You are on page 1of 8

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE XUÂN LỘC

 

MÔN : CỬ HÀNH BÍ TÍCH

THỰC HÀNH

VIỆC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỄ

Nhóm XI :

1. Phêrô Huỳnh Quang Vũ


2. PX. Huỳnh Thiên Vũ
3. Phêrô Nguyễn Hoài Vũ
4. Phêrô Nguyễn Phi Vũ

Niên khóa 2012 - 2013


Dẫn nhập

Trong Hội Thánh Công Giáo, không có bí tích nào,


không có bằng chứng nào, nói lên một cách rõ nét nhất về sự
Hiệp Nhất giữa con người với Thiên Chúa, cũng như với nhau
bằng Bí tích Thánh Thể. Các Văn kiện của Hội Thánh đã xác
quyết : Bí tích hàng đầu, và là trung tâm điểm của mọi sự quy
hướng về, cũng như là nguồn sống của đời sống Hội Thánh
chính là Bí tích Thánh Thể1.
Do đó, có thể đánh giá đời sống Đức Tin của người Kitô
hữu, từ linh mục, tu sĩ, đến giáo dân, qua mức độ thể hiện lòng
tôn sùng của mỗi người đối với Bí tích Thánh Thể. Người tín
hữu có thực sự gắn bó, cam kết đời mình với Thiên Chúa, hay
họ chỉ là những người sống đạo một cách hời hợt, tất cả tùy
thuộc vào lòng tôn sùng Thánh Thể của mỗi người.
Một trong những cách thức thể hiện lòng tôn sùng Thánh
Thể là việc Tôn thờ (hay Chầu) Thánh Thể ngoài Thánh lễ.

1. Ý nghĩa việc Chầu Thánh Thể

Việc Chầu Thánh Thể nhằm hai mục đích căn bản sau
đây : Biểu lộ đức tin công khai của Hội Thánh vào sự hiện diện
đích thực của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể ; và mời gọi
chúng ta sống hiệp thông với Người trong Bí Tích này.

1
X. GLCG số 1324 ; LG số 11 ; BGL 1983 điều 897
2
Thực vậy, trong thánh lễ, Hội Thánh bày tỏ đức tin vào
sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu dưới hình Bánh - Rượu.
Đồng thời, để biểu lộ cách mạnh mẽ đức tin ấy, Hội Thánh luôn
tôn thờ Thánh Thể, không chỉ trong Thánh lễ mà còn ngoài
Thánh lễ, qua việc đặt Mình Thánh cho các tín hữu tôn thờ cách
long trọng. (x. GLCG 1378)
Ngoài ra, Chầu Thánh Thể còn là lúc để ta cảm nghiệm
cách riêng sự hiện diện rất thánh của Chúa Giêsu nơi Thánh
Thể (x. Ga 11, 28), mà sống Hiệp thông với Người ; trải lòng
mình ra trước cái nhìn yêu thương của Người. Đó cũng chính là
những giây phút để ta cảm nhận được lòng thương xót vô cùng
mà Thiên Chúa dành cho ta, với tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng
và bình an, vì ta đang thật sự là chính mình trước sự hiện diện
của Đấng Tình Yêu.
Đức Chân phước Gioan Phaolô II nhấn mạnh : “Việc tôn
sùng Thánh Thể ngoài Thánh lễ có một giá trị vô song đối với
đời sống của Hội Thánh. Việc tôn sùng này nối kết chặt chẽ với
việc cử hành Hy tế tạ ơn. Sự hiện diện của Đức Kitô dưới hình
Bánh thánh - Rượu thánh được lưu giữ sau Thánh lễ bắt nguồn
từ việc cử hành hy tế, nhằm hướng về sự hiệp thông, cả trên
bình diện bí tích lẫn bình diện thiêng liêng. Các mục tử phải có
trách nhiệm khuyến khích, đồng thời phải nêu gương sáng về
việc tôn sùng Thánh Thể cho đoàn chiên.”2

2
x. Đức Chân Phước Gioan Phaolô II, Thông điệp Bí tích Thánh Thể, số 25
3
2. Làm thế nào để Giờ Chầu Thánh Thể được sốt sắng,
sinh động và giúp ích cho Đức tin của dân Chúa

