You are on page 1of 12

3.1.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật


3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình và hành
động
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, có thể nói việc xây dựng nhân
vật qua miêu tả ngoại hình là một thủ pháp cơ bản. Ngoại hình chỉ toàn bộ
những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật, đó chính là những
nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật
được thể hiện trong tác phẩm. Chỉ bằng vài nét bút thoáng qua có tính chất
chấm phá nhưng tác giả đã tái hiện, dựng lên chân các nhân vật trước mắt
người đọc. Chẳng hạn như đối với nhân vật Uehara – thầy của Naoji. Ông
được miêu tả là người “nhỏ thó, sắc mặt tối tăm, u ám, lạnh lùng”
(Chương 3). Lần đầu tiên gặp mặt, cái ấn tượng đầu tiên của Kazuko về
ông là rất kì dị, như một con thú lạ, trông vừa trẻ lại vừa già, ông ta nói
bằng giọng mũi hơi ngắt quãng trong một bộ hakama kẻ sọc. Và ngoại hình
của Uehara sau sáu năm gặp lại, nó dường như vẫn là con thú lạ đó nhưng
có phần già hơn:
“Mái tóc dối bù ngày xưa vẫn vậy nhưng có phần xơ xác và thưa hơn
trước, mặt xệ ra và vàng vọt hơn, mắt đỏ quạnh, răng cửa bị rụng đi mấy
cái, miệng cứ nhai trệu trạo không ngừng. Tôi có cảm giác như mình nhìn
thấy một con khỉ già lưng còng đang ngồi trong góc phòng vậy” (Chương
6)
Hay đối với ngoại hình của người vợ Uehara là một người phụ nữ hiền
lành, tốt bụng và hay cười với khuôn mặt “gầy gò”, lớn hơn Kazuko
“chừng ba bốn tuổi, mỉm cười”. Bà chủ quán rượu hay qua lại với Uehara
mặt trắng xanh “như người có bệnh”, có giọng nói đầy chân tình, từ tốn tự
tay rót rượu vào chén uống trà của mình, người phục vụ tên Kinu tuổi trên
ba mươi, mặc kimono có hoa văn nhã nhặn, lão hoạ sĩ Fukui là một ông già
người “nhỏ thó, đầu hói trụi, tuổi chừng trên năm mươi mặc một bộ quần
áo ngủ sặc sỡ, miệng cười nhăn nhở”...
Miêu tả ngoại hình đối với nhà văn Dazai Osamu không chỉ đơn giản
chỉ là sao chụp máy móc chân dung các nhân vật mà lại độc lạ hơn khi chỉ
phác họa tái hiện lại bằng một vài nét thoáng qua có tính chất chấm phá
nhưng người đọc có thể nhìn thấy một cách sinh động tính cách nhân vật.
Ngoài việc xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình, tác giả còn sử
dụng tới phần hành động để góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trong tác
phẩm hơn. Hành động là những việc làm cụ thể của các nhân vật trong
những tình huống khác nhau của cuộc sống cũng như trong các mối quan
hệ ứng xử với các cá nhân hay nhân vật khác, là một trong những công cụ
để nhân vật của nhà văn được nói lên những suy nghĩ, tư tưởng, trạng thái
bên trong của họ. Hình ảnh người mẹ được Dazai Osamu xây dựng rất đẹp
đẽ, mẹ là người phụ nữ quý tộc thực sự, là người luôn toát lên vẻ cao sang
cùng với khí chất không phải ai cũng có được:
“Mẹ nghiêng mặt về phía cửa sổ nhà bếp, nhìn ra những cành hoa
anh đào núi đang độ mãn khai. Cứ nghiêng mặt như thế mẹ lại đưa một
thìa súp lên miệng, cho vào khoảng hẹp hia môi nhẹ nhàng trút xuống”.
