You are on page 1of 9

TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT Họ và tên ID

1 Ha Trí

2 Trương Văn Giang

3 Vàng A Mang

4 Kơ Jong Prong Lốt

5 Điểu Hai

6 Bùi Phước Nguyên

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Tài liệu tham khảo 2

Sơ lược tiểu sử tiên tri A-ghê 3

Tác phẩm và quyền tác giả 3

Bối cảnh lịch sử sách A-ghê 4

Bố cục sách A-ghê 5

Nội dung sách A-ghê 6

Giá trị sách A-ghê 9

pg. 1
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Homer Hailey, Tiểu Tiên Tri


2. Leon J.Wood, Đắc Thiên Sai, TR Press, 2006
3. William Mc Donald, Kinh Thánh chú giải Cựu ước, Art Farstad
4. Kyle M. Yates, Preaching from the prophets, H&B, New York, 1942
5. Peter C. Craigie, The Old Testament: Its Background, Growth, and Content, Abingdon
Press, 1986

6. Huang Sabin, Cựu ước và Tân ước giản lược


7. Robert Fyall, The Message of Ezra & Haggai, Inter-Varsity Press, 2010
8. C.Hassell Bullock, An introduction to the old Testament Prophetic books
9. Warren W. Wiersbe, Thánh Kinh giải nghĩa

10. Ms Trần Thái Sơn, Thánh Kinh Thông Lãnh


11. MS Trịnh Chiến, Tài liệu giảng dạy Môn Tiểu Tiên Tri

pg. 2
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TIÊN TRI A-GHÊ

Tên A-ghê có nghĩa là "vui mừng" hay “ngày lễ của tôi”. Chúng ta biết rất ít về cuộc đời
của vị tiên tri này ngoại trừ việc ông đã cộng tác với tiên tri Xa-cha-ri trong suốt thời gian sau cuộc
lưu đày. A-ghê nói tiên tri trước Xa-cha-ri hai tháng (Xa-cha-ri nói tiên tri trong ba năm còn A-ghê
nói tiên tri trong vòng bốn tháng). Sứ điệp của ông là tiếng nói đầu tiên sau cuộc lưu đày. Vài ý
kiến cho rằng: A-ghê có thể là một người rất lớn tuổi vì ông đã được chứng kiến sự uy nga lộng
lẫy của Đền thờ thứ nhất do Sa-lô-môn xây dựng trước khi nó bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 586
TC1.

Chúng ta có thể xem tiên tri A-ghê là một người có khả năng rao giảng mạnh mẽ và đầy
sức thuyết phục. Trong vài phương diện, ông chính là nhà tiên tri thành công hơn hết trong tất cả
các tiên tri thời Cựu Ước.2 Khi A-ghê nói, cả dân sự đã đáp ứng bằng sự vâng lời triệt để (từ người
dân cho đến các bậc lãnh đạo). Mặc dù không phải tất cả những gì A-ghê đã nói đều được ứng
nghiệm trong thời kỳ của vị tiên tri nhưng chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của sứ điệp
A-ghê trong lịch sử tuyển dân, nhất là về phương diện phục hồi đời sống thuộc linh.

TÁC PHẨM VÀ QUYỀN TRƯỚC GIẢ

Trước giả A-ghê được xem là đã viết một sách tiên tri mang tên ông, thuộc một trong mười
hai sách tiểu tiên tri trong Kinh Thánh. Thời điểm viết sách là sau thời kỳ lưu đày, thuộc năm thứ
hai thời vua Đa-ri-út (520 TC). Chức vụ tiên tri của A-ghê được nhắc đến trong Ê-xơ-ra 5:1 và
6:14. Bởi vì A-ghê là nhân vật duy nhất trong Cựu Ước mang tên này nên ít tìm thấy sự tranh cãi
về tác quyền của ông.3 Ngoài sách tiên tri A-ghê, tên của ông cũng được liệt kê chung với Xa-cha-
tri trong vai trò tác giả của một số Thi Thiên:4

• Thi Thiên 137 - bản LXX


• Thi Thiên 14, 148 - bản LXX và bản dịch Peshitta
• Thi Thiên 111 - bản Vulgate
• Thi Thiên 145 - bản LXX, Peshitta và bản Vulgate

