You are on page 1of 5

NGUỒN GỐC TRUYỆN NGẮN BẢN FULL

Triều Tiên:
Ở thế kỷ XV, đời sống kinh tế - xã hội- văn hóa thời Triều Lý đã có những
thay đổi đáng kể. Chính vì cải cách thời đại nên TK XV là một dấu mốc quan trọng
đánh dấu nền văn học của Triều Tiên.
Có hai nhánh truyện:
+) Nhánh truyện tiếu lâm trong văn học dân gian dựa vào nguồn gốc thần thoại, cổ
tích, truyền thuyết: 
+) Nguồn gốc truyền kỳ:   nhánh truyện này mang tính tương đồng với Trung
Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, một phần chúng nằm trong khối đồng văn nên các tác
phẩm văn học có phần ảnh hưởng với nhau ít nhiều. Chưa kể các tác phẩm có thể
mượn các yếu tố, cốt truyện của nhau để tạo dựng nên thành một câu chuyện mới
và phù hợp với văn hóa, phong tục của từng nước nên các tác phẩm sẽ có motip
quen thuộc và gần gũi với người dân Đông Bắc Á.
Tác phẩm tiêu biểu nhất TK XV Kim ngao tân thoại ( Câu chuyện mới trên
núi Rùa Vàng ) của tác giả Kim Thời Tập 
-Kim Thời Tập (1435 – 1493) quê ở Giang Lãng 
-Từ nhỏ ông đã là một thần đồng thơ khi lên 13 tuổi ông theo học Luận ngữ, Mạnh
Tử
-Kim ngao tân thoại: gồm 20 truyện được viết trên núi Kim Ngao. Kim ngao tân
thoại cũng như truyền kỳ mạn lục được chải chuốt và đan xen lối viết biền văn, tản
văn, vận văn.
Tác phẩm tiêu biểu nhất trong là truyện Lý Sinh khuy tường truyện tác phẩm
mang nhiều màu sắc, các yếu tố thần linh, ma quái đan xen lẫn nhua tạo nên câu
chuyện cổ tích. Bên cạnh đó, ta có thể thấy các yếu tố, chi tiết có phần quen thuộc
trong các tác phẩm truyền kỳ của Việt Nam hay Trung Quốc đều thấy được motip
quen thuộc, các tác giả có sự ảnh hưởng và học tập khác nhau và tạo dựng nên các
câu chuyện mang đậm tính dân tộc hơn. Kim Thời tập đưa câu chuyện của đời
sống hiện thực vào trong truyện một cách chân thực, thần kỳ có phần đậm nét hơn
so với các tác giả khác như Nguyễn Dữ.
Ngoài bút pháp lãng mạn, phóng túng khi viết về các mối tình say đắm, tạo nên
một cốt truyện đơn giản gọn nhẹ giúp người đọc thấy được điểm cao trào và giải
quyết mâu thuẫn trong tác phẩm của mình.
Trong các tác phẩm của ông, ta có thể thấy được ảnh hưởng phật giáo trong tác
phẩm vô cùng rõ nét, tư tưởng nhà Nho trước lối sống thị dân ngày càng phổ biến
điều này càng chứng minh được vị trí “mở đường” của Kim ngao tân thoại trong 
quá trình hình thành và phát triển truyền kỳ của Triều Tiên
-Ảnh hưởng:
Bên cạnh đó, ta có thể thấy Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập mang
nhiều đặc điểm chung và chịu ảnh hưởng của tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của
tác giả Cù Hựu (Trung Quốc), ảnh hưởng đậm nét về xây dựng cốt truyện, nhân vật
nhưng tác giả vẫn tạo nên một phông nền văn hóa, bối cảnh đất nước của ông vào
đó một cách khéo léo và được người dân thấy được hương vị của đất nước xuất
hiện trong truyền kỳ màn lục. Tuy nhiên không chỉ Triều Tiên mà chính Việt Nam
cũng có ảnh hưởng vì văn học Trung Quốc khởi điểm từ rất sớm nên các nước
trong khối đồng văn đều có sự ảnh hưởng ít nhiều tới các nước khác và Triều Tiên
cũng có sự ảnh hưởng từ đó.

