You are on page 1of 4

Trước hết, Mị hiện lên trong đoạn trích là một người vô cảm, cạn kiệt sức sống,

đến cả cái chết Mị còn chẳng màng nghĩ tới nữa, bởi cuộc sống của Mị bây giờ
chẳng khác gì kiếp nô lệ, súc vật:
Ngay từ câu văn đầu tiên, nhà văn đã để lại ấn tượng về khoảng thời gian mà Mị
đã sống trong nhà thống lí:" Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau ", chỉ mấy năm
thôi nhưng chắc là lâu lắm. Nếu đó là những năm tháng hạnh phúc thì đâu có gì để
nói, nhưng đây lại là những năm tháng Mị phải kéo lê cuộc sống của mình trong
đau khổ, trong sự xói mòn, mất mát dần của cảm xúc tâm hồn. Điều đáng ngạc
nhiên là đến chính Mị cũng chẳng còn nhớ cuộc sống trong trốn địa ngục trần gian
ấy đã diễn ra trong bao nhiêu năm nữa" Mị cũng không nhớ nữa "– phải chăng, cô
đã mất hết nhận thức về thời gian, không gian? Cái khoảng thời gian không xác
định ấy tưởng chỉ mang tính chất giới thiệu thôi mà gợi lên biết bao thương xót,
ngậm ngùi.
Trong sự chảy trôi ấy của thời gian hiện lên cái chết của con người" bố Mị chết ":
Sự chảy trôi dai dẳng ấy của thời gian như kéo dài cái khổ, cái cực của những
người lao động nghèo miền núi. Họ phải cam chịu và sống dưới cái trướngcủa bọn
chúa đất miền núi ngày này qua tháng khác. Cuối cùng, cái khổ ấy kếtthúc thành
cái chết. Chỉ với một câu văn ngắn, Tô Hoài đã dấy lên niềm đồng cảm của
ngườiđọc về cuộc đời bất hạnh của những người lao động nghèo miền núi. Quả
thực, nói như Nguyễn Minh Châu:" Nhà văn không tô đen hay bôi hồng cuộc sống
mà nhà văn chỉ làm rõ bộ mặt thật của nó ".
Ở những câu văn tiếp theo, một lần nữa hình ảnh nắm lá ngón xuất hiện" Nhưng
Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tự nữa ". Lần thứ nhất, khi
Mị trốn về nhà và khóc nức nở với bố," Mị ném nắm lá ngón xuống đất.. Mị không
đành lòng chết ". Mị làm vậy bởi lúc ấy, Mị còn có sự ràng buộc là phải sống để trả
nợ cho bố. Bây giờ," Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tự nữa
". Phải chăng, Mị đã cam tâm sống kiếp nô lệ? Phải chăng, ý thức phản kháng
trong Mị đã bị tê liệt? Thật chua xót làm sao, hóa ra, cái môi trường độc địa kia đã
ngấm vào trong Mị, đau khổ đã đồng hóa Mị, khiến Mị quen dần với nó, chấp nhận
nó như một phần trong cuộc sống của mình" Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi
". Người đời thì quen ăn mặc sung sướng, Mị thì" quen khổ ", chua xót làm sao?
Và càng chua xót hơn, khi cái sự" quen "trong vô thức ấy, nó đã làm thui chột luôn
cả ý thức đấu tranh trong Mị. Ngay cả đến sự phản kháng yếu ớt cũng không còn.
Còn đâu một cô Mị của lòng ham sống yêu đời? Nào đâu còn cô Mị sẵn sàng ăn lá
ngón để tự tử, để chấm dứt kiếp đời nhục nhã? Câu văn đánh dấu sự thay đổi trong
tính cách và tâm trạng của Mị. Như vậy, do tác động của sự bóc lột mà bố con Pá
Tra gây ra mà giờ Mị đã mất đingọn lửa sống và chẳng còn màng nghĩ tới sống
chết nữa. Ba chữ" Mị quen khổ rồi "như chất chứa bao xót xa và phẩn uất. Hoàn
cảnh tạo nên tính cách và tính cách tạo nên số phận. Từ mộtngười con gái tự do và
yêu đời, cánh tay đen ngòm của cái khổ và cái ác đã tómlấy Mị và hút hết bao
nhiêu là cái tốt, cái đẹp rồi nhả ra là một con người nhỏ bé, trơ lì và chai sạn. Đọc
những câu văn này, ta càng cảm thấy thương và đồng cảmvới số phận bất hạnh của
Mị.