1
Homer Hailey, Tiểu Tiên Tri, pg. 119
2
Leon J.Wood, Đắc Thiên Sai, TR Press, 2006, pg. 561-562
3
William Mc Donald, Kinh Thánh chú giải Cựu ước, Art Farstad, pg. 1033
4
Kyle M. Yates, Preaching from the prophets, H&B, New York, 1942, pg. 200

pg. 3
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

Bên cạnh lời giải thích trên, trong sách tiên tri A-ghê, chúng ta thấy tên của nhà tiên tri
luôn được đề cập ở ngôi thứ ba. Do đó, một số học giả tin rằng: chính A-ghê là người rao báo sứ
điệp nhưng việc tổng hợp và sắp xếp nội dung sách A-ghê lại được thực hiện bởi một người bạn
hoặc học trò của ông. Sách A-ghê bao gồm những lời tiên tri, lời dẫn về các sự kiện lịch sử và
những hoạt động thực tiễn của nhà tiên tri. Những sứ điệp với nội dung chặt chẽ được liên kết với
nhau bằng yếu tố thời gian đã mang đến tầm nhìn sinh động về cộng đồng người Do Thái hồi
hương tại Giê-ru-sa-lem. Những điều này đã góp phần soi sáng cho bản chất của sứ điệp của vị
tiên tri và tầm quan trọng lâu dài của nó trong lịch sử của tuyển dân.5

BỐI CẢNH LỊCH SỬ SÁCH A-GHÊ

Vào năm 586 TC, khi vua Nê-bu-cát-nết-sa tấn công thành Giê-ru-sa-lem, Đền thờ đã bị
phá huỷ và những người Do Thái trong vương quốc Giu-đa bị bắt đi lưu đày sang Ba-by-lôn. 50
năm sau, (536 TC), họ được ban cho đặc ân trở về quê hương để xây lại vách thành và Đền thờ
Giê-ru-sa-lem. Người cai trị Ba-by-lôn lúc bấy giờ, vua Si-ru, không chỉ cho phép dân Do Thái
hồi hương mà còn cung cấp đầy đủ vật tư và tiền bạc để họ hoàn thành công việc6.

Dưới sự lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên, người Do Thái trở về quê hương và bắt đầu việc tái
thiết Đền thờ với tất cả sự hứng khởi. Tuy nhiên, lòng nhiệt thành của họ đã bị thách thức và sớm
trở nên nguội lạnh trước sự chống đối của kẻ thù và những khó khăn trong công tác xây dựng. Sắc
lệnh tạm đình chỉ công việc do vua A-suê-ru ban hành năm 530 TC dường như đặt dấu chấm hết
cho mọi hy vọng nhìn thấy Đền thờ được xây dựng. Dưới áp lực từ nhiều phía, dân Chúa trở nên
bi quan đến mức bỏ quên nhiệm vụ của mình. Mọi người đều lo việc riêng, tìm cách vun đắp cho
chính ngôi nhà của họ trong khi nhà Chúa vẫn còn hoang vu. Gần 16 năm đã trôi qua trước khi
Đức Chúa Trời dùng tiên tri A-ghê rao báo sứ điệp cảnh cáo dân Ngài về sự xao lãng của họ.

Trên phương diện kinh tế, người Do Thái hồi hương phải kiếm sống bằng cách làm việc
cật lực. Họ phải đối diện với những vụ mùa thất bại, hạn hán và thiên tai triền miên. Việc bán buôn
không mấy thuận lợi cộng thêm sự phá hoại của kẻ thù làm cho mọi khía cạnh của đời sống đều
trở nên khó chịu. Trên phương diện lãnh đạo, quan tổng trấn Xô-rô-ba-bên và thầy tế lễ thượng

5
Peter C. Craigie, The Old Testament: Its Background, Growth, and Content, Abingdon Press, 1986, pg. 201
6
Kyle M. Yates, Preaching from the prophets, H&B, New York, 1942, pg. 199

pg. 4
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

phẩm Giê-hô-sua dường như không có bất kỳ ảnh hưởng tích cực nào để giúp người dân quay lại
với công tác xây dựng Đền thờ còn đang dang dở. Thế nhưng giữa bức tranh u tối và ảm đạm ấy,
một niềm hy vọng đã đến với tuyển dân của Đức Chúa Trời. Chính Chúa đã dùng sứ điệp của tiên
tri A-ghê vực dậy những con người nản lòng, giúp họ nhìn thấy những điều thật sự quan trọng.
Qua các bài giảng của A-ghê, dân Chúa được khích lệ để một lần nữa tái khởi động công cuộc xây
dựng Đền thờ.

