You are on page 1of 26

Bí tích Thánh Tẩy

I. Giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Tẩy

I.1 Định nghĩa

Theo Giáo huấn của Giáo hội, Bí tích Thánh Tẩy: “là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là
cử ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi Bí tích khác. Nhờ Bí tích Thánh Tẩy chúng ta được
giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, trở thanh chi thể Đức Kitô, được tháp
nhập vào Giáo hội và dự phần vào sứ mệnh của Giáo hội” (GLCG số 1213). Như vậy Bí tích
Thánh tẩy không là một dấu chỉ trống rỗng, nhưng là một d6áu chỉ mang lại hiệu qủa cứu độ,
BGích tích không chỉ nói về sự cứu độ nhưng còn mang lại chính ơn cứu độ. Có nghĩa là Bí tích
Thánh Tẩy giải phóng người nhận lãnh khỏi tội Nguyên tổ và tội riêng đã phạm và tháp nhập
người đó vào trong Đức Kitô và Giáo hội.
Công đồng Florenz 1439 đã xác tín: “Bí tích Thánh tẩy đứng hàng đầu trong các Bí tích,
đó là cánh cửa khai mở cuộc sống thiêng liêng. Quả vậy, nhờ Bí tích Thánh tẩy chúng ta trở
thành chi thể của Đức Kitô, của thân thể Giáo hội. Và vì người đầu tiên mà sự chết đã nhập vào
mọi người (x. Rm 5, 12), chúng ta không thể vào Nước trời, nếu chúng ta không tái sinh bởi
nước và Thánh Thần, như đấn là chân lý phán”1

1.2 Chiều kích thần học của Bí tích Thánh Tẩy

1.2.1 - Phép Rửa như là biểu tượng đích thật về nhân chủng học

Nước xử dụng trong Bí tích Thánh Tẩy trước khi trở thành Bí tích, thì nó chứa đựng ý nghĩa trần
thế: rửa sạch, gội rửa và làm dịu mát. Nước không chỉ tẩy rửa thân xác, nhưng nó còn chứa đựng
ý nghĩa là mang lại một cảm gíac sảng khoái. Ai đã phục vụ cho những người bị bệnh nặng, đều
biết rằng việc gội rửa đều mang lại cho người bệnh cảm gíac khỏe mạnh. Người ta có thể tự
“cảm nhận được một sự khỏe mạnh lại” và không còn cảm thấy khó chịu. Trong một ý nghĩa đặc
biệt, việc tẩy rửa còn hàm chứa một cái gì cao qúi. Nếu một ái đó bị thương trong tình trạng nhầy
nhụa, thì việc gội rửa có thể tạo ra việc tẩy trùng và chữa lành. Từ cái nhìn đó, Phép Rửa trứơc
tiên như là một sự gội rửa mang biểu tượng nhân loại tính. Và vì Phép Rửa được Chúa Cha đón
nhận qua Chúa Giêsu Kitô và trong Chúa Thánh Thần và trở thành nghi lễ của Giáo hội, chúng ta
gọi đó là Bí tích, là phương thế thẩm mỹ (cosmeticum) siêu nhiên. Thánh Ambrosio gọi những
người tân tòng; “Chúa Giêsu, một mặt do bởi đòi hỏi của một tình yêu lớn lao, một mặt do yêu
cầu của vẻ đẹp cực kỳ diễm lệ nơi Ngài, nên những người lãnh Bí tích Rửa tội được trang điểm
lỗng lẫy, đã yêu cầu Giáo hội: ‘hãy đặt Ta như chiếc ấn vaò trái tim ngươi, như chiếc chiếc ấn
trên tay ngươi’ (x. Dc 8, 6). Có nghĩa là: ‘em đẹp lắm, nầy em gái của Ta, em thật mỹ miều, và
nơi em không có tì ố gì. Hãy đặt Ta như chiếc ân vào trái tim em, nhờ đó Đức tin của em sẽ
chiếu sáng qua sự sung mãn của Bí tích. Công trình của em cũng sẽ rạng ngời và phản chiếu hình
ảnh Thiên Chúa, chính em được tạo thành theo hình ảnh nầy. Tình yêu của em sẽ không bị nước
lũ dập tắt và sóng cồn không thể vùi lấp’ (x. Dc 8,7), tình yêu nầy sẽ không bị hao mòn bởi
những cuộc bắt bớ”2. Ở đấy chúng ta tổng kết có ba yếu tố của Bí tích Thánh Tẩy: 1) chúng ta
thấy chính ân sủng làm cho con người được công chính hóa và được thánh thiện, đồng thời ân
1
Công đồng Florenz, DH 1314.
2
Ambrosio, Về những Mầu nhiệm, 7, 41 (FC 3, 237).
sủng làm cho người nhận lãnh Bí tích được trở nên mỹ miều (cosmeticum), vì nó tẩy xoá tội lỗi;
2) chúng ta cũng nhận ra ấn tín Chúa Thánh Thần làm cho Đức tin được vững vàng (signaculum
fidei); 3) chúng ta cũng nhận ra, qua Phép Rửa sự mỹ miều của hình ảnh Thiên Chúa được tái tạo
(imago dei).

1.2.2 Phép Rửa như là biểu tượng đích thật về Ba ngôi

Nghi lễ biểu tượng của việc dội nước hay là nhúng mình vào nước của người tân tòng
được gọi là Bí tích, vì Thiên Chúa Ba ngôi tác động torng và qua hành vi nầy. Việc tưới gội hay
nhúng mình vào nước không chỉ mang ý nghĩa của một nghi lễ, nhưng việc cử hành được thực
hiện nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (x. Mt 28, 18 - 20), chính những lời
nầy giải nghĩa nghi lễ. Qua việc nại đến Ba ngôi trong nghi thức đổ nước trên đầu người lãnh
nhận Bí tích, Thiên Chúa Ba ngôi tự tỏ mình và đón nhận người lãnh nhận vào trong nội tại, trao
ban cho họ đời sống thần linh và lời giáo huấn. Người lãnh nhận Phép Rửa cư ngụ trong Thiên
Chúa Ba ngôi, cũng như Ch1ua Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cư ngụ trong chính tâm hồn
của họ. Ai ngụ cư trong Chúa Ba ngôi, va trong họ Ba ngội ngự trị, người đó được Thiên Chúa
Ba ngôi trao ban sự thánh thiện. Họ thực sự dự phần vào đới sống thần linh của Thiên Chúa.

Thánh Thần, Đấng được Cha va Con sai đi, tác động trong Bí tích Rửa tội, đó là điều mà Giáo
hội sơ khai đã cảm nghiệm được. Phêrô đã nói với thính gỉa trong bài giảng ngày Lễ Ngũ Tuần:
“anh em hãy sám hối và mỗi người hãy chịu lấy Phép Rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được
ơn tha tội, và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần” (Cv 2, 38). Phép Rửa nhân Danh
Chúa và nhận lãnh Thánh Thần thuộc về nhau: Chúa Kitô, Đấng “đầy tràn Thánh Thần”, trao
ban Phép Rửa. Thánh Phaolô hỏi các môn đệ của Gioan tại Ephêsô: “Các anh đã nhận Thánh
Thần, khi các anh trở thành người có đức tin chưa? Họ trả lời: chúng tôi chưa một lần nghe nói
đến việc Thánh Thần ngự đến. Phaolô hỏi tiếp: Vậy các anh đã nhận Phép Rửa nào? Họ trả lời:
Phép Rửa của Gioan. Bấy giờ Phao lô nói: Gioan đã làm Phép Rửa tỏ lòng sám hối và ông nói
với dân tin vao Đấng đến sau ông ta, tức Đức Giêsu Kitô. Khi họ nghe điều đó, họ xin lãnh nhận
Phép Rửa nhân danh Chúa Giêus Kitô. Và khi Phaolô đặt tay trên họ, Chúa Thánh Thần liền ngự
xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri” (Cv 19, 2 - 6).

1.2.3 Phép Rửa như là biểu tượng đích thật về Kitô học

Từ cảm nghiệm biến cố Phục sinh và chứng tá cho biến cố đó của các Tông đồ chúng ta biết
rằng, Chúa Giêsu đã muốn và đã thiết lập Bí tích Thánh Tẩy: :Hãy đi, hãy làm cho muôn dân trở
thành môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần (Mt 28,19). Cộng đoàn
Giáo hội của Gioan đã nhận ra hiệu lực cứu độ bởi Phép Rửa qua cuộc đàm thoại giữa Chúa
Giêsu và ông Nicôđêmô: “Ai không được sinh ra cách mới, thì không thể nhìn thấy Nước Thiên
Chúa… Qủa thật, qủa thật, tôi bảo với ông: nếu ai không đựơc tái sinh bởi nước và Thánh Thần,
người đó không thể vào Nước Thiên Chúa” (Gia 3, 3.5)

Phép Rửa bởi nuớc và Thánh Thần được thiết lập bởi chính Đức Giêsu Kitô (in persona Christi),
và phát sinh từ chính Ngài: “Ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày long trọng nhất. Chúa Giêsu
đứng trong Đền thờ và lớn tiếng: ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống. Như
lời Kinh Thánh đã nói: từ lòng Người sẽ tuôin chảy những dòng nước hằng sống. Chúa Giêsu
muốn nói về Thánh Thần mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận” (Ga 7, 37 - 39). Thánh Thần,
mà Phép Rửa mang lại, chính là Thánh Thần của Cha trên trời, nhưng cũng là Thánh Thần phát
xuất bởi Chúa Giêsu, Đấng Messia, Đấng “đầy tràn Thánh Thần” và là Con của Chúa Cha.
Chúng ta gặp gỡ Đức Kitô, Đấng “đầy tràn Thánh Thần”, trong Phép Rửa và trong Thánh Thể.
“Ai là kẻ thắng được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa?
Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến nhờ nuớc và máu. Người không đến chỉ trong nước mà
thôi, nhưng trong nước và máu. Chính Thánh Thần làm chứng điều đó, vì Thánh Thần là Chân
lý. Ba điều làm chứng: Thánh Thần, nuớc và má; cả ba điều nầy chỉ là một (1 Ga 5, 5 - 7). Trong
Phép Rửa và Thánh Thể Thần Khí là chứng tá mang lại hiệu qủa của thực tại cứu độ nơi Con
Thiên Chúa chết và Phục sinh. Ở đây chúng ta bàn đến Phép Rửa. Đức Kitô đã tự hiến chính
mình, để mang lại sự cứu độ cho Hiền thê của Người, tức Giáo hội, vâng cho tất cả chúng ta, qua
việc tái sinh và canh tân trong Chúa Thánh Thần (x. Eph 5, 26; Tit 3, 5).

Phép Rửa như là thực tại Thần Khí, cũng chính là sự sống Thần linh không chỉ phát sinh bởi con
người Đức Giêsu Kitô, nhưng còn qui hứơng đến cuộc sống và cái chết củ Người: “Anh em
không biết rằng, hết thảy chúng ta đã được thanh tẩy trong Đức Giêsu Kitô, thì chính trong sự
chết của Người mà chúng ta được thanh tẩy đó sao? Chúng ta cùng được chôn táng với Người
qua việc thanh tẩy trong sự chết; và cũng như Đức Kitô nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha
được sống lại từ cõi chết, thì cả chúng ta nữa củng được sống một đời sống mới. Vì nếu chúng ta
nên giống Người trong sự chết của Người, chúng ta sẽ nên một với Người trong sự Phục sinh của
Người. Chúng ta biết rằng: con người cũ của chúng ta cùng bị đóng đinh vào Thập gía, nhờ đó
thân xác đang bị tội lỗi thống trị sẽ bị hủy diệt và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa.
Vì ai đã chết, kẻ đó được giải thoát khỏi tội. Bây giờ chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng
ta tin rằng, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Chúng ta biết rằng, Đức Kitô đã phục sinh từ
cõi chết, Người sẽ không còn chết nữa; sự chết không còn thống trị Người nữa. Vì nhờ sự chết
của Người, Người đã chết đối với tội một lần cho tất cả, và ngay với sự sống của Người, Người
sống cho Thiên Chúa. Bởi đó anh em cũng nên hiểu rằng, anh em như là những người chết đối
với tội, nhưng sống cho Thiên Chúa torng Đức Kitô” (Rom 6, 3 -14).

Phép Rửa nối kết với sụ chết, với cái chết trên Thập giá của Đức Kitô, với sự mai táng của
Người và với sực Phụ sinh của Người. Chúng ta được tiếp nhận vào trong biến cố cứu độ của
Đức Kitô và tháp nhập vào sự sống Con Thiên Chúa đã chết và đã Phục sinh, và chúng ta bắtt
đầu cuộc sống mới trong Ngừơi. Truyền thống Phaolô luôn nhấn mạnh đến sự tháp nhập sống
động nầy trong: “cùng với Đức Kitô qua Phép Rửa anh em được mai táng, và được sống lại với
Người, nhờ bởi tin vào quyền năng Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Người sống lại từ cõi chết.
Trước kia anh em đã chết vì tội lỗi của anh em, và vì thân xác của anh em không được cắt bì;
nhưng Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Kitô và tha hết mọi tội lỗi cho chúng
ta. Người đã xóa bỏ văn khế tội lỗi chống lại chúng ta, và tiêu hủy những cáo chỉ tố cáo chúng ta.
Người đã xóa tội qua việc Người đóng đinh nó vào Thập gía. Người đã truất phế các quyền lực
thần thiêng, và công khai bêu xấu chúng; qua Đức Kitô Người đã chiến thắng khải hoàn trên
chúng” (Cl 2, 12 - 15). Kẻ lãnh nhận Phép Rửa cũng cất tiếng khải hoàn chiến thắng đối với các
ác thần trong chính Đức Kitô: “Anh em đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được công chính nhờ
danh Chúa Giêsu Kitô, và Thánh thần của Thiên Chúa chúng ta” (1 Cor 6, 11)

1.2.4 Phép Rửa như biểu tượng đích thật về Giáo hội học
Phép Rửa xây dựng Giáo hội, vì chính Đức Kitô qua Bí tích Thánh Tẩy đã nối kết con ngừơi lại
với nhau thành cộng đoàn hiệp thông, thành thân thể của Người: “một Chúa, một Đức tin , một
Phép Rửa” (Eph 4, 5). Phaolô nhắc nhở cộng đoàn Corin thô về tính duy nhất: “Thế thì Đức Kitô
bị chia năm xẻ bảy rồi sao? Phải chăng Phao lô đã bị đóng đinh cho anh em? Hay là nhân danh
Phaolô mà anh em chịu Phép Rửa chăng? (1 Cor 1, 13 -17). Phép Rửa là một sự tháp nhập trong
Đức Kitô và mặc lấy Đức Kitô: “qủa thật, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy trong Đức Kitô,
thì mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3, 27). Phép Rửa hình thành Giáo hội như là Thân thề Đức Kitô: “Vì
thân thể chỉ có một, mặc dầu có nhiều chi thể, tất cả các chi thể của thân thể tuy nhiều nhưng chỉ
có một thân thể: đối với Đức Kitô thì cũng giống vậy. Nhờ một Thần khí duy nhất, qua Phép Rửa
chúng ta được tiếp nhận vào trong một thân thể duy nhất, Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, tất
cả chúng ta được tràn đầy một Thần khí duy nhất…. Anh em là thân thể Đức Kitô và mỗi một
người trong anh em là chi thể của thân thể (1 Cor 12tt. 27). Thân thể nầy là cộng đoàn hiệp thông
của “những người đựơc công chính hóa” nhờ Phép Rửa (x. 1 Cor 6, 11). Giáo hội: một cộng
đoàn hiệp thông được thánh hoá nhờ Phép Rửa (Eph 5, 26), một cộng đoàn tràn đầy Thánh Thần
nhờ Phép Rửa (Tit 3, 5).

