You are on page 1of 56

NGHI THỨC

BÍ TÍCH SÁM HỐI


SẮC LỆNH
CỦA THÁNH BỘ VỀ PHƯỢNG TỰ

Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã thực hiện việc giao hòa
giữa Thiên Chúa và loài người bằng màu nhiệm sự chết và sự
sống lại của người (cf Rom 5,10). Màu nhiệm giao hòa này đã
được Chúa giao phó cho Hội Thánh qua các Tông đồ (2 con 5,18
sq). Sau đó Hội Thánh chu toàn sứ mạng này bằng cách loan
truyền cho nhân loại tin mừng cứu độ và Rửa Tội cho họ trong
nước và Thánh Thần (cf. Mt 28,19).
Nhưng vì sự yếu đuối của nhân loại, các Kitô - Hữu chểnh
mảng lòng mến yêu thưở ban đầu của mình (cf Ap 2,4), mặc dầu
khi phạm tội, họ không chấm dứt tình thân hữu với . Vì thế , để
tha thứ những lỗi lầm đã phạm sau khi lãnh nhận Bí Tích rửa tội,
Chúa đã thiết lập Bí Tích Sám Hối đặc biệt (cfYn 20,21 - 23).
Qua các thế hệ, Hội Thánh vẫn trung thành cử hành bí tích này
bằng nhiều cách, nhưng vẫn bảo tồn những yếu tố căn bản của
nó.
Công đồng Vatican II đã qui định như sau: “nghi thức và
công thức bí tích sám hối phải được duyệt lại để biểu dương rõ
ràng hơn bản tính và hậu quả của bí tích này” . Dựa vào những
lời trên đây, Thánh bộ về Phượng Tự đã thận trọng biên quyển
NGHI THỨC BÍ TÍCH SÁM HỐI MỚI, để tác động các bí tích
được các tính hữu thấu triệt cách đầy đủ hơn.
Trong quyển nghi thức mới này, ngoài NGHI THỨC GIAO
HÒA TỪNG HỐI NHÂN, để làm sáng tỏ khía cạnh cộng đồng
của bí tích, còn có NGHI THỨC GIAO HÒA NHIỀU HỐI
NHÂN, theo đó việc xưng tội và giải tội từng người được lồng
vào nghi thức cử hành lời Chúa. Vì thế, đối với một ít trường
hợp, được thực hiện NGHI THỨC GIAO HÒA NHIỀU HỐI
NHÂN VỚI VIỆC THÚ TỘI VÀ LÃNH PHÉP GIẢI TỘI
CHUNG, chiếu theo qui luật mục vụ về việc giải tội chung, do
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 16. 6. 1972.
Hội Thánh thành khẩn kêu gọi các tín hữu của mình hãy
liên tục trở lại và canh tân. Hội Thánh mong muốn rằng các
người đã lãnh bí tích rửa tội, sau đó đã sa ngã phạm tội, hãy nhìn
nhận những lỗi lầm đã xúc phạm tới Thiên Chúa và anh em mà
thật lòng sám hối. Về các cuộc cử hành này, Thánh Bộ đã ấn
định những qui luật và đưa ra những hình thức mẫu hoặc những
lược đồ mà các Hội Đồng Giám Mục có thể thích ứng với những
nhu cầu những miền thuộc quyền các Ngài.
Đức Giáo Hoàng PhaoLô VI đã châu phê NGHI THỨC BÍ
TICH SÁM HỐI do thánh bộ về Phượng Tự biên soạn, đồng thời
truyền lệnh phổ biến để thay thế chương mục liên hệ ghi trong
quyển Nghi Lễ Rôma vẫn thông dụng cho đến nay. Có thể áp
dụng ngay Nghi Thức này bằng La - Ngữ, còn đối với tiếng địa
phương thì các Hội Đồng Giám Muc sẽ qui định ngày áp dụng,
sau khi dịch ra tiếng địa phương và được Tòa Thánh chuẩn y.
Bất chấp tất cả những gì trái ngược.
NGHI THỨC BÍ TÍCH SÁM HỐI

Chúa cha đã từ bi mà giao hòa thế gian với chính mình


trong Đức Kitô, khi Ngài dùng máu Đức Kitô đổ ra trên thập
giá mà ban bình an cho mọi vật dù dưới đất hay trên trời (cf 2
Cor 5,18tt; Col 1,20). Con Thiên Chúa, làm người đã sống giữa
loài người để giải thoát cho khỏi ách nô lệ tội lỗi (Yn 8,34 - 36),
và kêu gọi họ từ bóng tối ra ánh sáng huyền diệu của Ngài (cf 1
Pet 2,9). Vì thế, con Thiên Chúa đã bắt đầu sứ mạng của người ở
trần gian bằng cách rao giảng sự sám hối khi người tuyên bố :
“Anh em hãy sám hối và hãy tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Đây là lời mời gọi sám hối mà các tiên tri đã thường nói
lên, và qua tiếng nói của Gioan Tẩy Giả khi ông đến “rao giảng
phép Rửa Sám Hối để cầu ơn tha tội” (Mc 1,4), lời mời gọi này
đã chuẩn bị tâm hồn nhân loại để đón nhận Nước Thiên Chúa sẽ
đến.
Tuy nhiên, Đức Giêsu không những khuyên bảo loài người từ
bỏ tội lỗi và thật lòng trở về cùng Chiên Chúa(cf Lc 15), mà còn
giao hòa tội nhân với Chúa Cha khi Người tiếp nhận họ(cf Lc
5,20.27-32;7,48). Ngoài ra, Người còn truyền chữa các bệnh nhân
để bày tỏ cho thấy Người có quyền tha thứ tội lỗi(cf Mt 9,28). Đặc
biệt chính Người đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và đã sống lại để
công chính hóa chúng ta(cf Rm 4,25). Vì thế, trong đên Người bị
nộp khi bắt đầu cuộc khổ nạn sinh Ơn Cứu Độ (cf KNTT 3 Sách Lễ
Rôma), Người đã thiết lập Lễ Hy Tế của Tân Ước trong Máu Người
để ban ơn tha thứ tội lỗi (Mt 26,28) và sau khi Sống lại, Người đã
sai Thánh Thần của Người đến với các Tông Đồ để các ông được
quyền tha thứ hay cầm buộc tội lỗi (cf Yn 20,19-23) và để các ông
lãnh nhận sứ mạng nhân danh Người mà rao giảng sự sám hối hay
ơn tha thứ tội lỗi cho tất cả các dân tộc (cf Lc 24,47).
Thừa lệnh Chúa, Thánh Phêrô, là người mà Chúa đã phán:
“Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời. Sự gì con cầm buộc
dười đất, trên Trời cũng cầm buộc, và sự gì con cởi mở dưới đất
trên Trời cũng cởi mở” (Mt 16,19), ngay Lễ Ngũ Tuần, đã rao
giảng ơn tha thứ tội lỗi qua bí tích Rửa Tội : “Anh em hãy sám
hối và mọi người trong anh em hãy chịu Phép Rữa Nhân Danh
Đức Giêsu Kitô để được tha tội”(Act 2,38), (Cf Act
3,19.26;17,30). Từ đó trở đi, Hội Thánh không khi nào chểnh
mảng sứ mạng kêu gọi mọi người hãy từ bỏ tội lỗi trở về cùng
Thiên Chúa, và công bố cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên tội
lỗi nhờ cử hành việc sám hối.
Cuộc chiến thắng trên tội lỗi này trước tiên được thể hiện
trong Bí Tích Rữa Tội, nhờ đó con người cũng chịu đóng đinh
trên Thập Giá cùng với Đức Kitô, để con người tội lỗi bị hủy diệt
và chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, nhưng khi sống lại
cùng với Đức Kitô, từ đó chúng ta sẽ sống cho Thiên Chúa (cf
Rm 6,4-10). Vì thế Hội Thánh tuyên xưng Đức Tin : “có một
phép rửa để tha tội”.
Trong Hy Tế Thánh lễ, cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô được
diễn lại, và thân xác Người bị nộp vì chúng ta và Máu Người đã
đổ ra để tha tội lỗi chúng ta, lại được Hội Thánh hiến dâng lên
Chúa Cha để cầu xin Ơn Cứu Độ cho tất cả thế gian. Vì chưng
trong Bí Tích Thánh Thể, Đức Kitô hiện diện và được hiến dâng
làm “của lễ hòa giải chúng ta”(cf KNTT II trong Sách Lễ Rôma)
và để nhờ Thánh Thần Người, chúng ta “được hợp nhất cùng
nhau”.
Ngoài ra, khi Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giêsu Kitô ban
quyền tha tội cho các Tông Đồ và những Đấng kế vị các Ngài.
Người đã thiết lập Bí Tích Sám Hối trong Hội Thánh , để các tín
hữu sau khi phạm tội lãnh Bí Tích Rửa Tội, nhờ ơn tái sinh, được
hoà giải với Thiên Chúa (Cộng đồng Triđentinô). Vì chưng Hội
Thánh có “nước lã và nước mắt : nước lã rửa tội và nước mắt
sám hối” (Thánh Ambrôsiô).
Hội Thánh dầu thánh thiện nhưng đồng thời phải được thanh
tẩy luôn.
Đức Kitô đã “Yêu thương Hội Thánh và đã phó mình vì
Hội Thánh để thánh hóa Hội Thánh” (Eph 5,25-26), và kết hiệp
với Hội Thánh như hiền thê của Người (cf Ap 19,7). Người ban
tràn đầy hồng ân linh thiêng cho Hội Thánh là thân Thể và sự
sung mãn của Người (cf Eph 1,22-23), và qua Hội Thánh, Người
tuôn đổ chân lý và ơn thánh đến mọi người.
Nhưng các chi thể của Hội Thánh còn bị cám dỗ và
thường xa ngã phạm tội cách thảm hại. Vì thế, mặc dầu Đức
Kitô “là Đấng Thánh thiện, vô tội, tinh tuyền”(Hep 7,26),
“không hề biết đến tội” (2 Cor 5,21), nhưng Người đã đến để
đền tội của dân gian(Hep 2,17), thì khi Hội Thánh ấp ủ các tội
nhân vào lòng, Hội Thánh vốn thánh thiện và đồng thời phải luôn
thanh tẩy, vẫn liên tục theo đuổi việc sám hối và công cuộc canh
tân.