Vào năm 520 TC, với sắc lệnh cho phép tiếp tục xây dựng của vua Đa-ri-út, người Do Thái
bắt đầu công cuộc tái thiết Đền thờ lần thứ hai. Theo ghi chép, Đền thờ Giê-ru-sa-lem đã được
hoàn thành và cung hiến vào năm 516 TC.7 Sự kiện này mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó đánh
dấu sự trở về của người Do Thái trong tư cách tuyển dân thờ phượng Đức Chúa Trời. Từ thời điểm
dân Do Thái bị bắt đi lưu đày sang Ba-by-lôn cho đến khi Đền thờ được hoàn tất là vừa đúng 70
năm.

BỐ CỤC SÁCH A-GHÊ

Nếu phân chia sách A-ghê theo mốc thời gian, chúng ta có thể tóm tắt theo bốn ngày đặc
biệt:

Đoạn Ngày tháng Chủ đề

1:1-11 Ngày 1 tháng 6 Bài giảng cáo trách đầu tiên

1:12-15 Ngày 24 tháng 6 Khích lệ khởi công xây đền thờ

2:1-9 Ngày 21 tháng 7 Bài giảng về đền thờ tương lai

2:10-19 Ngày 24 tháng 9 Lời hứa ban thưởng cho người xây đền thờ

2:20-23 Cùng ngày 24 tháng 9 Giới thiệu một người lãnh đạo

7
Tài liệu giảng dạy Môn Tiểu Tiên Tri (MS Trịnh Chiến), pg. 41

pg. 5
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

Như vậy, thời gian Tiên tri A-ghê hoạt động là từ ngày 1 tháng 6 năm thứ II đời vua Đa-ri-
út cho đến ngày 24 tháng 9, nghĩa là gần 4 tháng. Ngoài cách chia này, một số nhà nghiên cứu
cũng đề xuất việc chia sách A-ghê theo chủ đề. Hành động này dựa trên thực tế: các bài giảng
trong sách A-ghê đã được xếp theo một tiến trình phù hơp với sự phát triển thuộc linh của dân sự.
Theo đó, tiến trình này bắt đầu với sự suy xét bản thân một cách chân thành và kết thúc với sự
nhận biết Đức Chúa Trời một cách đầy trọn và mới mẻ.

1. Tái thiết với thực lực tự phát (1:1-15):


2. Tái thiết với tinh thần tận hiến (2:1-9);
3. Tái thiết với tinh thần thánh khiết (2:10-19);
4. Tái thiết với tinh thần tin cậy (2:20-23).8

NỘI DUNG SÁCH A-GHÊ

Sự giản đơn của ngôn từ và tính thẳng thắng trong quan điểm không làm ảnh hưởng đến
quy mô rộng lớn mà sứ điệp tiên tri A-ghê muốn truyền tải. Khi phóng tầm nhìn ra xa hơn, chúng
ta thấy A-ghê định vị chính mình thuộc về chuỗi những tiên tri nối tiếp theo sau Môi-se và các sự
kiện của cuộc xuất Ai-cập. Cùng với sự gắn bó trung thành với nhà Đa-vít, sau đây là năm điểm
được nhấn mạnh xuyên suốt sứ điệp của A-ghê:9

1. Lời của Đức Chúa Trời

Các sách tiên tri thường mở đầu một cách quen thuộc với dòng chữ: "Do đó, Đức Chúa
Trời phán rằng..." nhưng sách A-ghê lại kết thúc các phần trình bày bằng cụm từ này. Đôi
khi, A-ghê cũng lặp lại nó ở chính giữa sứ điệp. Toàn bộ sách A-ghê khép lại với câu "Đức
Giê-hô-va vạn quân phán vậy". Điều này nhấn mạnh lời của Đức Chúa Trời được trình bày
trong sách có hai ảnh hưởng riêng biệt:

• Thứ nhất, A-ghê không đưa ra sự phân tích cá nhân về những tình huống được đề cập.
Vị tiên tri nói với thẩm quyền của một sứ giả đến từ Đức Chúa Trời. Do đó, lời của A-
ghê phải được tiếp nhận như là sự mặc khải của Chúa và hoàn toàn tương thích những
điều đã được Ngài dạy dỗ thông qua Môi-se trong nhiều thời đại trước.

8
Huang Sabin, Cựu ước và Tân ước giản lược, pg. 265,266
9
Robert Fyall, The Message of Ezra & Haggai, Inter-Varsity Press, 2010, pg. 142

pg. 6
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

• Thứ hai, những lời này hàm chứa mọi tâm tư và tình cảm của A-ghê. Sứ điệp không
đến từ cá nhân vị tiên tri nhưng ông chính là tác gỉa của phong cách diễn đạt và sự
nhấn mạnh. Qua đó, chúng ta thấy A-ghê không kêu gọi một hành động bộc phát nhưng
là một cam kết tuyệt đối của tấm lòng và tâm trí dành cho Đức Chúa Trời.

