You are on page 1of 108

PHẦN III: TÌM HIỂU PHỤNG VỤ

“Mẹ Hội Thánh tha thiết ƣớc mong toàn thể tín hữu đƣợc hƣớng dẫn tham dự các việc cử
hành phụng vụ cách trọn vẹn, ý thức và linh động. Chính bản tính Phụng vụ đòi hỏi phải
tham dự nhƣ thế. Lại nữa, nhờ phép Thánh Tẩy, việc tham dự Phụng vụ trở thành quyền lợi
và bổn phận của dân Kitô giáo „là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là
dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa‟ (2Pr 2,9)” (PV 14).
“Mọi họat động của Hội Thánh đều hƣớng tới tột đỉnh là Phụng vụ; đồng thời, mọi năng
lực của Hội Thánh đều phát xuất từ Phụng vụ. Do đó, Phụng vụ là nguồn đặc biệt của Huấn
giáo. Huấn giáo phải liên kết chặt chẽ với mọi họat động Phụng vụ và Bí tích (GLCG
1074).

Bài 1 : PHỤNG VỤ LÀ GÌ?

Phụng vụ là tột đỉnh qui hƣớng mọi hoạt động của Hội Thánh, đồng thời là nguồn
mạch tuôn trào mọi năng lực của Hội Thánh. (PV 10)
Phụng Vụ là công trình của Đức Ki-tô, nhƣng cũng là hành động của Hội Thánh
Ngài, thực hiện và biểu lộ Hội Thánh nhƣ dấu chỉ hữu hình về sự hiệp thông giữa Thiên
Chúa với con ngƣời nhờ Đức Ki-tô. Phụng Vụ dẫn đƣa các tín hữu vào sự sống mới trong
cộng đoàn. Phụng vụ đòi hỏi họ tham dự “một cách ý thức, linh động và hữu hiệu” tất cả
nghi lễ (PV 11). (GLCG 1071)

I. “PHỤNG VỤ” LÀ GÌ?


1. Định nghĩa
Phụng vụ là việc cử hành mầu nhiệm Đức Ki-tô, đặc biệt là cử hành Mầu nhiệm
Vƣợt qua của Ngài. Trong Phụng vụ, qua trung gian việc thực thi chức năng tƣ tế của
Đức Giê-su Ki-tô, sự thánh hoá con ngƣời đƣợc biểu lộ và thực hiện qua các dấu chỉ.
Thân thể nhiệm mầu của Đức Ki-tô, nghĩa là Đầu và các chi thể, thực thi việc thờ phƣợng
công khai dành cho Thiên Chúa. (TYGL 218)
Danh từ Phụng vụ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp: Leiturgia, ghép bởi hai chữ: Laos
nghĩa là dân chúng và Ergon là công việc. Theo nghĩa đó, phụng vụ chỉ công việc của dân
chúng có tính công ích. Vào đầu thế kỷ II trƣớc Công nguyên, danh từ Leiturgia mang
thêm một ý nghĩa mới để ám chỉ các việc thờ phƣợng công cộng, và đƣợc ngƣời Do Thái
sử dụng trong bản dịch Thánh Kinh Hy Lạp (bản LXX) để ám chỉ các việc phƣợng tự của
các tƣ tế trong đền thờ.
Các sách Tân Ƣớc cũng sử dụng từ Leiturgia, không những để chỉ nghi lễ phụng thờ
Thiên Chúa (Cv 13,2; Lc 1,23) mà còn ám chỉ việc rao giảng Tin Mừng (Rm 15,16); chỉ
việc bác ái (2Cr 9,12).
Sau thời các Tông Đồ, danh từ Leiturgia vừa chỉ sự phục vụ Thiên Chúa, vừa chỉ sự
phục vụ cộng đoàn, hoặc có khi chỉ đích danh việc cử hành Thánh Thể. Mãi sau này, Hội
Thánh Công giáo chính thức dùng từ Liturgia trong bộ Giáo Luật 1917 để diễn tả thẩm
quyền của Hội Thánh trong việc cử hành phụng vụ và chức năng tƣ tế của các Ki-tô hữu.
Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo cũng dùng danh từ này để chỉ công trình cứu chuộc của
Chúa Ki-tô đƣợc tiếp tục trong Hội Thánh. (x. GLCG 1069)
2. Phụng vụ bao gồm những gì?
Phụng vụ bao gồm:
- Bí tích Thánh Thể – Thánh Lễ. Khi cử hành Thánh lễ, Hội Thánh cử hành Mầu
nhiệm Vƣợt Qua của Đức Ki-tô. Mầu nhiệm này là nền tảng và nguồn mạch của
tất cả Phụng vụ Ki-tô giáo.
- Các bí tích khác: Rửa tội, Thêm sức, Giao hoà, Xức Dầu bệnh nhân, Truyền chức
thánh và Hôn phối.
- Các á bí tích: là những dấu chỉ thánh do Hội Thánh thiết lập, phỏng theo phần nào
các bí tích, để thánh hoá những hoàn cảnh đa dạng của đời sống con ngƣời và để
chuẩn bị các tín hữu đón nhận xứng đáng hiệu quả của các bí tích.
- Các Giờ Kinh Phụng vụ: là kinh nguyện chính thức của Hội Thánh để thánh hoá
thời gian và toàn bộ ngày sống của con ngƣời.
- Chầu Thánh Thể
- Nghi thức an táng

III. PHỤNG VỤ LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA BA NGÔI


1.Chúa Cha là nguồn mạch và cùng đích của Phụng vụ
Chúa Cha là nguồn mọi phúc lành chúng ta nhận đƣợc trong Phụng vụ. Các phúc
lành này bao gồm tất cả những gì Ngài đã phán, đã làm và đã ban cho chúng ta, từ tạo
thiên lập địa, qua Cựu Ƣớc, đến Ơn Cứu Độ trong Đức Ki-tô. Phụng vụ nhắc cho chúng
ta rằng chƣơng trình cứu độ là một chúc lành liên tục của Thiên Chúa. Phụng vụ là lời
đáp trả của Hội Thánh đối với những phúc lành này. Hội Thánh chúc tụng Chúa Cha qua
việc thờ phƣợng, ngợi khen và tạ ơn. Ngoài ra, Hội Thánh không ngừng dâng lên Ngài
“lễ vật là chính những hồng ân Chúa ban”, và xin Ngài cho Thánh Thần thánh hoá các lễ
vật, Hội Thánh, các tín hữu và toàn thế giới. Nhờ kết hợp với Đức Ki-tô, và qua quyền
năng Chúa Thánh Thần, những phúc lành này đem lại hoa quả sự sống.
2. Công trình của Đức Ki-tô trong Phụng vụ
Khi còn sống trên trần gian, Đức Ki-tô đã dùng lời giảng dạy để loan báo, và dùng
mọi hoạt động để thực hiện trƣớc Mầu Nhiệm Vƣợt Qua của Ngài (x. Mt 15,21 và Ga 11,
1-4). Khi đến giờ của Ngài, Ngài đã hoàn thành Mầu nhiệm Vƣợt qua bằng chịu chết,
sống lại và về trời, “chỉ một lần là đủ” (Rm 6,12). Nhƣng Mầu nhiệm này không phải là
một biến cố “nhƣ mọi biến cố lịch sử khác đã chìm vào quá khứ” (x. GLCG 1085). Trái
lại, Mầu nhiệm ấy vƣợt trên thời gian và luôn đƣợc Đức Ki-tô hiện tại hóa trong Phụng
vụ (x.PV 6).
Khi về trời hƣởng vinh quang bên hữu Chúa Cha, Đức Ki-tô hiện tại hóa Mầu
nhiệm Vƣợt qua bằng cách đổ tràn Thánh Thần xuống Hội Thánh là thân thể Ngài, và sai
các Tông Đồ, cũng nhƣ trao quyền thánh hoá cho họ, để họ loan báo và cử hành Mầu
nhiệm ấy. Rồi các Tông Đồ lại trao ban quyền thánh hoá ấy cho những ngƣời kế vị qua
Bí tích Truyền chức thánh (x. GLCG 1087). Nhƣ vậy trong Phụng vụ ở trần gian, Chúa
Con luôn ở với Hội Thánh: Ngài hiện diện trong Thánh lễ, trong bản thân thừa tác viên,
trong hình bánh hình rƣợu, trong các bí tích, trong khi công bố Lời Chúa, trong khi cầu
nguyện và hát thánh vịnh (x. PV 7), và Hội Thánh luôn kết thúc các lời nguyện bằng câu:
“Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con”.
Trong Phụng vụ dƣới đất, chúng ta tham dự và nếm trƣớc Phụng vụ trên trời mà
chúng ta là lữ khách đang tiến về. Nơi đó, Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa nhƣ
thừa tác viên của cung thánh, của nhà tạm đích thực. Phụng vụ dƣới đất là nơi chúng ta
hiệp cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa. (x. PV 8;
x. GH 50)
3. Chúa Thánh Thần hoạt động trong Phụng vụ của Hội Thánh
Chúa Thánh Thần hoạt động trong Phụng vụ của Hội Thánh bằng cách:
- Chuẩn bị cho Hội Thánh gặp gỡ Đức Ki-tô qua việc đọc Thánh Kinh Cựu Ƣớc,
cầu nguyện bằng Thánh vịnh, nhắc lại các biến cố cứu độ đƣợc hoàn thành trong Đức Ki-
tô (Giao ƣớc, Xuất hành, Vƣợt qua, Lƣu đày và Hồi hƣơng). Trong Giao Ƣớc Mới, mọi
hoạt động Phụng vụ đều là cuộc gặp gỡ giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh, đặc biệt việc cử
hành Thánh lễ và các bí tích. Các tín hữu cần đƣợc chuẩn bị để có thể đón nhận đƣợc
những hoa quả của Đời Sống mới mà Phụng vụ mang lại (x. GLCG 1093-1098).
- Chúa Thánh Thần gợi nhớ mầu nhiệm Đức Ki-tô: Chúa Thánh Thần làm cho Lời
Chúa sống động và giúp cộng đoàn hiểu đƣợc ý nghĩa thiêng liêng của Lời Chúa, để họ
đón nhận và thực thi trong đời sống. Việc tƣởng nhớ những kỳ công của Thiên Chúa
đƣợc cử hành trong phần “Tưởng Niệm” (Anamnesis) nhắc lại cho chúng ta những gì Thiên
Chúa đã làm cho chúng ta trong lịch sử cứu độ, và mời gọi chúng ta sống kết hợp với Đức
Ki-tô (x. GLHTCG 1099-1103).
- Chúa Thánh Thần hiện tại hoá mầu nhiệm Đức Ki-tô: cuộc Khổ Nạn, Sống Lại và
Lên Trời để chúng ta đƣợc tham dự vào mầu nhiệm này. Lời “Xin ban Thánh Thần”
(Epiclesis) là lời nguyện linh mục dâng lên Chúa Cha, để xin Ngài sai Thánh Thần xuống
biến lễ vật thành Mình và Máu Đức Ki-tô, và các tín hữu trở nên của lễ sống động dâng
lên Thiên Chúa. Cùng với tƣởng niệm, lời xin Thánh Thần là trọng tâm của mỗi cử hành
Bí tích, nhất là trong Thánh lễ. Quyền năng biến đổi của Chúa Thánh Thần trong Phụng
vụ làm cho Nƣớc Trời mau đến và hoàn tất mầu nhiệm cứu độ (x. GLCG 1104-1107).
- Chúa Thánh Thần đƣợc sai đến để giúp chúng ta hiệp thông với Đức Ki-tô. Chúa
Thánh Thần luôn ở trong Hội Thánh; nhờ đó, Hội Thánh là bí tích cao cả hiệp thông con
ngƣời với Thiên Chúa. Hội Thánh cầu xin Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần đến làm cho
đời sống các tín hữu trở nên của lễ sống động dâng lên Thiên Chúa bằng cách biến đổi họ
nên giống hình ảnh Đức Ki-tô, để tâm đến sự hiệp nhất của Hội Thánh, và tham dự vào
sứ mạng của Hội Thánh qua việc làm chứng và thực thi đức ái (x. GLCG 1108-1109)
IV. VỊ TRÍ PHỤNG VỤ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH
1. Phụng vụ là tột đỉnh mọi hoạt động của Hội Thánh
Là hành động tuyệt đối thánh thiêng, Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của
Hội Thánh đều hƣớng tới, đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống
Hội Thánh. Qua Phụng vụ, Đức Ki-tô tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Hội
Thánh, với Hội Thánh và nhờ Hội Thánh của Ngài.
Phụng vụ vừa là công trình của Đức Ki-tô, vừa là hành động của Hội Thánh, nhƣ
dấu chỉ hữu hình về sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con ngƣời qua Đức Ki-tô. Phụng
vụ dẫn đƣa các tín hữu vào sự sống mới trong cộng đoàn. Trƣớc khi tham dự Phụng vụ,
con ngƣời cần đƣợc rao giảng Tin Mừng, cần có đức tin và hoán cải. Rồi nhờ Phụng vụ
họ nhận đƣợc sự sống mới trong Chúa Thánh Thần để dấn thân phục vụ Hội Thánh.
Phụng vụ còn là tham dự vào kinh nguyện của Đức Ki-tô dâng lên Chúa Cha trong
Chúa Thánh Thần. Mọi lời cầu nguyện Ki-tô giáo đều bắt nguồn từ và kết thúc với Phụng
vụ.
Phụng vụ là nguồn đặc biệt của việc dạy Giáo lý vì việc dạy Giáo lý phải liên kết
chặt chẽ với mọi hoạt động Phụng vụ và Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể. Việc dạy
Giáo lý dựa theo Phụng vụ nhằm đƣa con ngƣời vào mầu nhiệm Đức Ki-tô, dẫn từ hữu
hình tới vô hình, từ dấu chỉ tới thực tại, từ các bí tích tới các mầu nhiệm
2. Phụng vụ và việc đạo đức bình dân
Để đƣợc gọi là một cử hành Phụng vụ của Hội Thánh phải có ba yếu tố:
- Phải là nghi lễ chính thức của Hội Thánh đƣợc ấn định trong sách Phụng vụ chứ
không phải là lời nguyện tự phát theo sáng kiến cá nhân.
- Phải do một thừa tác viên hợp pháp cử hành, nghĩa là những ngƣời đƣợc Hội
Thánh cắt đặt, ban quyền chủ sự và cử hành đúng nghi thức của Hội Thánh đã ấn
định.
- Phải cử hành nhân danh toàn thể Hội Thánh vì Phụng vụ không bao giờ có tính
cá nhân cho dù thừa tác viên cử hành một mình. (x. GL 834 #2)
Trong khi đó, việc đạo đức bình dân là các thực hành tôn giáo của ngƣời tín hữu
phát xuất do lòng đạo đức bình dân, nơi đó tập họp các giá trị của nền văn hoá địa
phƣơng nói lên lòng sùng kính của ngƣời tín hữu đối với Chúa, Đức Ma-ri-a và các
thánh.
Đặc trƣng của lòng đạo đức bình dân là lối diễn tả đa dạng và phong phú của những
cử điệu và biểu tƣợng. Ví dụ: thói quen hôn hay vuốt tay vào ảnh tƣợng thánh, thánh tích,
đi hành hƣơng, rƣớc kiệu, dâng nến, dâng hoa, dâng bảng tạ ơn, đeo ảnh tƣợng, ngắm sự
thƣơng khó Chúa ... Những thói quen này là những cách thức tiếp cận đơn giản nhằm
biểu lộ ra bên ngoài những tình cảm chân thực trong tâm hồn tín hữu. Tuy nhiên, nếu
thiếu chiều kích nội tâm, những việc đạo đức bình dân có nguy cơ rỗng tuếch hoặc biến
thành dị đoan.
Hội Thánh trân trọng và cổ vũ những việc đạo đức có tinh thần Tin Mừng và sự
khôn ngoan nhân bản, để góp phần làm phong phú cho đời sống Ki-tô hữu (x. GLCG
1676, 1679). Tuy nhiên không đƣợc để các việc đạo đức lấn át các cử hành Phụng vụ
chính thức của Hội Thánh. Các việc đạo đức chỉ nối dài chứ không thay thế Phụng vụ, vì
vậy phải xếp đặt các việc đạo đức sao cho phù hợp với cử hành Phụng vụ, chẳng hạn theo
mùa Phụng vụ, theo các dịp lễ; làm sao cho các việc đạo đức phải phát xuất từ Phụng vụ
và dẫn đƣa ngƣời tín hữu đến với Phụng vụ vì tự bản chất, Phụng vụ vƣợt xa các việc đạo
đức bình dân. (GLCG 1675)

 Ghi nhớ
1. Phụng vụ là việc cử hành mầu nhiệm Đức Ki-tô, đặc biệt là cử hành Mầu nhiệm
Vƣợt qua của Ngài. Trong Phụng vụ, qua trung gian việc thực thi chức năng tƣ tế
của Đức Giê-su Ki-tô, sự thánh hoá con ngƣời đƣợc biểu lộ và thực hiện qua các
dấu chỉ. Thân thể nhiệm mầu của Đức Ki-tô, nghĩa là Đầu và các chi thể, thực thi
việc thờ phƣợng công khai dành cho Thiên Chúa.
2. Phụng vụ gồm: Các Bí tích, các Á bí tích, Chầu Thánh Thể, Các Giờ kinh Phụng vụ
và nghi thức an táng.
3. Mục đích của Phụng vụ là để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con ngƣời.
4. Phụng vụ là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi:
- Trong Phụng vụ, Chúa Cha đổ tràn các phúc lành của Ngài trên chúng ta trong
Ngƣời Con nhập thể, đã chết và đã sống lại vì chúng ta, và Ngài tuôn đổ Chúa
Thánh Thần vào lòng chúng ta. Đồng thời Hội Thánh chúc tụng Chúa Cha qua
việc tôn thờ, ca tụng, tạ ơn, và cầu xin Ngài ban hồng ân là Chúa Con và Chúa
Thánh Thần.
- Trong Phụng vụ, Đức Ki-tô biểu lộ và hoàn thành mầu nhiệm Vƣợt qua của Ngài.
Ngài hiện diện nơi các thừa tác viên để tiếp tục hành động ban ơn cứu độ qua các
Bí tích Ngài đã thiết lập. Qua Phụng vụ dƣới đất, Đức Ki-tô cho chúng ta tham
dự và nếm trƣớc Phụng vụ trên trời.
- Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho cộng đoàn tín hữu gặp gỡ Đức
Ki-tô, gợi nhớ và biểu lộ Đức Ki-tô cho cộng đoàn, dùng quyền năng làm cho
công trình cứu độ của Đức Ki-tô hiện diện và tác động trong hiện tại, đồng thời
làm cho ơn hiệp thông trong Hội Thánh sinh hoa kết quả.
5. Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Hội thánh đều hƣớng tới, đồng thời là
nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống Hội Thánh. Qua Phụng vụ, Đức
Ki-tô tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Hội Thánh, với Hội Thánh và
nhờ Hội Thánh của Ngài.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Từ trƣớc đến nay, bạn quan niệm thế nào là Phụng vụ? Qua bài học này, bạn khám phá
thêm những khía cạnh nào về Phụng vụ?
2. Là một Hội viên Lêgiô, bạn đã đã tích cực tham dự Phụng vụ nhƣ Giáo Hội muốn
chƣa? Bạn đã có kinh nghiệm nào giúp ngƣời khác tham dự Phụng vụ “một cách có ý
thức, chủ động và hữu hiệu”?

Bài 2: CỬ HÀNH PHỤNG VỤ


"Phụng vụ là tột đỉnh qui hƣớng mọi hoạt động của Hội Thánh, đồng thời là nguồn
mạch tuôn trào mọi năng lực của Hội Thánh.... Nhƣng muốn thâu đạt đƣợc hiểu năng
toàn vẹn ấy, tín hữu cần đến tham dự Phụng vụ Thánh với tâm hồn chuẩn bị sẵn sàng,
ngay thẳng, hòa hợp với tâm trí mình, với ngôn ngữ, và cộng tác với ân sủng trên trời, để
đừng nhận lãnh ơn sủng đó cách vô ích". (PV 10.11)
Phụng vụ là “hoạt động” của “Đức Ki-tô toàn diện”, nghĩa là của Đức Ki-tô là Đầu
cùng với Hội Thánh là Thân Thể của Ngài. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa việc cử hành Phụng
vụ, chúng ta sẽ lần lƣợt tìm hiểu những khía cạnh sau:
- Ai cử hành?
- Cử hành nhƣ thế nào?
- Cử hành ở đâu?
- Cử hành khi nào? (Phần này sẽ đƣợc đề cập ở bài 3 “Năm Phụng vụ” và bài 4
“Các Giờ kinh Phụng vụ”)

I. AI CỬ HÀNH?
1. Ai hoạt động trong Phụng vụ?
Chính “Đức Ki-tô toàn thể”, gồm Đầu và Thân Thể, hoạt động trong Phụng vụ. Với
tƣ cách là vị Thƣợng tế, Đức Ki-tô cử hành cùng với Thân Thể Ngài là Hội Thánh trên
trời và Hội Thánh trần gian. (TYGL 233)
Đức Ki-tô hiện diện trong Phụng vụ với tƣ cách là Đầu của Thân Thể Ngài, tức là
Hội Thánh. Toàn thể Phụng vụ Ki-tô giáo liên kết với Ngài, để nhờ Ngài, với Ngài và
trong Ngài, lời tạ ơn, chúc tụng và cầu xin của chúng ta đƣợc Thiên Chúa chấp nhận. (x.
GLCG 1083)
2. Ai cử hành Phụng vụ trên trời?
Phụng vụ trên trời đƣợc cử hành do các thiên thần, các thánh của Cựu Ƣớc và Tân
Ƣớc, đặc biệt là Mẹ Thiên Chúa, các thánh Tông Đồ, các thánh tử đạo và “một đoàn
ngƣời thật đông” không tài nào đếm nổi, “thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nƣớc và mọi
ngôn ngữ” (Kh 7,9). Khi cử hành mầu nhiệm cứu độ trong các Bí tích, chúng ta đƣợc dự
phần vào Phụng vụ vĩnh cửu này. (TYGL 234)
3. Hội Thánh ở trần gian cử hành Phụng vụ
Hội Thánh ở trần gian cử hành Phụng vụ với tƣ cách là dân tƣ tế, trong đó mỗi
ngƣời hoạt động tùy theo phận vụ riêng của mình, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh
Thần. Các ngƣời đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội hiến dâng chính mình trong hy lễ thiêng
liêng, các thừa tác viên có chức thánh cử hành theo thánh chức mà họ đã lãnh nhận để
phục vụ tất cả các chi thể của Hội Thánh; các Giám mục và linh mục hoạt động trong
cƣơng vị Đức Ki-tô là Thủ lãnh. (TYGL 235)
Dƣới thế, Phụng vụ là hành động của toàn thể Nhiệm Thể Đức Ki-tô kết hợp với
Đầu là Đức Ki-tô. Các hoạt động Phụng vụ không phải là hoạt động riêng tƣ, nhƣng là
những cử hành của Hội Thánh, cho nên khi có thể đƣợc, phải cử hành cộng đồng với sự
tham gia đông đảo và linh hoạt của giáo dân.
Mọi chi thể đều đƣợc tham dự vào “chức tƣ tế cộng đồng” của Đức Ki-tô, vị Tƣ Tế
duy nhất, nhƣng mỗi phần tử có những phần vụ khác nhau trong Phụng vụ, nhƣ linh mục
chủ tế, và những tác vụ khác đƣợc các Giám mục xác định tùy theo truyền thống và nhu
cầu mục vụ. “Trong các cử hành phụng vụ, thừa tác viên hay tín hữu mỗi ngƣời chu toàn
phận vụ của mình, chỉ làm và làm trọn vẹn những gì bản chất sự việc và những qui tắc
phụng vụ qui định cho mình” (x. GLCG 1140-1144).

II. CỬ HÀNH THẾ NÀO?


1. Dấu chỉ và biểu tƣợng
Việc cử hành Phụng vụ đƣợc kết thành bằng các dấu chỉ và biểu tƣợng. Ý nghĩa của
những dấu chỉ và biểu tƣợng này đƣợc bắt nguồn trong công trình tạo dựng và trong các
nền văn hoá nhân loại, đƣợc xác định trong các biến cố của Cựu Ƣớc và đƣợc hoàn tất
trọn vẹn trong con ngƣời của Đức Ki-tô và trong các hoạt động của Ngài. (TYGL 236)
Dấu chỉ là một yếu tố hữu hình. Ví dụ: màu sắc, hình ảnh, vật thể v.v... Nhờ dấu chỉ
hữu hình này mà chúng ta thấy đƣợc một cái khác nó. Ví dụ: nhìn bông hồng ta nghĩ tới
tình yêu; nhìn lá cờ ta nghĩ tới tổ quốc.
Biểu tƣợng là những yếu tố vật chất hữu hình mà qua đó ngƣời ta tạo cho nó một ý
nghĩa. Biểu tƣợng hƣớng chúng ta đến một ý nghĩa hay một thực tại ngoài tầm kinh
nghiệm cảm giác. Ví dụ: màu đỏ chỉ máu tử đạo, ngón tay chỉ sức mạnh v.v...
Phụng vụ sử dụng rất nhiều dấu chỉ và biểu tƣợng để chúng ta nhận biết hành động
của Thiên Chúa và diễn tả thái độ thờ phƣợng của con ngƣời.
Một số dấu chỉ bắt nguồn từ công trình tạo dựng (ánh sáng, nƣớc, lửa, bánh, rƣợu,
dầu); một số khác từ đời sống xã hội (tẩy rửa, xức dầu, bẻ bánh); một số khác từ lịch sử
cứu độ thời Cựu Ƣớc (các nghi thức Vƣợt qua, các hy lễ, việc đặt tay, việc thánh hiến).
Những dấu chỉ này, có một số đƣợc qui định và bất biến, đã đƣợc Đức Ki-tô sử dụng và
trở thành những phƣơng tiện chuyển thông hoạt động cứu độ và thánh hoá của Ngài.
(TYGL 237)
2. Mối liên hệ giữa cử chỉ và lời nói trong cử hành Phụng vụ
Trong việc cử hành Bí tích, cử chỉ và lời nói liên hệ với nhau chặt chẽ. Thật vậy, dù
các cử chỉ tƣợng trƣng tự chúng đã là một thứ ngôn ngữ, nhƣng vẫn cần có các lời thuộc
nghi thức kèm theo và làm cho chúng sinh động. Trong Phụng vụ, lời đọc và cử chỉ
không thể tách rời nhau vì chúng vừa là dấu chỉ vừa là giáo huấn; chúng cũng không thể
tách rời nhau vì chúng thực hiện điều chúng biểu thị. (TYGL 238)
Thánh ca và thánh nhạc góp phần với lời nói và hành động của Phụng vụ để tôn
vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Từ thời Cựu Ƣớc, khi cử hành Phụng vụ,
ngƣời ta đã hát Thánh vịnh, thƣờng có nhạc phụ họa. Hội Thánh tiếp tục và phát huy
truyền thống này. “Lời thánh ca phải thích hợp với đạo lý Công giáo và tốt nhất là rút ra
từ Thánh Kinh và các nguồn mạch Phụng vụ”. Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Hát là cầu
nguyện hai lần” (x. TYGL 239)
3. Các ảnh tƣợng thánh
Ảnh tƣợng thánh, nhất là ảnh tƣợng dùng trong Phụng vụ, chủ yếu trình bày Đức
Ki-tô, Con Thiên Chúa nhập thể; các ảnh tƣợng về Đức Mẹ và các thánh cũng biểu thị
Đức Ki-tô vinh hiển nơi các ngài. Ảnh tƣợng thánh dùng hình ảnh để truyền đạt sứ điệp
Tin Mừng. Chiêm ngắm ảnh tƣợng thánh, cùng với suy niệm Lời Chúa và hát thánh thi
Phụng vụ, sẽ hoà hợp với các dấu chỉ dùng trong cử hành Phụng vụ, để mầu nhiệm đƣợc
cử hành khắc sâu hơn trong tâm khảm, sau đó bộc lộ ra trong đời sống mới của các tín
hữu (GLCG 1159-1162).
4. Thánh nhạc trong Phụng vụ:
Ngay từ trong Cựu Ƣớc, cử hành Phụng vụ đã gắn liền với việc hát Thánh vịnh, cùng với
nhạc khí kèm theo; và Hội Thánh tiếp nối truyền thống tốt đẹp này. Ðể thực hiện đúng
chức năng của mình, Thánh nhạc phải hội đủ ba yếu tố cần thiết: giúp phát triển lời cầu
nguyện, cổ võ sự đồng thanh nhất trí của cộng đoàn, và làm cho các nghi lễ thêm phần
long trọng (PV 112). Hội Thánh cũng khuyến khích việc đƣa âm nhạc truyền thống của
mỗi dân tộc vào cử hành phụng vụ, và nhờ đó cử hành phụng vụ sẽ sinh động và ích lợi
hơn. "Phải quí trọng âm nhạc ấy đúng mức, và dành cho nó địa vị thích hợp; đồng thời
đào tạo cho họ có một quan niệm tôn giáo, cũng nhƣ thích ứng năng khiếu của họ vào
Phụng vu (PV 119).

III. CỬ HÀNH Ở ĐÂU?


Việc thờ phƣợng theo Thần Khí và Chân Lý của Giao Ƣớc Mới không bị ràng buộc
vào một nơi nhất định, vì Đức Ki-tô là Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa; nhờ Ngài, các
Ki-tô hữu và toàn thể Hội Thánh, dƣới tác động của Chúa Thánh Thần, cũng trở thành
đền thờ của Thiên Chúa hằng sống. Tuy nhiên, Dân Thiên Chúa nơi trần thế cần đến
những nơi chốn để cộng đoàn có thể qui tụ cử hành Phụng vụ.
Nhà thờ là nơi Dân Thiên Chúa hội họp để cầu nguyện, cử hành và cất giữ Thánh
Thể, cùng biểu thị và biểu lộ Hội Thánh đang sống tại địa phƣơng. Nhà thờ là ngôi nhà
của Thiên Chúa ở giữa những ngƣời đã đƣợc hòa giải và liên kết với nhau trong Đức Ki-
tô.
Nhà thờ cũng là nơi giúp tín hữu hồi tâm và thinh lặng cầu nguyện để nối dài và nội
tâm hóa Thánh lễ. Nhà thờ còn mang ý nghĩa cánh chung. Để vào Nhà Chúa, chúng ta
bƣớc qua ngƣỡng cửa nhà thờ nghĩa là từ giã thế giới tội lỗi để bƣớc vào thế giới của Đời
Sống Mới. Nhà thờ hữu hình tƣợng trƣng cho Nhà Cha, là nhà của tất cả con cái Thiên
Chúa, luôn mở rộng đón mời mọi ngƣời. (x. GLCG 1179-1181. 1186)
Trong nhà thờ có những nơi đƣợc đặc biệt ƣu tiên, đó là: bàn thờ, nhà tạm, nơi cất
giữ Dầu thánh, ngai Giám mục hay linh mục, giảng đài, giếng rửa tội, toà giải tội.
(TYGLCG 246)
 Bàn thờ của Giao Ƣớc Mới là Thập Giá Đức Ki-tô, nơi phát xuất các bí tích của
mầu nhiệm Vƣợt Qua. Bàn thờ là trung tâm của nhà thờ, là nơi qui tụ cộng đoàn
tín hữu để cử hành bí tích Thánh Thể. Bàn thờ còn là biểu tƣợng của chính Chúa
Ki-tô đang hiện diện giữa cộng đoàn tín hữu. (x. GLCG 1383)
 Nhà Tạm dùng để bảo quản Thánh Thể cách xứng hợp, hầu có sẵn Thánh Thể
cho bệnh nhân và những ngƣời vắng mặt không dự lễ. Nhà Tạm phải đặt nơi xứng
đáng và vinh dự nhất trong nhà thờ để giúp các tín hữu dễ dàng thờ phƣợng Chúa
Giê-su đang hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể. (x. GLCG 1379 và 1183)
 Dầu Thánh đƣợc bảo quản và tôn kính tại một nơi chắc chắn trong cung thánh.
 Ghế của Giám mục hay của linh mục chủ tế “phải nói lên nhiệm vụ của ngài là
chủ tọa cộng đoàn và điều hành buổi cầu nguyện”.
 Giảng đài phải ở một nơi thích hợp trong nhà thờ, để loan báo Lời Chúa.
 Nhà thờ phải có giếng rửa tội để cử hành bí tích Rửa tội và có những bình nƣớc
thánh để nhắc các tín hữu nhớ đến những lời hứa ngày rửa tội.
 Nhà thờ phải có nơi thích hợp để tiếp đón hối nhân đến bày tỏ lòng thống hối và
lãnh nhận ơn tha thứ nơi toà giải tội.
IV. SỐNG TÂM TÌNH PHỤNG VỤ.
1. "Các hoạt động phụng vụ không phải là hoạt động riêng tƣ, nhƣng là cử hành của
Hội Thánh... phải quí chuộng việc cử hành cộng đồng hơn là cử hành đơn độc và
có vẻ riêng tƣ" (PV 26,27) Nhƣ thế mỗi khi cử hành phụng vụ, cụ thể nhất là
phụng vụ Thánh Lễ, chúng ta cần tham dự thật tích cực, bằng lời kinh, tiếng hát,
những câu tung hô và cả những cử chỉ bên ngoài; để diễn tả ý nghĩa cộng đoàn của
cử hành phụng vụ.

2. Thiên Chúa vẫn đến với ta qua những dấu chỉ. Hầu hết các gia đình công giáo
đều trƣng bày ảnh tƣợng Thánh trong nhà, để nhắc nhở mọi ngƣời về sự hiện diện
của Chúa. Hơn thế nữa, nếu chúng ta nhậy bén, có thể nhận ra Chúa đang hiện
diện qua nhiều dấu chỉ khác của đời thƣờng: từ phong cảnh thiên nhiên đến nụ
cƣời của trẻ thơ, nỗi đau của ngƣời nghèo... Tất cả đều có thể nhắc nhở ta về sự
hiện diện đầy yêu thƣơng của Chúa.

 Giúp ghi nhớ


1. Phụng Vụ là công trình của Đức Ki-tô toàn diện, gồm Đầu và Thân Thể. Vị Thƣợng
Tế của chúng ta không ngừng cử hành Phụng Vụ trên trời, cùng với Mẹ Ma-ri-a, các
Tông Đồ, chƣ thánh và đông đảo những ngƣời đã đƣợc hƣởng Vinh Quang Nƣớc
Trời. (GLCG 1187)
Trong Phụng vụ, toàn thể cộng đoàn đều cử hành, mỗi ngƣời theo chức năng của
mình. Toàn Thân Thể Đức Ki-tô đều có chức tƣ tế cộng đồng, nhƣng một số tín hữu
đã lãnh nhận bí tích Truyền Chức để đại diện Đức Ki-tô là Đầu của Thân Thể.
(GLCG 1188)
2. Việc cử hành Phụng vụ đƣợc kết thành bằng các dấu chỉ và biểu tƣợng. Ý nghĩa của
những dấu chỉ và biểu tƣợng này đƣợc bắt nguồn trong công trình tạo dựng và trong
các nền văn hoá nhân loại, đƣợc xác định trong các biến cố của Cựu Ƣớc và đƣợc
hoàn tất trọn vẹn trong con ngƣời của Đức Ki-tô và trong các hoạt động của Ngài.
(TYGL 236)
Một số dấu chỉ bắt nguồn từ công trình tạo dựng (ánh sáng, nƣớc, lửa, bánh, rƣợu,
dầu); một số khác từ đời sống xã hội (tẩy rửa, xức dầu, bẻ bánh); một số khác từ
lịch sử cứu độ thời Cựu Ƣớc (các nghi thức Vƣợt qua, các hy lễ, việc đặt tay, việc
thánh hiến). Những dấu chỉ này, có một số đƣợc qui định và bất biến, đã đƣợc Đức
Ki-tô sử dụng và trở thành những phƣơng tiện chuyển thông hoạt động cứu độ và
thánh hoá của Ngài. (TYGL 237)
3. Nhà thờ là ngôi nhà của Thiên Chúa, là nơi Dân Thiên Chúa hội họp để cầu nguyện,
cử hành và cất giữ Thánh Thể. Nhà thờ cũng là nơi giúp tín hữu hồi tâm và thinh
lặng cầu nguyện để nối dài và nội tâm hóa Thánh lễ.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Theo bạn, ngƣời giáo dân có những vai trò nào trong việc cử hành Phụng vụ?
2. Vì sao Phụng vụ sử dụng nhiều dấu chỉ và biểu tƣợng. Những dấu chỉ và biểu tƣợng
này phát xuất từ đâu?
3. Hình ảnh ngôi nhà thờ gợi lên nơi bạn những ý nghĩ gì?

Bài 3:
Ý Nghĩa
Một Số Cử Chỉ, Màu Sắc
và Biểu Tƣợng Trong Phụng Vụ
“Con người, một thụ tạo vừa có thân xác vừa thiêng liêng, diễn tả và tiếp nhận các thực tại
thiêng liêng qua dấu chỉ và biểu tượng vật chất. Con người có tính xã hội, nên cần dấu chỉ
và biểu tượng để giao tiếp với tha nhân qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.Trong tương
quan với Thiên Chúa cũng thế ”. (GLCG 1146)

Không thể có lễ hội nếu không có nghi thức kèm theo những dấu chỉ và biểu tƣợng. Bỏ hết
đi những dấu chỉ và biểu tƣợng, đời sống tôn giáo sẽ nghèo nàn và tẻ nhạt. Ngƣợc lại, quá
chú tâm đến nghi thức mà đánh mất nội tâm, tôn giáo có nguy cơ biến thành mê tín dị
đoan. Khi cử hành phụng vụ, tất cả con ngƣời chúng ta phải tham dự vào việc cử hành,
không những tâm tình, trí tuệ mà tất cả mọi cơ năng của thân xác.

I. CÁC TƢ THẾ KHI CỬ HÀNH PHỤNG VỤ


Con ngƣời hiện diện bên nhau là nhờ thân xác nên không thể cử hành Phụng vụ mà
không cần đến dáng điệu và cử chỉ. Trƣớc khi có tiếng nói đã có cử chỉ, và ngay cả sự im
lặng cũng là một dấu chỉ. Cử chỉ có ngôn ngữ riêng. Tâm hồn và thể xác gắn liền nhau
nên các cử chỉ và điệu bộ cũng góp phần rất lớn vào thái độ cung kính của con ngƣời đối
với Thiên Chúa.
Có những cử chỉ đi kèm theo lời nói để nêu rõ giá trị của lời nói (đấm ngực khi đọc
kinh Thú Nhận, đặt tay khi cầu nguyện, giơ tay khi chào...). có những cử chỉ có tính biểu
trƣng, diễn tả một thực tại thuộc lãnh vực khác (chúc bình an, linh mục rửa tay sau khi
chuẩn bị lễ vật).
Cử chỉ và điệu bộ trong Phụng vụ không phải do ngẫu hứng, nhƣng đã đƣợc quy
định rõ ràng trong sách Phụng vụ: “Cử chỉ và điệu bộ thân thể của vị tƣ tế, phó tế, các
thừa tác viên, cũng nhƣ của giáo dân nhằm làm cho toàn bộ cuộc cử hành toát ra vẻ đẹp,
sự thanh cao và đơn sơ, làm cho ý nghĩa thật sự và đầy đủ của các phần khác nhau đƣợc
nhận thức và làm cho sự tham dự của mọi ngƣời đƣợc khuyến khích. Do đó, phải chú ý
đến những gì đƣợc quy định bởi luật Phụng vụ và thực hành truyền thống của nghi lễ
Rôma, và những gì mang lại lợi ích thiêng liêng chung cho Dân Chúa hơn là ý thích riêng
hay tùy tiện” (QCTQ 42).
Sau đây là một số tƣ thế và cử chỉ đƣợc quy định trong Phụng vụ:
1. Đứng
Đứng là tƣ thế cơ bản của chủ tế và tín hữu để dâng lễ, tiếp đón và chào mừng.
Đứng cũng là dấu chỉ kính trọng, cầu nguyện, tôn vinh và tỉnh thức của ngƣời tín hữu đối
với Chúa và với nhau. Trong Kinh Thánh, đứng còn là tƣ thế của kẻ sống lại (Kh 7,9;
15,2), của những ngƣời vƣợt qua về miền đất hứa (Xh 12,11), của những con ngƣời tự do
(Ga 5,1; Ep 6,1-4).
Trong Thánh lễ, cộng đoàn đứng từ đầu Ca Nhập lễ cho đến hết Lời nguyện Nhập
lễ; khi hát Alleluia trƣớc khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin Kính và lời nguyện
giáo dân; từ lời mời „Anh chị em hãy cầu nguyện‟ trƣớc Lời nguyện Tiến lễ cho đến hết
lễ” (Riêng phần Kinh Nguyện Thánh Thể, Hội Thánh khuyến khích cộng đoàn nên quỳ)
(x. QCTQ 43).
2. Ngồi
Ngồi là tƣ thế thoải mái để lắng nghe, chiêm niệm và cầu nguyện.
Vị thế ngồi rất thích hợp cho việc lắng nghe các bài đọc Thánh Kinh (trừ bài Tin
Mừng), hát Thánh vịnh đáp ca, khi nghe giảng, lúc chuẩn bị lễ vật, hoặc sau khi rƣớc lễ
(QCTQ 43).
3. Quỳ
Quỳ là dấu chỉ của lòng sám hối, tôn thờ và khẩn nài. Thánh Kinh nói nhiều đến
việc quỳ gối cầu nguyện riêng (Cv 7,60; Cv 9,40; 20,30; Kn 41,43; Et 3,2; Lc 5,8; 22,41)
Trong Thánh lễ khi đọc Kinh nguyện Thánh Thể là lúc Phụng vụ khuyên nên quỳ.
Nếu không quỳ khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tƣ tế bái gối sau truyền phép
(x. QCTQ 43).
4. Cúi mình
Cúi mình chỉ sự kính cẩn, hạ mình trƣớc một ai đó lớn hơn mình. Đây là cử chỉ của
dân Chúa khi linh mục ban phép lành. Trong Thánh lễ, Phụng vụ quy định mọi ngƣời
phải cúi mình khi đọc “Bởi phép Chúa Thánh Thần ... và đã làm người” trong kinh Tin
Kính. Khi vào nhà thờ hay cử hành thánh lễ, thay vì bái gối, ngƣời Việt chúng ta bái
mình, nghĩa là cúi mình sâu. Mỗi khi đọc tên Chúa Giê-su, tên Đức Ma-ri-a và tên vị
thánh mừng kính trong ngày thì vị chủ tế phải cúi đầu chỉ sự tôn kính đặc biệt các vị ấy
(QCTQ 275).
5. Phủ phục
Là tƣ thế cầu nguyện thƣờng thấy trong Kinh Thánh (St 17,3; Đnl 9,18; Tb
12,16;...) Trong Phụng vụ hiện nay, tƣ thế này chỉ còn giữ lại trong phụng vụ ngày thứ
Sáu Tuần Thánh, và trong nghi thức Truyền Chức thánh hay khấn dòng. Ý nghĩa của cử
chỉ này là lời nài xin trọng thể.
6. Rƣớc
Trong Kinh Thánh, cuộc rƣớc diễn tả hành trình của những ngƣời theo Chúa, hay
diễn tả niềm hân hoan của con ngƣời khi tiến về Đền Thánh để tôn thờ Thiên Chúa (Gs
6,1-16; Nkm 12,31-42). Ngày nay, cuộc rƣớc mang ý nghĩa là cuộc tập họp của Dân
Chúa do chính Đức Ki-tô quy tụ để tôn vinh Thiên Chúa.
Trong Sách lễ Rôma có nói đến bốn lần rƣớc kèm theo bài hát: rƣớc chủ tế ra bàn
thờ qua bài Ca Nhập lễ, rƣớc Sách Tin Mừng đầu lễ và trƣớc bài Phúc Âm qua tiền
xuớng trƣớc Phúc Âm, rƣớc của lễ qua Ca Tiến lễ và đang lúc lên rƣớc lễ qua Ca Hiệp lễ.
Bài hát cũng sẽ chấm dứt ngay khi việc rƣớc đã hoàn tất.
7. Tƣ thế của bàn tay
- Đặt tay: Để diễn tả sự chúc lành (cuối Thánh lễ hay cuối các nghi thức Phụng vụ)
(Mt 19, 13-15; Mc 10, 16; Lc 24,50); việc chữa lành nhƣ trong bí tích Xức dầu bệnh
nhân (Mc 7, 32; 8,23-24; Lc 4, 40; 13,13; Cv 28,8 ); để xin ơn Chúa Thánh Thần khi
truyền phép trong Thánh lễ, trong các Bí tích Khai tâm và Truyền chức thánh (Cv 8,
17-20; 19,6); để sai đi hay trao một tác vụ (Cv 6, 2-6; 13,2-3; 1Tm 4, 14; 2Tm 1,6);
để ban ơn tha thứ và hoà giải (1Tm 5, 22)
- Đưa tay về phía trước: Trong thánh lễ đồng tế, khi đọc lời truyền phép, tất cả các
linh mục đồng tế sẽ đƣa tay phải và lòng bàn tay quay ngang và hƣớng về phía Bánh
và Chén thánh. Cử chỉ này mang ý nghĩa chỉ định, xác định cho chúng ta biết Bánh
này, Chén này là Mình Máu Chúa Ki-tô chứ không phải bất cứ sự gì khác.
- Dang tay và đưa lên cao: là cử chỉ của dân Do Thái khi cầu nguyện. Các Ki-tô hữu
thời sơ khai cũng thƣờng xuyên dang tay khi họ cầu nguyện theo truyền thống Do
Thái, đồng thời cũng là cử chỉ tƣởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su khi Ngài
dang hai tay trên thập giá để cứu độ nhân loại.
Theo quy định Phụng vụ thì chủ tế đứng và dang tay mỗi khi đọc các lời nguyện
nhân danh cộng đoàn: nhập lễ, tiến lễ, hiệp lễ, Kinh tạ Ơn, kinh Lạy Cha.
Tín hữu dang tay khi cầu nguyện, biểu tƣợng cho sự trao và nhận, sự van xin và tạ
ơn, đặc biệt khi đọc kinh Lạy Cha (cử chỉ này cần đƣợc Hội Đồng Giám Mục xác
định rõ và công khai để có sự thống nhất trong Giáo Hội địa phƣơng)
- Chắp tay, khoanh tay: diễn tả sự kính trọng và nghiêm trang khi cử hành phụng vụ
- Đấm ngực: là cử chỉ khiêm nhƣờng sám hối nhận biết thân phận tội lỗi của mình và
xin Chúa tha thứ hoặc xin Ngài ban cho điều gì. Trong Thánh lễ, ta đấm ngực khi
đọc kinh thú tội.
- Làm dấu thánh giá: Có từ thế kỷ III trong các nghi thức khai tâm Ki-tô giáo. Ban
đầu dấu Thánh giá chỉ đƣợc dùng vào lúc trừ tà trong nghi thức Thanh tẩy để nói lên
ngƣời dự tòng đã thuộc về Đức Ki-tô, đƣợc giải thoát khỏi sức mạnh tà thần. Sau đó
các Ki-tô hữu lặp lại cử chỉ này mỗi khi họ gặp gỡ nhau, lúc đó dấu Thánh giá trở
nên dấu chỉ để ngƣời Ki-tô hữu nhận biết nhau là ngƣời môn đệ của Đức Ki-tô. Sau
cùng khi cuộc bách hại đạo trở nên khốc liệt, dấu Thánh giá trở nên dấu chỉ minh
chứng đức tin công khai của ngƣời Ki-tô hữu. Ngày nay khi ngƣời tin hữu làm dấu
Thánh giá họ quy hƣớng về một trong ba ý nghĩa vừa nêu trên.
8. Hôn
Để diễn tả lòng tôn kính (linh mục hôn bàn thờ lúc đầu Thánh lễ, hôn Sách Thánh
sau khi đọc Tin Mừng, hôn Thánh giá vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh); để diễn tả tình
huynh đệ (hôn bình an trong Thánh lễ, trong nghi thức Truyền chức thánh).
9. Kêu cầu
Kêu cầu là cầu nguyện lớn tiếng để tung hô hay van xin, nhƣ khi đọc kinh Xin Chúa
thương xót, kinh Cầu các thánh.
10. Thinh lặng
Thinh lặng là một cử chỉ rất quan trọng và cần thiết phải giữ để tạo bầu khí Phụng
vụ: im lặng để nghe và im lặng để suy niệm và cầu nguyện.
“Sự thinh lặng, kể nhƣ thành phần của việc cử hành Thánh lễ, cũng phải đƣợc tuân
giữ đúng lúc. Bản chất của sự thinh lặng tùy thuộc vào lúc phải giữ trong Thánh lễ. Thật
vậy, trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện, mỗi ngƣời hồi tâm lại; sau bài
đọc và bài diễn giảng, mỗi ngƣời suy gẫm vắn tắt về những gì đã nghe; còn sau khi hiệp
lễ thì ca ngợi và cầu xin Chúa trong lòng” (QCTQ 45).