Bằng nhiều phương cách khác nhau, dân Thiên Chúa


thực hiện việc chu toàn và sám hối liên tục ấy. Vì khi thông phần
vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô nhờ sự nhẫn nhục chịu đựng (cf
1 Pet 4,13), khi thực thi các công việc từ thiện Bác aí (cf 1Pet
4,8), và mỗi ngày sống theo Phúc Am Chúa Kytô hơn, dân Chúa
trở nên dấu chỉ sự trở lại cùng Thiên Chúa trong thế gian. Đó là
điều Hội Thánh vẫn tỏ ra qua cuộc sống, và cử hành trong Phụng
vụ, khi các tín hữu xưng mình là kẻ có tội và xin Thiên Chúa và
anh chị em tha thứ tội lỗi cho mình, như trong các cuộc cử hành
sám hối khi công bố lời Chúa, khi cầu nguyện và trong các phầm
sám hối khi cử hành Bí Tích Thánh Thể.
Còn trong Bí Tích sám hối, các Tín Hữu “được Thiên Chúa
nhân từ tha thứ các xúc phạm đến Ngài, đồng thời họ được giao
hòa cùng Hội Thánh mà tội lỗi của họ đã làm tổn thương. Nhưng
Hội Thánh hằng nỗ lực lấy đức ái, gương lành và kinh nguyện
mà làm cho họ trở lại”(CĐ Vat.II.Lumen gent.Số 11). Vậy kẻ tội
lỗi nhờ ơn Chúa thương xót, tiến vào con đường sám hối, trở về
cùng Chúa Cha là Đấng “đã yêu thương chúng ta trước”(I Yn
4,19), trở về cùng Chúa Kitô là Đấng đã nộp mình vì chúng ta (cf
Gal 2,20; Eph 5,25), và trở về cùng Chúa Thánh Thần là Đấng
đã được thông ban tràn đầy trong chúng ta (cf Tit 3,6).
Nhưng “do mầu nhiệm huyền diệu và nhân hậu trong việc
ban phát các ơn, loài người được liên kết với nhau bằng một thưa
tình siêu nhiên, nên tội lỗi của người này cũng làm tổn thương đến
người nọ, cũng như sự thánh thiện của người này mang lại lợi
ích cho người kia” (ĐGH Phaolô 6 trong Tôn hiến Indulgentiarum
doctrina.1.1.1967 Số 4). Cũng thế, việc sám hối luôn luôn giao
hòa với anh em mà tội lỗi thường làm tổn thương.
Ngoài ra, loài người cũng thường hành động liên kết với
nhau trong việc thực hiện những điều bất chính. Cũng thế, họ trợ
giúp lẫn nhau trong việc thực thi sám hối, để khi đã được giải
thoát khỏi tội lỗi nhờ ân sủng Đức Kitô , họ sẽ với tất cả mọi
người thiện tâm thực hiện nền công chính và hòa bình trong dân
gian.
Người Môn đệ của Đức Kitô sau khi đã phạm tội, được
Chúa Thánh Linh thúc đẩy, chạy đến Bí Tích sám hối, trước tiên
phải thật lòng trở về cùng Thiên Chúa. Việc thành tâm trở về này
bao gồm việc tội và dốc lòng sống cuộc sống mới, đưọc thể hiện
qua việc xưng tội cùng Hội Thánh , qua việc đền tội và sửa đổi
cuộc đời. Còn Thiên Chúa thì ban ơn tha thứ tội lỗi qua Hội
Thánh hành động nhờ tác vụ của Linh Mục.

Việc tội phải chiếm chỗ nhất trong các hành động của hối
nhân, vì tội là “đau đớn trong lòng, chê ghét tội lỗi đã phạm và
dốc lòng không tái phạm nữa” (CĐ Trid. Sessio XIV, De
Sacramento Paenitentiae, Cap.4). vì chưng chúng ta tiến đến
Đức Kitô bằng việc “ghét tội”, nghĩa là bằng sự chân thành thay
đổi toàn diện con người, nhờ việc thay đổi này, con người khi đã
được sự thánh thiện và tình thương của Thiên Chúa thúc đẩy, sẽ
bắt đầu suy nghĩ, phán đoán vàsắp xếp lại cuộc đời. Chính sự
thánh thiện và tình thương ấy đã được tỏ bày trong Chúa Con và
được thông ban dư đầy cho chúng ta (cf Hep 1,2;Col 1,19;Eph
1,23). Bởi thế, việc sám hối chân thật tùy thuộc vào sự này. Vì
việc trở về phải thay đổi con người từ bên trong, để ngày càng
soi sáng con người sâu rộng hơn và làm cho trở nên giống Đức
Kitô hơn.