2. Đền thờ của Đức Chúa Trời

Một số người cho rằng: Sự nhấn mạnh công tác tái thiết Đền thờ trong sứ điệp của A-ghê
đã trở nên khá nông cạn và hạn hẹp. Điều này có thể xem là bằng chứng của hình thức tôn
giáo bề ngoài hoặc thậm chí là thái độ mê tín. Tuy nhiên, kết luận này chỉ là một nhận định
hời hợt mà thôi. Khi so sánh A-ghê 2:4-5 và Xuất 25:8; 29:45-46, chúng ta thấy sự liên kết
chặt chẽ giữa việc dân Do Thái xây dựng Đền thờ và việc Chúa vui lòng ngự giữa dân sự
của Ngài. Mạng lệnh xây cất nơi thờ phượng Chúa một cách đúng đắn (được đề cập trong
Xuất Ê-díp-tô Ký) vẫn còn hiệu lực trong thời của A-ghê và sự sao lãng công việc chứng
tỏ dân Chúa không muốn hoặc không quan tâm đến sự hiện diện của Ngài ở giữa họ. Vượt
xa hơn những yêu cầu mang tính tôn giáo và hình thức lễ nghi, Đền thờ và sinh tế chính là
biểu hiện của lòng biết ơn mà dân sự phải dành cho Đức Chúa Trời.

Vì tính chất quan trọng của công tác xây dựng Đền thờ nên có rất nhiều phần Kinh Thánh
Cựu Ước đã dành riêng cho sự mô tả chi tiết về vấn đề này (Xuất 26-27; I Các vua 6-8; I
Sử ký 28 - II Sử ký 7...). Sự vâng phục đến từng chi tiết là hành động của đức tin. Do đó,
Đền thờ không chỉ là trung tâm của văn hoá và tôn giáo của người Do Thái mà còn là nơi
Đức Chúa Trời, Đấng mà trời của các từng trời không thể chứa được (I Các vua 8:27), vui
lòng ngự giữa dân sự Ngài.

3. Hy vọng về Đấng Mết-si-a

Liên kết với sự dạy dỗ của Môi-se, A-ghê nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng dõi vua Đa-
vít và giao ước được nhắc đến trong II Sa-mu-ên 7. Lời kêu gọi tái thiết Đền thờ đến với
Xô-rô-ba-bên, cháu nội của Giê-hô-gia-kim (I Sử ký 3:19), một trong những vị vua cuối
cùng thuộc dòng Đa-vít từng cai trị Giê-ru-sa-lem. Kết hợp điều này với A-ghê 2:20-23,

pg. 7
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

chúng ta thấy lời hứa dành cho Đa-vít trong II Sa-mu-ên 7 sẽ được khởi sự hoàn tất trong
thời của Xô-rô-ba-bên.

Khi vua Đa-vít trình bày mong ước xây một Đền thờ cho Chúa, tiên tri Na-than đã mang
đến sứ điệp: chính Ngài sẽ xây cho Đa-vít một cái nhà (II Sa-mu-ên 7:11). Đây chính là
hình ảnh về dòng dõi Đa-vít sẽ được thiết lập và tồn tại đến đời đời. Trong ánh sáng của
Tân Ước, chúng ta biết điều đó đã thật ứng nghiệm qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.

4. Giao ước

Tiên tri A-ghê luôn đặt mình trong dòng chảy của lịch sử tuyển dân. Từ ngữ "giao ước"
được sử dụng trong A-ghê 2:5 cho biết sự hiện diện của Chúa, ám chỉ qua sự kiện ra khỏi
xứ Ê-díp-tô, vẫn còn ở giữa dân sự Ngài để ban ơn và đoán phạt. Những sự khó nhọc như
đề cập trong A-ghê 1:5-6 và 2:16-17 chính là hậu quả của sự rủa sả khi dân Chúa bội giao
ước với Ngài như đã chép trong Phục truyền 28. Một lần nữa, chúng ta thấy lời kêu gọi của
A-ghê mang tính xuyên suốt từ giao ước đến giao ước.

