You are on page 1of 2

Thất lạc cõi người .

K– Dazai Osamu

“Thất lạc cõi người” hay “Nhân gian thất cách”, một kiệt tác được chắp bút bởi nhà văn Dazai
Osamu là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Nhật Bản hiện đại. Đây là cuốn tiểu
thuyết đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp văn chương của tác giả cũng như sự phát triển của
dòng văn “Vô lại phái” (Buraiha), văn phái của sự suy đồi.
Dazai Osamu (1909 – 1948), tên thật là Tsushima Shuji là một trong những nhà văn tiêu biểu
sau thời kì Thế chiến thứ hai cũng như trường phái văn mang khuynh hướng tự ngược đãi và tự huỷ
trong sáng tác. Ông là con trai thứ mười của một gia đình địa chủ tại vùng Tsugaru, tình Aomori, Nhật
Bản. Cuộc đời Dazai gắn với những “vỡ mộng” khi đã cố tự sát đến năm lần và phải vào trại thương
điên để cai nghiện. Ông bước vào thời kì đỉnh cao sáng tác sau Thế chiến thứ hai với tác phẩm Tà
Dương (1947) và được công nhận như một tác gia danh tiếng đương thời. Văn của Dazai Osamu dù
bi đát nhưng lại chứng đựng sự chân thật không gò bó. Có nhiều tác phẩm thể loại tự truyện cùng
giọng văn hài hước nhưng pha chất phù phiếm lại càng làm các tác phẩm trở nên chua chát. Nguồn
cảm hứng của ông thường là những kinh nghiệm của chính bản thân mình làm độc giả cảm nhận như
một sự giãi bày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm có “ Nữ Sinh”, “Tà Dương”, “Anh đào” và một
trong những tác phẩm thể hiện rõ dấu ấn của Dazai là “Thất lạc cõi người”.
“Thất lạc cõi người”, “Ningen Shikkaku” được dịch ra với ý nghĩa “Mất tư cách làm người”,
được viết năm 1946 là một tiểu thuyết ngắn mang tính tự thuật. Nó được tác giả hoàn thiện ngay
trước khi quyết định tự tử lần thứ năm mà ra đi mãi mãi. Đề tài của tác phẩm là sự tự huỷ của con
người với chủ đề về nỗi cô đơn đày đoạ cuộc sống, một khía cạnh thể hiện rõ chất nổi loạn của “Vô
lại phái”. Tiểu thuyết được chia làm tổng cộng năm phần gồm lời nói đầu, lời cuối và ba cuốn sổ ghi
chép. Nội dung chính của tác phẩm được thể hiện dưới dạng các quyển sổ ghi chép của nhân vật
chính Oba Yozo được một người mượn của madam cũ của một quán rượu, người quen của nhân vật
chính. Bắt đầu quyển sổ đầu tiên, Oba Yozo là con trai trong một gia đình có đầy đủ vật chất nhưng
thiếu tình yêu của cha mẹ. Cậu không thể hiểu được những người khác và luôn phải làm “hề” để có
thể giữ mối liên hệ với con người. Khi còn nhỏ cậu bị người hầu xâm phạm và luôn cảm thấy bản
thân tội lỗi. Khi lên đại học, cậu làm quen với Horiki – một kẻ lợi dụng nhẫn tâm và bị lôi kéo vào
rượu chè, thuốc lá, hoạt động bất hợp pháp và phụ nữ. Bước chuyển đầu tiên là khi cậu tự tử đôi với
một người phụ nữ có chồng nhưng chỉ mình cậu được cứu và bị bắt giữ. Người phụ nữ tiếp theo là
một người mẹ đơn thân nhưng cậu lại từ bỏ cơ hội đó đến ở nhờ quán bar và kết hôn với một cô gái
trong sáng. Vợ của Yozo bị làm nhục và cậu lại tìm tới rượu, cậu còn quyến rũ cô chủ tiệm thuốc tàn
tật để lấy morphine. Cậu trở nên nghiện morphine và phải vào trại thương điên để cai sau khi định
tự tử. Cuối cùng, anh cả đón cậu về quê sống với một người phụ nữ giúp việc nhưng bà luôn lợi dụng
thể xác của Yozo nhưng cậu không còn muốn quan tâm nữa.
Tiểu thuyết “Thất lạc cõi người” đã để lại những giá trị sâu sắc về mặt nội dung cho người
đọc. Đầu tiên, tác phẩm đã nhấn mạnh sự tồn tại của những còn người bi quan, khốn khổ luôn tìm
kiếm sự thấu hiểu. Tác giả cùng lúc phơi bày và phản đối xã hội giả dối, con người luôn lợi dụng , lừa
gạt nhau để thoả mãn dục vọng của chính bản thân. Từ đó, bất bình cho những tiềm năng dần bị bào
mòn đi bởi những thú vui nhất thời như rượu, thuốc hay gái lầu xanh rồi trở nên tha hoá và mất đi
chính mình. Dẫu Dazai đã vẽ cho người đọc một bức tranh của xã hội biến chất, bị chi phối bởi ham
muốn và dục vọng nhưng ở Yozo, hi vọng về một tương lai tươi sáng vẫn luôn là thứ cậu theo đuổi.
Những sai lầm và quyết định của cậu luôn hướng tới việc tìm được sợi dây kết nối cậu, một kẻ ngoài
rìa xã hội với con người. Độc giả còn có thể thấy được bài học về sự chấp nhận và đồng cảm với
những người không giống như số đông; thời báo Nhật Bản, The Japan Times cũng đã bắt được suy
nghĩ vượt thời của Dazai Osamu khi đã mang đến một vấn đề luôn tồn tại, “cuộc đấu tranh của cá
