộc lớn về chương trình của Đức Chúa
Trời cho giai đoạn vượt trội của các dân ngoại và việc dân Y-sơ-ra-ên bị sửa phạt được
giới thiệu lần đầu tiên. Trong phần nhập đề chương 2 sách Đa-ni-ên của mình, Tragelles
nhận xét: “Sách Đa-ni-ên là phần trong Kinh điển đặc biệt đề cập cường quốc của thế
giới trong giai đoạn nó bị phó vào tay các dân ngoại, trong khi dân sự của Đức Chúa
Trời xưa kia, là dân Y-sơ-ra-ên bị trừng phạt vì cớ tội lỗi của họ”.
Điều nghiệm đúng với cả quyển sách nói chung, cũng đặc biệt nghiệm đúng cho
chương 2. Ngoại trừ Đa-ni-ên 7, trong toàn bộ Kinh điển đã không có chỗ nào khác lại
đưa ra được một bức tranh bao quát về lịch sử thế giới, trải dài từ thời Đa-ni-ên, 600 TC,
cho đến ngày kết cuộc, khi Đấng Christ tái lâm. Điều càng đáng khâm phục hơn nữa, là
chẳng những Đa-ni-ên đã đưa ra một sự mặc khải rộng lớn về diễn tiến của điều mà
Đấng Christ từng gọi là “các thời kỳ dân ngoại" (Lu-ca 21:24); mà còn đưa ra cả lời tiên
tri về lịch sử dân Y-sơ-ra-ên theo thứ tự thời gian, kéo dài từ lúc thành Giê-ru-sa-lem
được xây lại, cho đến ngày Đấng Christ tái lâm. Hai tiêu điểm chính trên đây của sách
Đa-ni-ên đã biện minh cho cách mô tả tổng quát sách nầy là bố cuộc của lịch sử thế giới
với phần đề cập đặc biệt về dân Y-sơ-ra-ên.
Các nhà chú giải sách Đa-ni-ên nói chung và chương 2 nói riêng, chia thành hai
phái lớn. Các nhà thượng phê bình gán cho sách Đa-ni-ên cái nhãn hiệu là một quyển
sách giả mạo của thế kỷ thứ hai, thách thức ý nghĩa tiên tri của chương 2 ở từng điểm
một và quả quyết rằng tác giả sách ấy chỉ chép lại sử ký mà thôi. Nếu điều họ nói đó là
đúng, thì phần trình bày chương ấy sẽ chỉ là một phần giải thích vô nghĩa một tài liệu
tuy có hấp dẫn, hay cấn, nhưng chẳng có gì quan trọng cả.
Mặt khác, các học giả khả kính vẫn trước sau như một, bênh vực cho tính cách
chân thực của sách ấy, xem đó như một thành phần đích thực của Lời Đức Chúa Trời,
do Đa-ni-ên viết ra hồi thế kỷ thứ 6 TC. Chỉ khi nào quan điểm thứ hai nầy được chấp
nhận, gán cho Đa-ni-ên vai trò của một nhà tiên tri thật sự, và xem sách ấy là Kinh điển
được linh cảm, thì chúng ta mới có thể trình bày một phần chú giải khả dĩ cảm nhận
được về những lời tiên tri rộng lớn mà chương sách nầy đã ghi lại thật chi tiết.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 46


Trong số những người xem chương sách nầy là Kinh điển chân thực, lại được
chia làm hai:
(1) Những người giải thích khải tượng nầy theo quan điểm phi thiên-hi-niên
(amillennial) hoặc hậu thiên-hi-niên (postmillennial);
(2) những người giải thích khải tượng nầy theo viễn ảnh tiền-thiên-hi-niên
(premillennial). Chỗ khác nhau ở đây tùy thuộc phần lớn vào các quan điểm dị biệt về
cách thức pho tượng đã bị hủy diệt, và phần mặc khải có liên hệ như thế nào với thời
hiện đại và hai lần giáng lâm của Đấng Christ. Trong Kinh Thánh, có rất ít các chương
sách có tính cách quyết định bằng chương nầy, để chúng ta nương vào đó mà thiết lập
cơ sở cả cho phần nguyên tắc lẫn phần nội dung của lời tiên tri; và việc nghiên cứu nó,
theo đó, cũng hết sức quan trọng đối với bất luận một hệ thống chú giải lời tiên tri nào.

2.1 Giấc Chiêm Bao Của Nê-bu-cát-nết-sa (Đa-ni-ên 2:1)

“1Trong năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua thấy chiêm bao, thì trong lòng
bối rối và mất giấc ngủ”.
Việc Nê-bu-cát-nết-sa có một chiêm bao quan trọng và việc giải nghĩa chiêm bao ấy
được bắt đầu bằng câu chép rằng giấc chiêm bao ấy được Nê-bu-cát-nết-sa thấy vào năm
thứ hai đời trị vì của mình. Vấn đề lập tức được đặt ra, là câu chuyện nầy có liên hệ như
thế nào với ba năm thụ huấn của Đa-ni-ên và ba đồng bạn của ông, như đã được mô tả
trong chương 1. Dấu chỉ thời gian nầy nằm ngay ở đầu câu với dụng ý muốn nhấn mạnh,
được nối liền với chương sách trước bằng chữ “và” (theo bản dịch Anh văn) hay chữ
“đoạn” (liên tự WAW). Điều nầy ngụ ý là phần thông tin được tiếp tục nhưng không
nhất thiết phải có sự kế tiếp đúng thứ tự thời gian.
Tuy các nhà phê bình tấn công vào câu đề cập năm thứ hai đời Nê-bu-cát-nết-sa,
cho là không chính xác, cách giải thích tương đối khá dễ dàng. Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt
Đa-ni-ên và các đồng bạn của ông đem đi ngay sau khi vua ấy chiến thắng người Ai-cập
tại Cạt-kê-mít, việc rất có thể là đã xảy ra vào tháng 5&6 dương lịch, năm 605 TC.
Wiseman vạch rõ: “Hậu quả của chiến thắng của người Ba-by-lôn xảy ra ngay tức khắc

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 47


và truyền lan đi rất xa. Nhà chép sử viết: “Bấy giờ, Nê-bu-cát-nết-sa chinh phục toàn
khu vực Hatti” là danh từ địa lý thời đó, bao gồm cả xứ Sy-ri và Palestine”.
Theo Wiseman, “hậu quả đối với Giu-đa, là vua Giê-hô-gia-kim, một chư hầu của
Nê-cô, tự nguyện đầu phục Nê-bu-cát-nết-sa, và một số người Do-thái, gồm cả nhà tiên
tri Đa-ni-ên, đã bị bắt làm con tin và đày sang Ba-by-lôn”. Bấy giờ là vào tháng 6-8
dương lịch, 605 TC. Do đó, Đa-ni-ên và các bạn ông bắt đầu thụ huấn ngay sau đó tại
Ba-by-lôn, có lẽ là ngay sau khi Nê-bu-cát-nết-sa được phong vương vào tháng 9 dương
lịch, 605 TC, sau khi cha vua ấy là Nabopolassar thăng hà. Căn cứ vào các biến cố xảy
ra liên tiếp nhau đó, Leupold kết luận rằng “câu năm thứ hai” vừa vô hại vừa không thể
vin vào để công kích”. Thật ra thì đó là năm thứ ba theo cách tính của chúng ta ngày
nay. Leupold viết tiếp: “Cách tính đời trị vì của một nhà vua Ba-by-lôn không kể phần
còn lại của năm cuối cùng của nhà vua đã thăng hà làm năm đầu đời trị vì của nhà vua
mới, mà dành cái tên ấy để chỉ trọn năm trị vì đầu tiên của vị tân vương. Vì theo định
luật chung thì không phải nhà vua nào cũng đợi tới cuối năm mới chết, thường thường
vẫn có nhiều tháng năm giữa các thời trị vì, sẽ vừa đủ thời gian để cho phép chúng ta kể
rằng câu đầu tiên của chương sách nầy là hoàn toàn đúng”. Nói khác đi, thì năm đầu tiên
thời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa đã không được tính, và điều nầy giúp chúng ta đưa ra
một cách giải thích hợp lý tại sao giấc chiêm bao có thể đã được nhìn thấy vào năm thứ
hai, do đó, cũng có thể được quan niệm là nhằm năm thứ ba của giai đoạn thụ huấn của
Đa-ni-ên. Sau Driver, Edward Young hậu thuẫn cho ý kiến rằng ba năm thụ huấn của
Đa-ni-ên không nhất thiết phải là ba năm tròn như cách dùng của người Hi-bá-lai chứng
minh:
Theo Wiseman, Thiele và Finegan thì theo thứ tự thời gian của giai đoạn đó,
dường như các biến cố được đòi hỏi phải xảy ra, như sau:
* Tháng 5-6 (dl) 605 TC: Người Ba-by-lôn thắng người Ai-cập tại Cạt-kê-mít.
* Tháng 6-8, 605 TC: Giê-ru-sa-lem thất thủ vào tay Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên
và các bạn ông bị bắt đi đày.
* Ngày 7 tháng 9, 605 TC: Nê-bu-cát-nết-sa, tổng tư lệnh quân đội được tôn lên
làm vua Ba-by-lôn sau khi cha vua ấy là Nabopolassar thăng hà.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 48


* Ngày 7.9.605 TC cho đến tháng Ni-san (3-4 dl) 604 TC: Năm lên ngôi của Nê-
bu-cát-nết-sa, và là năm đầu tiên Đa-ni-ên thụ huấn.
* Tháng Ni-san (3-4 dl) 604 TC đến tháng Ni-san (3-4 dl) 603 TC: Năm đầu tiên
thời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa, và là năm thứ hai Đa-ni-ên thụ huấn.
* Tháng Ni-san (3-4 dl) 603 TC đến tháng Ni-san (3-4 dl) 602 TC: Năm thứ hai
đời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa, và là năm thứ ba Đa-ni-ên thụ huấn, cùng là năm Nê-bu-
cát-nết-sa thấy chiêm bao.
Các luận cứ của Montgomery và nhiều tác giả khác nữa, rằng cách ghi niên đại
của Đa-ni-ên 1:20 và 2:1 mâu thuẫn nhau, vốn được căn cứ vào một thiên kiến rõ rệt về
lịch sử cuộc đời Đa-ni-ên. Các phản bác ấy đã bị những học giả như Robert Dick Wilson
trả lời rất thỏa đáng, vì Wilson chứng minh là không hề có chứng cứ xác thực nào cho
thấy có mâu thuẫn trong sách Đa-ni-ên, cả ở đây lần ở bất kỳ chỗ nào khác.
Biến cố quan trọng xảy ra chỉ được diễn tả đơn giản bằng mệnh đề “Nê-bu-cát-
nết-sa thấy chiêm bao”. Vì “chiêm bao” được viết theo “số nhiều” nên câu nầy ngụ ý
rằng vua có nhiều chiêm bao đến nỗi trong lòng bối rối và mất giấc ngủ vì cớ ý nghĩa
lộn xộn của chúng. Từ ngữ Hi-bá-lai “thấy chiêm bao” có thể hiểu là “đã chiêm bao thấy
nhiều chiêm bao”, hàm ý rằng trong khoảng thời gian sau chương 1, thỉnh thoảng Nê-
bu-cát-nết-sa lại nằm chiêm bao, mà chỉ đến lúc nầy mọi việc mới được kể lại chi tiết.
Do đó, ta có thể đi đến kết luận rằng giấc chiêm bao đã được giải nghĩa trước ngày Đa-
ni-ên tốt nghiệp vào cuối năm thứ ba thụ huấn của ông. Nói chung thì các nhà giải kinh
vốn quá chú trọng vào số nhiều của các giấc mộng mà bỏ qua động từ của mệnh đề ấy
(thì quá khứ, số nhiều).
Từ ngữ Hi-bá-lai “bối rối” cho thấy nhà vua đang lo lắng dẫn đến sợ sệt. Dường như Nê-
bu-cát-nết-sa cảm thấy đây không phải là một giấc mơ thường, nhưng là một câu trả lời
cho sự thắc mắc của nhà vua liên hệ đến tương lai mà Đa-ni-ên sẽ đề cập sau nầy trong
2:20. Hậu quả là vua “bị mất ngủ”.
Trong một phần chú giải khá dài về điều nầy, Geoffrey R.King nhận xét: “Như
sự việc vẫn thường xảy ra, những âu lo trong ngày cũng là những lo âu ban đêm. Bấy
giờ, Nê-bu-cát-nết-sa đã làm một điều mà không hề có người nào tin Đức Chúa Trời lại

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 49


dám mơ tưởng tới, đó là mang các vấn đề vào giường ngủ cùng với mình”. Tuy nhiên,
Nê-bu-cát-nết-sa không phải là Cơ-đốc nhân, và dầu sao, các hoàn cảnh và giấc chiêm
bao cũng đã được Đức Chúa Trời đưa đến cho ông bằng quyền năng thần hựu của Ngài.
Trong nhiều trường hợp khác trong Kinh điển, các giấc mơ vốn được Đức Chúa Trời
dùng để mặc khải cho một ông vua ngoại bang như trường hợp của A-bi-mê-léc (Sáng
Thế Ký 20:3) và Pha-ra-ôn (Sáng Thế Ký 41:1-8) là những trường hợp tương tự khá lý
thú với từng trải của Nê-bu-cát-nết-sa. Trong sự sắp xếp thần hựu, sự mất ngủ cũng có
chủ đích của nó, như trường hợp vua A-suê-ru trong Êxơtê 6, bắt đầu cho một chuỗi các
biến cố đưa tới việc xử tử Ha-man và dân Y-sơ-ra-ên thì được giải cứu. Rõ ràng là từng
trải của Nê-bu-cát-nết-sa ở đây vốn là do Đức Chúa Trời sắp xếp vậy.

2.2 Tất Cả Những Người Khôn Ngoan Đều Được Triệu Vời (Đa-ni-ên 2:2-3)

“2Vậy, vua truyền đòi các đồng-bóng, thuật-sĩ, thầy bói và người Canh-đê để cắt
nghĩa chiêm bao cho vua. Họ bèn đến chầu trước mặt vua. 3Vua nói cùng họ rằng: Ta
đã thấy một chiêm bao; và lòng ta bối rối, muốn biết chiêm bao đó”.
Vì cớ sự hoang mang, dường như vua Nê-bu-cát-nết-sa đã lập tức truyền lịnh tập
họp cả bốn hạng người được kể là khôn ngoan mà ở đây mô tả là “các dồng bóng
(astrologers), thuật-sĩ, thầy bói (sorcerers: thầy phù thủy) và người Canh-đê”. Danh hiệu
“những người khôn ngoan” không xuất hiện trong câu 2, nhưng được tìm thấy trong câu
27. Có nhiều bảng liệt kê tương tự xuất hiện qua suốt sách Đa-ni-ên (1:20; 2:10, 27 4:7;
5:7, 11, 15). Những người khôn ngoan dường như là cách mô tả tổng quát cả bốn hạng
người trên, rất thường được đề cập riêng rẽ (2:12, 13, 14, 18, 24, 48 4:6, 18 5:7, 8), còn
người Canh-đê thì còn được đề cập ở nhiều chỗ khác nữa (1:4; 2:4; 3:8; 5:11). Thuật sĩ
thì được dịch ra từ một chữ Hi-bá-lai có nghĩa là cây bút, do đó, theo Leupold có thể ám
chỉ một học giả chứ không phải một thuật sĩ (magician) theo nghĩa thông thường. Thầy
bói cũng được dịch là “chiêm tinh gia”, ám chỉ người có tài năng bói toán hay giao tiếp
với kẻ chết theo Leupold, nhưng cũng được hiểu là các “chiêm tinh gia” theo Young.
Cách dịch nầy gợi ý việc nghiên cứu các vì sao để tiên đoán tương lai. Tuy nhiên, Young

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 50


đã không có định nghĩa đặc biệt cho danh từ “chiêm tinh gia” (astrologer). Thầy phù
thủy (sorcerer) là những kẻ làm phù phép hay cầu đảo. Tuy nhiên, từ ngữ có ý nghĩa nhất
là “người Canh-đê”. Nhiều người thường giải thích rằng mấy chữ nầy ám chỉ một nhóm
các chiêm tinh gia. Nhưng chính tên đó lại chỉ về một dân tộc sống tại miền Nam xứ Ba-
by-lôn ( Sáng Thế Ký 11:28) và cuối cùng, đã chinh phục được người A-sy-ri, khi
Nabopolassar, là cha của Nê-bu-cát-nết-sa, làm vua họ. Có lẽ chuyện hết sức tự nhiên,
là những kẻ chiến thắng vẫn tự khẳng định là mình thuộc hạng người khôn ngoan, và
chúng ta không cần phải biện luận gì cả về việc có kẻ đã dùng cách đề cập người Canh-
đê ở đây để bảo rằng đây là một điểm không chính xác. Chủ đích rõ rệt của việc kể ra cả
bốn hạng người khôn ngoan trên đây, ấy là nhà vua hi vọng rằng nhờ các đóng góp khác
nhau của họ, họ sẽ giải nghĩa được giấc mộng của vua.
Sau khi đã có toàn thể những người khôn ngoan đứng chầu trước mặt, nhà vua
tuyên bố rằng mình có thấy một chiêm bao - nhà vua dùng danh từ “chiêm bao” theo số
ít, ám chỉ trong số rất nhiều giấc chiêm bao mà nhà vua đã thấy, thì chỉ có một giấc
chiêm bao duy nhất là thật sự có ý nghĩa tiên tri mà thôi.

2.3 Nhà Vua Đòi Hỏi Phải Kể Lại Cả Giấc Chiêm Bao Lẫn Giải Nghĩa Nó (Đa-ni-
ên 2:4-6)

“4Những người Canh-đê nói cùng vua bằng tiếng A-ram rằng: Tâu vua, chúc vua
sống đời đời! Xin thuật chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ giải nghĩa.
5Vua trả lời cho những người Canh-đê rằng: Sự ấy đã ra khỏi ta. Nếu các ngươi không
nói cho ta biết chiêm bao đó thể nào và lời giải nó ra làm sao, thì các ngươi sẽ bị phân
thây, nhà các ngươi sẽ trở nên đống phân. 6Nhưng nếu các ngươi tỏ chiêm bao và lời
giải nó cho ta, thì các ngươi sẽ được lễ vật, phần thưởng, và vinh hiển lớn từ nơi ta. Các
ngươi hãy tỏ cho ta chiêm bao đó và lời giải nó thế nào”.
Người Canh-đê thay mặt cả nhóm người đó và làm người phát ngôn của họ, để
tâu lên với vua. Câu “nói bằng tiếng A-ram” đưa vào một đoạn văn dài viết bằng chữ A-
ram thay vì bằng chữ Hi-bá-lai, bắt đầu ở câu 4 và được tiếp tục cho đến hết chương 7.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 51


Người ta đã tranh luận rất nhiều vì chỉ một câu hết sức đơn giản đó mà thôi. Lý do thật
rõ ràng là để đưa câu nầy vào, là bắt đầu từ điểm nầy trở đi, Đa-ni-ên dùng tiếng A-ram,
vốn vừa giống mà cũng vừa khác với tiếng Hi-bá-lai. Tuy có một số các nhà phê bình
như Driver, thắc mắc chẳng hay tiếng A-ram đã được nói vào thế kỷ thứ 6 TC tại Ba-
by-lôn hay chưa? Điều dường như rất hữu lý, ấy là thứ tiếng đó vốn quen thuộc với Đa-
ni-ên, và là ngôn ngữ đã được dân Do Thái thông dụng tại Ba-by-lôn thay cho tiếng Hi-
bá-lai. Chúng ta không nhất thiết phải căn cứ vào đó để suy luận rằng đó là ngôn ngữ
thông dụng trong triều đình, nhưng đã không có chứng cứ hiển nhiên nào thật sự cho
thấy là người Canh-đê đã không dùng tiếng A-ram để tâu lên với vua. Đoạn sách Đa-ni-
ên viết bằng tiếng A-ram nầy đề cập lời tiên tri đầu tiên liên hệ đến các dân ngoại vào
thời của Đa-ni-ên.
Trong ánh sáng của các công trình nghiên cứu của giới học giả gần đây, chủ
trương phủ nhận một cách độc đoán việc dùng tiếng A-ram của Đa-ni-ên, đã không còn
đứng vững được nữa. Như K.A.Kitchen đã viết: “Đề tài nầy đã được hai, ba thế hệ học
giả hiện đại nghiên cứu cặn kẽ rồi, đó là S.R.Driver, R.D.Wilson, G.R.Driver,
W.Baumgartner, H.H.Rowley, J.A.Montgomery, H.H.Schaeder, F.Rosenthal và nhiều
người khác nữa. Tuy nhiên ngày nay, chúng ta vẫn còn cơ hội rộng rãi để đánh giá lại.
Số tài liệu về chữ viết bằng tiếng A-ram cổ và tiếng A-ram được dùng trong hoàng cung
và các giai đoạn về sau nầy của ngôn ngữ ấy đang ngày càng có nhiều thêm”.
Kitchen tiếp tục vạch rõ rằng liên hệ đến “toàn khối văn tự A-ram của Kinh
Thánh” mà phần lớn là sách Đa-ni-ên, thì “chín phần mười từ vựng trong đó đã được
chứng thực trong các văn bản của thế kỷ thứ 5 TC hay sớm hơn”. Phần lớn những gì đã
phát giác được đều thuộc về thế kỷ thứ 5 TC, còn các văn bản của thế kỷ thứ 6 TC thì
rất hiếm; nhưng nếu tiếng A-ram của sách Đa-ni-ên vốn đã được dùng hồi thế kỷ thứ 5
TC, thì rất có thể rằng nó cũng đã được dùng từ thế kỷ thứ 6 TC nữa. Câu kết luận đã
hết sức rõ ràng là Driver và những người theo phe ông ta đã quyết đoán trước rằng sách
Đa-ni-ên là một tác phẩm giả mạo của thế kỷ thứ 2 TC trong lúc hãy còn thiếu tài liệu.
Đến nay thì nhiều tài liệu đã được đưa ra ánh sáng và chống lại với quan điểm của ông

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 52


ta. Lập trường của Driver không còn đứng vững được nữa, nếu các khám phá gần đây
được thừa nhận.
Người Canh-đê vì nóng lòng muốn làm đẹp lòng nhà vua, nên đã tâu lên bằng lời
lẽ tỏ ra tôn kính điển hình theo lối Đông phương: “Tâu vua, chúc vua sống đời đời” ( I.
Các Vua 1:31; Nê-hê-mi 2:3; Đa-ni-ên 3:9; 5:10; 6:21). Họ tuyên bố quả quyết rằng nếu
nhà vua kể lại giấc chiêm bao cho họ, họ sẽ có thể giải nghĩa cho vua.
Đáp lời những người Canh-đê, nhà vua phán: “Sự ấy đã ra khỏi ta”. Nhiều nhà
giải kinh đã dị nghị cách dịch nầy. Mọi người đều đồng ý rằng câu nầy rất khó dịch, vì
từ ngữ azada chỉ xuất hiện ở đây và trong câu 8. Franz Rosenthal dịch chữ ấy là “biết
một cách công khai, biết cách quả quyết”. Trong bản dịch Cựu Ước ra Hi văn (LXX) từ
ngữ nầy được đổi đi một chút để cho đó là một động từ có nghĩa là “đã đi khỏi ta”, nghĩa
là “giấc chiêm bao đã bị quên mất đi rồi”. Tuy nhiên, động từ ấy cũng có thể có nghĩa là
“xong rồi” tức là “Ta đã quyết định rồi”. Các nhà giải kinh như Keil, Leupold và Young
đồng ý rằng thật ra thì nhà vua đã không quên giấc mộng. Young dịch từ ngữ ấy là “chắc”
hay “chắc chắn”, được bản dịch tiếng Sy-ri hậu thuẫn cho, căn cứ trên sự ức đoán rằng
đây là một từ ngữ gốc Ba-tư. Do đó, câu ấy có thể được dịch là: “Việc ấy đối với ta là
chắc chắn rồi” hay “đã được quyết định trọn vẹn rồi”.
Trong tình trạng truy tầm nghiên cứu cho đến nay cuộc tranh luận xem nhà vua
có phải đã thật sự quên mất giấc chiêm bao hay không, vẫn chưa có thể quyết định dứt
khoát được. Để bênh vực cho ý kiến rằng nhà vua đã quên mất giấc mộng, là luận cứ
cho rằng vì nhà vua sốt ruột muốn biết lời giải, nên chắc chắn sẽ tiết lộ cho những người
khôn ngoan của mình, xem họ sẽ giải nghĩa thế nào. Luận cứ nầy phù hợp với cách dịch
“Sự ấy đã ra khỏi ta” là trường hợp cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, cũng còn một số lý do để nhà vua có thể đưa ra lời đòi hỏi cực đoan
đó đối với các cố vấn của mình, nhằm thử tài họ, xem họ có thật sự tiếp xúc được với
các thần để khám phá ra những điều bí mật hay không. Nhà vua vốn là một thanh niên
vừa thành công một cách phi thường trong những cuộc chinh phạt quân sự của mình.
Chắc chắn là nhà vua đang rất tự cao tự đại. Rất có thể rằng những người khôn ngoan
nầy đã từng phục vụ vua cha của Nê-bu-cát-nết-sa và đều lớn tuổi hơn vua. Ta có thể

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 53


hiểu được việc rất có thể là trước đây các cố vấn nầy từng gây khó dễ cho Nê-bu-cát-
nết-sa, nên nhà vua muốn tìm cách thanh toán họ, hầu có thể cất nhắc những người trẻ
tuổi hơn, do chính nhà vua tự chọn lấy. Rất có thể rằng Nê-bu-cát-nết-sa rất nghi ngờ
lòng chân thành, ngay thật và tài năng của họ, và có lẽ cũng đang đặt vấn đề chẳng hay
họ có trung thành với mình hay không. Cũng có thể là nhà vua đang đặt vấn đề đối với
một số các tập tục mê tín dị đoan của họ.
Trong lúc nỗi thất vọng của nhà vua đối với các cố vấn của mình còn được cơn
thạnh nộ xuất phát từ việc không biết chắc chắn ý nghĩa của giấc chiêm bao làm tăng
thêm, điều hoàn toàn có thể xảy ra là Nê-bu-cát-nết-sa thình lình tỏ ra thái độ cứng rắn
đối với những người khôn ngoan, nên đòi hỏi họ chẳng những giải nghĩa giấc mộng, mà
còn phải kể rõ giấc mộng ấy là thế nào nữa. Một hành động tùy tiện như vậy của một
nhà vua rất phù hợp với tánh khí và địa vị của Nê-bu-cát-nết-sa. Rất có thể đó là một
quyết định bất thần, xuất phát từ sự xúc động trong khoảnh khắc ấy, hoặc cũng có thể
đó là hậu quả của sự thất vọng về số người ấy trải qua một thời gian dài. Điều rất có ý
nghĩa, ấy là những người trẻ hơn như Đa-ni-ên và các bạn ông, thì không có mặt lúc đó.
Nhằm nhấn mạnh một lần nữa sự đòi hỏi của mình cả về giấc chiêm bao lẫn việc
giải nghĩa nó, Nê-bu-cát-nết-sa tuyên bố rằng những người khôn ngoan “sẽ bị phân thây”
và nhà họ “sẽ trở nên đống phân”. Đây không phải chỉ là lời đe dọa suông, nhưng phù
hợp với sự tàn ác mà người ta có thể chờ đợi nơi một nhà vua độc tài chuyên chế như
Nê-nu-cát-nết-sa. Điều hết sức thông thường, là nhiều nạn nhân đã bị chặt hết tay chân,
còn nhà họ có trở thành “đống phân” hay chỉ bị tận diệt như Young và Montgomery đã
nói, thì thật ra không phải là vấn đề đáng quan tâm ở đây. Driver vạch rõ: “Sự trừng phạt
tàn bạo và độc tài mà nhà vua đem ra để đe dọa nó, là điều phù hợp với những gì người
ta có thể trông đợi nơi một nhà vua chuyên chính Đông phương. Nhất là người A-sy-ri
và Ba-tư vốn đặc biệt được chú ý về cách trừng phạt dã man của họ”.
Tuy nhiên, nếu những người khôn ngoan đáp ứng được sự đòi hỏi của nhà vua,
thì họ được hứa ban cho “lễ vật, phần thưởng và vinh hiển lớn”. Theo thói quen thì khi
một nhà vua được đẹp lòng về các tôi tớ mình, thường kẻ đó sẽ được ban thưởng rời
rộng đủ thứ tặng vật đắt tiền, được đề cao, như Kinh Thánh vẫn làm chứng trong trường

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 54


hợp của Giô-sép, Mạc-đô-chê và chính Đa-ni-ên nữa. Phần thưởng là một từ ngữ Ba-tư,
theo số ít với ý niệm là “quà tặng”. Muốn được những điều đó, chỉ cần họ kể lại cho nhà
vua giấc chiêm bao và ý nghĩa của nó. Rõ ràng là những người khôn ngoan đang bị đặt
đối diện với một thử thách tột độ về những gì họ từng rêu rao mình là “siêu nhân”. Nếu
quả thật họ có tài năng xuất chúng để giải nghĩa chiêm bao, thì họ cũng phải có khả năng
vạch rõ nội dung của nó.

2.4 Lời Đòi Hỏi Của Nhà Vua Được Lặp Lại (Đa-ni-ên 2:7-9)

“7Họ lại tâu lần thứ hai rằng: Xin vua kể chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và
chúng tôi sẽ cắt nghĩa. 8Vua rằng: Ta biết chắc các ngươi tìm cách để hưỡn thì giờ, vì
các ngươi thấy sự ấy đã ra khỏi ta. 9Nhưng, nếu các ngươi không tỏ cho ta biết chiêm
bao, thì cũng chỉ có một luật cho các ngươi; vì các ngươi đã điều đình với nhau đem
những lời giả dối bậy bạ nói cùng ta, cho đến ngày giờ sẽ thay đổi. Vậy, hãy nói chiêm
bao cho ta, và ta sẽ biết rằng các ngươi có thể giải nghĩa được”.
Bị đặt đối diện với quyết định tối hậu của vua, những người khôn ngoan lặp lại
lời thỉnh cầu của họ, là xin vua kể cho họ giấc mộng của mình, và một lần nữa, họ khẳng
định là sẽ có thể giải nghĩa nó. Dường như nếu quả thật nhà vua đã quên mất giấc chiêm
bao thì có lẽ những người khôn ngoan nầy sẽ cố gắng đưa ra một câu trả lời nào đó. Sự
kiện là họ đã không hậu thuẫn cho ý kiến bảo rằng nhà vua đã cố ý muốn giữ lại điều
vua đã biết. Cả khi nhà vua không nhớ hết chi tiết của giấc chiêm bao, và không thể kể
lại vừa đủ, để tạo được nền tảng cho cách giải nghĩa, rất có thể là nhà vua vốn đã nhận
chân được tâm địa của những người khôn ngoan đó rồi. Dầu sao, họ đã không thử đưa
ra mưu mẹo đó.
Tuy nhiên, nhà vua đã ngắt ngang lời tâu của họ, vạch rõ rằng nhà vua biết chắc
là họ chỉ muốn trì hoãn mà thôi. Câu “ta biết chắc” nói ngay từ đầu, là nhằm nhấn mạnh
điều đó. Nhà vua tố cáo những người khôn ngoan là muốn “trì hoãn”, nguyên văn là
muốn “mua thì giờ”, “vì các ngươi thấy sự ấy đã ra khỏi ta”. Câu cuối cùng nầy lặp y lại
câu nói trên câu 5, với cùng một vấn đề về việc giải nghĩa, và có thể được dịch là “vì các

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 55


ngươi thấy là ta đã quyết định rồi” hay “ta đã nhất quyết rồi”. Lời tố cáo của Nê-bu-cát-
nết-sa hàm ý rằng nhà vua vẫn còn nhớ các sự kiện chính yếu của giấc chiêm bao, đủ để
khám phá ra bất kỳ một cách giải nghĩa nào mà những người khôn ngoan có thể bày đặt
ra để tâu lên với vua.
Keil giải thích việc nầy như sau:
“Bảo rằng nhà vua đã không quên giấc chiêm bao của mình, rằng nhà vua chỉ còn
nhớ một vài điều ám ảnh mà mình đã thấy trong giấc chiêm bao ấy, đã được câu 9 làm
sáng tỏ, khi nhà vua bảo với những người Canh-đê “nếu các ngươi không tỏ cho ta biết
chiêm bao, vì các ngươi đã điều đình với nhau đem những lời giả dối bậy bạ nói cùng
ta. Vậy, hãy nói cho ta giấc chiêm bao, để ta biết rằng các ngươi có thể giải nghĩa được”.
Theo câu nầy, thì sở dĩ Nê-bu-cát-nết-sa muốn nghe những người khôn ngoan kể lại giấc
chiêm bao, là để nhà vua được bảo đảm về cách giải nghĩa đúng giấc chiêm bao ấy khi
họ tâu lên. Như vậy, nếu nhà vua đã hoàn toàn quên hết giấc chiêm bao của mình và chỉ
còn nhớ lờ mờ trong tâm trí những gì mình đã thấy trong chiêm bao, thì nhà vua đã
không nói với họ như vậy. Trong trường hợp đó, nhà vua sẽ không tặng một phần thưởng
lớn vì họ kể lại được giấc chiêm bao, cũng không đe dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc hoặc
xử tử, vì họ không nói ra được điều đó. Vì lúc ấy, nhà vua có thể cho người Canh-đê
một cơ hội để công bố bất kỳ một giấc chiêm bao nào luôn với lời giải nghĩa, mà chẳng
biết đâu là sự thật cả. Nhưng nếu nhà vua vừa đe dọa vừa hứa hẹn trong trường hợp như
thế là không khôn ngoan, thì cũng vậy, đối với những người khôn ngoan, nếu họ cứ nài
nỉ với nhà vua như vậy là điều không thể nào hiểu nổi. Nếu nhà vua đã thật sự quên mất
giấc chiêm bao, thì họ không có lý do gì để sợ hãi cho mạng sống mình nếu họ tự nghĩ
ra một giấc chiêm bao nào đó luôn với lời giải nghĩa giấc chiêm bao ấy, vì trong trường
hợp đó, nhà vua sẽ không thể nào buộc tội họ là gian dối hay lường gạt, để do đó mà
trừng phạt họ. Nếu trái lại, nhà vua vẫn còn nhớ giấc mộng đã từng gây bối rối cho mình,
và nhà vua muốn nghe chính người Canh-đê kể lại để có thể thử nghiệm xem nhà vua
có thể tin vào lời giải nghĩa của họ hay không, thì cả lời đòi hỏi lẫn thái độ nghiêm khắc
mà nhà vua đã tỏ ra đó, đều không phải là vô lý”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 56


Dường như căn cứ vào toàn thể bản văn, thì rõ ràng là Nê-bu-cát-nết-sa đã không chịu
chấp nhận một cách giải nghĩa quá dễ dãi giấc chiêm bao của mình, mà muốn có bằng
cớ chứng minh rằng những người khôn ngoan của vua quả thật là có những nguồn tin
tức từ các vị thần và vượt khỏi các nguồn gốc thông thường. Nhà vua cũng nhận thấy
rằng họ đang trì hoãn, hi vọng rằng nhà vua sẽ thay đổi tính khí khó chịu đó đi. Nhà vua
muốn cho họ biết rằng mình đã nhất quyết như vậy rồi.

2.5 Lời Thỉnh Cầu Cuối Cùng Của Những Người Khôn Ngoan Bị Từ Khước (Đa-
ni-ên 2:10-13)

“10Những người Canh-đê tâu lại cùng vua rằng: Chẳng có người nào trên đất nầy
có thể tỏ ra việc của vua; vì chẳng có vua nào, chúa nào, người cai trị nào đem việc như
thế hỏi đồng bóng, thuật sĩ, hay người Canh-đê nào. 11Vì sự vua đòi là hiếm có, và
không ai có thể tỏ cho vua được, chỉ có các vị thần không ở với loài xác thịt. 12Vậy nên
vua phát tức mình và giận dữ lắm, bèn truyền mạng lịnh giết chết hết những bác sĩ của
Ba-by-lôn. 13Vậy mạng lịnh đó đã truyền ra; người ta hầu đem giết hết thảy những bác
sĩ, lại tìm Đa-ni-ên cùng đồng bạn người để giết”.
Tuy những người Canh-đê quả quyết rằng họ có thể giải nghĩa được giấc chiêm
bao, nhưng bị cụt hứng vì nhà vua đòi hỏi họ phải kể lại chính giấc chiêm bao nữa. Bằng
những lời lẽ hết sức nhã nhặn mà họ có thể nói được, họ đã cố gắng tâu lên cho Nê-nu-
cát-nết-sa biết rằng điều nhà vua đòi hỏi đó là vô lý, và “chẳng có vua nào, chúa nào,
người cai trị nào” lại chờ đợi những người khôn ngoan của mình một sự tiết lộ như vậy.
Những người Canh-đê vốn biết rằng họ đang đứng trước mặt một nhà vua có quyền uy
tuyệt đối. Họ thú nhận rằng điều nhà vua đòi hỏi đó là vượt khỏi tri thức con người, là
điều mà bọn họ đang có. Họ cố gắng nịnh bợ nhà vua, bằng cách tôn xưng Nê-bu-cát-
nết-sa là “vua, chúa và người cai trị” mà nêu muốn nhập chung lại để dịch, chúng ta chỉ
có thể bảo là “một vị đế vương vĩ đại và quyền uy” như Young đã gợi ý. Ý muốn nói ở
đây là Nê-bu-cát-nết-sa vốn là một nhà vua vĩ đại và đầy quyền uy như vậy, nên mới
mong muốn các tôi tớ mình cũng phải có một tri thức như vậy. Điều nhà vua đòi hỏi đó

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 57


thật “hiếm có” hay quá “khó khăn” và là điều mà chỉ có các thần mới có thể tiết lộ được
mà thôi. Câu “không ở với loài xác thịt” nhằm phân biệt các thần vốn siêu vượt trên con
người với những con người có thân xác loài người, nhưng ý nghĩa có thể là chỉ có các
thần chứ không thể có người nào lại tiết lộ được một điều bí mật như giấc chiêm bao đó
của nhà vua. Chính câu nầy phản ảnh sự phá sản của sự khôn ngoan của loài người và
dọn đường cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho Đa-ni-ên.
Sự hạ mình của những người khôn ngoan và lời phản đối của họ đã chẳng đi đến
đâu cả. Rõ ràng là chúng chỉ xác định thêm cho sự hoài nghi của nhà vua rằng họ vốn
vô tích sự và không thật sự giúp đỡ được gì cho vua. Nó càng khiến cho nhà vua tức
giận thêm, vì từ ngữ “tức mình và giận dữ lắm” vốn có cùng một ngữ căn với từ ngữ Hi-
bá-lai chỉ về “cơn thạnh nộ của Pha-ra-ôn” (Sáng Thế Ký 40:2; 41:10). Lập tức, “vua
bèn truyền mạng lịnh giết chết hết những bác sĩ của Ba-by-lôn”. Trong từ ngữ “bác sĩ”,
nhà vua chẳng những gồm cả bốn hạng người khôn ngoan đang đứng chầu trước mặt
mình, mà còn kể luôn những người khác nữa, như Đa-ni-ên và các bạn của ông. Tuy rất
có thể chữ Ba-by-lôn ám chỉ toàn thể đế quốc, có lẽ ở đây nó chỉ được giới hạn trong
phạm vi thành phố Ba-by-lôn mà thôi (Đa-ni-ên 2:49; 3:1).
Câu 13 không nói rõ những kẻ thi hành án xử tử nầy có thể hễ bắt được ai thì giết
ngay, hay tập trung họ lại để sẽ đem ra xử tử trước công chúng. Trường hợp sau thì có
lý hơn, như đoạn Kinh điển tiếp theo cho thấy Đa-ni-ên đã có đủ thì giờ để nêu lên các
câu hỏi. Montogmery viết: “Đây không phải là cách xử tử theo lối Vespasien tại xứ
Sicily, nhưng là một cuộc xử tử dành ch một số quan chức nhất định tại một địa điểm
nhất định, do đó, biện pháp đầu tiên là phải tập trung các quan chức ấy lại để chờ bị hành
quyết”.
Sự kiện Đa-ni-ên và các bạn ông bị nhập chung vào số những người khôn ngoan đã làm
nẩy sinh lời tố cáo sai lầm rằng ông cũng theo hệ thống tôn giáo ngoại đạo tại Ba-by-
lôn. Trong Kinh điển, đã không có chỗ nào hậu thuẫn cho lời tố cáo nầy. Việc ông thụ
huấn trong chương 1 không hề khiến ông trở thành một tư tế, mà chỉ trở thành một cố
vấn của nhà vua mà thôi, Nhưng với tư cách đó, ông vẫn bị bao gồm vào hạng người
rộng lớn, là những người khôn ngoan.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 58


2.6 Đa-Ni-Ên Yêu Cầu Được Triển Hạn Để Tìm Cách Giải Nghĩa Giấc Chiêm Bao
(Đa-ni-ên 2:14-16)

“14Bấy giờ Đa-ni-ên lấy sự khôn ngoan và tri thức mà nói với A-ri-ốc, quản thị
vệ của vua, đã đi ra đặng giết những bác sĩ của Ba-by-lôn. 15Người cất tiếng nói cùng
A-ri-ốc, quản thị vệ của vua, rằng: Sao lại có mạng lịnh nghiêm cấp dường ấy ra từ vua?
A-ri-ốc bèn kể chuyện cho Đa-ni-ên rõ. 16Tức thì Đa-ni-ên vào, xin vua cho mình một
hạn nữa, hầu có thể giải nghĩa điềm chiêm bao đó cho vua”.
Khi Đa-ni-ên được báo tin về chiếu chỉ của vua, sách chép: “Bấy giờ, Đa-ni-ên
lấy sự khôn ngoan trí thức mà nói với A-ri-ốc, quản thị vệ của vua”. Tuy trước đây,
người ta vẫn khó tố cáo được những người khôn ngoan là kém nhã nhặn, dường như
trong cách Đa-ni-ên tiếp cận vấn đề, ông còn tỏ ra đĩnh đạc và bình tĩnh hơn nữa. Như
Keil mô tả: “Nhờ cuộc gặp gỡ và phân trần phải trái với A-ri-ốc của Đa-ni-ên, việc thi
hành chiếu chỉ của nhà vua đã được đình hoãn”.
Với tư cách quản thị vệ của vua, A-ri-ốc cũng kiêm thêm trách nhiệm chỉ huy
việc thi hành án xử tử, tuy có lẽ bản thân ông ta không phải trực tiếp sát hại những người
khôn ngoan. Vì đã quen thuộc với sự tàn bạo của thời đại mình, dường như A-ri-ốc đã
không hề thắc mắc gì cả về chiếu chỉ của vua. Tuy nhiên, khi Đa-ni-ên đặt vấn đề: “Sao
lại có mạng lịnh nghiêm cấp dường ấy ra từ vua?” đã có một cuộc thảo luận với Đa-ni-
ên, để thông báo cho ông biết rõ tình hình. A-ri-ốc đã chịu dành thì giờ để giải thích cho
một kẻ đã bị án tử hình cho chúng ta thấy cả cách tiếp cận nhã nhặn của Đa-ni-ên, lẫn
thái độ kính trọng của ông ta đối với Đa-ni-ên. Có người căn cứ vào từ ngữ “nghiêm
cấp” ở đây để bảo rằng cách nói như vậy là mâu thuẫn với tánh tình vốn rất thận trọng
của ông. Tuy nhiên, một chiếu chỉ ra lệnh xử tử những người chưa hề có cơ hội ngỏ lời
với nhà vua như vậy, rõ ràng là quá nghiêm khắc, và tạo cơ hội để A-ri-ốc có thế giải
thích với vua.
Câu 16 chỉ tóm tắt ngắn gọn điều đã thật sự xảy ra. Chắc Đa-ni-ên đã nói với A-
ri-ốc là ông có thể giải mộng cho vua, khiến A-ri-ốc sẵn sàng cộng tác với ông trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 59


việc tâu lại với vua. Điều rất khó có thể xảy ra, nhất là trong lúc nhà vua đã có tánh khí
như vậy, để Đa-ni-ên có thể đến thẳng với vua mà không được thông báo trước theo
đúng nghi thức để có biện pháp cần thiết. Rất có thể là lúc ấy, cơn thịnh nộ của nhà vua
đã có phần dịu bớt. Dầu sao thì Đa-ni-ên cũng đã được phép vào chầu vua để xin thêm
thì giờ và hứa giải nghĩa điều chiêm bao cho vua. Trái với những người khôn ngoan
khác, vốn đều kinh hãi rụng rời, đến nỗi không kịp nghĩ ra mưu kế để bị buộc phải giải
quyết ngay vấn đề mà không được cho thêm chút thời gian nào, Đa-ni-ên nhờ không
thuộc thành phần những kẻ đã gây thất vọng cho nhà vua về các cố vấn lớn tuổi hơn ông,
đã được nhà vua ban cho điều ông thỉnh cầu. Rất có thể là lòng tin quyết và trầm tĩnh
của Đa-ni-ên, rằng Đức Chúa Trời của ông có thể giúp ông cách nào đó, đã gây ấn tượng
mạnh trên nhà vua rằng Đa-ni-ên là người thành thật ngay thẳng, hoàn toàn trái ngược
với các cố vấn lớn tuổi, chỉ giới luồn cúi, nịnh bợ của vua.

2.7 Đa-Ni-Ên Và Các Đồng Bạn Cầu Nguyện Xin Đức Chúa Trời Ban Sự Khôn
Ngoan (Đa-ni-ên 2:17, 18)

“17Đoạn, Đa-ni-ên trở về nhà, và tỏ sự ấy cho các bạn mình là Ha-na-nia, Mi-sa-
ên và A-xa-ria. 18Người xin họ cầu Đức Chúa Trời ở trên trời dủ lòng thường xót họ về
sự kín nhiệm nầy, hầu cho Đa-ni-ên và đồng bạn mình khỏi phải chết với những bác sĩ
khác của Ba-by-lôn”.
Đa-ni-ên về nhà và không để mất thì giờ, đã thông báo ngay cho ba người bạn
của ông. Chủ đích của ông thật là rõ ràng, ấy là muốn họ cùng hiệp ý với ông để cầu
nguyện, xin Đức Chúa Trời tiết lộ chuyện bí mật ấy. Vì họ đang gặp nguy hiểm như
nhau, cho nên họ cũng có thể cùng nhau cầu đảo. Họ phải tìm cầu “ơn thương xót của
Đức Chúa Trời” nhiều khi bằng cách lợi dụng lòng thương xót của người ta (Đa-ni-ên
1:9; Xa-cha-ri 7:9), nhưng thông thường hơn, thì phải tìm cầu nơi chính Đức Chúa Trời
(Nê-hê-mi 9:28; Ê-sai 63:7; Đa-ni-ên 9:9, vv). Ơn thương xót của Đức Chúa Trời tương
phản rõ rệt với chiếu chỉ của Nê-bu-cát-nết-sa, truyền lịnh xử tử những người khôn
ngoan, không chút xót thương.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 60


Việc đề cập “Đức Chúa Trời ở trên trời” hay theo nguyên văn là “của các từng
trời” rõ ràng là tương phản với thói mê tín dị đoan của người Ba-by-lôn, là những kẻ thờ
lạy các ngôi sao trên trời. Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên vốn là Đức Chúa Trời của các
từng trời, chứ không phải chỉ là của bầu trời mà thôi. Áp-ra-ham đã dùng từ ngữ nầy lần
đầu tiên trong Sáng Thế Ký 24:7 và người ta thấy nó được nhắc lại rất thường trong Kinh
Thánh về sau nầy (Ê-xê-chi-ên 1:2; 6:10; 7:12, 21 Nê-hê-mi 1:5; 2:4; Thi Thiên 136:26).
Tuy bốn chàng thanh niên tin kính (kính sợ Đức Chúa Trời) nầy đang lâm vào bước
đường cùng, hầu như người ta đã thấy là họ lập tức quì gối xuống trước mặt Đức Chúa
Trời, với niềm tin trọn vẹn rằng Đức Chúa Trời của họ có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Thay vì lo sợ, kinh hoàng, họ đã cầu nguyện. Trong giờ phút gặp khủng hoảng tột cùng
đó, họ đều chuẩn bị sẵn sàng, vì đức tin họ đã từng bị thử nghiệm trước đó rồi (xem ch
1). Họ có thể an tâm chờ đợi hậu quả xảy ra, “người công bình lấy lòng sốt sắng cầu
nguyện, thật có linh nghiệm nhiều” (Gia-cơ 5:16). Rõ ràng là động cơ thúc đẩy họ chính
là muốn cứu lấy mạng sống mình. Họ rất sẵn sàng chịu chết khi cần thiết là điều mà
chương 3 sẽ cho chúng ta thấy rõ. Lời khẩn xin của họ sẽ có kết quả, vì họ không muốn
chết chung với những kẻ bị qui định xử tử, bao gồm toàn thể những người khôn ngoan
của Ba-by-lôn. Câu 18 không nhất thiết ngụ ý rằng tất cả những người khôn ngoan khác
đều đã bị giết hết rồi, tuy việc ấy vẫn có thể xảy ra. Điều càng có thể hơn, là sự giải thoát
tối hậu cho Đa-ni-ên cũng được mở rộng ra cho những người khôn ngoan khác nữa.

2.8 Lời Cầu Nguyện Của Đa-ni-ên Được Nhậm (Đa-ni-ên 2:19-23)

“19Vậy sự kín nhiệm được tỏ ra cho Đa-ni-ên trong sự hiện thấy ban đêm; Đa-
ni-ên bèn ngợi khen Chúa trên trời. 20Đoạn, Đa-ni-ên cất tiếng nói rằng: Ngợi khen danh
Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! vì sự khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài.
21Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ
khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng. 22Chính Ngài tỏ ra những sự sâu xa kín
nhiệm, Ngài biết những sự ở trong tối tăm, và sự sáng ở với Ngài. 23Hỡi Đức Chúa Trời
của tổ phụ tôi! Tôi cảm ơn và ngợi khen Ngài, vì Ngài đã ban cho tôi sự khôn ngoan và

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 61


quyền phép, và bây giờ Ngài đã khiến tôi biết điều chúng tôi cầu hỏi Ngài, mà tỏ cho
chúng tôi biết việc của vua”.
Sự giải thoát đến với Đa-ni-ên và các bạn ông bằng hình thức một khải tượng ban
đêm. Rõ ràng đây không phải là một giấc chiêm bao, nhưng là một mặc khải siêu nhiên
được ban cho Đa-ni-ên vào những giờ mà ông hãy còn thức. Rất có thể là ông và các
đồng bạn đã cầu nguyện thâu đêm, và khải tượng đã đến lúc Đa-ni-ên đang còn thức.
Bản tính của sự mặc khải vừa đòi hỏi nó phải là một khải tượng, và việc giải nghĩa nó là
một pho tượng cũng đòi hỏi nó phải là một ý niệm của thị giác. Giới phê bình đã không
có cơ sở nào cả khi cho rằng đây là một hình thức hạ đẳng của sự mặc khải thiên thượng,
Các nhà phê bình hiện đại có khuynh hướng xem giấc chiêm bao là một hình thức mặc
khải hạ đẳng, thấp hơn một khải tượng, do đó, cũng đánh giá thấp giấc chiêm bao của
Nê-bu-cát-nết-sa. Lý do là vì chiêm bao là một biến cố tự nhiên, trong khi khải tượng là
một từng trải siêu nhiên, do đó, là một trung gian tốt hơn cho sự mặc khải. Chẳng hạn
khi giải thích khải tượng của Đa-ni-ên, Montgomery viết: “Cũng như ở câu 7, nó xảy ra
ban đêm, nhưng là một “khải tượng” chứ không phải một giấc chiêm bao, vốn là một
phương tiện truyền thông hạ đẳng cho người ngoại đạo”. Cố gắng phân loại sự mặc khải
theo giá trị căn cứ vào phương tiện trung gian của nó, là đi lạc đề. Vấn đề duy nhất là sự
mặc khải có phải là từ Đức Chúa Trời đến hay không, và tính cách quan trọng của nó
bắt nguồn từ tác giả của nó chứ không phải do các phương tiện mặc khải.
Điều có ý nghĩa hơn hết, là Đa-ni-ên đã đáng ứng lại tức khắc bằng một bài thánh
ca tán tụng và tôn vinh Đức Chúa Trời ở trên trời, đã nhậm lời cầu nguyện của ông. Bài
thánh ca chẳng những cho thấy lòng tri ân thành kính của Đa-ni-ên, mà cả chiều sâu lẫn
tầm hạn bao quát của đức tin ông. Câu đầu tiên trong bài thánh ca của ông: “Ngợi khen
danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng” cũng như toàn bài thi thiên, phản ảnh việc Đa-ni-
ên vốn quen biết với các bài thánh ca tán tụng trong sách Thi thiên và các Kinh điển Cựu
Ước khác. Trong khi ca ngợi “danh Đức Chúa Trời” là Đa-ni-ên nói về Đức Chúa Trời
với đặc tính tự bộc lộ, tự mặc khải của Ngài. W.H.Griffith Thomas viết: “Trong Kinh
Thánh danh Đức Chúa Trời tiêu biểu cho bản tính hay đặc tính tự bộc lộ ra của Đức
Chúa Trời, chứ không phải chỉ là một cái nhãn hiệu hay danh hiệu. Ta thường thấy nó

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 62


trong Cựu Ước với tư cách đồng nghĩa với Đức Chúa Trời trong mối liên hệ với con
người... Trong Tân Ước, cách dùng y như vậy cũng hết sức rõ ràng”.
Để minh họa, Griffith Thomas viện dẫn cách dùng Châm Ngôn 18:10; Thi Thiên
74:10; 118:10; Ma-thi-ơ 28:19; Giăng 1:12; 2:23; 3:18; 5:43; 10:25; 17:6, 26; Phi Pl
2:10. Montgomery còn thêm lời giải thích nầy: “Người thánh đồ ca ngợi danh Đức Chúa
Trời, tức là sự tộ bộc lộ ra của Ngài, vì các thuộc tính vô sở bất tri, vô sở bất năng của
Ngài đã được bày tỏ ra qua lịch sử loài người, c 21. Quyền phép Ngài được phơi bày
trong việc sắp xếp thần hựu đối với “thì giờ và mùa” và sự định đoạt tể trị của Ngài trên
mọi biến chuyển chính trị. Trong từ ngữ nầy có gói ghém sự thách đố đối với định mệnh
thuyết của tôn giáo thờ ngôi sao của người Ba-by-lôn, một nét mà ảnh hưởng vẫn tồn tại
lâu dài trong thế giới Hi-La”.
Bài thánh ca song hành với bài nầy được tìm thấy trong Thi Thiên 13:1, 2 cũng
như trong 103:1, 2. Đa-ni-ên gán cho Đức Chúa Trời sự khôn ngoan và quyền năng,
cũng như trong Gióp 12:12, 13, 16, 22, và quyền năng của Đức Chúa Trời thì được đề
cập rất thường, như trong I. Sử Ký 29:11, 12. Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên cũng “thay
đổi thì giờ và mùa”, một chứng cớ hiển nhiên về quyền tể trị của Ngài (Đa-ni-ên 7:25).
Đa-vít là tác giả Thi thiên, tuyên bố rằng:"Kỳ mạng (bản Anh văn là thì giờ) tôi ở trong
tay Chúa” (Thi Thiên 31:15). Ở đây, Đa-ni-ên đặt Đức Chúa Trời của mình tương phản
với các thần của Ba-by-lôn mà người ta cho là đang sắp xếp thì giờ, các mùa, do sự
chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên có
thể thay đồi điều đó.
Đức tin của Đa-ni-ên cũng xem Đức Chúa Trời là vĩ đại hơn nhà vua, do đó, có
thể cất vua nầy và đặt vua khác lên ngôi. Đây không phải là định mệnh thuyết của người
Ba-by-lôn, nhưng là một Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị, hành động như một người có
quyền phép vô hạn. Một Đức Chúa Trời như vậy cũng có thể ban sự khôn ngoan cho
người khôn ngoan, ban sự tri thức cho những người có thể tiếp nhận tri thức ấy. Những
người khôn ngoan của Ba-by-lôn vốn không phải là khôn goan, vì họ chỉ là những chiếc
bình chứa đựng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời mà thôi. Tuy nhiên, với những ai đủ
khôn ngoan để tin cậy Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên, đủ thông sáng (bản Anh văn là

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 63


insight: cái nhìn xuyên suốt) để thấy xuyên suốt, vượt trên những điều mê tín dị đoan
của tôn giáo Ba-by-lôn, thì những người ấy sẽ thấu hiểu được Đức Chúa Trời. Quyền
năng của Đức Chúa Trời trên các vua từng được Gióp chào đón trong Gióp 12:18 và Thi
Thiên 75:6, 7 còn sự khôn ngoan của Ngài thì vốn là chủ đề rất thường gặp trong Kinh
điển. Cũng từ một Đức Chúa Trời đó, Sa-lô-môn đã tìm đến để được một tấm lòng khôn
sáng (I. Các Vua 3:9, 10) và Kinh điển chép rằng: “Đức Chúa Trời ban cho Sa-lô-môn
sự khôn ngoan, sự thông sáng rất cao, cùng lòng rộng rãi như cát trên bờ biển” (I. Các
Vua 4:29). Đó cũng là từng trải của Đa-ni-ên.
Trong việc Đa-ni-ên xưng tụng Đức Chúa Trời là vĩ đại, ông nhấn mạnh rằng
chẳng những Đức Chúa Trời có tri thức và khôn ngoan, mà Ngài còn có quyền năng để
làm bất cứ việc gì Ngài muốn, Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên đang kiểm soát lịch sử, do
đó, có thể tiết lộ, mặc khải tương lai như trong giấc chiêm bao của nhà vua. Cách mô tả
Đức Chúa Trời như vậy có thể đặt tương phản với Đa-ni-ên 7:25, là nơi cái sừng nhỏ, là
nhà vua tương lai của thế giới, sẽ “định ý đồi các thời kỳ và luật pháp” nghĩa là muốn
thay vào chỗ của Đức Chúa Trời, là Đấng “thay đổi thì giờ và mùa” (2:21). Sau nầy,
trong 2:30, Đa-ni-ên sẽ giải thích vấn đề con người hoàn toàn lệ thuộc Đức Chúa Trời
về khôn ngoan.
Khả năng của Đức Chúa Trời để tiết lộ những điều bí mật được đặc biệt đề cập
trong câu 22. Điều nầy được Kinh điển chứng thực nhiều lần khác nữa, như trong Gióp
12:22, với I. Cô-rinh-tô 2:10. Sự tối tăm chẳng giấu kín được gì cả đối với Đức Chúa
Trời, như Đa-vít từng viết trong Thi Thiên 139:12. Tuy biết rõ tối tăm là gì, điều đặc
biệt là Đức Chúa Trời vẫn ngự trị trên sự tối tăm. 36:9 tuyên bố rằng: “Trong ánh sáng
Chúa, chúng tôi thấy sự sáng” nghĩa là ánh sáng của Đức Chúa Trời đã được trình bày
như ánh sáng nhờ đó loài người mới có thể nhìn thấy. Trong sách Tin Lành Giăng, Ngôi
Lời (Logos) được đồng nhất hóa với sự sáng của thế gian (Giăng 1:9; 3:19; 8:12; 9:5;
12:46).
Sau khi gán cho Đức Chúa Trời các phẩm chất vô hạn của sự khôn ngoan, quyền
năng, quyền tể trị và tri thức đó, Đa-ni-ên trực tiếp dâng lên lời cám ơn Ngài về việc
Ngài mặc khải điều bí mật cho ông. Tuy ông không đề cập gì việc mình được giải cứu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 64


khỏi chết, rõ ràng là việc đó cũng ẩn tàng trong đó. Tuy Đa-ni-ên không có sự khôn
ngoan và quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời, điều ông có vốn xuất phát tự phần mà
Đức Chúa Trời san xẻ cho ông, tức là sự khôn ngoan và tài năng để giải nghĩa điềm
chiêm bao.
Câu “Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi” rất thường gặp trong Cựu Ước; ở đây từ Ê-
lô-him được dùng để chỉ Đức Chúa Trời thay cho từ Đức Giê-hô-va (Sáng Thế Ký 31:42
cũng dùng Ê-lô-him là tên phổ thông của Đức Chúa Trời thay vì Đức Giê-hô-va là danh
đặc biệt chỉ Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên). Như Leupold ghi nhận, việc đề cập “tổ
phụ tôi” cho thấy Đa-ni-ên “đang có từng trải về ơn thương xót của Đức Chúa Trời, như
tổ phụ ông xưa kia từng làm chứng qua các trang thánh sử”. Điều cũng rất có ý nghĩa, là
chữ “Ngài” đứng ở đầu câu 23 nhấn mạnh việc “tôi cám ơn” với ý muốn đặt Đức Chúa
Trời làm hàng đầu. Một lần nữa, điều đó cũng tương phản với các thần của Ba-by-lôn
mà Đa-ni-ên biết chỉ là điều giả dối nhằm lường gạt người ta. Cũng cần chú ý đến các
đại danh từ, tức là trong khi sự mặc khải được ban cho Đa-ni-ên với tư cách một cá nhân,
nhưng ấy là điều “chúng tôi (số nhiều) cầu hỏi” và qua Đa-ni-ên, mà điều bí mật của nhà
vua “đã tỏ ra cho chúng tôi (tức là các bạn của Đa-ni-ên) biết”. Đa-ni-ên không hề cho
rằng ấy là nhờ những lời cầu nguyện của riêng mình mà có sự linh nghiệm đặc biệt.

2.9 Đa-ni-ên Kể Lại Việc Mặc Khải Điều Bí Mật (Đa-ni-ên 2:24-28)

“24Vậy nên Đa-ni-ên đến nhà A-ri-ốc, là người vua đã truyền cho diệt những bác
sĩ của Ba-by-lôn; và nói cùng người như vầy: Đừng diệt những bác sĩ của Ba-by-lôn;
nhưng hãy đưa tôi vào trước mặt vua, thì tôi sẽ giải nghĩa điềm chiêm bao cho vua.
25Bấy giờ A-ri-ốc vội vàng dẫn Đa-ni-ên đến trước mặt vua, và tâu cùng vua như vầy:
Tôi đã tìm thấy một người trong những con cái Giu-đa bị bắt làm phu tù, người ấy sẽ
cho vua biết sự giải nghĩa đó. 26Vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên, mà người ta vẫn gọi
là Bên-tơ-xát-xa, rằng: Quả thật rằng ngươi có thể tỏ cho ta biết điềm chiêm bao đã thấy,
và lời giải nó chăng? 27Đa-ni-ên ở trước mặt vua trả lời rằng: Sự kín nhiệm mà vua đã
đòi, thì những bác sĩ, thuật sĩ, đồng bóng, thầy bói đều không thể tỏ cho vua được.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 65


28Nhưng có một Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những điều kín nhiệm; và đã cho vua
Nê-bu-cát-nết-sa biết điều sẽ tới trong những ngày sau rốt. Vậy, chiêm bao của vua và
các sự hiện thấy của đầu vua đã thấy trên giường mình là như vậy”.
Giờ đây sau khi đã làm chủ được tình hình, Đa-ni-ên trình lại với A-ri-ốc là đừng
đem giết những người khôn ngoan của Ba-by-lôn. Đây là một điều xác nhận khác nữa
cho sự kiện chiếu chỉ của vua vẫn chưa được thi hành, và số người khôn ngoan vẫn còn
ở trong quá trình bị quản thúc. Để hậu thuẫn cho lời thỉnh cầu của mình, Đa-ni-ên tuyên
bố: “Tôi sẽ giải nghĩa điềm chiêm bao cho vua”. Thế cân bằng của Đa-ni-ên khi cảm
thấy sẵn sàng thưa với A-ri-ốc đồng thi hành mạng lịnh của vua, cho thấy ông hoàn toàn
nhận thức được rằng tay của Đức Chúa Trời đang ở trên ông, và rất có thể rằng ông sẽ
được nhà vua ban thưởng trọng hậu vì điều mà ông sẽ thông báo cho vua.
A-ri-ốc cũng thấy được tầm quan trọng của việc đã xảy ra, và sử dụng chức vụ
của mình là người giới thiệu Đa-ni-ên cho vua, đã làm tất cả những gì mình có thể làm
được để tìm cho ra người có thể tiết lộ được điều bí mật. Lời tâu lên cho vua của ông ta
cho thấy rõ ràng là ông ta muốn được dự phần vào sự ban thưởng: “Tôi đã tìm thấy một
người trong vòng con cái Giu-đa bị bắt làm phu tù, người ấy sẽ cho vua biết sự giải nghĩa
đó”. Ta có thể hiểu được việc A-ri-ốc không dành công lao cho Đức Chúa Trời trong
việc giải mộng, mà bảo rằng “một người trong những con cái Giu-đa bị bắt làm phu tù”.
Việc giới thiệu Đa-ni-ên cũng khiến được cho ông ta khỏi phải gặp phiền hà với những
người khôn ngoan trước đây đã làm cho nhà vua nổi cơn thạnh nộ. Tuy sách không chép
là trước đây, Đa-ni-ên đã có lần được nhà vua tiếp kiến, và cho đến lúc ấy, ông vốn chỉ
được nhà vua để ý sơ qua mà thôi, bây giờ thì nhà vua rất nóng lòng, nên đã hỏi ngay
Đa-ni-ên: “Qua thật rằng ngươi có thể tỏ cho ta biết điềm chiêm bao ta đã thấy, và lời
giải nó chăng?” Hình thức của câu nói đưa việc biết giấc chiêm bao làm thành phần nổi
bật trong câu hỏi. Tên Ba-by-lôn của Đa-ni-ên là Bên-tơ-xát-xa được đưa vào đây là điều
dễ hiểu, vì là một phương tiện để Đa-ni-ên được nhận diện dễ dàng.
Câu trả lời của Đa-ni-ên là một tuyệt phẩm để sắp xếp vấn đề trong đúng tầm ánh
sáng của nó và để tôn vinh Đức Chúa Trời. Tuy sự cám dỗ để tưởng tượng ra rằng quyền
năng siêu nhiên có thể là đang hiện diện trong mình, Đa-ni-ên đã đáp ngay lại rằng ông

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 66


đã được mặc khải cho một điều bí mật mà những người khôn ngoan của Ba-by-lôn đã
không khám phá ra được “sự kín nhiệm mà vua đã đòi, thì những bác sĩ, thuật sĩ, đồng
bóng, thầy bói, đều không có thể tỏ cho vua được” (Sáng Thế Ký 41:16). Việc nhắc lại
tất cả các hạng người khôn ngoan nhằm vạch rõ đã không có ngành nào trong tôn giáo
mê tín của Ba-by-lôn đã đáp ứng được nhu cầu của nhà vua. Khi mô tả những người
khôn ngoan, một từ ngữ mới đã được dùng để mô tả các “chiêm tinh gia”, ngụ ý rằng
các chiêm tinh gia vẫn theo dõi nhiều phần khác nhau trên bầu trời vốn được xem như
những con người có “quyền phép” đặc biệt. Khi dùng từ ngữ nầy, Đa-ni-ên đang dọn
đường để giới thiệu Đức Chúa Trời với tư cách Đức Chúa Trời của toàn thể các từng
trời. Khi nhấn mạnh việc đừng chờ đợi những người khôn ngoan sẽ phát giác được điều
bí mật, thật ra là Đa-ni-ên có phần nào muốn bào chữa cho họ, xin vua hãy bớt cơn thịnh
nộ đối với họ, nhưng đồng thời cũng xác nhận sự bất năng, bất lực của họ.
Sau khi trình bày là không nên chờ đợi một giải pháp nào từ phía những người
khôn ngoan cả, giờ đây, Đa-ni-ên bắt ngay lấy cơ hội để tôn vinh Đức Chúa Trời mình,
đồng thời phủ nhận việc có thể có những khả năng bẩm sinh nào lại giải mộng được.
Ông tuyên bố: “Có một Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những điều kín nhiệm, và đã cho
vua Nê-bu-cát-nết-sa biết điều sẽ tới trong những ngày sau rốt”. Câu nầy ngụ ý rằng Đức
Chúa Trời của Đa-ni-ên vốn cao cả hơn các thần của Ba-by-lôn nhiều, và Ngài chính là
Đức Chúa Trời có thể tiết lộ những điều bí mật, cũng như Ngài biết chúng thật rõ.
Tất cả các nhà giải kinh đều chú ý đặc biệt đến thành ngữ “những ngày sau rốt”.
Montgomery trích dẫn Driver và giới hạn thành ngữ nầy cho viễn ảnh cho rằng có việc
giả mạo sách Đa-ni-ên hồi thế kỷ thứ 2 TC. Driver vạch rõ: ”...trong những ngày sau rốt,
nguyên văn đến cuối cùng (giai đoạn kết thúc) các ngày. Một thành ngữ đã xuất hiện 14
lần trong Cựu Ước, bao giờ cũng nói lên giai đoạn kết thúc của tương lai xa xôi nhất
theo tầm nhìn của tác giả sử dụng thành ngữ ấy. Như thế, phần ý nghĩa mà nó diễn tả, la
tương đối chứ không phải tuyệt đối, tùy theo mạch văn mà thay đổi”.
Như thế thì thật ra, việc ấy được xem là sẽ thình lình xảy đến vào ngày giáng lâm
của Đấng Mê-si trong Tân Ước. Tuy nhiên, Driver lại nói tiếp: “Khắp nơi (trong Kinh
Thánh) nó được dùng để chỉ kỷ nguyên lý tưởng hay kỷ nguyên của Đấng Mê-si, được

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 67


quan niệm là sẽ nối tiếp cái trật tự hiện hữu của mọi sự vật (kỷ nguyên hiện tại): Ô-sê
3:5; Ê-sai 2:2 (Mi-chê 4:1) Giê-rê-mi 48:47; 49:39, 23:20 (30:24). Ở đây, như đoạn
tiếp theo cho thấy, nó tương đương với giai đoạn thành lập Nước Trời, như điều đó chủ
ý muốn nói lên (cc 34,35,44,45); nhưng những năm kết thúc của đế quốc thứ tư (cc 40-
43) cũng có thể được gồm luôn vào đó”. Leupold chống lại mọi giới hạn hàm ngụ một
nội dung về Đấng Mê-si, và viết: “Những dừng lại thình lình, tại điểm nầy và phủ nhận
nội dung về Đấng Mê-si cho khúc sách nầy như vậy, là sai lầm. Tuy nội dung phải xác
định có bao nhiêu phần của tương lai tham dự vào đó, đánh giá cẩn thận cả khúc sách
liên hệ cho thấy ngay từ thí dụ đầu tiên khi thành ngữ nầy được sử dụng (Sáng Thế Ký
49:1) trở về sau, tương lai của (nước của) Đấng Mê-si vẫn thường được đưa vào. Trong
khúc sách nầy, yếu tố về Đấng Mê-si sẽ được xem là nổi bật”. Các học giả bảo thủ
thường xem thành ngữ nầy bao gồm kỷ nguyên của Đấng Mê-si nói chung với phần nào
đặc biệt chú trọng vào phần cuối của giai đoạn ấy.
Câu tiếng A-ram được dịch ra là “những ngày sau rốt” hay “vào giai đoạn cuối
các ngày” hầu như là cách phiên âm thành ngữ Hi-bá-lai rất phổ biến trong Cựu Ước.
Chẳng có gì để thắc mắc rằng Đa-ni-ên đã dùng thành ngữ A-ram ấy theo cùng một ý
nghĩa với thành ngữ kia, do đó, cách định nghĩa nó phải căn cứ vào cách dùng từ ngữ ấy
trong tiếng Hi-bá-lai. Thành ngữ đó đã được tìm thấy rất sớm trong Sáng Thế Ký 49:1,
chỗ Gia-cốp tiên báo tương lai cho các con trai ông. Thành ngữ ấy còn được Ba-la-am
dùng trong Dân Số Ký 24:14 và Môi-se dùng trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:30; 31:29
liên quan đến tương lai của dân Y-sơ-ra-ên. Khảo xét kỹ những lời tiên tri đó cho thấy
ngày sau rốt bao gồm một phần lớn những gì bây giờ đã trờ thành lịch sử rồi. Nhưng liên
hệ với phần kết thúc thời của Đấng Mê-si, thì Giê-rê-mi dùng thành ngữ ấy nhiều lần để
ám chỉ đỉnh cao nhất của thời kỳ ấy, liên hệ với ngày tái lâm của Đức Chúa Giê-xu Christ
(Giê-rê-mi 23:20; 30:24; 48:47; 49:39). Ê-xê-chi-ên đồng nhất hóa thời kỳ cùa cuộc
xâm lăng của Gót và Ma-gót là “những ngày sau rốt” (38:16). Thành ngữ ấy cũng được
tìm thấy trong các sách tiểu tiên tri (Ô-sê 3:5; Mi-chê 4:1) ám chỉ thời đại của Đấng Mê-
si.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 68


Căn cứ vào cách dùng trong Kinh điển, rõ ràng “những ngày sau rốt” kéo dài suốt
thời gian được xem như kết thúc cho giai đoạn tiên tri của từng nhà tiên tri liên hệ. Cho
nên Robert Culver đã định nghĩa chính xác, là thành ngữ ấy “ám chỉ cách Đức Chúa Trời
đối xử với nhân loại trong tương lai, sẽ được kết thúc và là phần kết luận cho lịch sử vào
thời của Đấng Mê-si”. Ông còn tiếp tục vạch ra rằng thành ngữ ấy luôn luôn nhằm vào
việc thiết lập tối hậu vương quốc của Đấng Mê-si trên đất, cả khi “những ngày sau rốt
bao gồm một biến cố giờ đây đã thành lịch sử rồi, như việc phân chia Đất Hứa cho dân
Y-sơ-ra-ên. Căn cứ vào cách dùng trong Kinh điển Cựu Ước, ta có thể kết luận rằng
thành ngữ ấy vốn có nghĩa rộng hơn nghĩa trong thời của Đấng Mê-si nói riêng, nhưng
bao giờ nó cũng bao gồm luôn yếu tố về phần kết thúc của giai đoạn ấy.
Trong Tân Ươc, có chỗ ám chỉ khái niệm đó của Cựu Ước trong Công Vụ Các
Sứ Đồ 2:17-21 (Giô-ên 2:28-32) nhưng những chỗ đề cập “những ngày sau rốt” (Giăng
6:39, 40, 44, 54 7:37; 11:24; 12:48; Công Vụ Các Sứ Đồ 2:17; II. Ti-mô-thê 3:1; Hê-bơ-
rơ 1:2; Gia-cơ 5:3; II. Phi-e-rơ 3:3) và “kỳ sau rốt” (I. Phi-e-rơ 1:5, 20 I.Giăng 2:18;
Giu-đe 1:18) ở các nơi khác phải được giải thích theo mạch văn, và không phải bao giờ
cũng có cùng một ý niệm như “những ngày sau rốt” (Giăng 7:37). Những ngày sau rốt
của dân Y-sơ-ra-ên không hoàn toàn giống hệt những ngày sau rốt cho Hội Thánh, vì có
điều đặc biệt là Cựu Ước đề cập tầm hạn của kỷ nguyên hiện đại mà không quan tâm
bao gồm cả phần ấy.
Nhập chung cả Cựu và Tân Ước, thì rõ ràng là những ngày sau rốt của dân Y-sơ-
ra-ên bắt đầu rất sớm lúc xứ (Ca-na-an) được chia cho 12 chi phái (Sáng Thế Ký 49:1)
và gồm luôn sự giáng lâm và tái lâm của Đấng Christ. Những ngày sau rốt cho hội thánh
đạt đến tuyệt đỉnh khi Chúa tái lâm nơi không trung để tiếp hội thánh lên trời (the
raptime) và sự phục sinh của hội thánh, mà không có liên hệ gì với kỳ sau rốt của dân
Y-sơ-ra-ên cả. Culver còn vượt khỏi sự mặc khải của Tân Ước khi ông viết: “Việc giải
thích “những ngày sau rốt” phải gồm luôn, chẳng những sự giáng lâm và sự tái lâm với
việc Đấng Mê-si sẽ đến trong nước Ngài ở tương lai, mà còn gồm luôn thời kỳ nằm giữa
đó mà chúng ta hiện đang sống đây nữa. Từ khi Chúa Giê-xu đến thế gian và thời kỳ mà
chúng ta hiện đang sống đây, đều là những ngày sau rốt”. Thật ra thì Đa-ni-ên không đề

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 69


cập thời kỳ giữa hai lần đến (giáng lâm và tái lâm của Chúa Giê-xu) ngoại trừ kỳ cuối
cùng (hay kỳ sau rốt: the time of the end) và Tân Ước không cho thấy rõ ràng là có dùng
thời kỳ ấy để chỉ về thời đại hiện tại của hội thánh. Tuy nhiên, Culver đã kết luận rất
phải lẽ rằng “kỳ sau rốt” như được tìm thấy trong Đa-ni-ên 11:35 không hoàn toàn giống
y (identical) với “những ngày sau rốt”.
Theo mạch văn trong Đan 2 “những ngày sau rốt” gồm mọi khải tượng mà Nê-
bu-cát-nết-sa đã thấy, và kéo dài từ năm 600 TC cho đến lúc Đấng Christ tái lâm trên
đất. Nó được dùng giống như trong 10:14; bao gồm phần mặc khải rộng rãi liên hệ đến
phần còn lại của đế quốc Mê-đô Ba-tư, nhiều chi tiết liên hệ đến đế quốc của A-lịch-sơn
Đại đế như trong chương 11, và phần kết thúc được gọi là “kỳ sau rốt” trong 11:36-45.
Những lời tiên tri nầy nhằm thêm chi tiết đã không được đưa vào phần mặc khải cho Nê-
bu-cát-nết-sa. Sau khi đã vạch rõ chủ đích tổng quát, bây giờ Đa-ni-ên có thể phơi bày
những điều sẽ xảy ra “trong những ngày sau rốt” tức là cuộc trình diễn uy nghiêm của
bốn đại cường quốc thế giới và việc chúng sẽ bị tiêu diệt, thay thế bằng đế quốc thứ năm
là nước từ trời đến. Giờ đây, giấc chiêm bao và các khải tượng của vua ấy trong giấc
chiêm bao đó có thể được phơi bày.

2.10 Chủ Đích Của Giấc Chiêm Bao (Đa-ni-ên 2:29-30)

“29Hỡi vua, khi vua nằm trên giường, có những tư tưởng về sự xảy đến sau nầy,
thì Đấng hay tỏ sự kín nhiệm đã cho vua biết sự sẽ xảy đến. 30Về phần tôi, sự kín nhiệm
đó đã tỏ ra cho tôi, không phải vì tôi có sự khôn ngoan gì hơn người nào sống; nhưng để
được giải nghĩa cho vua hiểu, và cho vua biết những ý tưởng trong lòng mình”.
Nê-bu-cát-nết-sa vừa chớp nhoáng bước lên địa vị quyền thế của một trong những
nhà chinh phục và hoàng đế của thế giới cổ đại. Vua ấy đã bắt đầu sự nghiệp huy hoàng
của mình ngay trong lúc vua cha hãy còn sống, nhưng sau khi vua cha thăng hà, vua ấy
đã nhanh chóng củng cố được ưu thế của mình và tự lập làm vua với uy quyền tuyệt đối
trên cả đế quốc Ba-by-lôn. Toàn cõi Tây Nam Á châu đều ở dưới quyền vua, và lúc ấy,
đã không còn có đối thủ nào đáng cho vua ấy phải quan tâm đến nữa. Trong tình hình

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 70


như thế, nếu Nê-bu-cát-nết-sa tự đặt cho mình câu hỏi là rồi đây, sẽ có chuyện gì xảy ra,
thì chỉ là điều hết sức tự nhiên. Ta không nên pha lẫn phần suy gẫm của nhà vua về chủ
đề ấy với giấc chiêm bao tiếp theo đó, mà trái lại, phải xem đó là phần dọn đường cho
nó, do quyền năng thần hựu của Đức Chúa Trời.
Trong một bối cảnh như thế, Nê-bu-cát-nết-sa đã nằm chiêm bao, và Đức Chúa
Trời - mà ở đây Đa-ni-ên gọi là “Đấng bày tỏ sự kín nhiệm” (một danh hiệu mới của
Đức Chúa Trời) - đã lợi dụng một giấc chiêm bao như một phương tiện chuyển tải để trả
lời cho câu hỏi mà Nê-bu-cát-nết-sa đang đặt ra. Vì Nê-bu-cát-nết-sa là một con người
phi thường, cho nên giấc chiêm bao cũng phải là một sự mặc khải phi thường. Trong lúc
Đa-ni-ên đang được nhà vua rất sốt ruột muốn biết điều bí mật trong giấc chiêm bao của
mình chú ý, ông đề cập ngay sự kiện chiêm bao vốn là một phương tiện cho sự mặc khải
thiên thượng, do đó Đức Chúa Trời báo hiệu việc Ngài muốn đề cao nhà vua Ba-by-lôn
nầy.
Tuy nhiên, trước khi kể lại giấc chiêm bao, một lần nữa, Đa-ni-ên nhấn mạnh sự
kiện điều bí mật sở dĩ đến với ông không phải vì ông có sự khôn ngoan tự nhiên hay nhờ
khổ công học hỏi mà có, nhưng là do Đức Chúa Trời, bằng quyền năng sắp xếp thần hựu
của Ngài, đã chọn Nê-bu-cát-nết-sa làm người tiếp nhận giấc chiêm bao, và Đa-ni-ên thì
giải nghĩa nó, để Nê-bu-cát-nết-sa và mọi người khác nhận được sự mặc khải nầy. Bây
giờ, thì Đa-ni-ên có thể kể lại chính giấc chiêm bao đó.

2.11 Giấc Chiêm Bao Được Mặc Khải (Đa-ni-ên 2:31-35)

“31Hỡi vua, vua nhìn xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và tực rỡ
lạ thường; đứng trước mặt vua, và hình dạng dữ tợn. 32Đầu pho tượng nầy bằng vàng
ròng; ngực và cánh tay bằng bạc; bụng và vế bằng đồng; 33ống chơn bằng sắt; và bàn
chơn thì một phần bằng sắt, một phần bằng đất sét. 34Vua nhìn pho tượng cho đến khi
có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến dập vào bàn chơn bằng sắt và đất sét của
tượng, và làm cho tan nát. 35Bấy giờ, sắt, đất sét, đồng, bạc và vàng đều cùng nhau tan
nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 71


nào cho chúng nó; nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy
khắp đất”.
Trước hết, Đa-ni-ên bảo rằng nhà vua thấy “một pho tượng lớn”. Chắc điều nầy
phãi khiến nhà vua như bị thôi miên ngay tức khắc, vì nếu quả thật nhà vua không còn
nhớ chút gì về điềm chiêm bao đó cả, thì điều hết sức hiển nhiên đối với Nê-bu-cát-nết-
sa, là Đa-ni-ên đã đi đúng đường. Theo chủ trương của Hitzig thì từ ngữ “pho tượng”
được dùng ở đây không có nghĩa là một hình tượng, nhưng là một bức tượng có hình
người. Pho tượng “lớn” theo nghĩa là to, cao, đồ sộ và với chính độ lớn đó, chắc pho
tượng gợi lên cho người ta hàm ý áp đảo về thế lực của nó. Ngay đến Nê-bu-cát-nết-sa,
một nhà vua đang cầm quyền tuyệt đối, vẫn thừa nhận rằng đó là một cái gì vĩ đại hơn
cả chính mình.
Thêm vào độ lớn của pho tượng, nó còn đáng chú ý vì cớ vẻ rực rỡ khác thường
nữa. Rõ ràng là nó chói ngời, phản chiếu ánh sáng, được chỉ thị bằng từ ngữ “rực rỡ”
hay tuyệt vời, sáng chói lạ thường. Rõ ràng không phải là nhà vua nhìn thấy pho tượng
ấy cách một khoảng xa, nhưng là đứng sừng sững ngay trước mặt mình. Cảm tưởng tổng
quát mà pho tượng ấy gây ra, là khủng khiếp hay “gây khiếp sợ” (bản Anh văn dịch là
terrible, terrifying). Nê-bu-cát-nết-sa vốn là một con người chưa hề biết sợ, vẫn tỏ ra
khép nép trước cảnh tượng bất thường đó.
Sau khi nói rõ cảm tưởng mà pho tượng đã tạo ra nơi Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên
tiếp tục ngay việc mô tả đặc điểm gồm toàm kim loại của pho tượng, tức là, đầu thì bằng
vàng, ngực và hai cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng, các ống chân thì bằng sắt,
còn hai bàn chân thì một phần là sắt và một phần là đất sét hay gốm. Rõ ràng là có ý
nghĩa biểu tượng, vì đây là các loại kim khí chính yếu, và nơi hình dáng của pho tượng.
Như Keil trích dẫn Kliefoth, đã nhận xét: “Chỉ có phần thứ nhất là cái đầu đã tự nó vốn
là một toàn thể thống nhất mà thôi”. Phần bằng bạc đã bị chia thành hai cánh tay và
ngực. Phần bằng đồng dường như gồm có bụng và phần trên của đôi chân, tức là hai bắp
vế. Hai chân thì dĩ nhiên là cũng bị chia rẽ và kết thúc bằng các ngón chân, lại càng bị
chia thành nhiều phần hơn nữa.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 72


Tính chất quí báu của kim loại bị giảm sút dần từ cái đầu bằng vàng, cho đến các
chân bằng đất sét, và cũng có một trọng lượng đặc thù ngày càng thấp hơn tương ứng,
nghĩa là vàng vốn nặng hơn bạc nhiều, bạc thì nặng hơn đồng, đồng nặng hơn sắt, và đất
sét ở phần chân là vật liệu nhẹ hơn tất cả. Tỉ trọng ước lượng của vàng là 19, của bạc là
11, của đồng là 8,5 và sắt là 7,8. Cái đầu vàng nặng gấp hai lần các kim khí khác có khối
lượng tương đương. Sức nặng của đồng thì lệ thuộc số thiếc hay kẽm người ta pha vào
đó. Trong khi các kim loại giảm sức nặng, thì chúng lại tăng sức cứng rắn, ngoại trừ đất
sét dưới chân. Rõ ràng là pho tượng nặng ở phần đầu mà nhẹ, yếu ở phần chân.
Như Đa-ni-ên tiết lộ, trong chiêm bao, nhà vua thấy một tảng đá được mô tả là
“chẳng phải bởi tay đục ra” đập vào chân pho tượng, là chỗ yếu nhất, thì đôi chân bị vỡ
tan. Tiếp theo đó là sự tan rã nhanh chóng của cả pho tượng, và nó trở thành như rơm
rác trên sân đạp lúa mùa hạ. Rồi một trận gió thổi trên rơm rác cho đến khi các mảnh
vụn của pho tượng hoàn toàn biến mất. Tảng đá đã đập tan pho tượng thì phát triển to
lên, trở thành một trái núi lớn, đầy khắp đất.
Về sau, trong 2:45, tảng đá không do tay đục ra được cho biết là “được đục ra từ
núi”. Tuy nhiên, đã không có bằng chứng nào cho thấy là tảng đá đã lăn từ trên núi xuống
như Leupold suy diễn. Vì không có câu nào nói rõ, rất có thể rằng tảng đá đã bay qua
không gian như một hỏa tiễn vậy. Dầu sao thì nó đã đập vào pho tượng với một sức
mạnh khủng khiếp.
Phần mô tả của Đa-ni-ên là một tuyệt tác về thể văn thuật sự ngắn gọn mà đầy
đủ. Như Leupold nói: “Trong cả phần mô tả và kể chuyện của Đa-ni-ên, đã không có
một chữ nào thừa cả”. Nê-bu-cát-nết-sa bị tính cách chính xác hiển nhiên của sự mặc
khải của Đa-ni-ên thu hút đến nỗi nhà vua không hề ngắt lời ông một lần nào. Điều nầy
cho phép Đa-ni-ên chuyển ngay sang phần giải nghĩa.

2.12 Phần Giải Nghĩa: Ba-by-lôn Là Cái Đầu Bằng Vàng (Đa-ni-ên 2:36-38)

“36Đó là điềm chiêm bao. Bây giờ chúng tôi sẽ giải nghĩa ra trước mặt vua. 37Hỡi
vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 73


cho vua. 38Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài người, những thú đồng và chim
trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng đã làm cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là
cái đầu bằng vàng”.
Bây giờ thì rõ ràng là Đa-ni-ên chuyển từ giấc chiêm bao sang phần giải nghĩa
nó. Các nhà giải kinh đã hết sức tập trung chú ý vào chữ “chúng tôi”. Khi dùng đại danh
từ “chúng tôi”, là Đa-ni-ên ngụ ý nói về Đức Chúa Trời và chính ông, hay về chính ông
với ba đồng bạn đã cùng hiệp chung với ông để cầu nguyện như Leupold gợi ý, nối gót
Keil, hay đó chỉ là một trường hợp dùng số nhiều, như Young vạch rõ, “nhằm tỏ ra phần
nào khiêm tốn, vì bức thông điệp vốn không phải là của riêng Đa-ni-ên”? Trong số nhiều
cách giải nghĩa, thì lối dùng số nhiều để tỏ ra khiêm tốn hơn là nói “tôi” dường như là
cách giải nghĩa tốt nhất.
Nê-bu-cát-nết-sa được Đa-ni-ên tôn xưng là “vua các vua”, là địa vị quyền thế
mà ông cho là nhà vua đã được “Đức Chúa Trời trên trời” ban cho, do đó, mà vương
quốc của vua ấy là một vương quốc đầy quyền thế, hùng cường và vinh hiển. Các nhà
phê bình đã dùng ngay câu nầy để bảo rằng đây là một câu không thích hợp để ám chỉ
vua Ba-by-lôn. Young vạch ra rằng đã không có chứng cứ đủ để hậu thuẫn cho cách phê
bình như vậy, nhất là căn cứ vào sự kiện trên một bia đá của nhà vua Ba-tư Ariyaramna
(610-580 TC) vua ấy đã được gọi là “vua các vua”. Tuy không có chứng cứ hiển nhiên
làm thế nào một nhà vua như Nê-bu-cát-nết-sa lại được thần dân tôn xưng như vậy, cũng
không hề có chứng cứ trái ngược lại, bảo rằng một danh hiệu như vậy là không thích
hợp. Có một sự kiện hiển nhiên là cách tôn xưng như vậy rất chính xác, vì Nê-bu-cát-
nết-sa quả thật là một nhà vua vượt trội trên tất cả các vua khác cùng thế hệ. Điều khá
lý thú là Ê-xê-chi-ên cũng đã dùng đúng cái danh hiệu đó cho Nê-bu-cát-nết-sa trong Ê-
xê-chi-ên 26:7.
Càng có ý nghĩa hơn phần mô tả của Đa-ni-ên về uy quyền tối cao dành cho Nê-
bu-cát-nết-sa, là lời công bố không chút sợ hãi của ông, rằng sở dĩ nhà vua được tất cả
quyền uy đó là do Đức Chúa Trời ở trên trời - Đấng đã mặc khải điều kín nhiệm nầy cho
Đa-ni-ên - đã ban cho vua. Thái độ của ông đã khác xa với sự tôn kính có tính cách nịnh

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 74


bợ của những người khôn ngoan khác biết bao! Đây là một lời nói thật mà Nê-bu-cát-
nết-sa phải hạ mình xuống để tiếp nhận.
Tuy nhiên, Đa-ni-ên đã không hạ thấp vai trò của Nê-bu-cát-nết-sa, trong câu 38,
đã tiếp tục mô tả quyền cai trị phổ quát của vua ấy trên “những con cái loài người, những
thú đồng và chim trời”. Ông tóm tắt điều đó như sau: “Ngài cũng làm cho vua được cai
trị hết thảy; vậy, vua là cái đầu bằng vàng”. Có người xem đây chỉ là một lối nói khoa
trương, vì thật ra, Nê-bu-cát-nết-sa vốn không hề cầm quyền trên cả mặt đất và loài
người, cũng như trên toàn thể thú vật và chim trời khắp đất. Tuy nhiên, ngụ ý ở đây rõ
ràng là bảo rằng nhà vua vốn có uy quyền tột đỉnh mà chưa ai khác có được.
Heaton, theo gợi ý của Bentzen, xem câu đề cập uy quyền của Nê-bu-cát-nết-sa
cả trên loài người và cõi thiên nhiên là phản ảnh ngày Đại lễ đầu năm của người Ba-by-
lôn. Heaton nói: “Các từ ngữ mở rộng quyền tể trị của nhà vua trên toàn thể nhân loại
và mọi sinh vật được mô tả trong câu 37 và tiếp theo có thể nhằm phản ảnh các yếu tố
trong ngày Đại lễ mừng Năm mới của người Ba-by-lôn, khi nhà vua đang trị vì hằng
năm đều được đặt lên ngôi với tư cách đại diện cho vị thần trên đất, rồi người ta đọc bài
Anh Hùng Ca về Công Cuộc Tạo Thành (trời đất)... Quyền cai trị của Nê-bu-cát-nết-sa
trên các loài thú đồng và loài chim trời nhắc lại bản qui chế mà Đức Chúa Trời ban cho
loài người như đã được tả vẽ trong Sáng Thế Ký 1:26, vốn có liên hệ mật thiết với bản
Anh Hùng Ca về Công Cuộc Tạo Thành Trời Đất của người Ba-by-lôn”. Có một yếu tố
nhất định trong phần hành lễ, là họ đọc bài Anh Hùng Ca về Công cuộc Tạo thành Trời
đất để tôn vinh vị thần sáng tạo là Marduk, mà nhà vua được xem là người đại diện. Chỗ
nầy và nhiều câu khác nữa trong sách Đa-ni-ên gợi ý rằng Đa-ni-ên chính là tác giả, vì
người viết sách vốn biết thật rõ người Ba-by-lôn và kể lại các thần thoại thâu góp được
trong ba năm nghiên cứu học hỏi của mình, cũng như nhờ nhiều lần tiếp xúc thân mật
khác nữa với sinh hoạt của người Ba-by-lôn.
Việc đồng nhất hóa cái đầu bằng vàng với Nê-bu-cát-nết-sa ám chỉ đế quốc được
nhân cách hóa nơi nhà vua của nó. Như Young từng vạch rõ, các nhà phê bình đã cố
gắng lý luận dài dòng để giải thích từ ngữ nầy, nhưng đã không có một lý do vững chắc

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 75


nào khiến người ta không thể hiểu nó theo nghĩa đơn giản nhất, tức là câu nầy ám chỉ
nhà vua với tư cách biểu tượng cho vương quốc.

2.13 Phần Giải Nghĩa: Vương Quốc Thứ Hai Và Thứ Ba Tiếp Theo Đó (Đa-ni-ên
2:39)

“39Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua; rồi một nước
thứ ba, tức là đồng, sẽ cai quản khắp đất”.
Đa-ni-ên chỉ đề cập thật vắn tắt hai vương quốc thứ hai và thứ ba, tượng trưng
bằng phần trên và phần dưới của thân thể. Tuy cách đề cập vắn tắt là thế, nhưng các nhà
phê bình vẫn không chịu để mất thì giờ để dành biệt lệ là bỏ qua cho cách giải nghĩa
thông thường rằng ở đây, Đa-ni-ên đã ngụ ý ám chỉ hai đế quốc Mê-đô Ba-tư và Hi-lạp,
mà sau nầy ông sẽ nêu đích danh (Đa-ni-ên 5:28; 8:20, 21 11:2). Câu bảo rằng nước thứ
hai “kém” hơn, có nghĩa là kém hơn vê phẩm, nhưng không nhất thiết là thua kém về đủ
mọi mặt.
Thật ra thì đế quốc Ba-tư có lãnh thổ rộng hơn Ba-by-lôn cổ đại, còn đế quốc Hi-lạp lại
còn rộng lớn hơn cả đế quốc Ba-tư nữa. Đế quốc La-mã lại có phạm vi rộng lớn hơn tất
cả. Tuy nhiên, nếu suy luận rằng các vương quốc tiếp theo đó không hề kém hơn căn cứ
trên khu vực địa lý rộng lớn hơn, tức là đã hiểu sai cả giấc chiêm bao lẫn giời giải nghĩa
nó của Đa-ni-ên. Đa-ni-ên không hề bảo rằng cái đầu có kích thước to lớn hơn thân thể,
nhưng bản chất của kim loại vàng vốn quí báu hơn bạc và đồng rất nhiều, vì hai kim loại
sau rõ ràng là thua kém hơn. Sử ký cũng khẳng định rằng đế quốc Mê-đô Ba-tư và đế
quốc của A-lịch-sơn tiếp theo đó, vốn thiếu mất phần trung ương tập quyền và tổ chức
tốt, vốn là đặc điểm của đế quốc Ba-by-lôn. Pho tượng mà Đa-ni-ên căn cứ vào để giải
nghĩa thì chính xác hơn nhiều. Dường như Đa-ni-ên ngụ ý bảo rằng sự thua kém của các
đế quốc tiếp sau không hề ngăn cấm việc chúng có thể kiểm soát một khu vực địa lý
rộng lớn hơn, vì ông đặc biệt nhấn mạnh rằng “nước thứ ba...sẽ cai quản khắp đất”.
Giá trị cứ ngày càng đi xuống của bốn kim loại gợi ý về sự thoái hóa của loài
người qua các thời đại, như ngụ ý của Sáng 4. Các nhà văn cổ điển như Hesiod (Tác

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 76


phẩm và Cuộc đời, 1oo-201) và Ovid (Lột xác I, 89-150) đã quan niệm về lịch sử như
thế. Quan niệm nầy trái ngược với cách giải thích lịch sử loài người của những người
theo thuyết tiến hóa. Thay vì cho rằng con người bắt đầu từ bụi đất để đi đến chỗ kết
thúc là vàng ròng, Đức Chúa Trời tiết lộ rằng trong các thời kỳ của dân ngoại, con người
vốn bắt đầu là vàng ròng, để rồi sẽ kết thúc trong bụi đất. Tuy nhiên, phần giá trị cứ ngày
càng đi xuống của các kim loại khiến cho sức mạnh của chúng cứ ngày càng tăng lên,
gợi ý sức mạnh quân sự sẽ tăng lên mãi suốt thời kỳ các dân ngoại, dẫn đến cuộc xung
đột toàn thế giới sau cùng trong Khải huyền 16 & 19 mà Đa-ni-ên đề cập (11:36-45).
Cố gắng nhằm phân chia vương quốc thứ hai và thứ ba, dường như vương quốc
thứ hai là của người Mê-đi và vương quốc thứ ba là của người Ba-tư, tiếp theo là đế quốc
thứ tư được nhận diện là Hi-lạp mà Farrar từng hậu thuẫn hết sức nồng nhiệt, vốn rõ
ràng là do ý muốn thu hẹp yếu tố tiên tri đến mức tối thiểu, thúc đẩy. Ngay đến một ông
Đa-ni-ên giả mạo, sống vào thế kỷ thứ hai cũng không thể nào tiên đoán chính xác được
về một Đế quốc La-mã tương lai, mà chỉ có thể kể lại các câu chuyện về các đế quốc
Ba-by-lôn, Mê-đi và Hi-lạp mà thôi - theo ý kiến của các nhà phê bình ấy.
Các nhà phê bình đã không hề thấy rằng bấy giờ, La-mã đã chiếm trọn phía Tây
Địa Trung Hải, đã chinh phục Hi-lạp và nhiều phần đất ở Tây bộ Á châu rồi. Trong khi
họ co thể cho rằng hồi thế kỷ thứ 2 TC, một người viết sách có thể dự đoán La-mã là đế
quốc thứ tư, họ lại không chịu thừa nhận là ngay đến một ông Đa-ni-ên giả mạo hồi thế
kỷ thứ 4 TC lại có thể đề cập Đế quốc La-mã, vì rõ ràng là trừ phi người ấy có được cái
nhìn xuyên suốt tiên tri, người ấy sẽ không thể nào nói trước được phạm vi rộng lớn của
đế quốc ấy theo những lời tiên tri của Đa-ni-ên. Họ vốn thích chủ trương rằng bốn đế
quốc đó là Ba-by-lôn, Mê-đi, Ba-tư và Hi-lạp hơn, và rằng tất cả những gì mà Đa-ni-ên
“nói tiên tri” đó vốn thật ra chỉ là lịch sử vào giai đoạn Ma-ca-bê. Như Leupold vạch rõ,
khi bàn về các vua Mê-đô Ba-tư, Robert Dick Wilson đã bài bác quan niệm cho rằng
Mê-đi và Ba-tư là hai vương quốc thứ hai và thứ ba.
Khi củng cố thêm cho việc nhận diện bốn đế quốc theo như cách chấp nhận thông
thường của các học giả bảo thủ, R.D.Wilson vạch rõ rằng sự “lộn xộn” được cho là vốn
có trong tâm trí của Đa-ni-ên liên hệ đến các sự kiện ấy (nhằm hậu thuẫn cho một ông

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 77


Đa-ni-ên nào đó sống vào thế kỷ thứ 2 TC), thật ra là sự “lộn xộn” vốn nằm trong tâm
trí các nhà phê bình, chứ không phải là trong sách Đa-ni-ên. Tóm lại, Wilson vạch ra
rằng các nhà phê bình đã không có đủ chứng cứ để hậu thuẫn cho những phản đối của
họ về các dữ kiện đã được sách Đa-ni-ên cung cấp. Phần lớn các vấn đề họ đặt ra đối với
sách Đa-ni-ên chắc chắn đều là sai lầm. Lời phản bác tương tự đối với phần ký thuật về
việc Ba-by-lôn bị sụp đổ mà Đa-ni-ên ghi lại cũng được trả lời y như vậy. Những phản
bác vốn được căn cứ trên những dự đoán không được chứng minh của các nhà phê bình.
Các vấn đề còn lại thì nẩy sinh từ việc thiếu tài liệu còn ghi lại, chứ không phải những
điều mâu thuẫn rõ rệt với nhau.
Wilson có thảo luận về nhiều điểm phê bình nhỏ mà các nhà phê bình đã dùng để đánh
đổ tính cách chính xác của sách Đa-ni-ên. Chúng thường nẩy sinh từ việc giải nghĩa sai,
như việc phê bình phần mô tả của Đa-ni-ên về con thú có bốn cánh và bốn đầu trong 7:6,
cho rằng đó không phải là bức tranh chính xác về Ba-tư. Các học giả bảo thủ không hề
chủ trương rằng nó ám chỉ Ba-tư, mà ám chỉ Hi-lạp, và điều đó hoàn toàn phù hợp với
các sự kiện lịch sử. Sự lộn xộn mà họ cho là có liên hệ đến Xerxes và Darius Hystaspis
cũng phát xuất từ cùng một việc đồng nhất hóa sai lầm y như vậy con thú thứ ba với Ba-
tư. Chỗ khó khăn căn bản là các nhà phê bình không thể thừa nhận đế quốc thứ tư là La-
mã mà khỏi phải cho rằng quả thật có việc nói tiên tri, cả nơi một ông Đa-ni-ên vào thế
kỷ thứ 2 TC. Như Wilson đã kiên nhẫn vạch rõ nhiều lần, vấn đề chính không phải là về
phía Đa-ni-ên, mà là do cách giải nghĩa sách Đa-ni-ên của các nhà phê bình. Nhiều vấn
đề sẽ không còn nữa khi người ta chịu thừa nhận rằng việc đánh giá sách Đa-ni-ên là lời
tiên tri là đúng, và sách Đa-ni-ên không phải là sách tiên tri giả. Phần mặc khải của
chương 2 không đưa ra đầy đủ chi tiết để nhận diện hoàn toàn về bốn đế quốc, nhưng
khi phần mặc khải nầy được phối hợp với phần mặc khải của hai chương 7&8, việc nhận
diện sẽ trở thành rõ ràng, không nhầm lẫn vào đâu được.
Đa-ni-ên không giải nghĩa gì cả về ý nghĩa biểu tượng của phần ngực vốn chứa
đựng trái tim, hay phần tiếp theo là bụng. Rất có thể vì đọc quá nhiều Kinh điển mà
người ta suy diễn rằng Si-ru người Ba-tư vốn là một nhà quí tộc nên có phần nào tỏ ra
thương xót dân Y-sơ-ra-ên và kết luận theo phong tục tập quán Đông phương rằng, việc

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 78


đó đã được sự kiện cái bụng được xem là trú khu của tình cảm, hậu thuẫn cho. Càng
quan trọng và có ý nghĩa hơn là sự kiện đế quốc thứ ba kết thúc ở phần trên của đôi chân
hay tại bắp vế, chỉ rõ về mặt lãnh thổ, thì đế quốc thứ ba bao gồm cà Đông và Tây
phương. Điều nầy sẽ rất có ý nghĩa để phân tích đế quốc tiếp sau đó, không được Đa-ni-
ên nói tên ra, nhưng rõ ràng là La-mã.

2.14 Phần Giải Nghĩa: Đế Quốc Thứ Tư: La-mã (Đan 2:40-45)

“40Lại có một nước thứ tư mạnh như sắt; vì sắt hay đập vỡ và bắt phục mọi vật,
thì nước ấy cũng sẽ đập vỡ và nghiền nát như là sắt vậy. 41Còn như vua đã thấy bàn
chân và ngón chân nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy la một nước sẽ phải phân chia ra;
nhưng trong nước đó sẽ có sức mạnh của sắt, theo như vua đã thấy sắt lộn với đất sét.
42Những ngón chân nửa sắt nửa đất sét, nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn. 43Vua đã
thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng nó lộn nhau bởi giống loài người; song không dính
cùng nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét. 44Trong đời các vua nầy, Chúa trên trời
sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị hủy diệt, quyền nước ấy không bao giờ để cho
một dân tộc khác; song nó sẽ đánh tan và hủy diệt hết các nước trước kia, mà mình thì
đứng đời đời; 45theo như vua đã xem thấy hòn đá đục ra từ núi, chẳng phải bởi tay, đã
đập vỡ sắt, đồng, đất sét, bạc và vàng. Đức Chúa Trời lớn đã cho vua biết sự sau nầy sẽ
đến. Điềm chiêm bao nầy là thật, và lời giải nó là chắc chắn”.
Đế quốc thứ tư trong giấc chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa, được biểu tượng bằng
các ống chân và bàn chân của pho tượng, rõ ràng là quan trọng nhất. Đa-ni-ên quan tâm
đến đế quốc thứ tư nầy nhiều hơn tất cả các đế quốc trước đó nhập chung lại. Vì nhiều
trường phái giải kinh khác nhau bất đồng ý kiến với nhau nhiều về vương quốc thứ tư
nầy hơn các vương quốc đi trước, thiết tưởng cần chú ý đặc biệt việc thật ra thì Đa-ni-
ên đã nói gì.
Cách giải nghĩa đầu tiên về đế quốc thứ tư nhấn mạnh trên sự vững mạnh của đôi
ống chân bằng sắt và phần năng lực của chúng để đập tan và chế phục mọi vật chống lại
nó. Dĩ nhiên điều đó quả đúng là đặc điểm của La-mã cổ đại. Như Leupold vạch rõ: “Các

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 79


quân đoàn La-mã nổi tiếng về tài năng nghiền nát mọi đề kháng bằng đôi gót sắt. Mặc
dầu bộ luật La-mã và những xa lộ và nền văn minh La-mã, rõ ràng là chương trình của
đế quốc nầy vốn ít có tính cách xây dựng, vì công tác tàn phá, hủy diệt của nó đã vượt
trội hơn tất cả mọi việc khác, vì chúng ta có cả một cặp động từ “đập vỡ và nghiền nát”
đi đôi với nhau”.
Phần mô tả La-mã rất phù hợp trong câu 40, đến nỗi phần đông giới giải kinh bảo
thủ đồng ý rằng nó ám chỉ đế quốc La-mã. Các nhà phê bình thừa nhận một niên đại
muộn màng về sau nầy của sách Đa-ni-ên, và làm việc theo nguyên tắc là không thể có
lời tiên tri chi tiết cho tương lai, đã tỏ ra bất đồng ý kiến với nhau như đã vạch rõ trước
đây, và nhận diện bốn nước (vương quốc, đế quốc) là Ba-by-lôn, Mê-đi, Ba-tư và vương
quốc của A-lịch-sơn Đại đế. Bằng phương cách đó, họ muốn trốn tránh việc phải thừa
nhận rằng sách Đa-ni-ên có bao gồm nhiều lời tiên tri cho tương lai, cả khi sách ấy vốn
có một niên đại muộn về sau nầy. Những ai đã thừa nhận sách Đa-ni-ên là một văn phẩm
của thế kỷ thứ 6 TC thì đã thừa nhận quan niệm về lời tiên tri tiên báo tương lai là có giá
trị rồi, nên không gặp một khó khăn thực sự nào để thừa nhận rằng đế quốc thứ tư là La-
mã. Tuy nhiên, ngay khi đã có sự đồng ý như vậy rồi, vẫn còn có bất đồng ý kiến nghiêm
trọng trong việc nhận diện đôi bàn chân của pho tượng, và việc tất cả sẽ bị một tảng đá
không bởi tay (người ta) đục ra phá hủy đi.
Vì có chỗ khác nhau đó ngay giữa vòng các nhà giải kinh chính thống liên hệ đến
ý nghĩa của đôi bàn chân của pho tượng, cho nên điều càng có ý nghĩa hơn nữa là Đa-
ni-ên đã chú ý đặc biệt đến phần nầy và sự thật hiển nhiên là ông đã nói nhiều về đôi bàn
chân của pho tượng, cũng ngang với toàn thể pho tượng ở phía trên đôi bàn chân.
Đa-ni-ên nói dài dòng về sự kiện đôi bàn chân và các móng chân vốn là sắt và đất
sét pha trộn vào nhau. Về vấn đề nầy, thì Đa-ni-ên nhận xét: “Nước sẽ phải phân chia
ra”. Đã có nhiều tranh luận về ý nghĩa của từ ngữ phân chia. Young nhận thấy đây chỉ
đơn giản ám chỉ phần chất liệu được pha trộn lại mà thôi. Ở đây, dường như là cái thái
quá đã được pha lẫn với cái bất cập. Điều Đa-ni-ên ngụ ý muốn nói chỉ đơn giản là phần
vật liệu cấu thành đôi bàn chân của pho tượng không phải chỉ là một loại duy nhất, mà

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 80


gồm có sắt và đất sét pha trộn lại, và cả hai thì không kết dính lại với nhau. Đây cũng
chính là điểm mà Đa-ni-ên đã vạch rõ trong phần giải nghĩa sau đó.
Tuy nhiên, hiện diện của sắt trong bàn chân là một yếu tố của sức mạnh, như Đa-
ni-ên vạch rõ “trong nước đó sẽ có sức mạnh của sắt”. Theo chủ trương của Montgomery,
thì rõ ràng là đất sét không còn ở trong tình trạng mềm dẻo nữa, mà đã trở nên cứng như
ngói rồi. Ông giải thích về đất sét như sau: “Có một tảng đá vấp chân trong phần mô tả
của công trình tinh vi do người ta làm ra nầy, là từ ngữ được dịch ra là “đất sét”. Từ ngữ
(hasop) nầy xuất hiện với cách đọc khác nhau trong tất cả các chủng tộc người gốc
Semitic ngoại trừ trong tiếng Hi-bá-lai, và đều có nghĩa không thay đổi là một đồ vật
bằng gốm đã thành hình rồi, dầu là một cái bình, cái vò (vessel) đã hoàn thành hay những
mảnh vỡ của nó, tức là “mảnh sành”. Và các cổ bản đều dịch ra một cách phổ quát như
vậy”.
Montgomery tiếp tục giải nghĩa là có một chữ khác hẳn đã được dùng để chỉ đất
sét còn sống. Về công dụng của ngói tại Ba-by-lôn, ông tiếp: “Không có gì để nghi ngờ
việc người Ba-by-lôn cổ đại đã biết dùng ngói cho việc kiến trúc, chúng ta còn lại các
tàn tích bằng đất nung của nghệ thuật Hi-lạp, nghệ thuật làm ngói của người Saracenes,
còn những ngọn tháp lợp ngói của Ba-tư ngày nay làm chứng cho cách xây cất cổ xưa
đó”. Việc ngói xâm nhập một phương pháp xây dựng thiết yếu dùng toàn kim loại có ý
nghĩa biểu tượng là một nhược điểm - tuy có thể rằng nó đã được đưa vào nhằm mục
đích trang trí. Keil diễn tả việc nầy như sau: “Như sắt nói lên tính cách vững chắc của
một vương quốc làm sao, thì đất sét nói lên sự mong manh của nó. Việc trộn lẫn sắt với
đất sét tượng trưng cho nỗ lực muốn kết hợp hai thứ vật liệu khác nhau và riêng rẽ, thành
một toàn thể không thể nào kết hợp với nhau được, và hoàn toàn vô ích”. Nhược điểm
đó có nơi cả hai bàn chân của pho tượng, do đó, sự chia rẽ cho thấy vương quốc bị chia
rẽ, chẳng những phản ảnh sự chia rẽ giữa hai ống chân và hai bàn chân, mà còn chia rẽ
càng nhiều hơn từ hai bàn chân đến các ngón chân, là nơi mà nhược điểm của việc pha
lẫn sắt với đất sét càng trở thành hiển nhiên hơn nữa.
Điều nầy được nêu lên trong câu 42, nói rõ ràng rằng các ngón chân bằng sắt pha
lẫn đất sét, mà Đa-ni-ên giải nghĩa là nước ấy vừa mạnh - vì có sắt - mà cũng vừa dòn -

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 81


vì có tính cách mong manh của gốm. Cách mô tả pho tượng và giấc chiêm bao của Đa-
ni-ên vốn ít lời và là một tuyệt tác về tính cách cô đọng. Tuy nhiên, khi mô tả các bàn
chân, ông đã nhắc đi nhắc lại cùng một điểm rất nhiều lần, đến nỗi một số các nhà phê
bình phải bảo là rườm rà. Chẳng hạn như Montgomery nói: “Cũng như trong câu 40, ở
đây là việc lặp lại không cần thiết nhiều lần và dài dòng... Jahn và Lohr đã chú ý đến sự
lặp đi lặp lại vô vị đó... Tác giả cũng đồng ý với các nhà phê bình ấy về câu 42 nữa”.
Nói như thế thì khó mà đứng được với Đa-ni-ên, vì rõ ràng là trong khúc sách nầy, bất
kỳ một sự nhắc đi nhắc lại nào cũng có dụng ý muốn cho người đọc hiểu rõ điều tác giả
muốn nhấn mạnh.
Phần giải nghĩa sắt và đất sét vốn không được đưa ra rõ ràng ngoài ra nhược điểm
của nó, và như đã được vạch rõ trong câu 43. Ở đây, câu nầy bảo rằng việc hai chất đó
được pha lẫn với nhau có nghĩa là “chúng nó lộn nhau bởi giống (?) loài người; song
không dính cùng nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét”. Vì phần mô tả nầy không rõ
ràng lắm, nên đã dành cho các nhà giải kinh một khoảng trống rộng rãi để sử dụng óc
tưởng tượng của họ. Như Keil vạch rõ: “Phần đông các nhà giải kinh cho rằng việc chúng
nó lộn nhau bởi giống loài người (c 43) ám chỉ việc kết thông gia với nhau vì lý do chính
trị giữa các vua, các nhà cầm quyền”. Và Keil bài bác nhiều cách giải nghĩa khác nhau
xuất phát từ nguyên tắc kết thông gia với nhau đó.
Một cách giải nghĩa phổ biến khác nữa cho việc sắt và đất sét pha trộn với nhau
nầy, là cho rằng nó ám chỉ nhiều hình thức chính quyền chẳng hạn như chế độ dân chủ
đối lập với chế độ độc tài. Chẳng hạn H.A.Ironside định nghĩa nó là “đề cập một nỗ lực
liên hiệp nhau giữa đế quốc chủ nghĩa và chế độ dân chủ”.
A.C.Gaebelein cũng có cách giải nghĩa tương tự “Nhưng đất sét tiêu biểu cho cái
gì? Đất sét, vốn từ đất mà ra. Nó tiêu biểu cho điều vốn không thuộc về pho tượng lớn,
một chất phụ gia xa lạ được đưa vào đó. Các kim loại tiêu biểu cho các chế độ quân chủ,
còn đất sét thì tiêu biểu cho chế độ dân chủ, cho quyền cai trị do dân”.
Vì sự kiện văn bản không thật sự nói gì với chúng ta cả, rất có thể rằng phương
thức an toàn nhất nên theo là luận cứ của Keil, và được giải nghĩa căn cứ vào ý nghĩa
của các kim loại của ba vương quốc trước. Keil viết: “Như trong ba vương quốc trước,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 82


vàng, bạc và đồng tiêu biểu cho phần vật liệu của các vương quốc ấy, tức là cho các dân
tộc và nền văn hóa của chúng, thì cũng vậy, trong vương quốc thứ tư, sắt và đất sét tiêu
biểu cho phần vật liệu của vương quốc ấy nẩy sinh từ sự chia rẽ của vương quốc, tức là
các yếu tố dân tộc, do đó chúng được cấu thành và sẽ phải trộn lẫn với nhau giữa chúng”.
Vì sự kết thông gia với nhau có thể là một yếu tố trong đó, nó không nhất thiết phải là ý
niệm chính. Và Keil kết luận: “Cách nói bóng pha lộn bởi giống xuất phát từ việc gieo
nhiều thứ hột giống lẫn lộn trong cùng một cánh đồng, nói lên mọi biện pháp mà các nhà
cầm quyền lợi dụng để kết hợp nhiều dân tộc khác nhau lại, trong đó việc kết thông gia
chỉ được đề cập như biện pháp quan trọng và thành công nhất”. Hình thức cuối cùng của
vương quốc sẽ bao gồm nhiều thành tố khác nhau và có thể ám chỉ cả yếu tố chủng tộc,
lẫn ý thức hệ chính trị hay các mối bận tâm lẻ tẻ, và điều nầy sẽ khiến cho hình thức tối
hậu của vương quốc không thể có sự hiệp một thật sự được. Dĩ nhiên việc ấy sẽ đưa đến
sự kiện đế quốc thế giới của thời kỳ cuối cùng sẽ đưa nhau vào một trận nội chiến khổng
lồ, trong đó các lực lượng từ phương Nam, phương Đông và phương Bắc sẽ tranh nhau
quyền tể trị tuyệt đối với nhà vua của vùng Địa Trung Hải, như chính Đa-ni-ên sẽ vẽ ra
trong 11:36-45.
Có một khía cạnh quan trọng của vương quốc thứ tư được vẽ ra trong hai ống
chân, rất thường bị các nhà giải kinh bỏ qua, một phần chính vì khó đặt nó cho khớp với
sử ký, phần khác vì có người không cho rằng khía cạnh ấy vốn có ý nghĩa đặc biệt. Vì
vấn đề nầy mà có một số người thắc mắc đặt vấn đề chẳng hay vương quốc thứ tư, cuối
cùng, có phải thật sự là La-mã hay không. Vấn đề nan giải cho người giải kinh đã được
minh họa trong lời giải thích của Geoffrey R.King, người cho rằng ba đế quốc đầu “đã
được lịch sử chứng minh rồi” nhưng thật là khó đưa chứng cứ đó sang cho đế quốc thứ
tư. King viết:
“Chính tại điểm nầy mà tôi thấy mình phải đồng ý với cách giải nghĩa đã được
chấp nhận phổ biến. Tôi từng nghe nói nhiều hơn là một hoặc hai lần rằng hai ống chân
của pho tượng tiêu biểu cho Đế quốc La-mã, bởi vì vào năm 364 SC, Đế quốc La-mã bị
chia đôi. Bấy giờ, có Đông đế quốc với kinh đô là Constantinople, và Tây đế quốc, với
kinh đô là La-mã. Bạn thấy đó, đã có hai ống chân. Đúng, nhưng xin chờ một phút! Để

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 83


bắt đầu, sự chia rẽ xảy ra trước khi bạn đến với sắt! Hai ống chân bắt đầu ở phần phía
dưới của đồng, nếu không phải như vậy, thì pho tượng sẽ rất quái dị. Nê-bu-cát-nết-sa
vốn chẳng biết gì cả về nền điêu khắc vừa hướng về tương lai, vừa có tính chất thô kệch
của chúng ta ngày nay, khi các ống chân của một người có thể bắt đầu ở bất kỳ một nơi
nào đó! Nhưng đây là một hình ảnh rõ ràng, trung thực, giống với điều tốt lành đẹp đẽ,
với các bàn chân phải nằm đúng chỗ của chúng! Như vậy là bạn cũng thấy là bạn không
thể làm gì cả cho hai ống chân nầy. Dầu sao thì đây là một người, mà người thì không
thể không có hai chân cũng như hai tay. Tại sao đối với hai cánh tay bằng bạc thì đã
chẳng có chuyện gì xảy ra cả? Tôi cũng nghĩ là chẳng có ý nghĩa gì cả đối với hai chân.
Và dĩ nhiên, nếu bạn muốn cho rằng hai phần của Đế quốc La-mã được tượng trưng
bằng hai ống chân, thì bạn sẽ gặp khó khăn, vì Tây đế quốc chỉ tồn tại được có mấy trăm
năm, còn Đông đế quốc thì tồn tại cho đến năm 1453. Suốt phần lớn thời gian đó, bạn
phải bắt pho tượng nầy chỉ đứng bằng một chân mà thôi!”
King còn tiếp tục nêu vấn đề đối với cách giải nghĩa rằng phần bàn chân của pho
tượng là Đế quốc La-mã sẽ hồi sinh trong tương lai, và kết luận: “Nhưng bây giờ, sau
khi đã nghiên cứu thật kỹ rồi, tôi xin rửa tay đối với toàn thể vấn đề đó”. Rồi King nhận
diện giai đoạn bàn chân của pho tượng là các chính quyền Hồi giáo theo như điều chúng
ta biết ngày nay và nhận diện Antichrist là Hồi giáo”.
Robert Culver còn đề nghị một cách giải quyết khác cho vấn đề khó giải nghĩa
nầy bằng cách chủ trương rằng pho tượng là một toàn khối cho thấy “một sự kế tiếp liên
tục”, “một sự chia rẽ tiệm tiến” và “một sự phân hóa tiệm tiến” của quyền cai trị ngoại
bang. Culver thấy pho tượng có sự chia rẽ ngày càng nhiều thêm bắt đầu từ cái đầu bằng
vàng hay chỉ có một vua duy nhất, đến nhị nguyên tính của đế quốc Mê-đô Ba-tư, rồi tới
Đế quốc bị chia làm bốn phần của A-lịch-sơn Đại đế, và giai đoạn của các ống chân của
pho tượng, kết thúc bằng việc càng chia rẽ nhiều hơn nữa thành mười ngón chân. Nếu
cách phân tích của Culver chú trọng vào pho tượng tự nó đã giải thích được nhiều điều,
nó đã không phản ảnh được việc chia bốn của Đế quốc của A-lịch-sơn. Trái lại, phần
cuối cùng của đế quốc thứ ba lại là phần trên của hai ống chân, được ứng nghiệm trong
lịch sử bằng sự nổi bật tối hậu của Sy-ri và Ai-cập như hai thành phần đã cấu tạo nên

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 84


giai đoạn của A-lịch-sơn (tuy thỉnh thoảng xứ Ma-xê-đoan vẫn là một cường quốc). Thật
ra thì đã không có dấu chỉ nào về sự phân quyền ngoại trừ do hai cánh tay và hai ống
chân, cho đến khi đạt tới giai đoạn hai bàn chân.
Có lẽ giải pháp hay nhất cho vấn đề, là cách giải thích thông thường rằng lời tiên
tri của Đa-ni-ên thật sự trải qua thời đại hiện nay, là giai đoạn nằm giữa sự giáng lâm và
sự tái lâm của Đấng Christ, hay đặc biệt hơn nữa, là giữa ngày lễ Ngũ tuần và ngày hội
thánh được cất lên không trung (the raptime). Một giải pháp như thế thì chẳng có gì là
bất thường cả, vì các lời tiên tri của Cựu Ước thường nhập chung những lời tiên báo liên
hệ đến sự giáng lâm và sự tái lâm của Đấng Christ mà không chú ý gì đến thiên-hi-niên
nằm giữa đó (Lu-ca 4:17-19; Ê-sai 61:1-2).
Cách giải nghĩa nầy lệ thuộc trước hết vào chứng cứ hiển nhiên đưa đến kết luận
rằng giai đoạn mười ngón chân của pho tượng vẫn chưa ứng nghiệm trong lịch sử và vẫn
còn là giai đoạn tiên tri. Những cố gắng quen biết trong nhiều cách giải nghĩa cho rằng
giai đoạn mười ngón chân của pho tượng là hai thế kỷ 15 và 16 SC đã không phù hợp
với các sự kiện có thật trong lịch sử, và không ứng nghiệm với giai đoạn mười ngón
chân. Theo lời tiên tri của Đa-ni-ên, thì giai đoạn mười ngón chân là đồng thời với nhau,
nghĩa là có mười đế quốc tồn tại bên cạnh nhau rồi bị tiêu diệt bằng cùng một cơn đại
biến đập vào đột ngột. Đã không hề có chuyện gì giống như vậy xảy ra trong lịch sử.
Nếu giai đoạn các ống chân của pho tượng đã ứng nghiệm trong lịch sử rồi, thì rõ
ràng là nó đã không phù hợp với giai đoạn hơn một ngàn năm trải dài từ thời của Đấng
Christ cho đến khi Đế quốc La-mã cuối cùng phải suy tàn. Như King đã vạch ra rất đúng
rằng qua suốt phần lớn giai đoạn đó, nó đã phái đứng chỉ bằng một chân mà thôi.
Do đó, giải pháp phải là một cách hiểu tuy đơn giản nhưng có hiệu quả về pho
tượng nầy. Phần trên của hai ống chân tiêu biểu cho giai đoạn song phương của phần
cuối của Đế quôc của A-lịch-sơn Đại đế, đặc biệt liên hệ đến dân Do Thái tức là giai
đoạn Sy-ri và Ai-cập. Sở dĩ giai đoạn ấy là hai ống chân, vì nó bao trùm hai lục địa, hay
hai khu vực địa lý quan trọng, là Đông phương và Tây phương. Đế quốc La-mã tiếp tục
sự chia rẽ song phương đó, và kéo dài nó qua cả khu vực Địa Trung Hải cũng như vùng
Tây Á châu.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 85


Theo sử ký thông thường, thì Ai-cập thường bị gộp chung với Sy-ri và bị xem là
Đông phương, vì mối liên hệ chính trị và thương mại lâu đời từng buộc chặt Ai-cập vào
với vùng cực Tây Châu Á. Tương phản với điều đó, xứ Ma-xê-đoan bên Âu châu được
xem là Tây phương. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời và đặc biệt là theo viễn ảnh
tiên tri mà pho tượng của Đa-ni-ên là biểu tượng, cả Ai-cập trên lục địa Phi châu lẫn các
nước Âu châu gồm luôn xứ Ma-xê-đoan, điều rất có thể được xem là sự chia hai của Tây
phương, mà cuối cùng đã lan rộng để gồm luôn cả khu vực Địa Trung Hải của phía Tây
Á châu. Pho tượng vẽ ra quan điểm của Đức Chúa Trời đã thấy trước sự dấy lên của Đế
quốc La-mã và việc nó bao gồm cả Đông và Tây phương về mặt địa lý. Cuối cùng thì
điều đó đã được thừa nhận bằng việc phân chia về chính trị giữa Đông và Tây phương
do Hoàng đế Valentine I vào năm 364 SC. Tuy Đa-ni-ên không đề cập giai đoạn nằm
giữa sự giáng lâm và tái lâm của Đấng Christ theo cách đó, điều vẫn đúng là vào lúc
Đấng Christ giáng lâm, La-mã đã được mở rộng về mặt địa lý trên cả Đông và Tây
phương. Về mặt tiên tri, điều nầy cho thấy vào thời kỳ sau rốt, La-mã lại sẽ bao gồm
một lần nữa cả Đông lẫn Tây phương.
Do đó, ý nghĩa của hai ống chân vốn có ý nghĩa địa lý hơn là một vấn đề về các
châu các nước. Đối chiếu cách bành trướng của các đế quốc khác nhau, sẽ cho thấy Đế
quốc Ba-by-lôn và Mê-đô Ba-tư bành trướng nhiều nhất trên khu vực Tây Á châu, tuy
Ai-cập cũng bị chinh phục luôn nữa. Trong Đế quốc của A-lịch-sơn, sự chia rẽ của Tây
phương bắt đầu thành hình và có thể lực thật sự, đã bị chia đôi giữa Sy-ri và Ai-cập. Đế
quốc La-mã bao trùm một vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn hơn, trong đó Tây phương
cũng chia rẽ trọn vẹn và cũng mạnh lên tương đương bên Đông phương, và điều nầy thì
dường như hai ống chân của pho tượng đã vẽ ra thật rõ ràng.
Tình hình chính trị và địa dư nầy đã tiếp tục cho đến thời của Đấng Christ, và nếu
khải tượng của Đa-ni-ên chỉ kết thúc ở đây để tình hình sẽ được lặp lại vào thời kỳ sau
rốt, thì người ta có thể hiểu được khi nhìn thấy là hai ống chân vốn cân bằng. Phần các
bàn chân của pho tượng tiêu biểu cho giai đoạn cuối cùng cũng bao gồm một phần nền
cân bằng cho cả hai khu vực Đông phương và Tây phương, vốn bị La-mã cổ đại thâu
tóm trước kia. Do sự kiện pho tượng của Đa-ni-ên đã không vẽ ra các biến cố nào cả từ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 86


thời của Đấng Christ cho đến thời kỳ hiện nay, nếu giai đoạn các bàn chân được xem là
hãy còn trong tương lai, thì cách giải nghĩa nầy đã đựa vào một biểu tượng để đưa ra
một lý giải có ý nghĩa mà ít nhất các yếu tố chính của nó cũng phù hợp với các sự kiện
lịch sử.
Tuyệt đỉnh của lời giải nghĩa cho toàn thể khải tượng có ý nghĩa biểu tượng nầy
được tìm thấy trong việc tiên báo một vương quốc mà Chúa trên trời sẽ thiết lập. Theo
câu 44, đây là một nước sẽ không hề bị hủy diệt, sẽ chẳng để lại cho ai khác, mà sẽ tiêu
diệt và nghiền nát các đế quốc trước nó, và sẽ đứng vững đời đời. Có sự đồng ý giữa các
giới phê bình và các nhà giải kinh nói chung, là nước không hề bị hủy diệt đó, dĩ nhiên
là Nước của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sau khi đã đồng ý với nhau về điểm quan trọng
đó, các nhà giải kinh lại chia rẽ nhau trong một phạm vi hết sức rộng rãi về bản tính của
nước ấy, bản tính của việc các đế quốc trước đó bị hủy diệt và yếu tố thời gian đã được
cung cấp.
Tuy nhiên, nói chung thì các nhà giải kinh có thể được chia thành hai nhóm giải
nghĩa tiến-thiên-hi-niên và phi-thiên-hi-niên với quan điểm hậu-thiên-hi-niên được đưa
vào như một quan điểm phi-thiên-hi-niên có hơi khác đi một chút. Theo cả hai phái phi
thiên-hi-niên và một số người theo phái tiền-thiên-hi-niên, thì nước Đức Chúa Trời được
đề cập ở đây là nước đã được Đấng Christ đưa vào lúc Ngài giáng lâm. Dĩ nhiên là thuyết
nầy giả thiết là pho tượng đã bị hội thánh hủy diệt trong các thế kỷ tiếp sau đó. Quan
điểm nầy đã được đề nghị một cách quả quyết, dường như nó đã được lịch sử hậu thuẫn
cho. Chẳng hạn như Leupold, trong khi vẫn nhượng bộ và cho rằng đã có nhiều yếu tố
trong việc tàn phá La-mã, đã nhấn mạnh: “Tất cả những ai nghiên cứu lịch sử đều sẵn
sàng cho rằng Giáo hội Cơ-đốc đã cứu được khỏi đống đổ nát của La-mã đế quốc mọi
yếu tố đáng bảo tồn. Nhưng điều cũng được nghiệm đúng là Giáo hội Cơ-đốc đã đập tan
thế lực của La-mã ngoại đạo. Đế quốc tan rã và hư hoại đó đã sụp đổ qua sự mục nát từ
bên trong, cũng như do sự thâm nhập của nền luân lý thuần chánh và đời sống lành mạnh
của Cơ-đốc giáo đã kết án đế quốc La-mã dâm đãng... Theo một ý nghĩa, thì Cơ-đốc
giáo là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với một La-mã đầy tội lỗi”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 87


Điểm khó khăn chính yếu, ấy là thật ra Cơ-đốc giáo không phải là lực lượng quyết
định đã đập tan Đế quốc La-mã. Lý do chính, là vì sự mục nát nội tại và tình hình chính
trị đã bao vây nó. Hơn nữa, sự suy tàn của đế quốc La-mã đã kéo dài hơn một ngàn năm
sau khi Đấng Christ giáng lâm. Nói khác đi, yếu tố thời gian vốn quan trọng hơn giai
đoạn từ Nê-bu-cát-nết-sa cho đến Đấng Christ. Có một thời gian dài như thế được mô tả
trong biểu tượng về một tảng đá đập vào bàn chân pho tượng, và rơm rác đều bị gió cuốn
đi hết, là điều không phù hợp với các sự kiện lịch sử. Vì cách tả vẽ hết sức chính xác của
pho tượng về phần lịch sử trước đó, ta có thể kết luận rất lữu lý và tự nhiên rằng giai
đoạn các bàn chân của pho tượng bao gồm việc nó bị tảng đá hủy diệt vẫn hãy còn ở
trong tương lai và chưa ứng nghiệm. Đã không hề có chứng cứ hiển nhiên nào cho thấy
chắc chắn là một ngàn chín trăm năm sau Đấng Christ, nước của Đức Chúa Trời đã chinh
phục được toàn thể thế giới.
Chẳng những không hề có chứng cứ hiển nhiên nào trong Kinh điển rằng sự giáng
lâm (lần thứ nhất) của Đấng Christ khiến cho thế lực của thế giới ngoại bang sụp đổ,
nhưng nó vẫn tồn tại mãi đến tận ngày nay, mà có nhiều lời tiên tri rõ ràng liên hệ đến
sự tái lâm của Đấng Christ tả vẽ đến lúc đó, thế lực ngoại bang mới bị đánh bại và phá
tan. Khải Huyền 19:11-21, mà mọi người đều đồng ý là một bức tranh về sự tái lâm của
Đấng Christ, rõ ràng là thời mà Đức Chúa Giê-xu Christ sẽ cầm quyền với tư cách Vua
các vua, và Chúa các chúa. Có lời tuyên bố rằng bấy giờ: “Ngài sẽ... đánh các dân và cai
trị họ bằng một cây gậy sắt” (Khải Huyền 19:15). Nếu không có sự cần thiết phải làm
sao cho pho tượng của Đa-ni-ên phù hợp theo một cách thức nào đó với ý niệm phi-
thiên-hi-niên hay hậu-thiên-hi-niên về việc tin lành sẽ lần lần chinh phục được thế giới,
sẽ không hề có ai dám mơ tưởng rằng việc pho tượng bị tảng đá đập tan trong giấc chiêm
bao của Nê-bu-cát-nết-sa lại mô tả một diễn trình lâu dài mà cả đến hiện nay cũng như
từ một ngàn chín trăm năm trước vẫn còn chưa hoàn tất.
Young nhấn mạnh khá dài dòng một số phản bác của ông đối với chủ trương xem
việc phá hủy pho tượng như sẽ được ứng nghiệm khi Đấng Christ tái lâm. Ông phản bác
rằng cách giải nghĩa nầy “quá coi trọng phần ý nghĩa biểu tượng”. Ông phản bác rằng
Đan 2 không hề nói là có mười ngón chân trên pho tượng, tuy ông nhận rằng Đa-ni-ên

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 88


7:24-27 có đề cập mười vua sẽ kết thúc cho giai đoạn cầm quyền của dân ngoại. Ông
còn chủ trương rõ ràng hơn nữa rằng pho tượng đã bị đập vào bàn chân chứ không phải
là vào các ngón chân. Dĩ nhiên, những lối phê bình nhỏ nhặt như vậy vốn không thích
hợp với vấn đề chủ yếu, vì rõ ràng là cả các bàn chân lẫn các ngón chân đều thuộc về
cùng một thời kỳ. Sự kiện là cách giải nghĩa của ông không cắt nghĩa được một cách
hợp lý đặc tính gây đại biến của việc tảng đá đập vào pho tượng.
Qui luật duy nhất để phê phán cách giải nghĩa một lời tiên tri, là cách giải nghĩa
ấy có phù hợp với việc lời tiên tri ấy được ứng nghiệm hay không. Đã không có gì hiển
nhiên hơn là sau một ngàn chín trăm năm của Cơ-đốc giáo rồi mà tảng đá - nếu nó phản
ảnh hội thánh hay nước thuộc linh mà Đấng Christ đã thiết lập trong lần giáng lâm (thứ
nhất) của Ngài - vẫn chưa có thể bảo được là đã chiếm được phần trung tâm của giai
đoạn trong đó thế lực dân ngoại đã bị đập tan. Có một sự kiện hiển nhiên, là đến thế kỷ
thứ 20 SC, hội thánh còn gặp tình trạng “nước kém” trong các vấn đề của thế giới, và đã
không hề có tiến bộ nào cả trong việc hội thánh nắm được quyền kiểm soát thế giới về
phương diện chính trị. Nếu pho tượng tiêu biểu cho quyền lực chính trị của các dân
ngoại, thì nó vẫn còn đứng đó thật vững vàng.
Cho nên, cách giải nghĩa được nhiều người thích hơn, là thành ngữ “trong đời các
vua nầy” ám chỉ các vua đang trị vì trong thế hệ sau cùng mà dân ngoại còn có thế lực.
Trong khi quả thật điều nầy không nghiệm đúng là đặc biệt liên hệ với các ngón chân
của pho tượng, thì về bản tính của trường hợp đó, sự hủy diệt sẽ đến với thế hệ cuối cùng
của các vua ấy. Vì nhiều khúc sách khác cũng đề cập đặc biệt mười vua của những thời
sau rốt (Đa-ni-ên 7:24; Khải Huyền 17:12) chủ trương rằng đây là phần ám chỉ tình trạng
sau cùng của vương quốc ấy và của các vua cuối cùng, thiết tưởng không phải là vô lý.
Phần mô tả tảng đá được đục ra “từ núi chẳng phải bởi tay người” thỉnh thoảng
vẫn đặc biệt ám chỉ núi Si-ôn, nhưng tốt hơn hết thì chúng ta nên xem như đó là một
hình ảnh biểu tượng cho quyền tể trị về phương diện chính trị Tảng đá là một phần, một
phần nhỏ của quyền tể trị của Đức Chúa Trời và được mô tả rất thành công bằng thành
ngữ ấy. Rõ ràng là nghĩa biểu tượng cho thấy nguồn gốc của nó là từ Đức Chúa Trời chứ
không phải từ loài người. Hậu quả là vương quốc thứ năm, là nước của Đức Chúa Trời,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 89


hoàn toàn thay thế cho mọi tàn tích của các vương quốc trước đó, mà lời tiên tri chỉ có
thể ứng nghiệm đúng nguyên văn bằng việc Đấng Christ sẽ trị vì trên cả thế gian. Sự
kiện là lối giải nghĩa của phái phi-thiên-hi-niên, vì muốn đi tìm việc pho tượng bị hủy
diệt được ứng nghiệm trong lịch sử, đã không cung cấp được một cách giải nghĩa hợp lý
khúc sách nầy. Chỉ có phái tiền-thiên-hi-niên, vốn cho rằng biến cố nầy khớp đúng với
sự tái lâm của Đấng Christ, mới chủ trương rằng sự ứng nghiệm theo đúng nguyên văn
phần ý nghĩa biểu tượng sẽ gồm cả việc pho tượng bị hủy diệt.
Trong phần kết luận cho lời giải nghĩa của mình, Đa-ni-ên tái xác nhận rằng giấc
chiêm bao nầy sẽ chắc chắn ứng nghiệm bằng cách nhấn mạnh một lần nữa rằng phần
giải nghĩa nó vốn từ Đức Chúa Trời đến, nên giấc chiêm bao là chắc chắn, do đó, lời giải
nghĩa nó cũng chắc chắn. Nhập chung tất cả lại, thì nó bảo đảm việc đến cuối cùng thì
Đức Chúa Trời sẽ cai trị khắp đất sẽ ứng nghiệm, chẳng những trong nước thiên-hi-niên
mà thôi, mà cả trong việc phô bày quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong trời mới và đất
mới nữa.

