You are on page 1of 3

Thất lạc cõi người – Dazai Osamu

“Thất lạc cõi người” hay “Nhân gian thất cách”, một kiệt tác được chắp bút bởi nhà
văn Dazai Osamu là một trong những tác phẩm có thể coi là kinh điển của nền văn học Nhật
Bản hiện đại. Đây là cuốn tiểu thuyết đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp văn chương
của tác giả cũng như sự phát triển của dòng văn “Vô lại phái” (Buraiha).

Dazai Osamu (1909 – 1948), tên thật là Tsushima Shuji là một trong những nhà văn
tiêu biểu của Nhật Bản trong thời kì sau Thế chiến thứ hai, cũng như trường phái văn vô lại
với đặc điểm là sự nổi loạn cùng nỗi bi quan trong các sáng tác. Ông được sinh ra trong một
gia đình đại địa chủ nhưng lại phải trải qua nhiều bất hạnh và biến cố, suy nghĩ của Dazai
dần trở nên u uất và lệ thuộc vào rượu cùng thuốc giảm đau. Trong suất 38 năm cuộc đời, ông
đã tự sát đến năm lần trước khi ra đi mãi mãi bằng cách trầm mình xuống sông với người
tình. Trước khi được công nhận như một tác gia nổi tiếng đương thời với sáng tác “Tà
Dương”, Dazai cũng đã thử sức qua nhiều thể loại như thơ và truyện ngắn. Các tác phẩm của
ông in đậm sự giãi bày và lạc lõng, nó như một tấm gương phản ánh những trăn trở và thế
giới quan của chính bản thân tác giả khi Dazai thường viết các tác phẩm mang tính tự truyện
được lấy cảm hứng từ trải nghiệm của mình. Văn của ông dù bi đát nhưng lại chứa dựng sự
chân thành không gò bó, kết hợp cùng phong cách viết giản dị, ông truyền tải đến người đọc
những cảm xúc phức tạp của con người một cách vô cùng tự nhiên. Các tác phẩm nổi bật của
Dazai Osamu gồm có “Hôn nhân vỡ”, “Nữ sinh”, “Cuộc đời một kẻ ngốc” và đặc biệt trong
đó có “Thất lạc cõi người”, đứa con tinh thần quan trọng thể hiện nhiều triết lý sống của ông.
“Thất lạc cõi người”, “Ningen Shikkaku” được dịch ra với ý nghĩa “Mất tư cách làm
người” được viết năm 1948 là một tiểu thuyết ngắn mang tính tự thuật. Nó được hoàn thiện
trước ngay trước khi Dazai Osamu quyết định tự tử và qua đời. Tác phẩm mang đề tài về sự
cô đơn và tự huỷ của con người với chủ đế về con người lạc lõng trong xã hội hiện đại, cách
lựa chọn đề tài thể hiện rõ sự ảnh hưởng của phái văn Vô lại. Tiểu thuyết được chia làm năm
phần gồm lời nói đầu, ba cuốn sổ ghi chép và lời cuối. Nội dung chính của tác phẩm được thể
hiện dưới dạng sổ ghi chép của Oba Yozo gửi cho một madam cũ của quán rượu và được một
người khác mượn đọc. Cuốn sổ bắt đầu với những miêu tả về cuộc sống thời thơ ấu của nhân
vật chính Oba Yozo trong một gia đình giàu có những lại thiếu tình thương. Cậu luôn không
hiểu được mọi người xung quanh và phải diễn vai “hề” để hoà nhập. Sau khi lên đại học,
Yozo làm quen với Horiki – một kẻ lợi dụng nhẫn tâm đã lôi kéo cậu vào các tệ nạn, dấu hiệu
của một tương lai mù mịt, tối tăm. Bước chuyển đầu tiên là khi cậu tự tử đôi với một nữ phục
vụ đã có chồng nhưng bản thân lại được cứu và bị bắt để thẩm vấn. Người phụ nữ tiếp theo là
người đã cho cậu cơ hội được có một cuộc sống bình thường nhưng Yozo lại từ bỏ suy nghĩ
đó và đến ở nhờ một quán bar. Thời gian sau đó, cậu gặp một cô gái trẻ trong sáng và quyết
định đi tơi hôn nhân; thế nhưng, vợ cậu lại bị làm nhục và Yozo tiếp tục tìm đến rượu. Cậu đã
quyến rũ cô chủ tiệm thuốc tàn tật để lấy morphine và phải vào trại thương điên để cai
nghiện. Cuối cùng, Yozo được anh cả đưa về quê sống với một bà giúp việc già luôn lợi dụng
thể xác cậu nhưng cậu đã buông xuôi, không còn quan tâm gì nữa.
Tiểu thuyết “Thất lạc cõi người” đã để lại những giá trị sâu sắc về mặt nội dung cũng
những khoảng lặng suy tư cho người đọc. Đầu tiên, tác phẩm đã khắc hoạ rõ nét bức tranh xã
hội Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ hai với chi tiết của những con người giả tạo, chà
đạp lẫn nhau để thoả mãn dục vọng ích kỷ của riêng mình. Song song với sự khẳng định của
Dazai về sự tồn tại của những còn người mất niềm tin vào cuộc sống đang cố kiếm tìm sự
thấu hiểu, ta còn thấy được nỗi sợ hãi và cô đơn đang vùi dập bản thân họ trong xã hội bài trừ
sự khác biệt. Qua đó, tác giả đã thể hiện tinh thần phản đối và phê phán xã hội hiện đại thối
nát đã đè nén con người và giết chết tâm hồn và hi vọng của họ, đồng thời, nó là một lời cảnh
tỉnh ta về tầm quan trọng của sự thấu hiểu và hiểm hoạ của sự lạc lõng. Thời báo nhật bản,
The Japan Times cũng đã thấy được nhìn nhận vượt thời của Dazai Osaumu khi đã mang đến
một vấn đề luôn tồn tại trong xã hội, “cuộc tranh đấu của cá nhân để phù hợp với một xã hội