Việc xưng tội thuộc Bí Tích sám hối phát xuất từ lòng thành
thật nhân biết chính mình trước mặt Thiên Chúa và từ việc tội
lỗi. Nhưng việc chân thành xét mình và xưng các tội lỗi ra bề
ngoài phải được thể hiện trong ánh sáng lòng từ bi của Chúa.
Việc xưng tội đòi hỏi hối nhân phải muốn cởi mở tâm hồn mình
cho thừa tác viên của Thiên Chúa biết. Vì này hành động thay
mặt Đức Kitô, dùng quyền tha thứ hoặc cầm buộc tội lỗi mà tuyên
án trong việc xét xử thiên liêng này.

Sự thành thật trở về được kiện toàn bằng việc đền tội, sửa
đổi cuộc sống và đền bồi thiệt hại. Công việc mà mức độ việc
đền tội phải tương ứng với từng hối nhân, để mỗi người có thể
canh tân trật tự mà họ đã gây sáo trộn, và có thể dùng phương
thuốc phản công mà truyền chữa cơn bệnh họ đang mắc phải.
Như thế, việc đền tội phải là phương thuốc thật sự truyền chữa
tội lỗi và canh tân cuộc sống bằng cách nào đó. Như thế “khi
quên quá khứ phía sau đi” (Phil 3,13), hối nhân được liên kết lại
với mầu nhiệm cứu độ và hướng về tương lai.

Thiên Chúa dùng dấu chỉ giải tội mà ban ơn tha thứ cho hối
nhân nào bày tỏ với thừa tác viên Hội Thánh, sự trở lại qua việc
xưng tội trong Bí Tích sám hối, và như thế Bí Tích sám hối được
hoàn thành. Vì chưng theo chương trình cứu độ của Thiên Chúa
mà do đó nhân tính và lòng nhân hậu của Đấng Cứu Độ chúng ta
là Thiên Chúa đã xuất hiện cách hữu hình giữa nhân loại, thì
Thiên Chúa muốn dùng những dấu chỉ hữu hình mà ban phát ơn
cứu độ cho chúng ta và tái lập giao ước đã bị tan vỡ (cf Tit 3,4-
5).
Bởi thế, nhờ Bí Tích sám hối, Chúa Cha đón nhận người
con trở về cùng Chúa, Đức Kitô vác trên vai con chiên lạc và đưa
về chuồng chiên, và Chúa Thánh Thần tái thánh hóa đền thờ của
Ngài hay Ngài vào cư ngụ nơi đó cách sung mãn hơn. Sau cùng
sự kiện này được bộc lộ ra bằng việc tái tham dự cách sót sắng
hơn vào bàn tiệc của Chúa. Nơi đó, khi người con từ xa trở về,
mọi người đều hân hoan vui mừng trong bữa tiệc của Hội Thánh
(cf Lc 17,7.10.32).

Cũng như có nhiều vết thương tội lỗi khác nhau trong
đời sống cá nhân và cộng đoàn thế nào, thì cũng có nhiều phương
thuốc khác nhau mà Bí Tích Sám Hối cống hiến cho chúng ta
như vậy. Vì chưng, những ai phạm tội trọng mà lìa xa cộng đồng
bác ái của Thiên Chúa, thì do bí tích sám hối, họ được kêu mời
trở lại sự sống mà họ đã đánh mất. Còn kẻ nào phạm tội nhẹ, mỗi
ngày cảm thấy mình yếu kém, thì nhờ năng lãnh bí tích sám hối,
họ nhận được sức mạnh để đạt được sự tự do sung mãn của con
cái Thiên Chúa .
a. Để lãnh nhận được những phương thuốc sinh ơn cứu độ
của bí tích sám hối, thì theo ý định của Chúa từ bi, người tín hữu
phải xưng ra cùng Linh Mục tất cả và từng tội trong mà khi xét
mình họ nhớ được (CĐ Triđen.Sessio XIV, De Sacramento
Paenitentiae, Cap 7-8).
b. Ngoài ra, việc năng sử dụng Bí Tích này cách cẩn thận
cũng mang lại nhiều lợi ích đối với tội nhẹ. Vì chưng việc sử
dụng Bí Tích này không phải chỉ là lập lại một nghi lễ hay một
sự thao luyện tâm lý, nhưng là một sự cố gắng liên tục để làm
cho Ơn Bí Tích rữa tội thêm hoàn hảo, ngõ hầu khi chúng ta mang
lấy trong chúng ta sự chết của Đức Kitô , thì dần dần sự sống của
Đức Kitô được hiển hiện trong chúng ta (cf 2 Cor 4,10). Trong
việc xưng tội như thế, mặc dầu chỉ xưng những tội nhẹ, các hối
nhân cũng phải cố gắng cách đặc biệt để trở nên giống Đức Kitô
hơn và sẵn san2g vâng theo tiếng Chúa Thánh Thần hơn.
Để Bí Tích sinh ơn cứu độ này thật sự tác động trên các tín
hữu của Đức Kitô, nó cần phải đâm rễ trong tất cả đời sống của
họ phục vụ Thiên Chúa và anh em một cách hăng say hơn.
Vì thế, việc cử hành bí tích này luôn luôn phải là một hành
động nhờ đó đang khi tiến lên đón Đức Kitô , Hội Thánh tuyên
xưng đức tin của mình, cảm tạ Thiên Chúa vì sự tự do mà Đức
Kitô đã giải thoát chúng ta(cf Gal 4,31), và hiến dâng mạng sống
mình làm hy tế thiêng liêng để ca tụng vinh quang Thiên Chúa.
Toàn thể Hội Thánh với tư cách là dân tư tế, khi thực
thi việc giao hòa mà Thiên Chúa đã giao ban cho, luôn luôn thực
thi bằng nhiều cách. Vì không những Hội Thánh kêu gọi hối
nhân sám hối bằng việc rao giảng Lời Chúa, mà còn cầu nguyện
cho hối nhân lấy lòng từ mẫu săn sóc lo lắng giúp đỡ để họ nhận
biết và xưng thú tội mình ra, đồng thời đón nhận lòng từ bi của
Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể tha thứ tội lỗi. Nhưng hơn
nữa, chính Hội Thánh là dụng cụ của việc trở về và giải tội cho
hối nhân qua tác vụ mà Đức Kitô đã trao ban cho các tông đồ
và những Đấng kế vị các Ngài (cf Mt 18,18;Yn 20,23).

Hội Thánh thi hành tác vụ đối với bí tích sám hối qua các
GiámMục và Linh Mục : các Ngài kêu gọi các tín hữu trở về qua
việc rao giảng lời Chúa, đồng thời nhân danh Đức Kitô và với
quyền lực Chúa Thánh Thần, các Ngài tuyên bố và ban cho họ ơn
tha thứ tội lỗi.
Khi thi hành tác vụ này, các Linh Mục hành động trong
sự hiệp thông với Giám Mục và tham dự vào quyền bính
cũng như nhiệm vụ của Ngài là vị điều hành kỷ luật sám
hối (HC Lumengentium số 26.CĐ Vat.II).
Thừa tác viên có thẩm quyền đồi với bí tích sám hối là Linh
mục có quyền giải tội theo giáo luật. Tuy nhiên, tất cả các Linh
Mục, kể cả những vị không được phép giải tội, cũng có thể giải
tội thành phép và hợp lệ cho bất cứ hối nhân nào trong tình trạng
nguy tử.

