You are on page 1of 2

PHẬT GIÁO

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới du nhập vào Việt
Nam từ rất sớm và nhanh chóng được trực tiếp nhận một cách rộng rãi ở
Việt Nam trong những thế kỷ đầu công nguyên rồi tiếp đó chiếm được vị
trí quan trọng vào thời Lý, Trần.
Đầu thế kỷ X, Phật giáo đã có những bước phát triển lớn, nhiều chùa
chiền xuất hiện. Sang thời Lý, Phật giáo trở thành quốc giáo của nhà
nước Đại Việt. Thời kỳ này các sư tăng và tín đồ phật giáo phát triển cả
về số lượng lẫn chất lượng.
Do sự đề cao Phật giáo của nhà nước phong kiến và sự phát triển của hệ
thống tăng đoàn, đạo Phật đã từng bước hội nhập vào đời sống của
người dân Việt.
Sự hội nhập ấy diễn ra không phải chỉ một giai đoạn, một thời điểm mà
xuyên suốt chiều dài lịch sử của triều đại nhà Lý. Giáo lý đạo Phật được
phổ biến rộng rãi trên cả nước.
Trong giai đoạn này, Phật giáo không chỉ dành riêng cho giới sư sãi,
phật tử mà còn ảnh hưởng chung toàn xã hội. Chùa chiền không chỉ đơn
thuần là nơi thờ tự, lễ hội mà còn là nơi học tập, trau dồi đạo đức, văn
hóa của người dân Đại Việt; nổi bật nhất là môn phái thiền học được áp
dụng một cách rộng rãi trong các tầng lớp dân chúng. Nhiều ngôi chùa
trở thành các thiền viện nổi tiếng, không chỉ phổ biến kinh sách đạo Phật
mà còn là diễn đàn của các nhà thơ và tầng lớp trí thức Nho giáo bấy
giờ. Tiêu biểu nhất có lẽ là ngôi chùa Quỳnh Lâm.
Ngay từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta khoảng đầu Công nguyên đã
đem theo tư tưởng bình đẳng và từ bi rất thích hợp với khối đại đoàn kết
toàn dân và mở rộng tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau của dân Việt.
Tinh thần vô ngã, vị tha Phật đà ấy ở thời Lý đã thấm sâu vào tiềm thức
của cư dân Đại Việt và tạo nên mối đoàn kết dân tộc sâu sắc giữa vua
quan với người dân bình thường, giữa tướng lĩnh với binh lính.
Chính tinh thần dân chủ và tinh thần đoàn kết toàn dân do ảnh hưởng hệ
tư tưởng đạo Phật đã giúp Đại Việt giành được kỳ tích trong trang sử
hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc. Đó là sự kiện đập tan cuộc xâm
lược quy mô lớn với 30 vạn quân của nhà Tống.
Về các ngành mỹ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc Phật giáo, thời
Lý đã đóng góp nhiều công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc có giá
trị nghệ thuật cao. Tiêu biểu nhất cho nền mỹ thuật Phật giáo thời này là
bốn công trình được gọi là An Nam tứ đại khí: tháp Báo Thiên, tượng
Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm, đỉnh Phổ Minh, chuông Quy Điền.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nổi tiếng khác như chùa Diên Hựu,
tháp Sùng Thiện Diên Linh, tháp Chương Sơn...
Đến cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV, Phật giáo bị đẩy ra khỏi hệ tư
tưởng của tầng lớp cầm quyền, trong khi Nho giáo nhẩy lên địa vị độc
tôn. Tuy nhiên đến thế kỷ XVII - XVIII, Phật giáo lại được phục hồi,
chùa chiền lại được sửa sang, một số chùa mới được xây dựng (chùa
Thiên Mụ). Tuy nhiên các nhà sư đã hoàn toàn thoát tục, dù rằng khi
nông dân nổi dậy một số nhà sư đã trở thành thủ lĩnh, chiến đấu vì cuộc
sống của họ. ở làng, ngôi đình đã thay hẳn cho ngôi chùa. Chùa chỉ còn
là nơi nhân dân đến cúng bái vào những ngày lễ tết, cầu tự, cầu phúc
hoặc tìm một nguồn an ủi cho cuộc sống đầy biến động và bấp bênh.
Phật giáo thời Lý đã đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh Đại Việt
thịnh trị trong hơn hai thế kỷ. Bởi vì về cả phương diện tinh thần và
phương diện vật chất, ảnh hưởng của Phật giáo giai đoạn này là quá rõ
trên tất cả các hoạt động trong nước. Ngày nay, tinh thần đạo Phật không
tách khỏi tinh thần dân tộc, văn hóa Phật giáo trở thành một bộ phận
quan trọng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Điều này là do trong buổi đầu
hình thành văn hóa, dân tộc Việt Nam đã được nuôi dưỡng bằng món bổ
dưỡng và cần thiết của Phật giáo.

You might also like