(Chương 1)
“…mỗi khi ăn một miếng thịt gà có xương, trong khi chúng tôi khổ
sở tách xương ra cố không gây tiếng động nào nơi đĩa thì mẹ tôi lại nhẹ
nhàng dùng đầu ngón tay cầm chỗ xương ấy đưa lên miệng rồi tách phần
thịt và xương. Cái hành động thô lậu ấy khi mẹ tôi trình diễn lại vô cùng dễ
thương, thậm chí còn có đôi chút gợi tình nữa. Đúng là quý tộc tinh hoa có
khác.” (Chương 1)
Những kiểu ăn uống này dù không được quy định chính thức trong lễ
nghi nhưng trong mắt những đứa con, nó lại vô cùng khả ái, cho dù là
người mẹ không có tước vị gì cả. Ngược lại, những kẻ mang tước vị như
Iwashima và Yanai lại có những hành động vô cùng đê hèn và ấu trĩ. Sau
cuộc chiến, mẹ đã chấp nhận cuộc đời, đã buông bỏ vũ khí, chấp nhận số
phận và lờ đi cái đời sống thực. Người mẹ đúng là một “quý tộc thật sự. Có
gì đó cao sang nơi bà mà chúng tôi không thể nào sánh nổi.” (Chương 1)
Dù sau cuộc chiến, người mẹ đã chấp nhận cuộc đời, đã buông bỏ vũ
khí, chấp nhận số phận và lờ đi cái đời sống thực, nhưng đó chỉ một hình
thức lừa mình dối người, trong lòng người mẹ vẫn luôn đau đáu và âm ỉ nỗi
nhớ về Tokyo, về cuộc sống quý tộc trước đây của gia đình.
“Mẹ cũng cam chịu chấp nhận việc chuyển tới Izu. Mẹ dùng dằng
muốn nán lại căn nhà lâu hơn chút nữa vì không muốn phải rời đi nhưng
cuối cùng, với sắc mặt xanh xám, mẹ cũng miễn cưỡng mặc áo khoác và
nói lời từ biệt với mọi người. Trong chuyến xe lửa vắng vẻ, cơn lạnh làm
mẹ co ro và chỉ biết ủ rũ gục đầu.” (Chương 1)
“Mẹ chán nản khi phải chuyển nhà đến Izu, lúc lên xe điện, mẹ nhận
ra lòng mình đã chết đi một nửa và dù loáng thoáng tâm trạng mẹ có tốt
lên nhưng đến khi chập choạng tốt, mẹ như kiệt sức vì da diết nhớ Tokyo.”
(Chương 1)
Có thể thấy, hình tượng nhân vật người mẹ hiện lên đậm tính nữ Phù
Tang và toát lên vẻ đẹp phẩm chất quý tộc qua những hành động mang nét
tính cách: nhẹ nhàng, nhân hậu và bao dung.
Đối với Naoji, cuộc sống cũng là một chuỗi bất định. Anh luôn hoài
nghi về cuộc sống của mình. Sau cái chết của người mẹ, Naoji dường như
thực sự mất đi niềm xác tín của mình, dù anh đã nói rằng:
“Em muốn trở nên đê tiện. Em muốn trở nên mạnh mẽ, không, trở
nên cường bạo. Em nghĩ đó là con đường duy nhất để có thể trở thành bạn
bè của những người thường dân kia… Em phải quên đi nhà mình. Phải
phản kháng lại dòng máu của cha. Phải cự tuyệt sự dịu dàng của mẹ. Phải
lạnh lùng với chị. Em nghĩ nếu mình không làm thế sẽ không kiếm được
chiếc vé để bước vào phòng của những người thường dân kia”
Nhưng đó chỉ là cái vẻ bề ngoài vụng về và giả dối, nó khiến Naoji
ngày càng thù ghét chính bản thân và dần xa cách với chị gái, với thế giới
loài người. Anh dần chìm đắm trong men rượu, tệ nạn và sau chuỗi gần
mười ngày lang thang chơi bời với ông nhà văn Uehara, dường như Naoji
đã bị cái vòng xoáy điên loạn của Tokyo nuốt chửng, để rồi sau cùng lại
“lếch thếch quay về Izu với khuôn mặt xanh xao vàng vọt như một kẻ bệnh
tật, anh lăn ra ngủ li bì.” (Chương 6) Qua những hành động mâu thuẫn của
nhân vật Naoji đã cho thấy đây là một nhân vật đại diện cho lớp người quý
tộc không đủ dũng khí, mạnh mẽ để từ bỏ quá khứ quý tộc của gia đình
mình ở xã hội Nhật Bản thời hậu chiến lúc bấy giờ.
