You are on page 1of 6

I.

MỞ ĐẦU ( Giới thiệu)


Xin chào tất cả các bạn đang xem video, mình tên
là: ........Hôm nay mình muốn giới thiệu cho các bạn
một cuốn sách rất hay và ý nghĩa.
Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một
bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta
những chân trời tri thức. Quả thật như vậy,
qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu
chuyện, những con người với từng mảnh
đời, số phận khác nhau. Qua những câu
chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài
học cho riêng mình. Đối với mình , cuốn
sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn
tượng nhất là cuốn “ Tắt Đèn “ của Ngô Tất
Tố. Hồi cấp 2, tôi đã được học tác phẩm
“Tắt đèn” nhưng đó chỉ là một đoạn trích
ngắn. Sau này khi có thời gian để nghiền
ngẫm hết truyện một cách chậm rãi, tôi mới
có thể hiểu hết hình tượng nhân vật và ý
nghĩa mà Ngô Tất Tố đã xây dựng nên: một
bức tranh tối màu phản ánh hiện thực xã hội
nhiều biến động của thế kỉ XX. Đây xứng
đáng là một trong những danh tác văn học
của Việt Nam mà bất cứ ai cũng nên đọc ít
nhất một lần trong đời! ^.^
II. (POWERPOINT)
Vào thập niên 30 của thế kỉ XX đã ghi dấu những trang vẻ vang, rực rỡ nhất
trong lịch sử hiện đại của văn học nước nhà với sự xuất hiện của ba trào lưu
“hiện thực” “lãng mạn” và “thơ mới”. Mỗi trào lưu trong thời điểm này đều
đã có những cống hiến nhất định của các thế hệ nhà văn, nhà thơ. Cùng với
nhiều tác giả khác, Ngô Tất Tố đã có những tác phẩm để lại nhiều tiếng
vang. Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân và là một trong những tác giả tiêu
biết của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông có vị trí khá quan trọng trong
lịch sử văn học việt nam trc CM. Đặc biệt, gắn liền với sự nghiệp sáng tác
các tác phẩm theo trào lưu hiện đại của ông là tiểu thuyết đầu tay “Tắt đèn”.
Đây là một kiệt tác thành công nhất, có giá trị nhất của nhà văn Ngô Tất Tố,
là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực của
văn chương nước ta giai đoạn 1930 - 1945. Trào lưu văn học hiện đại là
dòng văn học tái hiện xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Tắt đèn của Ngô Tất Tố
là sách thuộc thể loại tiểu thuyết, xuất bản vào năm 1939, là tác phẩm có giá
trị hiện thực và sức mạnh tố cáo sâu sắc viết về nạn thuế Thần tập trung vào
mấy ngày thu thuế. Ngô Tất Tố đã phản ánh đc nghệ thuật nông thôn đương
thời một cánh tập trung và điển hình qua mấy ngày siêu thuế dưới kỳ này. Sự
thảm thương của người nông dân cùng bản chất tham lam của bọn thống trị
được bay ra rõ nét hơn lúc nào hết. Tắt Đèn đã mô tả lại đầy đủ mọi mặt của
những lực lượng thống trị ở nông thôn trước cách mạng tháng 8. Đó là bọn
cường hào tàn nhẫn đè nén ức hiếp nông dân chỉ chờ có dịp đục nước để béo
cò. Chúng mình bờ quan trên bòn rút của người nghèo, đây là bọn địa chủ
đầu trâu mặt ngựa, ăn thịt người không biết tanh, vừa dốt nát keo kiệt ti tiện
mà điển hình ở đây là Nghị Quế. Hắn làm giàu một cách rất cổ điển là cho
vay nặng lãi và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, luôn tỏ ra am hiểu thời
thế, cái gì cũng nhắc đến tây làm nghị diện hẳn hoi nhưng hắn có đức không
thèm biết chữ. Đó là bọn quan lại bị ổi dùng vợ làm phương tiện thăng quan
tiến chức như tri phủ Tư Ân. Đằng sau chúng, Ngô Tất Tố bằng ngòi bút
thâm thúy của mình dẫn cho người đọc hình dung ra ít nhiều hình ảnh đen
tối của bọn thực dân - Tác giả của những tấm thẻ sưu. Bằng ngòi bút hiện
thực sắc sảo, chỉ cần một vài nét mà nhà văn đã vạch ra bản chất xấu xa của
chúng. Có thể nói ‘’Tắt đèn’’là một bức tranh xã hội chân thực,một bản án
đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột,đã bần
cùng hóa nhân dân ta. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế,đã biết bao
