You are on page 1of 2

Nhận xét về hình tượng con người nhật bản thời hậu chiến

qua sự khác biệt giữa người mẹ, Naoji, và Kazuko ?


Bài làm:
Sự khác biệt giữa người mẹ, Naoji, và Kazuko
Xuất thân gia đình quý tộc, được đào luyện trong môi trường giáo dục nghiêm
cẩn và đậm chất quý phái, Kazuko mang trong mình đầy đủ những đặc tính của
một tiểu thư khuê các: tâm hồn lãng mạn bay bổng, tinh tế và nhạy cảm trước vẻ
đẹp của thiên nhiên, ham đọc sách và ưa thích thưởng ngoạn nghệ thuật, có thể
khóc bất cứ lúc nào, mong manh, dễ vỡ trước những nghịch cảnh và nỗi đau khổ
của kẻ khác. Nhưng, ở đằng sau và ở bên trong cái vẻ mong manh dễ vỡ ấy của
Kazuko là cả một “khối sống” mạnh mẽ. Trong thời chiến, theo lệnh tổng động
viên, cô gái quý tộc ấy có thể đào đất, vác đá, xẻ gỗ, làm mọi công việc nặng
nhọc như mọi người khác. Sau thời chiến, gia cảnh sa sút, phải bán nhà ở thành
phố để về nông thôn sinh sống, Kazuko cũng sẵn sàng làm tất cả những công
việc đồng áng như mọi nông phu phải làm để duy trì cuộc sinh tồn của mình.
Tuy nhiên, trong sự tự ý thức, “khối sống” của Kazuko là sống để xác thực triết
lý của một triết gia cộng sản mà cô yêu thích, Rosa Luxemburg: “Con người
được sinh ra vì tình yêu và cách mạng”. Cô yêu và tự nguyện có con với nhà
văn Uehara, một người lớn tuổi hơn cô rất nhiều, đã có gia đình, một ông già
xấu xí cả về hình thức và tư cách, luôn be bét say sưa tối ngày trong các tửu
điếm, như minh chứng cho nguồn gốc quý tộc của mình. Cô vừa yêu vừa không
thôi ghê tởm Uehara, nhưng để thực hiện cuộc “cách mạng”, cô vẫn phải có sự
thỏa hiệp. Kazuko, khi đã mang trong mình giọt máu của ông ta, trong bức thư
cuối cùng gửi cho Uehara, cô viết: “Cách mạng vẫn chưa được tiến hành một
chút nào cả. Và vẫn cần nhiều hơn nữa, thêm nữa những nạn nhân cao quý và
đáng thương. Cái đẹp đẽ nhất trong cuộc đời chính là nạn nhân”. Trở thành nạn
nhân, thành vật hiến tế cho cuộc cách mạng của chính mình, là lý tưởng hay ảo
tưởng? Dù sao chăng nữa, đó cũng chính là động lực cho “khối sống” của
Kazuko trong bối cảnh của một cuộc sống thực tế đã trở nên quá đỗi khó sống.
Đại diện cho khả năng “không sống”, đó là nhân vật Naoji, em trai của Kazuko.
Chân dung tinh thần của nhân vật này thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất trong bức
thư Naoji viết cho chị trước khi anh tự sát. Nhân vật Naoji của Dazai Osamu
vẫn còn có ít nhất một điều khiến anh phải chần chừ trước khi quyết định chấm
dứt cuộc sống. Đó là bà mẹ. Naoji yêu mẹ, bởi bà là biểu tượng tuyệt hảo của
“quý tộc tính”: cao sang và tao nhã tuyệt đối, trong mọi hành động mọi cử chỉ -
từ cách húp thìa súp đến việc ngồi thụp xuống bụi cây để tiểu tiện. Với Naoji,
“quý tộc tính” không phải một thứ đặc quyền giai cấp mà là một giá trị chuẩn
mực của đời sống, một phẩm chất nhân cách đáng ngưỡng vọng. Khi bà mẹ chết
– vì bệnh ho lao, mà thực chất là vì nghèo, không đủ tiền để thuốc men bồi bổ -
với Naoji, đó cũng là cái chết của một biểu tượng, và anh chẳng còn lý do gì để
mà luyến tiếc cuộc sống. Tuy nhiên, bức thư tuyệt mệnh của Naoji cho thấy, từ
cái sống đến cái chết của anh không hề là một hành trình nhận thức đơn giản,
một chiều. Và thực tế là Naoji đã làm đúng như thế, bằng cách giao lưu bù khú
với những “thường dân”, như Uehara và đám bạn bè của ông ta, lăn lóc trong
những tửu điếm, nhà thổ và nha phiến. Nhưng, sự “dấn thân” của Naoji chỉ là
một công phu giả dối vụng về, nó khiến anh ngày một thêm căm ghét chính
mình và ngày càng trở nên xa cách với nhân gian.
Nhận xét:
Xã hội Nhật Bản ngay sau chiến bại với những băng hoại về luân lý và giá-trị-
quan truyền thống khi đối đầu với bản năng tranh sống trong hoàn cảnh khắc
nghiệt của đổ nát và túng thiếu, Nhật Bản chịu nhiều tổn thất lớn, khiến cho con
người với con người, thế hệ này với thế hệ khác, tầng lớp này với tầng lớp khác
có nhiều mâu thuẫn về chính trị, tư tưởng, quan niệm sống. Những trăn trở, mất
mát khiến cho họ khép kín, hoài nghi, cô độc và thậm chí là lạnh lùng hơn. Sự
suy tàn của các gia đình quý tộc không chỉ là cơn tan vỡ của một thời đại đầy ảo
tưởng và một xã hội đầy nạn nhân. Đó là những ngày tháng phong ba và ám tối
vào giữa thế kỷ hai mươi ở Nhật. Trong cái gia đình quý tộc đang dần dà trở
nên khốn cùng ấy, mỗi người bám vào một thứ lương tri tự nguyện.
Gia đình của tiểu thư Kazuko cũng không nằm ngoài vòng lốc xoáy khốc liệt
đó. Từng là một gia đình quý tộc cao sang ở Nhật Bản, trận chiến kinh hoàng đã
mang tất cả sự giàu sang và cả niềm kiêu hãnh của tầng lớp quý tộc trong gia
đình cô đi.
Người mẹ sống nốt những này cuối cùng của cuộc chiến như một người quý tộc
cuối cùng, hiền dịu, nhẹ nhàng, mang theo mình cái đẹp bi thiết của tà dương.
Người con trai Naoji tan nát tâm hồn, không thể chịu đựng một sự giả dối nào,
mang chủ nghĩa hư vô đi vào cái chết. Và cô con gái kỳ diệu Kazuko. Nàng
không muốn làm nạn nhân của một lý tưởng nào, một luân thường nào. Không
cần hôn nhân, nàng quyết định có con. Tự do, nàng cưu mang sự sống, đối mặt
với những tan nát phũ phàng. Dẫu biết là bất định, nàng vẫn sống như nàng
muốn.

You might also like