II. CÁC YẾU TỐ VẬT CHẤT DÙNG TRONG PHỤNG VỤ


Hội Thánh không chỉ biểu lộ trong cử hành Phụng vụ bằng các cử chỉ hay điệu bộ,
mà còn dùng đến những yếu tố vật chất. Các yếu tố này đƣợc bắt nguồn từ những thực
hành trong Kinh Thánh (dầu, nƣớc, hƣơng, lễ vật...) hoặc trong cách sử dụng của Đức Ki-
tô (bánh, rƣợu, nƣớc), hay trong cử hành của Hội Thánh (nến, lửa, áo trắng)
1. Nến sáng
Nến đƣợc dùng trong đời sống hằng ngày để soi sáng. Trong Phụng vụ, nến mang
nhiều ý nghĩa:
- Nến Phục Sinh biểu tƣợng cho Chúa Ki-tô Phục sinh, là Ánh Sáng vĩnh cửu không
bao giờ tắt.
- Nến cháy sáng đƣợc trao cho ngƣời nhận bí tích Rửa tội, hay khi rƣớc lễ lần đầu
biểu tƣợng cho ân sủng của Thiên Chúa.
- Nến cháy đặt trên bàn thờ nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa, và lòng tôn kính
của chúng ta.
- Nến thắp khi đi rƣớc, khi đọc kinh, hay đặt cạnh quan tài nhắc cho chúng ta lòng
tôn kính và thái độ tỉnh thức của những ngƣời chờ mong Chúa đến.
2. Hƣơng lửa
- Hƣơng lửa đƣợc ngƣời Do Thái sử dụng nhƣ biểu tƣợng của lời khẩn nguyện:
“Ƣớc chi lời con nguyện nhƣ hƣơng trầm bay tỏa trƣớc thánh nhan” (Tv 140,2).
Hội Thánh cũng xác định ý nghĩa của việc dùng hƣơng lửa để diễn tả lòng tôn
kính và thái độ nguyện cầu.
- Phụng vụ dùng hƣơng lửa cho việc tôn kính các nơi thờ tự, tƣợng ảnh thánh, sách
Phúc Âm, chủ tế và giáo dân (QCTQ 276). Khi xông hƣơng, thƣờng là xông ba
lần, mỗi lần hai nhịp. HĐGM Việt Nam trong thông cáo ngày 14/11/1974 cho
phép thi hành và tham dự các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, dùng lƣ hƣơng và dâng
hƣơng (thắp nhang, vái nhang hay niệm hƣơng) thay việc xông hƣơng.
- Trong Thánh lễ trọng, việc xông hƣơng đƣợc quy định nhƣ sau:
 Xông hƣơng Thánh giá, bàn thờ lúc đầu lễ
 Khi rƣớc sách Tin Mừng và trƣớc khi công bố Tin Mừng
 Xông hƣơng lễ vật, bàn thờ, chủ tế, đồng tế và giáo dân
 Khi nâng Mình Thánh và Chén Thánh lên sau lúc truyền phép.
3. Dầu
Trong Kinh Thánh việc xức dầu thƣờng đi đôi với việc phong vƣơng, phong tƣ tế,
hay ngôn sứ. Dầu là biểu tƣợng của sự thánh hiến, là phƣơng thuốc chữa lành, và là sức
mạnh cho ngƣời đƣợc xức dầu.
Dầu dùng trong Phụng vụ là dầu ô-liu. Có ba loại dầu khác nhau đƣợc dùng trong
Phụng vụ:
 Dầu Thánh đƣợc dùng trong các bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức, Truyền Chức
Thánh, hay khi cung hiến thánh đƣờng và bàn thờ mới. Dầu này phải đƣợc Đức
Giám mục làm phép trong Thánh lễ Dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh.
 Dầu dự tòng dùng trong nghi thức trừ tà của bí tích Thánh Tẩy, diễn tả sức mạnh
của ân sủng Thiên Chúa và làm cho ngƣời đƣợc xức dầu thuộc về Chúa Ki-tô.
 Dầu bệnh nhân dùng trong bí tích Xức Dầu Bệnh nhân. Dầu này cũng phải do
Đức Giám mục làm phép trong ngày thứ Năm Tuần Thánh. Nhƣng trong những
trƣờng hợp ngoại lệ linh mục có thể tự làm phép và xức dầu cho bệnh nhân, tuy
nhiên số dầu còn lại phải đốt đi chứ không dùng cho lần sau.
4. Nƣớc
Nƣớc là biểu tƣợng cho sự sống, nhƣng cũng còn là biểu tƣợng của sự chết (nhƣ
cơn đại hồng thủy). Phụng vụ Ki-tô giáo nhìn nƣớc của Bí tích Rửa tội với hai chiều kích
chết và sống lại với Đức Ki-tô: khi đƣợc dìm trong nƣớc ngƣời tín hữu chết cho Đức Ki-
tô, và khi bƣớc lên khỏi nƣớc họ nhận đƣợc sự sống mới của Đức Ki-tô Phục sinh (trƣớc
đây trong Bí tích Rửa tội, ngƣời dự tòng đƣợc dìm trong hồ nƣớc chứ không phải chỉ
đƣợc đổ nƣớc trên trán nhƣ ngày nay).
Nƣớc còn là dấu chỉ của sự thanh tẩy, làm cho con ngƣời nên trong sạch, khỏi điều
gian ác (Ed 36, 25). Trong Phụng vụ nƣớc đƣợc dùng trong Bí tích Rửa tội, trong nghi
thức rảy nƣớc thánh trong Thánh lễ.
Nƣớc còn làm dịu cơn khát. Chúa Giê-su là mạch nƣớc hằng sống làm cho con
ngƣời no thỏa ân lộc Thiên Chúa. Việc rảy nƣớc thánh trong gia đình, trên ảnh tƣợng hay
vật đƣợc làm phép diễn tả ân huệ của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên những vật đó.
5. Bánh, rƣợu
Trong những thế kỷ đầu, Hội Thánh dùng loại bánh ăn thƣờng ngày để dùng trong
Phụng vụ. Nhƣng dần dần Hội Thánh theo gƣơng Chúa Ki-tô trong bữa Tiệc Ly dùng
bánh không men, và ngày nay Hội Thánh chính thức công nhận bánh lễ là bánh miến
không men: “Bánh lễ phải là bánh miến thuần túy, mới làm, và theo truyền thống xƣa của
Hội Thánh La-tinh, phải là bánh không men” (QCTQ 320).
Rƣợu dùng trong Thánh lễ phải là rƣợu nho nguyên chất đƣợc làm từ trái nho tự
nhiên: “Rƣợu dùng trong Thánh Lễ phải là rƣợu nho (x. Lc 22,18), tự nhiên và nguyên
chất, nghĩa là không pha trộn chất gì khác. (QCTQ 322)
Hội Thánh không cho phép dùng những loại rƣợu khác trong Thánh lễ, vì khi mọi
nơi trong Hội Thánh đều cử hành Thánh lễ bằng một chất liệu thì dấu chỉ hiệp nhất của
Bí tích Thánh Thể đƣợc diễn tả trọn vẹn.
6. Chén dĩa thánh
Chén dĩa thánh dùng để đựng Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô nên cần tỏ thái độ
kính trọng xứng đáng trong cách sử dụng và chất liệu chế tạo. Các khăn thánh luôn đƣợc
giữ sạch sẽ để nói lên lòng kính trọng.
7. Sách
Các sách dùng trong Phụng vụ gồm có: Sách Bài Đọc, sách Lễ Rôma, sách nghi
thức, sách các phép, sách Các Giờ Kinh Phụng vụ v.v...
8. Hoa
Bông hoa nhằm giúp cho bầu khí cử hành Phụng vụ thêm phần hân hoan, trang
trọng và vui tƣơi. Nhiệm vụ của các bình hoa là làm tăng sự trang trọng của cung thánh
trong ngày lễ, vì thế việc chƣng hoa bàn thờ phải diễn tả đƣợc ý nghĩa của ngày lễ.
Cách trang trí phải làm sao để bàn thờ trở nên trung tâm của tất cả cử hành Phụng
vụ. Không đƣợc đặt các bình hoa trên bàn thờ mà phải để ngoài bàn thờ, trang trí vừa
phải để không làm lu mờ vị trí trung tâm của bàn thờ.
Vào mùa Chay không đƣợc phép chƣng hoa bàn thờ, trừ Chúa nhật thứ tƣ mùa
Chay. Vào mùa Vọng cũng thế, cần chƣng hoa cách vừa phải để hƣởng niềm vui và sự
trang trọng cho ngày lễ Chúa Giáng sinh

III. MÀU SẮC VÀ Y PHỤC TRONG CỬ HÀNH PHỤNG VỤ


1. Phẩm phục của thừa tác viên
- Phẩm phục thừa tác viên mặc mang 2 ý nghĩa chính:
. Đó là dấu hiệu bề ngoài nói lên chức vụ của mỗi thừa tác viên (giám mục, linh
mục, phó tế).
. Làm tăng vẻ trang trọng của chính nghi lễ Phụng vụ
- Phẩm phục của mọi thừa tác viên có chức thánh hay không có chức thánh là áo dài
trắng (Alba).
- Dấu chỉ riêng của thày phó tế là dây các phép (stola) đeo chéo từ vai trái sang
hông bên phải.
- Linh mục đeo dây các phép (stola) thẳng từ cổ rũ xuống trƣớc ngực, với áo lễ
(casula) nếu ngài cử hành Thánh lễ, hay với áo choàng nếu ngài đi rƣớc.
- Giám mục khi cử hành thánh lễ cũng mặc phẩm phục nhƣ linh mục và mang theo
một số dấu hiệu của chức Giám mục nhƣ nhẫn, mũ sọ, mũ gầu (mitra), gậy mục
tử, thánh giá trên ngực.
2. Ý nghĩa của các phẩm phục
- Áo dài trắng (Alba): màu áo của các thiên thần loan báo Tin Mừng Phục Sinh (Mt
28, 2-3 ; Ga 20, 12), của Chúa Giê-su khi Ngài biến hình trên núi (Mc 9,3; Lc
9,29), của những ngƣời tham dự tiệc cƣới Chiên Con (Kh 19,8), của những ngƣời
đƣợc tuyển chọn (Kh 7, 9.14), của những ngƣời tân tòng, những ngƣời đƣợc cứu
chuộc bằng Máu Chúa Giê-su và của những ngƣời phục vụ Đức Ki-tô và cộng
đoàn phụng vụ.
- Dây các phép (stola): có 3 ý nghĩa:
 Biểu tƣợng ách và gánh của Chúa đƣợc trao cho các thừa tác viên có chức
thánh
 Dấu chỉ của những ngƣời đƣợc tuyển chọn riêng để phục vụ Tin Mừng Nƣớc
Thiên Chúa
 Dấu hiệu nhắc đến thừa tác vụ phục vụ
- Áo lễ (casula): biểu tƣợng của đức ái, của tình yêu phổ quát và linh mục mang
trong lời nguyện của mình toàn thể nhân loại và thế giới
- Nhẫn giám mục: biểu tƣợng của lòng trung tín và sự kết hợp với Hội Thánh nhƣ
bạn trăm năm.
- Gậy mục tử: biểu tƣợng vai trò mục tử trong một Hội Thánh địa phƣơng. Giám
mục cầm gậy khi cử hành Phụng vụ trong giáo phận của mình. Ngài cầm gậy vào
những lúc: đi kiệu, khi nghe đọc Tin Mừng, khi giảng dạy dân chúng, lúc nhận lời
khấn hứa hoặc tuyên xƣng đức tin và lúc ban phép lành trên dân chúng.
- Mũ gầu (mitra): chỉ phẩm chức của những ngƣời đứng đầu một giáo đoàn đồng
thời nói lên sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho để họ chu toàn nhiệm vụ thủ
lãnh trong đoàn chiên Chúa trao phó.
3. Màu sắc trong Phụng vụ
Màu trắng
Nói lên niềm vui, ánh sáng và sự sống. Màu trắng đƣợc dùng trong mùa Giáng sinh,
Phục sinh, trong các lễ kính Chúa (trừ lễ Hiện Xuống và kính nhớ cuộc Thƣơng khó của
Chúa Giê-su), các lễ về Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, lễ trọng kính các Thánh
Nam Nữ (1/11), lễ Sinh nhật thánh Gio-an Tẩy Giả (24/6), lễ kính thánh Gio-an Tông Đồ
(27/12) và các Thánh không tử đạo.
Màu đỏ
Màu lửa và máu, chỉ tình yêu và sự hy sinh. Màu đỏ đƣợc dùng trong Chúa nhật lễ
Lá, thứ sáu Tuần Thánh, Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các lễ kính nhớ các sự thƣơng
khó Chúa Ki-tô, các thánh Tông Đồ (trừ Gio-an thánh sử màu trắng), các thánh tác giả
Tin Mừng và các thánh Tử đạo.
Màu xanh lá cây
Diễn tả sự sống, niềm hy vọng và sự cậy trông. Màu xanh đƣợc dùng trong mùa
Thƣờng niên.
Màu tím
Diễn tả sự chờ đợi gặp gỡ Đức Ki-tô, diễn tả thời gian hoán cải. Màu tím đƣợc dùng
trong mùa Vọng, mùa Chay và trong các nghi thức Phụng vụ cầu cho ngƣời qua đời.
Màu đen
Có thể đƣợc dùng trong lễ cầu hồn hay an táng.
Màu hồng
Loan báo đã tiến đến gần đích điểm và đã tiến vào trong niềm hoan lạc Chúa hứa
ban. Màu hồng đƣợc dùng trong Chúa nhật III mùa Vọng và Chúa nhật IV mùa Chay và
thánh lễ hôn phối.
Màu vàng
Tại Việt Nam, thƣờng dùng màu vàng trong các dịp lễ trọng thể, mang sắc thái hân
hoan, trang trọng, huy hoàng.

IV. NƠI CỬ HÀNH PHỤNG VỤ


1. Nhà thờ
Nhà thờ là biểu tƣợng của Hội Thánh, nơi đó chúng ta đƣợc tập họp để cử hành
Thánh Thể, lãnh nhận các bí tích, nghe Lời Chúa, cùng nhau cầu nguyện và trở nên
những viên đá sống động kiến tạo nên Đền Thờ của Thiên Chúa.
Tầm quan trọng của nhà thờ không lệ thuộc vào cấu trúc hay dáng vẻ bề ngoài của
nhà thờ, nhƣng lệ thuộc vào chức năng nhà thờ đó đối với giáo hội địa phƣơng hay cộng
đoàn tín hữu.
Nhà thờ chính tòa: là nhà thờ có tòa của Giám mục giáo phận. Tòa này là dấu chỉ
quyền điều hành của vị chủ chăn trong một Giáo Hội địa phƣơng và cũng là dấu
chỉ sự duy nhất của mọi tín hữu trong cùng một đức tin dƣới quyền giáo huấn của
một mục tử. Mỗi giáo phận chỉ có một nhà thờ chánh tòa mà thôi và đƣợc coi là
trung tâm đời sống phụng vụ của toàn giáo phận
Nhà thờ Giáo xứ: là nhà thờ chính của một giáo xứ do Đức Giám mục giáo phận
xác định. Mỗi giáo xứ chỉ có một nhà thờ chính, còn các nhà thờ khác đƣợc gọi là
nhà thờ nhánh.
Đền thánh: là những nhà thờ gắn liền với một trung tâm hành hƣơng nào đó. Giáo
luật phân biệt ba loại thánh điện hành hƣơng: loại thuộc giáo phận do giám mục
địa phƣơng xác định qui chế; loại thuộc quốc gia do Hội đồng giám mục quy định
các luật lệ; và loại thuộc quốc tế do Tòa Thánh đảm nhiệm.
Nhà nguyện: khác với nhà thờ giáo xứ, là nơi đƣợc Đức Giám mục giáo phận cho
phép để một cộng đoàn tập họp cử hành phụng vụ hay cầu nguyện. Ví dụ: nhà
nguyện Đại chủng viện, nhà nguyện của hội dòng.
Phòng nguyện: đƣợc hiểu là nơi Đức Giám mục Giáo phận cho phép dùng vào
việc thờ phƣợng vì lợi ích của một ngƣời hay của một số ngƣời nào đó. Ví dụ:
Linh mục đau yếu không thể đến nhà thờ giáo xứ hay nhà nguyện chung để dâng
lễ, nếu Đức Giám mục Giáo phận cho phép, ngài sẽ làm các việc thờ phƣợng trong
phòng nguyện riêng; một số tu sĩ hoạt động tông đồ trong các cộng đoàn nhỏ, họ
cũng có phòng nguyện riêng khi Đức Giám mục Giáo phận cho phép.
2. Bàn thờ
Bàn thờ tức là bàn trên đó cử hành hy lễ Thánh thể, bàn này là trung tâm của tất cả
cử hành thánh lễ. Bàn thờ không chỉ là bàn tiệc Thánh Thể mà còn là biễu tƣợng chính
Chúa Ki-tô, vì thế Hội Thánh tôn kính bàn thờ mỗi khi cử hành Thánh lễ và kính trọng
bàn thờ nhƣ chính Đức Ki-tô. Không đƣợc sử dụng bàn thờ vào bất cứ việc gì ngoài việc
dâng lễ.
3. Nhà tạm
Nhà Tạm hay Nhà Chầu là một chiếc tủ nhỏ chứa đựng Mình Thánh Chúa. Tùy kiến
trúc từng nhà thờ mà Nhà Tạm đƣợc đặt tại gian cung thánh hoặc bên cạnh.
Theo lịch sử phụng vụ, việc giữ Mình Thánh Chúa trong Nhà Tạm, trƣớc tiên là để
dành cho những ngƣời bệnh hoặc những ngƣời hấp hối sắp ra đi nhƣ “của ăn đàng”. Ngày
nay, Hội Thánh tiếp tục giữ Mình Thánh Chúa trong Nhà Tạm để cho tín hữu có thể đến
viếng và cầu nguyện trong ngày, ngoài những nghi thức phụng vụ chính thức. Đèn chầu,
đƣợc đăt bên cạnh, ngày đêm thắp sáng nói lên sự hiện diện của Chúa Ki-tô ở giữa dân
Ngài.
4. Thánh giá và ảnh tƣợng
a. Thánh giá bàn thờ
Để biểu lộ đức tin vào giá trị hy tế của Thánh lễ nên Hội Thánh đòi buộc phải có
Thánh giá mỗi khi cử hành Thánh lễ. Thánh giá phải luôn có tƣợng Chúa chịu nạn. Thánh
giá này có thể để trên bàn thờ hay gần bàn thờ. Phải đặt thế nào cho mọi ngƣời trông thấy
không những lúc cử hành Phụng vụ mà còn mọi lúc để nhắc nhở cho mọi tín hữu cuộc
khổ nạn cứu độ của Chúa Ki-tô.
b. Ảnh tượng trong nhà thờ
Công đồng Ni-xê-a II năm 787 đã long trọng xác định ý nghĩa việc đặt các ảnh
tƣợng thánh trong nhà thờ: nhờ vào việc chiêm ngƣỡng các ảnh tƣợng thánh mà chúng ta
đƣợc nhắc nhở theo gƣơng sống và yêu mến đấng đƣợc các ảnh tƣợng diễn tả. Hội Thánh
không tôn thờ các ảnh tƣợng nhƣng qua các nhân vật đƣợc diễn tả nơi ảnh tƣợng thánh,
Hội Thánh khám phá vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa nơi các ngài. Ai tôn kính ảnh
tƣợng thánh, thì không phải ngƣời đó tôn kính bức tƣợng hay hình ảnh đƣợc vẽ nhƣng
tôn kính đấng đƣợc diễn tả qua các ảnh tƣợng đó.
Ảnh tƣợng thánh, đặc biệt các ảnh tƣợng dùng trong Phụng Vụ, chủ yếu trình bày
Chúa Ki-tô. Ảnh tƣợng không thể minh họa Thiên Chúa vô hình và khôn tả; nhƣng việc
Con Thiên Chúa nhập thể đem lại cho ảnh tƣợng một vai trò tôn giáo mới: “Thiên Chúa
không có thân xác, không có diện mạo, nên tuyệt đối không thể diễn tả bằng hình ảnh.
Nhƣng giờ đây, Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và sống giữa loài ngƣời, nên tôi có thể
họa lại Thiên Chúa mà tôi đã thấy...” (Thánh Gio-an Đa-mát, “ Về ảnh tƣợng thánh”
1,16) (GLHTCG 1159)
Việc các Ki-tô hữu tôn kính ảnh tƣợng, không nghịch lại điều răn thứ nhất cấm thờ
ngẫu tƣợng. Thực vậy, “khi tôn kính một ảnh tƣợng, chúng ta hƣớng tâm hồn lên đến
nguyên ảnh” (FT. Basile, Spir.18,45) và “tôn kính một ảnh tƣợng là tôn kính chính Đấng
đƣợc miêu tả” (x. Cđ Nixêa II, DS 601; Cđ Trente: Ds 1821-1825; Cđ Va-ti-can II, PV
126, GH 67 ). Đối với ảnh tƣợng thánh, chúng ta chỉ tôn kính” chứ không thờ phƣợng
nhƣ Thiên Chúa:
“Chúng ta không thờ các ảnh tƣợng nhƣ những thực tại, nhƣng nhƣ những hình ảnh
đƣa dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa nhập thể. Việc tôn kính không dừng lại ở ảnh
tƣợng, nhƣng vƣơn tới chính thực tại đƣợc biểu thị” (T.Tô-ma A-qui-nô. s.th. 2-2, 81,3 ad
3). (GLCG 2132)
Qui chế tổng quát Sách lễ Rô-ma 2000 khích lệ việc đặt các ảnh tƣợng thánh về
Chúa, Đức Ma-ri-a và các thánh trong nhà thờ, mặt khác Hội Thánh khuyên giảm thiểu
các bức tƣợng dƣ thừa để cộng đoàn tín hữu không phải lo ra khi cử hành phụng vụ. Nhƣ
thế, mỗi vị thánh chỉ nên có một ảnh tƣợng là đủ. (QCTQ 318)
5. Giảng đài
Giảng đài là nơi công bố và giảng giải Lời Chúa cho toàn thể cộng đoàn phụng vụ.
Khi cử hành Thánh lễ có đông tín hữu tham dự, phải tuyên đọc Lời Chúa tại giảng đài
chứ không phải ở bất cứ chỗ nào, dù đó là tại bàn thờ hay tại ghế của vị chủ tọa. Nghi
thức mở đầu thánh lễ có thể cử hành tại bàn thờ hay ghế chủ tọa, nhƣng phần phụng vụ
Lời Chúa không đƣợc cử hành tại đó.
Giảng đài phải có vị trí trang trọng và là nơi xứng đáng để cử hành Lời Chúa. Chỉ
những ngƣời có nhiệm vụ công bố Lời Chúa hay những phần việc liên quan trực tiếp đến
Lời Chúa nhƣ: đọc các bài đọc Kinh Thánh, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng.
Tại giảng đài có thể giảng và đọc lời nguyện chung.
Trong mỗi nhà thờ chỉ có một giảng đài, tránh làm hai giảng đài khác nhau: một
dành cho giáo dân đọc sách thánh, một dành cho linh mục đọc Tin Mừng và giảng lễ. Qui
luật Phụng vụ không cho phép tách rời việc đọc Lời Chúa với bài công bố Tin Mừng ra
khỏi một giảng đài.
6. Nhà thờ phải có giếng rửa tội để cử hành bí tích Rửa tội và có những bình nƣớc
thánh để nhắc các tín hữu nhớ đến những lời hứa ngày rửa tội.
7. Nhà thờ phải có nơi thích hợp để tiếp đón hối nhân đến bày tỏ lòng thống hối và lãnh
nhận ơn tha thứ nơi toà giải tội.

V. PHỤNG VỤ VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA

Con cá sống nhờ nƣớc, con chim sống nhờ bầu trời, song con ngƣời không chỉ cần nƣớc để
sống, cần khí để thở mà còn nhờ đến văn hóa. Bất cứ nền văn hóa nào cũng cần đến dấu chỉ
và biểu tƣợng để nói lên những ý nghĩa và quan niệm về cuộc sống. Lễ hội và nghi thức tôn
giáo luôn phản ánh nền văn hóa dân tộc. Con Thiên Chúa làm ngƣời trên một mảnh đất,
cho nên Tin Mừng Ngài rao giảng cũng mang đậm nét văn hóa một dân tộc. Tin Mừng lại
đƣợc rao giảng khắp thế giới nên nó lại cần đƣợc bén rễ trong những nền văn hóa khác
nhau.

Đó là sứ mạng của Hội Thánh trong việc thích nghi và hội nhập văn hóa : “Bất cứ
những gì trong tập tục, không liên quan mật thiết với dị đoan và lầm lạc, đều đƣợc Hội
Thánh mến phục với thiện cảm, và nếu có thể, còn đƣợc bảo tồn trọn vẹn. Hơn nữa, đôi khi
những tập tục đó còn đƣợc Hội Thánh nhận vào trong Phụng vụ, miễn sao hòa hợp với
những nguyên tắc của tinh thần phụng vụ đích thực và chân chính” (PV 37)
“Phụng vụ phải đƣợc cử hành phù hợp với đặc tính và văn hóa của các dân tộc. Để
mầu nhiệm của Đức Kitô đƣợc thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục
Thiên Chúa (x. Rm 16,26),Hội Thánh phải loan báo, cử hành và sống trong tất cả các nền
văn hóa. Mầu nhiệm Đức Kitô không xóa bỏ, nhƣng cứu chuộc và kiện toàn các nền văn
hóa. Chính nhờ nền văn hóa riêng đƣợc Đức Kitô tiếp nhận và thanh luyện, đông đảo con
cái Thiên Chúa đến đƣợc với Chúa Cha để tôn vinh Ngƣời trong cùng một Thánh Thần”
(GLHTCG 1204).

TÓM LƢỢC :

1* H. Dấu chỉ và biểu tượng là gì ?

-T. Dấu chỉ và biểu tƣợng là những yếu tố vật chất hữu hình, song ngƣời ta lại
kiến tạo cho nó một ý nghĩa mới.

2* H. Tại sao cử chỉ và điệu bộ lại quan trọng trong các cử hành phụng vụ
của Hội Thánh ?

-T. Cử chỉ và điệu bộ quan trọng vì con ngƣời có thân xác và linh hồn nên cần
có các cách diễn tả của thân xác để biểu lộ chiều sâu nội tâm. Hơn nữa, các cử chỉ
và điệu bộ trong phụng vụ đều có ý nghĩa riêng biệt, và khi cùng nhau thể hiện lại
nói lên tính hiệp nhất của cộng đoàn.

3* H. Tính không gian của phụng vụ là gì ?

-T. Tính không gian của phụng vụ bao gồm nhiều yếu tố nhƣ dấu chỉ và biểu
tƣợng, cử chỉ và điệu bộ, cùng các yếu tố vật chất sẽ tạo nên một bầu khí phụng vụ
nghiêm trang và linh thánh. Vì thế, các dấu chỉ phải có ý nghĩa, cử chỉ và điệu bộ
phải nghiêm túc, các vật dụng và nơi cử hành phải sạch sẽ gọn gàng thì tham dự
phụng vụ mới sốt sắng.

CẦU NGUYỆN :

“Lạy Chúa, con chỉ là một viên gạch tầm thƣờng nằm sát dƣới chân tƣờng.
Con không đƣợc nhƣ viên gạch xây cửa, ở ngay tầm mắt ngƣời ta. Con không đƣợc
nhƣ viên gạch mặt tiền, hãnh diện nhìn ngƣời qua kẻ lại và sung sƣớng đƣợc ngƣời
ta khen đẹp.

Con không đƣợc nhƣ viên gạch trong phòng khách, hàng ngày đƣợc ngƣời ta lau
chùi đánh bóng.

Con chỉ là một viên gạch tầm thƣờng nằm sát chân tƣờng.

Nhƣng lạy Chúa, con vui vì chỗ ở của con, con vui với nhiệm vụ của con.
Con mừng vì con cũng có góp phần trong ngôi nhà xinh đẹp này. Không có những
ngƣời góp phần nhỏ bé, âm thầm nhƣ con thì bức tƣờng sẽ đổ, ngôi nhà sẽ sập, và
những viên gạch xinh đẹp kia cũng chẳng còn”.

Bài 4: NĂM PHỤNG VỤ

“Năm Phụng Vụ khai triển mầu nhiệm Vƣợt qua dƣới nhiều khía cạnh, đặc biệt là chu kỳ
các lễ xoay quanh mầu nhiệm Nhập thể (Truyền Tin, Giáng sinh, Hiển Linh) gợi lại những
biến cố khởi đầu ơn cứu độ và cho chúng ta hƣởng nhờ hoa trái đầu mùa của mầu nhiệm
Phục sinh”. (GLCG 1171)
Năm phụng vụ là chu kỳ thời gian trong một năm về sự can thiệp của Thiên Chúa trong
lịch sử nhân loại, trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại. Theo cái nhìn của lịch sử cứu độ, phụng
vụ không chỉ tƣởng niệm các biến cố đã xảy ra, nhƣng còn hiện tại hóa, làm cho các biến
cố ấy đi vào đời sống hôm nay một cách mầu nhiệm.
Hội Thánh Công Giáo có lịch riêng là lịch Phụng vụ, bắt đầu từ Chúa Nhật I mùa Vọng
(khoảng cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12) cho tới tuần cuối cùng của mùa thƣờng niên.
Tuy nhiên trong các sinh hoạt, Hội Thánh vẫn theo lịch dân sự đang thịnh hành ngày nay,
và ghi thêm vào đó các ngày lễ Công Giáo.
I. NĂM PHỤNG VỤ LÀ GÌ?
Năm Phụng vụ là chu kỳ một năm Hội Thánh tƣởng niệm toàn thể mầu nhiệm Chúa
Ki-tô, từ Nhập thể đến Hiện xuống, cho tới việc trông đợi ngày Chúa Quang lâm. (Sách
lễ Rô-ma 200, “Những quy luật tổng quát về năm Phụng vụ và niên lịch” số 17).
Năm Phụng vụ không chỉ gợi lại những biến cố cuộc đời Đức Ki-tô, nhƣng nó còn
làm cho những biến cố ấy trở thành hiện tại để các tín hữu có thể sống lại trong sức mạnh
và vinh hiển nguyên thủy của những biến cố ấy.
Trong năm Phụng vụ, ngoài việc cử hành toàn thể Mầu nhiệm Đức Ki-tô, từ lúc
Ngài nhập thể cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang, trong một số ngày, Hội Thánh
còn tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a diễm phúc, Mẹ Thiên Chúa, với một lòng trìu mến
đặc biệt; Hội Thánh cũng kính nhớ các thánh là những ngƣời đã sống cho Đức Ki-tô, đã
chịu đau khổ với Ngài và hiện đang ở với Ngài trong vinh quang. (x. TYGL 242)
II. CHÚA NHẬT: NGÀY CỦA CHÚA
Trung tâm của thời gian Phụng vụ là ngày Chúa nhật, nền tảng và cốt lõi của cả
năm Phụng vụ. (TYGL 241)
Ngày Chúa nhật giữ vai trò quan trọng trong đời sống Ki-tô hữu. Đó là ngày nền
tảng trong sinh hoạt đức tin và Phụng vụ của dân Chúa. Công đồng Va-ti-ca-nô II khẳng
định: “Theo truyền thống Tông đồ bắt nguồn từ chính ngày Chúa Ki-tô sống lại, Hội
Thánh cử hành mầu nhiệm Phục sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật đáng gọi là Ngày
của Chúa hay ngày Chúa nhật. Thực vậy, trong ngày đó các Ki-tô hữu phải họp nhau lại
để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, để kính nhớ cuộc Thƣơng khó, sự Sống lại và
vinh quang của Chúa Giê-su, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã “dùng sự Phục
sinh của Chúa Giê-su Ki-tô từ trong kẻ chết sống lại mà tái sinh họ trong niềm hy vọng
sống động” (1 Pr 1,3). Vì vậy, ngày Chúa nhật là ngày lễ nguyên thủy phải đƣợc đề cao
và in sâu vào lòng đạo đức của các tín hữu, để ngày ấy trở thành ngày vui mừng và ngày
nghỉ việc. Các cuộc lễ khác, nếu không thật sự là lễ rất quan trọng thì không đƣợc lấn át
ngày Chúa nhật, bởi vì ngày Chúa nhật là nền tảng và trung tâm của cả năm Phụng vụ.”
(PV 106)
Chúa nhật là Ngày của Chúa, ngày các Ki-tô hữu họp nhau trong hân hoan để nghe
Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, nên việc tham dự và cử hành Thánh lễ là nét đặc trƣng
riêng của ngày Chúa nhật. Bổn phận tham dự Thánh lễ Chúa nhật đƣợc Hội Thánh quy
định nhƣ sau:
- Chúa nhật và các lễ buộc khác, tín hữu buộc phải tham dự Thánh lễ; lại nữa, phải
kiêng những việc làm và những hoạt động làm cản trở việc thờ phƣợng Thiên
Chúa, niềm vui riêng trong ngày của Chúa, hoặc việc nghỉ ngơi tinh thần và thể
xác cần phải có. (GL 1247)
- Ai đã tham dự Thánh lễ cử hành bất cứ ở đâu, theo lễ nghi Công giáo hoặc chính
ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh lễ.
(GL 1248 §1)
Thánh lễ Chúa nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống ngƣời tín hữu. Do
đó, mọi tín hữu phải tham dự Thánh lễ vào ngày lễ buộc, trừ khi có một lý do quan trọng
(nhƣ bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay đƣợc cha sở miễn chuẩn (x. GL 1245 ). Ai cố
tình vi phạm sẽ mắc tội trọng. (GLHTCG 2181)
Khi cùng tham dự Thánh lễ Chúa nhật, ngƣời tín hữu minh chứng sự gắn bó và
trung thành với Đức Ki-tô và Hội Thánh, bày tỏ sự hiệp thông trong đức tin và đức mến.
Họ cùng nhau làm chứng cho sự thánh thiện của Thiên Chúa và cho niềm hy vọng của họ
vào ơn cứu chuộc. Họ nâng đỡ nhau dƣới sự hƣớng dẫn của Thánh Thần. (GLHTCG
2182)
Khi không thể tham dự Thánh lễ vì thiếu linh mục hay vì lý do quan trọng nào khác,
Hội Thánh khuyên các tín hữu nên hết sức có thể, tham dự cử hành Phụng vụ Lời Chúa
trong nhà thờ giáo xứ hay một nơi thánh theo chỉ thị của Giám mục Giáo phận hoặc dành
một thời giờ cần thiết để cầu nguyện cách riêng tƣ hoặc với gia đình hoặc nếu thuận tiện
với cả liên gia. (x. GL 1248 §2)
III. TAM NHẬT VƢỢT QUA: TÂM ĐIỂM CỦA NĂM PHỤNG VỤ
Toàn bộ chƣơng trình cứu độ của Thiên Chúa đƣợc quy tụ nơi con ngƣời Đức Giê-
su Ki-tô, Đấng là nguyên thuỷ và cứu cánh của vạn vật. Nhờ Ngài mọi vật đƣợc tạo thành
và cũng nhờ Ngài mà muôn vật đƣợc cứu chuộc.
Lịch sử cứu độ đạt đỉnh điểm nơi cuộc Vƣợt qua của Đức Ki-tô. Qua mầu nhiệm
này chúng ta khám phá ý định cứu độ của Thiên Chúa. Các Ki-tô hữu trong Hội Thánh sơ
khai đã cử hành mầu nhiệm Vƣợt qua, tƣởng niệm chết và sống lại của Đức Ki-tô, chỉ
trong một đêm duy nhất: đêm Phục sinh. Nhƣng sau đó rất sớm Hội Thánh nhận thấy
mầu nhiệm này cần phải đƣợc đào sâu hơn bằng cách kéo dài thời gian theo các trình
thuật Thƣơng khó và Phục sinh của Tân Ƣớc, và nhƣ thế hình thành Tam nhật Vƣợt qua.
Tam nhật Vƣợt qua bắt đầu từ chiều thứ năm Tuần Thánh đến chiều Chúa nhật Phục
sinh. Trong Tam nhật Vƣợt qua Hội Thánh tƣởng niệm cuộc Thƣơng khó và Phục sinh của
Đức Ki-tô: chiều thứ năm Tuần Thánh cử hành Thánh lễ Tiệc Ly; chiều thứ sáu cử hành
cuộc Thƣơng khó; thứ bảy dành để kính mầu nhiệm Đức Ki-tô trong mồ; đêm thứ bảy là
Đêm canh thức Vƣợt qua, trung tâm của Tam nhật Vƣợt qua; ngày Chúa nhật Phục sinh,
Hội Thánh tạ ơn Thiên Chúa vì việc kỳ diệu Ngài đã làm, khi cho Con của Ngài từ trong
kẻ chết sống lại, và từ đó, mở cửa đƣa loài ngƣời chúng ta tới sự sống.
IV. MÙA PHỤNG VỤ
Phụng vụ, bắt đầu từ Chúa nhật I Mùa Vọng (vào cuối tháng Năm 11 hoặc đầu
tháng 12, tùy theo năm) cho đến thứ bảy của tuần 34 Thƣờng Niên, nhằm kể lại toàn bộ
lịch sử ơn cứu độ và cuộc đời của Đức Ki-tô mà Tam nhật Vƣợt qua là đỉnh điểm.
Năm Phụng vụ đƣợc chia thành 5 mùa khác nhau nhƣ sau:
1. Mùa Vọng
Mùa Vọng là mùa hƣớng lòng về ngày Chúa Ki-tô lại đến trong vinh quang để xét
xử thế giới và con ngƣời, nhƣng gần hơn cả là chuẩn bị tâm hồn để mừng mầu nhiệm
Chúa Giáng sinh. Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta nhìn lên Chúa, Đấng đang đến với chúng
ta mỗi giây phút và một cách đặc biệt khi „Ngài sẽ lại đến trong vinh quang‟.
Mùa Vọng kéo dài khoảng 4 tuần lễ, bắt đầu từ Chúa nhật I Mùa Vọng đến chiều
ngày 24/12. Từ đầu mùa Vọng đến hết ngày 16/12 nhằm hƣớng đến ngày cánh chung;
còn từ ngày 17/12 đến ngày 24/12 nhằm chuẩn bị mừng đại lễ Giáng sinh. Trong suốt
mùa Vọng, lễ phục mang màu tím nói lên sự hoán cải trông đợi ơn cứu độ của Thiên
Chúa, nhƣng vào Chúa nhật thứ ba, có thể sử dụng màu hồng và đƣợc gọi là “Chúa nhật
hồng” để nói lên niềm vui Chúa đã gần đến.
Vì mùa Vọng chia làm hai giai đoạn nên trong cử hành Phụng vụ, các bài đọc Kinh
Thánh và lời nguyện cũng xoay quanh chủ đề của hai giai đoạn này.
 Niềm mong đợi, khao khát Đấng Cứu Thế của dân Chúa xƣa, niềm mong đợi này
đƣợc diễn tả qua các thánh thi cầu mƣa, cầu mong sƣơng đổ xuống thế giới khô
cằn, cầu cho cảnh thái bình thịnh trị ... Qua các bài đọc Cựu Ƣớc Hội Thánh khơi
lại tâm tình của lời hứa ban Đấng Cứu Thế và việc dân Chúa chuẩn bị đón nhận ơn
cứu độ.
 Thái độ tỉnh thức chờ mong Chúa đến diễn tả niềm khao khát của dân Chúa xƣa.
Trong giai đoạn I của mùa Vọng, khi các bài Cựu Ƣớc nhắc đến lời hứa ban ơn
cứu độ và triều đại Đấng Mê-si-a sẽ trƣờng tồn, thì các bài thánh thƣ lại nhấn
mạnh chiều kích trông đợi cuộc đến lần thứ hai của Chúa. Khi sắp xếp nhƣ thế các
bài đọc bổ túc lẫn cho nhau, bởi vì nếu các bài Cựu Ƣớc nói lên tâm tình của kẻ
mong đợi Chúa đến thế nào, thì các Ki-tô hữu cũng chuẩn bị tâm hồn xứng đáng
để đón nhận cuộc Quang lâm của Đức Ki-tô vào ngày tận thế nhƣ vậy. Trong tâm
tình đó, tƣ thế của ngƣời tín hữu phải luôn tỉnh thức đón chờ Chúa đến trong đời
sống cá nhân và trong ngày chung cuộc của toàn thể nhân loại.
 Nội dung thứ ba của mùa Vọng còn nói lên niềm vui hân hoan vì ơn cứu độ đã
đƣợc thực hiện nơi Chúa Giê-su Cứu Thế. Các bản văn Phụng vụ của giai đoạn II
nhắc đến vai trò của các nhân vật trung gian chuẩn bị cho Chúa Cứu Thế đến nhƣ
ông Gio-an Tẩy Giả, gia đình ông bà Da-ca-ri-a, thánh Giu-se... Trong số những
nhân vật đó, Mẹ Ma-ri-a giữ một vị trí nổi bật và quan trọng. Mẹ là hình ảnh Hội
Thánh cƣu mang Chúa Cứu Thế cho nhân loại, là ngƣời cộng tác tích cực trong
chƣơng trình cứu độ của Thiên Chúa. Qua Mẹ thế gian đón nhận hồng ân của
Thiên Chúa và cùng với Mẹ chúng ta chiêm ngƣỡng và tôn thờ Đấng Mẹ sinh ra.
2. Mùa Giáng sinh
Mùa Giáng sinh mừng kính mầu nhiệm Nhập thể, Con Thiên Chúa làm ngƣời.
Trong ba thế kỷ đầu Hội Thánh chỉ mừng kính một lễ duy nhất là lễ Phục sinh, hằng
tuần vào ngày Chúa nhật và hằng năm vào dịp lễ Vƣợt qua. Nhƣng đến thế kỷ IV xuất
hiện một lễ mới là lễ Giáng sinh, tức lễ mừng Con Thiên Chúa đến ở giữa trần gian. Khi
mừng lễ Giáng sinh, Hội Thánh vừa tƣởng niệm biến cố Giáng sinh của Ngôi Hai Thiên
Chúa làm ngƣời, vừa Ki-tô hoá các lễ ngoại giáo vào ngày đông chí, đƣợc cử hành tại
Rô-ma ngày 25 tháng 12 và tại Ai Cập ngày 6 tháng 1. Mặc dù hai nơi mừng hai ngày
khác nhau, nhƣng cũng chỉ một lễ duy nhất với hai tên gọi khác nhau: ngƣời Rô-ma gọi là
Lễ Sinh nhật của Chúa Ki-tô -Mặt trời, còn bên Đông phƣơng gọi là lễ Chúa tỏ mình ra
cho muôn dân.
Trong khi đó lễ Hiển linh mừng ngày 6 tháng 1 lại có nguồn gốc từ Đông phƣơng.
Thực ra anh em Đông phƣơng không nhấn mạnh vào biến cố Giáng sinh lịch sử cho bằng
mầu nhiệm “Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại qua Hài nhi Giê-su”. Đối với họ ý nghĩa
“tỏ mình” này cũng bao hàm trong mầu nhiệm Giáng sinh nhƣ anh em Tây phƣơng.
Giáng sinh theo cách hiểu của anh em Đông phƣơng chính là khám phá mầu nhiệm Con
Thiên Chúa đến trần gian và tỏ mình cho nhân loại biết về Thiên Chúa, vì thế sự kiện
Chúa Giê-su chịu phép rửa tại sông Gio-đan đƣợc coi là bằng chứng minh nhiên về việc
Chúa tỏ mình cho nhân loại tƣ cách Mê-si-a của Ngài. Vì nhấn mạnh vào ý nghĩa này,
dần dần Hội Thánh Đông phƣơng khai triển việc “tỏ mình” chung quanh ba mầu nhiệm
mặc khải thần tính của Chúa Giê-su: Các đạo sĩ đến thờ lạy Chúa, Chúa chịu phép rửa và
dấu lạ tiệc cưới Ca-na.
Theo cách nhìn này, cả bên Tây lẫn Đông Phƣơng khi mừng lễ Giáng sinh hay Hiển
linh đều nhấn mạnh Ngôi vị Thiên Chúa của Đức Giê-su. Ngài đến trần gian để tỏ cho
nhân loại biết về Thiên Chúa và để dẫn đƣa họ đến sự sống vĩnh cửu.
Lễ Giáng sinh là một đại lễ đƣợc mừng kính trong tƣơng quan với lễ Phục sinh.
Mầu nhiệm Giáng sinh giúp chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm Vƣợt qua bằng cách chỉ cho
chúng ta thấy Đấng Cứu Độ chịu treo trên thập giá chính là Con Thiên Chúa làm ngƣời.
Ngài làm ngƣời để chia sẻ thân phận con ngƣời và để phục hồi phẩm giá của con ngƣời.
Khi mặc lấy bản tính nhân loại, Ngài cho chúng ta đƣợc tham dự vào sự sống thần linh
của Thiên Chúa và cho chúng ta đƣợc làm con Thiên Chúa. Hơn nữa, Con Thiên Chúa
đến làm ngƣời nhƣ ánh sáng đến xua tan bóng đêm tội lỗi và sự ác. Ánh sáng này sẽ
chiến thắng bóng tối của ma qủy và sự ác trong mầu nhiệm Vƣợt qua của Đức Ki-tô.
Chính vì thế mà các lời nguyện trong phụng vụ Giáng sinh đều ca ngợi Nguồn Ánh Sáng
thật đến chiếu soi trần gian và xin Nguồn Sáng ấy rực lên trong đời sống của con ngƣời.
3. Mùa Chay
Là thời kỳ chuẩn bị cho các tín hữu đón mừng lễ Vƣợt qua. Đối với các dự tòng,
đây là thời kỳ đƣợc chuẩn bị trực tiếp để có thể lãnh các Bí tích khai tâm vào Đêm Phục
sinh. Còn đối với những ngƣời đã chịu thánh tẩy, thì đó là thời gian hoán cải và sám hối,
là lúc họ thanh luyện đời sống và củng cố đức tin. Tất cả đều đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng cho
một cử hành long trọng vào dịp lễ Vƣợt qua.
Cũng nhƣ mùa Phục sinh kéo dài 50 ngày thì mùa Chay kéo dài khoảng 40 ngày.
Con số này theo các giáo phụ mang ý nghĩa biểu tƣợng của nhiều sự kiện và biến cố
trong Kinh Thánh: 40 năm dân Do Thái đi trong hoang địa tiến về đất hứa, 40 ngày Mô-
sê ở núi Si-nai diện kiến Thiên Chúa, 40 ngày Ê-li-a đã trải qua để đến Khô-rép, 40 ngày
Đa-vít phải đối đầu với Gô-li-át, 40 ngày ngôn sứ Giô-na giảng sám hối tại Ni-ni-vê và
40 ngày chay tịnh của Chúa Giê-su trong hoang địa.
Ngƣời ta không biết một cách chắc chắn mùa Chay do ai thiết lập và đã xuất hiện ở
đâu trƣớc tiên, chỉ biết vào khoảng cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV tại Ai Cập mùa Chay đã
hình thành một cách rõ nét; còn tại Rô-ma vào cuối thế kỷ IV đã có các quy định chặt chẽ
về mùa Chay. Một trong những đặc tính nổi bật của mùa chay là việc giữ chay tịnh. Việc
giữ chay này vừa nhằm chuẩn bị xa cho Đại lễ Phục sinh, vừa theo gƣơng Đức Giê-su giữ
chay tịnh trong hoang địa 40 ngày trƣớc khi bƣớc vào cuộc đời công khai (Mt 4,1-11; Mc
1,12-13; Lc 4,l-13). Ngoài việc giữ chay tịnh thì cầu nguyện và thực hành bác ái cũng là
những đặc tính nổi bật của mùa Chay. Hội Thánh luôn liên kết ba hành động: chay tịnh,
cầu nguyện và thực hành bác ái trong đời sống của dân Chúa, bởi vì đây chính là giáo
huấn của Chúa Ki-tô (Mt 6,1-18).
Nhƣ vậy mùa Chay mang ý nghĩa cho cả dự tòng lẫn ngƣời tín hữu:
 Đối với toàn thể các tín hữu đây là thời gian mọi ngƣời chuyên chăm cầu nguyện,
giữ chay, thi hành bác ái và luyện tập nhân đức.
 Đối với các dự tòng đó là thời kỳ chuẩn bị trực tiếp để họ lãnh các Bí tích khai
tâm vào đêm vọng Phục sinh, bằng từ bỏ con ngƣời cũ và mặc lấy con ngƣời mới
trong Chúa Ki-tô.
 Đối với các hối nhân đây là thời kỳ đền tội và sám hối để xứng đáng lãnh nhận ơn
tha thứ và hoà giải của Thiên Chúa qua Hội Thánh.
4. Mùa Phục sinh
Mùa Phục sinh kéo dài 50 ngày bắt đầu từ Chúa nhật Phục sinh đến hết lễ Chúa
Thánh Thần hiện xuống. Thời gian này đƣợc cử hành trong niền hân hoan phấn khởi, và
đƣợc coi nhƣ một ngày lễ duy nhất, hơn nữa nhƣ một Đại Chúa nhật. Những chỉ dẫn trên
của Hội Thánh cho thấy tầm quan trọng của mùa Phục sinh trong cử hành Phụng vụ Ki-tô
giáo. Thật vậy, ngay từ những thế kỷ đầu lễ Phục sinh không chỉ đƣợc mừng kính trong
một ngày nhƣng kéo dài nhiều ngày. Các chứng từ của Hội Thánh Giê-ru-sa-lem vào thế
kỷ IV cho thấy mùa Phục sinh kéo dài 50 ngày với các cử hành quan trọng sau đây:
Tám ngày sau lễ Phục sinh đƣợc gọi là Tuần Bát nhật Phục sinh. Ngƣời ta gọi thời
gian này là Lễ Phục sinh kéo dài và đƣợc cử hành nhƣ các ngày lễ trọng kính Chúa.
Trong suốt tám ngày các tân tòng tham dự những buổi cầu nguyện đặc biệt và đƣợc huấn
luyện thêm về giáo lý sau khi đã chịu thánh tẩy. Còn trong cử hành Phụng vụ, các trình
thuật về việc Chúa sống lại theo Tin Mừng thứ tƣ (thánh Gio-an) chiếm vị trí đặc biệt, và
vào ngày thứ tám ngƣời ta luôn luôn đọc trình thuật Ga 20,19-31 (tám ngày sau, Chúa hiện
đến với các môn đệ có Tô-ma ở với họ).
Phụng vụ Lời Chúa trong mùa Phục sinh đƣợc lấy từ hai sách Công vụ Tông Đồ và
Tin mừng theo thánh Gioan. Sách Công vụ Tông Đồ hầu nhƣ đƣợc đọc hằng ngày, ngày
thƣờng cũng nhƣ Chúa nhật. Bài đọc I của ngày Chúa nhật không phải là bài Cựu Ƣớc
nữa mà đƣợc thay thế bằng bài Công vụ Tông Đồ.
5. Mùa Thƣờng Niên
Ngoài các mùa đặc biệt (Chay, Phục sinh, Vọng, Giáng sinh) xoay quanh hai Đại lễ
Phục sinh và Giáng sinh, năm Phụng vụ còn có mùa Thƣờng niên, gồm hai phần:
- Phần I: là những tuần lễ nằm trong khoảng từ sau lễ Chúa Giê-su chịu phép Rửa
đến đầu mùa Chay;
- Phần II: gồm những tuần lễ nằm sau lễ Hiện xuống đến hết thứ bảy tuần 34
Thƣờng niên.
Trong mùa Thƣờng niên, Hội Thánh không cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về
mầu nhiệm Đức Ki-tô, nhƣng tôn kính mầu nhiệm Ngài trong toàn thể. Điều này đƣợc
biểu lộ rõ nét nhất nơi các Chúa nhật Thƣờng niên. Trong các Chúa nhật này, Hội Thánh
khám phá các khía cạnh của mầu nhiệm Đức Ki-tô, chẳng hạn từ việc loan báo Đấng Cứu
Thế trong thời Cựu Ƣớc đến việc xuất hiện của Chúa Giê-su; hoặc từ lời rao giảng Tin
Mừng đến các việc Chúa làm trong cuộc đời công khai; hoặc các tƣơng quan của Đức Ki-
tô với Chúa Cha và con ngƣời; hoặc từ biến cố Nhập thể đến cuộc Vƣợt qua của Ngài ...
Nhƣ thế, Phụng vụ mùa Thƣờng niên là thời gian “khai triển, cảm nếm và thấm nhuần”
mầu nhiệm Đức Ki-tô toàn thể dƣới các khía cạnh khác nhau. Thời gian này cần thiết để
ngƣời tín hữu hiểu biết đầy đủ hơn về mầu nhiệm Đức Ki-tô và để các chân lý đức tin về
Đức Ki-tô đƣợc thấm nhuần hơn trong cuộc đời ngƣời tín hữu. Quả thật nếu mầu nhiệm
Phục sinh và Giáng sinh là các cao điểm trong năm Phụng vụ, thì các mầu nhiệm đó cần
đƣợc tái khám phá và đào sâu hơn nữa trong suốt mùa Thƣờng niên.
6. Các lễ kính các thánh
Ngoài các cử hành ngày Chúa nhật, Hội Thánh còn giúp ngƣời tín hữu khám phá
vinh quang và sự kỳ diệu của Thiên Chúa khi mừng kính Đức Ma-ri-a và các thánh.
“Trong khi cử hành các mầu nhiệm của Chúa Ki-tô theo chu kỳ hằng năm, với một tình
yêu mến đặc biệt, Hội Thánh tôn kính Đức Ma-ri-a vinh hiển, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã
liên kết với công trình cứu chuộc của Con Ngài bằng mối dây bất khả phân ly. Nơi Mẹ,
Hội Thánh ngƣỡng mộ và tán tụng thành quả tuyệt diệu của công trình cứu chuộc, và vui
mừng chiêm ngắm nơi Mẹ, nhƣ trong một hình ảnh tinh tuyền trọn hảo, điều mà toàn thể
Hội Thánh ƣớc mong và trông đợi (PV 103). (GLCG 1172)
Ngoài ra, Hội Thánh còn thêm vào năm Phụng vụ những lễ kính nhớ các thánh tử
đạo và các thánh khác. Hội Thánh công bố mầu nhiệm Phục sinh nơi các ngài, vì các ngài
đã cùng chịu thƣơng khó và cùng đƣợc vinh hiển với Đức Ki-tô. Hội Thánh trình bày cho
các tín hữu những gƣơng mẫu của các ngài để các gƣơng sáng này lôi kéo mọi ngƣời đến
với Chúa Cha qua Chúa Ki-tô; và nhờ công nghiệp các ngài, Hội Thánh lãnh nhận đƣợc
những hồng ân của Thiên Chúa (PV 104). (GLCG 1173)
Cũng trong mùa Thƣờng niên Hội Thánh giúp ngƣời tín hữu khám phá tác động của
Chúa Thánh Thần trong đời sống Hội Thánh. Nếu các mùa đặc biệt Hội Thánh đào sâu
trực tiếp về mầu nhiệm Chúa Giê-su, thì trong mùa Thƣờng niên mầu nhiệm này đƣợc tái
khám phá dƣới sự hƣớng dẫn và trợ giúp của Thánh Thần.
V. LỄ TRỌNG, LỄ KÍNH VÀ LỄ NHỚ
1. Lễ trọng
Lễ trọng là những ngày đặc biệt trong năm Phụng vụ mừng kính các mầu nhiệm cứu
độ của Thiên Chúa, các đặc ân của Đức Ma-ri-a hay những vị thánh quan trọng trong đời
sống Hội Thánh.
Có hai loại lễ trọng đƣợc mừng kính trong năm Phụng vụ:
1. Lễ trọng chung
Tức các lễ trọng mà toàn thể Hội Thánh hoàn vũ đều mừng. Những lễ trọng này
đƣợc xác định rõ ngày mừng trong các sách Phụng vụ. Trong một năm Phụng vụ, có 17 lễ
trọng chung, đƣợc phân chia nhƣ sau:
- 10 lễ về Chúa: Phục sinh, Giáng sinh, Hiển linh, Thăng thiên, Hiện xuống, Chúa
Ba Ngôi, Mình Máu Thánh Chúa, Thánh Tâm, Truyền tin (25/3), Chúa Ki-tô Vua.
- 3 lễ về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (1/1), Hồn xác lên trời (15/8), Vô nhiễm nguyên
tội (8/12).
- 4 lễ về các thánh: thánh Giu-se (19/3), Sinh nhật Gio-an Tẩy Giả (24/6), Phê-rô và
Phao-lô (29/6), Các Thánh Nam Nữ (1/11).
2. Lễ trọng riêng
Là các lễ trọng dành riêng cho một địa phƣơng, cho một nhà thờ hay một hội dòng.
Nhƣ vậy lễ trọng riêng chỉ có giá trị trong một địa hạt nhất định và chỉ dành cho những
ngƣời thuộc địa hạt đó. Sách lễ Rô-ma nêu ra các lễ trọng riêng nhƣ sau: Lễ trọng thánh
bổn mạng chính của địa phương, thành phố hay quốc gia; Lễ trọng cung hiến thánh
đường, hay ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường đó; Lễ trọng mừng tước hiệu của nhà
thờ; Lễ trọng của dòng tu hay tu hội mừng tước hiệu, hoặc Đấng sáng lập dòng, hay bổn
mạng chính của dòng.
Ngoài các lễ trọng, Phụng vụ còn đề cập đến “Thánh lễ được kính trọng thể”. “Kính
trọng thể” không có nghĩa là Thánh lễ đó luôn luôn phải là lễ trọng theo lịch chung của
Hội Thánh. Kính trọng thể chỉ mang nghĩa là mừng kính lại cách đặc biệt hơn một lần
nữa. Một Thánh lễ nào đó ở trong tuần được dời vào ngày Chúa nhật Thường niên vì lợi
ích mục vụ của ngƣời tín hữu. Do đó lễ đƣợc kính trọng thể có thể là một lễ trọng, cũng
có thể là lễ kính Chúa theo lịch chung của Hội Thánh hoàn vũ, và đƣợc mừng kính lại
vào Chúa nhật Thƣờng niên vì lợi ích mục vụ của các tín hữu.
2. Lễ kính
Lễ kính ở bậc thấp hơn lễ trọng và chỉ mừng trong giới hạn một ngày, vì thế không
có kinh chiều I, trừ khi lễ kính Chúa trùng ngày Chúa nhật Giáng sinh hay thƣờng niên.
Sự phân biệt giữa lễ trọng và lễ kính là do Truyền thống Tông Đồ và Thẩm quyền
trong Hội Thánh quyết định. Các lý do để mừng lễ trọng thƣờng gắn liền với các mầu
nhiệm cứu độ (vd: Chúa Ki-tô Phục sinh) hay chân lý đức tin (vd: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ
Vô nhiễm), hay chỗ đứng rất quan trọng của vị thánh được mừng kính (vd: Phê-rô và
Phao-lô). Trong khi đó các lễ kính thƣờng gắn liền với các biến cố trong cuộc đời của
Chúa Giê-su (vd: Chúa chịu phép rửa) hay cuộc đời Đức Mẹ (vd: Thăm viếng) hay các vị
thánh Tông Đồ và các vị thánh có vị trí đặc biệt trong toàn thể đời sống Hội Thánh (vd:
Gio-an, Mát-thêu, Lu-ca, Stê-pha-nô ...)
3. Lễ nhớ
Trong lịch phụng vụ của Hội Thánh có hai loại lễ nhớ: buộc và tự do. Lễ nhớ buộc
đòi phải cử hành đúng ngày lễ theo lịch Phụng vụ đã ghi, trừ trƣờng hợp gặp các lễ khác
trùng vào lễ nhớ này có quyền ƣu tiên hơn. Còn lễ nhớ tự do thì đƣợc quyền chọn lựa có
thể cử hành hay không tuỳ nhu cầu mục vụ. Các lễ nhớ buộc hay tự do trong lịch Phụng
vụ hiện nay đều liên quan đến Đức Ma-ri-a và các thánh, và không có các lễ nhớ về
Chúa.
4. Lễ nhu cầu
Lễ nhu cầu là những lễ không đƣợc xác định rõ ràng theo ngày trong lịch chung của
Hội Thánh hoàn vũ, nhƣng là các lễ theo nhu cầu của mỗi cộng đoàn địa phƣơng và khi
nào nhu cầu cộng đoàn địa phƣơng đòi hỏi thì ngƣời ta sẽ cử hành các lễ nhu cầu này.
Các lễ theo nhu cầu đƣợc chia làm ba loại:
 Lễ có nghi thức riêng, tức là những Thánh lễ đi đôi với việc cử hành một bí tích
hay á bí tích nào đó. Ví dụ khi nhu cầu cộng đoàn đòi hỏi, ngƣời ta sẽ cử hành
thánh lễ trong đó ban bí tích Thêm sức, Truyền chức, Hôn phối, Xức dầu bệnh
nhân, chúc phong viện phụ, khấn dòng, hay cung hiến nhà thờ ...
 Lễ cho các nhu cầu khác nhau theo hoàn cảnh, hay vào từng thời kỳ nhất định của
dân Chúa. Ví dụ: lễ tạ ơn, lễ cầu mùa, cầu bình an, xin ơn hiệp nhất, xin ơn tha tội,
xin ơn thiên triệu ...
 Lễ ngoại lịch là lễ do lòng đạo đức của giáo dân để kính nhớ những mầu nhiệm về
Chúa, hoặc để tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a hay vị thánh nào đó hoặc tất cả các
thánh. Ví dụ: thứ năm đầu tháng kính Mình Máu Chúa Ki-tô, thứ sáu đầu tháng
kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, thứ bảy đầu tháng kính Đức Mẹ.
 Giúp ghi nhớ
1. Năm Phụng vụ là chu kỳ thời gian một năm Hội Thánh cử hành toàn thể mầu
nhiệm Đức Ki-tô, từ lúc Ngài nhập thể cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
Trong một số ngày, Hội Thánh tôn kính Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc, Mẹ Thiên
Chúa, với một lòng trìu mến đặc biệt; Hội Thánh cũng kính nhớ các thánh là những
ngƣời đã sống cho Đức Ki-tô, đã chịu đau khổ với Ngài và hiện đang ở với Ngài
trong vinh quang. (TYGL 242)
2.Trung tâm của thời gian Phụng vụ là ngày Chúa nhật, nền tảng và cốt lõi của cả
năm Phụng vụ. Năm Phụng vụ có chóp đỉnh là lễ Phục sinh, ngày “lễ của các ngày
lễ.” (TYGL 241)
3. Năm Phụng vụ đƣợc tổ chức thành 5 mùa khác nhau giúp ta sống mầu nhiệm Đức
Ki-tô, hầu chuẩn bị đón Ngài trở lại trong vinh quang. Năm mùa này gồm có: Mùa
Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thƣờng niên.
 Gợi ý suy nghĩ
1. Mỗi mùa trong năm Phụng vụ đã giúp bạn sống mầu nhiệm Đức Ki-tô nhƣ thế nào?
2. Khi tham dự Phụng vụ Tuần Thánh, nhất là Tam Nhật Vƣợt qua, bạn có những tâm
tình sâu đậm nào? Chúng có ảnh hƣởng gì trên cuộc sống đức tin của bạn?
3. Làm sao để giúp các học sinh giáo lý sống ý thức và tích cực hơn các mùa của năm
Phụng vụ?
4. Chúa nhật là “ngày của Chúa”, ngày đặc biệt trong tuần để thờ phƣợng Chúa (phục vụ
Chúa) và sống bác ái yêu thƣơng anh chị em (phục vụ mọi ngƣời). Bạn đã sống ý
nghĩa Ngày Chúa nhật nhƣ thế nào? Là Giáo lý viên, bạn đã giúp các học sinh giáo lý
của mình sống ý nghĩa Ngày Chúa nhật ra sao?
(Từ Giáo lý Giáo Phận Nha Trang)