người phải bán vợ đợ con để trang trải ‘’món nợ Nhà nước’’. Tuy vậy giá trị
to lớn độc đáo của tác phẩm Tắt đèn không phải ở chỗ phê phán xã hội
đương thời mà ở chỗ nhà văn đã xây dựng đc 1 hình tượng chân thực đẹp đẽ
về người phụ nữ nông dân - xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. Sách
miêu tả xuất sắc người phụ nữ trong xã hội đương thời. Ngô Tất Tố đã góp
vào văn học Việt Nam một nhân vật hấp dẫn. Nói như Nguyễn Tuân, chị
Dậu xứng đáng là tất cả của Tắt Đèn. Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu
phụ nữ Việt Nam trước Cách Mạng Tháng 8. Hai vợ chồng chị đầu tắt mặt
tối, không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc,
gia đình lên đến Bậc nhì bậc nhất trong hang cùng Đinh. Thế rồi anh dậu đau
ốm, vụ thuế đến cùng với biết bao tai họa. Viết về số phận của người phụ nữ
nông thôn Ngô Tất Tố đã đặt ra một vấn đề bức thiết nhất: cơm áo, quyền
sống của con người. Hình tượng chị Dậu có sức khái quát cao chính là ở thời
điểm này. Giống như nhiều nhân vật phụ nữ trong văn chương truyền thống
chị Dậu cũng là một người phụ nữ xinh đẹp nết na. Gặp hoàn cảnh hoàn nạn,
nhân vật này trở thành 1 đốm sáng đặc biệt khiến người đọc cảm thương,
trân trọng. Chị dâu một người phụ nữ có tấm lòng vị tha yêu chồng, thương
con tha thiết. Việc chị tìm mọi cách để cứu chồng ra khỏi cảnh cùm kẹp, chị
ân cần chăm sóc anh dậu, đặc biệt hành động dũng cảm mình che chở cho
người chồng đau ốm trước thái độ hung hãn của hai tay sai cũng làm cho
người đọc yêu mến và khâm phục . Chính tình yêu thương chồng đã tạo nên
ở chị một sức mạnh quyết liệt, bất ngờ. Cũng như nhiều bà mẹ Việt Nam
khác, chị Dậu rất mực thương con, chiều con nhưng đang lúc cùng quẩn
buộc phải bán đứa con đầu chị như cắt đứt từng khúc ruột, lúc nào cũng nghĩ
còn có ngày nào đem được nó về nữa không? Ngay đến khi bị giải lên huyện
nhịn đói, với sợi dây thừng gồ ở 2 cánh tay chị vẫn nghĩ đến cái tửu, thằng
dần, cái Tí. Chị Dậu là một phụ nữ thông minh sắc sảo, chị không biết chữ,
chẳng khỏi bỡ ngỡ trước bao mưu mô xảo quyệt của bọn thống trị. Nhưng
chị không phải là người ngu đần, chị không lạ gì bụng dạ của vợ chồng Nghị
Quế. Nhìn bọn tai to mặt lớn ở đình làng, chị hiểu ra nhiều điều. Quả thực
chị thấy bị bị ức hiếp nhiều hơn là bị lừa gạt. Đứng trước khó khăn bất ngờ
tưởng chừng không thể vượt qua, phải nộp một lúc 2 suất sưu, anh Dậu thì
đau ốm, đàn con thì bé dại, tất cả chỉ trông chờ vào sự chèo chống của chị.
Trên thực tế, trên thanh tú dừa của cả gia đình, đây là một phụ nữ có ý thức
sâu sắc về nhân phẩm. Chị đã từng phải điêu đứng vì số tiền nộp sưu nhưng
chị vẫn đủ can đảm ném thẳng nắm giấy bạc vào mặt tên Tri Phủ Tư Ân. Hai
lần bị cưỡng hiếp, chị đều thoát ra được. Đây chính là những biểu hiện đẹp
đẽ của nhân phẩm, của tinh thần tự trọng, thông minh, sắc sảo, có tinh thần
quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. Nhân vật chị Dậu còn toát lên được
vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông thôn. Chị sống ở nơi tăm tối, bị ức
hiếp đè nén nhưung tâm hồn vẫn sáng trong như đóa hoa sen “Gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chị quyết ko để thân mình bị với bẩn với những
đồng tiền ti tiện của lũ đầu trâu mặt ngựa.Chị là bông sen kiên cường vươn
lên giữ vùng đen của chế độ thực dân Pháp. Bằng thái độ trân trọng của sự
hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành
công nhân vật chị Dậu với tất cả những nỗi đau xót, đặc biệt với những phẩm
chất trong sạch. Chính nhờ những yếu tố tích cực này kiến Chị Dậu trở thành
một chân dung lạc quan, luôn muốn tung ra khỏi bóng tối vượt qua cái nhìn
bi quan, bế tắc của tác giả về tiền đồ của người nông dân. Về mặt nghệ thuật,
tác phẩm Tắt Đèn ghi nhận một thành tựu xuất sắc của tiểu thuyết truyền
thống.

