You are on page 1of 6

Câu hỏi gợi ý:

1- Tóm tắt trình thuật Mc 1,1-28.


2- Phân biệt thần ô uế và quỷ.
3- Phân tích nhân vật thần ô uế trong đoạn văn.
4- Ý nghĩa việc Đức Giê-su cấm quỷ nói.
5- Tóm tắt trình thuật Mc 8,14-21.
6- Đề tài bánh được trình bày thế nào?
7- Tại sao Đức Giê-su nhắc lại 2 phép lạ bánh hoá nhiều?
Dẫn nhập
I. Bản văn, bối cảnh và cấu trúc Mc 1,21-28
II. Thần ô uế, con người và Đức Giê-su ý nghĩa gì
    1. Bị thần ô uế nhập ngay trong hội đường (1,23)
    2. Thần ô uế biết đúng và nói đúng (1,24)
    3. “Hãy câm đi” và “hãy xuất ra” (1,25)
    4. Thần ô uế “xuất khỏi người ấy” (1,26)
Kết luận
1- Tóm tắt trình thuật Mc 1,1-28.

Bản văn:
Mc 1,21 mở đầu: “Các ngài đi vào Ca-phác-na-um”. Động
từ chia ở ngôi thứ ba số nhiều “các ngài đi” nối kết với
đoạn văn trước đó, thuật lại việc Đức Giê-su gọi bốn môn
đệ đầu tiên dọc theo biển hồ Ga-li-lê: Si-môn, An-rê, Gia-
cô-bê và Gio-an. Theo mạch văn, Đức Giê-su và bốn môn
đệ này đi vào hội đường Ca-phác-na-um (1,21). Đây là lần
đầu tiên Đức Giê-su giảng dạy công khai trong hội đường
và mọi người đã sửng sốt về lời giảng dạy của Người.
Đoạn văn dành phần quan trọng kể lại việc Đức Giê-su
trục xuất thần ô uế. Cuối trình thuật, một lần nữa mọi
người kinh ngạc và thốt lên “Giáo huấn mới mẻ, kèm theo
uy quyền” (1,27b). Đoạn văn kết thúc với thành công của
Đức Giê-su: “Danh tiếng Người lập tức lan ra mọi nơi, đến
khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê” (1,28).
bối cảnh 
trước : “Các ngài đi vào Ca-phác-na-um”. Động từ chia ở
ngôi thứ ba số nhiều “các ngài đi” nối kết với đoạn văn
trước đó, thuật lại việc Đức Giê-su gọi bốn môn đệ đầu
tiên dọc theo biển hồ Ga-li-lê: Si-môn, An-rê, Gia-cô-bê và
Gio-an. Theo mạch văn, Đức Giê-su và bốn môn đệ này đi
vào hội đường Ca-phác-na-um (1,21)
sau: Đoạn văn tiếp theo (1,29-34) thuật lại câu chuyện
Đức Giê-su chữa lành mẹ vợ Phê-rô

và cấu trúc Mc 1,21-28 đồng tâm A, B, C, D, D’, C’, B’, A’


Tóm lại đoạn văn 1,21-28 khẳng định hai điều: (1) Đức
Giê-su giảng dạy có uy quyền chứ không như các kinh sư.
(2) Với lời quyền năng, Đức Giê-su trục xuất thần ô uế ra
khỏi con người, trả lại cho con người sự tự do đích thực
để lắng nghe và tin vào Người.
2.Phân biệt thần ô uế và quỷ.
“quỷ” (diabolos) khác “thần ô uế” (to pneuma to
akatharton)