1.2.5 Phép Rửa như biểu tượng đích thật của Thánh Thể

Phép Rửa phản chiếu nội dung và hình thức của Bí tích Thánh Thể và đồng thời hiện thực Bí tích
Thánh Thể, chúng ta cùng khám phá mối dây nối kết hai Bí tích nầy.Trong Bí tích Thánh Thể
chúng ta cùng cử hành cái chết và sự Phục sinh của Đức Kitô và qua đó chúng ta được hiệp
thông với sự sống của Đức Kitô. Trong Phép Rửa chúng ta cử hành cũng cùng một chiều kích
tương tự, đó là việc nối kết với cái chết và sự Phục sinh của Đức Kitô. Chúng ta có thể khẳng
định rằng: qua Phép Rửa chúng ta nối kết trong một thân thể, và qua Bí tích Thánh Thể chúng ta
nối kết một cách thâm sâu hơn qua việc đón nhận thân thể nầy. Chúng ta nối kết và đón nhận
thân thể của Con Thiên Chúa, hóa thành xác phàm, đã chết và đã sống lại. Phép Rửa liên kết
chúng ta với Đấng mà chúng ta nhận lãnh trong Bí tích Thánh Thể. Phép Rửa hiện thực nơi
chúng ta những gì mà chúng ta cử hành nơi Bí tích Thánh Thể: cái Chết và sự Phục sinh của Đức
Kitô cho chúng ta. Việc tháp nhập của Phép Rửa nhắm đến Bí tích Thánh Thể. Chính trong Bí
tích Thánh Thể, việc tháp nhập được thực hiện qua Phép Rửa được thể hiện cách thâm sâu với
Đức Kitô, và trong Giáo hội, cộng đoàn hiệp thông.

II Bí Tich Thánh Tẩy : biến cố An sủng (Eulogia)

2.1 Bí Tích Thánh Tẩy như là việc tưởng niệm (Anamnese)

Phép Rửa căn bản như các Bí tích khác - là một hành vi tưởng niệm (anamnese). Phép Rửa cử
hành và liên kết với từng biến cố cứu chuộc được hiện thực bởi Chúa Cha qua Chúa Con và
trong Chúa thánh Thần. Phép Rửa được các Tông đồ thi hành theo lệnh truyền của Đấng Sống lại
từ cõi chết, Đức Giêsu Kitô (Mt 28, 18 -20). Như là tưởng niệm việc cứu độ nơi Đức Giêsu,
Đấng bởi Cha sai đến, Phép Rửa trình bày từng biến cố của lịch sử cứu độ, cô đọng và thăng hoa
lịch sử đó. Chính trong lịch sử nầy Thiên Chúa đã tác động đến nước trong mối tương quan chữa
trị và cứu độ trong Cựu ước và Tân ước. Trong sự tưởng niệm nầy Phép Rửa đã chỉ cho thấy sự
thâm sâu của chính mình. Trở lại với thời nguyên thủy của buổi tạo dựng, bóng tối đang bao
trùm thế giới và Thần khí Thiên Chúa bay lược trên mặt nước hỗn loạn cho đến khi nước được
xếp đặt cách trật tự. Phép Rửa chính là nước được Thần Khí Thiên Chúa đồng hành và thấm
nhập vào trong nó, để từ đó phát xuất ánh sáng và sự sống và làm nên khả năng tái sinh (St. 1, 1-
3). Phép Rửa làm nhớ lại nước thanh tẩy tội lỗi xảy ra trong biến cố Lụt hồng thủy và cam kết
với chúng ta, như đã cam kết với Noe là làm cho lương tâm ngay thẳng để nhận cứu độ (x. 1 Pr
3, 21). Phép Rửa nhắc nhớ tới tác động của Thiên Chúa trong việc Dân Israel vượt qua Biển đỏ,
Tác động đó tiêu hủy quyền lực chính trị và sức mạnh tự nhiên và giải phóng cũng như cứu vớt
dân Israel (Xh 14, 15 - 15). Phép Rửa làm nhớ lại lời hứa thiết lập một Giêrusalem mới (Is 54, 4
-14). Qua việc tháp nhập vào Đức Kitô và dự phần vào sự sống của Thiên Chúa Ba ngôi Phép
Rức nhận biết và nghe được tiếng nói thẳm sâu của các Tiên Tri loan báo về ơn Cứu độ nơi
Thiên Chúa (Is 55, 1 -11). Phép Rửa nói đến việc tái sinh nhiệm mầu của con người, nên Phép
Rửa nhắc nhớ lại lời tiên báo của Tiên tri Ezechiel về việc thay đổi trái tim đá bằng trái tim thịt,
về Thần khí Đấng làm con ngừơi được sống (Ed 36, 16 - 17a. 18 - 28).

Phép Rửa nhắc nhớ lại kinh nghiệm Phục sinh của các Tông đồ và sự tháp nhập vào Thiên Chúa
Ba ngôi: “hãy đi và hãy lảm cho muôn dân thành môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha,
Cúa Con và Chúa Thánh Thần’ (Mt 28, 19). Phép Rửa nhắc lại ý nghĩa cái chết và sự phục sinh
của Đức Kito, sự phục sinh ch1nh là việc tái sinh: “nếu ai không được sinh lại, sẽ không được
nhìn thấy Nước Thêin Chúa … Qủa thật, qủa thật, tôi nói với ông: nếu ai không được tái sinh bởi
nuớc và Thần Khí, thì sẽ không được bước vào Nước Thiên Chúa” (Ga 3, 3.5).

Phép Rửa tưởng nhớ lại con người Đức Giêsu Kitô và tìm thấy những yếu tố tạo nên sự hiện hữu
của mình: “Vào ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày long trọng nhất, Đức Giêsu đứng trong đền
thờ và lớn tiếng nói rằng: Ai khát hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống. Như Kinh
thánh đã nói: Từ lòng người, sẽ tuôn chảy nhưng dòng nước hằng sống. Đức Giêsu muốn nói về
Thần khí mà những kẻ tin ngừơi sẽ lãnh nhận.” (Ga 7, 37 tt). Phép Rửa cũng nhắc nhớ lại Thần
khí của Chúa Cha, Đấng sinh ra Đức Giêsu, Đấng Messia, Đấng đầy tràn Thánh Thần và Con
của Ngài. Phép Rửa cũng tưởng nhớ tới Thánh Thể: “Ai là kẻ chiến thắng thế gian, nếu không
phải là người tin rằng, Đức Giêsu là Con Thiên Chúa? Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến
nhờ nước và máu; không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu. Chính Thánh
Thần làm chứng điều đó, vì Thánh Thần là Chân lý. Ba điều làm chứng: Thánh Thần, nuớc và
má; cả ba điều nầy chỉ là một (1 Ga 5, 5 - 7). Phép Rửa nhắc nhớ lạiThần Khí liên kết với Bí tích
Thánh Thể, Đấng làm chứng cho hiệu qủa ơn cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Thêin Chúa,
Đấng đã chết và đã sống lại. Đức Kitô đã tự hiến mình, để cứu chuộc hiền thê của Người, tức
Giáo hội, vâng cho tất cả chúng ta qua việc tái sinh và canh tân trong Chúa Thánh Thần (x. Eph
5, 26; Tit 3, 5).

Phép Rửa như là tác động Thần Khí, do đó Phép Rửa trao ban đời sống thần linh. Vì vậy Phép
Rửa không chỉ là phát nguồn từ Đức Kitô mà thôi, nhưng còn là dẫn đưa vào cuộc sống và cái
chết của Người: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nứơc Thánh Tẩy, để thuộc
về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì đựơc dìm vào
trong cái chết của Người, chúng ta cùng được mai táng với Người. Bởi thế cũng như Người đã
được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống
một đời sống mới. Vì nếu chúng ta nên giống Người trong sự chết của Người, chúng ta sẽ nên
một với Người trong sự Phục sinh của Người. Chúng ta biết rằng: con người cũ của chúng ta
cùng bị đóng đinh vào Thập gía, nhờ đó thân xác đang bị tội lỗi thống trị sẽ bị hủy diệt và chúng
ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Vì ai đã chết, kẻ đó được giải thoát khỏi tội. Bây giờ
chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta tin rằng, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người.
Chúng ta biết rằng, Đức Kitô đã phục sinh từ cõi chết, Người sẽ không còn chết nữa; sự chết
không còn thống trị Người nữa. Vì nhờ sự chết của Người, Người đã chết đối với tội một lần cho
tất cả, và ngay với sự sống của Người, Người sống cho Thiên Chúa. Bởi đó anh em cũng nên
hiểu rằng, anh em như là những người chết đối với tội, nhưng sống cho Thiên Chúa torng Đức
Kitô” (Rom 6, 3 -14). Phép Rửa nối kết chúng ta với cái chết trên Thập Gía, với việc mai táng và
với sự phục sinh của Đức Kitô.

Cách đặc biệt truyền thống Phaolô đã nhấn mạnh đến việc tháp nhập vào trong Đức Kitô: “Anh
em đã được cùng mai táng với Đức Kitô khi chịu Phép Rửa, lại cùng được chỗi dậy với Người vì
tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng làm cho Người chỗi dậy từ cõi chết. Trước kia anh em
đã chết vì tội lỗi của anh em, và vì thân xác của anh em không được cắt bì; nhưng Thiên Chúa đã
cho anh em được cùng sống với Đức Kitô và tha hết mọi tội lỗi cho chúng ta. Người đã xóa bỏ
văn khế tội lỗi chống lại chúng ta, và tiêu hủy những cáo chỉ tố cáo chúng ta. Người đã xóa tội
qua việc Người đóng đinh nó vào Thập gía. Người đã truất phế các quyền lực thần thiêng, và
công khai bêu xấu chúng; qua Đức Kitô Người đã chiến thắng khải hoàn trên chúng” (Cl 2, 12 -
15). Kẻ lãnh nhận Phép Rửa, người đó ở trong Đức Giêsu, họ chiến thắng khải hòan trên những
quyền lực thần thiêng: “Nhưng anh em đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính
nhờ danh Đức Giêsu Kitô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta. (1 Cor 6, 11).

Theodoret thành Cyr chú giải đoạn thơ Do Thái 6, 4 -6 cũng cho rằng Phép Rửa biểu tượng điển
hình tưởng nhớ tớicuộc thương khó và Phục sinh của Đức Kitô: “Nhờ Phép Rửa chúng ta được
mai táng cùng với Người và được sống lại cùng với Người… Và con người cũ của chúng ta đã
được đóng đinh cùng với Người trong Phép Rửa, trong khi Người chết cái chế điển hình cho sự
chết … Vậy Bí tích nầy có một không hai, vì bao hàm biểu tượng điển hình cho cuộc khổ nạn
sinh ơn cứu độ và cho cuộc Phục sinh, và Bí tích đó là hình mẫu báo trứơc cho chúng ta cuộc
phục sinh sẽ diễn ra trong tương lai”3

Trong khía cạnh tưởng nhớ nầy (Anamnese) Phép Rửa đóng vai trò liên quan mật thiết đoi với sự
cần thiết cho việc cứu độ. Đức tin của chúng ta xác tin rằng ơn cứu độ duy nhất đến từ Đức Kitô,
không còn con đường nào, vì Người là trung gian cứu chuộc duy nhất. Đức Kitô đã chết cho tất
cả nhân loại và cũng chỉ ra rằng đó chính là ý muốn cứu độ của Chúa Cha cho hết mọi người và
cho toàn thể thụ tạo; Đức Kitô đã ban ơn cứu độ qua Phép Rửa, đó là điều chắc chắn không sai
lầm, và là phương thế cần thiết để nhận lãnh ơn cứu độ. Công đồng Tridentinô đã khẳng quyết
trong Can. 5: “Kẻ nào nói rằng Phép Rửa là do tự nguyện, nghĩa là không cần thiết để được cứu
độ, kẻ đó bị trục xuất” (DH 1618). “Chính Chúa Giêsu khẳng định Bí tích Thánh Tẩy là cần
thiết để được cứu độ (x. Ga 3, 5). Vì thế, Người cũng sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng và
rửa tội cho mọi dân tộc (x. Mt 28, 20). Bí tích Thánh Tẩy rất cần cho những ngừơi đã được nghe
loan báo Tin mừng và tự nguyện (x. Mc 16, 16) xin chịu Phép Rửa, để được cứu độ. Ngoài Bí
tích Thánh Tẩy, Giáo hội không có phương thế nào khác bảo đảm cho con người được hửơng
hạnh phúc đời đời” (GLCG 1257).