2.15 Nê-bu-cát-nết-sa Lạy Và Thăng Chức Cho Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 2:46-49)

“46Bấy giờ vua Nê-bu-cát-nết-sa sấp mặt xuống, lạy Đa-ni-ên, và truyền dâng lễ
vật cùng đồ thơm cho người. 47Đoạn, vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Quả thật,
Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và là Chúa của các vua; chính
Ngài là Đấng tỏ ra những sự kín nhiệm, vì ngươi đã có thể tỏ ra sự kín nhiệm nầy. 48Vua
bèn tôn Đa-ni-ên lên sang trọng và ban cho người nhiều lễ vật trọng. Vua lập người cai
trị cả tỉnh Ba-by-lôn, và làm đầu các quan cai những bác sĩ của Ba-by-lôn. 49Đa-ni-ên
cầu xin vua, thì vua lập Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết Nê-gô cùng cai trị tỉnh Ba-by-lôn,
còn Đa-ni-ên thì chầu nơi cửa vua”.
Vì quá kinh ngạc trước ý nghĩa lạ lùng của pho tượng và phần chứng minh rằng
Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên vốn vĩ đại hơn bất cứ một vị thần nào khác mà mình thờ
lạy, nên Nê-bu-cát-nết-sa đã quì xuống lạy Đa-ni-ên và truyền lịnh dâng lễ vật và xức
dầu thơm cho ông. Các nhà phê bình đã không bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích Đa-ni-ên rằng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 90


khi chấp nhận điều đó, ông đã tự xem mình là ngang hàng với các thần. Tuy nhiên, rõ
ràng là căn cứ vào cuộc đối thoại sau cùng giữa nhà vua với Đa-ni-ên, Nê-bu-cát-nết-sa
chỉ xem Đa-ni-ên như một thầy tế lễ hay người đại diện xứng đáng cho Đức Chúa Trời
của ông mà thôi, và đã tôn trọng ông theo phẩm trật ấy. Điều đó được vạch rõ trong câu
nói của nhà vua về Đa-ni-ên: “Quả thật Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của
các thần, và là Đức Chúa Trời của các vua, chính Ngài là Đấng tỏ ra những sự kín nhiệm,
vì ngươi đã có thể tỏ ra sự kín nhiệm nầy”. Nói khác đi, ngay đến nhà vua cũng hiểu
rằng Đa-ni-ên vốn là một đặc sứ, một người đại diện cho Đức Chúa Trời, chứ bản thân
ông vốn không phải là thần. Rất có thể cũng chính vì lý do ấy mà Đa-ni-ên cứ để cho
nhà vua làm theo điều vua đã làm. Dầu sao thì trong một trường hợp như thế, cũng thật
là khó cho Đa-ni-ên phản đối bằng cách ngắt lời vua.
Một câu chuyện tương tự cũng được tìm thấy khi Josephus kể lại trường hợp A-
lịch-sơn đại đế đã quì xuống trước mặt thầy tế lễ thượng phẩm của dân Do-thái. Khi
Parmenion là một trong các đại tướng của vua hỏi rằng tại sao bình thường thì mọi người
đều phải sấp mình xuống trước mặt A-lịch-sơn đại đế, mà nhà vua lại phải quì lạy trước
mặt thầy tế lễ thượng phẩm của dân Do-thái như vậy, thì A-lịch-sơn đã trả lời: “Ta không
quì lạy ông ta, nhưng quì lạy Đức Chúa Trời mà ông ta được vinh dự làm thầy tế lễ
thượng phẩm”. Căn cứ vào những câu nói trước đó của Đa-ni-ên đã được nhắc đi nhắc
lại nhiều lần, và chính câu nói của Nê-bu-cát-nết-sa trong câu 47, phần ký thuật đã không
để cho ai phải nghi ngờ chút gì về việc Đa-ni-ên đã không hề tự cho mình là thần hay có
chút quyền lực gì của một vị thần. Rõ ràng là Nê-bu-cát-nết-sa cũng không hề thờ lạy
Đa-ni-ên một lần nào nữa.
Trong diễn trình thờ lạy Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên, Nê-bu-cát-nết-sa đã thật
sự tôn đại Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên. Điều có ý nghĩa nhất, là vua đã không hề đề cập
chính các vị thần của vua, vốn đã thất bại không tiết lộ được điều cần thiết, ngoại trừ câu
nhà vua bảo rằng Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên là “Đức Chúa Trời của các thần”, nghĩa
là Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên vốn cao trọng hơn tất cả các thần khác đang được thờ
lạy phổ cập trong hệ thống đa thần giáo. Tuy cho đến thời điểm nầy của đời sống mình,
Nê-bu-cát-nết-sa chưa đặt đức tin thật sự nơi Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên, điều hiển

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 91


nhiên là Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên đã có thể tiết lộ được một điều bí mật, và dĩ nhiên,
chính Ngài vốn là tác giả của giấc chiêm bao đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên Nê-bu-cát-
nết-sa bằng sự kiện không thể có một vị thần nào lại có thể vĩ đại hơn được.
Theo ý nhà vua muốn tôn trọng Đa-ni-ên mà cũng phù hợp với lời vua đã hứa,
Đa-ni-ên được đề cao và lập tức trở thành một vĩ nhân. Ông được ban tặng nhiều phẩm
vật có giá trị, được cất nhắc lên ngôi vị cao là cai trị trên toàn tình Ba-by-lôn cũng như
làm đầu các quan cai trị những người khôn ngoan. Tuy các nhà phê bình không tán thành
địa vị nầy, xem như địa vị mà một người Do-thái phải khước từ, chắc chắn Đa-ni-ên đã
tìm cách tránh được phải tham gia những việc làm thông thường để thờ lạy thần linh,
các nghi lễ ngoại giáo và nhiều điều khác nữa, có thể đòi hỏi nơi người giữ một chức vụ
như thế. Tuy nhiên, như Young vạch rõ, nếu Đa-ni-ên vốn sống vào thế kỷ thứ hai, là
giai đoạn mà dân Do-thái tuân thủ triệt để luật pháp chủ nghĩa, người ta có thể nghi ngờ
chẳng hay Đa-ni-ên có được tả vẽ là bằng lòng nhận lãnh những vinh dự như vậy từ một
nhà vua ngoại đạo hay không.
Sau khi đã được nhà vua tôn vinh một cách rõ ràng như vậy, do lòng tốt đối với
các đồng bạn đã cùng hiệp với ông để cầu nguyện xin Đức Chúa Trời bày tỏ điều bí mật
kia, Đa-ni-ên cầu xin nhà vua cũng ban cho họ chức vị nhiều thế lực và uy quyền trong
tỉnh Ba-by-lôn. Rõ ràng là tuy Đa-ni-ên đã được uy quyền lớn, nó không bao gồm quyền
được bổ nhiệm các quan chức như thế mà không có phép của vua. Chấp nhận lời thỉnh
cầu của Đa-ni-ên, nhà vua bổ nhiệm Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết Nê-gô vào các địa vị
được tin cậy trong chính quyền tỉnh Ba-by-lôn. Dường như Đa-ni-ên cũng được một địa
vị cao trọng “nơi cửa vua”, ngụ ý rằng ông được phục vụ ngay tại triều. Như vậy, Đa-
ni-ên, một tù binh Do-thái trước đây phải sống trong cảnh tối tăm, có thể đã không được
ai biết tới trong lịch sử như một số đông những kẻ đã chịu thỏa hiệp trong chương 1, giờ
đây đã được tôn lên một địa vị được tôn vinh và có uy quyền lớn. Cũng như Giô-sép tại
Ai-cập, ông vốn được tiền định để thủ một vai trò quan trọng trong phần lịch sử tiếp theo
đó của thế hệ mình.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 92


CHƯƠNG 3: PHO TƯỢNG VÀNG CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA

Phần ký thuật về pho tượng bằng vàng được dựng lên trong đồng bằng Đu-ra ghi
lại phản ứng của Nê-bu-cát-nết-sa đối với điều đã được mặc khải trong chương 2, mà
bản thân vua ấy được biểu tượng bằng cái đầu bằng vàng. Sự can đảm gây kinh ngạc
cho mọi người và việc các bạn của Đa-ni-ên được giải cứu - họ khước từ việc thờ lạy
pho tượng - đã là nguồn cảm hứng cho dân sự Đức Chúa Trời trong những giờ gặp thử
thách tương tự. Tuy nhiên, cả chương sách nói chung thường bị xem như chỉ là một cái
nhìn xuyên suốt vào lịch sử để cung cấp cho hậu thế các đặc điểm của giai đoạn ấy. Các
công trình dành cho việc nghiên cứu các lời tiên tri của Đa-ni-ên thường bỏ qua hoàn
toàn mà không xét đến chương 3, như S.P.Tregelles và Robert D.Culver đã làm. Nhiều
người khác, như Geoffrey R.King giải thích chương ấy chẳng những như sách sử ký, mà
còn như một ẩn dụ và lời tiên tri nữa. Việc giới thiệu pho tượng vàng của Nê-bu-cát-nết-
sa trong chương 3 ngay sau giấc chiêm bao của vua ấy về pho tượng lớn vẽ ra các thời
kỳ dân ngoại, cả khi người ta hoàn toàn bỏ qua các ngụ ý ẩn dụ của nó, cũng rõ ràng là
có dụng ý không những muốn nói lên chân lý thuộc linh nói chung, mà còn nói lên các
đặc điểm của các thời kỳ dân ngoại nữa. Cho nên việc nghiên cứu chương sách nầy
không những cung cấp cho chúng ta những cái nhìn xuyên suốt thuộc linh, mà còn đóng
góp vào việc trình bày toàn thể ý nghĩa tiên tri trong sách Đa-ni-ên nữa.

3.1 Pho Tượng Vàng (Đa-ni-ên 3:1-7)

“1Vua Nê-bu-cát-nết-sa làm một pho tượng bằng vàng, cao sáu mươi cu-đê và
ngang sáu cu-đê, để đứng trong đồng bằng Đu-ra, thuộc tỉnh Ba-by-lôn. 2Đoạn, vua Nê-
bu-cát-nết-sa sai nhóm các quan trấn thủ, lãnh binh, các công tước, các quan đề hình,
thủ kho, các nghị viên, quản đốc, và các quan làm đầu các tỉnh, để dự lễ khánh thành
pho tượng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng lên. 3Vậy, các quan trấn thủ, lãnh binh, các
công tước, các quan đề hình, thủ kho, các nghị viên, quản đốc, và hết thảy những người
làm đầu các tỉnh đều nhóm lại để dự lễ khánh thành pho tượng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 93


đã dựng lên; và họ đứng trước pho tượng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng. 4Bấy giờ
sứ giả rao lớn tiếng lên rằng: Các dân, các nước, các thứ tiếng, đây nầy, lịnh truyền cho
các ngươi. 5Khi nào các ngươi nghe tiếng còi, kèn, đờn cầm, đờn sắt, quyển, sáo và các
thứ nhạc khí, thì khá sấp mình xuống để thờ lạy tượng vàng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã
dựng. 6Kẻ nào không sấp mình xuống và không thờ lạy, tức thì sẽ phải quăng vào giữa
lò lửa hực. 7Vậy nên, khi các dân nghe tiếng còi, kèn, đờn cầm. đờn sắt, quyển, và các
thứ nhạc khí, thì các dân, các nước, các thứ tiếng, thảy đều sấp mình xuống, và thờ lạy
pho tượng vàng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng”.
Việc Nê-bu-cát-nết-sa dựng pho tượng vàng rõ ràng là tiếp sau các biến cố của
chương 2, vì 2:12 đề cập việc các đồng bạn của Đa-ni-ên được bổ nhiệm vào việc cai trị
tỉnh Ba-by-lôn, và Đan 3:30; hàm ý rằng biến cố nầy xảy ra sau 2:40. Tuy nhiên, niên
đại chính xác của việc dựng pho tượng hãy còn trong vòng tranh luận. Bản Bảy Mươi
Dịch Giả và Theodotion kết hợp biến cố nầy với việc hủy phá thành Giê-ru-sa-lem, mà
theo II. Các Vua 25:8-10 và Giê-rê-mi 52:12 thì biến cố ấy được xếp vào năm thứ 19
đời Nê-bu-cát-nết-sa. Tuy nhiên, đã không có gì để chắc chắn là có sự liên hệ nào giữa
việc tàn phá thành Giê-ru-sa-lem với việc dựng pho tượng, tuy phần thuật sự tổng quát
và sự kiện dường như lúc ấy Đa-ni-ên đang đi xa có thể ngụ ý rằng một thời gian thật
dài đã trôi qua. Tuy nhiên, rất có thể là giữa hai chương 2&3, đã có một khoảng cách là
20 năm.
Pho tượng vàng được mô tả là cao sáu mươi cu-đê (khoảng 30m), ngang sáu cu-
đê (khoảng 3m) là một cảnh tượng ngoạn mục, được dựng lên trong đồng bằng Đu-ra.
Theo Leupold, thì từ ngữ Hi-bá-lai chỉ “pho tượng” ngụ ý về “một pho tượng theo nghĩa
rộng nhất của nó”, rất có thể đó là một hình người, tuy theo tỉ lệ thì có vẻ quá hẹp về bề
ngang so với một hình người bình thường. Kinh Thánh đã không giải quyết vấn đề nầy,
nhưng phần lớn các nhà giải kinh đồng ý rằng pho tượng nầy thuộc loại mà vào thời
thượng cổ, các kích thước vốn rất khác nhau so với các tỉ lệ bình thường của con người.
Rất có thể là pho tượng vốn được đặt trên bệ cao, và chỉ có phần trên của nó là giống
hình người mà thôi. Rõ ràng ý đồ của người dựng tượng là muốn tạo ấn tượng nơi người
xem bằng độ lớn của nó, chứ không phải bằng những đường nét đặc thù. Leupold kể ra

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 94


nhiều pho tượng cổ như tượng thần Zeus trong một đền thờ tại Ba-by-lôn, các pho tượng
vàng trên nóc đền thờ thần Belus mà một trong đó cao tới bốn mươi cu-đê, và tượng
Colossus tại Rhodes cao đến bảy mươi cu-đê. Nếu một pho tượng có độ lớn như thế vốn
khác thường, thì nó không hề ngụ ý là có một không hai, và không có lý do gì để thắc
mắc về tính cách chính xác lịch sử liên hệ đến các kích thước của nó.
Tuy Nê-bu-cát-nết-sa vốn có nhiều của cải và người ta có thể quan niệm được
rằng vua ấy có thể dựng được một pho tượng như vậy bằng vàng ròng, rất có thể là pho
tượng vốn bằng gỗ dát vàng mà thôi, như thói quen người ta vẫn hay làm. Montgomery
nhận xét: “Việc tạo ra nó bằng vàng cũng làm nẩy sinh nhiều tranh luận, một đàng thì
công kích là phi lý - chẳng hạn như J.D.Michaelis; đằng khác thì bênh vực, căn cứ vào
sự giàu có phi thường của Đông phương. Nhưng những lời phát biểu của Herodotus về
các hình tượng bằng vàng của Ba-by-lôn cung cấp cho chúng ta một bối cảnh khá đầy
đủ ( với ký thuật của Pliny về pho tượng bằng vàng của Anaitis mà Antony đã cướp
được, Hist nat. 33:24). Vàng là những lá bọc phía ngoài, do đó chúng ta chẳng những có
được nhiều chứng cứ hiển nhiên từ nền văn học cổ điển, ...mà cả trong Kinh Thánh nữa”.
“Bàn thờ bằng vàng” (Xuất Ê-díp-tô Ký 39:38) thật ra là bằng gỗ bọc vàng (Xuất Ê-díp-
tô Ký 37:25, 26). Các hình tượng bằng gỗ bọc vàng vốn được đề cập trong Ê-sai 40:19
và 41:7. Giê-rê-mi cũng mô tả cùng một cách làm như vậy (Giê-rê-mi 10:3-9). Tuy
nhiên, hình dáng bên ngoài của pho tượng thì rất giống nhau, trông dường như nó vốn
bằng vàng ròng vậy.
Việc Nê-bu-cát-nết-sa dùng vàng để làm thành pho tượng có lẽ vốn xuất phát từ
kinh nghiệm trước đó của nhà vua với pho tượng trong chương 2, khi Đa-ni-ên cho Nê-
bu-cát-nết-sa biết rằng vua ấy là cái đầu bằng vàng. Tuy Nê-bu-cát-nết-sa không cố ý
làm như vậy, các kích thước sáu cu-đê bề ngang và sáu mươi cu-đê chiều cao, đưa vào
con số sáu nổi bật lên trong Kinh Thánh như con số chỉ loài người ( Khải Huyền 13:18).
Tuy nhiên, theo quan điểm của Nê-bu-cát-nết-sa thì ý nhà vua muốn nói lên, đã bị đưa
ra tranh cãi. Có lẽ đó là vì Nê-bu-cát-nết-sa muốn tôn vinh vị thần của Ba-by-lôn, là Bel
hay Marduk, nhưng nếu đúng là trường hợp đó thì gọi đích danh vị thần đó là điều hết
sức tự nhiên. Rất có thể rằng Nê-bu-cát-nết-sa xem pho tượng ấy hình dung ra bản thân

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 95


nhà vua là hiện thân của thần quyền, và thờ lạy pho tượng sẽ là thừa nhận quyền thế của
chính nhà vua. Vì lòng kiêu ngạo được đề cập ở chương 4, rất có thể đây là cách giải
nghĩa hữu lý.
Pho tượng được dựng lên “trong đồng bằng Đu-ra, thuộc tỉnh Ba-by-lôn”. Như
Leupold nói, từ ngữ Đu-ra “đúng hơn là một danh từ chung ở Mê-sô-bô-ta-mi, chỉ bất
kỳ một địa điểm nào có vách tường bao bọc” và như Keil vạch rõ, thì có nhiều địa
phương có cái tên như vậy. Cả Keil lẫn Young đều đề cập hai địa điểm có thể là nơi đặt
pho tượng của Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng dường như cũng đều phải loại trừ, vì chúng nằm
quá xa Ba-by-lôn. Như Young nói: “Tên Đu-ra đã xuất hiện trong nhiều nguồn của văn
học cổ điển: Polybius 5:48, Amm. Mar. 23:5,8, 24:1,5 đề cập một Đu-ra ở vàm sông
Chabonas, nơi nó đổ vào sông Ơ-phơ-rát, nhưng khó có thể thừa nhận được là vốn thuộc
tỉnh Ba-by-lôn; còn một Đu-ra khác nữa thì nằm xa hơn sông Ti-gơ-rơ gần Appollonia,
Polybius 5:52 và Amm. Mar. 25:6,9. Địa điểm nầy cũng là quá xa nữa”.
Giới học giả bảo thủ đồng ý rằng địa phương có thể đúng nhất là một gò đất nằm
cách Ba-by-lôn sáu dặm (10km) về hướng Đông Nam, gồm có một công trình xây dựng
bằng gạch vuông vắn, có thể là nơi rất lý tưởng để làm nền cho một pho tượng như pho
tượng mà Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng lên. Trước đó, Montgomery cũng kết luận như vậy,
căn cứ trên những khám phá của Oppert. Việc nó ở gần Ba-by-lôn khiến nó trở thành
một địa điểm thuận tiện, và việc nó nằm trong một thung lũng càng khiến cho chiều cao
của pho tượng tạo được ấn tượng mạnh nơi những người nhìn xem nó. Như Young nói,
sự kiện địa điểm ấy được đặt cho một tên riêng ngụ ý người viết sách rất quen biết với
Ba-by-lôn vào thế kỷ thứ 6 TC “thật ra là một chứng cứ hiển nhiên cho tính cách chân
thực, dường như giả thiết (rằng người viết sách) vốn có ít nhiều hiểu biết về địa lý của
Ba-by-lôn”.
Theo ký thuật của Kinh Thánh, thì sau khi đã cho dựng pho tượng, Nê-bu-cát-
nết-sa triệu tập các quan chức cao cấp trong toàn vương quốc lại, để hành lễ khánh thành.
Vì đã có nhiều tình huống tương tự xảy ra trong thế giới thời cổ, như bữa tiệc của Sargon
nhân ngày hoàn thành một cung điện được xây cất tại Sharrukin, các học giả, cả tự do
lẫn bảo thủ, đều đồng ý rằng một buổi lễ như vậy là phù hợp với các thời đại. Việc tập

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 96


họp các quan chức như vậy, một mặt là nhằm phô trương thế lực của đế quốc của Nê-
bu-cát-nết-sa, và mặt khác, vốn rất có ý nghĩa là thừa nhận các thần mà theo ý nghĩ của
họ, là vốn chịu trách nhiệm về các chiến thắng của họ. Việc thờ lạy pho tượng là nhằm
phô trương sự vững mạnh về mặt chính trị và bày tỏ lòng trung thành với Nê-bu-cát-nết-
sa, chứ không có ý đồ bộc lộ một hành động bách hại tôn giáo. Thật ra, thì nó cũng giống
như việc chào cờ, tuy nhiên, vì các mối liên hệ giữa các tôn giáo với lòng trung thành
đối với nhà nước, rất có thể nó cũng có ý nghĩa tôn giáo một phần nào.
Danh sách các quan chức tập họp lại vì biến cố nầy cần được chú giải vì có một
số vốn là từ ngữ Ba-tư chứ không phải là Ba-by-lôn. Cách suy luận rằng tại sao các từ
ngữ ấy lại được sử dụng ở đây, phần lớn đã chẳng đi đến đâu cả. Với Đa-ni-ên là người
có lẽ đã viết sách hay ít nhất cũng cho phát hành sách nầy sau khi người Ba-tư đã nắm
chính quyền, thì việc ông cập nhật hóa một số chức vụ bằng cách dùng các từ ngữ phổ
thông, thì chỉ là chuyện tự nhiên. Sự kiện Đa-ni-ên vốn rất quen thuộc với các chức vụ
đó còn là một bằng chứng hiển nhiên khác nữa rằng ông vốn sinh sống vào thế lỷ thứ 6
TC. Chức tước các quan mà Đa-ni-ên dùng trong 3:2-3; giúp định niên đại cho quyển
sách vào thế kỷ thứ 6 và phản bác niên đại vào thế kỷ thứ 2 TC do các nhà phê bình đưa
ra. Bản dịch do Bảy Mươi Dịch Giả (Cổ Hi văn và Theodotion) đã thiếu chính xác và
chỉ phỏng đoán khi dịch drgzr là “cố vấn”, gdbr là “thủ quĩ”, dtler là “pháp quan”, t(y)pt
là “cảnh sát trưởng”. Kitchen vạch rõ:
“Nếu bản dịch sách Đa-ni-ên ra Hi-văn quan trọng lần đầu tiên được thực hiện
vào khoảng từ 100TC-100SC, nói tóm lược như vậy, và dịch giả không thể (hay không
chịu khó) dịch đúng ý nghĩa cho các từ ngữ ấy, thì câu kết luận tự nhiên phải đạt tới là:
ý nghĩa của chúng đã bị quên mất hay ít nhất cũng bị hoàn toàn thay đổi đi từ trước lúc
ông ta bắt tay vào việc. Nhưng nếu sách Đa-ni-ên (nhất là các chương 2-7 bằng tiếng A-
ram) hoàn toàn chỉ là một sản phẩm của khoảng năm 165 TC, thì một thế kỷ hay trên
dưới khoảng thời gian ấy trong truyền thống liên tục chắc chắn là không đủ cho sự (biến
mất đi hay thay đổi) ý nghĩa xảy ra đối với các tiêu chuẩn của vùng Cận Đông. Do đó,
căn cứ vào cơ sở nầy thì tốt hơn hết là nên đi tìm nguyên văn của những câu như thế (và
do đó của phần thuật sự mà chúng là một thành phần chính thức) vào một thời sớm hơn

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 97


niên đại ấy, tốt nhất là trong hồi ký về thời trị vì của người Ba-tư - nghĩa là khoảng 539
(tối đa) cho đến khoảng 280 TC (chừa một khoảng cách chừng 50 năm từ ngày Ba-tư bị
thua Ma-xê-đoan)”.
Các chức vụ chính xác của từng chức quan vốn không được nêu rõ, nhưng có bảy cấp
bậc quan chức đã được nêu ra. Các chức vị và nghĩa hiện đại của chúng hiện nay, như
sau:
Bản KJV Tiếng A-ram (số ít) Ý nghĩa:
princes 'ahashdarpan trấn thủ governors s'gan lãnh binh captains pehd tỉnh trưởng
judges 'ãdargãzar đề hình treasurers g'dãbar thủ kho counsellors d'tãbar nghị viên sberiffs
tiptãy cảnh sát trưởng
Có lẽ Keil là người đưa ra cách giải nghĩa đúng nhất các từ ngữ khác nhau. Từ
ngữ princes là các quan chức hành chánh, bảo vệ hay giám sát, là đại diện cao cấp nhất
của nhà vua, tương đương với từ ngữ satrap của Hi-văn. Các governors là các tư lịnh
hay chỉ huy trưởng quân sự. Các captains dường như ám chỉ quan cầm đầu chính quyền
dân sự. Các judges là những cố vấn, nghị viên, trưởng ban trọng tài. Các treasurers là
người quản lý công khố. Các conunsellors là những luật gia hay người bảo vệ luật pháp.
Các sheriffs là quan tòa theo nghĩa hẹp, nghĩa là người đưa ra một bản án công bằng.
Các quan làm đầu các tỉnh là tỉnh trưởng, dưới quyền quan trấn thủ. Danh sách các quan
chức trong câu 2 lại được nhắc lại trong câu 3, và một số còn được nhắc lại trong câu
27. Tất cả đều được các sứ giả do Nê-bu-cát-nết-sa phái đi, triệu vời về kinh đô, để tham
dự biến cố quan trọng nầy.
Theo câu 3, họ được tập họp trước pho tượng, chờ lời kêu gọi cùng quì xuống để thờ lạy
khi có người phát loa báo tin. Từ ngữ chỉ “sứ giả” (kãroz) vì rất giống với từ ngữ Hi văn
Kẽrux, đã đưa vào một vấn đề lý thú về các từ ngữ Hi-lạp trong sách Đa-ni-ên. Nhiều
nhạc khí được liệt kê trong câu 5 dường như cũng có nguồn gốc Hi-lạp. Người ta đã căn
cứ vào đó để bảo rằng sách Đa-ni-ên vốn được viết trong giai đoạn người Hi-lạp thống
trị vùng Tây Á châu.
Archer và nhiều người khác đặt vấn đề có đúng là các từ ngữ ấy là chữ Hi-lạp hay
không, và vạch ra rằng Karoz (người rao loa) được sách Từ vựng của Brown, Driver và

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 98


Briggs xem là một từ ngữ Hi-lạp, nhưng lại được các công trình gần đây như quyển Từ
vựng Hi-bá-lai của Koehler-Baum-Gartner phăng về tận nguồn gốc là từ ngữ Ba-tư
Khrausa cổ, có nghĩa là “người gọi”.
Giới học giả Kinh Thánh bảo thủ đã trả lời đầy đủ cho các nhà phê bình muốn nại
đến tính cách chính xác và sử tính của sách Đa-ni-ên. Chẳng hạn như Robert Dick Wilson
đã vạch ra rằng luận cứ hiện được nhắc đi nhắc lại, là nếu sách Đa-ni-ên vốn được viết
vào một giai đoạn Hi-lạp, thì phải có nhiều từ ngữ hơn là chỉ có một vài chữ hiếm hoi
thỉnh thoảng mới xuất hiện chỗ nầy, chỗ nọ. Sự kiện là đã chẳng có gì đáng ngạc nhiên
cả đối với ảnh hưởng Hi-lạp trên nền văn hóa Ba-by-lôn, vì đã có nhiều tiếp xúc giữa họ
với người Hi-lạp. Các nhà buôn Hi-lạp rất quen thuộc với Ai-cập và miền Tây châu Á
từ thế kỷ thứ 7 TC trở đi. Các lính đánh thuê Hi-lạp từng phục vụ nhiều nước khác nhau,
đã được nhận thấy từ một trăm năm trước thời Đa-ni-ên, chẳng hạn như trong quân đội
A-sy-ri của Ê-sa-hạt-đôn (682 TC) và cả trong quân đội Ba-by-lôn của Nê-bu-cát-nết-sa
nữa. Chẳng những người Hi-lạp tạo ảnh hưởng trên thế giới Semitic, mà ảnh hưởng của
A-sy-ri và Ba-by-lôn cũng xuất hiện trong ngôn ngữ Hi-lạp nữa.
Các công trình nghiên cứu những nhạc cụ được đề cập trong Đan 3 do
T.C.Mitchell và R.Joyce cầm đầu, đã hậu thuẫn cho tính cách có thật của các nhạc cụ ấy
vào thế kỷ thứ 6 TC. Những công trình nghiên cứu sâu xa hơn của Yamanchi hậu thuẫn
cho kết luận rằng các từ ngữ Hi-văn trong sách Đa-ni-ên không phải là chuyện không
thể trông đợi và thật ra, nó ám chỉ việc trao đổi văn hóa trong thế giới thời cổ.
Nỗ lực đi tìm các chữ đồng nghĩa với các nhạc cụ ấy đã không giúp ích được gì
nhiều, và hiện nay, chúng ta vẫn chưa có được một thông tin nào và đặc tính chính xác
của chúng. T.C.Mitchell và R.Joyce có cung cấp một bảng tường trình về tất cả sáu nhạc
khí ấy, với cách dịch tương ứng của chín lối dịch khác nhau. Thật ra thì đã không có từ
ngư nào có thể đưa vào thay thế, lại có thể cải tiến được gì nhiều cho cách dịch đã được
đưa ra trong Đa-ni-ên 3:5, và được lặp lại trong các câu 7,10,15. Rất có thể rằng các
nhạc cụ ấy là cả một dàn nhạc đầy đủ nhất mà người ta có thể cung cấp tại Ba-by-lôn.
Kèn rõ ràng là một nhạc khí bằng sừng, vì từ ngữ nầy vốn có nguồn gốc là cái
sừng thú, thỉnh thoảng vẫn được dùng làm nhạc cụ. Sáo có lẽ là một ống sậy có tiếng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 99


giống như tiếng tiêu. Đờn cầm là một loại khạc khí có dây. Đờn sắt vốn là một tấm ván
có hình tam giác, được mắc dây vào. Quyển là một nhạc cụ để thổi. Thêm vào số nhạc
cụ nầy, lại còn nhiều nhạc khí khác nữa, được mô tả là “đủ thứ nhạc khí”.
Khi nghe tiếng nhạc trổi lên, tất cả những người tập họp tại đó phải “sấp mình
xuống để thờ lạy tượng vàng” nghĩa là họ phải quì mọp sát đất để lạy. Việc nầy đã khiến
cho một số người lợi dụng để chứng minh rằng pho tượng là của một vị thần hay một
hình tượng. Nhưng Keil và nhiều người khác nữa có thể đã nói đúng khi bảo rằng mọi
người chỉ thừa nhận một biểu tượng về quyền uy của vương quốc, bao gồm việc thừa
nhận các thần ngoại đạo, chứ không phải là quì lạy một đối tượng đặc thù nào cả. Như
Keil nói: “Họ xem việc khước từ quì lạy các thần của vương quốc như một hành động
thù nghịch chống lại vương quốc và nhà vua, cho nên mọi người đều phải đồng loạt tôn
vinh vị thần của dân tộc (nước) mình. Việc thừa nhận nầy - rằng các thần của vương
quốc là mạnh mẽ, có quyền thế hơn hết - là điều mà tất cả những người ngoại đạo đều
có thể thừa nhận, cho nên, Nê-bu-cát-nết-sa đã chẳng đòi hỏi gì khác hơn là một quan
điểm tôn giáo mà tất cả các thần dân của vua ấy đều không thể từ chối. Do đó, việc mấy
người Do-thái khước từ không chịu làm như vậy, rõ ràng là thái độ chống lại tính cách
vĩ đại của vương quốc của vua”. Tuy nhiên, đã không có chỗ giống nhau trực tiếp giữa
chuyện nầy với cuộc bách hại của Antiochus Epiphanes mà các nhà phê bình tự do đã
đưa ra, xem như bối cảnh của câu chuyện nầy trong sách Đa-ni-ên. Antiochus muốn hủy
diệt Do-thái giáo, nhưng đó không phải là mục tiêu của Nê-bu-cát-nết-sa. Phân tích thật
đúng tình hình trong Đa-ni-ên 3, thì vấn đề có tính cách chính trị hơn là tôn giáo; nhưng
về phương diện tôn giáo thì đây là điều không thể chấp nhận được đối với ba đồng bạn
của Đa-ni-ên.
Vị sứ giả loan truyền rõ ràng rằng kẻ nào không tuân lịnh phải quì xuống và thờ
lạy sẽ lập tức bị ném vào lò lửa hực. Montgomery gợi ý rằng lò hửa hực “chắc phải giống
như loại lò nung vôi thông thường của chúng ta, có một lỗ thẳng đứng phía trên miệng
và một cửa ở dưới đáy để đưa vôi đã nung ra”. Như vậy sẽ giải thích được cách các nạn
nhân bị quăng vào lò và cho phép nhà vua có thể thấy được tình hình diễn ra bên trong
lò”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 100


Từ ngữ “tức thì” gợi ý rằng lò lửa hực đã được đốt sẵn sàng rồi. Sự đe dọa sẽ phải
bị xử tử bằng cách thiêu sống đã đủ để khiến cho toàn thể nhóm người kia quì xuống thờ
lạy khi nghe tiếng nhạc trổi lên. Rõ ràng là chỉ trừ ra ba đồng bạn của Đa-ni-ên. Thiết
tưởng chẳng cần gì phải suy luận xem việc nầy có liên hệ như thế nào với Đa-ni-ên.
Hoặc là ông cho rằng đây là một hành động chính trị, khiến lương tâm ông không bị xúc
phạm, hoặc là Đa-ni-ên đã không quì lạy, và chức vị cao của ông đã không cho phép các
kẻ thù tố cáo ông, hoặc cũng có thể hơn nữa, là Đa-ni-ên không có mặt lúc ấy vì một lý
do nào đó. Bây giờ là giai đoạn thử thách đối với ba thanh niên Do-thái trung tín.

3.2 Ba Đồng Bạn Của Đa-ni-ên Bị Những Người Canh-đê Tố Cáo (Đa-ni-ên 3:8-
12)

“8Khi ấy, có mấy người Canh-đê đến gần để tố cáo những người Giu-đa. 9Vậy
họ cất tiếng và tâu cùng vua Nê-bu-cát-nết-sa rằng: Hỡi vua, nguyền vua sống đời đời!
10Hỡi vua, chính vua đã ra lịnh, hễ người nào nghe tiếng còi, kèn, đờn cầm, đờn sắt,
quyển, sáo và các thứ nhạc khí, thì phải sấp mình xuống để thờ lạy tượng vàng; 11và kẻ
nào không sấp mình xuống để thờ lạy tượng đó, sẽ phải quăng vào giữa lò lửa hực. 12Vả,
ở đây có mấy người Giu-đa kia mà vua đã lập lên cai trị tỉnh Ba-by-lôn, tức là Sa-đơ-
rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô; hỡi vua, những người ấy không kiêng nể vua một chút nào.
Họ chẳng thờ các thần của vua và cũng chẳng lạy tượng vàng vua đã dựng”.
Tuy phần ký thuật có tính cách lịch sử đưa ra trước đó bởi Đa-ni-ên không có
chép là Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô không chịu sấp mình xuống trước pho tượng
vàng, những người Canh-đê là các chiêm tinh gia trong triều đã đến với nhà vua để tố
cáo họ. Chắc chắn là đã có chuyện số người Do-thái được Nê-bu-cát-nết-sa bổ nhiệm
cai trị tỉnh Ba-by-lôn nầy vốn bị thù ghét, vì họ thuộc một chủng tộc khác và thuộc về
một dân tộc bị bắt làm tù binh. Điều cũng hết sức rõ ràng đối với số người Canh-đê nầy,
là những người Do-thái đó đã không thờ lạy các thần của Ba-by-lôn, và thật sự, là một
thành phần ngoại lai trong chính quyền. Họ thấy trong sự kiện những người Do-thái nầy
không chịu thờ lạy hình tượng là một cơ hội để tố cáo với vua. Từ ngữ “tố cáo” dịch một

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 101


từ ngữ A-ram rất quen thuộc với ngôn ngữ Semitic, nghĩa đen là “họ ăn các mảnh vụn
của họ” ăn từng miếng nhỏ. Điều nầy gợi ý là có sự gièm pha, sự tố cáo quỉ quyệt, một
kẻ bị tố cáo từng mảnh nhỏ một.
Người Canh-đê đến với nhà vua bằng thái độ khép nép thông thường, tâu với Nê-
bu-cát-nết-sa rằng: “Hoàng thượng vạn tuế”. Họ nhắc lại cho vua các chi tiết của chiếu
chỉ, cũng như hình phạt đối với kẻ bất tuân. Trong lời tố cáo, những người Canh-đê đã
đưa ra ba điều chống lại Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô. Thứ nhất, họ không kiêng
nể vua chút nào. Thứ hai, họ chẳng thờ lạy các thần của vua. Thứ ba, họ chẳng thờ lạy
pho tượng vàng mà Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng.
Hình thức của lời tố cáo hầu như nhằm trách cứ chính nhà vua. Rõ ràng là số
người Canh-đê nầy đã thù ghét các thanh niên Do-thái thấu tâm can, nên cảm thấy là nhà
vua đã sai lầm trầm trọng khi tin cậy số người ngoại quốc nầy và bổ nhiệm họ vào các
chức vị cao. Họ nhắc cho nhà vua nhớ rằng những người ấy là người Do-thái, một chủng
tộc khác hẳn, có nền văn hóa khác hẳn người Ba-by-lôn. Nhà vua đã đặt họ vào địa vị
cao trong tỉnh Ba-by-lôn, là tỉnh quan trọng nhất nước, và là chìa khóa cho nền an ninh
của toàn thể vương quốc. Sự trung thành cá nhân của những người ấy phải là vấn đề tối
yếu; nhưng theo như những người Canh-đê nầy vạch ra, thì Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-
nê-gô đã chẳng kính nể nhà vua chút nào.
Lời tố cáo thứ hai, rằng họ không thờ phượng các thần của Nê-bu-cát-nết-sa thì
vượt quá sự dị biệt về tôn giáo. Toàn thể quan niệm trung thành về phương diện chính
trị, mà sự thờ lạy pho tượng là phần biểu hiện, vốn bị gắn liền với ý niệm về các thần
của Nê-bu-cát-nết-sa đã phù hộ cho vua và cho vua được chiến thắng. Do đó, khiêu khích
các thần của Nê-bu-cát-nết-sa chính là khiêu khích bản thân Nê-bu-cát-nết-sa, và gây
thắc mắc liên hệ đến sự trung thực của ba kẻ bị tố cáo. Để chứng minh cho sự hoài nghi
của họ, họ tố cáo ba đồng bạn của Đa-ni-ên là không chịu thờ lạy pho tượng. Luận cứ
của họ được tính toán, nhằm tạo cơn thịnh nộ của Nê-bu-cát-nết-sa hầu dẫn đến việc lật
đổ ba người nầy, còn bản thân những người Canh-đê đó thì có thể sẽ được ban cho nhiều
quyền thế hơn về chính sự.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 102


3.3 Ba Bạn Của Đa-ni-ên Từ Chối Quì Lạy Pho Tượng (Đa-ni-ên 3:13-18)

“13Bấy giờ, vua Nê-bu-cát-nết-sa tức mình nổi giận, truyền điệu Sa-đơ-rắc, Mê-
sác và A-bết-nê-gô đến, thì những người đó bị điệu đến trước mặt vua. 14Vua Nê-bu-
cát-nết-sa cất tiếng nói cùng họ rằng: Hỡi Sa-đơ-rắc, Mê-sác, A-bết-nê-gô, có phải các
ngươi cố ý không thờ thần ta và không lạy tượng vàng mà ta đã dựng lên chăng? 15Vậy,
bây giờ khi các ngươi nghe tiếng còi, kèn, đờn cầm, đờn sắt, quyển, sáo và các thứ nhạc
khí, mà các ngươi sẵn sàng sấp mình xuống đất để quì lạy pho tượng mà ta đã làm nên,
thì được; nhưng nếu các ngươi không quì lạy, thì chính giờ đó các ngươi sẽ phải quăng
vào giữa lò lửa hực. Rồi thần nào có thể giải cứu các ngươi khỏi tay ta? 16Sa-đơ-rắc,
Mê-sác và A-bết-nê-gô tâu lại cùng vua rằng: Hỡi Nê-bu-cát-nết-sa, về sự nầy, không
cần chi chúng tôi tâu lại cho vua. 17Nầy, hỡi vua! Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc,
có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. 18Dầu
chẳng vậy, hỡi vua, xin biết rằng chúng tôi không hầu việc các thần của vua, và không
thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng”.
Lý luận và lời tố cáo của số người Canh-đê đó đã gây ảnh hưởng tức khắc trên
Nê-bu-cát-nết-sa, lúc ấy xem sự bất tuân lịnh của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô
chẳng những là điều đe dọa cho nền an ninh chính trị, mà còn là sự đối đầu với bản thân
nhà vua nữa. Tuy nhiên, do sự kiện rất có thể họ đã giữ chức vụ được mấy năm và rõ
ràng là đã tỏ ra thành công trong nhiệm vụ, cho nên dầu rất tức giận, Nê-bu-cát-nết-sa
vẫn ban cho họ một lối thoát mà có lẽ những kẻ thua kém họ sẽ không thể nào có được.
Trong cơn tức giận cao độ, nhà vua truyền điệu họ đến trước mặt mình. Vua hỏi họ hai
câu, một là “Có phải các ngươi không chịu thờ lạy các thần của ta hay không?” Và “Có
phải các ngươi không chịu thờ lạy tượng vàng mà ta đã dựng... hay không?” Sự kiện nhà
vua phân biệt việc thờ lạy các thần và thờ lạy pho tượng tuy có liên hệ với nhau, nhưng
dường như xác nhận cho quan niệm rằng việc thờ lạy trước hết vốn có tính cách chính
trị, tuy việc họ không chịu thờ lạy các thần của vua đã là điều đáng bị kết tội rồi. Nhà
vua cho họ một cơ hội để tuân thủ lịnh phải thờ lạy, truyền lặp lại phần cử nhạc và bắt
buộc mọi người phải quì lạy. Vua truyền hết sức rõ ràng nếu họ không chịu làm như vậy,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 103


thì “chính giờ đó, các ngươi sẽ bị quăng vào giữa lò lửa hực”. Việc lặp lại toàn bản chiếu
chỉ chắc đã được thực hiện rất văn hoa, và tuy rất có thể rằng nhà vua vốn ý thức được
lòng ghen tị của những người Canh-đê, vua cũng nói rõ là họ sẽ không còn có cách nào
để chọn lựa khác hơn là phải quì lạy pho tượng.
Có một sự kiện đáng kinh ngạc là Nê-bu-cát-nết-sa còn đặt thêm câu hỏi đầy
thách đố: “Rồi Thần nào có thể giải cứu các ngươi khỏi tay ta?” Nhà vua vốn ý thức rất
rõ việc Đức Chúa Trời của dân Hi-bá-lai đã chứng tỏ là vượt trội hơn các thần của người
Ba-by-lôn trong việc giấc chiêm bao của vua đã được giải nghĩa trong Đa-ni-ên chương
2, nhưng bản thân nhà vua vẫn chưa tin được rằng trong tình hình như hiện nay, Đức
Chúa Trời của người Do-thái lại có thể giải cứu được ba người nầy khỏi tay vua. Sự kiện
là Nê-bu-cát-nết-sa cảm thấy mình có quyền tối cao, và không chờ đợi là sẽ có vị thần
nào can thiệp vào đây cả. Ráp-sa-kê cũng từng đặt cùng một câu hỏi đầy ngạo mạn y
như vậy khi đe dọa vua Sê-đê-kia trong Ê-sai 36:13-20 đó là lời rêu rao của một kẻ cho
rằng thế lực của con người vốn rất lớn, đến nỗi chẳng có thần quyền nào để cho nạn nhân
có thể trông cậy vào để được trợ giúp.
Theo lệ thường, thì lời tâu lại của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô với vua có
thể là một bài trần tình dài về vấn đề tại sao họ không thể thờ lạy pho tượng. Tuy nhiên,
dường như họ biết rằng có làm như vậy thì cũng chẳng đi đến đâu, và vấn đề rõ ràng là
Đức Chúa Trời có thể giải cứu họ được hay không mà thôi. Cho nên họ đã đối diện với
nhà vua với niềm tin quyết vào Đức Chúa Trời, đến mức họ dám tâu rằng: “Về sự nầy
chúng tôi không cần phải tâu lại cho vua”. Một lời tâu như thế có thể bị xem là ngạo
mạn và bất kính đối với vua, nhưng khi kèm theo lời giải thích, thì rõ ràng là họ cảm
thấy rằng sự việc nầy vốn không ở trong tay họ. Từ ngữ A-ram hashhim có thể là môt
thuật ngữ có nghĩa là “cần”. Một khó khăn khác cũng xảy ra với câu “Nầy hỡi Nê-bu-
cát-nết-sa” mà bản Massorah viết theo thể kêu gọi (vocative), Young dịch cả câu ấy mà
bỏ qua phần đó, và chỉ cho phần ký thuật ở đây ngụ ý rằng “họ tâu với Nê-bu-cát-nết-sa
rằng về chuyện nầy thì chúng tôi không cần phải tự bào chữa trước mặt vua”.
Montgomery thì chủ trương rằng không hề có ý đồ tỏ ra khiếm nhã trong câu ấy “Thể

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 104


kêu gọi khiếm nhã mà bản Massorah vạch ra không thể là rõ rệt, mà cũng không thể có
trong tinh thần của tác giả”.
Tuy dường như đã không có phần chào kính đầy đủ đối với Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-
ni-ên vẫn ghi lại đại ý lời tâu của họ để trả lời cho câu hỏi mà nhà vua đã đặt ra trong
câu 14: “Có phải...?” Thật ra thì đã không có gì để nghi ngờ về việc họ đã làm, nhưng
nhà vua vốn thắc mắc về mục đích của họ khi không chịu tuân theo lịnh vua. Phải chăng
quả thật mục đích của họ là muốn bất tuân lịnh để làm nhục các thần của Ba-by-lôn và
trái mạng Nê-bu-cát-nết-sa? Lời giải thích của họ đã trả lời cho câu hỏi ấy hết sức rõ
ràng. Họ khẳng định rằng Đức Chúa Trời của họ có thể giải cứu họ khỏi lò lửa hực.
Trước mấy chữ “lò lửa hực” trong câu 17 không có định quán từ, ngụ ý rằng Đức Chúa
Trời có thể giải cứu họ khỏi “bất kỳ một lò lửa hực nào” chứ không phải chỉ cứu được
họ khỏi cái lò lửa hực ở ngay bên cạnh đó mà thôi. Chẳng những họ chỉ khẳng định là
Đức Chúa Trời có thể, mà chắc chắn sẽ giải cứu họ.
Tuy nhiên, ba người cũng đối diện với trường hợp rất có thể là Đức Chúa Trời sẽ
không giải cứu họ. Mấy chữ “dầu chẳng vậy” phải được hiểu là ám chỉ việc giải cứu,
chứ không hề là việc đặt vấn đề đối với khả năng của Đức Chúa Trời. Họ nghĩ rằng thỉnh
thoảng Đức Chúa Trời cũng không định phải giải cứu những người trung tín của Ngài
để họ khỏi phải chịu tuận đạo. Tuy nhiên, cả khi Đức Chúa Trời không giải cứu họ, thì
điều đó cũng chẳng thay đổi gì được quyết định của họ, là không chịu quì lạy các thần
của Ba-by-lôn cũng như cái pho tượng vàng kia. Leupold đã nói rất đúng rằng: “Thái độ
điềm tĩnh, khiêm tốn nhưng rất cương quyết và tích cực của đức tin mà ba người ấy bày
tỏ là một trong những tấm gương cao quí nhất trong Kinh điển về một đức tin hoàn toàn
đầu phục ý chỉ Đức Chúa Trời. Những người nầy đã không hề đòi hỏi cũng không hề
trông đợi phải có phép lạ. Đức tin của họ là đức tin bảo rằng: Dẫu Chúa giết ta, ta cũng
còn tin cậy nơi Ngài” (Gióp 13:15).

3.4 Các Đồng Bạn Của Đa-ni-ên Bị Quăng Vào Lò Lửa Hực (Đa-ni-ên 3:19-23)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 105


“19Bấy giờ, vua Nê-bu-cát-nết-sa cả giận, biến sắc mặt nghịch cùng Sa-đơ-rắc,
Mê-sác và A-bết-nê-gô; và cất tiếng truyền đốt lò lửa nóng gấp bảy lần hơn lúc bình
thường đã đốt. 20Vua sai mấy người mạnh bạo kia trong đạo binh mình trói Sa-đơ-rắc,
Me-sác và A-bết-nê-gô, mà quăng vào lỏ lửa hực. 21Tức thì các người ấy bị trói luôn
với quần trong, áo dài, áo ngắn và các áo xống khác, rồi người ta quăng họ vào giữa lò
lửa hực. 22Nhơn vì mạng vua truyền kíp lắm, mà lò lửa thì đốt nóng lạ thường, nên
những người quăng Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô bị ngọn lửa cháy chết. 23Còn ba
người Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, vẫn bị trói mà rơi vào giữa lò lửa hực”.
Lời tâu của ba người ấy với Nê-bu-cát-nết-sa khiến nhà vua không còn nghi ngờ
gì nữa về việc họ đã quyết tâm không chịu thờ phượng các thần của Ba-by-lôn và quì
lạy pho tượng. Dẫu sao thì Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4-6 đã cấm việc đó. Nê-bu-cát-nết-sa
xem quyết tâm của họ chẳng những là chứng cớ đầy đủ cho việc họ đã bị người Canh-
đê tố cáo, mà còn là chứng cớ hiển nhiên cho việc họ tỏ ra bất trung với chính nhà vua.
Vua tức giận vô cùng và được mô tả bằng thành ngữ “cả giận”. Rất có thể nhà vua đã
nổi giận như đã từng nổi giận bất cứ lúc nào, mặt mày biến sắc vì lòng kiêu ngạo của
vua đã bị châm chọc, cho nên vua đã điên cuồng truyền lịnh phải đốt cho lò lửa nóng
hực lên bảy lần hơn lúc bình thường, dường như muốn tằng thêm sức hành hại, tra tấn
đối với họ vậy. Thật ra thì một ngọn lửa nhỏ mới hành hạ người ta càng khổ sở hơn, như
Geoffrey King nói: “Bấy giờ nhà vua đã vì quá giận mà mất khôn! Đây luôn luôn là dấu
hiệu của một kẻ nhỏ mọn. Lò lửa của ông ta đã nóng, mà chính ông ta lại còn nóng hơn!
Mà khi một người đã đầy lòng tức giận thì hắn ta cũng đầy dẫy điên dại. Trên đời không
có ai ngu dại bằng kẻ đã giận dữ đến mất khôn. Và Nê-bu-cát-nết-sa đã làm một điều
ngu dại. Đáng lẽ ông ta phải giảm sức nóng của lò lửa bảy lần nếu muốn lửa hành hạ họ;
nhưng thay vào đó, ông ta trong cơn thịnh nộ, lại cho đốt nóng thêm gấp bảy lần”.
Thay vì cho Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô một cơ hội khác nữa để từ chối
việc quì lạy pho tượng như trước đó Nê-bu-cát-nết-sa đã làm, bây giờ thì nhà vua truyền
lịnh phải xử tử họ tức khắc. Những người mạnh bạo nhất trong quân đội đã được chọn
ra. Trước hết, Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô bị trói lại trước khi bị quăng vào lò lửa
hực. Kinh Thánh chép họ bị trói luôn với quần áo lót, áo dài, áo ngắn và các áo xống

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 106


khác nữa. Theo lệ thường thì trước khi bị xử tử, các phạm nhân đều bị lột trần, nhưng vì
hình thức xử tử và tính cách cấp bách của cuộc hành quyết ở đây, đã không có chuyện
lột bỏ áo quần của họ. Sau nầy, điều đó lại là một bằng chứng khác nữa cho việc họ đã
được giải cứu bởi quyền phép của Đức Chúa Trời.
Sau khi những người ấy đã được chuẩn bị sẵn sàng để chịu xử tử, lò lửa được đốt
lên đến nhiệt độ tối đa. Việc nầy không nhất thiết phải tốn nhiều thời gian, nhưng thêm
cho hoàn cảnh lúc đó một sức căng thẳng cao độ trong khi quần chúng đang im lặng chờ
đợi, một im lặng đầy tử khí. Khi lò lửa đã được tăng nhiệt đọ đúng mức rồi, nhà vua
truyền lịnh phải lập tức thi hành bản án. Khi quăng ba người vào lò lửa, những kẻ mạnh
bạo làm công việc đó đã bị ngọn lửa thiêu chết. Như chiếu chỉ đã ban truyền, các tội
nhân phải bị quăng vào giữa lò lửa hực, và lịnh truyền đã được thi hành đúng như thế.
Bản Bảy Mươi Dịch Giả xen vào đây “Bài cầu nguyện của A-xa-ria” và “Bài ca
của ba thanh niên” với một phần giải thích phụ thêm. Giới học giả bảo thủ đồng ý rằng
các phần nầy không có trong nguyên bản, tuy rất có thể rằng những con người tin kính
như thế vốn có thể có dâng lên một bài cầu nguyện như vậy, nếu thời gian cho phép. Câu
23 trong văn bản cũng bị Charles dị nghị, cho rằng đây là một câu được xen vào và là
sự nhắc lại không cần thiết câu 21, và rằng phần ấy trong khúc sách đã bị thất lạc. Thật
ra thì trong tình trạng như hiện có, phần thuật sự có thể được đọc hết sức suông sẻ, và
phản bác ấy vốn không có nền tảng thích đáng. Ngay trong một đoạn văn thuật sự bình
thường, nhiều sự kiện quan trọng thỉnh thoảng vẫn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Bây
giờ thì Ne-bu-cát-nết-sa đã được như ý, chiếu chỉ của nhà vua đã được thi hành, và nhà
vua có thể phó mặc cho lò lửa hực làm nhiệm vụ thiêu rụi những kẻ đã dám thách thức
uy quyền của nhà vua và của các vị thần của vua.

3.5 Sự Giải Cứu Lạ Lùng Khỏi Lò Lửa Hực (Đa-ni-ên 3:24-27)

“24Bấy giờ, vua Nê-bu-cát-nết-sa lấy làm lạ, vội vàng đứng dậy, cất tiếng nói
cùng các nghị viên rằng: Những kẻ bị ta trói mà quăng vào giữa lửa có phải là ba người
không? Họ tâu cùng vua rằng: Tâu vua, phải. 25Vua lại nói: Nầy, ta thấy bốn người

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 107


không có bị trói, bước đi giữa lửa mà chẳng bị thương; và hình dong của người thứ tư
giống như một con trai của các thần. 26Đoạn, vua Nê-bu-cát-nết-sa đến gần cửa lò lửa
hực, cất tiếng nói rằng: Hỡi Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, là tôi tớ của Đức Chúa
Trời Rất Cao, hãy ra và lại đây! Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô bèn từ giữa đám lửa
mà ra. 27Các quan trấn thủ, lãnh binh, các ngươi cai trị và các nghị viên của vua đều
nhóm lại, thấy lửa không có quyền làm hại thân thể ba người ấy được, cũng chẳng có
một sợi tóc nào trên đầu họ bị sém; áo xống họ chẳng bị sứt chút nào, và mùi lửa cũng
chẳng qua trên họ”.
Dường như Nê-bu-cát-nết-sa lúc ấy đang ngồi tại một vị trí để có thể quan sát từ
xa, phần bên trong của lò lửa hực. Tuy nhiên, điều nhà vua trông thấy đã khiến nhà vua
vô cùng kinh ngạc. Nhà vua không thể tin ở mắt mình, và sự sốt ruột khiến nhà vua phải
đứng phắt dậy để hỏi các cố vấn xem có phải là đã có ba người bị trói, ném vào giữa lò
lửa hực hay không. Điều nhà vua nhìn thấy đã khiến vua đặt câu hỏi đó. Thay vì ba
người, nhà vua đã thấy đến bốn; thay vì bị trói, họ đều được tự do; thay vì quằn quại vì
đau đớn trong lửa, họ đang thong thả đi qua đi lại trong đó, chẳng có ý gì là muốn thoát
khỏi đó cả, hơn nữa, rõ ràng là họ không hề bị tổn hại gì, điều đáng kinh ngạc hơn hết,
là nhà vua có cảm tưởng rằng “hình dung của người thứ tư giống như một con trai của
các thần”. Rất có thể rằng khi nghe Nê-bu-cát-nết-sa nói như vậy, thì toàn thể các cố vấn
của nhà vua đều đứng lên để nhìn vào lò lửa hực, và với Nê-bu-cát-nết-sa cầm đầu, họ
đều đến thật gần lò lửa hực để nhìn tận mắt sự giải cứu lạ lùng ấy.
Phần đông các học giả hiện đại đều dịch câu “con trai của Đức Chúa Trời” là
“con trai của các thần” (chữ Thần viết hoa). Trong khi rất có thể rằng nhânvật thứ tư
trong lò lửa hực dĩ nhiên chính là Con Đức Chúa Trời, người ta có thể hoài nghi là Nê-
bu-cát-nết-sa lại hiểu được như vậy, trừ phi nhà vua có cái nhìn xuyên suốt tiên tri. Hình
thức elahin trong tiếng A-ram theo số nhiều, và bất kỳ chỗ nào từ ngữ ấy được dùng
trong sách Đa-ni-ên, thì dường như đều theo số nhiều, cũng như bất cứ khi nào chữ ấy
được dùng ngụ ý chỉ Đức Chúa Trời thì nó đều được dùng theo số ít. Vấn đề về văn bản
của Đa-ni-ên 6:20 chỗ Đa-ri-út đề cập Đức Chúa Trời chân thật, đã được Kittel giải
quyết căn cứ vào việc từ ấy đã được dùng theo số ít chứ không phải là số nhiều. Căn cứ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 108


vào cách dùng trước sau như một đó, cách dịch “con trai của các thần” được nhiều người
thích hơn, mà cũng phù hợp với cách hiểu của Nê-bu-cát-nết-sa vào thời điểm đó theo
từng trải của nhà vua. Dầu sao thì hiện diện của một người thứ tư trong lò lửa hực đã
khiến cho Nê-bu-cát-nết-sa càng kinh ngạc hơn nữa về phép lạ mà nhà vua đang chứng
kiến.
Nê-bu-cát-nết-sa bèn ngỏ lời với ba người trung tín đang ở trong lò lửa hực rằng:
“Hỡi Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, là tôi tớ của Đức Chúa Trời Rất Cao, hãy ra và
lại đây”. Nhà vua cũng như số người khác đang có mặt thấy ngay rằng Đức Chúa Trời
của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô là vĩ đại hơn các thần của Ba-by-lôn. Khi dùng
thành ngữ “Đức Chúa Trời Rất Cao”, Nê-bu-cát-nết-sa vẫn không chối bỏ các thần của
riêng mình, mà chỉ căn cứ vào phép lạ phi thường đang xảy ra do Đức Chúa Trời thực
hiện để thừa nhận rằng Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên cao hơn các thần của vua, do
đó, Ngài là “Đức Chúa Trời Rất Cao”.
Theo lịnh của Nê-bu-cát-nết-sa, Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, trước đây đã
không tuân mạng vua trong việc thờ lạy pho tượng, thì bây giờ, đã không chút do dự mà
tuân hành ngay lịnh nầy. Cả đám đông với các quan chức cao cấp nhất của Nê-bu-cát-
nết-sa dẫn đầu, đều chứng kiến quyền năng giải cứu của Đức Chúa Trời. Tuy rõ ràng là
một số người rất đông đã không đến gần đủ để thấy rõ việc gì xảy ra, Kinh Thánh chép
“các quan trấn thủ, lãnh binh, người cai trị và các nghị viên của vua” đều chứng kiến
biến cố đó. Chắc đã không có ai thắc mắc chuyện một phép lạ lớn lao đã được thực hiện.
Tóc của ba người không hề bị sém, y phục cùng bị trói với họ vẫn không thay đổi, cả
đến mùi lửa cũng không được ngửi thấy nơi họ. Leupold dịch chữ áo xống là “giày dép”
khiến mọi người phải chú ý hơn, vì họ vừa bước đi trong “tro nóng”. Lửa không hề tác
hại đến áo xống họ, chỉ có các dây trói - biểu tượng của lòng vô tín và cơn thịnh nộ của
Nê-bu-cát-nết-sa - là bị ngọn lửa thiêu rụi mà thôi.
Thời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa biểu tượng cho toàn thể giai đoạn thuộc các thời
kỳ của người ngoại bang làm sao, thì cũng vậy, việc ba đồng bạn của Đa-ni-ên được giải
cứu tiêu biểu cho việc dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu qua giai đoạn cầm quyền của các
dân ngoại. Đặc biệt nhất là đến cuối thời kỳ các dân ngoại, người Y-sơ-ra-ên sẽ gặp hoạn

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 109


nạn dữ dội nhưng như Ê-sai đã nói tiên tri “Bây giờ, hỡi Gia-cốp, Đức Giê-hô-va là Đấng
đã dựng nên ngươi, hỡi Y-sơ-ra-ên! Ngài là Đấng đã tạo thành ngươi, phán như vầy:
Đừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi, ngươi thuộc về ta. Khi
ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng, khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp.
Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi” (Ê-sai 43:1, 2).

3.6 Chiếu Chỉ Của Nê-bu-Cát-nết-sa (Đa-ni-ên 3:28-30)

“28Vua Nê-bu-cát-nết-sa lại cất tiếng nói rằng: Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời
của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô! Ngài đã sai thiên sứ Ngài và giải cứu các tôi tớ
Ngài nhờ cậy Ngài, họ đã trái mạng vua, và liều bỏ thân thể mình, hầu để không hầu
việc và không thờ phượng thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời mình. 29Cho nên ta ban
chiếu chỉ nầy: Bất kỳ dân nào, nước nào, thứ tiếng nào, hễ có người nói xấu đến Đức
Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, thì sẽ bị phân thây, nhà nó sẽ phải
thành ra đống phân, vì không có thần nào khác có thể giải cứu được thể nầy. 30Vua bèn
thăng chức cho Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô trong tỉnh Ba-by-lôn”.
Ở cuối chương 2, Nê-bu-cát-nết-sa đã thừa nhận Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên làm
sao, thì ở đây, nhà vua ấy cũng thừa nhận quyền phép của Đức Chúa Trời của Sa-đơ-
rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô và ban hành một chiếu chỉ bằng thể thể văn Đông phương
nhằm kỷ niệm biến cố vừa xảy ra y như vậy. Trước hết, vừa thừa nhận quyền phép giải
cứu của Đức Chúa Trời, “đã sai thiên sứ Ngài và giải cứu các tôi tớ Ngài nhờ cậy Ngài”.
Việc các thần ngoại đạo dùng các sứ giả thi hành ý đồ của họ vốn là điều được mọi người
tin tưởng, cho nên Nê-bu-cát-nết-sa đã phân tích biến cố ở đây theo cách đó. Tuy không
có chứng cớ hiển nhiên rằng nhân vật thứ tư ở trong lò lửa hực với Sa-đơ-rắc, Mê-sác
và A-bết-nê-gô thật ra là một vị thần hay thiên sứ - như chúng ta đã thấy Nê-bu-cát-nết-
sa kết luận căn cứ vào những gì nhà vua đã thấy - rất có thể rằng Đấng đã bảo vệ cho
Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô chính là Đấng Chrsit, hiện ra dưới hình thiên sứ. Từ
ngữ “Con Đức Chúa Trời” (3:25 con trai của các thần) vốn được dịch ra từ chữ A-ram
bar 'elãhin, có nghĩa là “một vị thần”. Trong câu 28, Nê-bu-cát-nết-sa giải thích nó thành

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 110


ra a mal'ak nghĩa là “một thiên sứ”. Dĩ nhiên, cách thay thế để bảo rằng Đức Chúa Trời
sai một thiên sứ đầy quyền năng của Ngài đến bảo vệ họ cũng hợp lý và phù hợp với
nhiều chỗ khác trong Kinh điển.
Nê-bu-cát-nết-sa chẳng những thừa nhận Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác
và Abết-nê-gô, mà giờ đây, còn khen ngợi “nguội” việc họ đã biết đặt lòng tin cậy vào
Đức Chúa Trời, tuy việc đó đã đưa đến kết quả là nhà vua phải thay đổi cách nói của
mình. Nhà vua thừa nhận sự bó buộc cao cả đối với mọi người là không nên thờ lạy một
thần nào khác ngoài ra vị thần của chính họ. Đây là điều thừa nhận đáng chú ý đối với
địa vị của một ông vua như Nê-bu-cát-nết-sa.
Sau khi đã mở đầu như vậy rồi, Nê-bu-cát-nết-sa mới đưa ra chiếu chỉ của vua.
Trong đó, vua không hạ giá các thần của mình, mà thừa nhận sự kiện về quyền phép của
Đức Chúa Trời đối với Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô. Vua truyền cho mọi thần dân
trong nước đừng nói xấu Đức Chúa Trời đó, bằng không, sẽ bị phanh thây, và nhà họ sẽ
bị biến thành đống phân. Nhà vua có quyền làm như vậy là điều hết sức rõ ràng đối với
dân chúng. Nền tảng của chiếu chỉ của vua chỉ là một câu phát biểu hết sức đơn giản “vì
không có thần nào khác có thể giải cứu được thể nầy”. Ở điểm nầy, thì rõ ràng là Nê-bu-
cát-nết-sa đã bị xúc động rất mạnh, tuy vẫn chưa bị đưa đến chỗ sẵn sàng chịu đặt lòng
tin cậy nơi Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên.
Các chuỗi biến cố dẫn tới phép lạ nầy càng củng cố thêm cho địa vị của Sa-đơ-
rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô với tư cách các quan chức hàng đầu của tỉnh Ba-by-lôn. Mặc
dầu cấp bậc trước kia có là gì đi nữa, bây giờ họ lại được thăng chức. Tuy rất có thể rằng
họ vẫn đảm nhiệm cùng một chức vụ, mọi chống đối đối với họ đã bị cất đi, và họ được
ân huệ đặc biệt của nhà vua nhờ việc họ đã làm.
Như trong một cuộc thảo luận dài dòng hơn mà Leupold đã vạch rõ bản tính của
cuộc thử thách và bách hại nầy khác hẳn với trường hợp của Antiochus Epiphanes vào
thế kỷ thứ hai TC, và các học giả muốn rút ra những chỗ giống nhau trong đó để hậu
thuẫn cho ý kiến là một người giả danh Đa-ni-ên đã viết sách nầy hồi thế kỷ thứ 2 TC.
Thật ra, đã không có nền tảng xác thực. Ít nhất thì Nê-bu-cát-nết-sa cũng đã tôn trọng
Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, điều vốn không hề nghiệm đúng trong trường hợp

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 111


của Antiochus Epiphanes. Như Lời Đức Chúa Trời đã ghi lại, điều nầy vốn là đặc điểm
của thời kỳ các dân ngoại, là sẽ có căng thẳng giữa việc nên vâng lời Đức Chúa Trời và
vâng lời người ta. Điều nầy sẽ đạt đến tuyệt đỉnh trong cơn đại nạn sẽ xảy ra trong tương
lai, khi một lần nữa, lại sẽ có căng thẳng giữa việc nên vâng lời các nhà cầm quyền trên
đất nầy và việc phải vâng lời Đức Chúa Trời, mà hậu quả là nhiều người sẽ phải chịu
tuận đạo.
Khi chương 3 được đọc chung như một toàn thể, thì đây là một phần ký thuật
nghẹt thở về ba thanh niên vẫn giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời trong khi bị thử
thách nghiêm trọng. Những lời biện hộ thông thường có tính cách luân lý hoặc thuộc
linh cho việc thỏa hiệp với thế gian, nhất là việc than phiền các ảnh hưởng của hoàn
cảnh, đều bị lòng trung thành của những con người nầy phản đối. Mặc dầu phải sống xa
gia đình, cha mẹ và người thân, và chịu ảnh hưởng nặng nề của tôn giáo, áp lực chính
trị và sự vô luân vô đạo của Ba-by-lôn, họ đã không hề lay chuyển khi chịu thử nghiệm.
Có lẽ các nhà phê bình đã nói đúng khi bảo rằng Đa-ni-ên dụng ý viết chương sách nầy
là nhằm nhắc nhở cho dân Y-sơ-ra-ên sự gian ác của việc thờ hình tượng và sự cần thiết
phải vâng lời Đức Chúa Trời hơn là người ta. Nhưng sức thúc đẩy chính của khúc sách
nầy vốn không phải là một câu chuyện có tính cách luân lý không hề có thật như một số
các nhà phê bình đã suy diễn, mà đúng hơn thì đây là phần phơi bày về một Đức Chúa
Trời vẫn thành tín với dân Ngài cả khi họ bị lưu đày và bao giờ cũng sẵn sàng giải cứu
những ai biết đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Việc đặt tương phản Đức Chúa Trời với các thần
tượng Ba-by-lôn nhằm nhắc nhở rằng thần của đời nầy - ẩn đằng sau quyền thống trị của
các dân ngoại - vốn đã bị đặt định là sẽ phải chịu phán xét dưới tay của một Đức Chúa
Trời đang cầm quyền tể trị. Điều nầy được minh họa trong việc Ba-by-lôn thất thủ và
các đế quốc kế tiếp nhau là Mê-đô Ba-tư, Hi-lạp và La-mã. Việc các đế quốc nầy đều
lần lượt sụp đổ chỉ bóng về các kỳ sau rốt của dân ngoại, khi Sư Tử của chi phái Giu-đa
tái lâm để trị vì.
Chương 3 là chương đầu tiên trong bốn chương đề cập các cá nhân, rõ ràng là
phần chuẩn bị cho chương 4, kể lại việc Nê-bu-cát-nết-sa ăn năn trở lại đạo. Trong việc
ba đồng bạn trung tín của Đa-ni-ên được giải cứu, Nê-bu-cát-nết-sa bị đặt đối diện với

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 112


quyền phép tối cao của Đức Chúa Trời, có thể vô hiệu hóa lịnh của Nê-bu-cát-nết-sa
truyền xử tử ba chàng thanh niên nầy. Đây là phần chuẩn bị cho bài học mà nhà vua phải
học trong chương 4, là tất cả quyền thế của nhà vua đều là do Đức Chúa Trời ủy thác,
và Ngài có thể tùy ý rút nó lại. Trong chương nầy, chúng ta gặp ba bạn của Đa-ni-ên lần
cuối cùng, và trong các kinh nghiệm tiếp theo đây, sách nầy sẽ không đề cập gì đến họ
nữa.

CHƯƠNG 4: SỰ KIÊU NGẠO CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA VÀ NHÀ VUA BỊ


TRỪNG PHẠT

Chương sách chiếm một phần khá lớn trong sách Đa-ni-ên nầy vốn vượt xa một
câu chuyện sâu sắc về thế nào Đức Chúa Trời có thể đánh hạ một kẻ kiêu ngạo. Chẳng
có gì để chúng ta nghi ngờ rằng đây là tuyệt đỉnh của tiểu sử thuộc linh của Nê-bu-cát-
nết-sa, vốn bắt đầu bằng việc nhà vua từng thừa nhận đời sống thiện hảo, ngay lành của
Đa-ni-ên và các bạn ông, được tiếp tục bằng việc giải nghĩa giấc chiêm bao về pho tượng
trong chương 2, và được đẩy mạnh hơn bằng từng trải của ba đồng bạn của Đa-ni-ên.
Bối cảnh của phần ký thuật nầy là mối quan tâm rõ rệt của nhà tiên tri Đa-ni-ên
đối với con người mà mình đã phục vụ rất nhiều năm qua. Đa-ni-ên vốn là một con người
hay cầu nguyện, chắc đã từng cầu nguyện cho Nê-bu-cát-nết-sa và nóng lòng muốn thấy
một vài chứng cớ hiển nhiên rằng Đức Chúa Trời đang tác động trong lòng nhà vua. Nếu
từng trải của Nê-bu-cát-nết-sa trong chương 4 vốn không phải là điều Đa-ni-ên được
thấy trước, thì kết quả của nó chắc cũng gần đúng với điều mà ông kỳ vọng hơn hết. Tuy
có một số người như Leupold tiếp sau Calvin, “nghi ngờ chẳng hay từng trải của Nê-bu-
cát-nết-sa có dẫn đến việc vua ấy ăn năn trở lại đạo hay không”, rất có thể rằng chương
sách nầy đã đưa Nê-bu-cát-nết-sa đến chỗ đặt lòng tin cậy vào Đức Chúa Trời của Đa-
ni-ên. Cả khi đây chỉ là một bài học về sự tiến bộ thuộc linh của một người trong tay
Đức Chúa Trời, chương nầy cũng là một viên ngọc quí về phương diện văn chương.
Trong ánh sáng của sự mặc khải trong sách Đa-ni-ên về tầm hạn rộng lớn của thế
lực dân ngoại bắt đầu ở chương 2, từng trải của Nê-bu-cát-nết-sa dường như mặc lấy

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 113


một ý nghĩa rộng hơn về việc Đức Chúa Trời đánh hạ thế lực dân ngoại và đưa thế giới
đến chỗ phải đầu phục chính Ngài. Trong ánh sáng của nhiều khúc sách khác trong Kinh
Thánh nói tiên tri về Ba-by-lôn và việc cuối cùng nó sẽ bị lật đổ, mà Ê-sai 13 và 14 có
thể lấy làm thí dụ, thì rõ ràng cuộc tranh chiến giữa Đức Chúa Trời với Nê-bu-cát-nết-
sa là một thí dụ minh họa rộng lớn về cách Đức Chúa Trời đối xử với cả nhân loại, nhất
là với thế giới dân ngoại với sự kiêu ngạo của loài thọ tạo và việc họ không chịu thừa
nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Chủ đề của chương nầy, như chính Đa-ni-ên đã
nêu ra khi giải nghĩa giấc chiêm bao của nhà vua, là cách Đức Chúa Trời đối xử với Nê-
bu-cát-nết-sa “cho đến khi vua nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người,
và Ngài muốn ban cho ai tùy ý” (Đa-ni-ên 4:25). Chẳng những quyền tể trị tối cao của
Đức Chúa Trời đã được chứng minh và cả đến sự phá sản của các hình thức về sự khôn
ngoan của Ba-by-lôn còn là một kiểu mẫu khác nữa. Rõ ràng là có dụng ý đặt chương
sách nầy trước việc chính Ba-by-lôn sẽ sụp đổ tiếp theo đó trong chương 5. Tuy nhiên,
cố ý đẩy sự việc nầy đến chỗ cùng cực là ép nó để ứng dụng riêng cho trường hợp của
Antiochus Epiphanes nhằm hậu thuẫn cho một niên đại muộn màng về sau nầy của sách
Đa-ni-ên, là không chính đáng. Đã không có gì khiến người ta nối kết được khúc sách
nầy với thế kỷ thừ 2 TC cả. Thật vậy, đem nó để ứng dụng cho đêm định mệnh của tháng
10 dl năm 539 TC, khi Ba-by-lôn sụp đổ như đã được ký thuật trong Đan 5 thì thích hợp
hơn nhiều.
Nội dung chương nầy có hình thức của một chiếu chỉ ghi lại giấc chiêm bao của
nhà vua, lời giải nghĩa của Đa-ni-ên, và từng trải tiếp theo đó của Nê-bu-cát-nết-sa. Cho
dù chương nầy vốn được chính Nê-bu-cát-nết-sa viết hay càng có lý hơn nữa là do các
quan thái sử viết lại theo điều nhà vua đọc cho họ viết, hoặc cũng có thể là chính Đa-ni-
ên đã viết lại theo chỉ dẫn của nhà vua, thì việc đưa nó vào chỗ nầy trong sách Đa-ni-ên,
là do linh cảm của Đức Chúa Trời. Tuy các nhà phê bình đã tưởng tượng ra hàng loạt
những phản bác khó tin nổi để không chịu tin rằng chương sách nầy là thật và chính xác,
hợp lý, thì chính phần ký thuật nầy khi đọc lên, được cảm nhận là khá gợi cảm, và việc
phản bác đó có vẻ không đáng kể và thiếu hậu thuẫn.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 114


Tất cả những người phản bác chương 4 của sách Đa-ni-ên đều cả quyết rằng phần
ký thuật ấy không được sự linh cảm của Thánh Linh, rằng một từng trải như của Nê-bu-
cát-nết-sa, là điều khó có thể tin được, rằng đó chỉ là một thần thoại chứ không phải là
chính sử được ghi chép lại. Rõ ràng là những phản bác như vậy cả quyết rằng giới phê
bình cao hơn đã nói đúng khi tuyên bố rằng sách Đa-ni-ên là một công trình giả mạo của
thế kỷ thứ 2 TC. Hiện giờ, kết luận đó đang bị đặt thành vấn đề chẳng những vì phần lý
luận sai lầm đã hậu thuẫn cho nó, mà còn vì hiện nay, nó đang góp sự thách thức của số
tài liệu hiển nhiên liên hệ đến văn bản Qumran của sách Đa-ni-ên, mà căn cứ vào đó thì
theo chính tiêu chuẩn của các nhà phê bình đòi hỏi, sách Đa-ni-ên phải xưa hơn thế kỷ
thứ 2 TC rất nhiều (xem phần nhập đề). Các giới phê bình bảo thủ vốn thống nhất ý kiến
với nhau để tuyên bố rằng chương sách nầy là một phần chân thật của Lời Đức Chúa
Trời, đồng thời cũng được linh cảm y như các đoạn khác trong sách Đa-ni-ên.

4.1 Phần Nhập Đề Cho Bản Tuyên Ngôn Của Nê-bu-cát-nết-sa (Đa-ni-ên 4:1-3)

“1Vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng, ở
trên khắp đất, rằng: Nguyền cho sự bình an các ngươi được thêm lên! 2Ta lấy làm tốt
lành mà rao cho các ngươi những dấu lạ và sự lạ mà Đức Chúa Trời Rất Cao đã làm ra
đối với ta. 3Ôi! Những dấu lạ của Ngài lớn lao là dường nào! những sự lạ của Ngài mạnh
sức là dường nào! nước Ngài là nước còn mãi mãi, và quyền thế Ngài từ đời nọ đến đời
kia”.
Tuy rõ ràng mấy câu đầu nầy là một nhập đề cho chiếu chỉ của Nê-bu-cát-nết-sa,
nhiều bản dịch đã có cách trình bày bản dịch khác với bản Massorah bắt đầu bản chiếu
chỉ ở cuối chương 3. Bản Septuagint cũng dịch chương 4 khác nhiều với bản Hi-bá-lai
A-ram mà bản King James Version đã noi theo. Charles tóm tắt những dị biệt như sau:
“Trong bản Massorah mà các bản Theodotion, Vulgate và Peshitto noi theo, cả phần
thuật sự đều được trình bày dưới hình thức một chiếu chỉ hay một bức thư của Nê-bu-
cát-nết-sa cho thần dân mình. Nó bắt đầu bằng một lời chào “hết thảy các dân, các nước,
các thứ tiếng ở trên khắp đất” rồi tiếp tục vạch rõ ý nhà vua muốn cho họ biết các dấu lạ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 115


mà Đấng Tối Cao đã đưa đến cho vua (c 1-3). Rồi nhà vua kể lại một giấc chiêm bao đã
gây bối rối cho mình, và kể lại thế nào nhà vua đã triệu vời các thuật sĩ, người Canh-đê
và thầy bói để giải nghĩa nó”.
Rồi Charles đặt phần nầy tương phản với bản Septuagint:
“Bây giờ quay sang bộ LXX, chúng ta nhận xét trước hết rằng trong đó chẳng có
gì phù hợp với những câu đầu của bản Massorah cả, là bản biến tất cả 34 câu tiếp theo
đó thành một bản chiếu chỉ. Trong bộ LXX, chương sách chỉ đơn giản bắt đầu bằng câu:
“Vào năm thứ tám đời trị vì của mình, Nê-bu-cát-nết-sa phán: Ta là Nê-bu-cát-nết-sa
bấy giờ đang yên nghỉ trong cung” rồi tiếp theo đó, cũng bằng cùng một hình thức thuật
sự y như vậy, là 33 câu tiếp theo. Đến phần kết thúc của chúng là bản chiếu chỉ, xem
như hậu quả của kinh nghiệm thuộc linh và tâm lý của nhà vua, trong đó bộc lộ nhiều ý
như đã được trình bày trong các câu 1-3. Nghiên cứu thật kỹ các văn bản và bản dịch,
tôi bị bắt buộc phải đi đến kết luận rằng thứ tự xưa cũ hơn đã được duy trì trong bộ LXX,
chứ không phải là trong bản tiếng A-ram. Chứng cứ hiển nhiên đầy đủ cho kết luận nầy
sẽ được tìm thấy trong bộ sách Chú giải dày hơn của tôi”.
Tuy các nhà phê bình nói chung đều đồng ý với nhau xem nhẹ chương sách nầy,
chẳng những gán nó cho một ông Đa-ni-ên mạo danh hồi thế kỷ thứ hai, mà còn cho
rằng tự nó, văn bản vốn rất đáng ngờ, rằng đã không có đủ chứng cứ để hậu thuẫn cho
bộ Septuagint được dịch ra Hi-văn. Ngay đến Montgomery là người không xem chương
nầy là Kinh điển chân chính cũng chối bỏ quan điểm chủ trương rằng bộ Septuagint là
văn bản xưa cũ hơn bản tiếng A-ram hiện có, tuy ông cho rằng bản tiếng A-ram cũng là
bản nhuận chánh lại của một bản sớm hơn. Thật ra, đã không có phần biện minh chính
đáng cho những niềm tin khác nhau như thế. Chương sách chúng ta có trước mặt là đáng
tin, vì là phần ký thuật lại một mặc khải siêu nhiên. Nói chung thì tất cả những ai chấp
nhận niên đại thế kỷ thứ sáu của sách Đa-ni-ên, cũng đều chấp nhận chương sách nầy
hoặc ít hoặc nhiều, y như tình trạng hiện có.
Câu thứ nhất của chương 4 là hình thức tự nhiên cho một chiếu chỉ như vậy, bắt
đầu bằng tên của người ban hành, những người mà nó được gởi đến cho, và một lời chào
tổng quát. Nó phải được gởi cho “hết thảy các dân các nước, các thứ tiếng ở trên khắp

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 116


đất” thì không phải là không phù hợp với đặc tính rộng lớn của đế quốc của Nê-bu-cát-
nết-sa, tuy nhà vua vốn ý thức rõ ràng rằng không phải là mình đã cầm quyền được trên
khắp đất. Điều này cũng tương tự như bản chiếu chỉ bao gồm khá rộng rãi của Đa-ni-ên
3:29, được gởi cho “bất kỳ dân nào, nước nào, thứ tiếng nào”. Rõ ràng là Montgomery
đã có thành kiến khi phê bình rằng: “Với tư cách một tờ chiếu chỉ, thì tài liệu nầy là phi
lý về phương diện lịch sử; đã không có chuyện nào tương tự trong lịch sử về việc có
những ông vua đã ăn năn trở lại đạo, cũng như về những bản chiếu chỉ cổ xưa như thế”.
Điều lầm lẫn trong loại phản bác nầy thật rõ ràng ở chỗ nếu Montgomery gặp một thí dụ
như vậy trong bất kỳ một tài liệu văn học (sách vở) nào khác, thì lời phê bình đó của ông
ta sẽ trở thành vô giá trị ngay, thế nhưng, ông ta lại cảm thấy là mình được hoàn toàn tự
do để chẳng đếm xỉa gì đến những câu chuyện tương tự trong các chương 3 và 6 của
chính sách Đa-ni-ên. Trong trường hợp nầy, như điều vẫn thường xảy ra, là các nhà phê
bình đã lý luận căn cứ trên sự giả định là các phần ký thuật đã im lặng không đề cập gì
cả, tuy vẫn phải thừa nhận rằng chúng ta chỉ có được những mảnh vụn của sách xưa.
Chương sách nầy vẫn chẳng có gì khó tin hơn bất luận một sự mặc khải bất thường nào
khác của Đức Chúa Trời.
Tuy câu chúc lành “Nguyền cho sự bình an các ngươi được thêm lên” tương tự
đáng ngạc nhiên với những lời chào thăm của Thánh Phao-lô trong các thư tín của ông,
đây là một hình thức diễn tả phổ biến trong thế giới cổ thời. Một lời chào rất giống với
lời chào trong 4:1 cũng được tìm thấy trong 6:25 khi Đa-ri-út ban hành một chiếu chỉ
tương tự hầu như cũng bằng những lời lẽ giống y như vậy. Rất có thể rằng tuy Đa-ni-ên
đã không viết ra trong cả hai trường hợp vừa kể, bản thân ông vốn có ảnh hưởng trên
hình thức của các bản chiếu chỉ ấy, vì ông vốn đang ở vào địa vị có uy quyền rất cao, và
trong cả hai trường hợp, các bản chiếu chỉ sở dĩ đã được ban hành là do sự hướng dẫn
đặc biệt của ông. Dầu sao thì bản chiếu chỉ cũng thật sự bắt đầu bằng từ ngữ bình an, và
trước đó là địa chỉ của những người phải nhận nó.
Rồi Nê-bu-cát-nết-sa sắp xếp phần trình bày kinh nghiệm của mình bằng cách
tuyên bố rằng theo sự phê phán của nhà vua, thì các dấu lạ ấy vốn được “Đức Chúa Trời
rất cao” thực hiện trong chính đời sống của vua vốn có ý nghĩa bất thường đến nỗi nhà

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 117


vua phải chia xẻ nó với cả đế quốc. Mấy chữ dấu lạ (signs and wonders) rất thường xuất
hiện trong Kinh điển, như Leupold ghi nhận, trong nhiều khúc sách (Phục Truyền Luật
Lệ Ký 6:22; 7:19; 13:1, 2; 26:8; Nê-hê-mi 9:10; Ê-sai 8:18,...) Vì chúng vốn có tính cách
“rất Kinh Thánh” như vậy, nên đã bị các nhà phê bình đặt vấn đề; nhưng thật ra, đã có
sự giống nhau lớn lao giữa các thánh thi Ba-by-lôn với các Thi thiên trong Kinh Thánh,
và cách nói như vậy chẳng có tính cách gì là thuật ngữ cả. Những chữ “Đức Chúa Trời
Rất Cao” là một bằng chứng khác nữa rằng Nê-bu-cát-nết-sa đã xem Đức Chúa Trời của
dân Y-sơ-ra-ên là cao nhất, nhưng tự nó vẫn không chứng minh được rằng nhà vua là
người tin vào độc thần chủ nghĩa, tin rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới là Chân Thần duy
nhất.
Việc Nê-bu-cát-nết-sa đề cao tính cách vĩ đại của Đức Chúa Trời và các dấu kỳ
phép lạ của Ngài hoàn toàn chính xác và phù hợp với từng trải của nhà vua. Lẽ dĩ nhiên
các dấu lạ được thực hiện trong đời sống của nhà vua vốn vĩ đại, và các phép lạ của Đức
Chúa Trời lẽ tất nhiên, đều đầy quyền năng. Câu kết luận của nh2 vua rằng nước Ngài
tồn tại đời đời, từ đời nầy sang đời kia rất hợp lý, vì được căn cứ trên chính kinh nghiệm
bản thân và bày tỏ Đức Chúa Trời ra bằng một ánh sáng chân thực ( Thi Thiên 145:13).

4.2 Những Người Khôn Ngoan Không Giải Nghĩa Được Giấc Chiêm Bao (Đa-ni-
ên 4:4-7)

“4Ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ở yên lặng trong cung ta, và thạnh vượng trong đền ta.
5Ta thấy một điềm chiêm bao làm cho ta sợ sệt; những ý tưởng của ta ở trên giường, và
những sự hiện thấy của đầu ta làm cho ta bối rối. 6Vậy ta truyền chiếu chỉ, đem hết thảy
những bác sĩ của Ba-by-lôn đến trước mặt ta, hầu cho họ giải nghĩa điềm chiêm bao cho
ta. 7Bấy giờ, những đồng bóng, thuật sĩ, người Canh-đê và thầy bói đều đến, ta kể điềm
chiêm bao trước mặt họ, nhưng họ không giải nghĩa cho ta”.
Trong phần kể lại từng trải của mình, Ne-bu-cát-nết-sa mô tả địa vị được an toàn
và sống sung túc trong cung điện mình trước khi thấy giấc chiêm bao. Trong những ngày
đầu đời trị vì của mình, nhà vua rất tích cực trong công cuộc chinh phạt quân sự. Giờ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 118


đây, toàn thể đế quốc bao la của nhà vua đã được bình định, và Nê-bu-cát-nết-sa đang
ao ước biến Ba-by-lôn thành một trong những thành phố thần kỳ nhất thế giới thời cổ.
Nhà vua đã xây được cung điện đẹp đẽ cho mình; và vào lúc nhà vua nằm chiêm bao,
vua đang nằm trên giường trong cung điện của mình như câu 5 và 10 chỉ rõ. Khi tự mô
tả là mình đang “được thạnh vượng trong đền ta” nhà vua đã dùng một từ ngữ có nghĩa
là “đang xanh tốt” như một cội cây đang mọc lá xanh, một tình trạng rõ ràng tiên báo
giấc mộng sẽ theo sau. Trong khung cảnh an toàn và thạnh vượng, có cung điện vây
quanh với đầy dẫy của cải và quyền thế đó, Nê-bu-cát-nết-sa có một giấc chiêm bao
khiến nhà vua vô cùng kinh hãi. Tính cách liên tục trong câu 5 rằng có một “điềm chiêm
bao” và “những ý tưởng của ta ở trên giường” cũng như “những sự hiện thấy của đầu
ta” dường như giấc mộng đã đến trước, sau đó, khi tỉnh giấc mơ cũng là một khải tượng,
thì các ý nghĩ đã khiến cho nhà vua vô cùng bối rối. Mấy chữ “làm cho ta bối rối” thật
ra có ý nghĩa mạnh mẽ hơn trong nguyên văn và nói lên sự kinh hoàng hay sợ hãi cực
độ.
Trong khi nhà vua suy gẫm về ý nghĩa của kinh nghiệm đã có của mình, Nê-bu-
cát-nết-sa ban hành một chiếu chỉ triệu tập toàn thể những người khôn ngoan của Ba-
by-lôn đến ra mắt mình, để giải nghĩa nó. Như đã được minh họa trong chương 2, đây là
một biện pháp thông thường, và những người khôn ngoan của Ba-by-lôn được tin tưởng
là có thể giải nghĩa được những kinh nghiệm thần bí. Sau khi được cho biết giấc chiêm
bao, số người khôn ngoan được mô tả ở đây là gồm nhiều loại khác nhau cũng như trong
Đa-ni-ên 2:2, đã không giải nghĩa được giấc chiêm bao của vua. Dường như chẳng những
họ không giải nghĩa mà còn không thể giải nghĩa được nữa, như Leupold đã dịch câu
nầy là “nhưng họ không thể cho ta biết được lời giải”. Tuy giấc chiêm bao có thể trái ý
vua và đặt ra cho nhà vua một vấn đề nếu được tiết lộ cho vua biết, rất có thể là họ đã cố
gắng giải nghĩa nó cho vua, nếu quả thật họ thấu hiểu nó.

4.3 Đa-ni-ên Kể Lại Giấc Chiêm Bao Của Vua (Đa-ni-ên 4:8-18)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 119


“8Sau hết, có Đa-ni-ên, gọi là Bên-tơ-xát-xa theo tên thần của ta, người được linh
của các thần thánh cảm động, thì đến ra mắt ta. Ta kể chiêm bao ta cho người mà rằng:
9Hỡi Bên-tơ-xát-xa, người làm đầu các thuật sĩ, bởi ta biết rằng linh của các thần thánh
ở trong ngươi, và không có một điều kín nhiệm nào là khó cho ngươi, vậy hãy bảo cho
ta những sự hiện thấy trong chiêm bao ta đã thấy, và hãy giải nghĩa. 10Nầy là những sự
hiện thấy đã tỏ ra trong đầu ta khi ta nằm trên giường: Ta nhìn xem, và nầy, ở giữa đất
có một cây cao lạ thường. 11Cây đó lớn lên và trở nên cứng mạnh; ngọn nó chấm đến
trời, và ở nơi cuối cùng khắp đất đều xem thấy nó. 12Lá nó thì đẹp và trái thì sai, có đủ
cho mọi loài ăn, các thú đồng núp dưới bóng nó; chim trời ở trên nhành nó, và mọi loài
xác thịt nhờ nó mà nuôi mình. 13Ta nhìn xem những sự hiện thấy trong đầu ta, khi ta
nằm trên giường, và nầy, có một đấng thánh canh giữ từ trên trời xuống, 14Người kêu
lớn tiếng và nói rằng: Hãy đốn cây và nhặt nhành nó; hãy làm rụng lá và vãi trái nó ra;
hãy cho thú vật tránh khỏi dưới nó, và chim chóc khỏi nhành nó! 15Dầu vậy, hãy để lại
gốc của rễ nó trong đất, mà cột nó bằng một dây xích sắt và đồng, nơi giữa cỏ xanh trong
đồng ruộng; cho nó bị sương trên trời thấm ướt; và cho người cùng các loài thú chia
phần cỏ dưới đất! 16Cho lòng người bị đổi đi, và người được ban cho lòng thú; và trải
qua bảy kỳ trên người. 17Án đó là bởi các đấng canh giữ đã định và lời các thánh đã
truyền, hầu cho những kẻ sống biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người;
Ngài muốn ban cho ai tùy ý, và lập kẻ rất hèn hạ trong loài người lên đó. 18Ta đây là
vua Nê-bu-cát-nết-sa, đã thấy điềm chiêm bao ấy. Vậy, hỡi Bên-tơ-xát-xa, ngươi hãy
giải nghĩa cho ta, vì hết thảy bác sĩ trong nước ta không có thể giải nghĩa cho ta được;
nhưng ngươi giải được, vì linh của các thần thánh ở trong ngươi”.
Vì một lý do không được giải thích nào đó, Đa-ni-ên đã không cùng có mặt với
những người khôn ngoan khác khi nhà vua kể lại giấc mộng của mình. Vì ông đến trễ
nên được Nê-bu-cát-nết-sa đích thân kể lại giấc chiêm bao của mình và bảo ông hãy giải
nghĩa nó. Đã có nhiều vấn đề được nêu ra, là tại sao câu 8 chẳng những gọi ông bằng tên
Đa-ni-ên mà còn thêm mấy chữ “gọi là Bên-tơ-xát-xa”. Vì sự kiện đây là một phần của
một đoạn kể chuyện trong đó Đa-ni-ên là nhân vật nổi bật, thì tại sao ông lại còn được
gọi bằng cái tên đôi như vậy?

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 120


Tuy nhiên, câu trả lời thật là đơn giản. Chiếu chỉ nầy được ban hành khắp nước,
mà người ta chỉ biết ông bằng cái tên Bên-tơ-xát-xa mà thôi. Nhà vua vốn biết rõ sự kiện
Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên là Đấng giải nghĩa giấc chiêm bao mình, nên gọi Đa-ni-ên
theo tên Hi-bá-lai của ông mà vần chót ám chỉ Elohim, là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-
ra-ên. Nê-bu-cát-nết-sa giải thích rằng tên Bên-tơ-xát-xa của ông vốn được đặt “theo tên
thần của ta” tức là thần Bên. Cho nên cái tên đôi ở đây chẳng có gì là không tự nhiên cả,
vì cớ mạch văn và phần giải nghĩa.
Nhà vua nói về Đa-ni-ên là “người được linh của các thần thánh”. Đã có tranh
luận là chẳng hay chữ “các thần” có số ít hay số nhiều, hay có thể được dịch ra theo cả
hai cách. Young vốn thừa hưởng được một nguồn tài sản phong phú của Montgomery,
xem đó là một danh từ số ít, và do đó, đã được nhà vua thừa nhận rằng “Đức Chúa Trời
của Đa-ni-ên khác với các thần của chính nhà vua”. Sự phân biệt nầy được chỉ rõ bằng
hình dung từ “thánh” (4:8, 18 5:11). Chứng cứ theo ngữ nguyên học hậu thuẫn cho số ít,
tuy Leupold đồng ý với Driver rằng danh từ ấy và hình dung từ của nó có số nhiều vả
phản ảnh đa thần chủ nghĩa của nhà vua. Driver ghi nhận: “Cũng một thành ngữ ấy cùng
xuất hiện trong một bia đá chữ Phê-ni-xi của Eshmunazar, vua Si-đôn (thế kỷ 3-4 TC)
các giòng 9 và 22”. Theo Young, chữ “thánh” chỉ các thần vốn linh thiếng, chứ không
nhằm nói lên sự thuần khiết luân lý. Phần phán xét cuối cùng về từ ngữ nầy tùy thuộc
việc Nê-bu-cát-nết-sa đã hiểu bản tính của Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên như thế nào. Rõ
ràng là nhà vua rất kính trọng Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên và có lẽ đã đặt đức tin thật
sự vào Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Sau khi Nê-bu-cát-nết-sa tự biện minh cho
việc nhà vua đã gọi riêng Đa-ni-ên chứ không gọi ông chung với những người khôn
khoan khác, bây giờ mới kể lại trong bản chiếu chỉ câu chuyện nhà vua đã trao đổi với
Đa-ni-ên, gồm luôn việc kể lại giấc chiêm bao của mình.
Tiếp theo đó, Đa-ni-ên được gọi bằng tên theo ngoại đạo của ông, được mô tả là
“người làm đầu các thuật sĩ”. Sở dĩ Nê-bu-cát-nết-sa hành động như vậy là muốn khen
ngợi, nhìn nhận thiên tài của Đa-ni-ên. Sau khi đã bảo rằng ông vốn được tiếp xúc thân
mật với Đức Chúa Trời, được Thần Linh của Đức Chúa Trời ngự trị trong lòng, nhà vua
ngụ ý rằng Đa-ni-ên vốn thông suốt mọi tri thức thuộc toàn thể các lãnh vực chiêm tinh

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 121


học và tôn giáo của Ba-by-lôn. Leupold gợi ý rằng từ ngữ “thuật sĩ” phải được dịch là
“học giả” mới lột hết ý nghĩa và tránh việc chỉ ngụ ý về pháp thuật suông mà thôi.
Căn cứ vào từng trải trước đây, Nê-bu-cát-nết-sa lại nhấn mạnh rằng Thần Linh
của Đức Chúa Trời vốn ở trong Đa-ni-ên, và chẳng có điều bí mật nào có thể khiến cho
ông phải bối rối cả, nghĩa là, ông luôn luôn có thể giải nghĩa chúng. Có một câu rất đáng
chú ý, là lời phát biểu liên hệ đến vua Ty-rơ “Nầy, ngươi khôn hơn Đa-ni-ên, chẳng có
sự mầu nhiệm nào giấu kín khỏi ngươi” (Ê-xê-chi-ên 28:3). Đây là câu mà các nhà phê
bình đã phải bỏ ra nhiều công khó để tìm cách giải nghĩa vì nó xác nhận niên đại thế kỷ
thứ sáu của sách Đa-ni-ên, mà cũng hậu thuẫn cho ý niệm rằng danh tiếng của Đa-ni-ên
vốn đã được lan truyền thật xa, thật rộng rãi. Câu “hãy bảo cho ta những sự hiện thấy
trong chiêm bao ta đã thấy” là Nê-bu-cát-nết-sa ngụ ý rõ ràng bảo Đa-ni-ên hãy giải
nghĩa giấc mộng mà nhà vua sắp kể lại. Mấy câu 10-12 vốn được xem là có hình thức
thi ca nếu chúng ta được phép sứa đổi vài chỗ, còn mấy câu 14-17 thì được cho là thơ tự
do, tuy bị thiếu đi phần song đối chặt chẽ. Phần đông các nhà giải kinh bảo thủ đều bỏ
qua điều nầy, vì nó đòi hỏi phải sửa đổi quá nhiều chỗ trong bản văn để nó có thể phù
hợp với mẫu mực thi ca. Phần ý là thơ, nhưng hình thức thì lại không phải.
Trong khải tượng của vua, Nê-bu-cát-nết-sa thấy một cội cây, dường như đứng
sừng sững và choán cả tầm nhìn vì chiều cao lạ thường của nó. Porteous ghi nhận rằng
Bentzen “có đề cập một tấm bia của Nê-bu-cát-nết-sa dựng, trong đó có khắc một câu
theo đó Ba-by-lôn được ví sánh với một cội cây có tàng lá che phủ”. Người ta thường
tìm thấy trong Kinh Thánh cũng như trong các tài liệu ký thuật ngoài đời, cách dùng các
cội cây nhằm mục đích biểu tượng ( II. Các Vua 14:9; Thi Thiên 1:3; 37:35; 52:8; 92:12;
Ê-xê-chi-ên 17:1-24). Rõ ràng là song hành với giấc chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa là
phần được ghi lại trong 31:1-18, khi người A-sy-ri cũng như Pha-ra-ôn của Ai-cập đã
được ví sánh với cây hương nam của Li-ban. Young nhấn mạnh “Trong số các nhà giải
kinh, Haevernick có đặc biệt minh họa việc người Đông phương rất thích tả vẽ sự dấy
lên và suy tàn của quyền thế con người bằng biểu tượng về một cội cây”. Trong nền văn
học ngoài Kinh Thánh, có chuyện chép về Astyages người Mê-đi có một giấc chiêm bao,
trong đó có một cây nho mọc ra từ tử cung của con gái vua là Mandane và cuối cùng đã

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 122


bao trùm cả Á châu. Herodotus giải thích rằng điều đó ám chỉ Si-ru. Có một thí dụ nối
tiếng khác nữa là về Xét-xe, nằm mộng thấy mình được đội cho một mão triều thiên
bằng nhành ô-liu, lan tràn khắp thế giới. Theo Haevernick, từ các nguồn A-rạp và Thổ-
nhĩ-kỳ cũng có cách nói bóng như vậy. Rất có thể rằng Nê-bu-cát-nết-sa đã tiên đoán là
cội cây ấy tiêu biểu chính mình, khiến nhà vua càng quan tâm đến nó nhiều hơn.
Theo cách Nê-bu-cát-nết-sa mô tả giấc mơ của vua, thì cội cây được tả vẽ là cội
cây cứ phát triển, trở thành cao to, cho đến khi từ khắp nơi trên đất người ta đều có thể
nhìn thấy nó, rõ ràng là vượt quá các khả năng của bất cứ một cội cây bình thường nào.
Đặc điểm của cội cây là có một tàng lá sum sê, có rất nhiều trái, đến mức đủ cung cấp
cho mọi loài thú, loài chim và “mọi loài xác thịt nhờ nó mà nuôi mình”. Rõ ràng điều
nầy bao gồm mọi loài thú và loài chim. Vấn đề được công khai đặt ra là chẳng hay nó
có ý muốn ứng dụng theo nghĩa đen cho loài người hay không, nhưng về mặt biểu tượng
thì nó bao gồm cả nhân loại như đều bị đặt dưới quyền cai trị của Nê-bu-cát-nết-sa.
Trong khi Nê-bu-cát-nết-sa quan sát cảnh tượng ấy, thì có một diễn viên xuất hiện
trên sân khấu, có hình dáng của “một đấng thánh canh giữ từ trên trời xuống”. Thành
ngữ nầy đã làm nẩy sinh nhiều cách giải nghĩa, nhất là các nhà phê bình tự do vẫn xem
đó như một tàn tích của đa thần chủ nghĩa. Ngay đến Keil cũng nói: “Quan niệm nầy...
không phải là của Kinh Thánh, mà của ngoại giáo Ba-by-lôn”. Trong tôn giáo của người
Ba-by-lôn, người ta có thói quen thừa nhận “hội nghị của chư thần” được giao phó trọng
trách đặc biệt là canh giữ thế gian. Vấn đề mà khúc sách nầy đặt ra, là phải chăng Nê-
bu-cát-nết-sa đã sử dụng một quan niệm ngoại đạo.
Trong phần chú thích chi tiết về chủ đề những người canh giữ của ông,
Montgomery có đề cập rất nhiều vai trò do những “người canh giữ” đóng trong nền văn
chương trong Kinh Thánh và một tài liệu có thể vốn được rút ra từ một mảnh tàng thư
liên hệ đến chức vụ tế lễ (the Zadokite fragment). Ông trích dẫn Meinhold là người đã
chú ý đến “những con mắt của các chê-ru-bin” trong Ê-xê-chi-ên 1:18 và “bảy con mắt
của Đức Giê-hô-va trải đi qua lại trong khắp đất” trong Xa-cha-ri 4:10 liên hệ đến vấn
đề nầy, và tiếp tục vạch ra một trường hợp song hành càng mật thiết hơn với những

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 123


“người canh giữ” (shõm rim) và “kẻ nhắc nhở Đức Giê-hô-va” (hammazkirim 'eth-
Yahweh) của Ê-sai 62:6.
Trong ánh sáng của sự mặc khải đầy đủ của Lời Đức Chúa Trời, cách kết luận tự
nhiên nhất là người được mô tả là “Đấng thánh canh giữ” là một thiên sứ đã được Đức
Chúa Trời phái xuống, tuy từ ngữ “thiên sứ” đã không được dùng đến. Việc các thiên sứ
làm người canh giữ hay nên dịch tốt hơn là “thức canh không ngủ để chăm chỉ canh giữ”
vốn không phải là một quan niệm xa lạ về các thiên sứ trong Kinh điển. Mấy chữ “người
canh giữ” và “các đấng thánh” còn được chính vị sứ giả đề cập trong câu 17. Dường như
Nê-bu-cát-nết-sa đã dùng từ ngữ nầy theo nghĩa ngoại đạo mà vua ấy hiểu. Rất có thể là
nhà vua vốn không biết dùng chữ có nghĩa là “thiên sứ” ở đây, tuy đã có dùng nó trong
Đa-ni-ên 3:28. Phần thảo luận dài dòng của Keil về điểm nầy đã không làm sáng tỏ được
gì nhiều lắm, nhưng dường như đã nói lên được tất cả những gì có thể nói, tuy cả đến
các kết luận của ông cũng không hoàn toàn thỏa đáng.
Vị sứ giả từ trời xuống kêu “lớn” tiếng. Vị ấy nói với các thính giả vô danh, là
hãy đốn cây ấy, và chặt nhành nó, làm rụng lá và vãi trái nó ra. Các loài thú phía dưới
và các loài chim ở trong các nhánh nó được chỉ dạy phải tránh xa ra. Phần ký thuật không
nói là đã có lịnh truyền ra như vậy, nhưng có ẩn tàng ngụ ý đó.
Tuy nhiên, đã có những chỉ dẫn đặc biệt được đưa ra liên hệ đến “gốc của rễ” nó,
và cho thấy là sau đó, cội cây sẽ được hồi sinh. Gốc cây phải bị xiềng lại bằng dây xích
bằng sắt và đồng. Mục đích của việc làm nầy không được rõ ràng lắm, trừ phi nó giúp
duy trì phần gốc một phần nào. Tuy nhiên, trong sinh hoạt thức tế, việc xiềng lại như
vậy không hề giúp cho gốc cây khỏi bị mục nát đi chút nào cả, và rất có thể là ở đây, nó
biểu tượng cho cơn điên loạn sẽ giáng trên Nê-bu-cát-nết-sa, sẽ cầm giữ vua ấy trong
xiềng xích, không phải là trong thực tế, nhưng theo ý nghĩa biểu tượng. Gốc cây sẽ được
cỏ xanh của đồng ruộng vây bọc, được sương từ trời xuống thấm ướt và được chia phần
(cỏ) với các loài thú trên đất. Dường như rõ ràng là phần mô tả vượt khỏi biểu tượng về
một gốc cây để thực sự ứng nghiệm với kinh nghiệm của Nê-bu-cát-nết-sa. Điều nầy
còn trở thành rõ ràng hơn trong câu 16, khi đương sự bị ban cho lòng thú thay vì lòng
một con người. Dĩ nhiên là điều nầy chẳng liên quan gì với các đặc điểm của gốc cây.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 124


Lời tiên tri được kết thúc bằng câu “và trải qua bảy kỳ trên người”. Câu nầy có thể ám
chỉ bảy năm, hay chỉ đơn giản là một thời gian dài. Rất có thể cách giải nghĩa thông
thường nhất là xem đó là bảy năm, như trong bản Septuagint. Điều chắc chắn là giai
đoạn nầy đã được định rõ và không vượt quá bảy năm.
Rồi vị sứ giả kết luận rằng án lệnh đó là do “các đấng canh giữ” và “các thánh”
ban truyền. Mục đích của nó là muốn cho mọi người sống trên thế gian đều nhận biết
Đức Chúa Trời chân thật, được mô tả là “Đấng Rất Cao” và thừa nhận rằng Ngài chính
là Đấng thật sự cai trị loài người, Đấng có quyền lập kẻ rất hèn hạ trong loài người lên
cai trị các vương quốc trần gian. Việc Đức Chúa Trời có thể đưa những người hèn hạ
nhất lên địa vị có quyền thế, là một chân lý phổ biến trong Kinh điển (xem I. Sa-mu-ên
2:7, 8 Gióp 5:11; Thi Thiên 113:7, 8 Lu-ca 1:52 và câu chuyện của Giô-sép). Câu nầy
trực tiếp chống lại lòng kiêu ngạo của Nê-bu-cát-nết-sa với địa vị cao cả và có thế lực
của nhà vua.
Vấn đề quan trọng của câu 17, là việc đề cập các đấng canh giữ và các thánh
dường như đã đưa ra bản án. Nếu các vị ấy được hiểu là các phái viên của Đức Chúa
Trời và thật ra chính Ngài mới là nguồn gốc thì vấn đề được giảm đi nhiều. Chính câu
ấy lưu ý chúng ta về sự kiện Đức Chúa Trời là “Đấng Rất Cao” là Đấng cầm quyền tể
trị tối hậu, và chắc chắn là không hề ngụ ý rằng các sứ giả vốn độc lập đối với Đức Chúa
Trời co dù theo bất kỳ ý nghĩa nào. Do đó, vấn đề mà văn bản tạo ra không còn bị những
người cho là nó mâu thuẫn với giáo lý về Đức Chúa Trời của Kinh Thánh nhấn mạnh
nữa.
Để kết luận phần phát biểu của mình về giấc chiêm bao, Nê-bu-cát-nết-sa yêu cầu
Đa-ni-ên hãy giải nghĩa nó. Vua giải thích cho Đa-ni-ên biết là những người khôn ngoan
của Ba-by-lôn đã không làm được việc đó, nhưng nhà vua tỏ ra tin cậy nơi Đa-ni-ên, “vì
linh của các thần thánh ở trong ngươi” ( Đa-ni-ên 4:8). Bây giờ đã đến lúc Đa-ni-ên giải
nghĩa giấc chiêm bao.

4.4 Đa-ni-ên Giải Nghĩa Giấc Chiêm Bao (Đa-ni-ên 4:19-27)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 125


“19Bấy giờ Đa-ni-ên, gọi tên là Bên-tơ-xát-xa, bị câm trong giây lâu, và những ý
tưởng làm cho người bối rối. Vua lại cất tiếng nói rằng: Hỡi Bên-tơ-xát-xa, đừng cho
điềm chiêm bao và sự giải nghĩa làm rối ngươi. Bên-tơ-xát-xa nói rằng: Thưa chúa,
nguyền cho điềm chiêm bao đến cho những kẻ ghét chúa và sự giải nghĩa cho kẻ thù
nghịch chúa! 20Cây mà vua đã thấy, trở nên lớn và mạnh, ngọn chấm đến trời, và khắp
đất đều xem thấy, 21lá nó thì đẹp và trái thì sai, có đủ cho mọi loài ăn, các thú đồng ở
dưới bóng nó, các loài chim trời làm ổ trên nhành nó, 22hỡi vua, ấy là chính mình vua,
vua đã trở nên lớn và mạnh, sự cao cả của vua tăng thêm và thấu đến trời, quyền thế vua
đến đầu cùng đất. 23Song đến điều vua thấy một đấng thánh canh giữ từ trời mà xuống,
và nói rằng: Hãy đốn cây và hủy phá đi; song, hãy để lại gốc của rễ nó trong đất, rồi hãy
buộc nó bằng một dây xích sắt và đóng ở giữa đám cỏ xanh trong đồng ruộng, cho nó bị
nhuần thấm bởi sương móc trên trời; và cho người có phần với các thú đồng, cho đến
khi đã trải qua trên người bảy kỳ. 24Hỡi vua, nầy là lời giải, và nầy là mạng định của
Đấng Rất Cao, đã đến trên vua, chúa tôi: 25Người ta sẽ đuổi vua ra khỏi giữa loài người,
và chỗ ở vua sẽ ở giữa những thú vật trong đồng. Vua sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, và
sẽ được thấm nhuần sương móc trên trời; bảy kỳ sẽ trải qua trên vua, cho đến khi vua
nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy
ý. 26Còn như đã truyền rằng chừa lại gốc của rễ cây đó, tức là khi nào vua đã nhận biết
các từng trời cầm quyền, thì nước vua chắc sẽ thuộc về vua. 27Vậy nên, hỡi vua, xin hãy
nghe lời tôi khuyên vua: hãy lấy sự công bình mà chuộc tội lỗi, hãy thương xót những
kẻ nghèo khó để chuộc những điều gian ác mình. Như vậy sự bình an vua còn có thể lâu
dài hơn nữa”.
Keil tóm tắt tình hình mà Đa-ni-ên đang đối diện như sau: “Lúc Đa-ni-ên biết
được lời giải của giấc chiêm bao, ông đã vô cùng kinh ngạc một lúc lâu, đến nỗi không
nói được, vì nỗi kinh hoàng do các ý nghĩ ấy làm xáo động tâm hồn ông. Sở dĩ sự kinh
ngạc đó xâm chiếm ông là vì ông mong muốn điềm tốt lành cho nhà vua, thế nhưng, giờ
đây ông phải thông báo cho vua biết án phạt nặng nề mà Đức Chúa Trời dành cho vua”.
Chắc Đa-ni-ên không những bối rối vì nội dung của điềm chiêm bao mà còn vì ông cần
phải nói ra cho Nê-bu-cát-nết-sa lời giải nghĩa nó sao cho thật thích hợp.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 126


Câu 19 lại đưa vào cả hai tên của Đa-ni-ên một lần nữa, tên Hi-bá-lai nhằm thừa
nhận ông đang hành động với tư cách một tôi tớ của Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên,
và tên Ba-by-lôn để nhờ đó, mọi người đều quen biết ông theo chức vụ của ông. Đa-ni-
ên phải lặng người đi trước khi giải nghĩa giấc chiêm bao đã được mô tả bằng câu ông
“bị câm trong giây lâu” và chúng ta phải hiểu là ông bị lâm vào tình trạng bất nhẫn ít
lâu. Cách dịch chính xác hơn là “bị câm trong giây lát”. Lối dịch “giây lâu” có lẽ không
được chính xác, rất có thể là sáu mươi phút trọn vẹn sẽ là quá lâu để ông im lặng trong
trường hợp nầy.
Nê-bu-cát-nết-sa đã tiếp cứu ông trong hoàn cảnh ấy, bằng cách khuyên ông chớ nên để
cho giấc mộng khiến ông phải bối rối. Lời khuyên đó phản ảnh việc nhà vua vốn kính
trọng Đa-ni-ên với tư cách một con người, cũng như với tư cách người giải mộng, và là
lời bảo đảm gián tiếp để Đa-ni-ên không cần phải sợ vua bất chấp ông sẽ tiết lộ điều gì.
Với sự khích lệ đó, Đa-ni-ên đã đáp lại bằng thái độ nhã nhặn điển hình của người
Đông phương rằng đáng lẽ giấc chiêm bao ấy phải dành cho kẻ oán ghét Nê-bu-cát-nết-
sa và lời giải nó phải dành cho các kẻ thù của nhà vua. Leupold tin rằng về phương diện
luân lý đạo đức, thì người ta có thể phản đối Đa-ni-ên rằng ông đã sa vào lỗi nịnh bợ
trong trường hợp nầy mà tránh việc nói ra ý nghĩa thật sự của điềm chiêm bao. Ông giải
thích câu ấy có nghĩa rằng giấc mơ kia sẽ làm cho những kẻ thù của nhà vua rất vui lòng,
hả dạ. Tuy nhiên, dường như bảo rằng câu nói ấy diễn tả chính điều ao ước của Đa-ni-
ên trong vấn đề nầy, thì tự nhiên hơn. Thật là khó thấy được tại sao câu nầy lại ngụ ý
nịnh bợ. Đa-ni-ên vốn kính trọng Nê-bu-cát-nết-sa, và chắc chắn là muốn cho lời giải
nghĩa sẽ khác hơn cách giải nghĩa đã có.
Một khi đã bắt đầu phần giải nghĩa, bây giờ ông mô tả chi tiết giấc chiêm bao, kể
lại điều nhà vua đã nói với ông. Sau khi đã có các sự kiện của giấc mơ trước mặt, ông
bắt đầu giải nghĩa trong câu 22. Đa-ni-ên lập tức nhận diện cội cây tiêu biểu cho chính
Nê-bu-cát-nết-sa. Cũng như cây to trong giấc chiêm bao, nhà vua đã trở nên lớn mạnh,
vĩ đại, đã được cất lên cao tận trời sau khi chinh phục cả đầu cùng đất. Sau khi ôn lại
việc cội cây được báo trước sẽ bị đốn, và nhiều chi tiết khác nữa mà nhà vua từng kể rồi,
Đa-ni-ên bắt đầu phần giải nghĩa chi tiết trong câu 24. Điều rất có ý nghĩa, là ở đây ông

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 127


đề cập “mạng lịnh của Đấng Rất Cao” giải nghĩa cho câu 17 “Án đó là bởi các đấng canh
giữ đã định, và lời các thánh đã truyền”. Tuy phần mô tả của Nê-bu-cát-nết-sa vốn không
xác định ngay nguồn gốc của án lịnh đó, rõ ràng là phần giải nghĩa đã được ban cho Đa-
ni-ên trong câu 24.
Ý nghĩa của việc cây ấy bị đốn hạ và tình hình tiếp theo đó tiếp tục được giải
thích. Nê-bu-cát-nết-sa phải bị kéo ra khỏi việc chung đụng với loài người, và sẽ ở chung
với thú vật ngoài đồng. Trong tình hình như thế, nhà vua sẽ phải ăn cỏ như bò, và chịu
dãi dầu sương móc, để nhà vua biết rằng chính Đức Chúa Trời là Đấng đã ban cho loài
người quyền cai trị tùy ý Ngài. Phần giải nghĩa gốc cây còn lại với các xiềng xích bằng
sắt và đồng, là Nê-bu-cát-nết-sa tạm bị cất đi quyền kiểm soát vương quốc của mình,
nhưng sẽ được trả lại cho sau khi nhà vua đã tỉnh trí trở lại. Nếu nhà vua được phục hồi
trí khôn mà không được trả lại quyền cai trị vương quốc, thì chiến thắng đó sẽ chỉ là
rỗng không. Mặc dầu lòng kiêu ngạo của nhà vua, Nê-bu-cát-nết-sa phải nhận thức được
rằng Đức Chúa Trời vốn khoan hồng, rộng lượng với mình.
Câu “các từng trời cầm quyền” đặc biệt đáng chú ý vì đây là lần duy nhất trong
Cựu Ước, từ ngữ từng trời (heaven) được thay vào cho Đức Chúa Trời. Cách dùng nầy
trở thành nổi bật trong các sách vở sau nầy, như trong IMa-ca-bê và trong Tân Ước là ở
sách Ma-thi-ơ, khi từ ngữ nước thiên đàng (nước trời) được xem là tương tự với nước
Đức Chúa Trời. Khi dùng câu “các từng trời cầm quyền” Đa-ni-ên đã không thừa nhận
việc người Ba-by-lôn thần hóa các thiên thể, vì trong 4:25 ông nói rõ ràng rằng “Đấng
Rất Cao” là một thân vị (a person: một người). Rất có thể là ông chỉ đặt tương phản
quyền cai trị của Đức Chúa Trời với quyền cai trị trên đất nầy mà Nê-bu-cát-nết-sa đang
có, với ngụ ý rằng quyền cai trị của Nê-bu-cát-nết-sa vốn kém xa quyền cai trị của “các
từng trời”.
Sau khi đã giải nghĩa rõ ràng giấc chiêm bao cho Nê-bu-cát-nết-sa, với tư cách
một nhà tiên tri của Đức Chúa Trời, Đa-ni-ên đưa ra một lời khuyến cáo nghiêm trọng
đối với Nê-bu-cát-nết-sa. Bằng thái độ nhã nhặn triệt để, ông khuyên nhà vua nên làm
điều công chính thay cho tội lỗi, sai phạm bằng cách thi ân cho kẻ nghèo, may ra Đức
Chúa Trời sẽ kéo dài thêm thời gian mà nhà vua sẽ được bình an. Chẳng có gì để nghi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 128


ngờ là Nê-bu-cát-nết-sa vốn gian ác và tàn bạo đối với những kẻ ở dưới quyền cai trị của
mình. Mối bận tâm của vua là muốn xây lên một cung điện nguy nga làm đài kỷ niệm
để lưu danh mình, chứ không phải là làm giảm đi sự đau khổ cho người nghèo. Mọi điều
đó đều hết sức rõ ràng đối với Đa-ni-ên cũng như đối với Đức Chúa Trời, và lời khuyến
cáo đã được nói lên hết sức trung thực trong bản chiếu chỉ mà Nê-bu-cát-nết-sa sẽ ban
hành cho toàn thể vương quốc.
Khúc sách nầy đã tạo ra vài cuộc tranh luận, vì bản Vulgate đã dịch sai câu “Hãy
hoãn lại các tội lỗi của vua để làm việc phước thiện, và các sai phạm bằng những việc
làm tỏ ra tử tế với kẻ nghèo”. Dĩ nhiên, đó không phải là điều đã được ghi lại trong sách
Đa-ni-ên. Nê-bu-cát-nết-sa không hề được hứa hẹn được tha tội căn cứ vào việc lành
hay bố thí cho kẻ nghèo, trái lại, vấn đề là nếu nhà vua tỏ ra khôn ngoan và nhân từ, thì
sẽ giảm nhẹ được việc Đức Chúa Trời phải tức khắc can thiệp vào để đoán phạt vì cớ sự
kiêu ngạo của nhà vua.

