You are on page 1of 16

1

Bài 01

Đề tài : PHẢI LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN


HẤP HỐI VÀ CHẾT VÌ DỊCH COVID HAY
HOÀN CẢNH TƯƠNG TỰ ?

I. Dọn mình chết lành

1. Thành tâm ăn năn tội cách trọn


- Người hấp hối xét mình, nhất là các tội trọng
chưa xưng thú trong tòa giải tội. Tin tưởng vào tình
thương của Chúa thứ tha.
- Hoặc đọc lời kinh sau đây để ăn năn tội cách
trọn – Trường hợp bệnh nhân quá yếu mệt, thì một
người giúp đọc chậm rãi cho bệnh nhân nghe, có
thể đọc nhiều lần lời nguyện này, và nên ra dấu
xem bệnh nhân có nghe và hiểu không ? :
“Lạy Chúa, con thành tâm thống hối vì đã phạm
tội phản nghịch cùng Chúa. Con chê ghét các
tội lỗi đã phạm, con đau buồn vì đã xúc phạm
đến Chúa là Thiên Chúa của con, Đấng đầy lòng
tốt lành và là Đấng con phải luôn trọn tình yêu
mến. Amen.”
2

2. Rước Chúa cách thiêng liêng


Bệnh nhân nhớ đến Chúa bất cứ lúc nào trong
ngày. Có thể dùng lời kinh sau đây để rước lễ
thiêng liêng – hoặc khi bệnh nhân quá yếu mệt thì
một người đọc chậm rãi cho họ nghe, có thể đọc
nhiều lần lời nguyện này trong ngày :
“Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự
trong Bí Tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa
trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào
linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không
thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh
hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như
con được rước Chúa thật. Con xin đón rước
Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn.
Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.
Amen.”

II. Việc lãnh nhận các bí tích Hòa giải,


Mình Thánh Chúa và Xức dầu bệnh nhân

1. Giải tội tập thể : tùy thuộc giám mục giáo phận.
2. Giải tội cá nhân : tùy hoàn cảnh, nhất là tuân
giữ các quy tắc y tế về phòng dịch cho mình và cho
3

người khác. Ví dụ : giải tội giãn cách qua văn bản,


giấy viết....
3. Mình Thánh Chúa như Của Ăn Đàng : Nếu
được phép di chuyển, Cha sở có quyền ủy nhiệm
cho một người xứng đáng trong gia đình đưa Mình
Thánh Chúa cho bệnh nhân của gia đình. Chỉ một
lần xong thì thôi, nếu muốn lần khác, cha sở phải
ủy nhiệm lại.
Nghi thức rước lễ đơn giản tại gia đình như sau
:
• Dấu thánh giá : Nhân danh Cha và Con và
Thánh Thần
• Kinh thú tội :
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và
cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư
tưởng, lời nói việc làm, và những điều thiếu xót.
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tọi mọi đàng. Vì vậy
tội xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các
thiên thần, các thánh, và anh chị em khẩn cầu
cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chung ta.
Amen.
• Kinh Lạy Cha :
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con
nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin
4

Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng


ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng
tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con
sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho
khỏi mọi sự dữ. Amen.
• Rước lễ - người đưa MTC nói : Mình Thánh
Chúa Kitô – bệnh nhân đáp: Amen
• Kinh cám ơn sau rước lễ :
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang ngự trong linh
hồn con, con hết lòng thờ lạy, yêu mến và tạ ơn
Chúa. Xin cho con luôn biết tin tưởng vào lòng
thương xót của Chúa, và nếu Chúa muốn con
kết thúc cuộc đời này cách nào, xin cho con
đón nhận Thánh ý Chúa và xin đừng để con lìa
bỏ Chúa bao giờ. Amen.
4. Xức dầu bệnh nhân : tùy hoàn cảnh nếu linh
mục hiện diện thì ngài sẽ ban bí tích xức dầu, bằng
không thì thôi.