Để có thể chu toàn cách chính xác và trung thành nhiệm


vụ mình, hiểu biết những căn bệnh linh hồn, đưa ra những
phương thuốc thích hợp với những căn bệnh, thực thi cách thành
thạo nhiệm vụ xét xử, Cha giải tội cần phải có kiến thức và sự
khôn ngoan cần thiết trong vấn đề này, bằng cách cố gắng nghiên
cứu dưới sự hướng dẫn của Giáo quyền, và nhất là phải năng cầu
nguyện cùng Thiên Chúa . Vì việc phân biệt các tâm hồn chính
là nhận biết sâu xa hành động của Thiên Chúa trong lòng mọi
người, là hồng ân của Chúa Thánh Thần và hiệu quả của đức bác
ái(cf Phil 1,9-10).
Cha giải tội phải luôn tỏ ra sẵn sàng giải tội cho các tín
hữu, mỗi khi họ xưng tội cách hợp lý (Thánh Bộ Giáo Lý Đức
Tin. Normae pastorales).
Khi đón nhận người tội lỗi sám hối và dẫn dắt họ đến ánh
sáng chân lý, cha giải tội thi hành nhiệm vụ làm Cha, nên phải tỏ ra
cho mọi người thấy tấm lòng của Chúa Cha, và mang lấy hình ảnh
Đức Kitô là Mục tử (CĐ Vat.II. HC Sacrosanctum Con Cilium số
7).
Cha giải tội ý thức rằng : với tư cách thừa tác viên của
Thiên Chúa , mình đã biết được những điều bí mật trong lương
tâm anh chị em mình, nên theo chức vụ bắt buộc phải giữ kín ấn
tín bí tích.

Phần việc mà chính người tín hữu là hối nhân phải giữ
trong bí tích sám hối thật rất quan trọng.
Khi người tín hữu sám hối có đủ điều kiện, tới lãnh phương
thuốc sinh ơn cứu độ này do Đức Kitô thiết lập và xưng tội mình
ra, thì qua các tác động của họ, họ góp phần vào chính bí tích sẽ
được kiện toàn do lời giải tội mà thừa tác viên nhân danh Đức Kitô
đọc lên.
Như thế, đang khi người tín hữu tiếp nhận và công lòng từ
bi của Thiên Chúa trong đời sống mình, thì cùng với vị Linh Mục,
họ cử hành phụng vụ của Hội Thánh luôn luôn đổi mới.
Bí Tích sám hối được cử hành tại nơi và toà (giải tội)
theo luật định.

Việc giao hòa các hối nhân có thể cử hành trong mọi lúc,
mọi ngày. Tuy niên, nên cho các tín hữu biết ngày giờ mà Linh
Mục có mặt để thi hành tác vụ này. Các tín hữu cần được hướng
dẫn để đến lãnh nhận bí tích sám hối ngoài thánh lễ, nhất là vào
các giờ đã được ấn định (TB Nghi lễ.HT Eucharisticum mysterium
25.5.1967.số 35).
Mùa chay là mùa thích hợp nhất để cử hành bí tích sám hối,
vì ngay trong ngày Lễ Tro đã có lời mời gọi long trọng trước mặt
dân Chúa : “Anh em hãy sám hối và hãy tin vào Tin Mùng”. Vì
thế, nên ấn định nhiều cuộc cử hành sám hối trong Mùa Chay, để
tất cả các tín hữu có dịp giao hòa với Thiên Chúa và với anh chị
em, hầu cử hành mầu nhiệm phục sinh trong ba ngày cực thánh
với tâm hồn đã được đổi mới.

Đối với các phẩm phục mặc khi cữ hành bí tích sám hối,
phải tuân giữ các qui luật do Đấng Bản Quyền địa phương ấn
định.
Để chuẩn bị cử hành Bí Tích, trước tiên Linh Mục và
hối nhân phải dọn mình bằng kinh nguyện. Linh mục thì kêu cầu
cùng Chúa Thánh Thần để lãnh nhận từ nơi Ngài ánh sáng và
tình thương. Còn hối nhân thì đối chiếu cuộc sống mình với
gương sáng và giới răng của Đức Kitô , và kêu xin Thiên Chúa
tha thứ tội lỗi cho mình.

Linh mục đón tiếp hối nhân với tình bác ái huynh đệ và
nếu cần, chào hỏi hối nhân với những lời lịch thiệp. Đoạn hối nhân
làm dấu Thánh giá trên mình mà rằng : “Nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần. Amen.” Linh mục có thể cùng làm dấu Thành
giá với hối nhân. Kế đó, Linh mục dùng công thức vắn tắt kêu
mời hối nhân đặt tin tưởng vào Thiên Chúa . Nếu Cha giải tội
không quen biết hối nhân, thì hối nhân tuỳ nghị cho Ngài biết
hoàn cảnh mình : thời gian xưng tội lần cuối cùng, những khó
khăn trong việc sống đạo và những điều khác xét ra hữu ích giúp
Cha giải tội thi hành tác vụ của Ngài.

Sau đó Linh mục hoặc chính hối nhân tuỳ nghị đoc một
đoạn Thánh Kinh. Cũng có thể đọc trong lúc dọn mình xưng tội, vì
chưng nhờ lời Chúa mà người tín hữu được soi sáng để nhận biết
tội lỗi mình, được kêu mời trở lại và tin tưởng vào lòng từ bi của
Thiên Chúa .

Đoạn hối nhân xưng tội. Nơi nào có thói quen thì hối
nhân bắt đầu bằng công thức cáo mình chung, tức đọc kinh cáo
mình. Nếu cần, Linh mục giúp hối nhân xưng tội cho đầy đủ.
Ngoài ra còn khuyến khích hối nhân thật lòng sám hối vì những
sự xúc phạm tới Thiên Chúa . Sau cùng nói với hối nhân những
lời khuyên bảo thích hớp để bắt đầu một cuộc sống mới, và nếu
cần, chỉ giáo cho biết những nghĩa vụ đời sống Kytô hữu.
Nếu hối nhân đã là nguyên nhân gây thiệt hại hay là gương
mù, phải liệu cho hối nhân cam kết sửa lại cho xứng hợp.
Đoạn Linh mục giao việc đền tội. Việc đền tội này không
những là việc đền bù những tội đã qua, mà còn là sự trợ giúp cho
cuộc sống mới, và là phương thuốcthuyên chữa bệnh tật. Vì thế
việc đền tội, tuỳ theo mức độ có thể, phải tương xứng với tội nặng
nhẹ và với bản tính của tội. Việc đền tội có thể tuỳ nghi thức thực
hiện bằng cách đọc kinh, từ bỏ mình, nhất là phục vụ anh chị em
và thực thi công việc từ thiện, nhờ đó mà khiá cạnh xã hội của
tội lỗi và việc tha tội được sáng tỏ.

Sau đó hối nhân bày tỏ lòng sám hối và cương quyết


sống cuộc sống mới bằng cách đọc một vài kinh xin Chúa Cha
tha thứ tội lỗi. Nên đọc kinh nào có trích lời Thánh kinh.
Sau khi hối nhân đọc kinh, Linh mục giơ hai tay, hoặc ít là
giơ tay phải lên đầu hối nhân và đọc công thức giải tội với những
lời cốt yếu sau đây :
. Khi đọc các lời này, Linh mục là dấu
thánh giá trên hối nhân. Công thức giải tội (xem số 46) nói lên
việc giao hòa hối nhân phát xuất từ lòng thương xót của Thiên
Chúa , cho thấy mối giây liên kết giữa việc giao hòa hối nhân với
Mầu Nhiệm Vượt qua của Đức Kitô , làm nổi bật phần việc của
Chúa thánh Thần trong việc tha thứ tội lỗi. Sau cùng, làm sáng
tỏ khía cạnh Giáo Hội của Bí Tích, vì việc giao hòa với Thiên
Chúa được kêu xin và trao ban qua thừa tác vụ của Hội Thánh .