PHỤ LỤC
Thứ tự ƣu tiên trong việc cử hành các ngày phụng vụ phải nhất thiết căn cứ
vào bảng quy định sau đây :
I
1* TAM NHẬT VƢỢT QUA tƣởng niệm cuộc Thƣơng khó và Phục sinh của
Chúa.
2* Lễ Giáng Sinh, Hiển Linh, Thăng Thiên và Hiện Xuống.
Các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh.
Thánh lễ an táng (QCTQ 380 : cấm cả sáng và chiều thứ Năm Tuần Thánh)
Thứ Tƣ Lễ Tro.
Các ngày trong Tuần Thánh từ thứ Hai đến hết thứ Năm.
Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục sinh.
3* Các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong lịch chung.
Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời (2/11).
4* Các lễ trọng riêng, tức là :
a) Lễ trọng thánh bổn mạng chính của địa phƣơng, thành phố hay quốc gia;
b) Lễ trọng Cung hiến thánh đƣờng, hay ngày kỷ niệm cung hiến thánh đƣờng
đó.
c) Lễ trọng mừng tƣớc hiệu của nhà thờ.
d) Lễ trọng của dòng tu hay tu hội mừng tƣớc hiệu, hoặc thánh sáng lập dòng,
hay bổn mạng chính của dòng.
II
Thánh lễ có nghi thức riêng (QCTQ 372)
Thánh lễ tùy nhu cầu và ngọai lịch theo lệnh của đấng bản quyền địa phƣơng
(QCTQ 374)
5* Các lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.
6* Các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và Thƣờng niên.
7* Các lễ kính Đức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.
8* Các lễ kính riêng, tức là :
a) Lễ bổn mạng của chính địa phận.
b) Lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh Tòa.
c) Lễ kính bổn mạng chính của miền, tỉnh, nƣớc hay một vùng rộng lớn.
d) Lễ kính của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng mừng tƣớc hiệu, thánh sáng
lập, thánh bổn mạng, trừ những điểm đã nói trong số 4.
e) Các lễ kính khác có ghi trong lịch địa phận, dòng tu hay tu hội.
Thánh lễ cầu hồn khi vừa đƣợc tin một ngƣời qua đời hay trong ngày giỗ đầu
(QCTQ 381)
9* Các ngày trong tuần thuộc mùa Vọng từ 17/12 đến hết 24/12.
Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Các ngày trong tuần mùa Chay.
III
Thánh lễ tùy theo nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách
thánh đƣờng hay của chính linh mục chủ tế (QCTQ 376)
10* Các lễ nhớ bắt buộc có ghi trong lịch chung.
11* Các lễ nhớ bắt buộc riêng, tức là :
a) Các lễ nhớ bổn mạng phụ của địa phƣơng, địa phận, miền hay tỉnh, quốc
gia, một vùng rộng lớn, của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng.
b) Ít nhiều lễ nhớ bắt buộc riêng của một vài nhà thờ.
c) Các lễ nhớ không bắt buộc đã nói tới một cách đặc biệt trong Quy chế tổng
quát về thánh lễ và thần vụ, thì có thể xảy ra vào cả ngày đã nói ở số 9. Cũng
vì lý do đó, khi những lễ nhớ bắt buộc trùng với những ngày trong tuần mùa
Chay, thì có thể cử hành nhƣ lễ nhớ không bắt buộc.
13* Các ngày trong tuần, từ đầu mùa Vọng đến hết 16/12.
Các ngày trong tuần mùa Giáng Sinh từ 2/1 đến thứ bảy sau lễ Hiển Linh.
Các ngày trong tuần thuộc mùa Phục sinh, từ thứ Hai sau tuần Bát Nhật Phục
sinh đế thứ Bảy trƣớc lễ Hiện Xuống.
Thánh lễ tùy nhu cầu và ngọai lịch theo lòng đạo đức của giáo dân (QCTQ
377).
Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (QCTQ 381)
Các ngày trong tuần thuộc mùa thƣờng niên.

Bài 5: CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ

Phải cầu nguyện và cầu nguyện luôn, đó là điều Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ
trong thời gian Ngài đi rao giảng (x. Lc 18,1)
Sách Công vụ cho thấy các tín hữu thuở ban đầu đã chuyên cần cầu nguyện vào
những thời khắc nhất định. Các môn đệ họp nhau cầu nguyện vào giờ thứ ba (Cv 2,15), vị
thủ lãnh các Tông Đồ “lên sân thƣợng cầu nguyện vào giờ thứ sáu” (10,9), ông Phê-rô và
ông Gio-an lên đền thờ vào buổi cầu nguyện giờ thứ chín (3,1), “vào quãng nửa đêm, ông
Phao-lô và ông Xi-la cầu nguyện ca tụng Chúa” (16,25). Dần dà với thời gian, “tại nhiều
nơi đã sớm có thói quen dành những khoảng thời gian rõ rệt để cầu nguyện chung với nhau
nhƣ vào giờ cuối ngày, khi trời tối và lúc lên đèn, hoặc giờ đầu ngày, lúc đêm tàn và ngày ló
rạng” (PV 1) để thánh hoá ngày sống của mình.
Những buổi cầu nguyện chung nhƣ thế dần dần tạo thành một chu kỳ giờ kinh nhất
định.

I. Ý NGHĨA

Giờ Kinh Phụng Vụ là lời cầu nguyện liên lỉ của toàn thể Hội Thánh để thánh hóa ngày giờ
và toàn bộ sinh hoạt của con ngƣời.

Cầu nguyện là nhiệm vụ chính yếu của các Kitô hữu vì Hội Thánh làm theo lời Chúa Kitô
dạy là “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). Thật vậy, ngay từ thời các
tông đồ, các tín hữu đã chuyên cần cầu nguyện vào những thời khắc nhất định. Sách Công
Vụ kể các môn đệ họp nhau cầu nguyện vào giờ thứ ba (Cv 2,15), vị thủ lãnh các tông đồ
“lên sân thượng cầu nguyện vào giờ thứ sáu” (10,9), ông Phêrô và ông Gioan lên đền thờ
vào buổi cầu nguyện giờ thứ chín (3,1), “vào quãng nửa đêm, ông Phaolô và ông Xila cầu
nguyện ca tụng Chúa” (16,25). Dần dà với thời gian, “tại nhiều nơi đã sớm có thói quen
dành những khoảng thời gian rõ rệt để cầu nguyện chung với nhau như vào giờ cuối ngày,
khi trời tối và lúc lên đèn, hoặc giờ đầu ngày, lúc đêm tàn và ngày ló rạng” (KPV 1) để
thánh hóa ngày sống của mình.

Những buổi cầu nguyện chung nhƣ thế dần dần tạo thành một chu kỳ giờ kinh nhất định,
và đó là lời cầu nguyện của Hội Thánh cùng với Chúa Kitô và dâng lên Chúa Kitô.

II. CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ LÀ GÌ?


Mầu nhiệm Chúa Ki-tô, Nhập Thể và Vƣợt Qua, đƣợc cử hành trong thánh lễ, đặc
biệt trong Thánh lễ Chúa nhật, thấm nhập và biến đổi thời gian trong ngày nhờ việc cử
hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, còn gọi là Kinh Nhật Tụng. Trung thành với giáo huấn
tông truyền dạy chúng ta phải “cầu nguyện không ngừng” (1Th 5,1-17; Ep 6,l8), “Kinh
Nhật Tụng được lập ra để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời ngợi khen Thiên Chúa”
(PV 8). “Kinh Nhật Tụng là kinh nguyện công khai của Hội Thánh” (PV 98), qua đó các
tín hữu (giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân) thực thi chức tƣ tế vƣơng giả dành cho những ai đã
đƣợc rửa tội. Đƣợc cử hành “dƣới hình thức đƣợc Hội Thánh chuẩn y”, Các Giờ Kinh
Phụng Vụ “chính là tiếng của Hiền Thê nói với Đấng Phu Quân, và hơn nữa là lời cầu
nguyện của Chúa Ki-tô và Thân Thể Ngài dâng lên Chúa Cha” (PV 84). (GLHTCG 1174)
Các Giờ Kinh Phụng Vụ – Kinh nguyện công khai và thƣờng xuyên của Hội Thánh
– là lời cầu nguyện của Đức Ki-tô cùng với Thân Thể Ngài. Nhờ Các Giờ Kinh Phụng
Vụ, mầu nhiệm của Đức Ki-tô, mà chúng ta cử hành trong Thánh lễ, thánh hoá và làm
thay hình đổi dạng thời gian của mỗi ngày.” (TYGL 243)
“Trong khi chu toàn nhiệm vụ tƣ tế của Đức Ki-tô, Hội Thánh cử hành Phụng vụ
Các Giờ Kinh, nhờ đó Hội Thánh nghe Chúa nói với Dân Ngài, tƣởng nhớ mầu nhiệm
Cứu Độ, không ngừng dùng tiếng hát lời kinh ca ngợi và cầu khẩn Ngài cho toàn thế giới
đƣợc ơn cứu độ.” (GL 1173)
III. CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ TRONG NGÀY
So với các cử hành Phụng vụ khác, Phụng vụ Các Giờ Kinh có đặc điểm thánh hoá
toàn bộ chu kỳ thời gian ngày và đêm, nhƣ lời thƣ gửi tín hữu Do Thái: “Nhờ Chúa Giê-
su, chúng ta hãy luôn luôn dùng lời ca tụng làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa” (Dt 13,15).
Các Giờ Kinh Phụng Vụ hiện nay đƣợc chia thành 5 giờ kinh khác nhau trong ngày,
đó là kinh Sách, kinh Sáng, kinh Trƣa, kinh Chiều và kinh Tối:
1. Kinh Sách đề ra cho dân Chúa phƣơng tiện phong phú nghiền ngẫm Kinh Thánh
và những trang sách hay đẹp nhất của các nhà tu đức, cùng các Thánh vịnh, thánh thi và
lời nguyện.
2. Kinh Sáng nhằm thánh hoá thời khắc ban mai khi bắt đầu một ngày mới để dâng
lên Chúa những tác động đầu tiên của lòng trí chúng ta. Kinh Sáng đƣợc đọc vào lúc bình
minh ló rạng để ca ngợi Đức Ki-tô Phục sinh là mặt trời công chính, là ánh sáng thật
chiếu soi mọi ngƣời.
3. Kinh Trƣa là những giờ kinh nhỏ nằm giữa kinh Sáng và kinh Chiều, gồm các
giờ kinh sau đây: kinh giờ ba (9 giờ sáng), kinh giờ sáu (12 giờ trƣa) và kinh giờ chín (3
giờ chiều). Những ai sống đời chiêm niệm phải đọc chung với nhau ba giờ kinh Trƣa này,
còn những ngƣời khác đƣợc phép chọn một trong ba giờ kinh này vào những thời khắc
phù hợp trong ngày.
4. Kinh Chiều đƣợc cử hành vào lúc ban chiều khi ngày vừa xế bóng để tạ ơn
những gì Chúa đã ban hoặc những việc lành chúng ta đã làm trong ngày. Kinh Chiều
cũng nhắc nhớ đến công trình cứu chuộc của Chúa, và niềm hy vọng về ánh sáng không
hề tàn lụi.
5. Kinh Tối là “kinh cuối cùng trong ngày, đọc trƣớc khi đi ngủ, dù đã quá nửa
đêm”, để bày tỏ tâm tình thống hối và phó thác. Bóng đêm là hình ảnh của sự Ác và sự
chết, thì kinh Tối là lời nguyện tin tƣởng nài van, xin Chúa chúc lành cho một giấc ngủ
bình an.
Trong 5 Giờ Kinh Phụng vụ nói trên thì kinh Sáng và kinh Chiều là “hai giờ then
chốt của kinh nguyện hằng ngày, nên phải coi nhƣ những giờ kinh chính yếu và vì thế
không đƣợc bỏ qua” (KPV 37).
IV. CẤU TRÚC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
“Các Giờ Kinh Phụng Vụ đƣợc quy định theo những luật lệ riêng, đặc biệt gồm
những yếu tố thƣờng gặp trong các buổi cử hành trong Ki-tô giáo và đƣợc sắp xếp nhƣ
sau: bao giờ cũng có thánh thi mở đầu, rồi đến Thánh vịnh, đoạn một bài đọc Kinh Thánh
dài hay ngắn và cuối cùng là các lời nguyện” (KPV 33).
Dù cử hành chung hay đọc riêng một mình, cơ cấu căn bản của Các Giờ Kinh
Phụng Vụ vẫn là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con ngƣời.
Sơ lƣợc qua cơ cấu cử hành Kinh Sáng và Kinh Chiều là hai giờ kinh quan trọng
của ngày sống.
1. Phần giáo đầu:
- Giờ kinh Sáng, nếu là giờ đầu tiên trong ngày, thƣờng đƣợc mở đầu bằng câu “Lạy
Chúa Trời, xin mở miệng con – Cho con vang tiếng ngợi khen Ngài”. Nếu là kinh Trƣa,
kinh Chiều và kinh Tối, thì bắt đầu bằng câu: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con – Muôn
lạy Chúa, xin mau phù trợ”.
- Tiếp đến là Thánh vịnh 94 để mời gọi các tín hữu ca tụng Chúa và nghe tiếng
Chúa để đƣợc an nghỉ với Chúa; hoặc Thánh vịnh 99, 66, 23. Câu điệp ca trƣớc Thánh
vịnh 94 đƣợc thay đổi theo ngày Phụng vụ để gợi lên ý nghĩa của ngày lễ. Kinh Chiều
không đọc Thánh vịnh giáo đầu, song đọc Vinh tụng ca và kết thúc bằng câu Alleluia.
Mùa Chay thì không đọc Alleluia.
- Tiếp theo nữa là một bài thánh thi mang tính thi vị và biểu lộ đặc tính của mỗi giờ
kinh và mỗi ngày lễ.
2. Phần Thánh vịnh:
Trong các giờ kinh, Hội Thánh dùng các Thánh vịnh là những bài thơ cổ xƣa của
Cựu Ƣớc, cũng là Lời Chúa đã đƣợc Chúa Thánh Thần linh hứng, để giúp cầu nguyện.
Những Thánh vịnh này có sức nâng tâm hồn lên cùng Chúa, khơi động những tâm tình
đạo đức thánh thiện, giúp tạ ơn khi gặp điều may mắn, niềm an ủi khi gặp nghịch cảnh.
Tuy nhiên Thánh vịnh cũng mới chỉ phác họa thời kỳ viên mãn nơi Chúa Ki-tô nên đôi
khi cũng gặp những khó khăn khi các Thánh vịnh không trực tiếp nói với Chúa, hoặc
những lời nguyền rủa quân thù... Nhƣng Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng cho các
tác giả Thánh vịnh soạn ra những bài thơ ấy, lúc nào cũng ban ơn phù trợ giúp các tín
hữu hát hay đọc các Thánh vịnh.
“Khi đọc Thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì ta không đọc nhân danh cá
nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Ki-tô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Ki-
tô nữa. Nếu nhớ nhƣ vậy, thì các khó khăn sẽ tan biến, khi thấy rằng những tâm tình sâu
xa thầm kín của ta, lúc đọc Thánh vịnh không trùng hợp với những tâm tình diễn tả trong
Thánh vịnh; ví dụ, đang âu sầu, ảo não, lại gặp một Thánh vịnh vui tƣơi, đang phấn khởi,
lại gặp một Thánh vịnh âu sầu” (KPV 108).
“Kinh Sáng gồm một Thánh vịnh thích hợp với buổi sáng, rồi một thánh ca trích
trong sách Cựu Ƣớc, và một Thánh vịnh nữa, thuộc loại ca ngợi, theo truyền thống của
Hội Thánh. Kinh Chiều gồm hai Thánh vịnh (hay hai đoạn, nếu Thánh vịnh quá dài)
thích hợp với buổi chiều và thích hợp với việc cử hành chung với giáo dân, và một thánh
ca lấy trong các thánh thƣ hoặc sách Khải huyền” (KPV 43).
3. Phần Lời Chúa:
- Đọc Thánh vịnh xong thì đọc một đoạn Sách Thánh ngắn. “Bài đọc vắn đƣợc chọn
theo ngày trong tuần, theo mùa hay theo ngày lễ. Phải đọc và nghe bài này nhƣ đích thực
là một bản công bố Lời Chúa” (KPV 45).
- Để đáp lại Lời Chúa, thƣờng có câu xƣớng đáp ngắn, để Lời Chúa ăn sâu hơn vào
tâm trí.
- Sau đó đứng và long trọng đọc thánh ca Tin Mừng. Làm dấu Thánh giá sau câu
điệp ca. Buổi sáng đọc thánh ca “Benedictus” (Chúc tụng Đức Chúa của ông Da-ca-ri-a),
buổi chiều đọc thánh ca “Magnificat” (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa của Đức Ma-ri-
a). Đây là những thánh ca vẫn đƣợc Hội Thánh từ ngàn xƣa ƣa thích.
3. Phần lời cầu:
- Sau thánh ca Tin Mừng là các lời cầu: buổi sáng là để dâng ngày và công việc cho
Chúa, buổi chiều là để xin ơn, và lời nguyện cuối cùng bao giờ cũng dành để cầu nguyện
cho những ngƣời đã qua đời.
- Kế đến là kinh Lạy Cha và tiếp ngay lời nguyện kết thúc cùng với lời ban phép
lành.
Khi cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ cũng nên có những khoảng thời gian thinh
lặng vào những lúc thích hợp. Ví dụ: sau mỗi Thánh vịnh, sau khi đã lập lại các điệp ca,
sau các bài đọc Sách Thánh, trƣớc hay sau câu xƣớng đáp.
V. NHỮNG NGƢỜI CỬ HÀNH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
Các Giờ Kinh Phụng Vụ phải trở thành lời kinh nguyện của toàn thể Dân Chúa.
Trong lời kinh đó, chính Đức Ki-tô “tiếp tục thực thi chức vụ tƣ tế qua Hội Thánh” (x.
PV 83). Mỗi ngƣời tham dự vào kinh nguyện đó tùy theo vị thế riêng trong Hội Thánh và
tùy hoàn cảnh sống: Các linh mục với tƣ cách là mục tử đƣợc mời gọi chuyên cần cầu
nguyện và phục vụ Lời Chúa (x. PV 86,96; LM 5); các tu sĩ do đặc sủng của đời sống
thánh hiến (x. PV 98); mọi tín hữu tùy theo khả năng: “Những mục tử phải lo cho các
Giờ Kinh chính yếu, nhất là giờ kinh Chiều, đƣợc cử hành chung trong nhà thờ vào
những ngày Chúa nhật và lễ trọng. Cũng khuyên cả giáo dân đọc Kinh Nhật Tụng, hoặc
cùng với các linh mục hoặc khi tụ họp chung với nhau hoặc riêng một mình” (PV 100).
(GLHTCG 1175)
1. Những người phải đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
- Giám mục, linh mục và những ngƣời có chức thánh đã đƣợc Hội Thánh uỷ nhiệm
cho cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì mỗi ngày phải đọc đầy đủ mọi giờ, và cố
gắng đọc cho phù hợp với giờ thật trong ngày, đƣợc chừng nào hay chừng đó. (KPV
29)
- Các thầy ở bậc phó tế trọn đời cũng rất nên đọc mỗi ngày ít là một phần Các Giờ
Kinh Phụng Vụ, do Hội Đồng Giám Mục ấn định. (KPV 30)
- Các kinh sĩ hội nhà thờ chính toà phải đọc những phần Các Giờ Kinh Phụng Vụ,
trong cung thánh do luật chung hay riêng quy định. Ngoài các giờ phải đọc nhƣ
những ngƣời có chức thánh, mỗi ngƣời trong các kinh sĩ hội này còn phải đọc riêng
những giờ mà kinh sĩ hội của mình phải đọc. (KPV 31a)
- Những cộng đoàn tu sĩ có luật buộc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ phải đọc chiếu
theo luật riêng, nhƣng vẫn phải giữ những điều liên quan đến những ngƣời có chức
thánh. (KPV 31b)
- Các cộng đoàn tu sĩ khác cũng nên tuỳ hoàn cảnh nơi mình sống mà đọc đôi ba phần
trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, vì đó là lời kinh của Hội Thánh có sức quy tụ mọi
ngƣời ở rải rác khắp nơi đƣợc đồng tâm nhất trí với nhau. (KPV 32)
Lời khuyên nhủ trên cũng nhằm cả anh chị em giáo dân nữa: “Các Ki-tô hữu khác
cũng đƣợc tha thiết mời gọi tùy hoàn cảnh tham dự Các Giờ Kinh Phụng Vụ, vì đó là
hành động của Hội Thánh. (GL 1174 #2)
2. Cử hành chung Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, cũng nhƣ các việc Phụng vụ khác, không
phải là một hoạt động riêng tƣ, nhƣng có liên hệ đến Nhiệm Thể Hội Thánh, biểu lộ
Nhiệm Thể đó và có ảnh hƣởng đến toàn thể Hội Thánh. Việc cử hành đó sẽ biểu lộ đƣợc
“những nét đặc thù của Hội Thánh” một cách rõ rệt nhất là khi có cả Giám mục lẫn linh
mục đoàn của một giáo phận – trong đó Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và
tông truyền của Chúa Ki-tô hiện diện và hành động thực sự – cùng nhau cử hành. (KPV
20)
- Các cộng đoàn giáo dân khác, đặc biệt là các giáo xứ, nếu có thể đƣợc, nên đọc
chung những giờ kinh chính trong nhà thờ. (KPV 21) Khi giáo dân đƣợc triệu tập và
họp nhau lại, hợp lòng chung tiếng để cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì họ tỏ
cho thiên hạ thấy Hội Thánh đang cử hành mầu nhiệm Đức Ki-tô.
- Những ngƣời đã chịu chức thánh hay đƣợc đặc biệt uỷ nhiệm theo giáo luật, có bổn
phận phải tổ chức và hƣớng dẫn cộng đoàn cầu nguyện: “Cố gắng lo cho mọi ngƣời
thuộc thẩm quyền mình coi sóc, đƣợc đồng tâm nhất trí mà cầu nguyện với nhau”.
Vậy phải lo mời gọi giáo dân và dùng giáo lý thích hợp mà huấn luyện cho họ biết
đọc chung với nhau những phần quan trọng trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhất là
vào các ngày Chúa nhật và các ngày lễ. Phải dạy cho họ biết cầu nguyện đích thực
nhờ việc tham dự Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Muốn đƣợc nhƣ vậy thì phải dùng lời
huấn luyện thích đáng mà giúp họ hiểu các Thánh vịnh theo tinh thần Ki-tô giáo để
giúp họ càng ngày càng thích thú lối cầu nguyện của Hội Thánh và đem ra sử dụng
nhiều hơn. (KPV 23)
 Giúp ghi nhớ
1. Các Giờ Kinh Phụng Vụ là những lời cầu nguyện liên lỉ của Đức Ki-tô và Thân Thể
Ngài là Hội Thánh dâng lên để tôn vinh Chúa Cha và để thánh hoá ngày giờ và toàn
bộ sinh hoạt của con ngƣời.
2. Có 5 Giờ Kinh Phụng Vụ trong ngày là Kinh Sách, Kinh Sáng, Kinh Trƣa, Kinh
Chiều và Kinh Tối; nhƣng quan trọng hơn cả là Kinh Sáng và Kinh Chiều.
3. Diễn tiến thông thƣờng một Giờ Kinh Phụng Vụ đƣợc cử hành với phần giáo đầu,
rồi đến một thánh thi, các Thánh vịnh, một đoạn Sách Thánh, câu xƣớng đáp, thánh
ca Tin Mừng, các lời cầu nguyện và cuối cùng là phép lành kết thúc.
4. Những ngƣời có chức thánh và các cộng đoàn tu sĩ có luật buộc đọc phải chu toàn
các Giờ Kinh Phụng Vụ; còn giáo dân không bắt buộc nhƣng cũng đƣợc Hội Thánh
mời gọi đọc một số Giờ Kinh Phụng Vụ.
 Gợi ý suy nghĩ
1. Việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ không những đòi buộc phải hòa hợp lời kinh
với tâm hồn cầu nguyện, mà còn “phải lo cho mình có kiến thức dồi dào hơn về Phụng
vụ và Thánh Kinh, nhất là về Thánh vịnh” (PV 90). Bạn đã có những nỗ lực nào để học
hỏi thêm về Phụng vụ và các Thánh vịnh?
2. Sứ mạng giáo dục đức tin đòi hỏi ngƣời Giáo lý viên phải có một đời sống thiêng liêng
thâm sâu. Đó là phƣơng diện cao nhất và quí nhất trong bản lĩnh của Giáo lý viên và vì
thế là chiều kích ƣu tiên trong việc huấn luyện Giáo lý viên.
Để giúp ngƣời hội viên đạt tới mức trƣởng thành nội tâm cao, Bộ Phúc Âm hoá các dân
tộc khuyên các hội viên:
. Cách thức thuận lợi nhất để đạt tới mức trƣởng thành cao nội tâm này là đời sống Bí
tích và đời sống cầu nguyện sốt sắng
. Đọc một vài phần Sách Phụng Vụ Giờ Kinh, cách riêng kinh Sáng và kinh Chiều
để kết hợp với lời ngợi khen mà Hội Thánh dâng lên Chúa Cha “từ lúc mặt trời
mọc đến lúc mặt trời lặn” (Tv 113,3)
Bạn nghĩ thế nào về đề nghị trên?

Bài 6: CÁC BÍ TÍCH


“Bảy bí tích liên quan đến tất cả các giai đọan và thời điểm quan trọng trong đời sống
Ki-tô hữu : ngƣời tín hữu đƣợc sinh ra và lớn lên, đƣợc chữa lành và sai đi. Giữa những
giai đoạn của đời sống tự nhiên và đời sống thiêng liêng, có nhiều điểm tƣơng đồng”
(GLCG 1210).

“Nhƣ Chúa Ki-tô đƣợc Chúa Cha sai đi thế nào, thì chính Ngài cũng sai các Tông
Đồ đi nhƣ vậy... để các ngài thực thi công việc cứu chuộc mà các ngài loan báo, nhờ Hiến
tế Thánh Thể và các bí tích, trung tâm điểm của toàn thể đời sống Phụng vụ” (PV 6).
Các bí tích có mục đích thánh hoá con ngƣời, xây dựng thân thể Chúa Ki-tô, và sau
cùng là thờ phƣợng Thiên Chúa. Do đó, việc rất quan trọng là làm sao cho các tín hữu dễ
dàng hiểu đƣợc những dấu chỉ của các bí tích, và hết sức siêng năng lui tới đón nhận các
bí tích, là những bí tích đƣợc lập ra để nuôi dƣỡng đời sống Ki-tô hữu. (PV 59)

I. BÍ TÍCH LÀ GÌ?
Bí tích là ơn Chúa (hay gặp gỡ Chúa) đƣợc ban qua các dấu chỉ hữu hình
và hữu hiệu, do Chúa Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội Thánh cử hành trong
phụng vụ.

Nhƣ vậy, một cử hành đƣợc xem là phụng vụ bí tích gồm các yếu tố sau đây :

- Phải là những dấu chỉ bề ngòai (khả giác) mà chúng ta có thể cảm nhận
đƣợc (nước, đặt tay, lời cầu ...).

- Phải là những dấu chỉ do Chúa Ki-tô thiết lập cách nào đó rồi ủy thác cho
Hội Thánh. Các dấu chỉ ban ơn do Hội Thánh trực tiếp thiết lập không đƣợc gọi là
bí tích mà chỉ là Phụ tích.

- Phải là những dấu chỉ hữu hiệu, nghĩa là thông chuyển ơn thánh qua cử
hành phụng vụ của Hội Thánh. Vì thế để cho dấu chỉ hữu hiệu hay sinh hiệu quả,
nhất thiết phải do thừa viên hợp pháp của Hội Thánh cử hành đúng nghi thức phụng
vụ.

Các bí tích là những dấu chỉ khả giác và hữu hiệu của ân sủng, do Đức Ki-tô thiết
lập và ủy thác cho Hội Thánh; qua các bí tích, sự sống thần linh đƣợc trao ban cho chúng
ta. Có bảy bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Giao hòa, Xức dầu bệnh nhân, Truyền
chức thánh và Hôn phối. (TYGL 224) {TYGL: Bản Toát yếu Sách Giáo Lý của Hội
Thánh Công Giáo, Bản dịch của Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin, Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam, 2007}.
Bảy bí tích trải suốt cuộc sống con ngƣời, và thánh hoá những thời điểm quan trọng
nhất của đời ngƣời: sinh ra, lớn lên, trƣởng thành, lìa đời. Bởi vậy bảy bí tích đƣợc phân
loại nhƣ sau:
 Các bí tích khai tâm Ki-tô giáo: Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể. Việc khai tâm
Ki-tô giáo đƣợc thực hiện qua ba bí tích đặt nền tảng cho đời sống Ki-tô hữu. Các
tín hữu đƣợc tái sinh nhờ bí tích Rửa tội, đƣợc củng cố nhờ bí tích Thêm sức, và
đƣợc nuôi dƣỡng nhờ bí tích Thánh Thể. (TYGL 251)
 Các bí tích chữa lành: Giao hoà và Xức dầu bệnh nhân. Đức Ki-tô là thầy thuốc
chữa lành linh hồn và thể xác, Ngài đã lập các bí tích này vì đời sống mới do Ngài
ban cho chúng ta qua các bí tích khai tâm Ki-tô giáo, có thể bị suy yếu và thậm chí
bị mất đi do tội lỗi. Vì thế, Ngài muốn rằng Hội Thánh tiếp tục công trình chữa lành
và cứu độ của Ngài qua hai bí tích chữa lành. (TYGL 295)
 Các bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ: Truyền chức thánh và Hôn phối.
Các bí tích này đem lại một ân sủng riêng cho một sứ vụ đặc biệt trong Hội Thánh,
để phục vụ việc xây dựng dân Thiên Chúa. Cả hai đóng góp một cách đặc biệt cho
sự hiệp thông trong Hội Thánh và cho ơn cứu độ của những ngƣời khác. (TYGL
321)
Trong các bí tích, bí tích Thánh Thể chiếm một vị trí trung tâm vì bí tích Thánh Thể
là “nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Ki-tô hữu” (x. GH 11). “Những bí tích khác
cũng nhƣ các thừa tác vụ và các hoạt động tông đồ đều gắn liền với bí tích Thánh Thể và
qui hƣớng về đó. Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng
liêng của Hội Thánh, đó là chính Chúa Ki-tô, Ngài là mầu nhiệm Phục Sinh của chúng
ta” (LM 5). (GLCG 1324)

II. NGƢỜI BAN VÀ NGƢỜI NHẬN

Khi đƣợc cử hành đúng đắn trong đức tin, các bí tích trao ban ân sủng mà chúng
biểu hiện vì chính Chúa Kitô hoạt động trong quyền năng của Chúa Thánh Thần qua tác vụ
của Hội Thánh. Bí tích là việc Phụng Vụ nên đòi ngƣời ban bí tích (thừa tác viên cử hành)
phải có năng quyền, phải làm theo ý Hội Thánh và làm đúng nghi thức của Hội Thánh; còn
ngƣời nhận bí tích phải có đức tin và ý muốn ngay lành. Không những các bí tích giả thiết
phải có đức tin, mà còn dùng lời nói và sự vật để nuôi dƣỡng, củng cố và diễn tả đức tin đó,
nên đƣợc gọi là các bí tích đức tin.

“Đức tin của Hội Thánh có trƣớc đức tin của ngƣời tín hữu, ngƣời tín hữu đƣợc mời
gọi cùng tin với Hội Thánh. Khi cử hành các bí tích, Hội Thánh tuyên xƣng đức tin đã lãnh
nhận từ các tông đồ; do đó, có ngạn ngữ: „Cầu nguyện thế nào, tin thế ấy. Luật cầu nguyện
là luật đức tin, Hội Thánh tin nhƣ Hội Thánh cầu nguyện. Phụng Vụ là một yếu tố cấu
thành Truyền Thống thánh thiện và sống động của Hội Thánh (x. DV 8)”. (GLCG 1124)

III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BÍ TÍCH VỚI ĐỨC KI-TÔ VÀ HỘI THÁNH
1. Mối liên hệ giữa các bí tích với Đức Ki-tô
Các mầu nhiệm trong đời sống Đức Ki-tô là nền tảng cho những gì mà ngày hôm
nay, qua các thừa tác viên của Hội Thánh, Đức Ki-tô trao ban trong các bí tích. “Điều
hữu hình nơi Đấng cứu độ chúng ta được chuyển vào trong các Bí tích” (thánh Lêo Cả).
(TYGL 225)
“Tất cả các bí tích của luật mới đều do Đức Giê-su Ki-tô thiết lập” (DS 1600-1601).
Tất cả mọi lời nói và hành động của Đức Ki-tô trong cuộc sống trần thế đã mang giá trị
cứu độ. Những lời nói và hành động ấy thực hiện trƣớc năng lực của Mầu nhiệm Vƣợt
Qua. Và khi mọi sự đƣợc hoàn thành, Ngài trao ban năng lực ấy cho Hội Thánh, để rồi
qua các thừa tác viên trong Hội Thánh, Đức Ki-tô tiếp tục ban phát năng lực cứu độ cho
con ngƣời khi họ lãnh nhận bí tích.
2. Mối liên hệ giữa các bí tích với Hội Thánh
Đức Ki-tô đã ủy thác các bí tích cho Hội Thánh của Ngài. Các bí tích này là “của
Hội Thánh” theo hai nghĩa: các bí tích là “do Hội Thánh,” vì các bí tích là hoạt động của
Hội Thánh, (mà Hội Thánh là bí tích của hoạt động Đức Ki-tô); các bí tích là “cho Hội
Thánh,” theo nghĩa là các bí tích xây dựng Hội Thánh. (TYGL 226)
Chúa Ki-tô đã không ấn định cách minh nhiên con số 7 của Bí tích. Nhƣng theo
dòng thời gian, nhờ sự hƣớng dẫn của Chúa Thánh Thần và với tƣ cách là ngƣời quản lý
trung thành các Mầu nhiệm của Thiên Chúa (1Cr 4,1), Hội Thánh đã xác định 7 bí tích.
Hội Thánh cử hành bí tích qua các thừa tác viên của mình. Nhờ bí tích Rửa tội, mọi tín
hữu đƣợc tham dự vào chức năng tƣ tế của Chúa Ki-tô. Ngoài ra, nhờ bí tích Truyền chức
thánh, còn có một số tín hữu lãnh nhận chức tƣ tế thừa tác, bắt nguồn từ sứ mạng Chúa Ki-
tô trao phó cho các Tông Đồ, và các Tông Đồ trao lại cho các ngƣời kế vị. Vì thế, thừa tác
viên cử hành là sợi dây nối kết hành động bí tích với chính Chúa Ki-tô, suối nguồn và nền
tảng mọi bí tích.
3. Mối liên hệ giữa các bí tích với đức tin
Không những các bí tích giả thiết phải có đức tin, mà các bí tích còn nuôi dƣỡng,
củng cố và diễn tả đức tin, bằng lời đọc và những nghi thức. Qua việc cử hành các bí tích,
Hội Thánh tuyên xƣng đức tin tông truyền. Từ đó có câu thành ngữ cổ “lex orandi, lex
credendi”, điều này muốn nói: Hội Thánh tin nhƣ Hội Thánh cầu nguyện. (TYGL 228)
Bí tích còn đƣợc gọi là bí tích Đức Tin, vì lãnh nhận bí tích giả thiết phải có đức tin,
đồng thời cử hành bí tích là diễn tả và nuôi dƣỡng đức tin. Khi Đức Ki-tô trao phó sứ
mạng cho các Tông Đồ, Ngài nói: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn
đệ, làm phép Rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 18,
18-20). Nhƣ thế, để đƣợc thanh tẩy, nghĩa là cử hành bí tích, phải đƣợc nghe Lời Chúa và
qui thuận với Lời, tức là đức tin. Đồng thời, khi cử hành bí tích, Hội Thánh tuyên xƣng
đức tin đƣợc đón nhận từ các Tông Đồ, vì thế mới có câu “Lex orandi, lex credendi”
(Luật cầu nguyện là Luật tin). Hội Thánh tin khi Hội Thánh cầu nguyện và cử hành bí
tích. Và khi ngƣời tín hữu lãnh nhận bí tích Hội Thánh cử hành, đức tin của họ đƣợc nuôi
dƣỡng và phát triển.
4. Ấn tín bí tích
Là một dấu ấn thiêng liêng đƣợc thông ban trong các Bí tích Rửa tội, Thêm sức và
Truyền chức thánh. Ấn tín này là lời hứa và bảo đảm cho sự che chở của Thiên Chúa.
Nhờ ấn tín, ngƣời Ki-tô hữu trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô; họ đƣợc tham
dự vào chức tƣ tế của Ngài theo nhiều cách. Họ là thành phần trong Hội Thánh theo
những bậc sống và phận vụ khác nhau; nhƣ thế, ơn gọi của họ là phụng thờ Thiên Chúa
và phục vụ Hội Thánh. Vì ấn tín không thể xóa đi đƣợc, nên ba bí tích trao ban ấn tín, chỉ
đƣợc nhận một lần trong đời. (TYGL 227)
Ngoài ân sủng đƣợc trao ban, khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức và Truyền
chức thánh, ngƣời tín hữu còn đƣợc ghi một dấu thiêng liêng đặc biệt, gọi là ấn tín. Nhờ
ấn tín này họ đƣợc tham dự vào chức tƣ tế của Đức Ki-tô và đời sống Hội Thánh, với
những nhiệm vụ khác nhau. Ấn tín là dấu không thể xóa nhòa, và vì thế, đối với ba bí tích
này, ngƣời tín hữu chỉ lãnh nhận một lần mà thôi.