2.1 Bí tích Thánh Tẩy như là Lời khẩn cầu (Epiklese)

a) Nài xin hồng ân cứu độ của Thiên Chúa Ba ngôi

3
Theodoreth von Cyr, chú giải Dt 6, 4 - 6, in: PG 82, 717 AC.
Để Phép Rửa thực sự mang lại hiệu qủa cứu độ, buộc phải kêu cầu đến Thiên Chúa Ba ngôi, việc
kêu cầu đó được thể hiện trong lời; “nhân danh Chúa Cha , Chúa Con và Chúa Thánh thần”. Qua
lời khẩn cầu nầy ấn tín của Chúa Thánh Thần mới được khắc ghi trong tâm hồn ngừơi lãnh nhận.
“Tôi rửa anh (chị …) nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần “có nghĩa là: tôi rửa
anh (chị…) qua đó tôi kêu cầu Thiên Chúa trong Ba ngôi xuống trên anh (chị,…) , việc khẩn cầu
nầy được thể hiện nhân danh Ba ngôi. Việc nhân danh nầy nhằm diễn tả hành vi thanh tẩy được
thực hiện do chính Thiên Chúa. Nói như vậy phải chăng đánh mất tính cách tự do nơi Phép Rửa.
Thực ra Thiên Chúa không bao giờ tước đoạt tự do của con người. Trong Phép Rửa thể hiện một
mối tương quan tự do: tự do chọn lựa của Thiên Chúa, và chính đó là tình yêu của Người dành
để cho con người. “Phép Rửa vừa là hồng ân của Thiên Chúa vừa là cách lối con người chúng ta
đáp trả lại hồng ân đó. Phép Rửa nhằm giúp người ta tăng trưởng, đạt tới tầm vóc viên mãn của
Đức Kitô. Đức tin là cần thiết để lãnh nhận ơn cứu độ như được thể hiện và trình bày trong Phép
Rửa”4. Ngay cả đối với trẻ nhỏ, mặc dầu các em chưa thể tỏ bày Đức tin của mình, nhưng “các
em được thíenh hiến nhờ Đức tin của cha mẹ (x. 1 Cor 7, 14). Nhờ cha me, các em tiếp thu sự
hiểu biết về thế giới và về đời mình dưới ánh sáng của đức tin” 5 . Phép Rửa các em nhỏ cũng là
một Bí tích Đức tin. “Các bậc cha mẹ xin Phép Rửa cho con mình. Họ tuyên xưng đực tin của họ
và nhận lấy trách nhiệm giáo dục con mình trong Đức tin đó. Như vậy mối quan hệ mật thiết
giữa Đức tin và Phép Rửa được tuân thủ một cách phù hợp với tình huống của trẻ nhỏ” 6. Luther
cũng có một lập trường tương tự như vậ: “trẻ em có đức tin của kẻ khác trợ giúp, của những
ngừơi đưa các cháu đến lãnh Bí tích Thánh Tẩy”7.

Lời “nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” là lời van xin và tạ ơn của Giáo
hội được nối kết với với cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Lời đó là lời cầu nguyện trang
trọng nhất chất chứa niềm hy vọng về một đời sống vĩnh hằng torng Thiên Chúa Ba ngôi. Đó là
lời van nài về một sự tái sinh (Ga 3, 3.5), một lời khẩn cầu can đảm được cùng chết với Đức
Kitô, được chôn táng với Người, đề cùng được sống lại với Người và được cư ngụ trong Thiên
Chúa Ba ngôi (1Cor 10, 2; Col 2, 12 tt; Tit 3, 5).Cuối cùng đó cũng là lời khẩn cầu Thánh Thần,
Đấng thánh hóa và làm cho chúng ta được công chính hóa, như thánh Phaolô đã nói: “Anh em đã
được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Đức Giêsu Kitô và nhờ Thần khí
của Thiên Chúa chúng ta” (1Cor 6, 11).

b) Khẩn cầu ân sủng cứu độ trong Giáo hội

Nói đúng ra Phép Rửa van xin sự sống lại hằng ngày và nhắc Giáo hội nhớ lại ngày sinh nhật của
mình trong đêm vọng Phục sinh: “Cừng vui lên, hỡi Mẹ Giáo hội, được bao phủ bởi ánh sáng
huy hoàng và rực rỡ vinh quang. Hãy hòa vang lên, toàn thể cung điện, hãy hòa vang lên bởi
ngàn luôn tiếng ca của toàn dân. Đây là đêm màai tin vào Đức Kitô khắp nơi trên trần gian được
cứu thoát hết các vết nhơ và tối tăm tội khiên, được ơn thiêng đưa vào Vương quốc và tháp nhập
vào Hội Thánh” (Exsultet).
Phép Rửa là lời khẩn cầu Thánh Thần của Thiên Chúa Ba ngôi, Đấng sai phái Đức Kitô và hiện
nay cư ngụ trong thân thể Chúa Kitô, tức Giáo hội: “Thật thế tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay
4
Dokument Lima, trong: Dokumente wachsender bereinstimmung. Smtliche Berichte und Konsenstexte
interkonfessioneller Gesprche auf Weltebene 1931 bis 1982; NXB: H.Meyer u.a., Paderborn/Franfurt 1983549 -552.
5
Gemeinsame Synode der Bistmer in der Bundesrepublik Deutschland (Thượng hội đồng chung các Giáo phận
Cộng Hoà Liên Bang Đức, Beschlsse der Vollversammlung, Offizielle Gesamtausgabee I, Freiburg 1976, 251.
6
Nt.
7
Martin Luther, De captivitate Babylonica ecclesia praeludium, trong: WA 6, 526.
Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đạ chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một
thân thể” (! Cor5 12, 13). Chúng ta nhận ra rằng: Lời cầu xin để nhận lãnh Phép rửa và nhờ đó
được tháp nhập vào trong Giáo hội. Cũng chính nhờ lời khẩn cầu đó chúng ta nhận lãnh được ân
sủng như qùa tặng của Thiên Chúa, và vì thế đó cũng chính là lời tạ ơn. Lời khẩn cầu nầy như là
lời khẩn cầu được cất lên trong việc cử hành Thánh Thể: ‘Lạy Cha, chúng con nài xin Cha, cho
chúng con được dự phần vào Mình và Máu Đức Kitô và làm cho chúng con trở nên một trong
Chúa Thánh Thần (Kinh nguyện Thánh Thể II). Lời “nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa
Thánh Thần chứa đựng lời khẩn cầu trên giếng rửa tội trong đên vọng Phục sinh: “Lạy Cha toàn
năng hằng hữu, xin hãy xót thương nhìn đến Giáo hội và khơi mở cho Giáo hội giếng nứơc Rửa
tội. Nguồn nuớc nầy nhận ân sủng của Ngừơi Con Duy nhất bởi Thánh Thần, nhờ đó, Con người
được tạo dựng nên giống hình ảnh Cha, qua Bí tích Rửa tội được tẩy sạch khỏi tội xưa và sống
lại bởi nuơc và Thánh thần để nhận được sự sống làm con Cha. Qua nguời con chí ái, Thánh
Thần ngự xuống trên nuớc nầy, nhờ đó qua Phép Rửa tất cả được chôn táng cùng với Đức Kitô
trong sự chết của Người, và cũng nhờ Phép Rửa cùng được sống lại với Người để đạt tới sự sống
muôn đời (Phép nước trong đêm vọng Phục sinh).
Karl Rahner cũng đã nhấn mạnh đến chiều kích Giáo hội trong Bí tích Thánh Tẩy: “Thiên
Chúa thi ân giáng phúc để con người, xét như cá nhân, đạt đến ơn cứu độ trong Phép Rửa bằng
cách đức con người nhập vào Giáo hội. Công hiệu đầu tiên và trực tiếp nhận của nghi thức nhập
đạo đó là làm cho ngừoi ta thuộc về Giáo hội, trở nên thành viên của Giáo hội. Nghi thức nhập
đạo nầy, bất cứ ngừơi Kitô hữu nào cũng được lãnh nhận, đó là nền tảng cho đời sống Kitô hữu
trong bất cứ việc gì có thể liên quan đến năng quyền giáo phẩm, Bí tích và tài phán, bởi vì thiếu
phép Rửa, thì không ai chịu một Bí tích nào khác một cách hợp lệ và cũng không thể giữ bất cứ
quyền hạn pháp lý nào trong Giáo hội”8. Theo nhà thần học Karl Rahner , Phép Rửa làm cho
người nhận lãnh thuộc về Gíáo hội không chỉ nhắm đến chiều kích cứu độ cá nhân, bởi vì nếu chỉ
nhắm đến mục đích tìm ơn cứu độ cá nhân, thì Giáo hội có thể được coi là hữu ích và quan trọng,
nhưng không tuyệt đối là thiết yếu, vì người ta có thể đạt tới ơn cứu độ cá nhân mà không cần
đến sự can thiệp hữu hinh của Giáo hội.9 Thế nhưng “có một điều không thể có được nếu không
có Giáo hội, đó là : “ân sủng Thêin Chúa trong Đức Kitô hiện diện như biến cố trong thế giới,
một biến cố trường tồn trong lịch sử hữu hình với chiều kích thể xác của Mầu nhệim nhập Thể.
Ai nhờ Phép Rửa mà được nhận sự thi ân giáng phú cnhư htế, khi được sát nhập vào Giáo hội xét
như hệin thân cụ thể củ ân sủng Đức Kitô trong thế giới, người đó, đồng thời với ân sủng Giáo
hội, cũng nhận được phận sự, nhiệm vụ và khả năng tham dự vào chức năng của Giáo hội là làm
sao cho ân sủng Thiên Chúa trong thế giới nầy có tính cách hữu hình. Ngừơi đó có nhiệm vụ do
tự chính ình quyết định đảm nhận thực sự chức năng đó và chu toàn suốt đời. Do bởi Phép Rửa,
bổn phận của người đó là phải gánh lấy Lời Chúa, làm chứng cho chân lý, làm đại diện cho ân
sủng của Đức Kitô trong thế giới”10.

“Phép Rửa đặt toàn bộ cuộc sống của ngừơi lãnh nhận dưới sự bảo trợ cầu thay nguyện giúp của
Giáo hội. Phép Rửa nói lên ao ứơc của Giáo hội thấy ngừơi lãnh nhận tự do tự nguyện đồng
thanh đồng tình với đức tin mà Thần khí Thêin Chúa đã khơi dậy trong Giáo hôi, và gắn chặt,
gắn sâu đực tin đó trong đời sống của mình. Phép Rửa cũng nói lên ơn gọi thường trực của người
lãnh nhận là làm chứng cho Đức tin (ấn tích) không những bằng lời nói, mà cả torng thực hành:

8
Karl Rahner, Giáo trình căn bản về Đức tin (Grundkurs des Glaubens - Einfuehrung in den Begriff des
Christentums), Freiburg, Basel, Wien, 1976, 400t.
9
Nt.
10
Nt.
trong sự thống nhất của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại, trong nếp sống theo chân
Đức giêsu, trong hoạt động phục vụ công lý”11

c) Tự do và ấn tích không tẩy xóa (Charakter)

Như chúng ta đã phân tích lời khẩn cầu (epiklese) thể hiện một sự tự do của con ngừơi gặp gỡ
cách Bí tích với Thiên Chúa. Đức Giáo hoàng Innozens III đã nhấn mạnh đến khía cạnh tự do
nầy trong thơ gởi cho giám mục Ymbertus Arles: “Điều nghịch với Kitô giáo là ai đó bị cưỡng
bức chấp nhận và tuân giữ Kitô giáo mặc dù người đó luôn luôn tỏ thái độ miễn cưỡng và cực
lực phản đối. Kẻ nào bị cưỡng bức và họ đồng ý chịu phép rửa hầu tránh thiệt hại về vật chất
cũng như tinh thần, kẻ đó lãnh nhận ấn tín Kitô giáo, y như kẻ đến chịu phép Rửa một cách gỉa
tạo, và trong tư cách là đã đồng ý dưới điều kiện, tuy không phải là tuyệt đối đồng ý, kẻ đó buộc
phải tuân giữ Đức tin Kitô giáo. Nhưng kẻ nào không bao giờ ưng thuận, mà còn cực lực phản
đối, kẻ đó không nhận lãnh cả thực thể lẫn ấn tích của Bí tích, bởi họ minh nhiên cự tuyệt lãnh
nhận bí tích”12.

Như vậy một cách nào đó đức giáo hoàng công nhận một sự tự do trong việc lãnh nhận bí tích
Thánh tẩy như là một cuộc gặp gỡ cách Bí tích giữa Thiên Chúa và con người và ngược lại. Bí
tích Thánh tẩy trao ban ấn tích như là dấu chỉ của hành vi gặp gỡ tự do nầy.

2.3 Bí tích Thánh Tẩy như là sự Hiệp thông

a) Hiệp thông với và trong Ba ngôi Thiên Chúa

Trong tác phẩm giải thích mối tương quan giữa Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, Tertullianô đã
trình đến sợi dây liên kết với Ba ngôi: “Không phải chúng ta lãnh nhận được Thánh Thần trong
nước, nhưng trong nước chúng ta được tẩy sạch, và chuẩn bị cho việc lãnh nhận Thánh Thần. Ở
đây đã xuất hiện một mẫu gương: đó chính là Phép Rửa của Gioan Tẩy Gỉa, Đấng đến trước
Chúa và dọn cho Chúa một con đường; dựa vào cách thế nầy, Phép Rửa bằng nước san bằng một
con đường để lãnh nhận Thánh Thần qua việc gội rửa sự hư hoại nhơ nhớp bởi đức tin, đức tin
nầy được đóng ấn trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” 13. Việc đóng ấn chứng thực
người lãnh nhận Phép Rửa hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, được đưa vào thông hiệp với đời
sống của Ba ngôi Thiên Chúa. Thánh Grêgôriô thành Nysse đã khẳng định rằng: kẻ tắm gội trong
nước tái sinh sẽ được tham dự vào cuộc sống “hạnh phúc thánht hiêng, không chút sầu khổ” 14.
Thật vậy “kẻ được rửa sạch thì được tham dự vào tình trạng tinh tuyền, mà sự tinh tuyền thực thụ
chính là Thiên Chúa”15

b) Hiệp thông công chính trong Thân Thể Đức Kitô

Phép Rửa kiến tạo một sự hiệp thông Giáo hội, thân thể Đức Kitô, như Công đồng Florenz đã
nhấn mạnh: “Vị trí hàng đầu trong các Bí tích thuộc về Phép Rửa linh thánh, đây là cánh cửa
khai mở cuộc sống thiêng liêng. Qủa vậy, nhờ Phép Rửa chúng ta trở thành chi thể của Đức Kitô,
11
Herbert Vorgrimler, Sakramententheologie (Thần học Bí tích), Dusseldorf 1987, 137 t.
12
Innocent III, thư gởi giám mục Ymbertus thành Arles, DS 780
13
Tertullianô, De baptismo 6
14
Grêgôriô thành Nysse, Oratio catechetica magna, trong: PG 45, chương 35.
15
Nt, chương 36.
của thân thể Giáo hội, và vì do bởi con người đầu tiên cái chết đã nhập vào mọi người (x. Rm 5,
12), vì thế chúng ta không thể nào vào nước trời, như Đấng là chân lý phán, nếu chúng ta không
tái sinh bởi nước và Thần Khí”16.