III. Nghi thức An táng

1. Nghi thức nhập quan :


5

Nếu người qua đời tại gia đình, không có linh


mục hay các thừa tác viên khác hiện diện, thì gia
đình đọc những kinh sau trước khi nhập quan:
Chủ sự : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người : Amen
Rồi mọi người hát : TRÔNG CẬY CHÚA
1.Con vẫn trông cậy Chúa, lòng con tin tưởng
nơi Ngài. Con hy vọng vào Ngài, đời con nương
bóng Chúa thôi. Con xin trao về Chúa niềm tin
và ước mơ này, được quên đi những âu lo, tìm
luôn theo bước chân Cha.
ÐK: Con luôn trông cậy Chúa, khác nào em bé
ngủ yên trong tay mẹ hiền bên lời yêu mến.
Tình Chúa mãi mãi theo con, cho tâm hồn dù
trong mưa gió mãi mãi bình yên, mãi mãi bình
yên.
Sau đó mọi người nghe Lời Chúa
Chủ sự : Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ
gởi tín hữu Colôsê (Cl 3, 3-4)
Anh em thân mến, anh em đã chết với Đức Kitô,
và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng
với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Kitô,
Nguồn Sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ
được xuất hiện với Người, và cùng với Người
6

hưởng phúc vinh quang. Đó là Lời Chúa – Tạ


ơn Chúa
Mọi người thinh lặng giây lát
Chủ sự : Anh chị em thân mến, trong Mầu nhiệm
Phục Sinh vinh quang, Đức Kitô đã chiến thắng
tử thần và đem lại sự sống cho chúng ta. Với
niềm tin tưởng, chúng ta thành tâm dâng lời
nguyện xin :
• Chúng ta cầu xin Chúa cho ….. vừa lìa cõi
thế, được hưởng hạnh phúc vinh quang của
những người luôn tin tưởng vào quyền năng
của Thiên Chúa.
Sau mỗi câu xướng mọi người đáp : Xin Chúa
nhậm lời chúng con
• Chúng ta cầu xin Chúa cho thân nhân và bạn
hữu của ….. xin Chúa biến đổi đau thương
thành niềm hy vọng vào sự sống đời đời.
• Chúng ta cầu xin Chúa thương nâng đỡ và
an ủi gia đình chúng ta trước sự ra đi của
….., để chúng ta can đảm đón nhận thánh ý
Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Chủ sự : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết và sống
lại để ban cho chúng con sự sống đời đời. Xin
thương cho linh hồn ….. được hưởng tôn nhan
7

Chúa và hợp đoàn cùng các thánh. Chúa hằng


sống và hiển trị muôn đời.
Nếu có nước thánh thì rảy lên thi hài và quan tài,
sau đó đặt thi hài vào quan tài, đang lúc đó mọi
người đọc kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính chỉ cho
người qua đời.
• Kinh Lạy Cha :
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con
nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin
Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng
ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng
tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con
sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho
khỏi mọi sự dữ. Amen.
• Kinh Tin Kính :
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc
vô cùng dựng nên trời đất.Tôi tin kính Đức
Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha
cùng là Chúa chúng tôi ; bởi phép Đức Chúa
Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà
Maria đồng trinh : chịu nạn đời quan Phongxiô
Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh-giá,
chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ
ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời ngự
bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày
8

sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ


chết.Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin
có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các
thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin
xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng
sống vậy. Amen

2. Cầu nguyện cho người qua đời


Sau khi đã liệm xác nếu thi hài còn để ở gia đình,
chưa đem đi an táng hay hỏa táng ngay, gia đình
nên đọc các kinh sau đây :
• Đọc một đoạn Tin Mừng, ví dụ đoạn Tin Mừng
sau đây :
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan
(Ga 10, 27-30).
Khi ấy Chúa Giêsu nói : “Chiên của tôi thì
nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi ;
tôi ban cho chúng sự sống đời đời, chúng sẽ
không bao giờ bị diệt vong, và không ai cướp
được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng ban
chúng cho tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và
không ai có thể cướp chúng khỏi tay Cha tôi.
Tôi và Cha là một.
• Dâng lời nguyện cho người qua đời :
9