Sau khi lãnh nhận ơn tha thứ tội lỗi, hối nhân tuyên
xưng lòng từ bi của Thiên Chúa và cảm tạ Ngài bằng lời kêu cầu
vắn tắt lấy trong Thánh Kinh. Sau đó Linh mục cho hối nhân ra
về bình an.
Hối nhân phải tiếp tục và bày tỏ cuộc trở lại bằng một đời
sống được đổi mớ theo tinh thần của Đức Kitô , và càng ngày
thấm nhuần tình yêu mến Thiên Chúa , vì “Đức mến che lấp
muôn vàng tội lỗi”(I Pet 4,8).

Khi nhu cầu mục vụ đời hởi, Linh mục có thể bỏ bớt
hoặc rút ngắn một vài phần của nghi thức. Tuy niên phải luôn
luôn giữ đầy đủ nghi lễ là : xưng tội, nhận việc đền tội, kêu mời
sám hối(só 44), công thức giải tội và công thức cho ra về. Còn
nếu gặp trường hợp nguy tử, thì Linh mục chỉ cần đọc những lời
chính yếu của công thức giải tội, nghĩa là đoc :

Nơi nào có nhiều hối nhân tập hợp lại cùng một trật để
lãnh nhận ơn gaio hòa trong Bí Tích, thì nên chuẩn bị họ bằng
nghi thức cử hành lời Chúa.
Cả những tín hữu sẽ đi xưng tội vào lúc khác cũng có thể
tham dự vào nghi thức cử hành này. Việc cử hành chung như thế
nói lên một cách rõ ràng hơn tính cách Giáo hội của việc sám
hối. Bởi vì các tín hữu cùng nhau nghe lời Chúa, công bố lòng từ
bi của Chúa kêu mời họ trở về, và họ cùng nhau cân nhắc việc
làm cho đời sống phù hợp với lời Chúa vừa mới nghe, lại giúp
đỡ nhau bằng lời cầu nguyện. Sau khi mỗi người xưng tội mình
ra và lãnh phép giải tội rồi, tất cả mọi người đồng thanh ca tụng
Thiên Chúa vì những ơn huyền diệu Thiên Chúa làm cho dân
Ngài, là dân mà Thiên Chúa đã mua chuộc bằng giá Máu Con
của Ngài.
Nếu cần, hãy mời nhiềi Linh mục : các ngài ngồi ở những
nơi xứng hợp, có thể nghe và gaio hòa mỗi tín hữu.

Khi các tín hữu đã tập hợp lại, có thể tuỳ nghi hát một
bài xứng hợp. Đoạn Linh mục chào các tín hữu, và chính Ngài
hay một thừa tác viên nếu cần, nói vắn tắt ít lời hướng dẫn các
tín hữu vào việc cử hành và dạy họ về thứ tự các việc họ phải
tuân giữ. Sau đó, Ngài kêu mời mọi người cầu nguyện, và sau khi
đã thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, Ngài kết thúc lời nguyện.

Bí Tích sám hối phải bắt đầu bàng việc nghe lời Chúa,
bởi vì Thiên Chúa dùng lời Ngài mà kêu mời sám hối và hướng
dẫn đến việc trở về đích thật trong tâm hồn.
Có thể chọn một hoặc nhiều bài đọc. Nếu đọc nhiều bài thì
cho xen kẽ một Thánh vịnh hoặc một bài ca xứng hợp, hoặc giữ
thinh lặng trong giây lát để lời Chúa được thấu hiểu cách sâu
rộng hơn và để tâm hồn hoà nhịp với lời Chúa. Nếu chỉ đọc một
bài thì nên đọc Phúc âm. Đặc biệt nên đọc những bài ý nghĩa
như sau :
Tiếng chúa kêu gọi mọi người trở về và kêu gọi luôn luôn
sống theo hình ảnh Đức Kitô .
Mầu nhiện giao hòa được đặt dưới mắt mọi người nhờ
sự chết và sự sống lại của Đức Kitô , cũng như qua hồng ân của
Chúa Thánh Thần.
Sự xét xử của Thiên Chúa về việc lành và việc dữ trong
đời sống mọi người, giúp soi sáng lương tâm và xét mình.
Bài giảng bắt đầu từ bản văn Thánh vịnh, hướng dẫn
các hối nân xét mình, từ bỏ tội lỗi và trở về cùng Thiên Chúa .
Gợi cho các tín hữu nhớ rằng : tội lỗi phải nghịch cùng Thiên
Chúa , chống lại cộng đồng và tha nhân, cũng như chống lại
chính kẻ tội lỗi. Sau đó tuỳ nghi đề cập đến.
Lòng từ bi vô cùng của Thiên Chúa , lớn lao hơn tất cả
tội ác của chúng ta, và nhờ lòng từ bi đó, Thiên Chúa không
ngừng kêu gọi chúng ta trở về với Ngài.
Cần sám hối nội tâm, để chúng ta thành thật sẵn sàng
đền bồi thiệt hại do tội lỗi gây ra.
Khía cạnh xã hội của ơn thánh vả tội lỗi, vì hành động
của cá nhân ảnh hưởng một cách nào đó đến toàn thể thân mình
của Hội Thánh .
Việc đền tội của chúng ta chỉ có giá trị do việc đền tội
của Đức Kitô , và ngoài các việc đền tội sám hối, còn đặc biệt
đòi buộc phải thực thi đức ái thật sự đối với Thiên Chúa và tha
nhân.
Sau khi giảng xong, tuỳ nghi giữa thinh lặng để xét
mình và thật lòng tội. Chính lInh mục hoặc phó tế hay một thừa
tác viên khác, có thể giúp các tín hữu bằng những câu vắn tắt,
hoặc một vài lời cầu xin đối đáp, tuỳ theo tình trạng, địa vị, tuổi
tác … của họ.
Nếu xét thấy thích hợp, việc xét mình và tội chung như vậy
có thể thay thế cho bài giảng. Nhưng trong trường hợp này, phải
bắt đầu bằng các Tah1nh vịnh vừa mới đọc.

Kế đó, phó tế hoặc một thừa tác viên khác kêu mời mọi
người quì gối xuống hoặc cuối mình đọc công thức xưng tội
chung (ví dụ : đọc kinh Cáo mình). Đoạn mọi người đứng lên,
tuy nghi đọc lời cầu xin đối đáp hay hát bài thích hợp nói lên sự
xưng thú tội lỗi, thật lòng, xin ơn tha thứ và tin tưởng vào lòng
từ bi của Thiên Chúa : Sau cùng luôn luôn phải đọc kinh Lạy
Cha, không khi nào được bỏ.
Đọc kinh Lạy Cha xong, các Linh mục tiến đến những
nơi đã được chỉ định để ngồi toà giải tội. Các hối nhân muốn
xưng tội có thể đến với Linh mục nào tuỳ họ lựa chọn, và sau khi
nhận việc đền tội sẽ được Linh mục ban phép giải tội với công
thức giao hòa một hối nhân.
Giải tội xong, các Linh mục trở lại cung thánh. Vị chủ
tọa việc cử hành kêu gọi mọi người bày tỏ lời cảm tạ lòng từ bi
của Thiên Chúa . Việc cảm tạ này có thể thực hiện bằng hát hay
đọc một thánh vịnh hoặc một bài ca vãn hay lời cầu nguyện đối
đáp. Sau cùng Linh mục kết thúc việc cử hành bằng lời nguyện
ca tụng Thiên Chúa vì tình yêu mà Ngài đã yêu thương chúng ta.