Không những vậy, ở nhà thống lí Pá Tra, Mị còn bị bóc lột, vắt kiệt sức lao động,
không khác gì súc vật. Đó cũng là lí do tại sao Mị lại" quen khổ rồi ": Mị đã tự đẩy
cuộc sống của mình ngang hàng với súc vật" Bây giờ thì Mị tưởngmình cũng là
con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở
cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi ". Nhà văn như
nhập thân vào nhân vật để nói lên suy nghĩ của Mị. Và suy nghĩ đã ăn sâu trong Mị
mấy năm nay, chính là Mị nghĩ mình cũng như một con vật nuôi trong nhà thống
lí. Con vật phải chịu kiếp đọa đày dưới đòn roi của chủ, phải làm việc khổ sai và
không thể phản kháng, kêu ca. Mị cũng thế. Phải khổ, phải cam chịu đến thế nào,
Mị mới nghĩ mình chỉ như loài vật như thế? Câu văn chất chứa biết bao nỗi xót xa,
thương cảm mà Tô Hoài dành cho nhân vật của mình.
Gương mặt chính là sự phản chiếu của suy nghĩ, của tâm hồn. Suy nghĩ cam
chịu, tâm hồn cô cảm đã khiến cho vẻ mặt của Mị mới buồn bã làm sao:" Mị cúi
mặt, không nghĩ ngợi nữa. "Trên khuôn mặt lúc nào cũng chỉ biết cúi xuống ấy,
làm sao thấy được một nét vui tươi? Trên khuôn mặt không bộc lộ một chút cảm
xúc, nghĩ suy ấy, làm sao nhận ra một tia hạnh phúc? Chỉ có những người không
thể vui, không thể hạnh phúc, mới có vẻ mặt đó. Đó là khuôn mặt nói lên sự lạnh
lẽo, vô cảm của đời sống tâm hồn. Khuôn mặt héo hắt của một tâm hồn lay lắt. Khi
sống không còn cảm xúc, con người ta khác ci một cỗ máy lặp đi lặp lại theo quy
trình? Hoàn cảnh sống khắc nghiệt thực sự đã biến Mị thành cỗ máy. Nên không
phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại miêu tả Mị với những suy nghĩ và hành động lặp đi
lặp lại:" Lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra
trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái
thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc
đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành
sợi. "Vậy là mị chỉ nhớ về công việc, những công việc giống nhau, chẳng có gì mới
mẻ, chẳng có gì đáng để suy nghĩ, bận tâm thêm. Mị chẳng muốn nghĩ thêm hay
chẳng thể nghĩ thêm? Dù thế nào thì những suy nghĩ lặp lại ấy đã nói lên sự vô
cảm của đời sống tâm hồn. Người ta có thể nghèo về vật chất, nhưng nghèo đến cả
suy nghĩ, cảm xúc nữa thì khốn khổ biết bao!
Tuy nhiên, ẩn đằng sau những câu văn này không chỉ đơn thuần là miêu tả trạng
thái hiện tại của Mị. Sự xuất hiện của Mị là tiếng búa đinh óc, là lời tố cáo đanh
thép của Tô Hoài về tội ác của bọn chúa đất khiến con người ta lâm vào" cùng
đường tuyệt lộ ". Kim Lân từng quan niệm" Nhà văn phải viết như chơi, viết bằng
cả tấm lòng của mình, nhưng phải hướng vào cái đẹp và cái thật. Khi nhà văn phát
hiện ra cái gì không thật và không đẹp phải biết bất bình và lên tiếng ". Quả thật là
vậy, có lẽ khi viết nhữngdòng văn này, Tô Hoài cũng không khỏi xót xa và căm
phẫn thay cho nhân vật của mình. Từ ấy, nhà văn như muốn người đọc cùng buồn,
cùng thương cho Mị. Suy cho cùng," con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo
đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú. Nhưng tiêu điểm mà con người hướng
đến vẫn là con người "(Đặng Thai Mai).