Đặc biệt Công đồng Vat. II cũng đã bày tỏ mối tương quan giữa Phép Rửa và sự hiệp thông trong
Thân Thể Chúa Kitô hứơng đến việc công chính hóa: “Được Thiên Chúa kêu gọi và được công
chính hóa trong Chúa Giêsu Kitô, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và công phúc
của Ngài, những người theo Chúa Kitô, nhờ lãnh nhận Phép Rửa, bí tích Đức tin, đã thực sự trở
nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đã trở nên
thánh. Cho nên với ơn Chúa họ phải giữ gìn và hoàn thành trong đời sống sự thánh thiện họ đã
lãnh nhận” (LG 40). Sự hiệp thông bởi ơn công chính hóa nầy được nhận ra trong chức linh mục
cộng đồng. Thật vậy, “những Kitô hữu đã được nhập hiệp vào Thân thể Chúa Kitô nhờ Phép
Rửa, đã trở nên Dân Chúa và tham dự vào Chức vụ Tư tế, ngôn sứ và vương đế của Đức Kitô
theo cách thức của họ” (LG 30).

c) Rửa tội cho trẻ em

Phép Rửa xây dựng cộng đoàn hiệp thông Giáo hội, qua đó Phép Rửa đón nhận các kẻ lãnh nhận
vào torng Giáo hộyi. Đồng thời Phép Rửa cũng trao người lãnh nhận sứ vụ của Giáo hội. Phép
Rửa là Bí Tích của Đức tin. Kể từ thời Giáo hội sơ khai Phép Rứa được trao ban cho người lớn
sau một thời gian dự tòng và công khai bày tỏ Đức tin. Cũng như các Bí tích khác, Phép Rửa
cũng đòi hỏi một sự tự do tỏ bày ý muốn lãnh nhận của các dự tòng. Vậy thì Rửa tội cho trẻ nhỏ
phải được hiểu như thế nào? Việc Rửa tội cho trẻ em là một thực hành có lâu đời trong Giáo hội
sơ khai. Mẵc dầu không biết có tự bao giờ, Nhưng Giáo hội minh nhiên xác nhận tập tục nầy
ngay từ thế kỷ thứ hai17. Người ta có thể khám phá việc Rửa tội cho trẻ em ngay tử thời các Tông
đồ. Dĩ nhiên việc thực hành nầy không được trình bày cách minh nhiên qua văn từ trong Thánh
Kinh, nhưng có thể đọc được trong các thực hành thời các Tông đồ, như việc các Tông đồ ban Bí
tích Thánh Tẩy cho cả nhà (Cv 16, 15. 33; 18.8), như Phaolô (1 Cor 1, 16). Qua đó người ta hiểu
được là khi ban Bí tích Rửa tội, các Tông đồ không chỉ ban cho người lớn, nhưng còn cả cho trẻ
em. Việc Rửa tội cho trẻ em ngày xưa căn cứ vào: Ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa (1
Tm 2, 4); trong đó bao gồm cả trẻ em (Mt 19, 14); và nhất là sự cần thiết của Thánh Tẩy cho ơn
cứu độ của mọi người (Ga 3,5)18. Origènes chứng thực: “Giáo hội tiếp nhận từ các Tông đồ
truyền thống ban Phép rửa cho các trẻ em nhỏ tuổi”19

Giám mục Iréné thành Lion đã khẳng quyết: “Đức Kitô đến để cứu tất cả mọi ngừơi bằng chính
bản thân mình, - tôi nói: tất cả những ai được nhờ Người mà tái sinh trong Thiên Chúa, các hài
nhi, trẻ thơ, thiếu niên và các người có tuổi” 20. Tuy nhiên việc rửa tội cho trẻ em trong ý nghĩa
thần học vẫn luôn là vấn nạn cần được làm sáng tỏ. Nhà thần học Guenter Koch đã cố gắng giải
thích ý nghĩa thần học của việc rửa tội trẻ em trong chiều kích “hiệp thông các thánh”. Koch viết:
“Ngày nay không ít người đặt vấn đề: Cần gì phép Rửa, một khi hồng ân chính yếu mà Phép Rửa
đem lại, nghĩa là việc Thêin Chúa tự thông ban chính mình cho con ngừơi để con người nhận
lãnh đựơc ơn cứu độ, không có Phép Rửa người ta cũng có được. Trả lời câu hỏi nầy theo lối
16
DH 1314.
17
X. GLCG 1252
18
X. Nguyễn văn Trinh, Bí Tích Học, Bí tích Rửa tội, Tp Hồ Chí Minh 2002, trang 315.
19
Origènes , CommentaRIORUM IN EPISTOLAM IN Romanos series, V, 9 , trong: PG 14, 1047 A/ C
20
Iréné de Lyon, Adversus haereses, PG 7, 783 C - 784 B.
hiểu cá nhân chủ nghĩa về ơn cứu độ là không thỏa đáng. Người ta chỉ có thể khai triển ý nghĩa
của lệnh truyền về Phép Rửa trong Tân Ước khi người ta đưa ra ánh sáng ý nghĩa “Giáo hội cộng
đoàn” gắn liền với Phép Rửa, để từ đó khai triển ý nghĩa cứu độ Phép Rửa cho con người cá
nhân. ‘Con đường nào dẫn đến ơn cứu độ, thật ra đó không phải là một câu hỏi vô thưởng vô
phạt, thậm chí người ta có thể nói, sự gia nhập Giáo hội, diễn ra trong Phép Rửa, là một phần,
một chiều kích trong chính ơn cứu độ của Đức Kitô: Lời yêu thương mà Thiên Chúa nói với con
người, vốn là nền tảng cho mọi sự, vốn là lời đem lại ơn cứu độ, cả những kẻ cùng chung một
đức tin, cả cộng đoàn cũng phải nó tiếp điều đó, tình thương của họ phải và có thể là nơi thể hiện
tình thương của Thiên Chúa.

Như vậy, ngay dưới đất nầy ơn cứu độ chung cục, trong đó chủ yếu có mầu nhiệm “các thánh
thông công”, đã phần nào được thể hiện trước. Mô hình cụ thể cuối cùng của ân sủng (và của
việc thắnng vượt tội lỗi) mà Thiên Chúa khai mạc trong Đức Kitô là việc kết nạp, diễn ra trong
Phép Rửa, vào cộng đoàn hữu hình và cụ thể của những người được Thiên Chúa đón nhận,
những kẻ vì đã đón nhận Đức Kitô cũng đón nhận nhau trong tình huynh đệ. Mà đây cũng là nền
tảng cho sứ mệnh đối ngoại của Giáo hội, sứ mệnh mà người chịu Phép Rửa cũng chia sẻ’ 21.
Chính lối trình bày Giáo hội và cộng đoàn cụ thể như mối hiệp thông trong ơn thánh hóa và ơn
cứu độ đó cũng giúp chúng ta khia triển ý nghĩa của Phép Rửa cho trẻ em: các cháu được thâu
nhận vào cộng đoàn của những người sẽ truyền lại cho các cháu Lời ưng nhận của Thiên Chúa,
lời lành thánh đem lại ơn cứu độ, để các cháu tự do chấp nhận và đảm nhận, các cháu được thâu
nhận vào mầu nhiệm “các thánh thông công” bao trùm cả trời đất”22.

Các Giám mục của Giáo hội Đức nhìn đến chiều kích gặp gỡ Bí tích trong mối liên hệ đức tin
của cha mẹ. Qủa thật Bí tích Thánh Tẩy là một sự cuộc gặp gỡ. Dựa vào mối tương giao tự nhiên
giữa cha mẹ và con cái, thì Đức tin củacha mẹ cũng quyết định cho con. Sự tuyên xưng của cha
mẹ, cũng chính là sự tuyên xưng của con cái. “Qua đức tin của cha mẹ trẻ em được đặt trong
không gian của Đức tin. Em nhỏ được thánh hóa nhờ Đức tin của cha mẹ (x. 1 Cor 7, 14)” 23. Qua
cha mẹ em nhỏ đón nhận sự hiểu biết về thế giới và về đời sống trong quang cảnh Đức tin. Đức
tin cha mẹ dẫn đưa các em vào trong cộng đoàn cứu độ của Đức Kitô.

Việc các trẻ em được rửa tội qua Đức tin của cha mẹ cũng có thể được hiểu trong chiều kích
nhân chủng học. Thật vậy, chính nhờ tình yêu mà cha mẹ đã ban tặng cho các em một thể xác,
qua thể xác đó một sự sống được hình thành, nhưng sự sống đó theo Thánh Augustinô đã bị lây
nhiễm nguyên tội từ cha me. Nguyện tội cướp mất đi sự sống đích thật, sự sống con cái Chúa
nơi các em. Trong mối dây liên hệ sinh nở, cha mẹ Kitô hữu không những chỉ mang lại sự sống
thể xác, nhưng còn phải mang lại sự sống đích thật cho các em. Các em bị chết vì nguyên tội nơi
cha mẹ, thì các em cũng được cứu rỗi nhờ kín múc Đức tin của cha mẹ. Cho nên việc các em
nhận lãnh được sự sống qua Phép Rửa nhờ Đức tin của cha mẹ là một hiệu qủa tất yếu của mối
tương quan cha mẹ con cái.

Tóm lại việc tranh cãi về tính hợp pháp của việc rửa tội cho trẻ em được tóm gọn trong
bốn nhãn quan khác nhau sau đây:
21
G. Koch, Sakramente, die zum Christsein befhigen, tr 39.
22
G. Koch, Communio sanstorum. Einheit der Christen - Ein heit der Kirche, Festchrift fr Bischof Paul- Werner
Scheele, xuất bản bởi: J. Schreiner và K. Wittstadt, Wrzburg 1988, 406 t.
23
Gemeinsame Synode der Bistmer in der Bundesrepublik Deutschland (Thượng hội đồng chung các Giáo phận
Cộng Hoà Liên Bang Đức, Beschlsse der Vollversammlung, Offizielle Gesamtausgabee I, Freiburg 1976, 25.
1- Nhãn quan về tính lịch sử - thánh kinh: Tân ước phải chăng đã nhận ra việc rửa tội
cho trẻ em?
2- Nhãn quan tín lý: Phép Rửa cho trẻ em có thể hiện rõ ràng mối tương quan mật thiết
giữa Phép Rửa và Đức tin không?
3- Nhãn quan đạo đức: Phép rửa cho trẻ em có mang ý nghĩa của việc truyền giáo cưỡng
bức không?
4- Nhãn quan sư phạm tôn giáo: Phép Rửa trẻ em có cản trở quyết định đức tin mang
tích cực khi các em tới tuổi trưởng thành trong một xã hội in đậm tính giải phóng
khỏi những ràng buộc không?

1- Kết qủa công trình nghiên cứu lịch sử chi tiết, người ta không thấy có những tường thuật
rõ ràng (tiêu cực hay tích cực) về việc rửa tội cho trẻ em trong các cộng đoàn Tân ước.
Tuy nhiên người ta cũng đưa ra những chứng cứ trong thánh kinh để nói lên rằng Phép
Rửa trẻ em đã có trong cộng đoàn Tân ước: (a) “hình thức nhà - oikosformel” (1 Cor 1,
16; Cv 16, 15; 16, 31, 33) đã chỉ ra việc rửa tội cho cả nhà: thuộc về “nhà” có lẽ lại
không có trẻ em sao? (b) Cách trình bày “đừng ngăn cản chúng” (me koluete auta!)
trong tường thuật về việc chúc lành cho trẻ em (Mc 10, 14) có thể là một kiểu trình bày
nhắc nhớ lại hình thức câu hỏi trong nghi thức Rửa tội của Giáo hội sơ khai: “Điều gì
ngăn cản người nầy lãnh nhận Phép Rửa?” (x. Cv 8, 36; 10, 47; 11, 17). Phải chăng Mac
10, 14 đã xử dụng cách nói nầy, cách gián tiếp, chống lại việc từ chối rửa tội cho trẻ em?
2- Mối tương quan mật thiết giữa đức tin và Phép Rửa trước tiên phải nhớ lại những kiểu
mẫu khác nhau đã được biểu lột trong Thánh kinh: bên cạnh kiểu mẫu của Tông đồ Công
Vụ Nghe - Tin - Rửa tội) còn có kiểu mẫu cũng có ảnh hưởng lớn nơi Phao lô: đức tin
phát xuất từ kinh nghiệm Phép Rửa. Phép Rửa có thể được hiểu như là khai mở một
không gian đức tin (x. Rom 6, 1 -14; 1 Cor 6, 11). Theo Phaolô, Đức tin của người lãnh
nhận phép Rửa sống nhờ kinh nghiệm phép Rửa và Thần khí Thiê n Chúa được ban tặng
trong Phép Rửa. Do đó Phép rửa cho trẻ em được nhìn trong chiếu kích xã hội tính: Đức
tin Kitô giáo luôn là sự dự phần vào đức tin của người khác. Tuy nhiên cần thiết phải có
sự lựa chọn theo lương tâm cá nhân của những người đã trưởng thành.
3- Sự kiện truyền gíao cưỡng bức trong lịch sử Giáo hội không thể phủ nhận. Nhưng về sự
kiện nầy cần phải phân biệt việc cải đạo tập thể tự nguyện của toàn thể gia đình (thời
thương cổ Giáo hội) hay toàn thể bộ tộc (thời tiền trung cổ). Ngoài ra việc tửa tội cho trẻ,
em hiện hữu lâu đời trước khi thời đại Constantinốp xuất hiện. Mỗi một thời đại một mặt
sự tự do liên đới với nhau, nhưng đàng khác quyết định cá nhân hay xã hội thể hiện sự tự
do liên đới với nhau dựa vào những phương thế nhau. Do đó việc Rửa tội cho trẻ em có
thể được thực hiện dựa vào quyết định của cha mẹ mà không có một ý đồ cưỡng bức hay
một mưu đồ đen tối.

d) Phép Rửa và chức linh mục cộng đồng

Đức Giáo hoàng Lêo cả đã nói đến chức linh mục cộng đồng của người Kitô hữu khi lãnh nhận
Phép Rửa trong bài giảng của ngài: “Vì chưng, tất cả những ai đã được tái sinh trong Đức Kitô
thì dấu thánh gía đã làm cho họ thành quân vương, và việc xức dầu Thánh Thần đã thánh hiến họ
thành tư tế; do đó không kể thừa tác vụ đặc biệt của tôi, mọi Kitô hữu sống theo Thánh Thần và
ơn gọi đều phải nhận thấy mình đã thuộc dòng tộc hoàng vương và thông phần vào chức vụ tư
tế”24. Tư tưởng nầy đã được thánh Công đồng Vat. II nhắc lại khi nỗ lực khám phá mối tương
quan mối tương quan giữa chức linh mục thừa tác và chức linh mục cộng đồng trong đoạn 10 của
hiến chế Lumen gentium: “Chúa Kitô, Linh mục Thượng Phẩm được chọn nơi loài người (x. Dt
5, 1 - 5) để biến dân tộc mới thành một “vương quốc, thành những tư tế cho Thiên Chúa, Cha
Người” (Kh 1 -6; x. 5, 9 -10). Thực vậy những người đã lãnh nhận Phép Rửa, nhờ sự tái sinh và
xức dầu của Thánh Thần, được thánh hiến để trở thành chỗ ở thiêng liêng và nhận chức tư tế
thánh, hầu qua mọi hoạt động của con người Kitô hữu, dâng hy tế thiêng liêng và rao truyền
những kỳ công của Đấng đã gọi họ từ bóng tối đến ánh sáng kỳ diệu của Ngài (x. 1 P 2, 4 - 10).
Vì thế, tất cả các môn đệ của Chúa Kitô, trong khi kiên tâm cầu nguyện và cùng nhau ca tụng
Thiên Chúa (x. Cv 2, 42 - 47), họ phải dâng mình làm hy vật sống động, thánh thiện đẹp lòng
Thiên Chúa (x. Rm 12, 1), phải làm chứng về Chúa Kitô trên khắp mặt đất và trình bày niềm hy
vọng về cuộc sống vĩnh cửu mà họ ôm ấp cho những ai đang khao khát (x. 1 P 3, 15)”.