4.5 Giấc Chiêm Bao Ứng Nghiệm (Đa-ni-ên 4:28-33)

“28Hết thảy những sự đó đều đến cho vua Nê-bu-cát-nết-sa. 29Khi khỏi mười hai
tháng, vua đi dạo trong hoàng cung Ba-by-lôn, 30thì cất tiếng mà nói rằng: Đây chẳng
phải là Ba-by-lôn lớn mà ta đã dựng, bởi quyền cao cả ta, để làm đế đô ta, và làm sự
vinh hiển oai nghi của ta sao? 31Lời chưa ra khỏi miệng vua, thì có tiếng từ trên trời
xuống mà rằng: Hỡi vua Nê-bu-cát-nết-sa, đã báo cho ngươi biết rằng: Ngôi nước đã lìa
khỏi ngươi. 32Ngươi sẽ bị đuổi khỏi giữa loài người, sẽ ở với thú đồng; sẽ bị buộc phải
ăn cỏ như bò, rồi bảy kỳ sẽ trải qua trên ngươi, cho đến khi ngươi nhận biết rằng Đấng
Rất Cao cai trị trong nước của loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy ý. 33Trong chính
giờ đó, lời nói ấy đã ứng nghiệm cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài
người; ăn cỏ như bò; thân thể vua phải thấm nhuần sương móc trên trời, cho đến tóc vua
cũng mọc như lông chim ưng, móng vua thì giống như móng loài chim chóc”.
Tuy phần ứng nghiệm của giấc chiêm bao đã không xảy ra ngay tức khắc, bản
chiếu chỉ đã tóm lược việc ấy hết sức ngắn gọn, “hết thảy những sự đó đều đến cho vua

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 129


Nê-bu-cát-nết-sa”. Mười hai tháng sau đó, đang khi nhà vua đi dạo trong cung điện mình
tại Ba-by-lôn, một trong các công trình kiến trúc chứng tỏ sự chiến thắng khải hoàn tột
đỉnh của mình, và từ đó nhìn xuống thành phố Ba-by-lôn vĩ đại, lòng kiêu ngạo của Nê-
bu-cát-nết-sa lại vươn đến một đỉnh cao mới khi nhà vua tự hỏi: “Đây há chẳng phải là
Ba-by-lôn mà ta đã dựng, bởi quyền cao cả ta, để làm đế đô ta và làm sự vinh hiển oai
nghi của ta hay sao?” Chắc chắn là đứng trên nóc bằng của cung điện mình, nhà vua đã
nhìn thấy một phong cảnh ngoạn mục. Câu nầy không hề mâu thuẫn với khái niệm của
một số các nhà phê bình bảo rằng thật ra, lúc ấy, Nê-bu-cát-nết-sa không có mặt tại Ba-
by-lôn. Mọi sự đều cho thấy trái lại, những gì mà nhà vua đã nhìn thấy đó dĩ nhiên phải
gây ấn tượng mạnh. Trong nền văn học cổ đại, đã có rất nhiều lần các công trình xây
dựng lớn lao tại Ba-by-lôn được đề cập.
Montgomery nhận thấy phần mô tả nầy của Nê-bu-cát-nết-sa đã khớp đúng với
bối cảnh lịch sử “Bối cảnh và thái độ tự mãn của nhà vua về thành phố Ba-by-lôn huy
hoàng của mình vốn đúng với sự thật của lịch sử hết sức đáng kinh ngạc. Tất cả những
ai nghiên cứu về xứ Ba-by-lôn đều nhớ những lời lẽ đầy kiêu ngạo khi đọc những hồi
ký của chính Nê-bu-cát-nết-sa về việc vua ấy đã sáng tạo thành phố Ba-by-lôn mới, thí
dụ như Grotefeud Cylinder (KB III, 2, p 39) đã viết: “Rồi ta xây cung điện làm trung
tâm cho vương quyền ta, sợi dây liên lạc cho loài người, một chỗ ở để vui chơi” và (East
India House Insor, KB ib, p 25): “Trong Ba-by-lôn, thành phố thân yêu của ta, điều ta
yêu thích là cung điện của ta, ngôi nhà kỳ quan của dân tộc, sợi dây liên lạc của xứ, cung
điện huy hoàng, chỗ ở tráng lệ trong Ba-by-lôn”. Chính ngôn ngữ trong câu chuyện nhắc
cho người ta nhớ lại nguyên ngữ Akkad. Vinh quang của Ba-by-lôn là “thành lớn” (Khải
Huyền 18:1-24) vẫn kích thích lâu dài óc tưởng tượng của những người kể chuyện. Về
tính cách vĩ đại của thành phố ấy dưới mắt một nhà khảo cổ học, thì chúng ta có thể tra
cứu. R.Koldewey: Das wieder erstebende Babylon, 1913 (bản dịch Anh văn Excavations
at Babylon, 1915) với phần mô tả cung điện của Nê-bu-cát-nết-sa, các đền đài, vv...”
Cung điện tại Ba-by-lôn là một trong những nơi cư ngụ chính của Nê-bu-cát-nết-
sa. Các bi ký còn kể ra khoảng 50 dự án xây cất, thường là bằng gạch, thỉnh thoảng là
bằng đá. Trong các kỳ quan mà Nê-bu-cát-nết-sa sáng tạo, có vườn thượng uyển ở

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 130


Semiramis, các “vườn treo” lừng danh được xem như một trong Bảy Kỳ Quan của thế
giới. Các vườn được trồng trên nóc một công trình xây cất, vừa để trang hoàng, vừa
nhằm giữ cho ngôi nhà được mát mẻ vào muà hè. Rất có thể là nó nằm trong tầm nhìn
từ cung điện. Tuy tất cả các cung điện mà nhà vua xây cất đều ở trong thành phố Ba-by-
lôn, còn có nhiều đền thờ được xây cất tại nhiều thành phố khác. Tuy nhiên, tự nó, thành
phố Ba-by-lôn đã được xem là biểu tượng cho quyền thế và sự uy nghi của nhà vua, và
Nê-bu-cát-nết-sa đã không hề tiết kiệm về chi phí và công sức nhằm biến nó thành thành
phố đẹp đẽ nhất thế giới. Nếu các công trình xây cất của một thành phố lớn, với độ lớn,
nghệ thuật kiến trúc, các công viên, các trang thiết bị, đồ sộ huy hoàng là nền tảng thích
đáng để tự hào, thì chúng ta có thể biện hộ cho Nê-bu-cát-nết-sa. Điều mà vua ấy quên
mất, ấy là nếu thiếu đi ý chỉ tể trị của Đức Chúa Trời, thì sẽ không thể có một vật gì
trong các vật đó đứng vững được.
Ngay sau khi lòng kiêu ngạo của nhà vua được diễn tả bằng lời nói vừa thoát ra
khỏi miệng, thì Nê-bu-cát-nết-sa nghe có tiếng từ trời phán rằng: “Hỡi Nê-bu-cát-nết-
sa, đã báo cho ngươi biết rằng, ngôi nước đã lìa khỏi ngươi”. Tiếng phán tiếp tục vạch
rõ cho Nê-bu-cát-nết-sa thế nào nhà vua sẽ bị đuổi khỏi giữa loài người hầu ứng nghiệm
lời tiên tri rằng nhà vua sẽ sống cuộc đời thú vật cho đến khi kỳ hạn đã trọn và nhà vua
sẵn sàng thừa nhận Đức Chúa Trời Chí Cao. Nhà vua lập tức từ tình trạng tỉnh trí bị
chuyển sang tình trạng mất trí mà đó là phản ứng của nhà vua khi bị đuổi ra khỏi cung
điện, để bắt đầu giai đoạn chịu thử thách. Câu 33 thêm vào những điều đã được báo
trước: nhà vua mọc lông như chim ưng, bị bỏ mặc, chẳng ai quan tâm đến, móng tay
móng chân thì trở nên giống như móng các loài chim vậy. Đức Chúa Trời có thể biến
một con người từ địa vị quyền thế, oai nghi tột đỉnh trở thành hèn hạ ngang hàng với thú
vật, nhanh chóng biết bao! Tâm trí sáng suốt cũng như vương quốc huy hoàng của Nê-
bu-cát-nết-sa vốn chỉ do ý chỉ tể trị của Đức Chúa Trời mới có được.
Kinh Thánh giống một bức màn trên phần lớn các chi tiết về Nê-bu-cát-nết-sa
trong giai đoạn chịu thử thách. Rất có thể rằng Nê-bu-cát-nết-sa đã bị giam giữ trong
vườn của cung điện để khỏi bị thiên hạ chọc phá. Tuy chẳng có ai chăm sóc đến nhà vua,
Nê-bu-cát-nết-sa vẫn được bảo vệ, và trong khi nhà vua vắng mặt, các cố vấn mà có lẽ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 131


do Đa-ni-ên lãnh đạo, vẫn tiếp tục chu toàn việc nước. Tuy Kinh Thánh không nói cho
chúng ta biết, nhưng ức đoán rằng chính Đa-ni-ên đã phải hết sức bận rộn với cách đối
xử và bảo vệ cho Nê-bu-cát-nết-sa là điều rất hữu lý. Chắc ông đã cho hội đồng tư vấn
nhà nước biết kết quả mọi việc rồi sẽ ra sao - theo như điềm chiêm bao - và rồi đây, Nê-
bu-cát-nết-sa sẽ tỉnh trí trở lại. Trong vấn đề nầy, Đức Chúa Trời đã khiến hội đồng tư
vấn nhà nước thuận lòng hợp tác, trái hẳn việc vẫn thường xảy ra cho các chính quyền
đời xưa, khi một dấu hiệu nhỏ nhất về sự nhu nhược của các nhà vua xuất hiện, thì họ sẽ
bị ám sát ngay, thật tàn bạo. Dường như số người từng cộng tác với Nê-bu-cát-nết-sa
vốn rất kính trọng nhà vua, và điều đó giúp cho nhà vua rất xuất sắc nầy trở lại được tình
trạng tỉnh trí.
Tuy sự mất trí của nhà vua vốn bị áp đặt một cách siêu nhiên, ta không nên xem
điều đó có gì khác với hậu quả có thể xảy ra nếu tình trạng ấy vốn do các nguyên nhân
tự nhiên đưa đến. Hình thức mất trí trong đó người ta tự cho mình là thú vật và có hành
vi cử chỉ như loài thú vốn không phải là chuyện trước nay không hề có. Keil gọi chứng
bịnh đó là insania zoanthropica.
Trong phần thảo luận về vấn đề nầy, Young gọi chứng bịnh nầy là Boanthropy,
nghĩa là nhà vua tự cho mình là một con bò, và trích dẫn Pusey, bảo rằng tác giả nầy có
sưu tập nhiều dữ kiện liên hệ đến chủ đề ấy. Người lâm vào tình trạng mất trí như thế
trong ý thức nội tâm vẫn không thay đổi bao nhiêu, chỉ có hành vi bề ngoài là hơi bất
thường mà thôi. Young nói: “Pusey đưa ra trường hợp thú vị của Pere Surin, tin rằng
mình bị quỉ ám, nhưng vẫn duy trì được sự thông công với Đức Chúa Trời. Điều có thể
đúng với sự thật là Nê-bu-cát-nết-sa tuy bị ảnh hưởng của chứng bịnh lạ lùng đó, vẫn có
thể ngước mắt lên trời”. Dẫu sao căn bịnh do Đức Chúa Trời áp đặt một cách siêu nhiên
cũng bị cất đi một cách siêu nhiên đúng kỳ hạn.
Raymond Harrison kể lại kinh nghiệm bản thân về một trường hợp hiện đại tương
tự như trường hợp của Nê-bu-cát-nết-sa mà ông quan sát được trong một bệnh viện tâm
thần bên Anh quốc năm 1946, ông viết:
“Nhiều bác sĩ đã trải qua cả một đời hành nghề, nhưng vẫn không gặp một trường
hợp nào như loại đơn phương mất trí (monomania) được mô tả trong sách Đa-ni-ên. Cho

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 132


nên tác giả tự cho là mình đặc biệt gặp may khi được thật sự quan sát một trường hợp
chữa trị chứng boanthropy trong một bệnh viện tâm thần bên Anh quốc vào năm 1946.
Con bệnh tuổi mới chớm đôi mươi, được kể lại là đã được đưa vào viện từ khoảng năm
năm rồi. Các triệu chứng của anh ta đã được thừa nhận là được phát triển thật đầy đủ,
nên việc chẩn đoán được thực hiện ngay và rất dứt khoát. Anh ta có chiều cao và sức
nặng trung bình, có thân hình tốt đẹp và sức khỏe thể chất rất tốt. Các triệu chứng sức
khỏe tâm thần của cậu ta gồm những câu nói có khuynh hướng chống xã hội, và vì lý do
đó, cậu ta ở suốt ngày ngoài trời từ mờ sáng cho đến tối mịt... Công việc quen làm hằng
ngày của cậu ta là đi lang thang vòng quanh các thảm cỏ tuyệt đẹp tô điểm cho khu bệnh
viện âm u, và cậu ta vẫn có thói quen bứt và ăn từng nạm cỏ xanh tử các bồn cỏ của bệnh
viện khi đi dông dài như vậy. Quan sát kỹ thì thấy cậu ta phân biệt cẩn thận cỏ non với
cỏ dại, và khi hỏi những người chăm sóc cho cậu ta, tác giả được cho biết thức ăn của
con bệnh chỉ độc có cỏ xanh trong các bồn cỏ của bệnh viện mà thôi. Cậu ta chẳng bao
giờ ăn các thực phẩm của bệnh viện cùng với những bệnh nhân khác, cậu ta chỉ uống
nước lã... Tác giả có dịp tò mò quan sát cậu ta, và điểm bất thường duy nhất về thể xác
của cậu ta, là tóc thì rất dài và các móng tay thì dày và thô. Nếu không được sự chăm
sóc của bệnh viện, chắc con bệnh sẽ lâm vào tình trạng thể xác y như những điều đã
được ghi lại trong Đa-ni-ên 4:33... Căn cứ vào những gì đã được viết ra đó, dường như
rõ ràng là tác giả Đan 4 đang mô tả thật chính xác một chứng bệnh tâm thần có thể được
xem là có thật, tuy khá hiếm hoi”.
Từng trải của Nê-bu-cát-nết-sa đã được các nhà phê bình ví sánh với “Bài cầu
nguyện của Nabonidus” trong Tài liệu văn học của Henry IV tại Qumran. Bài Cầu
nguyện được giới thiệu là “những lời cầu nguyện mà Nabonidus, vua xứ A-sy-ri và Ba-
by-lôn, là vua vĩ đại, dâng lên...” Bài cầu nguyện mô tả Nabonidus mắc phải một “chứng
bịnh trí mạng do lịnh của Đấng Tối Cao” bắt buộc nhà vua ấy phải sống cô lập trong ốc
đảo Teima tại A-ra-bi suốt một thời gian bảy năm. Người ta kể lại rằng có một nhà tiên
kiến (seer) người Do-thái đã khuyên Nabonidus nên ăn năn thống hối và tôn vinh Đức
Chúa Trời thay vì các thần tượng mà nhà vua thờ phượng trước kia. Vì chỗ giống nhau
giữa phần ký thuật nầy với câu chuyện về Nê-bu-cát-nết-sa, các học giả theo khuynh

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 133


hướng tự do cho rằng sách Đa-ni-ên vốn được viết vào thế kỷ thứ hai, đi đến kết luận
rằng phần ký thuật về Nabonidus chính là tài liệu ký thuật gốc, còn điều mà chúng ta có
trong Đa-ni-ên chỉ là truyền khẩu, đem tên Nê-bu-cát-nết-sa thay cho Nabonidus mà
thôi. Như Frank M.Cross đã diễn tả việc ấy như sau:
“Có đầy đủ lý do để tin rằng tài liệu mới (Bài cầu nguyện của Nabonidus) duy trì
được một hình thức sơ khai hơn câu chuyện (4:1-37) ấy. Mọi người đều biết rõ là
Nabonidus đã giao quyền nhiếp chính toàn vương quốc cho con trai mình là Belshazzar,
để đến sống một thời gian dài tại Teima; trong khi nếu căn cứ vào các dữ kiện ngoài
Kinh Thánh để phê phán, thì Nê-bu-cát-nết-sa đã không hề lìa bỏ ngai vàng. Hơn nữa,
trong truyền thuyết tiếp theo đó về bữa tiệc của Bên-xát-xa, việc đem Nê-bu-cát-nết-sa
để thay thế cho Nabonidus với tư cách là cha Bên-xát-xa (Đa-ni-ên 5:2) là điều có nhiều
gợi ý. Dĩ nhiên là vào một giai đoạn trước đó của truyền khẩu, chu kỳ đó gồm luôn các
truyện tích về Nê-bu-cát-nết-sa ( 1:1-3:30) về Nabonidus (4:1-37) và về Bên-xát-xa (5:1-
31)”.
Các học giả bảo thủ vốn thừa nhận tính cách chân thực của sách Đa-ni-ên là một
tác phẩm của thế kỷ thứ 6 TC, không thấy có gì mâu thuẫn khi chấp nhận sách Đa-ni-ên
chương 4 y như nó đã được viết ra, và “Bài Cầu nguyện của Nabonidus” vốn có một
phần sự thật, tuy là sách ngoại kinh. Thật vậy, như cuộc tranh luận về chương 5 sách
Đa-ni-ên đã làm sáng tỏ, sự kiện Nabonidus từng sống tại Teima một thời gian dài, được
truyền khẩu chứng thực, đã giải thích được khá hợp lý việc tại sao Bên-xát-xa lại được
giao phó nhiệm vụ tại Ba-by-lôn như trong Đan 5. Thiết tưởng chẳng có gì là cần thiết
phải công kích phần ký thuật trong sách Đa-ni-ên để thừa nhận một truyện tích không
được linh cảm liên hệ đến Nabonidus.

4.6 Nê-bu-cát-nết-sa Được Bình Phục (Đa-ni-ên 4:34-37)

“34Đến cuối cùng những ngày đó, ta đây, Nê-bu-cát-nết-sa, ngước mắt lên trời,
trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng
danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 134


đến đời kia. 35Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý
mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và
hỏi rằng: Ngài làm chi vậy? 36Trong lúc đó, trí khôn phục lại cho ta, ta lại được sự vinh
hiển của ngôi nước ta, sự oai nghi chói sáng trở lại cho ta; những nghị viên và đại thần
ta lại chầu ta. Ta lại được lập lên trên ngôi nước, và sự uy nghi quyền thế ta càng thêm.
37Bấy giờ, ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ngợi khen, tôn vinh và làm cả sáng Vua trên trời; mọi
công việc Ngài đều chân thật, các đường lối Ngài đều công bình; và kẻ nào bước đi kiêu
ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống”.
Tuy phần thuật sự trước đây được viết theo ngôi thứ ba, bây giờ, Nê-bu-cát-nết-
sa trở lại với ngôi thứ nhất trong phần ký thuật. Nhà vua ghi lại thế nào mình đã ngước
mắt lên trời, và trí khôn đã được phục hồi cho nhà vua. Hai sự việc nầy đã xảy ra đồng
thời hay việc nầy là nguyên nhân của việc kia, thì sách không chép rõ, nhưng ngước mắt
lên trời rất có thể là bước đầu tiên chứng tỏ Nê-bu-cát-nết-sa thừa nhận Đức Chúa Trời
của các từng trời nên có được cái nhìn lành mạnh về tình hình toàn diện. Phản ứng ngay
tức khắc của Nê-bu-cát-nết-sa là dâng lên lời ca tụng Đức Chúa Trời, Đấng mà nhà vua
thừa nhận là “Rất Cao”. Sách không nói rõ là việc ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với
đức tin của vua ấy vào các thần khác, nhưng ít nhất cũng mở đường cho việc Nê-bu-cát-
nết-sa đã đặt đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên.
Trong khi ca tụng, tôn vinh Đức Chúa Trời, nhà vua gán cho Ngài phẩm chất là
sống đời đời, cầm quyền tể trị đời đời, và lãnh đạo vương quốc từ đời nầy qua đời kia.
Các phẩm chất đời đời và cầm quyền tể trị đó vốn vượt xa những gì nhà vua đã gán cho
các thần của Ba-by-lôn. Vì cớ quyền tể trị của Ngài, Đức Chúa Trời có thể xem toàn dân
trên đất như không có, Ngài có quyền làm bất cứ việc gì tùy ý, dầu là trên trời hay dưới
đất, và không ai có thể ngăn chặn tay Ngài lại hay hỏi rằng: “Ngài làm chi vậy?” Ngay
khi vua thốt lên những lời đó về Đức Chúa Trời, thì trí khôn trở lại với nhà vua. Chắc
các cố vấn vẫn thường xuyên theo dõi nhà vua và ngay khi thấy có sự thay đổi, thì liền
có phúc trình. Họ lập tức tìm cách đặt nhà vua trở lại với địa vị được tôn trọng xưa kia.
Rõ ràng là việc chuyển quyền đã xảy ra hầu như tức khắc, và một lần nữa, Nê-bu-cát-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 135


nết-sa lại được tôn cao trên vương quốc của mình. Chính tại địa vị nầy mà nhà vua đã
ban hành bản chiếu chỉ để công khai thú nhận nội dung của nó.
Nê-bu-cát-nết-sa kết luận bản chiếu chỉ bằng việc ca tụng và thờ phượng “Vua
trên trời” mà nhà vua mô tả là “mọi công việc Ngài đều chân thật, các đường lối Ngài
đều công bình, và kẻ nào bước đi kiêu ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống”. Từng trải của
Nê-bu-cát-nết-sa đã đem đến một bài học thuộc linh hết sức rõ ràng là cả đến kẻ cầm
quyền cao cả nhất trên đất nầy cũng hoàn toàn bị lệ thuộc quyền tể trị của Đức Chúa
Trời. Montgomery đã tóm tắt cả chương sách nầy thật ngắn gọn: “Nê-bu-cát-nết-sa chịu
thần phục Đấng vốn là Vua trên trời và trên vương quốc của loài người”.
Cuộc tranh luận chẳng hay Nê-bu-cát-nết-sa có thật sự được cứu theo ý nghĩa
thuộc linh hay không, vẫn chưa được giải quyết. Các nhân vật thật xứng đáng như Calvin,
Hengstenberg, Pusey và Keil đều tin rằng đã không có chứng cứ đầy đủ. Tuy nhiên, như
Young và nhiều người khác đã vạch rõ, đã có rất nhiều bằng cớ chứng minh cho sự tiến
bộ thuộc linh của Nê-bu-cát-nết-sa, mà tuyệt đỉnh là chương 4 ( 2:47; 3:28; 4:34-35). Đã
có rất ít thắc mắc trong việc nhà vua thừa nhận Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên là Đấng
cầm quyền tể trị vô sở bất năng trên toàn vũ trụ (4:34, 35, 37). Việc nhà vua ban hành
một chiếu chỉ có phần nào chứng tỏ sự hạ mình xuống so với sự kiêu ngạo của nhà vua
và việc nhà vua chịu nhục để thừa nhận quyền lực của Đức Chúa Trời mà vua gọi là
“Vua trên trời” (4:37) có thể cho chúng ta một phần nào cơ sở để tin rằng Nê-bu-cát-nết-
sa đã thật sự ăn năn trở lại đạo. Nếu vào mọi thời đại vẫn có một số người được cứu tuy
chưa hoàn toàn có được viễn ảnh đức tin, hay chưa hiểu được trọn vẹn nội dung của
những điều mình tin tưởng, thì rất có thể rằng Nê-bu-cát-nết-sa đã được liệt vào số các
thánh đồ.
Trong chương 4, Nê-bu-cát-nết-sa đã đạt được một trình độ minh mẫn thuộc linh
mới mẻ. Trước từng trải bị mất trí, những lời xưng nhận của vua vốn rất gần với một kẻ
ngoại đạo, mà đa thần chủ nghĩa cho phép thêm vào các thần mới như 2:47; 3:28, 29 đã
minh thị. Giờ đây, rõ ràng là Nê-bu-cát-nết-sa chỉ thờ duy nhất một mình Vua trên trời
mà thôi. Vì lý do đó, bản tiểu sử tự viết của vua ấy quả thật rất đáng chú ý và phản ảnh
sự thành công đầy hiệu quả của ảnh hưởng của Đa-ni-ên trên nhà vua, và rất có thể là

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 136


nhờ hằng ngày Đa-ni-ên đều cầu nguyện cho nhà vua. Chắc chắn rằng Đức Chúa Trời
chẳng tây vị ai cả, và có quyền cứu rỗi kẻ có địa vị cao cả và có thế lực trên đời nầy,
cũng như cứu rỗi kẻ thấp hèn vậy.

CHƯƠNG 5: BỮA TIỆC CỦA BÊN-XÁT-XA VÀ BA-BY-LÔN THẤT THỦ

Gần 70 năm trôi qua kể từ các biến cố của chương 1 sách Đa-ni-ên. Nê-bu-cát-
nết-sa đã thăng hà năm 562 TC. Đa-ni-ên không ghi lại các vua nối ngôi tiếp sau Nê-bu-
cát-nết-sa, còn sách vở ngoài Kinh Thánh thì có phần nào khá lộn xộn. Một phần ký
thuật khả dĩ chấp nhận được của Berosus trong quyển sách thứ ba của ông và được tìm
thấy trong một mảnh tàn thư mà Josephus còn giữ được, tóm tắt giai đoạn lịch sử nằm
giữa lúc Nê-bu-cát-nết-sa băng năm 562 TC và năm Ba-by-lôn thất thủ vào 539 TC.
Theo Berosus thì Nê-bu-cát-nết-sa thăng hà sau 43 năm trị vì và được con trai
vua là Ê-vinh Mê-rô-đác nối ngôi. Vị vua nầy cai trị rất độc đoán và phóng túng, nên đã
bị Neriglisar ám sát sau khi chỉ trị vì được hai năm. Neriglisar chiếm lấy ngôi vua suốt
bốn năm tiếp theo đó. Khi vua nầy băng thì con trai vua là Laborosoarchod bấy giờ chỉ
là một cậu bé, cai trị được ba tháng cho đến khi có mưu phản, và kết quả là ấu vương đã
bị đập chết. Bọn phản loạn đưa Nabonidus là một người trong nhóm lên ngôi và trị vì
được 17 năm trước khi bị Si-ru người Ba-tư đánh bại. Nabonidus bỏ Ba-by-lôn trốn sang
Borsippa, nhưng bị bắt buộc phải đầu hàng Si-ru. Nabonidus được cho phép sinh sống
tại Carmania cho đến ngày qua đời, nhưng không được phép trở về xứ Ba-by-lôn.
“Văn bản thật sự của Berosus như sau: “Sau khi bắt đầu xây bức tường thành như
tôi đã nói, Nabuchodonosor lâm bệnh và thăng hà sau khi đã trị vì được 43 năm, và nước
được chuyển sang cho con trai vua là Ê-vinh Mê-rô-đác. Vua nầy cai trị cách độc đoán
và phóng túng, trở thành nạn nhân của một mưu phản, bị ám sát bởi anh rể là Neriglisar,
sau khi trị vì được hai năm. Sau khi vua ấy băng, Neriglisar, kẻ đã ám sát vua, lên nối
ngôi và cai trị bốn năm. Con trai vua ấy, Laborosoardoch - chỉ là một cậu bé - chiếm
ngôi được chín tháng, thì vì tình trạng đồi trụy, nên bị ám sát do một cuộc mưu phản
chống lại vua ấy, và các ấu vương bị các bạn mình đập chết. Sau khi vua ấy bị ám sát,
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 137
một hội đồng được triệu tập và mọi người đồng ý trao vương quốc cho Nabonidus, là
một người Ba-by-lôn trong đảng của họ. Trong thời trị vì của vua nầy, các vách thành
tuyệt đẹp được xây lên liền nhau nằm vắt ngang con sông, bằng gạch và ô dước
(bitumen). Năm thứ 17 đời trị vì của vua ấy, Si-ru từ Ba-tư kéo một đạo quân lớn đến,
và sau khi chế phục được phần còn lại của vương quốc, đã tiến thẳng về Ba-by-lôn. Kinh
hoàng vì quân Si-ru kéo đến, Nabonidus dẫn quân mình ra chận đánh và bị thua, bèn
chạy trốn với một số ít người theo, đến giam mình tại thị trấn Borsippa. Si-ru chiếm Ba-
by-lôn và sau khi truyền lịnh san bằng các vách phía ngoài của thành phố, vì bức tường
ấy có hình dạng rất khủng khiếp, đáng sợ, liền tiếp tục kéo quân đến vây Borsippa.
Nabonidus qui hàng ngay mà không chống cự gì cả, nên được Si-ru đối xử rất nhân đạo,
chỉ truất ngôi vua ấy khỏi xứ Ba-by-lôn, nhưng cho xứ Carmania để cư trú. Tại đó,
Nabonidus sống những ngày còn lại của cuộc đời mình, rồi cũng qua đời ở đó” (Flavius
Josephus “Against Apion" trong Josephus I 221-25).
Phần ký thuật của Berosus được Josephus giữ lại đó đã được các chứng cứ khác
hậu thuẫn cho, chẳng hạn như một mảnh tàn thư ngắn của Abydenus, được Eusebius lưu
giữ.
Trước khi phát giác được cây tháp hình trụ của Nabonidus, người ta không tìm được
trong số các tài liệu văn học ngoài Kinh Thánh một dấu vết nào ghi chép về Bên-xát-xa
mà sách Đa-ni-ên tuyên bố là vua Ba-by-lôn. Do đó, các nhà phê bình tính cách chân
thực và sử tính của sách Đa-ni-ên được tự do để thắc mắc rằng chẳng hay một nhân vật
như vậy đã có thật hay không. Từ ngày công trình nghiên cứu của Raymond Dougherty
liên hệ đến Nabonidus và Bên-xát-xa được công bố, căn cứ trên cây tháp hình trụ của
Nabonidus và nhiều nguồn tài liệu khác nữa, thì người ta không còn cơ sở để đặt vấn đề
về sử tính tổng quát của Bên-xát-xa nữa, mà chỉ còn có các chi tiết trong phần ký thuật
của Kinh Thánh chưa được các nguồn tài liệu ngoại kinh chứng thực, là còn bị các nhà
phê bình công kích mà thôi. Montgomery nhấn mạnh rằng câu chuyện ấy “không có thật
trong lịch sử” (unhistorical) nhưng “tuy nhiên, có hàm chứa những điều có thật khiến
người ta nhớ lại lịch sử có thật”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 138


Mặt khác, có một học giả rất thận trọng là Edward J.Young lại nhấn mạnh: “Từ
lâu nay, lý lịch của Bên-xát-xa vốn là một điều khó khăn cho các nhà giải kinh. Có người
đã phủ nhận sử tính của vua ấy... Tuy nhiên, giờ đây, tên vua ấy đã xuất hiện trong các
tài liệu tiết hình tự, và sử tính của vua ấy không còn bị đặt thành vấn đề nữa. Đây là điểm
đầu tiên mà chương sách nầy phô bày tính cách chính xác đáng ghi nhận của nó”. Vì cớ
tầm hạn quá rộng rãi của công tác sưu tầm tra cứu và rất nhiều điều khác nhau đã được
phát giác, cuộc tranh cãi về Bên-xát-xa đã trở thành một trong những vấn đề phức tạp
nhất trong toàn quyển sách, nhưng chính vấn đề về Bên-xát-xa thì tương đối đơn giản:
Bên-xát-xa có quả thật làm vua Ba-by-lôn và đã bị giết ngay trong đêm Ba-by-lôn bị
đánh chiếm hay không?
Giải pháp của vấn đề nầy tùy thuộc phần lớn vào các tiền đề mà các học giả đã
đặt ra khi bàn đến nó. Những nhà phê bình tính cách chân thực và chính xác của sách
Đa-ni-ên, nhất là những người ghen tị, muốn chứng minh rằng tác giả sách ấy vốn sống
vào thế kỷ thứ hai, đã làm việc trên cái tiền đề là nhất định Đa-ni-ên đã sai lầm, cho đến
khi nào người ta có thể chứng minh ngược lại. Ở đây, việc thảo luận bị chìm mất trong
cái mê hồn trận của nhiều sự kiện mâu thuẫn nhau của nền văn học ngoài Kinh Thánh
có liên hệ đến vấn đề, mà chính các nhà phê bình lại bất đồng ý kiến với nhau. Tuy
những phần ký thuật như thế rõ ràng là thiếu chính xác và giởi lắm thì cũng chỉ là một
mảnh vụn vặt nào đó của một tàng(?) thư, luận cứ của các nhà phê bình là không hề có
một Bên-xát-xa, bởi vì tên vua ấy không thấy có trong bất kỳ một tài liệu ký thuật cổ
nào cả. Tuy nhiên, sơ sót đó đã được cứu vãn sau nầy, như đã được đề cập ở phần trên,
như việc phát giác được tên Bel-shar-usur (Bên-xát-xa) trên các tháp hình trụ, vua ấy
được gọi là con trai của Nabonidus. Các nhà phê bình, vì phải từ bỏ lập trường trước đó
của họ rằng không hề có một nhân vật như thế, bây giờ lại tập trung tấn công vào sự kiện
từ ngữ “vua” không xuất hiện liên hệ với Bên-xát-xa trong bất kỳ một phần ký thuật hiện
có nào về Ba-by-lôn. Việc xác định được Nabonidus là cha của Bên-xát-xa, hay ít ra
cũng là cha đỡ đầu, đã triệt phá được phần lớn các phản bác của các nhà phê bình, tuy
Rowley trong một cuộc tranh luận dai dẳng vẫn khăng khăng chủ trương rằng gọi Bên-
xát-xa là vua “nhất định nói lên một sai lầm lịch sử trầm trọng”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 139


Tuy nhiên, từ Rowley trở về sau, thì cả đến các học giả tự do đều có khuynh
hướng thừa nhận cách giải nghĩa rằng Bên-xát-xa đã cầm quyền nhiếp chính cho cha
mình là Nabonidus. Chẳng hạn như Norman Porteus, viết: “Mặt khác, người ta đã biết
được rằng Bên-xát-xa là một nhân vật lịch sử, con trai của nhà vua Ba-by-lôn cuối cùng
là Nabonidus, làm nhiếp chính tại Ba-by-lôn nhiều năm trước khi nó thất thủ, trong khi
cha ông ta vắng mặt, vì đến ốc đảo Teima ở A-ra-bi”. Như vậy, Bên-xát-xa có thể đã bắt
đầu nhiếp chính khoảng năm 553 TC, khi Nabonidus đi Teima. Chẳng những phần ký
thuật trong sách Đa-ni-ên, mà cả đến các chứng cứ, bên ngoài, hiện nay cũng đầy đủ để
hậu thuẫn cho câu kết luận rằng Bên-xát-xa làm nhiếp chính hầu như không còn có thể
dị nghị gì được nữa. Đây là một thí dụ khác nữa về việc thế nào các phản bác phê bình
chỉ căn cứ vào việc thiếu tài liệu bên ngoài để thường xuyên đánh đổ, khi chưa có đầy
đủ bằng chứng hiển nhiên.
Chứng cứ phụ thêm rằng Nabonidus đang ở xa Ba-by-lôn trong đêm được mô tả
ở Đan 5, được cung cấp do một mảnh tàng thư của Berosus đã trích dẫn ở phần trên,
vạch rõ Nabonidus đã từ giã Ba-by-lôn chỉ để bị bại trận và trốn sang Bersippa. Việc
nầy có thể nằm trong cái tiền đề là tuy thường xuyên sinh sống tại Teima, Nabonidus đã
trở về thăm lại Ba-by-lôn ngay trước khi Ba-by-lôn bị vây; vua ấy đã ra trận trước khi
Ba-by-lôn thực sự bị vây, và đã bị đánh bại, do đó, đã để cho quân đội Ba-tư vây hãm
Ba-by-lôn. Trong hoàn cảnh như vậy, dĩ nhiên Bên-xát-xa sẽ là vua Ba-by-lôn trong lúc
cha mình vắng mặt. Các vấn đề về mối liên hệ của vua ấy phải được xét ngay tại chỗ khi
chú giải, kể cả việc rất có thể rằng mẹ của Bên-xát-xa vốn là một con gái của Nê-bu-cát-
nết-sa, thuộc về hoàng tộc, còn Nabonidus thì không phải. Thật ra, rất có thể có rất nhiều
điều như vậy trong phần ký thuật của Đa-ni-ên mà chứng cứ hiển nhiên kể trên có thể
hậu thuẫn cho, khiến những phản bác như giông bão kia đều khó được xem là nghiêm
túc.

5.1 Bữa Tiệc Của Bên-Xát-Xa Để Tôn Vinh Các Thần Của Ba-by-lôn (Đa-ni-ên
5:1-4)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 140


“1Vua Bên-xát-xa dọn tiệc lớn đãi một ngàn đại thần mình, và vua uống rượu
trước mặt họ. 2Vua Bên-xát-xa đang nhấm rượu, truyền đem những khí mạnh bằng vàng
và bạc mà vua Nê-bu-cát-nết-sa, cha mình, đã lấy trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, hầu
cho vua và các đại thần, cùng các hoàng hậu và cung phi vua dùng mà uống. 3Người ta
bèn đem đến những khí mạnh bằng vàng đã lấy từ trong đền thờ của nhà Đức Chúa Trời,
tại Giê-ru-sa-lem; và vua cùng các đại thần, các hoàng hậu và cung phi mình dùng mà
uống. 4Vậy họ uống rượu và ngợi khen các thần bằng vàng, bằng bạc, bằng đồng, bằng
sắt, bằng gỗ và bằng đá”.
Chừng 70 năm đã trôi qua từ ngày thành Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm, như đã
được ghi lại trong Đan 1. Trong lời giải nghĩa pho tượng ở chương 2, Đa-ni-ên đã tiên
báo cho Nê-bu-cát-nết-sa “sau vua sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua” (Đa-
ni-ên 2:39). Bây giờ, trong Đan 5 nầy, lời tiên tri ấy sắp ứng nghiệm. Sau từng trải khiến
Nê-bu-cát-nết-sa phải hạ mình xuống trong chương 4, là sự thăng hà của vua ấy tiếp theo
đó vào năm 562 TC. Gần 23 năm nữa lại trôi qua giữa chương 4&5. Trong giai đoạn
nầy, một số các vua đã nối ngôi Nê-bu-cát-nết-sa. Theo Berosus, thì người nối ngôi cho
Nê-bu-cát-nết-sa là con trai vua ấy, Ê-vinh Mê-rô-đác, cũng còn được biết dưới cái tên
là Amel-Marduk, bị giết năm 560 TC. Nối ngôi vua nầy là Neriglisar, cũng được gọi là
Nergal-shar-usur, con rể của Nê-bu-cát-nết-sa, vua ầy băng bởi một cái chết tự nhiên
vào năm 556 TC. Nối ngôi vua nầy là Laborosoarchad cũng được biết bằng tên Labashi-
Marduk, cháu nội của Nê-bu-cát-nết-sa, bị ám sát sau không đầy một năm trị vì.
Nabonidus lên ngôi năm 556 TC, trị vì cho đến năm 539 TC, rồi bị người Mê-đi đánh
bại. Tốt nhất là chúng ta nên nhận diện Bên-xát-xa như con trai vua nầy, mà mẹ ông ta
có thể hoặc là một hoàng hậu hay một con gái của Nê-bu-cát-nết-sa, do đó, đã củng cố
thêm cho việc Nabonidus đòi hỏi ngôi báu. Điều nầy giải nghĩa tại sao Bên-xát-xa được
kể là người thuộc dòng dõi Nê-bu-cát-nết-sa và được đề cao làm nhiếp chính, cùng trị vì
với Nabonidus. Tuy có nhiều cách giải thích khác nữa, và nhiều niên đại khác, sự nối
tiếp nhau để trị vì và cách nhận diện các nhân vật như trên đây, có lẽ là đúng nhất, hợp
lý nhất. Đa số các nhà giải kinh không đồng ý với Keil, là người nhận diện Bên-xát-xa
là Ê-vinh Mê-rô-đác, mà thiên nhiều hơn về cách nhận diện vua ấy là một con trai của

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 141


Nabonidus, căn cứ trên một chứng cứ về sau nầy, vốn chưa có vào thời của Keil. Cách
nhận diện của Leupold vốn thỏa đáng hơn.
Trong một phần tư thế kỷ trôi qua giữa chương 4&5, thì những mặc khải đầy đủ
hơn đã được nêu ra trong các chương 7&8 xuất hiện. Chương 7 được mặc khải cho Đa-
ni-ên “năm đầu, đời vua Bên-xát-xa, nước Ba-by-lôn” (Đa-ni-ên 7:1), còn khải tượng về
con chiên đực và con dê đực trong chương 8 thì xảy ra “năm thứ ba, đời vua Bên-xát-
xa” (Đa-ni-ên 8:1). Do đó, theo Đa-ni-ên, thì số thông tin được thể hiện trong hai khải
tượng nầy vốn được Đa-ni-ên nhận biết trước biến cố của chương 5 mà theo thứ tự thời
gian, thì xảy ra sau các chương 7&8. Nếu Bên-xát-xa bắt đầu trị vì năm 553 TC lúc
Nabonidus đang đến Teima, thì các khải tượng của hai chương 7&8 đã thật sự xảy ra
khoảng 12 năm trước các biến cố của chương 5.
Câu 1 của chương 5 giới thiệu sự kiện Bên-xát-xa, với tư cách vua Ba-by-lôn,
thết một đại tiệc để khoản đãi 1000 đại thần cùng các phu nhân của họ. Việc một đại tiệc
như vậy được một nhà vua như Bên-xát-xa tổ chức, vốn chẳng có gì lạ cả. Leupold kể
lại một sử gia cổ đại là Ktesias cho biết các vua Ba-tư thường nổi tiếng là có nhựng bữa
ăn chung với 15.000 người. M.E.Mallowan có nói đến bữa đại tiệc mà Ashusnasirpal II
khoản đãi 69.574 thực khách lúc vua nầy làm lễ khánh thành kinh đô mới là thành phố
Calad (Nim-rốt) năm 879 TC.
Tuy độ lớn của buổi dạ tiệc chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên, hoàn cảnh của nó
lại rất bất thường. Nếu phải xây dựng lại phần bối cảnh thì trước đó, Nabonidus đã phải
rời khỏi Ba-by-lôn để kéo quân đánh người Mê-đi và Ba-tư và đã bị bắt. Cả vùng lãnh
thổ chung quanh thành phố Ba-by-lôn và các tỉnh lân cận cũng đều bị chiếm đóng. Chỉ
còn Ba-by-lôn với các vách thành khổng lồ và kiên cố của nó là còn nguyên. Rất có thể
là nhằm tái khẳng định đức tin của họ vào các thần của Ba-by-lôn và để khoe khoang
lòng dũng cảm của chính họ, mà nhà vua đã truyền lịnh tổ chức một đại lễ như vậy. Câu
“vua cùng các đại thần...uống rượu” cho thấy rất có thể là Bên-xát-xa đang đứng trên
một bệ cao hơn các khách mời khác, và hướng dẫn họ nâng chén chúc mừng các thần.
Do sự kích thích của men rượu, Bên-xát-xa bỗng nghĩ đến chuyện đem các khí mạnh
bằng vàng bằng bạc cướp được trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem của Nê-bu-cát-nết-sa gần

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 142


70 năm trước đó ra dùng. Ngụ ý trong câu “đang nhấm rượu” là nếu lúc ấy mà Bên-xát-
xa tỉnh trí, chắc nhà vua đã không mắc phải hành động phạm thánh ấy.
Cách luân phiên nhau để uống rượu là đặc điểm của người Ba-by-lôn, cũng phổ
biến giữa nhiều dân tộc khác, như người Ba-tư. Athenaeus trích dẫn Heracleides người
Cumae tác giả “Sử ký Ba-tư”, có mô tả chỉ tiết thói quen uống rất nhiều rượu sau bữa
ăn. Sự xa xí trong cả việc ăn và uống cũng được Athenaeus minh họa khi mô tả các bữa
ăn của những người Ba-tư thuộc giới thượng lưu như sau: “Vì hàng ngàn súc vật bị giết
thịt hằng ngày cho nhà vua; súc vật nầy gồm có ngựa, lạc đà, bò, lừa, hươu, nai, và phần
lớn các súc vật nhỏ hơn khác nữa; nhiều loại chim cũng bị ăn thịt gồm có chim trĩ A-ra-
bi, mà phần lớn là ngỗng, gà”.
Người ta đã nói rất nhiều đến câu đề cập liên hệ giữa Bên-xát-xa với Nê-bu-cát-
nết-sa, được câu 2 mô tả là “cha mình” và cả Keil cũng chịu ảnh hưởng của những lời
bàn tán ấy để cho rằng Bên-xát-xa là con trai ruột của Nê-bu-cát-nết-sa. Dĩ nhiên, việc
ấy không phải là hoàn toàn không thể có được, vì như Leupold chứng minh, rất có thể
là Nabonidus đã lấy một vợ góa của Nê-bu-cát-nết-sa, vốn đã có một con trai với Nê-
bu-cát-nết-sa, và sau đó, được Nabonidus thừa nhận và củng cố thêm địa vị cho bằng
cách đưa lên ngôi báu. Vì Nabonidus lên ngôi năm 556 TC, chỉ sáu năm sau khi Nê-bu-
cát-nết-sa băng, và rất có thể lúc ấy Bên-xát-xa ít nhất cũng được hơn 10 tuổi lúc Nê-
bu-cát-nết-sa thăng hà - nếu muốn cho ông ta đủ lớn để làm nhiếp chính đồng trị với
Nabonidus năm 553 TC - thì rất có thể Bên-xát-xa là con trai ruột của Nê-bu-cát-nết-sa
và mẹ vua ấy đã lấy Nabonidus sau khi Nê-bu-cát-nết-sa băng hà. Tuy nhiên, điều nầy
chỉ là phỏng đoán, và có lẽ tự nhiên hơn, thì phải xem Bên-xát-xa là một con trai của
chính Nabonidus.
Tuy lý lịch chính xác của Bên-xát-xa có thể cứ được tiếp tục tranh luận, đã có
đầy đủ sự kiện để hậu thuẫn cho việc Đa-ni-ên gọi Bên-xát-xa là vua. Từ ngữ “cha” có
thể thay thế cho “ông” như Pusey vạch rõ: “Cả trong tiếng Hi-bá-lai lẫn tiếng Canh-đê,
đều không có từ nào để chỉ 'ông' hay 'cháu'. Tổ tiên vẫn được gọi là 'các cha' hay 'các
cha của các cha'. Nhưng 'ông' hay 'người trước cha' thì không bao giờ được gọi là 'cha
của các cha' mà chỉ được gọi là 'cha' mà thôi.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 143


Các khí mạnh đã được biệt riêng ra thánh cướp từ đền thờ Giê-ru-sa-lem dường
như đã không hề được sử dụng như các vật dụng thiếng liêng trong thời của Nê-bu-cát-
nết-sa, cho đến khi có bữa đại tiệc nầy. Bây giờ thì các khí mạnh thánh ấy được phân
phát cho đám dông và được dùng để uống rượu. Câu 2 kể lại “vua và các đại thần, cùng
các hoàng hậu và cung phi vua dùng mà uống”, rồi sự kiện nầy còn được nhắc lại trong
câu 3, nơi chỉ có các khí mạnh bằng vàng là được đề cập mà thôi (Bản RIV theo bản
Vulgate, thêm trong câu 3 'và bằng bạc'). Hành động phạm thánh nầy là một cử chỉ tôn
giáo, nhằm tôn vinh các thần của Ba-by-lôn, được đề cập theo thứ tự ngày càng kém
quan trọng hơn, là “các thần bằng vàng, bằng bạc, bằng đồng, bằng sắt, bằng gỗ và bằng
đá”. Vấn đề Bên-xát-xa vốn biết rõ đặc tính phạm thượng của hành động của mình đã
được 5:13, 22 vạch rõ. Vua ấy vốn biết Đa-ni-ên và biết lịch sử của từng trải của Nê-bu-
cát-nết-sa bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Có người nhận thấy rằng trong số sáu vật liệu
được đề cập có việc nói bóng về “con số của thế gian có thể đưa tới việc bị trừng phạt
vì chống lại Đức Chúa Trời”. Trong nguyên văn, các thần bằng vàng và bằng bạc được
phân cách với nhau bằng liên tự “và” vốn không có trong cách liệt kê các thần bằng
đồng, sắt, gỗ và đá, dường như có hai hạng “thần” khác nhau vậy. Cách phân biệt nầy
đã được Keil hậu thuẫn.
Sự tự kiêu về các thần của họ có thể vốn đã được họ khoe khoang bằng vẻ nguy
nga tráng lệ của chính thành phố Ba-by-lôn, được giải thích là chứng cứ hiển nhiên về
quyền năng của các thần của họ. Herodotus có một phần ký thuật rạng ngời về Ba-by-
lôn là một đài kỷ niệm cho thiên tài của Nê-bu-cát-nết-sa và chắc chắn vốn là nguồn gốc
của phần lớn những gì mà tất cả người Ba-by-lôn vẫn tự hào. Theo Herodotus thì Ba-
by-lôn rộng khoảng 14 dặm vuông, với vách thành phía ngoài dày gần 30 mét (87 feet)
và cao hơn 100m (350 feet) có một trăm cửa lớn bằng đồng cho các vách thành. Một hệ
thống vách trong và vách ngoài thành với một hào nước nằm giữa, khiến cho thành phố
hết sức an toàn. Các vách thành vốn dày và vững chắc đến nỗi các chiến xa có thể diễn
hành theo hàng tư chung quanh mặt thành. Herodotus vẽ ra hàng mấy trăm tháp canh tại
những khoảng cách thích hợp vượt cao thêm 30m (100 feet) tính từ mặt trên tường thành.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 144


Các nhà giải kinh hiện đại cho rằng các hình ảnh của Herodotus đã được phóng
đại quá đáng, với các kích thước thật sự chỉ là khoảng một phần tư những gì Herodotus
rêu rao đó mà thôi. Dường như vách thành phía ngoài chỉ có chu vi là 17 dặm, thay vì
khoảng 56 dặm như Herodotus đã nói, với các tháp canh và các cửa ít hơn rất nhiều và
cả đến tháp canh cũng không cao hơn 30m. Tuy các kích thước có thể bị đặt thành vấn
đề để thắc mắc, vẻ nguy nga tráng lệ của thành phố ấy vốn không hề bị phóng đại nghiêm
trọng.
Sông lớn Ơ-phơ-rát chảy qua giữa thành phố nói chung là theo hướng Bắc Nam
và được các vách thành viền hai bên bờ để bảo vệ cho thành phố khỏi bị tấn công từ phía
con sông. Bên trong các vách thành ấy là những đại lộ, công viên và cung điện đẹp đẽ.
Nhiều đường phố được phóng thật ngay thẳng, với các tòa nhà cao ba, bốn tầng. Trong
số các công trình xây dựng ấy, có đền thờ thần Ben với kiến trúc tán từng (?) và cung
điện nguy nga của nhà vua, thật ra là những công trình xây cất phức tạp hiện đã được
khai quật. Một chiếc cầu to được bắc ngang sông Ơ-phơ-rát, nối liền khu vực phía Đông
với khu vực phía Tây hay khu vực mới của thành phố. Vè sau, cây cầu bị thay thế bằng
một đường hầm mà Diodorus có đề cập. Các “vườn treo” lừng danh của Ba-by-lôn vốn
rộng lớn đủ đề được trồng cây trong đó.
Tuy Ba-by-lôn vốn chỉ được khai quật một phần với một phần nhỏ của thành phố
nguyên thủy được phục chế hệ thống các gò đất cao đánh dấu thành phố hiện nay đã ít
nhiều cho thấy các giới hạn của nó. Các công trình khảo cổ học bị khiến trở thành phức
tạp hơn vì con sông Ơ-phơ-rát đã bị đổi dòng chảy, và một mực nước cao hơn, nhưng
người ta đã phát giác được hơn 10.000 bảng có viết chữ.
Về nhiều phương diện, Ba-by-lôn là một trong những thành phố thần kỳ nhất của
thế giới cổ đại vì cớ vẻ đẹp và nghệ thuật kiến trúc của nó, và vì cớ tính cách an toàn của
các vách thành và các công sự phòng thủ rộng dày và kiên cố của nó. Thật khó cho người
Ba-by-lôn tin được rằng cả đến các quân đội Mê-đô và Ba-tư đã vây hãm thành phố yêu
dấu của họ lại có thể phá vỡ các hệ thống phòng thủ hay làm cạn kiệt được các kho lương
thực của họ vốn được thiết lập với ý đồ cầm cự nhiều năm với một cuộc bao vây. Niềm

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 145


tin của họ vào các thần mình còn được nâng cao thêm bằng lòng tin vào chính thành phố
của họ nữa.

5.2 Bàn Tay Viết Trên Tường (Đa-ni-ên 5:5-9)

“5Chính giờ đó, có những ngón tay của bàn tay người hiện ra, viết trên vôi tường
cung vua, đối ngay chỗ để chân đèn, và vua trông thấy phần bàn tay đó đương viết. 6Bấy
giờ vua biến sắc mặt, các ý tưởng làm cho vua bối rối; các xương lưng rời khớp ra, và
hai đầu gối chạm vào nhau. 7Vua kêu lớn tiếng truyền với các thuật sĩ, người Canh-đê,
và thầy bói đến. Đoạn, vua cất tiếng và nói cùng những bác sĩ của Ba-by-lôn rằng: Ai
đọc được chữ nầy và giải nghĩa ra cho ta, thì sẽ được mặc màu tía, được đeo vòng vàng
vào cổ, và được dự bậc thứ ba trong việc chính trị nhà nước. 8Bấy giờ hết thảy bác sĩ
của vua đều vào; nhưng họ không đọc được chữ, cũng không thể cắt nghĩa cho vua được.
9Vua Bên-xát-xa lấy làm bối rối lắm; sắc mặt người đổi đi; các quan đại thần đều bỡ
ngỡ”.
Đang khi bữa tiệc tiếp diễn với cảnh uống rượu và tiếng reo hò đề cao các thần
của Ba-by-lôn, thình lình có những ngón tay của một bàn tay người xuất hiện, viết lên
mặt tường vôi của cung điện. Khung cảnh khiến mọi người phải chú ý ngay lập tức, vì
người ta chỉ thấy co các ngón của một bàn tay đang viết chữ mà thôi.
Trong các đống đổ nát của cung điện Nê-bu-cát-nết-sa, các nhà khảo cổ học đã
phát giác được một phòng thiết triều rộng non 20m và dài độ 60m (56 x 173 feet) có lẽ
là nơi đã xảy ra bữa dạ tiệc. Vào khoảng giữa bức tường dài đối diện cửa vào, có một
chỗ lấn vào vách, rất có thể là phía trước đó vốn là chỗ cho nhà vua ngồi. Điều đáng ghi
nhận là ngay phía sau chỗ lõm vào vách đó được tô bằng vôi trắng như Đa-ni-ên đã mô
tả, chắc là một bối cảnh rất tốt để có thể viết lên như thế.
Nếu cần hình dung lại khung cảnh, rất có thể rằng bữa dạ tiệc đã được soi sáng
bằng những cây đuốc, chẳng những tạo ra một làn khói mờ, nhưng ánh sáng cũng chỉ đủ
soi sáng một phần nào cho cả căn phòng rộng lớn ấy mà thôi. Trong khi các chữ viết
theo Đa-ni-ên, xuất hiện “trên vôi tường cung vua, đối ngay chỗ để chân đèn” rất có thể

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 146


là chúng đã hiện ra tại chỗ được chiếu sáng nhiều nhất trong cả căn phòng, như thế, lại
càng khiến mọi người phải chú ý nhiều hơn.
Nhà vua và những người thân cận của vua đã có phản ứng ngay tức khắc. Theo
Đa-ni-ên, thì nhà vua biến sắc mặt, nghĩa là mặt nhà vua tái xanh lại. Lòng can đảm
mong manh của vua, được chất rượu uống vào từ các khí mạnh mà Nê-bu-cát-nết-sa đã
cướp được, và dường như là biểu tượng của quyền lực của các thần Ba-by-lôn, bây giờ
đã biến mất. Thay vào đó, nhà vua đang kinh hoàng đến nỗi “các xương lưng rời khớp
ra, và hai đầu gối chạm vào nhau”. Trong cơn xúc động đó, nhà vua đã không thể ngồi
xuống, mà cũng phải cố gắng lắm mới có thể còn đứng được. Rất có thể rằng ngay trước
khi tiếng trò chuyện xôn xao trong phòng tiệc chấm dứt hẳn, đã có tiếng thét to của nhà
vua, truyền “vời các thuật sĩ, người Canh-đê và thầy bói” đến. Chỉ có ba giai cấp những
người khôn ngoan là được đề cập, nhưng rất có thể rằng có một giai cấp nào đó đã bị cố
ý bỏ qua vì câu 8 lại nói “hết thảy các bác sĩ của vua đều vào”. Các thuật sĩ ở đây chính
là các chiêm tinh gia; người Canh-đê là một giai cấp đông đảo các học giả, những người
có học và thuộc giới trí thức Ba-by-lôn, còn các thầy bói tương đương với quan niệm
hiện đại về các chiêm tinh gia, tuy có lẽ họ cũng làm phù thủy nữa. Rất có thể rằng vào
những ngày suy tàn của đế quốc Ba-by-lôn, đến thời điểm nầy của lịch sử, số người khôn
ngoan nầy đã bị hạn chế hơn dưới thời Nê-bu-cát-nết-sa trị vì. Dầu sao thì cách xếp hạng
những người khôn ngoan đã được đề cập là nhằm loại trừ Đa-ni-ên ra. Như Keil vạch
rõ, nhà vua sẵn sàng lắng nghe bất cứ ai có thể giải nghĩa các chữ viết đó.
Ngay sau khi số người khôn ngoan đã được triệu vời đầy đủ, nhà vua hứa với họ
là sẽ tặng phần thưởng cho ai đọc và giải nghĩa được các chữ viết ấy, gồm việc được
mặc áo tía, được đeo dây chuyền vào cổ, và được đứng vào hàng thứ ba trong việc cai
trị vương quốc. Được mặc áo tía và đeo vòng vàng vào cổ là các biểu tượng của người
được vua sủng ái, và chắc vốn được bất kỳ một người khôn ngoan nào hết sức thèm
muốn.
Đã có nhiều suy đoán liên hệ đến câu nhà vua đề nghị cho họ địa vị “thứ ba trong
việc chính trị nhà nước”. Có một số người thắc mắc chẳng hay đúng ra thì từ ngữ A-ram
“dự bậc thứ ba” đặc biệt ám chỉ điều gì. Phẩm trật theo số thứ tự phải là t'litãy (như trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 147


Đa-ni-ên 2:39) trong khi từ ngữ A-ram ở đây thật ra là talti. Các học giả không nhất trí
với nhau về ý nghĩa chính xác của từ ngữ nầy, nhưng gợi ý rằng có thể đây là một chức
vị danh dự không nhất thiết tương ứng với ý nghĩa của từ ngữ ấy. Như Keil diễn tả:
“Hoàn toàn không có gì chắc chắn về chức (vị) quan (trưởng) đã được hứa ban cho người
giải nghĩa các chữ viết kia... Nó không phải là con số ba theo thứ tự, như Havernick đã
nói và hiện được mọi người thừa nhận”. Tuy nhiên, giới học giả gần đây có khuynh
hướng xác nhận cách dịch “người cầm quyền thứ ba”, chẳng hạn như Rosenthal đã cương
quyết dịch từ ngữ ấy là “một trong tam đầu chế” (triumvir).
Mặc dầu có vấn đề về từ ngữ ấy, rất có thể rằng đề nghị danh dự ấy là được làm
người thứ ba trong chính quyền. Bên-xát-xa dưới quyền Nabonidus được xem là nhân
vật thứ hai, và địa vị thứ ba đó có lẽ là địa vị cao nhất mà Bên-xát-xa có thể đề nghị. Rõ
ràng là ở đây, Bên-xát-xa không ở vào tình huống để trả giá, mà vì vua ấy đang quá kinh
hãi, tuyệt vọng, muốn biết ý nghĩa của câu chữ kia.
Tuy nhiên, cái phần thưởng lớn mà Bên-xát-xa đề nghị đó cũng chẳng đưa đến
đâu, vì số người khôn ngoan được triệu tập đó không đọc, cũng không giải nghĩa được
các chữ viết. Điều nầy hàm ý là có đến hai chỗ khó khăn. Một số người cho rằng văn
bản ấy không cho biết rõ các chữ viết đó thuộc ngôn ngữ nào. Chẳng hạn như Charles
gợi ý rằng đó là những ký hiệu lạ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi. Cũng
rất có thể rằng các chữ viết đó là ngôn ngữ A-ram, do đó, không phải là hoàn toàn không
biết đối với những người khôn ngoan kia.
Dầu sao thì Đa-ni-ên cũng đọc các chữ ấy như tiếng A-ram, và việc gợi ý về ý
nghĩa trong đó cũng tùy thuộc ngôn ngữ A-ram (xem phần thảo luận phía sau). Chỗ khó
khăn đối với những người khôn ngoan khi đọc mấy chữ đó có lẽ do cách viết chữ A-ram
mà không có nguyên âm; còn nếu viết theo tiết hình tự, thì chắc có gồm luôn các nguyên
âm nữa. Đa-ni-ên không giải thích chỗ khó khăn là ở chỗ đọc các chữ ấy trên vách tường,
mà vấn đề dường như không phải đó là một ngôn ngữ xa lạ, nhưng đúng hơn, là ý nghĩa
tiên tri của mấy chữ đó. Xin xem phần thảo luận liên hệ đến vấn đề nầy khi chúng tôi
chú giải 5:25-27.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 148


Việc số người khôn ngoan không làm sáng tỏ được các chữ viết ấy, càng khiến
cho Bên-xát-xa bối rối thêm. Có lẽ toàn thể sức nặng của tội ác do việc nhà vua dùng
các khí mạnh lấy từ đền thờ Giê-ru-sa-lem đã bắt đầu lóe sáng trong tâm trí vua, hoặc
cũng có thể mối bận tâm mà nhà vua đã cố xóa đi về sự hiện diện của các đạo quân đông
đảo đang vây hãm Ba-by-lôn, bây giờ, lại bùng lên. Mối bận tâm của nhà vua đã được
toàn thể những người đang hội họp tại đó cùng chia xẻ.
Tâm trạng bồn chồn của Bên-xát-xa là một thí dụ khác nữa, minh họa sự bất an,
bất lực của các nhà cầm quyền đời nầy khi phải đương đầu với quyền năng và sự khôn
ngoan của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đánh tan các nhà cầm quyền đời nầy, muốn
lập mưu chống lại Ngài (Thi Thiên 2:1-4)! Cũng như Nê-bu-cát-nết-sa trước đó, bây giờ
Bên-xát-xa sắp phải nhận lãnh sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng bị thiếu mất phần
kết thúc có “hậu”.

5.3 Đa-ni-ên Được Đề Nghị Làm Người Thông Giải (Đa-ni-ên 5:10-12)

“10Bà thái hậu, vì cớ lời của vua và các quan đại thần đã nói, bèn vào trong phòng
tiệc, cất tiếng nói rằng: Hỡi vua, chúc vua sống đời đời! Xin vua chớ để tư tưởng bối rối,
chớ đổi sắc mặt đi! 11Trong nước vua có một người, linh của các thần thánh ở trong nó.
Về đời vua cha, người ta thấy trong nó có ánh sáng, sự thông minh, khôn ngoan, như sự
khôn ngoan của các vị thần. Vậy nên vua Nê-bu-cát-nết-sa, cha vua, chính cha vua, đã
lập người lên làm đầu các đồng bóng, thuật sĩ, người Canh-đê và thầy bói, 12bởi vì Đa-
ni-ên mà vua đã đặt tên là Bên-tơ-xát-xa, trong người có linh tánh tốt lành, có sự thông
biết và khôn sáng để giải được những điềm chiêm bao, cắt nghĩa được những câu kín
nhiệm, và làm cho những sự hồ nghi tan chảy. Vậy bây giờ hãy sai gọi Đa-ni-ên, và
người sẽ giải nghĩa cho”.
Cơn khủng hoảng do việc những người khôn ngoan không giải nghĩa được các
chữ viết trên vách tường được giải quyết khi một người được mô tả là “bà thái hậu” bước
vào. Đã có nhiều cách suy diễn liên hệ đến lai lịch của nhân vật nầy, vì nó liên hệ đến
vấn đề rộng lớn hơn về phổ hệ của Bên-xát-xa. Cả Keil lẫn Leupold đều xem bà ta là

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 149


một hoàng hậu của Nê-bu-cát-nết-sa và là mẹ của Bên-xát-xa. Vì phu nhân của các đại
thần và hoàng hậu của chính Bên-xát-xa đã được tuyên bố trước đây là có mặt trong buổi
dạ tiệc (c.3), nên người đóng vai “thái hậu” rất có thể là mẹ của Bên-xát-xa. Bà ta đã
không tham dự buổi dạ tiệc. Điều nầy có thể hiểu được, nếu bà ta đã già và vốn là một
vợ góa của Nê-bu-cát-nết-sa. Nếu bà ta là vợ của Nobonidus đang bị bắt cầm tù, thì rất
có thể là bà ta đã không muốn đến dự tiệc một mình. Khi nghe lời bàn tán bất thường về
buổi dạ tiệc và biết được sự bối rối của con trai mình, và với địa vị của mình, bà có thể
được tự do vào phòng tiệc để ngõ lời với vua. Lời tâu của bà ta với vua cũng nhã nhặn
“chúc vua sống đời đời”, nhưng trực tiếp đi vào vấn đề. Với tư cách người làm mẹ, bà
ta ngõ lời với vua để giúp nhà vua khỏi bối rối, vì bà ta có cách để giải quyết vấn đề.
Với tư cách người có địa vị bình thường vẫn được kính nể, coi trọng, bà ta có thể nói
theo cách mà một người khác không thể nói được. Tôn kính cha mẹ là đặc điểm của
người Y-sơ-ra-ên (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12; I. Các Vua 2:13-20; II. Các Vua 24:12-15).
Điều nầy cũng được nghiệm đúng trong thế giới ngoại đạo, và bà thái hậu có quyền đến
phòng tiệc mà không cần được mời.
Montgomery chống lại ý kiến cho rằng bà thái hậu (bản Anh văn là queen) là vợ
của Bên-xát-xa, giải thích: “Sự xuất hiện như một bà chủ trên sân khấu là dấu hiệu cho
thấy và ta là thái hậu chứ không phải là hoàng hậu (của Bên-xát-xa)”. Jeffrey cũng viết
giống như vậy: ”...Bà ta nói với nhà vua về cha vua theo cung cách gợi ý rằng đây là lời
một người mẹ nói với con, chứ không phải là lời của vợ nói với chồng”.
Giải pháp cho vấn đề mà hoàng thái hậu đề nghị, là hãy mời nhà tiên tri, người
từng được Nê-bu-cát-nết-sa khám phá ra là một người khôn ngoan, để giải nghĩa các chữ
viết ấy. Bà thái hậu đã dùng chính các từ ngữ khiến chúng ta có thể đoán định rằng bà
đã nghe cách diễn tả của Nê-bu-cát-nết-sa (Đa-ni-ên 4:8, 9, 18). Theo hoàng thái hậu,
thì Đa-ni-ên có “linh của các thần thánh”. Vào thời của Nê-bu-cát-nết-sa mà bà ta bảo là
“cha vua”, Đa-ni-ên từng được nhận biết là có sự khôn ngoan của các thần, có “ánh
sáng” tức là được soi sáng, có “sự thông minh” tức là có cái nhìn xuyên suốt và sự khôn
ngoan tổng quát có thể so sánh với sự khôn ngoan của các thần. Đa-ni-ên vốn có thiên
tài lớn lao đến nỗi Nê-bu-cát-nết-sa đã bổ nhiệm ông làm “đầu” những người khôn

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 150


ngoan, một địa vị tự nó vốn đã hết sức cao trọng đối với một người không phải là người
Canh-đê, cho nên cái vinh dự ấy sở dĩ được ban cho Đa-ni-ên là nhằm chứng thực cho
sự tín nhiệm của Nê-bu-cát-nết-sa đối với tài năng của Đa-ni-ên. Như đã vạch rõ trước
đây, câu nói ám chỉ Nê-bu-cát-nết-sa là cha Bên-xát-xa có thể ám chỉ hoặc lả ông nội
hoặc là ông cố vua ấy, vì cùng một từ ngữ vốn được dùng để chỉ tất cả các danh vị đã
kể. Tuy nhiên, nó ngụ ý rằng Bên-xát-xa là con cháu của Nê-bu-cát-nết-sa.
Các đức tính tuyệt vời của Đa-ni-ên tự bộc lộ trong “tinh thần tuyệt vời” của ông,
là tri thức và sự thông sáng khác thường, với tài giải mộng, giải đáp những câu nói khó
giải nghĩa, và “làm cho những sự hồ nghi tan chảy” nghĩa là, đưa ra các giải đáp cho vấn
đề. Từ ngữ dịch ra “hồ nghi” thật ra là gút mắc, khớp nối, vấn đề khó giải đáp. Sở dĩ Đa-
ni-ên không bị triệu vời cùng với những người khôn ngoan, rất có thể là bấy giờ, ông
đang được nghỉ bán hưu trí, không còn là người cầm đầu số người khôn ngoan ấy nữa.
Tuy nhiên, hoàng thái hậu thúc hối hãy vời ông đến để giải quyết vấn đề đang gặp.

5.4 Đa-ni-ên Được Triệu Vời Đến Ra Mắt Vua (Đa-ni-ên 5:13-16)

“13Bấy giờ Đa-ni-ên được đem đến trước mặt vua. Đoạn, vua cất tiếng nói cùng
Đa-ni-ên rằng: Ngươi có phải là Đa-ni-ên, một trong các con cái phu tù Giu-đa, mà vua
cha ta đã điệu từ Giu-đa về chăng? 14Ta đã nghe nói về ngươi rằng linh của các thần ở
trong ngươi, và người ta đã thấy trong ngươi có ánh sáng, sự thông minh, và khôn ngoan
lạ thường. 15Bây giờ những bác sĩ và thuật sĩ đã được đem đến trước mặt ta để đọc
những chữ nầy và giải nghĩa cho ta; nhưng họ không giải nghĩa được. 16Ta nghe nói
rằng ngươi có thể giải nghĩa và làm cho những sự hồ nghi tan chảy. Vậy nếu ngươi đọc
được chữ nầy và giải nghĩa cho ta, thì sẽ được mặc màu tía, sẽ mang vòng vàng nơi cổ,
và dự chức thứ ba trong việc chính trị nhà nước”.
Khi Đa-ni-ên được triệu vời đến trước mặt vua, Bên-xát-xa đã tự đặt ra một câu
hỏi tự nhiên, nhằm xác định lý lịch của Đa-ni-ên. Dường như rõ ràng là Bên-xát-xa có
biết đôi điều về Đa-ni-ên vì hình thức câu hỏi của nhà vua trong câu 13, vượt quá phần
thông tin mà mẹ vua ấy đã cung cấp. Chẳng hạn nhà vua biết rằng Đa-ni-ên là một tù

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 151


binh Do-thái, là một trong số các tù binh mà Nê-bu-cát-nết-sa đã đem từ Giê-ru-sa-lem
về. Rất có thể là do biết rõ về tổ tiên và các niềm tin tôn giáo của Đa-ni-ên như vậy mà
bản thân Bên-xát-xa đã giáng chức ông. Nhưng giờ đây, nhà vua lại rất sốt ruột muốn
lợi dụng các ân tứ của con người nầy để giải nghĩa câu viết trên tường. Trong câu 14,
Bên-xát-xa tiếp tục nhắc lại những điều mẹ vua đã nói, liên hệ đến sự khôn ngoan của
Đa-ni-ên.
Bên-xát-xa cho Đa-ni-ên biết là tất cả những người khôn ngoan đều không đọc,
cũng không giải nghĩa được mấy chữ viết ra đó. Rồi Bên-xát-xa hứa ban thưởng cho Đa-
ni-ên điều vua đã hứa tặng thưởng cho những người khác, gồm có việc được mặc màu
tía, đeo vòng vàng, và được “dự chức thứ ba trong việc chính trị nhà nước”, tức là một
nhân vật trong “tam đầu chế”. Như trong các trường hợp trước ở chương 2&4, sự khôn
ngoan đời nầy đã bị chứng minh là hoàn toàn không giải quyết được các vấn đề chính
yếu, hoặc để thấu hiểu tương lai gần cũng như xa. Với tư cách nhà tiên tri của Đức Chúa
Trời, Đa-ni-ên mới là người liên lạc, qua đó, sự mặc khải của Đức Chúa Trời được
chuyển tải đến, và Bên-xát-xa, một khi bị lâm vào cảnh cùng cực, đã phải chịu lắng nghe.
Điều rất thường xảy ra là thế gian, cũng như Bên-xát-xa, không chịu tìm kiếm sự
khôn ngoan nơi Đức Chúa Trời, cho đến chừng sự phá sản bản thân họ, đã trở thành hiển
nhiên. Chừng đó thì họ mới cầu tìm sự cứu giúp, nhưng đã quá muộn rồi, như trường
hợp của Bên-xát-xa, và số tội lỗi chất chồng và sự vô tín đưa đến cơn khủng hoảng đã
trước nhất tạo cơ hội cho cơn suy sụp.
Tình hình trước mặt Bên-xát-xa có đầy đủ các yếu tố cho một tấn bi kịch lớn. Đây
là Đa-ni-ên, một cụ già vào tuổi tám mươi, với các dấu hiệu của một đời sống tin kính
bộc lộ qua hành vi cử chỉ - là nét tương phản rõ rệt với những gương mặt say rượu của
đám đông. Giữa bầu không khí kinh dị, hoang mang và sợ hãi đó, chỉ có gương mặt của
Đa-ni-ên là phản ảnh được sự bình an sâu xa của một con người đã đặt vững vàng niềm
tin của mình vào Đức Chúa Trời và sự mặc khải thiên thượng của Ngài.

5.5 Đa-ni-ên Quở Trách Bên-xát-xa (Đa-ni-ên 5:17-23)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 152


“17Bấy giờ Đa-ni-ên cất tiếng và nói trước mặt vua rằng: Vua hãy giữ lại của ban
thưởng, và lễ vật vua hãy ban cho kẻ khác! Dầu vậy, tôi sẽ đọc chữ viết đó và giải nghĩa
cho vua. 18Hỡi vua, Đức Chúa Trời Rất Cao đã ban ngôi vua và quyền thế lớn, sự tôn
vinh và uy nghiêm cho cha vua là Nê-bu-cát-nết-sa. 19Vì cớ Ngài đã ban cho người
quyền to, thì hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng đều run rẩy trước mặt người, và
sợ hãi người. Người muốn giết ai thì giết, và muốn để ai sống thì để. Người nâng ai cao
lên hay hạ ai thấp xuống thì tùy ý người. 20Nhưng vì lòng người tự cao, và tánh người
cứng cỏi, làm một cách kiêu ngạo, nên người bị truất mất ngôi vua và lột hết sự vinh
hiển. 21Người bị đuổi khỏi giữa các con trai loài người; lòng người trở nên giống như
lòng súc vật, và chỗ ở người thì cùng với những lừa rừng. Người bị nuôi bằng cỏ như
bò, và thân người bị nhuần thấm sương móc trên trời, cho đến khi người nhận biết rằng
Đức Chúa Trời Rất Cao cai trị trong nước loài người, và Ngài muốn lập ai lên đó tùy ý.
22Hỡi vua Bên-xát-xa, con của người, vua cũng vậy, dầu vua đã biết hết các việc ấy, mà
lòng vua cũng không chịu nhún nhường chút nào; 23nhưng vua đã lên mình nghịch cùng
Chúa trên trời, mà khiến đem đến trước vua những khí mạnh của nhà Ngài, và dùng mà
uống rượu, cùng với các quan đại thần, các hoàng hậu và cung phi vua. Vua cũng đã tôn
vinh các thần bằng bạc, bằng vàng, bằng đồng, bằng sắt, bằng gỗ và bằng đá, là những
thần không thấy không nghe không biết gì; và vua không thờ phượng Đức Chúa Trời là
Đấng cầm trong tay Ngài hơi thở và hết thảy các đường lối của vua”.
Câu trả lời của Đa-ni-ên cho nhà vua có thể được gọi rất phải là một bài giảng
như King nói: “Quả thật là một bài giảng vĩ đại!” Đa-ni-ên bắt đầu bằng việc khước từ
món lợi lộc và phần thưởng mà Bên-xát-xa đề nghị. Điều nầy được thốt ra không phải
vì thái độ khinh dể hay vì sự kiện rõ ràng là họ sẽ chẳng còn sống được bao lâu nữa.
Điều Đa-ni-ên muốn nói, là ông sẽ đưa ra một lời giải nghĩa vô tư, không thành kiến,
chứ không phải vì muốn được các ân huệ của vua. Ông hứa sẽ đọc và giải nghĩa luôn.
Khi tâu lên với Bên-xát-xa, Đa-ni-ên đã không bắt đầu bằng lời chào kính theo
hình thức như ông đã làm, chẳng hạn như khi tâu lên với Đa-ri-út trong Đa-ni-ên 6:21,
rằng “Hoàng thượng vạn tuế!” Chắc Đa-ni-ên đang rất hận Bên-xát-xa về việc vua ấy đã
làm ô uế các khí mạnh thiêng liêng. Tuy nhiên, phần thuật sự ở đây phải được xem như

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 153


một hình thức rút ngắn, và rất có thể rằng Đa-ni-ên đã tâu lên với vua theo đúng hình
thức nghi lễ triều đình. Một trường hợp tương tự cũng được tìm thấy trong 2:27, khi Đa-
ni-ên tâu lên với Nê-bu-cát-nết-sa mà không có lời chào kính theo hình thức, và trong
4:19, khi Đa-ni-ên đáp lời Nê-bu-cát-nết-sa chỉ đơn giản bằng tiếng “thưa chúa”. Đây là
một trường hợp mà Đa-ni-ên khó có thể chào Bên-xát-xa như trường hợp ông đã chào
Đa-ri-út là “Hoàng thượng vạn tuế”, khi rõ ràng là sinh mạng Bên-xát-xa chỉ còn được
tính bằng giờ. Thay vào đó, trong câu 18, ông thừa nhận Bên-xát-xa là vua, rồi lập tức
tuyên đọc bức thông điệp tiên tri để kết án nhà vua.
Trước hết, Đa-ni-ên nhắc lại cho Bên-xát-xa rằng Đức Chúa Trời đã ban cho Nê-
bu-cát-nết-sa một đế quốc lớn đồng thời với vinh dự đi kèm theo đó. Trong câu 19, Đa-
ni-ên mô tả rất gợi hình, thế nào Nê-bu-cát-nết-sa vốn được toàn dân sợ hãi và đã cầm
quyền sinh sát, quyền tể trị tuyệt đối. Tuy nhiên, như Young đã vạch rõ chính đặc điểm
của uy quyền tuyệt đối mà Đức Chúa Trời đã ủy nhiệm cho Nê-bu-cát-nết-sa đó, cũng
khiến vua ấy phải chịu trách nhiệm. Điều nầy được từng trải bị mất trí của Nê-bu-cát-
nết-sa trong Đan 4 chứng minh và hậu thuẫn, theo như cách trình bày của Đa-ni-ên:
“người bị truất mất ngôi vua và lột hết sự vinh hiển”. Rồi Đa-ni-ên kể lại chi tiết, từng
mục một các đặc điểm của chứng bịnh mất trí của Nê-bu-cát-nết-sa, thế nào vua ấy phải
sống chung với thú rừng, ăn cỏ như bò và bị thấm nhuần sương móc trên trời. Tất cả
những điều đó chứng minh rằng Đức Chúa Trời vốn vĩ đại hơn Nê-bu-cát-nết-sa và buộc
vua ấy phải chịu trách nhiệm về quyền uy của mình. Chỉ đến lúc Nê-bu-cát-nết-sa chịu
hạ mình xuống đúng mức, Đức Chúa Trời mới phục hồi sự vinh hiển và vương quốc cho
vua ấy.
Các sự kiện nầy đều liên hệ với hoàn cảnh của Bên-xát-xa, vì mọi người đều biết
rõ, như Đa-ni-ên trình bày trong câu 22: “Vậy, hỡi vua Bên-xát-xa, con của người, vua
cũng vậy, dầu vua đã biết hết các việc ấy”. Nét tương phản giữa quyền lực tối cao của
Nê-bu-cát-nết-sa với uy quyền hết sức hạn chế của Bên-xát-xa cũng hết sức rõ ràng.
Bên-xát-xa hầu như chưa trở thành vua của vương quốc, thì đã bị hạ nhục ngay do sự
kiện Ba-by-lôn bị vây, và bị mất quyền cai trị trên các tỉnh phụ cận.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 154


Hoàn cảnh của Bên-xát-xa và việc vua ấy biết rõ sự hạ mình xuống của Nê-bu-
cát-nết-sa, càng khiến cho tội phạm thượng của Bên-xát-xa nặng thêm khi đem các khí
mạnh đã cướp được trong đền thờ của Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem và dùng chúng
để uống rượu tán tụng các thần của Ba-by-lôn. Bằng tài hùng biện đầy chế giễu, Đa-ni-
ên tuyên bố rằng Bên-xát-xa, các cận thần, hoàng hậu và cung phi của vua ấy đã dùng
các khí mạnh thiêng liêng đó để vừa uống rượu, vừa “tôn vinh các thần bằng bạc, bằng
vàng, bằng đồng, bằng sắt, bằng gỗ và bằng đá, là những thần không thấy, không nghe,
không biết gì, và vua không thờ phượng Đức Chúa Trời, là Đấng cầm trong tay Ngài hơi
thở và hết thảy các đường lối của vua”.
Tuy Kinh Thánh không nhấn mạnh rõ ràng, rất có thể là bài giảng cho nhà vua
của Đa-ni-ên đã được cả đoàn người dự tiệc cùng nghe. Nếu cả đám người ấy cứ tiếp tục
chuyện trò, nhất là trong hoàn cảnh đầy thảm kịch như vậy, trong khi Đa-ni-ên tường
trình mọi việc cho nhà vua, thì thật là không phải lẽ. Tự nhiên, chắc họ cũng rất muốn
nghe ông nói gì. Ta có thể tưởng tượng ra khoảnh khắc đầy căng thẳng đó, khi lời lẽ của
Đa-ni-ên vang lên, thấu đến tai từng người một trong cái hội trường rộng lớn, với bầu
không khí im lặng như cõi chết đang chào đón lời phát biểu tiên tri của Đa-ni-ên. Đây là
một người chẳng hề biết sợ ai, nhưng chỉ kính sợ Đức Chúa Trời mà thôi. Đa-ni-ên nói
bằng giọng chậm rãi của lời buộc tội điều gây xúc phạm theo con mắt của Đức Chúa
Trời Thánh khiết. Tuy nhiên, trong bài thuyết giảng của Đa-ni-ên cho nhà vua đã không
hề có chút gì là hỗn xược hay khiếm nhã, và các lời tố cáo đều được nhấn mạnh một
cách khách quan, căn cứ vào các sự kiện. Dầu sao thì nhà vua đã không tranh luận gì
được với Đa-ni-ên, tuy lời lẽ của ông càng khiến nhà vua thêm sợ hãi và bối rối trong
lòng.

5.6 Đa-ni-ên Giải Nghĩa Các Chữ Viết (Đa-ni-ên 5:24-28)

“24Vậy nên từ nơi Ngài đã sai phần bàn tay nầy đến, và chữ đó đã vạch ra.
25Những chữ đã vạch ra như sau nầy: MÊ-NÊ, MÊ-NÊ, TÊ-KEN, U-PHÁC-SIN. 26Nầy
là nghĩa những chữ đó: Mê-nê là: Đức Chúa Trời đã đếm nước vua và khiến nó đến cuối

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 155


cùng. 27Tê-ken là: Vua đã bị cân trên cái cân, và thấy là kém thiếu. 28Phê-rết là: Nước
vua bị chia ra, được ban cho người Nê-đi và người Phe-rơ-sơ”.
Trước khi bắt đầu giải nghĩa các chữ viết trên tường, Đa-ni-ên đã đọc các chữ ấy
và lần đầu tiên, các chữ ấy được chép trong văn bản chương sách nầy. Được chuyển âm
từ chúng là MÊ-NÊ, MÊ-NÊ, TÊ-KEN, U-PHÁC-SIN. Hầu như thiên hạ đã tranh luận
với nhau không dứt về ý nghĩa của những chữ nầy, và cách giải nghĩa vốn bị một số
nhiều yếu tố gây phức tạp thêm. Trong sách Đa-ni-ên, các chữ nầy được viết bằng tiếng
A-ram, nhưng có người đã đặt vấn đề về việc đó. Tuy nhiên, nếu được viết bằng chữ A-
ram, thì chỉ có các phụ âm mà thôi. Nếu được viết bằng tiết hình tự, thì mới có luôn các
nguyên âm. Nếu trong trường hợp bình thường, các nguyên âm có thể được thêm vào
thật dễ dàng, thì trong một câu viết như trường hợp ở đây, việc thêm các nguyên âm là
cả một vấn đề. Rất có thể các chữ đã được viết ra trên vách tường vốn xuất hiện như sau:
“MN' MN' TQL* UPRSN”. Dĩ nhiên là thứ tự các mẫu tự theo chữ A-ram sẽ ngược lại
với thứ tự trên đây, nghĩa là từ phải sang trái.
Nối gót một số ra-bi, Young gợi ý rằng các chữ có thể đã được viết theo chiều
thẳng đứng, mà gặp trường hợp như vậy, thì thứ tự theo cách viết chữ A-ram sẽ xuất
hiện như sau:

PTMN
RQNN
SL..

Nếu thêm vào với tính cách phức tạp của chữ A-ram, một ngôn ngữ được biết rõ,
một vài hình thức khác lạ nào đó lại được sử dụng, thì bắt buộc phải có sự mặc khải thiên
thượng mới có thể giải thích và giải nghĩa thích đáng được, và vấn đề các chữ ấy vốn
khó đọc cũng phải được kể đến.
Vì nếu chỉ căn cứ vào các phụ âm, người ta có thể đưa ra nhiều chữ khác nhau,
có người đã có một gợi ý khác. Mê-nê có thể được xem là tương đương với min trong
Ê-xê-chi-ên 45:12; Ê-xơ-ra 2:69; Tê-ken có thể được xem là tiêu biểu cho siếc-lơ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 156


(shekel) của người Hi-bá-lai; Phê-rết (Anh văn Peres) cũng có thể đọc là Phê-rát (Anh
văn Peras) hay nửa min, tuy cách đọc nầy đã bị dị nghị. Theo cách giải nghĩa nầy, thì
mấy chữ đó sẽ được đọc là: “Một min, một min, một siếc-lơ và nửa min”. Tuy nhiên,
một khi đã đi đến kết luận như vậy rồi, vẫn còn vấn đề phải quyết định xem nó có nghĩa
gì. Trong cuộc thảo luận nầy, Young ghi công cho J.Dymeley Prince là đã gợi ý rằng
min ám chỉ Nê-bu-cát-nết-sa, siếc-lơ (kém giá trị hơn nhiều) ám chỉ Bên-xát-xa và nửa
min ám chỉ người Mê-đi và người Ba-tư (Phe-rơ-sơ). Tuy nhiên, lời giải của Đa-ni-ên
vốn rõ ràng và hợp lý hơn nhiều, và không đưa ra một ý nghĩa nào ngoài ra ý nghĩa mà
chính các chữ ấy nói lên.
Chữ Mê-nê có nghĩa là “đếm” và trong câu 26, Đa-ni-ên giải nghĩa rằng chữ đó
có nghĩa là “Đức Chúa Trời đã đếm nước vua và khiến nó đến cuối cùng”. Điều nầy phù
hợp với ý kiến cho rằng các ngày của con người đều đã bị đếm và việc chữ ấy được lặp
lại hai lần có thể là nhằm nhấn mạnh. Cũng như các chữ khác, đây là một phân từ thụ
động.
Tê-ken có nghĩa là “câu” với ý là Bên-xát-xa đã bị đặt lên bàn cân và nhận thấy là kém
thiếu, không đúng với sức nặng thật sự.
Phê-rết có nghĩa là “chia” và chỉ là một hình thức khác của U-phác-sin trong câu
25 thêm chữ U tương đương với chữ và, còn Phác-sin là số nhiều của Phê-rết, Leupold
gợi ý rằng nếu đổi các nguyên âm cho Phác-sin, thì nó có thể có nghĩa là Phe-rơ-sơ
(Persians: Ba-tư) và có thể có hai nghĩa như Đa-ni-ên đã nêu ra, là “ban cho người Mê-
đi và người Phe-rơ-sơ”. Có thể cũng có trường hợp đồng âm dị nghĩa ở chữ thứ ba nầy.
Sau khi đã được giải nghĩa là “chia”, nó còn được hiểu là một chữ A-ram ám chỉ Phe-
rơ-sơ do đó ngụ ý rằng người Ba-tư sẽ thắng hơn Ba-by-lôn.
Cách giải nghĩa của Đa-ni-ên thật rõ ràng và thỏa đáng hơn các lối giải nghĩa khác
của một số các nhà giải kinh. Bên-xát-xa được báo cho biết là Ba-by-lôn sẽ được ban
cho người Mê-đi và Ba-tư. Ngay lúc Đa-ni-ên đang giải nghĩa những chữ viết đó, thì lời
tiên tri đã ứng nghiệm vì người Mê-đi và Ba-tư đã tràn ngập thành phố.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 157


5.7 Đa-ni-ên Được Ban Thưởng Và Lời Tiên Tri Được Ứng Nghiệm (Đa-ni-ên
5:29-31)
“29Tức thì, theo lịnh truyền của vua Bên-xát-xa, người ta mặc màu tía cho Đa-
ni-ên; đeo vào cổ người một vòng vàng và rao ra rằng người được dự chức thứ ba trong
việc chánh trị nhà nước. 30Ngay đêm đó, vua người Canh-đê là Bên-xát-xa bị giết. 31Rồi
Đa-ri-út là người Mê-đi được nước, bấy giờ tuổi người độ sáu mươi hai”.
Giờ đây, tấn kịch về các chữ được viết lên vách tường và lời giải nghĩa cũng xong
xuôi, nên Bên-xát-xa thực hiện lời hứa của mình, Đa-ni-ên được mặc áo màu tía, đeo
vòng vàng vào cổ, và một sắc chỉ được ban hành, công bố ông được chức thứ ba trong
việc chánh trị nhà nước. Tuy nhiên, tất cả những vinh dự đó đều chẳng được bao lâu và
trở thành vô dụng như Đa-ni-ên vốn biết rõ, vì chúng tiêu biểu cho vinh hoa phú quí của
đời nầy. Lúc mới hưng thịnh, Đế quốc Ba-by-lôn đã chinh phục Giê-ru-sa-lem, bắt cư
dân nó đi đày, cướp phá đền thờ, và san phẳng thành phố. Nhưng rồi hành động chính
thức cuối cùng của đế quốc ấy, là phải đề cao một người trong số các tù binh ấy, vì người
đó được sự mặc khải của Đức Chúa Trời để chẳng những báo trước sự sụp đổ của Ba-
by-lôn, mà còn nói tiên tri về diễn biến của các thời kỳ dân ngoại, cho đến khi Con Người
sẽ từ trời giáng xuống, Con người có thể có tiếng nói đầu tiên, nhưng tiếng nói sau cùng
sẽ phải là của Đức Chúa Trời.
Herodotus có một phần ký thuật lý thú về tình hình chung quanh việc Ba-by-lôn bị đánh
chiếm.
“Bấy giờ, Si-ru... tiến quân đánh chiếm Ba-by-lôn. Nhưng người Ba-by-lôn đã
dàn trận sẵn để chờ, nên khi Si-ru đến gần thành phố, người Ba-by-lôn đã chận đánh, và
sau khi bị thua, thì rút vào trong thành phố. Trước đó, họ đã biết từ lâu tinh thần năng
nổ của Si-ru và thấy Si-ru từng tấn công các dân tộc cách giống nhau, nên họ đã dự trữ
sẵn lương thực cho nhiều năm, do đó, đã chẳng bận tâm bao nhiêu đến cuộc vây hãm.
Mặt khác, Si-ru đang gặp khó khăn, vì thời gian đã trôi đi khá nhiều rồi, mà công việc
thì chẳng tiến bộ được bao nhiêu. Do đó, trong lúc Si-ru đang phân vân, thì có người
hiến kế hoặc tự nghĩ ra âm mưu phải dùng phương lược sau đây: Sau khi cho đại bộ phận
của đạo quân mình đóng gần khúc sông chảy vào thành phố Ba-by-lôn và cho một bộ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 158


phận khác đóng phía sau thành phố, tại nơi dòng sông chảy ra, Si-ru ra lệnh cho các lực
lượng của mình phải đột nhập thành phố khi thấy nước sông hạ xuống và có thể lội vào
được. Đã cho đóng quân và truyền lịnh như vậy rồi, thì Si-ru đích thân kéo bộ phận ít
hoạt động của đạo quân của mình ra xa, đến chỗ có cái hồ và Si-ru đã làm cho con sông
y như điều hoàng hậu Ba-by-lôn đã làm; và sau khi khai một con kinh cho nước sông
chảy vào hồ mà trước đó vốn là một đầm lầy; Si-ru đã khiến cho đường dẫn nước xưa
kia vào thành phố cạn, để người ta có thể lội qua được vì mực nước bị hạ thấp. Khi việc
ấy xảy ra, quân đội Ba-tư đã được hẹn trước nhằm mục đích đó, vốn đang ở gần dòng
sông bấy giờ chỉ còn nước ngập đến nửa bắp vế, liền đột nhập Ba-by-lôn bằng lối vào
đó. Tuy nhiên, nếu người Ba-by-lôn biết trước điều đó, hay biết chuyện Si-ru sắp làm,
chắc họ đã không chịu để cho quân Ba-tư xâm nhập, mà có thể tiêu diệt được họ, vì chỉ
cần đóng hết các cửa nhỏ ra vào bờ sông, rồi leo lên các vách thành dọc hai bờ sông, họ
sẽ có thể bắt được quân lính Ba-tư lúc ấy chẳng khác gì cá đã nằm sẵn trong lưới, trong
khi người Ba-tư thì lại tấn công họ trong lúc bị bất ngờ. Về sau, cư dân ở trong thành kể
lại rằng vì thành phố quá rộng, khi phần ở hai đầu con sông đã bị chiếm rồi, số người ở
phần giữa thành phố chẳng hay biết chi cả (vì lúc ấy đang có đại lễ), lúc ấy họ đang nhảy
múa, vui chơi, cho đến khi nhận được chút ít tin tức về sự thật đang xảy ra. Như thế là
Ba-by-lôn đã bị đánh chiếm lần đầu tiên”.
Keil có thảo luận dài dòng về phần ký thuật của Herodotus và của Xenophon
trong bộ Cyropaedia của ông, cũng kể lại tương tự như vậy, và tóm tắt các luận cứ của
Kranichfeld, không tin vào các cách ký thuật ấy. Các khám phá kể từ thời của Keil có
khuynh hướng hậu thuẫn cho Herodotus và Xenophon, tuy không tin chuyện về Đa-ri-
út người Mê-đi. Rất có thể là trận đánh đã diễn ra một phần lớn theo như Herodotus đã
ghi lại.
Lời tiên tri báo trước sự thất thủ của Ba-by-lôn được tìm thấy cả trong sách Ê-sai
lẫn Giê-rê-mi, được viết nhiều năm trước đó. Ê-sai và Giê-rê-mi đã nói tiên tri rằng Ba-
by-lôn sẽ sa vào tay người Mê-đi nhân một đêm vui chơi như Đa-ni-ên đã ghi lại (Ê-sai
13:17-22; 21:1-10; Giê-rê-mi 51:33-58). Một số trong các lời tiên tri còn có thể được
ứng nghiệm lần chót trong tương lai (Khải Huyền 17:1-18:24). Ê-sai còn viết độc đáo

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 159


hơn về cuộc xâm lăng của người Mê-đi: “Hỡi người Ê-lam, hãy lên, hỡi người Mê-đi,
hãy vây đi!” (Ê-sai 21:2) và tiếp tục viết sau khi mô tả cảnh kinh hoàng ấy: “Lòng ta mê
muội, rất nên khiếp sợ; vốn là chiều hôm ta ưa thích, đã đổi ra sự run rẩy cho ta... người
ta đặt bàn tiệc, cắt kẻ canh giữ; người ta ăn và uống... Hỡi các quan trưỡng, hãy chờ dậy!
Hãy thoa dầu cho cái thuẫn!” (Ê-sai 21:4, 5). Cuối cùng thì cơn nước lũ đã tràn đến:
“Ba-by-lôn đổ xuống rồi, đổ xuống rồi! Mọi hình tượng tà thần của nó đã bể nát trên đất
rồi” (Ê-sai 21:9). Giê-rê-mi thì minh nhiên hơn: “Ta sẽ làm cho say các quan trưởng, các
kẻ khôn ngoan, các quan cai trị, các quan đề hình, cùng những lính chiến của nó; chúng
nó sẽ ngủ một giấc đời đời và không tỉnh thức nữa. Đức Giê-hô-va vạn quân phán như
vầy: Tường thành Ba-by-lôn dầu rộng lắm, sẽ bị đổ xuống hết; cửa nó dầu cao lắm sẽ bị
lửa đốt cháy” (Giê-rê-mi 51:57, 58).
Ngày nay, người ta đã tìm được phần ký thuật của chính Si-ru khắc trên một cái thùng
tròn bằng đất nung:
“Marduk, vị chúa tể vĩ đại, đấng phù hộ cho những kẻ thờ phượng mình, thích
thú nhìn ngắm các việc lành của người (tức là Si-ru) và tâm trí (nguyên văn: tấm lòng)
ngay thẳng của người (và do đó) truyền lịnh cho người hãy tiến đánh thành phố Ba-by-
lôn của mình... Ngài mở đường cho người đến Ba-by-lôn... đi bên cạnh người như một
bạn thân đích thực vậy. Các đạo quân đông đảo của người - mà quân số giống như nước
của một dòng sông, không có gì ngăn chặn được - đi dạo tha thẩn, khí giới đều cuốn gói
lại. Không cần một trận đánh nào cả, Ngài đưa người vào thành phố Ba-by-lôn của
mình... tránh cho Ba-by-lôn...khỏi bị một thiệt hại nào cả. Ngài phó nó vào tay người
(tức là Si-ru) Nabonidus, ông vua đã không chịu thờ phượng Ngài (tức là Marduk)”.
Chính Đa-ni-ên đã ghi lại thật đơn giản và gợi hình việc lời tiên tri của ông được
ứng nghiệm bằng câu “Ngay đêm đó, vua người Canh-đê là Bên-xát-xa bị giết”. Câu kết
thúc cho chương sách nầy ghi lại thế nào Đa-ri-út người Mê-đi lên ngôi trị vì Ba-by-lôn
năm 62 tuổi. Lý lịch của nhà chinh phục nầy vốn không được biết ngoài tên đã ghi trong
Kinh Thánh ở đây, đã gây ra những cuộc cãi vã và tranh luận không dứt, sẽ được khảo
xét trong chương sách tiếp theo.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 160


Chương sách khá dài dành cho biến cố kết thúc đế quốc Ba-by-lôn chắc sở dĩ
được ghi lại trong Lời Đức Chúa Trời, không những vì các lời tiên tri liên hệ đến đế
quốc Ba-by-lôn đã ứng nghiệm trong lịch sử, mà còn như một thí dụ minh họa cho cách
đối xử của Đức Chúa Trời với một thế giới gian ác. Sự sụp đổ của Ba-by-lôn chỉ bóng
về sự sụp đổ của thế giới vô tín nầy. Về nhiều phương diện, nền văn minh hiện đại rất
giống với Ba-by-lôn cổ đại, với những lâu đài nguy nga tráng lệ vốn là cả một kỳ công
của nghệ thuật kiến trúc, do bàn tay và tài năng thần kỳ của loài người tạo nên, nhưng
sẽ chẳng có gì bảo vệ được cho chúng khi đã đến giờ phán xét của Đức Chúa Trời. Nền
văn minh cận đại cũng giống như Ba-by-lôn cổ đại ở chỗ nó làm gia tăng sự kiêu ngạo
của con người, mà chỉ cung ứng được rất ít sự an ninh cho nhân loại. Ba-by-lôn đã sụp
đổ nhằm ngày 16 tháng Tishri (ngày 11 hoặc 12 tháng 10 dương lịch) năm 539 TC thế
nào, thì cũng vậy, thế gian nầy sẽ bị đại họa tràn lan hãm áp vào ngày Chúa tái lâm (I.
Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-3). Tuy nhiên, cảnh tàn hại cho thế gian sẽ chẳng xâm phạm gì đến
con cái Đức Chúa Trời; Đa-ni-ên vẫn sống sót sau cuộc thanh trừng và nổi bật hẳn lên
như kẻ chiến thắng khải hoàn để trở thành một trong các quan thượng thơ của vương
quốc mới trong chương 6.

CHƯƠNG 6: ĐA-NI-ÊN TRONG HANG SƯ TỬ

Phần ký thuật về Đa-ni-ên bị ném vào hang sư tử là một trong những truyện tích
quen thuộc nhất của Cựu Ước. Sự kiện một biến cố như vậy lại chiếm cùng một khoảng
rộng không gian trong Kinh điển tương ứng với cái nhìn toàn cảnh về lịch sử thế giới
được ghi lại trong chương 7 đưa đến kết luận rằng, theo quan điểm của Đức Chúa Trời,
thì đây là một biến cố quan trọng, không những cho riêng Đa-ni-ên, mà còn cho tất cả
những ai nghiên cứu Kinh điển nữa.
Tuy nhiên, theo quan điểm của giới học giả Kinh Thánh, thì người ta đã hướng
sự chú ý vào Đa-ri-út người Mê-đi, làm vua Ba-by-lôn lúc ấy, nhiều hơn là vào các biến
cố đã xảy ra trong chương sách đó. Lý do là vì nhiều nhà phê bình vô tín đối với sách
Đa-ni-ên đã căn cứ vào điều được họ gọi là một sai lầm lịch sử rõ ràng, vì họ cho rằng
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 161
trong sử ký đã không có một chỗ nào cho con người có cái tên đó. Sự sai lầm mà họ cho
là rõ rệt đó còn là một luận cứ quan trọng nữa mà họ đã dùng để chứng minh một niên
đại là thế kỷ thứ hai cho sách Đa-ni-ên, mà nếu quả đúng như vậy, thì các sự kiện đã thật
sự xảy ra bốn trăm năm trước đó đã trở thành lu mờ rồi. Vấn đề đã lôi cuốn nhiều học
giả, vẫn tiếp tục viết trọn cả những quyển sách để tranh luận các vấn đề liên hệ.
H.H.Rowley, người đã viết cả một bộ sách nghiên cứu quan trọng vấn đề ấy, đã
bắt đầu công trình của mình như sau: “Từ lâu, mấy câu đề cập Đa-ri-út người Mê-đi
trong sách Đa-ni-ên đã được nhìn nhận là tạo ra nhiều vấn đề lịch sử nghiêm trọng nhất
trong sách ấy”. Vấn đề mà ông ám chỉ, là sách Đa-ni-ên chép rằng Đa-ri-út người Mê-
đi, vào năm 62 tuổi, đã nhận được nước sau cái chết của Bên-xát-xa (Đa-ni-ên 5:31) và
vốn là “con trai của A-suê-ru, về dòng người Mê-đi, đã được lập làm vua cai trị nước
người Canh-đê” (Đa-ni-ên 9:1). Trong chương 6, chúng ta được biết Đa-ri-út tổ chức lại
cả vương quốc, đặt một trăm hai mươi quan trấn thủ và ba quan thượng thơ, trong đó
Đa-ni-ên đứng đầu. Bộ Bảy Mươi Dịch Giả thì dịch 6:28 là sau khi Đa-ri-út thăng hà,
Si-ru là vua Ba-tư lên cầm quyền, hàm ý rằng có một vương quốc Mê-đi dưới quyền cai
trị của Đa-ri-út đã được nối tiếp bằng một vương quốc Ba-tư dưới quyền cai trị của Si-
ru. Tuy nhiên, các nguồn ngoài Kinh Thánh đã vạch rõ rằng sự việc vốn không phải như
vậy.
Như D.J.Wiseman đã ghi rõ thành từng tiết mục, căn cứ vào những phát kiến của
ông trong Biên Niên Sử của Nabonidus, thì các biến cố đã thật sự xảy ra tóm lược như
sau: Ba-by-lôn bị Ugbaru, quan trấn thủ Gutium thống lãnh đạo quân của Si-ru đánh
chiếm, và vào thành phố Ba-by-lôn vào đêm Bên-xát-xa mở đại tiệc Nabonidus là cha
Bên-xát-xa đã trốn khỏi Ba-by-lôn hôm trước đó, chỉ để bị bắt và sau đó, đã chết trong
cảnh bị lưu đày. Lúc Ba-by-lôn thất thủ vào tay Ugbaru ngày 11 tháng Mười dl năm 539
TC, bản thân Si-ru vẫn còn ở với các đạo quân khác tại Opis, và chỉ mười tám ngày sau,
nhằm 29 tháng 10 dl năm 539 TC, mới thật sự đến Ba-by-lôn. Một người tên Ugbaru
được Si-ru bổ nhiệm cai trị Ba-by-lôn. Tám ngày sau khi Si-ru đến, thì Ugbaru chết. Nếu
phần sử ký chính xác về các biến cố xảy ra sau khi Ba-by-lôn thất thủ nầy là đúng, thì

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 162


rõ ràng là đã không có chỗ trống nào cho vua Đa-ri-út người Mê-đi cai trị Ba-by-lôn.
Tuy có nhiều cách giải nghĩa, có ba cách nổi bật hơn hết.
Thứ nhất, rõ ràng là ở đây, sách Đa-ni-ên đã sai lầm về mặt lịch sử, và tác giả đã
nhầm lẫn Đa-ri-út người Mê-đi với một nhân vật quan trọng nào khác. Một trong những
người bênh vực quan trọng nhất cho lối giải thích nầy là H.H.Rowley, liên tiếp bác bỏ
việc nhận diện Đa-ri-út người Mê-đi là Astyages, nhà vua người Mê-đi cuối cùng; là
Cyaxares, con trai của Astyages, là Gobryas, một tên khác của Ugbaru hay Guburu,
người đã cầm đầu đạo quân đánh chiếm Ba-by-lôn và Cambyses, một con trai của Si-ru.
Rowley đưa ra một chứng cứ có phần dễ dãi là đã không có gợi ý nào trong số đã kể ra
là có giá trị để hậu thuẫn cho câu kết luận rằng không có chứng cứ đáng tin nào về một
người tên Đa-ri-út người Mê-đi đã sinh sống trên đời nầy, như chỉ có một mình Đa-ni-
ên đã nói đến tên ông ta. Rowley gợi ý rằng sở dĩ tác giả Đa-ni-ên gọi tên vua ấy như
vậy, là vì lẫn lộn với Đa-ri-út con trai của Hystaspes, có liên hệ với việc Ba-by-lôn bị
thất thủ lần sau, vào năm 520 TC. Tóm lại, Rowley tin rằng sách Đa-ni-ên không đáng
tin về phương diện lịch sử trong câu sách ấy chép về Đa-ri-út người Mê-đi. Điều nầy
cũng hậu thuẫn cho thuyết bảo rằng nhà tiên tri Đa-ni-ên của thế kỷ thứ 6 TC không thể
là người viết sách nầy, vì nếu như vậy, thì chắc ông phải có tài liệu chính xác.
Hai cách giải thích đã được các học giả bảo thủ đưa ra. Cả hai đều thừa nhận Đa-
ri-út người Mê-đi là một nhân vật có thật trong lịch sử, từng thủ trọn vai tuồng mà Đa-
ni-ên đã gán cho vua ấy trong Đa-ni-ên 6.
Một trong những lối giải thích đó vốn rất quen thuộc, là Đa-ri-út người Mê-đi
chính là Gubaru, quan trấn thủ đã được Si-ru bổ nhiệm để cai trị Ba-by-lôn. Quan điểm
nầy được Robert Dick Wilson hậu thuẫn mạnh mẽ và cà một đoán đông gồm nhiều người
như Friedrich Delitzsch, C.H.H.Wright, Joseph D.Wilson, W.F.Albright, John
C.Whitcomb Jr đã làm sống lại quan điểm nầy để trả lời Rowley. Whitcomb phân biệt
Gubaru với Ugbaru, cả hai đều được gọi là Gobryas trong một số các bản dịch “Biên
niên sử về Nabonidus”. Whitcomb chủ trương rằng Ugbaru vốn được nhận diện trước
đây là quan trấn thủ Gutium trong Biên Niên Sử về Nabonidus cầm đầu đạo quân của
Si-ru tiến vào Ba-by-lôn và chết không đầy một tháng sau đó. Tuy nhiên, Gubaru mà

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 163


Whitcomb nhận diện là Đa-ri-út người Mê-đi là một vua cai trị Ba-by-lôn dưới quyền
Si-ru. Tuy các nguồn ngoài Kinh Thánh không gọi Gubaru là người Mê-đi hay vua Ba-
by-lôn, cũng không cho biết tuổi ông ta, đã không hề có mâu thuẫn thật sự giữa các sách
ký thuật ngoài đời với phần ký thuật trong đó Đa-ni-ên nhấn mạnh về Đa-ri-út người
Mê-đi.
Quan điểm thứ ba do học giả bảo thủ D.J.Wiseman chủ trương, có công là vốn
hết sức đơn giản, cho rằng Đa-ri-út người Mê-đi là một tên khác của Si-ru người Ba-tư.
Nó được căn cứ vào một cách dịch 6:28 mà tiếng A-ram cho phép hiểu là: “Đa-ni-ên cứ
được thạnh vượng như vậy trong đời vua Đa-ri-út, tức là vua Si-ru người Ba-tư”. Sự kiện
vua nầy có nhiều tên là điều khá phổ biến trong văn học cổ đại và quan điểm của
Wiseman đưa ra một cách giải thích khác nữa của giới học giả bảo thủ về vấn đề nầy
trong sách Đa-ni-ên.
Tất cả những người tranh luận về vấn đề Đa-ri-út người Mê-đi đều nhất thiết phải
tìm các lý lẽ trong một lãnh vực tương đối rất hiếm tài liệu xác thực. Các nhà phê bình
thường vẫn vin vào sự im lặng để làm luận cứ bênh vực cho họ, dường như việc thiếu
vắng một sự kiện trong các phần ký thuật chỉ còn là những mảnh tàng thư vụn vặt của
chúng ta ngày nay, chính là điểm quyết định, có thể căn cứ vào để đi đến kết luận vậy.
Đa số Cơ-đốc nhân tin Kinh Thánh nhận thấy rằng chừng nào chưa có bằng cớ hiễn
nhiên có tính cách áp đảo chứng minh ngược lại, thì chính phần ký thuật của Kinh điển
phải được coi trọng hơn là những mảnh tàng thư vụn vặt ngoài Kinh Thánh hay đặc biệt
là khi thiếu vắng các ký thuật ấy. K.A.Kitchen đã tóm tắt bản tính của phần chứng cứ
tiêu cực không thể dùng làm kết luận đó, và chứng minh rằng nó không thể hậu thuẫn gì
được cho câu kết luận vu vơ rằng Đa-ni-ên đã sai lầm. Phải nhấn mạnh rằng đã không
hề có sự kiện vững chắc nào nói ngược lại về nhân vật có tên là Đa-ri-út người Mê-đi,
từng trị vì Ba-by-lôn, nếu Đa-ri-út chính là một tên khác của nhà vua được mọi người
biết đến đó.

6.1 Đa-ni-ên Được Đa-ri-út Đề Cao (Đa-ni-ên 6:1-3)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 164


“1Vua Đa-ri-út ưng đặt trong nước một trăm hai mươi quan trấn thủ, để chia nhau
trị cả nước, 2và trên họ có ba quan thượng thơ, mà một là Đa-ni-ên. Các quan trấn thủ
phải khai trình với ba quan đó, hầu cho vua khỏi chịu một sự tổn hại nào. 3Vả, Đa-ni-ên
lại trổi hơn hai quan thượng thơ kia và các quan trấn thủ, vì người có linh tánh tốt lành;
thì vua định lập người trên cả nước”.
Sau khi đã thành công trong việc chinh phục Ba-by-lôn và vũng lãnh thổ lân cận,
giờ đây, đế quốc mới cần tổ chức lại, là điều rất phải lẽ, cả về mặt luật pháp và trật tự,
lẫn các nguồn lợi về thuế khóa có thể thu được. Trong một tổ chức như vậy, tận dụng
những con người có tài năng từng phục vụ cho vương quốc Ba-by-lôn trước đó, không
phải là chuyện bất thích nghi. Các nhà chinh phục vẫn thường cố gắng làm tất cả những
gì có thể làm được để tạo ra mối liên hệ thân thiện với dân chúng đang ở dưới quyền họ,
và tuy Bên-xát-xa đã bị giết, cha vua ấy là Nabonidus vẫn còn sống thêm nhiều năm sau
đó. Cả một số các thần của Ba-by-lôn cũng được những kẻ chinh phục tôn thờ.
Tổ chức của vương quốc mới được mô tả chi tiết trong mấy câu đầu của chương
6. Một trăm hai mươi quan trấn thủ hay “satraps” đã được bổ nhiệm. Có một số người
cho rằng điều nầy không chính xác. Chẳng hạn như Montgomery bảo rằng “120 quan
trấn thủ” nầy là một sự phóng đại, hay ít nhất cũng là một điểm không chính xác.
Herodotus III, 89, chép rằng Đa-ri-út lập ra 20 trấn (satrapies), còn các bi ký của vua ấy
thì đưa những con số liên tiếp nhau là 21,23,29”. Tuy nhiên, Montgomery lại tiếp tục
thừa nhận rằng đã có 127 tỉnh theo Ê-xơ-tê 1:1, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng Đa-ni-ên đã
không chính xác. Montgomery cũng phản bác rằng “ba quan thượng thơ” là điều chưa
từng có bao giờ. Sự kiện phải bổ nhiệm 120 quan chức để cai trị của một lãnh thổ bao la
như vậy, và ba quan thượng thơ để cầm quyền trên họ, không hề là chuyện vô lý. Cho
dù có thật đúng là 120 phần nhỏ đã phân chia toàn lãnh thổ hay không, thì không có sách
nào nói rõ, nhưng như cầu phải có một số các quan chức như thế, thì thật là rõ ràng.
Sở dĩ các sự kiện nầy phải được vạch rõ ở phần nhập đề cho phần thuật sự nầy
của Đa-ni-ên, là nhằm tạo ra một bối cảnh cho địa vị cao trọng của Đa-ni-ên. Chính Đa-
ni-ên được kể tên trong số ba quan thượng thơ sẽ điều phối công việc cho 120 quan trấn
thủ. Họ bị đòi hỏi phải khai trình về tài chánh và bảo vệ quyền lợi cho nhà vua. Với một

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 165


chức vị như vậy, thì một quan chức thanh liêm, có tài năng, vốn quen biết với vùng lãnh
thổ và các vấn đề thu thuế lẽ tất nhiên sẽ rất có lợi vô cùng cho Đa-ri-út. Vì lý do ấy theo
câu 3, Đa-ni-ên vốn được ưa chuộng hơn hai vị kia vì có “linh tánh tốt lành”, nên nhà
vua muốn đặt hai vị kia ở dưới quyền ông. Tất cả những điều đó đều rất có ý nghĩa, và
đã thật sự xác định bối cảnh cho việc Đa-ni-ên sẽ phải chịu sự thử thách lớn lao tiếp theo
đây.

6.2 Âm Mưu Chống Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 6:4, 5)

“4Các quan thượng thơ và trấn thủ bèn tìm cớ kiện Đa-ni-ên về việc nước; nhưng
họ không thể tìm được một cớ nào, hay một sự xấu nào của người, bởi người là trung
thành, trong người chẳng có điều lỗi và cũng chẳng có sự xấu. 5Vậy những người đó nói
rằng: Chúng ta không tìm được một cớ nào mà cáo Đa-ni-ên nầy, nếu chúng ta chẳng
tìm trong sự thuộc về luật pháp Đức Chúa Trời nó”.
Cách phục vụ tuyệt vời và sự thanh liêm của Đa-ni-ên chẳng bao lâu đã trở thành
chướng ngại vật đối với tham vọng của các quan trấn thủ và hai quan thượng thơ mà ông
không chịu cộng tác với. Sự thanh liêm của Đa-ni-ên khiến họ không thể tham nhũng,
và việc ông được vua Đa-ri-út sủng ái khiến cho các quan chức đồng liêu sanh lòng ghen
tị. Trong những hoàn cảnh như vậy, thì lẽ tự nhiên là những người đó - phần đông có lẽ
nhỏ tuổi hơn Đa-ni-ên nhiều nhưng lại muốn cầm đầu - phải cố tìm một cách nào đó để
thanh toán Đa-ni-ên. Sự trung thành của Đa-ni-ên vốn triệt để, nên họ không thể tìm ra
một sơ sót hay lỗi lầm nào của ông khi thi hành nhiệm vụ. Nếu muốn loại trừ Đa-ni-ên,
họ phải tìm cho ra một phương pháp khác. Chính bọn người đó phải đi đến kết luận rằng
phương pháp duy nhất để cất bỏ Đa-ni-ên đi, là phải tạo ra sự tranh chấp giữa các qui
tắc chính thức (luật nước) với lương tâm của Đa-ni-ên và việc ông tuân thủ luật pháp
của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh không tiết lộ tất cả những gì bọn người kia đã vận động
sau lưng Đa-ni-ên, nhưng rõ ràng là họ đã họp mặt với nhau nhiều lần để bàn bạc, cuối
cùng đã hình thành một âm mưu để chống lại Đa-ni-ên.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 166


6.3 Những Kẻ Âm Mưu Lợi Dụng Lệnh Cấm Cầu Nguyện (Đa-ni-ên 6:6-9)

“6Các quan thượng thơ và trấn thủ đó bèn vào chầu vua và tâu rằng: Hỡi vua Đa-
ri-út, chúc vua sống đời đời! 7Hết thảy các quan thượng thơ trong nước, các quan lãnh
binh, các quan trấn thủ, các nghị viên và các đại thần đều đồng tình xin vua ra chỉ dụ,
lập một cấm lịnh nghiêm nhặt trong ba mươi ngày, hễ ai cầu xin thần nào hay một người
nào ngoài vua, thì, hỡi vua, kẻ ấy sẽ phải quăng vào hang sư tử. 8Bây giờ, hỡi vua, hãy
lập điều cấm đó và ký tên vào, hầu cho không đổi thay đi, theo như luật pháp của người
Mê-đi và người Phe-rơ-sơ, không thể đổi được. 9Vậy vua Đa-ri-út bèn ký tên lập cấm
lịnh đó”.
Sau khi đã nghỉ được một mưu kế, những kẻ âm mưu không để mất thì giờ, mà
đem ra thực hiện ngay. Trong một buổi vua thiết đại triều, họ dâng lên lời thỉnh cầu của
họ. Câu 6 dường như cho thấy tất cả bọn họ đều có mặt là điều xảy ra khá bất thường.
Sau khi tâu lên lời chúc tụng theo đúng nghi thức, người phát ngôn cho họ trình lên với
Đa-ri-út rằng toàn thể các quan chức mà họ kể tên trong câu 7 đều đồng ý dâng lên lời
thỉnh cầu. Có người phản bác rằng điều đã ký thuật đó là khó có thể xảy ra được, nếu
không nói là không thể có; nhưng chúng ta còn thấy nhiều chuyện càng lạ lùng hơn đã
từng xảy ra. Montgomery ghi nhận: “Đối với nhiều nhà giải kinh, lời thỉnh cầu nhà vua
hãy ký một sắc chỉ cầm cầu xin một vị thần hay một người nào khác hơn vua trong thời
hạn ba mươi ngày có vẻ phi lý, nên có thể là vì lý do đó mà bộ Bảy Mươi đã bỏ sót mục
nầy”. Nhưng ngay cả Montgomery cũng thêm: “nhưng nói chung thì những câu chuyện
như vậy rất có lý, lời lẽ trong lời thỉnh cầu có thể ngụ ý rằng đây là một lối nói châm
biếm ( Giăng 3:8) như khi vua thành Ni-ni-ve truyền lịnh cho cả người ta lẫn súc vật đều
phải mặc bao gai vậy. Lập trường của Behrmann hoàn toàn có thể chấp nhận khi ông
cho rằng câu chuyện ngụ ý đề cập một thỉnh cầu có tính cách tôn giáo (khác với Bevan
là có thể là bất luận một lời thỉnh cầu nào) và lúc ấy, nhà vua vốn là người duy nhất được
xem là đại diện cho Thượng Đế.
Họ thỉnh cầu nhà vua ký một sắc chỉ cấm mọi người dâng lên một lời cầu xin một
vị thần hay một người nào ngoài ra nhà vua, trong thời hạn ba mươi ngày. Hình phạt

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 167


dành cho kẻ bất tuân là phải bị quăng vào hang sư tử. Do ảnh hưởng tâm lý vì toàn thể
các quan chức đó đã họp nhau lại để dâng lên một thỉnh nguyện nhằm tôn vinh Đa-ri-út
và thừa nhận nhà vua vốn có quyền lực của một vị thần. Đa-ri-út đã ký và cho ban hành
sắc chỉ ấy. Sách Ê-xơ-tê (Ê-xơ-tê 1:19; 8:8) và Diodorus Siculus (XVII.30) cũng xác
nhận sự kiện luật pháp Mê-đô Ba-tư nhấn mạnh rằng một chiếu chỉ của vua thì không
thể rút lại.
Như Young và nhiều tác giả khác nữa đã vạch rõ, việc thờ lạy các vua Ba-tư vốn
chẳng có chi là bất thường cả, cũng như việc người ta vẫn được phép thờ các thần ngoại
đạo khác. Young nhận xét: “Hành động của Đa-ri-út vốn vừa dại dột vừa gian ác. Người
ta chỉ phỏng đoán xem tại sao vua ấy nghe theo lời thỉnh cầu của các quan chức, nhưng
rất có thể là vua ấy vốn bị ảnh hưởng nặng nề của nhiều vua Ba-tư vẫn tự xưng là thần”.
Stuart thì biện hộ cho tình hình đó như sau: “Đạo Ba-tư dĩ nhiên là không đòi hỏi người
ta phải xem bản thân nhà vua là thần, mà chỉ tỏ lòng tôn kính tuyệt đối với nhà vua như
người đại diện cho (thần) Ormusd mà thôi. Đó là trường hợp ở đây, nên thật là dễ hiểu
thái độ đã được ghi lại đây của Đa-ri-út, khi vua ấy bị cả triều đình và giới quí tộc ép
buộc, nên không hề mang dấu vết đặc biệt gì của việc không thể có cả”. Rất có thể rằng
Đa-ri-út chỉ xem việc ấy như hành động thề nguyện trung thành với bản thân nhà vua,
một biểu hiện chứng tỏ họ muốn triệt để tôn trọng uy quyền của nhà vua mà thôi.

6.4 Lòng Trung Thành Của Đa-ni-ên Khi Gặp Thử Thách (Đa-ni-ên 6:10, 11)

“10Khi Đa-ni-ên nghe rằng chỉ dụ đó đã ký tên rồi, thì về nhà mình (những cửa
sổ của phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem). Tại đó, cứ một ngày ba lần, người
quì gối xuống, cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình, như vẫn làm khi
trước. 11Bấy giờ những người đó nhóm lại, thấy Đa-ni-ên đương cầu nguyện nài xin
trước mặt Đức Chúa Trời mình”.
Lòng trung thành lạ lùng của Đa-ni-ên trước một chiếu chỉ như vậy, cũng tương
tự như lòng trung tín của ba người bạn của ông trong chương 3 khi phải đứng trước lò
lửa hực. Theo phần ký thuật, thì tuy ông biết rằng sắc chỉ đã được ký, và ông nhất định

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 168


sẽ bị phát giác và xử tử, ông vẫn về nhà, mở các cửa sổ về hướng Giê-ru-sa-lem, bấy giờ
đã bị đổ nát hoang tàn rồi. Cách chấm câu trong câu 10 của bản Revised Standard
Version hay hơn cách chấm câu của bản American Standard Version, và theo đúng cách
chấm câu của bản Mossorah. Nó hàm ý rằng các cửa sổ vốn được mở về hướng Giê-ru-
sa-lem như thường lệ: “Người về nhà mình, với các cửa sổ của phòng cao vốn được mở
về hướng Giê-ru-sa-lem”.
Rồi ông quì gối xuống theo đúng lịch trình là đến với Đức Chúa Trời ba lần mỗi
ngày để cầu nguyện và cảm tạ. Đời sống cầu nguyện của Đa-ni-ên vốn rập mẫu những
lời giáo huấn được linh cảm của Giê-rê-mi dạy các trưởng lão, thầy tế lễ, nhà tiên tri và
toàn thể dân chúng bị lưu đày (Giê-rê-mi 29:1), Giê-rê-mi đã bảo đảm với họ rằng: “Bấy
giờ các ngươi sẽ kêu cầu ta, sẽ đi và cầu nguyện ta, và ta sẽ nhậm lời. Các ngươi sẽ tìm
kiếm ta và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng” (Giê-rê-mi 29:12, 13). Theo
Đa-ni-ên 9:2 thì Đa-ni-ên vốn có sách Giê-rê-mi trong tay. Thói quen hướng về Giê-ru-
sa-lem cầu nguyện vốn được Sa-lô-môn thực hành ( II. Sử Ký 6:34-39) và cứ được tiếp
tục cho đến khi có lời giáo huấn mới mẻ của Đấng Christ cho người đàn bà Sa-ma-ri
trong Giăng 4:20-24. Cầu nguyện mỗi ngày ba lần được đề cập trong một Thi Thiên của
Đa-vít (Thi Thiên 55:16, 17). Nếu sinh hoạt trước sau như một của Đa-ni-ên và lời chứng
của ông luôn luôn được mọi người nhìn thấy hết sức rõ ràng qua suốt sách Đa-ni-ên, thì
ở đây, chúng ta được biết một điều bí mật thầm kín của ông. Mặc dầu những áp lực vì
phải đảm nhiệm một chức vụ chấp hành vô cùng bận rộn đòi hỏi rất nhiều thì giờ, Đa-
ni-ên vẫn trở về nhà mình tìm nơi tĩnh lặng mỗi ngày ba lần để dâng lên lời cầu xin hòa
bình cho Giê-ru-sa-lem, cũng như cho các nhu cầu cá nhân. Đây không phải là hành
động của một con người tự đi tìm sự tuận đạo, nhưng là tính cách liên tục của một chức
vụ trung tín cầu nguyện vốn là đặc điểm của cả đời sống ông. Kinh Thánh nhận xét rằng
ông đã làm như vậy như vẫn làm từ trước.
Điều lý thú đặc biệt, là các chi tiết liên hệ đến sinh hoạt cầu nguyện của ông. Việc
mở các cửa sổ hướng về Giê-ru-sa-lem tiêu biểu cho niềm hi vọng của ông rằng sẽ có
ngày, các con cái Y-sơ-ra-ên có thể trở về thành phố của Đức Chúa Trời đó. Sau nầy
trong chương 9, những lời cầu nguyện rất linh nghiệm của Đa-ni-ên vốn là khúc dạo đầu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 169


cho việc dân Y-sơ-ra-ên được hồi hương dưới thời Xô-rô-ba-bên. Tư thế cầu nguyện của
ông cũng cho thấy trong khi ông cầu khẩn van nài, ông hoàn toàn hạ mình đầu phục Đức
Chúa Trời. Sự kiện ông cầu nguyện mỗi ngày ba lần, chứ không phải chỉ buổi sáng và
buổi chiều, hay một lần mỗi ngày mà thôi, cũng soi sáng nhiều cho chúng ta. Việc ông
mở các cửa sổ ra chắc cũng là một sáng kiến lóe lên cho tâm trí ông. Tại sao ông lại
không cầu nguyện trong chỗ kín mật, và như thế sẽ khỏi vi phạm chiếu chỉ của vua?
Theo Đa-ni-ên, làm như thế có vẻ lén lút, và ông nhất định không chịu thay đổi các thói
quen cầu nguyện của mình.
Điều có ý nghĩa quan trọng là sự kiện ngay đến các kẻ thù của ông cũng biết trước
cách phản ứng của ông. Họ rất tin tưởng khi tập họp lại với nhau để chứng kiến những
buổi cầu nguyện của Đa-ni-ên để có căn cứ tố cáo ông với vua. Họ đã thu xếp trước với
nhau để cũng có mặt tại chỗ hầu theo dõi và nghe lời cầu nguyện của ông như câu 11 đã
chép. Đa-ni-ên đã trung tín làm chứng công khai cho Đức Chúa Trời, đến nỗi chính các
kẻ thù của ông cũng biết là ông vẫn trung thành với Đức Chúa Trời dẫu phải trả giá bằng
chính mạng sống mình.

6.5 Đa-ni-ên Bị Tố Cáo Trước Mặt Đa-ri-út (Đa-ni-ên 6:12-15)

“12Họ bèn đến chầu vua và tâu cùng vua về cấm lịnh của vua rằng: Hỡi vua, vua
chẳng từng ký tên vào một cấm lịnh rằng trong ba mươi ngày, hễ ai cầu xin thần nào hay
người nào ngoài vua, thì sẽ phải quăng vào hang sư tử đó chăng? Vua trả lời rằng: Sự
đó là thật, theo như luật pháp của người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ, không thể đổi được.
13Họ bèn đáp lại và tâu vua rằng: Đa-ni-ên, là một trong những con cái phu tù Giu-đa,
không có lòng kiêng nể vua chút nào, hỡi vua, dầu đến cấm lịnh vua đã ký tên cũng vậy;
song nó cứ một ngày cầu nguyện ba lần. 14Khi vua nghe những lời đó, thì lấy làm buồn
bã lắm; vua định lòng giải cứu Đa-ni-ên, và mãi đến khi mặt trời lặn, cố hết sức tìm thế
để giải cứu người. 15Nhưng các người đó nhóm lại cùng vua và tâu rằng: Hỡi vua, xin
biết rằng theo luật pháp của người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ, hễ là cấm lịnh hay chỉ dụ
nào mà vua đã lập định rồi, thì không thể thay đổi được”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 170


Sau khi đã có chứng cớ hiễn nhiên rằng Đa-ni-ên vi phạm sắc chỉ của vua, những
kẻ âm mưu làm hại ông vội vàng kéo nhau đến phòng thiết triều. Chữ “cấm lịnh” trong
câu 12 đáng lẽ phải dịch là “chỉ dụ” thì đúng hơn. Sở dĩ có mấy chữ “hỡi vua” là căn cứ
vào thuyết cho rằng ở trước câu nói, cần phải có lời chào kính, tung hô như vậy. Dầu
sao thì rất có thể rằng điều được ghi lại trong Kinh Thánh là một bảng tóm tắt cuộc đối
thoại lúc ấy. Họ bắt đầu hỏi có phải quả thật chỉ dụ đã được vua ký rồi hay không. Nhà
vua quả quyết với họ rằng điều đó đã được chính thức công bố rồi, và “theo như luật
pháp của người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ” thì “không thể đổi được” nữa, một khi sắc
luật đã được ban hành trong xứ. Sau khi đã được bảo đảm như vậy, họ bắt đầu tố cáo
Đa-ni-ên, giới thiệu ông không phải với tư cach vị thủ tướng có địa vị cao trọng, mà là
“một trong những con cái phu tù Giu-đa”. Họ tố cáo là Đa-ni-ên đã vi phạm chỉ dụ của
vua và tội khi quân, vì hằng ngày, ông đều ba lần dâng lên những lời cầu nguyện cho
Đức Chúa Trời như trước đó.
Rất có thể lòng tin chắc của họ khi tố cáo Đa-ni-ên như vậy vốn được căn cứ
trước hết vào việc ra chỉ dụ của vua để chứng minh. Dĩ nhiên là Kinh Thánh đã không
chép lại toàn thể câu chuyện đã được trao đổi giữa Đa-ri-út với các quan chức đã yêu
cầu nhà vua ban hành chỉ dụ ấy. Rất có thể họ đã biện minh cho chỉ dụ ấy, bảo rằng đó
là phương pháp để bắt buộc mọi dân tộc trong vương quốc phải thừa nhận Đa-ri-út là
vua, và sẽ nhân danh Đa-ri-út để dâng lên lời khẩn nguyện với các thần mình. Thờ
phượng nhiều thần đối với một người ngoại bang là vô hại, và rất có thể đây là một âm
mưu để biết chắc trong nước còn có kẻ nào đó vẫn để tâm bội phản, muốn chống lại vua.
Tuy nhiên, bây giờ thì chiếc bẫy đã sập trên Đa-ni-ên rồi, và nhà vua thấy ngay
điều tai họa mà chỉ dụ của mình đã gây ra. Thay vì nổi cơn thịnh nộ đối với Đa-ni-ên
như Nê-bu-cát-nết-sa từng làm đối với ba đồng bạn của ông trong chương 3. Đa-ri-út
nhận thức ngay được rằng chính mình đã phạm sai lầm nên tìm một biện pháp hợp lý để
có một kẽ hở hầu giải cứu Đa-ni-ên. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của vua đều vô ích. Các quan
chức lại kéo nhau đến ra mắt vua một lần nữa lúc chiều tối để nhắc lại với nhà vua rằng
theo tập tục và tín ngưỡng, thì sắc luật đó không thể thay đổi được. Là người đại diện
cho các thần, một khi nhà vua đã ký vào sắc chỉ, thì bây giờ càng phải theo đó mà thi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 171


hành. Không còn có lối thoát nào khác hơn là phải truyền lịnh quăng Đa-ni-ên vào hang
sư tử.

