You are on page 1of 6

Câu hỏi gợi ý:

1- Đức Giê-su cấm ai nói và nói về điều gì?


Đức Giê-su cấm ba nhóm nhân vật:
cấm thần ô uế và quỷ nói về Người Mc 1, 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó và nói:
‘Hãy câm đi và hãy xuất khỏi người này.  cấm thần ô uế nói :  không có tư cách để
nói(Ga 8,44: “Quỷ không đứng trong sự thật, vì sự thật không ở trong nó 
Lối hành văn (tóm kết X lần kể 1 lần) độc đáo này vừa cho độc giả biết Đức Giê-su là ai, 
chỉ có những người tin mới có thể nói hành động trừ quỷ để giải thoát con người lệ thuộc vào
và tin vào Chúa  Nói cách khác, chỉ người tin mới thực sự biết Đức Giê-su và nói đúng về
Người Cấm quỷ nói về thân thể của người, uy quyền của người tuyên xưng người là con Thiên
Chúa

cấm người được chữa lành và những người chứng kiến nói về phép lạ 1,44: “Coi chừng,
đừng nói gì với ai, nhưng anh hãy đi trình diện với tư tế, và vì anh đã được sạch, anh hãy tiến
dâng những gì Mô-sê đã truyền, để làm chứng trước mặt họ.

kiểu hành văn trong Tin Mừng là “cấm” không phải để “giữ kín”, không phải để “im lặng”
mà là để làm cho điều “bí mật” trở thành “công khai”Người thuật chuyện nhấn mạnh điều này qua
kiểu nói: “Người càng căn dặn họ, họ càng loan truyền hơn nữa” (7,36). Lối hành văn này nói lên
nhiều ý nghĩa:
- càng cấm càng nói mạnh hơn bí mật và công khai Họ làm thế để ca tụng Thiên Chúa, để
mọi người biết Đức Giê-su là ai và Người đã làm gì.
- Qua sự “không vâng lời” đã đề cao Đức Giê-su vì họ nhận ra việc Đức Giê-su ngoài sức
tưởng tượng, không thể im lặng.
- Niềm vui quá lớn đến nỗi họ không thể giữ kín. Cách duy nhất để bày tỏ điều mắt chưa hề
thấy tai chưa hề nghe là “càng cấm càng loan truyền”.
- Họ mời gọi mọi người đến với Đức Giê-su để đón nhận niềm vui, sự chữa lành và sự sống
đích thực nơi Người.
- với độc giả rằng khi tin vào Đức Giê-su, khi đón nhận sự sống từ nơi Người, khi được Người
yêu thương và chữa lành bệnh tật trong tâm hồn, khi được cứu khỏi cội rễ bệnh tật thân xác là
sự chết, thì không thể nào im lặng được

(3) cấm các môn đệ nói về điều đã nghe, đã thấy.


Theo bối cảnh mạch văn, Đức Giê-su căn dặn các môn đệ đừng nói về Người, bởi lẽ chính các
môn đệ cũng chưa biết rõ Đức Giê-su là ai. Chỉ sau biến cố Thương Khó – Phục Sinh và lãnh
nhận Thánh Thần, các môn đệ mới biết Đức Giê-su và biết tư cách Mê-si-a của Người. Như thế,
các môn đệ không nói, không phải là giữ “bí mật” mà để đến lúc thuận tiện thì “công khai” cho
mọi người biết. Mục đích của “bí mật” là “công khai”, công bố, rao giảng về Đức Giê-su. 

Hơn nữa, độc giả qua mọi thời đại, khi đọc bản văn thì đã biết rõ lời Phê-rô nói về Đức Giê-su:
‘Thầy là Đấng Ki-tô’ (8,29b) và biết rõ mọi chi tiết trong biến cố Đức Giê-su biến đổi hình dạng
trên núi cao (9,2-8). Độc giả cũng “có mặt” với ba môn đệ trên núi, được “chiêm ngưỡng” những gì
2- Cho 2 ví dụ về “bí mật công khai”.
(1) cấm thần ô uế và quỷ nói về Người Mc 1, 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó và nói: ‘Hãy
câm đi và hãy xuất khỏi người này.;
(2) cấm người được chữa lành và những người chứng kiến nói về phép lạ 1,44: “Coi chừng, đừng
nói gì với ai, nhưng anh hãy đi trình diện với tư tế, và vì anh đã được sạch, anh hãy tiến dâng
những gì Mô-sê đã truyền, để làm chứng trước mặt họ.;
3- Kiểu hành văn “bí mật công khai” có mục đích gì?
Nói theo kiểu hành văn nghịch lý của Tin Mừng Mác-cô, đó là “bí mật công khai” làm lộ ra căn tính
Đức Giê-su, đồng thời giúp độc giả biết Người là ai và đến trần gian để làm gì. Có thể nghi nhận ba
điều từ những phân tích trên:

(1) Thần ô uế và quỷ nói đúng về Đức Giê-su nhưng bị cấm không được nói nhưng không có tư
cách để nói về Người vì quỷ chống lại Thiên Chúa và làm con người bị tha hoá.. Chỉ người tin
mới có đủ tư cách nói sự thật về Đức Giê-su.

(2) Niềm vui và hạnh phúc của người được chữa lành và những người chứng kiến phép lạ là quá
lớn, đến nỗi phải diễn tả bằng kiểu nói tương phản: “càng cấm, càng loan truyền” về Đức Giê-su
và về những gì Người đã làm. Trình thuật mời gọi độc giả cảm nhận và sống niềm vui ấy, hãy
làm theo cách thức của mình để tôn vinh Thiên Chúa, để cho mọi người biết Đức Giê-su là ai và
Người đã làm gì.

(3) Đức Giê-su căn dặn các môn đệ không được nói với ai là vì lúc đó các ông chưa thực sự biết
Người là ai. Đây cũng là lời cảnh báo để độc giả đừng vội đánh giá Đức Giê-su theo bề ngoài,
hay chỉ dựa vào phép lạ Người làm. Cần đọc Tin Mừng đến biến cố Thương Khó – Phục Sinh,
biến cố nền tảng này làm rõ sự thật về tư cách Mê-si-a của Người. Từ đó, điều “giữ kín” sẽ được
rao giảng “công khai”. Độc giả được mời gọi học hỏi để  biết đúng, hiểu đúng, nói đúng về Đức
Giê-su và lên đường rao giảng như các môn đệ đã làm.

Có thể nói, không có “bí mật” trong Tin Mừng Mác-cô. Tin Mừng không muốn giữ bí mật điều
gì cả, ngược lại, điều Tin Mừng nhắm tới là “công khai”. Nhưng ai là người có đủ tư cách để
“công khai” và “công khai” điều gì? Qua đề tài nghịch lý: “bí mật công khai”, độc giả nhận ra ba
điều kiện để nói về Đức Giê-su: (1) tư cách người nói (tin và đón nhận Đức Giê-su); (2) nhận ra
niềm vui và hạnh phúc sâu xa để không thể im lặng về những gì Đức Giê-su đã nói và đã làm;
(3) đón nhận và sống biến cố Thương Khó và Phục Sinh như là cách duy nhất để thực sự biết
Đức Giê-su là ai và gắn kết với Người.

“Bí mật công khai” là kiểu hành văn Tin Mừng Mác-cô, còn được gọi là Tin Mừng của sự “ngạc
nhiên”, “lạ lùng” và “nghịch lý”. Lối hành văn này chuyển tải đến độc giả những nét thần học
đặc sắc, thú vị và độc đáo./.

4- Tóm tắt Mc 1,40-45.