Chưa hết, bị bóc lột sức lao động thôi chưa đủ, Mị còn bị chà đạp về quyền
sống khi Mị sống" không bằng con trâu con ngựa ":
Thân phận của Mị chẳng khác nào thân phận" trâu ngựa ". Con trâu con ngựa
suốt tháng suốt năm phải làm việc lam lũ trên nương, khoảnh khắc nghỉ chân của
nó thật ngắn ngủi. Mị cũng thế, từ ngày về nhà thống lí Pá Tra làm dâu, quanh năm
Mị quanh quẩn trên nương" bẻ bắp "," hái củi "," bung ngô ", lúc nào cũng gài một
bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Con ngựa đôi khi còn được" đứng gãi
chân, nhai cỏ ", còn Mị phải vùi vào làm việc" cả đêm, cả ngày ".
Vậy có khác nào con ngựa, con trâu? Thậm chí còn không bằng con ngựa, con
trâu. Mị hiện lên như một công cụ lao động sống lặng lẽ, cam chịu bị bóc lột, đọa
đày về thân xác.
Còn nữa, không chỉ bị vắt kiệt sức lao động, quyền sống là con người cũng
không có, Mị còn bị hủy diệt về tinh thần:
Bao nhiêu khổ đau ở nhà thống lí đã biến Mị - một cô gái xinh đẹp, yêu đời mấy
năm về trước bỗng trở thành một người đàn bà lầm lũi, vô cảm. Lúc nào Mị cũng
cúi mặt, mặt buồn rười rượi." Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa ". Mị suốt đời câm lặng, chịu đựng bị đè nén, bị áp bức như con
rùa. Đằng sau sự so sánh này là niềm thương cảm thấm thía của nhà văn về một
kiếp người hóa thành kiếp vật.
Ở nhà Pá Tra, Mị thực sự là một tù nhân. Căn buồng âm u tăm tối với cái ô cửa
số bé bằng bàn tay lúc nào" trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương
hay là nắng ". Thực sự là hình ảnh của một nhà ngục. Nó đã giam hãm tâm hồn và
tuổi xuân của Mị. Nó đã làm tê liệt con người ý thức trong Mị, chỉ còn nơi Mị cái
suy nghĩ tội nghiệp, đáng thương.
Ở trong ngục tù ấy," Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà
trông ra, đến bao giờ chết thì thôi ". Ở bên ngoài căn phòng ấy là không gian mênh
mông của núi rừng Tây Bắc, là sự tự do; còn bên trong là sự tù túng, chật hẹp và
giam hãm. Mị" trông ra đến bao giờ chết thì thôi "dường như là Mị đang hướng về
sự sống, về phía có ánh sáng le lói, yếu ớt với mong muốn vượt ngục hay chăng?
Câu văn như vẽ ra ranh giới giữa sự sống và cái chết mà con người ta muốn
giảithoát lại không thể thoát giải, đành phải bất lực và vô vọng. Sự trông ra và
ngóng vọng của Mị như để lại một khoảng lặng trong tâm trí người đọc. Liệu rằng
số phận của Mị sẽ mãi như vậy, hay một lúc nào đó Mị sẽ trỗi dậy tháo cũi sổ
lồngđể giải thoát cho bản thân mình? Đoạn trích khép lại mà mở ra bao nhiêu
suyngẫm và trăn trở trong lòng người đọc. Nói" Văn học là nhân học "như M.
Gorki, quả không sai.

You might also like