Và đối với Kazuko, cô là một cô gái nhạy cảm. Sự nhạy cảm này
được thể hiện rõ qua hành động cô dán những bức tranh được Renoir “tặng
vào từng hộp diêm trong nhà bếp hay làm khăn tay cho búp bê, rồi trò
chuyện về hoa hồng trong vườn như thể nói về một sinh linh nào đấy”
(Chương 3). Kazuko cũng là người hay khóc. Cô có thể khóc khi bản thân
cảm thấy quá thất vọng:
“chỉ nói được chừng ấy, quá đau xót, nước mắt tôi trào ra, rồi cứ
đứng gục đầu im lặng” (Chương 2).
Khi cảm động:
“…thấy mẹ lo lắng cho Kazuko còn hơn lo lắng cho sức khoẻ của
mình nữa, tôi lại càng buồn hơn, đứng dậy chạy vào phòng tắm và khóc lóc
không ngừng” (Chương 5)
Khi ấm ức:
“Tôi hét lên và khóc tức tưởi…nói xong tôi chạy vô phòng tắm, vừa
khóc thổn thức vừa rửa tay chân mặt mũi. Sau đó thì lên phòng thay đồ và
lại khóc tức tưởi. Tôi cứ khóc, tiếp tục khóc. Tôi chạy lên tầng hai nằm vùi
trên giường, lấy chăn chùm kín đầu và khóc đến rạc cả người” (Chương 2)
Và Kazuko là một nhân vật đại diện cho “khối sống” mạnh mẽ trong
xã hội Nhật Bản lúc đó. Trái ngược với em trai Naoji của mình, tuy cô chưa
bao giờ quên nguồn gốc quý tộc của mình nhưng cô đã xóa bỏ được cái căn
cước giai cấp và thực sự hòa nhập được vào cuộc sống “thường dân”:
“Lao động chân tay, đối với tôi công việc sử dụng sức lực này không
phải là lần đầu tiên. Hồi còn chiến tranh, tôi bị trưng dụng để đi đào công
sự. Bây giờ đôi tất mà tôi mang đi làm vườn cũng là thứ mà quân đội cấp
cho hồi đó. Lần đầu tiên trong đời xỏ chân vào đôi bít tất dã chiến, tôi thấy
vô cùng sửng sốt vì sự êm ái của nó. Khi tôi mang đôi vớ nãy đi dạo quanh
vườn, ngực tôi râm ran niềm vui và có cảm giác như mình có thể hiểu được
sự khinh khoái của chim và thú khi chúng dạo bước trên mặt đất bằng đôi
chân trần. Đó là cái ký ức vui vẻ nhất trong thời chiến tranh. Bây giờ nghĩ
lại, chiến tranh thật là cái thứ vớ vẩn”. (Chương 2)
Kazuko đã không để cái cao nhã của mình bị bức tử như mẹ và em
trai mà cô đã bảo vệ nó theo cách riêng của mình.
Có thể thấy, qua những hành động trong những trải nghiệm qua từng
bậc cảm xúc thì hình tượng nhân vật Kazuko hiện lên là một nhân vật luôn
giàu sức chịu đựng, bằng một cách nào đó, cô đang ở gần nơi mình muốn
đến hơn rất nhiều bơi từ chối đối mặt với một điều gì đó không bao giờ có
thể thay đổi được hoàn cảnh và không thể học được từ thất bại hay sai lầm
nếu từ chối đối mặt nó.