III. KẾT THÚC VIDEO


“ Tắt đèn “ – Đọc mà thấm đến từng câu từng chữ.
Tắt Đèn có cốt chuyện rõ ràng, tình tiết mạch lạc,
chặt chẽ, lời văn gọn gàng giống như cái tiểu thuyết
truyền thống. Trong tắt đèn, Ngô Tất Tố xây dựng
nhân vật cùng tình huống vô cùng đặc sắc, qua đó tố
cáo một xã hội thối nát, lên án gay gắt bọn địa chủ
cường hào áp bức người dân nghèo. Tiếng kêu xé
lòng của chị Dậu đại diện cho hình ảnh người người
phụ nữ thời phong kiến, bị áp bức đến con đường
cùng và chị Dậu cũng thể hiện được các đức tính của
người phụ nữ xưa – sự mạnh mẽ, hi sinh thầm lặng,
dám đứng dậy đấu tranh, dù sống trong cảnh nghèo
khổ, khó khăn bủa vây thế nhưng vẫn giữ được đức
tính cao đẹp . Dù 80 năm đã trôi qua, truyện ngắn
‘’Tắt đèn’’của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong
những tác phẩm kinh điện,là niềm tự hào của văn học
Việt Nam, ngòi bút tài tình và sắc sảo của nhà văn
như lưỡi dao cứa vào hiện thực, nỗi nhọc nhằn và số
phận bi thảm của người phụ nữu trong nỗi ám ảnh
của nghèo khó, cái đói day dứt suốt gần 1 thế kỉ. Tác
phẩm đã để lại rất nhiều cảm xúc khác nhau cho
người đọc, đặc biệt là các bạn học sinh khi học tác
phẩm sẽ cảm nhận được sự khổ cực, số phận hẩm hiu
của người phụ nữ xưa. Từ đây, mình cũng đã học
được rất nhiều điều. Ngày nay ta đang sống trong một
thế giới công bằng, văn minh, dân chủ. Người phụ nữ
là 1 nửa thế giới của họ được hưởng những quyền
lượi mà nam giới được hưởng. Chính vì vậy chúng ta
hãy trân trọng cuộc sống hiện tại, phát huy truyền
thống phẩm chất của người phụ nữ xưa và một phần
nào cảm thông trước sô phận của họ. Hiện nay, đôi
khi trong cuộc sống với những bộn bề công việc, ta
vẫn chưa có cơ hội để bày tỏ yêu thương, sự quan
tâm, chăm sóc đến mẹ ,bà hoặc chị, em gái hay người
yêu thì ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 sắp tới đây
chính là dịp để bạn cho họ biết vị trí đặc biệt của họ
trong lòng bạn. Vì thế hãy dành tặng cho những
người Phụ nữ thân thương những bông hoa đẹp ngày
20.10 hoặc một món quà ý nghĩa ngày 20 tháng 10
được bạn chuẩn bị chu đáo hay những con điểm 10
kèm theo với những lời chúc chân thành và đầy tình
cảm nhất.
Và bài giới thiệu sách đến đây là kết thúc. Hiện tại thì
cuốn sách Tắt Đèn của Ngô Tất Tố hiện đang có mặt
tại thư viện trường, mời mọi người tới đọc. Cảm ơn
các bạn đã theo dõi và lắng nghe. Bái bai.

You might also like