6.6 Đa-ni-ên Bị Ném Vào Hang Sư Tử (Đa-ni-ên 6:16-17)

“16Bấy giờ vua truyền điệu Đa-ni-ên đến, và phải ném người vào hang sư tử. Vua
cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Đức Chúa Trời ngươi là Đấng ngươi hằng hầu việc, sẽ
giải cứu ngươi. 17Người ta bèn đem đến một hòn đá chận nơi cửa hang. và vua đóng ấn
mình cùng ấn các đại thần nữa, hầu cho không có điều gì thay đổi được về Đa-ni-ên”.
Đúng theo chỉ dụ mình đã ký, Đa-ri-út phải truyền lịnh theo đúng hình thức là
ném Đa-ni-ên vào hang sư tử. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là trước khi bản án được
thi hành, Đa-ri-út đã nói với Đa-ni-ên” Đức Chúa Trời ngươi là Đấng ngươi hằng hầu
việc, sẽ giải cứu ngươi”. Câu nầy có thể dịch là “phải giải cứu ngươi” thì chính xác hơn
bản RSV đã dịch là “nguyện Đức Chúa Trời ngươi... giải cứu ngươi”. Ý muốn nói ở đây
là nhà vua ngụ ý bảo rằng: “Ta đã cố gắng hết sức để cứu ngươi, nhưng không cứu được.
Vậy thì Đức Chúa Trời ngươi phải cứu ngươi”. Điếu đáng ghi nhận trong sự tin chắc
nầy là lòng mộ đạo và trung tín với Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên đã gây ấn tượng mạnh
trên Đa-ri-út, khiến nhà vua tin chắc rằng Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên sẽ đến để giải
cứu Đa-ni-ên khi ông lâm vào cảnh cùng khốn nầy.
Tuy nhiên, chỉ dụ được thi hành. Đa-ni-ên bị ném vào hang sư tử, và một tảng đá
được lăn đến để chận cửa hang với dấu ấn của nhà vua đóng vào đó, chứng minh rằng
bản án đã được thi hành đúng như chỉ dụ. Chẳng còn có bàn tay của một con người nào
can thiệp gì vào đây được nữa, kể cả đôi tay của Đa-ni-ên.
Keil kể lại một câu chuyện lý thú về hang sư tử theo như cách người ta tạo ra nó
vào thời đại gần đây hơn. Keil nhận xét: “Chúng tôi không kể lại chuyện người đời xưa
đã xây các hang sư tử như thế nào. Trong tác phẩm Fez and Morocco, trang 77, G.Host
mô tả các hang sư tử theo như cách chúng được xây tại Ma-rốc. Theo lời kể lại của ông,
thì đó là một hang đá lớn hình vuông chìm dưới mặt đất, có vách ngăn ở giữa, có cửa để
người chăn giữ mở ra và đóng lại từ phía trên. Bằng cách ném đồ ăn vào, anh ta có thể

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 172


dời các con sư tử từ ngăn chuồng nầy sang ngăn khác, và sau khi đóng cửa lại, thì vào
ngăn chuồng trống để quét dọn. Phần trên của hang đá để trống, miệng hang được rào
bằng một bức tường cao gần 1,5m; từ phía trên đó, người ta có thể nhìn thấy những con
sư tử. Cách mô tả nầy hoàn toàn phù hợp với điều đã được viết ra ở đây liên hệ đến hang
sư tử”. Keil tiếp tục giải thích rằng trong bức vách bao quanh hang đá, có một cái cửa
để cả những người chăn giữ lẫn mấy con sư tử có thể ra vào ngoại trừ khi nó bị lấp lại
bằng một tảng đá. Điểm nầy liên hệ đến sự kiện Đa-ri-út đã có thể trò chuyện tự do với
Đa-ni-ên trước khi tảng đá bị lăn khỏi cửa ra vào.

6.7 Nhà Vua Than Khóc Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 6:18-20)

“18Sau đó, vua trở về cung mình, và suốt đêm kiêng ăn, cũng không đem bạn
nhạc đến trước mặt mình, và vua không ngủ được. 19Đoạn, vua dậy sớm, khi hừng sáng,
vội vàng đi đến hang sư tử. 20Khi vua đến gần hang, lấy giọng rầu rĩ mà kêu Đa-ni-ên;
vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Hỡi Đa-ni-ên, tôi tớ Đức Chúa Trời hằng sống!
Đức Chúa Trời ngươi mà ngươi hằng hầu việc, có thể giải cứu ngươi khỏi sư tử được
chăng?”
Hoàn toàn tương phản với Nê-bu-cát-nết-sa vốn chẳng hề tỏ ra thương xót gì ba
đồng bạn của Đa-ni-ên khi họ bị quăng vào lò lửa hực, Đa-ri-út đã chứng tỏ một mối
quan tâm hiếm thấy. Tuy nhà vua vốn quen thói tàn bạo, quen với việc xử tử các tội
phạm và bình thường vốn chẳng nghĩ gì đến họ nữa, ở đây, trường hợp của Đa-ni-ên đã
có một điều gì đó gây xúc động mạnh cho vua. Khi trong câu 18, nhà vua bảo với Đa-
ni-ên: “Đức Chúa Trời là Đấng ngươi hằng hầu việc, sẽ giải cứu ngươi”, rõ ràng là nhà
vua vốn không hề có chút đức tin thật sự nào vào việc Đa-ni-ên có thể được giải cứu mà
có lẽ chỉ có sự mê tín mơ hồ do các câu chuyện mà người ta đã kể lại cho nhà vua về
việc ba đồng bạn của Đa-ni-ên từng thoát nạn trước đó, cũng như sử sách có ghi lại
những lần dân Y-sơ-ra-ên đã được giải cứu cách lạ lùng. Kèm theo sự buồn rầu vì chuyện
của Đa-ni-ên, Kinh Thánh chép rằng nhà vua đã kiêng ăn, không tham gia trò giải trí
bằng âm nhạc như lệ thường và đã không ngủ được. Từ ngữ dịch là “bạn nhạc” ở đây

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 173


rất đáng ngờ, vì ý nghĩa của nó không được chắc chắn. Rosenthal đề nghị nên dịch là
“bàn ăn”, được bản dịch tiếng A-rạp và Rashi (trong sách chú giải) hậu thuẫn. Ý nghĩa
của từ ngữ ấy có thể là những cái bàn trên đó đã dọn sẵn các thức ăn. Trong tình trạng
hiện nay, bản Revised Standard Version dịch là “không chịu giải sầu” tuy thiếu chính
xác, nhưng là cách hay nhất. Dầu sao, thì việc nhà vua trải qua một đêm như vậy, là
chuyện hết sức bất thường. Rất có thể rằng, trong cả đời làm vua trước đó, nhà vua chưa
bao giờ trải qua một đêm như vậy.
Khi ngày vừa bắt đầu, trời hãy còn mờ mờ, nhà vua đã vội vàng đến chỗ hang sư
tử. Có lẽ vì hãy còn quá sớm và vì bóng tối trong hang sư tử, nhà vua không thể nhìn
thấy rõ ràng, nên chỉ lên tiếng gọi Đa-ni-ên mà thôi. Hình thức câu nói mà nhà vua ngõ
lời với Đa-ni-ên rất đáng chú ý. Nhà vua mô tả Đa-ni-ên là “tôi tớ Đức Chúa Trời hằng
sống”, rồi một lần nữa, lại đặt câu hỏi: “Đức Chúa Trời mà ngươi hằng hầu việc, có thể
giải cứu ngươi khỏi sư tử được chăng?”. Việc nhà vua nghĩ rằng chuyện ấy có thể xảy
ra được chứng thực bằng sự kiện nhà vua đã đến chỗ hang sư tử thật sớm để than khóc
và gọi Đa-ni-ên. Nhà vua thật sự chỉ có rất ít đức tin, đã được chứng minh bằng “giọng
rầu rĩ” mà vua đã gọi Đa-ni-ên. Từ ngữ “giọng rầu rĩ” theo tiếng A-ram asĩb có nghĩa là
“buồn”. Nhà vua sợ rằng đáp lại tiếng gọi của mình, sẽ chỉ có sự im lặng và tiếng gầm
gừ của lũ sư tử mà thôi.

6.8 Đa-ni-ên Được Giải Cứu (Đa-ni-ên 6:21-23)

“21Bấy giờ Đa-ni-ên tâu cùng vua rằng: Hỡi vua, chúc vua sống đời đời! 22Đức
Chúa Trời tôi đã sai thiên sứ Ngài, và bịt miệng các sư tử, nên chúng nó không làm hại
chi đến tôi, bởi tôi đã được nhận là vô tội trước mặt Ngài. Hỡi vua, đối với vua cũng
vậy, tôi chẳng từng làm hại gì. 23Bấy giờ vua mừng rỡ lắm, và truyền đem Đa-ni-ên lên
khỏi hang. Vậy Đa-ni-ên được đem lên khỏi hang, và người ta không thấy một vết tích
nào trên người, bởi người đã nhờ cậy Đức Chúa Trời mình”.
Đáp lại tiếng gọi của nhà vua là giọng bình tĩnh của Đa-ni-ên cất lên từ hang sư
tử với lời tung hô bình thường: “Hoàng thượng vạn tuế”, khiến Đa-ri-út vô cùng kinh

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 174


ngạc, không tin nơi tai mình. Gặp trường hợp của Đa-ni-ên, nhiều người chắc đã lập tức
la hoảng lên, xin nhà vua hãy cứu mình khỏi bầy sư tử. Nhưng sau khi chào kính, Đa-
ni-ên nói cho nhà vua biết rằng miệng của lũ sư tử đã bị bịt kín do một thiên sứ của Đức
Chúa Trời sai đến, nên chúng không hề làm tổn hại gì cho ông được. Đa-ni-ên chẳng
những bảo rằng đó là quyền phép của Đức Chúa Trời, mà còn cho rằng sở dĩ mọi việc
đã xảy ra như vậy là do sự kiện ông vốn vô tội, chẳng hề phạm tội ác nào cả với Đức
Chúa Trời lẫn với nhà vua.
Kinh Thánh chép rằng nhà vua vô cùng mừng rỡ khi thấy vị cố vấn mà mình yêu
mến đã được giải cứu, nên lập tức truyền lịnh phải đưa Đa-ni-ên ra khỏi hang sư tử. Tuy
Kinh Thánh không chép rõ, nhưng rất có thể là người ta đã dùng dây để trực tiếp kéo
Đa-ni-ên lên khỏi hang, chứ không mất thì giờ lăn tảng đá, vì trước khi làm như vậy,
người ta còn phải khiến lũ sư tử chuyển sang ngăn chuồng khác, để chúng khỏi chạy
thoát thân. Trước những đôi mắt vô tín của nhà vua và quần thần, họ thấy Đa-ni-ên
không hề bị xây xát gì, vì đức tin ông đặt vào Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 11:33). Các
ngọn lửa không hề để lại chút mùi khét nào trên ba đồng bạn của Đa-ni-ên trong chương
3 làm sao, thì cũng vậy, bầy sư tử đã không được phép chạm vào nhà tiên tri của Đức
Chúa Trời.

6.9 Các Kẻ Thù Của Đa-ni-ên Bị Tiêu Diệt (Đa-ni-ên 6:24)

“24Theo lịnh vua, những kẻ đã kiện Đa-ni-ên ấy cùng con cái và vợ họ đều bị
điệu đến quăng vào hang sư tử. Khi họ chưa đến dưới đáy hang, thì những sư tử đã vồ
lấy và xé xương hết thảy”.
Kết cuộc đáng buồn dành cho những kẻ tố cáo Đa-ni-ên được ghi lại bằng một
hành động đoán phạt công bình của Đức Chúa Trời đối với các kẻ thù của nhà tiên tri.
Theo Kinh Thánh, những kẻ tố cáo Đa-ni-ên luôn với vợ con chúng đều bị quăng vào
hang sư tử và lập tức bị bầy sư tử phân thây. Cách hình phạt dã man như vậy vốn rất
thông thường trong thế giới đời xưa, nhưng cũng không phải là không có những trường
hợp tương tự, như việc Đức Chúa Trời trừng phạt kẻ ác như đã được minh họa trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 175


việc Đức Chúa Trời đoán phạt Đa-than, Cô-rê và A-bi-ram khi họ và gia đình họ bị một
cơn động đất nuốt mất (Dân 16). Sự trừng phạt được thi hành đúng theo án lịnh, phải áp
dụng đối với những kẻ làm chứng dối trong luật pháp (Phục Truyền Luật Lệ Ký 19:16-
21). Nguyên tắc ăn miếng trả miếng nầy cũng được minh họa trong trường hợp của Ha-
man (Ê-xơ-tê 7:9, 10).
Có một số các nhà phê bình vạch ra sự lố bịch là người ta không thể nào ném tất
cả 120 quan chức luôn với vợ con họ vào một hang sư tử. Chẳng hạn Montgomery xem
cái “kết thúc bị thảm” đó là “phi lý”, cũng như cả câu chuyện vừa kể trên. Dường như
nhằm trả lời cho lời phê bình đó, Bộ Bảy Mươi Dịch Giả bảo rằng các nạn nhân chỉ gồm
có hai quan thượng thơ ngang cấp bậc với Đa-ni-ên, tức là hai kẻ tố cáo chánh phạm mà
thôi. Chính Kinh Thánh thì không chép rằng tất cả các quan trấn thủ và thượng thơ đều
bị quăng vào hang sư tử, mà chỉ chép là “những kẻ đã kiện cáo” Đa-ni-ên. Điều nầy
nhằm cảnh cáo số còn lại, là nếu họ còn muốn âm mưu hại Đa-ni-ên, chính họ cũng sẽ
phải kinh nghiệm cơn thạnh nộ của nhà vua cũng như sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.
Kinh nghiệm của những kẻ cáo gian Đa-ni-ên là một thí dụ khác nữa minh thị cho sự
thành tín của Đức Chúa Trời đối với Giao ước căn bản mà Đức Chúa Trời đã thiết lập
với Áp-ra-ham khi Ngài hứa sẽ chúc phước cho kẻ nào chúc phước cho dòng dõi ông,
và nguyền rủa kẻ nào rủa sả họ (Sáng Thế Ký 12:3).

6.10 Chiếu Chỉ Của Đa-ri-út (Đa-ni-ên 6:25-28)

“25Bấy giờ, vua Đa-ri-út viết cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng ở khắp
trên đất rằng: Nguyền cho sự bình an các ngươi được thêm lên! 26Ta ban chiếu chỉ rằng,
trong khắp miền nước ta, người ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của
Đa-ni-ên; vì Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không bao
giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng. 27Ngài cứu rỗi và giải thoát, làm
những dấu lạ, sự lạ, ở trên trời dưới đất, đã cứu Đa-ni-ên khỏi quyền thế sư tử. 28Đa-ni-
ên cứ được thạnh vượng như vậy trong đời vua Đa-ri-út và vua Si-ru là người Phe-rơ-
sơ”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 176


Theo phần lớn những gì Nê-bu-cát-nết-sa đã làm trong chương 3 và lại làm trong
chương 4, Đa-ni-ên cũng ban hành một chiếu chỉ khắp đế quốc, kêu gọi mọi người khắp
nơi hãy kính sợ Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên. Văn bản của chiếu chỉ được gởi cho “hết
thảy các dân, các nước, các thứ tiếng ở khắp trên đất” hoàn toàn giống như trng Đa-ni-
ên 4:1. Trong cả hai trường hợp, rất có thể rằng chính Đa-ni-ên là người chấp bút theo
lịnh của nhà vua, hoặc cũng có thể là một người chấp bút vô danh viết theo hình thức
thông thường của một tờ chiếu chỉ. Dầu sao thì nhà vua cũng cho rằng mình đang có cả
thế giới dưới chân, nên dùng những lời lẽ khoa trương, để ngõ lời với toàn thế thế giới.
Câu “nguyền cho sự bình an các ngươi được thêm lên” hoàn toàn giống như câu được
tìm thấy trong 4:1 và hầu như nhắc chúng ta nhớ đến các thư tín của Thánh Phao-lô trong
Tân Ước.
Bản chiếu chỉ rất ngắn gọn, nhằm kêu gọi mọi người trong vương quốc của Đa-
ri-út hãy “run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên”, Đức Chúa Trời của
Đa-ni-ên được mô tả là Đức Chúa Trời hằng sống, vững chắc, nước Ngài không hề bị
hủy diệt và quyền cai trị của Ngài tồn tại mãi mãi. Câu Kinh Thánh được dịch là còn đến
cuối cùng có lẽ có phần muốn làm sáng tỏ hơn cái ý niệm là “vững bền đời đời”. Vấn đề
là trong một tình hình biến chuyển nhanh chóng như vậy - tức là người Mê-đô Ba-tư vừa
thắng hơn người Ba-by-lôn - thì Đức Chúa Trời vẫn không hề thay đổi. Ở đây, một lần
nữa, ý ấy rất giống với 4:3. Trong việc gán cho Đức Chúa Trời phần bản chất là cầm
quyền tể trị và có quyền phép toàn năng, Ngài được mô tả là Đấng có quyền giải thoát
và cứu vớt, có quyền làm nhiều dấu lạ, phép lạ cả trên trời lẫn dưới đất, và mọi điều đó
được xác nhận do việc Ngài đã dùng quyền phép để giải cứu Đa-ni-ên khỏi hang sư tử.
Hai câu 26,27 trong nguyên văn, có hình thức của một bài thánh ca. Một lần nữa, trong
thời của Đa-ni-ên, Đức Chúa Trời vĩ đại, hằng sống, quyền phép, tồn tại đời đời, cao
trọng hơn các thần ngoại đạo, đã được đề cao.
Chương sách được kết thúc bằng một ghi chú lịch sử rằng Đa-ni-ên được thịnh
vượng dưới thời của Đa-ri-út và Si-ru người Ba-tư. Ở đây, một lần nữa, các nhà phê bình
lại cố tình tuyên bố là một điểm không chính xác. Cách giải nghĩa có thể có - như chúng
tôi từng vạch rõ trước đây - là, hoặc Đa-ri-út vốn là một quan trấn thủ dưới quyền Si-ru

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 177


và sau đó, được Si-ru nhường ngôi cho, có lẽ là sau khi vua ấy băng, hoặc Đa-ri-út và
Si-ru vốn chỉ là một người với chữ “và” được hiểu là có nghĩa “tức là”, “hay là”.
Tuy lời công bố của chương sách nầy nhằm vạch rõ Đức Chúa Trời có quyền làm
phép lạ khi giải cứu các tôi tớ Ngài khỏi chết đã được trình bày bằng những lời lẽ khiến
những kẻ vô tín sẵn sàng thắc mắc đặt thành vấn đề, chương nầy của Kinh điển là một
thí dụ minh họa sâu sắc thế nào Đức Chúa Trời vẫn quan tâm chăm sóc dân Ngài. Tuy
nó có tính cách lịch sữ và phải được chấp nhận là một bức chân dung tả vẽ đúng nghĩa
đen một biến cố, cũng như chương 3, nó cũng có nghĩa bóng và chỉ về sự giải cứu tối
hậu cho dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay những kẻ bách hại vào thời đại nạn, vào cuối các thời
kỳ dân ngoại. Khi quyền phép của Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ được chứng minh trong
ngày Đấng Christ tái lâm, những kẻ bách hại dân Y-sơ-ra-ên và các kẻ thù của Đức Chúa
Trời sẽ bị đoán phạt và tiêu diệt y như các kẻ thù của Đa-ni-ên vậy. Tuy nhiên, cũng như
Đa-ni-ên, dân sự của Đức Chúa Trời khi lâm cảnh bị bách hại, vẫn phải giữ lòng tận
trung dầu phải trả bất cứ giá nào.

CHƯƠNG 7: KHẢI TƯỢNG CỦA ĐA-NI-ÊN VỀ LỊCH SỬ TƯƠNG LAI CỦA


THẾ GIỚI

Trong việc giải nghĩa lời tiên tri của Kinh Thánh, chương 7 sách Đa-ni-ên chiếm
một địa vị có một không hai. Theo cách giải nghĩa của giới học giả bảo thủ, khải tượng
nầy của Đa-ni-ên cung ứng một lời tiên tri bao quát và chi tiết các biến cố tương lai mà
chúng ta bắt gặp khắp nơi trong Cựu Ước. Tuy cách giải nghĩa có khác nhau rất nhiều,
các học giả bảo thủ nói chung đều đồng ý - với vài ngoại lệ hiếm hoi - rằng Đa-ni-ên đã
vạch ra diễn tiến của bốn đại cường quốc thế giới, tức là Ba-by-lôn, Mê-đi Ba-tư, Hi-lạp
và La-mã, sẽ kết thúc bằng tuyệt đỉnh của lịch sử thế giới khi Chúa Jesus Christ tái lâm
và khai mạc vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời, được hình dung bằng vương quốc
thứ năm và là cuối cùng, từ trời đến.
Được giải nghĩa như vậy, chương sách nầy là bố cuộc chính yếu cho các biến cố
tương lai, sẽ được bổ túc bằng các chi tiết được thêm vào sau nầy trong sách Đa-ni-ên

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 178


và trong Tân Ước, nhất là sách Khải huyền. Một cái nhìn toàn cảnh các biến cố tương
lai như vậy sẽ rất quan trọng đối với người nghiên cứu lời tiên tri, vì nó cung cấp một
bố cuộc rộng rãi, mà mọi biến cố tiên tri khác đều có liên hệ. Các nhà giải kinh bảo thủ
đồng ý với nhau rằng đây là một lời tiên tri thực sự, rằng nó chỉ về tương lai, nghĩa là
liên quan đến các biến cố tương lai theo quan điểm của Đa-ni-ên, và rằng tuyệt đỉnh của
nó là vương quốc mà Đấng Christ sẽ đem đến.
Trong phần nhập đề bải thảo luận về “Bốn đế quốc thế giới” của mình, Keil đã
tóm tắt rất hay các vấn đề liên hệ với chương 7, ông viết:
“Vấn đề còn lại cho chúng ta khảo xét là: Những đế quốc nào của lịch sử đã được
pho tượng của Nê-bu-cát-nết-sa (ch 2) tiêu biểu và đâu là bốn con thú từ dưới biển lên
trong khải tượng của Đa-ni-ên? Hầu hết các nhà giải kinh đều hiểu rằng cả hai khải tượng
đó, phải được giải nghĩa như nhau, Bốn nước (vương quốc, đế quốc) hay triều đại, được
chương 2 biểu tượng bằng các thành phần khác nhau của hình ảnh con người từ đầu đến
chân, vốn giống hệt các nước (triều đại) đã được biểu tượng bằng bốn con thú lớn từ
dưới biển lên”.
Keil tiếp tục: “Theo cách giải thích phổ biến trong hội thánh, thì bốn đế quốc đó
là Ba-by-lôn, Mê-đô Ba-tư, Ma-xê-đô-Hi-lạp, và La-mã. Luther nhận xét rằng: 'Trong ý
kiến giải nghĩa nầy thì cả thế giới đều đồng ý và lịch sữ cũng như sự kiện phần lớn đã
được xác lập'. Ý kiến trên đây đã chiếm ưu thế cho đến cuối thế kỷ trước đây, vì ý kiến
trái ngược lại của một số cá nhân giải kinh đều không được ủng hộ. Nhưng từ đó trở đi,
khi đức tin vào nguồn gốc siêu nhiên và đặc tính của lời tiên tri trong Kinh Thánh bị
Duy Thần (Deism) và Duy Lý Chủ nghĩa (Rationalism) day động, thì hậu quả là đồng
thời với việc chối bỏ tính cách chân thực của sách Đa-ni-ên, chủ trương ám chỉ Rô-ma
là đế quốc thứ tư trong bốn đại đế quốc thế giới cũng bị bác bỏ”.
Giới học giả bảo thủ vốn có nhiều lý do vững chắc để giải thích đế quốc thứ tư là
La-mã, cũng như đã xem hai đế quốc thứ hai và thứ ba là Mê-đô Ba-tư và Hi-lạp. Như
Keil đã vạch rõ, và được Luther hậu thuẫn, ý kiến chiếm ưu thế của chính thống phái
luôn luôn chủ trương lập trường đó ngay từ thời hội thánh nguyên thùy. Đến thế kỷ thứ
ba SC, Porphyry, một người ngoại đạo chống Cơ-đốc giáo đã bày đặt ra cái ý nghĩ là có

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 179


một Đa-ni-ên giả đã viết sách Đa-ni-ên vào thế kỷ thứ hai TC. Ý kiến của ông ta đã
không được ai ủng hộ cho đến khi phong trào thượng phê bình hiện đại dấy lên. Do đó,
toàn thể nỗ lực của họ là biến sách Đa-ni-ên thành sử ký chứ không phải là một sách tiên
tri được viết vào thế kỷ thứ 2 TC và được ứng nghiệm cho đến niên đại đó. Nhưng giới
học giả chính thống đã xem thuyết ấy là không thể đứng vững được. Đồng thời, quan
điểm cho rằng đế quốc thứ tư là Hi-lạp chứ không phải La-mã cũng bị các học giả bảo
thủ bài bác, xem như không được sách Đa-ni-ên hậu thuẫn, và bị cả Tân Ước lẫn sự ứng
nghiệm trong lịch sử nói ngược lại.
Chính Đấng Christ trong Ma-thi-ơ 24:15 đã tiên báo sự tàn nát gớm ghiếc của
Đa-ni-ên 12:11 như hãy còn trong tương lai chứ chưa phải đã là quá khứ. Những lời tiên
tri trong sách Khải huyền được viết vào cuối thế kỷ thứ nhất cũng báo trước những lời
tiên tri đó trong Đa-ni-ên sẽ ứng nghiệm trong tương lai. Thí dụ như Khải huyền 13 xếp
giai đoạn cuối cùng song hành với đế quốc thứ tư. Do đó, nó không thể ám chỉ các biến
cố đã xảy ra trong thế kỷ thứ hai TC. 9:26 nói tiên tri rằng Đấng Mê-si sẽ bị trừ đi và
thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị phá hủy, là các biến cố xảy ra trong giai đoạn của đế quốc La-
mã. Tác giả sách IIExơra sống vào gần cuối thế kỷ thứ nhất TC, rõ ràng đã nhận diện
được đế quốc thứ tư trong khải tượng của Đa-ni-ên là đế quốc La-mã (II Exơra 12:11,12).
Ta còn có thể thêm vào các luận cứ trên đây nhiều chi tiết về các đế quốc thứ hai, thứ ba
và thứ tư qua suốt sách Đa-ni-ên, kết hợp hài hòa và chính xác với các đế quốc Mê-đô
Ba-tư, Hi-lạp và La-mã. Các quan điểm mà giới phê bình đã đưa ra để thay thế cho quan
điểm bảo thủ chỉ có thể có được nếu lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên bị xem là quả thật
sai lầm ở nhiều chỗ; nhưng thật ra thì các chi tiết của lời tiên tri đã không hề trùng hợp
với các lý thuyết của các nhà phê bình. Vì các lý do ấy, các học giả bảo thủ vẫn bám chặt
lấy việc nhận diện của truyền thống về bốn đế quốc trong chương 7 cũng như trong
chương 2 của sách Đa-ni-ên.
Tuy nhiên, giới học giả bảo thủ đã phải đương đầu với sự phản bác phê bình rộng lớn về
tính cách hợp lý của lời tiên tri chi tiết về các biến cố tương lai như vậy. Nói chung thì
các phản bác phê bình vốn được căn cứ trên tiền đề là cách Đa-ni-ên là sách do một
người mộ đạo giả mạo vào thế kỷ thứ 2 TC. Các nhà phê bình chủ trương rằng tác giả

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 180


thật sự của sách Đa-ni-ên sống vào thời kỳ bách hại của Antiochus Epiphanes (175-164
TC), và từ điểm quan sát là thế kỷ thứ 2 TC, ông ta nhìn lui về bốn thế kỷ trước đó, sắp
xếp lịch sử sao cho có ý nghĩa đối với ông ta, và lấy đó làm nền tảng để báo trước một
tuyệt đỉnh cho công cuộc bách hại của Antiochus lúc ấy đang được tiến hành. Cho nên
nhân vật mạo danh Đa-ni-ên xem Antiochus là biểu tượng của sự gian ác của các cường
quốc trên thế gian nầy, mà tác gỉa tin là chẳng bao lâu sẽ bị Đức Chúa Trời trừng phạt,
vì Ngài là Đấng luôn can thiệp vào để thay thế thời trị vì độc tài tàn bạo của Antiochus
bằng sự trị vì của các thánh đồ của Đấng Tối Cao. Dĩ nhiên là cách giải nghĩa đó đòi hỏi
phải giải thích nhiều câu trong sách Đa-ni-ên là không đúng sự thật nên thật ra không
phải là lời tiên tri của Kinh Thánh. Nói chung thì quan điểm của họ là việc bành trướng
sự vô tín của Porphyry, chứ không phải là sản phẩm của một công trình nghiên cứu của
những con người luôn luôn kính trọng, tin vào Kinh Thánh.
Các nhà phê bình tiếp cận sách Đa-ni-ên phần nào với một định kiến, cả quyết
rằng việc tiên báo các biến cố đặc biệt trong tương lai là điều không thể nào tin được.
Do đó, đòi hỏi sách Đa-ni-ên phải có một niên đại muộn màng về sau nầy, khiến nó trở
thành một sách sử ký chứ không phải là một sách tiên tri. Tuy nhiên, điều đó vẫn thường
bị các tác giả học giả như H.H.Rowley phủ nhận. Ông viết: “Các kết luận mà chúng tôi
đạt tới vốn không phát sinh từ sự vô tín tiên thiên vào tính cách chính xác của lời tiên
tri, mà vào sự chứng minh hậu thiên rằng chúng ta không thể có lời tiên tri chính xác”.
Nhưng điều hết sức rõ ràng như đã ẩn tàng trong quan điểm phê bình, là chính nội dung
của sách Đa-ni-ên đã bị giới phê bình lấy lý trí mà tấn công vào, và đã có nhiều câu phát
biểu đại ngôn, bảo rằng sự kiện nầy, sự kiện nọ của sách Đa-ni-ên là không đúng sự thật
chỉ vì bản tính của nó hay vì thiếu bằng cớ từ bên ngoài (Kinh Thánh) xác nhận.
Tuy có nhiều cách giải nghĩa khác nhau cho cả sách Đa-ni-ên nói chung, và
chương 7 nói riêng, điều hết sức rõ ràng cho người đọc sách trong lãnh vực nầy, là có
thể xem quan điểm phê bình theo như H..Rowley đã định nghĩa, là tiêu biểu nhất.
Theo các nhà phê bình, thì vốn đế quốc trong Đa-ni-ên 2 và 7 là các đế quốc Ba-
by-lôn, Mê-đô, Ba-tư và Hi-lạp. Tuy các luận cứ của họ ôm đồm nhiều chi tiết, thuyết
của họ có hai điểm tựa chính: Thứ nhất, họ tìm được bằng cớ hiển nhiên chứng minh

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 181


rằng có một vương quốc Mê-đi như sách Đa-ni-ên chép là có do việc đề cập Đa-ri-út
người Mê-đi (Đa-ni-ên 5:31; 6:1, 6, 9, 25, 28). Thật ra, đã không hề có một cường quốc
Mê-đi cầm quyền lúc Ba-by-lôn thất thủ vào năm 539 TC, vì nó đã bị Ba-tư thôn tính
khoảng năm 550 TC. Hơn nữa, các khám phá gần đây hậu thuẫn cho ý kiến chủ trương
rằng chính vua Ba-tư là Si-ru đã vào Ba-by-lôn 18 ngày sau khi Ba-by-lôn thất thủ vào
đêm Bên-xát-xa thiết đại tiệc.
Tuy nhiên, chỗ bị cho là sai lầm liên hệ với Đa-ri-út người Mê-đi, đã đặt một lời
dạy dỗ trong sách Đa-ni-ên mà thật ra là không có ở đó. Sự kiện Đa-ri-út là người Mê-
đi vạch rõ chủng tộc của vua ấy, chứ không có nghĩa rằng đế quốc ấy là Mê-đi. Chương
6 sách Đa-ni-ên cho thấy rõ ràng rằng vương quốc trên đó Đa-ri-út người Mê-đi trị vì
khi đóng đô tại Ba-by-lôn lúc ấy là “nước của người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ” (cc
8,12,15). Nói khác đi, chính sách Đa-ni-ên vạch rõ rằng đây là vương quốc Mê-đô Ba-
tư, chứ không phải là vương quốc Mê-đi. Chỗ sai lầm là do cách giải nghĩa sách Đa-ni-
ên của các nhà phê bình, chứ không phải do điều sách Đa-ni-ên thật sự ngụ ý muốn nói.
Luận cứ phê bình thứ hai, là đế quốc thứ tư là Hi-lạp - do đó đã trở thành lịch sử
lúc nhân vật giả danh Đa-ni-ên viết sách ấy vào thế kỷ thứ 2 TC. Điều nầy đòi hỏi hai
đế quốc thứ hai và thứ ba phải là Mê-đi và Ba-tư. Sự kiện “các lời tiên tri” của Đa-ni-ên
về hai vương quốc đó, nhưng không phù hợp với sử ký đều bị cho là do sự sai lầm của
nhân vật Đa-ni-ên mạo danh. Nhược điểm của lối phê bình ở đây, được được
H.H.Rowley vô tình thừa nhận trong phần thảo luận của ông, theo đó ông đặt nặng nỗ
lực vào việc nhận diện vương quốc thứ tư là Hi-lạp. Vì chưa có nhiều công trình nghiên
cứu nào dám tự hào là công phu hơn công trình của Rowley, giới học giả bảo thủ giải
nghĩa sách Đa-ni-ên nhận thấy rằng lối giải thích của Rowley có khuynh hướng nhấn
mạnh vào các nguồn gốc ngoài Kinh Thánh, phóng đại các tiểu tiết còn lờ mờ khó hiểu,
mà thường bỏ qua những câu hết sức rõ ràng ở ngay trong sách Đa-ni-ên.
Montgomery còn áp dụng một lối giải thích cực đoan hơn cả Rowley. Chẳng
những ông ta gán sách Đa-ni-ên cho một tác giả vào thế kỷ thứ 2 TC, mà còn chủ trương
rằng sáu chương đầu của sách Đa-ni-ên vốn được một tác giả khác viết vào một thời
gian khác hơn các chương từ 7-12. Montgomery nhấn mạnh: “Việc phê bình toàn quyển

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 182


sách được bắt đầu vào thế kỷ thứ 17 với nhận xét về sự khác biệt ngôn ngữ - tiếng A-
ram và Hi-bá-lai - Spinoza khám phá ra có hai tài liệu, các chương 1-7 và 8-12, ngụ ý
phần sau là tác quyền không có gì nghi ngờ của Đa-ni-ên, và thú nhận là hoàn toàn không
rõ nguồn gốc của phần tài liệu trước. Nhằm hậu thuẫn cho ý kiến nầy, Montogomery
chủ trương rằng các chương 1-7 nguyên được viết bằng Hi-bá-lai văn chứ không phải
bằng chữ A-ram như chúng ta hiện có ngày nay. Tuy nhiên, Montgomery thú nhận:
“Nhưng hiện nay, việc phê bình chỗ khác nhau căn cứ trên sự dị biệt ngôn ngữ đã bị mọi
người phủ nhận. Các lập trường cực đoan do những người bênh vực và bài bác sử tính
của sách Đa-ni-ên đã đưa đa số các phê bình gia đến chỗ gán cho toàn quyển sách một
niên đại hoặc là thế kỷ thứ 6 hoặc là thế kỷ thứ 2 mà chỉ bàn cãi rất ít hay chẳng bàn cãi
gì cả đến nguồn gốc phác thảo có thể có của nó, và dị nhiên là phần đông đã không cần
biết đến vấn đề ấy”. Montgomery đã vượt xa hơn quan điểm phê bình thông thường về
một ông Đa-ni-ên mạo danh, đến giả thuyết cho rằng có ít nhất là hai ông Đa-ni-ên giả
danh, cả hai đều là những tác giả của thế kỷ thứ hai, và có thể là đã sử dụng cùng một
nguồn tài liệu sớm hơn nào đó.
Montgomery cho rằng quan điểm của mình vốn được Sir Isaac Newton đưa ra
trước nhất. Ông viết: “Sự phân biệt giữa truyện tích và khải tượng vốn được Sir Isaac
Newton đưa ra trước nhất, rằng sách Đa-ni-ên là một bộ sưu tập các giấy tờ đã được viết
ra nhiều lần. Sáu chương cuối chứa đựng những lời tiên tri được chính Đa-ni-ên viết ra
nhiều lần; sáu chương đầu là một sưu tập các giấy tờ có tính cách sử ký do một tác giả
khác viết, còn các chương 1,5,6 thì được viết ra sau khi ông đã qua đời”.
Quyết định cuối cùng chỉ có thể thực hiện tùy theo quan điểm nào đưa ra được
cách giải nghĩa văn bản sách Đa-ni-ên hợp lý nhất. Tính cách phù hợp nội tại của lối giải
nghĩa Đa-ni-ên chương 7 của các học giả bảo thủ đối lập với các thuyết phê bình sẽ được
khảo xét khi giải nghĩa từng vương quốc. Dĩ nhiên, nếu sách Đa-ni-ên là Kinh điển chân
chính, thì sách ấy có khuynh hướng hậu thuẫn cho cách giải nghĩa bảo thủ. Nếu sách Đa-
ni-ên là giả mạo như các nhà phê bình khẳng định, và lời tiên tri trong đó quả thật là lịch
sử, thì sách Đa-ni-ên sẽ trở thành hoàn toàn vô nghĩa đối với đa số các nhà giải kinh.
Rowley đưa ra một lời tuyên bố nông cạn rằng quan điểm phê bình “đã được áp dụng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 183


không hề tiêu diệt đức tin, mà còn củng cố nó, ở chỗ nó cung ứng được cho đức tin một
nền tảng hợp lý”. Sự thật là Rowley muốn nói rằng người ta phải chọn lựa giữa đức tin
sai lầm với đức tin vào “quan điểm đúng” tức là lối giải nghĩa phê bình.

7.1 Khải Tượng Thứ Nhất Của Đa-ni-ên: Bốn Con Thú Lớn (Đa-ni-ên 7:1-3)

“1Năm đầu đời vua Bên-xát-xa, nước Ba-by-lôn, Đa-ni-ên đang nằm trên giường,
thì thấy chiêm bao, và những sự hiện thấy trong đầu mình. Người bèn viết chiêm bao đó
ra, và thuật lại đại lược các sự ấy. 2Vậy, Đa-ni-ên nói rằng: Đương đêm, ta nhìn xem
trong sự hiện thấy, và, nầy, có bốn hướng gió trên trời xô xát trên biển lớn. 3Đoạn, bốn
con thú lớn từ biển lên; con nọ khác con kia”.
Trong mấy câu mở đầu cho chương 7, Đa-ni-ên giới thiệu từng trải lạ lùng của
ông về “những giấc chiêm bao và khải tượng trong đầu mình khi nằm trên giường”, xảy
ra vào năm đầu tiên thời trị vì của Bên-xát-xa, vua Ba-by-lôn. Có lẽ đó là năm 553 TC,
14 năm trước ngày Ba-by-lôn thất thủ. Nabonidus nhà vua đang thật sự cai trị Ba-by-lôn
bấy giờ bắt đầu trị vì năm 556 TC, đã bổ nhiệm Bên-xát-xa làm nhiếp chính để cùng vua
ấy kiểm soát xứ Ba-by-lôn, trong khi vua ấy ngự giá thân chinh, kéo quân sang A-ra-bi.
Vì chính Nê-bu-cát-nết-sa thì đã băng hà năm 562 TC, chín năm trước khi Bên-xát-xa
lên cầm quyền, nên rõ ràng là biến cố trong chương 7, theo thứ tự thời gian, đã xảy ra
giữa hai chương 4 & 5 của sách Đa-ni-ên.
Khi ghi lại thời gian đặc thù mình có khải tượng là Đa-ni-ên vốn ý thức và cố tình
muốn vạch rõ nguồn gốc các khải tượng mà ông tiếp nhận được vốn xảy ra trong bối
cảnh lịch sử là thế kỷ thứ 6 TC. Khải tượng trong chương 8 được co biết niên đại là năm
thứ ba đời Bên-xát-xa. Theo Đa-ni-ên 9:1, 2, Đa-ni-ên từng biết được lời tiên tri của Giê-
rê-mi liên hệ đến 70 năm lưu đày vào năm đầu đời trị vì của Đa-ri-út người Mê-đi, và
sau đó, trong cùng chương sách ấy, ông có một khải tượng thứ ba nữa. Khải tượng thứ
tư của Đa-ni-ên trong các chương 10-12 xảy ra vào năm thứ ba đời Si-ru (10:1). Trong
chương 11 có đề cập một hoạt động trước đó của vị thiên sứ bổ sức cho Đa-ri-1ut người
Mê-đi vào năm đầu đời trị vì của vua ấy, là một biến cố lịch sử khác nữa có liên hệ với

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 184


phần nói tiên tri trong sách Đa-ni-ên. Tất cả mọi điều vừa kể đều được giới thiệu thật tự
nhiên và phải được xem là thuộc về phần thuật sự, để hậu thuẫn cho niên đại thế kỷ thứ
6 TC của sách Đa-ni-ên.
Trong câu mở đầu chương 7, Đa-ni-ên đề cập từng trải nằm chiêm bao và thấy
khải tượng của mình, dường như muốn vạch rõ rằng trong khi chiêm bao, ông đã thấy
một khải tượng. Đây là lần đầu tiên trong sách Đa-ni-ên, một khải tượng đã được trực
tiếp ban cho Đa-ni-ên, và trong câu 2, Đa-ni-ên được trích dẫn ở ngôi thứ nhất, làm
người kể lại kinh nghiệm nằm chiêm bao của mình, rồi giải nghĩa nó.
Đã có nhiều tranh luận liên hệ đến ý nghĩa của chương thứ 7 đối với toàn thể
quyển sách. Có một quan điểm do cả các nhà giải kinh bảo thủ lẫn tự do chủ trương, cho
rằng sách Đa-ni-ên được chia thành hai phần, với sáu chương đâu hợp thành một đơn vị,
và sáu chương sau họp thành một đơn vị thứ hai. Đứng trên phương diện lịch sử thế giới,
thì điều nầy đã được chính quyển sách nói lên khá nhiều rồi, vì khải tượng của Đa-ni-ên
trong chương 7 vốn là phần tóm tắt những điều đã được mặc khải về trước, nhất là khải
tựợng của Nê-bu-cát-nết-sa ở chương 2, và là bố cuộc của lịch sử thế giới mà nửa phần
sau của sách Đa-ni-ên đã quan tâm đề cập trước nhất. Trong sáu chương đầu, những
điểm tổng quát đã được phác họa. Trong sáu chương sau, những điểm đặc thù đã được
đưa ra như kết cuộc chi tiết của thời kỳ các dân ngoại và mối liên hệ giữa dân Y-sơ-ra-
ên với lịch sử thế giới, có phần đề cập đặc biệt thời kỳ đại nạn.
Theo quan điểm văn chương, đã có hậu thuẫn tốt cho việc phân chia rõ ràng quyển
sách ra thành phần của các truyện tích (1-6) và của các khải tượng (7-12). Hơn nữa,
chương 7 có hình thức bán thi ca về cách diễn dịch minh nhiên hơn những mong đợi đã
được tiết lộ trong chương 2. Với phần làm sáng tỏ và các chi tiết viết theo văn xuôi đã
được đưa ra trong các chương kết thúc, sách Đa-ni-ên được chia làm hai phần là kết luận
của đa số các học giả bảo thủ.
Một quan điểm khác nữa được Robert Culver luận giải mạnh mẽ, là sách Đa-ni-
ên chia làm ba phần: (1) Nhập đề Đan 1, (2) Thời kỳ các dân ngoại được trình bày bằng
tiếng A-ram, là ngôn ngữ phổ thông của người ngoại bang thời bấy giờ, Đan 2-7, (3)
Dân Y-sơ-ra-ên trong mối liên hệ với các dân ngoại, được viết bằng Hi-bá-lai văn, Đan

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 185


8-12. Quan điểm của Culver, mà ông bảo là do Auberlen đề xướng, tự nó đã giải nghĩa
chính mình khá nhiều rồi, và đặc biệt là có tính cách thần học vì phân biệt hai chương
trình của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, tức là chương trình cho các dân ngoại và
chương trình cho dân Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, dầu theo bất cứ quan điểm nào, chương 7
cũng là một cao điểm mặc khải trong sách Đa-ni-ên, và theo một vài ý nghĩa, thì số tài
liệu đi trước và đi sau nó đều xoay quanh phần mặc khải chi tiết của chương nầy.
Điều cũng cần ghi nhận, là phần nhập đề cho chương 7 là nét tương phản rõ rệt
giữa khải tượng đã được ban cho Đa-ni-ên với khải tượng đã được ban cho Nê-bu-cát-
nết-sa trong chương 2. Một mặt trong chương 2, một nhà vua gian ác ngoại đạo được
dùng làm công cụ chuyển tải sự mặc khải của Đức Chúa Trời, vẽ ra lịch sử thế giới như
một pho tượng đồ sộ có hình người. Trong chương 7, khải tượng được ban cho qua trung
gian một nhà tiên tri tin kính là Đa-ni-ên, và lịch sử thế giới được vẽ ra như bốn con thú
đáng sợ, trong đó con thú cuối cùng hầu như thách đố mọi cách mô tả. Trong chương 2,
Đa-ni-ên là người giải nghĩa. Trong chương 7, người giải nghĩa là một thiên sứ. Chương
2 khảo xét lịch sử thế giới theo quan điểm của loài người, cho rằng đó là một khung cảnh
quang vinh và đồ sộ. Chương 7 nhìn lịch sử thế giới theo quan điểm của Đức Chúa Trời
với sự vô luân vô đạo, tàn bạo và băng hoại của nó. Về chi tiết của lời tiên tri, thì chương
7 vượt xa chương 2, và theo một ý nghĩa, thì nó là phần giải thích cho sự mặc khải trước.
Các nhà phê bình tập trung những lời phê bình nghiêm khắc nhất của họ chống
lại tính cách đáng tin của chương 7 và hầu như tỏ ra thái độ thù oán với nó, nhưng khi
làm như vậy, họ chỉ bộc lộ cho mọi người thấy phần tiêu chuẩn nhân tạo để họ căn cứ
vào đó mà phê bình sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Mặt khác, các học giả bảo thủ lại
chào mừng chương 7 như một trong những lời tiên tri tối quan trọng trong Kinh Thánh
và là chiếc chìa khóa cho cả chương trình của Đức Chúa Trời từ Ba-by-lôn cho đến ngày
Đấng Christ tái lâm. Các nhà phê bình cho rằng hình thức nguyên thủy của chương nầy
vốn bằng tiếng Hi-bá-lai, về sau mới được dịch ra tiếng A-ram, nhưng thật ra, đã không
có bằng cớ chứng minh hay tài liệu nào hậu thuẫn cho việc đó ngoài ra tiền đề là chính
sách Đa-ni-ên vốn là một sách giả mạo. Theo quan điểm văn chương, thì phần bằng tiếng
A-ram trong sách Đa-ni-ên chỉ là chuyện hết sức tự nhiên, vì nó liên hệ với thế giới các

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 186


dân ngoại cho nên phải được viết bằng tiếng A-ram, là ngôn ngữ quốc tế phổ thông thời
đó.
Bắt đầu từ câu 2, Đa-ni-ên ghi lại điều ông gọi là “đại lược” các việc trong câu 1,
tức là các chi tiết của khải tượng mà ông bảo là mình đã “thấy” (xem 7:7, 13, “nầy”
7:5,6 9:1121;). Các từ ngữ “ta thấy” và “ta nhìm xem” trong tiếng A-ram chỉ là một
(hãzeh hãwêth) và có thể dịch là “đang khi ta nhìn”. Động từ “suy xét” trong 7:8 là một
chữ khác. Trong khải tượng, Đa-ni-ên thấy bốn hướng gió xô xát trên biển lớn. Theo
nghĩa bóng, biển tiêu biểu cho toàn khối nhân loại, hay các dân các nước thế gian, như
trong Ma-thi-ơ 13:47 và Khải Huyền 13:1 ( Ê-sai 6:6-8; Giê-rê-mi 46:7, 8 47:2; Khải
Huyền 17:1, 15). Biển được đồng nhất hóa với địa cầu như trong Đa-ni-ên 7:17, và rõ
ràng là có nghĩa biểu tượng. Sự quay cuồng của biển có lẽ chỉ bóng về sự đấu tranh trong
lịch sử các dân ngoại (Ê-sai 17:12, 13 57:20; Giê-rê-mi 6:23).
Như Keil nói: “Biển lớn không phải là Địa Trung Hải... vì một ẩn ý về địa lý như
vậy vốn xa lạ với mạch văn. Nó là đại dương, và bão tố trong đó chỉ bóng về “các dân
náo loạn” những chuyển động trong các dân các nước trên thế giới... phù hợp với cách
so sánh tiên tri tìm thấy trong Giê-rê-mi 17:12; 46:7 và tt”. Vì các con thú chỉ bóng về
các hình thức của các cường quốc thế gian, biển phải chỉ bóng về nơi từ đó chúng dấy
lên là toàn thể thế giới của dân ngoại đạo”. (Hofmann).
Keil tiếp tục: “Các hướng gió trên trời tiêu biểu cho các quyền thế và lực lượng
mà Đức Chúa Trời dùng để điều động các dân các nước”. Keil cũng nhận thấy số bốn
có nghĩa bóng chỉ về các dân các nước từ bốn góc đất, nghĩa là toàn thể các dân tộc và
các địa vực”. Tuy nhiên, biển chỉ là một bối cảnh của khải tượng sẽ theo sau, và Đa-ni-
ên chép rằng từ dưới biển, có bốn con thú lớn đi lên, con nọ khác con kia.
Các nhà giải kinh như Leupold đồng ý với Keil rằng phần lớn các yếu tố trong
phần giới thiệu khải tượng tức là bốn hướng gió trên trời, biển lớn, và bốn con thú đều
chỉ về phổ quát tính. Dường như rõ ràng là biển tiêu biểu cho các dân các nước, và bốn
con thú chỉ bóng về bốn đại đế quốc trên thế giới, được đưa ra trong phần mặc khải tiếp
theo. Nếu quả đúng như vậy, thì ý nghĩa của bốn hướng gió là gì?

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 187


Tuy Kinh Thánh không nói, nhưng vì gió xô xát trên biển, nên nó chỉ bóng về
quyền tể trị của Đức Chúa Trời đấu tranh, xô xát với loài người (Sáng Thế Ký 6:3; Giăng
3:8), ý nghĩa tiên tri có thể là quyền năng tể trị của Đức Chúa Trời vốn đối lập, tranh
chấp với con người tội lỗi. Đức Chúa Trời vẫn thường dùng gió làm phương tiện để đạt
đến các cứu cánh của Ngài (Sáng Thế Ký 8:1; Xuất Ê-díp-tô Ký 10:13-19; 14:21; 15:10;
Dân Số Ký 11:31; I. Các Vua 18:45; 19:11). Đối chiếu với việc Sa-tan điều động gió
trong Gióp 1:19, trong Kinh Thánh có hơn 120 câu đề cập gió (hơn 90 chỗ trong Cựu
Ước và khoảng 30 chỗ trong Tân Ước), trên phân nửa có liên hệ với các biến cố và ý
niệm phản ảnh quyền tể trị và năng lực của Đức Chúa Trời. Trong sách Đa-ni-ên, gió
luôn luôn được dùng chỉ bóng quyền tể trị của Đức Chúa Trời, và là quan điểm của sách
ấy. Lịch sử các dân ngoại là sách ghi chép việc Đức Chúa Trời đấu tranh với các dân các
nước, để cuối cùng đưa họ đến chỗ qui phục khi Đấng Christ tái lâm để trị vì (Thi Thiên
2:1-12).

7.2 Con Thú Thứ Nhất: Ba-by-lôn (Đa-ni-ên 7:4)

“4Con thứ nhất giống như sư tử, và có cánh chim ưng. Ta nhìn xem cho đến khi
những cánh nó bị nhổ, nó bị cất lên khỏi đất, đứng hai chân như người ta, và nó được
ban cho lòng loài người”.
Đa-ni-ên mô tả con thú thứ nhất giống sư tử nhưng có cánh chim ứng. Trong lúc
Đa-ni-ên nhìn xem, hay như Leupold gợi ý là “tiếp tục nhìn” nghĩa là chăm chú theo dõi,
thì ông thấy các cánh của con thú bị nhổ đi, nó bị cất lên khỏi đất, bị đặt trên hai chân
để đứng như con người, và được ban cho lòng loài người, nghĩa là ban cho tâm trí con
người hay nhân tính. Các nhà chú giải sách Đa-ni-ên, dầu theo khuynh hướng tự do hay
bảo thủ, đều đồng ý với nhau rằng chương 7, theo một ý nghĩa, vốn là phần toát yếu của
chương 2 và bao quát cùng bốn đế quốc đã được đề cập ở đó. Cũng vậy, có sự đồng ý
rằng đế quốc thứ nhất chỉ bóng về thời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa hay đế quốc tân Ba-
by-lôn. Liên hệ đến sự nhận diện nầy, Rowley giải thích: “Về việc nầy thì có ít tranh cãi.
Trong Đa-ni-ên 2:38 chúng ta thấy Đa-ni-ên đặc biệt nói cho Nê-bu-cát-nết-sa biết: Vua

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 188


là cái đầu bằng vàng. Do đó, trong chương nầy, chẳng có gì là bấp bênh không chắc chắn
về đế quốc thứ nhất là thời trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa hay đế quốc tân Ba-by-lôn mà vua
ấy là đại diện. Một số ít người chấp nhận quan điểm đầu, nhưng đa số đều chấp nhận
quan điểm sau”.
Rowley cũng nhận thấy rằng ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi, các học giả
đều đồng ý về việc đồng nhất hóa đế quốc thứ nhất của chương 2 và chương 7. Theo
Rowley, một trong những ngoại lệ đó là Hitzig, cho rằng hai đế quốc đầu tiên của chương
2 là: đế quốc của Nê-bu-cát-nết-sa và đế quốc của Bên-xát-xa, nhưng trong chương 7 thì
đồng nhất hóa con thú thứ nhất với Bên-xát-xa. Rowley cũng kể ra quan điểm của
Eerdman rằng con thú thứ nhất của chương 7 tiêu biểu cho Ai-cập, còn quan điểm của
Conring và Merx là con thứ thứ nhất tiêu biểu cho đế quốc Ba-tư. Rồi ông nói tiếp:
“Nhưng ngoài một vài ngoại lệ hiếm hoi đó ra, thì có sự đồng ý hoàn toàn rằng ở đây lại
có ý muốn đề cập đế quốc tân Ba-by-lôn”. Có nhiều người nhất loạt đồng ý việc nhận
diện con thú thứ nhất của chương 7 hơn bất cứ một điểm nào khác của chương sách nầy.
Các yếu tố của sự mặc khải là điều có ý nghĩa nhất. Con thú được ví sánh với con
sư tử có cánh chim ưng. Con sư tử vốn được dùng phổ biến để chỉ bóng về vương quyền.
Chẳng hạn như Sa-lô-môn đã làm hai mươi con sư tử đặt đứng hai bên các bậc cấp dẫn
đến ngai vua (I. Các Vua 10:20; II. Sử Ký 9:19). Các sư tử có cánh thì bảo vệ các cửa
vào cung vua tại Ba-by-lôn. Sư tử là chúa sơn lâm. Cũng vậy, chim ưng là vua các loài
chim trời. Trong Ê-xê-chi-ên 17:3, 7 một con chim ứng lớn được dùng để tả vẽ trước hết
là Ba-by-lôn và sau đó là Ai-cập.
Mặc dầu biểu tượng con sư tử có cánh chim ưng nói lên quyền lực, trong khải
tượng, Đa-ni-ên thấy các cánh của nó bị nhổ đi, và con sư tử bị bắt phải đứng trên hai
chân như người, và được ban cho tấm lòng của một con người. Điều nầy được giải nghĩa
phổ biến nhất là chỉ bóng về từng trải của Nê-bu-cát-nết-sa trong chương 4, khi vua ấy
hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời và nhận thức ra rằng tuy mình là một nhà vua
vĩ đại, nhưng cũng chỉ là người mà thôi. Đặc điểm giống như sư tử hay vương quyền
của nhà vua sở dĩ có được, chỉ là do ý của Đức Chúa Trời. Ý nghĩa biểu tượng thật chính
xác và phù hợp với các sử kiện.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 189


Như Leupold nói: “Chắc chắn điều nầy ám chỉ từng trải của Nê-bu-cát-nết-sa, đã
được ghi lại chi tiết trong chương 4. Biến cố xảy ra có nghĩa rằng, một con thú hầu như
không thể nào trở thành người thể nào, thì cũng vậy, Ba-by-lôn rất khó cất bỏ đi bản tính
gần như thú vật của nó”.
Tuy trong khải tượng nầy, Đa-ni-ên không dừng lâu ở việc Ba-by-lôn thất thủ -
đã được mô tả chi tiết trong chương 5 - ở đây có ngụ ý về việc Ba-by-lôn bị suy tàn và
đế quốc Mê-đô Ba-tư sẽ hưng thịnh. Nhiều nhà tiên tri khác từng nói dài dòng về sự sụp
đổ của Ba-by-lôn. Từ câu đề cập tháp Ba-bên trong Sáng 11, Kinh Thánh không nói gì
đến Ba-by-lôn nữa, cho đến thời các nhà đại tiên tri, là Ê-sai, Giê-re-6mi và Ê-xê-chi-
ên, thảo luận về tương lai của Ba-by-lôn. Ê-sai mô tả Ba-by-lôn sẽ sụp đổ y như Sô-đôm
và Gô-mô-rơ vậy (Ê-sai 13:1-22) với phần đề cập đặc biệt về người Mê-đi trong Ê-sai
13:17-19 13:20-22 dường như chỉ ra việc Ba-by-lôn sẽ bị tiêu diệt trong tương lai, khi
Đấng Christ tái lâm ( Khải Huyền 17:1-18). Một lời tiên tri khá dài nữa về Ba-by-lôn
cũng được tìm thấy trong Ê-sai 47:1-15.
Giê-rê-mi là người từng chứng kiến cảnh Giê-ru-sa-lem bị người Ba-by-lôn đánh
chiếm đã đề cập Ba-by-lôn qua suốt sách tiên tri của ông trong đó các đoạn quan trọng
nhất là Giê-rê-mi 25:11-14; 29:10; 50:1-51:62. Ba chương sách dài cuối cùng của Giê-
rệ-mi được dành trọn cho Ba-by-lôn. Ê-xê-chi-ên, bản thân là một tù binh, cũng luôn
luôn bận rộn với Ba-by-lôn (Ê-xê-chi-ên 17:12-24) và cũng như Giê-rê-mi, đã báo trước
việc Ba-by-lôn sẽ chinh phục Ai-cập (Ê-xê-chi-ên 29:18-20; 30:10-25; 32:1-32). Đa-ni-
ên viết sách của mình sau đó, đã nối kết những lời tiên tri về Ba-by-lôn đó lại với nhau.

7.3 Con Thứ Thứ Hai: Mê-Đô Ba-Tư (Đa-ni-ên 7:5)

“5Nầy, một con thú thứ hai, in như con gấu; nó đứng nghiêng nửa mình, có ba
cái xương sườn trong miệng, giữa những răng; và người ta bảo nó rằng: Hãy chổi dậy,
hãy cắn nuốt nhiều thịt”.
Con thứ thứ hai trong khải tượng của Đa-ni-ên được mô tả là giống con gấu. Đang
khi Đa-ni-ên nhìn nó, thì con gấu đứng nghiêng về một phía và Đa-ni-ên nhận thấy có

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 190


ba cái xương sườn trong miệng nó, giữa các răng. Ông nghe có lời bảo con gấu rằng:
“Hãy chổi dậy, hãy cắn nuốt nhiều thịt”.
Trái với việc hầu như mọi người đều nhất loạt nhận diên con thú thứ nhất là Ba-
by-lôn, đã có nhiều cách giải nghĩa khác nhau về con thú thứ hai. Các nhà phê bình như
Montgomery, Rowley và H.H.Charles và hầu như là tất cả các nhà phê bình tự do cao
hơn, đều đồng nhất hóa con thú thứ hai với đế quốc Mê-đi. Rowley trích dẫn phần hậu
thuẫn hầu như ý đảo cho việc đồng nhất hóa đó từ bản dịch Peshitta về sách Đa-ni-ên,
từ sách Ephraem Syrus và sách Cosmas Indicopleutes. Nó cũng thấy có trong tác phẩm
của một nhà giải kinh khuyết danh được in trong bộ sưu tập Scriptorum Veterum Nova
Collectio của Mai. Rowley ghi nhận rằng lý thuyết đã bị bỏ quên từ rất lâu đời ấy, đã
được làm sống lại vào thế kỷ thứ 18. Trong số những người hiện đại theo thuyết đó, ông
kể ra một danh sách dài gồm có nhóm các học giả sau đây: Eichhorn, de Wette, Dereser,
von Lengerke, Maurer, Bade, Hilgenfeld, Bleek, Westcott, Davidson, Kamphausen,
Kranichfeld, Graf, Delitzsch, Kuenen, Reuss and Vatke, mà Rowley bảo là các học giả
cao tuổi hơn, và các học giả gần đây như Schurer, Meinhold, Bevan, Behrmann, von
Gall, Curtis, Buhl, Prince, Driver, Marti, Bertholet, Steuernagel, Andrews, Haller,
Baumgartner, Montgomery, Charles, Willet, Obbink và Eissfeldt.
Tuy các học giả bảo thủ vốn đông đảo hơn, điều rất có ý nghĩa là đa số các học
giả cho rằng sách Đa-ni-ên là chính xác đều xem đế quốc thứ hai là đế quốc Mê-đô Ba-
tư. Ngay đến Rowley cũng thừa nhận rằng quan điểm của ông gắn chặt vào việc đồng
nhất hóa đế quốc thứ tư với đế quốc Hi-lạp, mà như chúng tôi từng vạch rõ trước đây,
vốn tùy thuộc trước hết vào câu kết luận rằng sách Đa-ni-ên là giả mạo, và kế đó là vào
lời quyết đoán rằng lời tiên tri không thể nào đưa ra các chi tiết chính xác liên hệ đến
các biến cố tương lai.
Cách nhận diện đế quốc thứ hai là đế quốc Mê-đô Ba-tư mà cả đến Rowley cũng
thừa nhận là “cách nhận diện truyền thống” đã được một trong những học giả Cựu Ước
quan trọng nhất hiện đại hậu thuẫn khá mạnh mẽ, đó là Robert Dick Wilson. Toàn bộ
công trình nghiên cứu sách Đa-ni-ên (Studies in the Book of Daniel) của ông đã đánh đổ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 191


một cách có phương pháp quan điểm tự do, và tuy công trình ấy đã bị Rowley nóng nảy
gạt qua một bên, hiện nay chưa hề có ai trả lời được các luận cứ của Wilson.
Các khám phá gần đây đã chứng minh không còn ai thắc mắc gì được, rằng quả
thật, đế quốc thứ hai là đế quốc Mê-đô Ba-tư. Đích thân nhà vua Ba-tư là Si-ru đã chinh
phục được Ba-by-lôn trong vòng chưa đầy một tháng và huyền thoại về một đế quốc
Mê-đi vào thời đó không hề được các sự kiện hậu thuẫn. Lập trường tự do phải chủ
trương rằng khải tượng về con thú thứ hai là một lời tiên tri sai lầm không phù hợp với
các sự kiện lịch sử. Nếu sự mặc khải cho Đa-ni-ên quả thật từ Đức Chúa Trời đến, thì
nó phải phù hợp thật chính xác với những gì chính sử ký đã ghi lại. Trong Đa-ni-ên
chương 6, một vương quốc Mê-đi và Ba-tư kết hợp lại với nhau đã được đề cập nhiều
lần trong mấy câu 8,12,15. Chỉ riêng những lần đề cập đó mà thôi cũng đủ để bịt miệng
nhà phê bình nào muốn gán cho Đa-ni-ên một đế quốc Mê-đi sai lầm và không có thật
trong lịch sử. Phần ký thuật của Đa-ni-ên quá phù hợp với sử ký, còn quan điểm của các
nhà phê bình thì không.
Nếu sự mặc khải cho Đa-ni-ên là lời tiên tri chân chính, thì nghĩa biểu tượng của
con gấu là gì? Bình thường, thì con thú nầy chẳng có liên hệ gì với hình bóng học trong
Cựu Ước cả. Ý nghĩa của nó dường như là đế quốc thứ hai sẽ có sức mạnh như con gấu
vậy, nghĩa là hung dữ (Ê-sai 13:17, 18) nhưng kém phần uy nghi, nhanh nhẹn và rạng
rỡ. Con thú trong Khải 13 sẽ tóm thâu mọi đặc điểm của tất cả những con thú trước nó,
được cho biết là có chân như chân gấu (Khải Huyền 13:2).
Con gấu dường như được mô tả ở tư thế nằm, bây giờ được vẽ là đứng dậy về một bên.
Dĩ nhiên, một hành động như vậy rất tiêu biểu cho một con thú vụng về như con gấu.
Như Driver nói: “Cựu Ước đề cập (con gấu) là con thú ăn thịt, đáng sợ nhất sau con sư
tử, được biết trong sứ Palestine (I. Sa-mu-ên 17:34; A-mốt 5:19 II. Các Vua 2:24; Ô-sê
13:8) đồng thời nó kém sư tử về sức mạnh và hình dạng; nó vốn nặng nề và cử động
chậm chạp”. Tuy nhiên, tại sao con thú nầy lại đứng nghiêng nửa mình? Tuy Kinh Thánh
không trả lời được tiếp, rất có thể cách giải nghĩa hay nhất là nó tiêu biểu cho sự kết hợp
lệch về một phía của hai vương quốc Ba-tư và Mê-đi. Lúc ấy, Ba-tư tuy dấy lên sau
nhưng đã trở thánh lớn và mạnh hơn, nên nuốt luôn cả Mê-đi. Điều nầy cũng được chỉ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 192


bóng trong chương 8 về hai cái sừng của con chiên đực, trong đó cái sừng mọc sau lại
cao hơn và lớn hơn. Con chiên đực có cặp sừng không đều nhau đó đã được nhận diện
là “các vua nước Mê-đi và Phe-rơ-sơ” (Đa-ni-ên 8:20). Cách giải nghĩa nầy cũng góp
phần hậu thuẫn cho đặc tính của Mê-đô Ma-tư là đế quốc thứ hai và quả đúng với các sử
kiện.
Con gấu được mô tả là có ba xương sườn trong miệng. Bình thường thì gấu sống
nhờ phần lớn các loại trái cây, rau cỏ và rễ cây, mà chỉ ăn thịt khi bị các loài thú khác và
con người tấn công. Kinh Thánh không cho chúng ta biết ý nghĩa của ba chiếc xương
sườn, nên nhiều người đã đưa ra nhiều gợi ý. Có lẽ gợi ý hay nhất là cho rằng nó ám chỉ
Mê-đi, Ba-tư và Ba-by-lôn, tiêu biểu cho ba thành phần chính yếu cấu thành đế quốc
Mê-đô Ba-by-lôn. Gợi ý nầy là của Jerome. Một gợi ý khác được Young đề nghị, là nó
tiêu biểu cho Ba-by-lôn, Ly-đi và Ai-cập. Phản bác của Young chống lại quan điểm của
Jerome là có như thế thì con gấu mới tự cắn xé, ăn nuốt chính nó.
Tuy nhiên, con gấu chỉ bóng về chính quyền và công cuộc chinh phục bằng quân
sự, và các xương sườn là các dân tộc bị chế phục. Con gấu được bảo là cứ tiếp tục chinh
phục và “cắn nuốt nhiều thịt”. Dường như điều nầy chỉ bóng về những công cuộc chinh
phạt phụ trội của người Mê-đi và Ba-tư trong những năm tiếp theo, sau khi Ba-by-lôn
đã thất thủ. Young đã sai lầm khi bảo rằng lịnh truyền ấy chỉ bảo là hãy cắn nuốt ba cái
xương sườn đã nằm sẵn trong miệng con gấu. Dường như rõ ràng là thịt vốn không phải
chỉ về các xương sườn đã có, mà ám chỉ nhiều chuộc chinh phạt sau đó nữa. Như Leupold
nói: “Vấn đề đặt ra là lịnh truyền “Hãy chổi dậy, hãy cắn nuốt nhiều thịt” ngụ ý phải ăn
thịt trên các xương sườn hay là sau khi đã thực hiện những cuộc chinh phạt quan trọng
rồi, vẫn còn phải cố gắng chinh phục càng nhiều hơn nữa? Cách giải nghĩa sau có lẽ là
hợp lý hơn”. Trong số các dân tộc còn cần phải chinh phục đó, có Ly-đi và Ai-cập. Gộp
chung lại, thì lời tiên tri về con thú thứ hai vẽ ra thật chính xác các đặc điểm và lịch sử
của đế quốc Mê-đô Ba-tư, tuy bắt đầu vào thời của Đa-ni-ên, nhưng vẫn được kéo dài
hơn 200 năm nữa, cho đến thời của A-lịch-sơn Đại đế, vào năm 336 TC.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 193


7.4 Con Thứ Thứ Ba: Hi-Lạp (Đa-ni-ên 7:6)

“6Sau đó, ta nhìn xem, nầy, có một con thú khác giống như con beo, ở trên lưng
có bốn cánh như cánh chim. Con thú đó có bốn đầu, và được ban cho quyền cai trị”.
Đa-ni-ên tiếp tục mô tả khải tượng và vẽ ra tiếp theo đó một con thú thứ ba, khác
với cả hai con thú trước. Con thứ ba giống con beo trên lưng có bốn cánh và có bốn đầu.
Con thứ ba được mọi người nhận diện là đế quốc Hi-lạp. Điều duy nhất được nói về con
thú nầy là nó được ban cho quyền cai trị.
Câu “sau ta lại nhìn xem” ngụ ý có sự nhìn chăm chú cao độ. Trái với sư tử là
con thú thứ nhất, con beo nhỏ hơn và kém vẻ uy nghi hơn, nhưng lanh lẹ hơn và là con
thú ăn mồi đáng sợ hơn trong thời Cựu Ước. Sự lanh lẹ của con beo được dùng làm tiêu
chuẩn để so sánh trong HaKb 1:8, nơi bầy ngựa của người Canh-đê được mô tả là lanh
lẹ hơn beo. Đặc điểm của con beo là biết phục kích đợi mồi (Giê-rê-mi 5:6; Ô-sê 13:7)
rồi thình lình nhảy bổ vào các nạn nhân của nó thật nhanh nhẹn và thật nhẹ nhàng.
Ấn tượng về tốc độ lớn gắn liền với con beo được nhấn mạnh thêm bằng hiện
diện của bốn cánh trên lưng nó. Tuy các cánh nầy không được cho biết là cánh chim ưng
như trường hợp của con thú thứ nhất, hiện diện của chúng nhấn mạnh thêm ý niệm về
tốc độ. Điều rất có ý nghĩa, là việc ghi nhận rằng nó có đúng bốn cánh, phù hợp với bốn
cái đầu của con thú trong khi con thú trước chỉ co hai cánh như cánh chim ưng.
Bốn cái đầu rõ ràng là ám chỉ sự định hướng thông minh của con thú, và chỉ rõ
đế quốc thứ ba sẽ có sự phân quyền làm bốn, tương hợp với các đầu và tương phản với
những con thú đến trước.
Trong khi hăng say đưa ra ý kiến rằng đế quốc thứ ba là Ba-tư, các nhà phê bình
tự do đã nêu lên nhiều phản bác vu vơ, để đặt con thú thứ ba lên ngang hàng với Hi-lạp.
Tuy nhiên, đối diện với nó, lịch sử Hi-lạp dưới thời A-lịch-sơn Đại đế đã phù hợp hết
sức chính xác với những gì đã được mô tả ở đây.
Bằng sự lanh lẹ của một con beo, A-lịch-sơn Đại đế đã chinh phục phần lớn thế
giới văn minh suốt từ Ma-xê-đoan đến Phi châu và tiến về hứớng Đông đến tận Ấn-độ.
Đặc tính chớp nhoáng của các cuộc chinh phạt của vua ấy vốn vô tiền khoáng hậu trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 194


thế giới cổ thời, và điều nầy hoàn toàn phù hợp với hình ảnh về tốc độ thể hiện nơi chính
con beo với bốn cánh trên lưng nó.
Có một sử kiện đã được xác lập là A-lịch-sơn có bốn người kế nghiệp chính. Sau
Jerome, Calvin cho rằng đó là Ptolemy, Seleucus, Philip và Antigonus. Keil và phần
đông các nhà giải kinh hiện đại thì nhận ra họ nơi bốn nhà vua đã dấy lên 22 năm sau
khi A-lịch-sơn băng hà, và sau khi Antigonus bị lật đổ trong trận Ipsus (301 TC). Theo
Keil thì bốn vua và triều đại của họ đó là Lysimachus chiếm xứ Thrace và Bi-thi-ni,
Cassander, hùng cứ xứ Ma-xê-đoan và Hi-lạp; Seleucus kiểm soát xứ Sy-ri, Ba-b-y-lôn
và các lãnh thổ tiến xa tận Ấn-độ; và Ptolemy làm bá chủ Ai-cập, xứ Palestine và Arabia
Petrea.
Mặc dầu cách giải thích rất hay câu 6, nhận diện con beo là vương quốc của A-
lịch-sơn, và bốn cánh với bốn đầu là bốn thành phần cấu tạo của nó, đã trở thành hiển
nhiên sau khi A-lịch-sơn băng hà, nhiều quan điểm khác cũng đã được đưa ra. Học giả
bảo thủ là Young, tuy đồng ý rằng đế quốc thứ ba là Hi-lạp, lại cho rằng bốn đầu tiêu
biểu cho bốn góc đất, do đó, phủ nhận việc nó ám chỉ bốn nhà vua Ba-tư (theo Charles
và Bevan) hay bốn người nối ngôi A-lịch-sơn (theo Jerome và Calvin) hoặc việc phân
chia địa giới các cuộc chinh phạt của A-lịch-sơn, tức là Hi-lạp, Tây Á châu, Ai-cập và
Ba-tư. Young vạch rõ: “Ở đây, bốn cái đầu tiêu biểu cho bốn góc đất, tượng trưng cho
tính cách thống nhất của vương quốc ấy”. Căn cứ vào sự kiện rõ ràng là A-lịch-sơn có
bốn đại tướng đã nối ngôi vua ấy và chia đế quốc ra làm bốn không hơn không kém,
dường như cách giải nghĩa bốn cánh và bốn cái đầu ám chỉ bốn phần của đế quốc Hi-lạp
với các vua của chúng, là cách giải nghĩa tốt nhất. Nó sẽ xác nhận việc đồng nhất hóa
con thú thứ ba với đế quốc Hi-lạp. Như Leupold vạch rõ liên hệ đến chuyện các nhà phê
bình nhận diện đế quốc thứ hai và thứ ba là Mê-đi và Ba-tư: “Chúng tôi càng tin quyết
hơn bao giờ hết, rằng chúng (bốn con thú) là Ba-by-lôn, Ba-tư, Hi-lạp và La-mã. Các
luận cứ đã được đưa ra nhằm hậu thuẫn cho Mê-đi là đế quốc thứ hai trong cả hai loạt,
đều thiếu tính cách thuyết phục”.
Cách giải thích xem bốn cái sừng ám chỉ bốn phần nhỏ của vương quốc A-lịch-
sơn hoàn toàn trổi hơn lối giải nghĩa của những người muốn kết hợp việc đó với Ba-tư,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 195


để loại trừ yếu tố tiên tri trong đó. Vấn đề ở đây, cũng như vấn đề rất thường gặp trong
sách Đa-ni-ên, là Đa-ni-ên có thể nào thấy trước được các biến cố trong tương lai hay
không - trong trường hợp ở đây là Đế quốc Hi-lạp gồm bốn thành phần, từ nhiều năm
trước khi chúng xuất hiện. Khi giải nghĩa những lời tiên tri nầy, điều khó khăn cho các
nhà phê bình tự do là bằng cớ hiển nhiên chứng minh rằng họ đã làm việc trên những
tiền đề sai lầm. Tuy nhiên, việc tranh luận về cách giải nghĩa ba đế quôc đầu tương đối
vô nghĩa so với các vấn đề giải thích đế quốc thứ tư trên thế giới, sẽ phải mở rộng phải
kéo dài ra cho đến tận cùng lịch sử loài người, theo như Đa-ni-ên đã thấy, và gồm rất
nhiều yếu tố mà dầu óc tưởng tượng có mở rộng kéo dài đến đâu đi chăng nữa, cũng khó
phù hợp được với lịch sử của thế kỷ thứ 2 TC hoặc sớm hơn thế.

7.5 Con Thú Thứ Tư: La-Mã (Đa-ni-ên 7:7-8)

“7Sau ta lại nhìn xem trong sự hiện thấy ban đêm, nầy, một con thú thứ tư, dữ
tợn, rất mạnh, và có sức lắm. Con thú đó có những răng lớn bằng sắt; nó nuốt ăn và
nghiền nát, dùng chân giày đạp vật gì còn lại, nó khác với các con thú đã đến trước, và
có mười sừng. 8Ta suy xét những sừng đó, và, nầy, có một cái sừng nhỏ khác ở giữa
những sừng ấy mọc lên, và ba cái trong những sừng trước bị nhổ đi trước mặt nó. Nầy,
cái sừng đó có những mắt in như mắt người, và một cái miệng nói những lời xấc xược”.
Vấn đề then chốt trong việc giải nghĩa toàn quyển sách Đa-ni-ên, mà nhất là
chương 7, là việc nhận diện con thú thứ tư. Về điểm nầy, các nhà phê bình tự do nói
chung, nhấn mạnh rằng con thú thứ tư là Hi-lạp hay vương quốc của A-lịch-sơn đại đế.
Các học giả bảo thủ nói chung, trừ vài ngoại lệ, đồng nhất hóa con thú thứ tư với La-mã.
Lãnh địa của La-mã, bắt đầu với việc chiếm đóng Sicily năm 241 TC sau chiến
thắng đầu tiên trong cuộc tranh chấp Puni, đã nhanh chóng biến Địa Trung Hải thành cái
hồ của La-mã vào đầu thế kỷ thứ 2 TC. Tây-ban-nha bị chinh phục trước nhất, rồi sau
đó thì đến Carthage trong trận Zama ở Bắc Phi năm 202 TC. Sau khi đã bắt đầu bằng
việc chế phục khu vực phía Bắc Ý-đại-lợi, La-mã chuyển quân sang hướng Đông, đánh
chiếm Ma-xê-đoan, Hi-lạp và Tiểu Á. Quân của La-mã do đại tướng Pompey cầm đầu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 196


tràn vào Giê-ru-sa-lem năm 63 SC sau khi tiêu diệt số người còn sống sót của Đế quốc
Seleucid (Sy-ri). Suốt mấy thập kỷ kế tiếp, La-mã bành trướng quyền kiểm soát đến các
phần đất phía Nam Anh, Phap, Bỉ, Thụy-sĩ, Đức, vùng phía Tây sông Rhine. Đế quốc
La-mã tiếp tục mở rộng ngày càng thêm suốt bốn thế kỷ hay hơn nữa (đạt đến tuyệt đỉnh
vào năm 117 SC), tương phản với việc dấy lên thình lình của các đế quốc đi trước nó.
Rồi nó cũng suy tàn y như vậy, bắt đầu từ thế kỷ thứ ba. Sự suy tàn trở thành rõ rệt vào
thế kỷ thứ năm SC, với việc người La-mã lìa bỏ Anh quốc năm 406, và bị người
Visigoths bao vây tại La-mã năn 410. Phải mãi đến tận năm 1453 nhà vua La-mã hay
Byzantine cuối cùng mới bị tử trận, và Mohammed II mới chiếm được Constantinople.
Vấn đề được đặt ra và các nhà giải kinh phải đương đầu, là phải chăng ở đây, Đa-ni-ên
đang mô tả đế quốc La-mã rõ ràng là đế quốc vĩ đại nhất trong tất cả các đế quốc của
lịch sử? Người giải thích sách Đa-ni-ên bị bắt buộc phải quyết định, vì việc đánh giá các
chứng cứ hậu thuẫn, các ngụ ý thần học và kết quả của cả chương trình tiên tri đều hoàn
toàn lệ thuộc vấn đề nầy.
Trong lãnh vực nầy, thì vấn đề sách Đa-ni-ên có phải là một tác phẩm có thật của
thế kỷ thứ 6 TC hay không, hay nó chỉ là một sự giả mạo của thế kỷ thứ hai, lại có tính
cách quyết định. Rowley khăng khăng phản đối việc tố cáo quan điểm tự do - cho rằng
đế quốc thứ tư là Hi-lạp - vốn xuất phát từ định kiến, và ông cố gắng quay ngược các
luận cứ để chống lại các học giả bảo thủ, cho rằng họ đã tố cáo giới phê bình tự do một
cách bất công. Rowley trích dẫn Charles H.H.Wright như sau: “Wright đưa thành kiến
vào vấn đề nầy bằng cách bảo rằng: 'các phản bác đích thực của trường pháp hiện đại
chống lại cách giải kinh theo “La-mã” xuất phát từ việc quyết định phải thanh toán yếu
tố tiên báo trong lời tiên tri bằng bất cứ giá nào, và phải đẩy những lời tiên tri trong Kinh
điển, cả Cựu lẫn Tân Ước, vào vị trí của những điều phỏng đoán của các nhà tiên kiến
đời xưa, hoặc những gì đã được viết lại sau khi các biến cố đã xảy ra rồi (vaticinia post
eventa) mà thôi'. Rằng quan điểm Hi-lạp đã được gởi gắm bởi hàng loạt thật dài các tên
tuổi đáng kính trọng hậu thuẫn cho, trước khi trường phái hiện đại được thiết lập, là một
sự bài bác thiếu sót cho nhận xét vô giá trị ấy. Rằng từ khi trường phái phê bình được
thành lập, quan điểm Hi-lạp vẫn tiếp tục được các học giả chính thống không ai bắt bẻ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 197


nổi chủ trương, là bằng chứng đầy đủ rằng lập trường của quan điểm nầy vốn được đặt
trên một nền tảng vững chắc hơn là thành kiến rất nhiều”.
Có lẽ phải công bằng mà nói rằng những người theo khuynh hướng tự do vốn
không hề ý thức được phần định kiến của họ trong vấn đề nầy, nhưng Rowley lại bỏ luôn
vấn đề ấy trong phần thảo luận sau đó của ông. Sau khi mô tả nhiều quan điểm rắc rối
khác nhau, hậu thuẫn cả cho quan điểm La-mã lẫn Hi-lạp, Rowley viết:
“Do đó, trong vòng những người chủ trương quan điểm Hi-lạp, thì từ điểm ấy
cũng có sự khác nhau rộng lớn, và trong khi đi ngược trở lại thời của Antiochus
Epiphanes, họ đọc sóng đôi sử ký và các khải tượng, và nhập chung lại với nhau, thì
hình thức duy nhất của quan điểm Hi-lạp mà ở đây họ cho là phù hợp với các lời tiên tri
là những gì đã được đóng khung khi viết các chương sách nầy, bất chấp phần hình thức
như chúng đứng trước mặt chúng tôi hiện nay, là thời của Ma-ca-bê. Theo quan điểm
nầy, thì tác giả là một người được linh của Đức Chúa Trời cảm động để khích lệ đồng
bào mình chống lại cuộc tấn công của Antiochus Epiphanes vào tôn giáo và nền văn hóa
của chủng tộc mình, và người ấy đã thấy đúng là chiến thắng phải lẽ về phần họ, nếu họ
giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời mình, nhưng thông điệp của người ấy thì nhuốm
nhiều màu sắc của những niềm hi vọng về Đấng Mê-si vẫn chưa ứng nghiệm”.
Nói khác đi, chính Rowley bảo rằng hậu thuẫn duy nhất có thể cảm nhận được
cho cách giải nghĩa theo quan điểm Hi-lạp, là sách Đa-ni-ên là một sản phẩm của thế kỷ
thứ hai.
Thêm vào việc thừa nhận quan trọng rằng việc đồng nhất hóa đế quốc thứ tư với
Hi-lạp đó tùy thuộc vào đề án rằng sách Đa-ni-ên là một sự giả mạo của thế kỷ thứ hai,
Rowley hoàn toàn không hậu thuẫn được cho cách giải nghĩa đế quốc Hi-lạp bằng bất
cứ một sự đồng ý với nhau nào của những người theo ông. và cuộc tranh luận của ông
ta là một mê hồn trận vô vọng gồm nhiều quan điểm khác nhau mà ông chối bỏ hay thừa
nhận thì thường cũng chỉ là các vấn đề về ý kiến mà thôi.
Trong khi cách giải nghĩa rất khác nhau dĩ nhiên là gây bối rối cho bất cứ một
nhà giải kinh nào về phần nầy trong Kinh điển, nếu sách Đa-ni-ên là một tác phẩm của
thế kỷ thứ sáu, do đó là Kinh điển chân chính, thì hậu quả là như Rowley gián tiếp thừa

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 198


nhận, cách giải nghĩa theo quan điểm La-mã là phù hợp hơn cách giải nghĩa theo quan
điểm Hi-lạp. Quan điểm La-mã được phần giải nghĩa khúc sách tiếp theo đây hậu thuẫn
cho. Chúng tôi cố gắng chứng minh rằng các lời tiên tri của Đa-ni-ên sẽ được giải nghĩa
đúng hơn khi nhận diện đế quốc thứ tư là đế quốc La-mã.
Đa-ni-ên mô tả con thú thứ tư trong câu 7 là một khung cảnh thu hút, khiến ông
phải chú mục vào. Con thú thứ tư được mô tả là “dữ tợn, rất mạnh, và có sức lắm”. Cách
giải nghĩa nầy được hậu thuẫn do những răng rất lớn bằng sắt của nó, khiến nó khác hẳn
với bất kỳ con thú nào khác được biết. Trong khi Đa-ni-ên chăm chú theo dõi, con thú
được quan sát thấy là muốn ăn, nghiền nát và giày đạp lên những vật còn lại của các đế
quốc trước. Đa-ni-ên nói rõ ràng rằng con thú nầy khác hẳn những con thú đến trước nó.
Đến đây thì phần mô tả rõ ràng là phù hợp với đế quốc La-mã hơn là với đế quốc
của A-lịch-sơn đại đế. A-lịch-sơn với sức thần tốc của quân đội mình đã nhanh chóng
chinh phục các dân tộc, nhưng ít khi giày xéo họ sau khi đã thắng được. Trái lại, đế quốc
La-mã rất vô tâm trong việc tiêu diệt các nền văn minh và các dân tộc, tàn sát hàng ngàn
tù binh và đem bán họ làm nô lệ đến hàng trăm ngàn. Điều nầy rất khó là phần mô tả
hoặc A-lịch-sơn hoặc bốn thành phần của đế quốc tiếp theo đó của vua ấy. Như Leupold
đề cập liên quan đến các răng bằng sắt: “Chắc chắn điều đó phải ám chỉ một cường quốc
thế giới thật tham lam, tàn bạo, có thể nói là cố tình báo thù nữa. La-mã chẳng bao giờ
cho là đã đầy đủ trong công việc chinh phục. Các địch thủ như Carthage đã bị đập tan,
La-mã không hề bận tâm nâng các dân tộc bị chinh phục lên bất cứ một cấp bậc cao nào
về sự phát triển. Mọi mưu đồ của nó chỉ có tích cách đế quốc, nhằm nghiền nát và giày
đạp mọi dân tộc dưới chân”. Rõ ràng là phần mô tả trong Đa-ni-ên 7:7; thích hợp với đế
quốc La-mã hơn bất kỳ một vương quốc nào của Ma-xê-đoan hay một thành phần nào
từ vương quốc ấy mà ra.
Có lẽ luận cứ có tính cách quyết định nhất hậu thuẫn cho cách giải nghĩa đế quốc
thứ tư là La-mã, là sự kiện đã được ghi nhận trong một phần thảo luận trước đây, tức là
dường như Tân ước theo rất sát lối giải thích nầy. Khi đề cập “sừ tàn nát gớm ghiếc”
(Ma-thi-ơ 24:15) rõ ràng vẽ ra việc đền thờ bị làm ô uế, là Đấng Christ nói tiên tri về
một biến cố tương lai. Cho dù Young có sai lầm khi đồng nhất hóa nó với việc đền thờ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 199


bị phá hủy năm 70 SC, và quan điểm tiếp theo đó cho rằng nó còn tiêu biểu cho một biến
cố tương lai báo hiệu cơn đại nạn bắt đầu, nó là một quan điểm về người La-mã chứ
không phải là về người Hi-lạp, vì quan điểm về người Hi-lạp đòi hỏi nó phải ứng nghiệm
vào thế kỷ thứ 2 TC. Dường như Tân Ước cũng dùng biểu tượng của Đa-ni-ên trong
sách Khải huyền, hình dung nó hãy còn ở trong tương lai, mãi tận sau khi đền thờ đã bị
phá hủy rồi. Những ám chỉ về Đa-ni-ên trong Tân Ước đó, đòi hỏi đế quốc thứ tư phải
là La-mã (cũng với Đa-ni-ên 9:26) khiến lối giải nghĩa rắc rối của Rowley và nhiều
người khác nữa muốn tìm sự giải thích mười cái sừng hay ít nhất là bảy trong số mười
cái sừng đó nơi các vua Seleucid là không cần thiết.
Cách giải nghĩa nhận diện đó là La-mã lập tức tạo ra một vấn đề quan trọng, là
không có sự phù hợp thật sự với đế quốc La-mã trong lịch sử trong câu “và nó có mười
sừng”. Việc đó cũng như vấn đề tiếp theo, đều không thấy có chỗ trùng hợp nào cả vớisử
ký Hi-lạp lẫn sử ký La-mã. Phần giải nghĩa khải tượng sau nầy trong chương sách chỉ
nhằm nhấn mạnh thêm vấn đề ấy mà thôi.
Các nhà giải nghĩa chương sách nầy đồng ý rằng nó ám chỉ La-mã chia nhau ra
làm ba phe khi giải thích nó liên hệ với đế quốc La-mã như thế nào. Các học giả phi
thiên-hi-niên như Young và Leupold có khuynh hướng thuộc linh hóa cả hai con số mười
và con số ba, và như thế thì tránh được sự cần thiết phải tìm cho ra một ý nghĩa nào đó
theo nghĩa đen. Cả hai đều nhận thấy không thể có một sự ứng nghiệm theo nghĩa đen
được, vì đã không hề có mười vua nào trị vì cùng một lượt qua suốt giai đoạn của đế
quốc La-mã. Tuy nhiên, Young xem sự ứng nghiệm đó nơi đế quốc La-mã của quá khứ,
chứ không cần thiết phải có một sự ứng nghiệm nào khác. Leupold thì cho rằng đó là sự
ứng nghiệm sau cùng khi Đấng Christ tái lâm, chứ không phải là trong quá khứ của lịch
sử. Những người theo chủ trương tiền thiên-hi-niên đề nghị một quan điểm thứ ba và là
một sự ứng nghiệm theo nghĩa đen mười vương quốc (nước) có thật sẽ đồng thời hiện
hữu trong ngày kết thúc tương lai.
Trong câu 8, lúc Đa-ni-ên tiếp tục nhìn chăm chú trong khải tượng, ông thấy một
cái sừng nhỏ khác nữa từ đầu con thú mọc lên, rồi tiếp theo đó, ba cái trong các sừng thứ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 200


nhất bị nhổ đi, tức là ba trong số mười cái sừng đã được mô tả trước đây. Cái sừng nhỏ
được mô tả là có những mắt như mắt người, và có một cái miệng nói những đại ngôn.
Nếu đã không có lời chú giải nào liên hệ đến khúc sách nầy, và người giải nghĩa bị bỏ
mặc để tự tìm lấy lời giải hoàn toàn căn cứ vào những gì văn bản nói, thì câu kết luận
hợp lý là cái sừng đó là một người, do đó, mười cái sừng có trước đó cũng là những
người cầm quyền có liên hệ với nhau trong đế quốc thứ tư. Sự kiện cái sừng có những
mắt và một cái miệng đồng nhất hóa nó với các đặc điểm của con người.
Các nhà giải kinh cũng ghi nhận ngay rằng trong chương 8 cũng có một cái sừng
mà các nhà giải kinh bảo thủ đồng nhất hóa với Antiochus Epiphanes. Điều nầy được
căn cứ vào để xem như một bằng cớ hiển nhiên, chứng minh rằng cái sừng nhỏ của Đa-
ni-ên chương 7 cũng thuộc về giai đoạn cuối của thời kỳ Hi-lạp hay Ma-ca-bê. Hơn nữa,
chương 8 có nhiều nhận định rõ ràng hơn về nó. Tuy nhiên, cần nhận xét rằng cái sừng
nhỏ trong chương 8 vốn ra từ một môi trường khác hẳn cái sừng nhỏ của chương 7. Tuy
cả hai đều được mô tả là “nhỏ”, cái sừng nhỏ trong chương 7 không được cho biết là
phát triển giống như cái sừng trong chương 8, tuy kết cuộc thì nó trở thành một cường
quốc hùng cường hơn cái sừng nhỏ của chương 8. Quyết đoán rằng hai cái sừng nầy chỉ
là một và hoàn toàn giống nhau, vì cả hai đều là những cái sừng nhỏ, là khẳng định một
vấn đề theo những điểm tương đồng ước đoán, mà chẳng chú ý gì đến những điểm dị
biệt.
Trong một phần thảo luận rất hay, Archer vạch rõ: “Chẳng có gì để thắc mắc rằng
cái sừng nhỏ trong chương 8 chỉ về một vua của đế quốc Hi-lạp tức là Antiochus
Epiphanes. Do đó, các nhà phê bình quyết đoán rằng bởi vì cùng một từ ngữ đã được sử
dụng, cái sừng nhỏ trong chương 7 cũng phải chỉ về cùng một cá nhân ấy. Tuy nhiên,
trường hợp ở đây rất khó có thể là như vậy được, vì con beo có bốn cánh trong chương
7 rõ ràng là ứng với con dê có bốn sừng của chương 8, nghĩa là cả hai đều tiêu biều cho
đế quốc Hi-lạp đã chia làm bốn sau khi A-lịch-sơn băng hà. Cách suy diễn duy nhất có
thể rút ra từ đó, là có hai cái sừng nhỏ trong khải tượng của Đa-ni-ên. Một cái ra từ đế
quốc thứ ba, còn cái kia thì mọc lên từ đế quốc thứ tư”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 201


Có một điều cũng rất thật, ấy là chữ chỉ sừng trong chương 7, khác hẳn với từ
ngữ Hi-bá-lai chỉ cái sừng trong chương 8. Tuy nhiên, người ta có thể cho rằng sự khác
nhau đó là do dị biệt về ngôn ngữ, và tự nó không xác định được cách giải nghĩa.

7.6 Khải Tượng Về Đấng Thượng Cổ (Đa-ni-ên 7:9, 10)

“9Ta nhìn xem cho đến chừng các ngôi đã đặt, và có Đấng Thượng cổ ngồi ở trên.
Áo Ngài trắng như tuyết, và tóc trên đầu Ngài như lông chiên sạch. Ngôi Ngài là những
ngọn lửa, và các bánh xe là lửa hừng. 10Trước mặt Ngài, một sông lửa chảy ra và tràn
lan; ngàn ngàn hầu hạ Ngài và muôn muôn đứng trước mặt Ngài. Sự xét đoán đã sắm
sẵn, và các sách mở ra”.
Không có một hệ thống giải nghĩa Kinh Thánh nào dám tự hào là hoàn toàn đầy
đủ nếu nó chưa đưa ra được sự giải nghĩa thỏa đáng cho phần kết cuộc của khải tượng.
Có ba sự kiện chính đã nổi bật hẳn lên trong mấy câu từ 9-14. Trước hết, trong hai câu
9 và 10, Đa-ni-ên thấy một khải tượng trên trời vào ngày phán xét cuối cùng đối với các
dân các nước. Thứ hai, trong câu 11 và 12, cái sừng nhỏ tiêu biểu cho nhà vua cuối cùng,
lúc các dân ngoại cùng bị tiêu diệt với đế quốc của vua ấy. Thứ ba, là vương quốc thứ
năm, nước của con người cùng đến với đám mây trời, được đưa vào, bắt đầu cho nước
đời đời do Đức Chúa Trời cai trị. Rõ ràng là cả ba yếu tố nầy đã kết hợp lại để làm sáng
tỏ rằng đây là phần kết luận tóm tắt, có bản tính của một cơn đại họa, bắt đầu cho một
sự biến chuyển triệt để. Cách giải nghĩa phê bình, bảo rằng đế quốc thứ tư là của A-lịch-
sơn, đã không có phần giải nghĩa hợp lý nào cho bất kỳ yếu tố nào trong ba yếu tố vừa
nêu trên, chứ đừng nói là đã giải nghĩa được cả hai. Nếu đây quả là lời tiên tri chân chính,
thì nó thuộc về giai đoạn kết thúc trong tương lai, chưa hề được đế quốc Hi-lạp hay đế
quốc La-mã làm ứng nghiệm, căn cứ vào những gì sử ký đã ghi lại.
Trong câu 9, Đa-ni-ên thấy ở trên trời có các ngôi được thiết trí, và có Đấng
Thượng cổ ngự ngôi. Cả khung cảnh nầy phù hợp với điều Thánh Giăng đã thấy và ghi
lại trong Khải huyền chương 4&5. Đấng Thượng cổ dường như tương ứng với Đức Chúa

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 202


Cha, phân biệt với Đức Chúa Con được giới thiệu trong 7:13 là một người giống như
Con Người.
A.C.Gaebelin đã căn cứ vào Giăng 5:22 để lý luận rằng: “Đấng Thượng Cổ là
Đức Chúa Giê-xu Christ” và nhận thấy rằng Khải Huyền 1:12-14 xác nhận cho lý luận
đó. Nhằm hậu thuẫn cho luận cứ ấy, ông chia chương 7 thành bốn khải tượng riêng biệt
thay vì chỉ là một khải tượng như mọi người vẫn hiểu. Tuy nhiên, nếu trong cùng một
chương ấy mà Đấng Thượng cổ trong Đa-ni-ên 7:13 rõ ràng là Đức Chúa Cha, thì chẳng
cần gì phải căn cứ vào các khúc sách khác trong cùng một chương ấy, để lý luận rằng
Đấng Thượng cổ là Đức Chúa Giê-xu Christ. Thành ngữ “Đấng Thượng cổ” chỉ được
dùng duy nhất để chỉ Đức Chúa Trời trong chương nầy, khi danh hiệu ấy, còn được lặp
lại trong câu 13 và 23. Áo Ngài được bảo là trắng như tuyết và tóc Ngài như lông chiên
thuần khiết. Điểm nhấn mạnh là vào tính cách thuần khiết chứ không phải vào tuổi tác,
tuy nó cũng có thể hàm ý rằng Đức Chúa Trời là đời đời.
Đấng Thượng cổ được mô tả là đang ngự trên một trong nhiều chiếc ngôi, như
được vạch rõ bằng nét tương phản giữa số nhiều được dùng ở đầu câu 9 và số ít ở phần
cuối câu. Những ai đang ngự trên các ngôi đã được đề cập trước thì Kinh Thánh không
vạch rõ, nhưng có lẽ đó là cấp lãnh đạo các thiên sứ, hay cũng có thể là ở đây muốn ám
chỉ ngôi thứ hai và ngôi thứ ba trong Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Đặc điểm quan trọng của
ngôi, là nó là một ngọn lửa đang cháy và các bánh xe của ngôi, cho dù chúng có ý nghĩa
gì, cũng đều là lửa hừng ( Ê-xê-chi-ên 1:13-21). Vinh quang của Đức Chúa Trời được
mô tả là lửa hừng, vốn là cách biểu tượng phổ biến trong Kinh điển. Lửa chỉ bóng về sự
đoán phạt và được kết họp với hiện diện của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước. Thi thiên
97 tiết lộ rằng “Sự công bình và sự ngay thẳng làm nền của ngôi Ngài” (c 2) và “Lửa
bay đi trước mặt Ngài, thiêu đốt hết cừu địch bốn bên” (c.3). Trong những phần mặc
khải về Đấng Christ được tôn vinh, Đức Chúa Trời cũng từng được mô tả tương tự như
vậy: “Đầu và tóc người trắng như lông chiên trắng, như tuyết, mắt như ngọn lửa, chân
như đồng sáng đã luyện trong lò lửa” (Khải Huyền 1:14, 15 Xuất Ê-díp-tô Ký 3:2; Phục
Truyền Luật Lệ Ký 4:24; I. Ti-mô-thê 6:16; Hê-bơ-rơ 12:29). Đấng Christ vơi tư cách
Con Người cũng phải có vinh quang tương tự như Đấng Thượng cổ thì chẳng có gì là

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 203


mâu thuẫn cả, vì vinh quang của cả hai đều như nhau, tuy trong Đa-ni-ên 7, các vị phẩm
có khác nhau.
Trong quang cảnh vô cùng rực rỡ, chói sáng nầy, vô số các thánh đồ và thiên sứ
( Phục Truyền Luật Lệ Ký 33:2) được mô tả là đang phục vụ Đức Chúa Trời, với con số
là ngàn ngàn, muôn muôn. Trước hiện diện đầy vinh quang của Đức Chúa Trời, các sách
được mở ra, và sự phán xét đã sẵn sàng. Rõ ràng đây là giờ quyết định cuối cùng, liên
hệ đến mọi dân mọi nước thế gian. Đa-ni-ên đã không hề mở rộng khái niệm về “các
sách”. Tuy nhiên, căn cứ vào Khải Huyền 20:12 thì nó hàm ý là những điều ghi chép về
công việc của loài người ( Ê-sai 65:6 là sách ghi chép các việc ác, và Ma-la-chi 3:16 thì
ghi chép những việc lành). Như Leupold nói: “Trong các sách ấy không có ghi tên,
nhưng ghi các việc làm của loài người, những hành động vô đạo của họ, và họ sẽ bị phán
xét căn cứ vào đó”.
Trong Ma-thi-ơ 25:31-46, có một cuộc phán xét tương ứng, về thứ tự thời gian,
có thể xem là tiếp sau cuộc phán xét được tả vẽ ở đây. Trong Đa-ni-ên sự phán xét xảy
ra ở trên trời, và liên hệ với cái sừng nhỏ và con thú. Trong Mathiơ cuộc phán xét xảy
ra tiếp sau sự tái lâm của Đấng Christ được mô tả trong Đa-ni-ên 7:13-14 và rộng hơn
cuộc phán xét nguyên thủy đối với con thú và cả thế gian. Tuy không được chỗ nào khác
trong Kinh Thánh sửa đổi hay giải thích gì thêm, rõ ràng đây là đoạn kết thúc của giai
đoạn Đấng Christ giáng lâm và các kỳ sau rốt của các dân ngoại. Do đó, nó đòi hỏi một
sự ứng nghiệm hãy còn trong tương lai, và chúng ta sẽ chỉ phí công vô ích nếu muốn tìm
một điều gì đó trong lịch sử có thể cung cấp một sự ứng nghiệm hữu lý cho khúc sách
nầy.

7.7 Con Thú Bị Diệt (Đa-ni-ên 7:11-12)

“11Bấy giờ ta nhìn xem vì cớ tiếng của những lời xấc xược mà sừng ấy nói ra.
Vậy ta nhìn xem cho đến chừng con thú bị giết, xác nó bị hủy diệt và bị phó cho lửa để
đốt. 12Còn những con thú khác cũng bị cất hết quyền, nhưng được làm dài đời sống
mình một mùa và một kỳ”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 204


Trong khi Đa-ni-ên cứ tiếp tục nhìn chăm vào khải tượng trước mặt mình, khung
cảnh một lần nữa, được chuyển về mặt đất. Sau Montgomery và Keil, Young chủ trương
nên dịch là “cho đến chừng” (vì có dịch giả khác dịch là “bởi vì"). Quan điểm của họ là
khải tượng trên trời đó xảy ra tiếp ngay sau những lời xấc xược của cái sừng nhỏ. Nhà
tiên tri vừa nghe những lời đại ngôn mà cái sừng nhỏ nói ra trong câu 8, thì ông thấy con
thú bị tiêu diệt và bị thiêu bằng lửa. Khúc sách nầy là một thí dụ khác nữa, minh họa
việc Đức Chúa Trời có thể thanh toán kẻ mạnh mẽ nhất trong loài người nhanh chóng
như thế nào, để cuối cùng đưa họ đến chỗ bị Ngài phán xét. Các nhà phê bình chủ trương
rằng con thú ở đây là thế lực của các vua Seleucid nói chung, còn cái miệng là Antiochus
Epiphanes bị tử trận năm 164 TC. Nhưng tiếp sau cái chết của Antiochus, thì nước trời
đã không hề được thiết lập. Tuy cuộc khởi nghĩa của dòng họ Ma-ca-bê sau đó có phục
hồi được độc lập cho nước Giu-đa, nhưng chỉ một thế kỷ sau, vào năm 63 TC, La-mã đã
chinh phục xứ ấy, và cuối cùng, kẻ thừa hưởng mọi lợi lộc của Antiochus Epiphanes
chính là La-mã. Tuy nhiên, việc con thú bị diệt không phù hợp vớilịch sử của đế quốc
La-mã, phải qua nhiều thế kỷ mới bị mất hết sức mạnh của nó. Đây là một hành động
thình lình do sự phán xét của Đức Chúa Trời, thoo đó một vua lớn bị giết, và quyền cai
trị bị tiêu diệt. Khúc sách nầy rõ ràng là song hành với Khải Huyền 19:20, nơi con thú
và tiên tri giả bị ném khi hãy còn sống vào hồ lửa diêm sinh đang cháy khi Đấng Christ
tái lâm.
Câu 12 vốn là một tảng đá vấp chân, nhất là cho các nhà phê bình tự do, như
Rowley đã rất khó khăn để tìm hiểu thế nào những con thú khác được “làm dài đời sống”
tuy đã bị cất hết quyền. Nếu những con thú về trước là các đế quốc và được con thú thứ
tư nối nghiệp, thì làm thế nào để chúng được “làm dài đời sống” sau khi con thú thứ tư
đã bị diệt rồi? Như Rowley nói: “Hơn nữa, chúng ta được cho biết khi con thú thứ tư bị
diệt, thì những con thú khác được làm dài đời sống một mùa, tuy quyền cai trị thì bị cất
hết. Nhưng phải chủ trương như thế nào là có một thời gian và dưới nhiều hình thức
khác nhau có thể thấy được nào đó, để giải thích là Ba-by-lôn, Mê-đô Ba-tư và Hi-lạp
đã được hưởng một phần nào sự sống còn La-mã thì không?”

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 205


Vấn đề là việc diệt trừ con thú thứ tư được mô tả ở đây ám chỉ một thời gian hãy
còn trong tương lai, liên hệ với ngày tái lâm của Đấng Christ. Montgomery gợi ý rằng
thành ngữ “một mùa và một kỳ” là những thời gian tương đồng với nhau ( Đa-ni-ên 2:21;
Công Vụ Các Sứ Đồ 1:7) và nói lên “một số phận đã định trước”. Câu 12 có nghĩa là các
đế quốc Ba-by-lôn, Mê-đô Ba-tư, Hi-lạp được những kẻ thừa kế nối tiếp nhau trong một
thời hạn nào đó, nghĩa là uy quyền ngoại bang sẽ thay ngôi đổi chủ, nhưng cứ được tiếp
tục hoặc ngắn hoặc dài theo một khuôn mẫu giống nhau. Trái lại, khi Đấng Christ tái
lâm, con thú thứ tư sẽ bị trừ diệt hoàn toàn, và một vương quốc khác hẳn từ trời xuống
sẽ nối tiếp đế quốc thứ tư. Việc ba con thú đầu tiên bị diệt trừ không được trực tiếp nhấn
mạnh trong chương sách nầy. Dĩ nhiên là ba con thú đầu tiên vẫn tiếp tục tồn tại trong
đế quốc tiếp nối chúng dưới một hình thức khác. Cho nên “chúng bị cất hết quyền, nhưng
được làm dài đời sống một mùa và một kỳ”. Như Driver nói, điều nầy được pho tượng
trong chương 2 làm sáng tỏ ” cả pho tượng vẫn còn nguyên cho đến khi có tảng đá đập
vào chân nó (tiêu biểu cho đế quốc thứ tư) thì tất cả mới cùng nhau tan vỡ cả”.
Khi Mê-đô Ba-tư nối tiếp Ba-by-lôn, thì Ba-by-lôn bị cất hết quyền cai trị, nhưng
theo một ý nghĩa, đời sống của những kẻ vốn thuộc về nó vẫn được kéo dài. Khi Hi-lạp
nối tiếp Mê-đô Ba-tư, và La-mã tiếp nối Hi-lạp, thì sự việc cũng xảy ra đúng như vậy.
Nhưng kết cuộc của con thú thứ tư thì bi thảm, kinh thiên động địa và dứt khoát. Cả
những kẻ cầm quyền lẫn dân chúng trong đó đều bị tận diệt. Cách giải nghĩa nầy phù
hợp với Khải Huyền 19:19, 20 chép rằng con thú bị trừ diệt và vua nó bị quăng vào hồ
lửa khi Đấng Christ tái lâm, và được Ma-thi-ơ 25:31-46, mô tả việc các dân các nước bị
phán xét khi Đấng Christ tái lâm, xác nhận.

7.8 Vương Quốc Thứ Năm Của Con Người Từ Trời Xuống (Đa-ni-ên 7:13, 14)

“13Ta lại nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống
như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Đấng Thượng cổ và bị
dẫn đến trước mặt Ngài. 14Người được ban cho quyền thế, vinh hiển, và nước; hầu cho

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 206


hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng đều hầu việc người. Quyền thế người là quyền
thế đời đời chẳng qua đi, và nước người không bao giờ phải hủy phá”.
Bây giờ thì Đa-ni-ên được thấy tuyệt đỉnh của khải tượng. Một lần nữa, điều ông
nhìn thấy là ở trên trời chứ không phải dưới đất. Câu 13 nối tiếp câu 10 theo thứ tự thời
gian. Hai câu 11,12 được dùng để giải thích chứ không có tiến bộ trong phần thuật sự.
Porteous đã ghi nhận rất đúng: “Tuy nhiên, việc đặt hai câu 11,12 chen vào đó rất cần
thiết để diễn tả ý mà tác giả muốn nói. Một câu mô tả “giống như Con người” tương
phản rõ rệt với các con thú và chiếc sừng nhỏ, đến trước ngôi Đấng Thượng cổ, có các
đám mây trời vây quanh. Chủ đích của việc trình bày quang cảnh trên trời nầy được chỉ
rõ trong câu 14, khi Con người được ban cho “quyền thế, vinh hiển và nước”. Nước nầy
là một vương quốc toàn thế giới, bao gồm “hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng”.
Tương phản với các đế quốc trước, nó sẽ là một vương quốc đời đời chẳng qua đi, và
không bao giờ bị hủy phá. Rõ ràng là nước nầy mô tả quyền tể trị của Đức Chúa Trời
bất ngờ giải quyết tình hình nhân loại để đưa vào một tình trạng đời đời, nơi Đức Chúa
Trời tự biểu hiện là Đấng cai trị, cầm quyền tối cao trên toàn cõi vũ trụ.
Các học giả bảo thủ đồng ý rằng Con người là một bức chân dung của Đức Chúa
Giê-xu Christ, chứ không phải là một thiên sứ thừa hành. Phần mô tả Đấng đáng cầm
quyền cai trị các dân các nước rõ ràng là phù hợp với nhiều khúc Kinh Thánh khác đề
cập thời trị vì một ngàn năm của Đức Chúa Giê-xu Christ., thí dụ như Thi Thiên 2:6-9
và Ê-sai 11:1-16. Cũng như quang cảnh trong Khải Huyền 4:1-5:14, Đấng Christ được
tả vẽ là một thân vị phân biệt với Đức Chúa Cha. Câu mô tả Ngài được “các đám mây
trời” vây quanh ám chỉ thần tánh của Ngài (I. Tê-sa-lô-ni-ca 4:17). Một quang cảnh
tương tự cũng thấy trong Khải Huyền 1:7, vạch rõ: “Kìa, Ngài đến giữa những đám mây”
ứng nghiệm Công vụ 1, lúc thăng thiên, Ngài được một đám mây tiếp đi (Công Vụ Các
Sứ Đồ 1:9) và các thiên sứ bảo rằng Ngài cũng sẽ “trở lại như cách các ngươi đã thấy
Ngài lên trời vậy” (Công Vụ Các Sứ Đồ 1:11). Mây trong Kinh Thánh thường mô tả đặc
biệt việc thần tánh được mặc khải (Xuất Ê-díp-tô Ký 13:21, 22; 19:9, 16; I. Các Vua
8:10, 11; Ê-sai 19:1; Giê-rê-mi 4:13; Ê-xê-chi-ên 10:4; Ma-thi-ơ 24:30; 26:64; Mác

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 207


13:26). Nhà phê bình tự do Driver giải nghĩa các đám mây là “vẻ uy nghiêm và tình
trạng siêu nhiên”.
Tuy nhiên, Driver phản đối cách dịch Con người, có lẽ nên dịch “một con người”
thì đúng hơn. Bản tiếng A-ram không có định quán từ. Driver không thích khái niệm về
đây là một danh hiệu có tính cách hình thức. Ông ta bảo rằng từ ngữ nầy chỉ hàm ý đề
cập nhân tính mà thôi. Tuy có một số hậu thuẫn có tính cách ngữ học cho ý niệm rằng
đây chỉ là một hữu thể có diện mạo con người, việc từ ngữ nầy rất thường được dùng
trong Tân Ước để ám chỉ Đức Chúa Giê-xu Christ, là phần giải nghĩa của Đức Chúa Trời
cho nó ( Ma-thi-ơ 8:20; 9:6; 10:23; 11:19; 12:8,32, 40 13:37, 41 16:13, 27, 28 17:9, 12,
22...)
Rõ ràng là thành ngữ Con Người phải được giải nghĩa theo văn mạch. Câu 13
giới thiệu Ngài đứng gần Đấng Thượng cổ, trong câu 14, Ngài được ban cho quyền cai
trị hết thảy các dân các nước. Như thế thì không thể là một thiên sứ, cũng không thể là
một đạo thiên sứ, rõ ràng là phù hợp với nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh vẫn tiên báo
rằng Đấng Christ sẽ cai trị các dân các nước (Thi Thiên 72:11; Khải Huyền 19:15, 16).
Chỉ có một mình Đấng Christ mới đến với các đám mây trời, làm Vua các vua, Chúa các
chúa, cai trị hết thảy các dân các nước đời đời mà thôi. Vì hết thảy các dân các nước còn
tồn tại sau cuộc phán xét để thanh lọc của Ngài và phục dưới quyền cai trị của Ngài đều
là thánh đồ, cho nên nếu bảo rằng Con Người là việc nhân cách hóa các thánh đồ, sẽ chỉ
là nói lên một câu vô nghĩa. Về vấn đề nầy, Keil nói: “Cùng với tất cả các nhà giải kinh
khác, chúng tôi phải chủ trương chắc chắn và phù hợp rằng Đấng cùng đến với các đám
mây trời, từ trời xuống đất, có đời sống của một con người, được dẫn đến trước mặt Đức
Chúa Trời, phán xét thế gian, là để được ban cho quyền cai trị vinh hiển và nước. Nhưng
mấy chữ “như một người” không có nghĩa rằng Ngài chỉ là một con người. Đấng đến
với các đám mây trời, như Kranichfeld nhận xét rất đúng, có thể được xem là Đức Chúa
Trời của dân Y-sơ-ra-ên đến với các đám mây trời như cách trình bày hết sức thông
thường, trong khi Đấng hiện ra vẫn mặc lấy hình dáng bên ngoài của một con người”.
Young nhận xét rằng có một số các nhà giải kinh xem “Con người” tiêu biểu cho
dân Y-sơ-ra-ên. Ông nói: “Quan điểm nầy được cả một trường phái lâu đời các nhà giải

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 208


kinh áp dụng, trong đó Montgomery là một trong số các đại diện cuối cùng về sau nầy.
Tuy nhiên, như Young tiếp tục vạch ra, cách giải nghĩa sớm nhất xem Con người ở đây
là Đấng Mê-si và ám chỉ Đấng Christ, với cách giải nghĩa nầy đã được xác nhận do sự
kiện Đức Chúa Giê-xu Christ đã tự nhận danh hiệu ấy cho mình trong Tân Ước”.
Theo cách nói trong câu 14, thì điều cũng rõ ràng là thêm vào điều Đa-ni-ên nhìn
thấy trong khải tượng, ông còn được ban cho một sự mặc khải nữa. Trong khi bằng khải
tượng, Con Người được tả vẽ là được ban cho quyền thế, thì chủ đích của hành động ấy
nhằm mặc khải rằng quyền cai trị của Ngài sẽ là trên hết thảy các dân, rằng vương quốc
của Ngài sẽ là đời đời, và không hề bị hủy diệt. Về mọi phương diện, nước từ trời đến
tương phản, vượt trội và là lời đáp cuối cùng cho các đế quốc đến trước của bốn đại đế
quốc trên thế giới.
Trong cách giải nghĩa lời tiên tri của Đa-ni-ên bắt đầu với mấy chữ “nó có mười
sừng” trong câu 7 và tiếp tục cho đến câu 14 vốn chỉ về tương lai, và là một lời tiên tri
phải được ứng nghiệm, có một vấn đề tự nhiên nẩy sinh là tại sao Đa-ni-ên không đưa
các biến cố của thời kỳ nằm giữa ngày giáng lâm và ngày tái lâm của Đấng Christ vào
trong bố cuộc tiên tri toàn diện của ông.
Nói tóm lược, thì các nhà giải kinh phải chọn một trong ba giải pháp: một là, như
các nhà phê bình tự do, họ có thể phủ nhận sự ứng nghiệm theo nghĩa đen, và còn rêu
rao rằng Đa-ni-ên đã sai lầm; thứ hai, họ có thể nhận thấy các lời tiên tri nầy ứng nghiệm
theo nghĩa bóng trong lịch sử hội thánh - đây là quan điểm có phần trong chủ trương hậu
thiên-hi-niên và phi thiên-hi-niên; thứ ba họ có thể nhận thấy các lời tiên tri nầy rõ ràng
là hãy còn trong tương lai và chưa hề được ứng nghiệm vào lần giáng lâm thứ nhất của
Đấng Christ, vào sự suy tàn của đế quốc La-mã, hoặc những gì đã trở thành lịch sử.
Quan điểm thứ ba là cách giải nghĩa rằng những lời tiên tri nầy chỉ về tương lai, là quan
điểm duy nhất cung cấp việc lời tiên tri nầy sẽ có thể ứng nghiệm theo nghĩa đen.
Tuy đã có nhiều người thích dự phóng và hăng hái hậu thuẫn rằng hội thánh là
vương quốc thứ năm, rằng việc Con Người đến là lần giáng lâm thứ nhất của Ngài trên
đất nầy, và rằng hội thánh vốn có trách nhiệm về việc đế quốc La-mã bị suy tàn, đã chẳng
có gì xa lạ với lịch sử hội thánh hơn là lối giải thích nầy. Có thắc mắc là chẳng hay đế

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 209


quốc La-mã có bị hội thánh Đấng Christ chống đối nghiêm trọng hay không, hay thế lực
ngày càng phát triển của hội thánh đã có góp phần quan trọng khiến nó phải bị suy tàn
hay không. Edward Gibbon trong công trình nghiên cứu cổ điển về đế quốc La-mã có
nêu ra “bốn nguyên nhân chính cho sự suy sụp của La-mã, đã tiếp tục tác động trong
một giai đoạn hơn một ngàn năm: I. Những tổn thất do thời gian và thiên nhiên. II Những
cuộc tấn công thù địch của dân dã man và các Cơ-đốc nhân. III. Cách sử dụng và lạm
dụng các vật liệu. IV. Những cuộc gây gổ trong nhà giữa người La-mã với nhau”. Trong
khi chẳng có gì để nghi ngờ sự hiện diện của một hội thánh cứ ngày càng tăng thêm thế
lực trong đế quốc La-mã đang suy tàn là một yếu tố lịch sử, Gibbon kết luận: “Sự dấy
lên, vững lập và các giáo phái Cơ-đốc” trong một bảng liệt kê chi tiết các yếu tố góp
phần khiến cho đế quốc La-mã suy tàn rồi sụp đổ, điều rõ ràng cho tất cả mọi người, là
hội thánh vốn không phải là yếu tố chính yếu và không thể được nhận diện như một
nguyên nhân thình lình và tai hại gây đổ vỡ cho đế quốc La-mã. Tuy hội thánh có thống
trị Âu châu suốt thời Trung cổ, thế lực của nó đã bắt đầu cuộc Cải chánh Kháng cách
phá tan đúng lúc đế quốc La-mã vùng lên lần chót vào thế kỷ mười lăm. Tuy thế lực và
ảnh hưởng của giáo hội Công giáo La-mã được mọi người thừa nhận, nó không hề làm
ứng nghiệm lời tiên tri trong Đa-ni-ên 7:23 rằng đế quốc thứ tư “sẽ nuốt cả đất, giày đạp
và nghiền nát ra”. Điều nầy đòi hỏi một cách giải thích theo nghĩa bóng lời tiên tri ấy,
vượt xa và chẳng phù hợp chút gì với các sự kiện hoặc của lời tiên tri hoặc của lịch sử.
Đúng hơn nhiều là cách giải nghĩa tôn trọng vào văn bản và biện minh cho niềm
tin rằng tính cáhc chính xác của nó chứng thực rằng đây là sự mặc khải tiên tri. Quan
điểm vốn rất phổ biến trong Cựu Ước nầy, là chủ trương rằng thời đại hiện nay của hội
thánh vốn không bao gờm trong những cái nhìn trước có tính cách tiên tri của Cựu Ước.
Sự giáng lâm và tái lâm của Đấng Christ thường được đề cập tương tự như nhau, chẳng
hạn như trong Ê-sai 61:1, 2 mà trong Lu-ca 4:18, 19 đã được Đấng Christ giải nghĩa.
Điều rất có ý nghĩa là Đấng Christ chỉ trích dẫn phần đề cập sự giáng lâm (lần thứ nhất)
của Ngài, rồi ngừng lại ở giữa câu, vì phần cuối câu ấy liên hệ với sự tái lâm của Ngài,
phân biệt với lần giáng lâm thứ nhất đến hơn một ngàn chín trăm năm. Cũng vậy, trong
khải tượng tiên tri của ông, Đa-ni-ên nói về lịch sử loài người cho đến khi Đấng Christ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 210


giáng lâm (lần thứ nhất), lúc đế quốc La-mã đang hưng thịnh, rồi nhảy vọt cho đến ngày
tận cùng của thời đại (các dân ngoại: the end of the age), khi để ứng nghiệm lời tiên tri,
đế quốc thứ tư sẽ hồi sinh và chịu sự phán xét nặng nề dưới tay Đấng Christ khi Ngài tái
lâm trên đất nầy. Cách giải nghĩa nầy, tuy không phải là không có các vấn đề của riêng
nó, cho phép người ta giải nghĩa lời tiên tri nầy một cách chính xác và chi tiết, và chứng
minh rằng nó quả thật có tính cách tiên báo.
Ngay đến Leupold là người có thể xếp vào số người chủ trương quan điểm phi
thiên-hiniên bảo thủ, cũng nói:
“Tại sao phần tiếp theo của các đế quốc trong lịch sử trong khải tượng nầy lại
vượt xa hơn đế quốc La-mã, trong khi chúng ta biết rằng còn có nhiều phần khai triển
tiếp sau đế quốc La-mã và được tiếp tục cho đến trước ngày phán xét? Chúng tôi chỉ có
thể liều lĩnh đưa ra các ý kiến dưới chủ đề nầy, các ý kiến mà chúng tôi tin là hợp lý và
phù hợp với tình hình như nó đã được phác họa. Có một gợi ý cần ghi khắc vào tâm trí,
là sự kiện các nhà tiên tri, bị phần kết luận trong chương 9 sách Đa-ni-ên chận lại, đã
không nhìn thấy khoảng thời gian nằm giữa sự giáng lâm lần thứ nhất và sự tái lâm của
Đấng Christ. Do đó, trong vấn đề lịch sử, Đa-ni-ên đã không nhìn thấy xa hơn những
ngày sống trong xác thịt của Đấng Christ, và có lẽ cả cơn bách hại khi nó giáng trên hội
thánh nguyên thủy”.
Nếu Đa-ni-ên chương 7 được kết thúc bằng câu 14, thì rất có thể là nhờ sách Khải
huyền và nhiều khúc sách khác nữa trong Kinh Thánh, người ta vẫn có thể đưa ra một
lời giải nghĩa hợp lý cho bản văn ấy. Tuy nhiên, vì tính cách phức tạp và tầm quan trọng
của lời tiên tri nầy, chương ấy được tiếp tục để đưa ra cho người đọc nó lời giải nghĩa
đã được Đức Chúa Trời mặc khải. Cần ghi khắc luôn trong tâm trí rằng khi một biểu
tượng đã được giải nghĩa, nếu hiện tượng ấy rõ ràng là ẩn dụ và có nghĩa bóng, thì phải
giải nghĩa nó theo nghĩa đen. Cho nên phần giải nghĩa có thể được xem như việc chú
giải một sự kiện (a factual exegÊ-sai) của cái chân lý ẩn tàng trong khải tượng.

7.9 Giải Nghĩa Về Bốn Con Thú (Đa-ni-ên 7:15-18)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 211


“15Còn như ta, Đa-ni-ên, thì tâm thần ta rầu rĩ trong mình ta, và những sự hiện
thấy trong đầu ta làm cho ta bối rối. 16Ta bèn lại gần một người trong những người đứng
đó, và hỏi người về lẽ thật của mọi sự nầy. Người bèn nói cùng ta và giải nghĩa những
sự đó cho ta mà rằng: 17Bốn con thú lớn đó là bốn vua sẽ dấy lên trên đất. 18Nhưng các
thánh của Đấng Rất Cao sẽ nhận lấy nước, và được nước làm của mình đời đời, cho đến
đời đời vô cùng”.
Sau khi kể lại chi tiết các nét chính của khải tượng, bây giờ Đa-ni-ên bắt đầu đưa
ra phản ứng của chính ông và phần giải nghĩa đã được đưa ra để đáp lại câu hỏi của ông.
Thấy một khải tượng như vậy vào lúc nửa đêm, chắc chắn là một từng trải kinh khủng,
như điều chúng ta đã thấy rõ ràng nơi Đa-ni-ên sau khi ông được nhìn thấy toàn cảnh
các biến cố phi thường sắp xảy đến. Cũng như Nê-bu-cát-nết-sa trong chương 2, Đa-ni-
ên tuy là một nhà tiên tri, vẫn cảm thấy bối rối vì không hiểu ý nghĩa của khải tượng
nầy. Tâm thần ông rầu rĩ, đầu óc thì rối tung do những điều mình đã thấy trong khải
tượng.
Sự “rầu rĩ” của Đa-ni-ên cho thấy sự bối rối của ông, từ ngữ “tâm thần” ám chỉ
toàn thể nhân cách của ông. “Trong mình (thân thể) ta” theo nguyên văn là “trong vỏ”
so sánh việc linh hồn ở trong thân thể như một thanh gươm nằm trong vỏ gươm vậy.
Tuy thành ngữ nầy khá đặc thù, nhưng không phải là không gặp ở chỗ nào khác. Keil
nói: “Ở đây, “trong vỏ” (trong mình (thân thể ta) được dùng theo nghĩa bóng, mà thân
thể được ví sánh như phần vỏ bao bọc linh hồn, như thanh gươm nằm trong vỏ. Ta cũng
thấy cách nói bóng nầy trong Gióp 27:8 và trong sách của các ra-bi ( Buxt. Lex. talm.
s.v). Nó cũng được Pliny dùng (VII 52)”.
Các tác giả như Driver và Montgomery nhận thấy thành ngữ nầy có chỗ hơi khó
hiểu, nhưng đồng ý phần lớn với Keil. Bộ Bảy Mươi Dịch Giả sửa bản văn để có nghĩa
là “về việc đó” nhưng thật ra thì chẳng có gì là cần thiết cả. Đa-ni-ên chỉ muốn tóm tắt
mối bận tâm cùng cực của ông, liên hệ đến cả tâm linh lẫn thể xác mà “những sự hiện
thấy trong đầu” đã gây ra cho ông (Đa-ni-ên 7:1).
Trong câu 16, Đa-ni-ên trở thành một diễn viên sân khấu, đặt một câu hỏi với
người đứng bên cạnh, được mọi người cho là một thiên sứ. Khi được Đa-ni-ên hỏi khải

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 212


tượng nầy muốn mặc khải sự thật gì, thì người giải nghĩa cho ông biết ý nghĩa của khải
tượng ông đã thấy. Tuy khía cạnh nầy của khải tượng tăng thêm sự thắc mắc của các nhà
phê bình không chịu chấp nhận sách Đa-ni-ên là một tác phẩm của thế kỷ thứ 6 TC, vì
Đa-ni-ên không thể tự mình giải nghĩa khải tượng đó được, tình hình ở đây vốn chẳng
có gì bất thường cả. Chúng ta cũng tìm thấy một phần ký thuật tương tự trong Sáng 28,
khi Đức Chúa Trời nói chuyện với Gia-cốp lúc ông có khải tượng. Trong Xuất Ê-díp-tô
ký, Đức Chúa Trời cũng từ trong bụi gai cháy, phán với Môi-se. Những cuộc trò chuyện
với những người thấy trong khải tượng cũng được gặp trong khải tượng về ngôi đền thờ
mới của E-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-ên 40:1-48:35), trong các khải tượng của Xa-cha-ri (Xa-
cha-ri 1:1-6:15). Hầu như những điều giống y như thế cũng được nhận thấy trong sách
Khải huyền, là nơi rất thường khi Thánh Giăng thấy khải tượng, thì ông cũng được giải
nghĩa về những gì đã thấy. Khải Huyền 20:1-21 không những chỉ có khải tượng, mà còn
có cả phần giải nghĩa của Đức Chúa Trời về khải tượng đó. Trong Khải Huyền 21:9, một
trong bảy vị thiên sứ đã giải nghĩa cho Thánh Giăng về thành Giê-ru-sa-lem mới. Đa-ni-
ên cũng có cùng một kinh nghiệm như vậy về một khải tượng, cộng thêm phần giải nghĩa
nó trong Đan 8,10,12. Đây không phải là một trường hợp bất bình thường.
Trước hết, người giải nghĩa khải tượng cho Đa-ni-ên đưa ra lời giải thích tổng
quát trong hai câu 17 và 18. Để đáp lại câu hỏi của Đa-ni-ên, nhiều chi tiết khác còn
được đưa ra trong những câu tiếp theo sau đó. Câu tóm tắt trong câu 17, là các con thú
lớn đó tiêu biểu cho bốn vua sẽ dấy lên trên đất. Các nhà phê bình chỉ trích sự kiện câu
nầy đã nhắc lại đến hai lần có bốn con thú, và Charles nhấn mạnh rằng “Bộ Bảy Mươi
Dịch Giả không có từ ngữ 'bốn'. Chúng quả thật không cần thiết vì người thấy khải tượng
biết chắc con số của các vương quốc”. Tuy nhiên, việc nhắc lại con số nhằm vạch rõ là
có bốn con thú mà riêng mỗi con đều tiêu biểu cho một vua. “Bốn vua” rõ ràng ám chỉ
bốn nước, mà các con thú thì tiêu biểu cho cả nhà vua lẫn vương quốc ấy.
Giới phê bình cũng nhắm vào câu “sẽ dấy lên trên đất” dường như câu nầy mâu
thuẫn với bốn con thú “từ biển lên” (Đa-ni-ên 7:3). Chẳng hạn Charles nói: ”...mấy chữ
'sẽ dấy lên trên đất' chắc chắn là sai. Theo 7:3 thì chúng từ dưới biển lên: Khải Huyền
13:1, 4; Ê-xơ-ra 11:1. Charles tiếp: “Sau khi nghiên cứu kỹ bộ LXX và Theodotion,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 213


chúng tôi có được bản văn sau đây: 'Những con thú đó là bốn nước, sẽ bị diệt trừ khỏi
đất”. Điều mà Charles không xét đến, là biển chỉ bóng các dân các nước khắp đất, và
điều được đề cập theo nghĩa bóng trong Đa-ni-ên 7:3 lại được đề cập theo nghĩa đen
trong 7:17.
Trong câu 18, người giải nghĩa vạch rõ rằng “các thánh của Đấng Rất Cao” sẽ nhận lấy
nước và được nước làm của mình đời đời. Tuy đã có nhiều tranh luận về mấy chữ “các
thánh”, dường như chúng ta phải suy diễn rằng “các thánh” mô tả số người được cứu
qua mọi thời đại và các thiên sứ thánh ( 7:21, 22, 25, 27 8:24; 12:7 Thi Thiên 16:3; 34:9;
Giu-đe 1:14). Trong quyển “Những cuộc chiến tranh giữa các con trai của sự sáng và
các con trai của sự tối tăm” người Do-thái trung tín cho rằng các chiến sĩ của chốn không
trung vốn đứng lẫn lộn với họ trong các hàng ngũ chiến đấu.
Thành ngữ trong câu 18 “các thánh sẽ nhận lấy nước” hay “được nước làm của
mình” đã được phần lớn các bản dịch nhuận chánh, cũng như bản dịch của Young noi
theo. Tuy nhiên, Montgomery thích dịch câu đó là “sẽ chiếm lấy quyền tể trị”, có lẽ cũng
là ý nghĩa được ưa thích của Đa-ni-ên 5:31. Theo như Young vạch rõ, thì ý ở đây là “họ
không phải gây dựng hay thiết lập vương quốc ấy bằng chính quyền lực của riêng mình”,
thế nhưng đây không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động. Ý nầy vốn ẩn tàng trong câu
“Đa-ri-út người Mê-đi (chiếm) được nước” (5:31), nghĩa là vua ấy phải ra sức tấn công
thì mới nắm được quyền kiểm soát vương quốc. 7:18 tiếp tục nhấn mạnh rằng các thánh
đồ sẽ được nước đời đời, đặt tương phản đặc tính đời đời của vương quốc thứ tư với các
vương quốc trước nó, chỉ tồn tại một thời gian rồi mai một đi.
Từ ngữ đề cập “Đấng Rất Cao” do chữ A-ram Elyonin là dịch một danh từ số
nhiều có thể có nghĩa là “những đấng cao” hay “các nơi cao”. Tuy nhiên, Young đã nói
đúng khi đồng nhất hóa danh từ ấy với Đức Chúa Trời, với số nhiều mô tả sự uy nghi.
Từ ngữ nầy được lặp lại trong 7:22, 25, 27. Tuy giống nhau, nhưng ta không nên lẫn lộn
từ ngữ nầy với “các nơi trên trời” của Ê-phê-sô 2:6, đề cập các địa vị đặc biệt của các
thánh đồ trong thời hiện nay, ám chỉ địa vị hay chức vị, chứ không phải chỉ về chính
Đức Chúa Trời. Nước được các thánh của Đấng Rất Cao chiếm lấy, tuy có các đặc tính

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 214


là đời đời và thống trị tất cả, vẫn có thể bao gồm chẳng khó khăn gì thiên-hi-niên và
quyền cai trị đời đời của Đức Chúa Trời tiếp sau đó.