3.1.2. Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật
Một phương diện quan trọng, thậm chí đóng vai trò chủ chốt trong
việc khắc hoạ nhân vật, đó chính là khía cạnh xây dựng, khai thác tâm lí
các nhân vật trong tác phẩm của những kẻ lữ hành trên chuyến tàu văn
chương. Đối với tác phẩm “Tà Dương”, có thể thấy, nhà văn Dazai Osamu
đã có một sự chú trọng nhất định đến việc khắc họa tâm lí nhân vật để tạo
dựng nên những con người hoàn chỉnh và thực sự “sống” trong tác phẩm.
Muốn kiến tạo được một nhân vật trong văn chương, điều trước hết là
buộc phải nắm bắt được tâm lý của nhân vật. Đây cũng chính là một thách
thức đối với nhà văn, bởi, mỗi cá nhân là một cá tính và mỗi cá tính lại
mang một tâm lí, một nội tâm riêng biệt, khó nắm bắt. Ở đây, nhà văn
Dazai Osamu đã khéo léo và tinh tế khi chọn cách sáng tác tác phẩm dưới
hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, qua lời kể của nhân vật tôi –
Kazuko. Vì chính như vậy mới đúng là cách để nhân vật sống thật với lòng
mình nhất. Điều này có thể thấy rõ ở nhân vật Kazuko. Dazai Osamu
dường như đã dành cho Kazuko một sự ưu ái đặc biệt khi tâm lí của nhân
vật này được nhà văn nắm bắt rõ và miêu tả rất chi tiết, đến mức ta có thể
bắt gặp chúng khi chỉ vô tình mở ra một trang truyện bất kì. Chẳng hạn như
đối với quá trình trưởng thành của Kazuko, Dazai Osamu đã miêu tả rất
thành công hình ảnh từ cô gái mười chín ngơ ngác ngây thơ có thể bình
thản mà nghĩ về cuộc sống của phụ nữ tuổi ba mươi với từng thứ quần áo,
trang sức, đai lưng, dây chuyền…Đặc biệt hơn cả, nhà văn còn tận dụng
những bức thư tình của Kazuko để làm công cụ nhằm khắc họa rõ nét tâm
lí cũng như những chuyển biến tâm lí của nhân vật này. Có thể nói, đây là
một sáng tạo độc đáo góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Mỗi bức
thư là một cột mốc đánh dấu sự chuyển biến tâm lí của cô gái, với những
sắc thái tăng tiến cảm xúc rõ ràng. Bức thư đầu tiên là sự e dè, hoài nghi,
phân vân, tạo cảm giác mơ hồ thông qua sự khéo léo và tế nhị trong việc
xưng hô để chính người đọc tự mang đến cho bản thân một cảm giác mơ ảo
về đối tượng thực sự muốn nói đến trong bức thư tình đó của Kazuko:
“Tôi là chị của Naoji. Có lẽ ngài quên rồi chăng? Nếu quên xin hãy
nhớ lại… Tôi rất xin lỗi vì Naoji gần đây đã làm phiền và gây cản trở cho
ngài quá nhiều…Anh M.C cũng giống như ngài đã có vợ con rồi. Và hình
như anh ấy còn có những người bạn gái trẻ trung và xinh đẹp hơn tôi
nữa… Xin ngài hãy hỏi thử anh ấy xem sao! Vào một ngày cách đây sáu
năm, có một chiếc cầu vồng nhỏ bé mờ nhạt hiện ra trong ngực tôi...cho
đến bây giờ, tôi chưa bao giờ thấy nó biến mất... Vì vậy xin ngài hãy hỏi ý
kiến anh ấy giùm tôi. Liệu anh ấy nghĩ như thế nào về tôi? Và tình cảm của
anh ấy có phải là chiếc cầu vồng trên bầu trời sau cơn mưa, vẫn còn đó
hay đã tan biến rồi” (Chương 4).