2.4 Bí tích Thánh tẩy như là qùa tặng (Prosphora)

Phép Rửa cũng như các Bí tích khác chính là sự tự hiến dâng của Thiên Chúa Ba ngôi cho nhân
loại và là lời mời nhân loại tự trao dâng cho Thiên Chúa. Trong Phép Rửa Thiên Chúa Ba ngôi
đã tự tỏ bày điều mà trong công thức “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”
loan báo. Vì thế Công đồng Vat. II đã trình bày cách rõ ràng biến cố trao tặng nầy trong “Mầu
nhiệm vượt qua”. Và vì thế như Đức Kitô được Cha sai đến, Ngài cũng đã đổ tràn Thánh Thần
cho các Tông đồ, không chỉ loan báo Tin mừng cho toàn thể nhân loại và loan báo cho nhân loại
biết Con Thiên Chúa đã giải phóng chúng ta khỏi quyền lực của Satan qua cái chết và sự Phục
sinh của Ngài, nhưng còn là hiện thực công trình cứu chuộc mà các Tông đồ loan báo qua Hy lễ
và Bí tích, được thể hiện trong toàn thể đời sống Phụng vụ. Thật vậy qua Phép Rửa con người
được tháp nhập vào Mầu nhiệm Vượt qua. Cùng chết với Đức Kitô, họ được mai táng và cùng
được phục sinh với Người. Họ nhận lãnh tinh thần nghĩa tử, qua đó chúng ta gọi Chúa là Cha
(Rom 8, 15), và như thế trở nên kẻ phụng thờ đích thật mà Chúa Cha tìm kiếm. Cũng thế, mỗi
khi họ tham dự tiệc Chúa, họ loan báo cái chết của Chúa cho đến khi Người lại đến ….Kể từ đấy
Giáo hội không bao giờ ngừng việc qui tụ lại với nhau để cử hành Mầu nhiệm Vượt qua: gồm
việc ‘đọc những gì viết về Ngừơi trong Kinh thánh’ (Lc 24, 27), việc cử hành lễ Tạ ơn , trong đó
‘trình bày về sự vinh thắng khải hoàn từ cái chết của Người’, và đồng thời ‘cảm tạ Thiên Chúa
về ân huệ khôn tả của Người’ (2 Cor 9, 15), trong Chúa Giêsu Kitô, ‘để ca tụng vinh quang
Ngưới’ (Eph 1, 12), nhờ quyền năng của Thánh Thần” (SC 6). Mầu nhiệm Vượt qua sẽ không
thể có được nếu không được hiện thực nhờ bởi Thiên Chúa Ba ngôi trong Đức Giêsu Kitô.

Trong sắc lệnh về đại kết Công đồng Vat. II đã viết: “Phép Rửa tạo nên một mối dây hiệp nhất
giữa tất cả những kẻ đã được tái sinh. Nhưng Phép Rửa, tự bản tính, mới chỉ là bắt đầu và khởi
điểm, vì Phép Rửa trọn vẹn nhằm đạt tới sự sống sung mãn trong Đức Kitô. Như thế, Phép Rửa
qui hướng về việc tuyên xưng trọn vẹn đức tin, sát nhập trọn vẹn vào định chế cứu rỗi như chính
Chúa Kitô đã muốn và sau cùng kết nhập trọn vẹn vào sự hiệp thông Thánh Thể” (UR 22)
.
Vì thế hiệu qủa Phép Rửa mang lại cho mọi tín hữu chức linh mục cộng đồng, đặc biệt chức linh
mục đó được thực hiện trong Thánh Thể. Một sự tham dự thánh lễ tích cực và tưởng niệm đến
biến cố Đức Kitô tự hiến trên Thập gía là đỉnh cao của chức linh mục cộng động được thiết lập

24
Đức Giáo hoàng Lêo cả, Thừa tác vụ đặc biệt của ta, trích trong bài đọc II giờ Kinh sách ngày kính thánh Giáo
hoàng Lêo cả.
trong Bí tích Thánh Tẩy: “Vì thế, lạy Cha, giờ đây chúng con tưởng nhớ Con Cha đã chịu khổ
hình để cứu độ muôn ngừơi, đã sống lại dịu huyền và lên trời vinh hiển, đồng thời mong đợi
Người lại đến, chúng con dâng lên Cha hy lễ hằng sống và thánh thiện nầy để tạ ơn Cha” (Kinh
Tạ ơn III).

Kết luận

Chúng ta có thể nhận ra hai đặc điểm của Bí tích Thánh Tẩy và suy tư Thần học của nó. Một mặt
Bí tích Thánh Tẩy chứa đựng yếu tố Thần học và chất liệu như Bí tích Thánh Thể: nó ghi đậm
dấu ấn thực tại nhân chủng học và Thần học (Ba ngôi, Kitô học, Giáo hội học…). Mặt khác nó
chứa đầy ý nghĩa Bí tích Thánh Thể (Anmanese, Epiklese, Koinonia, Prosphora). Vì thế Bí tích
Rửa tội được bài trí vào hình thức trọn vẹn của sự hợp nhất Giáo hội và vào Bí tích Thánh Thể

1) Ấn tích không tẩy xóa

Trong ấn tích không thể tẩy xóa, Chúa Thánh Thần khẳng định một lần duy nhất, đồng thời ban
ơn cứu độ nhở cái chết và Phục sinh của Đức Kitô (Dt 7, 26. 27), Ấn tích nầy không được lập lại,
có nghĩa chỉ lãnh nậhn một lần. Theodoret thành Kyros (khỏang 393) đã giải nghĩa điều nầy như
là sự dự phần vĩnh viễn vào cái chết trên Thập gía của Đức Kitô 25. Như vậy dấu tích không thể
xóa nhòa trứơc (a) tiên nhằm nói đến việc dự phần vĩnh viễn vào sự chết và sự phục sinh duy
nhất một lần của Đức Kitô; (b) nhằm nói đến việc lãnh nhận chức linh mục cộng đồng không thể
xóa mất được qua Bí tích Thánh tẩy; (c) ấn tích nầy hướng đến Bí tích Thánh Thể như là đỉnh
cao của khai tâm Kitô giáo.

2) Đặc tính vô ngộ của Giáo hội

Hoa qủa của Bí tích Thánh tẩy là đựơc ấn tín Chúa Thánh Thần. Vì thế, tất cả những ai lãnh nhận
Bí tích nầy đều được dự phần vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần ban cho
Giáo hội tính bất khả ngộ và biểu lộ giáo huấn không sai lầm của Giáo hội 26. Vì thế, phát biểu vô
ngộ của Giáo hội không do bởi sự đồng tình của các thành viên Giáo hội, nhưng do bởi Thánh
Thần hướng dẫn. Ở đây dưới sự hứơng dẫn của Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thánh Tẩy nguyên
lý hiệp thông của Giáo hội được hình thành cũng như đặc tính vô ngộ của Giáo hội. Giáo hội
nhận được ơn vô ngộ vì Giáo hội thuộc về Chúa Thánh Thần trong cái nhìn tòan thể: “Chúa
Thánh Thần họat động trong đời sống của con ngừơi trước, đang khi và sau khi nhận lãnh Bí tích
Thánh tẩy. Đó chính là Thánh Thần đã mặc khải Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (Mc 1, 10 -11)
và đã hiện xúông trên các Tông đồ ngày lễ Ngũ tuần trao ban cho các ngài sức mạnh và sự hợp
nhất (Cv 2). Thiên Chúa ghi ấn tính trong tâm hồn ngừơi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy để họ được
dự phần vào gia tài mà Chúa Giêsu đã sắm sẵn qua cái chết và sự Phục sinh của Người, họ được
trở thành con Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần củng cố đời sống đức tin trong tâm hồn họ cho dến
ngày cánh chung, chờ ngày bứơc vào sự viên mãn trong Vương quốc Thiên Chúa, để ca tụng
vinh quang Thiên Chúa (2 Cr 1, 21 – 22; Eph 1, 13 – 14)27
25
X. Theodoret PG 82, 717.
26
X. Lothar Lies, Zum globalen Verständnis von Ex-Cathedra-Entscheidungen. Trong: Silvia Hell và Lotha Lies
(Hg.) Papstamt, Hoffnung, Chance, Ärgernis, Ökumenische Diskussion in einer globalisierten Welt. Innsbruck 2000,
167 -189.
27
Tài liệu Lima: Taufe, Eucharistie und Amt, KonvergenzerKlärrungen der Komission für Glauben und
Kirchenverfassung des Ökumenischen Rates der Kirche: C. Die Gabe des Geistes, số 5.
Bí tích thêm sức

Bí tích Thêm sức chỉ được trao ban cho người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, và có thể noi được là
Bí tích Thêm sức phát sinh từ Bí tích Rửa tội, vì đời sống của Bí tích Rửa tội phát nguồn từ đời
sống của Ba ngôi Thiên Chúa và được hướng dẫn bởi Thánh Thần. Giáo hội gọi cả hai Bí tích
như là những Bí tích Khai tâm. Chúng ta nghiên cứu về Bí tích Thêm sức trong một chương
riêng biệt, vì ngày nay trong Giáo hội Tây Phương Bí tích Thêm sức được ban bởi Đức Giám
mục cho những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội sau một thời gian kéo dài và đã được tham dự
những buổi học giáo lý chuẩn bị cho việc lãnh nhận Bí tích Thêm sức.

Trong thực hành phụng vụ và giáo lý Bí tích thêm sức so với thời gian trước Công đồng Vat. II
đã chiếm một vị trí đầy ý nghĩa. Ngược lại Thần học về Bí tích Thêm sức đã biểu lộ sự không
chắc chắn trong khía cạnh nào đó. Trong thời trung cổ ở Châu âu thường thì người ta nghĩ đến
việc ban Bí ítch Thêm sức cho trẻ em đã được Rửa tội trong khi chờ đợi lãnh nhận Bí tích Thánh
thể vào lúc trưởng thành, và người ta diễn tả Bí tích Thêm sực như là Bí tích trao ban Thần Khí.
Nhưng Chúa Thánh Thần đã không được trao ban trong Bí tích Thánh Tẩy và trong Bí tích
Thánh Thể, trong việc giáo dục Kitô giáo và trong các thực hành khác của đời sống Kitô giáo
hay sao? Vậy Bí tích Thêm sức mang ý nghĩa gì? Những suy tư nỗ lực giải thích, như Thêm sức
là Bí tích đánh dấu trưởng thành của đời sống Kitô hữu hay là tăng thêm sức mạnh để chống lại
những gì ngược với Đức tin, thường thì tìm thấy rất ít chứng cứ trong Thánh Kinh và truyền
thống. Trong những cuộc tranh luận về tuổi có thể lãnh nhận Bí tích Thêm sức, về sự thường
xuyên cử hành Bí tích Thêm sức (hay là thỉnh thoảng mới ban Bí tích Thêm sức với số đông
người lãnh nhận?) và về thừa tác viên của Bí tích (chỉ có giám mục thôi sao?) phản ảnh một một
sự hoài nghi thần học về ý nghĩa của Bí tích Thêm sức.

1. Nền tảng Thánh Kinh

Một nghi thức trao ban Thần khí riêng biệt tách khỏi Bí tích Thánh Tẩy được nhận biết trong Tân
ước không được coi đó ngư là nguyên tắc của việc khai tâm Kitô giáo. Người ta chỉ có thể tìm
kiếm theo một yếu tố riêng biệt nhằm tạo nên điểm nối kết việc thực hành sau nầy với thần học
về Bí tích Thêm sức.

1.1 Có một nghi thức riêng biệt chi việc trao ban ân huệ Chúa Thánh Thần?

Đối với Tân ước Ân huệ Thánh Thánh Thần thuộc về biến cố Thánh Tẩy. Trong Tông đồ công
vụ việc trao ban Thánh thần thuộc về Bí tích Thánh Tẩy qua việc đặt tay của các Tông đồ (Cv 8,
17 tt; 19, 6), trong thơ gởi tín hữu Do Thái việc đặt tay được coi như là hành vi đi liền sau việc
rửa tội (Dt 6, 2). Đàng khác trong Tông đồ công vụ cũng nói đến việc rửa tội và ân sủng Chúa
Thánh Thần mà không nhắc đến việc đặt tay (Cv 2, 38; 10, 44 - 48), và Phaolô giải thích việc rửa
tội luôn đi kèm với việc trao ban Thánh Thần, cũng như Gioan nói về việc sinh ra “bởi nước và
Thần Khí” (Ga 3, 5), cả hai không hề nhận biết một nghi thức nào riêng của việc trao ban Thánh
Thần ngoài nghi thức dìm mình vào nứơc. Có thể việc thực hành vào thời bính minh Giáo hội có
nhiều sự khác biệt; nhưng chắc chắn Ân huệ của Chúa Thánh Thần luôn gắn chặt với việc Thánh
Tẩy Kitô giáo. Nếu như có một nghi thức riêng biệt cho việc trao ban Thánh Thần, thì nghi thức
đó cũng thuộc về Bí tích Thánh Tẩy (như trong Cv 19, 6).

1. 2 Có sự phân chia việc khai tâm trong Phép Rửa và nghi thức trao ban Thánh Thần?