Trung Quốc:
Tên gọi truyền kì như  một thể loại văn xuôi nghệ thuật bắt đầu có từ đời
đường TK IX, về sau nó được dùng để chỉ kiểu  sáng tác văn xuôi nghệ thuật có
cốt truyện và được coi 
Nguồn gốc truyền kì là các sự tích lịch sử và truyện ngắn thế kỉ VII- IX, trong
văn học Trung Quốc, là vết tích của những “ mảnh vỡ sử liệu”. Ở đây cần khẳng
định là công thức cốt tryện không nảy sinh từ những sự tích trang trọng trong
được. Đây là quan điểm phụ thuộc vào tính chất “bất phân văn sử” thời Trung đại.
 Sự tham gia của truyền kì Trung Quốc thế kỷ VII-IX vào sự hình thành thể
loại truyện ngắn ban sơ trong văn học các nước khác như Nhật Bản, Triều
Tiên và Việt Nam
Truyền kì có quan hệ mật thiết và có gốc gác từ loại truyện kể từ thế kỉ III-VI 
vốn nhiều tính chất hoang đường, kì ảo của thần thoại, truyền thuyết và cổ tích như
tập truyện của Tào Uông Minh: tiếp tục tập hợp những truyện về các vị thần
Cù Hựu ( 1314-1427) được coi là người có công lao hoàn thiện truyền kì trong văn
học Trung Quốc và tạo một ảnh hưởng lớn đến các nhà văn khu vực Đông Bắc Á 
như Bocaxio đã ảnh hưởng đến nhà văn Âu châu thời đại Phục Hưng
Tập truyện của Cù Hựu hầu hết là truyện tình đậm hương son phấn và
chuyện quái dị của quỷ thần.  Qua đó phản ánh mức độ nhất định về chế độ hôn
nhân bất hợp lí thời phong kiến và hiện thực xã hội  đen tối cuối đời Nguyên, thể
hiện những nguyện vọng bức xúc của kẻ sĩ và người dân thường. Đặc biệt “ Tiễn
đăng tân thoại” là tác phẩm nổi tiếng giữa truyền kì đời đường và thể chi dị đời
Thanh như Liêu trai chi dị của Bồ Tùng Linh.
Trong “Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ trong Kim ngao tân thoại
(Hàn Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam) và Tiễn đăng tân thoại (Trung
Quốc)” , Toàn Tuệ Khanh cho rằng: tác  phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu có
sức lan tỏa mạnh nhất, rõ ràng nhất, thúc đẩy sự ra đời của các tập truyện truyền kỳ
ở ba nước Đông Á còn lại như Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (1435 -
1493,  Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (đầu thế kỷ XVI, Việt
Nam), Già tỷ tử của Asai Ryohi (1612 - 1691, Nhật Bản).  Kim Ngao tân ngữ,
hoàn thành khoảng giữa thế kỷ XV, là tiểu thuyết Hán văn đầu tiên của Hàn Quốc,
có giá trị cao trong văn học cổ điển nước này