IV. CÁC BÍ TÍCH BAN ƠN CỨU ĐỘ VÀ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI


1. Hiệu năng của các bí tích
Các bí tích hữu hiệu “ex opere operato” (do chính hành động đƣợc hoàn tất). Thực
vậy, chính Đức Ki-tô hoạt động trong các bí tích và thông ban ân sủng mà các bí tích biểu
lộ, không lệ thuộc vào sự thánh thiện bản thân của thừa tác viên; tuy nhiên, các hoa trái của
bí tích cũng tùy thuộc vào sự chuẩn bị nội tâm của ngƣời lãnh nhận. (TYGL 229)
Các bí tích đều hữu hiệu, nghĩa là đem lại hoa quả là ân sủng. Thánh Âu-tinh định
nghĩa bí tích là dấu chỉ hiệu nghiệm, vì không những bí tích là dấu chỉ hữu hình diễn tả
ân sủng vô hình, mà bí tích còn chuyển thông ân sủng nữa. Có đƣợc nhƣ thế, là vì chính
Đức Ki-tô hành động trong bí tích nhờ Thánh Thần của Ngài (PV 7). Cũng vì thế, hiệu
quả của bí tích đƣợc gọi là hiệu quả do sự (ex opere operato), nghĩa là do chính việc cử
hành bí tích phù hợp với ý muốn của Hội Thánh, chứ không phải do sự thánh thiện của cá
nhân thừa tác viên cử hành. Tuy nhiên hiệu quả của bí tích nhiều hay ít cũng còn tùy
thuộc vào thái độ và tình trạng của ngƣời lãnh nhận. (x. GLCG 1127-1128)
2. Các bí tích cần thiết cho ơn cứu độ
Mặc dù không phải tất cả các bí tích đều đƣợc ban cho từng ngƣời Ki-tô hữu, các bí
tích đều cần thiết cho những ai tin vào Đức Ki-tô, bởi vì chúng trao ban các ân sủng bí
tích, ơn tha thứ tội lỗi, ơn đƣợc làm nghĩa tử của Thiên Chúa, ơn nên đồng hình đồng
dạng với Đức Ki-tô và ơn đƣợc thuộc về Hội Thánh. Chúa Thánh Thần chữa lành và biến
đổi những ai lãnh nhận các bí tích. (TYGL 230)
Hội Thánh xác quyết rằng: đối với ngƣời tín hữu, các bí tích của Giao Ƣớc mới cần
thiết để đƣợc cứu độ. Mỗi bí bích trao ban ân sủng riêng theo từng bí tích. Nhờ những ơn
này, chúng ta đƣợc tha thứ tội lỗi, đƣợc nên con cái Thiên Chúa, đƣợc kết hợp với Đấng
Cứu Độ, và đƣợc thần hoá, đƣợc tham dự vào sự sống của chính Thiên Chúa.
3. Ân sủng bí tích
Ân sủng bí tích là ân sủng của Chúa Thánh Thần, đƣợc Đức Ki-tô trao ban, mỗi bí
tích theo một cách. Ân sủng này giúp ngƣời tín hữu trên bƣớc đƣờng nên thánh, và cũng
giúp Hội Thánh tăng trƣởng trong đức ái và trong chứng từ của mình. (TYGL 231)
Ân sủng là một ân huệ, một trợ giúp nhƣng không mà Thiên Chúa ban để chúng ta
đáp lại tiếng gọi của Ngài: trở thành con cái Thiên Chúa (x. Ga 1,12-18 ), làm nghĩa tử
(x. Rm 8,14-17 ), tham dự vào bản tính Thiên Chúa (x. 2 Pr 1, 3-4 ) và vào sự sống đời
đời (x. Ga 17,3 ). (GLCG 1996)
Ân sủng cho chúng ta tham dự vào sự sống Thiên Chúa, vào đời sống thâm sâu của
Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, ngƣời Ki-tô hữu tham dự vào ân sủng của
Đức Ki-tô, Đầu của Thân Thể. Nhờ kết hiệp với “Con Một Thiên Chúa”, họ trở thành
nghĩa tử và đƣợc gọi Thiên Chúa là “Cha”. Họ lãnh nhận sự sống của Chúa Thánh Thần,
Đấng thông ban đức mến và xây dựng Hội Thánh. (GLCG 1997)
4. Các bí tích và đời sống vĩnh cửu
Trong các bí tích, Hội Thánh đã đƣợc tham dự trƣớc vào đời sống vĩnh cửu, đang
khi “chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa cao cả và là Đấng
cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang” (Tt 2, 13). (TYGL 232)
Hội Thánh họp mừng mầu nhiệm Chúa Ki-tô “cho tới khi Ngài lại đến” và khi
“Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi loài”(x. 1Cr 11, 26;15, 28). Ngay từ thời các Tông
Đồ, Phụng vụ đƣợc Thánh Thần thôi thúc hƣớng đến cùng đích của mình bằng lời tha
thiết khẩn nguyện trong Hội Thánh: “Xin Chúa ngự đến” (1Cr 16,22). Nhƣ thế, Phụng vụ
chia sẻ ƣớc muốn của Chúa Ki-tô: “Thầy khao khát mong mỏi ăn lễ Vƣợt qua này với
anh em... cho đến khi lễ này đƣợc nên trọn vẹn trong Nƣớc Thiên Chúa” (Lc 22,16).
Trong các bí tích của Chúa Ki-tô, Hội Thánh nhận đƣợc bảo chứng gia nghiệp của Ngài,
đã dự phần vào đời sống vĩnh cửu, đang khi “chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Đức Giê-su
là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang” (Tt 2, 13). “Thần
Khí và Tân Nƣơng cùng nói: xin Ngài ngự đến... xin Ngài ngự đến, lạy Chúa Giê-su” (Kh
22, 17. 20). (GLCG 1130)

 Ghi nhớ
1. Bí tích là những dấu chỉ khả giác và hữu hiệu của ân sủng, do Chúa Giê-su thiết lập
và trao cho Hội Thánh để thông ban sự sống thần linh của Ngài cho ta.
2. Có bảy bí tích, đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Các bí tích khai tâm Ki-tô giáo: Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể
- Các bí tích chữa lành: Giao hòa và Xức dầu bệnh nhân,
- Các bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ: Truyền chức thánh và Hôn phối.
3. Ân sủng bí tích là ân sủng của Chúa Thánh Thần, đƣợc Đức Ki-tô trao ban, mỗi bí
tích theo một cách. Ân sủng này giúp ngƣời tín hữu trên bƣớc đƣờng nên thánh, và
cũng giúp Hội Thánh tăng trƣởng trong đức ái và trong chứng từ của mình.

4. Phụng vụ bí tích là việc thừa tác viên làm các dấu chỉ đúng nghi thức của Hội Thánh
để chuyển ơn Chúa xuống cho những ngƣời muốn lãnh nhận.Dấu chỉ hữu hiệu là khi
có thừa tác viên hợp pháp của Hội Thánh cử hành đúng nghi thức phụng vụ. Ngƣời
nhận bí tích phải có đức tin, ý muốn ngay lành và một chút hiểu biết nào đó thì việc
lãnh nhận bí tích mới có hiệu quả.

 Câu hỏi thảo luận


1. “Hiệu quả của bí tích là do chính việc cử hành bí tích phù hợp với ý muốn của Hội
Thánh, chứ không phải do sự thánh thiện của cá nhân thừa tác viên cử hành. Tuy
nhiên hiệu quả của bí tích nhiều hay ít cũng còn tùy thuộc vào thái độ và tình trạng
của ngƣời lãnh nhận.” Vậy mỗi lần lãnh nhận các bí tích, bạn cần có tâm tình, thái độ
nào?
2. Theo bạn, vì sao các bí tích cần thiết cho ơn cứu độ?
3. Hội viên Lêgiô có chuyên chăm và sốt mến tham dự Thánh lễ hàng ngày không?

Bài 7: BÍ TÍCH RỬA TỘI


Bí tích Rửa tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống
thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta đƣợc giải thoát khỏi tội lỗi và tái
sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Đức Ki-tô, đƣợc gia nhập và tham dự sứ
mạng của Hội Thánh (GLCG 1213).
Nhờ bí tích Rửa tội, ta đƣợc sinh lại vào đời sống mới trong Chúa Kitô, trở nên con Thiên
Chúa và con Hội Thánh.
Có một cụ già tân tòng. Một hôm đƣợc hỏi bao nhiêu tuổi, cụ trả lời: Năm nay tôi được hai
tuổi!
Mọi ngƣời tròn mắt ngạc nhiên, tƣởng cụ nói đùa. Cụ giải thích: Tôi mới được hai tuổi
bởi vì tôi mới được rửa tội cách đây hai năm.
Cụ già trả lời rất đúng. Ngày ta lãnh nhận bí tích Rửa tội là ngày ta đƣợc sinh ra để tiếp
nhận sự sống mới, sự sống của Đức Kitô Phục Sinh, trở nên ngƣời con của Thiên Chúa
và đƣợc Ngài quy tụ vào gia đình của Ngài là Hội Thánh.
Tin vào Chúa Giêsu và chịu phép Rửa là điều kiện cần thiết để đƣợc cứu độ (Mc 16,
16).Thế nhƣng làm sao mà tin nếu không có ngƣời rao giảng. Nhƣng làm sao mà rao
giảng, nếu không đƣợc sai đi? Bởi thế, trƣớc khi về trời Chúa Giêsu đã chính thức sai
Hội Thánh đi rao giảng và rửa tội cho muôn dân.
I. BÍ TÍCH RỬA TỘI LÀ GÌ?
Bí tích Rửa tội là dấu chỉ Chúa Giê-su dùng để sinh ta lại vào đời sống mới, đƣợc
làm con Thiên Chúa và con Hội Thánh.
Đầu tiên, ngƣời ta gọi bí tích này là Rửa tội theo nghi thức chính yếu của việc cử
hành. Rửa tội muốn nói việc “dìm xuống” nƣớc. Ngƣời đƣợc rửa tội đƣợc dìm vào trong
sự chết của Đức Ki-tô và sống lại với Ngài nhƣ một “thụ tạo” mới (2 Cr 5,17). Ngƣời ta
còn gọi bí tích này là “tắm tái sinh và đổi mới trong Chúa Thánh Thần” (Tt 3,5), hay là
“ơn soi sáng” vì ngƣời đƣợc rửa tội trở thành “con cái sự sáng” (Ep 5, 8). (TYGL 252)

II. BÍ TÍCH RỬA TỘI TRONG CHƢƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ


1. Những hình ảnh trong Cựu Ƣớc báo trƣớc về Bí tích Rửa tội
Trong Cựu Ƣớc, ngƣời ta gặp nhiều hình ảnh tƣợng trƣng khác nhau về bí tích Rửa
tội: nƣớc, đƣợc coi nhƣ nguồn gốc của sự sống và sự chết; tàu Nô-e cứu thoát con ngƣời
nhờ nƣớc; cuộc vƣợt qua Biển Đỏ giải phóng dân Ít-ra-en khỏi ách nô lệ Ai Cập; việc
băng qua sông Gio-đan tiến vào Đất Hứa, là hình ảnh của sự sống đời đời. (TYGL 253)
Trong Phụng vụ Đêm Phục sinh, khi thánh hoá nƣớc Rửa tội, Hội Thánh long trọng
nhắc lại những biến cố lớn trong Cựu Ƣớc báo trƣớc về bí tích Rửa tội:
- Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên nƣớc khi tạo dựng để nƣớc phát sinh sự
sống. Con tàu Nô-e là hình ảnh báo trƣớc ơn cứu độ nhờ bí tích Rửa tội. Thiên Chúa
dùng nƣớc Hồng Thủy làm hình ảnh tiên báo phép rửa ban ơn tái sinh, vì nƣớc biểu thị
quyền năng Chúa, vừa tiêu diệt tội lỗi, vừa khai mở một đời sống mới.
- Trong Kinh Thánh, nƣớc nguồn tƣợng trƣng cho sự sống, nƣớc biển lại tƣợng
trƣng cho sự chết. Do đó, nƣớc Thánh Tẩy có thể tƣợng trƣng cho mầu nhiệm Thánh Giá:
đƣợc rửa tội là cùng chết với Đức Ki-tô.
- Cuộc Vƣợt Biển Đỏ, là việc dân Ít-ra-en thực sự đƣợc giải thoát ách nô lệ Ai Cập,
loan báo ơn cứu độ của bí tích Rửa tội. Việc dân Ít-ra-en vƣợt sông Gio-đan vào nhận Đất
Hứa cũng là hình ảnh báo trƣớc bí tích Rửa tội. Đất Hứa là hình ảnh sự sống đời đời. Lời
hứa ban sự sống đời đời sẽ đƣợc Thiên Chúa thực hiện trong Giao Ƣớc mới.
2. Đức Ki-tô hoàn thành những hình ảnh báo trƣớc
Những hình ảnh tƣợng trƣng trong Cựu Ƣớc đƣợc hoàn thành trong Đức Giê-su Ki-
tô, Đấng ngay lúc khởi đầu đời sống công khai, đã để cho Gio-an Tẩy giả làm phép Rửa
cho mình tại sông Gio-đan. Trên thập giá, từ cạnh sƣờn của Ngài bị đâm thâu, máu và
nƣớc đã tuôn trào, là dấu chỉ của bí tích Rửa tội và Thánh thể. Sau khi Phục sinh, Ngài đã
ủy thác cho các Tông Đồ sứ vụ sau đây: “Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép
Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19-20). (TYGL 254)
3. Bí tích Rửa tội trong Hội Thánh
Từ ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh ban bí tích Rửa tội cho những
ai tin vào Đức Giê-su Ki-tô. (TYGL 255)
Ngay trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh đã cử hành và trao ban
bí tích Thánh Tẩy. Thật vậy, thánh Phê-rô đã tuyên bố với đám đông đang sửng sốt vì lời
ngài giảng: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người phải chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-
su Ki-tô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân sủng là Thánh Thần” (Cv 2,38).
Các Tông Đồ và các cộng sự trao ban bí tích Thánh Tẩy cho tất cả những ai tin vào Chúa
Giê-su: ngƣời Do Thái, ngƣời kính sợ Thiên Chúa, ngƣời ngoại giáo (x. Cv 2,41; 8,12-
13; 10,48; 16,15). Bí tích Rửa tội luôn gắn liền với đức tin. Thánh Phao-lô tuyên bố với
viên cai ngục ở Phi-líp: “Hãy tin vào Chúa Giê-su, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ”.
“Lập tức, ông ấy được chịu phép Rửa cùng với tất cả những người nhà” (x. Cv 16,31-
33). (GLCG 1226)
Theo thánh Tông Đồ Phao-lô, nhờ bí tích Rửa tội ngƣời tín hữu cùng chết với Đức
Ki-tô, đƣợc mai táng và phục sinh với Ngài. “Khi chúng ta được dìm vào nước Thánh
Tẩy để nên một với Đức Ki-tô Giê-su, chúng ta được dìm vào trong cái chết của Ngài,
chúng ta đã cùng được mai táng với Ngài. Bởi thế, cũng như Ngài đã đưọc sống lại từ cõi
chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống
mới” (x. Rm 6,3-4; Cl 2,12).
Những ngƣời đƣợc rửa tội “mặc lấy Chúa Ki-tô” (Gl 3,27). Nhờ Thánh Thần, bí tích
Thánh Tẩy là “dìm xuống nƣớc để thanh luyện, thánh hóa và công chính hóa” (x. 1 Cr
6,11; 12,13). (GLCG 1227).

III. NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH RỬA TỘI


Nghi thức cử hành Bí tích Rửa tội gồm có:
1. Nghi thức khai tâm Ki-tô giáo cho ngƣời lớn:
- Nghi thức tiếp nhận. Chủ sự thẩm vấn ngƣời dự tòng và ngƣời đỡ đầu.
- Phụng vụ Lời Chúa. Gồm bài đọc Kinh Thánh, bài giảng, lời nguyện xin ơn sám
hối và thanh tẩy, lời nguyện dự tòng, xức dầu dự tòng.
Việc công bố Lời Chúa soi sáng các dự tòng và cộng đoàn bằng chân lý mặc khải,
đồng thời gợi lên lời đáp trả bằng đức tin vốn gắn liền với Bí tích Rửa tội. (GLCG
1236)
Vì Bí tích Rửa tội giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và kẻ xúi giục là ma quỉ, nên vị
chủ sự đọc một hay nhiều lần lời nguyện trừ tà trên ngƣời dự tòng. Họ đƣợc vị chủ
sự xức dầu dự tòng hoặc đặt tay, và họ công khai từ bỏ Xa-tan. Giờ đây họ có thể
tuyên xƣng đức tin của Hội Thánh mà họ sẽ đƣợc “ủy thác” qua bí tích Rửa tội (x.
Rm 6,17). (GLCG 1237)
Dầu dự tòng đƣợc xức trƣớc khi rửa tội biểu thị việc thanh tẩy và tăng sức.
(GLCG 1294)
- Nghi thức Rửa tội. Gồm làm phép nƣớc, tuyên xƣng đức tin, rửa tội cho ngƣời dự
tòng qua việc chủ sự đổ nƣớc trên đầu ngƣời dự tòng, vừa đổ vừa đọc: T.... tôi rửa
ông (bà, anh, chị), nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Tiếp theo là trao áo trắng và nến sáng cho ngƣời tân tòng.
Nƣớc rửa tội đƣợc thánh hiến bằng lời nguyện “xin ban Thánh Thần” ngay lúc cử
hành hoặc trong đêm vọng Phục Sinh. Hội Thánh cầu xin Thiên Chúa nhờ Con
của Ngài, ban quyền năng Thánh Thần xuống trên nƣớc này, để những ngƣời sắp
chịu phép rửa “đƣợc tái sinh nhờ nƣớc và Thánh Thần” (Ga 3,5); (GLCG 1238)
Việc đổ nƣớc trên đầu hoặc dìm ứng viên xuống nƣớc trong khi kêu cầu: nhân
Danh Cha và Con và Thánh Thần là nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa tội. Việc
dìm xuống nƣớc biểu thị việc ngƣời dự tòng chết đối với tội lỗi và bƣớc vào đời
sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ nên giống Đức Ki-tô trong mầu nhiệm Vƣợt
Qua. (GLCG 1239)
Áo trắng tƣợng trƣng ngƣời tân tòng “mặc lấy Chúa Ki-tô” (Gl 3,27), nghĩa là
đƣợc phục sinh với Ngài. Cây nến đƣợc thắp sáng bằng lửa nến Phục sinh biểu thị
Đức Ki-tô soi sáng ngƣời tân tòng. Trong Đức Ki-tô, họ là “ánh sáng thế gian”
(Mt 5,14; x. Pl 2,15). (GLCG 1243)
- Cử hành Bí tích Thêm sức. Gồm việc linh mục chủ sự đặt hai tay trên ngƣời tân
tòng và đọc lời nguyện xin ban Chúa Thánh Thần; tiếp theo là xức dầu thánh (SC)
với lời: T... hãy nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
- Rƣớc lễ lần đầu. Đƣợc trở nên con Thiên Chúa và mặc lấy “áo cƣới”, ngƣời tân
tòng đƣợc dự vào “tiệc cƣới Con Chiên” và lãnh nhận của ăn dƣỡng nuôi đời sống
mới là Mình và Máu Chúa Ki-tô: các Giáo Hội Đông Phƣơng cẩn thận bảo tồn sự
thống nhất của việc khai tâm Ki-tô giáo nên trao ban Thánh Thể cho tất cả những
ngƣời vừa đƣợc rửa tội và thêm sức, kể cả các trẻ nhỏ vì nhớ lại lời Chúa: “Hãy để
trẻ nhỏ đến với Ta, đừng ngăn cản chúng” (Mc 10,14). Giáo Hội La-tinh chỉ cho
phép các em đến tuổi khôn mới đƣợc rƣớc lễ, nên diễn tả việc bí tích Thánh Tẩy
hƣớng đến bí tích Thánh Thể bằng cách đƣa trẻ mới rửa tội đến gần bàn thờ để
nguyện kinh Lạy Cha. (GLCG 1244)
2. Nghi thức Rửa tội trẻ em
- Nghi thức đón tiếp. Linh mục hoặc phó tế đón tiếp mọi ngƣời tại cuối nhà thờ và
thẩm vấn cha mẹ các em và ngƣời đỡ đầu về việc xin cho con Rửa tội và về trách
nhiệm giáo dục đức tin cho con mình.
Sau đó chủ sự, cha mẹ và ngƣời đỡ đầu thinh lặng ghi dấu thánh giá trên trán em
bé. Dấu Thánh Giá ở đầu nghi thức là dấu ấn cho thấy quyền sở hữu của Chúa Ki-
tô trên ngƣời sắp chịu phép rửa và biểu thị ơn Chúa cứu chuộc chúng ta nhờ thánh
giá. (GLCG 1235
- Cử hành Lời Chúa. Gồm bài Tin Mừng, bài giảng vắn tắt, lời nguyện chung, lời
nguyện trừ tà và xức dầu dự tòng.
- Nghi thức Rửa tội. Gồm làm phép nƣớc, tuyên xƣng đức tin, sau đó chủ sự vừa
đổ nƣớc trên đầu từng trẻ, vừa đổ vừa đọc: T.... cha rửa con, nhân danh Cha và
Con và Thánh Thần.
Tiếp theo, chủ sự xức dầu thánh (SC) trên đầu từng trẻ, trao áo trắng cho các em
và nến sáng cho cha mẹ hoặc ngƣời đỡ đầu.
Việc xức dầu đƣợc Giám mục thánh hiến, biểu thị việc ban Thánh Thần cho ngƣời
tân tòng. Họ trở nên một Ki-tô hữu, nghĩa là “đƣợc xức dầu” bằng Chúa Thánh
Thần, đƣợc tháp nhập vào Đức Ki-tô, Đấng đƣợc xức dầu để trở thành tƣ tế, ngôn
sứ và vƣơng đế (x. OBP 62). (GLCG 1241)
Trong Phụng vụ của các Giáo hội Đông Phƣơng, việc xức dầu sau rửa tội là bí tích
“xức dầu thánh” (Thêm Sức). Trong phụng vụ Rô-ma, việc này loan báo việc xức
dầu thứ hai mà Giám mục sẽ trao ban là bí tích Thêm Sức. Bí tích Thêm Sức
“chuẩn nhận” và “hoàn tất” việc xức dầu khi rửa tội. (GLCG 1242)
- Kết thúc bằng Kinh Lạy Cha và phép lành.
Phép lành trọng thể kết thúc nghi thức bí tích Thánh Tẩy. Khi rửa tội cho trẻ sơ
sinh, việc chúc phúc cho ngƣời mẹ giữ một vai trò đặc biệt. (GLCG 1245)
3. Rửa Tội nguy tử:
Trong trường hợp khẩn cấp và nguy tử, bất cứ ai, miễn là có ý ngay lành, cũng có
thể ban bí tích Rửa tội theo công thức Ba Ngôi: lấy nƣớc lã tự nhiên, đổ trên đầu hay
phần thân thể xứng đáng của ngƣời hấp hối, vừa đổ nƣớc vừa đọc: “Tôi rửa ... nhân danh
Cha và Con và Thánh Thần”.
Nếu linh mục cử hành nghi thức và còn thời giờ, ngài sẽ ban bí tích Thên sức cho
ngƣời hấp hối. Dù là giáo dân hay linh mục, nếu có thể đƣợc, sau khi cử hành Rửa tội,
phải cho ngƣời tân tòng Rƣớc Mình Thánh Chúa. Nếu sau khi cử hành Rửa tội, ngƣời hấp
hối bình phục lại, phải liệu để họ đƣợc học giáo lý đầy đủ hơn và lãnh nhận các bí tích
khai tâm khác.

IV. NGƢỜI BAN VÀ NGƢỜI NHẬN BÍ TÍCH RỬA TỘI


1. Thừa tác viên Bí tích Rửa tội
Thừa tác viên thông thƣờng của bí tích Rửa tội là các Giám mục và linh mục; trong
Giáo Hội Latinh còn có cả các phó tế. Trong trƣờng hợp cần thiết, mọi ngƣời đều có thể
ban bí tích Rửa tội, miễn là họ có ý làm điều Hội Thánh làm. Ngƣời ban bí tích Rửa tội
đổ nƣớc trên đầu ứng viên và đọc công thức Ba Ngôi khi rửa tội: “Tôi rửa tội cho [...]
nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (TYGL 260; x. GL 861)
Ngƣời đỡ đầu phải là ngƣời Công giáo, không phải cha mẹ của ngƣời sắp lãnh nhận
bí tích Rửa tội, đƣợc đề nghị chứ không gây áp lực bắt ngƣời ta phải chọn mình và có ý
hƣớng chu toàn nhiệm vụ đỡ đầu, đủ 16 tuổi và không bị ngăn trở vì một hình phạt theo
Giáo luật. (x. GLCG 874)
2. Ngƣời nhận Bí tích Rửa tội
Mọi ngƣời chƣa lãnh nhận đều có thể lãnh nhận bí tích Rửa tội. (TYGL 257)
Bí tích Rửa tội chỉ đƣợc ban một lần mà thôi (x. GLCG 1121), vì vậy chỉ những ai
chƣa đƣợc rửa tội mới có thể lãnh nhận bí tích này (x. GLCG 864)
Rửa tội người lớn - Từ thời Hội Thánh sơ khai, rửa tội ngƣời lớn là một việc thông
thƣờng. Thời kỳ dự tòng rất quan trọng hầu giúp họ hoán cải và có một đức tin trƣởng
thành để đáp lại lời mời của Thiên Chúa và hiệp thông với cộng đoàn Hội Thánh (x.
GLCG 1247-1249).
Rửa tội trẻ em - Đƣợc sinh ra với tội nguyên tổ, trẻ em cũng cần đƣợc tái sinh nhờ
bí tích Rửa tội. Có thể ngay từ đầu các Tông Đồ cũng đã rửa tội cho trẻ em khi có những
gia đình mà “cả nhà” đều chịu phép Rửa. Ngay từ thế kỷ thứ hai việc rửa tội cho trẻ em
thành một truyền thống trong Hội Thánh (x. GLCG 1250-1252; x. TYGL 258).
Hội Thánh đòi hỏi ngƣời sắp nhận bí tích Rửa tội phải tuyên xƣng đức tin; trƣờng
hợp một ngƣời trƣởng thành thì việc tuyên xƣng này phải do chính bản thân họ, nhƣng
nếu là một em bé, thì việc tuyên xƣng do cha mẹ và Hội Thánh. Cha mẹ đỡ đầu và cả
cộng đoàn Hội Thánh đều có trách nhiệm phần nào trong việc chuẩn bị bí tích Rửa tội
(cho ngƣời dự tòng) cũng nhƣ trong việc phát triển đức tin và ân sủng của bí tích Rửa tội.
(TYGL 259)

V. ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI


Bí tích Rửa tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí tích
Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hoá, nhờ ơn
công chính hoá giúp tháp nhập vào Đức Ki-tô và Hội Thánh Ngài. Bí tích này cho tham
dự vào chức tƣ tế của Đức Ki-tô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các ngƣời
Ki-tô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh
Thần. Ngƣời lãnh nhận bí tích Rửa tội thuộc về Đức Ki-tô luôn mãi: họ đƣợc đóng ấn
không thể xóa đƣợc của Đức Ki-tô (ấn tín). (TYGL 263)

VI. SỰ CẦN THIẾT CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI


Bí tích Rửa tội cần thiết cho ơn cứu độ đối với những ngƣời đã đƣợc nghe rao giảng
Tin Mừng và những ngƣời có khả năng xin lãnh nhận bí tích này. (TYGL 261)
Vì Đức Ki-tô đã chết để cứu độ tất cả mọi ngƣời, nên những ngƣời sau đây có thể
đƣợc cứu độ dù không lãnh nhận bí tích Rửa tội: những ai chết vì đức tin (rửa tội bằng
máu), những ngƣời dự tòng và cả những ngƣời, dƣới tác động của ân sủng, dù không biết
Đức Ki-tô cũng nhƣ Hội Thánh của Ngài, nhƣng đã thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và
cố gắng chu toàn thánh ý Ngài (rửa tội bằng lòng ƣớc ao). Về phần các trẻ em chết mà
không đƣợc rửa tội, Hội Thánh trong Phụng vụ phó thác các em cho lòng nhân từ của
Thiên Chúa. (TYGL 262)

VII. MỤC VỤ GIÁO LÝ


1. Cha mẹ lƣu tâm đến việc rửa tội cho con cái
Các cha mẹ Công giáo có bổn phận lo cho con cái lãnh nhận bí tích Rửa tội
ngaytrong những tuần lễ đầu tiên sau khi sinh ra. Họ phải đến với Linh mục chính xứ để
xin cho con lãnh nhận bí tích và để đƣợc chuẩn bị đúng mức về bí tích ấy. (GLCG 867, 1)
Thông thƣờng, khi rửa tội cho trẻ em thì:
- Phải có sự ƣng thuận của cha mẹ các em hay ít nhất một trong hai hoặc ngƣời thế
quyền họ cách hợp pháp;
- Phải có hy vọng trẻ em sẽ đƣợc giáo dục trong đạo Công giáo; nếu hoàn toàn
không có hy vọng nầy, phải hoãn ban bí tích Rửa tội, sau khi cho cha mẹ biết lý
do. (GL 868, 1)
Tuy nhiên nếu trẻ em ở trong tình trạng nguy tử, thì không đƣợc trì hoãn việc ban bí
tích Rửa tội (GL 867, 2), dù trẻ em thuộc cha mẹ Công giáo và cả thuộc cha mẹ không
Công giáo nữa, dù cha mẹ không đồng ý (GL 868, 2)
Trong mức độ có thể, phải ban bí tích Rửa tội cho những thai nhi bị sảy, nếu chúng
còn sống. (GL 871)
Phải ban bí tích Rửa tội cho trẻ em bị bỏ rơi hoặc lƣợm đƣợc, trừ khi đã cẩn thận
điều tra và biết rõ em đã lãnh nhận bí tích rồi. (GL 870)
2. Cha mẹ đỡ đầu
Ngƣời sắp lãnh nhận bí tích Rửa tội cần có ngƣời đỡ đầu. Ngƣời đỡ đầu có bổn
phận giúp ngƣời lãnh nhận bí tích Rửa tội sống đời Ki-tô hữu xứng hợp với bí tích và
trung thành chu toàn nghĩa vụ kèm theo. (x. GL 872)
Để đƣợc nhận làm ngƣời đỡ đầu thì:
- Phải đƣợc chỉ định do chính ngƣời sắp lãnh nhận bí tích hoặc do cha mẹ ngƣời ấy
hoặc do ngƣời thay thế cha mẹ hoặc nếu thiếu những ngƣời trên, thì do linh mục
chính xứ hay do thừa tác viên bí tích, và phải có khả năng và chủ ý đảm nhận
nhiệm vụ nầy.
- Phải trọn 16 tuổi, trừ khi mức tuổi khác đã đƣợc Giám mục Giáo phận ấn định,
hay khi vì lý do chính đáng, linh mục chính xứ hoặc thừa tác viên bí tích thấy phải
chấp nhận ngoại lệ.
- Phải là ngƣời công giáo đã lãnh nhận bí tích Thêm sức và bí tích Thánh Thể, và
phải có đời sống phù hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ sắp lãnh nhận.
- Phải không bị Giáo luật phạt vạ hay tuyên vạ cách hợp pháp.
- Không phải là cha hoặc mẹ của ngƣời sắp lãnh nhận bí tích Rửa tội. (GL 874 ,1)
3. Tên thánh khi lãnh nhận bí tích Rửa tội
Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, mỗi Ki-tô hữu nhận một tên gọi đặc biệt trong Hội
Thánh. Tên riêng này có thể là tên của một vị thánh, nghĩa là của một môn đệ đã sống đời
trung thành mẫu mực với Chúa. Vị thánh bổn mạng nêu gƣơng sống đức mến và luôn
chuyển cầu cho ta. “Tên thánh” cũng có thể nêu lên một mầu nhiệm Ki-tô giáo hay một
nhân đức. “Cha mẹ, ngƣời đỡ đầu và cha xứ cần lƣu tâm đừng đặt tên không phù hợp với
ý nghĩa Ki-tô giáo” (x. GL 855). (x. GLCG 2156)
4. Giáo lý cho dự tòng
Khi dạy giáo lý cho dự tòng là ngƣời lớn, GLV nên khuyến khích họ đi tham dự
Phụng vụ, cụ thể là tham dự Thánh lễ, giúp họ biết đọc Kinh Thánh, thƣờng xuyên cầu
nguyện để gặp gỡ Chúa sâu xa.

 Giúp ghi nhớ


1. Bí tích Rửa tội là dấu chỉ Chúa Giê-su dùng để sinh ta lại vào đời sống mới, làm
con Thiên Chúa và con Hội Thánh.
2. Bí tích Rửa tội đƣợc thực hiện qua việc đổ nƣớc trên đầu và đọc lời rửa tội nhân
danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
3. Bí tích Rửa tội đem lại cho ta những hiệu quả này:
- Một là tha tội nguyên tổ và tội riêng ta phạm, cùng mọi hình phạt do tội gây ra;
- Hai là cho ta trở thành con cái Chúa Cha, chi thể Chúa Ki-tô và đền thờ Chúa
Thánh Thần;
- Ba là cho ta đƣợc gia nhập vào Hội Thánh;
- Bốn là ghi vào linh hồn ta một dấu ấn thiêng liêng để thuộc về Chúa Ki-tô luôn
mãi.
4. Nhờ bí tích Rửa tội, ta đƣợc tham dự vào ba chức vụ tƣ tế, ngôn sứ và vƣơng giả
của Chúa Ki-tô.
5. Bí tích Rửa tội rất cần cho ta đƣợc ơn cứu độ vì Chúa Giê-su đã nói: “Ai không sinh
lại bởi nước và Thánh Thần, thì chẳng được vào Nước Thiên Chúa” (Ga 3,5).
6. Thông thƣờng thì Giám mục, linh mục hoặc phó tế là những thừa tác viên của Bí
tích Rửa tội, nhƣng khi khẩn cấp thì bất cứ ai cũng có thể cử hành, miễn là làm theo
ý muốn và cách thức của Hội Thánh.
7. Ngƣời đỡ đầu Rửa tội có trách nhiệm nêu gƣơng sáng và giúp ngƣời tín hữu mới
sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Hội Thánh.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Một số giáo xứ có thói quen tổ chức cho các tân tòng thƣờng xuyên gặp mặt và chia sẻ
về đời sống đạo của mình. Bạn nghĩ thế nào về sáng kiến này?
2. Theo bạn, hồng ân lớn nhất của bí tích Rửa tội là gì? Làm sao để giúp ngƣời Ki-tô hữu
đƣợc Rửa tội từ bé ý thức hơn hồng ân cao cả này?

Bài 8: BÍ TÍCH THÊM SỨC


Cũng nhƣ sự sống tự nhiên của thân xác, sự sống thần linh của ngƣời Kitô hữu do
phép Thánh tẩy, cần lớn lên và đạt tới mức trƣởng thành (x. Ep 4,13; C1 1,28). Bí tích
Thêm sức đƣợc coi là Bí tích trƣởng thành của đời sống Kitô hữu. Bí tích Thêm Sức củng
cố và hoàn tất những hiệu quả của Bí tích Thánh tẩy. Cả hai Bí tích này biệt lập với nhau,
nhƣng bổ túc cho nhau và cùng với Bí tích Thánh Thể, làm nên bộ ba, hoàn thành hành
trình gia nhập Kitô giáo.
Bí tích Thêm sức cùng với bí tích Rửa tội và Thánh Thể hợp thành một thể thống
nhất gồm “ba bí tích khai tâm Ki-tô giáo”. Vì thế, phải giải thích cho các tín hữu biết họ
cần lãnh nhận bí tích Thêm sức để hoàn tất ân sủng bí tích Rửa tội. “Nhờ ơn bí tích Thêm
sức, các tín hữu gắn bó với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn và đƣợc dƣ đầy sức mạnh đặc
biệt của Chúa Thánh Thần; do đó, họ càng có bổn phận khẩn thiết hơn phải loan truyền
và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm, nhƣ những chứng nhân đích thực của Chúa
Ki-tô” (GH 11; GLCG 1285).
I. Nguồn gốc Bí tích Thêm Sức.
Ðƣợc thụ thai bởi Chúa Thánh Thần trong lòng Trinh Nữ Maria, và đƣợc Chúa
Thánh Thần ngự xuống khi chịu phép rửa tại sông Giođan, lúc khai mạc cuộc đời hoạt
động công khai, Ðức Giêsu luôn hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần nơi bản thân,
cũng nhƣ khi thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó. Ðiều này chứng tỏ Ðức Giêsu chính
là Ðấng Thiên Chúa sai đến, Ðấng Mêsia (x. Mt 3,13-17); Ga 1,33-34). Nhƣng Ðức
Giêsu không lãnh nhận tràn đầy Chúa Thánh Thần cho riêng mình, mà còn cho tất cả
những ai tin vào Ngƣời: đó là dân của Ðấng Mêsia (x. Ed 36, 25-27; Ge 3, 1-2). Vì thế,
Chúa Phục Sinh đã thông ban Thánh Thần cho các Tông Ðồ vào buổi sáng ngày thứ nhất
trong tuần, và tràn đổ ơn Thánh Thần cách đặc biệt vào ngày lễ Ngũ Tuần nhƣ Ngƣời đã
hứa (x. Cv 2,1-4). Sau đó, để thi hành ý muốn của Chúa Kitô, các Tông đồ đã đặt tay trên
những ngƣời mới theo đạo, để ban Chúa Thánh Thần, nhằm hoàn tất ơn Thánh Tẩy (x.
Cv 8, 15-17; 19, 5-6). Việc đặt tay ban Thánh Thần của các Tông Ðồ, đƣợc coi là nguồn
gốc Bí tích Thêm Sức trong Hội Thánh. Sau đó, một thời gian việc xức dầu thánh đƣợc
thêm vào cùng với việc đặt tay. Cả hai nghi thức này làm nên thành phần chủ yếu của Bí
Tích Thêm Sức.
II. BÍ TÍCH THÊM SỨC LÀ GÌ?
Bí tích Thêm sức là dấu chỉ Chúa Giê-su dùng để ban tràn đầy Chúa Thánh Thần
cho ta, hầu kiện toàn ân sủng của bí tích Rửa tội.
Chúa Thánh Thần đƣợc ban để giúp ta bén rễ sâu hơn vào ơn làm con Thiên Chúa,
kết hợp mật thiết hơn với Chúa Ki-tô và Hội Thánh và nhất là ban cho ta sức mạnh đặc
biệt để làm chứng về đức tin Ki-tô giáo.
III. BÍ TÍCH THÊM SỨC TRONG CHƢƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ

1. Từ Cựu Ước đến Đức Ki-tô


Trong Cựu Ƣớc các ngôn sứ loan báo: Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên Đấng
Mê-si-a để giúp Ngài thực hiện sứ mạng cứu độ (x. Lc 4,16-22; Is 61,1). Việc Chúa
Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giê-su khi Ngài chịu phép rửa của Gio-an, là dấu chỉ
cho thấy chính Ngài là Đấng phải đến, là Đấng Mê-si-a và là Con Thiên Chúa (x. Mt
3,13-17). Vì Ngài đã nhập thể bởi phép Chúa Thánh Thần, nên tất cả cuộc đời và sứ
mạng của Ngài đƣợc thực hiện trong sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần,
“Thiên Chúa ban Thánh Thần cho Ngài vô ngần vô hạn” (Ga 3,34). (GLCG 1286)
2. Đức Ki-tô ban Thánh Thần cho các môn đệ
Thiên Chúa không những ban tràn đầy Thánh Thần cho Đấng Mê-si-a, mà còn ban
cho toàn thể dân của Đấng Mê-si-a (x. Ed 36,25-27; Ge 3,1-2). Nhiều lần, Đức Ki-tô đã
hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ (x. Lc 12,12; Ga 3,5-8); Ngài đã thực hiện lời hứa
đó trong ngày Phục Sinh (x. Ga 20,22) và sau đó, công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần (x.
Cv 2,1-4). Đƣợc tràn đầy Thánh Thần, các Tông Đồ bắt đầu rao giảng “những kỳ công
của Thiên Chúa” (Cv 2,11). Phê-rô công bố: việc Thánh Thần đƣợc ban xuống là dấu chỉ
của thời đại Đấng Mê-si-a (x. Cv 2,17-18). Ai tin lời rao giảng của các Tông Đồ và nhận
phép rửa, cũng nhận đƣợc hồng ân Thánh Thần (x.Cv 2,38). (GLCG 1287)
3. Hội Thánh đặt tay ban Thánh Thần
“Từ đó, theo ý của Đức Ki-tô, các Tông Đồ đặt tay ban Thánh Thần cho các tân
tòng để kiện toàn ân sủng bí tích Rửa tội (x. Cv 8,15-17;19,5-6). Vì thế, thƣ Do Thái đã
liệt kê giáo lý về Phép Rửa và về nghi thức Đặt Tay (Dt 6,2) vào số những yếu tố căn bản
của huấn giáo. Truyền thống Hội Thánh Công giáo đã làm đúng, khi coi việc đặt tay là
nguồn gốc của bí tích Thêm sức, là phƣơng thế lƣu truyền hồng ân Thánh Thần trong Hội
Thánh” (x. ĐGH Phao-lô VI, tông hiến “Thông dự bản tính Thần linh”). (GLCG 1288)

4. Hai truyền thống: Đông phương và Tây phương


Vào các thế kỷ đầu, bí tích Thêm sức thƣờng đƣợc cử hành chung với bí tích Rửa
tội thành một “bí tích kép” theo kiểu nói của thánh Síp-ri-a-nô. Vì thói quen rửa tội cho
trẻ em ngày một thịnh hành và rửa tội vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, vì các giáo xứ
nhất là ở miền quê gia tăng, làm cho giáo phận mở rộng, nên vị Giám mục không thể hiện
diện trong mọi cử hành Rửa tội. Nghi lễ Tây Phƣơng tách bí tích Thêm sức ra khỏi bí tích
Rửa tội một khoảng thời gian để vị Giám mục có thể đích thân cử hành bí tích Thêm sức.
Đông Phƣơng vẫn giữ thói quen kết hợp hai bí tích trên, do đó vị linh mục rửa tội sẽ ban
ngay cho ngƣời tân tòng bí tích Thêm sức. Tuy nhiên, vị linh mục này chỉ có thể cử hành
bí tích Thêm xức với dầu thánh do Giám mục thánh hiến (x. Bộ Giáo Luật các Giáo Hội
Đông Phƣơng khoản 695,1; 696,1). (GLCG 1290)
Hội Thánh Rô-ma có một thói quen rất thuận lợi cho việc phát triển cách thực hành
của nghi lễ Tây Phƣơng: xức dầu hai lần cho ngƣời đƣợc Rửa tội. Lần đầu do linh mục
khi ngƣời tân tòng lên khỏi nƣớc, lần thứ hai do Giám mục xức trên trán từng ngƣời tân
tòng (x. Thánh Hi-pô-li-tô, Truyền thống các Tông Đồ 21). Lần xức dầu thứ nhất do linh
mục đƣợc giữ lại trong nghi thức Rửa tội, biểu thị sự tham dự của nguời tân tòng vào các
chức vụ ngôn sứ, tƣ tế và vƣơng giả của Đức Ki-tô. Đối với ngƣời lớn, nghi lễ Tây
Phƣơng chỉ có một lần xức dầu khi lãnh bí tích Thêm sức, liền sau bí tích Rửa tội.
(GLCG 1291)
Cách thực hành của Hội Thánh Đông phƣơng nhấn mạnh tính thống nhất của việc
khai tâm Ki-tô giáo. Cách thực hành của Hội Thánh La-tinh cho thấy rõ hơn sự hiệp
thông giữa ngƣời Ki-tô hữu và vị Giám mục của mình; ngài là ngƣời bảo đảm và chăm
sóc cho tính duy nhất, Công giáo và Tông truyền của giáo đoàn đó, và chính là mối dây
liên kết ngƣời tân tòng với nguồn gốc Tông truyền của Hội Thánh Chúa Ki-tô. (GLCG
1292)
IV. NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÊM SỨC
Bình thƣờng, bí tích Thêm sức đƣợc cử hành trong Thánh lễ. Nghi thức cử hành
gồm có:
- Tuyên xƣng đức tin. Sau bài giảng, vị chủ sự (Đức Giám mục hoặc vị linh mục
do ngài uỷ quyền) mời gọi các ứng viên lãnh nhận bí tích Thêm sức tuyên xƣng
đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, và Hội Thánh.
- Lời nguyện xin ban Chúa Thánh Thần. Vị chủ sự đặt tay trên đầu ngƣời xin
lãnh nhận bí tích và đọc lời nguyện: “Lạy Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giê-
su Ki-tô, Chúa chúng con, Chúa đã tái sinh các tôi tớ Chúa đây bởi Nước và
Thánh Thần khi giải thoát họ khỏi tội lỗi. Thì lạy Chúa, xin hãy ban Chúa Thánh
Thần, Đấng An Ủi đến trong những người này: xin ban cho họ thần trí khôn
ngoan và thông hiểu, thần tri lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức. Xin
cho những người này ơn biết kính sợ Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giê-su
Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
(7 Ơn Chúa Thánh Thần đƣợc liệt kê trong lời cầu nguyện này lấy từ sách Ngôn
sứ I-sai-a 11, 2 )
- Xức Dầu Thánh: Đây là nghi thức chính yếu của bí tích Thêm sức. Vị chủ sự xức
Dầu Thánh trên trán của ngƣời lãnh nhận bí tích Thêm sức, vừa xức vừa đọc: “T...
hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”. Ngƣời lãnh bí tích Thêm sức thƣa:
“Amen”. Vị chủ sự nói tiếp: “Bình an của Chúa ở cùng con”. Ngƣời lãnh bí tích
Thêm sức đáp lại: “Và ở cùng cha”.
Để biểu thị rõ hồng ân Thánh Thần, ngoài việc đặt tay, Hội Thánh đã sớm thêm
nghi thức Xức Dầu. Việc xức dầu này làm nổi bật danh xƣng Ki-tô hữu là “người
được xức dầu”; danh xƣng này bắt nguồn từ chính Đức Ki-tô, “Đấng được Thiên
Chúa dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong” (Cv 10,38). Nghi thức Xức Dầu
này đƣợc giữ đến nay trong nghi lễ Đông cũng nhƣ Tây Phƣơng. Hội Thánh Đông
Phƣơng gọi bí tích này là “bí tích Dầu Thánh”. Hội Thánh La-tinh gọi là bí tích
Thêm sức, vì bí tích này vừa xác nhận, vừa củng cố ân sủng Rửa tội. (x. GLCG
1289; TYGL 266)
Qua việc xức Dầu Thánh, ngƣời lãnh bí tích Thêm sức nhận đƣợc “dấu ấn “ của
Chúa Thánh Thần. Dấu ấn này xác nhận ngƣời đó hoàn toàn thuộc về Chúa Ki-tô.
Cũng nhƣ bí tích Rửa tội, bí tích Thêm sức in vào tâm hồn ngƣời tín hữu một dấu
thiêng liêng , một ấn tín không thể tẩy xóa đƣợc. Vì thế, mỗi tín hữu chỉ có thể
lãnh nhận bí tích Thêm sức một lần trong đời. (x. GLCG 13041317)
- Lời nguyện chung. Lời nguyện chung hay Lời nguyện tín hữu kết thúc nghi thức
bí tích Thêm sức.
V. NGƢỜI BAN VÀ NGƢỜI NHẬN BÍ TÍCH THÊM SỨC

1. Thừa tác viên bí tích Thêm sức


Thừa tác viên chính thức và thông thƣờng của bí tích Thêm sức là các Giám mục,
nhƣng khi có lý do chính đáng, các ngài có thể ủy quyền cho các linh mục. Khi một linh
mục rửa tội cho ngƣời lớn, thì cũng chính linh mục đó có quyền ban bí tích Thêm sức
trong cùng một lần cử hành duy nhất. Nếu một Ki-tô hữu có nguy cơ tử vong, thì bất cứ
linh mục nào cũng có thể ban bí tích Thêm sức cho ngƣời đó. (x. GLCG 1313-1314;
TYGL 270)
2. Người nhận bí tích Thêm sức
Tất cả những ai đã lãnh bí tích Rửa tội, nhƣng chƣa lãnh nhận bí tích Thêm sức, đều
có thể và phải lãnh nhận bí tích Thêm sức (x. GL 889 #1). Ba bí tích Rửa tội, Thêm sức
và Thánh Thể tạo thành một thể thống nhất, nên “các tín hữu buộc phải lãnh nhận bí tích
Thêm sức vào thời gian thích hợp” (x. GL 890), để việc gia nhập Ki-tô giáo đƣợc hoàn
tất. (x. GLCG 1306; TYGL 269)
VI. HIỆU QUẢ CỦA BÍ TÍCH THÊM SỨC
Hiệu quả của Bí tích Thêm sức là việc đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, nhƣ
trong ngày lễ Ngũ Tuần. Việc đổ tràn này ghi một ấn tín không thể tẩy xoá trong linh hồn
ngƣời lãnh nhận, và gia tăng ân sủng của Bí tích Rửa tội. Việc tuôn tràn Thánh Thần giúp
chúng ta tiến sâu hơn vào ơn làm con cái Thiên Chúa, kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn với
Đức Ki-tô và với Hội Thánh của Ngài. Bí tích này củng cố trong tâm hồn chúng ta các
hồng ân của Chúa Thánh Thần và trao ban cho chúng ta một sức mạnh đặc biệt để làm
chứng cho đức tin Ki-tô giáo. (TYGL 268)
Bất cứ bí tích nào cũng ban ơn Chúa Thánh Thần, nhƣng trong bí tích Thêm sức,
Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trên các ngƣời lãnh nhận, cũng nhƣ xƣa đã xuống trên
các Tông Đồ ngày lễ Ngũ Tuần. Nhƣ vậy, bí tích Thêm sức đào sâu và làm tăng trƣởng
ân sủng của bí tích Rửa tội:
- Ơn làm con cái Thiên Chúa khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, đƣợc bén rễ sâu và bảo
đảm hơn,
- Kết hợp mật thiết hơn với Chúa Ki-tô,
- Liên kết trọn vẹn hơn với Hội Thánh,
- Làm gia tăng những ân huệ của Chúa Thánh Thần,
- Làm chứng nhân cho Chúa Ki-tô, để bảo vệ và loan truyền đức tin bằng lời nói và
việc làm, để can đảm tuyên xƣng Đức Ki-tô trong mọi hoàn cảnh. (x. GLCG
1302-1303)
VII. MỤC VỤ GIÁO LÝ