Một lần duy nhất Tông đồ công vụ có nói về việc rửa tội Kitô giáo mà không kèm theo việc trao
ban Thánh Thần: Mặc dầu việc truyền giáo của Philipphê tại Samaria mang lại kết qủa nhưng
Chúa Thánh Thần “chưa ngự xuống một ai trong nhóm, họ: họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh
Chúa Giêsu. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần” (Cv 8, 16 tt). Thần
học tân kinh viện đã tìm thấy trong bản văn nầy bằng chứng cho việc hiện hữu một hành vi trao
ban Thánh Thần do các Tông đồ (và những người kế vịc các ngài) trù liệu ở trong Tân ước mà
không liên kết với với phép rửa: Vì Philipphê đã làm Phép rửa, nhưng đã không trao ban Thánh
Thần, nên các Tông đồ phải đi đến Samaria để đặt tay trao ban Thánh Thần cho những người
mới trở lại.

Tuy nhiên ý định của bản văn trong Tông đồ công vụ phải được hiểu trong một chiều kích khác.
Chủ đề trọng tâm của bản văn là việc bành trướng Lời Chúa và Giáo hội được thúc đẩy bởi Chúa
Thánh Thần, vượt ra khỏi cộng đoàn nguyên thủy ở Giêrusalem mà cho tới bây giờ còn bị gới
hạn. Vì thế bản văn nhằm nói đến việc vượt ra khỏi sự giới hạn nầy là do Chúa Thánh Thần
quyết định (x. Cv 10, 44 - 48); 15, 28), đó chính là việc xuất hiện một cộng đoàn tiên khởi tại
Samaria bởi ngừơi Do thái và người Samaria. Và các Tông đồ phải đi đến Samaria, giữ mối hiệp
thông dứơi sự tác động của Thần khí với Giáo đoàn nguyên thủy. Qua sự trình bày trường hợp
đặc biệt nầy người ta không thể đứa ra kết luận là: Nghi thức khai tâm trong Tân ước được phân
chia làm hai một mặt là việc làm Phép Rửa bằng nước, mặt khác là việc đặt tay tông truyền.

1.3 Ý nghĩa biểu tượng của việc đặt tay, xức dầu và ghi ấn tín

Việc đặt tay, một cử chỉ diễn tả việc ban tặng và chuyển giao sự sống, sức mạnh, quyền năng, uy
thế, được trình trong Thánh Kinh như là hành vi chúc phúc (St 48, 14 tt; Mc 10, 13 - 16), như là
cử chỉ chữa lành (Mc 5, 23; 6, 5; 16, 18; Cv 28, 8) và như dấu chỉ của việc ủy thác (Ds 27, 15 -
23; Đnl 34, 9; Cv 6, 1 - 6; 1 Tim 4, 14; 5, 22; 2 Tim 1, 6). Qua những nội dung đó, việc đặt tay
trao ban Thánh Thần nhằm trình bày: tiếp nhận, thu nhận vào lãnh vực đời sống thần linh, chữa
lành khỏi tội riêng, sai đi.

Xức dầu được tiếp nhận trong thời cổ đại, cách đặc biệt sau khi tắm vì mùi dầu đem lại sảng
khoái dễ chịu. Người ta xức dầu trước cuộc đô vật để làm cho thân thể mềm mại và trơn kho nắm
bắt được. Trong Israel người được chọn làm Tư tế và Vua phải được xức dầu trong khi nhận
nhiệm vụ (Ex 29, 7; Lev 4, 3; 1 Sam 2, 4 v.v…) “Người được xức dầu của Thiên Chúa” được gọi
là vua (x. Tv 2, 2) và sau nầy được gọi là vị cứu tinh của thời sau hết (Is 61, 1). An huệ của
Thánh Thần được li6en kết với việc xứ dầu (x. 1 Sam 16, 13; 2 Sam 23, 1 tt). Trong Tân ước
mặc dầu nghi thức xức dầu không được trình bày trong mối tương quan với việc thông ban Thần
khí; nhưng “xức dầu” là ngôn ngữ diễn tả việc trao ban Thần Khí trong Bí tích Thánh Tẩy:
“Thiên Chúa, Đấng … xức dầu tất cả chúng ta, Người cũng chính là Đấng đóng ấn tín trong
chúng ta và ban Thần khí trong tâm hồn chúng ta” (2 Cr 1, 21 tt; x. 1 Ga 2, 20.27).
Ở đây hình ảnh ghi ấn tín kết nối với việc xức dầu và Ân huệ Chúa Thánh Thần. Việc ghi ấn tín
đóng vai trò quan trọng tương tự như trong luật và tôn giáo thời cổ đại. “Việc đóng ấn phục vụ từ
việc chứng thực những hợp đồng và đánh dấu việc tư hữu cá nhân, cho đến việc bêu nhục những
nô lệ bỏ trốn. Sách khải huyền Do thái nói đến việc đóng ấn thời sau hết nơi những ngừơi được
chọn. Qua việc đóng ấn trên họ như là dấu chỉ hữu hình xác định họ là những người được cứu
rỗi” (H - J Klauck, 2 Cr 26). Trong Do thái giáo việc cắt bì cũng được hiểu như việc đóng ấn của
Giáo ứơc.

Trong thời gian sau Thánh kinh việc đặt tay và xức dầu được xác định như là một phần của nghi
thức khai tâm, việc “ghi ấn tín” là lời kết thúc của việc khai tâm.

2 Phát triển lịch sử tín điều

2.1 Chỉ một nghi thức khai tâm: Phép Rửa, Đặt tay và Xức dầu

Việc đặt tay và xức dầu thuộc về nghi thức khia tâm của Giáo hội cổ xưa. Hippolyt († 235)
chứng thực đối với Roma việc đặt tay và xức dầu sau Phép rửa do bởi giám mục, Tertullianô (†
sau 220) và Cyprianô († 258) nói đến việc đặt tay sau phép rửa, nhưng không nhắc đến việc xức
dầu. Trong Giáo hội Tây Phương nhấn mạnh đến việc đặt tay, trong Giáo hội Đông Phương nhấn
mạnh đến việc xức dầu với dầu thánh hiến (Myron). Ý nghĩa Thần khí học cũng phù hợp với
những quan điểm khác nhau: Thần học Tây Phương coi biểu tượng của việc trao ban Thần khí
trứơc tiên chính là việc đặt tay của giám mục, theo truyền thống Giêrusalem thì việc trao ban
Thần khí trong việc xức dấu thánh, Thánh Gioan Chrysostomus thành Antiochia († 407) thì cho
việc trao ban Thánh Thần là hành vi đặt tay của linh mục trong lúc người lãnh nhận đang đứng
trong bể nứơc rửa tội. Cách chung Ân huệ Thánh Thần không tách rời khỏi Bí tích Thánh tẩy;
An huệ Thánh Thần là hoa trái của một việc khai tâm được diễn tả trong nhiều nghi lễ.

2.2 Tách rời việc đặt tay khỏi Phép rửa

Bắt đầu thế kỷ thứ 4. việc đặt tay của giám mục nơi Phép rửa trong Giáo hội Tây Phương được
tách ra. Trứơc tiên ba yếu tố dự phần vào việc phát triển nầy: 1- Niềm xác tín càng ngày càng lớn
mạnh về việc cần thiết rửa tội cho trẻ em trong mối liên hệ với học thuyết về Nguyên tội, 2- Việc
tiếp nhận những kẻ theo tà giáo đã được rửa tội, việc tiếp nhận nầy chỉ qua việc đặt tay của Giám
mục mà không cần đến Phép rửa, 3- Việc thành lập nhiều chi nhánh giáo đoàn, do đó việc liên
kết với nhiệm vụ giám mục được chia ra: linh mục rửa tội, sau đó việc đặt tay được thực hiện bởi
giám mục. Hiện nay đối với việc cử hành hành vi đặt tay cách riêng biệt được gọi là
“confirmatio” (thêm sức, khẳng định).

Đối với Giáo hội Đông phương, toàn thể nghi thức khai tâm được giữ lại trong một biến cố duy
nhất: Bí tích Rửa tội, ngay cả việc Rửa tội cho trẻ em. Ngày nay Phép rửa, xức dầu thánh hiến và
Thánh Thể được trao ban chung với nhau cho trẻ sơ sinh. Việc xức dầu thông thường được thực
hiện bởi linh mục, sự hiện diện của giám mục được diễn tả qua việc xức dầu với dầu đã được
Đức giám mục thánh hiến (Myron)
Các nhà thần học Tây Phương khám phá hiệu qủa của việc thực hành mới, hình thành chức năng
đặc biệt của việc thêm sức, chức năng nầy tách biệt với Bí tích Rửa tội. Hiệu qủa của thêm sức
thì phong phú: làm tròn hảo bản tính Kitô hữu, sai đi loan báo loan báo Tin mừng và thêm sức
mạnh để chiến đấu với ba thù. Trong thời kinh viện chức năng cuối cùng được đưa ra là: Thánh
Thần được trao ban trong Phép rửa nhằm tha tội, nhưng trong Thêm sức nhằm “tăng sức
mạnh”28. Người được thêm sức được sức mạnh bên torng thì chống trả các lây nhiễm của tội lỗi,
bên ngoài thì công khai tuyên xưng Danh Dức Giêsu Kitô. Thần học kinh viện kể Thêm sức như
là một Bí tích riêng biệt và chứng thực về việc ấn tích thêm sức được đóng ấn nơi người lãnh
nhận, cho nên Bí tích nầy không thể lập lại nơi người đã lãnh nhận. Câu hỏi về việc thành lập Bí
tích nầy được nhìn nhận như là vấn nạn khó giải đáp, nhưng câu trả lời cũng thể hiện tính tích
cực: Bonaventura († 1274) cho rằng chính các Tông đồ thếit lập, Thomas Aquin († 1274) nói về
“lời hứa” của Chúa Giêsu. Đối lại với Giáo hội Đông phương, trong Giáo hội tây phương qui
định của chức năng Giáo hội nhấn mạnh vai trò giám mục như “thừa tác viên” thông thường, dĩ
nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ (DH 1068 - 1071; DH 1318)

2.3 Cuộc tranh luận về tính Bí tích

Phong trào Cải cách cho rằng giá trị của Bí tích Thánh Tẩy bị mất đi và việc qúa đề cao chức vụ
giám mục trong Bí tích Thêm sức. Và sợ rằng việc xức dầu thể hiện hành vi mê tín. Vì đối với họ
Thêm sức không phải do Đức Kitô thiết lập, cho nên không thể gọi đó là Bí tích. Để làm sáng tỏ
ý nghĩa ơn cứu độ của Đức tin họ khuyến kích việc dạy Giáo lý cho trẻ em đã được Thánh Tẩy.
Nhà cải cách Martin Bucer († 1551) được thức đẩy bởi Erasmus tại Rotterdam († 1536) đã phát
triển một hình thức dự tòng bổ sung và chứng thực cho việc rửa tội các trẻ em, chính là kết thúc
với việc công khai bày tỏ Đức tin và việc đặt tay. Ở đây xuất hiện một hình thức “thêm sức”
thuộc Giáo hội Tin lành. Đối nghịch lại, Công đồng Tridentinô (1545 - 1563) đã xác quyết tính
Bí tích của việc Thêm sức và Thừa tác viên của Bí tích là Giám mục, và phản bác những lập luận
cho rằng việc gắn một hiệu lực nào đó cho Dầu thánh là xúc phạm đến Chúa Thánh thần (DH
1628 - 1630).
Công đồng xác quyết:
1- Kẻ nào nói rằng việc thêm sức cho người đã chịu Phép Rửa là một nghi thức vu vơ
chứ không là một Bi 1tích theo đúng nghĩa đặc biệt, hoặc nói rằng xứ kia việc thêm
sức đó chỉ là một thứ giáo lý (catechesim quandam) qua đó trẻ nhỏ gần đến tuổi niên
thiếu trã lẽ về Đức tin của mình trước mặt Giáo hội, kẻ đó bị trực xuất”
2- Kẻ nào nói rằng xúc pham đến Thanh Thần là những ai gán một hiệu lực nào đó cho
dầu thánh dùng trong phép Thêm Sức, kẻ đó phải bị trục xuất
3- Kẻ nào nói rằng thừa tác viên bình thường cử hành Bí tích Thêm sức không những là
một mình giám mục mà còn bất cứ linh mục nào, kẻ đó phải bị trục xuất.

2.4 Tái khám phá việc khai tâm

Vào thế kỷ 20 qua việc canh tân Phụng vụ trong thần học công giáo các suy tư về việc khai tâm
toàn vẹn được nhấn mạnh: “Phải duyệt lại nghi lễ Thêm sức để làm sáng tỏ hơn mối dây liên lạc
mật thiết của Bí tích nầy với toàn thể nghi lễ gia nhập Kitô giáo. Vì thế, nên lập lại lời hứa Rửa
tội ngay trước khi nhận lãnh Bí tích Thêm sức” (SC 71). Từng người đỡ đầu phải đồng hành với
28
ad robur; như chủ trương của Petrus Lombardus, Sent. IV d. 7 cap. 3
người nhận lãnh Bí tích Thêm sức, và Bí tích nầy phải được cử hành cùng với toàn thể cộng đoàn
và cử hành trong Thánh lễ. Đối với việc gia nhập Giáo hội công giáo của người tân tòng thì nên
trao ban Bí tích Thánh tẩy và Bí tích Thêm sức trong cùng một việc cử hành; từ lý do nầy, vị linh
mục, khi rửa tội cho người lớn, cũng có năng quyền trao ban Bí tích Thêm sức (CIC/1983, can.
883, 2). Đối với hính thức chính yếu của nghi thức Thêm sức, Đức Phaolô VI (1963 - 1978) xác
định: “Bí tích Thêm sức được trao ban qua việc xức dầu với dầu hiến thánh (chrisam) trên trán,
cử hành với việc đặt tay và đọc: ‘hãy nhận lấy ấn tín Chúa Thánh Thần’ (accipe signaculum Doni
Spiritus Sancti)”29. Với việc thay đổi lời (trứơc đây đọc là: ta ghi dấu Thánh gía cho con và thêm
sức cho con với dầu hiến thánh cứu độ) công thức cũ xưa vào thế kỷ thứ 4 của Giáo hội Hy lạp
được xử dụng nhằm làm sáng tỏ Bí tích Thềm sức như là “ấn tín xác nhận” việc khai tâm.

3. Hệ thống suy tư thần học

3.1 Ý nghĩa của Thêm sức.