Đến bức thư thứ hai, lời lẽ từ hoài nghi, e dè chuyển sang khẳng định,
quả quyết và Kazuko từ một người tình tự xưng đến lời vô lí của một phụ
nữ trung niên, tưởng tượng ra viễn cảnh tương lai và yêu cầu lời hồi đáp, cô
chủ động kể về chuyện hôn ước và vị tiên sinh láng giềng ở khu Nishikata
dường như để kích lòng cạnh tranh ở Uehara:
“Dù lời hồi đáp có thể đáng sợ, có thể là ngài yêu hay không yêu, hay
chẳng có gì với tôi cả nhưng tôi vẫn phải hỏi ngài…Nhất định ngài phải
trả lời cho tôi nhé!... Tôi muốn sinh đứa con mang giọt máu của ngài. Dù
có chuyện gì đi nữa, tôi cũng không muốn mang thai con của người khác
đâu… Hãy báo cho tôi biết rõ ràng về cảm giác của ngài” (Chương 4).
Và bức thư thứ ba, Kazuko mạnh dạn tỏ ý mời Uehara đến nhà chơi
mặc cho có Naoji kể lại và nhiều người nói rằng Uehara là kẻ đê tiện, ghê
tởm, tồi tệ, đầy hận thù:
“Tôi đứng về phía những kẻ trác táng, những kẻ bị gắn nhãn hiệu bất
lương. Tôi nghĩ nếu mình chết đi trên cây thập tự thì cũng được thôi. Dù
cho vạn người chỉ trích, tôi vẫn có thể nói thẳng vào mặt họ rằng: Các
ngươi, những kẻ không gắn nhãn mác mới chính là những kẻ bất lương”
(Chương 4).
Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất để dẫn dắt câu truyện không chỉ dừng
lại ở chỗ để nhân vật có thể sống thật với chính mình, mà từ cái sống thật
ấy, nó sinh ra cái gọi là nội tâm – thứ giúp cho độc giả có thể bước vào thế
giới bên trong và cả bên ngoài của nhân vật một cách dễ dàng hơn. Những
nội tâm ấy tuy phức tạp và có phần mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất
chúng lại vô cùng logic và sâu sắc.
Bức tranh hiện thực cuộc sống thiếu thốn của đất nước Nhật Bản, đặc
biệt là sự suy tàn của tầng lớp quý tộc bởi phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề
từ sau Thế Chiến II, được hiện lên một cách rõ nét qua lăng kính nội tâm
của nhân vật “tôi” – Kazuko. Đó là một sự thiếu thốn tột cùng, như một tấn
nặng đối với mọi người dân Nhật Bản lúc bấy giờ, kể cả những gia đình
quý tộc. Nó khinh khủng tới mức khiến cho Kazuko – một tiểu thư thuộc
tầng lớp quý tộc phải có những suy nghĩ rằng:
“…cái chuyện không có tiền đúng là một địa ngục đáng sợ và thê
thảm vô vọng nhất mà tôi lần đầu tiên từ lúc sinh ra tới giờ mới nhận thấy.
Ngực tôi nghẹn thắt lại, muốn khóc nhưng không thể nào khóc được.
Không biết cảm giác này có phải là thứ nhân gian thường hay nói là “sự
nghiêm túc của cuộc đời” hay không? Tôi cứ ngửa mặt nhìn lên trần nhà,
cảm thấy người mình như một tảng đá, không tài nào nhúc nhích nổi”
(Chương 1).
“Tôi thấy thất vọng đến mức không thiết sống nữa. Cái cảm giác bất
an như những con sóng khổ đau cứ dội vào lồng ngực tôi từng đợt, giống
như những cụm mây trắng liên tục đuổi bắt nhau trên bầu trời chiều. Nó
siết chặt trái tim tôi rồi thả lỏng ra, mạch máu nghẽn lại, hơi thở yếu ớt
như tơ, mặt mũi tối tăm, lực toàn thân thoát ra khỏi đầu ngón tay khiến tôi
hông thể tiếp tục công việc đan áo” (Chương 3).