bình thường”. Những tác động xấu của những thú vui nhất thời như rượu, thuốc phiện hay gái
lầu xanh cũng bị lên án khi cho ta thấy một hiện thực là nó đã bào mòn đi tiềm năng cùng
nhận thức của con người. Không chỉ như một lời tự thú tội của Dazai Osamu, “Thất lạc cõi
người” còn đại diện cho thế hệ trẻ Nhật Bản thời hậu chiến, những người đang rơi vào tình
trạng khủng hoàng bản sắc và lạc lối. Nó đã cho độc giả cảm nhận được những giá trị quý giá
ở sâu bên trong mỗi người. Không chỉ là những khát khao cháy bỏng được chạm tới hạnh
phúc có được một đời tự do mà tác phẩm còn thể hiện mong ước được sẻ chia, yêu thương và
chấp nhận của những người coi mình là “ngoài rìa của xã hội” và “tội lỗi”. Hành trình giành
lấy sợ dây mỏng manh với thế giới bên ngoài của Yozo cũng đã là mình chứng cho niềm tin
của con người, dẫu có bị che lấp bởi những tha hoá và biến chất thì cậu vẫn luôn hối thúc bản
thân vượt qua, để chọn lựa một cuộc sống hoà hợp với con người.
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng mang những điểm độc đáo của riêng tác giả
Dazai Osamu cũng như những khám phá mới lạ đã ghi danh ông trên dòng chảy của văn học
Nhật Bản. “Thất lạc cõi người” được viết dưới dạng tiểu thuyết tự thuật với ngôi kể thứ nhất,
để nhân vật tự kể lại cuộc đời mình từ nhỏ đến lớn qua ba cuốn sổ ghi chép. Không chỉ vậy,
tiểu thuyết còn có một cách kể đan xen giữa hiện tại và quá khứ, nó đã tái hiện lại những suy
nghĩ chồng chéo, góp phần phơi bày thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật. Văn phong của
Dazai hài hước nhưng u sầu, bi thương; nó tô đậm sự chua cay của cuộc đời nhân vật, một sự
giễu cợt để che đậy những tổn thương bên trong tâm hồn của Yozo. Bằng những yếu tố này,
tác phẩm đã thành công gợi lên sự hứng thú của độc giả ngay từ những trang đầu tiên. Cách
xây dựng nhân vật và nghệ thuật miêu tả tâm lý cũng đã tạo nên những ấn tượng khác biệt
cho sáng tác. Dazai tập trung khai phá những mảnh ghép nội tâm của nhân vật cũng như sự
phát triển của nó qua thời gian và thường dùng những miêu tả về ngoại hình, hành động để
khác hoạ tính cách của các nhân vật phụ. Mặc dù viết về một chủ đề mang tính chất tiêu cực
nhưng lời văn giản dị cùng ngôn từ đời thường đã giúp cho người đọc có thể hiểu, hơn thế
nữa là đồng cảm với những cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, nhiều hình ảnh, chi tiết mang
tính ẩn dụ và biểu tượng được sử dụng xuyên suất tác phẩm cùng với nhiều biện pháp nghệ
thuật như liệt kê, so sánh và câu hỏi tu từ đã giúp độc giả có được hình dung rõ ràng hơn về
nhân vât, tăng tính biểu cảm và để lại nhiều suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời. Không gian và bối
cảnh cũng được Dazai tạo nên phù hợp với nội dung tác phẩm với hệ thống từ ngữ mang cảm
giác lạnh lẽo và bí bách, tạo nên sự nặng nề cho tiểu thuyết. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là
hình thức được sử dụng chủ yếu trong tác phẩm, nó là phương tiện để mở ra thế giới bên
trong của nhân vật với những cô đơn và u uất và tạo ra sự liên kết giữa người đọc với nhân
vật, qua đó giúp cho cách thông điệp được truyền đi dễ dàng hơn. Hình thức đối thoại dù xuất
hiện ít hơn nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với từ phát triển của cốt truyện cũng
như mối quan hệ giữa các nhân vật; nó còn là một yếu tố cho ta thấy được sự khác biệt giữa
bên ngoài và nội tâm bên trong của nhân vật. Những đặc sắc trong hình thức biểu hiện của
Dazai Osamu trong “Thất lạc cõi người” đã khẳng định phong cách sáng tác độc đáo và sự tài
hoa của nhà văn; đồng thời, nó cũng góp phần nhấn mạnh những thông điệp, quan niệm nhân
văn mà tác giả muốn gửi gắm.

“Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu đã đưa người đọc đi từ tâm lý của một
“kẻ bên lề xã hội”, một “phạm nhân”, một “cuồng nhân” và cuối cùng là một “phế
nhân” qua chính lời trần thuật trào phúng của bản thân nhân vật. Nó đã tạo nên một
dấu ấn không thể xoá nhoà trong tim của người đọc với những ý nghĩa sâu sa về cuộc
sống và trở thành một lời khẳng định vị thế của Dazai như một trong những nhà văn
quan trọng nhất trong nền văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Tác phẩm đã trở thành cuốn
tiểu thuyết bán chạy xếp thứ hai ở Nhật và được dịch ra nhiều thứ tiếng. “ Thất lạc cõi
người” cũng đã được chuyển thể thành phim cùng tên bởi đạo diễn Arato Genjiro
(2010) và manga cùng tên bởi tác giả Junji Ito (2017).

You might also like