Công thức trao ban Bí tích được canh tân vào năm 1971 tiếp tục diễn tả ý nghĩa ‘An tín xác
nhận” như là chỉa khóa cho sự nhận thức ngày nay về Bí tích Thêm sức. Việc thêm sức đã khai
triển từ việc đặt tay của giám mục và việc xức dầu như là hành vi kết thúc của phụng vụ Phép
Rửa vào thời Giáo hội cổ xưa. Hành vi nấy như là dấu ấn được đóng trên giấy chứng nhận, là “ấn
tín xác nhận”, là chứng nhận biến cố Thánh tẩy. Qủa thật theo nhận thức ngày nay: việc thêm sức
là đóng ấn, phê chuẩn, chu tất Phép Rửa. Điều phải được hoàn thành nơi Phép rửa, lệ thuộc vào
tình huống cụ thể: nơi những người lớn được rửa tội, Bí tích Thêm sức nhấn mạnh đến chiều
kích đặc biệt về thành phần Giáo hội hợp lệ hoàn toàn với tất cả quyền lợi và trách nhiệm cũng
như về chiếu kích sứ vụ và củng cố cho việc làm chứng; nơi những trẻ em được rửa tội, việc
thêm sức được trao ban trong tuổi khôn lớn như dấu chỉ nói lên việc tự quyết định đức tin cá
nhân. Trong cả hai trường hợp nầy đều xảy ra Ân huệ Thánh Thần là nội dung chính yêu của
biến cố Thánh tẩy.

Mặc dầu theo giáo luật thừa tác viên của Bí tích Thêm sức có thể là linh mục, nhưng chỉ có giám
mục là thừa tác viên thông thường của Bí tích nầy (CIC/1983, can. 882 - 888). Điều đó chứng tỏ
rằng với Bí tích Thêm sức việc gia nhập vào Giáo hội được xác nhận cách long trọng chính thức.

3.2 Hệ luận đối với nội dung của Giáo lý thêm sức

Điều rõ ràng là giáo lý thêm sức cũng chỉ bao gồm việc hướng dẫn nhập môn tổng quát và thực
tập đức tin kitô giáo. Giáo lý thêm sức thường không nhắm đến việc giảng dạy cách đặc biệt về
Thần khí học hay Thần học thêm sức. Thường đó như là một hình thức bổ sung thêm cho người
tân tòng, và vì thế giáo lý thêm sức phù hợp với đặc tính của Thánh Tẩy và Thêm sức như là việc
khai tâm.

3.3 Hệ luận đối với thời điểm

Nếu ý nghĩa của việc thêm sức được trình bày đúng như là một “ấn dấu xác nhận” Bí tích Thánh
tẩy, thì đối với rửa tội cho người trưởng thành, việc rửa tội, thêm sức và Thánh Thể có một vị trí
thích hợp trong việc cử hành duy nhấtcùng với cộng đoàn. Như thế việc khai tâm được diễn tả:
29
Paul VI, Divinae consortium
cái chết con người cũ và việc tái sinh con người mới “qua con đường” bởi nước, được tiếp nhận
vào trong cộng đoàn Giáo hội để được tham dự vào việc cùng nhau bẻ bánh và sự sống nhờ bởi
mầu nhiệm chết và phục sinh của Đức Kitô. Đối với việc rửa tội cho trẻ em thì thêm sức như là
dấu chỉ của việc trưởng thành trong đời sống đức tin, thêm sức trứơc tiên được cử hành cho lứa
tuổi mà theo yêu cầu là đã trưởng thành, ý thức được cácviệc làm trong đời sống. “việc nài xin
thêm sức được hiểu là sự phát xuất từ một tuyên nhận độc lập bày tỏ đức tin kitô giáo. Bí tích
thêm sức tạo thành một kết thúc hoàn hảo của việc tháp nhập vào trong Giáo hội thích hợp với
qúa trình phát triển tự nhiên”30

3.4 Bí tích Thêm sức và việc thêm sức (confirmation)

Hiện tại chưa có một sự đồng thuận về ý nghĩa nền tảng của việc thêm sức. Đối với các nhà thần
học Tin lành có nhiều ý kiến khác nhau như: Thêm sức như là việc chuẩn nhận có đủ tư cách dự
“buổi ăn chiều”, là việc giáo dục Đức tin, là quyết định của cá nhân về Đức tin, củng cố Đức tin
khi bước vào tuổi trưởng thành … Theo qui định trong Giáo hội Tin lành việc thêm sức như điều
kiện để xác nhận tư cách tham dự vào “buổi ăn chiều”, trong khi đó nơi Giáo hội Công giáo Bí
tích Thêm sức được trao ban cho trẻ đã được Rửa tội sau khi đã được nhận lãnh Bí tích Thánh
thể. Mối liên kết chặt chẽ giữa Thần học về Bí tích Thêm sức và Phép Rửa đã tạo nên một sự gần
gũi giữa nhận thức Công giáo về Bí tích Thêm sức và nhận thức Tin lành về việc thêm sức. Qua
công trình nghiên cứu đại kết 1986, các nhà thân học cũng đã nhận định: “Nếu người ta chú ý tới
sự tính duy nhất phân biệt giữa Phép Rửa và Bí tích Thêm sức, như trong Giáo hội Công giáo,
nhờ Bí tích Thêm sức người tín hữu được trang bị cách trọn hảo qua việc liên kết với Giáo hội
vàviệc nhận lãnh sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần … (x. LG 11), điều nầy không mâu
thuẫn với chủ trương của Giáo hội Tin lành, việc thêm sức là hành vi của Giáo hội dành cho
những người mà nhờ Phép Rửa họ trở nên thành phần trọn vẹn trong Giáo hội Chúa Giêsu Kitô
và trong thời gian tân tòng được hứơng dẫn thực hành những tập tục hoàn hảo của thành viên
nầy”31

4. Bí tích Thêm sức như là Biến cố ân sủng (Eulogia)

4.1 Bí tích Thêm sức như là việc tưởng niệm (Anamnese)

Bí tích Thêm Sức có thể trình bày chiều kích tưởng niệm trong cái nhìn đa dạng. Biểu tượng
nhân loại của việc xức dầu cũng đã thể hiện đặc tính tưởng niệm. Với việc xức dầu người ta nhắc
nhớ đến sự mỏng dòn, xấu xa và nhu cầu cần được bảo vệ và chữa lành của con người.

Bí tích thêm sức như là biến cố chúc lành nói đến động lực tuôn đổ xuống. Sự chúc lành đích
thật chính là sự chúc lành của Thiên Chúa và phát xuất bởi Thiên Chúa, là Cha của sự sống.
Trong Phụng vụ Thêm sức ngày nay Đức Giám mục kêu mời sự những người chuẩn bị lãnh nhận
Bí tích thêm sức tuyên xưng đức tin vào Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa: “Giờ đây qua
Bí tích thêm sức chúng con sẽ nhận lấy Chúa Thánh Thần. Chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh
Thần cùng với Chúa Cha và Chúa Con ban tặng sự sống cho chúng ta” (Phụng vụ Bí tích Thêm
sức).

30
Hội đồng các Giáo phận Cộng Hoà Liên Bang Đức, bản tuyên bố chung, Freiburg 1976, số B.3.4.1.
31
K. Lehmann / W. Pannenberg (xuất bản), Lehrverurteilungen 1, 132.
Bí tích Thêm sức gợi nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng tràn đấy Thánh Thần (Messiah, Đấng sai
phái Thánh Thần nhằm khai mở Vương quốc Thiên Chúa sau khi Người sống lại (Cv 2, 1 - 4).
Thêm sức nhắc chúng ta nhớ lại việc sai phái Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần, chính trong
biến cố nầy mà mỗi người hiểu được những lời Phêrô giảng dạy bằng chính tiếng mẹ đẻ của
mình.

Bí tích Thêm sức gợi nhớ lại đặc tính công giáo của Giáo hội trong Đức Kitô và Thần khí của
Người. Không bao giờ được bỏ quên mối tương quan chặt chẽ giữa Bí tích Thêm sức và Phép
rửa. Tất cả vẻ kiều diễm của việc xức dầu biểu lộ sự nhắc lại giếng nước rửa tội, qua đó biểu tỏ
Thập gía và cái chết của Đức Kitô. Tất cả mùi thơm của dầu thánh biểu lộ cái chết với Đức Kitô.
Qủa thật qua việc xức dầu chúng ta cùng chết với Đức Kitô. Đức Giám mục đã nhắc nhở: “Việc
ban Thánh Thần sẽ là ấn tín thiêng liêng làm cho các con nên giống Đức Kitô và nên những chi
thể hoàn hảo hơn của Giáo hội Người… các con đã chịu phép Rửa tội, giờ đây các con nhận
lãnhsức mạnh Chúa Thánh Thần của Đức Kitô và tiếp nhận dấu Thánh Gía Người trên trán c1c
con. Để nhờ đấy các con làm chứng trứơc mặt thế gian về Mầu hiệm Khổ nạn và Phục sinh của
Đức Kitô, để đời sống các con trở nên hương thơm của Đức Kitô khắp mọi nơi” 32. Chính vì thế
người chuẩn bị nhận lãnh Bí tích Thêm sức phải tuyên xưng Đức tin đã tỏ bày trong Phép Rửa
.
Việc cử hành bí tích Thêm sức nhắc nhớ tới quang cảnh được thánh Gioan mô tả trong sách Khải
huyền qua lời tụng ca của các trưởng lão trước con chiên được in đậm nét trong việc cử hành
tưởng niệm của Bí tích thêm sức: “Ngài xứng đáng…vì Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc
về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước mọi dân. Ngài
cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta,
và họ sẽ làm chủ mặt đất nầy” (Kh 5, 9 - 10). Việc cử hành Bí tích Thêm sức tưởng nhớ tới sự
biến đổi bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã tác động trong người được rửa tội và trở thành
con Thiên Chúa trong thụ tạo mới (x. Rom 8, 17; 1 Cor 12, 3)
.
Bí tích Thêm sức nhắn nhớ “trước” về Bí tích Truyền chức thánh khi hướng về chức linh mục
cộng đồng. Trong Bí tích Thánh Thể chức linh mục cộng đồng nầy được trình bày qua lời mời tạ
ơn Chúa Cha. “Chính vì thế, chúng con không còn sống cho chính mình, nhưng là sống cho
Đấng đã chết và sống lại vì chúng con, Từ nơi Cha, Người đã sai Chúa Thánh Thần đến với các
tín hữu như ân huệ mở đầu, để Chúa Thánh Thần kiện toàn sự nghiệp của Người trên trần gian
và hoàn tất công trình thánh hóa muôn loài” (Kinh tạ ơn IV).

Bí tích Thêm sức tưởng niệm cách đặc biệt đến thừa tác viên thông thường của Bí tích: Đức
giám mục. Điều đó nhắc lại nền tảng của Giáo hội chính là các Tông đồ. Bí tích Thêm sức đặt
nhiệm vụ kế thừa các tông đồ đối diện với ân huệ Thánh Thần cộng đồng và liên kết cả hai cách
chặt chẽ. Trong Chúa Thánh Thần Bí tích Thêm sức thiết lập Phẩm trật của Giáo hội. Phụng vụ
Bí tích Thêm sức đã thốt lên sau khi trao ban Bí tích trong lời kết thúc lời nguyện tín hữu: “lạy
Chúa, Chúa đã ban Thánh thần cho các Tông đồ, và cũng muốn nhờ các ngài và những kẻ nối vị
các ngài mà ban Chúa Thánh Thần cho toàn thể các tín hữu”33

32
Nghi thức Thêm sức
33
Nghi thức Thêm sức
Yếu tố quan trọng của việc tưởng nhớ trong Bí tích Thêm sức không diễn tả bằng lời, nhưng
bằng cử chỉ. Nghi thức Thêm sức đã trình bày: “Giám mục nhúng ngón tay cái của bàn tay mặt
vào dầu hiến thánh và ghi dấu Thánh gía trên trán người lãnh nhận. Cùng lúc đó ngài đọc: …
(con) hãy nhận lấy ấn tín của Chúa Thánh Thần. Người nhận lãnh thưa: Amen. Đoạn giám mục
nói: bình an của Chúa ở cùng con" 34. Việc ghi ấn tín Chúa Thánh Thần thực hiện trong khi xức
dầu với hình Thánh gía. Qua việc xức dầu Bí tích Thêm sức tiếp nhận người lãnh nhận vào
cương vị của họ và hứa cho họ tình yêu của Đấng Tạo hóa. Qua việc ghi dấu Thập gía nhắc nhớ
cho người nhận lãnh đến từng biến cố trong cuộc sống của người được trở nên làm con Thiên
Chúa, những biến cố đó hòa tan trong chính cái chết của Đức Kitô, và mang ý nghĩa cứu độ cho
chúng ta đối với việc sai phái Thánh Thần.

Việc sai phái Thánh Thần còn thể hiện ý nghĩa là hiện thực việc tưởng nệim cái chết của Đức
Kitô trong đời sống của người tín hữu. Người ta có thể so sánh điều đó với Tông đồ công vụ 5,
23: Phaolô và Chúa Thánh Thần đã chứng thực trước Thượng hội đồng về Đức Giêsu Kitô là
Con Thêin Chúa bị đóng đonh trên Thập gía và đã sống lại. Cũng vậy Bí tích Thêm sức cũng yêu
cầu người nhận lãnh thể hiện nhiệm vụ chu tất lời tuyên tín trong Bí tích Rửa tội và tuyên xứng
Đức Giêsu Kitô trong cuộc sống hằng ngày: “Lạy Cha từ ái, xin củng cố việc Chúa đã làm cho
chúng con, và xin duy trì các ân huệ của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn các tín hữu, để trước
mặt ngưới đời, họ không hổ thẹn tuyên xưng Chúa Kitô chịu đóng đinh và lấy lìng mến yêu nồng
nhệit thực thi các điều răn của Người”35.

b) Bí tích Thêm sức như là Lời Khẩn cầu (Epiklese)

Yếu tố thứ hai của biếnn cố chúc lành (Eulogie) là lời khẩn cầu (Epiklese). Lời khẩn cầu nẩy
sinh từ kinh nghiệm căn bản của đời sống con người: hai bàn tay trắng, và khẩn cầu tình yêu của
Thiên Chúa. Chỉ có lời cầu xin chất chứa niềm tin yêu và lời tạ ơn tràn đầy niềm cậy trông mới
nói lên sự tự do, không bị trói buộc và hoàn toàn được giải phóng. Chúng ta cũng chỉ có thể nhận
Thánh Thần, Đấng liên kết chúng ta với Đức Kito, không do bởi một sức ép, một sự cưỡng bức
nào. Nhưng tất cả là do ân huệ của Thiên Chúa. Khởi đầu của việc củ hành nghi thức trao ban Bí
tich thêm sức là lời mời gọi cộng đoàn cầu nguyện, qua lời cầu nguyện, Giáo hội muốn khẳng
định rằng ân huệ Chúa Thánh Thần đến duy bởi từ trên cao, bởi Chúa Cha trên trời, chứ không
phải bởi con người: “ Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa Cha toàn năng
đoái thương ban tràn đấy Thánh Thần xuống trên những dưỡng tử của Chúa đây, là những kẻ đã
được tái sinh vào sự sống vĩnh cửu trong Bí tích Rửa tội, để Chúa Thánh Thần dùng ân huệ dồi
dào của Người làm cho họ nên vững mạnh, và xức dầu làm cho họ nên giống Chúa Kitô, Con
Thiên Chúa36”. Cộng đoàn cũng được yêu cầu đang khi cử hành nghi thức Thêm sức kêu cầu
việc sai phái Chúa Thánh Thần để thêm sức mạnh và để giống Đức Kitô.

