You are on page 1of 3

THIÊN CHÚA GIÁO

I. Nguồn gốc
Thiên chúa giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới và lịch
sử hình thành của tôn giáo này cũng chứa đựng một câu chuyện vô
cùng đặc biệt.
Tương truyền rằng, dưới thời vua Herode, tại xứ Galle, nước Do Thái,
Đức Chúa Jesus Christ đã mở ra Thiên Chúa Giáo. Đức Chúa Jesus đã
bắt đầu giảng đọ khi Ngài được 30 tuổi. Ngài nhận 12 môn đệ, và rao
giảng nước trời được 3 năm. Ngài đã bị Thầy Cả giáo phẩm tên là Cai-
phe đạo Do Thái đã hợp tác với chính quyền Tổng đốc Pilate thời đó
bắt giữ và giết cho đến chết.Họ đã tra tấn cực hình Đức Chúa Jesus dã
man bằng cách đóng đinh tay chân Ngài trên Thập tự giá.
Năm Ngài sinh ra đời đã được định làm năm khởi đầu cho kỉ nguyên
Dương lịch. Thiên Chúa Giáo hình thành nhờ cơ sở Kinh Thánh Cựu
Ước của người Do Thái. Đạo Thiên Chúa Giáo nhìn nhận những điều
được ghi chép lại trong quyển Kinh Thánh Cựu Ước là đúng. Có thể
nói Thiên Chúa Giáo là nối tiếp và phát trển của Do Thái Giáo.
Tại Việt Nam, thông những cuộc giao thương với các nước phương
Tây vào thế kỉ 17, Thiên Chúa Giáo có sự sơ khai. Mãi cho đến năm
1984, khi Hiệp Ước Giáp Thân 1984 với triều đình Huế được kí kết thì
Thiên Chúa Giáo mới có sự phát triển mạnh mẽ và được hoạt động
công khai tại Việt Nam.
II. Độ phổ biến
Như tôi đã đề cập ở phần trên, đây là tôn giáo có độ phổ bến lớn nhất
trên thế giới. ước tính khoảng 2,6 tỷ người xưng Kitô hữu, chia làm
nhiều nhánh, bao gồm hơn 1,1 tỉ người Công giáo, khoảng 800 triệu
người theo các hệ phái Kháng Cách (trong đó có 85 triệu tín hữu Anh
giáo), 300 triệu người Chính thống giáo, và những giáo hội "ngoại vi"
(Nhân chứng Jehovah, Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật, Giáo
hội Mormon...) có hơn 40 triệu tín hữu. Các giáo phái này tự nhận
mình thuộc Kitô giáo nhưng họ không được công nhận bởi cộng đồng
Kitô giáo bởi các học thuyết không chính thống của họ.
Tuy là tôn giáo lớn nhất thế giới và đang duy trì nhiều nguồn lực cho
việc truyền giáo, mức độ tăng trưởng của Kitô giáo chỉ xấp xỉ mức
chung của thế giới. Theo dự đoán, vào nửa sau thế kỷ 21, số lượng dân
số Hồi giáo sẽ vượt qua Kitô giáo để trở thành tôn giáo lớn nhất thế
giới. Tuy nhiên nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học St. Mary ước
tính khoảng 10,2 triệu người Hồi giáo cải đạo sang Kitô giáo vào năm
2015.

III. Tín ngưỡng (đặc điểm tổ chức)


Hệ thống phẩm trật của Giáo hội Công giáo đứng đầu là vị Giám
mục Giáo phận Rôma, chức danh là giáo hoàng. Ông được tín hữu coi
là đại diện cao nhất của Thiên Chúa ở trần gian, người có quyền uy,
ảnh hưởng lớn nhất trong Giáo hội Công giáo toàn cầu . Giáo hoàng
hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô, người được bầu trong một cuộc Mật
nghị Hồng y vào ngày 13 tháng 3 năm 2013. Trực tiếp cộng tác với
Giáo hoàng là Giáo triều Rôma, tức cơ quan quản lý và điều hành hoạt
động của Giáo hội Công giáo. Giáo hoàng cũng là nguyên thủ quốc
gia của Thành Vatican, một quốc gia có chủ quyền đầy đủ trên một
lãnh thổ nằm trong thành phố Rôma, thủ đô nước Ý.
MC: Vì sao cây thánh giá lại là biểu tượng của tôn giáo này?
Theo một ghi chép, khi Chúa Jesus rao giảng chân lý, các giáo trưởng đạo Do
Thái cho rằng ông là kẻ chống lại tôn giáo truyền thống của họ. Nhân đó, Judas -
một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus đã bán Chúa để lấy 12 đồng bạc trắng.
Chúa Jesus sau đó đã bị đưa đến tòa án La Mã và bị tuyên xử tử. Họ đóng đinh
Ngài trên cây thập tự giá trên núi Calvaire nhưng 3 ngày sau thì Ngài sống lại và
tiếp tục tuyên giáo. 40 ngày sau thì Ngài bay lên trời và các tông đồ của Chúa thì
đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã.