Đoạn văn Mc 1,40-45 thuật lại việc Đức Giê-su chữa người mắc bệnh phong hủi và những gì xảy
ra sau đó. Người thuật chuyện kể ở Mc 1,40-45: “40 Và một người phong hủi đến với Người
(Đức Giê-su), van xin Người, [quỳ xuống] và nói với Người rằng: ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể
làm cho tôi sạch.’ 41 Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh ta và nói với anh ta: ‘Tôi
muốn, anh hãy được sạch.’ 42 Ngay lập tức, bệnh phong hủi biến khỏi anh ta và anh ta được
sạch. 43 Rồi nghiêm giọng với anh ta, Người đuổi anh ta đi ngay 44 và nói với anh ta: ‘Coi
chừng, đừng nói gì với ai, nhưng anh hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, anh hãy tiến
dâng những gì Mô-sê đã truyền, để làm chứng trước mặt họ.’ 45 Nhưng vừa đi khỏi, anh ta đã bắt
đầu rao giảng nhiều nơi và loan truyền lời ấy, đến nỗi Người không thể công khai đi vào thành,
Người đành ở những nơi hoang vắng bên ngoài và người ta từ khắp nơi đến với Người.”
“Chữa người mắc bệnh phong”- Tại sao không giữ lời Đức Giê-su căn dặn?
Dẫn nhập : cấm được được nói liệu có đủ tư cách nói không
- “sạch”, trong đó 3 lần là động từ “katharizô” (sạch) ở Mc 1,40.41.42 và 1 lần danh
từ “katharismos” (sự sạch) ở 1,44. Người mắc bệnh phong “muốn được sạch” và
Đức Giê-su “muốn anh ta được sạch”. Hai ước muốn gặp nhau và lập tức anh ta
được sạch
- Điều lạ lùng trong cách hành văn là sau khi chữa lành, Đức Giê-su lại đuổi anh ta đi
ngay, dặn anh ra không nói gì với ai và đi trình diện tư tế, nhưng anh ta đã không giữ
lời Đức Giê-su căn dặn
-
1. Hành động trước khi được chữa lành

 kể rất cẩn thận từng chi tiết, Văn chương trung thực, sinh động, giàu cảm xúc.
Ba động tác về phía người bệnh phong hủi là “đến với”, “quỳ xuống” và “van xin Đức Giê-su”
bằng một lời nói: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi sạch” (1,40) câu điều kiện.
Về phía Đức Giê-su, Người cũng thực hiện ba bước, trước hết là chạnh lòng thương
làm vì lòng mến kế đến là đụng vào người phong hủi chữa lành bằng tiếp xúc giữa thánh
thiêng, trong sáng của đức Gisu sẽ đẩy lùi bệnh
và sau cùng là nói lên ý muốn của Người: “Tôi muốn, anh hãy được sạch” (1,41). 
chữa lành bằng lời nói
 Đề cao uy quyền của đức Gieessu sự thánh thiện sẽ đẩy lùi bệnh
 Từ ngữ lặp đi lặp lại( ngay lập tức) chỉ sự
Trong lời nói của hai nhân vật, đều xuất hiện động từ “muốn” (thelô) và động từ “sạch”
(katharizô). Như thế, “ước muốn được sạch” của người bệnh phong chỉ được thực hiện khi anh ta
đối diện với người vừa “muốn chữa lành”, vừa “có khả năng chữa lành
Bản văn đề cao hành động của người bị phong hủi: “đến với Đức Giê-su” và “van xin Người”.
Đây là hành động “cầu xin” dựa trên niềm tin, vì đây không phải là cách chữa bệnh bình thường.
Đồng thời bản văn đề cao “ước muốn” và “khả năng chữa lành” của Đức Giê-su. Người là Đấng
có quyền năng làm cho người mắc bệnh phong “được sạch”, nghĩa là làm cho một người bị loại
trừ khỏi cộng đoàn được hội nhập trở lại và thiết lập tương quan với mọi người trong cộng đoàn.
    2. Phản ứng sau khi được chữa lành
1,45a: “Vừa đi khỏi, anh ta đã bắt đầu rao giảng nhiều nơi và loan truyền lời ấy”. Câu kết của bài
Tin Mừng cho thấy tầm ảnh hưởng lời rao giảng của anh ta: “...đến nỗi Người (Đức Giê-su)
không thể công khai đi vào thành, Người đành ở những nơi hoang vắng bên ngoài và người ta từ
khắp nơi đến với Người” (1,45b).
Người mắc bệnh phong được chữa lành là người đã thi hành sứ vụ của Đức Giê-su: “rao giảng”
(kêrussô).
 ảnh hưởng lời rao giảnganh ta đi rao giảng chính điều đức Giesu rao giẩng giáo
huấn của đức Giếu theo mạch văn là lời chữa lành, Lời làm cho anh ta được sạch,
cũng lời ấy làm cho người không thể vào thành.
 Lý do không vâng lời