Sau khi cám ơn xong, Linh mục ban phép lành cho các
tín hưu. Đoạn chính Linh mục hay phó tế giải tán cộng đồng.

Việc cá nhân xưng tội trọn vẹn và lãnh phép giải tội
riêng là phương cách thông thường duy nhất, nhờ đó các tín hữu
giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh , trừ khi có sự bất lực thể
lý hay luân lý mới được chước chuẩn xưng tội cách này. Vì
chưng, đôi khi do những hoàn cảnh đặc biệt xảy đến, có thể được
phép hoặc phải giải tội cung cho nhiều hối nhân mà không có
việc xưng tội từng người trước.
Ngoài những trường hợp nguy tử, thì còn có phép ban Bí
Tích giải tội cho nhiều tính hữu xưng tội một cách tổng quát,
nhưng đã được ân cần chuẩn bị trước để giụt lòng sám hối, nếu
gặp nhu cầu quan trọng, nghĩa là khi gặp số hối nhân quá đông
mà không có sẵn cha giải tội để nghe xưng tội theo nghi thức
từng người xưng tội trong khoảng thời gian thuận tiện, đến nỗi
các hối nhân không phải vì lỗi họ, mà phải bó buộc chịu tình
trạng không được rước lễ trong thời gian lâu dài. Sự kiện này có
thể xảy đến, nhất là trong các xứ truyền giáo, nhưng cũng có thể
ở các miền khác, và ở nơi những nhóm nào đó khi thấy có nhu
cầu như thế.
Còn khi có sẵn cha giải tội thì không được phép giải tội chung
như vậy, chỉ vì một lẽ có đông số hối nhân, chẳng hạn như trong
một vài dịp lễ hay dịp hành hương (xem Normae pastorales circa
absolutionem sacramentalem generali modo impertiendam
16.6.1972 số III: AAS 64 (1972) trang 511 Thánh Bộ Giáo Lý Đức
Tin).
Việc xét đoán xem có đủ điều kiện nói trên hay không,
và do đó khi nào được ban Bí Tích giải tội chung, thuộc thẩm
quyền của Giám Mục địa phận, sau khi bàn tính với các vị khác
trong Hội Đồng Giám Mục.
Ngoài những trường hợp do Đức Giám Mục địa phận ấn
định, nếu có gặp một nhu cầu quan trọng nào khác mà phải ban
Bí Tích Giải Tội tập thể, thì mỗi khi có thể được, vị Linh Mục
phải lãnh ý Đấng Bản quyền địa phương, trước khi được giải tội
hợp pháp. Bằng không thể được, thì phải giao cho ngài biết sớm
hết sức về trường hợp khẩn thiết mình đã gặp và về phép Giải tội
đã ban (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Normae pastorales…
16.6.1972).
Đối với các tín hữu, để được hưởng nhờ Bí Tích giải
tội tập thể, thì tuyệt đối đòi buộc học phải được chuẩn bị cách
xứng hợp. Nghĩa là mỗi người:
-
-
-

Các linh mục phải ân cần dạy bảo các tính hữu biết trước
về việc chuẩn bị tâm hồn và về những điều kiện phải có để Bí
Tích được thành sự (Như trên số VI và XI).
Những ai đã được tha thứ các tội trọng do việc giải tội
chung, phải đi xưng tội riêng trước khi lãnh nhận ơn giải tội
chung một lần khác, trừ khi bị ngăn trở vì một lý do chính đáng.
Nhưng tuyệt đối họ phải đến xưng tội với một cha giải tội trong
vòng một năm, trừ khi có sự bất lực luận lý. Bởi vì họ cũng giữ
luật buộc mọi Kitô hữu phải đi xưng tội với một linh mục ít nhất
là một năm một lần tất cả các tội trọng mà họ chưa được xưng
riêng từng tội với một cha giải tội nào (Như trên số VII - VIII).
Để giao hòa các hối nhân qua việc xưng tội và giải tội
chung trong những trường hợp đi luật lệ ấn định mọi việc diễn tiến
như đã nói trên về việc cử hành giao hòa nhiều hối nhân với việc
xưng tội và giải tội từng người, chỉ thay đổi những điều nói sau
đây:
Sau hoặc trong chính bài giảng, nên khuyên nhủ các tín
hữu nào muốn hưởng nhờ Ơn giải tội chung, phải có tâm hồn chuẩn
bị xứng hợp, nghĩa là mỗi người phải sám hối về tội lỗi mình đã
phạm, dốc lòng chừa tội, quyết tâm sửa lại những gương mù và
thiệt hại đã có thể gây ra, đồng thời phải có ý xưng ra vào thời
gian ấn định từng tội trọng mà hiện nay họ không thể xưng ra
được (Như trên số VI). Nhất là giao vài việc đền tội mà mọi người
phải thi hành, và mỗi người còn có thể thêm một ít việc nếu họ
muốn làm.
Sau đó, phó tế hoặc một thừa tác viên khác hay chính
linh mục kêu mời các hối nhân muốn lãnh nhận phép giải tội (ví
dụ: cúi đầu, bái gối hay làm một dấu chỉ nào khác theo qui luật
đã được các Hội Đồng Giám Mục ấn định), đồng thời cùng đọc
công thức xưng tội chung (ví dụ: đọc kinh Cáo Mình), sau đó có
thể đọc lời kêu cầu đối đáp, hoặc hát một bài ca sám hối và tất
cả mọi người đọc hoặc hát kinh Lạy Cha như nói ở số 27 trên
đây.
Bấy giờ Linh Mục đọc lời kêu cầu xin Ơn Chúa Thánh
Thần tha thứ tội lỗi, công bố sự chiến thắng tội lỗi nhờ sự chềt
và sự sống lại của Đức Kitô, và ban bí tích Giải Tội cho các hối
nhân.
Sau cùng Linh Mục kêu mời cảm tạ Thiên Chúa Cha như
đã nói ở số thứ 29, bỏ lời nguyện kết thúc , ban phép lành ngay
cho dân chúng và giải tán. Văn mới để các tính hc Thừa tác viên
cầu nguyện , nhưng vẫn giữ nguyên vẹn công thức Bí Tích rửa
tội.

Đức Giám Mục địa phận có thẩm quyền:


Điều hành kỷ luật sám hối trong địa phận mình bằng cả
những sửa đổi nghi lễ thích ứng theo các qui luật được hội đồng
giám mục thực hiện.
Sau khi bàn tính với các vị khác trong hội đồng giám
mục, xét đoán xem khi nào được phép ban Bí Tích giải tội chung
với những điều kiện do Tòa Thánh ấn định.