1. Điều kiện lãnh nhận bí tích Thêm sức


Để lãnh nhận bí tích Thêm sức cách hiệu quả, ngƣời lãnh bí tích Thêm sức cần có
những điều kiện sau đây:
- Thói quen trong Hội Thánh La-tinh, từ nhiều thế kỷ, lấy “tuổi biết phán đoán” làm
chuẩn để lãnh nhận bí tích Thêm sức. Trong trƣờng hợp nguy tử, Hội Thánh vẫn
ban bí tích này cho các trẻ em dù chƣa đến tuổi biết phán đoán. (GLCG 1307)
Đôi khi chúng ta gọi bí tích Thêm sức là “bí tích dành cho Ki-tô hữu trƣởng
thành”, nhƣng không vì thế mà lẫn lộn tuổi trƣởng thành trong đức tin với tuổi
phát triển tự nhiên; Ngƣời lãnh nhận đã đến “tuổi biết phán đoán” , tức là tuổi biết
phân biệt lành dữ. Bí tích Thêm sức đƣợc gọi là “Bí tích trƣởng thành Ki-tô giáo”.
Nhƣng cũng nên lƣu ý rằng: trƣởng thành siêu nhiên là do ơn Chúa, không nhất
thiết lệ thuộc vào sự trƣởng thành tự nhiên của tuổi tác.
- Phải học giáo lý một thời gian để chuẩn bị lãnh Thêm sức. Giáo lý Thêm sức
nhằm dẫn đƣa ngƣời Ki-tô hữu kết hợp với Chúa Ki-tô thân mật hơn, yêu mến và
sẵn sàng với tiếng gọi của Chúa Thánh Thần, ý thức và sống mầu nhiệm hiệp
thông với Hội Thánh toàn cầu, và cụ thể là với cộng đoàn giáo xứ.
- Phải ở tình trạng ân sủng, không vƣớng mắc tội nặng. Tốt hơn là nên đi xƣng tội,
và tha thiết cầu nguyện, để có thể lãnh nhận ân sủng Chúa Thánh Thần cách xứng
hợp.
- Ngoài ra, cần chọn một ngƣời làm cha hay mẹ đỡ đầu, để nâng đỡ đời sống đức
tin. Nên giữ lại cha hoặc mẹ đỡ đầu khi Rửa tội, để nêu rõ tính thống nhất của hai
bí tích này. (x. GLCG 1307-1309)
2. Bổn phận của những người đã lãnh nhận bí tích Thêm sức
Sau khi lãnh bí tích Thêm Sức, ngƣời Ki-tô hữu cần siêng năng đọc và suy gẫm Lời
Chúa, bởi vì Lời Chúa không những nuôi dƣỡng mà còn làm phát triển đức tin nơi ngƣời
Ki-tô hữu. Do đó, họ cần trung thành và thƣờng xuyên đọc và suy gẫm Lời Chúa, nhất là
trong các cử hành Phụng vụ của Hội Thánh (x. Dt 10,25).
Việc tham gia các hội đoàn, hoặc lãnh nhận một công việc phục vụ trong giáo xứ, sẽ
giúp ngƣời Ki-tô hữu thi hành bổn phận làm tông đồ sau khi đã đƣợc lãnh nhận bí tích
Thêm sức.
Ngoài ra, ngƣời đã lãnh bí tích Thêm sức cũng có bổn phận làm chứng cho Chúa
Ki-tô, nghĩa là làm cho ngƣời khác nhận biết, yêu mến và phục vụ Chúa Ki-tô. “Chúng ta
hãy để ý đến nhau, làm sao cho ngƣời này thúc đẩy ngƣời kia sống yêu thƣơng và làm
những việc tốt” (Dt 10,24). “Ngƣời giáo dân có rất nhiều cơ hội làm việc tông đồ: rao
giảng Phúc Âm và thánh hóa. Chính chứng tá của đời sống Ki-tô, và những việc lành
đƣợc làm với tinh thần siêu nhiên, có sức lôi kéo ngƣời ta đến đức tin, và đến với Thiên
Chúa, vì Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trƣớc mặt thiên hạ, để họ thấy
những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”
(Mt 5,16). Tuy nhiên, họ không chỉ làm chứng bằng đời sống, nhƣng ngƣời tông đồ đích
thực còn tìm dịp loan truyền Chúa Ki-tô bằng lời nói để giáo huấn họ, củng cố và thúc
đẩy họ sống sốt sắng hơn, vì “Tình yêu Chúa Ki-tô thôi thúc chúng ta” (2Cr 5,14) (TĐ 6).
 Giúp ghi nhớ
1. Bí tích Thêm sức là dấu chỉ Chúa Giê-su dùng để ban tràn đầy Chúa Thánh Thần
cho ta, hầu kiện toàn ân sủng của bí tích Rửa tội.
2. Bí tích Thêm sức kiện toàn ân sủng của bí tích Rửa tội bằng cách:
- Một là giúp ta bén rễ sâu hơn vào ơn làm con Thiên Chúa;
- Hai là giúp ta kết hợp mật thiết hơn với Chúa Ki-tô và sống gắn bó hơn với Hội
Thánh;
- Ba là củng cố các ơn Chúa Thánh Thần nơi ta;
- Bốn là ban cho ta sức mạnh đặc biệt để làm chứng về đức tin Ki-tô giáo.
3. Bí tích Thêm sức đƣợc thực hiện qua việc đặt tay cầu nguyện và xức Dầu Thánh,
cùng với lời đọc rằng: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.”
Việc đặt tay nói lên rằng Chúa Giê-su đang ban Thánh Thần cho ta qua Hội Thánh; còn
việc xức dầu tƣợng trƣng dấu ấn ơn Chúa Thánh Thần đƣợc ghi khắc trong tâm hồn
ta.
4. Thông thƣờng chỉ có các Giám mục mới có quyền ban bí tích Thêm sức, nhƣng khi
cần, các ngài cũng có thể trao quyền này cho các linh mục. Vì các Giám mục là
những ngƣời kế vị các Tông Đồ, nên qua các ngài ta đƣợc liên kết mật thiết hơn với
Hội Thánh.
5. Khi đã lãnh bí tích Thêm sức, ngƣời tín hữu có ba bổn phận này:
- Một là siêng năng học hỏi Lời Chúa và nỗ lực đem ra thực hành trong cuộc sống
thƣờng ngày;
- Hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng;
- Ba là tích cực giới thiệu Chúa cho mọi ngƣời.
 Gợi ý suy nghĩ
1. Bí tích Thêm sức hoàn tất ơn gọi của bí tích Rửa tội và làm cho ngƣời tín hữu chu
toàn ơn gọi truyền giáo của mình nhờ sức mạnh của Thánh Thần. Làm thế nào để các
bạn trẻ ý thức hơn sứ mạng loan báo Tin Mừng cho mọi ngƣời chung quanh?
2. Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần cho con cái học giáo lý xong Thêm sức là đủ. Phần
bạn, bạn nghĩ thế nào?

Bài 9: BÍ TÍCH THÁNH THỂ


“Thánh Lễ là tột đỉnh của hành động cứu độ của Thiên Chúa, Chúa
Giêsu biến Mình thành tấm bánh bị bẻ ra cho chúng ta, đổ trên chúng ta tất cả lòng
thương xót và tình yêu của Người, để đổi mới tâm hồn chúng ta, cuộc sống chúng ta và
cách thức chúng ta liên hệ với Người và với tha nhân” (x.bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô dạy
về Bí Tích Thánh Thể, ngày 5 tháng 2 năm 2014).
Bí tích Thánh Thể là việc Chúa Giê-su ban mình cho chúng ta qua hy tế thập
giá dƣới hình bánh rƣợu để trở thành lƣơng thực thiêng liêng nuôi dƣỡng con
ngƣời. Chúa Giê-su chọn lễ Vƣợt Qua để thực hiện điều Ngƣời đã loan báo là ban
Mình và Máu Ngƣời làm lƣơng thiêng nuôi sống các môn đệ (x.Lc 22,7-20; Mt
16,17-29; Mc 14,12-25; 1Cr 11,23-26). Vào cuối bữa tiệc, Chúa Giê-su làm một cử
chỉ báo trƣớc hy tế thập giá mà Ngƣời sẽ dâng ngày hôm sau bằng cách biến đổi
bánh và rƣợu thành Thịt và Máu Ngƣời làm lễ vật dâng lên Chúa Cha, rồi bẻ ra
phân chia cho các môn đệ và truyền cho các ông phải năng làm việc đó để tƣởng
niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngƣời.Nhƣ thế Chúa Giê-su muốn để lại cho
Hội Thánh một hy tế hữu hình vì bản tính con ngƣời cần nhƣ vậy. Hy tế đẫm máu
đã đƣợc thực hiện một lần duy nhất trên thập giá sẽ đƣợc cử hành luôn mãi, đem lại
ơn cứu độ cho con ngƣời.
Bí tích Thánh Thể hoàn tất việc khai tâm Ki-tô giáo. Nhờ Bí tích này ngƣời tân tòng
đƣợc tham dự vào hy lễ của Chúa Giê-su cùng cộng đoàn. Đây là Bí tích tình yêu, dấu chỉ
hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vƣợt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận đƣợc Chúa
Ki-tô làm của ăn, đƣợc tràn đầy ân sủng và đƣợc bảo đảm vinh quang tƣơng lai (x.
GLCG 1322-1323).

I. BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ GÌ?


Bí tích Thánh Thể là chính hy tế Mình và Máu của Chúa Giê-su, mà Ngài đã thiết
lập để lƣu tồn hy tế thập giá của Ngài qua bao thế kỷ cho đến khi Ngài lại đến. Nhƣ thế,
Ngài ủy thác cho Hội Thánh việc tƣởng nhớ cái Chết và cuộc Phục sinh của Ngài. Bí tích
Thánh Thể là dấu chỉ hợp nhất, dây bác ái, bữa tiệc vƣợt qua, nơi chúng ta lãnh nhận
Chúa Ki-tô, linh hồn đƣợc tràn đầy ân sủng và đƣợc bảo đảm cho đời sống vĩnh cửu
(TYGL 271).
Bí tích Thánh Thể đƣợc gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau:
 Lễ Tạ Ơn, vì đây chính là việc tạ ơn Thiên Chúa.
 Bữa Ăn của Chúa, vì Hội Thánh tƣởng niệm Tiệc Ly của Chúa.
 Lễ Bẻ Bánh, vì trong bữa Tiệc Ly Chúa Giê-su chia bánh nhƣ ngƣời chủ tiệc
thƣờng làm. Tất cả những ai cùng ăn một tấm bánh đƣợc bẻ ra là Chúa Giê-su Ki-
tô, thì đƣợc hiệp thông với Ngài và hợp thành thân thể duy nhất trong Ngài.
 Cuộc Tưởng Niệm Chúa Giê-su chịu chết và sống lại.
 Hy Lễ Thánh, vì hiện tại hoá hy lễ duy nhất của Đấng Cứu Thế và gồm cả lễ vật
của Hội Thánh, là “hy tế Thánh Lễ”, “hy lễ ca ngợi”, hy lễ thiêng liêng, hy lễ tinh
tuyền và thánh thiện, vì hoàn tất và vƣợt trên mọi hy lễ của Cựu Ƣớc.
 Phụng Vụ Thánh và Thần Linh, vì là tâm điểm và cách diễn tả mạnh mẽ nhất của
toàn thể phụng vụ Hội Thánh. Cũng đƣợc gọi là Mầu Nhiệm Rất Thánh, Bí Tích
Cực Trọng, vì là bí tích trên các bí tích. Danh này cũng dùng để gọi Bánh Thánh
đƣợc cất trong Nhà Tạm.
 Bí tích Hiệp Thông, vì kết hợp ta với Chúa Ki-tô, Đấng ban Mình và Máu Ngài để tất
cả trở nên một thân thể, cũng đƣợc gọi là Sự Thánh, bánh các thiên thần, bánh bởi
trời, thuốc trường sinh.
 Thánh Lễ, Lễ Misa, từ Latinh missio nghĩa là sai đi. Các tín hữu đƣợc sai đi để thực
thi thánh ý Chúa trong đời sống hằng ngày (x. TYGL 275; GLCG 1328-1333).

II. BÍ TÍCH THÁNH THỂ TRONG CHƢƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ


1. Dấu chỉ bánh và rƣợu
Trong Cựu Ƣớc, bánh và rƣợu đƣợc chọn trong số hoa quả đầu mùa của ruộng đất
để dâng làm hiến lễ tạ ơn Đấng Sáng Tạo. Trong cuộc Xuất Hành, bánh và rƣợu mang
một ý nghĩa mới: “bánh không men” ngƣời Do Thái hằng năm vẫn dùng trong lễ Vƣợt
Qua, nhắc nhớ ngày đƣợc giải phóng và vội vã ra đi khỏi đất Ai Cập. Man-na trong
hoang địa luôn giúp dân Ít-ra-en nhớ rằng: “Ngƣời ta sống không chỉ nhờ cơm bánh,
nhƣng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3); cuối cùng, bánh ăn hàng
ngày là sản phẩm của Đất Hứa, là bằng chứng Thiên Chúa hằng trung tín giữ lời đã hứa.
Rƣợu diễn tả niềm vui ngày lễ hội, nhƣng rƣợu trong “chén chúc tụng” (1Cr 10,16) vào
cuối bữa tiệc Vƣợt Qua của ngƣời Do Thái còn mang chiều kích cánh chung, chất chứa
niềm hy vọng Đấng Mê-si-a sẽ đến phục hƣng Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-su lập bí tích
Thánh Thể đem lại một ý nghĩa mới và vĩnh viễn cho lời chúc tụng đọc trên bánh và rƣợu
(x. TYGL 276; GLCG 1334).
2. Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể
Chúa Giê-su lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc sau hết với các Tông Đồ, cũng là
Tiệc Vƣợt Qua của ngƣời Do Thái, trƣớc khi Ngài chịu khổ hình (x. Lc 22,14-16). Bài
tƣờng thuật của thánh Phao-lô cho biết: “Trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh,
dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy hiến
tế vì anh em; anh em hãy làm nhƣ Thầy vừa làm để tƣởng nhớ đến Thầy. Cũng thế, cuối
bữa ăn, Ngài nâng chén và nói: Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ƣớc mới;
mỗi khi uống, anh em hãy làm nhƣ Thầy vừa làm, để tƣởng nhớ đến Thầy” (1Cr 11, 23-
25). ( x. TYGL 272-273 ).
3. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy
Khi truyền cho các Tông Đồ lặp lại việc Chúa đã làm, Chúa Giê-su muốn các Tông
Đồ và những ngƣời kế vị các ông cử hành Phụng vụ tƣởng niệm mầu nhiệm Vƣợt Qua
của Ngài. Từ đầu, Hội Thánh đã trung thành tuân giữ lệnh Chúa, các Ki-tô hữu tụ họp để
bẻ bánh vào ngày thứ nhất trong tuần (ngày Chúa nhật). Từ đó, việc cử hành bí tích
Thánh Thể vẫn đƣợc tiếp tục trong toàn Hội Thánh cho đến nay. Bí tích Thánh Thể luôn
là trung tâm đời sống Hội Thánh. Qua các Thánh lễ, Hội Thánh công bố mầu nhiệm Vƣợt
Qua của Chúa Ki-tô cho tới khi Ngài lại đến (x. GLCG 1341-1344).
4. Bí tích Thánh Thể: nguồn mạch và tột đỉnh đời sống Hội Thánh
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Ki-tô giáo.
Thánh Thể là tột đỉnh hoạt động thánh hoá của Thiên Chúa đối với chúng ta và là tột đỉnh
của hoạt động phƣợng tự chúng ta dâng lên Ngài. Bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả của
cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Đức Ki-tô, Đấng là Chiên Vƣợt Qua của
chúng ta. Việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của dân Thiên
Chúa đƣợc diễn tả và thực hiện nhờ Bí tích Thánh Thể. Qua việc cử hành Thánh lễ,
chúng ta đƣợc kết hợp với Phụng vụ trên trời và tham dự trƣớc vào đời sống vĩnh cửu (x.
TYGL 274).

III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ: HY TẾ TẠ ƠN, TƢỞNG NIỆM, HIỆN DIỆN


Khi cử hành bí tích Thánh Thể. Chúng ta dâng lên Chúa Cha những gì mà chính
Ngài đã ban cho chúng ta: đó là bánh và rƣợu trở nên Mình và Máu Chúa Ki-tô nhờ
quyền năng Chúa Thánh Thần. Nhƣ vậy bí tích Thánh Thể chính là lời tạ ơn và ca ngợi
Thiên Chúa Cha; tƣởng niệm hy tế của Chúa Ki-tô; sự hiện diện của Chúa Ki-tô, nhờ
quyền năng của Lời và Thánh Thần của Ngài (x. GLCG 1357-1358).
1. Hy tế tạ ơn và ca ngợi Chúa Cha
Thánh Thể là hy tế tạ ơn của Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha, và cũng là lời chúc
tụng mà Hội Thánh dâng lên Thiên Chúa để tỏ lòng tri ân vì mọi điều thiện hảo Thiên
Chúa đã thực hiện qua công trình sáng tạo (Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con ngƣời),
cứu chuộc (con ngƣời đã sa ngã và Thiên Chúa đã sai Chúa Giê-su xuống thế làm ngƣời
để cứu chuộc họ) và thánh hoá (Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần đến để hƣớng dẫn con
ngƣời). Bí tích Thánh Thể còn là hy tế chúc tụng, nhờ đó Hội Thánh, hợp nhất với Chúa
Ki-tô, dâng lời chúc tụng vinh quang Thiên Chúa nhân danh toàn thể thụ sinh (x. GLCG
1359-1361).
2. Tƣởng niệm hy tế của Đức Ki-tô
Bí tích Thánh Thể là việc tƣởng niệm theo nghĩa làm cho hiện diện và hiện tại hoá
hy tế thập giá mà Đức Ki-tô đã dâng lên Chúa Cha, một lần thay cho tất cả, vì nhân loại.
Đặc tính hy tế của Bí tích Thánh Thể đƣợc biểu lộ trong chính những lời thiết lập: “Đây
là Mình Thầy, bị nộp vì anh em” và “Chén này là Giao ƣớc mới trong Máu Thầy, sẽ đổ ra
vì anh em” (Lc 22,19-20). Hy tế thập giá và hy tế Thánh Thể là một hy tế duy nhất. Hiến
vật và Ngài dâng là một, chỉ khác biệt về cách tiến dâng: cách đổ máu trên thập giá, cách
không đổ máu trong Bí tích Thánh Thể (TYGL 280).
Thánh Thể là một hy tế vì là lễ tƣởng niệm cuộc Vƣợt Qua của Chúa Ki-tô, và là hy
tế độc nhất của Chúa Giê-su đã đƣợc dâng một lần thay cho tất cả. Tất cả những hành
động của Chúa Giê-su Ki-tô, xét về nhân tính, đã diễn ra và đã trôi vào quá khứ nên
chúng không bao giờ làm lại nữa và cũng chẳng bao giờ có thể làm lại đƣợc, ngoài việc
tƣởng niệm. Tuy nhiên, Chúa Giê-su cũng là Thiên Chúa nên hành động của Chúa Giê-su
luôn luôn là hiện tại, không có quá khứ và cũng chẳng có tƣơng lai. Vì thế, qua cử hành
Phụng vụ, hành vi dâng lễ của Chúa Giê-su ngày xƣa bây giờ đi vào không gian và thời
gian của ta cách mầu nhiệm. Tƣởng niệm không chỉ là nhớ lại những biến cố đã qua, mà
còn là loan báo những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện cho loài ngƣời, vì khi cử hành
phụng vụ, những biến cố này hiện diện sống động giữa cộng đoàn (x. GLCG 1362-1367).
Hy tế của Chúa Ki-tô và hy tế Thánh Thể chỉ là một. Lễ vật duy nhất là Chúa Ki-tô,
xƣa trên thập giá, nay đƣợc dâng lên nhờ thừa tác vụ linh mục. Thánh lễ cũng là hy tế của
Hội Thánh. Là Nhiệm Thể Chúa Ki-tô, Hội Thánh tham dự vào hy lễ của Chúa Ki-tô. Cùng
với Ngài, Hội Thánh cũng đƣợc dâng hiến trọn vẹn cho Chúa Cha. Hội Thánh hiệp nhất
với Chúa Ki-tô để chuyển cầu cho toàn thể nhân loại. Trong Thánh lễ, hy tế của Chúa Ki-
tô trở thành hy tế của mọi chi thể trong Nhiệm Thể. Đời sống, lời ca ngợi, đau khổ, kinh
nguyện, công việc của các tín hữu đều đƣợc kết hợp với Chúa Ki-tô và với lễ dâng toàn
hiến của Ngài.
Đức Giáo Hoàng liên kết với mọi cử hành Thánh lễ; trong Thánh lễ, ngài đƣợc nhắc
đến nhƣ là dấu chỉ và là ngƣời phục vụ sự hiệp nhất của Hội Thánh toàn cầu. Vị Giám
mục giáo phận luôn chịu trách nhiệm về Thánh lễ, dù Thánh lễ do một linh mục cử hành;
ngài đƣợc nhắc đến trong Thánh lễ nhƣ thủ lãnh của giáo phận, giữa hàng linh mục và
phó tế.
Không phải chỉ những tín hữu còn tại thế, mà cả những vị đƣợc hƣởng vinh quang
trên trời cũng đƣợc kết hợp với hy tế của Chúa Ki-tô. Thánh lễ cũng đƣợc dâng lên để
cầu cho các tín hữu đã qua đời (x. TYGL 281; GLCG 1367-1372).
3. Sự hiện diện của Chúa Ki-tô nhờ quyền năng của Lời và Thánh Thần của Ngài.
Đối với Hội Thánh, Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện dƣới nhiều hình thức: trong Lời
Chúa; trong kinh nguyện của Hội Thánh, trong những ngƣời nghèo khổ, đau yếu, tù đày;
trong các bí tích; đặc biệt là bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể chứa đựng thực sự Mình và Máu cùng linh hồn và thiên tính của
Chúa Giê-su Ki-tô, nghĩa là trọn vẹn Chúa Giê-su. Khi linh mục truyền phép, nhờ hiệu
quả Lời Chúa Giê-su Ki-tô và tác động của Chúa Thánh Thần, bánh và rƣợu trở thành
Mình và Máu Chúa Giê-su. Tất cả bản thể bánh đƣợc biến đổi thành bản thể Mình Chúa
Ki-tô, và tất cả bản thể rƣợu thành bản thể Máu của Ngài; sự biến đổi này đƣợc gọi là
biến bản thể. Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và
kéo dài bao lâu hình bánh rƣợu còn tồn tại. Trong hình bánh cũng nhƣ trong hình rƣợu,
dù bất cứ phần nhỏ bé nào cũng có trọn vẹn Mình và Máu Chúa Ki-tô (x. TYGL 282-
285; GLCG 1373- 1377).

IV. CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ


Cử hành Thánh Thể hay phụng vụ Thánh lễ là một, vì bí tích Thánh Thể đƣợc cử
hành trong Thánh lễ.
Bí tích Thánh Thể đƣợc cử hành gồm hai phần chính, hợp thành một hành vi phụng
tự duy nhất: Phụng vụ Lời Chúa gồm việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, và Phụng vụ
Thánh Thể gồm việc tiến dâng bánh rƣợu, kinh nguyện Thánh Thể và hiệp lễ (TYGL
277; x. GLCG 1346. 1348-1355).

V. THỪA TÁC VIÊN CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ


Thừa tác viên Bí tích Thánh Thể là vị tƣ tế (Giám mục hay linh mục); vị này cử
hành trong cƣơng vị Đức Ki-tô – Thủ lãnh và nhân danh Hội Thánh (x. TYGL 278).

VI. ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ


1. Điều kiện để rƣớc lễ
Để rƣớc lễ, phải hoàn toàn thuộc về Hội Thánh Công giáo và sống trong tình trạng
ân sủng, nghĩa là phải ý thức mình không có tội trọng. Ai ý thức mình đã phạm một tội
trọng, phải lãnh nhận bí tích Giao hoà trƣớc khi rƣớc lễ. Cũng cần phải có sự tịnh tâm và
cầu nguyện, giữ sự chay tịnh do Hội Thánh qui định và có những thái độ bên ngoài xứng
đáng (cử chỉ, cách ăn mặc) biểu lộ lòng tôn kính đối với Chúa Ki-tô (x. TYGL 291;
GLCG 1385 - 1389).
Hội Thánh buộc các tín hữu rƣớc lễ một năm ít là một lần trong mùa Phục sinh (x.
TYGL 290; GLHTCG 1389; GL 920).
2. Những hiệu quả của việc rƣớc lễ
Việc rƣớc lễ làm tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Ki-tô và với Hội
Thánh, bảo toàn và canh tân đời sống ân sủng đã nhận đƣợc khi lãnh bí tích Rửa tội và bí
tích Thêm sức, giúp tăng triển tình yêu đối với tha nhân. Việc rƣớc lễ làm chúng ta nên
mạnh mẽ trong đức ái, xoá bỏ các tội nhẹ và gìn giữ chúng ta, trong tƣơng lai, khỏi các
tội trọng (x. TYGL 292).
 Được kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô. Nhƣ của ăn vật chất nuôi thân xác thế nào,
việc rƣớc lễ cũng nuôi nấng đời sống thiêng liêng nhƣ vậy. Để đời sống ân sủng
tăng triển, chúng ta phải đƣợc bí tích Thánh Thể dƣỡng nuôi cho đến giờ lâm tử;
lúc ấy chúng ta sẽ đón nhận nhƣ Của Ăn Đàng (x. GLCG 1392) .
 Được hiệp thông với Hội Thánh. Ai rƣớc lễ, đều đƣợc liên kết chặt chẽ với Đức
Ki-tô. Nhờ đó, họ cũng liên kết với các tín hữu khác thành một thân thể duy nhất
là Hội Thánh. Bí tích Rửa tội tháp nhập ta vào Hội Thánh, bí tích Thánh Thể canh
tân, củng cố và kiện toàn sự tháp nhập này(x. GLHTCG 1396).
 Giúp tăng trưởng tình yêu đối với tha nhân. Việc rƣớc lễ làm cho chúng ta mạnh
mẻ trong đức ái, đặc biệt đối với những ngƣời nghèo khổ, túng thiếu. Bí tích
Thánh Thể đòi buộc chúng ta phải chăm sóc người nghèo. Để thực sự lãnh nhận
Mình và Máu Đức Ki-tô, chúng ta phải nhận ra Ngài trong những ngƣời nghèo
nàn nhất (x. GLCG 1397).
 Giúp chúng ta xa lánh tội lỗi. Việc rƣớc lễ xoá bỏ các tội nhẹ, giúp ta xa lánh tội
lỗi và gìn giữ ta khỏi phạm tội trọng (x. GLCG 1393-1395 ).
3. Bí tích Thánh Thể là một “bảo chứng cho vinh quang mai sau”
Vì bí tích Thánh Thể đổ tràn trong chúng ta tất cả mọi ân sủng và sự chúc lành của
trời cao, nên bí tích này củng cố chúng ta nên mạnh mẽ trên đƣờng lữ hành trần gian, và
làm cho chúng ta thêm lòng khao khát đời sống vĩnh cửu, khi đã liên kết chúng ta với
Đức Ki-tô, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, với Hội thánh thiên quốc, với Đức
Trinh Nữ Maria diễm phúc và với tất cả các thánh.
Trong bí tích Thánh Thể, “chúng ta bẻ cùng một tấm bánh là phương dược trường
sinh bất tử và của ăn đem lại sự sống muôn đời trong Đức Ki-tô” (Thánh I-nha-xi-ô An-
ti-ô-ki-a). (TYGL 294; x. GLCG 1402- 1405).

VII. MỤC VỤ GIÁO LÝ


1. Hội viên Lêgiô và Bí tích Thánh Thể
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Ki-tô giáo. Hội
viên Lêgiô cần năng đến với Chúa Giê-su Thánh Thể để múc nguồn sinh lực cũng nhƣ
những nâng đỡ, soi sáng cho hoạt động tông đồ của mình.
2. Đào tạo con cháu lòng yêu mến Chúa Giê-su Thánh Thể
Giúp con cháu ý thức Chúa Giê-su thực sự hiện diện nơi bí tích Thánh Thể, qua các
thái độ cung kính khi vào nhà thờ, cúi mình trƣớc nhà tạm v.v...
Đào tạo con cháu lòng yêu mến Chúa Giê-su Thánh Thể qua việc khuyến khích các
em năng tham dự Thánh lễ, Rƣớc lễ, Chầu Thánh Thể, viếng Thánh Thể và kết hiệp với
Chúa Giê-su mọi nơi, mọi lúc (rƣớc lễ thiêng liêng).

 Giúp ghi nhớ


1. Bí tích Thánh Thể là chính hy tế Mình và Máu của Chúa Giê-su, mà Ngài đã thiết
lập để lƣu tồn hy tế thập giá của Ngài qua bao thế kỷ cho đến khi Ngài lại đến. Nhƣ
thế, Ngài ủy thác cho Hội Thánh việc tƣởng nhớ cái Chết và cuộc Phục sinh của
Ngài. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hợp nhất, dây bác ái, bữa tiệc vƣợt qua, nơi
chúng ta lãnh nhận Chúa Ki-tô, linh hồn đƣợc tràn đầy ân sủng và đƣợc bảo đảm
cho đời sống vĩnh cửu (TYGL 271).
2. Chúa Giê-su thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly, khi Ngài cầm lấy bánh
trong tay, bẻ ra và trao cho các ông mà nói: “Anh em hãy nhận lấy mà ăn: này là
Mình Thầy bị nộp vì anh em”. Rồi Ngài cầm trong tay chén đầy ruợu và nói với họ:
“Anh em hãy nhận lấy mà uống: này là chén Máu Thầy, Máu Giao ƣớc mới và vĩnh
cửu, đổ ra cho anh em và nhiều Ngài đƣợc tha tội. Anh em hãy làm việc này mà nhớ
đến Thầy”.
3. Khi nói: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, Chúa Giê-su ban cho các
Tông Đồ và những ngƣời tiếp nối các ngài trong chức linh mục đƣợc quyền cử hành
bí tích Thánh Thể.
4. Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài
bao lâu hình bánh rƣợu còn tồn tại. Trong hình bánh cũng nhƣ trong hình rƣợu, dù
bất cứ phần nhỏ bé nào cũng có trọn vẹn Mình và Máu Chúa Ki-tô
5. Việc rƣớc lễ làm tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Ki-tô và với Hội
Thánh, bảo toàn và canh tân đời sống ân sủng đã nhận đƣợc khi lãnh bí tích Rửa tội
và bí tích Thêm sức, giúp tăng triển tình yêu đối với tha nhân. Việc rƣớc lễ làm
chúng ta nên mạnh mẽ trong đức ái, xoá bỏ các tội nhẹ và gìn giữ chúng ta, trong
tƣơng lai, khỏi các tội trọng.
6. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Ki-tô giáo.
Thánh Thể là tột đỉnh hoạt động thánh hoá của Thiên Chúa đối với chúng ta và là
tột đỉnh của hoạt động phƣợng tự chúng ta dâng lên Ngài. Bí tích Thánh Thể chứa
đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Đức Ki-tô, Đấng là
Chiên Vƣợt Qua của chúng ta.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Làm sao để việc rƣớc lễ mang lại hoa trái thực sự cho đời sống ngƣời Ki-tô hữu?
2. Chúa Giê-su Thánh Thể có chỗ đứng nào trong cuộc sống đạo của bạn cũng nhƣ trong
công việc giáo dục đức tin của bạn?
Bài 10: THÁNH LỄ
Thánh lễ là trọng tâm của đời sống kilô-hữu. Đây là nơi và là lúc chúng ta tiếp nhận Lời
Chúa và đón nhận Bánh ban sự sống. Thánh lễ là cuộc hẹn hò gặp gỡ mà Hội Thánh mời
gọi chúng ta bƣớc theo Đức Kitô. Thánh lễ nhắc chúng ta nhớ lại ngày thứ nhất trong
tuần, ngày Chúa Phục sinh. Nhƣ vậy, mỗi ngày đƣợc dự Thánh Lễ phải là ngày hết sức
vui tƣơi, trong Thánh lễ mỗi ngƣời cảm thấy mình cũng đƣợc gần kề bên Đức Kitô nhƣ
các tông đồ xƣa trong nhà tiệc ly. Bài giáo lý này giúp chúng ta khám phá rõ hơn ý nghĩa
hơn chuyển động của toàn bộ Thánh lễ.

Câu truyện hai môn đệ trên đƣờng Em-mau (x. Lc 24, 30-31).
Sau khi Chúa Giêsu chịu chết, các tông đồ rất thất vọng, sợ hãi. Bởi vì Thầy của họ
không còn nữa. Ngƣời Thầy mà họ đã từ bỏ gia đình, quê quán… để đi theo. Ngƣời Thầy
đã từng yêu thƣơng, dạy dỗ, cùng ăn, cùng uống với họ. Ngƣời Thầy mà họ hy vọng sẽ có
ngày làm vua Israel! Ngài đã bị kết án tử hình và đã chết trên thập giá. Bây giờ họ không
biết đi theo ai.
Trong tâm trạng chán nản và thất vọng nhƣ thế, hai môn đệ quyết định trở về quê nhà. Họ
đang trên đƣờng về làng Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem khoảng 11 cây số. Họ vừa đi vừa nói
chuyện về cái chết của Thầy. Lúc đó, Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra, đến bên họ và hỏi:
Các anh đang trao đổi với nhau chuyện gì vậy?
Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu nhƣng không hề nhận ra đó là Thầy mình. Rồi họ kể cho
Chúa Giêsu nghe về biến cố mới xảy ra mấy ngày qua, mấy bà ra thăm mộ Chúa nhƣng
không thấy xác Ngài đâu, và còn thấy thiên thần hiện ra với các bà và nói rằng Chúa đã
sống lại!
Chúa Giêsu giải thích Kinh Thánh cho hai ông nghe, nhƣng họ vẫn chƣa nhận ra Ngài.
Khi đến gần làng Em-mau, Chúa Giêsu vờ nhƣ muốn đi xa hơn, nhƣng hai ông đã mời
Chúa Giêsu ở lại vì trời đã gần tối.
Chúa Giêsu đã ở lại với họ. Đến bữa ăn, Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho
họ…Chính nhờ cử chỉ này mà hai môn đệ Em-mau đã nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh. Có
thể nói đây là thánh lễ đầu tiên sau khi Chúa Phục Sinh.
Theo các trình thuật Tân Ƣớc, Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa
ăn Vƣợt Qua của ngƣời Do Thái (x. Mt 26,26-29; Mc 14,22-25; Lc 22,19-20; 1Cr 11,23-
25). Chính trong bữa ăn này, Ngài đã truyền cho các Tông Đồ làm lại cử chỉ Ngài vừa
làm “Các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” (1Cr 11,25).
Các Ki-tô hữu đầu tiên đã thực hiện điều Chúa truyền dạy, mọi ngƣời đến và cùng
nhau chia sẻ bữa ăn huynh đệ. Bữa ăn này họ gọi là Bữa ăn của Chúa. (1 Cr 11, 23-25).
Dần dần việc cử hành Thánh Thể đƣợc tách rời khỏi bữa ăn thông thƣờng và mang những
nét đặc thù riêng của Ki-tô giáo.
Ngày nay khi cử hành Thánh lễ, Hội Thánh thi hành lệnh truyền mà Chúa Giê-su đã
truyền cho các Tông Đồ xƣa.

I. LỊCH SỬ THÁNH LỄ
1. Giai đoạn hình thành và phát triển
Từ thế kỷ II, chúng ta có chứng từ của thánh Giút-ti-nô tử đạo về những diễn tiến
chính của một Thánh lễ. Cho đến nay, diễn tiến này vẫn không thay đổi trong các Nghi
Lễ Phụng Vụ. Thánh Giút-ti-nô viết bản văn này vào năm 155, để giải thích cho hoàng đế
La mã An-to-ni-us Pi-us (138-161) về những gì ngƣời Ki-tô hữu cử hành:
Vào ngày Mặt Trời, nhƣ ngƣời ta thƣờng gọi, những ngƣời tín hữu trong thành phố
hay ở nông thôn đều họp lại một nơi.
Tùy thời gian cho phép, ngƣời ta đọc bút tích của các Tông Đồ và sách các ngôn sứ.
Sau khi đọc xong, vị chủ sự lên tiếng nhắn nhủ và khuyến khích mọi ngƣời sống
theo các giáo huấn và gƣơng lành tốt đẹp này.
Sau đó chúng tôi đứng dậy, dâng lời cầu nguyên lên Thiên Chúa cho chính chúng
tôi... và cho mọi ngƣời khác trên thế giới, để xứng đáng trở thành những ngƣời công
chính và trung thành tuân giữ lề luật ngay trong cuộc sống hầu đạt đƣợc ơn cứu độ
vĩnh cửu.
Sau lời nguyện, chúng tôi hôn và chúc bình an cho nhau.
Tiếp đến, một tín hữu mang bánh và một chén rƣợu có pha nƣớc đến cho ngƣời chủ
sự.
Vị chủ sự cầm lấy bánh rƣợu, nhân danh Chúa Con và Thánh Thần, dâng lời tán
tụng và tôn vinh Chúa Cha là Chúa tể càn khôn. Ông đọc một lời tạ ơn dài về việc
Thiên Chúa cho chúng ta xứng đáng lãnh nhận các hồng ân.
Khi vị chủ sự kết thúc các lời nguyện và kinh tạ ơn, mọi ngƣời hiện diện đều đồng
thanh đáp: A-men.
Sau khi vị chủ sự hoàn tất nghi thức tạ ơn và toàn dân thƣa A-men, các vị mà chúng
tôi gọi là phó tế, phân phát bánh và rƣợu có pha nƣớc đã “trở thành Thánh Thể” cho
mọi ngƣời hiện diện hƣởng dùng và đem về cho những ngƣời vắng mặt (x. Thánh
Giút-ti-nô, Hộ giáo 1,65). (GLCG 1345)
Thế rồi với thời gian, Thánh lễ đƣợc thích nghi nhiều phần. Thế nhƣng vào thời
trung cổ Phụng vụ trở thành công việc dành riêng cho hàng giáo sĩ là những ngƣời hiểu
biết tiếng La tinh; trong khi dân chúng càng ngày càng xa lạ với các cử hành Phụng vụ vì
không hiểu tiếng La tinh và những cử hành do hàng giáo sĩ thực hiện. Trong cử hành
Thánh lễ một mình linh mục làm mọi việc, còn giáo dân thụ động “xem lễ” và họ chỉ việc
đón nhận các ân huệ thánh đƣợc linh mục ban phát. Do đó dần dần ngƣời giáo dân mất ý
thức về giá trị của Thánh lễ và trở nên thờ ơ. Để lôi cuốn họ đến với Thánh lễ, các nhà
thần học kinh viện thời đó đã tìm cách cắt nghĩa giá trị của Thánh lễ theo kiểu lợi lộc vật
chất. Vì lý do này việc mua bán Thánh lễ trở nên thịnh hành, Thánh lễ đã bị lạm dụng và
trở nên nguồn thu nhập bất chính của nhiều ngƣời tham lam.
Trƣớc tình huống này nhiều phong trào canh tân Phụng vụ muốn khôi phục các giá
trị ban đầu của Thánh lễ, và công việc canh tân đạt đến đỉnh điểm nơi Công đồng Tren-tô
và Va-ti-ca-nô II.
2. Việc canh tân Phụng vụ của Công đồng Tren-tô và Va-ti-ca-nô II
Công đồng Tren-tô (thế kỷ XVI) thực chất là Công đồng canh tân và chấn chỉnh lại
các lạm dụng trong cử hành Thánh lễ trƣớc đó. Một mặt Công đồng phá tan những cách
cắt nghĩa sai lạc về Thánh lễ, mặt khác Công đồng cũng trình bày rõ ràng và chắc chắn
giáo lý về bí tích Thánh Thể, đồng thời đƣa ra các định hƣớng cho việc canh tân Phụng
vụ. Công việc canh tân này đặt nền tảng trên Truyền thống phụng vụ của những thế kỷ
đầu. Việc canh tân của Công đồng Tren-tô đã trả lại cho Thánh lễ sự trong sáng của các
cử hành thánh, đồng thời cũng khẳng định sự hiệp nhất trong toàn thể Hội Thánh khi mọi
nơi đều cử hành Thánh lễ theo một nghi lễ chung.
Đối với Công đồng Va-ti-ca-nô II (thế kỷ XX), thì việc canh tân Phụng vụ chính là
tiếp tục công việc của Công đồng Tren-tô trong thời đại mới. Không có sự mâu thuẫn
giữa nghi thức Thánh lễ của Công đồng Tren-tô (dâng lễ quay lên) với nghi thức Thánh
lễ của Công đồng Va-ti-ca-nô II (dâng lễ quay xuống). Giá trị Thánh lễ không thay đổi dù
cử hành theo nghi thức này hay nghi thức kia. Điểm nổi bật trong việc canh tân Phụng vụ
của Công đồng Va-ti-ca-nô II là việc tham dự tích cực của toàn thể dân Chúa. Từ định
hƣớng này mà Thánh lễ đƣợc cử hành bằng tiếng địa phƣơng, các nghi thức, câu đối đáp,
lời đọc và cử chỉ đều đƣợc thích nghi sao cho mọi ngƣời có thể tham dự cách dễ dàng và
tích cực.
Có thể nói hai Công đồng Tren-tô và Va-ti-ca-nô II đã đóng góp cách khác nhau
cho một cuộc canh tân Thánh lễ sâu rộng.
Công đồng Tren-tô đã điều chỉnh các lệch lạc và lạm dụng về giá trị của Thánh lễ.
Nhờ Công đồng mà toàn thể Hội Thánh đã cử hành Thánh lễ theo một nghi lễ chung.
Công đồng Va-ti-ca-nô II tái khám phá vai trò của ngƣời tín hữu, vì thế mọi cuộc
canh tân đều hƣớng đến việc tham dự của họ. Cả hai cuộc canh tân đều dựa trên Truyền
thống phụng vụ của những thế kỷ đầu và đã đem lại cho Hội Thánh luồng sinh khí mới.