Đầu đoạn văn, người phong “đến với Đức Giê-su” chứ không phải Đức Giê-su đến với anh ta.
Đến cuối đoạn văn, Đức Giê-su lại không thể công khai vào thành, vì người được chữa lành đã
làm cho nhiều người khác từ khắp nơi “đến với Đức Giê-su”. Bản văn muốn nói với độc giả rằng
ai thực sự gặp được Đức Giê-su và được Người “chữa lành bệnh tương quan”, thì người ấy sẽ
phản ứng bằng cách “rao giảng về Đức Giê-su” và làm cho “nhiều người khác”, “đến với
Người”. Điều lạ trong bản văn là “lời rao giảng thành công” của người được chữa lành là do
“không giữ lời Đức Giê-su”.

    3. Ý nghĩa của việc “không vâng lời” (Mc 1,44-45)

Điều đáng chú ý là việc người được chữa lành không giữ lời dặn đã mang lại ba hiệu quả tích
cực:

(1) Điều tích cực thứ nhất là anh ta nói về Đức Giê-su cho mọi người, nhưng lời rao giảng của
anh ta không thay thế lời rao giảng của Đức Giê-su. Ngược lại, lời rao giảng của người được
chữa lành là làm cho “mọi người đến với Đức Giê-su”.

(2) Điều tích cực thứ hai là thay vì Đức Giê-su đi vào các thành để rao giảng cho đám đông, thì
bây giờ dân chúng từ khắp nơi đến với Người. Nhờ lời giảng của người được chữa lành, Đức
Giê-su có thể giảng dạy mà không phải đi đâu cả. Hơn nữa nhờ anh ta mà cử toạ được chuẩn bị
trước, dân chúng chủ động đến với Đức Giê-su nghĩa là họ thực sự muốn nghe lời Người.

(3) Điều tích cực thứ ba là việc không giữ lời Đức Giê-su căn dặn diễn tả tác động lớn lao của
việc chữa lành. Làm sao anh ta có thể im lặng khi niềm vui gặp được Đức Giê-su, hạnh phúc
được chữa lành, được hội nhập vào cộng đồng là quá lớn. Để diễn tả cuộc đời mới, sức sống mới,
tương quan mới, anh ta không còn cách nào khác là ra đi loan báo về Đức Giê-su. Dân chúng
khắp nơi đã cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc ấy, nên họ đã kéo đến với Đức Giê-su, để
cũng được sạch tâm linh, nghĩa là có thể thiết lập tương quan với Đức Giê-su và tương quan với
người khác.

Kết luận
 Giảng như thế nào để người ta kéo đén với đức giêsu
 Con người có thể “cô đơn” và “đơn độc”( tâm linh) ngay giữa đám đông.  con
người ta có thể bị loại trừ hoặc tự loại trừ gặp đức gieessu để chữa lành tương
quan nhận được sự sống..==> ra đi rao giảng...==> như anh ta loan truyền và rao
giảng như thế nào đó, để mọi người không “đến với mình” mà là “đến với Đức Giê-
su”, lắng nghe và tin vào Người
. Bài Tin Mừng dùng hình ảnh “bệnh phong hủi” để diễn tả “tương quan bị cắt đứt” giữa cá nhân
với cộng đoàn. Vì thế, hãy đến với Đức Giê-su để được Người chữa lành. Hành trình của người
mắc bệnh phong trong bản văn là lời mời gọi độc giả hãy “đến với” và “xin” Đức Giê-su. Người
sẽ chữa lành, vì Người là “Đấng muốn chữa lành” và “có khả năng chữa lành”. Nghĩa là Đức
Giê-su có khả năng làm cho độc giả được thanh tẩy, được sạch, được hội nhập cộng đoàn và
bước vào tương quan với Đức Giê-su và tương quan tốt đẹp với mọi người.
Một khi đã được chữa lành, những tương quan trên sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc khôn tả,
thúc đẩy những ai được chữa lành lên đường, ra đi rao giảng và loan báo về Đức Giê-su để mọi
người cũng có cơ may đến với Đức Giê-su để đón nhận niềm vui và hạnh phúc ấy. Cách thức rao
giảng mà bản văn đề cao là rao giảng như thế nào đó, để mọi người không “đến với mình” mà là
“đến với Đức Giê-su”, lắng nghe và tin vào Người. Ước mong độc giả thực sự gặp Đức Giê-su,
bước vào tương quan tràn đầy sức sống với Người và với mọi người. Từ đó hân hoan ra đi rao
giảng và làm chứng về Đức Giê-su để chia sẻ niềm vui và hạnh phúc đã lãnh nhận cho mọi
người./.