Các Linh Mục nhất là Cha Sở:


Trong khi cử hành giao hòa cho từng người hoặc cho
cộng đoàn, được quyền thích ứng nghi lễ với những hoàn cảnh
cụ thể của hối nhân, ngoài việc phải giữ trọn bố cục chính yếu
và công thức giải tội, thì nếu cần vì lý do mục vụ, có thể bỏ bớt
một vài phần hoặc làm cho thêm phong phú, tuyển lựa những bản
văn hoặc những bài đọc hay những lời nguyện, lựa chọn nơi chốn
cho thích hợp với việc cử hành hơn, theo các qui tắc đã được các
Hội Đồng Giám Mục ấn định, làm thế nào đề toàn thế cuộc cử
hành vừa phong phú, vừa sinh ơn ích.
Một đôi lần trong năm, nhất là trong mùa chay được
quyền tổ chức các cuộc cử hành sám hối với sự giúp đỡ của
những vị khác, kể cả giáo dân. Làm thế nào cho các bản văn được
lựa chọn và nghi thức cử hành trở nên thực sự thích ứng với điều
kiện và hoàn cảnh của cộng đoàn hoặc của nhóm (ví dụ: các trẻ
nhỏ, các bệnh nhân v.v…)
Trong trường hợp thật khẩn thiết mà Giám Mục địa phận
không dự liệu trước, nếu không thể chạy đến Ngài được, thì có quyền
quyết định ban Bí Tích Giải Tội chung một trật cho nhiều người, mà
chỉ xưng tội chung thôi, nhưng buộc phải thông báo sớm hết sức
cho Đấng Bản Quyền sở tại về sự khẩn thiết đã gặp và về việc
giải tội chung ấy.
Khi hối nhân đến xưng tội, Linh Mục hiền hòa nhã nhặn
chào đón họ.
Hối nhân và tùy tiện của Linh Mục, vừa làm dấu Thánh
Giá vừa đọc:

Linh Mục kêu mời hối nhân tin tưởng vào Thiên Chúa bằng
những lời sau đây hoặc một cách tương tự:

Linh Mục tùy tiện đọc hay trích thuộc lòng một vài câu
thánh kinh đề cập đến lòng từ bi của Thiên Chúa và việc con
người được kêu mời trở lại.

1
Những chỗ có dấu + là dấu chỉ cho biết bản văn có thể được thay đổi theo các bản
văn đề nghị từ Chương IV, số 67 trở đi.
Kế đến, tùy thói quen, hối nhân đọc công thức thú tội
chung trước (ví dụ: đọc kinh Cáo Mình) rồi xưng tội.
Nếu cần, Linh Mục giúp hối nhân xưng thú đầy đủ tội lỗi
của mình, ban lời khuyên bảo an ủi thích hợp và khuyến khích họ
tội, nhắc nhở họ nhớ rằng : Nhờ Bí Tích Sám Hối, người Kitô
hữu được canh tân trong mầu nhiệm Phục sinh bằgn cách chết
và sống lại với Chúa Kitô . Sau đó Linh Mục chỉ việc đền tội mà
hối nhân chấp nhận để đền tội và cải thiện đời sống.
Trong cách nói cũng như trong việc chỉ bảo, Linh Mục
phải liệu thích ứng cho phù hợp với tình trạng hối nhân.

Sau đó Linh Mục mời gọi hối nhân tỏ bày lòng sám hối.
Họ có thể dùng những lời sau đây hoặc một cách tương tự:
Linh mục giơ hai tay (hay ít là tay phải) trên đầu hối
nhân và đọc:

Hối nhân thưa:

Ban phép giải tội xong, Linh Mục đọc tiếp:

Sau đó Linh Mục cho hối nhân ra về:


Các tín hữu đã tụ hợp lại rồi, khi linh mục vào nhà thờ,
thì tùy tiện hát một Thánh Vịnh hoặc một bài Tiên Xướng, hay
bài nào khác thích hợp.
Ví dụ:

Hát xong, Linh mục chào những người hiện diện :

Đáp chung:
Kế đến, chính Linh Mục hoặc một thừa tác viên khác nói
vắn tắt ít lời giúp giáo dân hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa
việc cử hành cũng như thứ tự phải giữ.
Đoạn Linh Mục kêu mời mọi người cầu nguyện bằng
những lời sau đây hoặc một cách tương tự:

Mọi người thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Sau đó
Linh Mục đọc lời nguyện:

Đáp chung:

Tới đây bắt đầu cử hành lời Chúa. Nếu đọc nhiều bài
đọc, thì nên cho xen kẽ một Thánh Vịnh, hoặc một bài ca xướng
hợp, hay giữ thinh lặng giây lát, để mỗi người thấu hiểu Lời Chúa
cách sâu rộng hơn, và tâm hồn hòa nhịp với lời Chúa. Nếu chỉ
đọc một bài thì nên đọc Phúc âm.


Câu đáp chung:


Câu xướng trước phúc âm (Yn 8,12):

Hỡi các thủ lãnh thành Sôđôma, hãy cho Lời Chúa. I dân
thành Gômôra, hãy lắng nghe lề luật của Thiên Chúa chúng ta.
Chúa phán : “muôn vàn hy lễ có ích lợi gì cho ta”. Ta đã chán
chê và không còn ưa thích những lễ toàn thiêu bằng chiên, mỡ
súc vật, máu bò, chiên con và dê. Khi các ngươi đến trước mặt
Ta, ai kiểm soát các vật ấy nơi tay các ngươi, để các ngươi đi vào
hành lang của Ta? Các ngươi đừng tiếp tục hiến dâng cho ta
những lễ tế vô ích đó nữa. Ta ghê tởm mùi hương ta không chịu
được các ngày đầu tháng, các ngày Sabbat và các ngày lễ trọng
khác. Các cuộc hội họp của các ngươi đều là giang ác. Tâm hồn
ta chán ghét những ngày trăng mới và các lễ trọng của các ngươi.
Tất cả những thứ đó đã làm khổ ta. Ta đã nhàm chán chịu đựng
rồi. Và khi các ngươi giơ tay lên, thì Ta quay mặt đi. Khi các
ngươi càng cầu nguyện thì Ta càng không nhậm lời, vì tay các
ngươi vấy đầy máu. các người hãy tắm rửa , hãy thanh tẩy, hãy
dẹp khỏi mắt ta các tư tưởng xấu xa. Đừng làm điều xấu nữa, hãy
làm điều lành. Hãy tìm kiếm công lý, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức.
Hãy xét xử công bằng cho những kẻ mồ côi và bên vực người
goá bụa. Và Chúa phán : “Các người hãy đến và đối chất với Ta:
cho dầu tội lỗi các ngươi như máu đỏ thắm, cũng sẽ trở nên trắng
như tuyết. Cho dầu đỏ như vải điều cũng sẽ trở nên tráng như
len”.

Đáp:


Xướng:

Đáp (19a):

Anh em thân mến, anh em hãy canh tân trng tâm hồn anh
em, hãy mặc lấy người mới đã được tác thành theo Thánh Ý Chúa
trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật. Bởi đó, anh
em hãy dẹp dự dối trá đi, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật
với tha nhân vì chúng ta đều là chi thể của nhau. Dẫu có nóng
giận anh em đừng có phạm tội, đừng để mặt trời lặn mà vẫn còn
giận hờn. Đừng để cho ma quỉ thừa cơ lợi dịp. Ai đã trộm cắp thì
đừng trộm cắp nữa, nhưng tốt hơn cả là chịu khó dùng bàn tay
mà làm ăn lương thiện, để có của mà ban hát cho những kẻ túng
thiếu. Anh em đừng để lời hư từ nào thốt ra từ miệng anh em,
nhưng chỉ nói lời tốt lành khả dĩ xây dựng đức Tin, ngọ hầu mang
lại ơn ích cho những kẻ nghe anh em nói. Anh em chớ làm phiền
lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì trong người anh em được
ghi ấn tín để chờ đợi ngày cứu chuộc đến. Anh em hãy loại ra
khỏi anh em mọi thứ gay gắt, tức giận, nóng nảy, to tiếng, chửi
rủa, cùng mọi thứ độc ác. Anh em hãy ăn ở hiền hậu với nhau,
hãy thương xót và tha thứ cho nhau , như Thiên Chúa đã tha thứ
cho anh em trong đức Kitô.