II. CẤU TRÚC THÁNH LỄ


Thánh lễ hiện nay gồm hai phần chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh
Thể. Hai phần này liên kết chặt chẽ với nhau làm thành một hành vi phụng tự duy nhất.
Thật vậy, Thánh lễ là bàn tiệc gồm Lời Chúa và Thánh Thể, nơi đây các tín hữu đƣợc
giáo huấn và bổ dƣỡng.
Ngoài ra còn có nghi thức mở đầu nhằm chuẩn bị cho ngƣời tín hữu tham dự Thánh
lễ, và nghi thức kết thúc nói lên tâm tình cảm tạ đồng thời cũng là lời mời gọi các tín hữu
tham gia vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.
1. Nghi thức mở đầu
Quy chế tổng quát Sách lễ Rô-ma 2000 số 46 hƣớng dẫn: “Tất cả những gì đi trước
Phụng vụ Lời Chúa, tức là: ca nhập lễ, lời chào, nghi thức sám hối, kinh “Lạy Chúa xin
thương xót”, Kinh Vinh danh và lời nguyện nhập lễ đều có tính cách mở đầu, dẫn nhập
và chuẩn bị. Mục đích các nghi thức này là giúp cho các tín hữu đã tập họp được hiệp
thông với nhau và chuẩn bị tâm hồn để nghe Lời Chúa cho nghiêm chỉnh và để cử hành
Thánh lễ cho xứng đáng”.
Nghi thức mở đầu bao gồm các phần sau đây:
 Ca nhập lễ. Mục đích của bài ca nhập lễ là nhằm chuẩn bị cho cộng đoàn có đƣợc
sự “đồng tâm nhất trí” trƣớc khi cử hành Thánh lễ. Vì vậy bài ca nhập lễ có thể
diễn tả niềm vui khi tham dự Bàn Tiệc Thánh, hay bày tỏ thái độ tôn thờ và ngợi
khen Thiên Chúa, hay cũng có thể là thái độ thống hối.
 Hôn bàn thờ. Đây là cử chỉ tôn kính của chủ tế đối với Chúa Ki-tô vì bàn thờ là
tƣợng trƣng cho Chúa Ki-tô – Ngài vừa là Tƣ Tế và Hy lễ sắp đƣợc hiến tế – đang
hiện diện giữa cộng đoàn.
 Dấu thánh giá. Với dấu thánh giá, chủ tế mời gọi cộng đoàn bắt đầu Thánh lễ bằng
một lời tuyên xƣng đức tin về một Thiên Chúa là Cha, là Con và Thánh Thần.
Cộng đoàn biểu lộ sự đồng tâm nhất trí với lời tuyên xƣng Thiên Chúa Ba Ngôi khi
đồng thanh đáp “Amen”.
 Lời chào chúc cộng đoàn. Chủ tế chào “Chúa ở cùng anh chị em”, cộng đoàn đáp
lại “Và ở cùng cha”. Đây không phải chỉ là lời chào hỏi thông thƣờng, nhƣng còn
là một lời tuyên xƣng đức tin và diễn tả niềm vui: Thiên Chúa đang hiện diện giữa
chúng ta và chính Ngài qui tụ chúng ta để làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Ki-
tô .
 Nghi thức sám hối. Gồm kinh Thú nhận và kinh Thƣơng xót. Trƣớc hết chủ tế mời
gọi cộng đoàn: “Chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm
thánh”. Sau một giây phút thinh lặng hồi tâm, chủ tế mời cộng đoàn đọc kinh Thú
nhận để nhìn lại mối tƣơng quan của chúng ta với Thiên Chúa và với anh chị em.
Đây không phải là lúc kiểm điểm lƣơng tâm cách cặn kẽ về những tội đã phạm,
nhƣng là một hành vi thống hối đặt chúng ta về đúng vị trí của mình: chúng ta
thuộc về một dân tội lỗi nhƣng đã đƣợc Đức Ki-tô thánh hoá. Nhờ ơn Chúa mỗi
ngƣời hãy nhận ra thân phận yếu đuối tội lỗi của mình, để xin lòng thƣơng xót của
Thiên Chúa giúp ta thật lòng ăn năn. Do đó công thức chủ tế kết thúc phần sám hối:
“Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống
muôn đời” không có giá trị bí tích nhƣ công thức tha tội trong bí tích Hoà giải.
Kế đến là kinh Thƣơng xót. Đây là một trong những kinh cổ xƣa nhất của Ki-tô
giáo. Kinh Thƣơng xót là lời khẩn cầu chúng ta dâng lên Đức Ki-tô để xin lòng
thƣơng xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, xin Ngài thƣơng thanh tẩy
tâm hồn chúng ta để xứng đáng cử hành Thánh lễ.
 Kinh Vinh Danh. Là một thánh thi rất cổ kính mà Hội Thánh là một cộng đoàn
đƣợc đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn
Chúa Giê-su dƣới tƣớc hiệu Chiên Thiên Chúa. Kinh này đƣợc đọc hoặc hát trong
các Chúa nhật, các lễ trọng, lễ kính và trong các dịp lễ đặc biệt khác, trừ các Chúa
nhật mùa Vọng và mùa Chay. Nếu các lễ trọng và lễ kính trùng vào mùa Vọng và
mùa Chay thì vẫn đọc hoặc hát kinh Vinh Danh.
 Lời nguyện nhập lễ. Lời nguyện này có tính lịch sử lâu dài vì ngày xƣa khi chƣa
thành hình nghi thức sám hối và kinh Vinh Danh thì vị chủ tế đã luôn khởi đầu cử
hành phụng vụ bằng một lời nguyện để tập họp cộng đoàn và dẫn vào phụng vụ Lời
Chúa. Lời nguyện nhập lễ hôm nay đƣợc gọi là lời tổng nguyện, diễn tả đặc tính
của từng buổi lễ.
Lời tổng nguyện mang đậm nét Ba Ngôi, thƣờng hƣớng về Chúa Cha, nhờ Chúa
Ki-tô trong Chúa Thánh Thần.
Có ba yếu tố căn bản sau đây:
- Lời mời gọi cầu nguyện: “Chúng ta hãy...”
- Giây phút thinh lặng để hiệp ý với chủ tế.
- Lời nguyện. Lời nguyện này có ba phần: tung hô phẩm tính của Chúa, lời chúc tụng
hay tâm tình nài xin, và câu kết dài.
Sau khi chủ tế đọc lời nguyện xong, tất cả cộng đoàn tỏ dấu tán thành bằng câu đáp
“Amen” .
2. Phụng vụ Lời Chúa
Phần phụng vụ Lời Chúa trong cử hành Thánh lễ hiện nay bắt nguồn từ phụng tự
hội đƣờng Do Thái, bởi vì các yếu tố chính của phần này đều đã có trƣớc trong các cử
hành của Do Thái giáo: mọi ngƣời tập họp, có vị chủ toạ hƣớng dẫn cộng đoàn, tất cả
nghe Lời Chúa và một ngƣời dẫn giải bài đọc, sau cùng mọi ngƣời hát thánh ca và dâng
lời nguyện xin. Những yếu tố nêu trên tuy đƣợc giữ lại trong phụng vụ Lời Chúa hiện
nay, nhƣng tất cả đã đƣợc đọc dƣới ánh sáng mới của mầu nhiệm Vƣợt Qua.
Phụng vụ Lời Chúa còn đƣợc gọi là bàn tiệc Lời Chúa, nơi đó các tín hữu đƣợc nuôi
dƣỡng bằng chính Lời Thiên Chúa. Cấu trúc chính yếu của phụng vụ Lời Chúa là các bài
đọc trích từ Kinh Thánh, cùng với các bài hát xen giữa, thông thƣờng là Thánh vịnh hay
Thánh ca. Quan trọng nhất là bài Tin Mừng. Ngoài ra còn bài diễn giảng, kinh Tin Kính
và lời nguyện chung kết thúc phụng vụ Lời Chúa.
 Các bài đọc Kinh Thánh. Đây là lúc Thiên Chúa ngỏ lời với dân Ngài qua các
bài đọc Kinh Thánh, đặc biệt là qua bài Tin Mừng. Các bài đọc Kinh Thánh đƣợc
chọn lựa nhƣ sau:
- Thánh lễ ngày Chúa nhật, có ba bài đọc: bài đọc I trích từ Cựu Ƣớc (trừ mùa
Phục sinh. Trong mùa này chúng ta nghe đọc sách Tông Đồ Công Vụ), bài đọc II
thƣờng là một đoạn thƣ của thánh Phao-lô hay của một Tông Đồ khác, còn bài
đọc III luôn luôn là một đoạn Tin Mừng.
Các bài đọc đƣợc sắp xếp không theo thứ tự thời gian, nhƣng theo ý nghĩa thần
học và có tính cách sƣ phạm: trƣớc tiên qua bài đọc Cựu Ƣớc, chúng ta nghe
chứng từ của các bậc tiền bối trƣớc thời Chúa Giê-su; tiếp theo, qua các thƣ Tân
Ƣớc, chúng ta nghe chứng từ của các vị đã tiếp nhận mặc khải của Đức Ki-tô
Phục sinh; và sau cùng qua bài Tin Mừng chúng ta nghe lời của chính Đức Ki-tô.
Trong các Thánh lễ Chúa nhật, sách Tin Mừng đƣợc đọc theo một chu kỳ ba
năm: Năm A đọc Tin Mừng theo thánh Mát-thêu; năm B, thánh Mác-cô; năm C,
thánh Lu-ca; còn Tin Mừng theo thánh Gio-an đƣợc đọc mỗi năm trong mùa
Chay và mùa Phục sinh.
- Thánh lễ trong tuần chỉ có hai bài đọc: bài đọc I trích từ Cựu Ƣớc hoặc Tân Ƣớc
(trừ Tin Mừng), bài đọc II luôn luôn là một đoạn Tin Mừng. Bài Tin Mừng này
đƣợc phân phối nhƣ sau: các tuần 1-9 Thƣờng niên đọc Tin Mừng theo thánh
Mác-cô; các tuần 10-21 đọc Tin Mừng theo thánh Mát-thêu; và các tuần 22-34
đọc Tin Mừng theo thánh Lu-ca. Trong các mùa khác, bài Tin Mừng đƣợc chọn
theo tính chất đặc biệt của mỗi mùa.
Trong mùa Thƣờng niên, bài đọc I có chu kỳ hai năm (năm chẵn và năm lẻ), bài
đọc II (Tin Mừng) có chu kỳ một năm. Các mùa khác, bài đọc I và II đều có chu
kỳ một năm.
Các bài đọc Kinh Thánh luôn luôn đƣợc công bố ở giảng đài. Vì thế ngƣời ta không
đọc Lời Chúa từ chỗ ca đoàn vọng lên hay một nơi nào khác không phải giảng đài.
Cũng không đọc Lời Chúa cách tập thể, bởi vì Lời Chúa phải đƣợc công bố cho
mọi ngƣời nghe, chứ không phải cùng đọc theo kiểu đọc kinh chung.
Trong các bài đọc thì bài Tin Mừng chiếm vị trí quan trọng nhất vì đây chính là Lời
Đức Ki-tô nói với Hội Thánh. Chính vì thế chỉ có các thừa tác viên có chức thánh
(Giám mục, linh mục, hay phó tế) mới đƣợc công bố Tin Mừng. Cộng đoàn tín hữu
tuyên xƣng sự hiện diện của Đức Ki-tô và tỏ lòng cung kính khi đứng nghe Lời
Chúa.
 Đáp ca. Là những Thánh vịnh đƣợc đọc hoặc hát sau bài đọc I. Sau khi nghe Chúa
nói qua bài đọc Kinh Thánh, ngƣời tín hữu đáp lại bằng Thánh vịnh đáp ca. Thông
thƣờng, Thánh vịnh, và đặc biệt là câu đáp của Thánh vịnh, lặp lại một lời, một ý
nào đó vừa đƣợc công bố.
 Lời tung hô trƣớc Tin Mừng. Alleluia là tiếng Do Thái, có nghĩa là hãy chúc tụng,
ngợi khen Thiên Chúa. Nguyên thuỷ, Phụng vụ dùng từ Alleluia để diễn tả đặc tính
hân hoan trƣớc khi nghe bài Tin Mừng, trong khi Phó tế rƣớc sách Tin Mừng thì
ngƣời ta lập lại nhiều lần tiếng Alleluia. Về sau ngƣời ta thêm vào một câu ca quy
hƣớng về bài Tin Mừng sắp nghe đọc.
Alleluia đƣợc phép đọc hay hát vào các mùa phụng vụ, trừ mùa Chay (QCTQ 62).
Bởi thế các lễ trọng nào rơi vào mùa Chay cũng không đƣợc phép đọc hay hát
Alleluia.
“Ca tiếp liên, ngoài lễ Phục sinh và Hiện Xuống thì đƣợc tuỳ ý, và đƣợc hát sau
Alleluia” (QCTQ 64)
 Bài diễn giảng. Bài giảng là một thành phần của thánh lễ và cần thiết để nuôi
dƣỡng đời sống Ki-tô hữu (QCTQ 65). Đây không phải là phần nhiệm ý nhƣng là
quy định của Hội Thánh phải diễn giảng trong các ngày Chúa nhật và lễ buộc khi
có đông giáo dân tham dự (QCTQ 66).
Nội dung của bài giảng là “diễn giải một hoặc các bài đọc Thánh Kinh, hoặc một
bản văn khác thuộc phần thƣờng lễ hay phần riêng của Thánh lễ ngày đó, đồng thời
lƣu ý đến mầu nhiệm đƣợc kính nhớ, hay nhu cầu riêng biệt của thính giả” (QCTQ
65).
Việc diễn giảng trong cử hành phụng vụ chỉ dành riêng cho những ngƣời có chức
thánh, dù ngƣời đó chủ tế hay giúp lễ, đồng tế hay không đồng tế vẫn có thể giảng
trong Thánh lễ; không có việc chia sẻ theo nhóm ở trong Thánh lễ.
 Kinh Tin Kính. Kinh Tin Kính là lời tuyên xƣng đức tin để đáp lại Lời Chúa vừa
đƣợc loan báo và diễn giải trong các Thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng. Lời kinh đƣợc
cộng đoàn đọc hay hát để nhấn mạnh đức tin đòi hỏi ý thức dấn thân của mỗi ngƣời.
Kinh Tin Kính thƣờng dùng trong Thánh lễ là bản kinh của Công đồng Ni-xê a và
Công-tăng-ti-nô (tk IV), nhƣng vẫn có thể thay thế bằng kinh Tin Kính của các Tông
Đồ, hoặc dùng công thức tuyên xƣng đức tin của bí tích Rửa tội trong đêm Vọng
Phục sinh.
 Lời nguyện tín hữu. Sau phần Tuyên xƣng đức tin là Lời nguyện chung hay còn
gọi là lời nguyện tín hữu. Vào những thế kỷ đầu, các dự tòng là những ngƣời đang
thời học đạo phải ra về sau phần cử hành Lời Chúa. Những lời nguyện này là phần
riêng cho các tín hữu là những ngƣời đã đƣợc rửa tội, nên chúng đƣợc gọi là “lời
nguyện tín hữu”. Công đồng Va-ti-ca-nô II đã tái lập lại lời nguyện này trong các
Thánh lễ Chúa nhật, lễ trọng và các lễ đặc biệt.
Sau phần gợi ý cầu nguyện của chủ tế là phần xƣớng các ý nguyện do Phó tế hay
một ai đó xƣớng tại giảng đài hay một nơi nào đó thích hợp, hoặc phân chia cho
nhiều ngƣời đọc
Thứ tự những ý nguyện thƣờng là:
- Cho các nhu cầu của Hội Thánh.
- Cho chính quyền và thế giới.
- Cho một hạng ngƣời, hay một trƣờng hợp đặc biệt.
- Cho cộng đoàn địa phƣơng (QCTQ 70).
Các ý nguyện khác với lời nguyện, vì ý nguyện chỉ là câu gợi ý cho cộng đoàn cầu
nguyện, còn lời nguyện là do chủ tế cầu nguyện nhân danh cộng đoàn. Vì thế,
không nên khởi đầu bằng câu “Lạy Chúa”, làm thế sẽ lẫn lộn với lời cầu nguyện
của chủ tế.
Có thể nêu trực tiếp, chẳng hạn: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho...”; hoặc nêu lý do
rồi mới mời gọi cầu nguyện: “Thiên Chúa là đấng chậm bất bình và giàu lòng
thương xót. Chúng ta hãy cầu nguyện cho... ; Chúng ta chúc tụng Chúa..., xin
cho...”.
Mỗi ý nguyện cần ngắn gọn, dễ hiểu và chỉ nêu một ý thôi. Sau mỗi ý nguyện, cộng
đoàn biểu lộ sự đồng tình bằng một câu đáp chung hay cầu nguyện trong thinh lặng
(QCTQ 71). Lời nguyện kết của chủ tế là lời xƣng hô với Chúa Cha hoặc Chúa Giê-
su, (không xưng hô với Đức Mẹ hay các thánh) rồi lời nài xin và câu kết ngắn.
3. Phụng vụ Thánh Thể
Nếu Phụng vụ Lời Chúa vay mƣợn nhiều yếu tố của phụng tự hội đƣờng Do Thái,
thì Phụng vụ Thánh Thể lại là nét đặc trƣng của Ki-tô giáo. Sách Công vụ Tông Đồ tƣờng
thuật: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với
nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).
Trong nghi lễ bẻ bánh, các Ki-tô hữu tiên khởi chia sẻ một Tấm Bánh duy nhất là
Mình Thánh Chúa Ki-tô. Trong Phụng vụ Thánh Thể hiện nay, các Ki-tô hữu cũng chia
sẻ một Tấm Bánh duy nhất mà các Ki-tô hữu tiên khởi đã cử hành.
Phụng vụ Thánh Thể liên kết với Phụng vụ Lời Chúa để làm nên một cử hành
phụng tự duy nhất. Phụng vụ Thánh Thể bắt đầu từ việc chuẩn bị lễ vật đến hết lời
nguyện hiệp lễ, và có ba phần rõ rệt: Chuẩn bị lễ phẩm, Kinh nguyện Thánh Thể và Nghi
thức rƣớc lễ. Trung tâm của phần Phụng vụ Thánh Thể này là Kinh Tạ ơn.
 Chuẩn bị lễ phẩm. Gồm 4 phần: Sửa soạn bàn thờ và dâng lễ vật; Xông hương
của lễ và bàn thờ; Rửa tay; Lời nguyện tiến lễ.
- Sửa soạn bàn thờ và dâng lễ vật. Bàn thờ là trung tâm của cử hành Thánh Thể.
Việc sửa soạn bàn thờ gồm có trải khăn thánh, khăn lau chén, sách lễ và chén lễ.
Kế đến, chủ tế hay phó tế xuống nhận lễ vật do giáo dân dâng lên là bánh và rƣợu
để đƣa lên bàn thờ, còn những phẩm vật khác nhƣ đèn nến, hoa quả, tiền bạc...
phải để ở một nơi nào xứng hợp ngoài bàn thờ.
Việc dâng lễ vật là truyền thống đã có từ những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh.
Dân Chúa dâng bánh và rƣợu nhƣ tinh hoa của ruộng đồng và công lao của con
ngƣời, để xin Chúa biến đổi các của lễ này thành Mình và Máu Chúa Ki-tô. Việc
này vừa để tỏ lòng tri ân Thiên Chúa vì muôn ân huệ đã nhận đƣợc, và vừa nói
lên phẩm giá của con ngƣời đƣợc góp phần mình vào của lễ sẽ đƣợc biến đổi trở
nên Mình và Máu Chúa Ki-tô.
Sau lời chúc tụng trên bánh, phó tế hay linh mục pha nƣớc vào rƣợu. Theo tập
quán Rô-ma ngày xƣa, khi uống các loại rƣợu nặng, ngƣời ta pha thêm nƣớc để
giảm nồng độ, và thƣờng làm trƣớc mặt thực khách. Giáo Hội đã đón nhận cách
thực hành này và dần dần thêm vào đó những ý nghĩa mới là dấu chỉ nhân loại
đƣợc thông phần vào bản tính của Thiên Chúa: “Nhờ dấu chỉ nƣớc hòa rƣợu này,
xin cho chúng con đƣợc tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thƣơng thông
phần nhân tính của chúng con”.
Ca tiến lễ đƣợc hát ngay khi bắt đầu nhận của lễ hay chuẩn bị bàn thờ, chứ không
phải đợi chủ tế đọc lời chúc tụng trên của lễ rồi mới hát (QCTQ 74). Sau khi
nhận lễ vật xong, vẫn có thể tiếp tục hát, hoặc đọc đối đáp với điều kiện bài hát
này mang ý nghĩa tiến dâng hoặc chúc tụng.
- Xông hương của lễ và bàn thờ. Sau phần chúc tụng trên bánh và rƣợu, chủ tế có
thể xông hƣơng lễ vật, bàn thờ, thánh giá rồi Phó tế hoặc giúp lễ xông hƣơng cho
chủ tế, vì thừa tác vụ thánh, và cộng đoàn, vì phẩm giá phép Rửa. Việc xông
hƣơng là hình ảnh của lời cầu nguyện và lễ vật của dân Chúa nhƣ hƣơng trầm toả
bay dâng lên trƣớc tôn nhan Thiên Chúa. Việc xông hƣơng còn nói lên sự kính
trọng.
Nếu dùng lƣ hƣơng thì lúc này chủ tế tiến ra bỏ hƣơng hay vái nhang theo tập tục
địa phƣơng, chứ không phải là nhận lễ vật rồi vái nhang luôn cho tiện.
- Rửa tay. Việc rửa tay có ngay từ lúc ban đầu vì lễ vật ngày xƣa là những hoa màu
ruộng đất và cả những vật dụng của đời sống để trợ giúp ngƣời nghèo và các sinh
hoạt của Hội Thánh, nên chủ tế cần rửa tay trƣớc khi dâng lễ. Ngày nay nghi thức
rửa tay vẫn đƣợc duy trì nhƣng mang ý nghĩa thanh tẩy: “Biểu lộ lòng ao ƣớc
đƣợc thanh tẩy trong tâm hồn” (QCTQ 76).
- Lời mời gọi. “Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em
đƣợc Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận”, thoạt đầu là lời của chủ tế nói với
những ngƣời dâng lễ vật ngay khi họ dâng lễ vật, bây giờ đƣợc đổi ra sau nhƣ
muốn nói với toàn thể cộng đoàn phụng vụ, rằng lễ vật của chủ tế dâng cũng là
của toàn thể dân Chúa.
- Lời nguyện tiến lễ. Lời nguyện tiến lễ kết thúc phần chuẩn bị lễ vật để dẫn vào cử
hành Thánh Thể. Lời nguyện này diễn tả tâm tình tạ ơn và xin Chúa thƣơng nhận
của lễ đƣợc Hội Thánh dâng tiến để trở thành Mình và Máu Chúa Ki-tô.
 Kinh nguyện Thánh Thể hay kinh Tạ Ơn. Là trung tâm và đỉnh cao của toàn bộ
cử hành Thánh Thể (QCTQ 78). Nội dung của kinh Nguyện Thánh Thể là tạ ơn và
thánh hoá, nghĩa là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Chúa Ki-tô, qua vai trò
chủ tế, để tạ ơn và tuyên xƣng các kỳ công của Thiên Chúa, đồng thời xin ơn
thánh hoá Hội Thánh. Cấu trúc Kinh nguyện Thánh Thể gồm tám yếu tố chính yếu
sau đây: Kinh tiền tụng, Kinh Thánh Thánh Thánh, Kinh Nài xin Chúa Thánh
Thần xuống thánh hoá lễ vật, Tường thuật việc thiết lập bí tích Thánh Thể, Kinh
Tưởng niệm, Lời nguyện dâng tiến, Lời chuyển cầu cho Hội Thánh hiệp thông,
Vinh tụng ca.
- Kinh tiền tụng. Bắt đầu bằng lời đối thoại giữa chủ tế và cộng đoàn: “Chúa ở
cùng anh chị em – Và ở cùng Cha; Hãy nâng tâm hồn lên...” cho đến câu dẫn vào
kinh Thánh Thánh Thánh. Đây là lời mời gọi nhằm biểu lộ tính duy nhất của
cộng đoàn phụng tự trong lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa. Việc hƣớng tâm hồn lên
là thái độ của con ngƣời đƣợc phục sinh, của ngƣời chỉ tìm kiếm những thực tại
trên trời nơi Chúa Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Sau lời đối thoại, mọi lời
tiền tụng đều gồm ba phần rõ rệt: Lời tạ ơn Chúa Cha nhờ Chúa Ki-tô, lý do tạ ơn
hay dẫn chứng một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm đang đƣợc cử hành, và câu
dẫn vào kinh Thánh Thánh Thánh.
- Kinh Thánh Thánh Thánh. Là lời kinh kết hợp lời tung hô của các thiên thần
trong sách I-sai-a 6,3 và lời tung hô của dân Do Thái đón tiếp Đức Giê-su tiến
vào Giê-ru-sa-lem để bắt đầu cuộc Vƣợt Qua của Ngài. Hội Thánh đọc kinh này
trƣớc phần truyền phép để nối kết với cuộc Vƣợt Qua của Đức Ki-tô mà khởi đầu
là bữa Tiệc ly.
- Kinh Nài xin Chúa Thánh Thần xuống thánh hoá lễ vật. “...vì thế... xin Cha đổ
ơn Thánh Thần xuống mà thánh hoá của lễ để biến thành Mình và Máu Đức Giê-
su Ki-tô”. Kinh Nài xin này đóng một vài trò quan trọng vì chỉ có Thánh Thần
mới có quyền năng biến đổi bánh và rƣợu nên Mình Máu Đức Ki-tô .
Kinh Nài xin Chúa Thánh Thần mang hai ý nghĩa: Ngài là Đấng thánh hoá lễ vật
nên Mình và Máu Chúa, và Ngài cũng là Đấng thánh hoá Thân Thể Đức Ki-tô,
tức Hội Thánh. Vì thế chúng ta thấy có hai lời nài xin Chúa Thánh Thần: một lời
nài xin trƣớc khi truyền phép để xin Chúa Thánh Thần thánh hoá lễ vật, và một
lời nài xin sau kinh Tưởng niệm (chỉ có trong kinh Tạ Ơn II, III và IV) để xin
Chúa Thánh Thần thánh hoá và liên kết các tín hữu trở nên Thân Thể Chúa Ki-tô.
- Tường thuật việc thiết lập bí tích Thánh Thể. Linh mục lặp lại những lời Chúa
Giê-su đã đọc trên bánh và rƣợu trong Bữa Tiệc Ly (1Cr 11,23-26). “Trong phần
tƣờng thuật việc lập Bí tích Thánh Thể, nhờ hiệu lực của lời và cử chỉ Đức Ki-tô,
cũng nhƣ quyền năng của Thánh Thần, bánh rƣợu trở thành Mình và Máu Đức
Ki-tô, lễ vật chính Ngài đã dâng trên thập giá” (GLHTCG 1353). Vì thế sau lời
nguyện truyền phép bánh và rƣợu không còn nhƣ trƣớc nữa nhƣng đã trở nên
Mình và Máu đích thực của Chúa Ki-tô. Sự hiện diện của Chúa Ki-tô trong hình
bánh và hình rƣợu có giá trị trƣờng tồn sau khi truyền phép, do đó ngƣời tín hữu
tỏ lòng tôn thờ và kính cẩn mỗi khi đến trƣớc Mình, Máu Đức Ki-tô
Khi tƣờng thuật lại việc Đức Ki-tô thiết lập Thánh Thể, Hội Thánh muốn minh
chứng đức tin của mình vào sự hiện diện thực sự của Đức Ki-tô và chính Chúa cử
hành qua thừa tác vụ của Hội Thánh.
- Kinh Tưởng niệm. “Lạy Chúa chúng con loan truyền...” là lời tuyên xƣng đức tin
về sự hiện diện đích thực của Đức Ki-tô trong bí tích Thánh Thể. Đồng thời cũng
là lời công bố của Hội Thánh về mầu nhiệm Vƣợt Qua của Đức Ki-tô cho thế
giới trong niềm hy vọng trông đợi Ngài lại đến trong vinh quang.
- Lời nguyện dâng tiến. Đây là lời kinh dâng lên Chúa Cha, xin Ngài ban Chúa
Thánh Thần, Đấng thánh hoá lễ vật nên Mình và Máu Đức Ki-tô, để chính Thánh
Thần cũng thánh hoá Thân Thể sống động của Đức Ki-tô là Hội Thánh.
- Lời chuyển cầu cho Hội Thánh hiệp thông. Phần chuyển cầu nhớ đến mọi thành
phần của Hội Thánh:
. Hội Thánh khải hoàn gồm Đức Ma-ri-a và các thánh.
. Hội Thánh lữ hành gồm: Đức Giáo hoàng, các Giám mục, linh mục, phó tế và
toàn thể cộng đoàn tín hữu.
. Hội Thánh đau khổ là những ngƣời đã chết và đang đƣợc thanh luyện.
- Vinh tụng ca. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, ...” là lời tung hô
kết thúc Kinh Nguyện Thánh Thể. Đó là lời ca ngợi tôn vinh Chúa Cha trong
Chúa Ki-tô hiệp nhất với Chúa Thánh Thần.
 Nghi thức hiệp lễ. Phần này bắt đầu từ kinh Lạy Cha cho đến hết lời nguyện hiệp
lễ. Đây là phần ngƣời tín hữu tham dự bàn tiệc Thánh Thể, họ đƣợc mời gọi đến
lãnh nhận Mình và Máu Chúa Ki-tô, để đƣợc nuôi dƣỡng và đón nhận sự sống đời
đời của Ngài. Nghi thức hiệp lễ gồm: kinh Lạy Cha, kinh xin bình an, nghi thức
chúc bình an, nghi thức bẻ bánh, hiệp lễ và lời nguyện hiệp lễ.
- Kinh Lạy Cha. Đây chính là lời kinh Chúa dạy. Kinh Lạy Cha đƣợc đọc trong
Thánh lễ giúp chúng ta dọn lòng hiệp lễ. Chúng ta hiệp nhất nên một với Chúa
Giê-su và hiệp nhất với mọi ngƣời là anh em của chúng ta.
- Kinh xin bình an. Linh mục đọc kinh này nhắc chúng ta nhớ rằng bình an là ơn
của Chúa, là ơn mà chúng ta phải luôn luôn xin Ngài bằng tâm tình tin tƣởng
cậy trông.
- Nghi thức chúc bình an. Khi chúc bình an, các tín hữu tỏ bày cho nhau sự hiệp
thông trong Hội Thánh và lòng yêu thƣơng nhau, trƣớc khi thông hiệp bí tích
Thánh Thể (QCTQ 82).
- Nghi thức bẻ bánh. Nghi thức này mang những ý nghĩa sau đây:
. Là cử chỉ của Chúa Giê-su khi Ngài bẻ bánh và phân phát cho các môn đệ
trong Bữa Tiệc Ly.
. Là cách biểu lộ rõ nét toàn thể Mình và Máu Đức Ki-tô đƣợc trao ban cho
nhân loại.
. Diễn tả sự hiệp nhất giữa mọi Ki-tô hữu, khi họ chia sẻ và hiệp thông vào
một Tấm Bánh duy nhất là Mình Đức Ki-tô.
Việc chủ tế bỏ một chút Mình Thánh vào Máu Thánh
là dấu chỉ sự sống của Đức Ki-tô là một, gồm cả Mình và Máu Ngài.
Trong khi chủ tế bẻ bánh thì cộng đoàn đọc hay hát kinh Chiên Thiên Chúa.
- Hiệp lễ. “Hiệp lễ là đón nhận chính Chúa Ki-tô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta”
(GLHTCG 1382)
Khi linh mục trao Mình Thánh Chúa và nói: “Mình Thánh Chúa Ki-tô”, ngƣời
tín hữu thƣa: “Amen”. Tiếng Amen này là lời đáp lại hồng ân Chúa ban qua việc
rƣớc Bánh Hằng Sống, đó cũng là lời tuyên xƣng đức tin: “Con tin thật đây là
Mình Thánh Chúa Ki-tô”.
. Việc rƣớc lễ dƣới hai hình: Hội Thánh khuyến khích việc rƣớc Mình và Máu
Thánh Chúa vì điều này hoàn toàn phù hợp với lời mời của Chúa Giê-su:
“Hãy cầm lấy mà ăn”, “Hãy cầm lấy mà uống”. Nhƣng khi có nhiều ngƣời
tham dự Thánh lễ, việc cho rƣớc lễ dƣới hai hình bánh và rƣợu gặp nhiều khó
khăn cụ thể nên ngƣời tín hữu ít khi đƣợc rƣớc lễ dƣới hai hình thức. Điều
quan trọng ở đây là khi chỉ rƣớc Mình Thánh Chúa hoặc chỉ rƣớc Máu Thánh
Chúa, ngƣời tín hữu đều rƣớc Chúa Giê-su Ki-tô trọn vẹn. Ngài hiện diện
thật sự và trọn vẹn ngay chỉ dƣới một hình thức (Sắc lệnh của Công Đồng
Tren-tô, khoá họp 13, năm 1551).
. Có thể rƣớc lễ nhiều lần trong ngày không? Theo Giáo Luật, ai đã rƣớc lễ rồi
thì có thể rƣớc lễ một lần nữa trong ngày đó, nhƣng chỉ ở trong thánh lễ mà
họ tham dự mà thôi. (GL 917)
. Nên rƣớc lễ bằng tay hay bằng miệng? Hội Thánh cho phép ngƣời tín hữu
đƣợc tự do chọn một trong hai cách rƣớc lễ. Điều cốt yếu là đón rƣớc Mình
Thánh Chúa với tất cả lòng cung kính.
. Các tín hữu không tự động đến lấy bánh thánh, mà nhận bánh thánh từ tay
linh mục, phó tế hay từ một thừa tác viên. Ở bữa Tiệc Ly cũng vậy. Chính
Chúa Giê-su đã trao ban bánh và rƣợu cho các môn đệ của mình.
Thánh Thể là ân huệ đƣợc ban tặng cho chúng ta. Ta không tự mình cầm lấy
đƣợc, nhƣng đón nhận từ một ngƣời khác. Ai đón nhận bánh thánh là đón
nhận ơn cứu độ, vì ngƣời ấy đón nhận chính Đấng Cứu Thế là Đấng hiện
diện dƣới hình bánh.
- Lời nguyện hiệp lễ. Đây là lời nguyện cuối cùng của Thánh lễ. Lời nguyện này
là lời tạ ơn vì hồng ân hiệp lễ và là lời cầu xin cho mầu nhiệm đã cử hành sinh
hiệu quả trong mọi sinh hoạt thƣờng ngày.
4. Nghi thức kết thúc
Nghi thức kết thúc gồm phép lành và lời giải tán.
 Phép lành của chủ tế. Phép lành cuối lễ có nghĩa là xin Thiên Chúa Ba Ngôi
chúc phúc và gìn giữ tất cả mọi ngƣời.
Phép lành cuối lễ đã có từ rất sớm trong Hội Thánh. Lúc ban đầu chỉ có Đức Giáo
Hoàng ban phép lành cuối lễ cho hàng giáo sĩ; sau đó các giám mục cũng ban
phép lành trong các thánh lễ do các ngài chủ toạ; cuối cùng khi phép lành cuối lễ
đƣợc mở rộng cho toàn thể dân chúng, lúc đó các linh mục cũng đƣợc phép ban
phép lành.
 Lời giải tán. “Lễ xong chúc anh chị em ra về bình an” đây không chỉ là lời chúc
lành nhƣng còn là một lời sai đi. Tiếng La tinh “Ite missa est” có nghĩa “Anh chị
em hãy ra đi, thánh lễ đã xong” “để ai nấy vừa trở về với công việc tốt lành của
mình, vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa” (QCTQ 90). Trong tiếng Anh, lời giải
tán mang ý nghĩa: “Hãy đi ra bình an để yêu mến và phục vụ Chúa”. Ra đi để yêu
thƣơng và phục vụ Chúa trong mọi ngƣời, để loan báo Tin Mừng cho thế giới về
hồng ân ngƣời Ki-tô hữu vừa lãnh nhận trong Thánh lễ.

5. Tóm kết:

Thánh Lễ Tạ ơn là sự tái diễn Bữa Tiệc Ly và Hy tế đền tội thay cho nhân loại của
Chúa Kitô xƣa trên thập giá đƣợc làm sống lại trên bàn thờ ngày nay qua nghi thức phụng
vụ thánh mà Giáo Hội cử hành. Vì thế, Thánh Lễ Tạ ơn là việc thờ phƣợng cao trọng
nhất, đẹp lòng Thiên Chúa nhất và có giá trị cứu rỗi nhất mà Giáo Hội dâng lên Chúa Cha
nhờ Chúa Kitô và hiệp với Chúa Kitô qua tác vụ của các thừa tác viên có chức thánh là
Giám mục hay Linh mục.
Chính vì ý nghĩa và giá trị thiêng liêng lớn lao này của Thánh Lễ Tạ ơn mà mọi
ngƣời tín hữu đƣợc mời gọi nên siêng năng tham dự Thánh Lễ để hiệp cùng với Chúa
Giêsu và nhờ Ngƣời, chúng ta dâng lên Chúa Cha lễ vật là chính hồn xác chúng ta cùng
với mọi vui buồn sƣớng khổ đang trải qua trong cuộc sống hiệp thông với hy sinh cực
trọng của Chúa Kitô để xin ơn tha thứ và phúc lành cho mình và cho ngƣời khác, còn
sống cũng nhƣ đã qua đời.

 Giúp ghi nhớ


1. Thánh lễ là trọng tâm đời sống Ki-tô hữu, là nguồn mạch và tột đỉnh đời sống Ki-tô
hữu (x. GH 11). Bởi vì các bí tích và mọi hoạt động tông đồ trong Hội Thánh đều
gắn liền với bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Phép Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải
thiêng liêng của Hội Thánh, đó là Chúa Ki-tô. Hơn nữa, trong Thánh lễ, chúng ta
tiếp nhận Lời Chúa, đón nhận Bánh Thánh ban sự sống là chính Chúa Ki-tô và là
nơi hiệp nhất cộng đoàn dân Chúa. (x GLCG 1324 - 1325)
2. Thánh lễ Chúa nhật nhắc chúng ta nhớ lại “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày Chúa
Phục Sinh, ngày dành riêng để thờ phƣợng Chúa và làm các việc bác ái. Ta phải sốt
sắng tham dự Thánh lễ Chúa nhật và sống tâm tình vui tƣơi vì đƣợc kết hợp mật
thiết với Đức Ki-tô và anh chị em mình hơn mọi ngày khác.
3. Ngoài Nghi thức mở đàu và nghi thức kết thúc, Thánh lễ hiện nay gồm hai phần
chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. Hai phần này liên kết chặt
chẽ với nhau làm thành một hành vi phụng tự duy nhất. Thánh lễ là bàn tiệc gồm
Lời Chúa và Thánh Thể, nơi đây các tín hữu đƣợc giáo huấn và bổ dƣỡng.
4. Ngày nay Hội Thánh cử hành Thánh lễ trƣớc tiên nhằm kính nhớ mầu nhiệm Tử
nạn và Phục sinh của Chúa Ki-tô, cùng làm cho mầu nhiệm ấy trở thành sống động
trong hiện tại. Qua Thánh lễ, Hội Thánh cũng muốn kết hiệp mọi hy sinh của Hội
Thánh với lễ hy sinh của Chúa Ki-tô, hầu dâng lên để cảm tạ và ngợi khen Thiên
Chúa Cha. Sau nữa là để đền bù tội lỗi của kẻ sống cũng nhƣ kẻ chết, đồng thời cầu
xin ơn lành hồn xác cho mọi ngƣời. Cuối cùng Hội Thánh dâng Thánh lễ nhằm
mong chờ ngày Chúa Ki-tô lại đến trong vinh quang

 Gợi ý suy nghĩ


1. Theo bạn, tại sao chúng ta cần tìm hiểu và khám phá về ý nghĩa của các nghi thức
phụng vụ trong Thánh lễ?
2. Chúa Ki-tô đã lập bí tích Thánh Thể ngày thứ năm Tuần Thánh, vậy tại sao Hội Thánh
không buộc tham dự Thánh lễ vào ngày thứ năm, mà lại buộc tham dự Thánh lễ vào
ngày Chúa nhật?
3. Dự lễ qua đài truyền hình hoặc truyền thanh có đƣợc coi là tham dự Thánh lễ thật sự
hay không? Có đƣợc miễn trừ đến nhà thờ tham dự Thánh lễ hay không?
4. Làm sao để các bạn trẻ (học sinh giáo lý) yêu mến Thánh lễ, tham dự Thánh lễ cách
chủ động và tích cực, cũng nhƣ sống ý nghĩa sâu xa của Thánh lễ trong cuộc sống
thƣờng ngày của mình?

Bài 11: BÍ TÍCH GIAO HOÀ


Các bí tích khai tâm ban cho ngƣời tín hữu sự sống mới. Tuy nhiên sự sống mới này
đƣợc chứa đựng trong những bình sành mỏng dòn là con ngƣời yếu đuối (x.2Cor 4,7). Vì
thế, sự sống siêu nhiên thƣờng bị tội lỗi và nết xấu làm tổn thƣơng! Phải làm gì để cứu
vãn ? phải lãnh nhận Bí tích Giao hòa.
Những ai đến lãnh nhận bí tích Giao hoà đều đƣợc Thiên Chúa nhân từ tha thứ
những xúc phạm đến Ngài. Đồng thời, họ đƣợc giao hòa với Hội Thánh đã bị tội lỗi của
họ làm tổn thƣơng. (x. GH 11; GLCG 1422).

I. BÍ TÍCH GIAO HOÀ LÀ GÌ?


Bí tích Giao hoà là bí tích Chúa Giê-su đã lập để tha các tội ta phạm từ khi lãnh
nhận bí tích Rửa tội về sau, cùng giao hoà ta với Chúa và Hội Thánh (x. GLCG 1446).
Bí tích Giao hoà còn đƣợc gọi là bí tích Hoán cải, bí tích Thống hối, bí tích Xƣng
tội và bí tích Giải tội.
 Bí tích Hoán cải: Tội lỗi làm con ngƣời lìa xa Thiên Chúa, nhƣng bí tích này thực
hiện lời Chúa Giê-su kêu gọi tội nhân hoán cải (x. Mc 1,15) để trở về với Chúa
Cha (x. Lc 15,18).
 Bí tích Thống hối: tên gọi này nhấn mạnh hành động sám hối của hối nhân là ăn
năn và dốc lòng chừa tội.
 Bí tích Xưng tội: Việc thú nhận xƣng tội với linh mục là một yếu tố thiết yếu
củabí tích này. Theo một nghĩa sâu xa hơn, bí tích này cũng là một việc “tuyên
xƣng”, tức là nhìn nhận và ca ngợi Thiên Chúa thánh thiện và giàu lòng thƣơng
xót đối với tội nhân.
 Bí tích Giải tội: nói lên hiệu quả của bí tích cũng nhƣ hành động của linh mục.
Nhờ lời xá giải của linh mục nhân danh Chúa tha tội (giải tội) cho tội nhân, Thiên
Chúa ban cho tội nhân ơn “tha thứ và bình an.”
 Bí tích Giao hoà: tên gọi này nói lên hiệu quả của bí tích. Nhờ bí tích này mà hối
nhân đƣợc giao hoà với Thiên Chúa và Hội Thánh. (x. TYGL 296; GLCG 1423-
1424)

II. BÍ TÍCH GIAO HOÀ TRONG CHƢƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ


1. Cựu Ƣớc
Ngay từ Cựu Ƣớc, Thiên Chúa đã khởi xƣớng cuộc hoà giải giữa nhân loại với Ngài
bằng cách luôn luôn tha thứ cho con ngƣời.
Ngài tự mặc khải là “Thiên Chúa nhân hậu và thƣơng xót” (Xh 34,6). Đấng sẵn
lòng nguôi “cơn giận” (Tv 85,4; 103, 8-12). Tội lỗi của dân Ít-ra-en đã bẻ gãy Giao ƣớc
Si-nai, nhƣng Thiên Chúa không ngã lòng, mà chính Ngài lại khởi xƣớng giao ƣớc mới
và vĩnh cửu: “Ta sẽ lập với nhà Ít-ra en và nhà Giu-đa một giao ước mới....Ta sẽ tha thứ
tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (x. Gr 31,31-34; Ed
36,24-30). Đó chính là một cuộc hoà giải mà Thiên Chúa đã đề nghị với ngƣời bạn bất
trung của Ngài (x. Hs 2,16-22), với những đứa con phản loạn của Ngài (x. Ed 18, 31-32).
Tất cả nghi thức “xá tội” theo phụng tự Mô-sê đƣợc ấn định để thanh tẩy mọi tội, đều
nhằm hoà giải con ngƣời với Thiên Chúa (x. Lv 4). Tuy nhiên, thời giờ tha thứ tất cả mọi
tội lỗi vẫn chƣa đến và những kẻ trung thành với Thiên Chúa đích thực vẫn chờ đợi một
điều gì tốt đẹp hơn. (Điển ngữ thần học Thánh Kinh)
2. Tân Ƣớc
Sự hoà giải trọn vẹn và dứt khoát đã đƣợc hoàn thành bởi Chúa Giê-su Ki-tô,
“Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại”(1 Tm 2,5).
a. Tiếng gọi hoán cải
“Thời giờ đã mãn và Triều Đại của Thiên Chúa đã gần đến. Anh em hãy sám hối và
tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Tiếng gọi hoán cải là thành phần thiết yếu trong lời công
bố Nƣớc Trời. Tiếng gọi ấy trƣớc hết đƣợc gửi đến những ai chƣa nhận biết Chúa Ki-tô
và Tin Mừng của Ngài. Vì thế, Rửa tội là bí tích tha tội và dẫn đƣa ta vào đời sống mới .
Tuy nhiên, bí tích Rửa tội không hủy diệt sự yếu đuối và xu hƣớng chiều theo tội
lỗi nơi bản tính con ngƣời. Chính vì thế, hoán cải là cả một hành trình dài và cuộc sống
ngƣời tín hữu là cuộc chiến đấu liên lỉ chống lại tội lỗi (x. TYGL 299; GLHTCG 1427-
1429).
Chúa Giê-su kêu gọi con ngƣời hoán cải nội tâm, đó là sự hoán cải của con tim: hối
hận vì đã xúc phạm đến Chúa, là quyết tâm thay đổi đời sống, dứt khoát với cái xấu,
trông cậy và tín thác vào lòng thƣơng xót của Chúa. Hoán cải nhƣ thế không phải là việc
dễ dàng. Vì thế, hoán cải trƣớc hết là do ân sủng Chúa ban. Chính Chúa nâng đỡ, để ta có
thể làm lại cuộc đời. Càng khám phá tình thƣơng của Chúa, ta càng chê ghét tội lỗi và
không muốn bị xa cách Chúa. Thánh Thần vừa là Đấng soi sáng giúp ta nhận ra con
ngƣời thật và tội lỗi của mình, vừa là Đấng An ủi giúp ta ăn năn sám hối (x. TYGL 300-
301; GLCG 1430-1439).
b. Chúa Giê-su lập bí tích Giao hoà
Suốt thời gian rao giảng Chúa Giê-su đã gặp rất nhiều bệnh nhân. Ngài cảm thƣơng
họ (Mt 20,34), không cần phân biệt cơn bệnh tự nhiên hay cơn quỷ ám, Chúa Giê-su trừ
đuổi ác thần và chữa lành những ai bệnh tật (Mt 8,16). Ngài chữa lành ngƣời phung hủi
(Mc 1,40-45), ngƣời mù từ lúc mới sinh ( Ga 9), và tha thứ tội lỗi cho ngƣời bại liệt (Mt
9,1-8)v.v... Việc chữa lành bệnh tật và tha thứ tội lỗi mà Chúa Giê-su thực hiện cho con
ngƣời, là hình ảnh của bí tích Giao hoà.
Bí tích Rửa tội tha tội cho ta nhƣng không tiêu hủy sự yếu đuối của bản tính con
ngƣời, cũng nhƣ sự hƣớng chiều theo tội lỗi. Chính vì tội bẻ gãy mối hiệp thông của ta
với Chúa và với Hội Thánh, nên ta cần đƣợc Thiên Chúa tha thứ và đƣợc giao hòa với
Hội Thánh. Vì thế, Chúa Ki-tô đã thiết lập bí tích Giao Hoà để những ngƣời đã lãnh nhận
bí tích Rửa Tội, có thể ăn năn trở lại, một khi họ xa lìa Ngài vì tội lỗi (x. TYGL 297).
Chúa Ki-tô thiết lập Bí tích này khi Ngài sống lại và hiện ra với các Tông Đồ vào
chiều ngày Phục sinh, Ngài nói với họ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần; anh em tha
tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga
20,22-23). ( x. TYGL 298)
3. Chúa Giê-su ban cho Hội Thánh quyền tha tội nhân danh Ngài (x. Ga 20, 21-23).
Trong cuộc sống trần thế, khi Chúa Giê-su tha tội cho ai, Ngài còn cho thấy hiệu
quả của việc tha tội: Ngài đã đƣa những ngƣời đƣợc tha tội hoà nhập lại với cộng đoàn
dân Chúa, vì tội đã tách lìa hoặc khai trừ họ ra khỏi cộng đoàn. Vì thế, khi trao cho Hội
Thánh quyền tha tội, Ngài cũng trao cho Hội Thánh quyền giao hòa tội nhân với Hội
Thánh: “Thầy sẽ trao cho anh em chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh em cầm buộc điều
gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh em tháo cởi điều gì, trên trời cũng
sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,19). Hội Thánh đã thực thi quyền bính Chúa Giê-su trao
phó trong cử hành bí tích Giao hoà (x. GLCG 1443-1444).

III. NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH GIAO HOÀ


Có hai yếu tố chính của bí tích Giao hoà: hành vi của ngƣời sám hối, dƣới tác động
của Chúa Thánh Thần, và lời xá giải của linh mục, nhân danh Đức Ki-tô, trao ban ơn tha
thứ và xác định cách đền tội (x. TYGL 302; GLCG 1447-1449).
1. Hành vi của hối nhân:
Để lãnh nhận bí tích Giao hòa, hối nhân phải tự nguyện thi hành tất cả những việc
sau: xét mình, thật lòng ăn năn, xƣng tội, khiêm tốn và thành tâm đền tội (x. TYGL 303;
GLCG 1450).
- Xét mình là nhìn lại đời sống của mình dƣới ánh sáng Lời Chúa, nhất là Mƣời
Điều Răn, Bài giảng trên núi, và Giáo huấn các Tông Đồ trong ba tƣơng quan (3
bổn phận) với Thiên Chúa, với anh chị em đồng loại và với chính bản thân mình.
Không thể giao hòa cùng Thiên Chúa và Hội Thánh mà trƣớc đó lại không chịu
nhìn nhận tội lỗi của mình.
- Ăn năn tội là đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay
không phạm tội nữa. Có hai cách ăn năn tội:
 Ăn năn tội cách trọn là ăn năn vì lòng mến, mến Chúa trên hết mọi sự. Việc ăn
năn tội này tha các tội nhẹ và cũng đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nếu hối nhân
quyết tâm đi xƣng tội càng sớm càng tốt.
 Ăn năn tội cách chẳng trọn là ăn năn vì sợ, sợ án phạt đời đời và sợ các hình
phạt khác. Việc ăn năn tội này không tha các tội trọng, nhƣng cũng là ân huệ của
Thiên Chúa, thúc đẩy hối nhân làm hòa với Chúa và Hội Thánh cách trọn vẹn
trong Bí tích Giao hòa (x. GLHTCG 1451-1454).
- Xƣng tội: Bằng việc xƣng tội, hối nhân thẳng thắn nhìn nhận mình tội lỗi, nhận
trách nhiệm về tội đã phạm, nhờ đó đƣợc đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa và
hiệp thông với Hội Thánh, để sống đời sống mới. Lời thú tội với linh mục là
phần cốt yếu của bí tích Giao hoà. Hối nhân phải xƣng thú hết các tội trọng, kể cả
những tội thầm kín nhớ đƣợc sau khi xét mình cẩn thận. Ai cố tình giấu tội,
ngƣời ấy không sẵn sàng đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa qua trung gian linh
mục (x. TYGL 304; GLCG 1455-1456) .
Ngoài ra, còn có những đòi hỏi liên quan đến bí tích Giao hòa:
Mọi tín hữu khi đến tuổi khôn buộc phải xƣng các tội trọng của mình ít nhất một
năm một lần. Khi biết mình đang mắc tội trọng, không đƣợc rƣớc Mình Thánh
Chúa nếu chƣa xƣng tội, trừ khi không thể đi xƣng tội, có thể giục lòng ăn năn tội
cách trọn. Trƣớc khi đƣợc Rƣớc Lễ lần đầu, trẻ em phải lãnh nhận bí tích Giao
hòa (x. TYGL 305; GLCG 1457; GL 914. 916).
Hội Thánh cũng khuyên tín hữu xƣng các tội nhẹ. Việc xƣng tội thƣờng xuyên
giúp huấn luyện lƣơng tâm, giúp ta chiến đấu chống lại các khuynh hƣớng xấu,
đƣợc Chúa Ki-tô nâng đỡ và tiến bƣớc trong đời sống mới (x. TYGL 306; GLCG
1458).
Công thức tha tội mà linh mục ban lời xá giải chứa đựng nội dung chính yếu của
bí tích: “Thiên Chúa là Cha hay thương xót đã nhờ sự chết và sống lại của Con
Chúa mà giao hoà thế gian với Chúa, và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa
dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an. Vậy cha tha
tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
- Việc đền tội: Bí tích Giao hòa tha thứ tội, nhƣng không xóa bỏ những hậu quả xấu
của tội. Vì thế, nếu có những tội gây thiệt hại cho tha nhân ta phải đền bù vì đức
công bằng, chẳng hạn: trả lại đồ vật đã lấy cắp, khôi phục danh dự cho ngƣời
khác,v.v.... Ngoài ra, tội còn làm cho chính bản thân ta yếu đi; và mối tƣơng quan
với Thiên Chúa và tha nhân bị tổn thƣơng. Chính vì thế, cùng với ơn tha tội, hối
nhân còn phải làm việc gì đó đền bù, và phục hồi sức mạnh thiêng liêng. Đó là ý
nghĩa đền tội. Cha giải tội sẽ tùy theo mức độ tội phạm của hối nhân mà ra việc
đền tội cho thích hợp và ích lợi. Việc đền tội nhƣ vậy cũng gọi là thống hối. Chính
nhờ Chúa Giê-su Ki-tô mà ta có thể đền bù tội lỗi đã phạm (x. GLCG 1459-1460).
2. Các hình thức khác cử hành bí tích Giao hoà
Bí tích Giao hòa cũng có thể đƣợc cử hành trong khung cảnh sám hối cộng đồng.
Cộng đoàn cùng cử hành Phụng vụ Lời Chúa, nghe giảng, xét mình và sám hối chung,
nhƣng sau đó mỗi ngƣời sẽ xƣng tội riêng với linh mục. Việc cử hành này làm nổi bật ý
nghĩa Hội Thánh của bí tích Giao hòa.
Trong trƣờng hợp khẩn thiết nhƣ nguy tử, hoặc không đủ các linh mục giải tội,
khiến giáo dân không thể Rƣớc lễ, có thể cử hành hòa giải cộng đồng và tha tội chung.
Trong trƣờng hợp này, ngƣời tín hữu phải quyết tâm xƣng riêng những tội trọng khi
thuận tiện.
Tuy nhiên, xƣng tội và giải tội riêng vẫn là hình thức thông thƣờng nhất; trong đó
Chúa Ki-tô nói với từng ngƣời: “Cha tha tội cho con”. Ngài là Thầy Thuốc chăm sóc
từng bệnh nhân và dẫn đƣa họ trở về với sự hiệp thông huynh đệ. Cho dù giải tội riêng,
đừng quên rằng ở tự bản chất, cử hành bí tích là một hành vi phụng vụ, và vì thế mang
tích công khai và Cộng đoàn Hội Thánh (x. TYGL 311; GLCG 1480-1484).