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, đức tin


của chúng con tuyên xưng rằng : Con Chúa đã
chết và đã sống lại, nhờ mầu nhiệm này, Xin
Chúa ban cho tôi tớ Chúa là .....đã an nghỉ trong
Con Chúa, nhờ Người được hân hoan trỗi dậy.
Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng
con.
• Kinh Tin Kính :
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc
vô cùng dựng nên trời đất.Tôi tin kính Đức
Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha
cùng là Chúa chúng tôi ; bởi phép Đức Chúa
Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà
Maria đồng trinh : chịu nạn đời quan Phongxiô
Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh-giá,
chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ
ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời ngự
bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày
sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ
chết.Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin
có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các
thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin
xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng
sống vậy. Amen
10

• Lần hạt 50 kinh kính mừng chỉ cho người


qua đời (tùy nghi chọn các mầu nhiệm mân côi
để đọc – Vui, Thương, Sáng, Mừng)
(ví dụ : Năm sự thương - Thứ nhất thì ngắm
: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta
hãy xin cho được ăn năn tội nên. - Thứ hai thì
ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy
xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng. -
Thứ ba thì ngắm : Đức Chúa Giêsu chịu đội mão
gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ
nhục bằng lòng. - Thứ tư thì ngắm : Đức Chúa
Giêsu vác cây Thánh Giá. Ta hãy xin cho được
vác Thánh Giá theo chân Chúa. - Thứ năm thì
ngắm : Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây
Thánh Giá. Ta hãy xin cho được đóng đinh tính
xác thịt vào Thánh Giá Chúa).
• Kinh vực sâu :
Lạy Chúa, con ở dưới vực sâu kêu lên Chúa,
xin Chúa hãy khấn nhậm lời con kêu van. Hãy
lắng nghe tiếng con cầu xin. Nếu Chúa chấp tội
nào ai rỗi được ? Bởi Chúa hằng có lòng lành,
cùng vì lời Chúa phán hứa. Con đã trông cậy
Chúa. Linh hồn con cậy vì lời hứa ấy, thì đã
trông cậy Chúa. Những kẻ làm dân Người đêm
ngày hãy trông cậy Người cho liên, vì Người rất
nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết mọi
11

tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy. Lạy Chúa,


xin ban cho các linh hồn .... được nghỉ ngơi đời
đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa, xin
cứu lấy các linh hồn cho khỏi tù ngục, mà được
nghỉ yên. Amen.

3. Nếu người qua đời tại bệnh viện hay nơi


cách ly không thể cử hành đầy đủ nghi thức
như trên thì chỉ cần cử hành đơn giản như sau :
- Dấu thánh giá : Nhân danh Cha và Con và
Thánh Thần - Amen
- Kinh Lạy Cha :
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con
nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin
Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng
ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng
tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con
sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho
khỏi mọi sự dữ. Amen.
- Kinh Tin Kính :
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc
vô cùng dựng nên trời đất.Tôi tin kính Đức
Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha
cùng là Chúa chúng tôi ; bởi phép Đức Chúa
12

Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà


Maria đồng trinh : chịu nạn đời quan Phongxiô
Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh-giá,
chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ
ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời ngự
bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày
sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ
chết.Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin
có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các
thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin
xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng
sống vậy. Amen
- Lời nguyện :
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết và sống lại để
ban cho chúng con sự sống đời đời. Xin
thương cho linh hồn ….. được hưởng tôn nhan
Chúa và hợp đoàn cùng các thánh. Chúa hằng
sống và hiển trị muôn đời.
Kế đó liệm xác theo hoàn cảnh.