Đáp:

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn ụ đông đảo, người đi lên núi,
và lúc người ngồi ng, các môn đệ đến gần người. Bấy giờ Người
mở miệng dạy họ rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo
khó vì Nước Trời là của họ. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ
sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính vì họ
sẽ được no thỏa. Phúc cho những ai hay có lòng trong sạch vì họ
sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hòa,
vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách
hại vì lễ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con
khi người ta ghen ghét bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu
khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân
hoan, vì phần thưởng các con sẽ trọng đại trên Trời. Người ta
cũng tìm bắt bớ các tiên tri trước các con như vậy”.

Đáp chung:


Bài giảng dựa theo bài đọc, hướng dẫn hối nhân xét
mình và canh tân đời sống.

Nên giữ thing một thời gian để xét mình và giục lòng
tội thật. Linh Mục hay phó tế hoặc một thừa tác viên khác có thể
giúp tín hữu xét mình, tội bằng những câu vắn tắt hay một vi cầu
xin đối đáp, tùy theo tình trạng, tuổi tác, nghề nghiệp.. của họ.

Phó Tế hay một thừa tác viên nào khác kêu mời mọi
người quì gối hay cúi mình và cùng đọc công thức thú tội chung
(ví dụ: Kinh Cáo Mình). Đoạn mọi người cùng đứng lên, tùy nghi
đọc lời cầu xin đối đáp hoặc hát một bài thích hợp. Sau cùng
luôn luôn phải đọc Kinh Lạy Cha, không khi nào bỏ được.

Phó tế hoặc một thừa tác viên:

Mọi người cùng đọc:

Phó tế hoặc một thừa tác viên:


Xướng:

Đáp:

Xướng:
(đáp)

Xướng:

Xướng:

Xướng:

Xướng:

Xướng:

Xướng:

Xướng:
Phó tế hoặc một thừa tác viên:

Mọi người cùng đọc:

Linh mục kết thúc:

Đáp:


Các hối nhân đến với các linh mục ngồi ở những nơi
xứng hợp. từng người một xưng tội với các Ngài, nhận việc đền
tội và lãnh phép giải tội. Khi đã nghe hối nhân xưng tội xong, và
tùy nghi, sau khi ban lời khuyên bảo thích hợp, bỏ những chi tiết
thường cử hành trong việc giao hòa từng hối nhân, Linh mục giơ
hai tay, hay ít là tay phải lên đầu hối nhân mà ban phép giải tội
và đọc:
Hối nhân thưa:


Giải tội từng người xong, linh mục hỉ việc cử hành với
sự hiện diện của các linh mục khác, kêu mời mọi người tạ ơn và
khuyến khích họ thi hành việc thiện, nhằm biểu lộ, sự thống hối
trong đời sống mỗi cá nhân và của toàn thể cộng đồng, mọi người
nên hát Thánh Vịnh, hay Ca Vãn, hoặc lời Cầu xin đối đáp để
tuyên xưng quyền năng và lòng từ bi của Thiên Chúa. Ví dụ+: bài
ca vãn Magnificat của Trinh Nữ Maria, hay Thanh Vịnh 135, câu
1-9.13-14.16.25-25.

Sau bài ca tụng hay lời cầu xin đối đáp, linh mục kết
thúc lời nguyện chung như sau:
Mọi người thưa:

Bấy giờ Linh mục ban phép lành cho mọi người:

Mọi người thưa:

Đáp:
Đáp:
Sau đó phó tế hay thừa tác viên khác, hoặc chính Linh mục
giải tán cộng đồng:

Mọi người thưa:


Để giao hòa nhiều hối nhân thú tội và lãnh phép giải
tội chung, trong những trường hợp do luật định, nghi thức giống
nghi thức cử hành việc giao hòa nhiều hối nhân thú tội và lãnh
phép giải tội từng người, chỉ thay đổi những điểm sau đây:

Sau bài giảng, hay trong chính bài giảng, phải khuyên bảo
những tính hữu nào muốn lãnh Bí Tích giải tội chung, cần chuẩn
bị tâm hồn cho xứng hợp, nghĩa là mỗi người phải ăn năn hối
các tội lỗi của mình, dốc lòng chừa, quyết tâm sửa lại gương xấu
và đền bồi những thiệt hại có thể gây ra, đồng thời có ý muốn
trong thời gian luật định, xưng từng tội trong mà bây giờ không
thể xưng ra được. Hơn nữa, phải chỉ một vài việc đền tội để mọi
người làm và mỗi người tuy ý có thể làm thêm một ít việc khác.

Kế đến, Phó tế hay Thừa tác viên khác, hoặc chính Linh
mục mời các hối nhân muốn lãnh phép giải tội, làm dấu gì tỏ ý xin.
Ví dụ:
Hoặc đề nghị một dấu nào khác theo qui tắc do Hội Đồng
Giám Mục ấn định. Các hối nhân đọc công thức thú tội chung (ví
dụ: Kinh Cáo Mình). Sau đó có thể đọc lời nguyện cầu đối đáp
hay hát bài thích hợp như đã ghi ở số 54, cuối cùng phải luôn
luôn đọc KINH LẠY CHA.

Linh mục giơ hai tay lên trên các hối nhân mà ban phép
giải tội như sau:

Đáp:

Đáp:
Đáp:

Đáp:
(Hoặc dùng công thức giao hòa từng hối nhân như số 46
hay 55 với số nhiều)

Sau đó, Linh mục kêu mời mọi người tạ ơn Chúa và


tuyên xưng lòng từ bi của người. Kế đến, hát bài hát thích hợp
hoặc ca vãn. Bỏ lời nguyện kết thúc, linh mục ban phép lành và
giải tán ngay như đã nói ở số 58-59.
Trong trường hợp rất khẩn cấp, có thể tùy nghi rút ngắn
nghi thức giao hòa này. Tùy tiện đọc một bài Thánh Kinh ngắ
sau lời khuyên bảo thường lệ (coi số 60) , Linh mục chỉ việc đền
tội và kêu mời các hối nhân thú tội chúng (ví dụ: đọc Kinh Cáo
Mình”tội thú nhận “).sau đó ban phép giải tội với lời yêu cầu
ghi ở số 62 (hoặc số 46 hay 55).
Trong trường hợp nguy tử, Linh mục chỉ cần đọc công
thức giải tội được rút ngắn như sau :

Đáp:

Tín hữu nào nhờ Bí tích giải tội chung mà được tha tội
trọng, thì buộc phải xưng tội từng tội trọng ấy trong lần xung tội
riêng đầu tiên sau lần xưng tội chung này.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BẢN VĂN KINH THÁNH ĐỂ
TÙY NGHI SỬ DỤNG THAY THẾ




N.B. Các số chương hay đoạn và câu luôn luôn theo bản
Vulgata là bản văn chính thức của Giáo Hội. Khi có chữ a,b,c
thì hiểu là một câu dài được chia làm nhiều triệt theo thứ tự a, b,
c… Ví dụ : Tv 129 : “Từ vực sâu, Lạy Chúa, con kêu lên cùng
Chúa” Câu 7a là “Israel đang mong đợi Chúa/ Bởi vì Chúa rộng
lượng từ bi/ Và Chúa rất giàu ơn cứu độ…” Câu 7bc là : “Bởi vì
Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn Cứu Độ”.

You might also like