IV. THỪA TÁC VIÊN BÍ TÍCH GIAO HOÀ


Thừa tác viên của bí tích Giao hòa là các Giám mục kế vị các Tông Đồ, và các linh
mục là những ngƣời cộng tác của hàng Giám mục. Nhờ ân sủng lãnh nhận qua bí tích
Truyền Chức Thánh, các ngài tha thứ mọi tội lỗi “Nhân danh Cha và Con và Thánh
Thần”. Nhờ ơn tha thứ này, các hối nhân đƣợc giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh.
Khi cử hành bí tích Giao hòa, cha giải tội đóng vai trò Ngƣời Mục tử tốt lành kiếm tìm
con chiên lạc; ngƣời Sa-ma-ri nhân hậu băng bó vết thƣơng; ngƣời cha giàu lòng thƣơng
xót đợi chờ và hân hoan đón tiếp đứa con hoang đàng trở về; đồng thời là vị thẩm phán
công bằng và thƣơng xót (x. TYGL 307; GLCG 1461-1462. 1495).
Có một số tội nặng đặc biệt nhƣ: phá thai; bội giáo, lạc giáo hay ly giáo; ném bỏ
hoặc lấy giữ Mình Thánh Chúa với mục đích phạm thánh; ai phạm sẽ bị vạ tuyệt thông
(GL 1398; 1364; 1367). Đây là hình phạt nặng nhất theo giáo luật, cấm không cho nhận
lãnh các bí tích và hành xử một số tác vụ trong Hội Thánh. Theo giáo luật, chỉ có Đức
Giáo Hoàng, Giám mục địa phận hay vị linh mục đƣợc ủy quyền, mới có quyền tha vạ.
Trong trƣờng hợp nguy tử, bất cứ linh mục nào, dù không có năng quyền giải tội, vẫn có
thể tha hết các tội và tha mọi vạ tuyệt thông (GLCG 1463; x. TYGL 308; GL 1331; 1354-
1357.;976).
Vì sự cao cả của bí tích và vì lòng kính trọng đối với con ngƣời, Hội Thánh đòi
buộc cha giải tội phải giữ bí mật tuyệt đối về những tội hối nhân đã xƣng thú. Bí mật đó
đƣợc gọi là Ấn Tòa Giải Tội và cha giải tội phải tôn trọng tuyệt đối. Bí mật tòa giải tội
không chấp nhận bất cứ luật trừ nào (x. TYGL 309; GLCG 1464-1467; GL 1388 #1).

V. ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH GIAO HOÀ


Bí tích Giao hoà đem lại cho ta những hiệu quả: đƣợc giao hòa với Thiên Chúa, và
nhƣ vậy, đƣợc tha thứ tội lỗi; đƣợc giao hòa với Hội thánh; đƣợc trở lại tình trạng ân
sủng nếu nhƣ đã mất; đƣợc tha thứ hình phạt đời đời đáng phải chịu vì các tội trọng đã
phạm và, ít nhất một phần, những hình phạt tạm là hậu quả của tội; đƣợc bình an thƣ thái
trong lƣơng tâm và đƣợc an ủi; đƣợc gia tăng sức mạnh thiêng liêng để chiến đấu trong
cuộc lữ hành (x. TYGL 310).

VI. ÂN XÁ
1. Tội và hình phạt
Tội nặng làm cho ta bị phạt đời đời. Còn các tội nhẹ đều cần đƣợc thanh tẩy hoặc ở
đời này hoặc trong luyện ngục. Sự thanh luyện đời này cũng nhƣ đời sau giải thoát ta
khỏi hình phạt tạm. Nếu tội nhân hoán cải do đức mến thiết tha, họ có thể đƣợc thanh
luyện hoàn toàn. Đƣợc tha thứ tội lỗi và tái hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng
đƣợc tha các hình phạt đời đời do tội. Nhƣng những hình phạt tạm vẫn còn (x. GLCG
1472-1473).
2. Ân xá là gì?
Ân xá là việc tha thứ trƣớc mặt Thiên Chúa khỏi những hình phạt tạm đáng chịu vì
những tội lỗi đã phạm, dù đã đƣợc tha thứ. Với những điều kiện đƣợc Hội Thánh quy
định, ngƣời tín hữu có thể lãnh nhận ơn tha thứ này cho chính mình hay cho những ngƣời
đã qua đời, nhờ thừa tác vụ của Hội Thánh, nhƣ là ngƣời phân phát ơn cứu chuộc và chia
sẻ kho tàng công phúc của Đức Ki-tô và các thánh. (TYGL 312)
Tùy việc tha một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay
toàn xá. “Mọi tín hữu đều có thể hƣởng ân xá, hoặc nhƣờng cho ngƣời qua đời” (x.
GLCG 1471).
Để có thể hƣởng ân xá, phải là ngƣời đã đƣợc rửa tội, không bị vạ tuyệt thông và
sống trong tình trạng ân sủng; phải cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng và làm những
việc mà Hội Thánh dạy để đƣợc hƣởng ân xá (x. GL 996-997).
3. Mầu nhiệm các thánh thông công
Trong Mầu nhiệm các thánh thông công, các tín hữu, dù đã về quê trời, còn ở trong
luyện ngục, hay còn nơi dƣơng thế, đều liên kết và chia sẻ với nhau những điều thiện hảo.
Vì thế, sự hiệp thông của Dân Thánh giúp cho hối nhân đƣợc thanh luyện nhanh chóng và
hữu hiệu hơn. Chúng ta gọi sự chia sẻ này là kho tàng Hội Thánh. Kho tàng này là công
đức vô giá của Đức Ki-tô, cùng những lời cầu khẩn và việc lành của Đức Ma-ri-a và các
thánh (x. GLCG 1474-1477).

VII. MỤC VỤ GIÁO LÝ


1. Giúp Xƣng tội nhƣ thế nào cho có hiệu quả ?
Giáo lý viên cần giúp cho các em ý thức xƣng tội không thể làm chiếu lệ, cũng
không phải là làm cách máy móc cho xong bổn phận, nhƣng là thực tâm hoán cải. Đi
xƣng tội mà chỉ xƣng: “Con là kẻ có tội” hay đại khái: “Tội gì con cũng có” mà không
kể tội ra, thì việc xƣng tội chẳng mang lại ơn ích, chẳng mang lại hoán cải. Vì thế cần
phải minh họa thân phận tội lỗi của mình bằng những hành vi tội lỗi thực sự đã phạm.
2. Trình bày bí tích Giao hoà
Tùy theo đối tƣợng học sinh mà trình bày ý nghĩa của bí tích Giao hòa. Trình bày
giáo lý cho một em mới Xƣng tội lần đầu khác với một ngƣời trở lại sau một quãng đời
tội lỗi. Không thể đặt đứa trẻ vào tâm trạng của ngƣời lớn, song chỉ cần cho các em thấy
bí tích Sám Hối là một cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa Giê-su, và qua cuộc gặp gỡ ấy làm
cho mình cố gắng hơn, nên tốt hơn.
Trình bày không thích hợp có thể làm cho nhiều ngƣời sợ hãi hoặc tránh né xƣng
tội, nhất là những ngƣời khô đạo hoặc đạo đức nhƣng lại hay bối rối.
3. Để sống lòng sám hối
- Ngày nay nhiều ngƣời trẻ ngại đi xƣng tội, và các bạn lý luận: xƣng xong rồi lại
tiếp tục phạm tội, thà không xƣng thì hơn. Ẩn bên trong lý luận ấy lại là sự thất vọng về
chính mình, và thiếu lòng cậy trông vào Chúa. Cần ý thức rằng hoán cải là cả một hành
trình dài, và phải dám tin vào tình thương tha thứ của Chúa, tình thương của người Cha
hằng chờ đợi chúng ta.
- Xét mình hằng ngày, chân thành thống hối và quyết tâm gắn bó với Chúa là điều
ta có thể và phải làm mỗi ngày. Những việc làm đó giúp ta luôn sống trong Ơn Hòa giải,
và thúc đẩy ta sống đời Ki-tô hữu tốt đẹp hơn.
- Ngoài việc đền tội mỗi khi ta đi xƣng tội, Hội Thánh còn khuyên ta thực hiện
nhiều hình thức đền tội khác trong cuộc sống hằng ngày. Ba hình thức quen thuộc nhất:
cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái. Những hình thức này vừa giúp ta làm chủ bản
thân, vừa dẫn ta vào cuộc sống hài hoà với Chúa, với mọi ngƣời.

 Giúp ghi nhớ


1. Bí tích Giao hoà là bí tích Chúa Giê-su đã lập để tha các tội ta phạm từ khi lãnh nhận
bí tích Rửa tội về sau, cùng giao hoà ta với Chúa và Hội Thánh.
2. Có hai yếu tố chính của bí tích Giao hoà: hành vi của ngƣời sám hối, dƣới tác động của
Chúa Thánh Thần, và lời xá giải của linh mục, nhân danh Đức Ki-tô, trao ban ơn tha
thứ và xác định cách đền tội (x. TYGL 302; GLCG 1447-1449).
3. Để lãnh nhận bí tích Giao hoà, hối nhân phải tự nguyện thi hành tất cả những việc sau:
xét mình, thật lòng ăn năn, xƣng tội, khiêm tốn và thành tâm đền tội.
4. Bí tích Giao hoà đem lại cho ta những hiệu quả: đƣợc giao hoà với Thiên Chúa, và nhƣ
vậy, đƣợc tha thứ tội lỗi; đƣợc giao hoà với Hội thánh; đƣợc trở lại tình trạng ân sủng
nếu nhƣ đã mất; đƣợc tha thứ hình phạt đời đời đáng phải chịu vì các tội trọng đã
phạm và, ít nhất một phần, những hình phạt tạm là hậu quả của tội; đƣợc bình an thƣ
thái trong lƣơng tâm và đƣợc an ủi; đƣợc gia tăng sức mạnh thiêng liêng để chiến đấu
trong cuộc lữ hành.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Ngày nay nhiều ngƣời trẻ ngại đi xƣng tội. Theo bạn, đâu là những lý do của việc ngại
này? Bạn có những đề nghị nào để giúp các bạn trẻ khám phá lại ý nghĩa và giá trị của
bí tích Giao hoà?
2. Theo bạn, ý nghĩa của việc xét mình là gì? Có phải là cố gắng nhìn lại xem mình đã
phạm những tội nào hay không? Việc xét mình hằng ngày và việc xét mình khi đi
xƣng tội hỗ trợ nhau nhƣ thế nào?

Bài 11: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH


Đức Ki-tô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con ngƣời nên chỉ có
một chức tƣ tế duy nhất của Đức Ki-tô. Qua bí tích Rửa tội, mọi Ki-tô hữu đều đƣợc
tham dự vào chức tƣ tế của Đức Ki-tô, nhƣ chi thể liên kết với đầu. Đó là chức tƣ tế
chung của các tín hữu, còn gọi là chức tƣ tế cộng đồng. Ngoài ra, Đức Ki-tô còn đặc biệt
tuyển chọn một số tín hữu để họ nhân danh Ngài và với thẩm quyền của Ngài mà phục vụ
Dân Thiên Chúa. Đó là chức tƣ tế thừa tác.
Phụng vụ Truyền Chức thánh là việc Đức giám mục đặt tay và đọc lời nguyện phong
chức để tân chức tiếp nối sứ mạng Chúa Kitô đã ủy thác cho các tông đồ đƣợc tiếp tục
trong Hội Thánh cho đến tận thế.
Truyền Chức Thánh còn đƣợc gọi là thánh hiến, nghĩa là đƣợc Đức Kitô tách riêng và
bổ nhiệm để phục vụ Hội Thánh.
Bí Tích Truyền Chức Thánh do Chúa Giêsu thiết lập nhằm đặt ra một số ngƣời thi
hành công việc của Chúa:
- Truyền Giảng: Công bố và giải thích Lời Chúa.
- Thánh Hóa: Cử hành Thánh Thể và các Bí Tích.
- Lãnh Đạo: Phục vụ và hƣớng dẫn tín hữu sống theo các giới luật Thiên Chúa và
Giáo hội.

I. BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH LÀ GÌ?


Bí tích Truyền chức thánh là bí tích mà qua đó, sứ mạng mà Đức Ki-tô uỷ thác cho
các Tông Đồ của Ngài, đƣợc tiếp tục thực thi trong Hội Thánh, cho đến ngày tận thế.
(TYGL 322)
Bí tích Truyền chức thánh gồm ba cấp bậc: Giám mục, linh mục và phó tế (GLCG
1536).
 Giám mục: Giám mục là ngƣời lãnh nhận cách tròn đầy bí tích Truyền Chức. Bí
tích này làm cho Giám mục trở thành ngƣời kế nhiệm hợp pháp của các Tông Đồ
và hội nhập ngài vào Giám mục đoàn, chia sẻ với Đức Giáo hoàng và các Giám
mục khác sự quan tâm chăm sóc cho toàn thể Hội Thánh. Bí tích này trao ban cho
Giám mục trách vụ giảng dạy, thánh hoá và cai quản. (x. TYGL 326)
Trong một Hội Thánh địa phƣơng đƣợc uỷ thác cho ngài, Giám mục là mối giây
liên kết hữu hình và là nền tảng cho sự hợp nhất của Hội Thánh đó; với tƣ cách là
ngƣời đại diện Đức Ki-tô, vị Giám mục chu toàn trách nhiệm mục vụ đối với Hội
Thánh này, với sự giúp đỡ của các linh mục và phó tế của ngài. (x. TYGL 327)
 Linh mục: Linh mục là cộng sự viên của hàng Giám mục. Việc xức dầu bằng
Chúa Thánh Thần ghi nơi linh mục một ấn tín thiêng liêng không thể tẩy xóa,
khiến ngài nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô-Tƣ Tế, và trao cho ngài khả
năng hoạt động nhân danh Đức Ki-tô-Thủ Lãnh. Linh mục đƣợc thánh hiến để
loan báo Tin Mừng, cử hành việc phụng thờ Thiên Chúa, nhất là Bí tích Thánh
Thể; từ đó ngài rút đƣợc sức mạnh cho thừa tác vụ của mình và cho nhiệm vụ là
mục tử của các tín hữu. (x. TYGL 328)
Dù đƣợc truyền chức cho một sứ vụ phổ quát, linh mục thực thi sứ vụ này trong
một Hội Thánh địa phƣơng, liên kết trong tình huynh đệ với các linh mục khác,
cùng nhau làm thành linh mục đoàn; các vị này, hiệp thông với Giám mục và
thuộc quyền ngài, chịu trách nhiệm về Hội Thánh địa phƣơng đó. (x. TYGL 329)
 Phó tế: Phó tế là ngƣời đƣợc truyền chức để phục vụ Hội thánh. Bí tích Truyền
chức làm cho vị phó tế nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô-tôi tớ cho mọi
ngƣời. Một trong các phận vụ của phó tế là phụ giúp các Giám mục và linh mục
trong việc cử hành mầu nhiệm thánh, nhất là Thánh lễ, trao Mình Thánh Chúa,
chứng hôn, Rửa tội, công bố và rao giảng Tin Mừng, chủ toạ lễ nghi an táng và
đặc biệt là làm việc bác ái (x. GLCG 1570).
Ngoài chức phó tế đƣợc ban cho những ngƣời nam chuẩn bị lên chức linh mục,
Công đồng Va-ti-ca-nô II đã tái lập chức phó tế nhƣ “một bậc riêng và vĩnh viễn
thuộc phẩm trật” (x. GH 29), gọi là chức phó tế vĩnh viễn. Chức phó tế vĩnh viễn
đƣợc ban cho ngƣời nam đã lập gia đình, đã góp phần quan trọng giúp Hội Thánh
chu toàn sứ mạng. (x. GLCG 1571)

II. BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ


1. Chức tƣ tế trong Giao Ƣớc Cũ
Thiên Chúa đã tuyển chọn một dân tộc làm “vƣơng quốc tƣ tế, và dân thánh” (x .Xh
19,6; x. Is 61,6), đó là dân Ít-ra-en. Trong dân Ít-ra-en, Ngài lại chọn một trong 12 chi tộc
để chuyên lo việc tế tự là chi tộc Lê-vi (x. Ds 1,48,53). Chính Chúa là phần sản nghiệp
của họ (x. Gs 13,33). Các tƣ tế đầu tiên của Giao Ƣớc Cũ đƣợc thánh hiến bằng một nghi
thức đặc biệt (x. Xh 29,1-30; Lv.8). Họ “đƣợc đặt lên làm đại diện loài ngƣời trong các
mối tƣơng quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng nhƣ tế vật đền tội” (Dt 5,1).
Tƣ tế đƣợc đặt lên để loan báo Lời Thiên Chúa (Ml 2,7-9) và để tái lập sự hiệp
thông với Thiên Chúa bằng các hy lễ và lời cầu nguyện. Tuy nhiên, chức tƣ tế này không
đủ khả năng thực hiện ơn cứu độ. Các hy tế cứ phải dâng mãi mà vẫn không đạt tới sự
thánh hoá dứt khoát (x. Dt 5,3; 7,27; 10,1-4). Chỉ hy lễ của Đức Ki-tô mới thực hiện đƣợc
điều này. (GLCG 1539-1540)
2. Đức Ki-tô là Thƣợng Tế duy nhất
Tất cả hình bóng chức tƣ tế trong Cựu Ƣớc đƣợc hoàn tất nơi Đức Ki-tô, Đấng
“Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài ngƣời” (1Tm 2,5): Vị vua Men-ki-sê-đê,
“Tƣ tế của Đấng Tối Cao” (St 14,18), đƣợc truyền thống Công giáo xem nhƣ hình bóng
chức tƣ tế của Chúa Ki-tô là “Thƣợng Tế duy nhất theo phẩm trật Men-ki-sê-đê” (Dt
5,10; 6,20). Đức Ki-tô “thánh thiện, vẹn toàn, vô tội” (Dt 7,26), nhờ hy lễ duy nhất trên
thập giá, đã vĩnh viễn làm cho những ngƣời đƣợc thánh hiến trở nên hoàn hảo” (Dt
10,14). (GLCG 1544)
Hy lễ cứu độ của Chúa Ki-tô là duy nhất, hoàn tất một lần dứt khoát. Tuy nhiên, hy
lễ này hiện diện trong hy lễ của Hội Thánh. Cũng vậy, chức tƣ tế duy nhất của Chúa Ki-
tô hiện diện nhờ chức tƣ tế thừa tác mà tính duy nhất không bị suy giảm. Do đó, “chỉ
mình Đức Ki-tô là tƣ tế đích thực, những ngƣời khác chỉ là thừa tác viên của Ngài”
(x.Thánh Tô-ma A-qui-nô, thơ gửi tín hữu Do Thái 7,4). (GLCG 1545)
3. Hai cách tham dự vào chức Tƣ tế duy nhất của Đức Ki-tô
Đức Ki-tô là thƣợng tế và trung gian duy nhất đã biến Hội Thánh thành “Vƣơng
quốc của các tƣ tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Ngƣời” (Kh 1,6). Nhƣ thế, tất cả
cộng đoàn tín hữu là tƣ tế. Các tín hữu thực thi chức tƣ tế cộng đồng bằng cách mỗi
ngƣời tùy ơn gọi riêng, tham dự vào sứ mạng của Đức Ki-tô là Tƣ Tế, Ngôn Sứ và
Vƣơng Đế. Chính qua bí tích Rửa tội và Thêm sức, các tín hữu đƣợc “thánh hiến để trở
nên... hàng tƣ tế thánh” (x. GH 10). (GLCG 1546)
Chức tƣ tế thừa tác hay phẩm trật của các Giám mục và linh mục cũng nhƣ chức tƣ
tế cộng đồng của các tín hữu đều tham dự vào chức tƣ tế duy nhất của Chúa Ki-tô (x. GH
10) theo cách thức riêng của mình và bổ túc cho nhau (x. GH 10). Dầu vậy hai chức tƣ tế
này khác nhau về bản chất. Về phần các tín hữu, họ thi hành chức tƣ tế cộng đồng bằng
cách phát triển sống đức Tin, đức Cậy, đức Mến, sống theo Chúa Thánh Thần. Còn chức
tƣ tế thừa tác dành để phục vụ chức tƣ tế cộng đồng, giúp phát triển ân sủng bí tích Thánh
Tẩy của mọi Ki-tô hữu. Đó là một trong những cách thế Đức Giê-su luôn dùng để xây
dựng và hƣớng dẫn Hội Thánh. Vì thế, chức tƣ tế này đƣợc chuyển giao qua bí tích riêng
là bí tích Truyền Chức. (GLCG 1547)
4. Thi hành nhân danh Đức Ki-tô là Thủ lãnh
Nhờ Bí tích truyền chức thánh, linh mục hành động nhân danh Đức Ki-tô là Đầu.
Cho nên trong các cử hành Phụng vụ, Đức Ki-tô luôn có mặt và trở thành hữu hình giữa
cộng đoàn tín hữu, qua các thừa tác viên và thừa tác vụ của họ. Sự hiện diện của Đức Ki-
tô trong con ngƣời thừa tác viên khi cử hành Phụng vụ, luôn bảo đảm đem lại kết quả
thiêng liêng của các bí tích, chứ không lệ thuộc vào tƣ cách thánh thiện hay bất xứng của
thừa tác viên.
Đàng khác, chức tƣ tế này mang tính thừa tác, nghĩa là để phục vụ. Vì quyền hành
chức thánh là quyền của chính Đức Ki-tô, nên sử dụng quyền hành này cũng phải theo
cách và rập khuôn mẫu của Đức Ki-tô, Đấng “đến không phải để đƣợc ngƣời ta phục vụ,
nhƣng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn ngƣời” (Mc 10,45).
Sau cùng, chức tƣ tế thừa tác không những đại diện cho Đức Ki-tô thủ lãnh, nhƣng
còn hành động nhân danh toàn thể Hội Thánh, khi dâng lời cầu nguyện của toàn thể dân
thánh, và nhất là khi dâng Thánh lễ. (GLCG 1548-1553).

III. NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH


Nghi thức cử hành bí tích Truyền chức thánh gồm ba phần:
- Nghi thức tuyển chọn
- Nghi thức phong chức
- Nghi thức diễn nghĩa.
1. Nghi thức tuyển chọn
Những nghi thức khai mạc xác nhận ứng viên đƣợc tuyển chọn đúng theo tập tục
của Hội Thánh, và chuẩn bị cho nghi thức phong chức.
- Giới thiệu các tiến chức. Ứng viên sắp chịu chức thánh cần đƣợc bề trên có thẩm
quyền giới thiệu. Nếu chịu chức Giám mục thì phải đọc sắc phong của Tòa Thánh.
- Thẩm vấn các tiến chức về việc chu toàn nhiệm vụ sắp lãnh nhận. Các tiến chức
nói lên lời hứa của mình.
- Cộng đoàn hát kinh cầu các thánh.
2. Nghi thức phong chức
Nghi thức chính yếu của bí tích Truyền chức cho cả ba cấp bậc, là Giám mục đặt
tay trên đầu tiến chức, cùng với lời nguyện phong chức xin Thiên Chúa ban cho tiến chức
đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần và những ân sủng đặc biệt để chu toàn thừa tác vụ sắp lãnh
nhận (x. Piô XII, tông hiến “Bí tích Truyền Chức Thánh”: DS 3858). (GLCG 1573)
3. Nghi thức diễn nghĩa
Sau nghi thức phong chức, còn có những nghi thức biểu trƣng dùng để diễn tả và
hoàn tất mầu nhiệm vừa cử hành:
- Tân phó tế nhận sách Phúc Âm vì sứ mạng của ngài là rao giảng Phúc Âm.
- Tân Giám mục và tân linh mục đƣợc xức dầu thánh, biểu trƣng cho việc Thánh
Thần xức dầu cách đặc biệt làm cho thừa tác vụ của các ngài đƣợc hiệu quả.
- Tân linh mục lãnh nhận đĩa và chén thánh, dùng để dâng “lễ vật của Dân Thánh”
lên Thiên Chúa.
- Vị tân Giám mục nhận sách Phúc Âm, nhẫn, mũ và gậy nhƣ dấu chỉ cho sứ mạng
tông đồ của ngài là rao giảng Lời Chúa, trung thành với Hội Thánh là Hiền Thê
của Đức Ki-tô, và là mục tử chăm sóc đoàn chiên Chúa. (x. GLHTCG 1574)

IV. NGƢỜI BAN VÀ NGƢỜI NHẬN BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH


1. Ngƣời ban
Chỉ có các Giám mục đã đƣợc phong chức thành sự, với tƣ cách là ngƣời kế nhiệm
các Tông Đồ, mới có quyền tấn phong ba cấp bậc của bí tích Truyền chức thánh. (TYGL
332)
Vì bí tích Truyền chức là bí tích ban thừa tác vụ tông đồ, nên chỉ các Giám mục, với
tƣ cách là những ngƣời kế nhiệm các Tông Đồ có quyền ban “hồng ân thiêng liêng” (x.
GH 21) và “hạt giống tông đồ” (x. GH 20). Các Giám mục đƣợc tấn phong thành sự,
nghĩa là trong chuỗi kế nhiệm Tông Đồ, có quyền tấn phong thành sự ba cấp bậc của bí
tích Truyền chức (x. DS 794 & 8022; GL 1012). (GLCG 1576)
2. Ngƣời nhận
Chỉ những ngƣời nam đã đƣợc Rửa tội mới lãnh thành sự bí tích Truyền chức thánh.
Họ phải có đủ điều kiện theo giáo luật đòi hỏi, chẳng hạn nhƣ: có sức khoẻ, đạo đức, đã
xong chƣơng trình đào tạo nhƣ luật định, phải tự ý viết đơn xin phong chức. (x. GL 1024-
1039)
Trong Hội Thánh Tây phƣơng, trừ các phó tế vĩnh viễn, còn mọi thừa tác viên có
chức thánh thƣờng đƣợc tuyển chọn từ những ngƣời nam sống độc thân và có ý giữ độc
thân để phục vụ Nƣớc Trời. Nhƣng trong Hội Thánh Đông phƣơng, luật độc thân chỉ
buộc hàng Giám mục, còn linh mục và phó tế có thể là ngƣời có gia đình. Tuy nhiên, một
ngƣời sau khi đƣợc truyền chức linh mục rồi thì không đƣợc nhận bí tích Hôn phối nữa.
(x. GLHTCG 1579-1580)

V. ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH


1. Ấn tín vĩnh viễn
Cũng nhƣ bí tích Rửa tội và Thêm sức, bí tích Truyền chức thánh in một ấn tín
thiêng liêng vĩnh viễn nên chỉ lãnh nhận một lần cho một cấp, không thể lãnh nhận nhiều
lần hay lãnh nhận tạm thời. (GLCG 1582)
“Ngƣời lãnh nhận chức thánh thành sự, vì lý do hệ trọng, có thể đƣợc chƣớc miễn
những bổn phận và chức vụ gắn liền với chức thánh hay bị cấm thi hành chức vụ, nhƣng
không thể trở về bậc giáo dân đúng nghĩa vì ấn tín bí tích Truyền chức không thể xoá
nhoà đƣợc. Ơn gọi và sứ mạng đã lãnh nhận trong ngày chịu chức thánh vẫn tồn tại mãi
mãi” (GLCG 1583)
2. Ơn Chúa Thánh Thần
Bí tích Truyền chức thánh đem lại sự tràn đầy ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh
Thần, Đấng làm cho ngƣời đƣợc thánh hiến – thích ứng với từng cấp bậc của bí tích –
nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô trong phận vụ của Ngài là Tƣ tế, Tiên tri và
Vƣơng đế. (TYGL 335)
Giám mục lãnh nhận trƣớc hết là ơn sức mạnh để ngài can đảm và khôn ngoan bảo
vệ và hƣớng dẫn Hội Thánh. Ơn này thúc đẩy ngài loan báo Tin Mừng cho mọi ngƣời, trở
nên mẫu mực cho đoàn chiên, đi tiên phong trên đƣờng thánh thiện bằng cách kết hợp với
Đức Ki-tô Tƣ Tế và Hiến Lễ trong bí tích Thánh Thể, dám hiến mạng sống vì đoàn chiên.
Linh mục đƣợc ơn Chúa Thánh Thần để cử hành các bí tích và loan báo Tin Mừng Nƣớc
Chúa. Các phó tế đƣợc ân sủng để hiệp thông với giám mục và linh mục đoàn, chăm sóc
dân Thiên Chúa, với vai trò phục vụ trong Phụng vụ, trong việc rao giảng và bác ái (x.
GLCG 1586-1588).

VI. MỤC VỤ GIÁO LÝ


1. Yêu mến, kính trọng và vâng lời các chủ chăn
Cần dạy các em lòng yêu mến, kính trọng và vâng lời các chủ chăn trong Hội
Thánh. Các chủ chăn là những ngƣời đại diện Chúa Ki-tô, nên phải đối xử với các ngài
bằng niềm tin, nghĩa là tôn kính, yêu mến và vâng lời, để Thiên Chúa đƣợc tôn vinh và
các chủ chăn đƣợc vui vẻ chu toàn nhiệm vụ. “Anh em hãy vâng lời những ngƣời lãnh
đạo anh em và hãy phục tùng họ, vì họ chăm sóc linh hồn anh em nhƣ những ngƣời sẽ
phải trả lẽ với Thiên Chúa.” (Dt 13,17). “Thƣa anh em, chúng tôi xin anh em hãy quí
trọng những ai đang vất vả vì anh em. Hãy lấy tình bác ái mà hết lòng tôn kính những
ngƣời ấy” (1Tx 5, 12-13).
Nên nhắc nhở và tạo nhiều dịp cho các em cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, Đức
Giám mục giáo phận và các linh mục.
2. Khuyến khích ơn gọi
Lêgiô có thể góp phần rất lớn và hiệu quả trong việc ƣơm mầm ơn gọi tu trì ngay tại
các lớp giáo lý, chẳng hạn giới thiệu cho các em biết các hoạt động tông đồ, truyền giáo
và bác ái xã hội của Hội Thánh, giúp các em hiểu ý nghĩa của các cử hành Phụng vụ,
khích lệ các em trong các công việc phục vụ cộng đoàn.... Những việc này góp phần tích
cực làm phát sinh ơn gọi dâng hiến.
3. Tu sĩ là ai ?

Tu sĩ là ngƣời truy tầm sự toàn thiện bằng các phƣơng thế hữu hiệu là các
lời khấn Phúc Âm : Khiết tịnh, Nghèo khó và Vâng phục trong một Tu Hội hay Hội
Dòng chính thức của Hội Thánh. Tu sĩ có thể là ngƣời đƣợc Truyền Chức thánh
(giáo sĩ). Dù Hội Thánh có đề cao bậc sống tu trì nhƣng Khấn Dòng không phải là
một bí tích, mà chỉ cốt phát triển tới mức tối đa ơn đã lãnh nhận trong bí tích
Thánh Tẩy. Cổ võ cho ơn gọi linh mục và tu sĩ là bổn phận của toàn thể cộng đồng
Kitô giáo. Gia đình là những vƣờn ƣơm đầu tiên các ơn gọi của Hội Thánh.

 Giúp ghi nhớ


1. Bí tích Truyền chức thánh là bí tích mà qua đó, sứ mạng mà Đức Ki-tô uỷ thác cho
các Tông Đồ của Ngài, đƣợc tiếp tục thực thi trong Hội Thánh, cho đến ngày tận
thế.
2. Bí tích Truyền chức thánh gồm ba cấp bậc: Giám mục, linh mục và phó tế.
3. Chỉ có các Giám mục đã đƣợc phong chức thành sự, với tƣ cách là ngƣời kế nhiệm
các Tông Đồ, mới có quyền tấn phong ba cấp bậc của bí tích Truyền chức thánh.
4. Chỉ những ngƣời nam đã đƣợc rửa tội mới lãnh thành sự bí tích Truyền chức thánh.
Họ phải có đủ điều kiện theo giáo luật đòi hỏi, chẳng hạn nhƣ: có sức khoẻ, đạo
đức, đã xong chƣơng trình đào tạo nhƣ luật định, phải tự ý viết đơn xin phong chức.
5. Cũng nhƣ bí tích Rửa tội và Thêm sức, bí tích Truyền chức thánh in một ấn tín
thiêng liêng vĩnh viễn nên chỉ lãnh nhận một lần cho một cấp, không thể lãnh nhận
nhiều lần hay lãnh nhận tạm thời.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Chức tƣ tế thừa tác của các linh mục khác với chức tƣ tế cộng đồng của ngƣời tín hữu
nhƣ thế nào?
Bài 13: BÍ TÍCH HÔN PHỐI
Khi một ngƣời nam và một ngƣời nữ kết hôn, họ trở thành vợ chồng theo luật tự
nhiên. Hôn nhân của họ là một khế ƣớc, có giá trị trƣớc mặt Thiên Chúa. Đối với ngƣời
Ki-tô hữu, hôn nhân không chỉ là một khế ƣớc, mà còn có một giá trị cao hơn vì đƣợc
Đức Ki-tô nâng lên hàng bí tích. (x. GLCG 1061).
Hội Thánh Công giáo xác định “hôn nhân là một bí tích” (x. Hiến chế Vui mừng và
Hy vọng, số 48; và Giáo luật điều 1055, §2). Bí tích Hôn nhân đƣợc chính đôi hôn phối
cử hành một cách trang trọng trƣớc mặt cộng đoàn giáo dân, dƣới sự chứng kiến của một
linh mục, trong “một nghi lễ hôn phối chuẩn mực”. Điều này muốn nói lên: việc cử hành
Bí tích Hôn phối là một giao ƣớc vĩnh cửu giữa ngƣời nam và ngƣời nữ. Ngƣời Công
giáo tin rằng, khi lãnh nhận Bí tích Hôn phối cách chính thức nhƣ thế, đôi nam nữ ấy sẽ
đƣợc Thiên Chúa và cộng đoàn chúc phúc yêu thƣơng. Họ sẽ sống suốt đời chung thủy
với nhau, trong một giao ƣớc vĩnh cửu do chính Chúa Giêsu thiết lập. Vì thế, hôn nhân
Công giáo luôn có hai đặc tính cơ bản, đó là đơn hôn (một vợ một chồng) và vĩnh hôn
(vĩnh viễn), thƣờng đƣợc biểu lộ qua câu Kinh thánh: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài
người không được phân ly” (Mt 19,6). Đặc biệt, Hội thánh Công giáo không chấp nhận
hôn nhân đồng tính, vì nếu chấp nhận hôn nhân đồng tính, là chấp nhận cho họ phạm điều
răn thứ 6 “Chớ làm sự dâm dục”. Hội thánh không bao giờ chấp nhận cho ngƣời ta phạm
đến luật của Thiên Chúa (x. GLCG, số 2357- 2359).

I. BÍ TÍCH HÔN PHỐI LÀ GÌ?


Bí tích Hôn phối là bí tích Chúa Giê-su đã lập để kết hợp hai ngƣời tín hữu, một
nam một nữ, thành vợ chồng trƣớc mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, đồng thời ban ơn giúp
họ sống ơn gọi hôn nhân và gia đình, và trở nên dấu chỉ mầu nhiệm Đức Ki-tô kết hợp
với Hội Thánh.

II. HÔN NHÂN TRONG CHƢƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA


1. Chính Thiên Chúa đã tác tạo hôn nhân
Thiên Chúa là Tình yêu. Vì yêu thƣơng, Thiên Chúa đã dựng nên con ngƣời giống
hình ảnh Ngài và mời gọi con ngƣời sống yêu thƣơng. Đó là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh
của con ngƣời. (x.TYGL 337)
Thiên Chúa đã dựng nên con ngƣời có nam có nữ, do đó ơn gọi hôn nhân đƣợc ghi
khắc ngay trong bản tính của họ. Hôn nhân không phải do ngẫu nhiên hay do sự biến hoá
của các sức mạnh vô tri trong thiên nhiên tạo thành. Chính Thiên Chúa đã tác tạo hôn
nhân, đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng
đoàn tình yêu vợ chồng (x. MV 48). (x. GLCG 1603-1604)
2. Hôn nhân trong Cựu Ƣớc
Sách Sáng thế khẳng định ngƣời nam ngƣời nữ đƣợc tạo dựng cho nhau: “Con
ngƣời ở một mình thì không tốt” (St 2,18). Ngƣời nữ là “xƣơng thịt bởi xƣơng thịt” ngƣời
nam, ngang hàng và gần gũi với ngƣời nam. Thiên Chúa đã ban ngƣời nữ cho ngƣời nam
nhƣ một “trợ tá”. “Vì thế, ngƣời nam lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành
một xƣơng một thịt” (St 2, 24). (GLCG 1605)
Sự hiệp thông nguyên thủy giữa ngƣời nam và ngƣời nữ đã bị nguyên tội làm đổ vỡ.
Tƣơng quan giữa hai ngƣời bị xáo trộn (x. St 3, 12); sự hấp dẫn phái tính là hồng ân riêng
của Đấng Sáng Tạo (x. St 2, 22) biến thành tƣơng quan thống trị và ham muốn (x. St 3,
16b); việc sinh sôi nảy nở và thống trị mặt đất vốn là ơn gọi cao đẹp của ngƣời nam và
ngƣời nữ (x. St 1, 28), trở nên nặng nề vì những đau đớn khi sinh con và cực nhọc khi
kiếm ăn (x. St 3,16-19). Tuy nhiên, với lòng nhân hậu vô biên, Thiên Chúa vẫn tiếp tục
ban ân sủng để ngƣời nam và ngƣời nữ đạt tới sự hoà hợp trong cuộc sống nhƣ Ngài đã
muốn ngay từ ban đầu khi dựng nên họ. (x. GLCG 1606-1608)
Qua việc giáo dục của lề luật và các ngôn sứ, Thiên Chúa đã giúp dân Ngài ngày
càng trƣởng thành hơn trong ý thức về tính duy nhất và bất khả phân ly của hôn nhân (x.
Ml 2,13-16).
Sách Rút và Tô-bi-a đã nêu lên những chứng từ cảm động về ý nghĩa cao quý của
hôn nhân, của lòng chung thủy và sự âu yếm của vợ chồng.
Truyền thống luôn nhận thấy trong sách Diễm Ca lời diễn tả tình yêu con ngƣời
theo nghĩa là phản ánh tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu “mãnh liệt nhƣ sự chết” mà
“thác lũ không dập tắt đƣợc” (Dc 8, 6-7). (x. GLCG 1609-1611; TYGL 340)
3. Hôn nhân trong Tân Ƣớc
Khởi đầu cuộc sống công khai, Đức Ki-tô đã thực hiện phép lạ đầu tiên tại tiệc cƣới
Ca-na. Hội Thánh coi việc Đức Ki-tô hiện diện tại tiệc cƣới Ca-na có một tầm quan trọng
đặc biệt. Hội Thánh nhìn thấy ở đó sự xác nhận hôn nhân là điều tốt lành và sự công bố
hôn nhân từ đây là một dấu chỉ hữu hiệu về sự hiện diện của Đức Ki-tô.
Trong khi đi rao giảng, Đức Ki-tô đã khẳng định rằng ngay từ thuở ban đầu Thiên
Chúa đã muốn hôn nhân là duy nhất và bất khả phân ly (x. Mt 19,6). Ngoài việc tái lập
những quy định có từ ban đầu do Thiên Chúa muốn, Đức Ki-tô còn ban ân sủng để con
ngƣời có thể sống hôn nhân trong phẩm giá mới của Bí tích, là dấu chỉ diễn tả tình yêu
của Ngài đối với Hội Thánh: “Ngƣời chồng hãy yêu thƣơng vợ mình nhƣ Đức Ki-tô yêu
thƣơng Hội Thánh” (Ep 5, 25). (x. GLCG 1613-1614.1616; TYGL 341)
4. Khiết tịnh vì Nƣớc Trời
Hôn nhân không phải là một sự bó buộc đối với tất cả mọi ngƣời. Có một số ngƣời
nam và ngƣời nữ đƣợc Thiên Chúa kêu gọi bƣớc theo Đức Ki-tô triệt để hơn bằng đời
sống khiết tịnh và độc thân vì Nƣớc Trời. Họ tự nguyện từ bỏ những thiện ích to lớn của
hôn nhân để lo toan những công việc của Thiên Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Ngài. Họ
muốn dành ƣu tiên tuyệt đối cho tình yêu đối với Đức Ki-tô và thể hiện sự sốt sắng mong
chờ ngày Ngài lại đến trong vinh quang.(x. TYGL 342)
Bí tích Hôn Phối và đời sống Khiết Tịnh vì Nƣớc Trời đều phát xuất từ Đức Ki-tô.
Ngài đem lại cho hai lối sống này ý nghĩa và ban ân sủng cần thiết để ở bậc nào ngƣời ta
cũng có thể sống đúng theo thánh ý Ngài (x. Mt 19,3-12). (GLCG 1620)

III. MỤC ĐÍCH CỦA HÔN NHÂN KI-TÔ GIÁO


Hôn nhân Ki-tô giáo có 2 mục đích:
1. Vợ chồng yêu thƣơng và bổ túc cho nhau
Tình yêu vợ chồng là tình yêu của toàn bộ con ngƣời, vừa bao gồm sự xúc động của
bản năng và tình cảm, vừa là khát vọng của tinh thần và ý chí.
Tình yêu vợ chồng nhắm đến một sự hiệp nhất sâu xa, không chỉ là kết hợp thành
một thân xác, nhƣng là hiệp nhất đến độ chỉ còn một trái tim, một linh hồn (x. GLCG
1643).
Tình yêu vợ chồng vƣợt xa xu hƣớng nhục dục thuần túy. Những âu yếm giữa vợ
chồng đƣợc biểu lộ và hoàn thiện cách đặc biệt qua những động tác riêng của hôn nhân.
Bởi vậy, những hành vi thực hiện sự kết hợp thân mật và thanh khiết của đôi vợ chồng
đều cao quý và chính đáng. Đƣợc thực hiện một cách phù hợp với phẩm giá con ngƣời,
những hành vi ấy biểu hiện và cổ vũ sự trao hiến hỗ tƣơng, nhờ đó hai ngƣời làm cho
nhau thêm phong phú trong hoan lạc và biết ơn (x. MV 49).
2. Cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái
Tự bản chất, hôn nhân và tình yêu vợ chồng quy hƣớng về sự sinh sản và giáo dục
con cái.
Con cái là ân huệ cao quý nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo
hạnh phúc của cha mẹ. Trong khi thi hành bổn phận truyền sinh, đôi vợ chồng biết rằng
mình cộng tác với Đấng Tạo Hoá và góp phần diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy họ sẽ
chu toàn bổn phận của mình cách quảng đại trong tinh thần trách nhiệm không những của
một con ngƣời mà còn với trách nhiệm của một Ki-tô hữu luôn trung thành tuân giữ luật
Chúa và Hội Thánh (x. MV 50).
Tình yêu vợ chồng sẽ trở nên phong phú thêm nhờ những hoa quả của đời sống luân
lý, tinh thần và siêu nhiên đƣợc cha mẹ truyền cho con cái qua việc giáo dục. Cha mẹ là
những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái (x. GLCG 1653).
Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu và
lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, giúp cho việc giáo dục toàn diện của con
cái họ trong đời sống cá nhân và xã hội đƣợc dễ dàng. Gia đình là trƣờng học đầu tiên dạy
cho con cái có đƣợc các đức tính xã hội cần thiết. Đặc biệt, trong các gia đình Ki-tô giáo, cha
mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cũng nhƣ
yêu mến tha nhân theo đức tin chúng đã lãnh nhận khi chịu phép Rửa tội (x. GD 3).
Những gia đình Chúa không ban cho con cái, vẫn có thể sống đời hôn nhân đầy ý
nghĩa, cả trên bình diện tự nhiên cũng nhƣ bình diện đức tin. Hôn nhân của họ có thể
chiếu toả tinh thần bác ái, đón nhận và hy sinh. (GLCG 1654)
IV. ĐẶC TÍNH CỦA HÔN NHÂN KI-TÔ GIÁO
Hôn nhân Ki-tô giáo có 2 đặc tính:
1. Đơn nhất
Đơn nhất nghĩa là một vợ một chồng. “Tự bản chất, tình yêu vợ chồng đòi hỏi sự
đơn nhất và bất khả phân ly. “Họ không còn phải là hai, nhƣng là một xƣơng một thịt” (x.
Mt 19,6; St 2,24). Họ đƣợc mời gọi không ngừng lớn lên trong tình hiệp thông với nhau
qua việc mỗi ngày trung thành sống lời cam kết hôn nhân, là trao hiến trọn vẹn cho nhau.
Sự hiệp thông này đƣợc củng cố, thanh luyện và hoàn thiện nhờ bí tích Hôn phối đem lại
sự hiệp thông trong Đức Ki-tô. Sự hiệp thông này càng thâm sâu hơn nhờ cùng chia sẻ
một đức tin và cùng đón nhận Mình Thánh Chúa.” (x. GLCG 1644)
“Phải nhìn nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng trong tình tƣơng thân tƣơng ái trọn
vẹn, để nhờ đó biểu hiện rõ ràng tính đơn nhất của hôn nhân đã đƣợc Đức Ki-tô xác nhận.
Đa thê là đi ngƣợc với tình yêu vợ chồng, cũng nhƣ với sự bình đẳng giữa hai vợ chồng.”
(x. GLCG 1645; MV 49,2; GĐ 19)
2. Bất khả phân ly
Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị. “Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng
phải chung thủy chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ƣớc, và sự trung tín của
Đức Ki-tô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn phối, hai vợ chồng đƣợc ban ơn để diễn tả và
làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn nhân tiếp nhận
một ý nghĩa mới và sâu xa hơn.” (x. GLCG 1647)
Ngoài ra sự liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, cũng nhƣ lợi ích của con cái, buộc
hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau. (x. GLCG 1646; MV 48,1)
Chung thuỷ suốt đời với ngƣời phối ngẫu là một trong những đặc điểm nổi bật của
hôn nhân Ki-tô giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay, khi
mà ly dị thƣờng đƣợc coi là giải pháp bình thƣờng cho những khó khăn hoặc thất bại
trong đời sống hôn nhân. Quả thực, đối với nhiều trƣờng hợp, chung thuỷ là một thách đố
lớn lao và phải cậy dựa vào ơn Chúa, vì chỉ nhờ sức riêng của mình mà thôi thì không đủ.
Trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng cần nhớ rằng sự liên kết với nhau không phải chỉ
do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì
loài ngƣời không đƣợc phân ly”(Mt 19,6). Hội Thánh không ngừng cầu nguyện cho các
đôi vợ chồng đƣợc trung thành với nhau suốt đời. Ngƣợc lại, chính Hội Thánh cũng đƣợc
nâng đỡ luôn trung tín với Chúa Giê-su nhờ sự chung thuỷ của các đôi vợ chồng.

V. NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH HÔN PHỐI


Vì tất cả các bí tích đều có liên quan đến mầu nhiệm Vƣợt Qua của Đức Ki-tô, nên
thông thƣờng bí tích Hôn phối phải đƣợc cử hành trong Thánh lễ. Trong Thánh lễ, chúng
ta tƣởng niệm Giao ƣớc mới, trong đó Đức Ki-tô kết hiệp vĩnh viễn với Hội Thánh là
Hiền Thê đƣợc Ngài yêu mến và hiến thân để thánh hoá. Do đó thật là thích hợp khi bí
tích Hôn phối đƣợc cử hành trong Thánh lễ: đôi hôn phối bày tỏ sự ƣng thuận hiến thân
cho nhau bằng việc liên kết với Đức Ki-tô hiến thân cho Hội Thánh và bằng việc rƣớc lễ,
để nhờ kết hợp với Mình và Máu Đức Ki-tô, họ trở thành một thân thể trong Ngài (x.
GLCG 1621).
Nghi thức bí tích Hôn phối đƣợc bắt đầu sau bài Tin Mừng và bài giảng, gồm ba
phần:
1. Phần một: Thẩm vấn đôi tân hôn
Chủ tế lần lƣợt hỏi đôi tân hôn về sự tự do, về việc yêu thƣơng và tôn trọng nhau
suốt đời và về việc đón nhận và giáo dục con cái. Những câu hỏi này nhằm giúp đôi tân
hôn chính thức xác nhận trƣớc mặt mọi ngƣời rằng họ thực sự ý thức và trƣởng thành khi
quyết định kết hôn, nghĩa là họ thực sự có tự do chứ không bị ép buộc, hoàn toàn chấp
nhận ý nghĩa và mục đích của hôn nhân là yêu thƣơng và chung thủy với nhau suốt đời,
đồng thời sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái theo luật Chúa và Hội Thánh.
2. Phần hai: Trao đổi lời thề hứa
Đây là phần chủ yếu của bí tích Hôn phối. Đôi tân hôn trao đổi lời thề hứa nhận
nhau làm vợ làm chồng và cam kết trung thành với nhau suốt đời trƣớc mặt vị đại diện
diện của Hội Thánh (vị chứng hôn) và hai ngƣời làm chứng.
“Tôi là T., nhận anh (em) T. làm chồng (vợ), và hứa giữ lòng chung thủy với anh
(em), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu
thương và tôn trọng anh (em) suốt đời tôi”.
3. Phần ba: Làm phép và trao nhẫn cƣới
Chủ tế làm phép nhẫn, sau đó anh chị trao nhẫn cho nhau, nhƣ dấu chỉ của tình yêu
và lòng trung thành. Tiếp đến, đôi tân hôn, hai ngƣời chứng và linh mục cùng ký tên vào
Sổ Hôn phối. Sổ này đƣợc lƣu trong văn khố của giáo xứ. Việc ký tên này cũng có thể
đƣợc thực hiện sau thánh lễ.
Nghi thức bí tích Hôn phối kết thúc. Thánh lễ tiếp tục. Sau kinh Lạy Cha có một lời
nguyện đặc biệt cầu cho đôi tân hôn. Hội Thánh khẩn cầu Chúa ban dồi dào ân sủng và
phúc lộc cho đôi tân hôn, để bản thân họ đƣợc thánh thiện và hạnh phúc, gia đình họ
đƣợc hoà thuận và vững bền. Hội Thánh cũng cầu xin cho họ đón nhận đƣợc đầy đủ ơn
Chúa Thánh Thần, vì “Chúa Thánh Thần là dấu ấn hôn ƣớc của họ, là nguồn mạch tình
yêu của họ, là sức mạnh giúp họ chung thủy” (GLCG 1624).