Chính hiện thực não lòng ấy cũng là một phần lí do khiến cho căn
bệnh lao của người mẹ của Kazuko trở nặng hơn, thậm chí là có khả năng
cướp đi mạng sống của mẹ:
“Lần đầu tiên trong đời, tôi biết đến cảm giác hiện hữu của rất nhiều
bức tường tuyệt vọng, nơi mà sức người dù gắng đến đâu cũng không thể
làm gì được” (Chương 5)
Và đã nói là nội tâm, ắt bản thân nó sẽ tự sản sinh ra những cái đối lập
và vô lí, tưởng chửng như là hai mặt trên cùng một tờ giấy nhưng thực chất
nó lại là cái logic, thấu tình đạt lí trong nội tâm của con người nói chung và
của Kazuko nói riêng. Cái suy nghĩ “Hình như chẳng có gì nghiêm trọng.
Cũng giống cơn bệnh lần trước của mẹ ấy mà, con chắc thế. Khi trời mát
mẹ sẽ khỏi lại thôi” (Chương 5) đã có sự phủ định lập tức với cái suy nghĩ
ở trên, mâu thuẫn đối lập này sẽ trở thành cái dễ hiểu và đúng đắn khi
chúng ta hiểu được điểm xuất phát của nó, đó bắt nguồn từ tình yêu thương
của Kazuko dành cho người mẹ; vì lo sợ người mẹ chất chứa nhiều tâm
bệnh mà khiến cho căn bệnh thật sự ngày càng trở nặng mà điều đó có thể
khiến cô mất đi người mẹ thân yêu của mình. Tình mẫu tử vô cùng thiêng
liêng, chính vì vậy mà Kazuko có thể cảm thấy được sự bất thường nơi mẹ
mình, cảm giác cô quạnh xung quanh người mẹ dường như dần dà xâm
chiếm lấy cả Kazuko, những lúc không ở bên mẹ, Kazuko chỉ biết khóc,
khi đi lấy sữa bò vào buổi sáng trời còn sương mù, khi vuốt tóc soi gương,
…lúc nào cô cũng khóc “không ngừng”, “Hoàng hôn rồi tối đến, tôi ra
trước hiên của căn phòng Trung Hoa mà khóc, nước mắt giàn giụa”
(Chương 5).
Bên cạnh Kazuko, Naoji cũng là nhân vật có những nội tâm trái chiều
có lí của riêng mình. Nhân vật này bị mất niềm tin vào cuộc sống nhưng
anh không buông bỏ, không hời hợt mà lại chọn cách phản kháng trong
phần ý thức của bản thân:
“Lần nào đi chơi với ông Uehara em cũng trả phần của mình. Mặc dù
ông Uehara rất ghét điều đó và bảo rằng đúng là cái vẻ kiêu hãnh rẻ tiền
của bọn quý tộc nhưng không phải em trả vì kiêu hãnh mà chỉ vì em rất sợ
ăn nhậu, uống rượu và ôm gái bằng tiền của ông Uehara kiếm được. Có
thể nói, vì em tôn trọng việc viết văn của ông Uehara nhưng đó chỉ là nói
dối. Thực sự em không hiểu rõ tại sao mình phải làm vậy. Chỉ là sợ người
ta phải bao mình ăn uống thế thôi. Nhất là được ăn uống bằng tiền công
việc viết lách của người đó càng khiến em khổ tâm không sao chịu nổi”
(Chương 7).
Naoji có thể trở nên đê tiện dưới góc nhìn nào đó, có thể sử dụng ngôn
ngữ hạ lưu nhưng tất cả chúng dường như chỉ là sự phỉnh gạt bề ngoài đầy
bi kịch để che đi sự xơ xác và cằn cỗi của linh hồn bên trong.
“Bây giờ em có chết thì cũng không có ai buồn thương đến độ dày vò
thân xác nữa. Không, em biết chị à. Khi mất em chị sẽ buồn thương biết
bao nhiêu. Khi biết tin em chết, chắc chắn chị sẽ khóc nhưng xin chị hãy
ngưng nỗi cảm thương đi và thử nghĩ về nỗi khổ đau của em lúc sống và
niềm vui của em khi được giải thoát hoàn toàn khỏi cuộc sống đáng ghét
này. Em biết nỗi buồn thương của chị sẽ dịu bớt ngay thôi” (Chương 7).
