You are on page 1of 3

1.

VĂN HÓA ĐI LỄ NHÀ THỜ ĐÃ CÓ TỪ BAO LÂU


Thánh lễ theo nghi thức hiện nay được cử hành ở mọi giáo xứ đã được Giáo hoàng
Phaolô VI ban hành vào ngày 3 tháng 4 năm 1969, trong bối cảnh nhu cầu của việc
canh tân Phụng vụ Thánh theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II, do vậy thánh
lễ hiện nay còn được gọi là thánh lễ Novus Ordo (thánh lễ theo nghi thức mới,
thánh lễ theo kiểu Cách tân). Trước kia Giáo hội Công Giáo cử hành thánh lễ theo
nghi thức đã có từ thời Công đồng Trentô, mà quen gọi là thánh lễ Usus Antiquior
(thánh lễ theo nghi thức Truyền thống, thánh lễ Cổ truyền). Hai nghi thức thánh lễ
này có sự khác biệt đáng kể về cấu trúc.

2. CÁC QUY TẮC ĐI LỄ NHÀ THỜ


 Không đến muộn
 Ăn mặc trang phục lịch sự, phù hợp
 Khi đi ngang qua cung thánh, bàn thờ phải cúi đầu chào
Chúa
 Đừng cảm thấy uể oải khi cúi mình
 Đừng nhai kẹo cao su,ăn uống bất cứ gì trong thánh lễ
 Không thêm bất cứ câu phụ nào vào các bài đọc và thánh
vịnh
 Đừng bao giờ ngồi khi linh mục đang truyền phép
 Đừng rời khỏi chỗ và đi xung quanh khi tham dự thánh lễ
 Sau khi rước lễ đừng nói chuyện với ai hết
 Giữ con cái bên cạnh,đừng để chạy lung tung
 Đừng rời nhà thờ trước khi hết lễ
 Giữ trật tự khi tham dự thánh lễ
 Không nên sử dụng điện thoại, thiết bị di động khi tham dự
thánh lễ

3. CẦU NGUYỆN
 Tập trung vào Đức Chúa Trời “Lạy Cha chúng con ở trên
trời, Danh cha được tôn thánh …” . Hãy dành thời gian này
để tập trung vào việc Đức Chúa Trời là vĩ đại như thế nào
 Xác định lại ý chí của bạn “Vương quốc của Cha được
đến…” . Khi ý muốn của bạn phù hợp với ý muốn của Đức
Chúa Trời, bạn đang tích cực tìm kiếm Vương quốc của ngài
 Giải phóng mối quan tâm của bạn “ Xin cho chúng con hôm
nay thức ăn đủ ngày….” . Liệt kê các mối quan tâm của bạn
và nói từng mối quan tâm một
 Hãy ăn năn và đáp ứng “Và tha thứ cho chúng con..cũng
như chúng con đã tha thứ cho…” . Hãy thưa với Ngài bất cứ
điều gì trong tâm trí bạn, sau đó tạo không gian để lắng nghe
tiếng ngài
 Cầu xin sự bảo vệ của Đức Chúa Trời “…giải cứu chúng con
khỏi điều ác…” . Hãy nhớ ngay cả khi tình huống như là vô
vọng, không điều gì mà Đức Chúa Trời không thể làm được
 Hãy vui mừng và suy ngẫm : Hãy chúc tụng những gì Đức
Chúa Trời đã làm trong cuộc đời và tìm cách thờ phụng Ngài
suốt đời

4. XƯNG TỘI
 Xưng tội cho người lớn: Xét mình-bạn đã phạm tội gì kể từ
lần xưng tội cuối. Thành tâm sám hối tội lỗi của mình.Hãy
thú nhận tội lỗi với Linh mục.Kiểm tra xem đã thú nhận tất
cả tội trọng của mình chưa và số lần phạm chúng.Sau khi
xưng tội hãy làm việc đền tội Linh mục chỉ ra.Cầu nguyện
mỗi ngay để có sức mạnh tranh dịp phạm tội.
 Xưng tội cho thiếu nhi: Khám sức khỏe rồi đến tòa giải tội
để thú nhận tội lỗi của mình với Linh mục và giải tội. Khi tòa
giải tội,làm Dấu Thánh Giá và nói “Lạy cha,con là kẻ có tội,xin
chúc lành cho con.Tôi thú nhận trong….(tuần,tháng)”. Xưng
tội xong nói” Thưa cha,con đã xưng tội xong.” Sau đó nghe
cha giải tội khuyên và chỉ định việc đền tội. Làm Dấu Thánh
Giá và đáp “Amen”.

5. RỬA TỘI
Nghi thức của Bí tích là dìm xuống hoặc đổ nước lên đầu người lãnh nhận, đồng
thời đọc lời sau: “(Tên Thánh của người lãnh nhận), tôi rửa (đại từ xưng hô) nhân
danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Khi cử hành Bí tích này thì mỗi
người lãnh nhận cần một hoặc hai người đỡ đầu để hướng dẫn và nêu gương trong
đời sống giáo lý của mình. Nghi thức này do Giám mục, linh mục hoặc phó tế cử
hành nhưng trong trường hợp khẩn thiết thì mọi người – miễn là có ý hướng đúng
đắn và theo nghi thức của Hội Thánh – cũng có thể cử hành
Bí tích Rửa Tội ban cho người lãnh 4 ơn sau đây:
1. Tha tội nguyên tổ và mọi tội riêng người ấy phạm trước khi rửa tội, cùng
mọi hình phạt do tội gây ra.
2. Sinh lại vào đời sống mới, trở thành con cái Chúa Cha, chi thể Chúa Kitô và
đền thờ Chúa Thánh Thần.
3. Sáp nhập vào Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô, cho ta tham dự vào chức tư
tế của Chúa Kitô.
4. Ghi vào trong linh hồn một dấu ấn thiêng liêng vĩnh viễn, không thể xoá
được.

You might also like