IV. Vài chú ý mục vụ


13

1. Có được phép rửa tội cho một người lớn


ngoại đạo khi họ nguy tử không ? Có và không
(Giáo luật 865/2).
Có, khi người này lúc còn tỉnh đã ước muốn
theo Chúa ít là mặc nhiên và sẵn sàng đón nhận
đức tin của Hội Thánh, cho dù chưa hiểu rõ đức tin
đó tường tận.
Không, khi người này lúc tỉnh đã không tỏ dấu
đồng ý theo Chúa. Bởi vì đối với người lớn trưởng
thành, bí tích rửa tội là bí tích đức tin, không thể cử
hành bí tích rửa tội cho người không tin và không
biết rõ sự đồng ý của họ.
Nhưng đối với trẻ em và những người lớn
không sử dụng được trí khôn, thì khi nguy tử, bằng
mọi cách phải rửa tội cho họ, cho dù cha mẹ hay
người coi sóc người không sử dụng được trí khôn
đó, có đồng ý hay không ? (Giáo luật 868/2)

2. Có nên đọc kinh cho một người qua đời mà


không biết người đó là kitô hữu hay là tín đồ
một tôn giáo khác không ?
Có, cứ đọc kinh cầu nguyện cho họ bình
thường. Có thể đọc như sau : Kinh Lạy Cha – Kinh
Tin Kính – và Lời nguyện tắt sau đây :
14

Lạy Chúa Giêsu, Chúa chết và sống lại để


cứu độ mọi người, xin thương đón nhận tôi tớ
Chúa vừa qua đời, và ban cho họ được chung
hưởng hạnh phúc với các người Chúa chọn.
Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

3. Tro cốt của một người chết hoặc vì covid


hoặc vì một lý do nào đó, mà trước đó chưa
được cử hành bất cứ nghi thức an táng nào,
vậy sau khi nhận tro cốt có cử hành nghi thức
gì không ?
Phụng vụ chỉ có nghi thức an táng cho thi hài
người qua đời mà không có nghi thức làm phép tro
cốt của họ.
Tuy nhiên, trong sự cảm thông, chia sẻ nỗi đau
khổ của các gia đình có người thân mất mà chưa
được cử hành nghi thức nào, các vị mục tử nên có
một nghi thức ngoài phụng vụ nhưng trang trọng,
vào ngày tro cốt được gửi nơi giáo xứ.
- Ví dụ : Đặt tro cốt người qua đời tại một vị trí
phù hợp nơi cung thánh có trang trí xứng
đáng, có thể đặt cả di ảnh, nhưng không che
lấp bàn thờ hay quá rực rỡ trên cung thánh
làm cản trở việc cử hành thánh lễ.
- Bắt đầu thánh lễ, đang lúc ca nhập lế, chủ sự
tiến ra bái chào bàn thờ nhưng chưa hôn bàn
15

thờ, ngài đến trước bàn đặt tro cốt, dứt ca


nhập lễ, ngài vái nhang, dâng lời cầu nguyện
như sau :
Lạy Chúa Giêsu, khi mang thân phận con
người, Chúa đã chết như chúng con để sau cái
chết, Chúa ban cho chúng con sự sống đời đời.
Chúng con tha thiết nài xin Chúa cho người anh
em (chị em) chúng con đây, là ........ đã ra đi vì
thân phận con người mỏng giòn, được hợp
đoàn cùng các thánh của Chúa. Xin cho chúng
con khi đón nhận tro cốt này với sự kính trọng
thân xác Chúa đã dựng nên, chúng con sẽ
được phục sinh vinh hiển trong thân xác vào
ngày sau hết. Chúa hằng sống và hiển trị muôn
đời.
- Rảy nước thánh trên tro cốt
- Hát một bài về sự phục sinh
- Sau đó chủ tế lên hôn bàn thờ và bắt đầu
thánh lễ.

4. Có được phép để tro cốt người mất tại gia


đình không ?
Không được phép. Phải đem tro cốt gửi nơi giáo
xứ hoặc nơi đã được chỉ định cho việc gìn giữ cẩn
thận tro cốt (vì dụ nghĩa trang, nhà hài cốt....). Giáo
Hội xem việc gìn giữ tro cốt nơi nhà thờ hay nơi
16

được chỉ định, vì lòng kính trọng với người quá cố,
đồng thời Giáo Hội ý thức trách nhiệm bảo toàn,
gìn giữ, cầu nguyện cho họ tại những nơi thánh
này. (Văn kiện Bộ lý đức tin năm 2003)

You might also like