3. Phân tích nhân vật thần ô uế trong đoạn văn.


1. Bị thần ô uế nhập ngay trong hội đường (1,23)
. Điều lạ là ngay giữa hội đường, nơi cầu nguyện và học
hỏi Kinh Thánh, lại hiện diện một người bị thần ô uế nhập
mà xem ra mọi chuyện vẫn bình thường. Bản văn có nét
châm biếm, vì lần đầu tiên “thần ô uế” xuất hiện trong Tin
Mừng Mác-cô, lại xuất hiện trong hội đường là nơi cầu
nguyện, thờ phượng và học hỏi Kinh Thánh của người Do
Thái.
Người ta thường gọi đây là trình thuật trừ quỷ, nhưng bản
văn không nói đến “quỷ” (diabolos) mà là “thần ô uế” (to
pneuma to akatharton). “Thần ô uế” đối lập “Thánh Thần”
(to pneuma to hagion, Thần Khí thánh). Trong cả hai danh
xưng đều có danh từ “pneuma” (thần khí, thần trí), nhưng
một bên là “thần khí ô uế”, một bên là “Thần Khí thánh”
hay “Thánh Thần”. Đối lập giữa “thánh thiện” và “ô uế” lộ
rõ trong lời thần ô uế nói về Đức Giê-su. Người là “Đấng
Thánh của Thiên Chúa (ho hagios tou theou)” (1,24). Vậy,
Đấng Thánh đang đối diện với thần ô uế và chính Người
sẽ làm cho thần ô uế bị tiêu diệt.
    2. Thần ô uế biết đúng và nói đúng (1,24)
Người bị thần ô uế nhập la lên nói rằng: Tôi biết Ông là
ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (1,24).
Tước hiệu “Đấng Thánh (ho hagios) của Thiên Chúa (tou
theou)” cho biết Đức Giê-su chia sẻ sự thánh thiện của
Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Thánh thì Đức Giê-su
cũng được gọi là Đấng Thánh. Trong Tin Mừng Gio-an
Phê-rô đại diện Nhóm Mười Hai, dùng tước hiệu này để
tuyên xưng lòng tin vào Đức Giê-su ở Ga 6,69: “Phần
chúng con, chúng con đã tin và đã nhận biết rằng: Chính
Thầy là Đấng Thánh (ho hagios) của Thiên Chúa (tou
theou).”
    3. “Hãy câm đi” và “hãy xuất ra” (1,25)
. Đức Giê-su “quát mắng” và “nói” chứ không “làm”. Người
nói hai mệnh lệnh ngắn ngủi: (1) “hãy câm đi” và (2) “hãy
xuất khỏi người này”.:
a) Đức Giê-su chưa muốn tiết lộ căn tính của Người để
tránh hiểu lầm. Vì câu hỏi quan trọng: “Đức Giê-su thực
sự là ai?” chỉ được mặc khải dần dần qua sứ vụ và nhất là
qua biến cố Thương Khó – Phục Sinh. Ở Mc 3,11 Đức
Giê-su cấm thần ô uế nói về Người, để Người khỏi bị lộ.
b) vì tự bản chất, thần ô uế đối lập với Đấng Thánh. Thần
ô uế không có tư cách để nói sự thật về Đức Giê-su. Vì
không có sự thật nơi mình, nên thần ô uế không có khả
năng nói sự thật.
Nhưng theo nghĩa thần học, chỉ có người của Thiên Chúa,
người thuộc về Thiên Chúa mới thực sự “biết” Đức Giê-
su. Thần ô uế không thuộc về Thiên Chúa nên không thực
sự biết Người.
Đối với độc giả không có tư cách để nói. Nói đúng về Đức
Giê-su là chưa đủ, cần nói với với lòng tin, nghĩa là nói với
tư cách là môn đệ của Người.
    4. Thần ô uế “xuất khỏi người ấy” (1,26)
Người thuật chuyện kể tiếp: “Thần ô uế lay mạnh người
ấy, thét một tiếng lớn và xuất khỏi người ấy” (1,26Đức
Giê-su đến giải thoát con người khỏi quyền lực thần ô uế
để con người thuộc về sự thật và có khả năng nói sự thật
về Đức Giê-su, có khả năng hiểu đúng giáo huấn của
Người và trở thành môn đệ của Người
4- Ý nghĩa việc Đức Giê-su cấm quỷ nói.

Đức Giê-su “quát mắng” và “nói” chứ không “làm”. Người


nói hai mệnh lệnh ngắn ngủi: (1) “hãy câm đi” và (2) “hãy
xuất khỏi người này”.:
a) Đức Giê-su chưa muốn tiết lộ căn tính của Người để
tránh hiểu lầm. Vì câu hỏi quan trọng: “Đức Giê-su thực
sự là ai?” chỉ được mặc khải dần dần qua sứ vụ và nhất là
qua biến cố Thương Khó – Phục Sinh. Ở Mc 3,11 Đức
Giê-su cấm thần ô uế nói về Người, để Người khỏi bị lộ.
b) vì tự bản chất, thần ô uế đối lập với Đấng Thánh. Thần
ô uế không có tư cách để nói sự thật về Đức Giê-su. Vì
không có sự thật nơi mình, nên thần ô uế không có khả
năng nói sự thật.
Nhưng theo nghĩa thần học, chỉ có người của Thiên Chúa,
người thuộc về Thiên Chúa mới thực sự “biết” Đức Giê-
su. Thần ô uế không thuộc về Thiên Chúa nên không thực
sự biết Người.
Đối với độc giả không có tư cách để nói. Nói đúng về Đức
Giê-su là chưa đủ, cần nói với với lòng tin, nghĩa là nói với
tư cách là môn đệ của Người.

You might also like