nhân đề phù hợp với một xã hội bình thường”. Dù cốt truyện đi theo hướng nhân vật dần từ bỏ cảm
xúc với cuộc sống bi thảm của mình thì trong quá trình đọc, ta vẫn thấy được sự đấu tranh của một
người luôn hộ thẹn với cuộc đời đi tìm sự gắn kết và hạnh phúc ở con người.
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng mang đậm dấu ấn của tác giả Dazai cũng như những
khám phá rất riêng đã ghi danh của ông trên dòng chảy văn học Nhật Bản. ”Thất lạc cõi người” được
viết dưới dạng tiểu thuyết tự thuật bằng một cách xây dựng cốt truyện rất mới lạ, để nhân vật tự kể
lại cuộc đời mình qua ba cuốn sổ ghi chép. Nó đã tái hiện lại những suy nghĩ chồng chéo của nhân
vật một cách rất chân thực và tự nhiên; hình thức này đã tạo thêm nhiều hứng thú cho độc giả khi có
cảm giác như đang đọc một quyển nhật kí. Cách xây dựng cốt truyện với lời nói đầu, cuối và dich
chuyển điểm nhìn giữa người đọc sổ và Yozo còn cho ta cơ hội quan sát những đánh giá khác nhau
của người đọc sổ và người quen về nhân vật chính. Đây là một chi tiết rất đặc biệt khi ta thấy được
sự thấu cảm hiếm có của tha nhân với Yozo cũng như một sự an ủi mà Dazai muốn truyền tải, bản
chất của con người không xấu nhưng không có nhiều người hiểu. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất cùng
văn phòng hài hước nhưng u sầu đã góp phần tô đậm những đặc điểm tâm lý của nhân vật qua
những tâm tư sâu kín và chiêm nghiệm của bản thân. Tác giả đã thành công tạo nên một kiểu nhân
vật đặc trưng của phái vô lại, nhân vật có khuynh hướng ruồng bỏ chính mình và tự huỷ. Hệ thống từ
ngữ được sử dụng thường đa dạng trong cách miêu tả tâm trạng của nhân vật, kết hợp cùng với các
biện pháp nghệ thuật như liệt kê, nói quá và so sánh càng làm nổi bật sự rối bời và đau khổ của một
người luôn bị cuộc đời đày đoạ khiến cho tác phẩm càng tự nhiên hơn. Dazai Osamu sử dụng chính
bản thân mình để làm hình mẫu cho nhân vật và chuyển luôn cả cái con mắt tuyệt vọng cho Yozo Oba
làm người đọc chỉ cảm nhận được sự yếu đuối rất “thực”, không chút nhồi nhét. Không gian được
khắc hoạ lại qua cái nhìn của nhân vật chính trở nên ảm đạm và nhạt nhoà, cùng với những từ ngữ
xuất hiện nhiều lần để nói về “địa ngục”, “cái chết” hay “khổ đau” tạo nên sự nặng nề cho tác phẩm.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được sử dụng nhiều khi cả ba cuốn sổ đều về tâm tư của nhân vật chính;
ngoài ra, hình thức đối thoại vẫn xuất hiện giữa madam cũ của quán bar với người mượn đọc sổ ở lời
cuối của tác phẩm. Các câu hỏi tu từ cũng được xuất hiện trong những lo lắng của cậu về nỗi sợ
người hay ước nguyện được tìm hiểu cặn kẽ về thế gian và nhân gian để giúp đỡ tạo ra các bước
ngoặt trong cuộc đời của nhân vật chính cũng như lí giải hành vi, suy nghĩ của cậu.
“Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu đã đưa người đọc đi từ tâm lý của một “kẻ bên lề xã
hội”, một “phạm nhân”, một “cuồng nhân” và cuối cùng là một “phế nhân” qua chính lời trần thuật
trào phúng của bản thân nhân vật. Bằng lối kể chuyện và xây dựng cốt truyện độc đáo cùng những
suy tư sâu sắc, “Thất lạc cõi người” tạo nên dấu ấn trong tâm thức của người đọc cũng như khẳng
định vị thế của Dazai trong sự phát triển của văn học Nhật Bản và trường phái Vô lại. Tác phẩm đã trở
thành cuốn tiểu thuyết bán chạy xếp thứ hai ở Nhật và đã được chuyển thể thành phim cùng tên bởi
đạo diễn Arato Genjiro (2010), manga cùng tên bởi tác giả Junji Ito (2017).

Lí do: đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Nhật Bản và năm trong một
khái niệm rất mới “Vô lại phái”. Đây là mong muốn của nhóm trong quá trình tìm hiểu về sự khác biệt
của văn học thế giới và nghiên cứu về cách miêu tả tâm lý nhân vật của Nhật Bản, nơi được mệnh
danh với những thế giới quan đa dạng và đặc sắc. Ngoài ra, do dòng văn của Nhật sẽ thường tập
trung vào cái cá nhân và sự đồng cảm nên sẽ dễ dàng liên hệ độc giả với tác phẩm, tác giả, từ đó sẽ
có thể khơi dậy sự hứng thú của người đọc, nghe. Đặc biệt, tác giả Dazai Osamu cũng nổi tiếng với
một cuộc đời bi kịch, việc thấy được những suy tư của ông sẽ mang lại cho con người ta một hướng
nhìn khác về đời, giúp ta hiểu hơn về tâm lý của những người có khuynh hướng tự huỷ, muốn tìm
đến cái chết hay tự bạc đãi mình.

You might also like