VI. THỪA TÁC VIÊN BÍ TÍCH HÔN PHỐI


Đối với các bí tích khác, thông thƣờng thừa tác viên là các Giám mục hoặc linh
mục. Còn đối với bí tích Hôn phối, thừa tác viên chính là cô dâu và chú rể.
Ngƣời ký kết giao ƣớc hôn nhân phải là một ngƣời nam và một ngƣời nữ đã đƣợc
rửa tội, thật sự tự do và công khai bày tỏ sự ƣng thuận kết hôn.
Thật sự tự do có nghĩa là không bị ép buộc và không bị ngăn trở theo luật tự nhiên
hay giáo luật.
Hội Thánh coi việc hai ngƣời bày tỏ sự ƣng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết làm
nên hôn nhân. Thiếu tự do và thiếu sự ƣng thuận này thì hôn nhân không thành.
VII. HIỆU QUẢ CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI
“Do hôn nhân hợp pháp, giữa vợ chồng phát sinh một mối dây ràng buộc vĩnh viễn
và độc nhất tự bản chất. Hơn thế nữa, trong Ki-tô giáo, vợ chồng đƣợc Thiên Chúa tăng
sức và thánh hiến bằng một bí tích riêng biệt, để chu toàn những bổn phận và sống xứng
đáng bậc sống của mình.” (GLCG 1638; x. GL 1134)
Bí tích Hôn phối đem lại hai hiệu quả:
1. Dây Hôn phối
“Sự ƣng thuận tự do, qua đó đôi phối ngẫu tự trao hiến và tiếp nhận nhau, đƣợc
chính Thiên Chúa đóng ấn. Từ hôn ƣớc của họ phát sinh một định chế. Định chế này đã
đƣợc chính Thiên Chúa ấn định và có giá trị trƣớc mặt xã hội. Hôn ƣớc đƣợc liên kết với
giao ƣớc Thiên Chúa ký kết với nhân loại: Tình yêu vợ chồng đích thực đƣợc hoà nhập
trong tình yêu Thiên Chúa.” (GLCG 1639)
“Dây hôn phối do chính Thiên Chúa liên kết, nên hôn nhân thành sự và hoàn hợp,
giữa hai ngƣời đã đƣợc rửa tội, không bao giờ đƣợc tháo gỡ. Dây liên kết này là kết quả của
việc hai ngƣời tự nguyện kết hôn và do sự hoàn hợp của hôn phối. Đây là một thực tại
không thể đảo ngƣợc, và trở thành một giao ƣớc đƣợc Thiên Chúa trung tín bảo đảm. Hội
Thánh không có quyền nói ngƣợc lại sự an bài khôn ngoan của Thiên Chúa.” (GLCG
1640; x. GL 1141)
2. Ân sủng của bí tích Hôn phối
Ân sủng đặc biệt của bí tích Hôn phối kiện toàn tình yêu vợ chồng, củng cố sự hiệp
nhất bất khả phân ly của họ. “Nhờ ân sủng này, họ giúp nhau nên thánh trong đời sống
hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái”. (x. GH 11)
“Đức Ki-tô là nguồn mạch ân sủng đặc biệt này. Nhƣ xƣa, Thiên Chúa đến gặp Dân
Ngài bằng một giao ƣớc yêu thƣơng và trung thành, thì ngày nay, Đấng Cứu Thế, Bạn
Trăm Năm của Hội Thánh cũng đến với đôi vợ chồng qua bí tích Hôn phối. Ngài ở lại với
họ, ban cho họ sức mạnh để họ vác thập giá theo Ngài, để họ chỗi dậy mỗi khi sa ngã, để
họ tha thứ cho nhau, mang gánh nặng cho nhau, “phục tùng nhau trong sự kính sợ Đức
Ki-tô” (Ep 5,21), và yêu thƣơng nhau với một tình yêu siêu nhiên, tế nhị và phong phú.
Trong khi họ vui hƣởng tình yêu và cuộc sống gia đình, Ngài ban cho họ, ngay từ đời
này, đƣợc nếm trƣớc hạnh phúc Nƣớc Trời.” (x. GLCG 1642).
Hôn nhân không chỉ là vấn đề liên quan đến vợ chồng, mà còn liên quan đến một
phạm vi rộng lớn hơn, từ họ hàng đôi bên cho đến xã hội, vì gia đình là tế bào căn bản
của xã hội. Gia đình có êm ấm, thì xã hội mới ổn định và bền vững. Vì mang tính xã hội
nhƣ thế, nên hôn nhân rất cần đƣợc pháp luật chứng nhận và bảo vệ. Tại Việt Nam, về
mặt dân sự, chúng ta đã có bộ luật “Hôn nhân và Gia đình” gồm 133 điều, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2015. Còn về mặt tôn giáo, trong bộ luật của Hội thánh, đƣợc gọi là Giáo
luật, ban hành ngày 25/01/1983, có 111 khoản nói về hôn nhân (từ điều 1055-1165). Khi
đƣa ra những luật này, Hội thánh chỉ muốn giúp con cái mình xây dựng một cuộc sống
hôn nhân và gia đình bền vững, hạnh phúc, thánh thiện, thể hiện đúng ơn gọi hôn nhân và
gia đình nhƣ ý Thiên Chúa muốn.
VIII. MỤC VỤ GIÁO LÝ
Để có thể giúp đỡ các bạn thanh niên nam nữ trong quá trình chuẩn bị kết hôn, các
Giáo lý viên cũng cần nắm rõ một số thủ tục về mặt giáo luật cần tiến hành trƣớc khi cử
hành bí tích Hôn phối:
1. Chuẩn bị
Khi có ý định tiến tới hôn nhân, hai bên nam nữ cần đến gặp cha xứ (thƣờng là cha
xứ bên nữ). Cha xứ sẽ trao đổi và giúp anh chị làm tờ khai hôn phối, để biết anh chị có
đúng là Ki-tô hữu không (đã lãnh nhận bí tích Rửa tội, Giao hoà, Thánh Thể và Thêm sức
chƣa), có hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân Ki-tô giáo, có biết rõ nhiệm vụ của vợ chồng và
cha mẹ Ki-tô hữu không. Ngài sẽ giúp anh chị học hoặc ôn lại giáo lý hôn nhân cũng nhƣ
cách sống đức tin trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Việc chuẩn bị này là hết sức cần thiết, giúp cho lời cam kết của hai anh chị trở thành
một hành vi tự do và có trách nhiệm, cũng nhƣ hôn ƣớc của anh chị có đƣợc nền tảng tự
nhiên và siêu nhiên, vững chắc và lâu dài.
Để giúp anh chị kết hôn thành sự và hợp pháp theo luật Hội Thánh, ngài cũng cần
phải biết chắc hai anh chị không mắc ngăn trở gì. Nếu có, ngài sẽ giúp anh chị giải quyết.
Ngoài ra, anh chị cũng cần đƣợc hƣớng dẫn để hiểu rõ ý nghĩa của các nghi thức bí tích
Hôn phối.
2. Rao hôn phối
Sau khi học giáo lý hôn nhân xong, nếu hai bên quyết định dứt khoát kết hôn, thì
trình cho cha xứ bên nữ biết. Ngài sẽ làm lời rao hôn phối và rao trong ba Chúa nhật ở
giáo xứ của mỗi bên.
Việc rao hôn phối tại mỗi giáo xứ nhằm để cho mọi ngƣời trong cộng đoàn biết,
thêm lời cầu nguyện và xem xét có gì ngăn trở thì giải quyết trƣớc hoặc trình báo cho cha
xứ.
Anh chị cũng cần nhớ trƣớc khi làm lễ cƣới ở nhà thờ, anh chị phải hoàn tất thủ tục
đăng ký kết hôn theo dân luật.
3. Cử hành bí tích Hôn phối
- Địa điểm: Tại nhà thờ giáo xứ bên nữ hoặc bên nam. Nếu cử hành tại một nhà thờ
khác hay một nhà nguyện, cần có phép của cha xứ.
- Nhân chứng: Cần có hai ngƣời làm chứng.
- Chứng hôn: Ngƣời chứng hôn là ngƣời hiện diện để chứng kiến đôi tân hôn bày tỏ
sự ƣng thuận kết hôn và nhân danh Hội Thánh đón nhận sự bày tỏ ấy. Bình
thƣờng, cha xứ là ngƣời chứng hôn. Ngài có thể ủy quyền cho một linh mục khác
hoặc một phó tế chứng hôn. Nơi nào thiếu linh mục và phó tế, Đức Giám mục
giáo phận có thể ủy quyền chứng hôn cho một giáo dân xứng hợp.
- Ghi sổ: Sau khi cử hành bí tích Hôn phối, đôi tân hôn, vị chứng hôn và hai ngƣời
làm chứng ký tên vào Sổ Hôn phối.
 Giúp ghi nhớ
1. Bí tích Hôn phối là dấu chỉ Chúa Giê-su dùng để kết hợp hai ngƣời tín hữu, một
nam một nữ, thành vợ chồng trƣớc mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, đồng thời ban ơn
giúp họ chu toàn các trách nhiệm của mình.
2. Hôn nhân Ki-tô giáo có 2 mục đích:
- Vợ chồng yêu thƣơng và bổ túc cho nhau
- Cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái theo luật Chúa và
Hội Thánh.
3. Hôn nhân Ki-tô giáo có 2 đặc tính:
- Đơn nhất, một vợ một chồng
- Trung thành yêu thƣơng nhau suốt đời
4. Vì hôn nhân làm cho hai vợ chồng sống một bậc sống công khai trong Hội Thánh,
nên việc cử hành phụng vụ của bí tích Hôn phối cũng công khai, dƣới sự chứng kiến
của linh mục (hay của ngƣời chứng hôn đƣợc Hội Thánh ủy thác) và hai ngƣời làm
chứng. Nghi thức bí tích Hôn phối gồm ba phần: Thẩm vấn đôi tân hôn, trao đổi lời
thề hứa, làm phép và trao nhẫn cƣới.
5. Thừa tác viên của bí tích Hôn phối chính là cô dâu và chú rể. Ngƣời ký kết giao ƣớc
hôn nhân phải là một ngƣời nam và một ngƣời nữ đã đƣợc rửa tội, thật sự tự do và
công khai bày tỏ sự ƣng thuận kết hôn trƣớc mặt ngƣời chứng hôn đại hiện Hội
Thánh.
6. Chính Thiên Chúa xác nhận sự ƣng thuận của những ngƣời kết hôn. Bởi vậy, hôn
nhân thành sự và hoàn hợp giữa những ngƣời đã đƣợc rửa tội không bao giờ có thể
tháo gỡ đƣợc.
7. Bí tích Hôn phối trao ban cho đôi vợ chồng những ân sủng cần thiết, giúp họ đạt tới
sự thánh thiện trong đời sống lứa đôi, đồng thời giúp họ chu toàn trách nhiệm sinh
sản và giáo dục con cái.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Ngày nay có khá nhiều cuộc hôn nhân bị đổ vỡ. Theo bạn, đâu là những nguyên nhân
chính?
2. Trong Tông huấn về gia đình số 20, Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nói:
“Ngày nay, làm chứng về giá trị cao quý của sự bất khả phân ly trong hôn nhân và của
sự chung thủy giữa hai vợ chồng là một trong những bổn phận quan trọng và cấp bách
nhất của đôi bạn Ki-tô hữu.” Bạn có suy nghĩ gì về câu nói của ngài?
3. Trong thời đại hôm nay, càng ngày càng có nhiều bạn trẻ lập gia đình với ngƣời khác
đạo. Bạn có suy nghĩ gì về những cuộc hôn nhân này? Là Hội viên Lêgiô, bạn có những
cách nào để giúp các bạn trẻ đó tiến tới một cuộc hôn nhân hạnh phúc và vững bền?
Bài 14: Á BÍ TÍCH
“Mẹ Hiền Hội Thánh đã thiết lập những á bí tích. Đây là những dấu chỉ thánh, vì
một phần nào phỏng theo những bí tích, nhờ đó biểu trƣng những hiệu quả - nhất là
những hiệu quả thiêng liêng - và thông ban hiệu quả đó nhờ lời bầu cử của Hội Thánh.
Nhờ các á bí tích, con ngƣời chuẩn bị lãnh nhận hiệu quả chính yếu của các bí tích và
thánh hóa những hoàn cảnh khác biệt trong cuộc sống” (x. PV 60; GL 1166) (GLHTCG
1667)

I. Á BÍ TÍCH LÀ GÌ?
Á bí tích là những dấu chỉ thánh thiêng do Hội Thánh lập ra để chuẩn bị ngƣời tín
hữu lãnh nhận hiệu quả chính yếu của các bí tích và để thánh hóa những hoàn cảnh khác
nhau của cuộc sống.
Gọi là á bí tích, vì đây cũng là những dấu chỉ biểu thị những hiệu quả, và thông ban
những hiệu quả đó nhờ lời cầu nguyện của Hội Thánh.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC Á BÍ TÍCH


1. Các á bí tích là những dấu chỉ do Hội Thánh lập ra
Hội Thánh thiết lập các á bí tích để thánh hoá một số thừa tác vụ trong Hội Thánh,
một số bậc sống, những hoàn cảnh rất đa dạng của đời Ki-tô hữu, và cả việc sử dụng
những vật hữu ích cho con ngƣời. Theo quyết định mục vụ của các Giám mục, á bí tích
còn đƣợc dùng để đáp ứng với những nhu cầu, với văn hóa và lịch sử riêng của dân Ki-tô
giáo trong một vùng hay một thời đại. Á bí tích luôn luôn gồm một kinh nguyện, kèm
theo thƣờng là một dấu chỉ xác định nhƣ đặt tay, dấu thánh giá, rẩy nƣớc thánh (để nhắc
lại bí tích Thánh Tẩy). (GLHTCG 1668)
2. Các á bí tích đều bắt nguồn từ chức tƣ tế cộng đồng
Mọi Ki-tô hữu đều đƣợc mời gọi trở thành một lời “chúc lành” (x. St 12, 2) và có
khả năng chúc lành (x. Lc 6, 28; Rm 12, 14; 1Pr 3, 9), Vì thế ngƣời giáo dân có thể chủ
sự một số nghi thức chúc lành. Các á bí tích bắt nguồn từ chức tƣ tế cộng đồng: mọi Ki-tô
hữu đều đƣợc mời gọi trở nên một lời “chúc lành” (x. St 12,2) của Thiên Chúa và có khả
năng chúc lành (x. Lc 6,28; Rm 12,14; 1Pr 3,9). Vì thế, ngƣời giáo dân có thể chủ sự một
số nghi thức chúc lành (x. SC 79; CIC 1168). Các nghi thức chúc lành càng liên quan đến
đời sống Hội Thánh và bí tích, càng dành riêng cho các thừa tác viên có chức thánh chủ
sự (giám mục, linh mục và phó tế (x. Gv 16;18). (GLHTCG 1669)
3. Các á bí tích không ban ơn Chúa Thánh Thần nhƣ các bí tích
Nhƣng nhờ lời cầu nguyện của Hội Thánh, các á bí tích chuẩn bị các tín hữu đón
nhận ân sủng và giúp họ cộng tác với ân sủng. (x. GLHTCG 1670)

III. CÁC LOẠI Á BÍ TÍCH


Á bí tích gồm 2 loại: Phép lành và Trừ tà
1. Phép lành
Mọi phép lành đều là lời ca ngợi Thiên Chúa và cầu xin Ngài ban ơn.
Ban phép lành cho ngƣời, vật dụng, nơi chốn, bữa ăn. Một số phép lành có giá trị
trƣờng tồn, đƣợc ban để thánh hiến những ngƣời dâng mình cho Chúa hoặc thánh hiến
những đồ vật hay nơi chốn dành riêng cho việc phụng tự.
Các phép lành dành cho ngƣời nhằm mục đích thánh hoá một bậc sống nhƣ chúc
phong Viện Phụ hay Viện Mẫu, thánh hiến trinh nữ, hoặc trao ban một thừa tác vụ nhƣ
Đọc sách, Giúp lễ, Giáo lý viên, Trao ban Mình Thánh Chúa ngoại lệ, nhậm chức của cha
sở mới v.v...
Các phép lành dành cho nơi chốn nhằm mục đích xin Chúa thánh hiến những nơi
con ngƣời tập họp để cử hành phụng vụ và thờ phƣợng Chúa nhƣ: cung hiến nhà thờ, nhà
nguyện, hoặc xin Chúa chúc lành và ban ơn phúc cho nơi ở hay chỗ làm việc của con
ngƣời nhƣ: làm phép nhà, văn phòng, bệnh viện, xí nghiệp, công xƣởng...
Các phép lành dành cho đồ vật để khi con ngƣời dùng đến những sự vật đƣợc làm
phép thì họ biết cảm tạ và ca ngợi Chúa, đồng thời cũng biết sử dụng chúng cho hợp ý
Chúa, chẳng hạn: làm phép chén thánh, đồ dùng trong Phụng vụ, ảnh tƣợng, xâu chuỗi,
dây đeo, dụng cụ làm việc, phƣơng tiện di chuyển
2. Trừ tà
Hội Thánh, nhân danh Chúa Ki-tô và với thẩm quyền của mình, công khai cầu xin
để một ngƣời hay một đồ vật đƣợc Thiên Chúa bảo vệ khỏi ảnh hƣởng của Ác thần và
đƣợc giải thoát khỏi ách thống trị của nó.
Trong nghi thức cử hành bí tích Rửa tội, có nghi thức trừ tà đơn giản. Nghi thức trừ
tà trọng thể phải do một linh mục cử hành, với sự cho phép của Đức Giám mục.

IV. THỪA TÁC VIÊN CỦA Á BÍ TÍCH


Khi cử hành các á bí tích, thừa tác viên đóng vai trò nhân danh Hội Thánh, đồng
thời cũng gắn liền với chức tƣ tế mà mỗi ngƣời đã lãnh nhận. Tuỳ theo chức năng mà
ngƣời ta phân biệt các loại thừa tác viên nhƣ sau:
- Giám mục chủ toạ các cử hành liên quan đến cộng đoàn giáo phận, đặc biệt những
á bí tích đƣợc cử hành long trọng khi thánh hiến ngƣời, nơi chốn hay sự vật.
- Linh mục, cộng sự viên của Giám mục, đƣợc chỉ định thay thế Đức Giám mục chủ
toạ một số á bí tích, đồng thời cũng điều khiển và chủ toạ các á bí tích trong cộng
đoàn dân Chúa đƣợc trao phó cho ngài.
- Phó tế đƣợc đặt lên để trợ giúp Giám mục và linh mục trong việc phục vụ. Thầy sẽ
chu toàn công việc phục vụ Lời Chúa, nơi Bàn Thờ và việc bác ái, vì vậy thầy
cũng chủ toạ một số á bí tích gắn liền với tƣ cách phục vụ của thầy.
- Giáo dân, không phân biệt nam nữ, do tham dự vào chức tƣ tế phổ quát của bí tích
Rửa tội cũng có thể chủ toạ một vài á bí tích thông dụng trong đời sống hằng
ngày.

V. CỬ HÀNH CÁC Á BÍ TÍCH


Các á bí tích gồm một lời cầu nguyện, kèm theo là dấu thánh giá và những dấu chỉ
khác. Trong số các á bí tích, quan trọng nhất là các phép lành. Các phép lành này là một
lời ca ngợi Thiên Chúa và một lời khẩn nguyện để kêu xin những hồng ân của Thiên
Chúa; cũng có những việc thánh hiến con ngƣời cũng nhƣ các đồ vật đƣợc dùng vào việc
thờ phƣợng Thiên Chúa. (TYGL 351)
Cấu trúc cử hành một á bí tích thƣờng gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất là công bố Lời Chúa. Lời Chúa làm cho buổi cử hành mang ý nghĩa
sâu xa, đồng thời soi sáng các cử chỉ và biểu tƣợng. Để hƣớng dẫn và khích lệ
cộng đoàn tham dự tích cực, ngƣời ta còn thêm một số lời dẫn giải, các bài thánh
ca, phút thinh lặng.... trong phần cử hành Lời Chúa này.
- Phần thứ hai gồm các nghi thức hoặc lời nguyện chúc tụng và nài xin sự trợ giúp
của Thiên Chúa. Trung tâm của phần này là công thức chúc lành hoặc lời cầu bầu
của Giáo Hội trên ngƣời, nơi chốn hay sự vật. Khi cử hành á bí tích, Phụng vụ
thƣờng đòi hỏi một cử chỉ hay một biểu tƣợng nào đó đi kèm với lời nguyện chúc,
ví dụ: đặt tay, dấu thánh giá, rảy nƣớc thánh, xông hƣơng... Cuối cùng là lời
nguyện chung.

IV. LỄ NGHI AN TÁNG THEO KI-TÔ GIÁO


Đối với Ki-tô hữu, chết là kết thúc đời sống bí tích, là khởi đầu sự viên mãn của
cuộc tái sinh đã bắt đầu nơi bí tích Thánh Tẩy, là nên “giống” hoàn toàn với “hình ảnh
Con Thiên Chúa” nhờ Thánh Thần xức dầu và nhờ tham dự Bàn Tiệc Nƣớc Trời đã đƣợc
tiền dự trong bí tích Thánh Thể; cho dù ngƣời đó còn cần thanh luyện trƣớc khi đƣợc mặc
áo tinh tuyền vào dự tiệc cƣới Con Chiên.
Nhƣ ngƣời mẹ hiền, Hội Thánh đã dùng các bí tích cƣu mang ngƣời tín hữu suốt
cuộc lữ hành trần thế, nay cũng đồng hành đến cuối đƣờng để trao họ lại “trong tay Chúa
Cha”. Trong Đức Ki-tô, Hội Thánh dâng lên Chúa Cha đứa con của ân sủng, và trong hy
vọng gửi lại lòng đất hạt giống thân xác sẽ chỗi dậy vinh quang (x. 1Cr 15,42-44). Nghi
thức phó dâng này đƣợc cử hành long trọng trong Thánh lễ; kèm theo các á bí tích là
những nghi thức làm phép trƣớc và sau Thánh lễ.
1. Cái chết của Ki-tô hữu trong tƣơng quan với các bí tích
Đối với các Ki-tô hữu, chết là kết thúc đời sống bí tích, là đạt đến sự viên mãn của
đời sống mới là đời sống đã đƣợc bắt đầu nơi bí tích Rửa tội, đƣợc củng cố bằng bí tích
Thêm sức và đƣợc nuôi dƣỡng bằng bí tích Thánh Thể. Ý nghĩa cái chết của Ki-tô hữu
đƣợc sáng tỏ nhờ ánh sáng cái chết và sự phục sinh của Đức Ki-tô. Ngƣời Ki-tô hữu chết
trong Đức Ki-tô là “lìa bỏ thân xác để đƣợc ở bên Chúa” (2Cr 5, 8).
2. Cử hành lễ nghi an táng
Lễ nghi an táng diễn tả đặc tính Vƣợt qua của cái chết theo Ki-tô giáo trong niềm hy
vọng sống lại, đồng thời làm nổi bật ý nghĩa của sự hiệp thông với ngƣời quá cố, cách
riêng qua lời cầu nguyện cho linh hồn họ sớm đƣợc hƣởng nhan thánh Chúa.
Cấu trúc của lễ nghi an táng thƣờng gồm các giai đoạn sau:
- Nghi thức tẩm liệm: lời mở đầu, hát hoặc đọc thánh vịnh, Lời Chúa, lời nguyện
chung và lời nguyện kết thúc trƣớc khi bỏ thi hài ngƣời quá cố vào quan tài.
- Nghi thức an táng:
 Tại nhà tang: Thừa tác viên có chức thánh (linh mục hoặc phó tế) đến nhà tang
để đón rƣớc thi hài ngƣời quá cố đến nhà thờ cử hành Thánh lễ: lời nguyện và
rảy nƣớc thánh trên quan tài.
 Tại nhà thờ: Nếu linh mục không đến nhà tang thì khi quan tài đến nhà thờ
ngài sẽ ra đón tại cửa nhà thờ, rồi rảy nƣớc thánh trên quan tài và tuỳ nghi có
thể đọc một lời nguyện nhƣ khi cử hành tại nhà tang.
 Nghi thức phó dâng và từ biệt: Sau lời nguyện hiệp lễ, linh mục không ban
phép lành cuối lễ nhƣng tiến đến quan tài để cử hành nghi thức tiễn biệt cuối
cùng. Hội Thánh phó dâng linh hồn ngƣời quá cố cho Thiên Chúa, và cộng
đoàn Ki-tô hữu chào từ biệt lần cuối cùng một chi thể của mình, trƣớc khi thân
xác ngƣời đó đƣợc an táng trong niềm hy vọng phục sinh.
 Nơi phần mộ: Thừa tác viên làm phép ngôi mộ mới. Tiếp theo là nghi thức cuối
cùng trƣớc khi hạ quan tài xuống huyệt: lời mở đầu, lời nguyện chung, kinh
Lạy Cha và lời nguyện kết thúc. Trong khi hạ huyệt, cộng đoàn sẽ hát những
bài thánh ca thích hợp nói lên ý nghĩa mầu nhiện Vƣợt qua và sự sống vĩnh
cửu.
3. Những ngƣời đƣợc an táng theo nghi lễ Công giáo
Mọi ngƣời Công giáo sau khi lãnh bí tích Rửa tội, nếu không bị ngăn cản bởi Giáo
luật vì một lý do trầm trọng, đều đƣợc hƣởng mọi nghi thức an táng của Hội Thánh (Nghi
thức an táng 1). Những ngƣời lớn dự tòng cũng đƣợc hƣởng các nghi thức an táng nhƣ
ngƣời Ki-tô hữu (GL 1183)
Các Ki-tô hữu thuộc một Giáo Hội Ki-tô khác không phải Công giáo và trẻ em chết
trƣớc khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, nếu cha mẹ em ƣớc muốn em lãnh nhận bí tích này
nhƣng chƣa kịp, thì Bản quyền địa phƣơng có thể cho phép cử hành các nghi thức an táng
của Hội Thánh (GL 11183)
Không đƣợc phép cử hành nghi thức an táng của Hội Thánh cho những ngƣời sau
đây (Nghi thức an táng 13; GL 1184):
1. Những ai không phải là Ki-tô hữu, trừ trƣờng hợp dự tòng hoặc trẻ em chết chƣa
kịp rửa tội nhƣng cha mẹ em ƣớc muốn em đƣợc rửa tội.
2. Những ngƣời bội giáo, lạc giáo và ly giáo cách tỏ tƣờng.
3. Những ngƣời chọn hoả táng thi hài mình vì những lý do chống lại đức tin Công
giáo.
4. Những ngƣời phạm tội công khai mà việc cử hành an táng theo nghi thức Hội
Thánh chắc chắn sẽ gây gƣơng xấu cho các tín hữu.

V. MỤC VỤ GIÁO LÝ
Cho tới nay, khi học giáo lý, đa số các em học sinh ít đƣợc hƣớng dẫn về ý nghĩa
các cử hành Phụng vụ. Bởi vậy, Giáo lý viên cần tìm hiểu tƣờng tận các lễ nghi cũng nhƣ
ý nghĩa các cử hành, kể cả những gì liên quan đến các á bí tích để có thể hƣớng dẫn các
học sinh giáo lý tốt hơn.
Nên tạo nhiều dịp cho các học sinh tham dự các á bí tích, chẳng hạn: Nghi lễ an
táng, các nghi thức chúc lành v.v... Trƣớc hoặc sau khi tham dự, nên cắt nghĩa cho các
em hiểu ý nghĩa của việc cử hành.
Ngoài Phụng vụ bí tích và á bí tích, trong Hội Thánh còn có những hình thức đạo
đức bình dân khác, chẳng hạn viếng nghĩa trang, tôn kính các thánh tích, viếng các đền
thánh, hành hƣơng, rƣớc kiệu, đi đàng thánh giá, các vũ điệu tôn giáo, lần chuỗi Mân Côi,
v.v ... Giáo lý viên nên hƣớng dẫn các em một cách thích đáng việc thực hành những hình
thức đạo đức này để các em có đƣợc một đời sống đạo trƣởng thành.

 Giúp ghi nhớ


1. Á bí tích là những dấu chỉ thánh thiêng do Hội Thánh thiết lập để thánh hoá một số
hoàn cảnh trong cuộc sống. Các á bí tích gồm một lời cầu nguyện, kèm theo là dấu
thánh giá và những dấu chỉ khác. Trong số các á bí tích, quan trọng nhất là các phép
lành. Các phép lành này là một lời ca ngợi Thiên Chúa và một lời khẩn nguyện để
kêu xin những hồng ân của Thiên Chúa; cũng có những việc thánh hiến con ngƣời
cũng nhƣ các đồ vật đƣợc dùng vào việc thờ phƣợng Thiên Chúa. (TYGL 351)
2. Lễ nghi an táng diễn tả đặc tính Vƣợt qua của cái chết theo Ki-tô giáo trong niềm hy
vọng sống lại, đồng thời làm nổi bật ý nghĩa của sự hiệp thông với ngƣời quá cố,
cách riêng qua lời cầu nguyện cho linh hồn họ đƣợc thanh luyện.
3. Lễ nghi an táng thƣờng gồm 3 giai đoạn:
- Nghi thức tẩm liệm
- Nghi thức phó dâng và từ biệt
- Nghi thức tại phần mộ hoặc tại nơi hoả táng.

 Gợi ý suy nghĩ


1. Lần chuỗi Mân Côi trong khi đang tham dự Thánh lễ là một việc nên làm hay không
nên làm? Vì sao?
2. Anh chị có đề nghị gì để việc cử hành và tham dự Lễ nghi an táng của ngƣời tín hữu
Việt Nam thật sự làm nổi bật đức tin vào sự sống lại và sự sống vĩnh cửu?

Bài 15: BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN


Sứ vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu gắn liền với sứ vụ chăm sóc bệnh nhân. Chính
các tông đồ nối tiếp công việc của Chúa Giêsu khi ngƣời còn tại thế, và lúc đã về trời,
vẫn vừa truyền giáo vừa chữa lành. Cả thánh Phaolô nhà truyền giáo vĩ đại cũng đã từng
chữa lành cho bệnh nhân : “Thiên Chúa dùng tay Phaolô mà làm những phép lạ phi
thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn cả áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người
bệnh, và bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất.” (Cv 19, 11-12). Qua lời khuyên của
thánh Giacôbê, nền tảng Kinh Thánh của bí tích Xức Dầu, chúng ta nhận ra Giáo Hội sơ
khai là gƣơng mẫu cho việc chăm sóc bệnh nhân : “Ai trong anh em đau yếu ư ? Người
ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến, họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi
xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh ; người ấy sẽ
được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy phạm tội thì sẽ được Chúa tha.” (Gc 5, 14-15)
“Bằng việc xức dầu thánh và lời cầu nguyện của linh mục, toàn thể Hội Thánh phó thác
các bệnh nhân cho Chúa Ki-tô đau khổ và vinh hiển để Ngài an ủi và cứu rỗi họ; hơn nữa,
Hội Thánh còn thúc giục họ sẵn sàng kết hợp với Chúa Ki-tô đau khổ và chịu chết để
mƣu ích cho Dân Thiên Chúa” (GH 11). (GLCG 1499)
Trong Sứ điệp ngày Thế Giới các bệnh nhân 2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời
gọi các bệnh nhân: “Ai ở trong đau khổ và bệnh tật mà kêu cầu Chúa, thì chắc chắn tình
yêu của Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi họ, và cả tình yêu của Giáo Hội sẽ không bao giờ
thiếu, tình yêu này chính là sự kéo dài trong thời gian công trình cứu độ của Chúa” (số
1). Đặc biệt, Đức Thánh Cha nhắn gởi các Linh mục: “Chúa Giêsu đã sai các môn đệ đi
săn sóc các vết thương (Mt 10,8; Lc 9,2; 10,9) và còn thiết lập cho họ một Bí tích đặc
biệt: bí tích Xức dầu bệnh nhân. Với việc Xức dầu bệnh nhân, kèm theo lời cầu nguyện
của các linh mục, toàn thể Giáo Hội phó thác các bệnh nhân cho Chúa đã chịu đau khổ
và được vinh hiển, để Ngài thoa dịu những cơ cực và cứu vớt họ, Giáo Hội cũng khuyên
họ hãy kết hiệp trong tinh thần với cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô, để góp phần
vào thiện ích của Dân Chúa… Noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành và trong tư cách là
những người dẫn dắt đoàn chiên đã được ủy thác, các linh mục hãy tràn đầy vui mừng,
ân cần đối với những người yếu đuối nhất, những người đơn sơ và tội nhân, biểu lộ cho
họ lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa với những lời đầy hy vọng” (số 3).

I. BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN LÀ GÌ?


Bí tích Xức dầu bệnh nhân đƣợc Chúa Giê-su thiết lập, để nâng đỡ bệnh nhân và
ngƣời già yếu về phần hồn cũng nhƣ phần xác.
Bí tích này đƣợc thánh Mác-cô nhắc đến “Các ông trừ đƣợc nhiều quỷ, xức dầu cho
nhiều ngƣời đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,13) và cũng đƣợc thánh Gia-cô-bê nói
tới cách rõ ràng: “Ai trong anh em đau yếu ƣ? Ngƣời ấy hãy mời các kỳ mục của Hội
Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho ngƣời ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu
nguyện do lòng tin sẽ cứu ngƣời bệnh; nguời ấy đƣợc Chúa nâng dậy, và nếu ngƣời ấy đã
phạm tội, thì sẽ đƣợc Chúa thứ tha” (Gc 5,14-15) (GLCG 1511).
Bí tích Xức dầu bệnh nhân còn đƣợc gọi là “bí tích của ngƣời ra đi” vì bí tích này
thích hợp cho ngƣời sắp chết.
Bí tích Xức dầu bệnh nhân còn đƣợc gọi là “Xức dầu lần cuối” vì bí tích này đƣợc
ban cho ngƣời hấp hối.

II. BÍ TÍCH XỨC DẦU TRONG CHƢƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ


1. Cái nhìn của Cựu Ƣớc về bệnh tật
Bệnh tật và đau khổ là những thử thách nặng nề nhất trong đời sống con ngƣời.
Bệnh tật có thể làm cho con ngƣời lo lắng, xao xuyến, nhiều khi đƣa đến tuyệt vọng và
đôi khi còn làm cho con ngƣời than trách Thiên Chúa. Tuy nhiên, bệnh tật cũng có thể là
cơ hội làm cho con ngƣời tin tƣởng vào Thiên Chúa hơn, thôi thúc con ngƣời tìm kiếm
Thiên Chúa và quay trở lại với Ngài (x. GLCG 1500-1501).
Cựu Ƣớc nhìn bệnh tật trong tƣơng quan với Thiên Chúa. Con ngƣời than thở với
Chúa về bệnh tật (x. Tv 38) và xin Ngài cứu chữa, vì Ngài là Chúa sự sống và sự chết (x.
Tv 6,3; Is 38). Bệnh tật trở thành con đƣờng hoán cải và Thiên Chúa có tha thì bệnh mới
lành (x. Tv 32,5; 107,20; Mc 2,5-12). Dân Ít-ra-en có kinh nghiệm rằng bệnh tật liên hệ
cách bí nhiệm với tội lỗi và sự dữ; trung thành giữ luật Chúa sẽ đƣợc Ngài hoàn lại sự
sống, “vì Ta là Chúa, là Lƣơng Y của ngƣơi” (Xh 15,26). Ngôn sứ I-sai-a tin rằng đau
khổ cũng có giá trị chuộc tội cho kẻ khác (x Is 53,11). Ông loan báo Thiên Chúa sẽ ban
cho Xi-on một thời đại, lúc đó Ngài sẽ tha thứ mọi tội lỗi và chữa lành mọi bệnh tật (x. Is
33,34). (GLCG 1502)
2. Lòng trắc ẩn của Chúa Giê-su đối với các bệnh nhân
Thấu hiểu đƣợc những lo âu của ngƣời đau yếu, Chúa Giê-su đã cảm thƣơng và
chữa lành những ngƣời yếu đau, bệnh tật. Chúa không chỉ chữa lành bệnh cho con ngƣời
nhƣng Ngài còn tha tội cho họ nữa.
Chúa Giê-su thƣờng đòi các bệnh nhân phải tin. Ngài dùng những dấu hiệu bên
ngoài để chữa lành: nƣớc miếng và việc đặt tay, bùn đất và rửa sạch. Các bệnh nhân tìm
đến Chúa vì nhận ra từ nơi Chúa có nguồn năng lực phát ra chữa hết mọi bệnh tật.
Xúc động trƣớc bao cảnh khổ đau, Chúa Giê-su không những chữa lành bệnh nhân,
để cho bệnh nhân chạm đến Ngài nhƣng Ngài còn lấy khổ đau của họ làm của mình:
“Ngài đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Is 53,4).
Việc Ngài chữa lành bệnh tật loan báo Nƣớc Trời đang đến: Ngài toàn thắng trên tội lỗi
và cái chết nhờ cuộc Vƣợt Qua của Ngài. Trên thập giá, Đức Ki-tô đã mang lấy gánh
nặng của sự dữ. Ngài “xoá tội trần gian” (Ga 1,29) mà bệnh tật chỉ là một hậu quả. Khi
chịu nạn chịu chết trên thập giá, Đức Ki-tô đã đem lại một ý nghĩa mới cho đau khổ: đau
khổ giúp chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô và liên kết chúng ta với cuộc
khổ nạn của Ngài (x. GLCG 1503-1505).
3. Hội Thánh đối xử với các bệnh nhân nhƣ thế nào?
Khi nhận nơi Chúa sứ mạng chữa lành các bệnh nhân, Hội Thánh cố gắng chăm sóc
và cầu nguyện cho họ. Hội Thánh tin rằng Đức Ki-tô, vị lƣơng y thể xác và tinh thần
đang hiện diện và hoạt động đặc biệt trong các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, bánh
ban sự sống đời đời. Hội Thánh thời các Tông Đồ đã có nghi thức riêng dành cho bệnh
nhân mà thánh Gia-cô-bê đã nói tới. Truyền thống Hội Thánh nhận nghi thức này là một
trong bảy bí tích (x. GLCG 1509-1510)

III. NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH XỨC DẦU


Dù bí tích Xức dầu bệnh nhân đƣợc cử hành riêng tƣ trong gia đình, nơi bệnh viện
hay trong nhà thờ..., nhƣng đó vẫn là một cử hành Phụng vụ mang tính cộng đoàn. Nghi
thức cử hành bí tích Xức dầu bệnh nhân gồm có:
- Lời Chúa. Lời Chúa là sức bổ dƣỡng cho ngƣời đau yếu, là bàn tiệc cho những ai
đang rã rời, là ánh sáng chỉ đƣờng cho con ngƣời trong cuộc lữ hành trần thế.
- Nếu thuận tiện thì linh mục sẽ cử hành bí tích Hoà giải trƣớc khi ban bí tích Xức
dầu và tiếp sau đó là trao ban Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể nhƣ là bí tích vƣợt
qua của Chúa Ki-tô, phải là bí tích cuối cùng mà ngƣời tín hữu lãnh nhận trong
cuộc lữ hành trần thế, đó là “của ăn đàng” để ngƣời tín hữu bƣớc vào cuộc sống
vĩnh cửu.
- Lời nguyện và xức dầu. Nghi thức chính yếu của bí tích Xức dầu là linh mục đặt
tay trên bệnh nhân và đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhờ sức mạnh của Thánh
Thần sẽ chữa trị linh hồn bệnh nhân, và nếu Chúa muốn thì thể xác cũng đƣợc
chữa lành. Kế đến, linh mục lấy dầu bệnh nhân (OI) xức trên trán và hai tay bệnh
nhân và đọc:
“Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa
dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ con.
Đáp: Amen
để Người giải thoát con khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa con và thương làm cho con
thuyên giảm”.
Đáp: Amen.
(x. GLCG 1517-1519.1524)

IV. NGƢỜI BAN VÀ NGƢỜI NHẬN BÍ TÍCH XỨC DẦU


1. Ngƣời ban
Chỉ có các tƣ tế (Giám mục hay linh mục) mới đƣợc ban bí tích Xức dầu mà thôi.
(GLCG 1516; TYGL 317; GL 1003).
2. Ngƣời nhận
Mọi tín hữu đã đến tuổi khôn mà khi lâm bệnh nặng, hay gặp cảnh nguy tử nhƣ
trƣớc khi chịu những cuộc giải phẩu nguy hiểm, hoặc yếu liệt vì tuổi già thì đều có thể
lãnh bí tích Xức dầu: “Có thể ban bí tích Xức dầu bệnh nhân cho một tín hữu đã biết xử
dụng trí khôn, khi họ lâm cơn hiểm nghèo vì bệnh tật hay tuổi già” (GL 1004). Nếu bệnh
nhân đã lãnh bí tích này và đƣợc phục hồi, nhƣng sau đó trở bệnh nặng thì vẫn đƣợc lãnh
nhận nữa. Hay trong cùng một cơn bệnh kéo dài, có thể nhận bí tích này nhiều lần, cứ
mỗi lần trở bệnh nặng. Bí tích này có thể lãnh nhận nhiều lần trong một đời ngƣời (x.
GLCG 1514-1515).
Tuy nhiên, những ngƣời đang mắc tội nặng công khai nhƣng đến giờ phút cuối cũng
không ăn năn trở lại, thì vẫn không đƣợc lãnh bí tích này (GL 1007).

V. ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU


Bí tích này mang lại một ân sủng đặc biệt, giúp bệnh nhân đƣợc kết hợp chặt chẽ
hơn với cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô, để mƣu ích cho bản thân và cho toàn thể Hội
Thánh. Ân sủng này mang lại cho bệnh nhân sức mạnh, bình an, can đảm và ơn tha thứ
tội lỗi nếu bệnh nhân không thể xƣng tội đƣợc. Đôi khi, nếu Thiên Chúa muốn, bí tích
này cũng đem lại sự chữa lành thân xác. Dầu sao đi nữa, bí tích Xức dầu bệnh nhân
chuẩn bị cho một cuộc vƣợt qua để tiến về Nhà Cha.(TYGL 319)
1. Ân sủng trợ giúp đặc biệt của Chúa Thánh Thần
Ơn căn bản của bí tích này là ơn sức mạnh, bình an và can đảm để lƣớt thắng những
khó khăn do bệnh tật hay tuổi già, chống trả các cám dỗ, không sợ chết, thêm tin tƣởng
và phó thác vào Thiên Chúa. Chiến đấu chống lại bệnh tật là một cách muốn chiến thắng
„sự dữ‟. Bệnh tật là kết quả hiển nhiên của „sự dữ‟ mà con ngƣời phải gánh chịu vì hậu
quả tội nguyên tổ.
“Ngoài ra, nếu bệnh nhân đã phạm tội thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5,15 ; GLCG
1520). Thật vậy, bí tích này tha thứ các tội mà bệnh nhân vì cơn bệnh không thể xƣng thú
lỗi lầm và đồng thời tha cho việc đền tội phải làm.
2. Kết hiệp với Đức Ki-tô chịu khổ nạn
Nhờ kết hiệp với Chúa Ki-tô chịu khổ nạn, họ đƣợc thánh hiến để sinh hoa trái cứu
độ. Bệnh nhân dễ dàng chấp nhận những bất trắc trong lúc chữa trị và an tâm đón nhận ý
Chúa trong sự nâng đỡ của ơn thánh.
3. Ân sủng mang tính Hội Thánh
Khi cử hành bí tích này, trong sự hiệp thông của Dân Thánh, Hội Thánh cầu nguyện
cho bệnh nhân; và bệnh nhân nhờ ân sủng của bí tích, góp phần thánh hóa Hội Thánh và
mƣu ích cho mọi ngƣời. Lời cầu nguyện và việc xức dầu này là tâm điểm của bí tích Xức
Dầu bệnh nhân. Qua tác vụ của Hội Thánh, Chúa Ki-tô hằng sống tỏ cho bệnh nhân thấy
tình yêu và sự trìu mến của Ngài khi họ liên kết đức tin của mình với đức tin của Hội
Thánh.
4. Chuẩn bị cho cuộc ra đi lần cuối
Việc xức dầu lần cuối cùng (trước đây đã có xức dầu trong bí tích Rửa tội và Thêm
sức) giúp chúng ta an tâm trong cuộc chiến đấu cuối cùng trƣớc khi về Nhà Cha. Y khoa
có thể chữa lành nhiều bệnh tật, nhƣng chỉ một mình Chúa Giê-su mới có thể toàn thắng
bệnh tật và tội lỗi. Bí tích Xức Dầu bệnh nhân là dấu chỉ của ơn thánh có sức chữa lành
và cứu độ.

VI. MỤC VỤ GIÁO LÝ


Ngƣời ta thƣờng nghĩ khi đã nhận bí tích Xức dầu bệnh nhân là chuẩn bị chết. Vì
vậy, có ngƣời không muốn nhận bí tích này trong cơn nguy hiểm ngặt nghèo hay khi tuổi
già sức yếu. GLV nên giúp cho học sinh hiểu rằng: ngƣời Ki-tô hữu khi lâm cơn nguy
hiểm vì bệnh hoạn, già yếu, hay khi đại phẫu hoặc sắp sinh nở khó khăn... thì nên lãnh bí
tích Xức dầu. Vì thế, nếu trong gia đình hoặc hàng xóm láng giềng bị đau nặng, ta nên
mời linh mục đến ban bí tích Xức dầu. Mọi ngƣời trong gia đình nên chuẩn bị cho ngƣời
đƣợc Xức dầu đƣợc bình an để ra đi về với Chúa.
Cũng nhƣ bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể hợp thành các bí tích khai tâm
Ki-tô giáo, thì bí tích Giao hoà, Xức dầu và Thánh Thể hợp thành các bí tích chuẩn bị về
quê trời hay là các bí tích hoàn tất cuộc lữ hành trần thế (GLCG 1525).
Chăm sóc bệnh nhân còn là việc làm theo gƣơng Đức Mẹ mà chúng ta vẫn thƣờng
kêu cầu với danh xƣng “Đức Bà Cứu kẻ liệt kẻ khốn”. Mẹ đã hiện ra tại Lộ Đức và biến
nơi đây thành nơi chữa lành của Mẹ, nơi hàng năm có đến 650.000 bệnh nhân đƣợc một
đội ngũ tiếp viên hiếu khách đón tiếp và phục vụ.

Lạy “Đức Bà an ủi kẻ âu lo”, xin cứu chữa chúng con, khi chúng con đau bịnh,
và cho chúng con, dù đang là bệnh nhân, vẫn biết “cúi xuống với sự chăm sóc đặc biệt”
trên những ngƣời đang đau đớn hơn mình, cúi xuống :
“Bên những người đã bất tỉnh vào lúc này và sẽ chết.
Bên những người đang bước vào cơn hấp hối.
Bên những người đã mất hết hy vọng được khỏi bệnh.
Bên những người đang rên xiết quằn quại trong đau đớn thể xác và tâm hồn.
Bên những người không có khả năng để chạy chữa, vì thiếu hụt tiền của.
Bên những người rất muốn bước đi mà phải nằm bất động.
Bên những người đáng phải nằm, mà phải chỗi dậy để làm việc, vì đói khát cơ cực và
túng bấn.
Bên những người lăn lộn trên giường không tìm được một thế nghỉ dễ chịu.
Bên Những người phải thao thức trắng đêm trường.
Bên Những người bị dằn vặt bởi bao âu lo của gia đình túng quẫn.
Bên Những người mà bệnh tật đã buộc phải từ biệt những ước vọng, những dự tính hằng
tha thiết…”. Amen. (Kinh cầu cho Bệnh Nhân)

 Giúp ghi nhớ


1. Bí tích Xức dầu bệnh nhân đƣợc Chúa Giê-su thiết lập, để nâng đỡ bệnh nhân và
ngƣời già yếu về phần hồn cũng nhƣ phần xác.
2. Mọi tín hữu khi bắt đầu lâm cơn nguy tử do bệnh tật hay già yếu, đều có thể lãnh
nhận bí tích này, Ngƣời đó có thể lãnh nhận bí tích này nhiều lần nữa, khi bệnh trở
nặng hay mắc phải một cơn bệnh nặng khác. Nếu có thể đƣợc, nên cho bệnh nhân
xƣng tội riêng, trƣớc khi cử hành bí tích Xức dầu Bệnh nhân.
3. Việc cử hành Bí tích này chính yếu là việc xức dầu do Giám mục làm phép, trên
trán và hai bàn tay của bệnh nhân (trong nghi thức Rôma) và trên các phần thân thể
khác (trong các nghi thức khác). Việc xức dầu có kèm theo lời nguyện của vị tƣ tế
cầu xin ân sủng đặc biệt của bí tích này.
4. Bí tích Xức dầu bệnh nhân mang lại một ân sủng đặc biệt, giúp bệnh nhân đƣợc kết
hợp chặt chẽ hơn với cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô, để mƣu ích cho bản thân và cho
toàn thể Hội Thánh. Ân sủng này mang lại cho bệnh nhân sức mạnh, bình an, can
đảm và ơn tha thứ tội lỗi nếu bệnh nhân không thể xƣng tội đƣợc. Đôi khi, nếu
Thiên Chúa muốn, bí tích này cũng đem lại sự chữa lành thân xác. Dầu sao đi nữa,
bí tích Xức dầu bệnh nhân chuẩn bị cho một cuộc vƣợt qua để tiến về Nhà Cha.
5. Của Ăn đàng là bí tích Thánh Thể đƣợc trao ban cho những ngƣời sắp rời bỏ cuộc
sống trần gian và đang chuẩn bị cho cuộc vƣợt qua tiến vào đời sống vĩnh cửu.
Đƣợc lãnh nhận vào lúc sắp rời bỏ thế gian để về với Chúa Cha, việc rƣớc Mình và
Máu Đức Ki-tô tử nạn và phục sinh là mầm giống cho đời sống vĩnh cửu và sức
mạnh phục sinh.
 Gợi ý suy nghĩ
1. Bạn có suy nghĩ nào về các phong trào cầu nguyện để chữa bệnh hiện nay?
2. Bạn có kinh nghiệm gì về việc thăm viếng, chăm sóc ngƣời bệnh, để an ủi nâng đỡ họ
và giúp họ kết hiệp với sự đau khổ của Đức Ki-tô?

You might also like