Sau này,việc đánh dấu một Thánh giá trên trán và ngực được coi như một lá bùa
chống lại quyền lực của ma quỷ.

Với những tín đồ của đạo Thiên Chúa, cây Thánh giá tượng trưng cho sự hy sinh
của Chúa Giêsu để cứu chuộc thế giới, mang ý nghĩa chỉ cả sự đau khổ và chiến
thắng. Trong đó, chi tiết về việc bị đóng đinh thập giá của Chúa Jesus là biểu
tượng của đau khổ. Cây Thánh giá cũng là một biểu tượng cho chiến thắng và
vinh quang của Chúa Jesus trước cái ác và cái chết bởi người ta tin rằng qua cái
chết và sự phục sinh của mình, ông đã chinh phục cái chết.

MC: Được biết tôn giáo này đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, không biết nó
đã ảnh hương như thế nào đến văn hoá xã hội Việt Nam?

Phải nói rằng Thiên Chúa Giáo đã đóng góp rất nhiều vào tri thức và văn hoá
của xã hội Việt Nam.

Nổi bật nhất là chữ viết, khó khăn đầu tiên đối với các thừa sai châu Âu khi đến
Việt Nam là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Bởi vậy để học tiếng Việt dễ
dàng hơn, họ đã dùng bộ chữ cái La tinh bổ sung thêm các dấu phụ để ghi
âm tiếng Việt – chữ này về sau được gọi là chữ Quốc Ngữ. Hệ chữ này là thành
quả công sức tập thể của các tu sĩ Bồ Đào Nha và Ý cùng với những người Việt
đã giúp họ học tiếng Việt và người Nhật với vai trò phiên dịch ban đầu.

Cùng với việc truyền bá đạo Công giáo, các giáo sĩ đã du nhập vào Việt Nam rất
nhiều thành tựu của kỹ thuật hiện đại phương Tây. Trong đó, một ngành công
nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam
được các giáo sĩ thừa sai đưa vào nước này khá sớm: đó là ngành in ấn. Sự du
nhập công nghệ in hiện đại đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn hoá Việt
Nam bản địa những năm đầu thế kỷ XIX, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí.

Trong số những nhà truyền giáo buổi đầu ở Việt Nam có rất nhiều người là nhà
khoa học tinh thông nhiều lĩnh vực. Họ đã góp công đưa nền khoa học phương
Tây tiếp cận đến Việt Nam. Năm 1626, giáo sĩ Giuliano Baldinotti người Ý
được vời về phủ chúa ở Thăng Long để giảng về thiên văn học, địa lý và toán
học. Alexandre de Rhodes năm 1627 đã mang biếu chúa Trịnh Tráng chiếc đồng
hồ chạy bằng bánh xe và cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclid. Và
rất nhiều thành tựu khoa học của nhân loại được truyền bá và tiếp thu ở đất
nước.

Công giáo hội nhập sâu sắc vào văn hóa Việt Nam với những biểu hiện phong
phú như đọc kinh, vãn hát, múa dâng hoa, nghi thức tế, diễn xướng Tuần Thánh,
lễ hội, rước kiệu v.v. Nếp sống của người Công giáo Việt Nam được hình thành
trên cơ sở của nếp sống cổ truyền Việt Nam kết hợp hài hòa với văn hóa phương
Tây. Văn hóa làng Công giáo độc đáo với việc đan xen những lễ nghi, tục lệ của
làng Việt nói chung với nghi lễ của Công giáo. Giữ gìn luân thường đạo lý, bảo
tồn phong hóa là một nội dung quan trọng trong đời sống đạo phong phú của
người Công giáo Việt Nam.

You might also like