Một Giờ Chầu chỉ có thể được cử hành cách sốt sắng,
sinh động và giúp ích cho đức tin của dân Chúa khi nó được cử
hành trong sự hiệp thông giữa các thành phần tham dự, đồng
thời, mỗi người ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình.
Vị chủ sự và các giúp lễ
Vị chủ sự phải đặc biệt lưu tâm đến cách mình cử hành,
sao cho thật trang nghiêm, trân trọng và cung kính trước Thánh
Thể, để qua đó, cộng đoàn dân Chúa ý thức rằng : Thánh Thể
thực sự là chính Chúa đang hiện diện giữa cộng đoàn.
Cách vị chủ sự cử hành giờ chầu được biểu lộ qua các
hành vi : đi, đứng, bái, quỳ, ngồi ; cách đặt Mình Thánh Chúa,
xông hương, công bố Lời Chúa, đọc các lời nguyện…, có thể
nói là tất cả những gì vị chủ sự thể hiện trước cộng đoàn dân
Chúa. Tất cả các hành vi ấy, vị chủ sự không những cần thiết
phải làm đúng theo những gì mà Giáo hội đã hướng dẫn
trong việc cử hành, mà còn phải làm toát ra được chính đức
tin cá nhân của ngài với Bí tích Tình Yêu và Cực Thánh này.
Vì vậy, để việc tôn sùng Thánh Thể được sinh động và
hữu ích cho Đức tin của dân Chúa, nhất thiết vị chủ sự phải lưu
tâm đến chính đời sống đức tin của mình, không chỉ trong giờ
chầu, mà còn trong cả đời sống thường nhật. Trong cuộc sống,

4
vị chủ sự cần phải có một niềm tin sâu sắc vào Thánh Thể ;
trong Giờ Chầu, vị chủ sự phải xác tín những gì mình đang cử
hành, nghĩa là phải tin thật Chúa Giêsu đang hiện diện dưới
hình Bánh trên bàn thờ.
Phần các giúp lễ, khi giúp chầu, cần phải ý thức những
gì thuộc về phận vụ của mình trong giờ chầu, mà thực hiện sao
cho tốt, hầu cùng với vị chủ sự mang đến cho cộng đoàn nhiều
ơn ích qua giờ chầu. Tránh làm những việc thừa khiến gây nên
sự chia trí trong cộng đoàn.
Cộng đoàn giáo dân3
Trong những dịp thờ phượng này, nên khuyến khích các
tín hữu đọc Kinh Thánh, vốn là một cuốn sách cầu nguyện
khôn sánh, dùng những bài ca và lời nguyện thích hợp theo
nhịp Năm Phụng Vụ ; đồng thời, cũng nên dành một quãng thời
gian lắng đọng giúp cộng đoàn cầu nguyện trong thinh lặng.
Vì Giáo hội khuyên không nên đưa những việc đạo đức
như tôn kính Đức Mẹ, cũng như các thánh vào trong giờ Chầu
Thánh Thể, nên giáo dân cần được hướng dẫn về điều đó. Tuy
nhiên, do mối liên hệ khắng khít hằng kết hợp Mẹ Maria với
Đức Kitô, việc suy niệm các mầu nhiệm Nhập thể và Cứu
chuộc trong Kinh Mân Côi cũng có thể góp phần đem lại cho
việc cầu nguyện một suy tư sâu xa về mầu nhiệm Chúa Kitô.
Những yếu tố khác
3
Bộ Nghi Lễ, Hướng dẫn Eucharisticum Mysterium
5
Ngoài những yếu tố do bởi con người, thì nơi chốn và
thời gian cũng cần phải để ý lưu tâm. Lý do, vì đây là hai yếu
tố ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của một người. Nó có thể
giúp người ta thêm sốt sắng, hay chia trí - lo ra trong giờ chầu.
Nơi chốn : Thánh Thể là Bí tích cao trọng vì đó là chính
Đức Giêsu Kitô, Người hiện diện. Vậy nên, việc cử hành Thánh
Thể phải được tổ chức ở những nơi xứng hợp, tuy không nhất
thiết phải lộng lẫy nguy nga, nhưng phải là một nơi tôn nghiêm
và có khả năng giúp khơi lên tâm tình cầu nguyện cho cộng
đoàn.
Thời gian : Bất kỳ thời khắc nào trong ngày cũng có thể
dành để phụng thờ Thiên Chúa. Tuy nhiên, nói như thế không
có nghĩa là muốn tổ chức chầu khi nào thì chầu. Vậy nên, phải
sắp sếp thế nào để thời gian ấy thích hợp cho việc cầu nguyện ;
đồng thời, cũng phải là một thời gian phù hợp với nhịp sinh
hoạt của cộng đoàn giáo dân trong giáo xứ. Và khi nói đến thời
gian, nên lưu ý giữ đúng giờ.