5- Ý nghĩa việc
Kết luận 

Qua bản văn, người thuật chuyện để độc giả tham dự vào những gì riêng tư nhất trong câu chuyện về
Đức Giê-su. Trong mối tương quan “tác giả – độc giả”, không có gì “bí mật” vì độc giả biết rõ nội
dung điều “bí mật” trong bản văn. Nói theo kiểu hành văn nghịch lý của Tin Mừng Mác-cô, đó là “bí
mật công khai”. Đề tài này làm lộ ra căn tính Đức Giê-su, đồng thời giúp độc giả biết Người là ai và
đến trần gian để làm gì. Có thể nghi nhận ba điều từ những phân tích trên:

(1) Thần ô uế và quỷ nói đúng về Đức Giê-su nhưng bị cấm không được nói. Điều này cho độc
giả biết Đức Giê-su là ai (“Người là Con Thiên Chúa”). Nhưng để nói điều đó, cần đón nhận và
tin vào Đức Giê-su. Quỷ biết đúng về Đức Giê-su nhưng không có tư cách để nói về Người vì
quỷ chống lại Thiên Chúa và làm con người bị tha hoá. Chỉ người tin mới có đủ tư cách nói sự
thật về Đức Giê-su.

(2) Niềm vui và hạnh phúc của người được chữa lành và những người chứng kiến phép lạ là quá
lớn, đến nỗi phải diễn tả bằng kiểu nói tương phản: “càng cấm, càng loan truyền” về Đức Giê-su
và về những gì Người đã làm. Trình thuật mời gọi độc giả cảm nhận và sống niềm vui ấy, hãy
làm theo cách thức của mình để tôn vinh Thiên Chúa, để cho mọi người biết Đức Giê-su là ai và
Người đã làm gì.

(3) Đức Giê-su căn dặn các môn đệ không được nói với ai là vì lúc đó các ông chưa thực sự biết
Người là ai. Đây cũng là lời cảnh báo để độc giả đừng vội đánh giá Đức Giê-su theo bề ngoài,
hay chỉ dựa vào phép lạ Người làm. Cần đọc Tin Mừng đến biến cố Thương Khó – Phục Sinh,
biến cố nền tảng này làm rõ sự thật về tư cách Mê-si-a của Người. Từ đó, điều “giữ kín” sẽ được
rao giảng “công khai”. Độc giả được mời gọi học hỏi để  biết đúng, hiểu đúng, nói đúng về Đức
Giê-su và lên đường rao giảng như các môn đệ đã làm.

Có thể nói, không có “bí mật” trong Tin Mừng Mác-cô. Tin Mừng không muốn giữ bí mật điều
gì cả, ngược lại, điều Tin Mừng nhắm tới là “công khai”. Nhưng ai là người có đủ tư cách để
“công khai” và “công khai” điều gì? Qua đề tài nghịch lý: “bí mật công khai”, độc giả nhận ra ba
điều kiện để nói về Đức Giê-su: (1) tư cách người nói (tin và đón nhận Đức Giê-su); (2) nhận ra
niềm vui và hạnh phúc sâu xa để không thể im lặng về những gì Đức Giê-su đã nói và đã làm;
(3) đón nhận và sống biến cố Thương Khó và Phục Sinh như là cách duy nhất để thực sự biết
Đức Giê-su là ai và gắn kết với Người.
“Bí mật công khai” là kiểu hành văn Tin Mừng Mác-cô, còn được gọi là Tin Mừng của sự “ngạc
nhiên”, “lạ lùng” và “nghịch lý”. Lối hành văn này chuyển tải đến độc giả những nét thần học
đặc sắc, thú vị và độc đáo./.

You might also like