You are on page 1of 3

Lễ hội carnaval trong tác phẩm

Có 3 lễ hội:
1. Lễ hội nhà vua và những thằng điên:
Không gian, thời gian: Ngày 6/1/1482, mùa hè ở Paris, lễ hội của những người điên
diễn ra tại Tòa Pháp đình, gộp lễ Vua vào hội cuồng đãng ở Quảng trường
Gervo(người dự lễ liên hoan, kẻ đến lễ trồng cây, người tới xem diễn Mixtero…)
Địa điểm: gian đại sảnh Tòa Pháp đình
+Khu phố mới: lễ trồng cây tháng 5, lửa liên hoan,….
+Khu phố cũ: kịch, cuồng đãng giáo hoàng …
Người tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, những đám đông, các quý tộc tăng
lữ sa đọa… (“Làn sóng người không ngừng dâng to, đập vào những góc nhà,.. hai
dòng người không ngừng lên xuống cầu thang lớn… đám đông không ngưng lớn dần
như nước tràn, bắt đầu dâng lên..)
Vật hiến tế: Cadimodo
=>Ý nghĩa: Là lúc con người tự do vui chơi, không còn những luật lệ ngặt nghèo giữa
các giai cấp, tầng lớp.
2. Lạc vào xứ sở của những kẻ ăn mày
Không gian, thời gian: trên đường phố Paris
(Trong căn phòng hình bình hành bốn cạnh rộng rãi gian đại sảnh Tòa pháp đình…)
Người tham gia: quần chúng nhân dân, đám đông ăn mày…
Vật hiến tế: Gringore
Ý nghĩa: tố cáo và nêu lên những quy định, luật lệ bất công trong xã hội, chèn ép con
người…
3. Cuộc tấn công vào nhà thờ để cứu Esmeralda
Không gian, thời gian: Quảng trường
Người tham gia: Đám đông, binh lính..
Vật hiến tế: Nhà thờ đức bà, Fhrollo, Exerandal….
Ý nghĩa: đám đông xuất hiện muốn nói lên: Mọi người dù ở bất kì tầng lớp xã hội nào
cũng đều được phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt
giai cấp, mọi người đều có quyền bước chân vào văn học. Và văn học lãng mạn thành
công khi đã thể hiện hình ảnh “đám đông” quần chúng với những kiếp người đau khổ.
=> Để cho người đọc thấy được sự tương phản giữa một bên là uy quyền và sự sa đọa
của giáo hội >< một bên là cuộc sống nghèo nàn thống khổ và dốt nát của quần chúng
nhân dân ( Tiếng than vãn nguyền rủa bọn sứ thần, thị trưởng, hồng y giáo,.. nhóm
quỷ sứ đập vỡ kính cửa sổ, cười ha hả, giễu cợt con người..), đồng thời cho chúng ta
thấy rõ được sự bóc lột của giáo hội đối với những người nông dân bần hàn và sức
mạnh của những món lợi sinh ra từ hàng hóa đối với giai cấp quý tộc.

Nhà thờ Đức Bà Paris là một nhà thờ công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc
Gothic trên đảo Ile de la Cite (nằm giữa sông Sein) của Paris.
Mở đầu thiên truyện là quyển một “Gian đại sảnh” đây chính là không gian nhỏ để
bắt đầu hàng loạt các sự kiện về sau. Sự kiện đầu tiên không được sảy ra ở trong ngôi
nhà thờ mà tác giả đi từ không gian xung quanh trước. Tại gian đại sảnh, dân chúng
kéo nhau xuống xem biểu diễn mà tác giả của vở kịch đó là Gringoa và cũng tại đó đã
diễn ra lễ hội Cuồng đãng Giáo hoàng, kẻ bị bêu riếu không ai khác là Cadimôđô -
một kẻ kéo chuông nhà thờ dị hình, sau hàng loạt các sự kiện xảy ra trong gian đại
sảnh là sự xuất hiện của Esmêranđa - một nữ công đường phố xinh đẹp đã vô tình lạc
vào trái tim phó chủ giáo Clôđơ Phrôlô.
Nhà thờ Đức Bà Paris hiện lên với nhiều kiểu soi rọi khác nhau: lúc thì toàn cảnh uy
nghi, lúc thì hoang đường dữ dội. Victor Huygo đã làm sống dậy cái đêm dài Trung cổ
khủng khiếp, đô thành của cung điện Thần Kỳ, của đêm hội rước giáo hoàng cuồng
đãng, của những tay trộm cướp, những thầy tu phá giới, những phế binh, những hành
khất què cụt, lở loét, vang động những tiếng gào thét rền rĩ, những tiếng gầm gừ với
những căn nhà mốc meo, với chiều đình kì quái của vương quốc tiếng lóng… đó là
Paris của dân chúng hiện lên với những lối hẻm tối tăm, với những cảnh hoang tàn…
Trái lại, có những lúc Paris ấy cũng sống những giờ phút rạng rỡ buổi sáng những
ngày lễ lớn, khi mặt trời phát đi một tín hiệu thần kì. Xuyên suốt câu chuyện bi thảm
tối tăm, nhà thờ Đức Bà luôn hiện diện như một điểm tựa tinh thần thanh khiết cho
những kẻ khốn khổ đau thương trước những biến động của cuộc đời.
Nhà thờ là mồ chôn cho cuộc đời phó chủ giáo Clôđơ Phrôlô nhưng lại là nơi sinh
trưởng của Cadimôđô đồng thời cũng là nơi bao bọc hắn và Esmêranđa. Hình ảnh nhà
thờ Đức Bà hiện lên hay chính là hình ảnh Paris thu nhỏ, nơi chứa đựng đầy đủ các
loại người. Ngôi nhà thờ đã ảnh hưởng đến số phận nhân vật không hề nhỏ, thông qua
cách mô tả về các không gian bên trong và ngoài nhà thờ gắn với từng nhân vật
cụ thể. Qua đó phản ánh toàn bộ quãng đường đời mà nhân vật phải trải qua với mọi
hỗn độn cảm xúc: buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, bi phẫn, hận thù,…
Ý nghĩa của đoạn kết:
Phó giám mục chết và thằng gù được giải phóng khỏi thân phận của mình. Giờ đây
không ai có thể trói buộc được thân thể và tinh thần của hắn nữa. Hắn tìm đến tình yêu
vĩnh cửu của mình với nàng Esméralda. Hắn chui vào hầm mộ và chết cùng nàng. Khi
người ta khai quật mộ, thậm chí bộ xương của hắn còn bám chặt vào người mình yêu
không chịu rời. Mối tình ấy là một mối tình câm lặng, tuyệt vọng. Nhưng chính mối
tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết
hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người. Tình yêu chính là nguyên
nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả
những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu
của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm.
Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng
Esmerald, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình.
Câu hỏi kiểm tra đọc sách:
1. Nhân vật thằng gù trước khi gặp cô Emeralda và sau khi gặp?
2. Môtip chung của các lễ hội carnaval trong tác phẩm?
3. Thông điệp của tác giả muốn gửi đến qua các lễ hội?
4. Lễ hội canaval nào ấn tượng với bạn nhất? Vì sao?
5. Qua các lễ hội ấy, bạn có nhận xét gì về xã hội lúc bấy giờ?

You might also like