Bên cạnh đó, A-ghê cũng đặt lời kêu gọi của mình thẳng hàng với sự dạy dỗ của Môi-se -
người được xem là trụ cột của sự mặc khải trong Cựu Ước. Không có bất kỳ sự mặc khải
nào trong Cựu Ước trổi hơn những gì Đức Chúa Trời đã thực hiện thông qua Môi-se. Do
đó, A-ghê kêu gọi dân Chúa trở lại với chính thông điệp quan trọng này: xây dựng một đời
sống cá nhân thánh khiết và một cộng đồng thiêng liêng hết lòng tôn kính Chúa. Chính điều
này khiến cho sứ điệp của A-ghê trở phù hợp với cộng đồng dân Chúa ngày xưa và cả Hội
thánh ngày nay.

5. Lai thế học

Sứ điệp của A-ghê phù hợp cho mọi thời đại vì tầm nhìn của vị tiên tri mang tính tiệm tiến
hướng về tương lai. Công cuộc tái thiết Đền thờ chỉ thật sự hoàn tất khi Đức Giê-hô-va làm
cho nhà nầy đầy dẫy vinh quang Ngài. Một cách tương tự nhưng tập trung vào nhiều chi
tiết hơn, tiên tri Ê-xê-chi-ên đã hình dung Đền thờ được phục hồi với một vị Vua ngự ở
trong. Những ơn phước đến từ giao ước được thành tựu trong Đấng Mết-si-a - Đấng ngồi
trên ngai Đa-vít. Trong Tân Ước, sứ đồ Phao-lô nhìn thấy điều này được ứng nghiệm khi

pg. 8
TÌM HIỂU TRƯỚC GIẢ A-GHÊ (NHÓM 10)

muôn dân muôn nước đến trong đức tin và sự vâng phục "cội rễ Gie-sê" (Rô-ma 15:12).
Lời đảm bảo cho tương lai huy hoàng này chính là sự hiện diện đầy đủ và sinh động của
"Thần ta" như được đề cập trong A-ghê 2:5. Chính A-ghê, người chứng kiến sự thờ ơ và
bội tín trở nên vâng phục và tin cậy qua sự giảng dạy lời Chúa, thật sự mong chờ ngày ấy.

GIÁ TRỊ SÁCH A-GHÊ

Tiên tri A-ghê là người dám sống với lý tưởng cao đẹp. Sứ điệp của ông được Chúa sử
dụng để trở thành niềm khích lệ lớn lao cho cả cộng đồng. Đáp ứng lời kêu gọi của A-ghê, những
người Do Thái hồi hương đã có sự thay đổi ngoạn mục. Khi sự nóng cháy thay cho tấm lòng nguội
lạnh và sự can đảm thay cho thái độ thờ ơ, vô tín thì danh Chúa được tôn cao. Đối với người Do
Thái, công cuộc tái thiết Đền thờ không chỉ mang họ đến với sự vâng phục Chúa trọn vẹn, đó còn
là bằng chứng của giao ước thiêng liêng giữa Đấng Chí Cao và dân sự của Ngài. Ngày nào Đền
thờ còn thì ngày đó dân Chúa vẫn còn hy vọng.

Trong cộng đồng dân Chúa ngày nay, dường như không có sự phân biệt giữa những điều
quan trọng đối với chúng ta và điều mà Chúa thật sự xem là quan trọng. Trong các ban ngành của
nhà thờ, triết lý sống "hiến cả thảy cho Ngài" dường như chỉ tồn tại trong thánh ca mà thôi. Khi
Cơ Đốc Nhân chỉ lo việc riêng mà tìm cách thoái thác công tác nhà Chúa, Hội thánh mất dần sức
sống, sự thờ phượng Chúa trở nên hình thức và nặng nề. Sách A-ghê kêu gọi mỗi Cơ Đốc Nhân
thẳng thắng nhìn lại Đền thờ lòng của chính mình. Nơi Chúa ngự có đang đầy dẫy sự vinh quang
hay đã trở nên hoang vu từ lâu? Mối liên hệ với Cứu Chúa có đang sống động và ngọt ngào hay bị
bỏ bê giữa những bận rộn của công tác phục vụ? Sách A-ghê thôi thúc chúng ta ăn năn khi nhận
ra bản thân không còn dám sống hết mình với những điều Chúa đặt để. Sách A-ghê chỉ ra chúng
ta được Chúa yêu vô điều kiện và Ngài muốn ngự giữa tấm lòng đơn sơ của mỗi người. Sách A-
ghê mở ra khải tượng huy hoàng trong ngày Chúa trở lại để mỗi Cơ Đốc Nhân cứ vững vàng chớ
rúng động và làm công việc Chúa cách dư dật luôn.

pg. 9

You might also like