Naoji như một nhân vật đại diện cho nhân dân Nhật Bản đương thời.
Một cộng đồng đang thiếu mất đi một niềm tin đầy đủ và chắc chắn về ý
nghĩa của sự tồn tại của chính mình trong tư cách con người giữa xứ nhân
loại này. Sự thảm bại trong Đệ nhị thế chiến như là một tủi nhục, một chấn
thương tâm lí đau đớn đối với dân tộc Nhật, dường như đó là những giọt
huyết lệ đau đớn nhất trong chiều dài trang sử của nước Nhật, con người
của xứ hoa anh đào lúc bấy giờ là con người chìm đắm trong cô đơn, trong
nỗi buồn u uất và cô độc trong chính sự kiêu hãnh của chính bản thân. Tâm
trạng tuyệt vọng của Naoji thể hiện qua “Nhật ký hoa quỳnh” và bức thư
tuyệt mệnh Naoji gửi cho Kazuko. Naoji đã rất khổ sở:
“Hãy trả lời. Xin chị hãy trả lời đi! Và hãy báo tin vui đấy nhé! Em
đang một mình rên rỉ khi nghĩ đến những nỗi nhục. Không phải em đang
đóng kịch đâu. Tuyệt đối không. Van chị đấy! Em tưởng mình có thể chết đi
vì hổ thẹn… Trong đêm khuya, em có thể nghe ra tiếng cười thầm thì vọng
từ những bức tường, em trăn trở không yên. Đừng trên trọc em nữa. Chị
ơi.” (Chương 3).
Thế giới bên trong hay chính nội tâm của Naoji thiếu vắng lí tưởng,
thiếu vắng các niềm tin truyền thống dẫn dắt cuộc sống hiện tại, cũng
không có mẫu hình tương lai nào có thể làm điểm tựa, khiến cho cái đẹp
buộc phải trôi dạt và tự diệt để nhường cái tàn bạo, dung tục lên ngôi. Naoji
hoang mang, cô đơn, cố gắng tìm cách, tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời dù
chỉ là trong một khắc bằng cái chớp mắt nhưng kết cục vẫn là cô đơn hoàn
cô đơn. Bế tắc, buồn chán, nhân vật tìm đến cái chết, đến rượu, đến sự hành
xác và lang thang vô hướng, đến sự phá phách, mù quáng, đến thái độ bất
cần, bất hợp tác. Nó như một thứ tội lỗi đeo bám lấy nhân vật khiến anh
không thể vượt khỏi cái bản ngã quý tộc của mình để hòa nhập với thời thế
“xa lạ” mới. Đây cũng chính là hiện tượng đau lòng của tầng lớp quý tộc
Nhật Bản khi cuộc sống của họ bị đảo lộn một cách mất kiểm soát sau Thế
Chiến II.
Tiểu thuyết “Tà dương” là một hiện tượng cho một lối văn hiện đại.
Đối với phương diện nghệ thuật này, nhà văn đã cách tân và sáng tạo khi để
câu truyện diễn ra dưới góc nhìn thứ nhất của Kazuko và mượn cái tâm lí,
nội tâm của nhân vật để khắc họa nên không chỉ là hình tượng nhân vật mà
còn là bức tranh hoang tàn, đổ nát của con người và đất nước Nhật Bản lúc
bấy giờ. Nói một cách khác, đó chính là, nhà văn Dazai Osamu ở đây đã sử
dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách tỉ mỉ và tinh tế, có chọn
lọc trên dòng chảy đau đáu, khắc khoải bởi bi kịch của những đổ nát trong
đời sống tâm hồn, tình cảm con người và khiến cho “Tà dương” để lại

những ám ảnh, day dứt khôn nguôi trong lòng độc giả.

You might also like