7.10 Đa-ni-ên Yêu Cầu Được Giải Nghĩa Về Con Thú Thứ Tư (Đa-ni-ên 7:19-22)

“19Bấy giờ ta muốn biết lẽ thật về con thú thứ tư, là con khác với hết thảy các
con khác, rất dữ tợn, răng thì bằng sắt, móng thì bằng đồng, nó cắn nuốt, nghiền nát, và
có gì còn lại thì giày đạp dưới chân. 20Ta cũng muốn biết lẽ thật về mười cái sừng ở
trên đầu nó, và về cái sừng khác mọc lên, và trước mặt nó ba sừng kia đã bị rơi xuống -
sừng nầy có những mắt và miệng nói những lời xấc xược, và hình dạng nó mạnh bạo
hơn những sừng khác. 21Ta nhìn xem, cái sừng đó tranh chiến cùng các thánh, và thắng
trận, 22cho tới khi Đấng Thượng-cổ đã đến, sự xét đoán đã ban cho các thánh của Đấng
Rất Cao và thì giờ đã đến, là khi các thánh được nước làm của mình”.
Khi đặt câu hỏi về con thú thứ tư, Đa-ni-ên ôn lại các đặc điểm mà ông trực tiếp
bận tâm nhất là các đặc điểm phân biệt con thú thứ tư với những con thú đến trước nó.
Sau phần kết thúc đưa ra trong câu 18, khi các thánh đã nhận được nước đời đời, và sau
khi con thú thứ tư đã bị diệt trừ, trong câu 19, Đa-ni-ên lại chú ý vào cuộc tranh chấp
dẫn tới việc đó, và các tiểu tiết cần phải được giải nghĩa. Trong số đó, có các phương
diện trong khải tượng đã được mô tả là “rất dữ tợn” nghĩa là khiến người ta khiếp sợ,
gồm các tiểu tiết như răng bằng sắt, móng bằng đồng, việc nó giày đạp các con thú khác
dưới chân, mười cái sừng, cái sừng khác mọc lên sau, ba cái sừng bị nhổ đi, và cái sừng
có những con mắt và miệng nói những lời đại ngôn, xem có vẻ mạnh bạo hơn các sừng
khác. Đa-ni-ên cũng thêm nhiều đặc điểm không được ông đưa ra trước đó khi kể lại
khải tượng, là móng con thú bằng đồng, cái sừng nhỏ trông mạnh bạo hơn các sừng khác,
cái sừng nhỏ tranh chiến với các thánh đồ và được thắng hơn ( Khải Huyền 11:7; 13:7)
và sự phán xét đã được thực hiện cho các thánh của Đấng Rất Cao.
Sự kiện Đa-ni-ên đặt các câu hỏi về đế quốc thứ tư chứ không thắc mắc về các đế
quốc trước đó, cũng bị các nhà phê bình xem như một bằng chứng khác nữa cho một
niên đại muộn màng về sau nầy của sách Đa-ni-ên. Họ lý luận rằng nếu quả thật Đa-ni-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 215


ên vốn sống vào thế kỷ thứ 6 TC như chủ trương của các học giả bảo thủ, thì ông cũng
phải tò mò đối với ba con thú đầu tiên nữa. Chẳng hạn như Montgomery vạch rõ: “Mối
bận tâm liên hệ với thời đại mình đang sống của người thấy khải tượng được bộc lộ do
việc ông ta tra hỏi về con thú cuối cùng và sự phán xét cho đến lúc đó vẫn còn giấu kín
nơi các hình ảnh”.
Tuy nhiên, điều đó không thật sự biện minh được cho luận cứ của ông ta, vì rõ ràng là
khải tượng đã được ban cho Đa-ni-ên đã nhấn mạnh trên con thú thứ tư. Trong khi chỉ
có ba câu đã được dành cho ba con thú đầu thì 21 câu còn lại của chương sách đều chú
trọng vào con thú thứ tư với thời đại của nó, và trong phần kể lại khải tượng của mình,
Đa-ni-ên dã dùng đến 8 câu để mô tả các chi tiết. Nếu đây là lời tiên tri chân chính, thì
điều cũng rất đúng là Đa-ni-ên đã được quyền năng thần hựu hướng dẫn để đến ngay với
điểm quan trọng theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Cả theo quan điểm của con người,
ngày tận cùng của các thời đại, với sự chiến thắng khải hoàn của các thánh đồ cũng phải
là vấn đề mà Đa-ni-ên bận tâm chú ý đứng hàng đầu. Luận cứ của các nhà phê bình bị
đánh đổ ngay bởi chính tiền đề của họ, vì cả khi vương quốc thứ tư đã trở thành lịch sử
rồi, khi một tác giả hồi thế kỷ thứ hai viết lại về nó, thì trong trường hợp đó, sự tò mò
của Đa-ni-ên cũng có thể bị cho là giả bộ, khi ông tìm cách muốn được giải nghĩa về sử
ký chứ không phải về một khải tượng tiên tri. Trong văn bản, đã không có điểm nào cho
thấy là ý nghĩ của Đa-ni-ên về con thú thứ tư, đã được ứng nghiệm trong lịch sử rồi.
Thành ngữ “sự xét đoán đã ban cho các thánh của Đấng Rất Cao” trong câu 22
có thể có nghĩa là sự phán xét được thực hiện nhằm bênh vực họ hay sở dĩ được thực
hiện là vì họ, chứ không phải nhằm chống lại họ. Như Keil vạch rõ: ”...không nên dịch
như Hengstenberg nghĩ (Beitr I, p 274) bằng cách đối chiếu với I. Cô-rinh-tô 6:2 là “các
thánh đồ của Đấng Rất Cao được cho quyền xét đoán” tức là được chức vị làm quan tòa.
Giải nghĩa như vậy là mâu thuẫn với văn mạch, theo đó thì chính Đức Chúa Trời thi
hành việc phán xét, và do sự phán xét ấy, dân Ngài được xét xử công bằng, nghĩa là được
giải cứu khỏi sự áp bức bất công của con thú, và nhận lấy vương quốc”. Đấng Thượng
Cổ đề cập Đức Chúa Trời như trong mấy câu 9,13 và hoàn toàn giống với Đấng Rất Cao
trong mấy câu 18,25,27. Như trong phần mặc khải đầu tiên của khải tượng, việc diệt trừ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 216


bốn con thú để bắt đầu vương quốc thứ năm từ trời xuống được mô tả là khi các thánh
đồ sẽ chiếm được nước, một yếu tố rõ ràng là chỉ về ngày cuối cùng của thời đại nầy khi
Đức Chúa Giê-xu Christ tái lâm.

7.11 Giải Nghĩa Khải Tượng Về Con Thú Thứ Tư (Đa-ni-ên 7:23-25)

“23Vậy người nói cùng ta như vầy: Con thú thứ tư sẽ làm nước thứ tư trên đất,
khác với hết thảy các nước, và nó sẽ nuốt cả đất, giày đạp và nghiền nát ra. 24Mười cái
sừng là mười vua sẽ dấy lên từ nước đó; và có một vua dấy lên sau, khác với các vua
trước, và người đánh đổ ba vua. 25Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, và
định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một
kỳ, những kỳ và nửa kỳ”.
Phần giải nghĩa khải tượng nầy vạch rõ trong câu 23 rằng con thú thứ tư tiêu biểu
cho vương quốc thứ tư, một nước trên đất nầy, khác hẳn các vương quốc trước, sẽ ăn
nuốt cả đất, nghĩa là sẽ cầm quyền trên cả thế gian. Trong quá trình bành trướng đó, nó
sẽ giày đạp và nghiền nát các vương quốc trước. Như vậy, cách giải nghĩa nầy đã loại
trừ ý niệm rằng vương quốc thứ năm ám chỉ sự trị vì của Đức Chúa Trời trong trời mới
đất mới (Khải Huyền 21:1-22:21) hay nó chỉ là một vương quốc thuộc linh, lần lần lan
tràn khắp nơi bằng cách thuyết phục người ta, như nước Đức Chúa Trời trên đất hiện
nay. Theo ngôn ngữ đã được dùng, việc giải nghĩa mấy câu 25-27 đòi hỏi vương quốc
thứ năm phải chiến thắng vương quốc thứ tư; vương quốc thứ năm về căn bản, phải là
một vương quốc về chính trị, có quyền thống trị, mặc dầu các đặc điểm thuộc linh của
nó có là gì đi chăng nữa. Như thế, nó cũng đòi hỏi điều đó phải được ứng nghiệm trong
tương lai, theo một cách thế là trong lịch sử, chưa hề có việc giống như vậy.
Mười cái sừng của khải tượng trong câu 24 được tuyên bố là mười vua sẽ dấy lên.
Rõ ràng là họ sẽ trị vì đồng thời với nhau, vì ba trong các vua ấy bị một cái sừng nhỏ là
một vua khác đánh đổ. Vua nầy khác với mười vua tức là mười cái sừng trước đó, và sẽ
chế phục được ba trong số các vua ấy.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 217


Việc giải thích dài vô tận của các học giả phê bình, cố tìm mười vua nầy trong sử
ký của Đế quốc Hi-lạp, hay sau đó, trong Đế quốc La-mã, do sự bất đồng ý kiến với
nhau giữa họ, đã chứng minh là không thể giải thích thỏa đáng câu nầy bằng lịch sử đã
qua rồi. Nếu mười vua nầy sẽ cầm quyền vào thời kỳ cuối cùng của kỷ nguyên nầy (the
end of the age) - điều dường như cũng được mười vua trong 13:1; 17:12 hậu thuẫn cho
- thì các vua ấy phải còn ở trong tương lai. Sự kiện họ xuất hiện trong sách Khải huyền,
được viết rất lâu sau khi Đế quốc Hi-lạp bị sụp đổ, rõ ràng đã kết hợp chúng vào với Đế
quốc La-mã vào giai đoạn cuối cùng của nó.
Trong khải tượng, con thú thứ tư đã được đặc biệt nhấn mạnh thế nào, thì cũng
vậy, trong phần giải nghĩa tiên tri, cái sừng nhỏ đã được đặc biệt chú ý, xem đó là một
nhân vật nổi bật vào giai đoạn cuối cùng của thời đại nầy, và là kẻ sẽ bị diệt trừ khi nước
từ trời đến được bắt đầu. Hắn được mô tả là kẻ “sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất
Cao” và sẽ bách hại các thánh của Đấng Rất Cao. Hắn cũng sẽ nỗ lực “đổi những thời
kỳ và luật pháp” nghĩa là thay đổi ngày giờ của các nghi lễ tôn giáo, các truyền thống
tôn giáo, vốn là đặc điểm của những người thờ phượng Đức Chúa Trời. Các nhà phê
bình nối kết những việc đó với Antiochus Epiphanes. Nếu Antiochus Epiphanes có thể
là cái bóng chỉ về các hành động của cái sừng nhỏ trong Đa-ni-ên 7, thì sự ứng nghiệm
hoàn toàn sẽ phải vô cùng trầm trọng và rộng lớn hơn nhiều.
Thời gian cái sừng nhỏ được quyền trên các thánh đồ và thế gian được mô tả là
“cho đến một kỳ, những kỳ và nửa kỳ”. Thành ngữ nầy, cũng tìm thấy trong Đa-ni-ên
12:7, đã bị Montgomery đồng nhất hóa một cách sai lầm với “các kỳ dân ngoại” trong
Lu-ca 21:24. Tuy nhiên, như Montgomery vạch rõ, cách giải nghĩa thông thường và theo
truyền thống, thì thành ngữ nầy có nghĩa là ba năm rưỡi. Như Montgomery nói: “Thử
đưa ra một cách giải nghĩa chính xác, thì “kỳ” có thể giải thích là “năm” theo cách giải
nghĩa thông thường ở Đa-ni-ên 4:13 (q.v). Truyền thống và quan niệm hết sức phổ thông,
hiểu “những kỳ"(kỳ số nhiều) là “năm đôi” - từ ngữ nầy có số nhiều, nhưng bản tiếng
A-ram thiếu mất điểm chỉ số nhiều đó, nên bản Massorah có khuynh hướng bỏ luôn nó
đi. Như vậy, đúng ra thì một cộng hai, cộng một nửa, bằng ba rưỡi. Từ ngữ nầy giống y
nửa tuần-lễ-năm trong 9:27, tương đương với ba năm rưỡi”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 218


Tuy thành ngữ nầy có thể rất khó giải nghĩa nếu không có những chỗ khác trong
Kinh Thánh ( 4:25 là chỗ “kỳ” tương đương với “năm") ý nghĩa của nó dường như rất
rõ ràng là ám chỉ ba năm rưỡi trước khi Đấng Christ tái lâm sẽ đưa đến hình thức cuối
cùng của nước Đức Chúa Trời trên đất nầy. Ba năm rưỡi nhập chung lại đó được xác
nhận bởi bốn mươi hai tháng và ba năm rưỡi trong Khải Huyền 11:2 và 13:5 và 1260
ngày của Khải Huyền 11:3. Trong Đa-ni-ên 12:11, Đa-ni-ên cũng đề cập 1290 ngày và
trong Đa-ni-ên 12:12 là 1335 ngày, dường như nhập chung việc thành lập vương quốc
thứ năm với việc diệt trừ con thú. Tất cả các nhận xét trên đây có khuynh hướng hậu
thuẫn cho cách giải nghĩa rằng giai đoạn được đề cập ở đây hãy còn ở trong tương lai,
và là giai đoạn chót của lịch sử thế giới.

7.12 Đế Quốc Thứ Tư Bị Tiêu Diệt Và Nước Đời Đời Được Thiết Lập (Đa-ni-ên
7:26-28)

“26Nhưng sự xét đoán sẽ đến, và người ta sẽ cất quyền thế khỏi nó, để diệt đi và
làm cho hủy phá đi đến cuối cùng. 27Bấy giờ nước, quyền thế và sự tôn đại của muôn
nước ở dưới cả trời, sẽ được ban cho dân các thánh của Đấng Rất Cao. Nước Ngài là
nước đời đời, và hết thảy các quyền thế đều hầu việc và vâng lời Ngài. 28Vậy, lời ấy
đến đây là hết. Còn như ta, Đa-ni-ên, các ý tưởng ta khiến ta bối rối lắm. Sắc ta biến cải,
dầu vậy, ta vẫn ghi nhớ những sự đó trong lòng ta”.
Như Đa-ni-ên đã chỉ ra trước đây, bây giờ người giải nghĩa xác nhận ý nghĩa của
khải tượng khi mô tả việc phán xét con thú thứ tư và vua nó, cất đi thế lực và quyền cai
trị, và thế nào cuối cùng, nó bị diệt trừ, nghĩa là cuối cùng nó sẽ bị diệt trừ hay sẽ bị trừ
diệt đời đời. Sau khi đế quốc thứ tư bị tiêu diệt, vương quốc trở thành vật sở hữu của
“dân các thánh của Đấng Rất Cao”. Điều nầy không có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ không
cai trị, vì câu 14 đã vạch rõ rằng quyền cai trị sẽ được ban cho Con Người, nhưng cho
thấy vương quốc ấy sẽ nhằm đem lợi ích và an vui đến cho các thánh đồ, tương phản với
từng trải trước đó của họ, khi bị bách hại. Trái với các đế quốc đi trước đều kết thúc

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 219


thình lình vì bị Đức Chúa Trời đoán phạt, vương quốc cuối cùng nầy sẽ là một nước đời
đời, trong đó, mọi quyền lực và mọi người đều sẽ phục vụ và vâng lời Đức Chúa Trời.
Rồi Đa-ni-ên viết một tái bút cho lời giải nghĩa khải tượng nầy: “Vậy, lời ấy đến
đây là hết”. Và Đa-ni-ên lại mô tả thế nào các ý tưởng của ông lại làm cho ông bối rối,
diện mạo thay đổi; nhưng ông ghi khắc mọi sự trong lòng, nghĩa là chẳng thố lộ cho ai
khác biết cả. Thế là chấm dứt một trong những chương sách quan trọng của Kinh Thánh
mà giới học giả bảo thủ thừa nhận là cái nhìn toàn cảnh các biến cố tương lai, đã được
mặc khải cho Đa-ni-ên hồi thế kỷ thứ 6 TC.
Gợi ý rất sớm rằng vương quốc thứ tư là Hi-lạp - được gán cho sách Sibylline
Oracles (Book III, line 397) xuất hiện ngay trong giai đoạn Ma-ca-bê vào thế kỷ thứ hai
TC - đã được Rowley trích dẫn để làm chứng cứ cho lối giải nghĩa rất sớm rằng vương
quốc thứ tư là Hi-lạp. Rowley cũng trích dẫn một số tác giả khác hậu thuẫn cho lối giải
nghĩa con thú thứ tư là Hi-lạp trước khi trường phái phê bình hiện đại dấy lên. Tuy nhiên,
sự thật là trước khi có lối giải nghĩa phê bình hiện đại, phần lớn các quan điểm đều cho
rằng vương quốc thứ tư là La-mã. Thật ra, đã chẳng có gì trong chương 7 của sách Đa-
ni-ên để tay đổi kết luận rằng vương quốc thứ tư là La-mã, rằng tình trạng sau cùng của
nó vẫn chưa ứng nghiệm, và rằng đây là lời tiên tri chân chính về chương trình của Đức
Chúa Trời cho lịch sử nhân loại. Trong thế giới ngày nay, khi mọi người lại chăm chú
hướng về Trung Đông, và một lần nữa, dân Y-sơ-ra-ên lại hồi hương, thì các tiểu tiết
nầy lại càng khiến cho giới bác học quan tâm càng nhiều hơn, vì chúng vốn là chiếc chìa
khóa cho sự biến chuyển hiện đại của lịch sử, báo trước những gì đang nằm ở phía trước.

CHƯƠNG 8: KHẢI TƯỢNG VỀ CON CHIÊN ĐỰC VÀ CON


DÊ ĐỰC

Có hai yếu tố quan trọng đánh dấu chương 8 sách Đa-ni-ên là khởi điểm của một
đoạn sách mới. Trước hết, bắt đầu từ chương nầy, ngôn ngữ trở về với Hi-bá-lai văn thay
vì tiếng A-ram như Đa-ni-ên đã dùng từ Đa-ni-ên 2:4 đến 7:28. Thứ hai, việc thay đổi
ngôn ngữ cũng phù hợp với tư tưởng mà chương sách nầy đưa vào. Từ đây cho đến hết
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 220
sách Đa-ni-ên, lời tiên tri tuy liên hệ đến các dân ngoại, vẫn đề cập lịch sử loài người
liên hệ đến dân Y-sơ-ra-ên. Do đó, tuy nhiều nhà giải kinh chia sách nầy ra làm hai phần
(1-6 và 7-12) có nhiều lý do chính đáng để chia sách Đa-ni-ên làm ba phần (1, 2-7, 8-
12).
Khải tượng đầu tiên trong số các khải tượng chính Đa-ni-ên thấy và ghi lại trong
chương 7, là bảng tóm tắt rộng rãi các thời kỳ của dân ngoại, nhấn mạnh các biến cố gay
cấn đưa đến tột đỉnh là sự tái lâm của Đấng Christ trên đất nầy. Bắt đầu ở chương 8, khải
tượng thứ hai của Đa-ni-ên liên hệ đến đế quốc Ba-tư và Hi-lạp có liên hệ với dân Y-sơ-
ra-ên. Dưới chính quyền Ba-tư, dân Y-sơ-ra-ên đã hồi hương để xây dựng lại đất nước
và thành Giê-ru-sa-lem. Dưới thời đô hộ của Hi-lạp, đặc biệt là dưới thời Antiochus
Epiphanes, thành phố ấy và đền thờ lại bị phá hoang một lần nữa. Đa-ni-ên chương 9
trình bày lịch sử dân Y-sơ-ra-ên từ thời E-xơ-ra và Nê-hê-mi cho đến khi bắt đầu nước
từ trời xuống khi Đấng Christ tái lâm, ngay trước đó là một cơn đại nạn cho dân Y-sơ-
ra-ên. Chương 10 và 11 mặc khải các biến cố liên hệ đến các Đế quốc Ba-tư và Hi-lạp
với dân Y-sơ-ra-ên, nhấn mạnh trên việc dân Y-sơ-ra-ên bị người ngoại bang áp bức.
Đoạn chót, 11:36-12:13 đề cập ngày tận cùng của kỷ nguyên nầy (the end of the age) là
giai đoạn hồi sinh của Đế quốc La-mã và dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu. Năm chương
cuối của sách Đa-ni-ên đã được viết bằng Hi-bá-lai văn, ngôn ngữ của dân Y-sơ-ra-ên
là điều hết sức thích hợp.

8.1 Khải Tượng Tại Su-Sơ (Đa-ni-ên 8:1-2)

“1Năm thứ ba, đời vua Bên-xát-xa, có sự hiện thấy tỏ ra cho ta, là Đa-ni-ên, sau
sự hiện thấy đã tỏ ra cho ta khi trước. 2Vậy ta thấy trong sự hiện thấy; vả, khi ta thấy thì
ta ở tại cung Su-sơ, về tỉnh Ê-lam; và trong sự hiện thấy, ta thấy mình ta ở cạnh sông U-
lai”.
Theo câu 1 thì khải tượng thứ hai của Đa-ni-ên xảy ra “năm thứ ba đời vua Bên-xát-xa”,
nói khác đi, là chừng hai năm sau khải tượng của chương 7. Vì việc đã xảy ra dưới thời
trị vì của Bên-xát-xa, cho nên rõ ràng là theo thứ tự thời gian thì cả hai chương 7 và 8

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 221


đều có trước chương 5, là đêm Bên-xát-xa thiết đại tiệc. Trước khi có các phát giác khảo
cổ học xác nhận đặc tính lịch sử của Bên-xát-xa, các nhà giải kinh phê bình vẫn thường
kết luận rằng các biến cố của chương 8 đã xảy ra ngay trước chương 5. Một số các nhà
giải kinh gần đây cũng theo lối giải nghĩa đó, tuy không có căn cứ nào để làm như vậy.
Chẳng hạn như A.C.Gaebelein nói: “Đó là vào năm bữa tiệc phạm thượng được tổ chức
và Ba-by-lôn thất thủ. Bấy giờ, Đức Chúa Trời đưa người tôi tớ trung tín của Ngài riêng
ra và mặc khải cho những điều mới liên hệ đến tương lai”. E.Young cũng quyết đoán vô
bằng cớ cùng một thứ tự thời gian như thế, rằng: “Dầu sao thì khải tượng nầy cũng xảy
ra chẳng bao lâu trước các biến cố của đêm tai họa của chương 5”. Zocler cũng xếp
chương nầy “ngay trước ngày tàn của vua ấy (Bên-xát-xa)”.
Căn cứ vào “Biên niên sử Ba-by-lôn” (The Babylonian Chronicle), ngày nay
người ta biết rằng Nabonidus đã bắt đầu trị vì năm 556 TC, và dường như Bên-xát-xa
trở thành nhiếp chính đồng trị ba năm sau đó, tức là năm 553 TC, khi Nabonidus đến trú
sở tại Teima như chương 5 đã vạch ra. Trước đó, Bên-xát-xa từng đảm nhận nhiều trách
vụ khác của nhà vua, bắt đầu từ năm 560 TC. Cho nên, nếu khải tượng của chương 7
xảy ra năm 553 TC, thì khải tượng của chương 8 xảy ra năm 551 TC, hay là mười hai
năm trước bữa tiệc của Bên-xát-xa trong chương 5. Do đó, không có hậu thuẫn để xếp
chương 8 sách Đa-ni-ên gần với ngày Ba-by-lôn thất thủ như thứ tự thời gian mà người
ta vẫn chủ trương trước khi Biên Niên Sử Ba-by-lôn được phát giác. A.L.Oppenheim
vạch rõ rằng Bên-xát-xa được chính thức thừa nhận là nhiếp chính cùng trị vì (với
Nabonidus) và đồng thời cũng là hoàng tử sẽ nối ngôi. Ông trích dẫn hai tài liệu pháp lý
được định niên đại là nhằm hai năm thứ 12 và 13 đời Nabonidus, là vua, và Bel-shar-
usur, một tên được viết khác đi của Bên-xát-xa, là hoàng tử sắp được nối ngôi, vốn là
hai tài liệu bằng văn chương tiết hình tự không gì có thể so sánh được. Việc nầy xác
nhận khiến không còn ai thắc mắc gì được, cả hai vấn đề Bên-xát-xa vốn là nhiếp chính
cùng trị vì, và việc định niên đại cho khải tượng nầy trước năm 539 TC, là ngày Bên-
xát-xa băng, và chỉ ra rất có thể rằng năm 551 TC chính là niên đại của năm thấy khải
tượng, là năm thứ sáu đời trị vì của Nabonidus, đồng thời là năm thứ ba đời Bên-xát-xa.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 222


Về đặc tính, khải tượng trong chương 8 có phần nào khác với khải tượng ở chương
7, vì dường như nó không xuất hiện trong một chiêm bao hay một khải tượng ban đêm.
Như Young nói rất đúng: “Khải tượng nầy không phải là một giấc mơ như khải tượng ở
chương 7” Keil cũng nói tương tự: “Nhưng không phải trong một chiêm bao như trước
đây, mà đang khi ông còn thức”. Đa-ni-ên đã cẩn thận phân biệt đặc tính của khải tượng,
và cả thời gian thấy nó nữa, bằng cách thêm rằng “sau sự hiện thấy đã tỏ ra cho ta khi
trước” tức là khải tượng của chương 7.
Tuy điểm nầy đã rất rõ ràng, các nhà giải kinh lại có nhiều ý kiến rất khác nhau,
là chẳng hay bấy giờ Đa-ni-ên đang ở tại cung điện Su-sơ trong tỉnh Ê-lam bên bờ sông
U-lai (như c.2 cho thấy) hay trong khải tượng, ông được đưa đi và lúc ấy ông đang thật
sự có mặt tại Ba-by-lôn. Su-sơ cổ đại vốn nằm khoảng 150 dặm về phía Bắc đầu vịnh
Ba-tư ngày nay, giữa con đường từ Echatana đến Persepolio và về sau, trở thành một
trong những trú sở chính yếu của các vua Ba-tư. Theo Josephus thì bấy giờ, Đa-ni-ên
đang thật sự ở Ê-lam, Keil ghi nhận rằng Bertholdt và Rosenmuller giải thích là Đa-ni-
ên đang thật sự ở Su-sơ. Ông cũng lưu ý rằng Bertholdt đã dùng điều nầy để làm nòng
cốt cho một lời tố cáo chống lại sự sai lầm của nhân vật mạo danh Đa-ni-ên.
Đa số các nhà giải kinh, dầu tự do hay bảo thủ, thì hiểu là Đa-ni-ên chương 8 dạy
rằng bấy giờ Đa-ni-ên đang thật sự ở tại Ba-by-lôn, và chỉ trong khải tượng, ông mới
được đưa đến Su-sơ. Montgomery trích dẫn nhiều công trình nghiên cứu có tính cách áp
đảo ở điểm nầy, rằng Đa-ni-ên chỉ có mặt ở đấy trong khải tượng, điều vốn được các bản
dịch tiếng Sy-ri và bản Vulgate hậu thuẫn, cũng được Calvin và nhiều tác giả cận đại
chủ trương nữa. Người ta cũng đoán chừng rằng Ê-xê-chi-ên vốn được đưa đi đây đi đó
khi thấy khải tượng (Ê-xê-chi-ên 8:3; 40:1 và tt)
Vấn đề phải chăng lúc đó Ba-by-lôn đang cai trị Su-sơ đã được tranh luận khá
nhiều, nhưng đó là chuyện ngoài đề; dầu sao trong khải tượng, Đa-ni-ên được đưa đi
trước vào một tương lai có tính cách tiên tri của các Đế quốc Ba-tư và Hi-lạp.
Rất có thể rằng lúc ấy Ba-by-lôn không hề cai trị trên thành phố hay khu vực ấy,
và có lẽ vì thế mà Đa-ni-ên đã vô cùng kinh ngạc khi ông thấy trong khải tượng là mình
đang ở tại đó, chứ không phải là tại Ba-by-lôn. Từ ngữ “cung Su-sơ” tái xuất hiện trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 223


nhiều đoạn sử ký đề cập Đế quốc Ba-tư (Nê-hê-mi 1:1; Ê-xơ-tê 1:2, 5 2:3, 5). “Cung”
có lẽ ngụ ý chỉ nơi ở của vua, vốn có hình thức của một lâu đài kiên cố hay một thành
trì, hơn là một công trình xây cất nguy nga tráng lệ. Tuy nhiên, vào thời của Đế quốc
Ba-tư, thì Su-sơ mới được dự đính để trở thành đế đô, chứ không phải là Ba-by-lôn.
Chúng ta không biết được khải tượng nầy đã được ban cho Đa-ni-ên lúc nào, tuy từ rất
xa xưa, Su-sơ vốn được dùng làm kinh đô cho xứ Ê-lam; và các học giả bảo thủ nhận
thấy trong câu đề cập Su-sơ nầy có chứng cứ cho một lời tiên báo thật sự có tính cách
tiên tri.
Đa-ni-ên nhận thấy cần phải đặc biệt xác định vị trí của thành phố nầy, điều mà
một Đa-ni-ên mạo danh ở thế kỷ thứ 2 TC sẽ chẳng cần gì phải làm. Một vài nhà phê
bình đã cố gắng chứng minh là Đa-ni-ên đã sai lầm, vì rất có thể là lúc ấy, Ê-lam không
phải là một tỉnh của Ba-by-lôn; tuy nhiên, Đa-ni-ên đã không hề nói thẳng ra điều đó.
Đa-ni-ên cũng bảo rằng bấy giờ, ông đang ở cạnh “sông U-lai”. Về con sông ở gần Su-
sơ cổ đại nầy, Montgomery nói: “Đúng hơn thì nên đồng nhất hóa sông U-lai nầy với
một con kênh đào, nối liền hai con sông Choastes và Coprates lại với nhau và chạy sát
cạnh Su-sơ”.
Tắt một lời, thì Đa-ni-ên thấy trong khải tượng là mình được đưa đến một thị trấn
rất ít người biết đên lúc ấy và không ai đoán trước được là sau nầy sẽ nổi danh, nhưng
nó vốn đã được định trước là sẽ trở thành đế đô quan trọng của Ba-tư, chỗ ở của Ê-xơ-
tê, và là thành phố mà Nê-hê-mi sẽ rời khỏi để trở về Giê-ru-sa-lem. Bắt đầu từ 1884, di
chỉ Su-sơ cổ, bấy giờ vốn là một gò đất mênh mông, đã được thám sát và khám phá ra
nhiều kho tàng khảo cổ học. Bộ luật của Hammurabi đã được tìm thấy tại đó năm 1901.
Cung điện lừng danh từng được Đa-ni-ên, Ê-xơ-tê và Nê-hê-mi đề cập vốn được Darius
I bắt đầu xây cất và được các vua về sau mở rộng thêm. Ngày nay, người ta có thể nhìn
thấy các tàn tích nguy nga tráng lệ của nó gần ngôi làng hiện đại có tên gọi là Shush.
Khung cảnh bất thường đã được Đa-ni-ên mô tả chi tiết trong mấy câu mở đầu chương
8 sách ấy, hiện nay đã trở thành một giai đoạn trong đó một vở đại bi kịch đã được tả vẽ
theo lối biểu tượng, mô tả các cuộc chinh phạt của hai đế quốc thứ hai và thứ ba.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 224


8.2 Con Chiên Đực Có Hai Sừng (Đa-ni-ên 8:3-4)

“3Ta ngước mắt lên và thấy, nầy, có một con chiên đực đứng gần sông, có hai cái
sừng; hai sừng nó cao, nhưng một cái thì cao hơn cái kia, và cái cao hơn thì mọc lên sau.
4Bấy giờ ta thấy con chiên đực ấy húc sừng mình vào phía tây, phía bắc và phía nam.
Không có thú vật nào chống cự cùng nó được, và chẳng ai có thể cứu được khỏi tay nó.
Nó muốn làm chi tùy ý, và nó càng lớn lên”.
Trong khải tượng, Đa-ni-ên thấy một con chiên đực có hai sừng không đều nhau,
cái nầy cao hơn cái kia, và cái cao hơn thì mọc sau trên đầu con chiên đực. Đa-ni-ên
chăm chú theo dõi, thì thấy con chiên đực húc sừng về phía Tây, phía Bắc và phía Nam.
Không có một người nào hay một con thú nào đứng vững trước mặt con chiên đực, hoặc
thoát khỏi thế lực của nó. Theo lời tóm tắt của Đa-ni-ên, thì con chiên đực muốn làm gì
tùy ý, và nó trở thành “vĩ đại”.
Lời giải nghĩa được đưa ra trong 8:20 là con dê đực đó là vương quốc Mê-đô Ba-
tư, hai sừng nó tiêu biểu cho hai vua lớn, Sự kiện con chiên đực tiêu biểu cho hai đế
quốc Mê-đi và Ba-tư trong tình trạng kết hợp nhau lại chứ không phải tách rời nhau ra,
là một bằng cớ quan trọng khác nữa chứng minh rằng các nhà phê bình đã sai lầm. Căn
cứ trên câu đề cập Đa-ri-út người Mê-đi, các nhà phê bình cố gắng chứng minh rằng Đa-
ni-ên đã sai lầm khi nói về hai vương quốc, trước là Mê-đi và sau đó là Ba-tư. Dĩ nhiên
là nói như vậy là phản lại sử ký; nhưng các nhà phê bình lại cố dùng nó để chứng minh
rằng Đa-ni-ên đã sai lầm. Tuy nhiên, các nhà phê bình đã gán cho Đa-ni-ên điều mà ông
không hề nói, và vấn đề vốn xuất phát từ lối giải nghĩa sai lầm của chính họ. Như Young
nói: “Cả ở đây cũng như bất cứ chỗ nào khác, Đa-ni-ên không hề quan niệm là có một
vương quốc Mê-đi độc lập”. Về phương diện sử ký, chính hai vương quốc Mê-đi và Ba-
tư kết hợp lại mới là nhà vô địch không ai chống lại nổi qua gần hai thế kỷ, cho đến khi
A-lịch-sơn đại đế xuất hiện trên sân khấu.
Cách vẽ ra hai cái sừng tiêu biểu cho hai góc cạnh lớn của Đế quốc Mê-đô Ba-tư,
tức là của người Mê-đi và người Ba-tư, là vô cùng chính xác, vì người Ba-tư đã đến sau,
được hình dung bằng cái sừng cao hơn, và cũng nổi bật hẳn lên và hùng cường hơn. Các

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 225


phương hướng tiêu biểu cho các cuộc chinh phạt của con dê đực bao gồm mọi hướng,
trừ phía Đông. Tuy Ba-tư có mở rộng sang hướng Đông, hướng tiến chính yếu của nó là
về phía Tây, Bắc và Nam. Chính tính cách chính xác của bức tranh, chứ không phải một
sự sửa đổi thiếu chính xác nào khác, đã gây bối rối cho các nhà phê bình không muốn
thừa nhận một ông Đa-ni-ên của thế kỷ thứ 6 TC đã viết ra một lời tiên tri chân chính,
có thật.
Về việc dùng con chiên đực tiêu biểu cho đại đế quốc nầy, Keil nhận xét: “Trong
sách Bundehesch, vị thần hộ mệnh cho vương quốc Ba-tư xuất hiện dưới hình dạng một
con dê đực, có các chân sạch sẽ và các sừng bén nhọn, và... vua Ba-tư, khi cầm đầu đạo
quân của mình thì đội cái đầu chiên đực thay cho chiếc mão miện”. Keil vạch rõ những
câu đề cập các con thú ở đây “chỉ bóng về các vương quốc và các dân các nước”.
Chẳng những cả con chiên đực lẫn con dê đực được Cựu Ước đề cập đều là biểu
tượng cho quyền lực, mà Cumont còn lưu ý rằng các xứ khác nhau đó còn được gán cho
các dấu hiệu theo cung hoàng đạo, theo khoa địa lý chiêm tinh học. Theo quan điểm nầy,
thì Ba-tư được cho là thuộc về cung Dương-cưu, con chiên đực, và Hi-lạp thì cùng với
Sy-ri, vùng lãnh thổ chính của triều đại Seleucid, chia nhau cung Nam-dương, con dê
đực. Từ ngữ Capricorn (Nam dương) do chữ La-tinh aper, con dê, và cornu, cái sừng,
mà ra. Nhập chung lại, như Driver nhấn mạnh: “Câu nầy mô tả những cuộc tiến quân
không gì ngăn chặn nổi của các đạo quân Ba-tư, nhất là về hướng xứ Palestine. Tiểu Á
châu, Ai-cập, đặc biệt ngụ ý ám chỉ các cuộc chinh phạt của Si-ru và Cambyses".

8.3 Con Dê Đực Đến Từ Phía Tây (Đa-ni-ên 8:5-7)

“5Khi ta nhìn xem sự đó, nầy, một con dê đực đến từ phía tây, đi khắp trên mặt
đất mà không đụng đến đất; con dê đó có cái sừng mọc rõ ra giữa hai con mắt nó. 6Nó
đến tận chỗ con chiên đực có hai sừng, mà ta đã thấy đứng gần sông; nó hết sức giận
chạy đến nghịch cùng chiên đực ấy. 7Ta thấy nó đến gần con chiên đực, nổi giận húc
nó, làm gãy hai cái sừng; con chiên đực không có sức nào chống lại; con dê vật nó xuống
đất, giày đạp lên trên, và chẳng ai có thể cứu con chiên đực khỏi tay nó được”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 226


Các nhà giải nghĩa Đa-ni-ên chương 8 nói chung đều đồng ý rằng con dê đực tiêu
biểu cho vua Hi-lạp và đặc biệt hơn nữa là cái sừng lớn duy nhất ở giữa hai mắt nó, cũng
như đã được vạch rõ trong 8:21, là “vua đầu nhất” tức là A-lịch-sơn đại đế. Mọi sự kiện
về con dê đực nầy và các hoạt động của nó đều báo trước rõ ràng vai trò năng động của
A-lịch-sơn. Cũng như A-lịch-sơn, con dê đực “đến từ phía Tây, đi khắp trên mặt đất”
nghĩa là cuộc chinh phạt của vua ấy, bắt đầu từ phía Tây tại Hi-lạp, đã chuyển sang
hướng Đông để bao trùm toàn lãnh thổ. Ngụ ý trong khải tượng nhấn mạnh rằng con dê
đực “không đụng đến đất” gây ấn tượng về một tốc độ phi thường, vốn là đặc điểm của
những cuộc chinh phạt của A-lịch-sơn. Cái sừng bất thường, chỉ duy nhất có một cái
thay vì hai theo thường tình, chỉ bóng về quyền lãnh đạo do chỉ một mình A-lịch-sơn mà
thôi.
Đang khi Đa-ni-ên chăm chú theo dõi, thì con dê đực tấn công con chiên đực.
Con chiên đực chỉ là con chiên đã được nhận diện trước đó, là đang đứng gần sông. Có
một nét bất thường trong cuộc tấn công của con dê đực, là nó được thực hiện vì “nổi
giận hết sức”. Người ta cảm thấy có sự xúc động mạnh căn cứ trên bối cảnh lịch sử theo
đó người Ba-tư đã tấn công người Hi-lạp trong phần lịch sử trước đó. Bây giờ, đã đến
lúc cho người Hi-lạp phục thù Ba-tư. Do đó, “nó hết sức giận chạy đến nghịch cùng
chiên đực ấy”, và “húc con chiên đực, làm gãy hai cái sừng”. Điều nầy chỉ bóng về sự
tan rã các Đế quốc Mê-đô Ba-tư, mà kết quả là con chiên đực không có sức nào chống
lại con dê đực. Cuộc chiến được kết thúc bằng việc con dê vật con chiên xuống đất và
giày đạp lên trên.
Dĩ nhiên là mọi điều đó đều ứng nghiệm một cách bi thảm trong lịch sử. Trước
hết, các lực lượng của A-lịch-sơn đụng đầu và đánh bại người Ba-tư tại sông Granicus
ở Tiểu Á châu tháng 5 dl năm 334 TC, khởi đầu cho việc chinh phục toàn thể Đế quốc
Ba-tư. Một năm rưỡi sau, trận đánh xảy ra tại Issus (tháng 11 dl năm 333 TC) gần điểm
của Đông Bắc Địa Trung Hải. Lực lượng Ba-tư cuối cùng bị đập tan tại Gaugamela, gần
Ni-ni-ve, tháng 10 dl năm 331 TC.
Đã không hề có mâu thuẫn nhau giữa sử ký, ghi lại một loạt nhiều trận đánh, với
phần hình dung trong sách Đa-ni-ên rằng chỉ bị húc có một cái, là đế quốc Ba-tư sụp đổ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 227


ngay. Rõ ràng là Đa-ni-ên chỉ mô tả phần kết quả chứ không đề cập các chi tiết. Đa số
các nhà giải kinh đều nhìn nhận rằng căn cứ vào sự việc đã xảy ra, thì lời tiên tri nầy rất
chính xác. Ở đây, một lần nữa, đã có sự trùng hợp giữa lời tiên tri với lịch sử. Sau đó,
chính xác đến nỗi các nhà phê bình tự do phải nỗ lực biến nó thành sử ký chứ không
phải là lời tiên tri.
Quan điểm của Đức Chúa Trời đối với Hi-lạp vốn ít lời khen ngợi hơn các sử gia
ngoài đời. Chẳng hạn như Tarn đã ca tụng A-lịch-sơn như sau: “Vua ấy (A-lịch-sơn) là
một trong những lực lượng hùng hậu tối cao của lịch sử. Vua ấy cất thế giới văn minh
nầy lên khỏi một con đường mòn, để đặt nó vào một con đường khác; vua ấy bắt đầu
một thời kỳ mới, chẳng có gì còn có thể giống như trước nữa... Phân biệt chủ nghĩa bị
thay thế bằng ý niệm về thế giới có người ở, thế giới là vật sở hữu của loài người văn
minh... Văn hóa Hi-lạp từ trước cho đến lúc ấy thật ra được dành riêng cho người Hi-
lạp, bây giờ lan tràn khắp thế giới; và vì lợi ích cho cư dân nó, thay vì nhiều thổ ngữ Hi-
lạp, một hình thức tiếng Hi-lạp gọi là koine hay 'tiếng phổ thông' được phát triển”.
Porteous chú thích lời ca ngợi của Tarn: “Đã không hề có chút gì trong mọi điều đó xuất
hiện trong sách Đa-ni-en". Quan điểm của Đức Chúa Trời vốn khác hẳn quan điểm của
loài người.

8.4 Cái Sừng Lớn Bị Gãy (Đa-ni-ên 8:8)

“8Con dê đực làm mình nên lớn lắm; nhưng khi nó đã mạnh, thì cái sừng lờn của
nó gãy đi, và ở chỗ đó, có bốn cái sừng mọc rõ ra hướng về bốn gió trên trời”.
Đang khi Đa-ni-ên thấy trong khải tượng là con dê đực đang thắng thế, thì một diễn biến
bất ngờ xảy ra. Cái sừng lớn giữa hai mắt con dê đực bị gãy đúng lúc nó đạt tới tột đỉnh
sức lực của nó. Từ chỗ đó mọc lên bốn cái sừng được mô tả là “rẽ ra hướng về bốn gió
trên trời”. Các nhà giải kinh, cả bảo thủ lẫn tự do đều giải thích câu nầy ám chỉ cái chết
“bất đắc kỳ tử” của A-lịch-sơn, và việc vương quốc của vua ấy bị chia thành bốn phần
lớn. A-lịch-sơn, sau khi đã chinh phục được phần lớn của thế giới nhiều hơn bất kỳ một
vua nào khác trước mình, đã không thể chinh phục chính bản thân. Vua ấy đã phung phí

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 228


cuộc đời, một phần cho sự căng thẳng quá sức, một phần do tánh nóng nảy ngông cuồng.
A-lịch-sơn băng hà trong một tiệc nhậu trác táng tại Ba-by-lôn, lúc chưa được 33 tuổi.
Cái chết của nhà vua để lại cho cuộc chinh phạt vĩ đại chưa xong bị thiếu mất người lãnh
đạo, và phải đến 20 năm sau, vương quốc của vua ấy mới được phân chia xong xuôi.
Tuy nhiên, tất cả các nhà giải kinh đều thừa nhận rằng bốn cái sừng tiêu biểu cho
bốn vương quốc dấy lên như sau: (1) Cassander giành quyền cai trị xứ Ma-xê-đoan và
Hi-lạp, (2) Lysimacus nắm quyền kiểm soát xứ Thrace, Bi-thi-ni, và phần lớn Tiểu Á
châu; (3) Seleucus chiếm Sy-ri và các xứ về phía Đông, gồm luôn Ba-by-lôn; (4) Ptolemy
thiết lập quyền cai trị trên Ai-cập và có thể là cả xứ Palestine và Arabia Petraea nữa. Một
nhân vật thứ năm là Antigonus cũng muốn tranh giành thế lực chính trị, nhưng đã bị
đánh bại ngay. Như vậy, với tính cách chính xác hết sức rõ rệt, trong khải tượng tiên tri
của mình, Đa-ni-ên đã báo trước rằng đế quốc của A-lịch-sơn sẽ bị chia làm bốn, chứ
không phải chia làm ba hay năm phần.

8.5 Cái Sừng Nhỏ Mọc Vượt Lên (Đa-ni-ên 8:9, 10)

“9Bởi một trong các sừng, có mọc ra một cái sừng nhỏ, lớn lên rất mạnh, về
phương nam, phương đông, lại hướng về đất vinh hiển. 10Nó lớn lên đến cơ binh trên
trời; làm cho đổ xuống đất một phần cơ binh và một phần trong các ngôi sao, rồi nó giày
đạp lên”.
Trong khi tương đối ít có bất đồng ý kiến về lai lịch của con chiên đực và con dê
đực, trong thực tế, mọi ý kiến trái ngược nhau đều tập trung vào ý nghĩa của cái sừng
nhỏ được mô tả trong câu 9&10. Theo ký thuật của Đa-ni-ên, thì cái sừng nhỏ mọc lên
từ một trong bốn cái sừng đã được đề cập trong câu 8. Cái sừng ấy thoạt đầu thì nhỏ,
nhưng lại “lớn lên rất mạnh” về ba hướng: hướng Nam, hướng Đông và hướng về đất
vinh hiển. Ngụ ý của câu nầy, là điểm được đề cập là Sy-ri, thì “hướng Nam” là Ai-cập,
“hướng Đông” là Mê-đô Ba-tư cổ, hay xứ Ạt-mê-ni, và “đất vinh hiển” hay “đất vui
thích” ám chỉ xứ Palestine hay Ca-na-an, nằm giữa Sy-ri và Ai-cập. Nguyên văn từ ngữ
“vui thích” hay ngày nay gọi là “tươi đẹp” được ghép với từ ngữ “đất” của Đa-ni-ên 11

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 229


( 11:16, 41, 45 Giê-rê-mi 3:19; Ê-xê-chi-ên 20:6, 15 Ma-la-chi 3:12). Đúng ra thì ý
nghĩa ở đây có lẽ là Giê-ru-sa-lem nói riêng, chứ không phải là nói chung toàn xứ.
Dĩ nhiên là những cuộc chinh phạt nầy đã được sử ký xứ Sy-ri xác nhận, nhất là
dưới thời Antiochus Epiphanes, nhà vua thứ tám của triều đại Sy-ri, trị vì từ 175-164 TC
(IMacabê 1:10, 6:16). Lúc sinh thời, vua ấy đã thực hiện nhiều cuộc viễn chinh quân sự
liên hệ đến tất cả các khu vực đó. Montgomery nhận xét rằng thành ngữ “hướng về đất
vinh hiển” làm sai lạc đi, vì là “phi lý nếu đem đặt vào địa bàn, mà theo đó thì sách ấy
hết sức chính xác”. Tuy nhiên, người ta không thể nào biện minh được cho việc xóa bỏ
thành ngữ ấy trong sách, vì theo quan điểm của Đa-ni-ên trong cả đoạn sách ấy, thì vấn
đề quan trọng là các thời kỳ của người ngoại bang vốn có liên hệ với dân Y-sơ-ra-ên như
thế nào. Dĩ nhiên là xứ Y-sơ-ra-ên vốn đã trở thành bãi chiến trường giữa Sy-ri và Ai-
cập, và là bối cảnh của một vài hành động phạm thượng có ý nghĩa nhất của Antiochus
Epiphanes chống lại Đức Chúa Trời. Theo sách IMacabê 1:20 nhuận chánh, thì trước
hết Antiochus xâm lăng Ai-cập và sau đó là Giê-ru-sa-lem: “sau khi đánh bại Ai-cập,
Antiochus Epiphanes quay trở lại vào năm 143. Vua ấy trở lên chống lại Y-sơ-ra-ên và
kéo một lực lượng rất mạnh đến Giê-ru-sa-lem.
Kết quả của những cuộc chinh phạt quân sự nầy, là cái sừng nhỏ tức Antiochus
Epiphanes, được cho biết là lớn lên “đến các cơ binh trên trời”. Vua ấy được tả vẽ là làm
cho đổ xuống đất một phần cơ binh và một phần trong các ngôi sao, rồi giày đạp lên.
Lời tiên tri khó hiểu nầy đã làm nẩy sinh nhiều cuộc tranh luận kỹ thuật, trong đó phần
tranh luận của Montgomery đã choán mất nhiều trang giấy. Nếu cách giải nghĩa theo
thần thoại như đồng nhất hóa các ngôi sao với các thần ngoại đạo hay bảy hành tinh bị
loại trừ và câu nầy được xem là lời tiên tri chân chánh, thì rất có thể cách giải nghĩa tốt
nhất là lời tiên tri nầy liên hệ đến việc bách hại và tận diệt dân sự của Đức Chúa Trời
với lời thách thức cả đối với các đạo quân thiên sứ vốn là thiên thần hộ mệnh của họ, kể
cả quyền phép của chính Đức Chúa Trời nữa. Như Leupold nói: “Các ngôi sao chỉ về
dân thánh của Đức Chúa Trời thì không phải lạ lùng gì, khi ta xem lời đã được phán với
Áp-ra-ham liên hệ đến việc gia tăng dân sự của Đức Chúa Trời về số lượng, là bối cảnh
(Sáng Thế Ký 15:5; 22:17). Thêm vào đó còn có Đa-ni-ên 12:3, khi vinh quang giống

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 230


như của Ngài sao được chủ trương là dành cho những ai “đưa được nhiều người vào sự
công bình”. Xin cũng đối chiếu với Ma-thi-ơ 13:43. Nếu thế gian gọi những người nam,
người nữ vượt trội trong các lãnh vực hoạt động của loài người là các ngôi sao, thì tại
sao một câu tương tự như câu nầy lại không thích hợp càng hơn để ám chỉ dân sự của
Đức Chúa Trời?”. Leupold cho rằng các đạo quân và các ngôi sao có dụng ý thêm ý
nghĩa cho nhau, nghĩa là “các đạo quân tức là các ngôi sao”. Việc Antiochus nói phạm
đến Đức Chúa Trời và quyền bính thiên thượng cũng như bách hại dân Y-sơ-ra-ên là
dân sự của Đức Chúa Trời thì sử ký đã ghi lại rõ ràng. Ngay đến Driver cũng phải nói:
“Các ngôi sao nhằm biểu tượng cho số người Y-sơ-ra-ên trung tín; Enoch 46:7”.

8.6 Sự Phá Hoang Nơi Thánh (Đa-ni-ên 8:11-14)

“11Nó làm mình nên lớn cho đến tướng cơ binh; nó cất của lễ hằng dâng khỏi
Ngài, và nơi thánh của Ngài bị quăng xuống. 12Vì cớ tội lỗi thì cơ binh được phó cho
nó, luôn với của lễ thiêu hằng dâng; và nó ném bỏ lẽ thật xuống đất, nó làm theo ý mình
và được thạnh vượng. 13Bấy giờ ta nghe một đấng thánh đương nói, và một đấng thánh
khác nói cùng đấng đương nói, rằng: Sự hiện thấy nầy về của lễ thiêu hằng dâng và về
tội ác sanh ra sự hủy diệt, đặng phó nơi thánh cùng cơ binh để bị giày đạp dưới chân, sẽ
còn có cho đến chừng nào? 14Người trả lời cùng ta rằng: Cho đến hai ngàn ba trăm buổi
chiều và buổi mai; sau đó nơi thánh sẽ được thanh sạch”.
Cho đến 8:11 thì chẳng có gì khó khăn để tìm ra việc khải tượng đã ứng nghiệm
với lịch sử của các giai đoạn Mê-đô Ba-tư, A-lịch-sơn đại đế và sau A-lịch-sơn. Tuy
nhiên, bắt đầu ở câu 11, các nhà giải kinh có ý kiến rất khác nhau về việc chẳng hay ý
chính trong khúc sách nầy vốn ngụ ý ám chỉ Antiochus Epiphanes và được ứng nghiệm
trọn vẹn vào sinh thời của vua ấy, hay khúc sách nầy đề cập trước nhất hoặc sau đó, còn
ám chỉ ngày tận cùng của kỷ nguyên nầy, tức là giai đoạn có cơn đại nạn đến ngay trước
khi Đức Chúa Giê-xu Christ tái lâm. Cách giải nghĩa khác nhau xa đến nỗi khiến người
nghiên cứu sách Đa-ni-ên phải bối rối. Như Montgomery vạch rõ, hai câu 11 và 12 là
”...đoạn sách ngắn khó nhất trong sách nầy”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 231


Nếu có thể đơn giản hóa các quan điểm, thì chúng được chia làm ba loại: Thứ
nhất, quan điểm phê bình cho rằng sách Đa-ni-ên là một sách giả mạo của thế kỷ thứ hai
do một tác giả mạo danh Đa-ni-ên viết, và xem sách tiên tri nầy chỉ là sử ký được viết
lại sau khi sự kiện đã xảy ra và đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi Antiochus Epiphanes. Dĩ
nhiên là quan điểm nầy đã bị đa số các học giả bảo thủ bác bỏ. Thứ hai, là quan điểm
cho rằng đây là sách tiên tri chân chính của thế kỷ thứ 6 TC, nhưng đã ứng nghiệm trọn
vẹn trong lịch sử nơi Antiochus Epiphanes. Edward J.Young hậu thuẫn mạnh mẽ cho
cách giải nghĩa nầy và nói chung là làm người phát ngôn cho nhiều người theo chủ
trương phi thiên-hi-niên vốn là những nhà giải kinh bảo thủ. Thứ ba, là quan điểm cho
rằng sách tiên tri nầy là lời tiên báo chân chính đã ứng nghiệm trong lịch sử vào thế kỷ
thứ 2 TC, nhưng còn có nghĩa hình bóng và báo trước cuộc tranh chấp cuối cùng giữa
Đức Chúa Trời và các nhà cầm quyền (vua) ngoại bang vào thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên bị
bách hại ngay trước khi Đấng Christ tái lâm. Quan điểm thứ ba nhiều khi pha lẫn các
cách giải nghĩa tiên tri và hình bóng, hay cố gắng tìm ra sự ứng nghiệm hai lần theo
nghĩa đen của cả hai phương diện vừa kể của lời tiên tri nầy. Quyết định tối hậu phải
được căn cứ không chỉ đơn giản vào các câu từ 11 đến 14, mà còn vào cách giải nghĩa
lời tiên tri trong các câu 20-26 nữa.
Theo câu 11, cái sừng nhỏ, ứng nghiệm trong lịch sử nơi Antiochus Epiphanes,
đã tự xưng mình là “tướng của cơ binh”. Câu nầy có nghĩa là vua ấy tự cao đến độ tự
xưng là Đức Chúa Trời, như chính tên Epiphanes ám chỉ sự vinh hiển như chỉ một mình
Đức Chúa Trời mới có mà thôi. Những lời khoa trương của vua ấy cũng giống như sự
khoe khoang của cái sừng nhỏ trong 7:8, 20. Tuy nhiên rõ ràng là Antiochus cũng nói ra
những lời phạm thượng chống lại chính Đức Chúa Trời, và như thế là đã tự tôn mình lên
để chống lại Đức Chúa Trời cũng như chiếm đoạt sự vinh hiển tôn trọng chỉ thuộc về
Ngài mà thôi.
Để minh họa đặc biệt cho thái độ tự tôn đó, sách chép rằng vua ấy cất của lễ hằng
dâng và làm ô uế nơi thánh. Câu nầy hàm ý rằng Antiochus ngăn chặn việc dâng các của
lễ vào mỗi buổi sáng và chiều, cất khỏi Đức Chúa Trời điều vốn là dấu hiệu hằng ngày
của sự thờ phượng Đức Chúa Trời do dân Y-sơ-ra-ên dâng lên. Từ ngữ “của lễ thiêu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 232


hằng dâng” vốn do chữ Hi-bá-lai tamid có nghĩa là “thường hằng”, “bất biến” ứng dụng
cho các của lễ dâng lên mỗi ngày ( Xuất Ê-díp-tô Ký 29:38 và tt Dân Số Ký 28:3 và tt).
Như vậy, Young nhận xét là điều đó không thể chỉ giới hạn nơi các của lễ dâng lên buổi
sáng và buổi chiều, mà gồm luôn mọi của lễ thường được dâng lên khi có sự thờ phượng
trong đền thờ.
Việc nầy được vạch rõ trong I.Macabê 1:44-49, đề cập một lịnh của Antiochus
truyền phải từ bỏ sự thờ phượng theo luật pháp Môi-se: “Và nhà vua sai sứ giả đem các
sắc lịnh đến Giê-ru-sa-lem và các thành phố của xứ Giu-đa, truyền dạy họ phải noi theo
các tập tục xa lạ đối với xứ ấy, cấm dâng các của lễ thiêu, của lễ và lễ quán trong nơi
thánh, phàm tục hóa ngày sa-bát và các ngày lễ, làm ô uế nơi thánh và các thầy tế lễ, xây
nhiều bàn thờ và các miếu hình tượng tại các hành lang thánh, dâng heo và các thú vật ô
uế, và để mặc các con trai họ mà không làm phép cắt bì cho. Họ phải tự biến mình thành
ghê tởm bằng tất cả những gì là ô uế và phàm tục, để có thể quên đi luật pháp và thay
đổi mọi qui tắc lễ nghi. Và hễ ai bất tuân lịnh vua, thì phải chết”.
Tuy không cần thiết phải hiểu thành ngữ “nơi thánh của Ngài bị quăng xuống”
có nghĩa là chính đền thờ bị Antiochus phá hủy, điều thú vị trong IMacabê 4:42 và tiếp
theo là chép rằng liên hệ với việc tẩy sạch đền thờ, họ đã thật sự triệt hạ bàn thờ và dựng
lên một bàn thờ mới: “Họ cũng dựng lại nơi thánh và phần bên trong đền thờ, và cung
hiến các hành lang” (IMacabê 4:48). Như Young giải nghĩa: “Dường như Antiochus đã
không thật sự phá tan đền thờ, tuy cuối cùng vua ấy đã làm ô uế nó đến độ khó còn có
thể sử dụng được nữa”.
Rõ ràng là việc ngăn chặn các của lễ thiêu hằng dâng do Antiochus, song hành
với điều được báo trước trong Đa-ni-ên 9:27, sẽ xảy ra ba năm rưỡi trước ngày Đấng
Christ tái lâm, đã đưa một số các nhà giải kinh đến chỗ nhận thấy là ở đây có đề cập rõ
ràng đến kỳ cuối cùng của kỷ nguyên nầy, chứ không phải chỉ đề cập thời kỳ của
Antiochus mà thôi. Tuy nhiên, theo phạm vi của lời tiên tri nầy, nó vẫn chưa ứng nghiệm
trọn vẹn nơi Antiochus.
Câu 12 ôn lại các hành động chống Đức Chúa Trời của Antiochus. Câu “cơ binh
được phó cho nó” dường như ám chỉ sự kiện dân Y-sơ-ra-ên bị đặt dưới quyền Antiochus

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 233


theo sự cho phép của Đức Chúa Trời. Câu “luôn với của lễ thiêu hằng dâng” ngụ ý nó
cũng có quyền trên việc dâng các của lễ hằng ngày và cũng có thể đem việc thờ phượng
theo ngoại đạo để thay thế vào đó. Câu “vì cớ tội lỗi” phải được hiểu là phần mở rộng
cho những việc làm kể trên, nghĩa là sở dĩ nó được cho cầm quyền trên các của lễ thiêu
hằng dâng, là để khiến nó phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. Hậu quả là Antiochus
“ném b3 lẽ thật xuống đất” tức là lẽ thật của luật pháp Môi-se, rồi cứ hành động theo ý
nó và dường như cứ được thịnh vượng. Tuy việc dịch câu nầy vốn hết sức khó khăn, các
học giả bảo thủ nói cung giải nghĩa rằng dân Y-sơ-ra-ên luôn với sự thờ phượng của họ
bị phó cho Antiochus cầm quyền, mà hậu quả là vua ấy sẽ phạm tội lộng ngôn chống lại
Đức Chúa Trời. Phạm vi của việc đi sai lệch đối với luật pháp được vạch rõ trong
IMacabê 1:44-49, bản nhuận chánh.
Sau khi mô tả các hoạt động nghiêm trọng của Antiochus Epiphanes, Đa-ni-ên
ghi tiếp cuộc đối thoại giữa hai “đấng thánh”, dường như là hai thiên sứ, liên hệ đến thời
gian nơi thánh bị làm ô uế. Câu hỏi là: “Sự hiện thấy nầy về của lễ thiêu hằng dâng và
về tội ác sanh ra sự hủy diệt, đặng phó nơi thánh cùng cơ binh để bị giày đạp dưới chân,
sẽ còn có cho đến chừng nào?”
Câu trả lời trong câu 14 hầu như đã được các nhà giải kinh tranh luận vô tận. Đ-
ni-ên được cho biết lời giải cho câu đố nát óc đó là: “Cho đến 2300 ngày (buổi chiều và
buổi mai); sau đó nơi thánh sẽ được thanh sạch”. Câu đáp được bảo là “cùng ta” nghĩa
là cho Đa-ni-ên, chứ không phải cho vị thiên sứ kia. Rõ ràng là các vị thiên sứ ấy đã
được đưa vào đây là vì lợi ích cho Đa-ni-ên và kết quả là Đa-ni-ên được nghe câu trả
lời. Cách giải nghĩa và sự ứng nghiệm của khúc nầy _ trong một phạm vi nào đó - chính
là tuyệt đỉnh của cả chương sách.
Người Cơ-đốc phục lâm hiểu là 2300 chỉ về số năm, và căn cứ vào lối giải nghĩa
của họ, thì ứng nghiệm vào năm 1884 cùng với sự tái lâm của Đấng Christ. Thuyết “lấy-
ngày-làm-năm” nhằm mục đích thực tế đó đã bị loại bỏ do sự kiện Đấng Christ đã không
tái lâm năm 1884 để thật sự làm ứng nghiệm lối giải nghĩa báo trước ấy.
Nếu số 2300 ngày đó phải được xem là ngày thay vì năm, thì có hai cách giải
nghĩa căn bản đã được đề nghị. Nhiều người đã cho rằng 2300 ngày đó là ngày có 24

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 234


giờ. Vì các ngày ấy có liên hệ với việc ngăn chặn các của lễ thiêu buổi sáng và buổi
chiều, có một thuyết khác chủ trương rằng thật ra câu ấy ám chỉ 1150 ngày, tức là 2300
buổi chiều và buổi mai, như Ép-ra-im người Sy-ri và Hippolytus đã vạch ra.
Rõ ràng là cách giải nghĩa thời gian rất khó hiểu nầy phần lớn được xác định tùy
theo ý muốn của nhà giải kinh, muốn tìm phần ứng nghiệm trong lịch sử, hay trong
những lời tiên tri song hành liên hệ đến tương lai. Nói chung thì các nhà giải kinh thuộc
cả vào các trường phái thế mạt luận khác nhau, đều theo ý kiến chủ trương rằng đó là
2300 ngày theo nghĩa đen. Ý kiến cho rằng giai đoạn đề cập ở đây là 1150 ngày cũng
được một số người xem như trùng hợp với ba năm rưỡi của cơn đại nạn đã được tiên báo
trong Đa-ni-ên 9:27 và nhiều chỗ khác nữa, cả khi có sự sai biệt là hơn một trăm ngày.
Trong phần thảo luận dài hơn chín trang sách của mình, Keil kết luận:
“Một độc giả người Hi-bá-lai có lẽ không chịu hiểu giai đoạn 2300 buổi chiều và
buổi mai của 2300 lần nửa ngày là 1150 ngày trọn, vì buổi chiều và buổi mai khi trời đất
được sáng tạo nhập lại không phải là hai lần nửa ngày, mà là một ngày trọn. Càng khó
chấp nhận hơn nữa là trong việc chỉ thời gian 'cho đến 2300 buổi chiều và buổi mai' có
thể hiểu là 'những buổi chiều và buổi mai' của các của lễ thiêu dâng lên buổi sáng và
buổi chiều, và mấy chữ đó có thể được xem là có nghĩa rằng cho đến khi 1150 lần dâng
của lễ thiêu buổi chiều và 1150 lần dâng của lễ thiêu buổi mai bị cắt đứt. Do đó, chúng
ta phải hiểu mấy chữ ấy theo như chúng xuất hiện, nghĩa là hiểu rằng đó là 2300 ngày
trọn”.
Keil hậu thuẫn cho ý kiến ấy bằng nhiều luận cứ, gồm cả sự kiện “khi người Hi-
bá-lai muốn diễn tả ngày và đêm riêng biệt, các thành phần cấu tạo nên một ngày, một
tuần riêng biệt, thì họ diễn tả con số cho cả hai thành phần. Chẳng hạn họ nói bốn mươi
ngày và bốn mươi đêm (Sáng Thế Ký 7:4, 12; Xuất Ê-díp-tô Ký 24:18; I. Các Vua 19:8),
ba ngày ba đêm (Giô-ên 2:1; Ma-thi-ơ 12:40) chứ không nói là tám mươi ngày và đêm
hoặc sáu ngày và đêm, khi muốn đề cập bốn mươi ngày trọn hay ba ngày trọn”.
Nếu đây là 2300 ngày theo nghĩa đen, thì đâu là phần ứng nghiệm? Các cố gắng
kết hợp câu nầy với 7 năm của thời kỳ dân ngoại được Đa-ni-ên 9:27 đề cập đã gây lộn
xộn chứ không giúp ích được cho việc giải nghĩa chút nào. Hai ngàn ba trăm ngày thì ít

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 235


hơn là 7 năm gồm 360 ngày, còn phân nửa của con số ấy là 1150 ngày lại không lấp đầy
được ba năm rưỡi có đại nạn. Về phương diện giải kinh, thì phương pháp an toàn nhất
phải theo, là tìm phần ứng nghiệm của nó nơi Antiochus Epiphanes, sau đó, mới xét xem
nó có phần nào liên hệ đến thế mạt luận hay lời tiên tri chưa ứng nghiệm.
Đã có vô số cách giải nghĩa cố al2m cho 2300 ngày nầy trùng hợp với lịch sử của
Antiochus Epiphanes. Ngày cuối cùng của 2300 ngày đó đã được phần lớn các nhà giải
kinh cho là năm 164 TC, lúc Antiochus tử trận trong một chiến dịch quân sự tại Mê-đi.
Cái chết của vua ấy đã cho phép nơi thánh được thanh tẩy và dân Do-thái phục hồi việc
thờ phượng. Bắt đầu lấy niên đại ấy làm mốc để trở lui về 2300 ngày, thì ngày bắt đầu
của thời hạn nầy được ấn định là năm 171 TC. Trong năm ấy, Onias III là thầy tế lễ
thượng phẩm hợp pháp bị giết, và một dòng dõi mạo danh là dòng dõi thầy tế lễ cướp
lấy quyền ấy. Điều nầy cung cấp phần ứng nghiệm đầy đủ về thời gian là 2300 ngày đã
trôi qua, cho đến ngày Antiochus Epiphanes băng hà. Tuy nhiên, việc làm ô uế đền thờ
đã không xảy ra trước ngày 25 tháng chạp dl năm 167, khi các của lễ thiêu trong đền thờ
bị bắt buộc phải ngưng lại, và một bàn thờ Hi-lạp được dựng lên trong đền thờ? Việc
làm ô uế đền thờ chỉ kéo dài khoảng non ba năm. Trong thời gian nầy, Antiochus phát
hành các đồng tiền với danh hiệu “Epiphanes” rêu rao rằng mình là hiện thân của vinh
quang Đức Chúa Trời với hình nhà vua không có râu và đội vương miện.
Nhập chung tất cả các chứng cứ lại để khảo xét, cách kết luận hay nhất là nói rằng
2300 ngày của Đa-ni-ên đã được ứng nghiệm trong giai đoạn từ năm 171 TC và đạt tuyệt
đỉnh vào ngày băng hà của Antiochus Epiphanes năm 164 TC. Giai đoạn các của lễ thiêu
bị cất đi là phần sau của giai đoạn khá dài ấy. Tuy chứng cứ hiển nhiên có thể có ngày
nay không đưa ra được ngày ứng nghiệm chính xác, rõ ràng là con số 2300 ngày nầy là
một con số tròn đã tương đối ấn định khá chính xác giai đoạn Do-thái giáo bắt đầu bị
cuộc bách hại của Antiochus xoi mòn và cả giai đoạn đó được kết thúc khi vua ấy băng.
Các lý thuyết khác nhau đã đặt thêm ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng. Xét
các ngày ấy theo ngày - năm, thì không thấy có gì ứng nghiệm. Dùng hình ảnh 1150
ngày chỉ làm phát sinh nhiều vấn đề hơn, vì nó không khớp đúng với bất kỳ một khuôn
mẫu về các biến cố nào cả, và có nhiều căn cứ đáng ngờ. Cách giải quyết đơn giản và

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 236


tôn trọng Kinh điển nhất, là cho rằng 2300 ngày ấy nằm trong giai đoạn từ 171-164 TC.
Hiện nay, có thể nói chắc chắn là lời tiên tri nầy đã ứng nghiệm và không còn có ý nghĩa
nào khác nữa về phương diện thế mạt luận, theo nghĩa là báo trước một sự ứng nghiệm
tương lai. Theo điểm quan sát là thế kỷ 20, thì phạm vi của 8:1-14 là một lời tiên tri đã
ứng nghiệm rồi, và người ta không có lý do đầy đủ nào để nhìn nó bằng một thứ ánh
sáng nào khác. Nó đã được lịch sử của các đế quốc Mê-đô Ba-tư và Hi-lạp giải thích thật
đầy đủ, nhất là các hành động của Antiochus Epiphanes.

8.7 Khải Tượng Được Giải Nghĩa Liên Hệ Với Kỳ Sau Rốt (Đa-ni-ên 8:15-19)

“15Khi mà ta, Đa-ni-ên, nhìn xem sự hiện thấy đó, và ta tìm cách để rõ nghĩa,
nầy, có như hình dạng người nam đứng trước ta. 16Ta nghe tiếng một người nam từ giữa
bờ sông U-lai, kêu và bảo rằng: Gáp-ri-ên, hãy cho người nầy hiểu sự hiện thấy đó.
17Người bèn đến gần chỗ ta đứng; khi người đã đến, ta kinh hãi và ngã sấp mặt xuống
đất. Người bảo ta rằng: Hỡi con người, hãy hiểu biết; vì sự hiện thấy đó có quan hệ với
kỳ sau rốt. 18Khi người đang nói với ta, ta ngủ mê sấp mặt xuống đất; nhưng người đụng
đến ta, khiến cho ta đứng dậy. 19Người bảo ta rằng: Nầy, ta sẽ bảo cho ngươi biết điều
sẽ đến trong kỳ sau rốt của sự thạnh nộ; vì điều nầy quan hệ với kỳ định cuối cùng”.
Sau khi chép lại cả khải tượng và giải nghĩa một phần rồi, bây giờ, Đa-ni-ên trực
tiếp bước vào để dự phần trong khải tượng để tìm lời giải đáp như trong chương 7 vậy.
Theo câu 15, thì Đa-ni-ên “tìm cách để rõ nghĩa”, và để đáp lại ước muốn của ông, có
một nhân vật đứng trước mặt ông, được mô tả là “có hình dạng người nam” nhưng rõ
ràng đó là một vị thiên sứ. Trong câu 16, thiên sứ Gáp-ri-ên được đề cập đích danh, và
một giọng đàn ông ngõ lời với Đa-ni-ên để chỉ vẽ cho ông hiểu khải tượng. Giọng đàn
ông nầy có thể là của Thiên sứ trưởng Mi-chen hoặc cả của chính Đức Chúa Trời nữa,
nhưng văn bản không xác định là ai. Calvin tin rằng người lên tiếng ở đây chính là Đấng
Christ. Young vạch rõ ràng từ ngữ chỉ con người trong câu 15 là gãber, nghe giống như
Gáp-ri-ên, và nói lên sức mạnh hay quyền lực. Thêm vào đó là el, từ ngữ chỉ Đức Chúa
Trời, để tạo thành tên Gáp-ri-ên.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 237


Điều đáng chú ý, là sự kiện đây là lần đầu tiên trong Kinh Thánh, một thiên sứ
thánh đã được nêu đích danh. Gáp-ri-ên còn được nêu tên trong 9:21 và trong Lu-ca
1:19, 26 khi ông làm sứ giả đến với Xa-cha-ri để báo tin Giăng Báp-tít sẽ ra đời, và với
bà Ma-ri, để thông báo sự giáng sinh của Đấng Christ. Ngoài Sa-tan ra, thì một thiên sứ
khác cũng được nêu tên trong Kinh Thánh là Mi-ca-ên (Mi-chen) được đề cập trong Đa-
ni-ên 10:13, 21 12:1 và trong Tân Ước là Giu-đe 1:9 và Khải Huyền 12:7. Việc Kinh
điển hạn chế nêu tên các thiên sứ, vốn tương phản vơi việc tự do đề cập tên các vị thiên
sứ trong nềnvăn học khải huyền ngoài Kinh Thánh.
Vì toàn thể khải tượng, hiện diện của thiên sứ Gáp-ri-ên mạnh sức, và giọng nói
bí mật rất có thể là tiếng của Đức Chúa Trời, nên Đa-ni-ên rất sợ hãi, thật ra là kinh
hoàng nên té sấp mặt xuống đất. Tình hình vốn không khác bao nhiêu với tình trạng của
sứ đồ Giăng trong Khải huyền 1 khi ông thấy khải tượng phi thường về Đấng Christ đã
được tôn vinh. Giọng nói của Gáp-ri-ên trấn an ông và dạy Đa-ni-ên - dùng danh hiệu
con người và lần đầu tiên trong cả chương sách nầy, vạch rõ rằng vấn đề liên quan đến
khải tượng nầy là “kỳ cuối cùng (sau rốt)”.
Tuy dường như trong phần đầu của khải tượng, Đa-ni-ên vốn đang thức, bây giờ
chúng ta được biết rằng khi Gáp-ri-ên ngỏ lời với Đa-ni-ên, thì ông “ngủ mê sấp mặt
xuống đất”. Dầu sao, thì đây không phải là một giấc ngủ tự nhiên, nhưng là hậu quả của
nỗi sợ hãi đã được mô tả trong câu 17. Như trong trường hợp của Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-
ên 1:28-2:2), Đa-ni-ên được đánh thức, như được vạch rõ trong câu 18, là thiên sứ Gáp-
ri-ên “đụng đến ta, khiến cho ta đứng dậy”. Porteous gợi ý rằng câu “khiến cho ta đứng
dậy” (c.18) “có lẽ ngụ ý rằng 'khiến ta đứng lên ngay tại chỗ ta đang đứng'. Đa-ni-ên vẫn
giữ nguyên khoảng cảnh”. Rồi trong câu 19, Gáp-ri-ên bắt đầu giải thích cặn kẽ hơn điều
đã được đưa vào trong câu 17 liên hệ với kỳ sau rốt, ngõ ý rõ ràng là muốn cho Đa-ni-
ên biết “điều sẽ đến trong kỳ sau rôt của sự thạnh nộ, vì điều nầy quan hệ với kỳ định
cuối cùng”. Trong mấy câu tiếp theo đó, phần giải nghĩa chi tiết liên hệ đến khải tượng
đã được đưa ra.
Xét theo văn mạch ở đây, thì từ ngữ “thạnh nộ” ( Đa-ni-ên 11:36 khi nó lại xuất hiện
một lần nữa) dường như đề cập cơn giận của Đức Chúa Trời chống lại dân Y-sơ-ra-ên.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 238


Như trong thời của Ê-sai, khi Đức Chúa Trời dùng A-sy-ri để làm ngọn roi sửa phạt (Ê-
sai 10:5, 25) trong cơn thạnh nộ, Đức Chúa Trời cũng dùng sự tàn bạo của Antiochus
nhằm mục đích sửa trị những kẻ “bất pháp” ( IMacabê 1:11-15) đã tuân theo lịnh truyền
của vua ấy. Dầu sao, vấn đề ở đây là Đức Chúa Trời đang cho phép sự bắt bớ bách hại
xảy ra là để sửa phạt dân Y-sơ-ra-ên trong trường hợp nầy.
Vì thành ngữ “kỳ sau rốt” (Đa-ni-ên 8:17, 19) và thành ngữ thêm vào trong câu
19 (kỳ sau rốt của sự thịnh nộ) được đưa vào ở đây, nhiều học giả nhận thấy trong chương
nầy có đề cập phần kết thúc tối hậu cho các thời kỳ dân ngoại khi Đấng Christ tái lâm.
Vì một sự ứng nghiệm hoàn toàn lời tiên tri cho đến câu 14 có thể được tìm thấy trong
lịch sử mấy thế kỷ trước Đấng Christ, làm thế nào để chúng ta hiểu rằng những câu ở
đây đề cập kỳ sau rốt? Toàn thể vấn đề còn bị khiến trở thành phức tạp hơn do những
câu đề cập rõ ràng có liên hệ với giai đoạn cuối cùng của thời kỳ dân ngoại trong 9:27,
và do khúc sách được kéo dài thêm ra là 11:35 và tiếp theo, nơi một lần nữa, kỳ cuối
cùng đã được nói đến, với phần phụ thêm của chương 12. Các nhà giải kinh đã phải chọn
giữa nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đều được một vài giới học giả nổi tiếng hẫu thuẫn
cho.
Tuy trong cách giải nghĩa có rất nhiều chi tiết khác nhau, có bốn cách giải nghĩa
nổi bật: (1) Quan điểm lịch sử, cho rằng toàn thể chương 8 đã ứng nghiệm rồi. (2) Quan
điểm tương lai cho rằng nó hoàn toàn hãy còn ở trong tương lai, (3) Quan điểm căn cứ
trên nguyên tắc lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần, chủ trương rằng Đan chương 8 là
một lời tiên tri có dụng ý đề cập cả Antiochus Epiphanes nay đã ứng nghiệm rồi, lẫn kỳ
sau rốt và nhà vua cuối cùng sẽ cai trị thế gian nầy, kẻ sẽ bách hại dân Y-sơ-ra-ên trước
khi Đấng Christ tái lâm, (4) Quan điểm cho rằng khúc sách nầy là lời tiên tri đã ứng
nghiệm trong lịch sử, nhưng còn có dụng ý nói bóng về các biến cố và nhân vật tương
tự của kỳ sau rốt.
Những người theo chủ trương tiền-thiên-hi-niên nhấn mạnh trên việc chương sách nầy
đã ứng nghiệm trong lịch sử, đều nhất loạt đồng ý về vấn đề ý nghĩa hình bóng báo trước.
Quan điểm lịch sử được phần lớn các nhà phê bình và những người theo thuyết phi thiên-
hi-niên hậu thuẫn. S.R.Druver, đại diện giới phê bình tự do, vạch rõ: “Trong chương 8,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 239


có một 'cái sừng nhỏ' được mọi người thừa nhận là tiêu biểu cho Antiochus Epiphanes,
mà những hành động và cá tính phạm thượng (8:10-12, 25) nói chung là hoàn toàn giống
với các hành động đã được gán cho 'cái sừng nhỏ' trong chương 7 (7:8-20, 21, 25). Như
nhận xét của Delitzoch, điều hết sức khó nghĩ là ở chỗ mà phần mô tả quá giống nhau,
lại ngụ ý đề cập hai con người hoàn toàn khác nhau, sống vào những giai đoạn cách nhau
rất xa trong lịch sử thế giới”.
Driver đồng nhất hóa đế quốc thứ tư trong Đa-ni-ên chương 7 với Đế quốc Hi-
lạp như các nhà phê bình tự do vẫn chủ trương tương phản với phần đông các nhà giải
kinh bảo thủ, nhận thấy rằng hai cái sừng nhỏ nầy chỉ là một. Khớp với chủ trương nầy,
ông xác nhận kỳ sau rốt theo ý nghĩa đứng từ điểm quan sát của Đa-ni-ên là “thời kỳ
Antiochus bách hại với giai đoạn ngắn ngủi chỉ vài tháng tiếp theo đó trước khi vua ấy
băng hà (11:35, 40), nghĩa là theo quan điểm của tác giả, thì kỷ nguyên hiện tại đã kết
thúc và nước Trời (7:14, 18, 22, 27 12:2, 3) đã được thiết lập ngay sau đó”. Driver tiếp
tục: “Rất có thể là ý nghĩa của (từ ngữ) sau rôt vốn được dựa vào cách dùng từ ngữ ấy
trong A-mốt 8:2; Ê-xê-chi-ên 7:2 (sự cuối cùng đây nầy! Sự cuối rốt đã đến cho bốn góc
đất) 3,6, cũng với “trong kỳ gian ác về cuối cùng” 21:25, 29; 35:5; HaKb 2:3 “Vì sự
hiện thấy còn phải ứng nghiệm trong kỳ nhất định (ám chỉ thời kỳ đã được định trước
để nó sẽ ứng nghiệm) sau cùng, nó sẽ kíp đến”.
Những người theo chủ trương phi thiên-hi-niên bảo thủ được Edward J.Young
đại diện, phân biệt hai cái sừng nhỏ của hai chương 7 & 8. Để tóm tắt quan điểm của
mình về việc nhận diện đế quốc thứ tư, Young viết: “So sánh những cái sừng của chương
8 và cái sừng nhỏ của chương 7 cho thấy hai cái sừng có dụng ý tiêu biểu cho những
điều khác nhau. Vì rõ ràng là cái sừng của chương 8 tiêu biểu cho Antiochus Epiphanes,
thì lẽ tất nhiên là cái sừng nhỏ của chương 7 không chỉ về Antiochus Epiphanes”. Tắt
một lời, là Young nhận thấy rằng chương 8 đã hoàn toàn ứng nghiệm trong lịch sử. Chỗ
khó khăn quan trọng đối với quan điểm lịch sử thuần túy, là nó không cung ứng được
lời giải nghĩa thỏa đáng cho thành ngữ “kỳ sau rốt” mà những chỗ khác trong sách Đa-
ni-ên đã dùng để ám chỉ thời kỳ cuối cùng của các dân ngoại, và một số chi tiết đã được
đưa ra trong lời giải nghĩa khải tượng.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 240


Một quan điểm thứ hai tương phản rõ rệt với cách giải nghĩa lịch sử, cho rằng câu
ám chỉ cái sừng nhỏ trong chương 8 với câu ám chỉ cái sừng nhỏ trong chương 7 chỉ là
một, nhưng lại xem cả lời tiên tri vốn chỉ được ứng nghiệm trong tương lai mà thôi. Nó
cũng giống như quan điểm phê bình tự do, đồng nhất hóa hai cái sừng, nhưng khác với
quan điểm phê bình tự do ở chỗ nó gắn liền cái sừng ấy với Đế quốc La-mã trong tương
lai, chứ không phải là với đế quốc Hi-lạp của quá khứ. Tuy chỉ có một vài tác giả hiếm
hoi theo lập trường nầy, G.H.Rember lấy cái tiền đề: “Khải tượng nầy không phải là lời
tiên tri về Antiochus Epiphanes: Cái sừng nhỏ còn là kẻ bách hại khủng khiếp hơn nhiều,
sẽ dấy lên trong những ngày sau rốt” để làm “đầu mối đầu tiên cho việc chú giải”.
Tragelles cũng lý luận để đi đến cùng những kết luận như vậy, khi vạch rõ: “Hơn
nữa, cả bốn vương quốc chia rẽ tự hình thành từ đế quốc của A-lịch-sơn đều lần lượt sáp
nhập đế quốc La-mã, nhưng chính là từ một trong các vương quốc ấy mà cái sừng nhỏ
của chương sách nầy mọc lên, do đó, rõ ràng là nó thuộc về đất La-mã. Như vậy, người
được cả hai chương sách ấy đề cập đều nằm trong cùng các giới hạn lãnh thổ”. Tragelles
tiếp tục đối chiếu những điểm tương đồng giữa cái sừng nhỏ của chương 7 với cái sừng
nhỏ của chương 8, cũng như phần mô tả nhà vua cuối cùng sẽ cai trị thế giới trong Đa-
ni-ên 11:36-45 và Tragelles kết luận: “Kết luận rút ra từ tất cả mọi điều kể trên, không
tránh né vào đâu được, dường như là cái sừng của chương 7 và cái sừng của chương 8
chỉ là một và ám chỉ cùng một người.
Tuy nhiên, đa số các nhà giải kinh theo chủ trương tiền thiên-hi-niên thì không
chịu theo quan điểm đó, vì đế quốc La-mã vốn không được nhìn thấy rõ ràng trong
chương 8, và có một sự kiện rõ ràng là đã có nhiều chỗ trái ngược nhau. Tuy lãnh thổ
của các đế quốc khác nhau thường là giống nhau, điều nầy không chứng minh được rằng
cùng những biến cố hay các nhân vật đều giống nhau; mà đây là tuyệt đỉnh của vấn đề
mà Tragelles lại bỏ qua. Chẳng hạn như Pusey, vạch rõ: “Trong đế quốc Hi-lạp các sừng
nhỏ vốn không mọc lên từ chính đế quốc ấy, mà từ một trong bốn vương quốc do sự chia
rẽ của đế quốc mà có... Antiochus Epiphanes xuất thân từ một trong vốn vương quốc
của những người kế nghiệp A-lịch-sơn, và vương quốc ấy hiện nữu trong vua ấy, như
cái sừng thứ tư mọc lên từ cái sừng như vậy. Nhưng trong vương quốc thứ tư, cái sừng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 241


lớn lên không từ bất cứ một cái sừng nào khác mà từ chính thần thể của chính vương
quốc ấy. Nó mọc lên từ giữa chúng (các sừng) hoàn toàn phân biệt với chúng, và diệt trừ
ba cái trong số đó. Một điểm khác nhau hết sức rõ rệt trong một biểu tượng mà nếu
không có nó sẽ rất giống nhau, phải là do dụng ý muốn đưa vào một điểm dị biệt trong
sự kiến đã được biểu tượng”
Trong khi hãy còn nhiều điểm tương đồng rõ rệt giữa hai cái sừng nhỏ của chương
7 & 8, các điểm dị biệt vốn rất quan trọng. Nếu vương quốc thứ tư được Đa-ni-ên 7 hình
dung ra là La-mã, thì rõ ràng là đế quốc thứ ba mà con dê đực tiêu biểu cho trong chương
8 không phải là La-mã. Các đặc điểm của chúng vốn khác nhau rất nhiều vì chúng mọc
lên từ nhiều con thú khác nhau, con số các sừng cũng khác nhau và kết quả cuối cùng
cũng khác nhau. Theo Đa-ni-ên 7, vương quốc của Đấng Christ sẽ được thành lập sau
đế quốc thế giới cuối cùng. Điểm nầy không nghiệm đúng với giai đoạn tiếp sau con dê
đực của chương 8. Định luật quen thuộc rằng giống nhau không chứng minh được là
đồng nhất, có thể đem ra ứng dụng ở đây. Hai người hay hai biến cố có thể giống nhau
về nhiều phương diện, nhưng được phân biệt với nhau chỉ bằng một điểm khác nhau dứt
khoát. Trong trường hợp nầy, có nhiều yếu tố đặt tương phản hai chương sách nầy và
nội dung của chúng với nhau.
Về các vấn đề ứng nghiệm trọn vẹn trong lịch sử một mặt là sự ứng nghiệm thuần
túy trong tương lai, hay mặt khác là nhiều nhà giải kinh hết sức ngạc nhiên vì có thể có
sự ứng nghiệm hai lần, nghĩa là một lời tiên tri đã ứng nghiệm một phần trong quá khứ
còn chỉ bóng về một biến cố tương lai khác nữa, mới khiến cho khúc sách ấy ứng nghiệm
trọn vẹn, đã có nhiều giải pháp rất khác nhau: có người cho rằng cả khúc sách nầy vốn
ở trong trường hợp ứng nghiệm hai lần, và nhiều người khác xem Đa-ni-ên 8:1-14 là đã
ứng nghiệm trong lịch sử, còn 8:15-17 là có ứng nghiệm hai lần. Quan điểm thứ hai nầy
đã được bộ Thánh Kinh Phù Dẫn Scofield (The Scofield Reference Bible) quảng bá. Cả
hai ấn bản năm 1917 và 1967 đều giải nghĩa chương 8 là đã ứng nghiệm trong lịch sử
nơi Antiochus Epiphanes, nhưng sẽ ứng nghiệm với tư cách là lời tiên tri, bắt đầu ở câu
17 vào thời sau rốt (the end of the age) đồng thời với sự tái lâm của Đấng Christ.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 242


Nhiều tác giả theo chủ trương tiền thiên-hi-niên noi theo cách giải nghĩa nầy.
Chẳng hạn Louis T.Talbot viết: “Khi khải tượng tiên tri ở đây được ban cho Đa-ni-ên,
thì tất cả mọi điều trong đó đều liên hệ với các biến cố bây giờ có tính cách tiên tri (nghĩa
là sẽ phải ứng nghiệm trong tương lai), trong khi ngày nay, chúng ta có thể nhìn lui lại
để thấy rằng tất cả những gì từ câu 1-22 đề cập các nhân vật và các đế quốc đều đã đến
và đi rồi. Chúng ta đọc thấy chúng qua các trang sử ký thế tục. Nhưng mấy câu 23-27
của chương sách ấy trước mặt chúng ta liên hệ đến “một vua... có bộ mặt hung dữ” (c
23) sẽ xuất hiện vào “kỳ sau rốt”, và vua ấy sẽ chẳng là ai khác hơn Antichrist cả. Một
lần nữa, trong khi những câu 1-22 liên hệ với lịch sử, thì những kẻ mà chúng đề cập đều
chỉ bóng về “con người tội ác”, kẻ được mô tả đầy đủ hơn trong những câu cuối cùng
của chương sách nầy”. Talbot có thay đổi một chút phần khuôn mẫu bằng việc nhận thấy
có sự ứng nghiệm theo nghĩa bóng mấy câu 1-22 và sự ứng nghiệm theo nghĩa tương lai
trong mấy câu 23-26. Nói theo nghĩa hẹp thì cách giải nghĩa nầy không phù hợp với bất
kỳ cách phân loại nào đã được vạch ra ở đây, nhưng minh họa việc khúc sách nầy đưa
ra một lời tiên tri theo hai nghĩa khác nhau.
Một số các nhà giải kinh khác nhận thấy chương 8 đề cập cả Antiochus Epiphanes lẫn
nhà vua tương lai của thế giới. Trong số họ có William Kelly, Nathaniel West, Joseph
A.Seiss.
Quan điểm nầy đã được J.Dwight Pentecost tóm tắt đầy đủ. Pentecost đưa ra một
quan điểm toàn diện sáng sủa các chương từ 7-12 trong lời phát biểu sau đây: “Chìa
khóa để thông suốt các chương từ 7 đến 12 sách tiên tri Đa-ni-ên là phải hiểu rằng Đa-
ni-ên đang tập trung sự chú ý vào nhà vua vĩ đại và nước của vua ấy, sẽ dấy lên trong kỳ
sau rốt. Và nếu Đa-ni-ên có thể đã sử dụng các trích dẫn sử ký và đề cập các biến cố đối
với chúng ta đã trở thành lịch sử rồi, ông chỉ suy nghĩ về chúng để đưa ra cho chúng ta
càng nhiều chi tiết hơn về cái hình thức cuối cùng của cương quốc thế giới ngoại bang
đó với nhà vua sẽ trị vì trên đất. Trong chương 8, chúng ta có một phần đề cập khác nữa
về nhà vua ấy. Đa-ni-ên mô tả một nhà vua sắp chinh phục Đế quốc Mê-đô Ba-tư. Đây
là một biến cố lịch sử đã xảy ra nhiều thế kỷ sau thời của Đa-ni-ên. Đã có một người
xuất thân từ Đế quốc Hi-lạp và vốn là một kẻ đại thù đối với dân Y-sơ-ra-ên. Chúng ta

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 243


được biết người ấy bằng cái tên Antiochus Epiphanes là một nhà vua muốn tỏ lòng thù
ghét đối với xứ Palestine, dân Do-thái và Do-thái giáo bằng cách đi vào đền thờ tại Giê-
ru-sa-lem với một con heo mà vua ấy giết đi, đem huyết nó đặt lên bàn thờ. Con người
nầy được nổi danh là “kẻ phá hoang”. Nhưng khúc sách nầy trong 8:1-27 chẳng những
chỉ đề cập Antiochus với việc phá hoang và làm ô uế Đền thờ, mà còn nhìn xem về một
kẻ phá hoang quan trọng hơn nữa sẽ xuất hiện, kẻ vốn được gọi là 'cái sừng nhỏ' trong
7:1-28. Trong 8:23, chúng ta đọc thấy kẻ ấy và chức vụ của hắn”.
Pentecost tóm tắt các sự kiện trong 8:23-25 cho rằng chúng mô tả con thú theo
đó: (1) nó sẽ xuất hiện vào kỳ sau rốt của lịch sử dân Y-sơ-ra-ên (8:23) (2) qua sự liên
minh với nhiều dân nhiều nước khác, nó sẽ gây được ảnh hưởng lớn khắp thế giới (Đa-
ni-ên 8:24) (3) một kế hoạch hòa bình sẽ đưa nó lên cầm quyền (Đa-ni-ên 8:25) (4) nó
cực kỳ khôn khoan và có tài thuyết phục người ta (8:23) (5) đặc điểm của nó là cầm
quyền do Sa-tan (Đa-ni-ên 8:24) (6) nó là kẻ đại thù đối với dân Y-sơ-ra-ên và vua của
các vua (8:24, 25) (7) sự phán xét trực tiếp của Đức Chúa Trời sẽ kết thúc thời trị vì của
nó (8:25).
Có thể kết luận rằng nhiều nhà giải kinh theo chủ trương tiền thiên-hi-niên nhận
thấy có sự ứng nghiệm hai lần trong Đan 8, một số làm việc đó bằng cách chia ra phần
thứ nhất của chương ấy được xem như đã ứng nghiệm trong lịch sử rồi, và phần sau là
bởi tiên tri cho tương lai; một số khác xem toàn chương - theo một ý nghĩa nào đó - có
sự ứng nghiệm hai lần, một trong lịch sử và một hãy còn trong tương lai, nhưng phần
đông nhận thấy rằng các yếu tố tương lai vốn được nhấn mạnh nhiều hơn, nhất là trong
phần giải nghĩa khải tượng.
Có một quan điểm hơi khác chủ trương rằng phần sau của chương sách có tính
cách đặc biệt đề cập tương lai được nhận thấy trong phần giải nghĩa vốn tự nó đã giải
thích khá nhiều rồi. Quan điểm hơi khác nầy xem toàn chương sách như đã ứng nghiệm
rồi nơi Antiochus Epiphanes, nhưng về mức độ dùng biểu tựợng có nghĩa bóng thì có
khác nhau khi ám chỉ nhà vua thế giới tương lai, sẽ làm chủ tình hình vào những ngày
sau rốt của thời kỳ các dân ngoại. Dầu sao, khúc sách nầy chủ ý muốn vượt khỏi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 244


Antiochus để cung cấp những hình bóng biểu tượng tiên tri về nhà vua ngoại bang cuối
cùng.

8.8 Lời Giải Nghĩa Về Con Chiên Đực Và Con Dê Xồm Đực (Đa-ni-ên 8:20-22)

“20Con chiên đực mà ngươi đã thấy, có hai sừng, đó là các vua nước Mê-đi và
Phe-rơ-sơ. 21Con dê xồm đực, tức là vua nước Gờ-réc; và cái sừng lớn ở giữa hai con
mắt, tức là vua đầu nhất. 22Về sừng đã gãy đi, có bốn sừng mọc lên trong chỗ nó; tức là
bốn nước bởi dân tộc đó dấy lên, song quyền thế không bằng sừng ấy”.
Phần giải nghĩa khải tượng về con chiên đực và con dê đực như được đưa ra trong
hai câu 20,21 cho thấy rõ ràng những gì chúng tôi đã nói trong phần chú giải trước đây.
Điều có ý nghĩa nhất là sự kiện hai nước Mê-đi và Ba-tư được xem là một đế quốc duy
nhất, bác bỏ khái niệm tự do cho rằng Đa-ni-ên dạy đế quốc Mê-đi vốn tách rời với đế
quốc Ba-tư mà các nhà theo chủ trương tự do dùng để biện minh cho cách giải thích của
họ rằng các đế quốc thứ hai và thứ ba của Đa-ni-ên chương 7 là Mê-đi và Ba-tư. Mọi
người đều đồng ý rằng lịch sử đã không hậu thuẫn cho chủ trương đó và lối giải nghĩa
tự do quyết đoán rằng Đa-ni-ên đã sai lầm. Ở đây thì vấn đề đã được chính Đa-ni-ên làm
sáng tỏ, và rõ ràng là các nhà phê bình đã phạm vào cái tội gán cho Đa-ni-ên điều ông
không hề dạy. Con dê đực được mô tả là “dê xồm” cũng được gọi là “vua nước Gờ-réc”,
rõ ràng đề cập một vương quốc toàn diện, vì cái sừng lớn giữa hai con mắt đã được nhận
diện là nhà vua đầu nhất. Trong thực tế, mọi người đều đồng ý rằng đó là A-lịch-sơn đại
đế.
Bốn vương quốc được hình dung bằng bốn cái sừng thay vào chỗ cái sừng lớn đã
bị gãy đi, được đồng nhất hóa với vốn vương quốc dấy lên từ nước của con dê đực.
Chúng được mô tả là không được quyền thế bằng cái sừng lớn. Ngoại trừ các nhà giải
kinh cượng giải rằng điều nầy liên hệ đến đế quốc La-mã vốn không thấy có điểm giống
nhau nào, rõ ràng bốn vương quốc ấy là của bốn đại tướng của A-lịch-sơn đã chia nhau
đế quốc của vua ấy như chúng ta đã ghi nhận trước đây. Phần đông các nhà giải kinh
đồng ý rằng mấy câu 20-22 đã hoàn toàn ứng nghiệm trong lịch sử liên hệ đến các đế

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 245


quốc Mê-đô Ba-tư và Hi-lạp, với bốn phần được chia ra sau A-lịch-sơn đại đế. Các vấn
đề chú giải nẩy sinh trong khúc sách tiếp theo đây.

8.9 Kỳ Sau Rốt Của Nước (Đa-ni-ên 8:23-26)

“23Đến kỳ sau rốt của nước chúng nó, khi số những kẻ bội nghịch đã đầy, thì sẽ
dấy lên một vua là người có bộ mặt hung dữ và thấu rõ những lời mầu nhiệm. 24Quyền
thế người sẽ lớn thêm, nhưng không phải bởi sức mình. Người làm những sự tàn phá lạ
thường; và được thạnh vượng, làm theo ý mình, hủy diệt những kẻ có quyền và dân
thánh. 25Người dùng quyền thuật làm nên chước gian dối mình được thắng lợi. Trong
lòng người tự làm mình nên lớn, và trong lúc dân ở yên ổn, người sẽ hủy diệt nhiều kẻ;
người nổi lên chống với vua của các vua, nhưng người sẽ bị bẻ gãy chẳng bởi tay người
ta. 26Vả, sự hiện thấy về các buổi chiều và các buổi mai mà đã nói đến là thật. Nhưng
ngươi hãy giữ kín sự hiện thấy đó, vì nó quan hệ với sau nhiều ngày”.
Trong đoạn sách nầy của Đan 8, một cá nhân được tả vẽ bằng lời tiên tri là sẽ có
những đặc điểm sau đây: (1) kẻ ấy sẽ xuất hiện “trong kỳ sau rốt của nước chúng nó”
nghĩa là của bốn vương quốc của câu 22; (2) kẻ ấy sẽ hiện ra “khi số những kẻ bội nghịch
đã đầy”; (3) kẻ ấy sẽ là “một vua, là người có bộ mặt hung dữ và thấu rõ những lời mầu
nhiệm”, nghĩa là có diện mạo táo bạo, có tài giải các câu đố nát óc, một dấu hiệu của trí
thông minh (I. Các Vua 10:1); (4) kẻ ấy sẽ có quyền thế lớn, nhưng quyền ấy vốn do
một nơi khác (hoặc là Đức Chúa Trời, Sa-tan hay A-lịch-sơn đại đế); (5) kẻ ấy sẽ thực
hiện nhiều việc lớn, kể cả việc tiêu diệt dân Y-sơ-ra-ên, là dân có quyền và thánh; (8) do
các chính sách của mình “người dùng quyền thuật (craft: pháp thuật) làm nên chước gian
dối mình được thắng lợi” lúc nào cũng bận rộn với các âm mưu (IMacabê 1:16-51),
nghĩa là cứ ngày càng làm điều ác nhiều hơn; (7) kẻ ấy sẽ tự tôn mình lên, như Antiochus
Epiphanes vậy; (8) bằng phương tiện hòa bình giả tạo, kẻ ấy sẽ hủy diệt nhiều người; (9)
kẻ ấy sẽ chống lại “vua của các vua”; (10) cuối cùng “người sẽ bị bẻ gãy chẳng bởi tay
người ta” (Antiochus chết vì một chứng bịnh ghê tởm) nghĩa là quyền thế của kẻ ấy sẽ
bị tiêu diệt mà không do loài người can thiệp vào. Cuối cùng, Đa-ni-ên được bảo đảm

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 246


rằng toàn thể khải tượng nầy là thật, nhưng phải qua “sau nhiều ngày” người ta mới hiểu
được ý nghĩa của nó và mọi việc mới được ứng nghiệm.
Khảo sát thật tỉ mỉ các điểm khá nhiều trên đây sẽ biện minh được cho lời kết
luận rằng người ta có thể giải thích tất cả các yếu tố ấy là đã được ứng nghiệm trong lịch
sử nơi Antiochus Epiphanes. Phần lớn các yếu tố đều rõ ràng, và chỗ khó khăn chính là
câu “đến kỳ sau rốt của nước chúng nó” và câu “người nổi lên chống với vua của các
vua”. Dĩ nhiên là Antiochus Epiphanes đã dấy lên vào cuối thời kỳ của vương quốc Sy-
ri. Tuy nhiên, cách dùng các từ ngữ như “sau rốt” trong câu 17 và 19 và “kỳ sau rốt của
sự thạnh nộ” trong câu 19 rất khó hòa hợp với Antiochus Epiphanes.
Như W.C.Stevens nói, người ta cũng phản đối rằng: “Thời của Antiochus thuộc
giai đoạn đầu của các vương quốc ấy. Cả thời trị vì của vua ấy cũng không phải thuộc
thời kỳ cuối cùng của Đế quốc Hi-lạp, vì vua ấy đã băng hà hơn một trăm năm trước
thời kỳ cuối cùng của cổ Đế quốc i-lạp. Giải pháp đơn giản nhất là bốn vương quốc ấy
phải có một “kỳ sau rốt”, nghĩa là lại phải có mặt về phương diện lãnh thổ với tư cách
bốn nước vào cuối Thời kỳ các dân ngoại”. Thành ngữ “kỳ sau rốt” thường xuất hiện
trong nhiều câu trong sách Đa-ni-ên như 9:26; 11:6, 27, 35, 40, 45; 12:4, 6, 9, 13.
Một vấn đề nữa là câu bảo rằng vua ấy sẽ “nổi lên chống với vua các vua”.
H.A.Ironside đưa ra quan điểm phổ thông rằng “Vua của các vua không thể là ai khác
hơn Đấng Mê-si, hậu quả là, mấy lời nầy đã không ứng nghiệm vào đời sống và cái chết
của Antiochus”. Tuy nhiên, phản bác nầy không phải là không trả lời được, vì việc chống
lại Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, và niềm hi vọng về Đấng Mê-si nói chung vốn
là đặc điểm của những kẻ phạm thượng trong Cựu Ước, vốn có thể được giải thích rất
đúng là nổi lên chống lại “Vua của các vua”. Dầu sao, vào thời Cựu Ước, Đấng Christ
vốn xuất hiện với tư cách Đức Chúa Trời, Thiên sứ của Đức Giê-hô-va, và là người bênh
vực cho dân Y-sơ-ra-ên.
Nhập chung tất cả lại, thì khi giải nghĩa khúc sách nầy là lời tiên tri đã ứng nghiệm
trọn vẹn nơi Antiochus, thì vấn đề chính là những câu ám chỉ kỳ sau rốt (the end of the
age). Thật là khó hiểu được rằng mấy câu đó có liên hệ với Antiochus, vì bức tranh rộng
lớn hơn của Đa-ni-ên 7 vốn kết thúc với sự tái lâm của Đấng Christ. Chính vì lý do ấy

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 247


cũng như vì nhiều chi tiết khác nữa trong khúc sách nầy, mà nhiều nhà giải kinh tin rằng
phần giải nghĩa vốn vượt khỏi khải tượng. Nếu chính khải tượng về cái sừng nhỏ có thể
đã ứng nghiệm với Antiochus Epiphanes, thì phần giải nghĩa mà vị thiên sứ đưa ra dường
như vượt khỏi Antiochus Epiphanes để đến với nhà vua cuối cùng sẽ cai trị thế giới.
Tuy nhiên, một số các nhà giải kinh theo chủ trương tiền thiên-hi-niên vốn tin
quyết vào đặc tính nhằm vào tương lai của phần giải nghĩa khải tượng nầy, đồng nhất
hóa nhân vật ở đây với một nhân vật tương lai khác hơn là cái sừng nhỏ của Đa-ni-ên
7:1-28. Cái sừng nhỏ của 7:1-28 đã được nhận diện là một người La-mã và là nhà độc
tài tương lai của thế giới, trong khi cái sừng nhỏ của Đan 8 là cách giải nghĩa thiên về
tương lai, và được họ hiểu là ám chỉ nhà vua phía Bắc trong 11:6-15, cũng được đồng
nhất hóa với “người A-sy-ri” (Mi-chê 5:5, 6). Tuy nhiên, nói chung thì các nhà giải kinh
cận đại giải thích những câu đề cập A-sy-ri đó bằng nhiều khúc sách tiên tri khác, hoặc
là đã ứng nghiệm rồi vào lần người A-sy-ri xâm lăng Xứ Thánh trước đó, hoặc là một
phần mô tả xứ A-sy-ri trong Thiên-hi-niên. Như thế, các khúc sách ấy đều không phù
hợp với Đa-ni-ên 8:1-27.
Có thể kết luận rằng khúc sách khó hiểu nầy rõ ràng là vượt khỏi những gì đã ứng
nghiệm trong lịch sử với Antiochus Epiphanes, để chỉ bóng về một nhân vật tương lai
thường được đồng nhất hóa với nhà vua cai trị thế giới trong kỳ sau rốt. Về nhiều phương
diện nhà vua nầy sẽ ra tay bách hại dân Y-sơ-ra-ên và làm ô uế đền thờ, tương tự như
điều Antiochus đã thực hiện trong lịch sử. Cách giải nghĩa khải tượng nầy có thể được
xem là minh họa cho việc một lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần, hay bằng cách dùng
Antiochus làm biểu tượng, phần giải nghĩa có thể tiếp tục đi vào các sự kiện thêm vào
đã được mặc khải, vốn vượt khỏi khải tượng để mô tả nhà vua cuối cùng sẽ chống lại
dân Y-sơ-ra-ên trong những ngày sau rốt. Lẽ tất nhiên là kẻ ấy sẽ bị “bẻ gãy chẳng bởi
tay người ta” khi Đức Chúa Giê-xu Christ tái lâm.
Để kết thúc cho phần giải nghĩa, thiên sứ Gáp-ri-ên nói rõ rằng khải tượng sẽ
không được Đa-ni-ên hiểu ngay sau đó, còn phần ứng nghiệm thì phải đợi sau nhiều
ngày.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 248


8.10 Ảnh Hưởng Trên Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 8:27)

“27Bấy giờ, ta, Đa-ni-ên, mê mẩn và đau ốm trong mấy ngày; đoạn ta chổi dậy
và làm việc vua. Ta rất lấy làm lạ về sự hiện thấy ấy, nhưng chẳng ai rõ ý nó”.
Hậu quả của khải tượng ban cho Đa-ni-ên nầy làm ông kiệt sức, và ông ghi lại
rằng ông bị mê mẩn và đau ốm luôn mấy ngày sau đó. Sau khi bình phục, ông phải làm
bù các công việc đối với nhà vua. Jeffrey ghi nhận rằng căn cứ vào việc Đa-ni-ên trở lại
phục vụ nhà vua ngay sau đó, ta có thể chứng minh rằng bấy giờ ông đang ở tại Ba-by-
lôn, và sự hiện diện của ông tại Su-sơ là hoàn toàn trong khải tượng mà thôi.
Đặc tính gay cấn của khải tượng và các hàm ý lạ lùng của nó tuy Đa-ni-ên chưa
thấu hiểu, vẫn chờn vờn trong tâm trí ông. Nhưng ông không tìm được ai để giải nghĩa
trọn vẹn cho ông. Rõ ràng sở dĩ khải tượng ấy đã được ban cho Đa-ni-ên với dụng ý
muốn ông hãy ghi lại nó như một lời tiên tri có lợi cho các thế hệ mai hậu, chứ không
phải cho bản thân Đa-ni-ên. Khác với những lần trước, Đa-ni-ên đã là người giải nghĩa
sự mặc khải của Đức Chúa Trời, giờ đây, ông trở thành người ghi chép mà không hiểu
hết những gì mình đã viết hoặc kinh nghiệm.
Điểm nhấn mạnh của Đa-ni-ên chương 8 là lời tiên tri của nó liên quan đến dân
Y-sơ-ra-ên, và vì lý do đó, cái sừng nhỏ được đưa ra, nổi bật hẳn lên, cả trong khải tượng
lẫn trong phần giải nghĩa. Các thời kỳ dân ngoại tuy chưa phải hoàn toàn là giai đoạn
dân Y-sơ-ra-ên bị bách hại, thường vẫn đem đến cho họ sự thử thách lớn lao. Trong bốn
đại đế quốc mà Đa-ni-ên báo trước, chỉ có đế quốc Ba-tư là tỏ ra tương đối tử tế với dân
Y-sơ-ra-ên. Như chính Đấng Christ đã vạch rõ trong Lu-ca 21:24; đặc điểm của các thời
kỳ dân ngoại là việc thành Giê-ru-sa-lem bị giày đạp, và dân Y-sơ-ra-ên bị chế phục và
bách hại.

CHƯƠNG 9: LỜI TIÊN TRI VỀ BẢY MƯƠI TUẦN LỄ

Tiếp theo hai khải tượng của chương 7 & 8, khải tượng thứ ba của nhà tiên tri Đa-
ni-ên liên hệ đến chương trình của Đức Chúa Trời vạch ra cho dân Y-sơ-ra-ên, mà tuyệt

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 249


đỉnh là việc Đấng Mê-si của họ sẽ đến để trị vì trên đất nầy. Tuy các nhà đại tiên tri khác
nhận được phần thông tin chi tiết liên hệ đến các dân các nước và chương trình cứu rỗi
của Đức Chúa Trời chỉ một mình Đa-ni-ên là được ban cho phần chương trình bao quát,
cho cả các dân ngoại, như đã được mặc khải trong các chương sách trước đây, lẫn cho
dân Y-sơ-ra-ên, như được ghi lại trong Đa-ni-ên 9:24-27. Vì cớ bản tính bao quát và cấu
trúc của những lời tiên tri của Đa-ni-ên - cả cho các dân ngoại lẫn dân Y-sơ-ra-ên - việc
nghiên cứu sách Đa-ni-ên, nhất là chương nầy, vốn là chiếc chìa khóa để thấu triệt phần
nói tiên tri của Kinh điển. Trong số bốn chương trình lớn đã được mặc khải trong Kinh
Thánh - về các thiên sứ, về các dân ngoại, về dân Y-sơ-ra-ên và về hội thánh - thì Đa-
ni-ên được đặc quyền làm người trung gian để chuyển tại sự mặc khải cho hai chương
trình thứ hai và thứ ba đó trong Cựu Ước.
Chương sách nầy bắt đầu bằng lời tiên tri của Giê-rê-mi về 70 năm thành Giê-ru-
sa-lem bị hoang vu rồi được cải tiến nhờ lời cầu thay của Đa-ni-ên. Chương sách được
kết thúc bằng khải tượng thứ ba của Đa-ni-ên, được ban cho qua trung gian của thiên sứ
Gáp-ri-ên, cung cấp một trong những chiếc chìa khóa tối quan trọng để thấu triệt toàn
bộ Kinh điển. Về nhiều phương diện, đây là tột đỉnh của sách Đa-ni-ên. Tuy trước đây,
lịch sử và lời tiên tri được ghi lại trong sách Đa-ni-ên cũng có liên hệ đến dân Y-sơ-ra-
ên, chương 9 nầy đặc biệt chứa đựng lời tiên tri áp dụng cho tuyển dân.

9.1 Bảy Mươi Năm Giê-Ru-Sa-Lem Bị Hoang Vu (Đa-ni-ên 9:1, 2)

“1Năm đầu Đa-ri-út, con trai A-suê-ru, về dòng người Mê-đi, đã được lập làm
vua trị nước người Canh-đê; 2đang năm đầu về triều người, ta, Đa-ni-ên, bởi các sách
biết rằng số năm mà lời Đức Giê-hô-va đã phán cùng Đấng tiên tri Giê-rê-mi, để cho
trọn sự hoang vu thành Giê-ru-sa-lem, là bảy mươi năm”.
Theo câu mở đầu chương 9, thì khải tượng thứ ba của Đa-ni-ên xảy ra “năm đầu
đời Đa-ri-út, con trai A-suê-ru, về dòng người Mê-đi”. Nói khác đi, các biến cố về bữa
đại tiệc của Bên-xát-xa trong chương 5 vốn xảy ra giữa các khải tượng của hai chương
8 & 9. Chương 6 cần gắn đúng vào điểm nào trong thứ tự các biến cố thì không rõ ràng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 250


lắm, nhưng cũng rất có thể là nó đã xảy ra vào năm đầu đời trị vì của Đa-ri-út, ngay
trước hoặc sau các biến cố của chương 9. Nếu Đa-ni-ên đã từng trải việc xảy ra trong
bữa đại tiệc của Bên-xát-xa cũng như việc ông được giải cứu khỏi hang sư tử rồi, thì các
bằng chứng hiển nhiên đầy ý nghĩa đó về quyền tể trị và quyền năng của Đức Chúa Trời
có thể vốn là phần chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho sự mặc khải phi thường sắp được
phơi bày ra đây.
Tuy nhiên, cơ hội trực tiếp của chương sách nầy là việc Đa-ni-ên khám phá ra lời
tiên tri của Giê-rê-mi, rằng việc thành Giê-ru-sa-lem bị hoang vu sẽ hoàn tất trong 70
năm. Thành ngữ “bởi các sách” có thể hiểu là “trong các sách”. Thêm vào phần truyền
giảng tiên tri bằng miệng, nhà tiên tri Giê-rê-mi còn viết các lời tiên tri của ông thành
sách vào những ngày cuối cùng của thành phố Giê-ru-sa-lem, trước khi nó sa vào tay
người Ba-by-lôn và bị tàn phá. Tuy bản chép đầu tiên của ông đã bị thiêu hủy (Giê-rê-
mi 36:23), vì có sự thúc giục và chỉ dạy của Đức Chúa Trời, Giê-rê-mi đã viết lại lần
thứ hai (Giê-rê-mi 36:28). Bản thân Giê-rê-mi vốn bị số người Do-thái chống Nê-bu-
cát-nết-sa bắt đưa sang Ai-cập ngoài ý muốn của ông để rồi sẽ bị chôn nơi đất khách
trong một nấm mồ vô danh, nhưng phần Kinh điển mà ông đã viết rất kịp thời đó đã tìm
được đường xuyên qua sa mạc và núi non để đi rất xa tới Ba-by-lôn và đến tay Đa-ni-
ên. Chúng ta không biết Đa-ni-ên đã có những lời tiên tri ấy từ bao giờ, nhưng ngụ ý ở
đây là bấy giờ, Đa-ni-ên đã hiểu được trọn vẹn lời tiên báo của Giê-rê-mi rằng 70 năm
mà ông nói tiên tri đó sắp qua rồi. Năm có khải tượng được ghi lại trong Đan 9 là 538
TC, khoảng 67 năm sau khi Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm lần thứ nhất, và Đa-ni-ên bị
đày sang Ba-by-lôn (605 TC).
Giê-rê-mi đã nói tiên tri rằng: “Cả đất nầy sẽ trở nên hoang vu, gở lạ, các nước
nầy sẽ phục sự vua Ba-by-lôn trong 70 năm. Đức Giê-hô-va phán: Khi 70 năm ấy sẽ
mãn, ta sẽ phạt vua Ba-by-lôn và dân người, vì cớ tội ác chúng nó. Ta sẽ phạt xứ người
Canh-đê và biến thành môt nơi hoang vu đời đời” (Giê-rê-mi 25:11, 12). Về sau, Giê-
rê-mi còn thêm vào lời tiên tri nầy: “Vả, Đức Giê-hô-va phán như vầy: Khi bảy mươi
năm sẽ mãn cho Ba-by-lôn, ta sẽ thăm viếng các ngươi, sẽ làm trọn lời tốt lành cho các
ngươi; khiến các ngươi trở về đất nầy. Đức Giê-hô-va phán: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 251


đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự
trông cậy trong lúc cuối cùng của mình. Bấy giờ, các ngươi sẽ kêu cầu ta, sẽ đi và cầu
nguyện ta, và ta sẽ nhậm lời. Các ngươi sẽ tìm ta và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta
hết lòng. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ cho các ngươi tìm được ta, và sẽ đem những kẻ phu
tù các ngươi trở về. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước và mọi
nơi mà ta đã đuổi các ngươi đến, và sẽ đem các ngươi về trong đất mà ta đã khiến các
ngươi bị đày đi khỏi đó” (Giê-rê-mi 29:10-14).
Căn cứ trên những lời tiên tri kỳ diệu nầy, Đa-ni-ên được khích lệ cầu nguyện
cho việc thành Giê-ru-sa-lem được phục hồi và dân Y-sơ-ra-ên được thâu góp trở về.
Tuy bấy giờ, Đa-ni-ên đã quá già và có lẽ cũng không còn đủ sức lực để có thể tự mình
trở lại Giê-ru-sa-lem để được thấy đoàn người hành hương đầu tiên trở về cố quốc. Việc
ấy xảy ra “năm thứ nhất đời Si-ru, vua nước Phe-rơ-sơ” (Ê-xơ-ra 1:1) mà Đa-ni-ên thì ít
ra cũng còn sống cho đến “năm thứ ba đời vua Si-ru nước Phe-rơ-sơ” (Đa-ni-ên 10:1)
và có thể là một số năm sau đó nữa.
Như chúng tôi đã nêu ra trong phần thảo luận về chương 6 trước đây liên hệ đến
Đa-ri-út người Mê-đi, Đa-ri-út vốn được Si-ru bổ nhiệm làm vua Ba-by-lôn. Câu Đa-ni-
ên 9:1 khẳng định rằng Đa-ri-út “đã được lập làm vua cai trị nước người Canh-đê” cho
thấy vua ấy vốn được một uy quyền cao hơn ban cho ngôi vua. Điều nầy hoàn toàn phù
hợp với giả thuyết cho rằng vua ấy đã được Si-ru Đại đế lập làm phó vương Ba-by-lôn.
Việc bổ nhiệm nầy được xác chứng bằng câu “lập làm vua” (Hi-bá-lai văn là homlak)
dường như không phải là một câu đề cập chính Si-ru. Về vấn đề nầy, điều thú vị là trong
Bia Behistun Darius I chỉ cha vua ấy là Hystaspes, vốn cũng được lập làm vua y như
vậy.
Khi nghiên cứu Đa-ni-ên 9:2 với câu nói về “sự hoang vu thành Giê-ru-sa-lem”,
Sir Robert Anderson phân biệt thời gian của cuộc lưu đày với thời gian thành Giê-ru-sa-
lem bị hoang vu. Anderson nói: “Việc không phân biệt giữa nhiều lần trừng phạt khác
nhau là giai đoạn phục dịch (servitude), giai đoạn bị lưu đày (Captivity) và giai đoạn
hoang vu (Desolations) là nguồn của nhiều sai lầm trong việc nghiên cứu sách Đa-ni-ên
và các sách sử ký trong Kinh điển”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 252


Anderson tiếp tục giải thích rằng thời gian dân Y-sơ-ra-ên phục dịch và bị lưu
đày bắt đầu sớm hơn giai đoạn đền thờ bị phá hủy rất nhiều. Tuy các niên đại Anderson
đưa ra không phù hợp với những phát giác khảo cổ học thông thường (606 TC thay vì
605 cho cuộc lưu đày, 589 TC thay vì 586 cho việc đền thờ bị hoang vu, và niên đại của
ông cho chiếu chỉ của Si-ru là 536 TC thay vì 538) nói chung, cách ông đề cập việc lời
tiên tri của Giê-rê-mi được ứng nghiệm rất đáng cho chúng ta suy gẫm. Như chúng tôi
từng thảo luận trước đây trong phần chú giải chương 1, rất có thể là cuộc lưu đày đã bắt
đầu vào cuối năm 605 TC, là lúc một số ít người như Đa-ni-ên và các bạn ông với một
số người thuộc hoàng gia khác nữa, đã bị đưa sang Ba-by-lôn làm con tin. Cuộc bắt đi
đày quan trọng đã chưa xảy ra trước khoảng bảy năm sau đó. Theo Donald J.Wiseman,
niên đại chính xác của lần bắt đi đày quan trọng đầu tiên là 16 tháng 3 dl năm 597 TC,
sau khi Giê-ru-sa-lem thất thủ tiếp sau một cuộc nổi loạn ngắn ngủi chống lại sự cai trị
của Ba-by-lôn. Bấy giờ, có khoảng 60.000 người Do-thái đã bị bắt đi.
Cuối cùng, thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy năm 586 TC, mà theo Anderson, thì
đây là sự phá hoang Giê-ru-sa-lem theo lời tiên tri đặc thù của Giê-rê-mi 25:11, cũng
từng được đề cập trong I. Sử Ký 36:21 và Đa-ni-ên 9:2.
Lời tiên tri chính xác trong Giê-rê-mi 25:11, 12 báo trước rằng vua Ba-by-lôn sẽ
bị trừng phạt khi 70 năm ấy chấm dứt. 29:10 tiên báo dân sự sẽ hồi hương sau 70 năm.
Vì các lý do ấy, người ta có thể nghi ngờ chẳng hay cách đánh giá Đa-ni-ên 9:2 đề cập
việc chính đền thờ bị phá hủy của Anderson có giá trị hay không. Việc Ba-by-lôn bị
trừng phạt và dân Y-sơ-ra-ên trở về xứ dĩ nhiên là đã xảy ra khoảng hai mươi năm trước
khi chính đền thờ được xây dựng lại, và trên dưới 70 năm sau cuộc lưu đày bắt đầu vào
năm 605 TC. Rất có thể rằng cách giải nghĩa thích đáng nhất, là xem như thành ngữ “sự
hoang vu thành Giê-ru-sa-lem trong 9:2 chỉ về giai đoạn từ 605 TC đến 539 TC cho việc
trừng phạt Ba-by-lôn, và năm 538 TC là năm dân Do-thái hồi hương.
Cách xác định thành ngữ “sự hoang vu thành Giê-ru-sa-lem” (Đa-ni-ên 9:2) như
vậy được từ ngữ dịch là “hoang vu” theo số nhiều, rõ ràng là bao gồm luôn các vùng phụ
cận Giê-ru-sa-lem hậu thuẫn cho. Cùng một thành ngữ ấy cũng từng được dịch là “mọi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 253


nơi đổ nát” trong Ê-sai 51:3 ( 52:9). Thật ra thì đất đai trước kia dưới quyền kiểm soát
của Giê-ru-sa-lem đã bị tàn phá cả trước năm 605 là năm Giê-ru-sa-lem thất thủ.
Tuy đáng lẽ nên xem Đa-ni-ên 9:2 là giai đoạn 605-530 TC thì hơn, Anderson có
thể cũng phân biệt rất đúng giai đoạn dân Y-sơ-ra-ên bị bắt đi đày với giai đoạn Giê-ru-
sa-lem bị phá hoang như ông đã làm. Xa-cha-ri 1:12, khi đề cập việc Đức Chúa Trời phá
hủy các thành phố của xứ Giu-đa 70 năm, có lẽ đã mở rộng nó ra cho đến thời kỳ đền
thờ được xây cất lại. Điều nầy được vạch rõ trong 1:16 là câu nhấn mạnh rằng: “Vậy
nên, Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta lấy lòng thương xót trở về cùng Giê-ru-sa-lem,
nhà ta sẽ xây lại trong nó, dây mực sẽ giăng trên Giê-ru-sa-lem. Đức Giê-hô-va vạn quân
phán vậy”. Điều có ý nghĩa nhất là việc hồi hương đã xảy ra trước sau 70 năm sau khi
thành Giê-ru-sa-lem thất thủ năm 605 TC, và việc xây lại đền thờ (515 TC) đã xảy ra
trên dưới 70 năm sau ngày thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy (586 TC), giai đoạn sau cách
giai đoạn trước khoảng hai mươi năm. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, việc ứng
nghiệm đã không xảy ra thật chính xác là nhằm đúng cùng một ngày, như Anderson đã
cố gắng chứng minh. Dường như đây chỉ là một con số tròm trèm gần đúng, trong khi
người ta lại chờ đợi một con số tròn là 70. Do đó, giai đoạn giữa 605 và 538 TC sẽ là
trước sau 67 năm, và việc lại cung hiến (khánh thành) đền thờ vào tháng ba dl năm 515
TC sẽ là chưa đầy 70 năm sau ngày đền thờ bị phá hủy vào tháng tám dl năm 586 TC.
Theo như Đa-ni-ên 9:2 ngụ ý muốn nói, thì Đa-ni-ên nhận thức được rằng thì giờ
mà dân Y-sơ-ra-ên được hồi hương đã gần lắm rồi. Bảy mươi năm lưu đày đã sắp kết
thúc. Một khi dân Y-sơ-ra-ên trở về xứ, quyền năng sắp xếp thần hựu sẽ ngăn trở không
cho họ làm ứng nghiệm việc xây lại đền thờ, cho đến khi nào 70 năm đã qua đi sau ngày
đền thờ bị phá hủy.
Nhiều nguyên tắc đã nẩy sinh, căn cứ vào câu Đa-ni-ên đề cập lời tiên tri của Giê-
rê-mi. Trước hết, Đa-ni-ên hiểu 70 năm theo nghĩa đen, và tin rằng sẽ có sự ứng nghiệm
theo nghĩa đen. Tuy Đa-ni-ên vốn rất quen thuộc với hình thức mặc khải biểu tượng mà
thỉnh thoảng Đức Chúa Trời vẫn dùng để phác họa ra toàn cảnh các biến cố tiên tri, ông
đã giải nghĩa Giê-rê-mi theo nghĩa đen, vì ông đang trông đợi Đức Chúa Trời làm ứng
nghiệm lời phán của Ngài.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 254


Thứ hai, Đa-ni-ên vốn nhận thức hết sức rõ ràng rằng Lời Đức Chúa Trời chỉ ứng
nghiệm trên nền tảng là lời cầu nguyện và điều đó khiến ông khẩn thiết cầu thay càng
hơn như chương sách nầy đã ghi lại. Một mặt, Đa-ni-ên biết chắc chắn rằng các chủ đích
và quyền tể trị của Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm lời tiên tri của Ngài. Mặt khác,
ông cũng thừa nhận vai trò trung gian của con người, nhu cầu phải có đức tin và cầu
nguyện, và tính cách cấp bách của việc phải đáp ứng lại với trách nhiệm của con người
khi điều đó có liên hệ với chương trình của Đức Chúa Trời. Thói quen cầu nguyện mỗi
ngày ba lần với các cửa sổ mở rộng hướng về thành Giê-ru-sa-lem đang hoang tàn của
Đa-ni-ên, cho thấy tấm lòng của riêng ông đối với những điều thuộc về Đức Chúa Trời,
và mối bận tâm của ông đối với thành phố Giê-ru-sa-lem.
Thứ ba, ông thừa nhận nhu cầu phải ăn năn tội trước khi được phục hồi địa vị.
Với bối cảnh phong phú của chương trình tiên tri đã được mặc khải qua trung gian của
Giê-rê-mi đó, chính sinh hoạt cầu nguyện của Đa-ni-ên và mối bận tâm của ông đối với
Giê-ru-sa-lem là trung tâm tôn giáo của dân Y-sơ-ra-ên, Đa-ni-ên đã thực hiện nhiệm vụ
xưng tội và cầu thay với Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp của ông.
Vì đây là lần đầu tiên Đa-ni-ên đã dùng từ ngữ “Chúa” hay “Đức Giê-hô-va”
trong 9:2, từ ấy được nhắc lại trong mấy câu 4,10,13,14,20, các nhà phê bình đã lợi dụng
việc đó để lý luận chống lại tính cách chân thực của khúc sách nầy và bài cầu nguyện
tiếp sau đây.