Lời khẩn cầu của Bí tích được tiếp tục qua việc Giám mục giơ tay trên các ứng viên và đọc: “Lạy
Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Chúa đã tái sinh các tôi tớ Chúa
đây bởi nước và Thánh Thần khi giải thoát họ khỏi tội lỗi, thì lạy Chúa, xin ban Chúa Thánh
Thần, Đấng an ủi đến trong những ngừơi nầy, xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu,

34
Nt.
35
Nt.
36
Nghi thức Thêm sức
thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, xin ban cho những người nầy ơn kính
sợ Chúa. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”37.

Cử chỉ giơ tay và nội dung của lời cầu xin giải thích lời khẩn cầu Thánh Thần trên các ứng viên.
Tertullianô đã nhấn mạnh và nói về việc đặt tay như là lời kêu cầu và khẩn nài Chúa Thánh Thần
ngự xuống38. Lời khẩn cầu của Bí tích Thêm sức nài xin sự trạo hảo chức linh mục cộng đồng.

Việc xức dầu nơi Bí tích Thêm sức trên trán ứng viên qua giám mục nhấn mạnh đến ý nghĩa lời
khẩn cầu của Bí tích nầy. Giám mục gọi tên ứng viên và nói: “…. Hãy nhận lấy ấn tín ân huệ
Chúa Thánh Thần”39. “Hãy nhận lấy ấn tín” trình bày việc Chúa Cha trao ban Ngôi Thánh
Thần, Đấng phát xuất bởi Cha (ex pater procedit), như vậy chính Chúa Cha ghi dấu ấn tích trên
ứng viên như là sở hữu của Người cùng với Ngôi vị Thánh Thần phát xuất bởi Người và trang bị
ứng viên những cách thế làm con trong Người Con của Ngừơi.Và cuối cùng giám mục chúc bình
an cho người nhận lãnh, điều đó nói lên rằng, ứng viên phải kiến tạo bình an trong Chúa Thánh
Thần, Đấng thiết lập bình an trong Chúa Ba ngôi, giữa cộng đồng nhân loại, như Giáo hội mong
muốn.

c) Thêm sức như là sư hiệp thông

Bí tích Thêm sức cử hành sự hiệp thông trong Chúa Thánh Thần do Người khai sáng và trong
Đức Kitô, Đấng thiết lập, giữa Thiên Chúa và cong ngừơi. Thánh Thần đón nhận những ngừơi
chịu phép rửa vào thẳm sâu trong đời sống của Thiên Chúa Ba ngôi, qua sự hiệp thông Chúa
Thánh Thần kết nối con người với Đức Kitô cách mật thiết. Chúa Giêsu đã nói với các Tông đồ
sau khi Người sống lại: “Gioan đã làm phép rửa bằng nước, nhưng trong ít ngày nữa các con sẽ
được thanh tẩy bằng Thánh Thần” (Cv 1, 5). Qua biến cố Ngũ tuần, các Tông đồ đã nhận lãnh
phép Thánh tẩy Thánh Thần, nhờ đó các ngài đã trở thành chứng nhân tập thể của đức Kitô. Các
ngài với tập thể tính tiếp tục trao ban Thánh Thần nầy trong Phép Rửa và Thêm sức (Cv 8, 15 -
17; 19, 2.6) và thiết lập sự hiệp thông giữa người chịu Phép rửa tiên khởi và những người hôm
nay. Sự hiệp thông nhờ bởi Phép Rửa và được củng cố bở Bí tích Thêm sức xây dựng nên Giáo
hội vững chắc qua việc làm chứng cho Đức kitô: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh
Thần, Đấng sẽ ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ làm chứng cho Thầy tại Giêrusalem cùng
khắp miền Giuđêa và Samaria và cho đến khắp bờ cõi trái đất” (Cv 1, 8).

Sự hiệp thông nầy biểu lộ trong sự nhận thức sâu xa việc tuyên xưng đức tin cá nhân của các
Tông đồ và của những người khác (x. Cv 2, 4tt). Sự hiệp thông duy nhất trong Chúa Thánh Thần
đồng thời cũng chính là Cộng đoàn cứu độ thời cánh chung (Cv 2, 17. 18). Sự hiệp thông nầy
cùng với Thánh Thần là dự phần vào sự thánh thiện của Thêin Chúa và xác định Giáo hội “thánh
thiện”. Bí tích Thêm sức tạo nên sự duy nhất, Thánh Thiện, Tông truyền và Công giáo tính của
Giáo hội. Chính Bí tích Thêm sức làm cho chức linh mục nơi các tín hữu được trọn vẹn ý nghĩa
trong sự hiệp thông nầy.

Bí tích Thêm sức cũng chỉ ra nhiệm vụ trao ban Thánh Thần trong Giáo hội: không chỉ nói đến
giám mục là thừa tác viên thông thường hợp pháp của Bí tích Thêm sức trong ý nghĩa luật định,

37
Nt.
38
Tertullianô, De baptismo, trong: CSEL 207, 7f.
39
Nghi thức Thêm sức
nhưng còn trong ý nghĩa thần học. Bí tích Thêm sức được trao ban bởi những người kế vị các
Tông đồ, điều đó hàm chứa ý nghĩa về sự hiệp thông Thánh Thần, tức Thánh Thần tác động
trong những nhgườinhận lãnh Bí tích Thêm sức cũng chính là Thánh Thần hoạt động nơi các
Tông đồ. Điều nầy không chỉ nói đến nguồn gốc tông đồ của sự hiệp thông, nhưng còn nhấn
mạnh đến tính nguyện vẹn sự hiệp thông tông đồ trong Giáo hội hôm nay. Nếu giám mục trao
ban Bí tích Thêm sức, thì cũng có nghĩa là Giáo hội phải là Giáo hội tông truyền trong Thánh
Thần và trên nền tảng Thánh thần nầy và Giáo hội chỉ có kết nối với nguồn gốc trong chính
Thánh Thần nầy. Trong ý nghĩa nầy Giáo hội được gọi là Giáo hội hiệp thông tông truyền.

Giáo hội là một cộng đoàn hiệp thông mới và cách chung, một cộng đoàn đang đợi chờ Chúa
mình đến, như trong thơ gởi tín hữu Thessolônica, tác giả đã viết: “Nầy Anh em là những người
được Chúa yêu mến, chúng tôi phải tạ ơn Thiên Chúa vì anh em cách liên lỉ, vì Thiên Chúa đã
chọn anh em như hoa qủa đầu mùa, để cứu chuộc anh em dựa vào sự thánh hóa bởi Thánh Thần
và Đức tin của anh em vào chân lý. Chính vì thế Người đã kêu gọi anh em qua Tin mừng mà
chúng tôi loan báo; chính là để anh em đạt tới vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”
(2 Tx 2, 13 -14). Chúa Thánh Thần như là Thần khí của việc Thánh hóa đồng thời cũng là Thần
khí làm cho chúng ta hứơng nhìn đến sự cứu độ cánh chung. Bí tích Thêm sức hướng nhân loại
và Giáo hội vào thực tại nuớc trời sau nầy, tức là Vương quốc Thiên Chúa trong sự hiệp thông
với Đức Kitô (Rom 8, 11) tại bữa tiệc cưới trên trời. Chúa Thánh Thần trong Bí tích thêm sức
đưa dẫn cộng đoàn tín hữu nhiệm hiệp vào trong cái chết của Đức Kito như thế nào, thì Người
cũng làm cho họ đạt tới vinh quang phục sinh với Đức Kitô thể ấy (Rom 8, 12 -17). Chúa Thánh
Thần kiến tạo cộng đoàn cánh chung trong công trình và con người của Đức Kitô: “như thân xác
chỉ là một, nhưng có nhiều bọ phận, tất cả các bộ phận của thân xác tuy nhiều, nhưng chỉ là một
thân xác duy nhất, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật vậy, nhờ bởi một Thần khí chúng ta được tiếp
nhận trong một thân thể duy nhất qua phép rửa, cho dầu chúng ta là Do thái hay Hy lạp, nô lệ
hay tự do; và tất cả chúng ta được đầy tràn một thần khí duy nhất” (! Cor 12, 12 -13). Thần khí
liên kết cộng đoàn với Đức Kitô như một thân thể, và trong thân thể nầy Đức Kitô là đầu. Ai
không có Thần khí Đức Kitô, người đó không thuộc về Đức Kitô, vì chính Thần khí Đức Kitô
phân biệt đâu là thuộc xác thịt đâu là thuộc Thiên Chúa (x. Rom 8, 9).

Sự hiệp thông trong Thần khí Con Thiên Chúa đã làm nên một cộng đoàn thông hiệp tự do: “Qủa
vậy, phàm ai được Thần khí Thiên Chúa hứơng dẫn, đều là con Cái Thiên Chúa. Phần anh em,
anh em đã không nậhn lãnh Thần khí khiên ánh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng
Thần khí làm cho anh em trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu kên: Ap-ba! Cha ơi!” (Rom
8, 14 -16). Như là đồng thừa tự của Đức Kitô và người con của Thiên Chúa chúng ta là một cộng
đoàn tự do trong Chúa Thánh Thần với sự tự do của Thiên Chúa, nên chúng ta được giải thoát
khỏi tội lỗi, khỏi sự chế ngự của tội, chúng ta đón tiếp mọi người, đến với mọi người. Bí tích
Thêm sức như là ân huệ rộng mở của Chúa Thánh kiến tạo một Giáo hội phổ quát. Sự phổ quát
của Giáo hội không được hiểu như một tổ chức nghiệp đoàn tôn giáo, không là một hội đoàn qui
tụ những con người quan tâm đến tôn giáo. Giáo hội trong Chúa Thánh Thần có Đức Kitô, Đấng
chịu đóng đinh như là tâm điểm và là tảng đá góc tường. Giáo hội phổ quát và các thành phần
của Giáo hội được Chúa Thánh Thần qui tụ trong đức tin tự do và hướng vể sự sống sống vĩnh
cửu.

d) Thêm sức như là của lễ hiến dâng (Prosphora)


Yếu tố thứ tư của Bí tích Thêm sức chính là của lễ hiến dâng và ca tụng Thiên Chúa
(phosphora): benedictuc Deus. Trong khung cảnh Thánh Thể chúng ta trình bày đặc tính hy lễ
Thánh Thể với việc khám phá thần học. Vì thế câu hỏi được đặt ra liệu trong Bí tích Thêm sức
có biểu lộ đặc tính hy tế nhằm tôn vinh Thiên Chúa chăng?

Câu trả lời hiển nhiên: Sứ vụ của Chúa Thánh Thần được trao cho chúngta, nhờ đó chúng ta
không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta (Kinh tạ ơn 4).
Bí tích Thêm biến chúng ta thành hy tế cho Đức Kitô và cho Chúa Cha: “Anh em biết rằng anh
em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần của Thiên Chúa ngự trong anh em” (1 Cor 3, 16).
Thân xác khôn còn thuộc về chúng ta, nhưng trở thành hy lễ thuộc về Thêin Chúa (x. 1 Cor 6,
19tt).

Đời sống chúng ta phải thể hiện của hy lễ nầy bởi Chúa Thánh Thần (Gal 3, 14; 5, 25). Lời tuyên
tín là lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và luôn tái diễn trong Chúa Thánh Thần: “Nhờ Người (Đức
Kitô) cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin mừng cứu độ anh em; vẫn trong
Đức Kitô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa. Thánh
Thần là phần bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng đựơc cứu chuộc, để
ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” (Eph 1, 13 - 14). Việc cử hành Bí tích Thánh Thể cấu trúc
việc nối kết nầy với Đức Kitô, trong công thức: “trong Chúa Kitô”, kết thúc lời tụng ca của Kinh
nguyện Thánh Thể: “chính nhờ Người, với Người, và trong Ngừơi mà mọi vinh quang và danh
dự đều qui về Chúa là Thiên Chúaa tòan năng trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần bây giờ
và cho đến muôn đời”.

Kết luận

Bí tích Thêm sức cũng thuộc về cầu trúc Thánh Thể. Một mặt nó chứa đựng mối tương quan đến
với tất cả các thực tại tín lý tỏ bày giữa Thiên Chúa và con ngừơi: Ba Ngôi, Kitô học, Giáo hội
học, Bí tích Thánh Thể; mặt khác Bí tích Thêm sức cử hành sự hiện diện tác động của Chúa
Thánh Thần. Bí tích Thêm sức cũng cử hành yếu tố mang chiều kích ân huệ của Bí tích Thánh
Thể: Anamnese, Epiklese, Koimonia và Prosphora.

Hiệu quả của Bí tích Thêm sức luôn mang lại lới hứa và ấn tín của Chúa Thánh Thần, đấng khai
sáng Giáo hội Chúa Kitô, “Ân tích không thể xóa nhòa” của Bí tích Thêm sức là bằng chứng bí
tích của Chúa Thánh Thần về sự trung tín bền vững của Ba ngôi Thiên Chúa đối với Giáo hội
được thành lập trong Chúa Kitô.

Giáo hội nầy như là hiền thê trên con đường tiến đến với Đức lang quân của mình trên trời và
Tân lang cũng trên con đừơng tiến đến với vị Hôn thê, như thế Chúa Thánh Thần được thông ban
trong Bí tích Thêm sức trứơc tiên cũng chính là thần khí hướng dẫn Dân Chúa trên con đường
ngay nẻo chính. Vì thế Chúa Thánh Thần là động lực của tất cả mọi sinh họat đời sống thiêng
liêng của Giáo hội. Với ấn tích của tất cả các chi thể trong Giáo hội Chúa Thánh Thần là ngừơi
đồng hành thiêng liêng với tất cả mọi quyết định lớn lao của Giáo hội qua ơn vô ngộ của Đức
Giáo hòang và sự đồng thanh của Công đồng. Chúa Thánh Thần, Đấng khai sáng Giáo hội, gia
tăng đức tin đển thực thi đức ái. Qua đức ái nầy con ngừơi được nên một với Ba Ngôi Thiên
Chúa và với nhau. Trong Chúa Thánh Thần đức ái nầy kết nối Giáo hội nên một thân thể Đức
Kitô, Đấng là Đầu của Giáo hội
Lm Antôn Hà văn Minh

You might also like