3. Tổ chức Giờ Chầu Thánh Thể ngoài Thánh lễ

a. Những quy định cần lưu ý

Để biểu lộ ý nghĩa đích thực của việc Chầu Thánh Thể,


Giáo Hội đưa ra một số quy định cụ thể như sau 4 :

4
x. Nghi thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh lễ, số 82 - 86
6
 Không được phép vừa cử hành Thánh lễ vừa Chầu Thánh
Thể vào cùng một lúc trong cùng một nhà thờ.

 Có hai loại Chầu Thánh Thể : Lâu giờ và Ngắn giờ : Lâu
giờ kéo dài nhiều thời gian - một hoặc nhiều ngày ; Ngắn
giờ thường kéo dài khoảng trên dưới 1 giờ.

 Thừa tác viên thông thường để đặt và ban phép lành Mình
Thánh Chúa là linh mục và phó tế. Thầy giúp lễ, thừa tác
viên ngoại thường cho rước lễ và những người được ủy
quyền cách hợp pháp chỉ được phép đặt và cất Mình Thánh
Chúa chứ không được ban phép lành với Mình Thánh Chúa
như linh mục và phó tế.

 Không được phép đặt Mình Thánh Chúa chỉ nhằm mục
đích ban phép lành mà thôi, nhưng ý thức mục đích là để
tôn sùng và hiệp thông với Chúa.

b. Nghi thức chầu và phép lành Thánh Thể5

Nghi thức chầu


1. Giáo dân tập trung - đọc những kinh khởi đầu một giờ
phượng tự. Sau đó, thừa tác viên tiến ra bàn thờ.
2. Thừa tác viên mở cửa nhà tạm, lấy và đặt Thánh Thể vào
Hào Quang, trên khăn thánh nơi bàn thờ ; cộng đoàn hát bài
thờ lạy Thánh Thể. Đang khi đó, thừa tác viên sẽ xông
hương. Kế đó, mọi người thinh lặng đôi chút để thờ lạy.
5
Thông cáo của HĐGM “về một số vấn đề liên quan đến Phụng vụ”, ngày 8/1/1970
7
3. Mỗi khi Chầu Thánh Thể nên có một chủ đề, dựa vào một
đoạn Kinh Thánh theo quy định, để suy niệm và cầu
nguyện. Cũng có thể dâng lời nguyện chung theo nhu cầu ;
cử hành một giờ Kinh Phụng Vụ thích hợp ; hoặc lần hạt
Mân Côi nhằm suy ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô.

Phép lành Thánh Thể


4. Sau đó, thừa tác viên tiến ra trước Thánh Thể cùng cộng
đoàn quỳ thờ lạy ; hát bài cầu cho Đức Giáo Hoàng.
Chủ sự đọc lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng.
5. Đọc lời nguyện cho Đức Giáo Hoàng xong, cộng đoàn hát
một bài thờ lạy Thánh Thể. Lúc này, thừa tác viên xông
hương Mình Thánh Chúa. Khi bài ca Thánh Thể kết thúc,
chủ sự đọc Lời nguyện Thánh Thể.
6. Đọc lời nguyện Thánh Thể xong, nếu là thừa tác viên ngoại
lệ đặt Mình Thánh Chúa thì người này tiến lên cất Mình
Thánh Chúa vào Nhà Chầu ;
Còn nếu là linh mục hay phó tế, thì ngài sẽ ban phép lành
với Mình Thánh Chúa.
7. Sau đó, cộng đoàn hát bài ca kết thúc về Đức Mẹ hoặc một
bài ca về ngày lễ mừng hoặc theo mùa phụng vụ.

You might also like