9.2 Đa-ni-ên Chuẩn Bị Cầu Nguyện (Đa-ni-ên 9:3-4)

“3Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời, lấy sự khấn nguyện, nài xin, với
sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm. 4Vậy, ta cầu nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời
ta, và ta xưng tội cùng Ngài mà rằng: Ôi! Chúa là Đức Chúa Trời cao cả và đáng khiếp
sợ! Ngài giữ lời giao ước và sự nhân từ đối với những kẻ yêu Ngài và giữ các điều răn
Ngài”.
Được khích lệ vì biết rõ ý định của Đức Chúa Trời sẽ phục hồi thành Giê-ru-sa-lem, giờ
đây Đa-ni-ên tìm cách chuẩn bị thật đầy đủ để dâng lên những lời xưng tội và khẩn xin

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 255


với Đức Giê-hô-va. Mọi yếu tố có thể có được cho phần chuẩn bị đều được bao gồm vào
đó. Trước hết, ông tuyên bố: “Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời”. Đây là hình
thức để bắt đầu, khi Đa-ni-ên xây khỏi mọi việc khác để tập trung vào sự cầu nguyện
với Chúa của ông. Nó bao gồm đức tin, sự dâng mình và sự thờ phượng. Hoạt động cầu
nguyện của ông vốn nhằm một cứu cánh đặc thù được diễn tả bằng từ ngữ “tìm”. Nó
phải đi trước các hi vọng tìm nền tảng cho việc những lời cầu nguyện của ông sẽ được
nhậm. Thái độ của tâm trí và chủ ý vững vàng của ông giờ đây được vạch rõ là bổ túc
cho lời cầu nguyện, nài xin của ông, tức là sự cầu nguyện nói chung và những lời khẩn
xin đặc thù. Tiếp theo đó, là mọi điều phụ thuộc khác cho sự câu nguyện mà chúng ta
đều biết, tức là kiêng ăn để khỏi bị thức ăn ám ảnh khiến chúng ta xao lãng, bị chia trí
trong khi cầu nguyện, mặc bao gai để gạt qua một bên các y phục thông thường, nhường
chỗ cho loại quần áo thô sơ ám chỉ các nhu cầu hạ cấp, và đội tro, biểu tượng truyền
thống cho sự đau buồn và hạ mình. Tắt một lời là Đa-ni-ên không bỏ qua một điều gì cả,
để lời cầu nguyện của ông sẽ có tính cách nhiều thuyết phục và có hi vọng được thành
công hơn. Nếu Đức Chúa Trời vốn coi trong những lời cầu nguyện ngắn gọn nhất, như
kinh nghiệm của Nê-hê-mi 2:4 vạch rõ, lời cầu nguyện muốn được linh nghiệm phải
kèm theo đức tin vào Lời Đức Chúa Trời, vào thái độ của tâm trí và tấm lòng, tính cách
riêng tư, và lời xưng tội, khẩn xin không vội vàng hấp tấp. Các con dấu đã được đóng
vào lời cầu nguyện linh nghiệm của Đa-ni-ên là sự hạ mình, cung kính và khẩn thiết của
ông.
Trong phần bắt đầu bài cầu nguyện Đức Giê-hô-va của ông, Đa-ni-ên nương trên
sự kiện vẻ uy nghi của thân vị Đức Chúa Trời và quyền phép vĩ đại của Ngài biểu hiện
đặc biệt trong việc Ngài làm ứng nghiệm các lời hứa giao ước và tỏ lòng khoan dung đối
với những người yêu mến và tuân giữ các điều răn Ngài. Như Nelson Glueck đã vạch rõ
trong công trình nghiên cứu của ông về từ ngữ “nhân từ” (mercy: khoan dung, thương
xót) là hesed, từ nầy chẳng những nói lên ý “tha thứ” mà còn hàm ý là thành tín trong
việc Ngài giữ giao ước giữa chính Ngài với dân Y-sơ-ra-ên. Sự thành tín đó của Đức
Chúa Trời đối với giao ước Ngài tương phản rõ rệt với sự bất trung không giải thích nổi
của dân Y-sơ-ra-ên. Như vậy, ngay trong phần bắt đầu bài cầu nguyện của mình, Đa-ni-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 256


ên vốn tin quyết vào tính cách vĩ đại và thiện hảo của Đức Chúa Trời. Vấn đề của ông
là các con cái Y-sơ-ra-ên đã phạm tội, vi phạm giao ước, đã tự chuốc lấy cho mình sự
đoán phạt mà lòng thành tín của Đức Chúa Trời phải giáng xuống theo những lời Ngài
đã hứa.

9.3 Bài Cầu Nguyện Xưng Tội Của Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 9:5-14)

“5Chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn
nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài. 6Chúng tôi đã không nghe các
tôi tớ Ngài là các đấng tiên tri, đã lấy danh Ngài mà nói cùng các vua, các quan trưởng,
các tổ phụ chúng tôi và cùng cả dân trong đất. 7Hỗi Chúa, sự công bình thuộc về Ngài,
còn sự hổ mặt về chúng tôi, như ngày nay; sự ấy bao trùm người Giu-đa, dân cư Giê-ru-
sa-lem, hết thảy người Y-sơ-ra-ên ở gần ở xa, trong mọi nước mà Ngài đã làm cho họ
tan tác, vì cớ những sự gian ác họ đã phạm nghịch cùng Ngài. 8Hỡi Chúa, sự hổ mặt
thuộc về chúng tôi, về các vua, các quan trưởng, các tổ phụ chúng tôi, bởi chúng tôi đã
phạm tội nghịch cùng Ngài. 9Những sự thương xót và tha thứ đều thuộc về Chúa là Đức
Chúa Trời chúng tôi; bởi chúng tôi đã bạn nghịch cùng Ngài. 10Chúng tôi đã chẳng nghe
lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, đặng bước đi trong luật pháp mà Ngài đã cậy
tôi tớ Ngài là các đấng tiên tri để trước mặt chúng tôi. 11Hết thảy người Y-sơ-ra-ên đã
phạm luật pháp Ngài và xây đi để không vâng theo tiếng Ngài. Vậy nên sự rủa sả, và thề
nguyền chép trong luật pháp Môi-se là tôi tớ Đức Chúa Trời, đã đổ ra trên chúng tôi, vì
chúng tôi đã phạm tội nghịch cùng Ngài. 12Ngài đã làm cho chắc các lời đã phán nghịch
cùng chúng tôi, cùng các quan án đã đoán xét chúng tôi, mà khiến tai vạ lớn đến trên
chúng tôi; vì khắp dưới trời chẳng hề có tai vạ nào giống như đã làm ra trên Giê-ru-sa-
lem. 13Cả tai vạ nầy đã đến trên chúng tôi như có chép trong luật pháp Môi-se; mà chúng
tôi cũng không nài xin ơn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, đặng xây bỏ khỏi sự gian
ác mình và thấu rõ đạo thật của Ngài. 14Bởi cớ đó, Đức Giê-hô-va ngắm xem và giáng
tai vạ ấy trên chúng tôi; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi là công bình trong mọi
việc Ngài làm. chỉn chúng tôi không vâng theo tiếng Ngài”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 257


Sau khi nhớ lại giao ước và lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, Đa-ni-ên bắt đầu
bài cầu nguyện xưng tội của mình. Bản thân ông vốn là một trong số các nhân vật quan
trọng trong Cựu Ước được cho là không hề phạm vào một số tội lỗi. Ở đây, ông không
nói về tội lỗi của riêng mình, mà tự đồng nhất hóa với tội lỗi của toàn dân và với trách
nhiệm tập thể mà Đa-ni-ên tham dự, cả trong những lời hứa ban phước hạnh, lẫn những
lời cảnh cáo đoán phạt của Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên đã không tự tách rồi chính mình
hay dân tộc mình ra khỏi lời xưng tội của ông. Như Calvin đã vạch rõ trong sách chú
giải của ông, phạm vi tội lỗi của họ được mô tả theo bốn phương diện: thứ nhất, họ đã
phạm tội (Hi văn hãtã'nu) có nghĩa là một tội ác hay vi phạm nghiêm trọng. Thứ hai họ
làm sự trái ngược, bất công; thứ ba họ ăn ở hung dữ, gian ác, và thứ tư, đã phạm tội như
vậy, là họ đã bạn nghịch, tức là đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài, nghĩa là đã
trở thành những kẻ phản loạn, chối bỏ các giới luật và điều răn của Đức Chúa Trời.
Moses Stuart ghi nhận: “Cấu trúc trái ngược nhau của câu văn nổi bật rõ rệt. Quay lưng
lại với việc tuân thủ giới mạng Đức Chúa Trời để lâm vào tâm trạng của những kẻ phản
loạn, là kết cuộc của tội ác, mà như vậy là Đa-ni-ên đã xét nét rất phải lẽ việc ấy. Số rất
nhiêù động từ đã được dùng ở đây cho thấy mục đích của người nói là xưng nhận mọi
tội lỗi đủ thứ trong phạm vi thật đầy đủ của nó”.
Tính cách đáng ghét của tội lỗi họ được khuếch đại trong câu 6 bằng sự kiện họ
khinh dể các nhà tiên tri mà Đức Chúa Trời đã phái đến với họ. Sự khinh dể và không
vâng lời các nhà tiên tri vốn là đặc điểm của mọi giai cấp trong dân Y-sơ-ra-ên, gồm cả
các vua, các quan trưởng, các cấp lãnh đạo khác, được đề cập là “các tổ phụ chúng tôi”,
và cuối cùng là “cả dân trong đất”. Ngay cả vào những thời kỳ phục hưng như dưới thời
trị vì của Ê-xê-chia, khi các sứ giả của vua đi khắp xứ kêu gọi dân chúng hãy đến dự Lễ
Vượt Qua tại Giê-ru-sa-lem, Kinh Thánh chép rằng nhiều kẻ đã “chê cười nhạo báng
chúng” (II. Sử Ký 30:10). Như Leupold diễn tả, việc dân Y-sơ-ra-ên khinh dể, từ bỏ các
giềng mối và lệ luật của Ngài trong câu 5 và việc họ khinh dể các nhà tiên tri, là “khởi
điểm của mọi xáo trộn luân lý”.
Trong hai câu 7&8, Đa-ni-ên nêu lên nét tương phản giữa sự công chính của Đức
Chúa Trời với bộ mặt xấu hổ của dân Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời vốn công bình trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 258


việc Ngài đoán phạt dân Y-sơ-ra-ên, và sự khổ nạn của họ không hề là phản ảnh của các
thuộc tính của Đức Chúa Trời đã hành động như thù địch đối với họ. Trái lại, sự hổ mặt
khiến họ bị các dân tộc khác nhau cười, là do việc họ tự ý chối bỏ và phản loạn cùng
Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên kể ra những kẻ vốn có liên hệ đặc biệt với sự việc đó: Trước
hết, là người Giu-đa và dân cư Giê-ru-sa-lem, tức là vương quốc Giu-đa, đã bị người
Ba-by-lôn bắt đi đày và thứ hai là “hết thảy người Y-sơ-ra-ên ở gần ở xa” tức là luôn cả
mười chi phái của vương quốc Y-sơ-ra-ên đã bị đày sang A-sy-ri năm 721 TC. Việc toàn
thể con cái Y-sơ-ra-ên bị tan lạc “trong mọi nước” không phải sở dĩ xảy ra chỉ là do một
tội duy nhất nào đó, nhưng là do sự sa ngã từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, đã không tuân
thủ Luật pháp và quan tâm chú ý đến các nhà tiên tri.
Trong câu 8, những kẻ hổ mặt được kể ra theo từng giai cấp xã hội, tức là “các
vua”, “các quan trưởng” và “các tổ phụ chúng tôi”. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đã
không chừa một giai cấp nào, nhưng là tùy theo tội lỗi và sự phản loạn của họ. Trong
khúc sách nầy, cũng như trong lời xưng tội của Đa-ni-ên trước đây, ông không hề dùng
lời lẽ nhằm giấu giếm, nhưng đề cập những vi phạm và tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên mà
không hề cố gắng biện hộ cho họ.
Frederick A.Tatjort tóm tắt Đa-ni-ên 9:5-8 như sau: “Những từ ngữ phong phú
chồng nhất lên nhau mà ông dùng, không hề là những lời lặp đi lặp lại, mà trái lại, là do
ông muốn tìm cách để diễn tả bằng tất cả những lời lẽ có thể có được, tầm quan trọng
của thói quen phạm tội của chính ông và dân tộc ông. Họ đã phạm tội vì sai lạc chánh
đạo, họ cố ý bất trung để hành động lệch lạc, để làm điều gian ác, vì ngoan cố, cứng đầu,
họ đã cố tình phản loạn, lìa bỏ Mười Điều Răn và cả giới mạng. Chiếc chén tội lỗi của
họ đã đầy. Sự vi phạm của họ còn nặng nề thêm do sự kiện các nhà tiên tri đã được phái
đến với họ với thông điệp của Đức Chúa Trời, nhưng họ đã từ chối không chịu nghe. Tất
cả mọi người đều bị bao gồm vào đó: các nhà cầm quyền, các cấp lãnh đạo (dĩ nhiên, từ
ngữ “tổ phụ” ở đây được dùng theo nghĩa bóng chứ không phải nghĩa đen) và toàn dân.
Đức Chúa Trời vốn hoàn toàn công bằng, nhưng bộ mặt xấu hổ của mọi người đã nói
lên tội phạm của chính họ. Sự hổ mặt cũng không bị giới hạn cho chỉ xứ Giu-đa và Giê-
ru-sa-lem mà thôi, nhưng cũng nghiệm đúng cho toàn thể người Y-sơ-ra-ên ở khắp nơi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 259


trên thế giới nữa. Dĩ nhiên, việc họ bị tan lạc là hình phạt dành cho chính sự bất trung
của họ đối với Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên hoàn toàn hòa mình với dân mình khi thừa
nahận những việc làm sai trái của họ và xưng nhận công khai rằng sự hổ mặt của họ
hoàn toàn do sự sửa phạt công bằng: họ đã phạm tội cùng Đức Chúa Trời”.
Sau khi đã đặt tương phản sự công chính của Đức Chúa Trời với tội lỗi của dân
Y-sơ-ra-ên, bây giờ Đa-ni-ên quay sang sự tương phản giữa lòng thương xót tha thứ của
Đức Chúa Trời so với tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên trong câu 9. Từ ngữ thương xót ở đây
khác với chữ trong 9:4, và được dịch rất đúng. Tuy Đức Chúa Trời là một Đức Chúa
Trời công chính, Ngài cũng là một Đức Chúa Trời thương xót nữa. Dĩ nhiên là chính
trên nền tảng nầy, Đa-ni-ên đã dâng lên lời khẩn xin của ông. Khi làm như vậy, ông đã
chuyển từ ngôi thứ hai khi trực tiếp dâng lên lời xưng tội với Đức Chúa Trời, sang ngôi
thứ ba, dường như là để nhấn mạnh cho tất cả những ai sẽ lắng nghe một chân lý, một
sự kiện thần học giờ đây được đưa vào để làm nền tảng cho phần còn lại trong bài cầu
nguyện của ông. “Số nhiều của các danh từ nầy (thương xót và tha thứ) nói lên cường
độ bộc lộ, hay là phạm vi hoạt động rộng rãi cứ được tiếp tục của các đức tính hay thuộc
tính ấy”.
Trái ngược với việc nhắc lại những ơn thương xót và tha thứ của Đức Chúa Trời,
bây giờ Đa-ni-ên lao mình vào việc kể lại phạm vi rộng lớn của các tội lỗi của dân Y-
sơ-ra-ên trong mấy câu 10,11. Một lần nữa, Đa-ni-ên nhắc lại các sự kiện dân Y-sơ-ra-
ên không nghe theo tiếng phán của Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời họ. Họ đã không
bước đi theo luật pháp Ngài như các tôi tớ Ngài là những nhà tiên tri đã truyền giảng
cho họ. Từ ngữ được dịch là “luật pháp” trong câu 10 nghĩa đen là “giáo huấn” ( Ê-sai
1:10 và tt). Không phải chỉ có một vài kẻ phản loạn, mà “hết thảy người Y-sơ-ra-ên đã
phạm luật pháp Ngài, đến nỗi xây đi...” Chính vì sự sa ngã, thất bại và phản loạn dai
dẳng đó đối với Đức Chúa Trời, mà lời tiên tri được truyền rao để nguyền rủa dân Y-sơ-
ra-ên như đã được “chép trong luật pháp Môi-se là tôi tớ Đức Chúa Trời” phải được đem
ra áp dụng.
Chẳng hạn như trong Phục truyền luật lệ ký, các điều kiện cho các phước lành và
rủa sả đều được vạch trần chi tiết trước mặt dân Y-sơ-ra-ên. Nếu họ vâng giữ, họ sẽ được

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 260


đầy đủ các phước lành cả tạm thời lẫn thuộc linh, của Đức Chúa Trời. Nếu họ bất tuân,
Đức Chúa Trời sẽ tiêu diệt họ, và khiến họ tan lạc khắp đất. Môi-se đã vạch ra hết sức
rõ ràng rằng tình trạng của dân Y-sơ-ra-ên dĩ nhiên là tuyệt vọng, nếu họ không chịu
vâng lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Phần lớn của Phục truyền 28 được dành để kể ra
những lời nguyền rủa đó, kẻ cả lời tiên tri cảnh cáo việc dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị đánh cho
tan lạc khắp thế giới (Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:63-65) mà hậu quả là sự sống và tương
lai bấp bênh của họ sẽ là đặc điểm cho từng cá nhân người Y-sơ-ra-ên.
Mấy lời nầy của Môi-se: “Hễ Đức Giê-hô-va lấy làm vui mà làm lành và gia thêm
cho các ngươi thể nào, thì Đức Giê-hô-va cũng sẽ lấy làm vui mà làm cho các ngươi hư
mất và tiêu diệt các ngươi thể ấy. Các ngươi sẽ bị truất khỏi xứ mà mình vào nhận lấy,
và Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc ngươi trong các dân từ cuối đầu nầy của đất đến cuối đầu
kia; tại đó, ngươi sẽ hầu việc các thần khác bằng cây và bằng đá mà người và tổ phụ
ngươi không hề biết. Trong các nước ấy, ngươi không được an tịnh, bàn chân ngươi
không được nghỉ ngơi, nhưng tại đó Đức Giê-hô-va sẽ ban cho ngươi một tấm lòng run
sợ, mắt mờ yếu, và linh hồn hao mòn. Sự sống ngươi vẫn không chắc trước mặt ngươi,
ngày và đêm ngươi hằng sợ hãi, khó liệu bảo tồn sự sống mình. Bởi có sự kinh khủng
đầy dẫy lòng ngươi, và bi cảnh mắt ngươi sẽ thấy, nên sớm mai ngươi sẽ nói: Chớ chi
được chiều tối rồi! Chiều tối ngươi sẽ nói: Chớ chi được sáng mai rồi!” (Phục Truyền
Luật Lệ Ký 28:63-67) thật đáng buồn biết bao! Ở đây, Đa-ni-ên muốn đề cập những
khúc sách và những lời cảnh cáo tương tự như thế của Đức Chúa Trời.
G.E.Mendenhall đã chứng minh rằng phần hình thức của giao ước với Môi-se
vốn có nhiều chỗ đi đôi khít khao với một số các hiệp ước được ký kết giữa một Nhà
Vua Lớn với các chư hầu của mình trong Đế quốc Hê-tít. Tiếp theo một loạt những
phước lành là sự rủa sả điển hình cũng được minh họa trong Lê-vi Ký 26:14-39 và Phục
Truyền Luật Lệ Ký 27:1-28:68. Những lời cảnh cáo được trời và đất chứng giám ( Đa-
ni-ên 4:26; Ê-sai 1:2) và hình thức của chúng vốn tương tự với nhiều khúc sách trong
Cựu Ước.
Trong mấy câu 12-14, Đa-ni-ên kể ra những điều xấu mà Đức Chúa Trời sẽ giáng
trên họ như hậu quả của tội lỗi họ. Khi giáng sự đoán phạt như vậy trên dân Y-sơ-ra-ên

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 261


là Ngài “làm cho chắc các lời đã phán nghịch cùng chúng tôi, cùng các quan án đã đoán
xét chúng tôi” ( 1:10-31; Mi-chê 3:1-12). Trên hết, thì sự đoán phạt khủng khiếp khác
nữa là chính sự tàn phá Giê-ru-sa-lem, vốn là đòn cuối cùng giáng trên sự kiêu ngạo và
tự cao của dân Y-sơ-ra-ên.
Thêm vào với tất cả các tội lỗi trước đây, trong cơn cùng cực, dân Y-sơ-ra-ên đã
không quay trở lại với Đức Giê-hô-va bằng sự cầu nguyện “chúng tôi cũng không nài
xin ơn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, đặng xây bỏ sự gian ác và thấu rõ đạo thật
của Ngài”. Ngay giữa lúc sự đoán phạt công bình của Đức Chúa Trời bộc lộ một cách
khủng khiếp như vậy, cũng không có sự phục hưng, không có việc quay trở lại cùng Đức
Chúa Trời; các nhà cầm quyền và toàn dân đều miệt mài như nhau trong các đường lối
gian ác của họ. Điều Đa-ni-ên muốn nói, ấy là Đức Chúa Trời không thể chọn cách nào
khác, tuy Ngài vốn là Đức Chúa Trời thương xót, mà một khi lòng thương xót đã bị
khinh dể, thì đoán phạt là điều không thể tránh né vào đâu được nữa. Cho nên Đa-ni-ên
đã kết luận thật chí lý trong câu 14 rằng: “Bởi cớ đó, Đức Giê-hô-va ngắm xem và giáng
tai vạ ấy trên chúng tôi, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi là công bình trong mọi
việc Ngài làm, chỉn chúng tôi không vâng theo tiếng Ngài”. Porteous ghi nhận rằng từ
ngữ “ngắm xem” cũng có thể dịch là “sẵn sàng” hay “chăm chú theo dõi” chính là từ
ngữ mà Giê-rê-mi đã dùng khi ông nói thế nào Đức Chúa Trời vẫn tỉnh thức giữ lời Ngài
phán đặng làm cho trọn (Giê-rê-mi 1:12; 31:28; 44:27). Đức Giê-hô-va vốn thành tín
giữ lời Ngài cả trong lời chúc phước lẫn rủa sả, là điều chắc đã khích lệ Đa-ni-ên trong
việc báo trước cuộc lưu đày sắp kết thúc.

9.4 Đa-ni-ên Khẩn Xin Tha Thứ Và Trùng Hưng (Đa-ni-ên 9:15-19)

“15Bây giờ, hỡi Chúa là Đức Chúa Trời chúng tôi, Ngài đã lấy tay mạnh đem dân
Ngài ra khỏi đất Ê-díp-tô, đã làm nên cho mình một danh tiếng như ngày nay; còn chúng
tôi đã phạm tội, đã làm việc ác. 16Hỡi Chúa, tôi cầu xin Chúa cứ mọi sự công bình Ngài
khiến cơn giận và thạnh ộ của Ngài xây khỏi thành Giê-ru-sa-lem Ngài, tức là núi thánh
Ngài; vì ấy là bởi tội lỗi chúng tôi và sự gian ác tổ phụ chúng tôi mà Giê-ru-sa-lem và

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 262


dân Ngài phải chịu những kẻ ở chung quanh chúng tôi sỉ nhục. 17Cho nên bây giờ, hỡi
Đức Chúa Trời chúng tôi, xin đoái nghe lời khấn nguyện nài xin của kẻ tôi tớ Ngài! Xin
vì cớ Chúa, hãy rạng mặt Ngài ra trên nơi thánh vắng vẻ của Ngài! 18Hỡi Đức Chúa
Trời tôi, xin ghé tai và nghe. Xin mở mắt nhìn xem những nơi hoang vu của chúng tôi,
và thành đã được xưng bởi danh Ngài! Không phải cậy những sự công bình mình mà
chúng tôi nài xin Ngài, nhưng cậy những sự thương xót cả thể của Ngài. 19Hỡi Chúa!
hãy dủ nghe; hỡi Chúa! hãy tha thứ; hỡi Chúa! hãy để ý và làm đi. Hỡi Đức Chúa Trời
tôi! vì cớ chính Ngài, xin chớ trì hưỡn; vì thành Ngài và dân Ngài đã được xưng bằng
danh Ngài”.
Theo diễn biến của tư tưởng sau khi đã đạt nền vững chắc bằng lời xưng tội và
thừa nhận sự công chính, thương xót của Đức Chúa Trời, bây giờ, Đa-ni-ên quay sang
phần gánh nặng của bài cầu nguyện là xin Đức Chúa Trời - theo đức công chính và lòng
thương xót của Ngài - hãy tha thứ và phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên. Khi trình bày
lời khẩn xin của mình, trước hết Đa-ni-ên viện dẫn việc Đức Chúa Trời đã bày tỏ quyền
phép và sự tha thứ của Ngài bằng cách giải cứu dân Y-sơ-ra-ên Ngài khỏi Ai-cập. Khi
làm như vậy, chẳng những Đức Chúa Trời đã bày tỏ lòng tha thứ, mà cả quyền phép của
Ngài nữa nên đã được “danh tiếng” giữa các dân các nước vì đã bày tỏ quyền năng Ngài
như thế. Việc dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu khỏi Ai-cập, theo nhiều phương diện, vốn
là phần minh họa của Cựu Ước làm tiêu chuẩn cho quyền phép của Đức Chúa Trời và
khả năng của Ngài để giải thoát dân Ngài. Tương phản với việc đó, thì trong Tân Ước,
sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ là tiêu chuẩn của quyền năng Ngài (Ê-phê-sô
1:19, 20). Trong nước thiên-hi-niên tương lai của Đấng Christ, tiêu chuẩn của quyền
phép Đức Chúa Trời sẽ là việc thâu góp dân Y-sơ-ra-ên lại và phục hồi địa vị cho họ
trong xứ (Giê-rê-mi 16:14, 15). Trong số những chứng minh quan trọng cho quyền phép
liên hệ với dân Y-sơ-ra-ên, là ba lần họ bị tan lạc và thâu góp trở lại trong xứ. Đức Chúa
Trời đã cho phép họ đến Ai-cập, rồi giải thoát họ trong Xuất Ê-díp-tô ký. Ngài đã trừng
phạt họ bằng những cuộc lưu đày, nhưng giờ đây Đa-ni-ên đang khẩn xin Ngài đưa dân
Ngài trở về xứ và thành phố của họ. Cuộc tập họp dân Y-sơ-ra-ên lần cuối cùng trong
tương lai liên hệ với thiên-hi-niên sẽ là hành động làm ứng nghiệm lời tiên tri sau cùng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 263


trong A-mốt 9:11-15, khi dân Y-sơ-ra-ên sẽ được thâu góp lại để sẽ chẳng bao giờ còn
bị tan lạc nữa. Trong cả những lần làm tan lạc và thâu góp trở lại, sự công chính, quyền
phép và lòng thương xót nhân từ của Đức Chúa Trời đã được bộc lộ hết sức hiển nhiên.
Sau khi đưa vào cái tư tưởng về việc Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi
Ai-cập, một lần nữa Đa-ni-ên tỏ ra đau lòng về sự gian ác của dân Y-sơ-ra-ên, điều
dường như đang ngăn chặn con đường trùng hưng của họ. Ông vạch rõ: “Chúng tôi đã
phạm tội, đã làm việc ác” - là nốt cao nhất trong bài cầu nguyện của ông - tuy nhiên, ông
vẫn tiếp tục khẩn xin cho dân Y-sơ-ra-ên được tha thứ và phục hồi địa vị.
Stuart tóm tắt câu 15 như sau: “Đến đây thì bắt đầu lời van xin của người phát
ngôn, ít nhất thì câu nầy cũng chuẩn bị cho lời khẩn nài ấy. Luận cứ được đưa ra là thế
nầy: “Lạy Đức Chúa Trời, Đấng từng thực hiện nhiều lần giải cứu dân Ngài cách diệu
kỳ trong quá khứ, do đó được danh tiếng lẫy lừng, xin hãy lặp lại những việc làm kỳ
diệu đó để tăng thêm danh tiếng mà Ngài vốn đã có rồi! Ngài đã đưa chúng tôi ra khỏi
cuộc lưu đày tại Ai-cập thể nào, thì xin cũng đưa chúng tôi ra khỏi cuộc lưu đày tại Ba-
by-lôn đây y như thế. Do hành động trong quá khứ, danh tiếng Ngài vẫn còn lẫy lừng
đến tận ngày nay. Chúng tôi đã phạm tội, vv... là cảm thức sâu xa về sự ăn năn hối hận
của người phát ngôn khi lặp lại lời xưng tội”.
Khi dâng lên lời khẩn xin từ câu 15 đến 19, Đa-ni-ên chỉ gọi Đức Chúa Trời bằng
“Adonai” và “Elohim” chứ không dùng danh từ Giê-hô-va như ông đã làm từ câu 4-14.
Điều khá lạ lùng là đa số các nhà giải kinh đã bỏ qua sự thay đổi cách gọi tên đó.
Montgomery lại còn đi xa đến độ đưa tên Giê-hô-va vào bản dịch của ông, tuy ông có
lưu ý việc đó trong bài phê bình tiếng Hi-bá-lai hiện nay của mình. Cách giải nghĩa
dường như là khi Đa-ni-ên dùng tên Adonai, là ông ngụ ý thừa nhận quyền tể trị tuyệt
đối của Đức Chúa Trời trên ông với tư cách là vị Chúa tể.
Khi trình bày lời khẩn xin đặc thù của mình, điều rất có ý nghĩa là Đa-ni-ên lại
kêu gọi một lần nữa đến đức công chính của Đức Giê-hô-va trong câu 16. Tuy ông báo
trước rằng niềm hi vọng về việc phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên hoàn toàn tùy thuộc
vào lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên vẫn thừa nhận là điều đó còn phải “cứ
(tùy theo) mọi sự công bình Ngài” nữa. Ở đây, ông ngụ ý đề cập toàn thể hệ thống phục

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 264


hòa với Đức Chúa Trời bằng tế lễ đã được Đức Chúa Giê-xu Christ hoàn tất hoàn hảo.
Đa-ni-ên thừa nhận rằng dầu sao, cũng không hề có mâu thuẫn giữa sự công chính và
lòng thương xót tha thứ của Đức Chúa Trời. Cùng một bộ Kinh điển tiên báo sự đoán
phạt dân Y-sơ-ra-ên, cũng báo trước việc họ sẽ được phục hồi địa vị, và sở dĩ Đức Chúa
Trời không chỉ trừng phạt, mà còn hứa phục hồi địa vị nữa, là để phù hợp với cái chân
lý rằng Đức Chúa Trời vốn là một người giữ đúng lời giao ước. Cũng như trong câu 16,
khi bắt đầu lời khẩn xin, trong câu 16, Đa-ni-ên dựa vào nền tảng các con cái Y-sơ-ra-
ên là “dân Ngài” mà lý luận, còn lời khẩn xin của ông liên hệ đến việc phục hồi địa vị
cho Giê-ru-sa-lem, là căn cứ trên việc thành ấy vốn là “thành...Ngài” và là “núi thánh
Ngài”. Ông nêu lên sự kiện là việc phục hồi địa vị đó không những chỉ là một hành động
thương xót, mà còn đem danh tiếng và sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, và là một lời
chứng cho các dân mà hiện nay dân Y-sơ-ra-ên đang chịu sỉ nhục. Như Young diễn tả:
“Bài cầu nguyện nầy là một lời xưng tội thảm hại. Đáng lẽ Giê-ru-sa-lem phải là đỉnh
núi từ đó các dân tộc lưu xuất, đáng lẽ dân Y-sơ-ra-ên phải là nguồn ánh sáng cho các
dân ngoại; thế nhưng, vì cớ tội lỗi của dân sự, Giê-ru-sa-lem và dân Y-sơ-ra-ên đã trở
thành điều sỉ nhục”.
Với lời khẩn xin giờ đây đã được lập nền trên sự kiện là khi nó được nhậm thì
Đức Chúa Trời sẽ được tôn vinh, Đa-ni-ên thêm vào một tiết mục khác, tức là chính nơi
thánh, là nơi Đức Chúa Trời gặp gỡ loài người khi họ dâng tế lễ, đã bị phá hoang, khiến
toàn thể hệ thống tế lễ trở thành vô dụng, vì Giê-ru-sa-lem và đền thờ tại đó đã bị phá
hủy. Cho nên trong câu 17, ông nài xin Đức Chúa Trời hãy “đoái nghe lời khẩn nguyện
nài xin của kẻ tôi tớ Ngài” và nhậm lời để “xin vì cớ Chúa, hãy rạng mặt Ngài ra trên
nơi thánh vắng vẻ của Ngài”. Cuối cùng, thì điều mà Đa-ni-ên tìm cầu không phải là
việc phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên, cũng không phải là việc phục hồi địa vị cho
Giê-ru-sa-lem hoặc cả cho đền thờ, nhưng là đặc biệt cho nơi thánh với các bàn thờ để
dâng lên các của tế lễ, và nơi chí thánh của đền thờ.
Lời cầu nguyện hùng biện của Đa-ni-ên hiện đang lên cao dần. Chắc Đức Chúa
Trời phải lấy làm thích thú lắm khi nghe người đầy tớ tận trung của Ngài dâng lên những
lời nài xin như vậy. Chắc Ngài phải rất cảm động khi nghe Đa-ni-ên nói: “Hỡi Đức Chúa

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 265


Trời tôi, xin ghé tai và nghe. Xin mở mắt nhìn xem những nơi hoang vu của chúng tôi,
và thành đã được xưng bởi danh Ngài! Không phải cậy những sự công bình mình mà
chúng tôi nài xin Ngài, nhưng cậy những sự thương xót cả thể của Ngài”. Nếu lời cầu
nguyện có thể nói được là có tính cách thuyết phục, thì chắc chắn lời cầu nguyện của
Đa-ni-ên xứng đáng được mô tả như vậy. Bằng đời sống thánh khiết của mình, bằng việc
chuẩn bị cẩn thận để đến gần Đức Chúa Trời, bằng lời xưng tội không chịu thỏa hiệp với
tội lỗi, và bằng lời kêu gọi đến đặc tính của một Đức Chúa Trời thánh khiết với tư cách
Đấng vừa công chính vừa thương xót, Đa-ni-ên đã minh họa cho một loại lời cầu nguyện
mà Đức Chúa Trời vui lòng nhậm lời. Được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn,
Đa-ni-ên đã dâng lên đúng lời cầu nguyện mà Đức Chúa Trời muốn nghe và nhậm lời.
Để kết thúc bài cầu nguyện, một lần nữa, Đa-ni-ên xin Đức Chúa Trời hãy lắng
nghe, tha thứ, hãy hành động và đừng trì hoãn; trong mọi sự, hãy vì chính danh Ngài, vì
thành Giê-ru-sa-lem, vì dân Y-sơ-ra-ên vốn được gọi bằng danh Đức Giê-hô-va! Như
Tatford đã nói rất đúng rằng: “Bài cầu nguyện nầy là một trong những bài cầu nguyện
lừng danh nhất trong các trang Thánh điển”.
Tuy không có chỗ nào khác trong Kinh Thánh toát ra được một nội dung tỏ ra
lòng tận tụy thuần khiết hay một tính cách thuộc linh lớn lao hơn trong bài cầu nguyện
nầy của Đa-ni-ên, nó đã bị các nhà phê bình công kích không chút xót thương, trong số
đó, Charles là một thí dụ minh họa. Hành động căn cứ trên định đề rằng toàn bộ sách
Đa-ni-ên là một sự giả mạo của thế kỷ thứ hai và không phải do nhà tiên tri Đa-ni-ên
viết ra vào thế kỷ thứ 6 TC, các nhà phê bình đã chú ý đặc biệt đến phần nầy của sách
Đa-ni-ên, xem như bằng cớ hiển nhiên chứng minh đặc biệt rằng cả sách Đa-ni-ên vốn
không thể được viết ra do nhà tiên tri Đa-ni-ên. Charles có bảy luận cứ để chống lại việc
thừa nhận khúc sách nầy là chân thật. Leupold đại diện cho các học giả bảo thủ để tóm
tắt bảy luận cứ ấy của Charles và phản bác lại thật đầy đủ.
Montgomery có tóm tắt các phản bác của các nhà phê bình. Tuy ban đầu họ có
nhượng bộ để nhìn nhận rằng bài cầu nguyện nầy “là một viên ngọc về hình thức và lời
lẽ tụng niệm, mà đặc tính văn chương vượt hẳn các loại bài tụng niệm hùng biện nhất
được tìm thấy trong các sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi”, ông ta chủ trương rằng “bài cầu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 266


nguyện nầy thuộc loại những bài tụng niệm vốn đã có từ thời Phục truyền luật lệ ký mà
tiêu biểu là bài cầu nguyện của Sa-lô-môn trong I. Các Vua 8:1-66, các bài cầu nguyện
của Giê-rê-mi trong Giê-rê-mi 26:1-24 32:1-44; 44:1-30 và các bài cầu nguyện trong E-
xơ-ra, Nê-hê-mi trong Ê-xơ-ra 9:1-15; Nê-hê-mi 1:1-11; 9:1-38”. Montgomery nói tiếp:
“Phần lớn lời lẽ của bài cầu nguyện nầy vốn được tìm thấy trong những bài văn kia”.
Tuy nhiên, không phải toàn thể các nhà thượng phê bình đều chấp nhận lối giải thích
rằng Đa-ni-ên 9:2-19 là việc góp nhặt tài liệu chứ không phải là phần độc sáng của sách
ấy. Các luận cứ rắc rối thuộc loại đó đã được tóm tắt, cả để bênh vực lẫn để chống lại
Montgomery. Ông vạch rõ:
“Von Gall, Einbeitlichkeit, 123-126 khai triển luận đề rằng bài cầu nguyện của
Đa-ni-ên là một sự chắp nối, tuy phần còn lại của tác phẩm của ông ta tranh luận về tính
cách trung thực trong thực tế của các quyển sách được liệt vào Kinh điển. Nối gót ông
ta, còn có Marti và Charles. Các học giả nầy lý luận rằng rõ ràng là chủ đề của bài cầu
nguyện nầy không phù hợp với văn mạch, dường như đòi hỏi một bài cầu nguyện xin
được soi sáng - xem 2:20 và tt - chứ không phải là một bài tụng niệm xưng tội liên hệ
đến cơn thảm họa quốc gia. Hơn nữa, bài cầu nguyện của Đa-ni-ên cầu xin một sự cứu
chuộc cận tiếp vốn tương phản với việc thừa nhận rằng biến cố ấy đã xảy ra từ rất lâu
rồi - 8:20 và phần cuối chương sách nầy. Người ta cũng vạch ra rằng câu 4a nhắc lại câu
3, mà nhất là câu 20 là phần nối kết với phần thuật sự chính yếu, được tóm tắt lại trong
câu 21; điều nầy giải thích cho lời nhắc lại “Ta còn đương nói và cầu nguyện, xưng
tội...”, “ta còn nói trong khi cầu nguyện”. Tác giả nầy đồng ý với Kamphausen khi nhận
thấy các luận cứ nầy thiếu tính cách quyết định. Bản thân một tác giả vào thế kỷ thứ hai
vẫn có thể đưa vào sách của mình một lời cầu nguyện như vậy để khích lệ người mộ đạo
cũng như cách tính toán thời gian vốn nhằm khiến cho người ấy cảm động... Muốn
nghiên cứu tỉ mỉ hơn Bài Cầu Nguyện, bênh vực cho tính cách chân thực cũng như lý
luận rằng nó vốn lệ thuộc Sử ký 10, xin xem Bayer, Daniel-Studien, Part I”.
Luận cứ của các nhà phê bình vốn được lập nền trên cái định đề sai lầm rằng 70
năm của Giê-rê-mi và 70 tuần lễ của 9:24-27 chỉ là một. Vì Đa-ni-ên phân biệt hai giai
đoạn ấy, nên người ta mới lý luận rằng đã có chuyện chấp nối tài liệu. Chính các nhà

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 267


phê bình đã sai lầm, chứ không phải là Đa-ni-ên. Thuyết cho rằng các sách Đa-ni-ên,
Nê-hê-mi và Ba-rúc vốn được chép lại từ một nguồn gốc chung, tốt nhất nên giải thích
là do sự kiện sách Đa-ni-ên đã được viết trước (thế kỷ thứ 6 TC chứ không phải là thứ 2
TC) và khi viết sách của họ, thì Nê-hê-mi và Ba-rúc vốn có sách ấy trước mặt họ. Hơn
nữa, các nhà phê bình đã dùng lý thuyết của họ để làm nền tảng cho luận cứ của họ, mà
lý thuyết của họ vốn đã sai lầm. Các nhà phê bình sách Đa-ni-ên chỉ lý luận vòng quanh:
họ quyết đoán một niên đại vào thế kỷ thứ 2 TC cho sách Đa-ni-ên, rồi lại phê bình rằng
Đa-ni-ên không chịu “hòa hợp” với các định kiến sai lầm của họ! Chính sự thống nhất
và vẻ đẹp của khúc sách nầy đã tự biện hộ cho mình.

9.5 Sự Hiện Đến Của Thiên Sứ Gáp-Ri-Ên (Đa-ni-ên 9:20-23)

“20Ta còn đang nói và cầu nguyện, xưng tội lỗi ta và tội lỗi dân Y-sơ-ra-ên ta, và
ta dâng lời nài xin trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta, vì núi thánh Đức Chúa Trời
ta; 21Vậy ta còn nói trong khi cầu nguyện, nầy, Gáp-ri-ên, người mà ta đã thấy trong sự
hiện thấy lúc đầu tiên, được sai bay mau đến đụng ta độ lúc dâng lễ chiều hôm. 22Người
dạy dỗ ta và nói cùng ta rằng: Hỡi Đa-ni-ên, bây giờ ta ra để ban sự khôn ngoan và thông
sáng cho ngươi. 23Lời phán dặn đã ra từ khi ngươi bắt đầu nài xin; và ta đến để tỏ lời
đó cho ngươi, vì ngươi đã được yêu quí lắm. Vậy hãy suy nghĩ sự đó và hãy hiểu biết sự
hiện thấy”.
Đang khi Đa-ni-ên dâng lên lời khẩn xin với Đức Giê-hô-va thì lời đáp lại đã ở
trên đường đến với ông qua trung gian một sự giả của thiên đàng, là thiên sứ Gáp-ri-ên.
Trong câu 20 Đa-ni-ên ngụ ý bảo rằng vị thiên sứ vốn đã được sai đi ngay từ lúc ông bắt
đầu cầu nguyện. Như Đa-ni-ên mô tả, việc ấy được thực hiện khi “Ta còn đang nói và
cầu nguyện, xưng tội lỗi ta và tội lỗi dân Y-sơ-ra-ên ta, và ta dâng lời nài xin trước mặt
Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta vì núi thánh Đức Chúa Trời ta”. Theo câu 21, thì Gáp-ri-ên
chạm đến người Đa-ni-ên độ lúc dâng lễ chiều hôm. Rõ ràng bài cầu nguyện Đa-ni-ên
ghi lại đầy chỉ là phần tóm tắt bài cầu nguyện thật sự được ông thốt ra, có lẽ là khá dài
và kết thúc vào giờ dâng của lễ chiều hôm.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 268


Từ ngữ “Gáp-ri-ên, người...” không nhằm phủ nhận Gáp-ri-ên là thiên sứ, nhưng
được dùng để đồng nhất hóa vị thiên sứ ấy với người trong khải tượng của 8:15, 16. Từ
ngữ người (Hi-bá-lai văn 'ish) cũng được dùng theo nghĩa là một người đầy tớ. Như đã
được vạch rõ trong chương 8, có một “trò chơi tư tưởng” khá lý thú ở đây. Leupold nhận
xét: “Từ ngữ Gáp-ri-ên có nghĩa là 'người của Đức Chúa Trời' nhưng với điểm khác nhau
nầy: tự căn đầu, gebher có nghĩa là 'người' mạnh sức, còn tự căn sau 'el có nghĩa là 'Đức
Chúa Trời mạnh sức'. Nói khác đi, từ ngữ 'Gáp-ri-ên, người' có thể dịch là 'người đầy tớ,
là người mạnh sức của Đức Chúa Trời mạnh sức (hay quyền năng, đầy quyền phép)”.
Thêm vào việc đồng nhất hóa bằng đích danh (thiên sứ Gáp-ri-ên) Đa-ni-ên lại thêm
“người mà ta đã thấy trong sự hiện thấy lúc đầu tiên”, nghĩa là trong chương 8. Theo
Đa-ni-ên, thì Gáp-ri-ên “được sai bay mau đến” và đã đến đúng vào giờ dâng của lễ
chiều hôm. Như tất cả các nhà giải kinh đều ghi nhận, thành ngữ Hi-bá-lai văn “được sai
bay mau đến” rất khó dịch, nhưng có lẽ đây là cách dịch đúng nhất. Ý muốn nói ở đây,
là Đức Chúa Trời ra lịnh bảo Gáp-ri-ên phải lập tức đến với Đa-ni-ên ngay từ khi ông
bắt đầu dâng lên lời khẩn nguyện. Tuy Gáp-ri-ên bay rất nhanh, vị thiên sứ ấy cũng chỉ
có thể đến nơi lúc Đa-ni-ên vừa kết thúc bài cầu nguyện của ông.
Thiên sứ Gáp-ri-ên đến đúng vào giờ dâng của lễ chiều hôm là một nhận xét rất
cảm động. Dĩ nhiên là ở đây không hề có việc dâng của lễ chiều hôm, vì từ ngày đền thờ
bị phá hủy năm 586 TC đến nay, nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thuở ấu thời, Đa-ni-ên
từng được nhìn thấy làn khói bốc lên trời vào buổi chiều tại nơi có ngôi đền thờ, với kỷ
niệm về việc Đức Chúa Trời vẫn chấp nhận một dân tộc tội lỗi nhờ vào của lễ được dâng
lên vì họ. Việc dâng tế lễ nầy thật sự xảy ra vào khoảng 3 giờ chiều, gồm một chiên con
tuổi giáp niên không tì vít, dâng lên như một của lễ toàn thiêu, kèm theo một của lễ chay
và lễ quán, chỉ bóng về sinh tế trong tương lai là Đức Chúa Giê-xu Christ chịu chết trên
thập tự giá, là Chiên Con không tì vít của Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 9:14). Đa-ni-ên
không đề cập đặc biệt phần sinh tế, mà chỉ nói về “lúc dâng lễ chiều hôm, nghĩa là của
lễ chay và lễ quán mà thôi. Dĩ nhiên là thì giờ đã định cho công việc nầy, đồng thời cũng
là thì giờ cho công việc kia. Thì giờ dâng của lễ chiều hôm cũng là thì giờ đã được qui
định để cầu nguyện, nên Đa-ni-ên cũng được khích lệ để cầu nguyện. Nếu theo một ý

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 269


nghĩa, Đức Chúa Trời thỏa mãn nhu cầu thuộc linh của dân sự Ngài vào thì giờ dâng
sinh tế và của lễ chiều hôm, thì Ngài cũng sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến để thỏa mãn nhu
cầu đặc biệt của Đa-ni-ên lúc ấy, và nhắc nhở ông về lòng thương xót của Ngài.
Khi đến nơi, Gáp-ri-ên trò chuyện với Đa-ni-ên, và nói rõ mục đích khiến mình
đến là “để ban sự khôn ngoan và thông sáng cho ngươi”. Tuy Đa-ni-ên không cầu xin
cho nhu cầu và sự khôn ngoan thông sáng của riêng ông nhằm thấu triệt cách thức Đức
Chúa Trời đối xử với dân Y-sơ-ra-ên, điều đó vốn là ẩn ý của toàn thể bài cầu nguyện
của ông. Tắt một lời, là Đức Chúa Trời muốn bảo đảm với Đa-ni-ên về chủ đích không
hề lay chuyển của Ngài là làm trọn tất cả những gì Ngài từng hứa hẹn với dân Y-sơ-ra-
ên, kể cà việc đến cuối củng, họ sẽ được phục hồi địa vị. Trong câu 23 thiên sứ Gáp-ri-
ên xác nhận với Đa-ni-ên điều ngụ ý trong câu 20, là mình được lịnh phải đến với Đa-
ni-ên ngay từ lúc ông bắt đầu cầu nguyện. Dường như lịnh truyền vốn từ Đức Chúa Trời,
tuy ta vẫn có thể quan niệm là nó do Thiên Sứ Trưởng Mi-ca-ên ban truyền. Tuy nhiên,
vì cớ tính cách oai nghiêm của sự mặc khải, tốt hơn hết là ta nên gán lịnh truyền đó cho
chính Đức Chúa Trời. Theo chính lời phát biểu của Gáp-ri-ên, thì vị thiên sứ ấy sở dĩ
đến là để vạch rõ cho Đa-ni-ên những gì là cần thiết để thấu triệt toàn thể vấn đề liên hệ
đến chương trình dành cho dân Y-sơ-ra-ên, mà nhất là để ông suy gẫm về khải tượng 70
tuần lễ sắp được mô tả trong những câu tiếp theo đây. Gáp-ri-ên làm chứng cho mới liên
hệ đặc biệt giữa Đa-ni-ên với Đức Chúa Trời, trong việc ông vốn là một trong số những
người “được yêu quí lắm”, những nhân vật thuộc linh và đạo đức như sứ đồ Giăng, là
người môn đệ yêu dấu của Chúa Giê-xu (Giăng 13:23). Phần mở đầu dài dòng gồm 23
câu dẫn tới phần mặc khải quan trọng về 70 tuần lễ, tự nó, là một lời chứng cho tầm quan
trọng của sự mặc khải nầy. Bây giờ, đã đến lúc Gáp-ri-ên tiết lộ cho Đa-ni-ên các chủ
đích của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên, sẽ đạt đến tột đỉnh khi Đấng Christ tái
lâm để thiết lập nước Ngài trên đất nầy.

9.6 Sự Mặc Khải Về Bảy Mươi Tuần Lễ Cho Dân Y-Sơ-Ra-Ên (Đa-ni-ên 9:24)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 270


“24Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn sự
phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt
ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho Đấng rất thánh”.
Một trong những lời tiên tri quan trọng nhất của Cựu Ước đã được gói ghém trong
bốn câu kết thúc Đan 9. Toàn thể lời tiên tri được trình bày trong câu 24, sáu mươi chín
tuần lễ đầu tiên được mô tả trong câu 25. Các biến cố xảy ra giữa tuần lễ thứ sáu mươi
chín và bảy mươi được mô tả chi tiết trong câu 26. Giai đoạn cuối cùng là tuần lễ thứ
bảy mươi được mô tả trong câu 27.
Tuy có nhiều cách giải nghĩa khác nhau đã được đưa ra cho lời tiên tri nầy, trước
hết, chúng có thể được chia thành hai phần lớn, tức là quan điểm Cơ-đốc và quan điểm
phi-Cơ-đốc. Nghĩa là quan điểm chủ trương rằng lời tiên tri nầy có liên hệ với Đấng
Christ, và quan điểm cho rằng lời tiên tri nầy chẳng có liên hệ gì đến Đấng Christ cả.
Phương pháp phi-Cơ-đốc có thể được chia thành chủ trương phê bình và chủ
trương bảo thủ phi thiên-hi-niên. Các nhà phê bình tự do quyết đoán rằng sách Đa-ni-ên
là một công trình giả mạo được viết vào thế kỷ thứ 2 TC, nhận thấy là trong chương nầy,
người mạo danh Đa-ni-ên lẫn lộn bảy mươi năm bị lưu đày của dân Y-sơ-ra-ên với bảy
mươi tuần lễ của khải tượng Gáp-ri-ên. Như Montgomery tóm tắt vấn đề ấy trong phần
vào đề chương 9 “Đa-ni-ên, sau khi nhờ các sách Thánh về lời tiên tri của Giê-re-6mi
mà biết được số phận về bảy mươi năm hoang vu dành cho Thành Thánh, một thời hạn
mà đến nay tự nhiên sắp kết thúc (1,2), tự mình đặt vấn đề để cầu nguyện cho dân mình
được tha tội và về lời hứa giải cứu (3-19). Thiên sứ Gáp-ri-ên hiện ra với ông (20,21) và
giải thích các năm bằng tuần lễ, với chi tiết về một tương lai xa và về giai đoạn cao điểm
của chương trình Đức Chúa Trời (22-27)”. Tắt một lời, Montgomery muốn nói rằng đây
không hề là một lời tiên tri, nhưng đã được người mạo danh Đa-ni-ên, trình bày như một
lời tiên tri. Cho dù nó có sự ứng nghiệm nào, thì sự ứng nghiệm ấy đã thuộc về lịch sử,
đã hoàn tất lúc Kinh điển đã được viết rồi. Trong phần cước chú dài về cách giải nghĩa
bảy mươi tuần lễ nầy, Montgomery nói chung là cố gắng hậu thuẫn cho ý kiến rằng các
chi tiết của lời tiên tri nầy phần lớn đã ứng nghiệm trong đời sống và cuộc bách hại của
Antiochus Epiphanes.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 271


Trong phần tóm tắt của mình, Montgomery nhấn mạnh: “Lịch sử của việc chú
giải bảy mươi tuần lễ kà Cánh Đầm Lầy gây bối rối cho các nhà phê bình Cựu Ước
những khó khăn dành cho bất cứ một cách giải nghĩa thuần lý nào cho các hình ảnh trong
đó đều hết sức lớn lao, nhưng các nhà phê bình ở phía bên nầy hàng rào lại không đồng
ý với nhau; nhưng cánh đồng hoang không một dấu chân người của những ước đoán,
những lý thuyết và các nỗ lực để có được một niên biểu chính xác cho phù hợp với lịch
sử của sự cứu rỗi, sau 2000 năm với nhiều lối giải thích vô cùng tận khác nhau, dường
như loại bỏ bất cứ (lối giải thích nào) dùng bảy mươi tuần lễ để xác nhận một niên biểu
dứt khoát có tính cách tiên tri. Như chúng ta đã thấy, các nhà giải kinh Do-thái giáo và
Cơ-đốc giáo nguyên thủy từng giải thích cái niên đại thế mạt nầy, và nhận thấy nó ứng
nghiệm vào việc thành Giê-ru-sa-lem thất thủ; chỉ lần lần và rất chậm chạp về sau nầy,
chủ đề của lời tiên tri về sự tái lâm của Đấng Christ nầy mới gây được ấn tượng trên Hội
Thánh, nhưng là đồng thời với sự tồn tại của nhiều chủ đề nguyên thủy khác nữa. Hội
Thánh nguyên thủy vốn không chú trọng lắm vào lời tiên tri đã được sửa đổi nầy, trái
lại, đã rõ ràng là không hề biết đến nó trong một bầu không khí quá căng thẳng với giáo
lý về Đấng Mê-si. Lẽ tự nhiên là các nhà niên đại học Công giáo lỗi lạc đã tấn công vào
đề tài nầy bằng thái độ hăng say khoa học, nhưng nỗ lực của họ cũng như của tất cả các
nhà niên đại học tiếp theo đó (kể cả hai nhân vật là Scalinger và Sir Isaac Newton vĩ đại)
đều gặp thất bại”.
Nói khác đi, thì với tất cả sở học và kiến thức về lối giải nghĩa theo lịch sử của
mình, Montgomery đã phải kết luận là không có một cách giải thích hợp lý nào cả.
Tuy nhiên, một số học giả bảo thủ cũng không hơn gì, như Edward Young đã minh họa
trong bộ sách giải nghĩa của ông ta. Tuy ông tỏ ra rất tôn trọng Kinh điển, ông vẫn không
tin được câu kết luận thỏa đáng nào cho bảy mươi tuần lễ của lời tiên tri nầy, và bỏ dở
nó hoặc ít hoặc nhiều giống như Montgomery mà không có một lời giải nghĩa thỏa đáng
nào cả.
Cách giải nghĩa bảo thủ Đa-ni-ên 9:24-27 thường xem các đơn vị là năm. Tuy
nhiên, phần quyết định cũng không phải là hoàn toàn nhất trí. Một số người theo chủ
trương phi thiên-hi-niên như Young gặp khó khăn khi muốn xếp chúng sao cho khớp

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 272


với hệ thống thế mạt luận của họ, xem đây là một giai đoạn thời gian vô hạn định. Thật
ra thì khúc sách đã không hề nói là “năm”, và vì thời gian đó là vô hạn định, cho nên họ
xem vấn đề như phần nào còn bỏ ngỏ. Hơn nữa, như Young vạch rõ, từ ngữ “bảy” thuộc
giống đực và số nhiều chứ không phải là giống cái số nhiều như thông lệ. Đã không có
cách giải nghĩa rõ ràng nào được đưa ra, ngoại trừ Young cảm thấy “sở dĩ như vậy là
nhằm mục đích tự do lưu ý sự kiện từ ngữ bảy đã được dùng theo một ý nghĩa bất
thường”.
Phần đông các nhà giải kinh đồng ý rằng đơn vị thời gian nầy không phải là ngày.
Hơn nữa, sự kiện có bảy mươi năm lưu đày, từng được thảo luận trước đây trong chương
nầy, dường như ngụ ý rằng ở đầy muốn nói về năm. Ít ra thì cách giải nghĩa là năm cũng
được nhiều người thích hơn là ngày, như Young giải thích: “Giai đoạn ngắn ngủi 490
ngày không đáp ứng được nhu cầu của lời tiên tri, dầu là theo bất kỳ quan điểm nào. Do
đó, theo điều mà tác giả sách nầy được biết, thì quan điểm đó hầu như đã bị hoàn toàn
bác bỏ. “Cuối cùng, sau một phần thảo luận rằng Keil và Kliefoth vốn đúng khi chủ
trương rằng từ ngữ bảy không nhất thiết phải có nghĩa là tuần-lễ-năm, nhưng là “một chỉ
định vô hạn định về một giai đoạn thời gian được đo bằng con số bảy, mà thời hạn theo
thứ tự thời gian phải được xác định căn cứ vào nhiều nền tảng khác”.
Theo quan điểm nầy, Leupold, một người theo chủ trương Phi thiên-hi-niên, cũng
đồng ý: “Bắt đầu từ tuần lễ sáng tạo, 'bảy' vốn luôn luôn là dấu hiệu về công tác của Đức
Chúa Trời theo ý nghĩa hiểu tượng của các con số. 'Bảy mươi' là mười lần bảy và là một
số tròn, có nghĩa là hoàn toàn, đầy đủ. Do đó, bảy mươi lần bảy - 7x7x10 - là giai đoạn
trong đó công tác của Đức Chúa Trời trong một khoảnh khắc quan trọng nhất, đã được
đạt tới sự trọn vẹn. Với nhà giải kinh thấy những con số biểu tượng thường đóng một
vai trò có ý nghĩa như thế nào trong Kinh điển, thì điều đó chẳng có gì là phi thường hay
bất thường cả”.
Tuy nhiên, một số người theo chủ trương phi-thiên-hi-niên dùng đơn vị thời gian
năm theo nghĩa đen cho sáu mươi chín tuần lễ đầu nhưng lại dùng một giai đoạn vô hạn
định cho tuần lễ bảy năm cuối cùng, như trường hợp của Philip Mauro (xem tiểu mục
Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi, chú giải 9:27 ở phía sau). Tuy nhiên, vì tính cách chính xác của

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 273


bảy mươi năm lưu đày được đề cập trong cùng chương sách nầy, văn mạch cho thấy rất
có thể phần mặc khải ở đây muốn đề cập theo nghĩa đen nhiều hơn.
Thêm vào cho lối giải nghĩa phi Cơ-đốc của Young, là Do-thái giáo chính thống
kết luận rằng giai đoạn nầy kết thúc với việc thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy năm 70SC.
Dĩ nhiên, quan điểm nầy cũng không đưa ra được một phần giải nghĩa đầy đủ cho bản
văn.
Tuy nhiên, đa số áp đảo các học giả đồng ý với nhau rằng đơn vị thời gian ở đây
phải xem là năm. Điều hết sức bình thường là các nhà từ vựng học có thẩm quyền trong
địa hạt Hi-bá-lai văn xác định đơn vị thời gian là “giai đoạn bảy (ngày, năm)” và “bảy
là tuần lễ”.
Otto Zocler, Giáo sư Thần học Đại học đường Greifwald nước Phổ hồi thế kỷ 19,
lý luận dài dòng căn cứ vào các nội chứng ngay trong sách Đa-ni-ên, rằng từ ngữ Hi-bá-
lai dịch ra là “tuần lễ”, nói lên một thời gian là bảy năm:
“Câu nầy không thể nói về bảy mươi tuần lễ theo nghĩa thông thường, hay 490
ngày, vì con số ấy rõ ràng là có liên hệ với bảy mươi năm của Giê-rê-mi (c.2) và giới
hạn ngắn ngủi 490 ngày không thích hợp để dùng như một cách nói vòng quanh thần bí,
ám chỉ giai đoạn ba năm rưỡi. Hơn nữa, theo những phần mô tả trong các chương 7 &
8, ba năm rưỡi là giai đoạn đau khổ và bị áp bức ròng rã, trong khi trong câu 25 và những
câu tiếp theo, phần về sau và dài hơn (được gòi bằng con số là sáu mươi hai tuần lễ) của
bảy mươi tuần lễ có đặc điểm là tương đối không có đau khổ. Cuối cùng rõ ràng là ba
năm rưỡi lại tái xuất hiện trong câu 27 dưới hình thức là “nửa tuần lễ' trong đó các sinh
tế và của lễ hằng dâng sẽ bị khiến dứt đi, vv... và việc đồng nhất hóa không chối cãi vào
đâu được cái phần nhỏ vào cuối bảy mươi tuần lễ đó với ba năm rưỡi đại nạn được mô
tả trước đây, khiến người ta không thể nghi ngờ gì được rằng phải xem bảy mươi tuần
lễ là bảy-mươi-tuần-lễ-năm, do đó, là việc khuếch đại bảy mươi năm của Giê-rê-mi”.
Vì có quá nhiều ý kiến khác nhau không nhận thấy có phần nào liên hệ đến Đấng
Christ ứng nghiệm trong khúc sách nầy cả, nhà giải kinh nhất thiết phải đến với cách
giải thích cho liên hệ với Đấng Christ một cách dè dặt. Tuy nhiên, ở đây, lại cũng có ý
kiến khác nhau, ngay cả giữa vòng những người nói chung là đồng ý rằng lời tiên tri nầy

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 274


vốn có phần nào liên hệ đến Đấng Mê-si của dân Y-sơ-ra-ên. Cách giải nghĩa liên hệ với
Đấng Christ cũng có hai loại chính. Tất cả các chủ trương giải nghĩa lời tiên tri nầy có
liên hệ với Đấng Christ đều có khuynh hướng giải nghĩa 69 tuần lễ đầu là theo nghĩa
đen. Sự chia rẽ xảy ra khi giải nghĩa tuần lễ thứ 70. Những người theo chủ trương phi
thiên-hi-niên nói chung, xem tuần lễ thứ bảy mươi tiếp ngay sau tuần lễ thứ sáu mươi
chín. Do đó, đã ứng nghiệm trong lịch sử rồi. Quan điểm kia xem tuần lể thứ bảy mươi
được tách rời khỏi các năm liên tiếp nhau trước đó, và hoạch định một thời gian ứng
nghiệm trong tương lai, vào bảy năm trước khi Đấng Christ tái lâm. Tuy người ta còn
tìm thấy nhiều điểm khác nhau nho nhỏ nữa, vấn đề chính trong cách giải nghĩa văn bản
nầy có liên hệ đến Đấng Christ, là bản tính của sự ứng nghiệm của bảy năm cuối cùng
nầy.
Trong cách giải nghĩa 9:24-27 có liên hệ với Đấng Christ, có sự khẳng định tổng
quát là các đơn vị thời gian được chỉ bằng năm. Từ ngữ Việt nam của chúng ta là “tuần”
có khuyết điểm như trong Hi-bá-lai văn, là không thật sự xác định đây là ngày, tháng
hay năm. Tuy nhiên, hệ thống duy nhất giải nghĩa lời tiên tri nầy theo nghĩa đen, là xem
các đơn vị thời gian là các năm tiên tri gồm mỗi năm 360 ngày theo tập tục Do-thái có
năm là 360 ngày, với thỉnh thoảng xen vào một tháng để sửa lịch khi cần thiết. Do đó,
bảy mươi lần bảy là 490 năm, bắt đầu khi có “lịnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem” như
trong câu 25, và khi chấm dứt 490 năm sau nầy trong câu 27. Trước khi đề cập chi tiết
các biến cố tìm thấy trong 483 năm đầu (sáu mươi chín tuần lễ), các biến cố giữa tuần lễ
thứ sáu mươi chín và tuần lễ thứ bảy mươi, và bảy năm cuối cùng, Đa-ni-ên đưa ra bức
tranh toàn diện trong câu 24. Phải chú ý hết sức cẩn thận vào đặc tính chính xác của lời
tiên tri quan trọng có tính cách nền tảng nầy.
Giai đoạn tiên tri ở đây được công bố là đã “định” (qui định, tiền định, xác định,
vv). Nó bao gồm việc khẳng định là Đức Chúa Trời vốn có một kế hoạch bao quát, trong
đó các biến cố tương lai đã được khiến trở thành chắc chắn và được quan niệm như một
thành phần của kế hoạch toàn diện do chính Đức Chúa Trời thực hiện.
Có một phương diện quan trọng của lời tiên tri đã được nêu ra ngay tại khởi điểm,
ấy là giai đoạn (thời gian) nầy có liên hệ với “dân ngoại” và “thành thánh ngươi”. Tuy

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 275


đang bị hoang tàn, thành Giê-ru-sa-lem vẫn còn là thành phố biệt riêng ra trong trái tim
của Đức Chúa Trời ( 9:20) và Đa-ni-ên cũng chia xẻ sự yêu mến đó đối với thành phố
vốn là trung tâm của chương trình của Đức Chúa Trời cho nước Ngài, cả trong quá khứ
lẫn tương lai. Khác với những lời tiên tri trong các chương 2,7,8 sách Đa-ni-ên vốn liên
hệ trước nhất với các dân ngoại, chương sách nầy là chương trình đặc thù của Đức Chúa
Trời cho dân Y-sơ-ra-ên, như Đa-ni-ên đã giải nghĩa rõ ràng như vậy. Biến điều nầy
thành điều tương đương với hội thánh gồm cả dân Do-thái lẫn người ngoại bang, là hiểu
khúc sách nầy khác xa với toàn bộ tư tưởng của Đa-ni-ên. Một hội thánh như vậy chẳng
có liên hệ gì với thành phố hay các lời hứa đã được ban riêng cho dân Y-sơ-ra-ên liên
hệ với việc phục hồi địa vị cho họ và khiến họ tái chiếm xứ sở.
Một khi đã xác lập lời tiên tri nầy liên hệ đến dân Y-sơ-ra-ên và thành thánh Giê-
ru-sa-lem, ta sẽ phân biệt được rõ ràng sáu chủ đích quan trọng của Đức Chúa Trời trong
câu 24:
(1) “ngăn sự phạm pháp”,
(2) “trừ tội lỗi”,
(3) “làm sạch sự gian ác”,
(4) “đem sự công bình đời đời vào”,
(5) “đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri”
(6) “xức dầu cho Đấng Rất Thánh”.
Về bản tính, thì sáu tiết mục nầy phải được hoàn thành trong bảy mươi tuần lễ
của 9:24. Có một vài nhà giải kinh, như Young, cố tìm ra ba hậu quả tiêu cực, tức là
“ngăn sự phạm pháp”, “trừ tội lỗi” và “làm sạch sự gian ác”. Trái lại, các thực hiện tích
cực sẽ là “đem sự công bình đời đời vào”, “đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri”, và
“xức dầu cho Đấng Rất Thánh”. Cách phân chia nầy rõ ràng là độc đoán, vì “làm sạch
sự gian ác” (Bản Anh văn là hòa giải sự gian ác) là một hành động tích cực chứ không
phải là tiêu cực và ngược lại “đặt ấn tín nơi (hay đóng ấn) sự hiện thấy và lời tiên tri” rất
có thể là tiêu cực thay vì là tích cực. Phương pháp thích đáng nhất là khảo xét từng tiêu
mục theo giá trị riêng của chúng.
Tuy nhiên, ba tiết mục đầu đề cập tội lỗi theo ba cách:

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 276


Sự phạm pháp(trangression), Tội lỗi (sin) và Sự gian ác (iniquity). Tuy có thể có
nhiều cách giải nghĩa khác nhau vì chính bản văn không có phần giải thích các ngôn từ,
ta vẫn có thể khẳng định ý niệm tổng quát. Từ ngữ “ngăn” vốn do động từ piel, từ ngữ
căn kãlã mà ra, có nghĩa là chấm dứt theo ý là chận đứng, kết thúc hẳn. Ý nghĩa rõ ràng
nhất, là quá trình bội đạo, phạm tội và lưu lạc khắp đất của dân Y-sơ-ra-ên sẽ hoàn tất
trong vòng bảy mươi tuần lễ. Việc phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên mà Đa-ni-ên khẩn
xin, cuối cùng sẽ được ứng nghiệm trong khái niệm nầy.
Phương diện thứ hai của chương trình, là “trừ tội lỗi” có lẽ nên hiểu theo nghĩa là
cất tội lỗi đi, hay đưa tội lỗi đến sự phán xét cuối cùng. Do văn bản có thể được hiểu
khác nhau, có thể dịch khác đi là “đóng ấn tội lỗi”.
Keil dịch khía cạnh nầy là “đóng ấn tội lỗi” và nhấn mạnh: “Hình ảnh về sự đóng
ấn, niêm phong ở đây có liên hệ với việc giam, nhốt kín vào ngục. Xin đối chiếu với
chương 6:18. Để bảo đảm hơn, nhà vua đã đóng ấn vào hang sư tử mà Đa-ni-ên bị ném
vào. Cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đóng ấn bàn tay con người để nó không thể cử động
được, Gióp 37:7, và (đóng ấn) các ngôi sao để chúng không tỏa ra ánh sáng được, 9:7...
Sở dĩ tội lỗi ở đây được mô tả là bị đóng ấn, vì chúng hoàn toàn bị cất khỏi tầm nhìn của
Đức Chúa Trời”.
Cách giải nghĩa cuối cùng có thể gồm luôn tất cả các tiết mục khác, vì phần kết
thúc thế mạt luận đối với lịch sử dân Y-sơ-ra-ên là tất nhiên cũng kết thúc luôn mọi vi
phạm luật pháp về trước của họ, đưa tội lỗi họ đến sự phán xét cuối cùng, mà cũng đưa
vào yếu tố tha thứ.
Phương diện thứ ba của chương trình “làm sạch sự gian ác” (Bản Anh văn: giải
hòa điều gian ác) dường như đúng hơn là bức tranh rõ ràng về thập tự giá của Đấng
Christ, tại đó Ngài giải hòa dân Y-sơ-ra-ên cũng như cả thế gian với Ngài (II. Cô-rinh-
tô 5:19). Trong phạm vi mặc khải của Cựu Ước liên hệ đến sự giải hòa, các nhà từ vựng
học và thần học gia hiểu từ ngữ Hi-bá-lai kipper khi dùng liên hệ với tội, có nghĩa là
“che đậy”, “xóa sạch”, khiến thành ra vô hại, không có, hay mất tác dụng, xóa bỏ (đối
với sự chú ý hoặc cái nhìn của Đức Chúa Trời), cất khỏi tầm nhìn của Đức Chúa Trời,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 277


với các ý niệm kèm theo là tái lập địa vị được gia ơn, giải thoát khỏi tội, và phục hồi địa
vị thánh khiết.
Vì phần cung ứng căn bản cho việc giải hòa đã được thực hiện tại thập tự giá,
việc ứng dụng thật sự điều đó lại được kết hợp một lần nữa với sự tái lâm của Đấng
Christ đối với dân Y-sơ-ra-ên, và ta có thể giải thích giai đoạn nầy là giai đoạn thế mạt
hay sự kết thúc lịch sử.
George N.H.Peters gắn liền sự hi sinh của Đấng Christ với Nước Trời như sau:
“Theo dõi Lời Đức Chúa Trời từng bước một, người ta sẽ thấy rằng sự hi sinh đó tạo ra
một nền tảng đời đời cho chính Nước Trời. Vì nó gồm có một Nhà Vua là Đức Chúa
Trời, một Cứu Chúa hiện cứu (người ta) khỏi tội mà không hề vi phạm hay xem nhẹ luật
pháp. Ngài đã chịu chết, “người công chính thay cho kẻ bất chính” và tự tạo cho chính
mình các phẩm cách của một nhà vua như thế, để vì sự vâng phục cho đến chết của mình,
Ngài được ban cho quyền cai trị mọi kẻ thù và vãn hồi mọi sự... Sự hi sinh ảnh hưởng
đến việc phục hồi địa vị cho dân Do-thái, nhưng khi thì giờ phước hạnh là họ sẽ nhìn
thấy Đấng mà họ đã đâm đến, thì đức tin vào sự hi sinh (sinh tế) đó trong họ cũng đem
đến các bông trái hòa bình của sự công chính. Sự đầu phục của mọi dân mọi nước, và
mọi người trong Thiên-hi-niên, và những phần mô tả Thành Giê-ru-sa-lem mới được
hiểu là các hậu quả lưu xuất từ sự hi sinh (sinh tế) ấy một khi nó được đánh giá đúng
mức và bằng thái độ biết ơn, vâng, bằng sự thừa nhận hoan hỉ. Chính từ nguồn suối
không bao giờ cạn tắt đó mà ơn thương xót vô cùng phong phú của Đức Chúa Trời sẽ
lưu xuất cho cả thế gian nhờ đó mà được cứu chuộc”.
Phương diện thứ tư của chương trình, là “đem sự công bình đời đời vào”. Ở đây,
có một ý nghĩa là Đấng Christ đã thực hiện điều đó khi Ngài giáng lâm lần thứ nhất, do
việc Ngài đã cung cấp một nền tảng công chính để Đức Chúa Trời xưng công bình cho
tội nhân. Tuy nhiên, có lẽ cách giải nghĩa tối hậu là trong rất nhiều khúc sách nói về
Đấng Mê-si, xem sự công chính như sẽ được đưa đến trên đất nầy khi Đấng Christ tái
lâm. Chẳng hạn như Giê-rê-mi đã nhấn mạnh: “Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày
đến, bấy giờ ta sẽ dấy lên cho Đa-vít một nhánh công bình. Ngài sẽ cai trị làm vua, lấy
cách khôn ngoan mà ăn ở, làm sự chánh trực công bình trong đất. Đương đời vương đó,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 278


và người ta sẽ xưng danh Đấng ấy là: ĐỨC GIÊ-HÔ-VA SỰ CÔNG BÌNH CHÚNG
TA” (Giê-rê-mi 23:5, 6). Đặc tính công chính của nước Đấng Mê-si được tả vẽ trong Ê-
sai 11:2-5 ( 53:11; Giê-rê-mi 33:15-18).
Phương diện thứ năm của chương trình “đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri”
có lẽ nên hiểu đúng hơn là việc chấm dứt sự mặc khải trực tiếp và bất thường bằng khải
tượng và lời tiên tri truyền miệng. Từ ngữ “đặt ấn tín” (đóng ấn) cho thấy sẽ không còn
có gì được thêm vào nữa, và những gì đã được báo trước sẽ được Đức Chúa Trời xác
nhận và thừa nhận bằng hình thức là sự ứng nghiệm thật sự. Một khi bức thư đã được
đóng ấn, niêm phong rồi, thì nội dung của nó sẽ không thể nào đảo ngược được ( Đa-ni-
ên 6:8). Young chỉ ứng dụng điều nầy cho nhà tiên tri trong Cựu Ước mà thôi, nhưng tốt
hơn thì cũng nên gồm luôn việc kết thúc ân tứ nói tiên tri trong Tân Ước, được thấy cả
trong lời tiên tri truyền miệng lẫn trong các văn phẩm của Kinh điển. Nếu tuần lễ thứ
bảy mươi hãy còn ở trong giai đoạn thế mạt, thì chúng ta phải nhường chỗ cả cho cách
giải thích nầy nữa, điều mà Young vì cố gắng giải thích rằng tất cả lời tiên tri đều đã ứng
nghiệm rồi, nên đã không dành chỗ cho nó.
Phương diện thứ sáu của lời tiên tri “xức dầu cho Đấng Rất Thánh” (bản Anh
Văn là “The Most High” không có từ ngữ “Đấng”, và có thể hiểu là “Nơi Chí Thánh")
vốn ám chỉ lễ cung hiến đền thờ do Xô-rô-ba-bên xây cất, việc tẩy uế và thánh hóa chiếc
bàn thờ trước đó đã bị Antiochus Epiphanes làm ô uế (IMacabê 4:52-56) và cả đến thành
Giê-ru-sa-lem mới nữa (Khải Huyền 21:1-27). Young thì gợi ý rằng nó ám chỉ chính
Đấng Christ, như Ngài vốn được Thánh Linh xức dầu cho. Keile và Leupold lại muốn
nó ám chỉ nơi chí thánh mới của thành Giê-ru-sa-lem mới (Khải Huyền 21:1-3).
A.C.Gaebelein diễn tả theo chủ trương tiền thiên-hi-niên, tin câu “sẽ không có chi hết
(ám chỉ Đấng Christ) nhưng đây là việc xức dầu cho Nơi Chí Thánh của một đền thờ
khác, sẽ nằm giữa thành Giê-ru-sa-lem” tức là ngôi đền thờ trong thiên-hi-niên.
Thật ra thì ở đây không có lý do gì để tỏ ra độc đoán mà bảo rằng rất có thể là có
quan điểm nào trong số các quan điểm trên đây là đúng. Cách giải nghĩa của Keil và
Leupold rằng thành ngữ ấy ám chỉ Nơi Chí Thánh trong thành Giê-ru-sa-lem mới tự nó
đã nói được nhiều điều. Một mặt, các tiết mục kia dường như đều đã được ứng nghiệm

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 279


trước khi Đấng Christ tái lâm, mà tuần lễ thứ bảy mươi thì tự nó cũng kết thúc lúc ấy.
Nếu sự ứng nghiệm cần phải xảy ra trước ngày Đấng Christ tái lâm, nó sẽ loại Keil,
Leupold và Gaebelein ra, tuy sự ứng nghiệm trong thiên-hi-niên vẫn có thể được xem
như một phần của việc Đấng Christ tái lâm. Mặt khác, sáu tiết mục trên vốn không theo
thứ tự thời gian, nên sẽ không sai lầm nghiêm trọng lắm so với văn bản, nếu lời tiên tri
nầy ứng nghiệm bất cứ lúc nào trong giai đoạn kết thúc. Nếu đã có sự ứng nghiệm trọn
vẹn nơi Antiochus Epiphanes rồi, như các nhà phê bình tự do kết luận, hay vào lần giáng
lâm thứ nhất của Đấng Christ như quan điểm đặc biệt của những người theo chủ trương
phi thiên-hi-niên như Young, thì viễn cảnh được thu hẹp lại. Nếu bảy năm cuối cùng hãy
còn trong giai doạn thế mạt tương lai, thì viễn cảnh ấy có thể được mở rộng ra để nó sẽ
ứng nghiệm khi Đấng Christ tái lâm và các biến cố liên hệ với ngôi đền thờ trong thiên-
hi-niên. Nhưng nhà theo chủ trương phi-thiên-hi-niên như Leupodl vốn chủ trương một
thời gian vô hạn định, thì có thể mở rộng sự ứng nghiệm cuối cùng vào cõi đời đời.

9.7 Sự Ứng Nghiệm Của Sáu Mươi Chín Tuần Lễ (Đa-ni-ên 9:25)

“25Ngươi khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho
đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ; thành
đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ khó khăn”.
Ngay tại khởi điểm của phần mặc khải chi tiết về bảy mươi tuần lễ, Đa-ni-ên được
khuyến cáo phải tìm hiểu các sự kiện chính trong lời tiên tri ( 9:22). Calvin hiểu việc đó
là một nhấn mạnh sự kiện “Ngươi khá biết và hiểu rằng” chứ không phải chỉ là một lời
khuyên bảo suông. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là chẳng hay Đa-ni-ên có thật sự hiểu
điều đó hay không. Rõ ràng là Đa-ni-ên đã không hiểu một số khía cạnh sau đó của lời
tiên tri ( 12:8) tuy lời trấn an tổng quát của Đức Chúa Trời về mục đích của Ngài, chắc
đã an ủi được Đa-ni-ên. Tốt hơn thì chúng ta nên xem đó như một lời khuyến cáo. Lịch
sử của công việc giải nghĩa mấy câu nầy đã xác nhận sự kiện lời tiên tri nầy vốn khó
(hiểu) và đòi hỏi phải có tài phân biện thuộc linh.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 280


Chìa khóa để giải nghĩa cả khúc sách nầy được tìm thấy trong câu “từ khi ra lịnh
tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem”. Vấn đề niên đại mà bảy mươi tuần lễ bắt đầu, rõ ràng là
quan trọng cả cho việc giải nghĩa lời tiên tri, lẫn việc tìm ra sự ứng nghiệm phù hợp.
Niên đại ấy được đồng nhất hóa với niên đại có lịnh truyền tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-
lem được ban hành.
Như lịch sử giải nghĩa câu nầy đã minh họa, có một số cách giải thích có thể được
đưa ra về mặt lý thuyết. Young xem câu “lịnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem” là “lời ban
ra hãy tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem” nghĩa là “Câu nầy đề cập việc lời ấy được ban ra,
không phải do một nhà vua Ba-tư, mà do Đức Chúa Trời”. Young tiếp tục vạch rõ từ
ngữ “lịnh” mà ông nhấn mạnh là phải dịch là “một lời (phán)” (từ ngữ Hi-bá-lai là dãbãr,
II. Sử Ký 30:5) cũng thấy trong Đa-ni-ên 9:23 như một lời phán từ Đức Chúa Trời. Ông
lý luận: “Do đó, dường như khó có thể quyết đoán rằng ở đây chỉ hai câu sau đó mà thôi,
một chủ thể khác lại được đưa vào mà sự kiện ấy không hề được đề cập”.
Dĩ nhiên là trái lại, trong câu 24, rõ ràng là một chủ thể khác đã được đưa vào, và
hai lịnh truyền vốn hoàn toàn khác nhau: lịnh truyền trong câu 23 liên hệ với việc Gáp-
ri-ên được sai đến với Đa-ni-ên, còn lịnh truyền trong câu 25 liên hệ với việc xây lại
thành Giê-ru-sa-lem. Tuy nhiên, Young nhận thấy lời Đức Giê-hô-va đề cập trong câu
25 ở đây vốn được ban cho Giê-rê-mi liên hệ với việc các con cái Y-sơ-ra-ên bị lưu đày
được hồi hương, như 9:2 đã trích dẫn. Dĩ nhiên là như vậy thì làm lẫn lộn hoàn toàn hai
lời tiên tri hoàn toàn khác nhau, một liên hệ với cuộc lưu đày rồi trở về Giê-ru-sa-lem,
còn lời tiên tri kia thì liên hệ với tương lai của dân Y-sơ-ra-ên sau khi họ đã hồi hương.
Tuy nhiên, chính Young cũng thừa nhận rằng lời giải nghĩa nầy không giải thích thỏa
đáng khúc sách ở đây, vì lời của Đức Giê-hô-va vốn không được phán ra năm 586 TC,
lúc Giê-ru-sa-lem bị phá hủy. Như Young nói: “Tuy nhiên, điều hết sức rõ ràng là vào
năm 586 TC đã không có lịnh truyền (lời) nào được ban ra để tu bổ và xây lại Giê-ru-
sa-lem”. Cùng một phản bác như vậy cũng có thể đưa ra để chống lại niên đại là 605 TC,
là khởi điểm của thời kỳ các dân ngoại.
Tuy nhiên, phần đông các nhà giải kinh thừa nhận rằng lời hay lệnh truyền đề cập
ở đây, là lịnh truyền của loài người, tuy rất có thể là nó phản ảnh ý chỉ của Đức Chúa

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 281


Trời cho phù hợp với lời tiên tri. Ít nhất đã có bốn chiếu chỉ liên hệ đến việc xây lại Giê-
ru-sa-lem đã được ghi lại trong Kinh điển: (1) Chiếu chỉ của Si-ru cho phép xây lại đền
thờ (II. Sử Ký 36:22, 23; Ê-xơ-ra 1:1-4; 6:1-5); (2) Chiếu chỉ của Đa-ri-út xác nhận chiếu
chỉ của Si-ru (6:6-12) (3) Chiếu chỉ của Ạt-ta-xét-xe (7:11-26); (4) Chiếu chỉ của Ạt-ta-
xét-xe cho phép Nê-hê-mi xây lại thành phố (Nê-hê-mi 2:1-8).
Tất cả mọi người đều đồng ý rằng đã có một chiếu chỉ cho phép xây lại đền thờ
được Si-ru ban hành vào khoảng trước sau năm 538 TC. Vấn đề là chẳng hay chiếu chỉ
nầy có đồng thời cũng cho phép việc xây lại thành phố hay không. Lời lẽ chính xác của
cả ba chiếu chỉ như đã được ghi lại trong II. Sử Ký 36:1-23 và Exơra dường như chỉ đề
cập việc xây lại đền thờ mà thôi, còn việc xây lại thành phố vẫn chưa ứng nghiệm cho
đến thời của Nê-hê-mi, khi chiếu chỉ được ghi lại trong Nê-hê-mi 2:1-8 rõ ràng đề cập
thành phố toàn diện.
Người ta đã rút ra từ Ê-xơ-ra 4:12-21 cái ẩn ý rằng các vách thành vốn được xây
lại lúc ấy, và câu đề cập “một nơi ở (bản Anh văn dịch là một vách thành) trong Giu-đa”
trong 9:9 có nghĩa là việc xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem đã hoàn tất. Không có bằng
cớ hiển nhiên nào chứng minh rằng việc xây lại vách thành đã được cho phép vào năm
457 TC. Khảo sát thật kỹ các khúc sách trên cũng không thấy có chứng cứ rõ ràng nào
cho việc vách thành đã được xây lại hoàn tất, hoặc cả được bắt đầu xây lại nữa. Lời tố
cáo của các kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên là hoàn toàn sai lạc, như phần chứng cứ hiển nhiên
cho thấy rõ ràng là họ chỉ xây lại đền thờ mà thôi. Việc dọn dẹp các đống đổ nát để mở
rộng thành phố và vách thành mười hai năm sau đó như được vạch rõ trong sách Nê-hê-
mi khiến cách giải nghĩa tốt nhất là bảo rằng nó đề cập việc tàn phá thành Giê-ru-sa-lem
năm 586 TC. Bất kỳ một niên đại nào trước năm 445 TC đề cập việc xây lại vách thành,
đều được căn cứ trên những bằng cớ không đầy đủ.
Tuy nhiên, lối giải nghĩa phi thiên-hi-niên cho khúc sách nầy, vốn xem chiếu chỉ
của Si-ru năm 538 TC cho phép việc xây lại thành phố và vách thành. Tuy chắc chắn là
các chiếu chỉ trong IISử và Exơra không hề cho phép việc xây lại thành phố, người ta đã
viện dẫn lời tiên tri trong Ê-sai 44:28, 45:13 là những lời tiên tri quan trọng nói về Si-ru
150 năm trước khi nhân vật ấy bước lên sân khấu. Theo 44:28 thì Đức Chúa Trời phán

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 282


“về Si-ru rằng: Nó là người chăn chiên của ta; nó sẽ làm nên mọi sự ta đẹp lòng; lại cùng
phán về Giê-ru-sa-lem rằng: Nó sẽ được lập lại, và phán về đền thờ rằng: Nền ngươi sẽ
lập lại”. Nhiều lời tiên tri khác còn được thêm vào liên hệ đến Si-ru trong Ê-sai 45:1-4.
Tuy Si-ru không được đặc biệt đề cập, có người cho rằng 45:13 là một câu khác ám chỉ
vua ấy: “Ấy chính ta đã dấy người lên trong sự công bình và sẽ ban bằng mọi đường lối
người. Người sẽ lập lại thành ta, và thả kẻ bị đày của ta, không cần giá chuộc, cũng
không cần phần thưởng. Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”. Young nhận thấy điều đó
được Ê-xơ-ra 4:12 xác nhận, khi các kẻ thù của dân Do-thái tố cáo họ là “đương lập lại
thành phản nghịch hung ác ấy, chúng nó đã xây lại vách thành và tu bổ các nền cho xong
rồi”. Cũng có một câu tối nghĩa đề cập sự kiện Đức Chúa Trời “đã tỏ lòng thương xót
họ, ban cho chúng tôi một vách thành (nơi ở) trong xứ Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem”
(Ê-xê-chi-ên 9:9). Tuy nhiên, câu nầy dường như đề cập chính đền thờ. Young kết luận
khá thích hợp rằng: “Ta không nên phân biệt quá khắt khe giữa việc xây thành phố và
xây đền thờ. Chắc chắn là nếu dân sự đã được phép trở về Giê-ru-sa-lem để xây lại đền
thờ, thì điều đó cũng hàm ý rằng họ được phép xây lại nhà cửa để ở nữa. Chẳng có gì để
nghi ngờ việc dân chúng đã phải hiểu chiếu chỉ đó như vậy ( A-ghê 1:2-4).
Tuy nhiên, Young đã hoàn toàn không nắm vững được vấn đề của lời tiên tri
trong sách Aghê. Quả thật là các con cái Y-sơ-ra-ên đã có xây cất nhà, nhưng rõ ràng là
không phải trong thành Giê-ru-sa-lem. Bỏ mặc cho đền thờ bị hoang vu, trong khi chính
họ lại cư trú trong những ngôi nhà khang trang, là làm sỉ nhục Đức Chúa Trời, do đó, A-
ghê mới khuyến giục họ hãy xây cất đền thờ. Vấn đề chẳng hay Giê-ru-sa-lem có được
xây lại hay không đã được trả lời bằng phần mô tả hết sức gợi hình của Nê-hê-mi mà
Young không nói tới, đã tả vẽ thành phố ấy trong cảnh hoàn toàn đổ nát hoang tàn (Nê-
hê-mi 2:12-15). Ông mô tả là các vách thành bị triệt hạ, các cửa bị thiêu hủy, và các
đường phố đầy mảnh vụn gạch đá đến nỗi con vật chở ông không thể đi qua được. Trong
lời thách thức các con cái Y-sơ-ra-ên, Nê-hê-mi nói: “Các ngươi hãy xem tình cảnh khổ
nạn của chúng ta đương đây; Giê-ru-sa-lem bị phá hoang, và các cửa nó bị lửa thiêu đốt.
Hãy đến, xây cất các vách thành Giê-ru-sa-lem lại hầu cho chúng ta chẳng còn bị sỉ nhục
nữa” (Nê-hê-mi 2:17). Hơn nữa, trong Nêh chương 11, số người được phái trở về phải

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 283


bắt thăm, để một trong mười người được đến Giê-ru-sa-lem và cất nhà để ở tại đó (Nê-
hê-mi 11:1).
Một khi đã tập họp mọi chứng cứ hiển nhiên lại, thì rõ ràng là Giê-ru-sa-lem đã
không hề được xây lại trong thế kỷ thứ 6 TC, tuy việc xây lại đền thờ tất nhiên là bước
thứ nhất tiến đến việc phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên, và là điều mà các lời tiên tri
liên quan đến Si-ru đã nhằm vào và được công bố rõ ràng trong II. Sử Ký 36:22-23 và
Ê-xơ-ra 1:1-4. Điều có ý nghĩa nhất, là đã không có lời tiên tri nào trong IISử hay Exơra
đề cập thành phố mà chỉ nói đến đền thờ. Cho nên, cách giải nghĩa đúng nhất là bảo rằng
bản chiếu chỉ liên hệ đến việc xây lại chính thành phố, là bản chiếu chỉ đã được cấp cho
Nê-hê-mi năm 445 TC, khoảng chín mươi năm sau ngày các kẻ bị lưu đày hồi hương
lần đầu tiên và bắt tay xây cất đền thờ.
Một số các nhà giải kinh lớp xưa hơn như Dereser, Havernick, Weigl, giải nghĩa
câu nói về lịnh truyền (Đa-ni-ên 9:23) là ám chỉ chiếu chỉ của Artaxerxes Longimanus,
trị vì Ba-tư từ 465-425 TC; chẳng những ra lịnh xây lại Giê-ru-sa-lem năm 445 TC, mà
trước đó, còn phái E-xơ-ra trở về Giê-ru-sa-lem năm 457 TC (Ê-xê-chi-ên 7:11-26). Niên
đại 445 TC được căn cứ vào Nê-hê-mi 2:1 và tiếp theo, vạch rõ chiếu chỉ ấy vốn được
ban hành vào năm thứ 20 đời trị vì của Artaxerxes Longimanus). Vì thời trị vì của vua
nầy bắt đầu năm 465 TC, hai mươi năm sau sẽ là năm 445 TC. Phần đông các học giả,
dầu bảo thủ hay tự do, đều thừa nhận năm 445 TC là năm ban hành chiếu chỉ cho Nê-
hê-mi.
Tuy Young lý luận rất hay để bảo vệ chủ trương của mình, quyết định tối hậu vốn
phần nào lệ thuộc việc lời tiên tri nói chung đã được ứng nghiệm. Cách giải nghĩa của
Young bắt đầu với chiếu chỉ của Si-ru năm 538 TC không cho phép một cách giải theo
nghĩa đen nào cho lời tiên tri nầy cả.Theo đó thì số 483 năm trong sáu mươi chín tuần lễ
đã được báo trước, sẽ phải bắt đầu vào năm 538 TC và kết thúc vào khoảng giữa thế kỷ
thứ nhất, khi không có một biến cố có ý nghĩa nào đánh dấu ngày kết thúc của chúng.
Muốn cho cách giải nghĩa của mình trở thành hữu lý, Young đã phải quyết đoán rằng
các năm không phải là theo nghĩa đen, phần giải nghĩa là không chính xác, do đó, sáu
mươi chín tuần lễ đầu phải là một thời gian vô hạn định, thật ra là dài hơn giai đoạn đã

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 284


được đề cập rất nhiều. Tuy như Young nói, cách giải nghĩa ấy được “Calvin, Kliefoth,
Keil và cuối cùng là cả Mauro nữa cũng sốt sắng chấp nhận” đã không thể có một sự
ứng nghiệm chính xác nào cả.
Trong câu 25, Đa-ni-ên được giới thiệu hai giai đoạn (thời gian) nối tiếp nhau,
một là một giai đoạn bảy tuần lễ hay bốn mươi chín năm, sau đó là một giai đoạn sáu
mươi hai tuần lễ là bốn trăm ba mươi bốn năm. Đã không có lý do nào rõ ràng để phân
biệt hai giai đoạn đó trừ ra câu ông nói thêm “các đường phố (vách thành) và hào (sẽ
được xây lại) trong kỳ khó khăn”.
Từ ngữ dịch ra là “vách thành và hào” (theo bản Anh văn) không phải là từ ngữ
thông thường chỉ vách thành (hõmã). Ngữ căn hares có nghĩa là “chặt, mài sắc, quyết
định”. Hình thức danh từ hãrũs chỉ gặp ở đây được các nhà giải kinh xưa dịch là vách
thành”. Phần đông các nhà từ vựng học hiện đại dịch là “hào” hay “mương”. Zocler giải
thích: “Đây không phải là một khối hỗn độn các nhà ở xiêu vẹo, lộn xộn hay nằm rải rác
không có hàng rào (phòng thủ), nhưng được sắp xếp thành các đường phố, được bao
quanh bằng một vách thành kiên cố có hào sâu”.
Giai đoạn bốn mươi chín năm đầu không trùng hợp với lới giải thích của Young
là giai đoạn giữa chiếu chỉ của Si-ru (538 TC) và chiếu chỉ của Đa-ri-út (520 TC), rõ
ràng không phải là bốn mươi chín năm. Cách giải nghĩa tốt nhất dường như là bắt đầu
với chiếu chỉ cho Nê-hê-mi về việc dây lại vách thành, người ta đã phải dành cả một thế
hệ để dọn dẹp tất cả các mảnh vụn gạch đá trong thành Giê-ru-sa-lem để phục hồi nó
thành một thành phố đang được xây dựng. Rất có thể giai đoạn nầy tương ứng với bốn
mươi chín năm. Câu đề cập đặc biệt các đường phố một lần nữa lưu ý chúng ta đến tình
hình thời Nê-hê-mi, khi các đường phố đều đầy dẫy những mảnh vụn gạch đá và cần
được xây dựng lại. Việc nầy phải được hoàn tất trong những thời kỳ khó khăn đã được
chính sách Nê-hê-mi cung cấp tài liệu cho chúng ta. Tuy sự ứng nghiệm chính xác không
phải là một đề mục quan trọng và chỉ có các chi tiết trần trụi nhất là được nều ra, điều
quan trọng dường như là vấn đề bốn mươi chín năm đó đã thật sự kết thúc khi nào. Nếu
điểm khởi sự là năm 445 TC, tức là năm chiếu chỉ cho Nê-hê-mi được ban hành, thì năm
chấm dứt là năm nào?

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 285


Sir Robert Anderson đã nghiên cứu tỉ mỉ một niên biểu có thể có được cho giai
đoạn bắt đầu với niên đại ấn định rất đúng là năm 445 TC khi chiếu chỉ cho Nê-hê-mi
được ban hành, và kết thúc vào năm 32 SC, đúng vào ngày Đấng Christ đã vào thành
Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn ngay trước khi Ngài chịu đóng đinh. Ông vạch rõ rằng bảy
mươi tuần lễ bắt đầu nhằm ngày mồng một tháng Ni-san là ngày 14 tháng 3 dl, năm 445
và kết thúc ngày 6 tháng 4 dl năm 32 SC là ngày mồng mười tháng Ni-san. Cách tính
rắc rối nầy được căn cứ vào các năm tiên tri là 360 ngày, tổng cộng là 173.880 ngày.
Như vậy là đúng 483 năm theo niên lịch của Kinh Thánh. Alva McClain cũng đồng ý
với Anderson.
Sir Robert Anderson đã hành động đúng khi căn cứ trên năm 360 ngày, dường
như là điều đã được Kinh điển chứng thực. Theo tập tục Do-thái thì một năm có mười
hai tháng, là 360 ngày, rồi khi cần thiết thì thêm vào một tháng thứ mười ba để sửa lịch.
Cách dùng năm 360 ngày được xác nhận bằng bốn mươi hai tháng cho cơn đại nạn (Khải
Huyền 11:2; 13:5) tương đương với 1260 ngày (Khải Huyền 12:6; 11:3). Tuy nhiên, các
kết luận mà Anderson đạt tới rất phức tạp về mặt lý luận, và không thể đơn giản hóa.
Tuy các chi tiết trong cách lập luận của Anderson có thể còn cần bàn cãi, tính cách hợp
lý khả dĩ chấp nhận được về một phương pháp giải thích theo nghĩa đen, bắt đầu cho
giai đoạn ấy vào năm 445 và kết thúc ngay trước khi Đấng Christ chịu chết, khiến cho
quan điểm nầy có sức thu hút rất mạnh.
Chỗ khó khăn chính yếu là Anderson kết luận rằng sự chết của Đấng Christ đã
xảy ra năm 32 SC. Nói chung thì vì căn cứ vào số các chứng cứ hiển nhiên hiện có,
người ta rất khó xác định chắc chắn năm chết của Đấng Christ, phần đông các nhà niên
đại học Tân Ước xê dịch nó một hoặc hai năm sớm hơn và người ta đã cố gắng điều
chỉnh các niên đại của Anderson và đẩy nó lên một cách hữu lý khả dĩ chấp nhận được
là năm 30 SC. Tuy nhiên, ngành niên đại học hiện đại đang có khuynh hướng cho là có
thể đẩy lùi năm qua đời của Đấng Christ lại một ít, và ngày nay, không có ai dám độc
đoán tuyên bố rằng không thể tính toán theo như cách của Anderson. Vậy thì cách giải
nghĩa tốt nhất cho việc tuần lễ thứ sáu mươi chín đã kết thúc năm nào, là bảo rằng nó
xảy ra ngay trước ngày chịu chết của Đấng Christ mà Đa-ni-ên 9:26 đã báo trước là tiếp

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 286


ngay sau tuần lễ thứ sáu mươi chín. Về phương diện thực tế, tất cả các nhà giải kinh đều
đồng ý rằng sự chết của Đấng Christ đã xảy ra sau tuần lễ thứ sáu mươi chín.

9.8 Các Biến Cố Được Nói Tiên Tri Là Sẽ Xảy Ra Sau Tuần Lễ Thứ Sáu Mươi
Chín (Đa-ni-ên 9:26)

“26Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ không có
chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh; cuối cùng nó sẽ như bị
nước lụt ngập, có sự tranh chiến cho đến cuối cùng; những sự hoang vu đã định”.
Để tóm tắt giai đoạn sáu mươi chín tuần lễ, câu 25 chép rằng giai đoạn ấy sẽ là
của “Đấng chịu xức dầu (Mê-si) tức là vua”. Phần đông các nhà giải kinh đều giải nghĩa
là câu nầy ám chỉ Đức Chúa Giê-xu Christ. Tuy nhiên, Montgomery có một lối giải thích
khác: “được xức dầu (Mê-si) là hình dung từ của vua, thầy tế lễ ( IIMacabê 1:10), nhà
tiên tri, và theo nghĩa thuộc linh là của các vị tộc trưởng (Thi Thiên 105:15) và cả cho
Si-ru, là “người được xức dầu của ta” trong Ê-sai 45:1... Từ ngữ thứ hai 'vua' (bản Anh
văn là prince) chỉ người đứng đầu vốn được dùng chỉ các sĩ quan thuộc nhiều cập bậc
khác nhau, chỉ người cầm đầu một nhóm các quan chức, nhất là các nhân vật của đền
thờ, thí dụ trong Đa-ni-ên 11:22 chỉ thầy tế lễ thượng phẩm; chỉ các nhà quí tộc hay
vương tử, chẳng hạn trong Gióp 29:10; 31:37, rồi chỉ nhà vua, xuất hiện như một tước
vị rất sớm của vua trong dân Y-sơ-ra-ên, chẳng hạn trong I. Sa-mu-ên 9:16, và cả các
nhà vua ngoại quốc nữa. Vì cả hai từ ngữ ở đây đều có nghĩa mơ hồ, mà cách chúng kết
hợp lại với nhau cũng không nhằm chỉ đúng chức vị nào, cho nên người ta có thể đề nghị
ba ứng viên: Si-ru 'người được xức dầu' của Ê-sai 45:1; Xô-rô-ba-bên, người đã được
chào đón như Mê-si vào thời Phục quốc, và nhân vật đồng thời với ông, là thầy tế lễ Giê-
hô-sua”.
Rõ ràng là Montgomery đã phải nhọc công để chứng minh cho lối giải nghĩa
không có Đấng Christ trong đó. Con số các học giả thừa nhận sách Đa-ni-ên là một tác
phẩm chân chính và nhận rằng từ ngữ trong câu 25 ám chỉ Đấng Christ, vốn chiếm đa
phần. Như Young nói: “Cách giải nghĩa theo quan điểm phúc âm từ xưa, là cách giải

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 287


thích duy nhất đáp ứng được các đòi hỏi của trường hợp ở đây. Đấng được xức dầu là
Đức Chúa Giê-xu Christ đã bị trừ đi bằng sự chết trên thập tự giá tại Gô-gô-tha”. Nếu
cách giải nghĩa câu 25 như vậy là đúng, thì nó cung cấp chiếc chìa khóa cho câu 26, chép
rằng sau “sáu mươi hai tuần lễ” đó nghĩa là 7 tuần cộng với 62 tuần lễ - hay là sau 69
tuần lễ, Đấng Mê-si sẽ “bị trừ đi”. Động từ được dịch là “trừ đi” có nghĩa là “tiêu diệt,
giết” chẳng hạn trong Sáng Thế Ký 9:11; Phục Truyền Luật Lệ Ký 20:20; Giê-rê-mi
11:19 Thi Thiên 37:9.
Cách giải nghĩa tự nhiên câu 26 là nó đề cập sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ
trên thập tự giá. Trong mối liên hệ với thứ tự thời gian của lời tiên tri, thì rõ ràng là nó
cho thấy Đấng Mê-si sẽ sống vào cuối tuần lễ thứ 69, và sẽ bị trừ đi, hay chết đi, ngay
khi tuần lễ ấy chấm dứt.
Sự nổi bật hẳn lên của Đấng Mê-si trong lời tiên tri Cựu Ước và việc Ngài được
đề cập cả trong câu 25 lẫn 26 khiến việc Đấng Mê-si bị trừ đi trở thành một trong các
biến cố quan trọng ẩn tàng trong lời tiên tri về kế hoạch của Đức Chúa Trời cho dân Y-
sơ-ra-ên và cho thế giới. Thật bi thảm biết bao, khi nhà vua của lời hứa đến, thì Ngài lại
“bị trừ đi”. Tiếng reo hò của đám quần chúng khi Ngài vào thành Giê-ru-sa-lem cách
khải hoàn, và sự tận tụy hi sinh của những người từng chịu cảm động vì chức vụ trước
đó của Ngài, tất cả đều tan thành mây khói. Sự vô tín của dân Y-sơ-ra-ên và thái độ dửng
dưng trắng trợn của các cấp lãnh đạo tôn giáo khi đối diện với lời tự xưng của Đấng
Christ, kết hợp với sự cứng lòng của các nhà cầm quyền ngoại bang đã khiến cho việc
ấy trở thành tấn thảm kịch vĩ đại nhất trong các tấn thảm kịch. Dĩ nhiên là Đấng Christ
đã không phải chỉ bị “dứt đi” khỏi loài người và khỏi sự sống, mà tiếng kêu lớn của Ngài
trên thập tự giá còn cho thấy Ngài bị cả Đức Chúa Trời quên đi nữa. Tiếng kêu thê thảm:
“Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ (quên) tôi?” cho thấy
chẳng những tính cách khủng khiếp của việc bị tách rời khỏi Đức Chúa Trời, mà còn chỉ
ra lời giải đáp nữa: chủ đích cứu chuộc. Phần giải thích thêm vào mà có người dịch là
“nhưng không phải là vì chính người” hay như bản Việt văn của chúng ta, là “và sẽ
không có chi hết”, có lẽ nên dịch “và chẳng có gì cho người cả” thì đúng hơn. Quả thật
là Ngài đã chịu chết là vì kẻ khác. Đã chẳng có gì đáng lẽ phải dành cho Ngài với tư

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 288


cách Nhà Vua được xức dầu, đã được ban cho Ngài lúc ấy. Ngài vẫn chưa nhận được
phần thưởng trọn vẹn cho mình hay thực hiện uy quyền được ban thưởng cho mình. Ngài
là Chiên Con đặc biệt của Đức Chúa Trời đã được sai đến để cất tội lỗi thế gian đi. Cứ
bề ngoài mà xét, thì dường như điều ác đã toàn thắng.
Tuy các nhà giải kinh theo chủ trương phúc âm đồng ý rằng câu nầy chỉ về Đấng
Christ, đã có sự chia rẽ là chẳng hay biến cố mô tả ở đây sẽ xảy ra trong tuần lễ thứ bảy
mươi được mô tả trong câu sau, hay sẽ có một giai đoạn giao thời hoặc nằm trong dấu
ngoặc đơn, giữa tuần lễ thứ sáu mươi chín và tuần lễ thứ bảy mươi. Đã có hai thuyết
được đưa ra, tức là thuyết ứng nghiệm liên tục chủ trương rằng tuần lễ thứ bảy mươi đến
tiếp ngay sau tuần lễ thứ sáu mươi chín, và thuyết ngăn cách hay nằm trong dấu ngoặc
đơn, chủ trương rằng có một giai đoạn (thời gian) nằm giữa tuần lễ thứ sáu mươi chín
và tuần lễ thứ bảy mươi. Nếu sự ứng nghiệm là liên tục, thì tuần lễ thứ bảy mươi đã trở
thành lịch sử rồi. Nếu có giai đoạn ngăn cách, thì rất có thể rằng tuần lễ thứ bảy mươi
vẫn còn trong tương lai. Về vấn đề nầy, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra.
Trong việc giải nghĩa khúc sách nầy để quyết định vấn đề ứng nghiệm liên tục
đối đầu với thuyết ngăn cách, phần ứng nghiệm của lời tiên tri một lần nữa lại tiếp cứu
chúng ta. Phần giữa của câu 26 vạch rõ “Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và
nơi thánh”. Về phương diện sử ký, thì việc phá hủy thành Giê-ru-sa-lem đã xảy ra năm
70 SC, gần bốn mươi năm sau cái chêt của Đấng Christ. Tuy có một số các nhà giải kinh
như Young chủ trương rằng các của lễ đã bị sự chết của Đấng Christ làm cho dứt đi, mà
họ cho là ứng nghiệm vào giữa bảy năm cuối cùng, rõ ràng là việc đó không cung cấp
một sự ứng nghiệm nào cho một biến cố xảy ra ba mươi tám năm sau hay hơn nữa sau
khi tuần lễ thứ sáu mươi chín đã chấm dứt. Young và những người khác nữa theo thuyết
ứng nghiệm liên tục đã bỏ lửng mà không có lời giải thích đầy đủ nào cho việc hoàn lại
một biến cố cho là xảy ra sau tuần lễ thứ sáu mươi chín, đến những ba mươi tám năm -
mà theo họ nghĩ là đã phải thật sự xảy ra sau tuần lễ thứ bảy mươi. Tóm lại, là thuyết
của họ đã không đưa ra được một phương pháp giải nghĩa bình thường hay theo nghĩa
đen cho bản văn và thứ tự thời gian trong đó.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 289


Việc hai biến cố đã chen vào sau tuần lễ thứ sáu mươi chín, với phần ứng nghiệm
trong lịch sử choán hết gần bốn mươi năm, khiến phải có một sự ngăn cách giữa tuần lễ
thứ sáu mươi chín và điểm khởi đầu tuần lễ thứ bảy mươi. Ít nhất cũng bằng một thời
gian dài như vậy. Những kẻ được đề cập là “dân của vua hầu đến” rõ ràng là người La-
mã, chứ không thể nào là dân của vua Mê-si được. Do đó, phải có hai vua: (1) Đấng Mê-
si của hai câu 25 và 26; (2) “Vua hầu đến” được gắn liền với người La-mã. Việc một
vua khác đòi hỏi phải có, là một người có cá tính La-mã và sẽ ra tay tiêu diệt người Do-
thái, được câu 27 xác nhận (xem phần chú giải tiếp sau đây), mà Tân Ước công bố là sẽ
ứng nghiệm liên hệ với sự tái lâm của Đấng Christ (Ma-thi-ơ 24:15).
Phần kết thúc câu 26, tuy không được rõ ràng lắm, cho thấy việc thành Giê-ru-
sa-lem bị tàn phá sẽ giống như cảnh tàn phá của một nạn lụt, và cảnh hoang vu đã được
quyền tể trị của Đức Chúa Trời xác định là đồng thời cũng có chiến tranh, cho đến cuối
cùng. Vì từ ngữ “cuối cùng” được đề cập đến hai lần trong câu 26, theo mạch văn, ta có
thể xem là chúng ám chỉ ngày cuối cùng của kỷ nguyên nầy và việc thành Giê-ru-sa-lem
sẽ bị tàn phá trong tương lai. Theo Khải Huyền 11:2 “họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn
mươi hai tháng” có thể là ám chỉ cơn đại nạn ngay trước khi Đấng Christ tái lâm. Tuy
nhiên, thành Giê-ru-sa-lem sẽ không hề bị hoàn toàn tiêu diệt vào kỳ cuối cùng của kỷ
nguyên nầy (the end of the age) như Xa-cha-ri 14:1-3 cho thấy thành phố ấy vẫn tồn tại
tuy sẽ bị chiến tranh tràn ngập đúng lúc Đấng Christ lấy đại quyền đại vinh để trở lại.
Cho nên tốt hơn hết có lẽ là nên xem cả câu 26 như đã ứng nghiệm trong lịch sử rồi.
Cùng một từ ngữ chỉ một nạn lụt tràn ngập tất cả, cùng từng được dùng để nói lên
các đạo quân xung trận, tiêu diệt kẻ thù trong Đa-ni-ên 11:10, 22, 26, 40 và trong Ê-sai
8:8. Đây dường như là một cách đề cập tổng quát sự kiện là từ lúc thành Giê-ru-sa-lem
bị phá hủy, thì loạn lạc, giặc giã và hoang tàn sẽ là từng trải bình thường của dân Y-sơ-
ra-ên, và chỉ sẽ chấm dứt vào lúc “cuối cùng” như được ghi trong câu 27, nghĩa là lúc
tuần lễ thứ bảy mươi chấm dứt. Điều chắc chắn là lịch sử đã đồng ý với lời tiên tri nầy,
vì chẳng những thành Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy, mà toàn thể nền văn minh của người
Do-thái tại Palestine đã không còn tồn tại nữa sau khi tuần lễ thứ sáu mươi chín chấm
dứt và sự hoang vu đó vẫn tiếp tục cho đến thời gian gần đây. Các biến cố tiên tri của

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 290


câu 26 và của câu 25 nữa, đều ứng nghiệm rồi, và là bằng chứng rõ ràng cho tính cách
chính xác của lời tiên tri. Lời tiên tri trong câu 25 đề cập việc phục hồi địa vị cho thành
Giê-ru-sa-lem làm khởi điểm cho bảy mươi tuần lễ, sáu mươi hai tuần lễ theo sau tuần
lễ đầu tiên đã đạt tuyệt đỉnh nơi Đấng Mê-si, và lời tiên báo Đấng Mê-si sẽ bị trừ (dứt)
đi và Giê-ru-sa-lem bị phá hủy đưa ra các cao điểm của lịch sử dân Y-sơ-ra-ên và cung
cấp chiếc chìa khóa để thấu hiểu lời tiên tri khó hiểu nầy. Tương phản với sự ứng nghiệm
hết sức rõ ràng của hai câu 25,26, câu 27 vẫn còn là một câu đố nát óc chưa phải là lịch
sử, và chỉ có cách giải nghĩa tương lai mới có thể cho phép nó được ứng nghiệm theo
nghĩa đen mà thôi.

9.9 Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi (Đa-ni-ên 9:27)

“27Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ, và đến
giữa tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cánh
gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã
định”.
Tuy chúng ta nhận xét là đã có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc giải nghĩa
Đa-ni-ên 9:24-26, vấn đề chính vốn là phần ứng nghiệm của chúng là chẳng liên hệ gì
với Đấng Christ như các nhà phê bình tự do chủ trương, hay có liên hệ với Đấng Christ
như quan điểm của các học giả bảo thủ về khúc sách nầy. Trong giới học giả nảo thủ, sự
chia rẽ quan trọng là giữa hai cách giải nghĩa phi thiên-hi-niên và tiền thiên-hi-niên. Tuy
nhiên, cách giải nghĩa khác nhau đó đã đi đến một đầu mối trong câu 27. Ở đây, rõ ràng
là phải có sự chọn lựa giữa việc ứng nghiệm theo nghĩa đen - đòi hỏi một cách giải nghĩa
tương lai với một khoảng cách giữa tuần lễ thứ sáu mươi chín và thứ bảy mươi - hoặc
nhiều cách lựa chọn khác, thừa nhận rằng câu 27 chưa cho thấy một sự ứng nghiệm rõ
rệt nào cả.
Đối lập với cách giải nghĩa là phần ứng nghiệm câu nầy hãy còn ở trong tương
lai, đã có ít nhất bốn quan điểm khác được đưa ra: (1) Quan điểm tự do, cho rằng tuân
lễ thứ bảy mươi đã ứng nghiệm nơi các biến cố tiếp sau cuộc bách hại thời Ma-ca-bê

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 291


như sáu mươi chín tuần lễ đã ứng nghiệm vậy; (2) Quan điểm của các học giả Do-thái,
rằng tuần lễ thứ bảy mươi đã ứng nghiệm vào việc thành Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy
năm 70 SC; (3) Quan điểm cho rằng tuần lễ thứ bảy mươi của sách Đa-ni-ên là một thời
gian vô hạn định bắt đầu từ Đấng Christ cho đến cuối cùng, thường là do các nhà phi
thiên-hi-niên như Young và Leupold chủ trương; (4) Rằng tuần lễ thứ bảy mươi là bảy
năm theo nghĩa đen, bắt đầu với chức vụ công khai của Đấng Christ, và kết thúc khoảng
ba năm rưỡi sau khi Ngài chịu chết.
Mỗi một quan điểm trên đây, cho rằng sự ứng nghiệm phần lớn đã xảy ra trong
quá khứ, đã bảo vệ luận cứ của họ, lắm khi rất dông dài. Nhưng họ có một thất bại chung,
vốn là then chốt (cái gót chân của Achille) của lối giải nghĩa của họ, ấy là chẳng có
thuyết nào đưa ra được phần ứng nghiệm theo nghĩa đen cho lời tiên tri ấy cả. Quan điểm
thứ nhất - lời tiên tri đã ứng nghiệm vào thời Ma-ca-bê - được lập nền trên định đề rằng
sách Đa-ni-ên là một công trình giả mạo và không thể có lời tiên tri. Hai quan điểm thứ
hai và thứ ba giải đáp vấn đề bằng cách thuộc linh hóa chúng và không đưa ra một thời
biểu nào cả. Hệ thống số liệu của bảy mươi tuần lễ bị biến thành biểu tượng suông mà
thôi. Quan điểm thứ tư của Philip Mauro nhận thấy có sự ứng nghiệm theo nghĩa đen
của sáu mươi chín tuần lễ rưỡi đầu tiên, nhưng không có sự ứng nghiệm cho phần tuyệt
đỉnh sau cùng.
Cả đến Leupold theo quan điểm phi thiên-hi-niên, cho rằng bảy mươi tuần lễ được
mở rộng đến tận ngày Đấng Christ tái lâm (quan điểm thứ ba) cũng phản đối việc bảy
mươi tuần lễ được ứng nghiệm trong lịch sử. Ông viết: “Tất cả những gì còn lại của tuần
lễ cuối cùng và phần kết cuộc của bảy mươi tuần lễ, là một niên đại chẳng có gì quan
trọng bảy năm sau khi Đấng Christ đã chết; khi việc chẳng quan trọng gì đó xảy ra, thì
các nhà giải kinh bị lạc lối trong điều mà đáng lẽ họ phải chỉ ra. Việc giải nghĩa đã chẳng
đi đến đâu cả. Chưa hề có ai đưa ra được, dầu là một lời giải đáp thỏa đáng chỉ được nửa
phần, là tại sao một tác phẩm (công trình) quang vinh như vậy lại chọn một kết thúc như
vậy cho cách tính toán trong đó”.
Leupold tiến gần đến cách giải nghĩa tiền thiên-hi-niên khi ông đồng nhất hóa
“vua hầu đến” của câu 28 với người có liên hệ với giao ước trong câu 27. Ông vạch rõ:

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 292


“Kẻ được xem là lập giao ước ở đây ... là Antichrist”. Keil thì sau khi thảo luận dài dòng,
cũng đưa ra cùng một quan điểm như Leupold, rằng kẻ lập giao ước đó là Antichrist.
Ông kết luận: “Cho nên ý muốn nói ở đây là: Một nhà vua (cầm quyền) sẽ áp đặt trên
khối đông đảo quần chúng một giao ước nặng nề rằng họ phải theo hắn và tự hiến thân
cho hắn như là Đức Chúa Trời của họ vậy”.
Cách xác định chủ từ cho câu 27 là chiếc chìa khóa cho cách giải nghĩa. Nếu qui
luật thông thường phải theo là chủ từ ở gần nhất phía trước chữ mà nó thay thế, thì đó là
nhà “vua hầu đến” của câu 26. Đây là cách giải nghĩa theo lối thông thường của quan
điểm tiền thiên-hi-niên, giải nghĩa rằng câu nầy đề cập nhà vua tương lai có thể đồng
nhất hóa với Antichrist, sẽ xuất hiện vào cuối thời kỳ nằm giữa hai lần đến của Đấng
Christ. Cách giải nghĩa nầy cũng được một số các nhà theo chủ trương phi thiên-hi-niên
như Keil và Leupold, cũng như Zockler noi theo.
Tuy nhiên, một số các cách giải nghĩa khác cũng đã được đưa ra. Montgomery
tin rằng câu nầy đề cập Antiochus Epiphanes, phù hợp với lối giải thích rằng lời tiên tri
nầy đã ứng nghiệm vào thế kỷ thứ 2 TC. Ông vạch rõ: “Bối cảnh lịch sử của câu Kinh
Thánh được giải thích như vậy thật là rõ ràng: tài ngoại giao khôn khéo do đó Antiochus
thương lượng với nhóm đa số của thế giới, ít ra cũng là với các giới quí tộc tại Giê-ru-
sa-lem, đã đem được ưu thế về cho vua ấy. Cần ghi nhận rằng các Ra-bi Do-thái như
Aben Ezra, Jephet đã không ngần ngại giải thích giao ước đó là hiệp ước đã được ký kết
giữa dân Do-thái và người La-mã”. Cho nên Montgomery đồng nhất hóa chủ từ “người”
của câu 27 với vua hầu đến của câu 26.
Một quan điểm thứ hai chủ trương rằng “người” ám chỉ Đấng Christ. Quan điểm
nầy được Young và Philip Mauro hậu thuẫn. Mauro nói: “Nếu chúng ta xem đại danh từ
“người” liên hệ với Đấng Mê-si được đề cập trong câu trước, thì chúng ta sẽ thấy trong
Kinh điển Tân Ước một phần ứng nghiệm trọn vẹn cho khúc sách nầy, và hơn nữa, là
một sự ứng nghiệm được vạch rõ không nghi ngờ gì được. Sở dĩ đại danh từ ấy “phải”
được hiểu - theo ý kiến chúng tôi - là ám chỉ Đấng Christ, bởi vì (a) lời tiên tri ấy vốn
hoàn toàn đề cập Đấng Christ, mà điều đó là tuyệt đỉnh của nó; (b) Titus đã không hề

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 293


lập một giao ước nào với dân Do-thái cả; (c) Trong Kinh điển không hề có chữ nào nói
về một “nhà vua” trong tương lai sẽ lập giao ước với họ”.
Dĩ nhiên là Mauro đã loại bỏ vấn đề, vì đây là khúc sách duy nhất đề cập bảy
mươi tuần lễ cho dân Y-sơ-ra-ên. Vấn đề được bàn cãi là câu 27 có đề cập Đấng Christ
hay không, mà lại khẳng định độc đoán rằng “lời tiên tri hoàn toàn nói về Đấng Christ”,
thì đúng vào vấn đề đã được đặt ra. Cũng không phải là không thể nào nghĩ được rằng
trong tương lai, sẽ có một nhà vua nào đó lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên.
Một quan điểm thứ ba đã được Keil đề nghị bằng cách ép chữ nghĩa trong câu
nầy phải được hiểu là: “Một tuần lễ sẽ xác nhận giao ước với nhiều người”. Để hậu thuẫn
cho thuyết của mình, Keil đã trích dẫn không những bản dịch của Theodotion, mà cả các
tác giả như Havernick, Hengstenberg, Auberlen, C. von Lengerke và Hitzig nữa. Keil
nhấn mạnh: “Nhưng từ ngữ dùng theo lối thi ca nầy chỉ có thể được chấp nhận khi nào
trong câu văn, người phát ngôn đến sau hành động... Việc xác nhận giao ước không phải
là công việc của thời gian, mà là hành vi của một người nhất định”. Cách dịch nầy dường
như không được các nhà giải kinh hiện đại ủng hộ.
Như đã được vạch rõ trước đây, chỗ khó khăn cho tất cả các cách giải nghĩa, là
không hề có một giai đoạn bảy năm nào trong lịch sử đã cho thấy rõ ràng là ứng nghiệm
với đơn vị tuần lễ cuối cùng của lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên. Những người đồng nhất
hóa “người” với Đấng Christ lại bất đồng ý kiến với nhau về vấn đề chẳng hay Đấng
Christ thật sự xác nhận giao ước mới của Giê-rê-mi 31:31-37 như Philip Mauro giải
nghĩa, hay theo cách giải nghĩa của Young, là tái xác nhận một giao ước vốn đã có sẵn
rồi: “Người sẽ làm cho vững bền giao ước với nhiều người”.
Cuối cùng thì vấn đề mà tất cả các nhà giải kinh phải đương đầu, là cách giải
nghĩa nào là tự nhiên và sáng suốt nhất cho văn bản ở đây. Nếu cho rằng phải hiểu lời
tiên tri theo nghĩa đen là không cần thiết, và các đơn vị thời gian vốn không theo nghĩa
đen, thì chúng ta sẽ có ngay rất nhiều cách giải nghĩa. Tuy nhiên, nếu nhà giải kinh muốn
bám thật sát văn bản thì thật ra là không có cách nào khác hơn là tuyên bố rằng cả tuần
lễ thứ bảy mươi hãy còn ở trong tương lai vì chưa hề có một giai đoạn bảy năm nào đã
ứng nghiệm với các biến cố của lời tiên tri, tuy người ta có cố gắng chịu khó đến đâu đi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 294


nữa để giải nghĩa nó. Điểm nầy dường như đã được những người chủ trương kéo dài bảy
năm cuối cùng thành một giai đoạn vô hạn định tạm chấp nhận, cho phép một cách giải
thích hãy còn ở trong tương lai.
Tóm lại, với bất cứ ai chấp nhận khúc sách nầy là Kinh điển thì có thể kết luận
rằng Antiochus Epiphanes không đáp ứng đầy đủ mọi chi tiết. Đấng Christ cũng không
đáp ứng đầy đủ phần mô tả trong câu 27, vì không hề có giai đoạn bảy năm nào liên hệ
đến Đấng Christ làm ứng nghiệm được cả khúc sách. Trong tình hình như thế, chủ thể
đi trước của đại danh từ “người” là nhà “vua hầu đến” mà ta không nên đồng nhất hóa
với Titus, nhưng với một kẻ thù tương lai của dân Y-sơ-ra-ên sẽ đẩy họ vào cơn đại nạn
được báo trước là hãy còn trong tương lai theo sách Khải huyền, được viết ra ít nhất là
sáu mươi năm sau ngày Đấng Christ chịu chết, và hai mươi năm sau ngày thành Giê-ru-
sa-lem bị phá hủy.
Lời tiên tri chính xác của câu 27 chỉ rõ nhân vật được đề cập sẽ tham dự một giao
ước ký kết với “nhiều người” (Đa-ni-ên 11:39; 12:2). Đây là một câu đề cập rõ ràng số
người Do-thái vô tín, sẽ liên minh với nhà “vua hầu đến”. Họ là người Do-thái thì được
mấy chữ “dân ngươi” trong câu 24 chỉ rõ. Nếu niên biểu trước đó được hiểu là gồm các
năm theo nghĩa đen, thì đây cũng là một giai đoạn bảy năm. Tắt một lời, lời tiên tri nầy
bảo rằng trong tương lai, sẽ có một hòa ước hay giao ước giữa một lãnh tụ chính trị được
gọi là “vua hầu đến” trong câu 26, với các đại diện của dân Do-thái. Một liên minh như
vậy rõ ràng sẽ là một sự liên hệ bất khiết, và cuối cùng sẽ gây tai hại cho dân Y-sơ-ra-
ên, mặc dầu khi ký kết, nó có rất nhiều hứa hẹn cho họ.
Theo lời tiên tri, thì đến giữa giai đoạn bảy năm đó, kẻ lập giao ước “sẽ khiến của
lễ (thiêu) và của lễ chay dứt đi” nghĩa là tất cả các của lễ, dầu là có huyết hay không có
huyết. Điều nầy không thể ám chỉ Đấng Christ khi Ngài chịu chết trên thập tự giá như
Mauro nhấn mạnh, vì sự thật hiển nhiên là các của lễ thiêu không hề bị dứt đi mãi đến
năm 70SC, khoảng bốn mươi năm sau đó. Các của lễ đã không hề bị Đấng Christ dứt đi,
mà bị chấm dứt bởi quân lính La-mã đến phá hủy đền thờ. Ẩn tàng trong lời tiên tri nầy
là một biến cố hãy còn trong tương lai theo cách nói bóng bằng việc Antiochus
Epiphanes làm ô uế đền thờ, nhưng sẽ bắt đầu cơn đại nạn mà Đấng Christ đề cập trong

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 295


Ma-thi-ơ 24:15-26, rõ ràng là hãy còn trong tương lai từ điểm quan sát của Đấng Christ,
và do đó, không phải là việc làm ô uế đền thờ của Antiochus hồi thế kỷ thứ 2 TC.
Theo lời tiên tri của Đấng Christ, sẽ có một biến cố cắt đứt được ám chỉ bằng sự
gớm ghiếc tàn nát tương tự với lời lẽ của Đa-ni-ên 9:27 xảy ra trong giai đoạn ngay trước
khi Chúa tái lâm. Đấng Christ phán: “Khi các ngươi sẽ thấy sự gớm ghiếc tàn nát lập ra
trong nơi thánh mà đấng tiên tri Đa-ni-ên đã nói (ai đọc phải để ý) thì ai ở trong xứ Giu-
đê hãy trốn lên núi... vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến
bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa” (Ma-thi-ơ 24:15, 16,
21). Việc ứng nghiệm lời tiên tri nầy nhất thiết bao gồm việc tái thực thi hệ thống tế lễ
theo luật pháp Môi-se trong đền thờ tại Giu-đê. Việc người Y-sơ-ra-ên chiếm đóng Giê-
ru-sa-lem hiện nay có thể là một bước chuẩn bị cho việc tái lập hệ thống tế lễ theo luật
pháp Môi-se đó. Rõ ràng là các của lễ không thể bị dứt đi, và đền thờ không thể bị làm
ô uế, trứ phi là khi cả hai đều đang ở trong tình trạng hoạt động.
Phần chót của câu 27 dường như mô tả việc làm ô uế đền thờ bằng câu “để cho
sự gớm ghiếc tràn ngập, hắn sẽ khiến cho nó thành ra hoang vu cho đến kỳ sau rốt là kỳ
đã định sẽ được đổ xuống trên nơi hoang vu” (theo bản Anh văn). Thành ngữ “sự gớm
ghiếc tràn ngập” có lẽ phải dịch đúng hơn là “trên cánh gớm ghiếc” hay như Leupold đề
nghị là “trên cánh của các thần tượng gớm ghiếc”. Bản Hi-văn trong IMacabê 1:54 Ma-
thi-ơ 24:15; Mác 13:14 đều được dịch ra là “sự gớm ghiếc của cảnh hoang vu” và được
phần nhiều các bản dịch cổ, kể cả bộ Bảy Mươi Dịch Giả, bản Theodotion và Vulgate
hậu thuẫn cho. Việc đồng nhất hóa thành ngữ trong Đa-ni-ên 9:27 với những chỗ trích
dẫn trên, cũng như với 11:31; 12:11 khiến cho ý nghĩa ở đây rõ ràng hơn. Nhiều lối giải
thích kỳ quặc đã được đưa ra do cách dùng từ ngữ “cánh”. Sau Kliefoth, Keil cho rằng
cánh ám chỉ “sự thờ hình tượng với những điều gớm ghiếc của nó, sẽ trở thành năng lực
đẩy kẻ phá hủy và phá hoang lên cao, đưa hắn đi và cùng đi theo hắn khắp đất để phá
hoang”. Young đề nghị một quan điểm thích đáng nhất sau khi bác bỏ tất cả các đề nghị
khác, khi ông nhấn mạnh: “Dường như từ ngữ nầy ám chỉ hai điểm cao nhất nằm chót
vót trên nóc đền thờ sẽ bị làm ô uế đến nỗi không còn được xem là đền thờ của Đức Giê-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 296


hô-va nữa, nhưng là một đền thờ hình tượng... Cánh của đền thờ (Ma-thi-ơ 4:5; Lu-ca
4:8) chính là đỉnh cao nhất của đền thờ vậy”.
Từ ngữ “gớm ghiếc” mà Đấng Christ dùng trong Ma-thi-ơ 24:15 có thể ám chỉ
Antiochus trong Đa-ni-ên 11:31, nhưng trong 12:11, rõ ràng là nó đề cập việc các của lễ
hằng dâng sẽ bị dứt đi trong tương lai, bốn mươi hai tháng trước khi Đấng Christ tái lâm.
Con số 1290 ngày, thật ra là bốn mươi ba tháng dường như vượt khỏi ngày tái lâm để
kéo dài sang thời bắt đầu của thiên-hi-niên. Điều rất nhỏ mà Antiochus đã làm hồi thế
kỷ thứ 2 TC sẽ trở thành một cơn bách hại lớn lao đối với dân Y-sơ-ra-ên trên khắp thế
giới, và việc dứt đi các tế lễ của họ trong cơn đại nạn tương lai. Theo Khải Huyền 13:1-
18, nhà vua cai trị thế giới trong tương lai vào thời kỳ đại nạn chẳng những sẽ cướp lấy
chính quyền tuyệt đối, mà còn đòi hỏi cả thế giới phải thờ lạy hắn nữa; hắn sẽ nói phạm
đến Đức Chúa Trời chân thật và bách hại các thánh đồ (Khải Huyền 13:4-7). Giai đoạn
nắm quyền lớn lao của hắn sẽ kết thúc khi Đấng Christ tái lâm. Cũng như cảnh hoang
vu trong Đa-ni-ên 9:27, cảnh hoang vu ở đây cũng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến kết cuộc
được vẽ ra là đầy kịch tính trong Khải huyền 19, khi con thú và tiên tri giả bị ném vào
hồ lửa. Đây sẽ là điểm kết thúc của bảy mươi tuần lễ trong sách Đa-ni-ên, trùng hợp với
ngày tái lâm của Đấng Christ trên đất nầy.
Tóm lại, có thể kết luận rằng lời tiên tri quan trọng của Đa-ni-ên về bảy mươi
tuần lễ bao gồm toàn thể lịch sử dân Y-sơ-ra-ên từ thời của Nê-hê-mi năm 445 TC, cho
đến ngày Đức Chúa Giê-xu Christ tái lâm. Trong bảy tuần lễ đầu, thành phố và các
đường phố được xây cất lại. Trong giai đoạn sáu mươi hai tuần lễ thứ hai tiếp theo đó,
Đấng Mê-si xuất hiện và sống trong phần kết thúc của giai đoạn ấy. Trong dấu ngoặc
đơn giữa tuần lễ thứ sáu mươi chín và thứ bảy mươi, ít nhất cũng có hai biến cố lớn xảy
ra: Đấng Mê-si bị trừ đi (sự chết của Đấng Christ) và thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy
năm 70 SC. Hiện nay là kỷ nguyên hiện tại đang chen vào đó.
Giai đoạn bảy năm cuối cùng sẽ bắt đầu bằng một hòa ước giữa nhà “vua hầu
đến” với “nhiều người” là dân Y-sơ-ra-ên. Hòa ước nầy được tuân thủ suốt nửa giai đoạn
bảy năm đầu trong tương lai, sau đó, các quyền tự do và bảo vệ đặc biệt dành cho dân
Y-sơ-ra-ên sẽ bị cất đi, dân Ysơ-ra-ên sẽ bị bách hại trong cơn đại nạn của họ. Phần bắt

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 297


đầu của ba năm rưỡi sau trong tuần lễ thứ bảy mươi của Đa-ni-ên được đánh dấu bằng
việc làm ô uế đền thờ tương lai, các của lễ bị dứt đi, và tôn giáo của dân Do-thái bị làm
cho hoang vu. Đây là giai đoạn mà Đấng Christ từng đề cập là cơn đại nạn trong Ma-
thi-ơ 24:15-26.
Tuyệt đỉnh của toàn thể lời tiên tri về bảy mươi tuần lễ là sự tái lâm của Đấng
Christ, sẽ kết thúc tuần lễ thứ bảy mươi của dân Y-sơ-ra-ên đồng thời với các thời kỳ
dân ngoại, được tả vẽ trong các lời tiên tri của Đa-ni-ên về bốn đại đế quốc trên thế giới.
Qua phần lớn giai đoạn nầy, hai giòng lớn của các lời tiên tri liên hệ đến các dân ngoại
và dân Y-sơ-ra-ên cùng chạy song song với nhau, và cả hai đều cùng kết thúc với cùng
một biến cố quan trọng: sự tái lâm của Đức Chúa Giê-xu Christ, khi dân Y-sơ-ra-ên bị
áp bức được giải thoát, còn các dân ngoại thì bị phán xét. Với việc dân Y-sơ-ra-ên trở
về xứ hiện nay, sự ứng nghiệm của các lời tiên tri nầy sẽ không còn là quá lâu nữa.