Nhật Bản
Về truyện ngắn Nhật Bản, trước nhất ta phải xem xét mặt từ nguyên và khởi
nguồn của nó trong văn học Nhật Bản. Tuy truyện ngắn trong tiếng Nhật đọc là
“tanpen” (Đoản biên), nhưng trong văn học, lại được gọi với cái tên “monogatari”
(Vật ngữ). Đây là tên gọi từ xưa mà người Nhật đặt cho tất cả các thể loại văn tự sự
như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, truyền kì... Và tác phẩm đầu tiên của thể
loại vật ngữ này là Truyện người đốn tre hay còn được biết tới dưới cái tên Truyện
nàng công chúa Kaguya ra đời vào thế kỉ X. Đây là một câu chuyện cổ tích với kết
cấu hoàn chỉnh chứa đựng những triết lí nhân sinh sâu sắc.
Tuy nhiên, thể loại vật ngữ kể trên thường gắn liền với những câu chuyện kì
ảo, thần tiên. Cho nên, nếu hiểu truyện ngắn theo cách định nghĩa ngày nay, thì ở
Nhật truyện ngắn mới thực sự xuất hiện vào thế kỉ XI. Trong cuốn Nhật Bản trong
chiếc gương soi của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu và Hợp tuyển văn học Nhật Bản
từ khởi thủy đến giữa thế kỉ XIX do PGS. TS Nguyễn Thị Mai Liên tuyển chọn và
giới thiệu, đều cho rằng tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của Nhật ra đời vào thế kỉ
XI, và có tên là Truyện của vị quan bên bờ đê. Đây là một tuyển tập gồm mười
truyện ngắn của các tác giả nữ thời Heian, mang màu sắc hiện thực và rất đời
thường, không hề có yếu tố hoang đường hay kì ảo. Trong đó, tiêu biểu nhất là tác
phẩm Tiểu thư yêu sâu bọ. Truyện kể về một cô tiểu thư có tính cách và sở thích lạ
thường. Cô không thích những con bướm xinh đẹp và lại thích những con sâu xấu
xí, nhất là sâu róm. Cô yêu chúng, dành cả ngày để ngắm nhìn chúng. Bởi cô cho
rằng vẻ đẹp của loài bướm chỉ là hình thức còn bản chất thực sự của chúng là
những con sâu kia. Có thể nói, câu chuyện đã gợi ra một chất vấn về mối quan hệ
giữa bản chất và hình thức. Và theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, truyện Tiểu thư
yêu sâu bọ nói riêng, tuyển tập Truyện của vị quan bên bờ đê nói riêng “xứng
đáng được gọi là tập truyện ngắn đầu tiên của thể giới. Bởi vào thế kỉ XI, XII, trên
thế giới không có tập sách nào tương tự mà nhiều thế kỉ sau cũng khó tìm thấy”.
Sang đến thời Edo, truyện ngắn trở nên phổ biến trong giới thị dân Nhật
Bản, nổi bật với hai tác gia là Ihara Saikaku và Ueda Akinari... Chịu ảnh hưởng từ
dòng văn chương phù thế thời Edo, mà đỉnh cao là các sáng tác của Ihara Saikaku,
truyện ngắn của ông nhuốm màu đam mê, tận hưởng cuộc sống của con người
trước cuộc đời ngắn ngủi. Tiêu biểu trong đó là truyện Năm người đàn bà si tình -
một tác phẩm kể về năm câu chuyện của năm người đàn bà khác nhau nhưng đều
chung một điểm, đó là si tình. Còn với Ueda Akinari, các truyện ngắn của ông
thường là mượn chất liệu lịch sử hoặc các câu chuyện cổ. Tác phẩm quan trọng
nhất của ông có tên Truyện tối trăng mưa - truyện ngắn thần kì mượn các giai thoại
hay một chi tiết nào đó trong cuộc sống và sáng tạo nên.
Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thê kỉ XX, nền văn minh phương Tây ồ ạt tràn vào
Nhật Bản sau một thời gian bế quan tỏa cảng, đời sống văn học nơi đây đã có
những bước chuyển mình ngoạn mục, trong địa hạt truyện ngắn cũng vậy. Thể loại
truyện ngắn phát triển mạnh khi văn học bước vào thời kì hiện đại. Khởi đầu của
tiến trình này không tránh khỏi việc mô phỏng, lấy ý tưởng từ các sáng tác của
nước ngoài. Ví dụ truyện Xé rào của Shimazaki Toson có nhân vật người thầy giáo
che giấu thân phận thấp hèn, cho đến một ngày, vì cương quyết chống lại thành
kiến bất công trong xã hội, thầy đã để lộ thân phận. Cốt truyện này ảnh hưởng từ
truyện Xưng tội của Jean-Jacques Rousseau và Tội ác và hình phạt của
Dostoevsky. Dần dần, truyện ngắn Nhật Bản đã khởi sắc và mang đậm dấu ấn của
từng tác giả trong các sáng tác của mình. Và tác giả không thể không nhắc tới
trong thể loại này, đó là “bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke với các tác
phẩm nổi tiếng như Rashomon, Trong rừng trúc, Cái mũi, Địa ngục biến, Trong
guồng máy... Các truyện ngắn của ông chính là viên gạch nối đầu tiên đưa văn học
Nhật Bản ra thế giới. Bên cạnh Akutagawa, một cái tên nổi bật không kém đó là
Kawabata Yasunari. Tuy Kawabata nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết nhưng truyện
ngắn của ông cũng vô cùng đặc sắc, trong đó có truyện ngắn Cô vũ nữ xứ Izu - tác
phẩm đầu tay của ông. Ngoài ra, truyện ngắn Nhật Bản còn nổi danh với những
văn hào như Mori Ogai, Natsume Soseki, Shiga Naoya, Tanizaki Junichiro, Dazai
Osamu...
Nhìn chung, truyện ngắn Nhật Bản được bắt nguồn từ các câu chuyện cổ
tích hay các cốt truyện trong văn học cổ điển Nhật Bản, văn học Trung Quốc...
Tính chất truyện thì mang yếu tố huyễn tưởng hoặc hài hước, nghệ thuật còn đơn
giản. Loại truyện ấy được gọi là Otogijoshi (truyện dân gian). Và, sau quá trình dài
hình thành và phát triển, truyện ngắn Nhật Bản đã có những thành tựu đáng nể với
sự đột phá về cả nội dung lẫn nghệ thuật.

You might also like