CHƯƠNG 10: KHẢI TƯỢNG VỀ VINH QUANG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Ba chương cuối cùng của sách Đa-ni-ên ghi lại một sự mặc khải dài về lời tiên tri
cho tương lai mà không chỗ nào khác trong Kinh điển có thể sánh kịp. Như Leupold nói:
“Thật khó có gì khác trong Kinh Thánh giống như các chương sách nầy, nhất là chương
11. Lời lẽ, khải tượng và phần tiên báo tỉ mỉ đã được kết hợp vào nhau theo một cách
thức không thấy có ở chỗ nào khác trong Kinh điển”. Chẳng hạn như toàn thể nội dung
của chương 10 là phần dẫn nhập, vạch rõ đặc tính rộng lớn của lời tiên tri tiếp theo đó.
Phần vào đề đã thật sự được mở rộng ngay từ câu đầu tiên của chương 11. Đoạn tiếp
theo Đa-ni-ên 11:2-12:4, được chia làm hai phần lớn, phần đầu 11:2-35 đề cập phần
tương lai gần từ Đa-ri-út đến Antiochus, phần thứ hai, 11:36-12:4 đề cập tương lai xa là
các thời kỳ cuối cùng ngay trước khi Đấng Christ tái lâm. Một thông điệp và mặc khải
cuối cùng được ban cho Đa-ni-ên trong 12:5-13. Ba chương cuối cùng nầy là khải tượng
thứ tư của Đa-ni-ên, gồm thâu các sợi dây tiên tri có ý nghĩa, nhất là khi chúng có liên
hệ với Xứ Thánh và dân Y-sơ-ra-ên.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 298


10.1 Bối Cảnh Của Khải Tượng Thứ Tư Của Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 10:1)

“1Năm thứ ba đời vua Si-ru nước Phe-rơ-sơ, có một sự tỏ ra cho Đa-ni-ên cũng
gọi là Bên-tơ-xát-xa. Sự tỏ ra đó là thật, tức là sự chiến tranh lớn. Đa-ni-ên hiểu sự đó,
và rõ được ý của sự hiện thấy”.
Hầu như tất cả các chi tiết của câu đầu tiên trong chương sách nầy đều bị các nhà
giải kinh đem ra bình luận. Niên đại của khải tượng “Năm thứ ba đời vua Si-ru, nước
Phe-rơ-sơ” (536 TC) bị công kích là mâu thuẫn với 1:21, nơi Đa-ni-ên được bảo là “cứ
ở đó cho đến năm đầu đời vua Si-ru”. Như chúng tôi đã lưu ý trong phần chú giải chương
1, 1:21 không hề bảo rằng Đa-ni-ên qua đời hay kết thúc sự nghiệp của mình vào năm
đầu đời vua Si-ru, mà chỉ bảo rằng ông cứ tiếp tục cho đến ngày xảy ra biến cố giới thiệu
vương quốc Mê-đi và Ba-tư. Tuy bộ Bảy Mươi Dịch Giả có thay đổi 10:1 thành ra “năm
thứ nhất” việc muốn làm cho hòa hợp ấy vốn chẳng có gì cần thiết cả.
Giới phê bình cũng chuyển sang phản đối câu “Si-ru, vua nước Phe-rơ-sơ”.
Montgomery cùng với nhiều nhà phê bình tự do, chủ trươgn rằng “Cách gọi Si-ru là vua
nước Phe-rơ-sơ không được dùng vào thời ấy: Vua Phe-rơ-sơ vốn được dành cho tước
hiệu là đại vương, nhà vua lớn, vua của các vua; hoặc sau khi vua ấy đã chinh phục được
đế quốc Ba-by-lôn, thì được gọi là 'vua của Ba-bên', 'vua các nước'. Cách gọi 'vua nước
Phe-rơ-sơ' chỉ thấy có nơi người Hi-lạp về sau nầy ma thôi”. Tuy các học giả đồng ý
rằng bình thường Si-ru vốn không được gọi đơn giản là “vua nước Phe-rơ-sơ” mà mãi
về sau danh hiệu ấy mới được dùng, thì ít nhất, chúng ta cũng tìm thấy danh hiệu ấy
được dùng một lần. Dầu sao thì tại sao Si-ru lại không thể được gọi là “vua nước Phe-
rơ-sơ” cho dù đó không phải là cách thức thông thường mà người ta gọi vua ấy? Young
thì nói cách yếu ớt rằng: “Cách gọi Si-ru như vậy vốn là cách dùng của thời đó (mặc dầu
Montgomery đã nói)”. Lại nữa, tại sao cách gọi tên người trong Kinh điển lại phải theo
đúng cách dùng đời xưa? Câu nầy thật hết sức rõ ràng, và chỉ thời mà khải tượng xảy ra.
Vào năm thứ ba đời Si-ru, vua Ba-tư khá muộn màng về sau của sự nghiệp của Đa-ni-
ên, khoảng bảy mươi hai năm sau, khi ông bị bắt đưa sang Ba-by-lôn lúc hãy còn là
thanh niên, có một “sự” - đúng hơn thì nên dịch là “có lời” - đã được mặc khải cho Đa-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 299


ni-ên. Để dễ được mọi người nhận diện, tên theo tiếng Ba-by-lôn là Bên-tơ-xát-xa đã
được nêu lên, để làm sáng tỏ rằng ông cũng chính là Đa-ni-ên, người đã được Nê-bu-
cát-nết-sa đặt cho cái tên đó bảy mươi năm trước.
Bản tính tổng quát của phần mặc khải thì được mô tả trong mấy câu tiếp theo.
Trước nhất, Đa-ni-ên khẳng định rằng “sự” hay “lời” nầy là thật, như điều chúng ta có
thể chờ đợi nơi sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Sự kiện thứ hai liên hệ đến lời tiên tri
rất khó dịch và cần phải được giải thích dài dòng. Từ ngữ Hi-bá-lai văn ở đây, sãbã'gadô
được dịch nhiều cách khác nhau như “chiến tranh lớn” hay “nhiệm vụ lớn lao” hoặc tự
do hơn là “bao hàm nhiều đau khổ”. Ngụ ý là giai đoạn đề cập ở đây sẽ rất lâu dài, gay
go, gồm nhiều nghịch cảnh và hoạn nạn lớn cho dân sự của Đức Chúa Trời.
Tương phản với các khải tượng trước, Đa-ni-ên nhấn mạnh rằng ông “hiểu sự đó,
và rõ được ý nghĩa của sự hiện thấy”. Các khải tượng còn lưu lại nhiều vấn đề trong tâm
trí Đa-ni-ên, chưa giải quyết dứt khoát được, tuy ông đã ghi lại trung thực những điều
mắt thấy tai nghe. Ta có thể nghi ngờ chẳng hay Đa-ni-ên có hiểu trọn vẹn khải tượng
tiếp sau đây không, nhưng ít ra ông cũng lãnh hội được các đặc tính tổng quát của nó,
và không bị bỏ mặc trong tình trạng bối rối như điều đã được nói ra trong 8:27, khiến về
thể xác, ông đã bị đau ốm sau một khải tượng quan trọng đã được ban cho ông. Tuy
nhiên, câu vào đề đã đủ để lưu ý độc giả rằng một sự mặc khải phi thường sắp được giới
thiệu.

10.2 Phần Chuẩn Bị Của Đa-ni-ên Cho Khải Tượng (Đa-ni-ên 10:2, 3)

“2Trong những ngày đó, ta, Đa-ni-ên, đang buồn rầu trải ba tuần lễ trọn. 3Ta
chẳng ăn bánh ngon, thịt và rượu chẳng vào miệng ta, và ta không xức dầu chi hết cho
đến chừng ba tuần đã mãn”.
Nhằm chuẩn bị cho sự mặc khải quan trọng tiếp theo đây, Đa-ni-ên đã trải qua ba
tuần lễ âu sầu, không ăn các khẩu phần của bàn ăn vua cấp, kiêng cữ rượu thịt, cũng
không xức dầu cho mình. “Bánh ngon” theo nguyên văn là “bánh ưa thích, ao ước” tương
đương với “bánh hoạn nạn” trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:3, tức là bánh không men

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 300


phải ăn vào ngày Lễ Vượt Qua. Suốt giai đoạn nầy, rõ ràng là Đa-ni-ên chỉ ăn theo nhu
cầu dinh dưỡng căn bản và uống nước lã theo chế độ kiêng khem, đạm bạc. Lý do nào
khiến ông phải tự buộc mình kiêng ăn như vậy?
Thời gian nầy rõ ràng là kéo dài suốt ba tuần lễ ngày, tương phản với bảy mươi
“tuần lễ” của Đa-ni-ên 9:24, 27. Leupold nhấn mạnh rằng thành ngữ Hi-bá-lai “ba tuần
lễ ngày” ở đây là theo nghĩa đen, được dùng tương phản với Đan 9; đó cũng chính là vấn
đề ở đây nghĩa là Đa-ni-ên muốn làm sáng tỏ rằng trong lời tiên tri nầy, thì các ngày là
ngày bình thường. Về phương diện thực tế, mọi người đều đồng ý rằng ý nghĩa rốt ráo
là hai mươi mốt ngày. Dầu sao thì ba tuần lễ nầy gồm cả tuần lễ bình thường của mùa
Lễ Vượt qua như điều chúng ta có thể biết được khi đem đối chiếu với Đa-ni-ên 10:4,
Lễ Vượt qua được cử hành ngày 14 tháng Giêng, tiếp theo là bảy ngày ăn bánh không
men.
Cơ hội khiến Đa-ni-ên kiêng ăn rất có thể là do mối bận tâm của ông về số người
hành hương đã trở về Giê-ru-sa-lem hai năm trước đó, như ông đã đề cập trước đây trong
bài cầu nguyện ở 3:1-30. Như sách E-xơ-ra làm sáng tỏ, các con cái Y-sơ-ra-ên đã gặp
nhiều khó khăn khi muốn tái định cư trong xứ. Tuy đền thờ đã được dựng lên, nền đền
thờ cũng đã được xây xong (Ê-xơ-ra 3:1-13), công việc đã bị đình chỉ vì dân trong xứ
phản đối (Ê-xê-chi-ên 4:1-5, 24). Tất cả những điều đó đều khiến Đa-ni-ên rất bận tâm,
vì mục đích đầu tiên của ông khi khích lệ đoàn người hồi hương đó, là xây lại đền thờ
cũng như thành Giê-ru-sa-lem.
Về phương diện loài người mà nói, thì có lý do để phải âu lo. Nhưng Đa-ni-ên
không hiểu rằng bảy mươi năm lưu đày mãn hạn với việc số người lưu đày hồi hương
trong Exơra l vẫn chưa ứng nghiệm vào bảy mươi năm mà thành Giê-ru-sa-lem và đền
thờ phải chịu cảnh hoang vu. Điều nầy còn đòi hỏi thêm hai mươi năm phụ trội nữa
(khoảng cách giữa năm 605 TC, là lần dân Do-thái bị đưa đi đày đầu tiên, với năm 586
TC, là năm thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy). Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, thì
mọi sự đều diễn biến theo đúng thời biểu. Theo một ý nghĩa, thì khải tượng sau đây là
lời đáp cho các thắc mắc của Đa-ni-ên liên hệ đến các chủ đích của Đức Chúa Trời cho
tương lai của dân Y-sơ-ra-ên liên quan với các dân ngoại. Các chủ đích ấy gồm luôn một

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 301


chương trình rộng lớn hơn việc làm ứng nghiệm hai sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi rất nhiều.
Trong khi các thánh đồ của Đức Chúa Trời có thể có lý do chính đáng để lo âu về điều
dường như kế hoạch của Đức Chúa Trời bị thất bại, người thánh đồ đang chịu khổ đừng
bao giờ nên quên rằng sự uy nghiêm và quyền tể trị của Ngài cuối cùng sẽ chứng minh
rằng “mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (RoRm 8:28). Theo quan
điểm của Đức Chúa Trời, nếu chúng ta cần phải cầu nguyện, thì chúng ta cũng phải được
giải cứu khỏi sự lo âu như thánh Phao-lô đã nhấn mạnh nhiều năm sau đó (Phi Pl 4:6,
7). Tuy nhiên, thời gian kiêng ăn là phần mà Đức Chúa Trời chuẩn bị cho sự mặc khải.
Chắc chắn rằng việc Đa-ni-ên kiêng ăn - nghĩa là chỉ dùng thức ăn vật uống tối cần thiết
mà thôi - và không xức dầu cho mình để bày tỏ nỗi âu sầu của ông đối với cảnh hoạn
nạn của dân Y-sơ-ra-ên (A-mốt 6:6; II. Sa-mu-ên 14:2) đã giúp ông chuẩn bị sẵn sàng
để vượt qua từng trải quan trọng nầy.

10.3 Khải Tượng Đầy Vinh Quang Của Đa-ni-ên Về Đức Chúa Trời (Đa-ni-ên
10:4-6)

“4Ngày thứ hai mươi bốn tháng giêng, ta ở kề bờ sông lớn Hi-đê-ke. 5Ta nhướng
mắt nhìn xem, nầy, một người mặc vải gai, chung quanh lưng thắt đai bằng vàng ròng
U-pha. 6Mình người như bích ngọc; mặt người như chớp, và mắt như đuốc cháy; tay và
chân như đồng đánh bóng; và tiếng nói như tiếng đám đông”.
Theo câu 4, thì ngày thấy khải tượng là ngày 24 tháng Giêng, nghĩa là tháng 4 dl
hay tháng A-bíp (Xuất Ê-díp-tô Ký 23:15), được biết về sau trong Cựu Ước là tiếng Ni-
san (Nê-hê-mi 2:1). Kinh Thánh không tiết lộ hai mươi mốt ngày âu sầu (than khóc, tang
tóc: mourning) bắt đầu khi nào, nhưng dường như rõ ràng là chúng kết thúc vào ngày
hai mươi bốn tháng ấy. Thông thường thì năm mới bắt đầu bằng một đại lễ hai ngày
mừng trăng mới (I. Sa-mu-ên 20:18, 19, 34) và dĩ nhiên là trong khi ngày lễ vui vẻ đang
tiếp diễn mà Đa-ni-ên lại kiêng ăn, thì không thích hợp chút nào. Rất có thể là Đa-ni-ên
đã giữ Lễ Vượt Qua ngày 14 và Lễ Bánh không men tiếp theo đó, từ ngày rằm cho đến
ngày hai mươi mốt. Nếu khải tượng đến với ông sau hai mươi mốt ngày âu sầu than

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 302


khóc, thì giai đoạn kiêng ăn của ông phải bắt đầu ngay sau ngày lễ mừng trăng mới, để
kết thúc ngay trước khi khải tượng được ban cho ông.
Nơi thấy khải tượng được bảo là “ở kề bên sông lớn Hi-đê-ke”. Ở đây, lần đầu
tiên, chúng ta được biết là Đa-ni-ên đã không đi theo số người hành hương trở về Giê-
ru-sa-lem, tuy việc đó cũng có ngụ ý trong những câu đầu của chương 10. Các học giả
tự do đã cố gắng biến nó thành một luận cứ để chống lại sử tính của sách Đa-ni-ên, quả
quyết rằng ngay sau khi được phép, ông tự nhiên, tự động phải trở về cố hương. Tuy
nhiên, như Young vạch rõ, nếu Đa-ni-ên chỉ là một nhân vật tưởng tượng, một con người
lý tưởng được một tác giả vào thời Ma-ca-bê sáng tạo ra, thì tác giả ấy sẽ tả vẽ là ông đã
tổ chức một cuộc hồi hương thật rình rang mới là tự nhiên hơn. Và Young kết luận: “Sự
kiện Đa-ni-ên không trở về xứ Palestine là một luận cứ mạnh mẽ chống lại quan điểm
cho rằng sách nầy là một sản phẩm của thời Ma-ca-bê”. Cách giải nghĩa rõ ràng cho việc
Đa-ni-ên không hồi hương, ấy là vì ông đã quá già, có thể là đã tám mươi lăm tuổi rồi,
và theo chương 6, ông vốn được dành cho một địa vị tột đỉnh trong chính quyền nên
không được tự do ra đi như nhiều người khác. Rất có thể rằng nếu cứ ở lại tại chức vị
hiện tại của mình, ông sẽ làm được nhiều điều ích lợi cho dân Y-sơ-ra-ên hơn là theo họ
về Palestine với những hạn chế về tuổi tác của ông như thế.
Câu chép rằng khải tượng xảy ra trên bờ sông Hi-đê-ke hay là sông Ti-gơ-rơ cũng
bị phê bình về hai điểm. Một là, vấn đề được đặt ra là phải hiểu câu nầy theo nghĩa đen
đúng với địa lý học, hay như nó là một phần của khải tượng. Trong Đan 8, khải tượng
của Đa-ni-ên được thấy ở cạnh sông U-lai” nhưng mạch văn cho thấy rõ rằng ông chỉ ở
đó trong khải tượng chứ không phải trong thực tế. Tuy nhiên, trong chương 10, mạch
văn và phần thuật sự cho thấy rõ là ông đang thật sự ở tại bờ sông Ti-gơ-rơ, như mấy
câu tiếp theo đây ghi lại rằng có nhiều người cùng đứng đó với ông, nhưng không thấy
diễn tiến của khải tượng. Tuy nhiên, các học giả tự do như Montgomery lại cho rằng câu
đề cập “sông lớn” là mâu thuẫn với việc xác định sông đó là sông “Hi-đê-ke” hay sông
Ti-gơ-rơ, vì thông thường thì sông Ơ-phơ-rát mới được gọi là “sông lớn”. Cho nên
Montgomery xem đó như “có một phần viết trong dấu ngoặc” trong văn bản, mà “nếu
nói khác đi, thì tác giả đã phạm vào một sai lầm lớn”. Bản dịch tiếng Sy-ri thay chữ “Ơ-

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 303


phơ-rát” vào chỗ chữ “Hi-đê-ke”. Tuy nhiên, mọi điều đó đều hoàn toàn độc đoán vì
chẳng có lý do gì để sông Ti-gơ-rơ không thể được gọi là sông lớn; còn nếu từ nầy trước
sau vốn được dùng để chỉ sông Ơ-phơ-rát, thì sẽ càng là điều lạ lùng hơn nữa nếu một
người chép sách lại thêm chữ “Hi-đê-ke” vào. Các học giả bảo thủ nói chung đều đồng
ý rằng sông nầy là sông Ti-gơ-rơ. Rất có thể là do công vụ, Đa-ni-ên đã đến vùng đất
nầy với tư cách một thanh tra nhà nước. Ta không cần phải quyết đoán là ông đã phải đi
một đoạn đường xa, vì cả hai sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ đều nằm phía trên Ba-by-lôn,
cách xa chỉ độ bốn mươi lăm dặm (65km) mà thôi.
Trong tình hình như vậy, Đa-ni-ên ghi lại rằng ông thấy khải tượng về một người
đầy hào quang sáng chói. Ông mô tả người ấy mặc vải gai, quanh lưng thắt đai bằng
vàng ròng, thân hình như bích ngọc vậy. Mặt người ấy như ánh chớp, mắt như đuốc đang
cháy, tay chân như đồng đánh bóng và tiếng nói vang rền như tiếng ồn áo của cả một
đám đông. Tất cả các nhà giải kinh đều đồng ý rằng đây không phải là một người thường,
nhưng là một thiên sứ, hay chính Đức Chúa Trời xuất hiện với hình dáng con người.
Sau nhiều bàn cãi, Leupold kết luận rằng nhân vật nầy là một thiên sứ đầy quyền năng
do sự kiện vị ấy yêu cầu được Mi-ca-ên giúp đỡ như được chép trong câu 13, vì nếu là
chính Đức Chúa Trời thì không thể có như vậy. Nếu là thiên sứ, thì đó sẽ là Gáp-ri-ên,
từng hiện đến với Đa-ni-ên trong chương 8. Tuy nhiên, Leupold thích đồng nhất hóa vị
ấy với một thiên sứ vô danh ngang vai với Mi-ca-ên. Young ghi nhận rằng Hengstenberg
đồng nhất hóa vị thiên sứ ấy với Mi-ca-ên, và rằng người Do-thái xem nhân vật ấy là
một thiên sứ.
Tuy các học giả bảo thủ vẫn còn có thể tranh luận về vấn đề nầy, dường như rõ
ràng là xem nhân vật ấy như chính Đức Chúa Trời xuất hiện với hình dáng một người
vốn được nhiều người hậu thuẫn hơn. Trong trường hợp đó, cần phân biệt con người
trong Đa-ni-ên 10:5, 6 với vị thiên sứ trong 10:10-14 cũng như với Mi-ca-ên đã được đề
cập trong 10:13. Tuy các thiên sứ quyền năng thường rất khó phân biệt với chính Đức
Chúa Trời, như trong các khải tượng khác ở hai sách Ê-xê-chi-ên và Khải huyền, chỗ
giống nhau giữa người được mô tả ở Đa-ni-ên 10:5-6 với Đấng Christ đã được tôn vinh
trong Khải Huyền 1:13-15 đã đưa các nhà giải kinh bảo thủ như Young và Keil đến chỗ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 304


xem nhân vật nầy đích thực là chính Đức Chúa Trời xuất hiện với hình dáng con người,
hay chính là Đấng Christ, xuất hiện với tư cách Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va.
Phần mô tả trong sách Đa-ni-ên dành cho con người trong khải tượng một vóc
dáng đầy vinh hiển. Vải gai rất có thể là vải gai mịn trắng vốn là đặc điểm của y phục
của các thầy tế lễ ( Xuất Ê-díp-tô Ký 28:39-43). Trong nhiều trường hợp khác, vải gai
là y phục của những vị khách từ trời xuống ( Ê-xê-chi-ên 9:2, 3, 11; 10:2, 6, 7). Các thiên
sứ tại phần mộ Đấng Christ được mô tả là mặc áo dài trắng sáng chói, mà không nói rõ
là bằng vải gai (Mác 16:5; Lu-ca 24:4; Giăng 20:12 Công Vụ Các Sứ Đồ 1:10). Đai
lưng có lẽ cũng bằng vải gai thêu bằng chỉ vàng ròng. Câu đề cập “vàng ròng U-pha”
chỉ có một chỗ khác duy nhất trong Kinh Thánh chép (Giê-rê-mi 10:9) và không rõ U-
pha là một danh từ điạ lý hay thi ca. Chưa hề có ai xác định được điều đó, tuy có người
đặt U-pha ngang hàng với Ô-phia (Ê-sai 13:12) căn cứ vào việc từ nầy đã được thay cho
U-pha trong bản dịch Giê-rê-mi 10:9 bằng tiếng Sy-ri. Thiết tưởng chỉ cần xem dãy đai
thắt lưng ở đây vốn được thêu bằng chỉ vàng ròng có phẩm chất thượng hảo hạng, là đủ.
Hình dáng của phần thân thể giống như loại ngọc theo Hi-bá-lai văn là tarshish được Bộ
Bảy Mươi Dịch Giả dịch là “bích ngọc” nhưng Diner lại cho là hoàng ngọc. Ông vạch
rõ: “Hoàng ngọc của người đời nay - một loại đá quí được Pliny mô tả là “một loại đá
quí trong suốt óng ánh như vàng”. Cũng loại ngọc nầy dường như cũng được đề cập
trong Xuất Ê-díp-tô Ký 28:20 và Ê-xê-chi-ên 1:16; 10:9. Sở dĩ nó được gọi là tarshish
dường như vì có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Ấn tượng gây ra cho Đa-ni-ên, là toàn thân
con người trong khải tượng giống như một khối ngọc khổng lồ trong suốt, phản ảnh nét
sáng chói huy hoàng cho phần còn lại của khải tượng.
Phần mô tả gương mặt ngời sáng như nó vốn là ánh chớp, với đôi mắt như hai
ngọn đuốc đang cháy, rất giống với câu đề cập Đấng Christ trong Khải Huyền 1:14-16.
Chất đồng đánh bóng của đôi tay và chân giống như “chân như đồng sáng” của Đấng
Christ trong 1:15. Và ánh chớp của gương mặt Đấng Christ được ví sánh với mặt trời
khi soi sáng hết sức trong 1:16, và cũng giống như mấy câu trong Ê-xê-chi-ên 1:13, 14.
Tiếp theo gương mặt sáng chói vinh quang, là giọng vang vang như của cả một đám
đông, rõ ràng không phải là những lời nói có thể hiểu được nhưng gây ra ấn tượng về

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 305


quyền lực lớn lao ( Khải Huyền 1:15). Như Driver diễn tả: “Một giọng nói tuy không
nghe rõ, nhưng gây ấn tượng như điều có thể ví sánh với tiếng ồn áo của cả một đám
đông là ý muốn nói ở đây”. Ấn tượng toàn diện làm nẩy sinh nơi Đa-ni-ên như mấy câu
mô tả tiếp theo đây chắc phải là khủng khiếp phi thường, như cảm tưởng của thánh Giăng
khi nhìn thấy Đấng Christ đã được vinh hiễn vậy (Khải Huyền 1:17).

10.4 Hiệu Quả Của Khải Tượng Trên Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 10:7-9)

“7Ta, Đa-ni-ên, chỉ có một mình ta xem sự hiện thấy đó, vì những kẻ ở cùng ta
không thấy sự hiện thấy đó; nhưng họ run rẩy quá, chạy trốn để ẩn mình. 8Vậy ta sót lại
một mình, và thấy sự hiện thấy lớn đó thì chẳng còn sức nữa. Mặt ta biến sắc cho đến tái
đi, và ta không còn sức nữa. 9Song ta còn nghe tiếng của những lời người, và vừa nghe
xong, ta ngủ mê đi, nằm sấp mặt xuống đất”.
Khải tượng mà Đa-ni-ên thấy chỉ hiện rõ cho một mình ông mà thôi, còn số người
tháp tùng ông thì không thấy. Tình hình dường như cũng tương tự như số người đã theo
thánh Phao-lô trên con đường đi Đa-mách (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:7; 22:9) ngoại trừ ở
đây, những người đó tuy chẳng nghe thấy gì cả nhưng dường như có cảm thấy một điều
gì đó khiến họ kinh hãi vô cùng. Khi số người theo Đa-ni-ên chạy trốn để tìm chỗ ẩn
thân, thì Đa-ni-ên bị bỏ lại một mình, như ông vạch rõ trong câu 8. Tuy nhiên, việc số
người kia không thấy được khải tượng, thật khó bảo là vì họ thiếu tri giác thuộc linh như
Leupold gợi ý. Chắc chắn là trong cả đám người đó, chỉ một mình Đa-ni-ên mới có đủ
phẩm cách thuộc linh để tiếp nhận khải tượng, nhưng việc chọn lựa người tiếp nhận khải
tượng vốn do ý chỉ Đức Chúa Trời, còn đám người tháp tùng Đa-ni-ên thì không được
phép thấy khải tượng, vốn chỉ được định cho một mình Đa-ni-ên mà thôi.
Sự kiện đám người kia không thấy khải tượng và chạy trốn làm sáng tỏ rằng đây
là một biến cố đã thật sự xảy ra trên bờ sông Ti-gơ-rơ, và không phải là Đa-ni-ên chỉ ở
đó trong khải tượng mà thôi. Số người theo Đa-ni-ên không thuộc về một thành phần
của khải tượng, và việc họ bỏ đi mở đường cho việc Đa-ni-ên có được từng trải nầy rõ
ràng hơn cho riêng ông mà thôi.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 306


Việc thấy khải tượng đã gây ảnh hưởng trên thân thể Đa-ni-ên, cướp mất đi phần
sức lực thuộc thể bình thường của ông cũng như diện mạo khỏe mạnh thông thường của
ông, được mô tả là “sắc diện” - bị ảnh hưởng tương tự như diện mạo của Đấng Christ
trong Ê-sai 52:14. Hai từ ngữ Hi-bá-lai “biến sắc” (Đa-ni-ên 10:8) và “bị xai xể” (xây
xát? Ê-sai 52:14) vốn do cùng một ngữ căn, như ở đây mà ra.
Tuy dường như việc mất hết sức lực khiến Đa-ni-ên trở nên như bất động, ông
vẫn còn có thể nghe “tiếng của những lời người” nhưng điều đó chỉ khiến ông càng
không thể làm gì được, và ông sa vào một cơn ngủ mê, nằm sấp mặt xuống đất ( Xuất
Ê-díp-tô Ký 19:16-22). Từng trải của Đa-ni-ên minh họa cho việc con người hay chết,
đầy tội lỗi, dầu là chính nhà tiên tri như Đa-ni-ên, rất khó đối mặt nổi với vinh quang
của Đức Chúa Trời, mà so vơí nó thì sự thánh khiết của loài người vốn rất thiếu sót, hụt
hẫng (RoRm 3:23). Chính trong cái tư thế bạc nhược, nửa tỉnh nửa mê đó, Đa-ni-ên đã
được thêm sức để tiếp nhận phần mặc khải phụ trội nầy.

10.5 Một Thiên Sứ Phục Hồi Sức Lực Cho Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 10:10, 11)

“10Bấy giờ có một bàn tay rờ đến ta, khiến ta dậy, chống đầu gối và bàn tay trên
đất. 11Đoạn, người đó nói cùng ta rằng: Hỡi Đa-ni-ên, là người rất được yêu quí, hãy
hiểu những lời ta nói cùng ngươi, và hãy đứng thẳng lên, vì bây giờ ta đã được sai đến
cùng ngươi. Khi người đã nói cùng ta lời ấy, ta đứng lên và run rẩy”.
Trong câu 10, Đa-ni-ên ghi lại rằng trong cảnh cùng cực đó, có một bàn tay chạm
đến ông, nâng ông lên vừa đủ để ông có thể chống đầu gới và bàn tay trên đất. Nếu khải
tượng nguyên thủy là hiện diện của chính Đức Chúa Trời, thì rõ ràng đây là một nhân
vật khác, rất có thể là một thiên sứ. Sách chép rằng vị thiên sứ ấy “khiến ta dậy”, một
hành động tương tự như đánh thức Đa-ni-ên khỏi giấc ngủ vậy.
Vị thiên sứ ngỏ lời với Đa-ni-ên và ban cho ông danh hiệu là “người rất được yêu
quí”. Tuy Đức Chúa Trời vốn yêu mến toàn thể thế gian đến nỗi đã ban Con Ngài làm
Cứu Chúa, có một số người, do mối liên hệ đặc biệt giữa họ với Đức Chúa Trời, vốn là
đối tượng cho một tình yêu thương khác thường của Đức Chúa Trời. Mặc dầu phạm

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 307


nhiều tội lỗi, Đa-vít vẫn được Đức Giê-hô-va nhìn thấy là “một người theo lòng Ngài”
(I. Sa-mu-ên 13:14; Công Vụ Các Sứ Đồ 13:22), còn sứ đồ Giăng vốn là “một trong các
môn đồ... tức là người mà Ngài yêu” (Giăng 13:23). Như người làm cha làm mẹ yêu tất
cả con cái mình, nhưng yêu một hay nhiều đứa đặc biệt hơn thế nào, thì cũng vậy, tấm
lòng của Đức Chúa Trời cũng đáp ứng lại với những người yêu mến Ngài nhiều nhất.
Sau đó, vị thiên sứ bảo Đa-ni-ên khá hiểu những gì vị ấy sẽ nói, và hãy đứng
thẳng lên để tiếp nhận bức thông điệp mình sắp trao cho ông, vì đây là mục đích khiến
vị ấy phải đến với ông. Ngay khi nghe lời truyền bảo ấy, Đa-ni-ên đã có thể đứng thẳng
lên, tuy ông vẫn hãy còn run rẩy. Lẽ tự nhiên là bức thông điệp của vị thiên sứ đã trấn
an được Đa-ni-ên rằng sở dĩ Đức Chúa Trời ban cho ông khải tượng nầy là nhằm mục
đích tỏ ra tình yêu thương để ban đặc ân cho ông, cho nên ông không có gì phải sợ hãi
cả.

10.6 Mục Đích Cuộc Thăm Viếng Của Vị Thiên Sứ (Đa-ni-ên 10:12-14)

“12Đoạn, người bảo ta rằng: Hỡi Đa-ni-ên, đừng sợ, vì kể từ ngày đầu mà ngươi
đã chuyên lòng hiểu, hạ mình ngươi xuống trước mặt Đức Chúa Trời ngươi, thì những
lời ngươi đã được nghe, và vì cớ những lời ngươi mà ta đã đến. 13Song vua nước Phe-
rơ-sơ đã ngăn trở ta trong hai mươi mốt ngày; nhưng, nầy, Mi-ca-ên là một trong các
quan trưởng đầu nhứt, đã đến mà giúp đỡ ta, và ta ở lại đó với các vua Phe-rơ-sơ. 14Bây
giờ ta đến để bảo ngươi hiểu sự sẽ xảy đến cho dân ngươi trong những ngày sau rốt; vì
sự hiện thấy nầy chỉ về nhiều ngày lâu về sau”.
Sau đó, Đa-ni-ên còn được khích lệ thêm bằng lời khuyên: “Hỡi Đa-ni-ên, đừng
sợ”. Để làm dịu bớt nỗi lo sợ càng tăng của Đa-ni-ên, vị thiên sứ cho ông biết rằng ngay
từ lúc ông bắt đầu cầu thay ba tuần lễ trước đó, thì Đức Chúa Trời đã muốn nhậm lời
cầu nguyện của ông và sai một thiên sứ đến với ông. Khi có một người đến với Đức
Chúa Trời như Đa-ni-ên, mở lòng mình ra để tìm hiểu và tự trừng phạt mình trước mặt
Đức Chúa Trời, thì người ấy sẽ được an tâm biết bao! Chúng ta có thể trông đợi được
Đức Chúa Trời đáp lại rằng những lời cầu nguyện của mình đã được lắng nghe và một

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 308


sứ giả đã được sai đi, như từng trải của Đa-ni-ên ở đây. Sự trì hoãn được giải thích trong
câu 13 là do “vua nước Phe-rơ-sơ đã ngăn trở ta trong hai mươi mốt ngày”. “Vua” nầy
không phải là nhà vua đang cai trị vương quốc Ba-tư, mà là vị thiên sứ lãnh đạo xứ Ba-
tư, một thiên sứ sa ngã dưới quyền lãnh đạo của Sa-tan, tương phản với vua của các thiên
sứ là Mi-ca-ên, là nhân vật lãnh đạo và bảo vệ dân Y-sơ-ra-ên. Vị thiên sứ được mô tả
là “vua nước Phe-sơ-rơ” là một thiên sứ ác được vạch rõ bằng sự kiện nó chống lại vị
thiên sứ đã được sai đến với Đa-ni-ên, là lý do khiến vị thiên sứ nầy đã phải đến chậm
những hai mươi mốt ngày.
Qua suốt giai đoạn Đa-ni-ên kiêng ăn và cầu nguyện, một cuộc chiến đấu thuộc
linh đã xảy ra. Trận đánh được giải quyết khi có Mi-ca-ên đến - vị nầy được mô tả là
“một trong các quan trưởng đầu nhứt” ( Đa-ni-ên 10:21; 12:1; Giu-đe 1:1-9; Khải Huyền
12:7). Mi-ca-ên dường như là vị thiên sứ quyền năng nhất trong số các thiên sứ thánh,
và nhờ sự trợ giúp của Mi-ca-ên, vị sứ giả được sai đến với Đa-ni-ên mới rảnh tay để
làm tròn sứ mạng của mình. Câu “ta ở lại đó với các vua Phe-rơ-sơ” có nghĩa là sau khi
được giải thoát khỏi vua Ba-tư, vị thiên sứ được phái đi có thể tiếp tục đi đường của
mình, không bị ngăn trở nữa.
Driver gợi ý rằng câu “và ta ở lại đó” thật ra có nghĩa là “Ta trở thành thừa thãi
tại đó” vì Mi-ca-ên vốn có quyền năng hơn đã giải thoát cho vị ấy. Từ ngữ Hi-bá-lai dịch
là “ở lại” (nõtarti, do ngữ căn yãtar) thật ra không có nghĩa là “ở lại vì chậm trễ, trì hoãn”
mà có nghĩa là “ở lại để thành dư thừa”. Driver nói về Đa-ni-ên 10:13 rằng “Ta không
còn gì để làm tại đó nữa".
Zocler bài bác Calvin và nhiều tác giả khác, bảo rằng cuộc chiến đấu nầy là giữa
vị thiên sứ với một nhà vua trên đất chứ không phải là với một thiên sứ trưởng. Calvin
nói: “Nếu chúng ta xét nét tỉ mỉ chữ nghĩa ở đây, chúng ta sẽ sẵn sàng kết luận rằng vị
thiên sứ đã chiến đấu chống lại nhà vua Ba-tư, chứ không phải là để bênh vực vua ấy”.
Zocler hậu thuẫn cho ý kiến rằng cuộc đối đầu giữa các thiên sứ nầy vốn được căn cứ
trên các nhận xét sau đây:

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 309


(1) Trong chương 11:5, chỗ từ ngữ sar rõ ràng là đã được dùng theo nghĩa sau
nầy, thì mối liên hệ vốn khác hẳn đặc tính của khúc sách nầy, khi từ ngữ hassarim rõ
ràng là đi tiếp ngay sau các vị thiên sứ trưởng;
(2) Mặt khác, ở cuối câu “các vua Phe-rơ-sơ” được gọi là malkẽ pãrãs;
(3) Ý niệm về một cuộc chiến đấu giữa một thiên sứ với một con ngừời dường
như rất không thích hợp;
(4) Thiên sứ Mi-ca-ên là quan trưởng của dân Y-sơ-ra-ên, nghĩa là vị thiên sứ hộ
mệnh, theo 5:21; 12:1 và theo đó thì nhà vua Phe-rơ-rơ được chép ở đây, với nhà vua
Gờ-réc được đề cập trong 5:20, chắc chắn phải là các thiên sứ của Ba-tư và Gia-van;
(5) Ý niệm về các thiên thần hộ mệnh (thiên sứ bảo vệ) trên mọi lãnh vực, dầu là
bạn hay thù với Đức Chúa Trời, đều được nhiều chỗ khác trong Cựu Ước chứng thực,
nhất là Ê-sai 24:21; 46:2; Giê-rê-mi 46:25; 49:3 (khi các thần ngoại bang chiếm chỗ của
các thiên sứ bảo vệ) Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:8; Thi Thiên 96:4, 70 cũng xem Baruch
4:7 Ecclesiasticus 17:17... đó là chưa nói gì đến các khúc sách trong Tân Ước như I. Cô-
rinh-tô 8:5; 10:20, ...
Tuy toàn thể đề tài về cuộc chiến tranh vô hình giữa các thiên sứ thánh và các
thiên sứ sa ngã không được mặc khải rõ ràng trong Kinh điển, căn cứ vào những cái nhìn
thoáng qua được cung cấp, chẳng hạn như trong trường hợp ở đây, rõ ràng là ở đằng sau
các tình hình chính trị và xã hội của thế gian nầy, có ảnh hưởng do các thiên sứ gây ra -
điều tốt đẹp, thiện hảo là do các thiên sứ thánh, chuyện xấu xa gian ác là do các thiên sứ
dưới quyền của Sa-tan. Đây là trận chiến tranh mà thánh Phao-lô từng đề cập trong Ê-
phê-sô 6:10-18.
Keil giải nghĩa câu “Ta ở lại đó với các vua Phe-rơ-sơ” là đã có một chiến thắng
lớn trên các lực lượng của ma quỉ trước đó vẫn kiểm soát vương quốc Ba-tư, mà hậu quả
là giờ đây, nước Ba-tư sẽ chịu sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời qua sự lãnh đạo của các
thiên sứ. Ông hiểu số nhiều của “các vua Phe-rơ-sơ” ám chỉ tất cả các vua Ba-tư tiếp sau
đó. Keil nhấn mạnh “Số nhiều nói lên rằng nhờ chế phục được con quỉ của vương quốc
Ba-tư mà ảnh hưởng của nó chẳng những trên Si-ru nhưng là trên tất cả các vua Ba-tư
tiếp theo, đều bị chấm dứt, khiến tất cả các vua Ba-tư đều có thể tiếp xúc với ảnh hưởng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 310


của diễn trình thuộc linh xuất phát từ Đức Chúa Trời, hầu đem đến sự an ui phúc lợi cho
dân Y-sơ-ra-ên”.
Leupold tóm tắt cách giải nghĩa đúng câu ấy như sau:
“Các thiên sứ xấu, được Tân Ước gọi là ma quỉ, dĩ nhiên là đã được đề cập ở đây.
Theo thời gian, thế lực ma quỉ nầy đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trên một số các dân các
nước và chính phủ của các nước ấy. Chúng trở thành những thế lực nắm quyền kiểm
soát. Chúng lợi dụng bất luận nguồn tài nguyên nào có thể khai thác được để ngăn trở
công việc của Đức Chúa Trời và để bóp nghẹt các kế hoạch của Ngài... Chúng ta được
một cái nhìn thoáng qua phần hậu trường của lịch sử thế giới. Có những lực lượng của
các thần linh hoạt động vượt hẳn điều mà những người khinh dể sự mặc khải có thể giả
định. Họ đang chiến đấu đằng sau những cuộc chiến đấu đã được các trang sử ký viết
ra”.
Tuy nhiên, sự kiện vị thiên sứ được sai đi cần được Mi-ca-ên giúp đỡ đã phản bác
lối giải nghĩa của Young rằng người phát ngôn ở đây là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hay
chính là Đức Giê-hô-va. Nếu cả đến vị thiên sứ quan trọng nhất có thể cũng cần đến sự
trợ giúp của Mi-ca-ên, thì thật là khó chấp nhận rằng Đấng Christ của Cựu Ước, trước
khi nhập thể, lại cần được sự trợ giúp của các thiên sứ mới chiến thắng được một thiên
sứ đã sa ngã. Tình hình ở đây dường như vạch rõ đây chắc phải là một vị thiên sứ chứ
không phải là chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời, do đó, phải được phân biệt với
chính hiện diện của Đức Chúa Trời trong Đa-ni-ên 10:5, 6.
Bây giờ, vị thiên sứ giải nghĩa cho Đa-ni-ên rằng mục đích của mình là đến để
khiến Đa-ni-ên hiểu rõ những gì sẽ xảy đến cho “dân ngươi” tức là dân Y-sơ-ra-ên “trong
những ngày sau rốt”. Vị thiên sứ giải thích rằng khải tượng nầy bao gồm rất nhiều thời
gian.
Thành ngữ “những ngày sau rốt” là một thành ngữ quan trọng chỉ thứ tự thời gian,
liên hệ đến chương trình tiên tri được gói ghém trong sách Đa-ni-ên. Như chúng ta từng
khảo xet trong phần chú giải 2:28, câu nầy được nhìn thấy như ám chỉ toàn thể lịch sử
của dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu rất sớm từ những lời chúc tiên tri của Gia-cốp công bố về
các con trai ông là những điều sẽ “phải xảy đến cho các con ngày sau” (Sáng Thế Ký

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 311


49:1) và kéo dài để đạt đến tuyệt đỉnh khi Đấng Christ tái lâm trên đất nầy. Những ngày
sau rốt nhằm vào toàn thể lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, để kết thúc vào điểm tột đỉnh là sự tái
lâm và thành lập Nước Trời trên đất.
Mối bận tâm của Đa-ni-ên cho dân tộc ông, có thể đã khiến ông phải kiêng ăn và
cầu nguyện suốt ba tuần lễ, bây giờ đã được giải tỏa phần nào nhờ phần mặc khải đặc
biệt thêm vào những gì đã được ban cho ông trong Đa-ni-ên 9:24-27. Những phần đặc
biệt của khải tượng nầy gồm cả các từng trải của dân Y-sơ-ra-ên vào thời của Antiochus
Epiphanes và đạt đến tuyệt đỉnh trong cơn đại nạn ngay trước khi Chúa tái lâm. Tuy rất
có thể là Đa-ni-ên vốn không hiểu hết mọi chi tiết, ông có thể an tâm rằng Đức Chúa
Trời vốn có một chương trình, sẽ kết thúc bằng sự chiến thắng tối hậu của quyền phép
Ngài. Tuy các lời tiên tri vạch rõ rằng hiện đang có nhiều thế lực chống lại dân Y-sơ-ra-
ên, sẽ đem đến cho họ nhiều đau khổ, mất mát, đến cuối cùng, quyền phép của Đức Chúa
Trời sẽ chiến thắng và dân Y-sơ-ra-ên sẽ được tôn cao với tư cách một quốc gia.

10.7 Đa-ni-ên Lại Được Vị Thiên Sứ Thêm Sức (Đa-ni-ên 10:15-17)

“15Trong khi người nói cùng ta những lời đó, ta cúi mặt xuống đất và làm thinh.
16Nầy, có đấng bộ dạng như các con trai loài người rờ đến môi ta. Ta bèn mở miệng,
nói cùng đấng đứng trước mặt ta rằng: Hỡi chúa tôi, sự buồn rầu trở lại trên tôi vì cớ sự
hiện thấy nầy, tôi không còn sức nữa. 17Thể nào đầy tớ chúa tôi nói được cùng chúa tôi?
Vì về phần tôi, tức thì không còn một chút sức lực nào trong tôi, và cũng không còn hơi
thở trong tôi nữa!”
Một lẫn nữa, sự bạc nhược lại tràn ngập trong người Đa-ni-ên. Ông làm thinh,
sấp mặt xuống đất. Ở đây, Calvin bài bác quan niệm cho rằng Đa-ni-ên tỏ ra ân hận về
chức vụ tiên tri của mình, đã vạch rõ: “Khi sấp mặt xuống đất như vậy, là ông tỏ lòng
tôn kính; còn khi ông làm thinh không nói, là để bày tỏ sự kinh ngạc”.Câu 15 không
vạch rõ Đa-ni-ên có thật sự té sấp mặt xuống đất hay không, nhưng hậu quả rất có thể
chính là điều Calvin đã nhấn mạnh.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 312


Và một lần nữa, Đa-ni-ên được Đức Chúa Trời bổ sức cho. Nhân vật được mô tả
ở đây là “Đấng có bộ dạng như các con trai loài người” có phải là chính hiện diện của
Đức Chúa Trời hay không, nghĩa là đó có phải là thiên sứ của Đức Giê-hô-va hay Đấng
Christ hay không, hoặc đó chỉ là một thiên sứ thì không có gì rõ ràng cả. Rất có thể đó
là một thiên sứ được sai phái khác. Ngay sau khi được thêm sức và có thể nói trở lại,
một lần nữa, Đa-ni-ên đã thú nhận sự bạc nhược và thiếu sức lực của ông. Những lo
buồn hay đau khổ của ông cũng như sự bạc nhược của ông đã trở lại khi ông có được
khải tượng phụ trội nầy. Đa-ni-ên tiếp tục giải nghĩa sở dĩ ông không nói được, là vì vừa
thiếu sức, vừa khó thở. Montgomery gợi ý rằng “hơi thở” phải hiểu là “tinh thần” (spirit:
tâm linh, thần linh). Nhưng các vấn đề của Đa-ni-ên ở đây vốn có tính cách thuộc thể
chứ không phải là thuộc linh, không phải là “thiếu tinh thần”. Tất cả mọi điều đó đã
khiến ông khó chịu, như ông diễn tả trong câu: “Thể nào đầy tớ chúa tôi nói được cùng
chúa tôi?”. Như Charles giải nghĩa: “Ý muốn nói ở đây là “Làm thế nào kẻ tôi tớ hèn
mọn của Chúa lại dám thưa chuyện với một Đấng vĩ đại, là chúa tôi?”. Đa-ni-ên đã gặp
nhiều khó khăn để thức hiện một cuộc đàm thoại bình thường với vị thiên sứ nầy.

10.8 Đa-ni-ên Lại Được Thêm Sức Lần Thứ Ba (Đa-ni-ên 10:18, 19)

“18Bấy giờ đấng có bộ dạng người nam lại rờ đến ta và khiến ta nên mạnh.
19Người bảo ta rằng: Hỡi người rất được yêu quí, đừng sợ hãi; nguyền cho sự bình an ở
với ngươi! Hãy mạnh bạo! Phải, hãy mạnh bạo đi! Khi người đương nói cùng ta, ta lại
được sức, mà nói rằng: Hỡi Chúa, xin hãy nói, vì chúa đã khiến tôi nên mạnh”.
Lần thứ ba trong chương sách nầy, Đa-ni-ên lại được bổ sức một cách siêu nhiên,
do có người đến, chạm vào người ông. Leupold tin rằng chính vị thiên sứ đã được đề
cập ở câu 10 và tiếp theo đó, là người đã bổ sức cho Đa-ni-ên mỗi lần như vậy. Tuy
nhiên, vì số các thiên sứ phục vụ rất đông, không có lý do đặc biệt nào để bảo rằng Đa-
ni-ên đã không được nhiều hơn là một vị thiên sứ phục vụ ông. Phần mô tả trong câu 16
cũng như trong câu 18 sẽ là không cần thiết, nếu chỉ có duy nhất một vị thiên sứ dự vào

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 313


công việc ở đây. Tuy nhiên, nội dung hai câu 18,19 dường như nối kết vị thiên sứ nầy
với vị từng ngỏ lời với Đa-ni-ên trong mấy câu 11, 12.
Vị thiên sứ lại khuyến giục Đa-ni-ên bằng một lời chào khiến ông vững tâm: “Hỡi
người rất được yêu dấu đừng sợ, hãy tiếp nhận sự bình an từ Đức Chúa Trời, và hãy
mạnh bạo”. Đa-ni-ên liền được bổ sức, và có thể nói: “Hỡi chúa, xin hãy nói, vì chúa đã
khiến tôi nên mạnh”.
Chi tiết được nêu ra cho từng trải này của Đa-ni-ên để lại cho chúng ta cái cảm
tưởng rằng phần mặc khải tiếp theo đây phải có đặc tính hết sức phi thường, mà quả thật
cũng đúng như vậy. Việc Đa-ni-ên được thêm sức đến ba lần khi ông cảm thấy sức cùng
lực kiệt, có một điều gì đó khiến chúng ta liên tưởng tới việc Chúa chúng ta chịu cám dỗ
trong vườn Ghết-sê-ma-nê (Ma-thi-ơ 26:39-44; Mác 14:35-41; Lu-ca 22:39-44). Trong
cả hai trường hợp, vị thiên sứ đều là nguồn sức lực (Lu-ca 22:43). Đây là lần cuối cùng
trong khải tượng nầy, Đa-ni-ên yêu cầu được thêm sức để vị thiên sứ sẽ bồi bổ cho ông.

10.9 Vị Thiên Sứ Giới Thiệu Phần Mặc Khải (Đa-ni-ên 10:20, 21)

“20Người lại nói cùng ta rằng: Ngươi có biết tại sao ta đến cùng ngươi chăng?
Bây giờ ta trở về để đánh trận cùng vua của Phe-rơ-sơ, và khi ta đi, kìa, vua của Gờ-réc
sẽ đến. 21Nhưng ta sẽ truyền bảo cho ngươi biết mọi điều đã ghi chép trong sách chân
thật. Không có ai giúp ta để chống với chúng nó, ngoài Mi-ca-ên, là vua các ngươi”.
Bây giờ, đã đến lúc sẵn sàng để trình bày phần mặc khải quan trọng tiếp theo đây.
Vị thiên sứ lại nêu lên câu hỏi: “Ngươi có biết tại sao ta đến cùng ngươi chăng?” Các
nhà phê bình đã nhận thấy rằng mấy câu kết luận cho chương 10 nầy là một nhầm lẫn,
vì là những lời lặp lại không cần thiết và lộn xộn. Montgomery quả quyết rằng văn bản
ở đây đã bị chép sai. Tuy nhiên, phê bình như vậy là bỏ qua tình trạng suy nhược và bối
rối của Đa-ni-ên. Điều hết sức tự nhiên, là sau khi thấy Đa-ni-ên thoát khỏi tình trạng
hôn mê và không nói được, thì bây giờ, phải xét xem ông đã có thể nghĩ đến mục đích
của bức thông điệp mà vị thiên sứ sắp đưa đến hay chưa. Vị thiên sứ tiết lộ là mình phải
trở lại để “đánh trận cùng vua của Phe-rơ-sơ” và ngụ ý là sau đó, lại sẽ phải đánh trận

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 314


với “vua của Gờ-réc” nữa. Cả việc nầy cũng bị công kích là không cần thiết, vì trước đó,
vị thiên sứ đã chiến thắng rồi, nhưng ngụ ý ở đây là trong lãnh vực thuộc linh, muốn
chiến thắng thì phải có sự chiến đấu thường xuyên, mà như thế thì vị thiên sứ phải càng
chú ý nhiều hơn. Việc đề cập cả Ba-tư lẫn Hi-lạp cũng khiến chúng ta lưu ý đến hai đại
đế quốc thứ hai và thứ ba hàm chứa trong những lời tiên tri của Đa-ni-ên 11:1-35. Căn
cứ vào đây, chúng ta có thể biết được rằng đàng sau nhiều chi tiết của lời tiên tri liên hệ
đến lịch sử của giai đoạn nầy, còn có cuộc chiến đấu vô hình giữa các lực lượng thiên
sứ, để ý chỉ Đức Chúa Trời được thành tựu.
Trong câu 21, có một thành ngữ bất thường, là “sách chân thật” (the scripture of
truth). Nguyên văn thành ngữ nầy là “chân lý thành văn” (ketãb'emet) ám chỉ phần ghi
lại chân lý của Đức Chúa Trời nói chung, mà Kinh Thánh là một cách diễn tả. Các sự
kiện cần mặc khải đã được Đức Chúa Trời ghi chép, và bây giờ phải trở thành Kinh điển
Thánh khiết. Kế hoạch của Đức Chúa Trời rõ ràng là rộng lớn hơn những gì đã được
mặc khải trong Kinh Thánh.
Câu 21 được bắt đầu bằng chữ “nhưng” ('ăbãl) là một phần từ ngụ ý khuyên bảo
nhằm nhấn mạnh, được dùng để hóa giải nỗi lo sợ trước hiện diện của Đức Chúa Trời
từng được nêu lên trong câu 20. Sở dĩ vị thiên sứ phải chiến đấu gay go như vậy, là vì
“sách chân thật”. Zocler giải thích: “Đúng ra, thì trong sách chân thật, tức là sách tài liệu
của Đức Chúa Trời về số phận chưa được tiết lộ (Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:34) của
các dân các nước (Khải Huyền 5:1) cũng như của các cá nhan (Thi Thiên 139:60) trong
tương lai đều được ghi chép (Hitzig). Đối chiếu với các sách về sự phán xét trong Đa-
ni-ên 7:10 và từ ngữ “chân thật” (emet) trong 11:2, vắn tắt gồm tóm nội dung của quyển
sách chân thật”.
Về “quyển sách chân thật” nầy Jeffrey ghi nhận “Trong Kinh Talmud (Rosh-ha-
shana 19) chúng ta đọc thấy thế nào Ngày Đầu Năm, các sách được mở ra, và các số
phận được ghi vào. Các bản viết của sách ấy thường được các sách Jubilees và Di Chúc
của Mười Hai Tộc Trưởng đề cập, còn trong sách Bài Cầu Nguyện của Giô-sép được
Origen lưu lại trong sách Philicalia 28:15, chúng ta đọc thấy: “Vì ta đã đọc trong các
bản viết trên thiên đàng tất cả những gì sẽ phải xảy đến cho ngươi và các con trai ngươi”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 315


Quyền tể trị của Đức Chúa Trời phản ảnh trong chương trình Ngài đã được mặc khải
trong Kinh điển, là điều trấn an Đa-ni-ên trong giờ phút hoang mang và cần thiết nầy.
Vị thiên sứ được phái đến với ông muốn nói đến căn cứ của đức tin đó.
Về sự mặc khải sắp đến và cuộc chiến đấu thuộc linh mà nó ghi lại, vị thiên sứ
được sai phái có trách nhiệm bất thường mà chỉ một mình Mi-ca-ên được gọi là “vua
các ngươi” mới có thể thắng vượt được mà thôi. Như vậy, Đa-ni-ên được nhắc nhở về
chức vụ đặc biệt của các thiên sứ mà Đức Chúa Trời đã cung ứng cho ông qua suốt đời
sống, mà nhất là trong giai đoạn hiện tại. Khi Đức Chúa Trời ban bố phần mặc khải chi
tiết của Ngài. Từng trải của Đa-ni-ên trong cả chương sách nầy, một mặt nhằm nhắc nhở
chúng ta về sự yếu đuối, khiếm khuyết của con người, mặt khác, nhằm nhấn mạnh việc
Đức Chúa Trời có thể bổ sức cho Đa-ni-ên trong nhiệm vụ ghi chép lại phần mặc khải
quan trọng nầy. Sự kiện cả một chương sách đã được dành riêng cho việc chuẩn bị, cho
thấy rõ ràng rằng phần mặc khải tiếp theo đây rất quan trọng cho giai đoạn chung kết
của các chủ đích của Đức Chúa Trời đối với thế gian nầy.

CHƯƠNG 11: LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ ĐA-RI-ÚT CHO ĐẾN THỜI KỲ CUỐI
CÙNG

Phần nhập đề dài dòng của chương 10 cho khải tượng thứ tư và là cuối cùng đã
được ban cho Đa-ni-ên được nối tiếp trong chương 11 bằng việc mặc khải các biến cố
quan trọng bắt đầu với Đa-ri-út người Mê-đi(539TC) và kéo dài cho đến nhà vua ngoại
bang của thời kỳ cuối cùng. Chương 11 được chia ra thật tự nhiên thành hai phần lớn.
Phần đầu, từ câu 1-35, mô tả các vua quan trọng của đế quốc Ba-tư và sau đó là chi tiết
của một số biến cố quan trọng của đế quốc thứ ba tiếp sau A-lịch-sơn Đại đế, kết thúc
với Antiochus Epiphanes (175-164 TC). Cả giai đoạn từ khi Antiochus Epiphanes băng
cho đến thời kỳ cuối cùng bị bỏ qua, không có biến cố nào đề cập thời kỳ hiện tại của
hội thánh, và phần thứ hai, từ câu 36-45 đề cập nhà vua ngoại bang cuối cùng sẽ cầm
quyền khi Đấng Christ tái lâm. Tiếp theo đây là lời tiên tri thêm vào trong chương 12 về
1335 ngày cuối cùng, một giai đoạn gồm có cơn đại nạn, việc Chúa Giê-xu tái lâm và

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 316


phần bắt đầu của vương quốc thứ năm hay nước một ngàn năm (thiên-hi-niên), Rất có
thể là trong Kinh điển, đã không có chỗ nào khác trình bày một lời tiên tri tỉ mỉ hơn là
Đa-ni-ên 11:1-35, và việc ấy đã thu hút sự tấn công ráo riết nhất của giới phê bình, tìm
cách khiến người ta nghi ngờ phần nói tiên tri ở đây.
Điều khá lý thú, là Đa-ni-ên 11 với lời tiên tri chi tiết về khoảng 200 năm của lịch
sử, đã thúc đẩy triết gia ngoại đạo Porphyry (thế kỷ thứ 3 SC) công kích sách Đa-ni-ên
cho đó là một sự giả mạo. Trong bài nghiên cứu của mình, Porphyry dựng lên sự kiện
rằng lịch sử đã trùng hợp khít khao với lời mặc khải tiên tri trong 11:1-35, và sự trùng
hợp ấy hết sức chính xác đến nỗi ông ta tin quyết rằng không một ai lại có thể nói tiên
tri về các biến cố tương lai như vậy được. Cho nên, ông ta giải quyết vấn đề bằng cách
chủ trương rằng sách Đa-ni-ên vốn được viết sau khi các biến cố đã xảy ra rồi, nghĩa là
sách ấy đã được viết ra vào thế kỷ thứ hai TC. Lời công kích nầy đã thúc đẩy Jerome
bênh vực cho sách Đa-ni-ên và cho phát hành bộ chú giải tiêu chuẩn sách Đa-ni-ên của
chính ông. Như Wilbur Smith đã nói: “Chẳng còn gì để nghi ngờ là tác phẩm duy nhất
do các Giáo phụ Hội Thánh viết ra về các sách tiên tri trong Cựu Ước, chú giải nguyên
văn Hi-bá-lai và chứng tỏ tác giả vốn nắm vững được toàn thể ngành văn học của Hội
Thánh về các chủ đề liên quan đến thời kỳ soạn thảo, là bộ sách chú giải sách Đa-ni-ên
của Jerome”.
Cuộc tranh luận giữa Jerome và Porphyry là cuộc tranh cãi đặc biệt liên hệ đến sách Đa-
ni-ên kể từ thời kỳ đó cho đến ngày nay, như chúng tôi đã ghi nhận trong một phần thảo
luận trước đây. Tuy nhiên cho đến đây, thì lằn ranh đã được vạch ra hết sức rõ ràng rằng
đây là một lời tiên tri chi tiết và đặc thù, và đã được ứng nghiệm rồi. Hoặc 11:1-35 là
một lời tiên tri chính xác và đầy đủ nhất về tương lai, chứng minh rõ ràng nhất rằng đó
là sự linh cảm của Đức Chúa Trời, hoặc như Porphyry từng rêu rao, nó là một nỗ lực giả
mạo muốn trình bày lịch sử dường như nó đã được nói tiên tri từ nhiều thế kỷ về trước.
Các nhà phê bình sách Đa-ni-ên hiện đại đã không hề vượt khỏi định đề căn bản của
Porphyry, tức là cho rằng một lời tiên tri chi tiết như vậy là không thể nào có được, do
đó, là phi lý và không đáng tin.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 317


Farrar diễn tả quan điểm của giới phê bình trong bối cảnh hiện đại, đã nhập đề cho
chương sách của ông viết về Đa-ni-ên 11 bằng đoạn tóm tắt sau đây:
“Nếu quả thật chương nầy là lời của một nhà tiên tri trong cuộc lưu đày Ba-by-
lôn gần 400 năm trước khi các biến cố xảy ra - những biến cố mà phần lớn vốn nhỏ nhoi
so với tầm quan trọng của lịch sử thế giới - đã được tả vẽ vừa bí hiểm mà cũng vừa tỉ
mỉ, thì phần mặc khải nầy sẽ là độc nhất vô nhị và đáng kinh ngạc hơn hết trong toàn bộ
Kinh điển. Nó sẽ tiêu biểu cho một sự xa lìa đột ngột và hoàn toàn khỏi toàn thể phương
pháp thần hựu và tự bày tỏ ý chỉ của Đức Chúa Trời cho tâm trí các nhà tiên tri. Nó sẽ
tuyệt đối đứng riêng biệt một mình một cách bất thường như là việc từ bỏ mọi giới hạn
của tất cả những việc khác từng được nói trước”.
Leupold nhận xét rằng lời phê bình nầy của Farrar đã được Hengstenberg và nhiều
học giả khác trả lời từ lâu rồi khi họ trích dẫn nhiều khúc sách về lời tiên tri chi tiết trong
Kinh Thánh ít nhất cũng hậu thuẫn được cho ý niệm rằng lời tiên tri có thể là chi tiết và
đặc thù.
Có một trường hợp trong vấn đề nầy là toàn thể chủ đề về lời tiên tri liên hệ đến
Đấng Mê-si tiên báo Đấng Christ sẽ đến với hàng trăm chi tiết. Việc người Mê-đi chinh
phục Ba-by-lôn sau khi làm cạn sông sông Ơ-phơ-rát và bữa tiệc rượu của người Ba-by-
lôn từng được báo trước thật chi tiết trong Giê-rê-mi chương 50,51 (đặc biệt chú ý Giê-
rê-mi 50:38; 51:32, 36, 39, 57). Nhiều thí dụ minh họa khác gồm có Ê-sai 13:17, 18;
21:1-10. Cũng tương tự như vậy, các lời tiên tri về Sy-ri, Phê-ni-xi, Ty-rơ, Ga-xa, Ach-
ca-lôn, Ách-đốt và dân Phi-li-tin vốn được nêu ra trong Xa-cha-ri 9:1-8. Tuy nhiên, thật
ra đã không thiếu các bản văn chứng minh cho vấn đề dứt khoát là chẳng hay Đức Chúa
Trời có phải là vô sở bất tri đối với tương lai hay không. Nếu Ngài quả là Đấng toàn tri,
thì sự mặc khải có thể thật chi tiết nếu Ngài muốn chọn lựa như vậy, và lời tiên tri chi
tiết sẽ chẳng có gì là khó khăn hay khó tin hơn những lời tiên báo bao quát.
Keil muốn đứng trung gian giữa số người hoài nghi với những người theo lập
trường lời tiên tri chi tiết bằng cách phân biệt những lời tiên báo chi tiết với lời tiên tri
nói chung. Cho nên ông xem là không quan trọng nếu các chi tiết của lời tiên tri trùng
hợp thật chính xác với lịch sử hay đó chỉ là một sự kiện tổng quát rằng các đế quốc thế

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 318


giới sẽ chẳng tồn tại được, và trọng điểm của khúc sách nầy, ấy là đến cuối cùng thì dân
sự của Đức Chúa Trời sẽ được giải cứu. Keil vạch rõ: “Cho nên, sự mặc khải vốn lấy
điều nầy làm chủ đề, để chứng minh thế nào các đế quốc ngoại bang sẽ không thể nào
đạt được sự ổn định lâu dài, và việc dân sự Đức Chúa Trời chịu bách hại, cuối cùng sẽ
chỉ hoàn tất việc thanh lọc họ mà thôi và để đưa đến kết cuộc là qua việc họ bị tàn hại,
dân sự của Đức Chúa Trời sẽ được giải cứu khỏi mọi áp bức và được biến hình. Nhằm
tiết lộ (mặc khải) điều đó cho ông (rằng mọi việc phải xảy ra như vậy, để tiến tới việc
hoàn tất nó bằng cơn đại nạn) vốn chẳng có gì cần thiết để ông phải nhận được một phần
ký thuật đầy đủ về các biến cố khác nhau phải xảy ra trong các cường quốc ngoại đạo
thế giới qua thời gian hay những điều đó phải đặc biệt được làm nổi bật hẳn lên để sự
thù địch của họ trước nhất phải được biểu hiện trọn vẹn dưới thời nhà vua cuối cùng sẽ
dấy lên từ đế quốc thứ tư của thế giới”.
Khi nhượng bộ các nhà phê bình như vậy, là Keil đã nhượng bộ nhiều hơn là phần
ký thuật đòi hỏi. Nếu bản văn được giải nghĩa thật đúng, thì những sai lầm lịch sử mà
người ta gán cho nó phải tan biến đi, và các ký thuật của Đa-ni-ên vẫn đứng vững, chính
xác và đầy đủ, tuy không phải là không còn nhiều vấn đề về chú giải như việc vẫn có
đối với bất kỳ một lời tiên tri nào. Người chú giải phần nầy của Kinh điển không muốn
thỏa hiệp cho xong chuyện với cả hai quan điểm trái ngược nhau kể trên. Đây phải là lời
tiên tri chân thực, hoặc là không phải. Thay vì được dùng làm căn cứ để phê bình chỉ
trích, sự kiện nó trùng hợp hết sức khít khao với lịch sử phải là phần xác nhận kỳ diệu
rằng lời tiên tri nầy đã được hiểu đúng chính là vì nó trùng hợp với lịch sử. Như chúng
tôi từng vạch rõ trước đây, việc công kích các lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên đều luôn
luôn bị hỏng hụt, thiếu sót. Toàn thể lời tiên tri báo trước một tình hình sẽ xảy ra trong
tương lai đã ứng nghiệm và cả đến một quan sát viên được cho là đứng vào thế kỷ thứ
hai để nhìn vào sách Đa-ni-ên vẫn không thể xem sách ấy chỉ là sử ký.
Muốn chú giải khúc sách khó chú giải nầy, phần nguyên tắc tổng quát phải theo,
là chủ trương rằng lời tiên tri trong toàn thể phạm vi của nó phải chính xác, nhưng lời
tiên tri nầy thì có tính cách chọn lọc. Phần mặc khải không chứa đựng toàn thể lịch sử
của một giai đoạn cũng không nêu tên tất cả các vua (nhà cầm quyền). Không phải chúng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 319


ta luôn luôn xác định được tại sao một số sự kiện nầy được đưa vào, còn một số sự kiện
khác lại bị loại ra. Nhưng bức tranh toàn diện của cuộc chiến đấu và cảnh quay cuồng
vốn là đặc điểm của giai đoạn thuộc về đế quốc thứ ba, đã được tả vẽ bằng phần đề cập
đặc biệt Antiochus Epiphanes, kẻ đã được dành nhiều chỗ hơn bất luận một vua nào khác
trong chương sách nầy, bởi vì các hoạt động của vua ấy là thích hợp đối với dân Y-sơ-
ra-ên.

11.1 Bốn Vua Quan Trọng Của Mê-Đô Ba-Tư (Đa-ni-ên 11:1, 2)

“1Trong năm đầu đời vua Đa-ri-út, người Mê-đi, ta đã dấy lên để giúp đỡ người
và làm cho mạnh. 2Bây giờ ta sẽ cho ngươi biết sự chân thật. Nầy, còn có ba vua trong
nước Phe-rơ-sơ sẽ dấy lên, lại vua thứ tư có nhiều của cải hơn hết thảy; và khi của cải
làm cho vua đó nên mạnh, thì người xui giục mọi người nghịch cùng nước Gờ-réc”.
Câu mở đầu chương 11 thường bị xem là câu kết thúc cho chương 10. Trong đó,
vị thiên sứ được thấy trong 10:18, tuyên bố rằng mình tiếp tay để xác nhận vai trò và
củng cố thế lực cho Đa-ri-út người Mê-đi ngay khi vua ấy bắt đầu trị vì tại Ba-by-lôn.
Câu bảo rằng vị thiên sứ “dấy lên” trong câu 1 có lẽ đã được dùng theo nghĩa là đứng
vững theo tư thế quân sự để chống lại kẻ thù, như trong 10:13. Sở dĩ vị ấy phải đứng như
vậy thường được hiểu là để hậu thuẫn cho Đa-ri-út người Mê-đi, nhằm xác nhận vai trò
và “củng cố thế lực” cho vua ấy; nhưng cũng có thể là chữ “người” vốn không ám chỉ
Đa-ri-út người Mê-đi - vì vị thiên sứ còn phải chống lại vua Ba-tư (10:13) nữa - nhưng
ám chỉ Mi-ca-ên, là vua dân Y-sơ-ra-ên đang chiến đấu bên cạnh họ (10:21). Vào năm
đầu đời trị vì của Đa-ri-út người Mê-đi, lúc thế lực của cường quốc thế giới bây giờ là
Ba-by-lôn bị chuyển sang cho Mê-đô Ba-tư, thì vị thiên sứ đứng bên cạnh Mi-ca-ên là
thiên thần hộ mệnh cho dân Y-sơ-ra-ên cho đến khi chuyển được vương quốc nầy từ chỗ
thù nghịch, trở thành nước ban đặc ân cho dân Y-sơ-ra-ên. Câu chuyện trong chương 6
chứng minh rằng vào năm đầu thời trị vì của Đa-ri-út, đã có nhiều nỗ lực nhằm khiến
vua ấy chống lại dân Y-sơ-ra-ên. Nhân cơ hội ấy, Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ Ngài
đến để bịt miệng bầy sư tử (Đa-ni-ên 6:22). Việc Đa-ni-ên được vị thiên sứ ấy giải cứu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 320


một cách lạ lùng đã khiến Đa-ri-út người Mê-đi đảo ngược chính sách của mình để ban
đặc ân cho dân Y-sơ-ra-ên (6:24-27). Trong chương 5, khởi điểm của đế quốc thứ hai
sau khi Ba-by-lôn thất thủ, vượt hẳn cuộc chinh phạt hay chiến thắng bằng quân sự của
các đạo quân Mê-đô Ba-tư. Nó là một chương khác trong tấn kịch của Đức Chúa Trời
về cuộc chiến đấu giữa các thiên sứ đằng sau hậu trường, và sự đổi thay đó vẫn do Đức
Chúa Trời thu xếp, chỉ định.
Theo dõi phần lịch sử được đưa ra trong mấy câu đầu chương 11 cho thấy lời tiên
tri này đề cập một giai đoạn sau điềm chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng trùng hợp
với lời tiên tri trong chương 8 về con chiên đực và con dê đực. Porteous giải thích như
sau:
“Theo dõi lịch sử, thì việc này bắt đầu cùng một điểm hơi sau giấc chiêm bao của
Nê-bu-cát-nết-sa (chương 2) một ít, và lúc Đa-ni-ên có khải tượng về các con thú
(chương 7) nhưng cùng lúc với khải tượng của Đa-ni-ên về con chiên đực và con dê đực
(chương 8). Thật vậy, bây giờ chúng ta được cho biết thêm rộng rãi hơn về chi tiết của
khải tượng đó, khi nhiều vua khác nhau đích thân xuất hiện, chứ không còn được ngụy
trang bằng những cái sừng hay những con thú biểu tượng nữa. Như Macbeth lúc ở trong
hang đá các phù thủy, Đa-ni-ên được cho phép nhìn thấy một nhà vua nầy tiếp sau một
nhà vua khác xuất hiện vaò từng giai đoạn lịch sử, đóng vai của mình rồi nhường chỗ
cho người kế vị mình”.
Sau khi Đế quốc Ba-by-lôn qua đi, vấn đề tự nhiên được đặt ra liên hệ đến tương
lai của Đế quốc Mê-đô Ba-tư. Về việc nầy, vị thiên sứ cho biết: “Bây giờ ta sẽ cho ngươi
biết sự thật” tức là sự thật về điều sẽ xảy đến trong tương lai ( “quyển sách chân thật”
10:21). Đa-ni-ên được thông báo sẽ có ba vua Ba-tư và tiếp theo đó là một vua thứ tư,
giàu có và vĩ đại hơn các vua kia, sẽ lợi dụng sức mạnh và sự giàu có của mình để “xui
giục mọi người nghịch cùng nước Gờ-réc”. Dĩ nhiên là người ta đã cãi nhau về lý lịch
của các vua nầy, và Montgomery thì dùng rất nhiều lối kết hợp và giải nghĩa khác nhau
để chứng minh tính cách không đáng tin của lời tiên tri nầy.
Tuy nhiên, cách giải nghĩa tự nhiên nhất, ấy là bốn nhà vua đầu tiên của Ba-tư
tiếp sau Đa-ri-út người Mê-đi, và các vua nầy vốn chẳng có gì quan trọng cả, và tình

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 321


trạng của đế quốc lúc ấy là đang suy tàn. Có lẽ phải loại ra lối giải nghĩa rằng bốn vua
nầy hãy còn trong tương lai, sau Đa-ri-út người Mê-đi và Si-ru được biết là Si-ru II (550-
530 TC). Cần ghi nhận rằng lời tiên tri vạch rõ “Nầy, còn có ba vua trong nước Phe-rơ-
sơ sẽ dấy lên” nghĩa là sự việc hãy còn ở trong tương lai. Lời tiên tri nầy đã đến với Đa-
ni-ên năm thứ ba đời Si-ru (10:1). Bốn vua sẽ là Cambyses (529-522 TC, không được
Cựu Ước đề cập); Pseudosmerdis (522-521 TC); Darius I Hystaspes (521-486 TC, Ê-
xơ-ra 5:6) và Xerxes I (486-465 TC, Ê-xơ-ra 4:6). Cách nhận diện nầy có ưu điểm là xếp
các vua Ba-tư theo thứ tự, chấm dứt với Xerxes I, người từng cầm đầu một cuộc viễn
chinh quan trọng chống lại Hi-lạp. Một mặt, Xerxes tiêu biểu cho tuyệt đỉnh của sự phát
triển thế lực của đế quốc Ba-tư và mặt khác, là khởi điểm cho sự tan rã của đế quốc ấy.
Một cách giải nghĩa khác nữa loại bỏ Pseudosmerdis là người chỉ trị vì một thời gian
ngắn mà thôi, để thêm Ạt-ta-xét-xe vào (465-424 TC, 7:11-26) sau Xerxes I, xem như
đó là nhà vua thứ tư. Tuy nhiên, theo lời tiên tri, thì nhà vua thứ tư là người sẽ chống lại
Hi-lạp, là điều không nghiệm đúng với Ạt-ta-xét-xe I.
Theo Đa-ni-ên, thì tuyệt đỉnh của các vua Ba-tư là Xerxes I, mà theo sử ký ngoài
đời là người đã lợi dụng sự giàu có lớn và một giai đoạn chừng bốn năm để tập họp một
đạo quân lên đến mấy trăm ngàn người, một trong những đạo quân đông đảo nhất thế
giới thời cổ. Tuy nhiên, cuộc viễn chinh do vua ấy phát động năm 480 TC chống lại Hi-
lạp đã đưa đến kết quả kết sức thảm hại, và vua ấy đã không hề phục hồi được thế lực.
Ta có thể đồng nhất hóa A-suê-ru của Exơtê 1 với Xerxes I và cuộc viễn chinh bị thất
bại thảm hại chống Hi-lạp có lẽ đã diễn ra giữa hai chương 1 và 2 của sách Ê-xơ-tê. Các
chi tiết về đế quốc Ba-tư đã không được đưa ra ở đây vì chúng đã được chép khá đầy đủ
trong các sách E-xơ-ra, Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê trong phạm vi chúng có liên hệ với dân sự
của Đức Chúa Trời và kế hoạch của Ngài, và các phần ký thuật ấy còn được bổ túc bằng
các sách tiên tri A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi. Lời mặc khải chuyển ngay sang các chi
tiết về đế quốc thứ ba, không được chỗ nào khác trong Lời Đức Chúa Trời đề cập cả.

11.2 Sự Dấy Lên Và Suy Tàn Của A-Lịch-Sơn Đại Đế (Đa-ni-ên 11:3, 4)

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 322


“3Song sẽ có một vua mạnh dấy lên, lấy quyền lớn cai trị và làm theo ý mình.
4Khi vua ấy đã dấy lên, thì nước người bị xé và chia ra theo bốn gió của trời, nhưng
không truyền lại cho con cháu, cũng không như quyền đã dùng mà cai trị trước nữa; vì
nước người sẽ bị nhổ và phó cho người khác ngoài những người đó”.
Một trong những hậu quả của việc Xerxes I tấn công Hi-lạp là mối thù bất diệt
của vua ấy đối với Hi-lạp. Montgomery và một số các nhà phê bình tin rằng đó là ý nghĩa
tối hậu của câu “người xui giục mọi người” trong câu 2. Ông dịch câu ấy là “người xui
giục mọi người, tức là (?) nước Hi-lạp” và giải thích: “Nhưng vấn đề không phải là vua
ấy đánh giặc với Hi-lạp (theo điều mọi người được biết về Á châu, thì Ba-tư vẫn còn
làm bá chủ theo Hòa ước Callias năm 449 TC) mà đúng hơn là cả thế giới bị sách động
để chống lại nhà vua”. Tuy vẫn có người thắc mắc là chẳng hay dịch như vậy, có đúng
hay không, sự kiện là A-lịch-sơn Đại đế đã chinh phục Đế quốc Ba-tư là để báo thù
Xerxes I. A-lịch-sơn Đại đế chính là “vua mạnh” mà Leupodl dịch là “vua anh hùng” và
phần mô tả còn lại là hoàn toàn phù hợp với A-lịch-sơn Đại đế. Lẽ tất nhiên là vua ấy đã
đánh chiếm rất nhiều đất đai và là nhà vua chuyên quyền “làm theo ý mình”.
Như đã được tiết lộ trước đây ở Đa-ni-ên 8:8, A-lịch-sơn đã bị chết yểu. Mệnh đề
“khi vua ấy dấy lên” trong câu 4 có thể dịch là “đang khi vua ấy ngày càng mạnh thêm”
nghĩa là đang lúc thế lực của vua ấy đang lên. Một cách dịch khác nữa có lẽ thông thường
hơn đối với Hi-bá-lai văn, là “và ngay khi vua ấy đứng lên được” cho thấy thời trị vì hết
sức ngắn ngủi của A-lịch-sơn. Từ ngữ “dấy lên” (đứng lên) cũng hàm ý là đứng ở vị thế
quân sự để đương đầu, chống đối như trong mấy câu trước.
Vị thiên sứ báo trước với Đa-ni-ên rằng nước của vua ấy sẽ bị xé và chia ra theo
bốn gió của trời. Điều nầy đã ứng nghiệm theo nghĩa đen, là vương quốc đã bị phân xé
sau khi vua ấy thăng hà, và chẳng những bị chia theo bốn hướng gió của trời, mà còn là
chia nhau giữa bốn đại tướng của vua ấy nữa. Đế quốc của A-lịch-sơn đã không được để
lại cho con cháu vua ấy. Con trai A-lịch-sơn là Hercules mà mẹ là Bensina, bị
Polysperchon giết ngay lúc vua ấy băng. A-lịch-sơn con được Roxana sanh ra sau khi
A-lịch-sơn đại đế đã thăng hà, thì bị giết năm 310 TC. Sau đó, đế quốc của A-lịch-sơn
đại đế lọt vào tay bốn đại tướng của vua ấy, đã không duy trì được vinh quang và thế lực

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 323


của thời A-lịch-sơn đại đế. Sau khi A-lịch-sơn thăng hà, lối cai trị theo trung ương tập
quyền đặc biệt mạnh mẽ cũng qua theo. Biến cố nầy, được ghi lại trong lời tiên tri của
Đa-ni-ên viết ra khoảng năm 539 TC, đã ứng nghiệm khi A-lịch-sơn thăng hà năm 323
TC.

11.3 Ptolemy I Soter Và Seleucus I Nicator (Đa-ni-ên 11:5)

“5Vua phương nam sẽ được mạnh; nhưng một trong các tướng của vua sẽ được
mạnh hơn vua, và có quyền cai trị; quyền người sẽ lớn lắm”.
Bắt đầu câu 5, cuộc tranh giành giữa nhiều vua khác nhau ở phương Nam, tức là Ai-cập,
với các vua của phương Bắc, tức là Sy-ri, bắt đầu, và được Đa-ni-ên vẽ ra trong lời tiên
tri của ông cho đến thời của Antiochus IV Epiphanes (175-164 TC) là một giai đoạn
khoảng 150 năm. Trong câu 8, vua phương Nam được đồng nhất hóa với Ai-cập và bộ
Bảy Mươi Dịch Giả dịch là phương Nam qua cả khúc sách nầy. Sy-ri thì không được
nêu đích danh, vì vào thời Đa-ni-ên viết sách nầy, đã không hề có một nước mang tên
như vậy, và nếu chép như vậy thì sẽ gây lẫn lộn rắc rối. Khi vẽ lại những cuộc tranh
giành giữa Ai-cập và Sy-ri, lời tiên tri vốn có tính cách chọn lọc mà không ghi lại tất cả
các vua, nhưng phần lai lịch thì thường rất rõ ràng.
Vua phương Nam trong câu 5 có thể là Ptolemy I Soter (323-285 TC). Vị tướng
được đề cập là “sẽ được mạnh hơn vua” là vua Sy-ri, Seleucus I Nicator (312-281 TC).
Các tướng nầy xưng vương năm 306 TC. Seleucus bấy giờ trốn khỏi Antigonus ở Ba-
by-lôn và tạm thời liên kết với Ptolemy I. Họ kết hợp lực lượng với nhau và đánh bại
Antigonus, dọn đường cho Seleucus kiểm soát trọn khu vực Tiểu Á châu đến tận Ấn độ,
cho đến khi vua ấy trở thành hùng cường hơn cả Ptolemy đang cai trị Ai-cập. Cho nên
Kinh Thánh mới chép Seleucus “mạnh hơn vua (Ptolemy) và có quyền cai trị, quyền
người sẽ lớn lắm”. Điều nầy cũng giải thích đặc tính của câu trước đó, là “cũng không
như quyền đã dùng mà cai trị trước nữa”. Sự dấy lên của Ptolemy làm vua Ai-cập và
Seleucus làm vua Sy-ri với vùng lãnh thổ chung quanh đã đặt nền tảng cho hai triều đại

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 324


các vua trong các nước thuộc về họ, mà cũng tạo ra tốt hơn khi họ trở thành địch thủ của
nhau. Vua phương Nam cũng rất mạnh như câu 5 cho thấy.

11.4 Công Chúa Ai-Cập Được Gả Cho Vua Sy-Ri (Đa-ni-ên 11:6)

“6Đến cuối cùng mấy năm, các vua đó sẽ đồng minh với nhau; công chúa vua
phương Nam đến cùng vua phương Bắc để kết hòa hảo. Nhưng sức của cánh tay công
chúa chắc không được lâu; quyền của vua phương Bắc và cánh tay người cũng chẳng
còn; nhưng công chúa và những kẻ đã dẫn nó đến, và người sanh ra nó, cùng kẻ đã giúp
đỡ nó trong lúc đó đều sẽ bị nộp”.
Câu “đến cuối cùng mấy năm” có nghĩa là “sau một thời gian nhiều năm” ( II. Sử
Ký 18:2; Đa-ni-ên 11:8, 13). Thời gian trôi qua, là tự nhiên đã có chuyện giao hôn, vì lý
do chính trị giữa Ai-cập và Sy-ri, như đã được vẽ ra trong câu 6. Những kẻ tham dự là
vua phương Nam, Ptolemy II Philadelphus (285-246 TC) và con gái vua ấy, Berenice,
được gả cho Antiochus II Theos (261-246 TC) vào khoảng năm 252 TC. Antiochus I
Soter (281-261 TC) đã bị bỏ qua không đề cập. Cuộc hôn nhân được thực hiện khi
Ptolemy Philadelphus yêu cầu Antiochus phải ly dị vợ là Laodiceia (hay Laodice) để
cuộc hôn nhân được dễ dàng. Ý đồ của ông ta là muốn tạo một bầu không khí hòa hảo
giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, như câu 6 cho thấy, sự giao hảo nầy đã không thành công,
vì “sức của cánh tay công chúa chắc không được lâu” nghĩa là công chúa đã không có
đủ thế lực về thể xác hay chính trị khiến không có phía nào trong hai cánh đàn ông được
hưng vượng cả. Như đã được vạch rõ “quyền của vua phương Bắc và cánh tay người
cũng chẳng còn; nhưng công chúa và những kẻ đã dẫn nó đến, và người sanh ra nó, cùng
kẻ đã giúp đỡ nó trong lúc đó đều sẽ bị nộp”. “Kẻ đã giúp đỡ nó” tức là “kẻ đã được
nàng làm vợ”. Chỉ sau hai năm kết hôn, Ptolemy băng, và Antiochus trở lại với người
vợ trước là Laodiceia. Tuy nhiên, để báo thù, Laodiceia đã ám sát chồng mình luôn với
người vợ Ai-cập của vua ấy là Berenice và đứa con trai hãy còn nhỏ của Antiochus và
Berenice. “Người sanh ra nó” dĩ nhiên ám chỉ Ptolemy II mà cái chết đã nhanh chóng
làm nẩy sinh những cuộc ám sát tiếp sau đó.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 325


11.5 Ptolemy Euergetes Và Seleucus Callinicus (Đa-ni-ên 11:7-9)

“7Một chồi ra từ rễ công chúa, dấy lên để nối ngôi nó, mà đến cùng cơ binh, vào
trong đồn lũy vua phương Bắc, đánh và thắng được. 8Người bắt cả các thần họ làm phu
tù đem sang nước Ê-díp-tô, cả các tượng đúc và các khí mạnh bằng vàng bằng bạc nữa;
đoạn trong vài năm, người sẽ không đánh vua phương Bắc. 9Vua nầy sẽ tiến vào nước
vua phương Nam, nhưng lại trở về xứ mình”.
Sau các biến cố ở câu 6, một nhà vua mới lên ngôi tại Ai-cập, được biết dưới danh
hiệu là Ptolemy III Euergetes (246-221 TC) đã chiến thắng vua phương Bắc Seleucus
Callinicus (247-226 TC) bằng quân sự, và như lời tiên tri vạch rõ, vua ấy đã “vào trong
đồn lũy vua phương Bắc” bắt các vương tử đem về Ai-cập làm con tin, cũng mang về
các hình tượng, các khí mạnh quí giá bằng bạc bằng vàng. Câu “một chồi ra từ rễ công
chúa” có nghĩa là dòng họ bà con gần của Berenice. Nhân vật được đề cập chính là người
con trai do cha mẹ công chúa Berenice sanh ra, tức là anh (hay em trai) của công chúa,
Ptolemy III Euergetes, người nối ngôi cho Ptolemy Philadelphus.
Việc bắt các thần làm phu tù và đem các tượng đúc về Ai-cập cho thấy vương
quốc phương Bắc hoàn toàn bị chế phục ( Ê-sai 46:1, 2; Giê-rê-mi 48:7; 49:3; Ô-sê
10:5). Để kỷ niệm chiến công của mình, Ptolemy Euergetes dựng đài kỷ niệm Marmor
Adulitanum khoe rằng mình đã chế phục được Mê-sô-bô-ta-mi, Ba-tư, Susiana, Mê-đi
và tất cả các nước xa đến tận Bactria.
Trong quyển chú giải của mình, Jerome có mô tả cuộc chinh phạt của Ptolemy
Euergetes như sau:
“Vua ấy đến với một đạo quân lớn tiến vào tỉnh của vua phương Bắc là Seleucus
Callinicus đang cùng với mẹ là Laodice cai trị tại Sy-ri, và đánh họ tơi bời, chẳng những
chiếm Sy-ri, mà còn chiếm luôn Cilicia và các vùng xa vượt khỏi sông Ơ-phơ-rát, và
gần hết cả Á châu nữa. Rồi khi nghe tin có một cuộc dấy loạn nổi lên tại Ai-cập, vua ấy
tàn phá vương quốc của Seleucus và đem về làm chiến lợi phẩm 40.000 ta-lâng bạc,
cùng các khí mạnh quí giá và các tượng thần đến con số là 2500. Trong số đó, có các

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 326


tượng mà Cambyses đã đưa sang Ba-tư khi vua ấy chinh phục Ai-cập. Dĩ nhiên là dân
Ai-cập vốn rất sùng mộ hình tượng, cho nên khi vua ấy đem về cho họ các thần đã bị bắt
đem đi rất lâu rồi như vậy, họ đã gọi vua ấy là Euergetes (ân nhân). Chính vua giữ lại
cho mình xứ Sy-ri, còn xứ Cilicia thì tặng cho bạn mình là Antiochus để cai trị nó, và
các tỉnh ở xa hơn sông Ơ-phơ-rát, thì vua ấy giao cho Xanthippus, là một đại tướng
khác”.
Tính cách vô cùng chính xác của lời tiên tri đã được Đa-ni-ên viết 300 năm trước
khi mọi việc xảy ra, khiến giới phê bình công kích, nhưng thật ra thì tính cách chính xác
của nó vốn được tính cách chính xác của toàn thể lời tiên tri trong Kinh điển nói chung
hậu thuẫn cho.
Câu 9 theo cách dịch của bản King James dường như ngụ ý rằng vua phương
Nam trở về xứ mình. Tuy nhiên, có một cách dịch đúng hơn, cho thấy “vua nầy” là
Seleucus Callinicus là chủ thể của động từ “sẽ tiến vào nước vua”, và chỉ về sự kiện
nhiều năm sau cuộc xâm lăng của Ai-cập, Seleucus đã có thể thực hiện một cuộc tấn
công đánh trả Ai-cập vào khoảng năm 240 TC. Nhưng Seleucus đã bị đánh bại hoàn toàn
và bị bắt buộc phải trở về xứ mình”. Dĩ nhiên, trên đây chỉ là bước đầu của cuộc chiến
tranh qua lại giữa hai quốc gia. Phần tài liệu làm bối cảnh được chép ở đây sẽ đưa đến
một điểm quan trọng khác, là trọng tâm của lời tiên tri trong mấy câu 10-19, việc Sy-ri
sẽ trổi vượt hơn Ai-cập, và xứ Thánh bị đặt trở lại dưới quyền kiểm soát của Sy-ri. Điều
nầy vạch ra giai đoạn dân Y-sơ-ra-ên bị bách hại dưới thời Antiochus Epiphanes là mối
bận tâm chính yếu của mấy câu từ 21-35 của lời tiên tri nầy.

11.6 Cuộc Chiến Tranh Giữa Seleucus Và Antiochus Iii Đại Đế Chống Ptolemy
Philopator (Đa-ni-ên 11:10-19)

“10Hai con trai vua phương bắc đi chiến trận, nhóm một đoàn cơ binh lớn, sẽ
đến, sẽ tràn ra và đi qua; chúng nó sẽ trở về và chiến trận cho đến đồn lũy vua phương
nam. 11Bấy giờ vua phương nam tức giận, ra ngoài để đánh nhau cùng vua phương bắc,
sắp sẵn sàng một cơ binh đông, và cơ binh của vua phương bắc phải phó vào tay người.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 327


12Cơ binh đó tan rồi, thì lòng vua phương nam sẽ lên kiêu ngạo. Người sẽ làm cho ngã
xuống bấy nhiêu vạn người, nhưng không được thắng. 13Vua phương bắc sẽ trở về, thâu
nhóm cơ binh đông hơn nữa; và đến cuối cùng các kỳ tức là các năm, người sẽ đến với
một cơ binh lớn và đồ rất nhiều. 14Trong khi ấy nhiều người nổi lên nghịch cùng vua
phương nam, và các con cái của kẻ hung dữ trong dân ngươi sẽ dấy lên, hầu cho ứng
nghiệm sự hiện thấy, nhưng họ sẽ ngã xuống. 15Vậy vua phương bắc sẽ đến; dựng đồn
lũy, lấy một thành vững bền; và quân phương nam, dầu cho đến quân tinh nhuệ nữa,
cũng không thể đứng vững được. Vì chẳng có sức nào chống lại được. 16Nhưng kẻ đến
đánh nó sẽ làm tùy ý mình, và chẳng có ai đương lại với người. Người sẽ đứng trong đất
vinh hiển, cầm sự hủy phá trong tay. 17Người quyết lòng lấy sức của cả nước mình mà
đến; đoạn, người sẽ giao hòa với nó, và sẽ làm ứng nghiệm; nó sẽ đem con gái của đàn
bà cho nó, để làm bại hoại; nhưng nó sẽ không đứng được và cũng không thuộc về người.
19Đoạn, người quay sang các cù lao và chiếm lấy nhiều nơi. Nhưng một vua sẽ làm cho
thôi sự sỉ nhục người làm ra, và còn làm cho sự đó lại đổ trên người. 19Đoạn người sẽ
trở mặt về các đồn lũy đất mình; nhưng chắc phải vấp và ngã, và chẳng được tìm thấy
nữa”.
Tuy Seleucus Callinicus không thành công trong cuộc tấn công Ai-cập, những
người kế vị vua ấy - được mô tả là “các con trai vua ấy (theo bản Anh văn) “đã tỏ ra
thành công hơn Seleucus III (226-223 TC) chết bất đắc kỳ tử trong một trận đánh tại
Tiểu Á châu, nhưng nhiệm vụ của vua ấy đã được Antiochus III Đại đế (223-187 TC)
hoàn thành. Antiochus III Đại đế đã tổ chức nhiều chiến dịch chống Ai-cập, mà phần
lớn là do sự nhu nhược của vua Ai-cập là Ptolemy Philapator (221-203 TC), vua ấy đã
chiếm lại được cho Sy-ri vùng lãnh thổ xa tận phía Nam Ga-xa.
Các đạo quân tiến đến gần Ai-cập như vậy đã khiến vua Ai-cập nổi giận, tập họp
một đạo quân lớn để đánh Antiochus (Đa-ni-ên 11:11). Năm 217 TC, Antiochus gặp đạo
quân Ai-cập tại biên giới xứ Palestine, là Raphia, Đạo quân Ai-cập do Ptolemy chỉ huy,
có chị (em) vợ vua ấy là Arsinoe tháp tùng. Ở mỗi bên có khoảng 70.000 quân. Trận
đánh kết thúc với chiến thắng cho Ai-cập (11:11, 12) và như Jerome giải thích:
“Antiochus mất cả đạo quân và suýt bị bắt khi chạy trốn vào sa mạc”. Lời tiên tri rằng

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 328


có binh đông vô số của Sy-ri bị phó vào tay người Ai-cập đã ứng nghiệm. Tuy nhiên,
cần phải ký một hòa ước, vì Antiochus đã trốn thoát được. Như câu 12 cho thây, vua Ai-
cập vốn quá nhu nhược, không biết khai thác ưu điểm của mình, và tuy trận đánh đã gây
thảm bại cho người Sy-ri, nó lại đem đến hòa bình cho cả hai quốc gia, ít nhất cũng là
tạm thời.
Trong khi chờ đợi, Antiochus quay sang chinh phạt phía Đông. Vua ấy rất thành
công, thâu tóm cho mình sự hùng cường và giàu có. Trong giai đoạn năm 212-204 TC,
vua ấy tiến sang phía Đông đến tận các biên giới Ấn-độ, còn về phía Bắc, thì đến tận
biển Caspian. Ptolemy và hoàng hậu của vua ấy lại chết một cách bí mật năm 203 TC và
được người con trai hãy còn bé là Ptolemy V Epiphanes nối ngôi.
Năm 201 TC, Antiochus thu xếp để tập họp một đạo quân đông đảo khác nữa, và
lại bắt đầu tấn công Ai-cập nhiều lần, như được mô tả trong mấy câu 13-16. Từ ngữ
“những kẻ hung dữ trong dân ngươi” (11:14) ám chỉ số người vi phạm luật pháp và công
lý, như Zocler nói: “Lời tiên tri nầy ám chỉ một liên minh chống Ai-cập, trong đó, một
số đông người Do-thái liên kết với Antiochus Đại đế, đã tham dự các trận đánh chống
lại quốc gia ấy, tức là tấn công đạo quân đồn trú mà đại tướng Ai-cập Scopas còn để lại
trong thành lũy Giê-ru-sa-lem. Tác giả theo thần quyền chủ nghĩa đã nghiêm khắc lên
án cuộc phản loạn thiên vị người Sy-ri nầy là một việc làm đầy tội ác hay như tội cướp
bóc (hung dữ) vì các vua Ptolemies trước từng làm nhiều điều lợi ích cho quốc gia Do-
thái”.
Câu “hầu cho ứng nghiệm sự hiện thấy” có lẽ là một lời tiên tri về những hoạn
nạn của dân Do-thái dưới thời Antiochus Epiphanes từng được chép trong Đa-ni-ên hai
chương 8 và 9. Có thể xem rất đúng rằng các hoạn nạn đó là hậu quả của việc người Ai-
cập nổi lên chống lại Sy-ri. Được thế lực của La-mã đang đe dọa Sy-ri khích lệ, Ai-cập
đã đánh trả. Đạo quân Ai-cập do Scopas cầm đầu bị đánh bại tại Paneas, gần các đầu
nguồn sông Giô-đanh. Sau đó, Antiochus III bắt buộc Scopas phải đầu hàng tại Si-đôn,
được đề cập là “thành vững bền” mà nhà vua Seleucid ấy, đánh chiếm trong những năm
199-198 TC. Kết quả của chiến thắng nầy là người Sy-ri chiếm đóng toàn xứ Palestine
xa mãi đến tận phía Nam Ga-xa. Câu “quân phương Nam không đứng vững được” ám

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 329


chỉ là Eropas, Menacles và Damoyenus muốn giải cứu cho Scopas đang bị vây khỏi Si-
đôn. Tuy nhiên, bị La-mã đe dọa, Antiochus thực hiện một cuộc dàn xếp “ngoại giao với
Ai-cập bằng các cưới công chúa Cleopatra cho nhà vua trẻ tuổi là Antiochus V Epiphanes
năm 192 TC. Khi hành động như vậy là vua ấy làm ứng nghiệm lời tiên tri “nó sẽ đem
con gái của đàn bà cho nó để làm bại hoại, nhưng nó sẽ không đứng vững được và cũng
không thuộc về người”. Thành ngữ “làm (cho nó) bại hoại” có thể có nghĩa là “tàn hại
xứ” nghĩa là, Antiochus Đại đế muốn gả con gái mình cho nhà vua Ptolemy mới bảy tuổi
là nhằm mục đích làm bại hoại (tàn hại) cho kẻ cựu thù và là bạn đồng minh hiện tại của
mình. Như Young nói: “Tuy nhiên, Antiochus thất bại trong âm mưu ấy, vì Cleopatra
luôn luôn đứng về phía chồng mình để chống lại cha”.
Trong loạt các biến cố nầy, thì những lời tiên tri của mấy câu 13-17 đều ứng
nghiệm chính xác. Tuy nhiên, Antiochus Đại đế bắt đầu nhận lãnh các hậu quả trái
ngược, như câu 18 cho thấy, khi “một vua (prince: cũng có thể dịch là quan trưởng) sẽ
làm cho thôi sự sỉ nhục người” ám chỉ việc khâm sai La-mã là Lucius Scipio Asiaticus -
theo cách diễn tả của Young - “đã gây thất bại cho Antiochus”. Câu “làm cho sự “sỉ
nhục” đó lại đổ trên người” ám chỉ việc viên đại sứ La-mã đã làm nhục Antiochus trong
cuộc họp tại Lysimachia khi ông ta giận dữ tuyên bố: “Á châu chẳng là gì đối với người
La-mã cả, và ông ta không phải là để cho họ sai khiến”.
Cuộc bại trận nầy đã xảy ra như sau. Sau khi thành công trong việc đánh chiếm
Ai-cập bằng việc đánh bại Scopias, Antiochus quay sang chú ý đến sự đe dọa từ phía
Tây và cố gắng chiếm lấy nhiều đất đai cho bằng A-lịch-sơn Đại đế bằng cách chinh
phục Hi-lạp. Trong việc nầy, thì vua ấy bị thất bại nặng nề, vì bị đánh bại vào năm 191
TC tại Thermopylae về phía Bắc Athens và một lần nữa vào năm 189 TC tại Magnesia
trên sông Meander về phía Đông Nam Ê-phê-sô do quân đội La-mã và tại Bẹt-găm dưới
quyền chỉ huy của đại tướng La-mã là Scipio. Việc nầy ứng nghiệm lời tiên tri của hai
câu 18,19 và theo quan điểm lịch sử, thì đây là việc rút lui quan trọng của các chính
quyền Á châu khỏi Âu châu. Việc nầy mở đường cho công cuộc bành trướng của người
La-mã về sau.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 330


Antiochus Đại đế, thay vì có thể lưu danh trong lịch sử với tư cách một trong
những nhà chinh phục vĩ đại của thế giới cổ thời, nếu vua ấy chịu để yên cho Hi-lạp, lại
là người làm ứng nghiệm lời tiên tri trong câu 19 là phải trở về xứ mình, bị thua trận và
hoàn toàn tan rã. Trong lúc đánh cướp một đền thờ tại Ê-lam, vua ấy đã bị giết. Theo
quan điểm lịch sử của nước Y-sơ-ra-ên, thì điều nầy hết sức quan trọng, vì nối ngôi
Antiochus Đại đế là Seleucus IV Philopator (187-175 TC), đến lượt mình lại được
Antiochus IV Epiphanes (175-164 TC) kế vị, là kẻ nổi tiếng là đã bách hại dân Do-thái
như được mô tả chi tiết trong Đa-ni-ên 11:21-35. Nếu được giải nghĩa thích đáng, những
lời tiên tri nầy là một bức tranh tiên tri chính xác cho giai đoạn nầy, là một giai đoạn nổi
tiếng trong lịch sử. Với tư cách lời tiên tri, nó mang dấu ấn không sai lầm vào đâu được
về sự linh cảm của Đức Chúa Trời.

11.7 Seleucus Philopator, Kẻ Đánh Thuế (Đa-ni-ên 11:20)

“20Bấy giờ có một vua khác sẽ nối ngôi người, sai kẻ bức hiếp đi qua nơi vinh
hiển của nước; nhưng trong mấy ngày người sẽ phải bại hoại, chẳng vì cơn giận dữ hay
trận chiến tranh nào cả”.
Nhà vua Seleucid cai trị giữa thời của Antiochus Đại đế và Antiochus Epiphanes
là Seleucus Philopator, được đề cập ở đây là kẻ bức hiệp bằng việc đánh thuế trên dân
Y-sơ-ra-ên. Vì thế lực đang lên của La-mã, hằng năm vua ấy phải nộp cống cho người
La-mã đến hàng ngàn ta-lâng. Muốn góp cho đủ số tiền lớn lao đó, Seleucus bắt buộc
phải đánh thuế trên các xứ mình cai trị, kể cả các loại thuế đặc biệt đánh trên dân Do-
thái do một người thâu thuế tên là Heliodorus (IIMacabê 3:7) lấy từ các kho tàng của
đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Như Zocler vạch rõ: “Ngay sau khi Heliodorus được lịnh cướp
bóc của đền thờ, thì Seleucus Philopator bị cất đi thình lình và bí mật. Việc nầy giải thích
cho câu “nhưng trong mấy ngày người sẽ bị bại hoại” (Đa-ni-ên 11:20) rất có thể là do
chính tên Heliodorus đã đầu độc nhà vua”. Việc nầy mở đường cho giai đoạn bách hại
khủng khiếp của Antiochus Epiphanes tiếp theo đó.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 331


11.8 Sự Dấy Lên Của Antiochus Epiphanes (Đa-ni-ên 11:21-23)

“21Lại có kẻ đáng khinh dể lên thay vì vua đó, mà người ta không tôn người làm
vua; nhưng người sẽ đến lúc yên ổn, dùng lời siểm nịnh mà mưu chiếm lấy nước.
22Những cơ binh đầy tràn, sẽ bị thua và vỡ tan trước người, cả đến vua của sự giao ước
cũng vậy. 23Dầu có lập hòa ước với vua kia, người cũng làm việc cách dối trá; đem quân
đến và được mạnh bởi một dân ít người”.
Bắt đầu ở câu 21, một đoạn dài của chương sách nầy được dành cho một nhà vua
tương đối không có danh tiếng bao nhiêu của xứ Sy-ri, trị vì từ năm 175-164 TC, mà
trước đây từng được nói bóng là “cái sừng nhỏ” (Đa-ni-ên 8:9-14, 23-25). Vua nầy cai
trị vào thời nước Sy-ri suy tàn, và La-mã đang dấy lên ở phương Tây, và chỉ nhờ băng
hà vào năm 164 TC, vua ấy mới khỏi bị La-mã làm nhục. Theo quan điểm của Kinh điển
và lời mặc khải của vị thiên sứ cho Đa-ni-ên, thì đây là nét quan trọng nhất của toàn thể
đế quốc thứ ba. Lý do khiến Antiochus IV Epiphanes nổi bật hẳn lên, là việc vua ấy làm
ô uế đền thờ và bàn thờ của người Do-thái, và việc vua ấy bách hại dữ dội dân tộc đó.
Đúng với cả đoạn sách bắt đầu cho chương 8, sự thống trị của các dân ngoại trước nhất
vốn được nhìn từ mối liên hệ giữa nó với tiến trình của dân Do-thái. So với người tiền
nhiệm là Seleucus IV Philopator, thì vua nầy được mô tả là “kẻ đáng khinh dể”. Danh
hiệu Epiphanes có nghĩa là “quang vinh” mà Antiochus tự đặt cho mình rất phù hợp với
ý đồ của vua ấy là muốn được người ta xem mình là thần. Phần mô tả ở đây là theo quan
điểm mà Đức Chúa Trời nhìn vào vua ấy vì cớ đời sồng vô luân vô đạo, bách hại và thù
ghét dân sự của Đức Chúa Trời. Cuộc đời vua ấy có điểm đặc sắc là gồm toàm âm mưu,
tùy thời, tham quyền, còn danh dự thì chỉ là chuyện thứ yếu.
Câu “người ta không tôn người lên làm vua” ám chỉ sự kiện vua ấy đã cướp ngôi
chứ không phải là đã được ngôi trong vinh dự. Lúc tiên vương băng hà, đã có nhiều
người muốn được lên ngôi. Có lẽ người hợp pháp nhất để có thể được lên ngôi là
Demetrius, người con trai hãy còn nhỏ của Seleucus III là em vua ấy, bấy giờ đang bị
giữ làm con tin tại La-mã. Seleucus IV cũng có một con trai nhỏ, cũng có tên là
Antiochus ở tại Sy-ri nhưng hãy còn rất bé. Antiochus IV là em trai của Seleucus IV

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 332


đang ở Athens lúc anh mình thăng hà. Tại đó, Antiochus IV được tin là anh mình đã bị
Heliodorus giết, như lời tiên tri trong 11:20 “người sẽ phải bại hoại, chẳng vì cơn giận
dữ hay trận chiến tranh nào cả”. Montgomery mô tả đó là một cái chết “mà chân vẫn còn
mang giày ống”, một cái chết sỉ nhục đối với một nhà vua, so với cái chết của Sau-lơ”.
Được đề cử làm người giám hộ cho chàng Antiochus trẻ tuổi bấy giờ đang ở La-mã,
Antiochus IV Epiphanes về An-ti-ốt để thực hiện nhiều âm mưu được câu 21 mô tả là
“người sẽ đến lúc yên ổn, dùng lời siểm nịnh mà mưu chiếm lấy nước”. Trong lúc đó,
chàng Antiochus trẻ tuổi bị Andronicus ám sát, rồi Andronicus bị Antiochus IV xử tử,
tuy rất có thể rằng chính Antiochus IV đã dàn xếp toàn thể cuộc âm mưu nầy. Heliodorus
là kẻ đã ám sát Seleucus IV thì không cướp được ngôi và biến mất. Do đó, Antiochus
IV được lên ngôi để bắt đầu cuộc đời hoạt động tích cực của mình bằng những cuộc
chinh phạt quân sự và âm mưu trong việc chiếm quyền bằng cách chống lại cả Ai-cập
lẫn La-mã.
Câu 22 đề cập những hoạt động quan sự gồm nhiều chiến dịch chống Ai-cập. Lời
tiên tri không có ý đề cập đặc thù, mà chỉ mô tả tổng quát thế nào các đạo quân, nhân
nhiều cơ hội đều bị tiêu diệt như bởi nước lụt và bị “vỡ tan”. Từ ngữ “đầy tràn” ở đây
có lẽ ám chỉ các đạo quân lớn, chứ không phải chỉ nạn lụt tự nhiên. Tắt một lời là vua
ấy sẽ chiến thắng các kẻ thù của mình. Như Zocler nói “các lực lượng bị vua ấy tràn
ngập gồm một phần các đạo quân của Heliodorus mà Antiochus đánh tan nhờ sự trợ giúp
của các đồng minh người Bẹt-găm của mình, và một phần là các lực lượng Ai-cập muốn
cướp vùng Coele-Syria ngay sau khi vua ấy lên nối ngôi. Khi Antiochus hay tin người
Ai-cập sắp tấn công mình, thì đánh ngay vào Ai-cập năm 170 TC, và đánh bại họ trong
một trận đánh xảy ra giữa Mt Casius và Pelusium, một khu vực nằm về phía Đông Nam
bờ biển Địa Trung Hải giữa đường đi từ Ga-xa đến châu thổ sông Ni-lơ. Ngày nay, vùng
chiến trường ấy được gọi là Ras Baron.
Câu đề cập “vua của sự giao ước” nói tiên tri về việc ám sát thầy tế lễ thượng
phẩm Onias được Antiochus tấn phong năm 172 TC, và cho thấy giai đoạn nhiều rắc rối
dưới thời trị vì của vua ấy. Sở dĩ thầy tế lễ thượng phẩm Onias được cái danh hiệu “vua

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 333


của sự giao ước” đó, là do ông ta vốn là người đại diện cho thần quyền thời bấy giờ.
Trong 11:28 và 11:32 “giao ước” vốn được dùng cho quốc gia Do-thái.
Câu 23 mô tả vua ấy ký hòa ước với nhiều dân tộc khác, đặc biệt là với Ai-cập,
gồm nhiều âm mưu và lừa đảo. Bấy giờ, có sự tranh giành quyền lực giữa hai người cháu
gọi Antiochus bằng bác (hay chú, cậu) là Ptolemy Philometor và Ptolemy Euergetes để
kiểm soát Ai-cập. Antiochus ủng hộ Ptolemy Philometor, nhưng chỉ vì lợi lộc cho bản
thân ông ta mà thôi. Ngoài chuyện đó ra thì tự mình, Antiochus đã trở thành hùng cường
hơn trước.

11.9 Antiochus Càng Được Nhiều Thế Lực (Đa-ni-ên 11:24-26)

“24Người sẽ nhân lúc yên ổn chiếm lấy các khu đất tốt nhất trong tỉnh, và sẽ làm
điều mà tổ phụ và liệt tổ người chưa hề làm; lấy những đồ đã cướp đã giựt được và của
cải mà chia cho những người theo mình; lập mưu đánh các đồn lũy, nhưng chỉ trong một
thì mà thôi. 25Đoạn, vua đó lại phấn chấn sức mình và lòng mình, dùng một cơ binh lớn
đánh vua phương nam. Vua phương nam sẽ đi đánh giặc bằng một cơ binh lớn và mạnh
lắm; nhưng người không thể chống cự lại được, bởi vì sẽ có người ta lập mưu nghịch
cùng người. 26Những kẻ ăn trong bàn vua sẽ làm cho vua bại hoại; cơ binh người sẽ tràn
ra và nhiều người bị giết và ngã xuống”.
Antiochus luôn luôn tích cực hành động để mở rộng vương quốc của mình, hoặc
bằng các âm mưu quân sự hay chính trị. Theo câu 24 thì cũng như các tổ tiên mình, vua
ấy đã cướp lấy nhiều nơi trù phú nhất trong nước cho mình. Lời tiên báo “người sẽ nhân
lúc yên ổn chiếm lấy” có nghĩa là vua ấy sẽ tấn công kẻ thù trong thời bình, lúc họ không
ngờ. Khác với cha mình, Antiochus IV đã không dùng của cải chiếm được theo lối đó
để mưu cầu lợi ích cho riêng mình, cho bằng dùng nó để mua chuộc người khác, khiến
họ cộng tác với mình. Câu “lấy những đồ đã cướp, đã giựt được mà chia” cho thấy cách
vua ấy đã phân phát các của cải mình thâu tóm được. Theo IMacabê 3:30 thì “vua ấy sợ
rằng mình không có đủ ngân quĩ như trước để chi phí và làm quà tặng mà vua ấy phí
phạm nhiều hơn các vua về trước”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 334


Trong số các cuộc hành quân của Antiochus IV, có nhiều chuyến viễn chinh
chống Ai-cập như câu 25 đã vạch rõ. Những cuộc viễn chinh đó vốn chẳng có gì quan
trọng như lời tiên tri chỉ mô tả tổng quát các đặc điểm của thời trị vì của Antiochus IV.
Hậu quả của việc đánh nhau đó là vua Ai-cập bị đánh bại như câu “người không thể
chống cự lại được”, ám chỉ vua phương Nam. Câu 26 vạch rõ, cả đến những kẻ từng hậu
thuẫn cho vua ấy cũng âm mưu phản lại vua ấy. Kết quả là nói chung thì Antiochus thắng
người Ai-cập.

11.10 Sự Gian Ác Của Antiochus (Đa-ni-ên 11:27, 28)

“27Có hai vua ấy, trong lòng chỉ chực làm hại; ngồi cùng bàn tiệc mà nói dối;
song sự đó chẳng thành, vì sẽ còn có sự cuối cùng nơi kỳ đã định. 28Vua sẽ trở về đất
mình với nhiều của cải lắm; lòng người đã rắp đối địch cùng giao ước thánh, và người
sẽ làm theo ý mình, và trở về đất mình”.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Sy-ri và Ai-cập đã đưa đến nhiều hòa ước không được
thực thi. Như câu 27 cho thấy, các vua cả Ai-cập lẫn Sy-ri đều không tôn trọng các hòa
ước mình đã ký kết, “ngồi cùng bàn tiệc mà nói dối, song sự đó chẳng thành”. Như phần
cuối của câu 27 vạch rõ, bất chấp mọi âm mưu, Antiochus đã làm ứng nghiệm lời tiên
tri theo đúng lịch trình.
Từ Ai-cập trở về với nhiều của cải, Antiochus bắt đầu tỏ ra thù ghét dân Y-sơ-ra-
ên và bộc lộ lòng tham muốn đối với số của cải của đền thờ. Việc nầy được vạch rõ trong
câu “lòng người đã rắp đối địch cùng giao ước thánh”.

11.11 Antiochus Bị La-Mã Chống Đối, Bách Hại Người Do-Thái (Đa-ni-ên 11:29-
31)

“29Đến kỳ đã định, người sẽ trở lại và vào phương nam; nhưng lần sau không
giống như lần trước. 30Vì những tàu ở Kít-tim sẽ đến nghịch cùng người; cho nên người
sẽ lo buồn và trở về. Người sẽ tức giận nghịch cùng giao ước thánh, và làm theo ý mình.
Người sẽ trở về, và coi trọng những kẻ bỏ giao ước thánh. 31Những quân lính của người
Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 335
mộ sẽ dấy lên, làm ô uế nơi thánh cùng đồn lũy, cất của lễ thiêu hằng dâng, và lập sự
gớm ghiếc làm ra sự hoang vu”.
“Đến kỳ đã định” nghĩa là do chính Đức Chúa Trời đã định, Antiochus IV cầm
đầu một cuộc viễn chinh khác nữa chống Ai-cập, định bắt sống Ptolemy Philometor,
nhưng cuối cùng, bị bắt buộc phải rút quân khỏi Ai-cập vì không đánh chiếm được thành
phố Alexandria. Sự thành công của vua ấy vốn chẳng hơn gì chuyến viễn chinh trước
như Kinh Thánh chép “lần sau không giống như lần trước”. Một cuộc xâm lăng Ai-cập
khác nữa lại xảy ra khoảng năm 168 TC. Tuy nhiên, lần nầy vua ấy lại chạm trán gần
Alexandria với một quan khâm sai của La-mã là Gaius Popillius Laenas, đòi hỏi vắn tắt
rằng vua ấy phải rời bỏ Ai-cập, bằng không sẽ bị La-mã tấn công. Người ta kể lại rằng
viên khâm sai đã vẽ một vòng tròn quanh Antiochus IV và bảo rằng vua ấy phải quyết
định trước khi bước ra khỏi vòng tròn. Thay vì liều mạng đánh nhau với La-mã, và tuy
hết sức bất mãn, Antiochus IV đã phải lập tức rút quân khỏi Ai-cập để nhượng xứ ấy
cho thế lực của La-mã. Về phương diện tiên tri, thì việc ấy vốn được vạch rõ trong câu
3o “vì những tàu ở Kít-tim sẽ đến nghịch cùng người” thường vẫn được xem như một
biểu tượng tiêu biểu cho thế lực La-mã từ phương Tây đến, vượt qua Kít-tim, ám chỉ
đảo Chíp-rơ nằm về phía Tây vương quốc của Antiochus IV. Hạm đội của Laenas kéo
rốc sang Ai-cập sau chiến thắng của La-mã đối với Perseus, người Ma-xê-đoan gần
Pydna, nằm về phía Nam Tê-sa-lô-ni-ca (tháng 6 dl, 168 TC). Trong bộ Bảy Mươi Dịch
Giả, mấy chữ “tàu ở Kít-tim” được dịch là “người La-mã”, tuy không phải là cách dịch
chính xác, nhưng đã nói lên đúng ý nghĩa của câu ấy.
Bực mình vì bị thua người La-mã tại Ai-cập dường như Antiochus Epiphanes trút
hết cơn thạnh nộ của mình vào dân Do-thái, như đã nhấn mạnh ở câu 30 “người sẽ tức
giận nghịch cùng giao ước thánh”. Sử ký của giai đoạn nầy được viết ra trong hai sách
Macabê. Câu thêm vào “coi trọng những kẻ bỏ giao ước thánh” vạch rõ việc vua ấy kết
thân với những kẻ đứng về phe mình, sẽ trở thành những kẻ được vua ấy sủng ái và che
chở ( IMacabê 2:18, IIMacabê 6:1).
Trong quá trình chống lại dân Do-thái, Antiochus đã làm ô uế bàn thờ thánh trong
đền thờ bằng việc dâng một con heo trên bàn thờ và ngăn cấm việc tiếp tục dâng lên các

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 336


sinh tế hằng ngày ( IMacabê 1:44-54). Vua ấy cũng ra lịnh dạy dân Do-thái phải ngưng
chỉ việc thờ phượng và dựng lên trong nơi thánh một hình tượng, rất có thể là tượng của
thần Zeus của núi Olympius. Đây là việc “lập sự gớm ghiếc làm ra sự hoang vu” được
ghi lại trong câu 31 mà Đấng Christ ám chỉ trong Ma-thi-ơ 24:15. Lời tiên tri song hành
trong Đa-ni-ên 8:23-25 cũng đề cập cùng những loạt biến cố như ở đây.
Việc làm ô uế đền thờ chống Do-thái giáo đã đẩy nhanh cuộc khởi nghĩa Ma-ca-
bê, bị Antiochus dập tắt hết sức tàn bạo, khiến nhiều vạn người Do-thái bị mạng vong.
Tuy nhiên, tất cả các loạt biến cố kể luôn việc dân Y-sơ-ra-ên bị bách hại, đền thờ bị làm
ô uế và việc ngưng chỉ các của lễ hằng dâng, tuy đã ứng nghiệm trong lịch sử trong việc
Antiochus bách hại dân Y-sơ-ra-ên, vẫn còn phương diện tiên tri của nó, ám chỉ một
cuộc bách hại dân Y-sơ-ra-ên trong tương lai mà hậu quả sẽ là cơn đại nạn. Câu trong
Ma-thi-ơ 24:15 khi Đấng Christ mô tả khởi điểm của cơn đại nạn được kết hợp với việc
Antiochus làm ô uế đền thờ, vốn thuộc về cùng một loại với nhau. Như vậy, Antiochus
đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho con người tội ác tương lai, và các hành động của vua
ấy chỉ bóng về cơn bách hại tối hậu làm sỉ nhục dân Y-sơ-ra-ên và việc đền thờ của họ
sẽ bị làm ô uế.

11.12 Những Cơn Bách Hại Cuối Cùng Đối Với Dân Y-Sơ-Ra-Ên (Đa-ni-ên 11:32-
35)

“32Người dùng lời nịnh hót mà dỗ dành những kẻ làm sự dữ nghịch cùng giao
ước; nhưng dân sự biết Đức Chúa Trời mình sẽ mạnh mẽ mà làm. 33Những kẻ khôn
sáng trong dân sẽ dạy dỗ nhiều người; nhưng họ sẽ phải ngã bởi gươm, bởi ngọn lửa,
bởi sự phu tù và sự cướp bóc lâu ngày. 34Trong khi họ sa ngã, họ cũng sẽ được cứu một
ít; song nhiều kẻ sẽ lấy lời nịnh hót mà theo họ. 35Trong những kẻ khôn sáng sẽ có mấy
người sa ngã, hầu cho luyện lọc chúng nó, làm cho tinh sạch và trắng, cho đến kỳ sau
rốt, vì việc đó còn có kỳ nhất định”.
Việc Antiochus tiếp tục chống lại Do-thái giáo được nói tiên tri trong câu 32, cho
thấy vua ấy đã làm thế nào để cố gắng khiến cho họ bị bại hoại. Nhưng phản ứng mạnh

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 337


mẽ của dân Do-thái cũng được vạch rõ trong câu “nhưng dân sự biết Đức Chúa Trời
mình sẽ mạnh mẽ mà làm”. Tuy nhiên, cuối cùng thì cuộc tranh chấp cũng gây nhiều
thiệt hại cho dân Y-sơ-ra-ên, và tuy về một phương diện nào đó, nó tạo ra được một cơn
phục hưng thuộc linh, nhiều người đã bị giết, như câu 33 cho thấy. Một số người Do-
thái sa vào sự nịnh hót dỗ dành của nhà vua để phản bội đồng bào họ đang nổi lên chống
lại Antiochus. Đây là thời kỳ để thanh lọc và phân rẽ người trung tín với kẻ giả dối,
những người can đảm với những kẻ ngã lòng.
Zocler trích dẫn Fuller để vạch ra các biện pháp khác nhau nhằm thanh lọc dân
Do-thái: “Chẳng những số người gia nhập đảng mệnh danh là đảng Đức Giê-hô-va tự
tách mình ra khỏi số người chân thành theo Ngài, mà chính số người sau, nhờ gương
vững vàng và tự chối mình của số người chịu tuận đạo, đã tự vứt bỏ tất cả những gì là
bất khiết, và chiếm được lòng của những người cùng chia xẻ lòng tin quyết với họ, nhưng
vì sợ sệt hay e dè, vấn dấu kín không dám công khai xưng ra là mình vốn có liên hệ với
họ. Cũng vậy, một Ni-cô-đem và một Giô-sép A-ri-ma-thê đã được đưa vào nhờ chính
sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá để xưng nhận là họ đầu phục Ngài. Như vậy nỗ
lực của Antiochus nhằm tiêu diệt số người Do-thái hiến thân trọn vẹn cho Đức Chúa
Trời mình, chỉ có thể đóng góp cho việc thanh lọc họ mà thôi”.
Quá trình thanh lọc được cho biết là vẫn tiếp tục trong câu 36, “cho đến kỳ sau
rốt”. Căn cứ vào câu nầy, thì rõ ràng cuộc bách hại của Antiochus vẫn chưa phải là “kỳ
sau rốt”, tuy nó nói bóng về kỳ sau rốt. Tuy nhiên, câu “kỳ sau rốt” trong câu 35 là lời
lưu ý rằng bắt đầu từ câu 36 trở đi, lời tiên tri nhảy vọt qua nhiều thế kỷ để chen vào thế
hệ cuối cùng, ngay trước khi Đức Chúa Trời phán xét các thế lực và các nhà cầm quyền
thế gian nầy. Bắt đầu từ câu 36, lời tiên tri gói ghém những điều vẫn chưa được ứng
nghiệm.
Những lời tiên tri chi tiết hết sức lạ lùng của 35 câu đầu của chương sách nầy bao
gồm gần 135 lời tiên tri hiện nay đều ứng nghiệm cả, là phần nhập đề gây ấn tượng rõ
rệt cho các biến cố hãy còn ở trong tương lai, bắt đầu từ câu 36. Các nhà phê bình, một
mặt thì công kích chương sách nầy vì quá chính xác đến nỗi không thể đã được viết ra
trước các biến cố, nhưng mặt khác, lại cho là không đáng tin để cãi lại rằng người mạo

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 338


danh là nhà tiên tri Đa-ni-ên nầy chỉ là một sử gia bất tài, thật ra vốn chỉ là những kẻ lý
luận nước đôi về cùng một vấn đề. Sự kiện là đã không hề có chứng cứ có hậu thuẫn nào
phản bác được bất luận một câu nào trong 35 câu Kinh Thánh đã kể trên. Việc cãi rằng
đây không thể là lời tiên tri vì quá chính xác, bao gồm những quyết đoán muốn ngầm
đánh đổ toàn thể lời tiên tri trong Kinh Thánh. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, thì
tính cách chính xác của lời tiên tri nầy là chứng cứ hiển nhiên hậu thuẫn cho việc lời tiên
tri chưa ứng nghiệm rồi cũng sẽ ứng nghiệm chính xác y như vậy trong tương lai. Điều
nầy đặc biệt thích hợp cho viễn ảnh tương lai của khải tượng nầy của Đa-ni-ên, bắt đầu
từ Đa-ni-ên 11:36.

11.13 Nhà Vua Của Kỳ Sau Rốt (Đa-ni-ên 11:36)

“Vua sẽ làm theo ý muốn mình; kiêu ngạo và lên mình cao hơn hết các thần; nói
những lời lạ lùng nghịch cùng Đức Chúa Trời của các thần. Người sẽ được may mắn
cho đến khi cơn thạnh nộ Chúa được trọn, bởi vì điều gì đã có chỉ định thì phải ứng
nghiệm”.
Ta có thể nhận thấy một sự gián đoạn rõ rệt bắt đầu từ câu 36, được câu “kỳ sau
rốt” trong câu 35 đưa vào. Cho đến đây thì lời tiên tri đề cập các đế quốc Ba-tư và Hi-
lạp đã ứng nghiệm theo từng chi tiết và chính xác lạ lùng. Tuy nhiên, bắt đầu từ câu 36,
là một tình hình khác hẳn. Chưa hề có nhà giải kinh nào dám bảo rằng mình đã tìm thấy
phần ứng nghiệm chính xác cho phần còn lại của chương sách nầy. Tuy Zocler và một
số người khác cố nối kết Đa-ni-ên 11:36-45 với Antiochus, ngay từ thời rất xa xưa, nhiều
học giả Kinh Thánh đã thừa nhận rằng ở đây chắc nhằm vào một nhà vua khác. Chẳng
hạn như Ibu-Ezra đồng nhất hóa vua nầy với Constantin đại đế, Rashi và Calvin cho
rằng vua ấy là Đế quốc La-mã nói chung, và Jerome, Theodoret với Luther cùng với
nhiều người khác nữa, thì đồng nhất hóa vua ấy với Antichrist của Tân Ước. Tương phản
với đoạn sách trước, đoạn nầy không thấy trùng hợp đặc biệt với lịch sử. Cho nên các
học giả xem đoạn nầy là Kinh điển chân chính, thường cho rằng phần nầy hãy còn ở
trong tương lai, và chưa được ứng nghiệm.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 339


Như E.B.Pusey ghi nhận: “Cả đến người Do-thái vào thời của Jerome vẫn xem
lời tiên tri nầy như vẫn còn phải ứng nghiệm”. Đề cập 11:36, Jerome giải thích:
“Người Do-thái tin rằng khúc sách nầy đề cập Antichrist, rằng sau khi được Julian
giúp đỡ chút ít, một nhà vua sẽ dấy lên và làm theo ý mình, sẽ tự tôn mình lên chống lại
tất cả những gì tự xưng là thần, sẽ nói nhiều lời xấc xược chống lại Đức Chúa Trời của
các thần. Hắn sẽ hành động (kiêu ngạo) đến mức ngồi trong đền thờ của Đức Chúa Trời
và tự xưng mình là Đức Chúa Trời, và sẽ được thạnh vượng cho đến chừng cơn thạnh
nộ của Đức Chúa Trời được trọn, vì vào thời vua ấy, sự kết cuộc sẽ xảy ra. Chúng ta
cũng hiểu là đoạn sách nầy ám chỉ Antichrist”.
Ngay từ nguyên thủy, Jerome đã vạch ra rằng Antiochus chỉ là cái bóng của
Antichrist “Y như Cứu Chúa đã có Sa-lô-môn và các thánh đồ chỉ bóng về việc Ngài
giáng lâm, cho nên chúng ta cũng phải tin rằng chính Antichrist cũng phải có phần chỉ
bóng về mình như một nhà vua gian ác tột cùng, nơi Antiochus, kẻ bách hại các thánh
đồ và làm ô uế đền thờ”.
Tuy có nhiều cách giải nghĩa khác nhau, nói chung thì 11:36-45 được giải thích
theo ba loại chính: (1) rằng đây là một phần ký thuật đầy đủ hơn, có tính cách lịch sử
hoặc tiên tri, đã được ứng nghiệm vào Antiochus Epiphanes; (2) rằng đây chỉ là chuyện
tưởng tượng, nghĩa là sự suy nghĩ do tin tưởng và hi vọng của tác giả, không trùng hợp
chính xác với lịch sử; (3) rằng đây là một lời tiên tri đích thực chưa ứng nghiệm.
Các nhà phê bình tự do theo thuyết chủ trương rằng sách Đa-ni-ên vốn được một
tác giả vào thế kỷ thứ 2 TC viết ra, hầu như đều đồng loạt cho rằng đoạn sách nầy đã
ứng nghiệm vào cuộc đời và cái chết của Antiochus Epiphanes. Tuy nhiên, cả đến các
học giả tự do cũng phải đồng ý rằng đoạn sách nầy vẫn chưa được chính xác bằng đoạn
sách nằm ngay trước nó. Tuy nhận thấy rằng nó là phần báo trước chính xác cái chết của
Antiochus - xem khúc sách nầy là lời tiên tri về cái chết thảm hại của nhà vua, như
Montgomery chủ trương - các tác giả tự do cũng thừa nhận như Montgomery, “nhưng
không thể xem nó như các thần học gia bảo thủ, bất cứ về phương diện nào, như là một
lời tiên tri chính xác về các biến cố thật sự gây ra sự tàn hại của vua ấy. Trận chiến tranh
cuối cùng được cho là chiến thắng đối với Ai-cập gồm có việc chinh phục Cyrenaica và

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 340


Ê-thi-ô-bi trước thế lực của La-mã và sự im lặng của sử ký thế tục, chỉ hoàn toàn là
tưởng tượng”. Nói khác đi, cả đến các học giả tự do đã nhận thây đoạn sách trước vốn
chính xác lạ lùng đến nỗi phải cho rằng đó chỉ là sử ký chứ không phải lời tiên tri, vẫn
phải thừa nhận là có sự khác nhau rõ rệt với đoạn sách sau, bắt đầu từ câu 36 ở chỗ nó
không trùng hợp với sử ký. Đó chính là lý do khiến các học giả bảo thủ phản đối lối giải
nghĩa lịch sử, và bằng thái đô tôn trọng phải lẽ sự linh cảm của Kinh điển, đã trông đợi
một sự ứng nghiệm trong tương lai.
Khả năng thứ hai là khúc sách nầy có thể là do óc tưởng tượng, dường như đã
không thu hút được cả đến giới học giả tự do, vẫn muốn đồng nhất hóa nó với Antiochus
Epiphanes. Nhiều lối giải nghĩa khác, chẳng hạn như của những người đối chiếu khúc
sách nầy với Constantin Đại đế, Omar Ibu El-Khattab, Đế quốc La-mã (Calvin), Giáo
hoàng La-mã, hệ thống giáo hoàng, hay Hê-rốt Đại đế (Mauro), tất cả đều được Young
trích dẫn, nói chung đều không được chọn để noi theo hiện nay.
Vì không có một lối giải nghĩa hoàn toàn thỏa đáng nào là mấy câu 36-45 đã ứng
nghiệm trong lịch sử, tương phản với sự ứng nghiệm chính xác của đoạn sách trước nó,
các nhà giải kinh bảo thủ kết hợp khúc sách nầy với tuyệt đỉnh của lịch sử, kết thúc khi
Đấng Christ tái lâm. Dĩ nhiên là làm như vậy thì phù hợp với bầu không khí toàn diện
của những lời tiên tri mà đặc điểm là sẽ đạt tới tuyệt đỉnh vào cuối kỷ nguyên xen vào,
và ngày chiến thắng khải hoàn của Nước Trời mà Con Người sẽ thực hiện khi Ngài tái
lâm. Do đó, khúc sách nầy phải được xem là đồng thời với tuyệt đỉnh của chương 2, khi
pho tượng bị phá hủy, và với việc cái sừng nhỏ trong Đa-ni-ên 7 bị tiêu diệt, là giai đoạn
được mô tả trong Khải huyền 6-19. Do đó, nhà vua được mô tả trong mấy câu 36-39 của
Đa-ni-ên 11 và các biến cố của mấy câu tiếp theo đó vốn chẳng có liên hệ gì với thế kỷ
thứ 2 TC cả, và hoàn toàn hãy còn ở trong tương lai, và chưa ứng nghiệm.
Tuy nhiên, giữa vòng các học giả bảo thủ, có hai cách nhận diện nhà vua của câu
36 đã được đưa ra. Cách nhận diện phổ biến vốn do J.N.Darby đề nghị, rằng nhà vua của
11:36 chẳng ai khác hơn là Antichrist, là một người Do-thái không được tái sanh, sống
tại xứ Palestine trong kỳ sau rốt, nhưng liên minh với nhà vua La-mã cai trị thế giới lúc
ấy. Tuy không nhấn mạnh bổi cảnh chủng tộc của nhà vua ấy, Darby đồng nhất hóa ông

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 341


ta với người tội ác của IITe 2Tx 2:3-10 và với nhà tiên tri giả của Khải Huyền 13:11-18.
A.C.Gaebelein cũng đưa ra cùng một cách giải nghĩa như thế, với điểm nhấn mạnh đặc
biệt hơn trên đặc tính Do-thái của nhà vua ấy là Đấng Mê-si giả được dân Do-thái thừa
nhận. Hậu thuẫn chính cho quan điểm nầy được tìm thấy trong câu “người sẽ không đoái
xem các thần của tổ phụ mình” của câu 37 (bản Anh văn dịch là Thần, số ít, viết hoa)
được đồng nhất hóa với Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Hơn nữa, người ta khẳng
định rằng dân Do-thái sẽ chẳng bao giờ chịu thừa nhận một Đấng Mê-si dầu là giả mạo,
trừ phi khi kẻ ấy có bối cảnh Do-thái. Là một kẻ bội đạo, hắn ta sẽ xem thường Đức
Chúa Trời của tổ phụ mình là Đấng Mê-si được kỳ vọng, mà thay vào đó, lại tôn nhà
độc tài thế giới người La-mã, là thần.
Tuy nhiên, cách nhận diện đúng hơn, cách nhận diện thứ hai, là kết hợp vua ấy
với nhà vua La-mã cai trị thế giới, chính là nhân vật của cái sừng nhỏ trong Đa-ni-ên 7,
và là con thú dưới biển lên của Khải Huyền 13:1-10. Sau khi khảo xét cẩn thận, chứng
cứ hậu thuẫn cho cách nhận diện của Darby đã được nhận thấy là chưa đầy đủ, và quan
điểm sau được nhiều tác giả thích hơn.
Theo câu 36, thì nhà vua ấy là một nhà cầm quyền độc tài “sẽ làm theo ý muốn
mình”. Nếu bấy giờ là cơn đại nạn như Đa-ni-ên 12:1 nhấn mạnh, là lúc nhà vua La-mã
nầy làm vua cả thế giới, thì thật là khó thấy được một nhà vua nào khác lại có uy quyền
tuyệt đối hơn thế, nhất là tại một khu vực rất gần với trung tâm thế lực La-mã như xứ
Palestine. Trong giai đoạn nấy, sẽ chỉ có thể có một nhà vua duy nhất tuyệt đối làm theo
ý mình, mà nhà vua ấy phải là nhà vua thế giới, theo 7:23 “sẽ nuốt cả đất, giày đạp và
nghiền nát ra”. Tuy nhiều vua khác sẽ liên minh với vua ấy, như mười cái sừng của Khải
Huyền 17:12 và tiên tri giả của 13:11-18 sẽ chẳng hề có vua nào trong số các vua đó, lại
có thể được mô tả là có quyền tuyệt đối.
Một chứng cứ hiển nhiên khác được tìm thấy trong sự kiện chẳng những vua ấy
chiếm trọn quyền hành về chính trị, mà còn giành luôn vai trò của Đức Chúa Trời nữa.
Theo câu 36, “vua ấy...sẽ kiêu ngạo và lên mình cao hơn hết các thần”. Trong việc tự
xưng thần mà vua ấy đòi hỏi mọi người phải thừa nhận bằng không sẽ bị xử tử (Khải
Huyền 13:15), rõ ràng là vua ấy tự giành cho mình được quyền tối cao, vượt trên mọi

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 342


người khác. Mô tả một vua tại Palestine trong giai đoạn đó với những lời lẽ đầy tự cao
như vậy, thì quả là không thích hợp với tình hình toàn diện. Theo câu 36, vua ấy cũng
sẽ lộng ngôn, phạm đến Đức Chúa Trời chân thật và được thạnh vượng một thời gian
cho đến ngày tàn của mình.
Các nhà giải kinh tự do trích dẫn câu nầy như chứng cứ để đồng nhất hóa khúc
sách nầy với Antiochus Epiphanes, vì rõ ràng là Antiochus đã tự xưng là có các phẩm
cách chỉ thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi, như điều đã biểu hiện rõ ràng trên
các đồng tiền lưu hành trong phạm vi lãnh thổ vua ấy, và danh hiệu Epiphanes, theo đó
thì vua ấy tự cho là mình có các quyền phép của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như
Montgomery vạch rõ: “nhưng Epiphanes coi rất trọng thần tánh của mình. Vua ấy là kẻ
đầu tiên tự khẳng định là “theos” trên các đồng tiền, và thêm vào là “tự biểu hiện” (trong
thực tế là nhập thể) cho thấy vua ấy tự đồng nhất hóa mình với Đức Chúa Trời (Thần
viết hoa) chứ không phải chỉ là thần (viết thường) như các tổ phụ mình. Sự ám ảnh ngày
càng gia tăng rằng mình là Thần bộc lộ trên các đồng tiền phát hành tiếp theo đó của vua
ấy. Tuy nhiên, cách đồng nhất hóa khúc sách nầy với Antiochus bị sụp đổ vì những gì
gói ghém trong lời tiên tri nầy của mấy câu tiếp theo đó. Nếu quả thật lúc ấy là kỳ sau
rốt, ngay trước khi Đấng Christ tái lâm, thì phần mô tả về nhà vua ấy chỉ có thể trùng
hợp với một người duy nhất, đó là người La-mã “sẽ được may mắn cho đến khi cơn
thạnh nộ Chúa được trọn vẹn” nghĩa là cho đến khi việc làm lộng ngôn phạm thượng
của hắn được ứng nghiệm.

11.14 TÔN GIÁO CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI (Đa-ni-ên 11:37-39)

“37Người sẽ không đoái xem các thần của tổ phụ mình, cùng kẻ mà đàn bà vẫn
mến. Người sẽ chẳng coi thần nào ra gì; bởi vì người tôn mình lên cao hơn hết cả.
38Nhưng người sẽ ở chỗ mình tôn kính thần của các đồn lũy; người sẽ lấy vàng, bạc, đá
quí, và những vật tốt đẹp mà tôn kính thần tổ phụ mình không biết. 39Người sẽ cậy thần
lạ giúp cho mà lấy các đồn lũy vững bền, và người sẽ ban thêm sự vinh hiển cho kẻ nào
nhận mình. Người cho họ cai trị nhiều người, và chịu tiền bạc mà chia đất”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 343


Một trong những luận cứ quan trọng nhất hậu thuẫn cho câu kết luận rằng nhà
vua nầy là người Do-thái được tìm thấy trong phần đầu của câu 37 “người sẽ chẳng đoái
xem Thần của tổ phụ mình” (theo bản Anh văn). Như Gaebelein vạch rõ: “Nhà vua,
Antichrist, sẽ chẳng tôn trọng Đức Chúa Trời của tổ phụ mình. Ở đây thì rõ ràng nó là
hậu duệ của người Do-thái. Câu 'Thần của tổ phụ mình' đặc biệt có tính cách Do-thái, và
ngoài ra, mạo xưng là nhà vua Mê-si thì phải là một người Do-thái”. Tuy nhiên,
Gaebelein và nhiều người khác nữa chủ trương quan điểm nầy lại quên mất một sự kiện
có tính cách dứt khoát nhất, ấy là từ ngữ chỉ Thần (Đức Chúa Trời) ở đây là Elohim, một
từ ngữ chỉ Đức Chúa Trời nói chung, áp dụng cả cho Đức Chúa Trời chân thật lẫn các
thần giả. Nếu từ ngữ ấy là chữ thông thường ám chỉ Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên,
Đức Giê-hô-va của tổ phụ mình, thì việc đồng nhất hóa nầy sẽ không còn lầm lẫn vào
đâu được. Trong Kinh điển, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên rất thường được mô tả
là Đức Giê-hô-va, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ họ ( Xuất Ê-díp-tô Ký 3:15, 16
4:5; Phục Truyền Luật Lệ Ký 1:11, 21 4:1; 6:3; 12:1; 26:7; 29:25; Giô-suê 18:3; Các
Quan Xét 2:12; II. Các Vua 21:22; I. Sử Ký 29:20; II. Sử Ký 7:22; 11:16; 13:18; 15:12:
19:4; 20:6; 21:10; 24:24; 28:9; 29:5; 30:7, 19 34:33; 36:15; Ê-xơ-ra 7:27; 8:28). Tuy Đa-
ni-ên dùng từ ngữ “Đức Chúa Trời (Elohim) của tổ phụ tôi” trong Đa-ni-ên 2:23, vì cách
dùng phổ biến đó ở tất cả những chỗ khác trong Kinh điển, việc Đa-ni-ên lại không dùng
từ ngữ Giê-hô-va trong một khúc sách mà danh hiệu đặc thù chỉ Đức Chúa Trời của dân
Y-sơ-ra-ên là cần thiết, trở thành rất có ý nghĩa. Đúng ra thì từ ngữ ấy phải dịch là “các
thần của tổ phụ mình” (như trường hợp bản Việt dịch) nghĩa là bất luận một vị thần nào,
như phần nhiều các bản nhuận chánh đều dịch như vậy.
Phù hợp với đặc tính lộng ngôn phạm thượng của nhà vua nầy, vẫn tự đề cao
mình trên tất cả các thần, vua ấy cũng xem thường tất cả các thần mà tổ phụ mình từng
thờ phượng. Phù hợp với từ ngữ chỉ thần nói chung là Elohim, câu “các thần của tổ phụ
mình” trở thành lời đề cập tổng quát bất luận các thần ngoại đạo nào, hoặc là Đức Chúa
Trời chân thật.
Phù hợp với việc vua ấy xem thường các thần kể trên, vua ấy cũng chẳng tôn
trọng điều được gọi là “kẻ mà đàn bà vẫn mến”. Từ ngữ nầy từng được cho là ám chỉ

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 344


một nữ thần đặc thù, như Ewald đồng nhất hóa nó với Tammuz-Adonis mà Montgomery
bảo là “được mọi người chấp nhận” kể từ thời Bevan.
Trong phần thảo luận của mình, Bevan vạch rõ: “Cứ theo mạch văn mà xét, thì
“kẻ đà bà vẫn mến” là một đối tượng nào đó của phụ nữ. Phần đông các nhà giải kinh
hiện đại nối gót Ephraim Syrus, giải thích rằng vị nữ thần đó là Nanaia, mà đến thờ đã
bị vua Ely-mais nỗ lực cướp bóc ngay trước khi chết. Nhưng quan điểm nầy gặp hai
phản bác. Một là, việc tấn công vào đền thờ của Nanaia vốn chưa được nghe thấy trong
xứ Giu-đê trước năm 164 TC. Thứ hai, không có lý do cho thấy tại sao Nanaia lại được
gọi là “kẻ mà đàn bà vẫn mến”. Cả khi việc thờ lạy vị nữ thần ấy là thờ lạy khoái lạc -
hay bị cho là như vậy - điều đó rất khó làm nẩy sinh ra cách gọi như vậy. Do đó điều
càng có lý hơn, ấy là cách giải nghĩa của Ewald rằng kẻ mà đàn bà vẫn mến là Tammuz
(Adonis) là vị thần được mọi người thờ lạy tại Sy-ri từ một thời không còn ai nhớ được
là bao giờ, nhất là trong giới phụ nữ (Ê-xê-chi-ên 8:14)”. Nhiều người khác như Young
nối gót Keil cho rằng việc yêu mến hay ham muốn phụ nữ bình thường là điều tự nhiên
đối với đàn ông, và ý nghĩa ở đây là nhà vua nầy là phi nhân, vì không coi trọng phụ nữ.
Tuy Đa-ni-ên không nói rõ ràng, cách giải nghĩa hợp lý khúc sách nầy là trong ánh sáng
của bối cảnh Do-thái của sách Đa-ni-ên, thì câu “kẻ mà đàn bà vẫn mến” là ước muốn
tự nhiên của các phụ nữ Do-thái là được làm mẹ của Đấng Mê-si theo lời hứa, dòng dõi
người nữ được hứa trong Sáng Thế Ký 3:15. Như thế, thành ngữ nầy trở thành biểu
tượng của hi vọng về Đấng Mê-si nói chung. Như Gaebelein giải thích: “Câu càng lý
thú, đáng chú ý hơn nữa là 'vua ấy cũng chẳng đoái xem (coi thường, khinh dể) điều mà
đàn bà vẫn mến'. Người được nhắm vào ở đây là Chúa Giê-xu. Từ ngữ “mến” có cùng
một hình thức cấu trúc theo Hi-bá-lai văn (hemdat) như trong A-ghê 2:7 và I. Sa-mu-ên
9:20, vạch rõ danh từ theo sau chữ “mến” là chủ thể chứ không phải là đối tượng, do đó,
có nghĩa là “được phụ nữ yêu mến” chứ không phải là yêu mến, ham muốn phụ nữ. Phụ
nữ Do-thái ngoan đạo thời tiền Mê-si có một ước vọng lớn là muốn được làm mẹ, và
làm mẹ của Đấng vốn là dòng dõi của người nữ theo lời hứa. Các phụ nữ Do-thái ngoan
đạo muốn được làm người mẹ hạ sanh Đấng ấy. Thế thì nhà vua ở đây vừa thù ghét Đức
Chúa Trời, vừa thù ghét luôn Con phước hạnh của Ngài là Đức Chúa Giê-xu Christ”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 345


Tuy đã không có cách giải nghĩa nào trong số kể trên được mọi người chấp nhận
không thắc mắc, và vì Đa-ni-ên không nói rõ, nhưng điều hết sức rõ ràng là nhà vua ấy
sẽ chống lại niềm hi vọng về Đấng Mê-si, và theo quan điểm của Đa-ni-ên, thì đây chính
là điểm quan trọng. Nói khác đi là nhà vua ấy sẽ khinh dể các thần của quá khứ cũng
như Con Đức Chúa Trời của lời hứa, là Đấng từ trời đến.
Tuy đặc điểm hiển nhiên của nhà vua nầy là lộng ngôn phạm thượng, lời tiên tri
tiếp tục bảo rằng: “Người sẽ chẳng coi thần nào ra gì, bởi vì người tôn mình lên cao hơn
hết cả”. Sự lộng ngôn phạm thượng của vua nầy gồm hai phương diện: chối bỏ Đức
Chúa Trời chân thật, đồng thời với tất cả các thần giả dối khác, và tự khẳng định mình
là thần. Tuy Antiochus Epiphanes cũng muốn được mọi người thừa nhận là mình có một
số đặc tính của Đức Chúa Trời, cả đến các học giả tự do muốn cho rằng lịch sử đã làm
ứng nghiệm lời tiên tri trong khúc sách nầy nơi vua ấy, vẫn rất bối rối về câu nói nhằm
quét sạch tất cả ở đây. Đã không có bằng cớ nào ngoài Kinh đển lại chứng minh là
Antiochus dám đi xa đến thế, cho nên cách giải nghĩa tương lai càng có ý nghĩa nhiều
hơn.
Tuy tự xưng là thần, các đặc điểm thần học của vua ấy được giải thích trong câu
38. Thay vì Đức Chúa Trời chiếm ngự tư tưởng người khác, nhà vua nầy được nhấn
mạnh là “tôn kính thần của bạo lực” hay như đã được dịch đúng hơn là “thần của các
đồn lũy”. Vị thần nầy được vạch rõ là khác hẳn các thần mà tổ phụ vua trừng phạt, và
phần mặc khải tiếp tục “người sẽ lấy vàng, bạc, đá quí, và những vật tốt đẹp mà tôn
kính” vị thần ấy. Ở đây, một lần nữa, giới học giả tự do gặp rắc rối. Vì ý nghĩa được mở
rộng ở đây vượt quá tất cả những gì đã được nghiệm đúng nơi Antiochus Epiphanes. Về
các đặc điểm của thần tánh cũng như niềm tin của vua ấy vào quân lực thì chẳng có gì
là bất thường, vì nhiều vua trước vua ấy vẫn chia xẻ, nên chắc chắn là giữa họ đã chẳng
có gì khác nhau lắm; vậy thì vị “thần của các đồn lũy” nầy khác với các thần trước đó ở
chỗ nào?
Những người nhận diện nhà vua nầy là một người Do-thái bội đạo vào thời kỳ
cuối cùng (the end of the age) như Gaebelein, đều bối rối như nhau về vị “thần của các
đồn lũy” nầy, nên phải đồng nhất hóa vua ấy với nhà vua La-mã sẽ cai trị cả thế giới.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 346


Như Gaebelein vạch rõ: “Vị thần mà vua nầy tôn kính sẽ chẳng ai khác hơn là con thú
thứ nhất là cái sừng nhỏ”. Tuy nhiên, nếu điểm nầy có dụng ý nhằm giúp mọi người
nhận diện, thì đây là một sự đồng nhất hóa khác hẳn mọi cách đồng nhất hóa khác về
nhà vua La-mã trong Kinh Thánh. Việc thờ lạy một người cho đó là Đức Chúa Trời, thì
có rất nhiều trong lịch sử, nên chẳng có gì là khác biệt cả.
Tuy tất cả các nhà giải kinh đều nhất thiết phải tự dùng óc phán đoán của mình
để quyết định việc đồng nhất hóa phần mô tả ở đây, điều sẽ hoàn toàn khác hẳn của tôn
giáo của thời kỳ cuối cùng sẽ là (1) việc hoàn toàn tiêu diệt tất cả các tôn giáo trước đó,
như được biểu tượng trong Khải Huyền 17:16 và (2) sự thờ lạy nhà vua của thế giới mà
không gắn liền với một thần quyền nào khác ngoài ra quyền phép của Sa-tan. Với nhà
vua của thế giới nầy là kẻ đã tự xưng là Đức Chúa Trời thì chấp nhận một cái gì đó là
tối cao rõ ràng cho thấy “vị thần của các đồn lũy” không phải là một người, nhưng là thứ
quyền phép để gây chiến tranh, được biểu tượng bằng từ ngữ “đổi lấy”. Xét kỹ tất cả các
khúc sách khác liên hệ đến kỳ sau rốt, thì điều hiển nhiên nổi bật hẳn lên, là niềm tin cậy
duy nhất của nhà vua cai trị thế giới cuối cùng là vào sức mạnh quân sự, được nhân cách
hóa là “thần chiến tranh” hay “thần của các đồn lũy”. Nói khác đi, vua ấy là một nhà duy
vật hoàn toàn, tương phản với tất cả các tôn giáo về trước và mọi người trước đó từng
tự xưng mình là thần. Đây là sự lộng ngôn, phạm thượng tối hậu, là việc đề cao quyền
lực và chiến công của con người. Vua ấy là tuyệt tác của Sa-tan, là một con người mà
Sa-tan đưa ra để thay thế cho Đức Chúa Giê-xu Christ, do đó, đã được nhận diện rất
đúng là chính Antichrist.
Các hành động của vua ấy tương hợp với duy vật chủ nghĩa triệt để của mình, sẽ
có đặc điểm là gây chiến tranh, và đề cao những ai đề cao mình. Những kẻ cộng tác đó
sẽ được ban cho quyền cai trị dưới quyền vua ấy như được mô tả trong câu “người cho
họ cai trị nhiều người” và “chịu tiền bạc mà chia đất”, nghĩa là ấn định lại các vùng lãnh
thổ phù hợp với tham vọng chinh phạt của mình. Theo phạm vi của sử ký thì Antiochus
chưa từng chia đất cho những kẻ nịnh hót mình, cũng chẳng có đoạn sách nào chép lại
việc vua ấy ăn hối lộ (IMacabê 2:18, 3:30 và tt). Đây là một thiếu sót quan trọng trong
lịch sử của Antiochus, nếu quả thật lời tiên tri ở đây nhằm vào vua ấy.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 347


Nhập chung cả khúc sách Đa-ni-ên 11:36-39 lại, rõ ràng là phần mặc khải nầy
cung cấp một bản phân tích sắc bén về sự hòa lẫn vào nhau của chủ nghĩa duy vật, chủ
nghĩa quân phiệt và tôn giáo, tất cả mọi thứ đó đều sẽ thể hiện nơi nhà vua cuối cùng sẽ
cai trị thế giới. Tình hình vào một phần ba cuối cùng của thế kỷ 20 nầy quả là đáng kinh
ngạc nếu được đem đặt dưới ánh sáng của lời mặc khải về giai đoạn kết thúc lịch sử nhân
loại. Thế giới đang tích cực hoạt động để xúc tiến việc thành lập một Giáo hội Thế giới
và một tôn giáo thế giới, sẽ có tuyệt đỉnh đầu tiên là biểu tượng của dâm phụ trong Khải
huyền 17, hình thức sớm nhất của tôn giáo thế giới, và sau đó sẽ được thay thế bằng việc
thờ lạy nhà vua thế giới, là hình thức cuối cùng của tôn giao thế giới.
Sự dấy lên của cộng sản chủ nghĩa trong thế giới hiện đại của chúng ta, tuy trước
hết vốn là một phong trào chính trị, hiện đang là việc bành trướng trong thực tế của chủ
nghĩa duy vật triết lý, chẳng biết gì đến thần thánh, đến Đức Chúa Trời siêu nhiên, và về
phương diện tôn giáo, thì tương tự với duy vật chủ nghĩa của nhà vua cuối cùng sẽ cai
trị thế giới nầy. Khi hai lực lượng song sinh của cộng sản chủ nghĩa và tôn giáo thế giới
đã kết hiệp được với nhau nơi nhà vua nầy, thì một lực lượng rõ rệt thứ ba của thế giới
hiện đại cũng sẽ đạt được tuyệt đỉnh của nó, tức là cái khuynh hướng hiện nay về một
chính phủ thế giới, mà Liên Hiệp Quốc là cái bóng báo trước. Dưới ánh sáng của khuynh
hướng hiện đại, phần này của sách Đa-ni-ên trở thành một bài giải nghĩa lời tiên tri, soi
sáng cho kết cuộc cuối cùng của các lực lượng đang hiện diện trên thế giới đó, sẽ thống
nhất mọi triết lý chính trị, tôn giáo và duy vật của thời đại chúng ta vào một mối, là con
người vốn được Sa-tan bổ nhiệm làm vua các vua và chúa các chúa. Tột đỉnh của sự phát
triển nầy sẽ đạt được vào giữa tuần lễ thứ bảy mươi cuối cùng của Đa-ni-ên là ba năm
rưỡi của cơn đại nạn, đến ngay trước ngày tái lâm của Đức Chúa Giê-xu Christ. Tuy
nhiên, cái chính phủ thế giới đó sẽ bị cuộc phán xét kinh thiên động địa của Đức Chúa
Trời đánh đổ, như đã được tả vẽ trong Khải huyền chương 6-18, và những khó khăn gắn
liền với việc cai trị toàn thể địa cầu nầy sẽ đạt đến kết quả của nó trong cuộc chiến tranh
thế giới cuối cùng mà đoạn kết thúc được cung cấp một phần trong Đan chương 11.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 348


11.15 Trận Thế Chiến Cuối Cùng Bùng Nổ (Đa-ni-ên 11:40-43)

“40Đến kỳ sau rốt, vua phương nam sẽ tranh chiến cùng người. Vua phương bắc
đem xe binh, lính kỵ và nhiều tàu, xông đến vua đó như cơn gió lốc. Người sẽ lấn vào
các nước, tràn tới và đi qua. 41Người sẽ vào đến đất vinh hiển, và nhiều nước sẽ bị đổ.
Song những người Ê-đôm, người Mô-áp và những kẻ làm đầu trong dân Am-môn sẽ
thoát khỏi tay người. 42Người sẽ giang tay ra trên các nước, và đất Ê-díp-tô sẽ không
thoát khỏi. 43Người sẽ chiếm lấy các của báu, vàng và bạc, cùng hết thảy đồ quí báu của
Ê-díp-tô. Dân Li-by và dân Ê-thi-ô-bi sẽ theo sau người”.
“Kỳ sau rốt” đã được đưa vào ở câu 35 lại được đề cập trong phần mở đầu câu 40
để vạch rõ rằng cuộc chiến đấu bằng quân sự ở đây là đặc điểm của kỳ sau rốt (the end
of the age). Bản tính tổng quát và vị trí của trận chiến cũng được chỉ rõ. Nhà vua đã được
đề cập trong mấy câu 11:36-39 bây giờ bị “vua phương nam” và “vua phương bắc” tấn
công. Ngay từ đầu chương nầy, vua phương nam luôn luôn là Ai-cập và ám chỉ các trận
chiến tranh của thế kỷ thứ ba và thứ hai TC, vốn đã ứg nghiệm rồi. Ở đây, vua phương
nam rõ ràng là một lãnh tụ chính trị và một lực lượng quân sự từ phía Nam xứ Thánh
đến, nhưng rất có thể sẽ gồm nhiều nước hơn là chỉ một mình Ai-cập mà thôi, nên có thể
gọi là đạo quân Phi châu. Trong các sách của Ma-ca-bê hay Livy, Polybius và Appian
đều không hề thấy chép về những chiến dịch như vậy. Sử ký đã không hề mô tả một trận
chiến tranh như thế.
Vua phương bắc vốn được nhận diện là Sy-ri trong những lời tiên tri đã ứng
nghiệm vào thế kỷ thứ 3 và thứ 2 TC cũng rõ ràng là gồm vùng lãnh thổ rộng lớn hơn là
khu vực mà người Sy-ri chiếm lấy thời bấy giờ, và rất có thể là gồm mọi lực lượng chính
trị và quân sự của các nước nằm về phía Bắc xứ Thánh, do đó, từ ngữ nầy có thể gồm
luôn nước Nha cũng như nhiều nước liên hệ.
Vấn đề hết sức tự nhiên là mối liên hệ giữa trận đánh nầy với trận đánh được mô
tả trong Êx 38,39 khi có một lực lượng quân sự quan trọng từ phương Bắc kéo xuống
tấn công xứ Y-sơ-ra-ên. Văn mạch trong Ê-xê-chi-ên mô tả thời bấy giờ là một thời kỳ
hòa bình cho dân Y-sơ-ra-ên (Ê-xê-chi-ên 38:8, 11, 14) có thể nên đồng nhất hóa tốt

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 349


nhất với nửa phần đầu của tuần lễ thứ bảy mươi, lúc dân Y-sơ-ra-ên ký hòa ước với nhà
vua La-mã và được bảo vệ để khỏi bị tấn công. Giai đoạn hòa bình nầy bị tan vỡ vào
giữa tuần lễ thứ bảy mươi, khi nhà vua La-mã trở thành vua của cả thế giới và cơn đại
nạn bắt đầu, dân Y-sơ-ra-ên bị bách hại.
Thứ tự thời gian của Đa-ni-ên 11:36-39 ám chỉ giai đoạn nhà vua ấy đang cai trị
cả thế giới, do đó, là sau Ê-xê-chi-ên 38:1-39:29. Cho nên có thể kết luận rằng trận đánh
mô tả ở đây bắt đầu với câu 40, sẽ xảy ra sau, rất có thể là nhiều năm sau trận đánh được
mô tả trong sách Ê-xê-chi-ên. Nếu câu “vua phương Bắc” ám chỉ có sự tham gia của lực
lượng người Nga, thì điều đó cho thấy rằng trong giai đoạn nằm giữa hai trận đánh, nước
Nga đã có thể tập họp một đạo quân, và một lần nữa lại tham gia bằng quân sự trong
cuộc chiến tranh vĩ đại nầy. Dầu sao thì trận đánh nầy cũng khác hẳn trận đánh trong Ê-
xê-chi-ên, vì theo lời tiên báo của Ê-xê-chi-ên, kẻ xâm lăng chỉ đến từ phương Bắc mà
thôi, trong khi ở đây, xứ Thánh lại bị xâm lăng từ cả hai phía Bắc và Nam, rồi sau đó, là
từ phía Đông nữa.
Trong ánh sáng của mạch văn trước, khi nhà vua ấy được mô tả là một nhà vua
độc tài, trùng hợp với nhiều câu Kinh Thánh khác vẽ ra một chính quyền thế giới thời
bấy giờ (Đa-ni-ên 7:23; Khải Huyền 13:7), cuộc chiến tranh có bản tính là một cuộc khởi
nghĩa chống lại quyền lãnh đạo của vua ấy và có nghĩa là việc cắt đứt với chính quyền
thế giới đã cầm quyền trước đó. Bản tính làm phát sinh trận đánh, như vậy là hết sức rõ
ràng.
Vấn đề chính cho việc chú giải là câu ám chỉ trong câu 40 “người sẽ lấn vào các
nước, tràn tới và đi qua”. Câu hỏi được đặt ra là “người” ám chỉ vua phương Nam, vua
phương Bắc, hay nhà vua trước đó đang bảo vệ đế quốc của mình. Theo mạch văn tiếp
theo đó, thì tốt nhất là nên hiểu “người” ám chỉ nhà vua của Đa-ni-ên 11:36, kẻ đang cai
trị cả thế giới.
Việc nhận diện chủ thể của hành động trong câu 41 và tiếp theo là nhà vua của
11:36 dường như thích hợp hơn hết với bầu không khí toàn diện của khúc nầy, đang
trình bày về nhà vua cuối cùng sẽ cai trị cả thế giới. Nhiều người đã gợi nhiều ý khác,
sẽ làm thay đổi ý nghĩa của khúc sách nầy rất nhiều. Trong số các quan điểm, có vài

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 350


quan điểm cũng đáng chú ý. Lời giải nghĩa tự do cho rằng khúc sách nầy đề cập các trận
đánh lịch sử của Antiochus Epiphanes với Ai-cập, nhưng bất kỳ một sự đối chiếu nào
giữa những lời báo trước ở đây với các biến cố đã thật sự xảy ra vào cuối thời trị vì của
Antiochus cũng đều chạm phải nhiều khó khăn nghiêm trọng, và cả đến những người
theo quan điểm tự do cũng phải tố cáo rằng ông tiên tri Đa-ni-ên giả danh đã phạm vào
lỗi lầm chép sử không chính xác. Thật ra thì ở đây, đã không có gì trùng hợp với lịch sử
cả.
Nếu cách giải nghĩa tương lai được thừa nhận thì ta có thể chọn một số lập trường.
Nếu nhà vua của 11:36 là một nhân vật tầm thường, không phải là nhà vua của cả thế
giới, thì nó mở đường cho việc xem cuộc chiến tranh nầy chỉ là một tranh chấp ngẫu
nhiên, như H.D.Ironside đã giải thích như vậy. Trong trường hợp nầy thì cả khúc sách
nầy không hề đề cập nhà vua cai trị cả thế giới. Một quan điểm khác nữa đồng nhất hóa
vua phương Bắc với Antichrist và là nhà vua tương lai của thế giới. Đây là lập trường
của Edward Young, nhấn mạnh rằng: “Hai đối thủ ở đây là Antichrist và vua phương
Nam, bắt đầu cuộc chiến bằng cách “húc sừng” (8:4) vào kẻ thù mình”.
Tuy nhiên, cách giải nghĩa tốt nhất, là vai chính, nhà vua của 11:36 phải được
đồng nhất hóa với nhà vua cuối cùng của cả thế giới. Leupold ủng hộ quan điểm nầy và
xem cả đoạn nầy chỉ về cuộc bại trận của các đạo quân xâm lược, và chiến thắng của
vua ấy cho đến cuối cùng. Leupold viết: “Các nguồn tài nguyên khác nhau phải được
tận dụng để chống lại Antichrist vạch rõ quyền thế của nó lớn lao như thế nào vào giai
đoạn cuối cùng nầy: nào là xe binh (chiến xa), lính kỵ và nhiều tàu ... Nhưng Antichrist
sẽ không chậm trễ mà sẽ phản công. Bản thân nó sẽ “lấn vào các nước” nghĩa là các
nước đã tấn công nó, và sẽ 'tràn tới và đi qua”. Do đó, sự mặc khải chính ở đây, là nhà
vua của 11:36, tuy phải tham dự một cuộc chiến tranh gay go, vẫn tiếp tục nắm vững
tình hình cho đến khi bị kết thúc lúc Đức Chúa Giê-xu Christ tái lâm.
Cuộc phản công của vua ấy chống lại những kẻ đã tấn công mình sẽ đưa đến kết
quả là vua ấy sẽ tràn vào nước họ, chiếm đóng “đất vinh hiển” ám chỉ xứ Thánh và nhiều
nước khác, kể cả Ai-cập. Tuy nhiên, dường như vua ấy vẫn không hoàn toàn vãn hồi
được tình hình, như sách chép rằng “người Ê-đôm, người Mô-áp và những kẻ cầm đầu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 351


trong dân Am-môn sẽ thoát khỏi tay người” (11:41). Chiến thắng của vua ấy khiến vua
ấy thu góp vào kho mình nhiều vàng bạc và chiếm được nhiều báu vật của Ai-cập. Tuy
nhiên, từ đó trở đi, uy quyền của vua ấy chỉ được hậu thuẫn trong phạm vi lúc chiến dịch
quân sự của vua ấy chiếm được các nước khác. Đế quốc gồm toàn thể thế giới của vua
ấy dường như xuất phát từ một lịnh truyền được ban ra lúc ấy và không bị ai phản đối
cả, sẽ không tồn tài được lâu.

11.16 Các Trận Đánh Cuối Cùng (Đa-ni-ên 11:44, 45)

“44Song những tin tức từ phương đông và phương bắc sẽ đến làm cho người bối
rối; người sẽ giận lắm mà đi ra để tàn phá và hủy diệt nhiều người. 45Người sẽ đặt các
trại của cung mình ở khoảng giữa biển cùng núi vinh hiển và thánh. Song người sẽ đến
sự cuối cùng mình, và chẳng có ai đến giúp đỡ người cả”.
Thêm vào những khó khăn mà nhà vua nầy phải đương đầu do cuộc xâm lăng từ
cả phương Bắc lẫn phương Nam, giờ đây lại có tin báo một đạo quân đông đảo từ phương
Đông kéo đến, tiếp theo lại là một cuộc xâm lăng khác từ phía Bắc. Rõ ràng là chiến trận
phải kéo dài trong một thời gian nào đó, và phải có nhiều hơn là một trận đánh. Tin tức
từ phương Đông báo về có thể ám chỉ cuộc xâm lăng khổng lồ được mô tả trong Khải
Huyền 9:13-21 16:12. Theo Khải Huyền 9:16, đây là một đạo quân gồm hai trăm triệu
người, vượt sông Ơ-phơ-rát để tràn xuống xứ Thánh. Tuy một đạo quân như vậy có quân
số làm chúng ta phải choáng váng, khiến nhiều nhà giải kinh cho rằng đó chỉ là một con
số biểu tượng chứ không phải theo nghĩa đen, nhưng căn cứ vào sự bùng nổ dân số ngày
nay tại Á châu, một đạo quân hai trăm triệu người không phải là chuyện không thể có.
Chỉ một mình nước Trung Hoa đỏ mà thôi, đã rêu rao là họ hiện có một quân đội hai
trăm triệu người. Cả khi con số nầy chỉ có nghĩa biểu tượng, nó cũng hình dung ra một
đạo quân chắc chắn là vô cùng đông đảo.
Đồng thời, có tin báo là một cuộc xâm lăng khác cũng đến từ phương Bắc. Để
chống lại cả hai cuộc xâm lăng nầy, nhà vua sẽ phóng ra những cuộc phản công mà hậu
quả sẽ là có vô số người phải vong mạng, và vẫn"đặt được các trại của cung mình ở

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 352


khoảng giữa biển cùng núi vinh hiển và thánh” mà chúng ta nên hiểu tốt nhất là ám chỉ
thành phố Giê-ru-sa-lem, nằm giữa Địa Trung Hải và Tử Hải. Thật ra thì chiến trận sẽ
tiếp tục không dứt cho đến ngày Đấng Christ tái lâm, như đã được trình bày trong Xa-
cha-ri 14:1-4. Đa-ni-ên không mô tả chi tiết tuyệt đỉnh của trận chiến tranh nầy.
Theo Đa-ni-ên, thì tuy đánh thắng nhiều trận về phương diện quân sự, nhà vua
cuối cùng cai trị cả thế giới nầy “sẽ đến sự cuối cùng mình và chẳng ai đến giúp đỡ người
cả”. Giới giải kinh tự do kết hợp việc nầy với Antiochus, đã không khiến được các sử
kiện khớp với khúc sách nầy, vì Antiochus đã bị chết trận khi đánh nhau tại Mê-đi, và
đã chẳng có biến cố có ý nghĩa nào xảy ra sau khi vua ấy thăng hà. Nếu quả thật đây là
kỳ sau rốt, và vua nầy là nhà vua cuối cùng cai trị cả thế giới của thời ky các dân ngoại,
thì cách nhận diện tốt nhất là chuyển số phận của vua ấy đến ngày tái lâm của Đấng
Christ và việc diệt trừ con thú và các đạo quân được mô tả trong Khải Huyền 19:17-21.
Theo khúc sách đó, thì nhà vua và tiên tri giả liên minh với vua ấy đều bị ném vào hồ
lửa khi hãy còn sống. Các đạo quân tập họp nhau lại để đánh nhau, nhưng lại nhất trí với
nhau là để chống lại Đấng Christ khi Ngài tái lâm, đều bị tiêu diệt. Mọi việc ở đây đều
nhằm ám chỉ thời kỳ Chúa tái lâm được làm sáng tỏ trong chương sách tiếp theo đây,
khi kỳ sau rốt được đề cập dứt khoát bằng cách đưa vào đó cơn đại nạn, và sự sống lại
của những người đã chết, được mô tả trong 20:4-6.
Nhập chung tất cả lại, thì Đa-ni-ên 11:36-45 là phần mô tả những ngày kết thúc
của thời kỳ các dân ngoại, đặc biệt là cơn đại nạn với nhà vua cai trị cả thế giới của thời
kỳ ấy, tôn giáo thế giới, và nền triết học duy vật. Mặc dầu được Sa-tan ủng hộ, cái chính
quyền thế giới đó bị phân tán thành nhiều phần để tranah giành nhau, và một trận thế
giới đại chiến sẽ bùng nổ mà tuyệt đỉnh sẽ là sự tái lâm của Đấng Christ. Việc nầy kết
thúc thời kỳ các dân ngoại và các nhà cầm quyền gian ác, dẫn thế giới đến chỗ bị tiêu
diệt đều bị diệt trừ. Nhiều chi tiết khác sẽ được thêm vào trong chương tiếp theo đây.

CHƯƠNG 12: KỲ SAU RỐT

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 353


Phần chất liệu mô tả khải tượng thứ tư của Đa-ni-ên bắt đầu ở chương 10, đạt đến
tuyệt đỉnh trong cơn đại nạn và sự sống lại của nhiều người tiếp theo đây, mô tả ở mấy
câu đầu của chương 12. Đây cũng là cao điểm của sách Đa-ni-ên và là mục tiêu của
những lời tiên tri trong sách ấy, liên hệ cả đến các dân ngoại lẫn người Y-sơ-ra-ên, Nó
có thể được ví sánh với Khải Huyền 19:1-21, là đỉnh cao của quyển sách cuối cùng trong
Kinh Thánh.
Tất cả các nhà giải kinh đều đồng ý rằng cách chia chương tại điểm nầy là không
thích hợp lắm, vì phần thuật sự của chương 11 đã mở rộng hết sức tự nhiên sang ba câu
đầu của chương 12. Như Porteous diễn tả:
“Bốn câu đầu của chương 12 bổ túc cho đoạn sách dài bắt đầu ở chương 10.
Chúng đưa ra một cái nhìn bao quát gọn gàng và bằng lời lẽ hạn chế điều mà tác giả chờ
đợi về những gì sẽ xảy ra vào kỳ sau rốt theo như điều Đức Chúa Trời đã ấn định. Đây
sẽ là tuyệt đỉnh, trong đó dân Y-sơ-ra-ên sẽ là tâm điểm như được vạch rõ bằng sự kiện
Mi-ca-ên, vị thiên sứ hộ mệnh cho dân Y-sơ-ra-ên, sẽ phải đóng vai trò quyết định để
hoàn thành ý định của Đức Chúa Trời. Cơn đại nạn sẽ đạt đến tuyệt đỉnh, nhưng dân Y-
sơ-ra-ên sẽ thoát được, tức là toàn thể những người Y-sơ-ra-ên đã có tên ghi trong quyển
sách sự sống (Thi Thiên 69:29; Xuất Ê-díp-tô Ký 32:32 các đoạn cuối Phi Pl 4:3; Khải
Huyền 3:5). Đức Chúa Trời vốn đã biết rõ những người thuộc về Ngài”.
Thêm vào cho phần mặc khải trước đây, là các tiết lộ quan trọng (1) rằng kỳ sau
rốt liên hệ đặc biệt với “con cái dân ngươi” tức là dân Y-sơ-ra-ên; (2) rằng đến lúc đó,
dân Y-sơ-ra-ên sẽ được giải cứu đặc biệt do số người Y-sơ-ra-ên biết thờ phượng Đức
Chúa Trời thực hiện; (3) rằng giáo lý về sự sống lại là tuyệt đỉnh của kỳ sau rốt, sẽ là
niềm hi vọng đặc biệt cho những người đã chịu tuận đạo.
Cả khúc sách từ Đa-ni-ên 11:36-12:3 là một phần mặc khải các yếu tố chính của
kỳ sau rốt, có thể tóm tắt như sau: (1) một nhà vua cai trị cả thế giới; (2) một tôn giáo
thế giới; (3) một trận chiến tranh thế giới; (4) một cơn đại nạn cho dân Y-sơ-ra-ên; (5)
dân sự của Đức Chúa Trời được giải cứu vào giai đoạn cuối cùng của cơn đại nạn; (6)
sự sống lại và sự phán xét; (7) phần thưởng cho người công chính. Được thêm vào từ
nhiều chỗ khác trong Kinh điển, là các sự kiện phụ trội rằng kỳ sau rốt nầy sẽ bắt đầu

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 354


với việc “nhà vua hầu đến” sẽ vi phạm giao ước (Đa-ni-ên 9:26,27) rằng “kỳ sau rốt” sẽ
kéo dài ba năm rưỡi (Đa-ni-ên 7:25; 12:7; Khải Huyền 3:5) rằng kỳ sau rốt chính là kỳ
hoạn nạn của Gia-cốp và cơn đại nạn (Giê-rê-mi 30:7; Ma-thi-ơ 24:21). Nhiều chi tiết
phụ trội khác được Khải đoạn 6-19 cung cấp.
Sự kiện đoạn đầu chương 12 rõ ràng có tính cách thế mạt luận tương lai, khiến
phần đông các nhà giải kinh tự do muốn tìm thấy Antiochus Epiphanes trong Đa-ni-ên
11:36-45 phải bối rối. Chương 12 lẽ tự nhiên phải liên hệ với đoạn đầu, rõ ràng là không
hề ám chỉ Antiochus Epiphanes, mà đề cập sự kết thúc của các thời đại, và sự sống lại
và ban thưởng cho các thánh đồ. Chưa có chỗ nào khác, nỗ lực biến sách Đa-ni-ên thành
sử ký hoàn toàn, lại bị thất bại thảm hại hơn ở đây, như phần chú giải chi tiết các câu
sau đây sẽ chứng minh.

12.1 Cơn Đại Nạn (Đa-ni-ên 12:1)

“1Trong kỳ đó, Mi-ca-ên, quan trưởng lớn, là đấng đứng thay mặt con cái dân
ngươi sẽ chổi dậy. Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng
chẳng có như vậy bao giờ. Bấy giờ, trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong
quyển sách kia thì sẽ được cứu”.
Câu mở đầu chương 12, trong kỳ đó, vạch rõ rằng khúc sách nầy nói về cùng một
thời gian với mạch văn trước, nghĩa là “kỳ sau rốt” (11:40). Hành động trong câu 1 ở
đây không phải là tiếp sau các biến cố trước đây, nhưng là trùng hợp với chúng về thứ
tự thời gian. Chương 11 đề cập trước hết các khía cạnh chính trị và tôn giáo của kỳ sau
rốt. Bây giờ, chương 12 nối liền mọi điều đó với dân Y-sơ-ra-ên. Ở đây, chữ nghĩa vạch
rõ rằng đây là kỳ hoạn nạn cho dân Y-sơ-ra-ên “đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó
cũng chẳng có như vậy bao giờ”. Hiểu câu “con cái dân ngươi theo một nghĩa nào khác
hơn là dân Y-sơ-ra-ên, là chẳng hiểu gì cả đến ý nghĩa trước sau như một của từ ngữ dân
ngươi qua suốt cách Đa-ni-ên. Dân sự ở đây là một “dân tộc” tức là dân Y-sơ-ra-ên.
Thời kỳ tai nạn chưa hề có trước đây mà câu nầy đề cập, là một đại đề mục của
cả Cựu và Tân Ước. Ngay từ rất sớm trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:30, đã có lời báo

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 355


trước rằng “trong những ngày cuối cùng” dân Y-sơ-ra-ên sẽ “bị gian nan”. Giê-rê-mi ám
chỉ thời kỳ đó là “kỳ hoạn nạn của Gia-cốp” trong lời ca thương “Khốn thay, ngày đó
thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy! Ấy là kỳ tai hại của Gia-cốp,
nhưng nó sẽ được cứu khỏi sự ấy” (Giê-rê-mi 30:7).
Đấng Christ mô tả là cơn đại nạn sẽ bắt đầu với “sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong
nơi thánh, mà đấng tiên tri Đa-ni-ên đã nói” (Ma-thi-ơ 24:15), một câu đề cập việc vi
phạm giao ước và làm ô uế đền thờ trong Đa-ni-ên 9:27. Đấng Christ cảnh cáo các con
cái Y-sơ-ra-ên rằng lúc ấy họ phải trốn lên núi, chớ mất thì giờ để đi lấy y phục hay
lương thực. Ngài đã mô tả rất gợi hình giai đoạn đó bằng những lời lẽ như “Vì lúc ấy sẽ
có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy,
mà sau nầy, cũng không hề có nữa. Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có
một người nào được cứu; song vì cớ các người được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm
bớt” (Ma-thi-ơ 24:21, 22).
Phần mô tả kỳ sau rốt nầy xác nhận phần mặc khải rằng kỳ sau rốt sẽ là một giai
đoạn hoạn nạn đến nỗi thế gian chưa từng biết, tai nạn đến nỗi hậu quả của nó sẽ tuyệt
diệt loài người, nếu không bị phần kết thúc chận đứng, là sự tái lâm của Đức Chúa Giê-
xu Christ. Điều nầy được sáng tỏ hơn khi chúng ta nghiên cứu kỹ sách Khải huyền 6-19,
nơi mà những cảnh tàn phá dữ dội sẽ giáng trên thế gian khi các ấn được tháo ra, các
kèn (loa) được thổi lên, và các bát thạnh nộ của sự phán xét Đức Chúa Trời sẽ đổ xuống,
tiêu diệt dân chúng trên thế gian nầy. Tất cả các đoạn Kinh Thánh kể trên đều đồng ý
rằng cơn đại nạn của kỳ sau rốt là điều chưa từng có trước đó. Cả đến các nhà giải kinh
tự do cũng nhận thấy là khó hòa hợp được Đa-ni-ên 12:1 với cuộc bách hại của Antiochus
Epiphanes hồi thế kỷ thứ 2 TC. Như Keil đã nhận xét:
“...nội dung câu 1 không nhất trí với giai đoạn bách hại dưới thời Antiochus. Điều
được nói liên hệ đến tầm quan trọng của cuộc bách hại là quá mạnh so với giai đoạn đó...
Tuy việc Antiochus áp bức dân Y-sơ-ra-ên có thể là trầm trọng nhất, nhưng ta vẫn chưa
có thể nói mà khỏi phóng đại rằng đó là tai họa chưa hề có từ ngày mới tạo thiên lập địa
cho đến ngày nay. Quả thật là Antiochus có tìm cách nhổ tận gốc, chặt hết cành Do-thái
giáo, nhưng Pha-ra-ôn cũng từng muốn làm như vậy khi ra lịnh giết hết trẻ con người

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 356


Hi-bá-lai ngay khi mới chào đời, và như Antiochus muốn thiết lập việc thờ phượng thần
Zeus của người Hi-lạp, thì Giê-sa-bên cũng từng thờ lạy thần Hercules của dân Phê-ni-
xi thay cho việc thờ phượng Đức Giê-hô-va là quốc giáo của dân Y-sơ-ra-ên”.
Nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh nói bóng về giai đoạn nầy cho thấy chắc chắn
đây là lúc dân Y-sơ-ra-ên bị thử thách cao nhất. Xa-cha-ri 13:8 nói về giai đoạn nầy
rằng: “Đức Giê-hô-va phán rằng: Xảy ra trong khắp đất, hai phần của nó sẽ bị diệt và
mất, song một phần ba sẽ được còn lại”. Xa-cha-ri tiếp tục vẽ ra quá trình thanh lọc, cho
đến chừng dân Y-sơ-ra-ên thừa nhận Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời mình. Mấy câu
tiếp ngay sau đó mô tả cuộc chiến đấu cuối cùng vì Giê-ru-sa-lem, và sự tái lâm của
Đấng Christ để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên. Thời kỳ hoạn nạn nầy song hành với trận chiến
tranh được mô tả trong Đa-ni-ên 11:40-45.
Trong cơn hoạn nạn của họ, dân Y-sơ-ra-ên được sự trợ giúp đặc biệt của thiên
sứ trưởng Mi-ca-ên (Giuđe 9). Với tư cách người cầm đầu các thiên sứ thánh, Mi-ca-ên
được giao nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ các con cái Y-sơ-ra-ên. Tuy Calvin vốn thích giải
nghĩa rằng Mi-ca-ên là hiện thân của Đấng Christ, đã không có 1lý do để chúng ta lẫn
lộn Mi-ca-ên với Đấng Christ. Từ rất sớm trong chính sách Đa-ni-ên, mấy câu 10:13-21
đã chép việc Mi-ca-ên tham dự trận chiến tranh với các thiên sứ đã ngăn trở vị sứ giả,
không cho vị ấy đến ngay với Đa-ni-ên. Chắc chắn Mi-ca-ên là một “quan trưởng” giữa
vòng các thiên sứ mà hoạt động đặc biệt được hướng về dân Y-sơ-ra-ên trong giai đoạn
họ gặp hoạn nạn lớn.
Do chủ đích của Đức Chúa Trời và chức vụ của Mi-ca-ên, Đa-ni-ên được mặc
khải là “Bấy giờ, trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong quyển sách kia tì sẽ
được cứu”. Câu nầy rõ ràng đề cập phần kết thúc của cơn đại nạn, bấy giờ, một số con
cái Y-sơ-ra-ên đã được Đức Chúa Trời bảo vệ cách lạ lùng và được chừa lại, đều sẽ được
giải cứu khỏi những kẻ bách hại họ (Đa-ni-ên 7:18, 27). Chữ “dân ngươi” được lặp lại
hai lần trong cùng một câu, dường như giới hạn điều đó cho một mình dân Y-sơ-ra-ên,
chứ không phải là cho toàn thể các thánh đồ như Young và Leupold đã giải nghĩa như
vậy, sau Calvin. Điều nầy phù hợp với bầu không khí toàn diện của sách Đa-ni-ên, vẫn
đề cập dân Y-sơ-ra-ên là dân sự của Đa-ni-ên. Sự giải cứu không được mở rộng cho toàn

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 357


dân Y-sơ-ra-ên, theo đó thì số người Y-sơ-ra-ên vô tín và bội đạo đều bị loại ra; và ngay
cả ở đây, câu nầy cũng chỉ đề cập số người đang thật sự còn sống lúc Đấng Christ trở
lại, trong khi nhiều người khác đã chịu tuận đạo. Tuy nhiên, lời tiên tri đoan chắc rằng
mặc dầu Sa-tan nỗ lực tuyệt diệt dân Y-sơ-ra-ên, một số người tin kính còn sót lại sẽ sẵn
sàng đón mừng Đấng Mê-si khi Ngài tái lâm (Xa-cha-ri 12:10; 13:8, 9). Dân Y-sơ-ra-ên
từng chịu đựng suốt các thời kỳ dân ngoại kể từ thời Nê-bu-cát-nết-sa, sẽ được giải cứu
“trong kỳ đó” một từ ngữ đã được lặp lại hai lần trong câu nầy.
Câu đề cập “kẻ nào được ghi trong quyển sách kia” gợi ý về những người được
cứu vốn có tên đã được ghi vào quyển sách sự sống (Xuất Ê-díp-tô Ký 32:32, 33 Thi
Thiên 69:28; Khải Huyền 13:8; 17:8; 20:15; 21:17). Khi Đấng Christ tái lâm, không phải
tất cả các cá nhân người Y-sơ-ra-ên đều được chuẩn bị sẵn sàng về mặt thuộc linh để
tiếp rước Ngài, như Ê-xê-chi-ên 20:33-38 vạch rõ (khúc sách nầy mô tả việc thanh lọc
số người Y-sơ-ra-ên phản loạn khi Chúa tái lâm). Tuy người Y-sơ-ra-ên với tư cách một
quốc gia (dân tộc) sẽ được giải thoát khỏi những kẻ bách hại họ (RoRm 11:26), các cá
nhân người Y-sơ-ra-ên phải đối mặt với sự phán xét khắt khe của Đấng Christ về việc
họ có chuẩn bị về phương diện thuộc linh để vào Nước Trời hay không. Đối với người
Do-thái cũng như người ngoại bang, vấn đề sẽ là họ có được sự sống đời đời hay không.

12.2 Sự Sống Lại (Đa-ni-ên 12:2)

“2Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì
để chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời”.
Về tuyệt đỉnh của thời kỳ đại nạn được mô tả trong mạch văn trước đây, câu 2
tiết lộ sẽ có sự sống lại từ kẻ chết. Cả các nhà giải kinh tự do lẫn bảo thủ đều xem khúc
sách nầy là sự thúc đẩy chính yếu của lời hứa về phước hạnh tối hậu cho người công
chính đã chịu khổ trong giai đoạn đại nạn trước. Như Montgomery diễn tả: “Sự cuối
cùng của một bạo chúa vô đạo, phải có mặt tích cực của nó là phước hạnh của người
ngay lành”.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 358


Tuy nhiên, Bevan là người chịu khổ công kết hợp khúc sách nầy với Antiochus,
lại nhấn mạnh:
“Câu 2 đưa vào sự sống lại của kẻ chết. Ở đây, chúng ta không thể bàn cãi vấn đề
niềm tin nầy đã có với tầm hạn nào giữa vòng người Do-thái thời tiền Ma-ca-bê nhưng
dầu sao thì đây cũng là khúc sách sớm nhất nêu lên niềm tin nầy một cách rõ ràng, không
chút mơ hồ. Tuy nhiên, ở đây, sự sống lại không phải là phổ quát; nó bao gồm “nhiều
người” chứ không phải là “tất cả” kẻ chết. Sách không chép rõ là chỉ có người Y-sơ-ra-
ên là được sống lại mà thôi, nhưng theo mạch văn, thì rất có thể là như vậy... Số người
thức dậy được chia thành hai loại phù hợp với sự phân loại trong chương Đa-ni-ên
11:32”.
Montgomery trích dẫn Bevan và đồng ý với ông ta. Tuy Montgomery nói đúng
rằng giáo lý về sự sống lại là niềm hi vọng của các thánh đồ chịu thử thách, ông ta và
Bevan đã sai lầm khi bảo rằng đây là khúc sách sớm nhất mặc khải rõ ràng niềm tin nầy.
Rõ ràng là Áp-ra-ham từng tin quyết vào sự sống lại từ kẻ chết khi dâng Y-sác làm sinh
tế (Sáng Thế Ký 22:5; Hê-bơ-rơ 11:19). Gióp có lẽ đã sống trước cả Môi-se, đã nhấn
mạnh đức tin của mình trong khúc sách lừng danh: “Còn tôi, tôi biết rằng Đấng Cứu
chuộc tôi vẫn sống. Đến lúc cuối cùng, Ngài sẽ đứng trên đất. Sau khi da tôi, tức xác thịt
nầy đã bị tan nát, bấy giờ, ngoài xác thịt, tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời” (Gióp 19:25,
26). Ê-sai đã sống trước Đa-ni-ên chừng một thế kỷ, báo trước rằng những kẻ chết sẽ lại
sống, và các xác chết của họ sẽ chổi dậy (Ê-sai 26:19). Ô-sê, một người đồng thời với
Ê-sai, tiên báo: “Ta sẽ cứu chúng nó khỏi quyền lực của âm phủ, và chuộc mạng chúng
nó khỏi sự chết” (Ô-sê 13:14). Ngay đến sự sống lại của Đấng Christ cũng từng được
báo trước trong câu: “Xác tôi cũng sẽ nghỉ yên ổn, vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong
âm phủ, cũng không để cho người thánh Chúa thấy sự hư nát” (Thi Thiên 16:9, 10). Ở
đây, Đa-ni-ên đã không tiết lộ điều gì mới, mà chỉ nói lên điều luôn luôn vốn là hi vọng
của các thánh đồ. Dĩ nhiên, niềm hi vọng ấy đã được Tân Ước mở rộng thêm bằng chân
lý phụ trội về việc các thánh đồ hãy còn sống sẽ cùng được cất lên không trung với Chúa
Giê-xu khi Ngài tái lâm.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 359


Tuy cả các nhà giải kinh tự do lẫn bảo thủ nói chung đều đồng ý rằng khúc sách
nầy đề cập sự sống lại, vì cớ lời lẽ của lời tiên tri nầy, đã có nhiều vấn đề được đặt ra
liên hệ đến (1) đặc tính của biến cố ấy, (2) thì giờ khi biến cố ấy xảy ra, (3) số người
được bao gồm trong biến cố ấy. Cách giải nghĩa khúc sách nầy do đó phải chịu ảnh
hưởng của lập trường về thế mạt luận tổng quát của người giải kinh, thường thường thì
những người theo chủ trương tiền thiên hi niên giải nghĩa khúc sách nầy có phần khác
hơn số người theo chủ trương phi thiên hi niên.
Có điều lạ là một số người theo chủ trương tiền thiên hi niên, tuy trong việc giải
kinh vẫn theo lập trường bảo thủ, nhưng lại đặt vấn đề chẳng hay khúc sách nầy có thật
sự giảng dạy về sự sống lại hay không. Chẳng hạn như G.C.Gaebelein đã nói khá yếu ớt
rằng: “Câu 2 của chương sách nầy không hề dạy về sự sống lại của thân thể... Chúng tôi
xin nhắc lại, khúc sách nầy chẳng có liên quan gì với sự sống lại của thân thể cả. Tuy
nhiên, sự sống lại của thân thể đã được dùng như một hình ảnh chỉ về sự phục hưng của
quốc gia (dân tộc) Y-sơ-ra-ên vào ngày đó”. William cũng theo cùng một lập trường như
thế khi ông nói: “Câu nầy luôn luôn được ứng dụng cho sự sống lại của thân thể, và quả
thật là Đức Thánh Linh đã tìm được hình ảnh về sự sống lại đó để dùng ở đây hầu chỉ
bóng về sự phục hưng của Y-sơ-ra-ên. Nhưng chúng ta có thể chứng minh rằng nó không
ám chỉ chút nào về sự sống lại của thân thể, hoặc là của chúng ta, hoặc là của (người) Y-
sơ-ra-ên”. Ngay đến H.A.Ironside cũng thiên về cách dạy dỗ nầy khi nói rằng: “Tôi tin
rằng câu 2 không nói về một sự sống lại thật sự của thân thể, nhưng là một sự sống lại
tinh thần và có tính cách quốc gia dân tộc... Cùng một thứ ngôn ngữ đã được sử dụng cả
trong Ê-sai 26:12-19 và Ê-xê-chi-ên 37:1-27...”
Động cơ thúc đẩy ẩn đàng sau lối giải nghĩa nầy, là quí vị ấy vốn sốt sắng chẳng
những để hậu thuẫn nói chung cho lối giải kinh theo chủ trương tiền thiên hi niên và sự
phục hồi địa vị cho quốc gia (dân tộc) Y-sơ-ra-ên khi Đấng Christ tái lâm, mà nhất là
nhằm hòa hợp khúc sách nầy với lời dạy dỗ của quí vị rằng các thánh đồ Cựu Ước được
sống lại lúc hội thánh được cất lên không trung trước cơn đại nạn, do đó, sẽ không sống
lại tại đây, là một thời gian về sau. Phần đông các nhà theo chủ trương tiền thiên hi niên

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 360


hiện đại - vốn cũng theo chủ trương tiền đại nạn - tin rằng chủ trương nầy là không cần
thiết và thật sự đã giải sai khúc sách nầy.
Chẳng hạn như Robert Culver, khi giải thích Gaebelein, vạch rõ: “Chuyện rất
không thể chấp nhận được về vấn đề nầy, là Gaebelein lại áp dụng nguyên tắc giải nghĩa
bằng “thuộc linh hoá” và “biểu tượng hoá” mà những người chống đối chúng ta vẫn áp
dụng - và lại là giữa một khúc sách mà tất cả đều được cho là theo nghĩa đen (theo
Gaebelein và tất cả những người theo chủ trương tiền thiên-hi-niên) chứ không phải theo
nghĩa bóng. Ông ta đã làm cho khúc sách nầy chính điều mà những người theo chủ
trương hậu thiên hi niên và Phi thiên hi niên đã làm đối với sự sống lại thứ nhất trong
Khải huyền 20”.
Điều có ý nghĩa là các nhà giải kinh thuộc linh hóa sự sống lại của Đa-ni-ên 12:2
giải thích phần đầu của câu ấy là ứng dụng cho sự phục hưng của dân Y-sơ-ra-ên, nhưng
lại bỏ qua phần cuối của câu đó, đề cập số người thức dậy để chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc
đời đời. Chắc chắn là kẻ ác sẽ sống lại từ kẻ chết theo nghĩa đen để chịu phán xét lần
cuối cùng (Khải Huyền 20:12, 13) và cùng một động từ ấy cũng có nghĩa là sống lại đối
với người công chính nữa. Tuy cả hai trường hợp, nghĩa của chữ thức dậy đều phải là
sống lại (phục sinh, resurection). Chẳng cần gì ép khúc sách nầy để nó không có nghĩa
đó theo lẽ tự nhiên, nhằm hậu thuẫn cho chủ trương tiền thiên hi niên mà trong khúc
sách nầy cũng chẳng có gì mâu thuẫn với chủ trương tiền đại nạn cả, nếu nó được hiểu
cách bình thường. Cách hiểu đúng khúc sách nầy cũng chẳng có gì mâu thuẫn với việc
phục hồi địa vị cho dân Y-sơ-ra-ên với tư cách một quốc gia (dân tộc) khi Đấng Christ
tái lâm. Điều nầy còn được dạy dỗ trong nhiều khúc sách tiên tri khác nữa.
Điều đã được trình bày ở đây là những người đã chết sẽ được khiến sống lại để
nhập vào số người còn sống trong giai đoạn phục hưng đó. Những người Y-sơ-ra-ên còn
tồn tại sau cơn đại nạn, và những người vốn là đối tượng được Đức Chúa Trời giải cứu
như được nói tiên tri trong RoRm 11:26 và các thánh đồ thời Cựu Ước được khiến sống
lại từ kẻ chết sẽ cùng tập họp lại với nhau. Việc nầy sẽ xảy ra sau cơn đại nạn, khi Đấng
Christ tái lâm. Thật ra, đã không có khúc sách nào trong Kinh điển dạy rằng các thánh
đồ Cựu Ước sẽ được khiến sống lại khi Hội Thánh được cất lên không trung, nghĩa là

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 361


trước cơn đại nạn cuối cùng. Do đó, tốt nhất là nên cho rằng họ được khiến sống lại cùng
một lúc với việc phục hồi địa vị cho quốc gia (dân tộc) đang còn sống, mà kết quả là số
người Y-sơ-ra-ên được khiến sống lại, với số người vẫn còn sống trong thân thể tự nhiên,
được giải cứu khi Đấng Christ tái lâm, sẽ bắt tay nhau và cùng nhau xây dựng xứ Y-sơ-
ra-ên trong thiên hi niên (nước một ngàn năm) tiếp sau ngày Chúa tái lâm. Cũng vậy,
cách giải khúc sách nầy, bảo rằng nó tiết lộ một sự sống lại thật sự lúc Đấng Christ tái
lâm, là đáng được chấp nhận hơn. Đồng thời, những ngừời đã qua đời trong cơn đại nạn
ngay trước đó, cũng sẽ được khiến sống lại, như Khải Huyền 20:4-6 đã dạy.
Nếu đây quả thật là một sự sống lại, thì biến cố ấy sẽ xảy ra lúc nào? Đến đây thì
cách giải nghĩa khác nhau xuất phát từ các quan điểm khác nhau do các lối giải nghĩa
phi thiên hi niên và hậu thiên hi niên. Những người theo chủ trương phi thiên hi niên
như Leupold và Edward Young với ít nhiều uy tín, xem đây là sự sống lại chung, đến
trước cõi đời đời sẽ tiếp sau đó. Nhưng một số học giả không theo chủ trương tiền thiên
hi niên lại thừa nhận rằng đây không phải là sự sống lại chung (cho tất cả mọi người đã
chết). J.M.Fuller xem đây “không phải là sự sống lại cuối cùng và chung (cho tất cả mọi
người), nhưng chỉ là một phần những người mới qua đời trước đó, và dành riêng cho
dân tộc của Đa-ni-ên”. Young thì chủ trương rằng ý nghĩa tối hậu của nó là sự sống lại
chung (cho tất cả mọi người) nhưng ngụ ý bảo rằng ”...ở điểm nầy thì Kinh Thánh không
nói là sự phục sinh chung...”
Tuy nhiên, các nhà theo chủ trương tiền thiên hi niên thì tin rằng niềm hi vọng về
nước một ngàn năm trên đất nầy (thiên hi niên) sau khi Đấng Christ tái lâm được dạy rất
rõ ràng trong nhiều khúc sách của cả Cựu lẫn Tân Ước, và sự sống lại của những kẻ gian
ác thì bị xếp vào lúc kết thúc thiên hi niên. Làm cách nào để hòa hợp được quan điểm
tiền thiên hi niên với câu nầy?
Có vài điểm trợ giúp đã được đưa ra để hiểu Đa-ni-ên 12:2 bằng cách kêu gọi đến
những cách dịch chính xác hơn. Thật ra thì dường như Hi-bá-lai văn phân biệt rất rõ ràng
hai hạng người được khiến sống lại. Tragelles, theo các nhà giải kinh Do-thái giáo
nguyên thủy, dịch câu 2 là: “Nhiều người trong số những kẻ đã ngủ trong bụi đất sẽ thức
dậy, số người đó sẽ vào sự sống đời đời, nhưng số người ngủ còn lại, những kẻ không

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 362


thức dậy lúc ấy, sẽ chịu xấu hổ nhơ nhuốc đời đời”. Robert Culver bênh vực cho cách
dịch nầy, và được các sách chú giải của Seiss và Nathaniel West ủng hộ.
Rõ ràng là về vấn đề sống lại của những người công chính khi Đấng Christ tái
lâm theo như những người chủ trương tiền thiên hi niên và phi thiên hi niên đều đồng ý
với nhau, thì không còn ai thắc mắc gì cả. Khi nước một ngàn năm bắt đầu thì toàn thể
số người công chính đã qua đời đều sẽ được khiến sống lại. Người theo chủ trương tiền
đại nạn tin rằng Hội Thánh, là các thánh đồ của kỷ nguyên hiện tại, được khiến sống lại
trước cơn đại nạn, và nếu các thánh đồ Cựu Ước không được khiến sống lại trước cơn
đại nạn, các vị ấy sẽ được khiến sống lại sau cơn đại nạn, trước nước một ngàn năm. Do
đó, không hề có tranh cãi gì đối với lời phát biểu rằng những người công chính sẽ được
khiến sống lại lúc ấy.
Tuy nhiên, vấn đề nẩy sinh khi khúc sách nầy bảo rằng sự sống lại sẽ mở rộng
cho “kẻ thì để chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời” nữa. Đến đây thì những người theo
chủ trương tiền thiên hi niên viện dẫn sự phân biệt rõ ràng của Khải huyền 20, vạch rõ
sau khi mặc khải việc sống lại của những người công chính: “Còn những kẻ chết khác
chẳng được sống cho đến khi đủ một ngàn năm” (c 5). Sự sống lại của những kẻ gian ác,
là sự sống lại thứ hai, được mặc khải trong Khải Huyền 20:12, 13. Nếu sự sống lại của
20:5 và 20:12, 13 đều quả thật là những sự sống lại làm ứng nghiệm lời tiên tri về sự
sống lại của Đan 12, thì rõ ràng là phải có nhiều hơn là một sự sống lại. Khẳng định quả
quyết của những người theo chủ trương phi thiên hi niên như Leupold rằng “Kinh điển
không hề dạy về hai lần sống lại” là một phê phán rõ ràng là bất chấp những chỗ phân
biệt trong Kinh Thánh.
Trước hết, Đức Chúa Giê-xu Christ đã từ kẻ chết sống lại, như ngay đến số người
theo chủ trương phi thiên hi niên cũng đồng ý. Về thời gian, sự sống lại của Ngài cũng
phân biệt không chối cãi vào đâu được với sự sống lại sau cùng. Vào lúc Đấng Christ
phục sinh, một biểu hiệu về sự sống lại của các thánh đồ cũng xảy ra, như được vạch rõ
trong Ma-thi-ơ 27:52, 53 “mồ mả mở ra, và nhiều thây của các thánh qua đời được sống
lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, di vào thành thánh, và hiện ra cho nhiều người thấy”.
Việc nầy dường như cũng là một lần sống lại thật sự. Nếu lập trường tiền đại nạn là

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 363


đúng, thì Hội Thánh cũng sống lại trước cơn đại nạn. Dầu sao, thì cách giải nghĩa bình
thường và tự nhiên của Khải Huyền 20:1-15 cho thấy sự sống lại của người công chính
xảy ra khi bắt đầu nước một ngàn năm, còn sự sống lại của những kẻ gian ác thì xảy ra
khi kết thúc một ngàn năm (Khải Huyền 20:12-14). Chỉ khi nào người ta thuộc linh hóa
khúc sách nầy, khiến sự sống lại thứ nhất thành ra sự tái sanh của người tín hữu mới tin
Chúa - một điều khá lố bịch theo văn mạch của 20:4 đề cập người tử vì đạo - thì mới có
thể thật sự phân rẽ sự sống lại của người công chính và phủ nhận sự sống lại của kẻ gian
ác.
Cũng vậy, những người theo chủ trương tiền thiên hi niên xem phần mặc khải
cho Đa-ni-ên là một sự kiện được nhấn mạnh, rằng sau cơn đại nạn và sự tái lâm của
Đấng Christ, nhiều người, cả công chính lẫn gian ác đều được khiến sống lại. Lời tiên
tri Cựu Ước gồm chung các biến cố phân biệt nhau bằng một giai đoạn thời gian dài nếu
chúng xảy ra có liên hệ cận tiếp với nhau, vốn không phải là chuyện bất thường. Việc
bỏ qua cả kỷ nguyên hiện tại của chúng ta - giai đoạn giữa ngày giáng lâm và tái lâm
của Đức Chúa Giê-xu Christ - trong những khúc sách như Ê-sai 61:1, 2 vốn rất quen
thuộc với các nhà chú giải Cựu Ước. Ở đây là một thí dụ minh họa khác. Theo cách giải
nghĩa ở đây, thì những người công chính sẽ được khiến sống lại để được ban thưởng vì
có đức tin và lòng trung thành của họ, nhưng những kẻ gian ác đã chết thì bị cảnh cáo
về sự phán xét sau cùng của chúng. Phần trình bày một sô đông đảo những người thức
dậy thành hai hạng bằng suy luận, quả quyết rằng sẽ có hai sự sống lại với hai số phận
khác nhau. Tuy khúc sách nầy không giảng dạy chủ trương tiền thiên hi niên một cách
rõ rệt, nó không hề bất thích hợp với cách giải nhĩa theo chủ trương tiền thiên hi niên.
Trong việc tìm hiểu khúc sách nầy, một khó khăn khác lại nẩy sinh do cách dùng từ ngữ
“nhiều người”. Ở đây, các nhà giải kinh chia rẽ nhau, là chẳng hay đúng ra thì chữ ấy có
nghĩa là “nhiều người nhưng không phải tất cả” hay có nghĩa là tất cả mọi người đều sẽ
được khiến sống lại.
Leupold lý luận dài dòng rằng chắc chắn là ở đây, “nhiều người” có nghĩa là “tất
cả”. Ông nhấn mạnh: “Cũng có nhiều trường hợp khác, trong đó “nhiều” và “tất cả” đã
được dùng thay đổi cho nhau, một chữ nhấn mạnh sự kiện con số là “nhiều”, chữ kia

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 364


nhấn mạnh sự kiện “tất cả mọi người” đều được bao gồm trong đó”. Leupold còn tiếp
tục trích dẫn Ma-thi-ơ 20:28; 26:28;; RoRm 5:15, 16 là những trường hợp liên hệ.
Tuy nhiên, sự kiện là nếu trong một vài trường hợp tất cả có thể cùng có nghĩa là
nhiều, điều cũng vẫn đúng là trong một vài trường hợp, thì “nhiều” không phải là tất cả.
Ở đây, nhà giải kinh muốn cho chính xác, thì tốt hơn hết là cứ để cho bản văn tự nói về
nó, mà văn bản thì không hề bảo là “tất cả”. Tuy theo những người chủ trương phi thiên
hi niên giải nghĩa “nhiều” là “tất cả” là rất tự nhiên, có đều lý thú là Edward Young,
cũng là một người theo chủ trương phi thiên hi niên, lại không theo lập trường ấy. Ông
nói:
“Chúng ta mong cho văn bản nói là “tất cả”. Để vượt thoát chỗ khó khăn, một số
các nhà giải kinh đã hiểu chữ “nhiều” theo nghĩa là “tất cả”. Tuy nhiên, như vậy là ép
uổng và không tự nhiên. Giải pháp đúng dường như là phải tìm trong sự kiện Kinh điển
ở đây không nói về một sự sống lại chung (của tất cả mọi người) mà đúng hơn là chỉ đưa
ra cái tư tưởng rằng sự cứu rỗi xảy ra lần đó không chỉ giới hạn cho số người hãy còn
sống mà thôi, nhưng còn mở rộng cho những người đã mất đi đời sống nữa... Dĩ nhiên
là từ ngữ nầy không loại trừ sự sống lại chung (cho tất cả mọi người) mà đúng hơn là có
hàm ngụ ý đó. Tuy nhiên, điều đó nhấn mạnh, là sự sống lại của số người đã chết trong
giai đoạn có hoạn nạn lớn”.
Như đã trích dẫn trước đây, cả đến Bevan cũng vạch rõ: “Tuy nhiên, ở đây, sự
sống lại không hề là phổ quát; nó bao gồm nhiều người đã qua đời, chứ không phải là
“tất cả”. Câu nầy không vạch rõ là chỉ có người Y-sơ-ra-ên là được khiến sống lại mà
thôi, nhưng căn cứ vào mạch văn, thì dường như rất có thể là như vậy”.
Theo quan điểm giải nghĩa lời tiên tri tiền đại nạn, chủ trương một sự sống lại của
Hội Thánh trước cơn đại nạn, do đó là trước sự sống lại ở đây, thì khúc sách nầy rất có
thể được hiểu hoàn toàn theo nghĩa đen. Sự kiện là, nếu số người theo chủ trương tiền
đại nạn mà đúng, thì sẽ có một sự sống lại mở rộng cho người công chính lúc Đấng
Christ trở lại để trị vì. Tuy không cần phải nói rằng việc nầy xác nhận chủ trương tiền
đại nạn, nó vốn hoàn toàn hòa hợp với cách giải nghĩa đó. Đồng thời, Young cũng có

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 365


thể có lý khi bảo rằng niềm hi vọng về sự sống lại cũng được mở rộng cho số người chịu
tử đạo trong cơn đại nạn, đã được đề cập đặc biệt trong Khải Huyền 20:4.

12.3 Phần Thưởng Của Người Công Chính (Đa-ni-ên 12:3)

“3Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ
dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi”.
Sau khi số người công chính sống lại, việc trung tín làm chứng nhân của họ sẽ được ban
thưởng. Điều có ý nghĩa là sách đã không chép gì về việc trừng phạt kẻ gian ác cả. Sự
sống lại của họ sẽ không xảy ra trước một ngàn năm sau đó, theo Khải Huyền 20:1-15
và cuộc phán xét cuối cùng trước toà án lớn màu trắng, sẽ gồm luôn việc phán xét những
kẻ gian ác đã chống lại Đấng Christ khi Ngài tái lâm, và sẽ bị hủy diệt theo 19:17-21.
Điểm chính yếu của Khải huyền 20 là các thánh đồ, dầu đang còn sống hay đã qua đời
đều có trông mong được phần thưởng đầy vinh dự, lúc cơn đại nạn kết thúc, và Đấng
Christ tái lâm.
Căn cứ vào câu 2, chúng ta được biết là họ sẽ được sự sống đời đời. Như Young
vạch rõ: “Đây là lần đầu tiên từ ngữ nầy xuất hiện trong Cựu Ước”. Thêm vào việc nhận
được sự sống đời đời, những người sống lại để được sống đời đời đó còn được nhận
phần thưởng đầy vinh quang nữa. Họ được mô tả là “khôn sáng” ở chỗ có thể nhìn xuyên
suốt qua sự vô tín và gian ác của thế hệ họ để đặt lòng tin quyết vào các giá trị vô hình
của đức tin họ. Họ cũng đã ăn ở cư xử thật khôn ngoan sáng suốt, nghĩa là, họ đã biết
vâng lời Đức Chúa Trời. Vì lý do đó, phần thưởng của họ, ấy là họ sẽ sáng rỡ như ánh
hào quang của thiên đàng và thực hiện cùng một chức năng là “rao truyền sự vinh hiển
của Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 19:1). Trong một vế đối tự nhiên của văn chương Hi-
bá-lai, họ được mô tả là đã “dắt đem nhiều người về sự công bình”. Phần của những
người đã gây ảnh hưởng tốt trên người khác để đưa họ đến chỗ cũng có đức tin, cũng sẽ
chói sáng như các ngôi sao đời đời mãi mãi. Ở phần bối cảnh, là những câu đề cập đặc
biệt sự kiện “những kẻ khôn sáng trong dân sẽ dạy dỗ nhiều người” (Đa-ni-ên 11:33),
đã ứng nghiệm hồi thế kỷ thứ 2 TC, và câu đề cập “những kẻ khôn sáng” trong 11:35,

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 366


cũng sống trong cùng giai đoạn ấy. Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn điều nầy cho số người
sống dưới thời trị vì của Antiochus mà thôi, thì thật là bất công vì họ vốn là các thánh
đồ trung tín tiêu biểu cho mọi thời đại.
Keil đã tóm tắt lời dạy dỗ của khúc sách nầy như sau: “Đến kỳ sau rốt, việc cứu
rỗi dân sự sẽ gồm có việc tổng kết số người thuộc về Đức Chúa Trời bằng sự sống lại
của người đã chết và việc phán xét để phân rẽ kẻ ngoan đạo với người vô đạo, căn cứ
vào việc người ngoan đạo được khiến sống lại để được sự sống đời đời, còn kẻ vô đạo
thì bị phó cho sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời. Nhưng các lãnh tụ của dân, những người
qua các cuộc tranh chiến và tranh chấp của đời nầy, đã đưa được nhiều người trở về với
sự công chính thì sẽ chói sáng trong ánh hào quang bất diệt của thiên đàng”.

12.4 Kết Thúc Của Sự Mặc Khải (Đa-ni-ên 12:4)

“4Còn như ngươi, hỡi Đa-ni-ên, ngươi hãy đóng lại những lời nầy, và hãy đóng
ấn sách nầy cho đến kỳ cuối cùng. Nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, và sự học thức sẽ được thêm
lên”.
Sau khi từng trải được một phần mặc khải có tầm rộng bao la - bắt đầu với các
vua Ba-tư, mở rộng đến giai đoạn Ma-ca-bê, rồi nhảy vọt sang kỳ sau rốt và cơn đại nạn,
gồm có sự sống lại và phần thưởng cho người công chính - bây giờ Đa-ni-ên được dạy
phải “đóng lại những lời nầy, và hãy đóng ấn sách nầy”. Câu nầy vạch rõ rằng phần mặc
khải ở đây, tuy đã soi sáng và trấn an chính Đa-ni-ên, vốn không nhằm trước nhất là giải
thích các biến cố ấy cho chỉ một mình ông mà thôi. Trước nhất, những lời tiên tri đã
được mặc khải đó phải được ứng dụng cho những người sống “trong kỳ cuối cùng”. Thật
vậy, toàn thể phần mặc khải, cả đến các phần đã ứng nghiệm cho đến 11:35 đều nhằm
mục đích giúp đỡ những người muốn trông cậy vào Đức Giê-hô-va khi gặp hoạn nạn
vào cuối thời đại nầy. Điều rất có ý nghĩa, là cho đến thế kỷ thứ hai mươi nầy, tuy hai
mươi lăm thế kỷ đã trôi qua, lời tiên tri của Đa-ni-ên chưa bao giờ thích hợp hơn cho
việc tìm hiểu diễn tiến của lịch sữ và các biến cố hãy còn chờ đợi để sẽ xảy ra trong
tương lai.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 367


Câu 4 với phần kết thúc “nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, và sự học thức sẽ được thêm
lên” rất khó dịch, và các nhà giải kinh đã không thể đồng ý với nhau về ý nghĩa chính
xác của nó. Cách giải nghĩa quen thuộc nhất, là câu nầy ám chỉ việc đi đây đi 9ó ngày
càng gia tăng hiện nay, chắc chắn là có ý nghĩa, vì trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ
người ta lại đi đây đi đó cho bằng hiện nay. Tuy nhiên, theo văn mạch, thì dường như
việc tìm cầu kiến thức mới là ý chính. Montgomery giải nghĩa việc nầy theo ánh sáng
của A-mốt 8:12: “Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương
bắc đến phương đồng, chạy đi đây đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được”.
JoHn Calvin dịch: “Nhiều người sẽ điều tra nghiên cứu, và kiến thức sẽ gia tăng”.
Leupold giải thích là câu nầy có nghĩa “nhiều người sẽ chăm chú đọc nó, và tri thức sẽ
gia tăng”. Trong Hi-bá-lai văn, từ ngữ chỉ “sự học thức” là badda'at nghĩa đen là “sự
hiểu biết” tức là việc thấu triệt lời tiên tri khá dài nầy. Có người xem câu nầy ám chỉ đôi
mắt của độc giả “chạy đi chạy lại” khi đọc Lời của Đức Chúa Trời ( II. Sử Ký 16:9).
Cho dù việc đi đó đi đây của thân thể có can dự gì vào đây hay không, ngụ ý của câu
nầy là muốn thấu triệt chân lý thì người ta bị đòi hỏi phải có nhiều cố gắng.
Young đồng ý với Montgomery khi tìm thấy chiếc chìa khóa trong A-mốt 8:12
và vạch rõ: “Động từ dường như mô tả một quá trình đi đây đi đó một cách vô ích, nhằm
khám phá kiến thức”. Như Young tiếp tục giải thích, điều vị thiên sứ nói với Đa-ni-ên
là đối với tương lai gần, thì có cố gắng để thấu triệt các lời tiên tri nầy, sẽ chỉ là phí công
vô ích; nhưng đến kỳ sau rốt, khi các lời tiên tri nầy sẽ trở thành đặc biệt hợp thời, thì sự
hiểu biết phụ thêm sẽ được ban cho. Cho nên, bảo rằng một nhà giải nghĩa sách Đa-ni-
ên của thế kỷ 20 có thể hiểu được những lời tiên tri nầy rõ ràng hơn, và có thể nối liền
chúng với lịch sử theo như cách người ta không thể làm được hồi thế kỷ thứ 6 TC, thiết
tưởng không phải là nói quá. Cũng cố ý nhấn mạnh rằng việc tìm kiếm tri thức không
ngừng nghỉ của loài người sở dĩ thường không có kết quả, là do, hoặc là vị họ không đặt
đúng chỗ cho nó, hoặc vì thời đại và hoàn cảnh của họ chưa cho phép họ thấu triệt được
lời tiên tri, vốn chưa trực tiếp liên quan tới họ. Chẳng có gì để nghi ngờ là những người
sống trong kỳ sau rốt sẽ có thể thấu hiểu những điều nầy hơn là điều chúng ta có thể hiểu
ngày nay.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 368


12.5 Còn Bao Lâu Nữa, Mọi Sự Nầy Mới Kết Thúc? (Đa-ni-ên 12:5-8)

“5Bấy giờ, ta, Đa-ni-ên, nhìn xem, và nầy, có hai người khác đang đứng, một
người ở bờ bên nầy sông, một người ở bờ bên kia. 6Một người hỏi người mặc vải gai
đang đứng ở trên nước sông, rằng: Đến cuối cùng những sự lạ nầy được bao lâu? 7Ta
nghe người mặc vải gai đứng trên nước sông, người cất tay hữu và tay tả lên trời, chỉ
Đấng hằng sống mà thề rằng sẽ trải qua một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ; và khi quyền của
dân thánh đã bị tan tác hết, thì các sự nầy đều xong. 8Ta, Đa-ni-ên, nghe những điều đó,
nhưng ta không hiểu. Và ta nói rằng: Lạy chúa tôi, cuối cùng các sự nầy sẽ ra thể nào?”
Đến phần kết thúc khải tượng nầy, Đa-ni-ên vẫn còn đứng trên bờ sông như ở chương
10 để quan sát cảnh tượng, thì nhận thấy có hai người, mỗi người trên một bờ sông, Ta
có thể cho rằng con sống nầy là sông Hi-đê-ke (10:4) nghĩa là sông Ti-gơ-rơ theo tên
hiện đại hơn. Hai người mà Đa-ni-ên theo dõi đó có thể là hai thiên sứ, tương hợp với
từng trải trong chương 10 của ông. Một trong hai người đó hỏi một câu hết sức rõ ràng
nhờ vào ánh sáng của những lời tiên tri quan trọng vừa được nói ra trước đó. “Đến cuối
cùng những sự lạ nầy được bao lâu?” Câu 7 có đề cập “người mặc vải gai” rõ ràng chính
là người từng được mô tả trong hai câu 5 và 6 của chương 10.
Đa-ni-ên theo dõi, thì thấy người mặc vải gai đưa tay trái lên trời “chỉ Đấng hằng
sống” mà thề. “Đấng hằng sống” chắc ám chỉ Đức Chúa Trời. Rồi vị ấy bảo rằng yếu tố
thời gian thuộc về kỳ sau rốt, gồm “một kỳ, những kỳ và nửa kỳ”. Tuy vị thiên sứ thứ
hai không tham gia phần mặc khải nầy, điều nầy rất có thể là để phù hợp với quan niệm
về một nhân chứng để xác lập một quan điểm (Phục Truyền Luật Lệ Ký 19:15; 31:28;
II. Cô-rinh-tô 13:1). Sự kiện người phát biểu ý kiến đưa cả hai tay lên trời cho thấy tính
cách nghiêm trọng của lời thề. Bình thường thì chỉ đưa một tay lên mà thôi (Sáng Thế
Ký 14:22; Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:40). Rõ ràng là thông điệp nầy đã được ban truyền
nhân danh Đức Chúa Trời, và trong một phạm vi nào đó, cũng tương tự với tư tưởng
trong 32:40.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 369


Sự mặc khải còn được trang trọng hóa càng hơn do sự kiện vị thiên sứ ấy đang
đứng trên bờ sông, mà từ ngữ chỉ sông vốn là chữ thông thường vẫn được dùng để chỉ
sông Ni-lơ. Như Young vạch rõ: “Chắc phải có lý do để chọn từ ngữ được dịch là sông.
Như đã nói, đây là chữ thông thường dùng chỉ sông Ni-lơ. Rất có thể nó đã được cố ý
đem dùng ở đây để nhắc nhở Đa-ni-ên rằng, như Đức Giê-hô-va từng đứng trên Ai-cập
là cường quốc thế giới thù địch với dân sự của Đức Chúa Trời như thế nào, thì cũng vậy,
giờ đây Ngài cũng đang đứng trên đế quốc của thế giới mà sông Ni-lơ là biểu tượng -
bây giờ là sông Ti-gơ-rơ - và đang sẵn sàng để giải cứu dân Ngài”.
Nghĩa của câu “một kỳ, những kỳ và nửa kỳ” là gì? Thành ngữ nầy cũng xuất
hiện trong Đa-ni-ên 7:25, rõ ràng ám chỉ giai đoạn cuối cùng đến trước ngày Đấng Christ
tái lâm sẽ kết thúc kỳ sau rốt. Tuy là một học giả tự do, Montgomery đã vạch đúng ý
nghĩa câu nầy khi ông viết: “Ở đây, trong câu 7, cũng là lời lẽ của 7:25 với mấy chữ Hi-
bá-lai tương đương với chữ A-ram, nghĩa là ba năm rưỡi”. Nói khác đi, đó là nửa phần
sau của tuàn lễ bảy năm của 9:27 mà tuyệt đỉnh là ngày Chúa tái lâm. Từ ngữ thì được
xem là một đơn vị thời gian; “những kỳ” (kỳ số nhiều) tương đương với hai đơn vị, và
nửa kỳ, là phần nửa đơn vị, cộng chung tất cả lại là ba đơn vị rưỡi. Rõ ràng là thành ngữ
nầy sẽ rất tối nghĩa nếu không có phần ánh sáng từ nhiều khúc sách khác thêm vào, và
phần mặc khải tiếp theo trong chương sách nầy. Theo như lời tiên tri ở đây vạch rõ, thì
ba năm rưỡi nầy sẽ ứng nghiệm khi “quyền của dân thánh đã bị tan tác hết” nghĩa là giai
đoạn mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị bách hại khủng khiếp. Động từ dịch ra là “tan tác” có
nghĩa là “đập tan” cho phép cách dịch “khi (họ) đập tan xong bàn tay (nghĩa bóng là
quyền thế) của dân thánh”. Khi cuộc bách hại đã diễn ra theo đúng kỳ định của Đức
Chúa Trời, thì mọi sự sẽ xong xuôi, kỳ sau rốt cũng kết thúc.
Tuy Đa-ni-ên đã được nghe rõ lời tiên tri, trong câu 8, ông bảo là ông không hiểu.
Đa-ni-ên lặp lại câu hỏi mà vị thiên sứ đã nêu ra trong câu 6, bảo với vị thiên sứ rằng:
“Lạy chúa tôi, cuối cùng các sự nầy sẽ ra thể nào?” Đa-ni-ên muốn nói lên sự bối rối khi
ông cố gắng để hiểu rõ các khải tượng đã được ban cho ông về kết thúc của kỳ sau rốt.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 370


12.6 Lời Giải Thích Chung Cuộc Của Vị Thiên Sứ (Đa-ni-ên 12:9-13)

“9Người trả lời rằng: Hỡi Đa-ni-ên, hãy đi; bởi vì những lời nầy đã đóng lại và
đóng ấn cho đến kỳ cuối cùng. 10Sẽ có nhiều kẻ tự làm nên tinh sạch và trắng, và được
luyện lọc. Nhưng những kẻ dữ sẽ cứ làm điều dữ; trong những kẻ dữ chẳng ai sẽ hiểu;
song kẻ khôn sáng sẽ hiểu. 11Từ kỳ trừ bỏ của lễ thiêu hằng dâng và sự gớm ghiếc làm
cho hoang vu sẽ được lập lên, thì sẽ có một phàn hai trăm chín mươi ngày. 12Phước thay
cho kẻ đợi, và đến một ngàn ba trăm ba mươi lăm ngày! 13Còn ngươi, hãy đi, cho đến
có kỳ cuối cùng. Ngươi sẽ nghỉ ngơi; và đến cuối cùng những ngày, ngươi sẽ đứng trong
sản nghiệp mình”.
Trong câu 9, một lần nữa, Đa-ni-ên được cho biết là điều đã mặc khải cho ông sẽ
không được thấu hiểu trọn vẹn cho đến kỳ sau rốt. Đa-ni-ên đã không bị quở trách vì
tánh hiếu kỳ của ông, và đặt vấn đề như vậy chỉ là tự nhiên mà thôi. Tuy nhiên, chủ đích
đầu tiên của mặc khải là dành cho những người sẽ sống vào kỳ sau rốt. Phần giải nghĩa
của lịch sử xác nhận cho lời tiên tri, và lời tiên tri đã ứng nghiệm là cần thiết, trước khi
có thể hiểu được những lời tiên tri cuối cùng.
Tuy nhiên, nhằm trả lời cho một phần câu hỏi của Đa-ni-ên liên hệ đến mục đích
của các biến cố đã được mặc khải, trong câu 10, nhà tiên tri được cho biết rằng kỳ sau
rốt sẽ đưa đến kết cuộc gồm hai phương diện: thứ nhất, một hậu quả của nó là thanh lọc
các thánh đồ, và thứ hai, nó sẽ làm bộc lộ đặc tính thật sự gian ác của lòng dạ con người.
Cũng vậy, người “khôn sáng” sẽ có thể và “sẽ hiểu” được các biến cố của kỳ sau rốt,
còn kẻ dữ, kẻ ác, thì sẽ chẳng một ai hiểu được. Muốn thấu suốt các lời tiên tri thì người
ta bị đòi hỏi phải có cái nhìn xuyên suốt thuộc linh đặc biệt và lời dạy bảo của Đức
Thánh Linh. Tuy qua suốt Kinh Thánh, kỳ sau rốt đã được mô tả hết sức chi tiết, rõ ràng
là kẻ ác, kẻ dữ sẽ không thể nào lợi dụng được phần mặc khải thiên thượng đó; nhưng
lẽ tất nhiên, đó chính là nguồn an ủi và chỉ dẫn cho những người thật sự tin cậy Đức
Chúa Trời. Sự mặc khải thiên thượng thường được ban cho theo một cách thức là giấu
kín đối với kẻ dữ, kẻ ác, và chỉ có những người có tâm trí thuộc linh mới thấu hiểu mà
thôi.

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 371


Trong hai câu 11 và 12, hai lời mặc khải quan trọng đã được đưa ra để làm sáng
tỏ thời gian kéo dài của kỳ sau rốt. Theo câu 11, một giai đoạn 1290 ngày sẽ trôi qua
giữa kỳ trừ bỏ của lễ thiêu hằng dâng, cho đến khi kết thúc kỳ sau rốt. Kỳ trừ bỏ của lễ
thiêu hằng dâng được đặt tương đương với “sự gớm ghiếc làm cho hoang vu”. Thành
ngữ nầy bắt nguồn từ 9:27 là sự mặc khải ám chỉ việc đình chỉ của lễ thiêu vào giữa giai
đoạn bảy năm (của tuần lễ thứ bảy mươi). Biến cố được tiên báo nầy, đã có một phần
ứng nghiệm trước là việc Antiochus Epiphanes phá hoang đền thờ, hồi thế kỷ thứ 2 TC
(Đa-ni-ên 8:11-14). Biến cố nầy rõ ràng là hãy còn ở trong tương lai chứ không phải chỉ
về việc đền thờ đã bị Antiochus làm ô uế, được căn cứ vào lời tiên tri của Đấng Christ
trong Ma-thi-ơ 24:15, khi “sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh mà đấng tiên tri
Đa-ni-ên đã nói” đã được nêu ra như một dấu hiệu về cơn đại nạn. Căn cứ vào các khúc
sách trên, rõ ràng là ba năm rưỡi cuối cùng của kỳ sau rốt đã được đề cập.
Seiss tóm tắt cách giải nghĩa nầy như sau:
“Giai đoạn nầy cũng không phải là một vài ngày, vài tuần hay vài tháng, nhưng
là đúng ba năm rưỡi. Đã không có ít hơn là sáu chỗ khác nhau - và hầu như là theo nhiều
cách khác nhau - trong các lời tiên tri đã công bố điều nầy trong cả Cựu lẫn Tân Ước.
Nó là “một kỳ, những kỳ và nửa kỳ” (Đa-ni-ên 7:25); “sẽ trải qua một kỳ, những kỳ và
nửa kỳ” (12:7); “họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng” (Khải Huyền 11:2);
“còn người dàn bà thì trốn vào đồng vắng...một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” - “ở đó,
một thì, các thì và nửa thì” (Đa-ni-ên 12:6, 14) “nó lại được quyền làm việc trong bốn
mươi hai tháng” (13:5). Tất cả các khúc sách trên đều chỉ về cùng một sự việc, một giai
đoạn bách hại và hoạn nạn dưới thời Antichrist, và trong mỗi trường hợp, thời lượng đều
là ba năm rưỡi, đánh dấu bằng việc liên minh bị tan vỡ và việc đình chỉ của lễ thiêu hằng
dâng, cho đến khi sự hiện ra của Đấng Christ sẽ diệt trừ con quái vật. Chúa chúng ta sẽ
quản trị trên đất ba năm rưỡi, rồi Antichrist sẽ dùng quyền Sa-tan để quản trị trong cùng
một thời gian y như vậy”.
Tuy nhiên, ba năm rưỡi của 9:27 vẫn thường được hiểu là ba năm rưỡi hay bốn
mươi hai tháng gồm ba mươi ngày mỗi tháng, theo tập tục Do-thái. Như vậy là chỉ gồm
1260 ngày. Cơn đại nạn sẽ kéo dài bốn mươi hai tháng được Khải Huyền 11:2; 13:5 xác

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 372


nhận, xem như tương đương với một kỳ, những kỳ và nửa kỳ của Đa-ni-ên 7:25 và 12:7.
Tại sao lại có 30 ngày thêm vào số 1260 ngày? Vấn đề nầy còn bị câu 12 chép rằng sẽ
có phước hạnh đặc biệt dành cho những người đạt được 1335 ngày làm cho rắc rối thêm...
Ở đây lại còn thêm bốn mươi lăm ngày vượt giới hạn của câu 11 nữa.
Tuy Đa-ni-ên không giải thích các thời hạn kéo dài khác nhau đó, rõ ràng là sự
tái lâm và thiết lập nước một ngàn năm của Đấng Christ phải có thời gian. Giai đoạn
1260 ngày hay đúng 42 tháng gồm mỗi tháng 30 ngày có thể được xem là sẽ đạt đến
tuyệt đỉnh là ngày tái lâm của Chúa. Tiếp theo đó, sẽ có nhiều cuộc phán xét của Đức
Chúa Trời, như việc phán xét các dân các nước (Ma-thi-ơ 25:31-46) va việc thâu góp
cũng như phán xét dân Y-sơ-ra-ên (Ê-xê-chi-ên 20:34-38). Những cuộc phán xét quan
trọng nầy bắt đầu với số người hãy còn sống trên đất nầy, và nhằm thanh lọc để loại trừ
những kẻ vô tín đã thờ lạy con thú, tuy xảy ra thật nhanh chóng, nhưng cũng đòi hỏi thì
giờ. Về con số 1335 ngày hay 75 ngày sau khi Chúa tái lâm, là thời gian để các cuộc
phán xét được hoàn tất và nước một ngàn năm được khánh thành theo hình thức. Những
người “đạt” được giai đoạn nầy rõ ràng là đã được xét là xứng đáng để vào thiên hi niên.
Do đó, họ được cho là “có phước”.
Dầu sao thì cũng chẳng có gì để biện minh được cho cố gắng kết hợp việc nầy
với Antiochus Epiphanes, như chủ trương của Montgomery. Ngay đến Zocler cũng phải
nhìn nhận: “Các biến cố rắc rối của giai đoạn Ma-ca-bê vốn rất đáng chú ý như những
điểm bắt đầu và kết thúc trong lịch sử tương đương với ba năm rưỡi, đã không đưa ra
được lý do thỏa đáng để làm lung lay những lời tiênbáo như vậy, vì người ta đã không
tìm được một giải đoán thật chính xác trong giai đoạn đó, mặc dầu người ta có thể xác
định các giới hạn của nó”. Ở đây, cũng như qua suốt sách Đa-ni-ên, thành ngữ kỳ “sau
rốt” là ngày chấm dứt của thế lực các dân ngoại, rõ ràng là vượt khỏi kỷ nguyên hiện tại
cho đến ngày Chúa tái lâm như lời tiên tri của Đấng Christ trong Ma-thi-ơ 24:15-31 đã
báo trước. Toàn thể nỗ lực của giới học giả tự do nhằm xem sách Đa-ni-ên là sử ký chứ
không phải lời tiên tri đều sụp đổ khi bản tính bao quát của cái nhìn thấy trước tiên tri
của Đa-ni-ên được thấu triệt. Phần giải nghĩa thời gian phụ trội đòi hỏi phải có để hoàn
tất việc chuyển tiếp từ kỳ sau rốt sang thời kỳ của vương quốc thứ năm, chắc đã không

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 373


giúp được nhiều cho Đa-ni-ên. Nhưng trong ánh sáng của sự mặc khải Tân Ước, nó cung
cấp phần bối cảnh cho việc chuyển tiếp từ cơn đại nạn sang vương quốc của hòa bình và
công chính trên đất nầy.
Vì biết trước rằng Đa-ni-ên sẽ không thể hiểu trọn vẹn những mặc khải phụ trội
nầy, nên vị thiên sứ bảo ông: “Còn ngươi, hãy đi, cho đến có kỳ cuối cùng”. Vị thiên sứ
tiên báo rằng Đa-ni-ên sẽ “nghỉ ngơi” nghĩa là sẽ qua đời, để “đến cuối cùng những ngày,
ngươi sẽ đứng trong sản nghiệp mình” nghĩa là sẽ sống lại trong lần sống lại của Đa-ni-
ên 12:2 và tham dự ngày chiến thắng khải hoàn quang vinh của Đấng Christ, để khánh
thành nước một ngàn năm. Vì các thánh đồ sống lại được tuyên bố là sẽ được đồng trị
với Đấng Christ (chẳng hạn Khải Huyền 5:10) ta có thể quan niệm rằng Đa-ni-ên, người
từng cầm quyền cai trị dưới thời Nê-bu-cát-nết-sa và Đa-ri-út người Mê-đi, cũng sẽ được
giao phó một trọng trách chấp hành tương lai trong vương quốc của Đấng Christ trên đất
nầy. Như thế, từng trải trên đất nầy của ông chính là nhằm chuẩn bị cho chức vụ đó.
Phần mặc khải kết thúc sách tiên tri Đa-ni-ên nầy giống như tảng đá đầu góc nhà
cho tất cả những mặc khải phi thường đi trước, xác lập sách Đa-ni-ên như phần mặc khải
quan trọng nhất cũng như bao quát nhất của sự mặc khải tiên tri trong Cựu Ước. Phần
bổ túc cho nó trong Tân Ước là sách Khải huyền sẽ cung cấp lời cuối cùng của Đức
Chúa Trời liên hệ đến chương trình tiên tri cho mọi thời đại. Trong ánh sáng của tình
hình thế giới ngày nay, dường như tiên báo sự ứng nghiệm của sách Đa-ni-ên về kỳ sau
rốt, hiện nay, chúng ta có thể hiểu sách Đa-ni-ên như chưa bao giờ sách ấy đã được hiểu
trong lịch sử. Thì giờ có lẽ không còn xa lắm, khi các thánh đồ tận trung giữa sự thử
thách của cơn đại nạn sẽ lật các trang Kinh Thánh nầy để tìm thấy trong đó sức lực và
sự can đảm hầu cứ giữ mãi lòng tận trung, dầu như thế có nghĩa là phải chịu tuận đạo.
Với các Cơ-đốc nhân đang sống trong kỷ nguyên ân điển muốn tìm hiểu những ngày
khó khăn sẽ đưa chương trình của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh Ngài đến chỗ kết thúc,
sách Đa-ni-ên đang chiếu ra một luồng ánh sáng hết sức rộng rãi trên các biến cố cận đại
chỉ bóng về ngày kết cuộc không còn xa mấy nữa. Nếu Đức Chúa Trời đang khiến cho
dân Y-sơ-ra-ên Ngài hồi sinh về phương diện chính trị, cho phép Hội Thánh trôi lạc vào
sự dửng dưng và bội đạo, và để cho các dân các nước tiến đến chỗ tập trung quyền lực

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 374


chính trị, thì rất có thể là chẳng còn bao lâu nữa, kỳ sau rốt sẽ giáng trên thế gian nầy.
Nhiều người trông chờ Chúa tái lâm đang dự đoán họ sắp được cất khỏi sân khấu đời
nầy trước khi những ngày cuối cùng của các dân ngoại đã trọn.
Một khi kế hoạch của Đức Chúa Trời đã diễn tiến trọn vẹn quá trình của nó, rõ
ràng là cho đến nay, Đức Chúa Trời chưa hề bỏ qua một lời nào của Ngài để phải rơi
rụng ra đất. Như Đấng Christ từng phán lúc Ngài hãy còn tại thế: “Đang khi trời đất chưa
qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được, cho đến khi mọi
sự được trọn” (Ma-thi-ơ 5:18).

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 375


MỤC LỤC
Niên Đại Và Tác Giả ................................................................................................................. 1
Địa Vị Sách Đa-Ni-Ên Trong Kinh Điển ................................................................................ 2
Chủ Đích .................................................................................................................................... 3
Đặc Tính Khải Huyền .............................................................................................................. 4
Ngôn Ngữ ................................................................................................................................... 6
Những Cách Chia Phần Chính Và Tính Cách Nhất Quán ................................................... 7
Những Phần Ngoại Kinh Thêm Vào ....................................................................................... 8
Tính Cách Xác Thực ................................................................................................................ 8
Vấn Đề Chú Giải ..................................................................................................................... 21
Vấn Đề Thần Học ................................................................................................................... 23
Kết Luận .................................................................................................................................. 24
CHƯƠNG 1: THUỞ THIẾU THỜI CỦA ĐA-NI-ÊN TẠI BA-BY-LÔN ......................... 26
1.1 Xứ Giu-Đa Bị Chinh Phục Và Dân Do Thái Bị Lưu Đày (Đa-ni-ên 1:1, 2) ............ 26
1.2 Các Thanh Niên Do-Thái Được Tuyển Chọn Để Thụ Huấn (Đa-ni-ên 1:3-7) ........ 31
1.3 Đa-Ni-Ên Quyết Định Không Tự Làm Ô Uế Mình (Đa-ni-ên 1:8-10) ..................... 36
1.4 Đa-Ni-Ên Thỉnh Cầu Được Trắc Nghiệm Trong Mười Ngày (Đa-ni-ên 1:11-14) .. 40
1.5 Lời Thỉnh Cầu Của Đa-Ni-Ên Được Chấp Thuận (Đa-ni-ên 1:15, 16) ................... 41
1.6 Đức Chúa Trời Ban Phước Cho Đa-Ni-Ên Và Các Bạn Ông (Đa-ni-ên 1:17-21) .. 41
CHƯƠNG 2: KHẢI TƯỢNG CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA VỀ PHO TƯỢNG LỚN ..... 45
2.1 Giấc Chiêm Bao Của Nê-bu-cát-nết-sa (Đa-ni-ên 2:1) .............................................. 47
2.2 Tất Cả Những Người Khôn Ngoan Đều Được Triệu Vời (Đa-ni-ên 2:2-3) ............. 50
2.3 Nhà Vua Đòi Hỏi Phải Kể Lại Cả Giấc Chiêm Bao Lẫn Giải Nghĩa Nó (Đa-ni-ên
2:4-6) .................................................................................................................................... 51
2.4 Lời Đòi Hỏi Của Nhà Vua Được Lặp Lại (Đa-ni-ên 2:7-9) ...................................... 55
2.5 Lời Thỉnh Cầu Cuối Cùng Của Những Người Khôn Ngoan Bị Từ Khước (Đa-ni-ên
2:10-13) ................................................................................................................................ 57
2.6 Đa-Ni-Ên Yêu Cầu Được Triển Hạn Để Tìm Cách Giải Nghĩa Giấc Chiêm Bao
(Đa-ni-ên 2:14-16) ............................................................................................................... 59
2.7 Đa-Ni-Ên Và Các Đồng Bạn Cầu Nguyện Xin Đức Chúa Trời Ban Sự Khôn Ngoan
(Đa-ni-ên 2:17, 18) .............................................................................................................. 60
2.8 Lời Cầu Nguyện Của Đa-ni-ên Được Nhậm (Đa-ni-ên 2:19-23) .............................. 61
2.9 Đa-ni-ên Kể Lại Việc Mặc Khải Điều Bí Mật (Đa-ni-ên 2:24-28) ............................ 65
2.10 Chủ Đích Của Giấc Chiêm Bao (Đa-ni-ên 2:29-30) ................................................ 70
2.11 Giấc Chiêm Bao Được Mặc Khải (Đa-ni-ên 2:31-35) .............................................. 71

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 376


2.12 Phần Giải Nghĩa: Ba-by-lôn Là Cái Đầu Bằng Vàng (Đa-ni-ên 2:36-38) ............. 73
2.13 Phần Giải Nghĩa: Vương Quốc Thứ Hai Và Thứ Ba Tiếp Theo Đó (Đa-ni-ên 2:39)
.............................................................................................................................................. 76
2.14 Phần Giải Nghĩa: Đế Quốc Thứ Tư: La-mã (Đan 2:40-45) .................................... 79
2.15 Nê-bu-cát-nết-sa Lạy Và Thăng Chức Cho Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 2:46-49)............. 90
CHƯƠNG 3: PHO TƯỢNG VÀNG CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA .................................... 93
3.1 Pho Tượng Vàng (Đa-ni-ên 3:1-7) ............................................................................... 93
3.2 Ba Đồng Bạn Của Đa-ni-ên Bị Những Người Canh-đê Tố Cáo (Đa-ni-ên 3:8-12) 101
3.3 Ba Bạn Của Đa-ni-ên Từ Chối Quì Lạy Pho Tượng (Đa-ni-ên 3:13-18) .............. 103
3.4 Các Đồng Bạn Của Đa-ni-ên Bị Quăng Vào Lò Lửa Hực (Đa-ni-ên 3:19-23) ...... 105
3.5 Sự Giải Cứu Lạ Lùng Khỏi Lò Lửa Hực (Đa-ni-ên 3:24-27) ................................. 107
3.6 Chiếu Chỉ Của Nê-bu-Cát-nết-sa (Đa-ni-ên 3:28-30) .............................................. 110
CHƯƠNG 4: SỰ KIÊU NGẠO CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA VÀ NHÀ VUA BỊ TRỪNG
PHẠT ..................................................................................................................................... 113
4.1 Phần Nhập Đề Cho Bản Tuyên Ngôn Của Nê-bu-cát-nết-sa (Đa-ni-ên 4:1-3) ..... 115
4.2 Những Người Khôn Ngoan Không Giải Nghĩa Được Giấc Chiêm Bao (Đa-ni-ên
4:4-7) .................................................................................................................................. 118
4.3 Đa-ni-ên Kể Lại Giấc Chiêm Bao Của Vua (Đa-ni-ên 4:8-18) ............................... 119
4.4 Đa-ni-ên Giải Nghĩa Giấc Chiêm Bao (Đa-ni-ên 4:19-27)....................................... 125
4.5 Giấc Chiêm Bao Ứng Nghiệm (Đa-ni-ên 4:28-33) ................................................... 129
4.6 Nê-bu-cát-nết-sa Được Bình Phục (Đa-ni-ên 4:34-37) ............................................ 134
CHƯƠNG 5: BỮA TIỆC CỦA BÊN-XÁT-XA VÀ BA-BY-LÔN THẤT THỦ ............. 137
5.1 Bữa Tiệc Của Bên-Xát-Xa Để Tôn Vinh Các Thần Của Ba-by-lôn (Đa-ni-ên 5:1-4)
............................................................................................................................................ 140
5.2 Bàn Tay Viết Trên Tường (Đa-ni-ên 5:5-9) ............................................................. 146
5.3 Đa-ni-ên Được Đề Nghị Làm Người Thông Giải (Đa-ni-ên 5:10-12) ..................... 149
5.4 Đa-ni-ên Được Triệu Vời Đến Ra Mắt Vua (Đa-ni-ên 5:13-16) ............................. 151
5.5 Đa-ni-ên Quở Trách Bên-xát-xa (Đa-ni-ên 5:17-23) .............................................. 152
5.6 Đa-ni-ên Giải Nghĩa Các Chữ Viết (Đa-ni-ên 5:24-28) ........................................... 155
5.7 Đa-ni-ên Được Ban Thưởng Và Lời Tiên Tri Được Ứng Nghiệm (Đa-ni-ên 5:29-31)
............................................................................................................................................ 158
CHƯƠNG 6: ĐA-NI-ÊN TRONG HANG SƯ TỬ ............................................................ 161
6.1 Đa-ni-ên Được Đa-ri-út Đề Cao (Đa-ni-ên 6:1-3) .................................................... 164
6.2 Âm Mưu Chống Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 6:4, 5) ............................................................ 166
6.3 Những Kẻ Âm Mưu Lợi Dụng Lệnh Cấm Cầu Nguyện (Đa-ni-ên 6:6-9) ............. 167
6.4 Lòng Trung Thành Của Đa-ni-ên Khi Gặp Thử Thách (Đa-ni-ên 6:10, 11) ........ 168

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 377


6.5 Đa-ni-ên Bị Tố Cáo Trước Mặt Đa-ri-út (Đa-ni-ên 6:12-15) ................................. 170
6.6 Đa-ni-ên Bị Ném Vào Hang Sư Tử (Đa-ni-ên 6:16-17) ........................................... 172
6.7 Nhà Vua Than Khóc Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 6:18-20)................................................... 173
6.8 Đa-ni-ên Được Giải Cứu (Đa-ni-ên 6:21-23) ............................................................ 174
6.9 Các Kẻ Thù Của Đa-ni-ên Bị Tiêu Diệt (Đa-ni-ên 6:24) ......................................... 175
6.10 Chiếu Chỉ Của Đa-ri-út (Đa-ni-ên 6:25-28) ........................................................... 176
CHƯƠNG 7: KHẢI TƯỢNG CỦA ĐA-NI-ÊN VỀ LỊCH SỬ TƯƠNG LAI CỦA THẾ
GIỚI ....................................................................................................................................... 178
7.1 Khải Tượng Thứ Nhất Của Đa-ni-ên: Bốn Con Thú Lớn (Đa-ni-ên 7:1-3) .......... 184
7.2 Con Thú Thứ Nhất: Ba-by-lôn (Đa-ni-ên 7:4) ......................................................... 188
7.3 Con Thứ Thứ Hai: Mê-Đô Ba-Tư (Đa-ni-ên 7:5) .................................................... 190
7.4 Con Thứ Thứ Ba: Hi-Lạp (Đa-ni-ên 7:6) ................................................................. 194
7.5 Con Thú Thứ Tư: La-Mã (Đa-ni-ên 7:7-8) .............................................................. 196
7.6 Khải Tượng Về Đấng Thượng Cổ (Đa-ni-ên 7:9, 10) .............................................. 202
7.7 Con Thú Bị Diệt (Đa-ni-ên 7:11-12) .......................................................................... 204
7.8 Vương Quốc Thứ Năm Của Con Người Từ Trời Xuống (Đa-ni-ên 7:13, 14) ....... 206
7.9 Giải Nghĩa Về Bốn Con Thú (Đa-ni-ên 7:15-18)...................................................... 211
7.10 Đa-ni-ên Yêu Cầu Được Giải Nghĩa Về Con Thú Thứ Tư (Đa-ni-ên 7:19-22) ... 215
7.11 Giải Nghĩa Khải Tượng Về Con Thú Thứ Tư (Đa-ni-ên 7:23-25) ....................... 217
7.12 Đế Quốc Thứ Tư Bị Tiêu Diệt Và Nước Đời Đời Được Thiết Lập (Đa-ni-ên 7:26-
28) ....................................................................................................................................... 219
CHƯƠNG 8: KHẢI TƯỢNG VỀ CON CHIÊN ĐỰC VÀ CON DÊ ĐỰC .................... 220
8.1 Khải Tượng Tại Su-Sơ (Đa-ni-ên 8:1-2) ................................................................... 221
8.2 Con Chiên Đực Có Hai Sừng (Đa-ni-ên 8:3-4)......................................................... 225
8.3 Con Dê Đực Đến Từ Phía Tây (Đa-ni-ên 8:5-7) ....................................................... 226
8.4 Cái Sừng Lớn Bị Gãy (Đa-ni-ên 8:8) ........................................................................ 228
8.5 Cái Sừng Nhỏ Mọc Vượt Lên (Đa-ni-ên 8:9, 10) ..................................................... 229
8.6 Sự Phá Hoang Nơi Thánh (Đa-ni-ên 8:11-14) .......................................................... 231
8.7 Khải Tượng Được Giải Nghĩa Liên Hệ Với Kỳ Sau Rốt (Đa-ni-ên 8:15-19) ........ 237
8.8 Lời Giải Nghĩa Về Con Chiên Đực Và Con Dê Xồm Đực (Đa-ni-ên 8:20-22) ...... 245
8.9 Kỳ Sau Rốt Của Nước (Đa-ni-ên 8:23-26) ................................................................ 246
8.10 Ảnh Hưởng Trên Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 8:27) ............................................................ 249
CHƯƠNG 9: LỜI TIÊN TRI VỀ BẢY MƯƠI TUẦN LỄ ............................................... 249
9.1 Bảy Mươi Năm Giê-Ru-Sa-Lem Bị Hoang Vu (Đa-ni-ên 9:1, 2)............................ 250
9.2 Đa-ni-ên Chuẩn Bị Cầu Nguyện (Đa-ni-ên 9:3-4) ................................................... 255

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 378


9.3 Bài Cầu Nguyện Xưng Tội Của Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 9:5-14) ................................... 257
9.4 Đa-ni-ên Khẩn Xin Tha Thứ Và Trùng Hưng (Đa-ni-ên 9:15-19)......................... 262
9.5 Sự Hiện Đến Của Thiên Sứ Gáp-Ri-Ên (Đa-ni-ên 9:20-23).................................... 268
9.6 Sự Mặc Khải Về Bảy Mươi Tuần Lễ Cho Dân Y-Sơ-Ra-Ên (Đa-ni-ên 9:24) ....... 270
9.7 Sự Ứng Nghiệm Của Sáu Mươi Chín Tuần Lễ (Đa-ni-ên 9:25) ............................. 280
9.8 Các Biến Cố Được Nói Tiên Tri Là Sẽ Xảy Ra Sau Tuần Lễ Thứ Sáu Mươi Chín
(Đa-ni-ên 9:26) .................................................................................................................. 287
9.9 Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi (Đa-ni-ên 9:27) .................................................................. 291
CHƯƠNG 10: KHẢI TƯỢNG VỀ VINH QUANG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI .............. 298
10.1 Bối Cảnh Của Khải Tượng Thứ Tư Của Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 10:1) ..................... 299
10.2 Phần Chuẩn Bị Của Đa-ni-ên Cho Khải Tượng (Đa-ni-ên 10:2, 3) ..................... 300
10.3 Khải Tượng Đầy Vinh Quang Của Đa-ni-ên Về Đức Chúa Trời (Đa-ni-ên 10:4-6)
............................................................................................................................................ 302
10.4 Hiệu Quả Của Khải Tượng Trên Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 10:7-9) .............................. 306
10.5 Một Thiên Sứ Phục Hồi Sức Lực Cho Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 10:10, 11) ................. 307
10.6 Mục Đích Cuộc Thăm Viếng Của Vị Thiên Sứ (Đa-ni-ên 10:12-14) ................... 308
10.7 Đa-ni-ên Lại Được Vị Thiên Sứ Thêm Sức (Đa-ni-ên 10:15-17) .......................... 312
10.8 Đa-ni-ên Lại Được Thêm Sức Lần Thứ Ba (Đa-ni-ên 10:18, 19) ......................... 313
10.9 Vị Thiên Sứ Giới Thiệu Phần Mặc Khải (Đa-ni-ên 10:20, 21) ............................. 314
CHƯƠNG 11: LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ ĐA-RI-ÚT CHO ĐẾN THỜI KỲ CUỐI CÙNG
................................................................................................................................................ 316
11.1 Bốn Vua Quan Trọng Của Mê-Đô Ba-Tư (Đa-ni-ên 11:1, 2) ............................... 320
11.2 Sự Dấy Lên Và Suy Tàn Của A-Lịch-Sơn Đại Đế (Đa-ni-ên 11:3, 4) .................. 322
11.3 Ptolemy I Soter Và Seleucus I Nicator (Đa-ni-ên 11:5)......................................... 324
11.4 Công Chúa Ai-Cập Được Gả Cho Vua Sy-Ri (Đa-ni-ên 11:6) ............................. 325
11.5 Ptolemy Euergetes Và Seleucus Callinicus (Đa-ni-ên 11:7-9) .............................. 326
11.6 Cuộc Chiến Tranh Giữa Seleucus Và Antiochus Iii Đại Đế Chống Ptolemy
Philopator (Đa-ni-ên 11:10-19) ........................................................................................ 327
11.7 Seleucus Philopator, Kẻ Đánh Thuế (Đa-ni-ên 11:20) .......................................... 331
11.8 Sự Dấy Lên Của Antiochus Epiphanes (Đa-ni-ên 11:21-23) ................................ 332
11.9 Antiochus Càng Được Nhiều Thế Lực (Đa-ni-ên 11:24-26) ................................. 334
11.10 Sự Gian Ác Của Antiochus (Đa-ni-ên 11:27, 28) ................................................. 335
11.11 Antiochus Bị La-Mã Chống Đối, Bách Hại Người Do-Thái (Đa-ni-ên 11:29-31)
............................................................................................................................................ 335
11.12 Những Cơn Bách Hại Cuối Cùng Đối Với Dân Y-Sơ-Ra-Ên (Đa-ni-ên 11:32-35)
............................................................................................................................................ 337

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 379


11.13 Nhà Vua Của Kỳ Sau Rốt (Đa-ni-ên 11:36) ......................................................... 339
11.14 TÔN GIÁO CUỐI CÙNG CỦA THẾ GIỚI (Đa-ni-ên 11:37-39) ...................... 343
11.15 Trận Thế Chiến Cuối Cùng Bùng Nổ (Đa-ni-ên 11:40-43) ................................. 349
11.16 Các Trận Đánh Cuối Cùng (Đa-ni-ên 11:44, 45) ................................................. 352
CHƯƠNG 12: KỲ SAU RỐT .............................................................................................. 353
12.1 Cơn Đại Nạn (Đa-ni-ên 12:1) ................................................................................... 355
12.2 Sự Sống Lại (Đa-ni-ên 12:2) .................................................................................... 358
12.3 Phần Thưởng Của Người Công Chính (Đa-ni-ên 12:3) ........................................ 366
12.4 Kết Thúc Của Sự Mặc Khải (Đa-ni-ên 12:4) ......................................................... 367
12.5 Còn Bao Lâu Nữa, Mọi Sự Nầy Mới Kết Thúc? (Đa-ni-ên 12:5-8) ..................... 369
12.6 Lời Giải Thích Chung Cuộc Của Vị Thiên Sứ (Đa-ni-ên 12:9-13) ...................... 371

Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên. Trang 380

You might also like