You are on page 1of 9

Thế giới:

1. Phân tích các yếu tố dẫn đến sự hình thành của nhà nước chiếm hữu nô lệ
phương Đông
- Điều kiện tự nhiên: Đồng bằng màu mỡ hình thành trên những con sông lớn, khí
hậu chủ yếu là nhiệt đới ⇒ Phát triển nông nghiệp
- Nhu cầu về trị thủy
- Kinh tế phát triển, tư hữu xuất hiện
- Giai cấp hình thành và xuất hiện mang tính đối kháng
⇒ Nhà nước hình thành trên cơ sở sự phân hóa giai cấp và chịu sự tác động của trị
thủy và chiến tranh.
2. Phân tích các yếu tố dẫn đến sự hình thành của nhà nước chiếm hữu nô lệ
phương Tây
- Điều kiện tự nhiên: Hình thành trên các bán đảo, có nhiều vịnh, có nhiều hải cảng
và khoáng sản nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Địa hình mở
và có khí hậu ôn đới.
- Kinh tế phát triển mạnh mẽ dẫn đến việc xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
trở nên gay gắt
⇒ Nhà nước ra đời là kết quả của đấu tranh giai cấp.
3. Phân tích đặc trưng trong con đường hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ ở
phương Đông?
Đặc trưng trong nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông, vai trò của thủ lĩnh quân
sự trong các hoạt động chung khi nền kinh tế phát triển và xã hội bắt đầu có sự phân
hóa giai cấp, họ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong hai yếu tố sau:
- Nhu cầu trị thủy, thủy lợi: Hoạt động này do người đứng đầu là tộc trưởng (hay
gọi là thủ lĩnh quân sự) thực hiện công tác quản lý, chỉ huy nhằm mục đích hạn chế
ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Khi nhà nước dần dần được thiết lập thì chức năng trị
thủy của công xã chuyển sang cho nhà nước quản lý. Bởi nhà nước mới thật sự tổ
chức và huy động được số lượng nhân công đông đảo trong xây dựng các công trình
thủy lợi. Đó cũng là điều kiện đẩy nhanh sự ra đời của nhà nước phương Đông cổ
đại.
- Chiến tranh cũng là một yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước. Để
tiến hành chiến tranh, phải có các thủ lĩnh quân sự tổ chức và chỉ huy quân đội.
Thông qua những cuộc chiến tranh, uy tín và địa vị của họ không ngừng được nâng
cao và chi phối toàn bộ xã hội.
Thông qua hoạt động trị thủy và chiến tranh đòi hỏi nhà nước phải ra đời ngay cả
trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển, sự phân hóa xã hội chưa thực sự
sâu sắc.
4. Lý giải vì sao quân chủ tuyệt đối tồn tại phổ biến ở các nhà nước phương Đông cổ
đại?
Quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền) tồn tại phổ biến ở
phương Đông cổ đại vì:
- Điều kiện tự nhiên: nằm trên các lưu vực sông lớn thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, sự tác động của công cuộc trị thủy, thủy lợi và chiến tranh làm xuất hiện chế
độ công hữu.
- Điều kiện kinh tế: nông nghiệp là chủ đạo, mang tính chất tự cung tự cấp
- Điều kiện chính trị: giai cấp thống trị là quý tộc chủ nô
- Điều kiện tư tưởng: tư tưởng vương quyền và thần quyền, vua là vị thủ lĩnh tôn
giáo tối cao và nắm trong tay mọi quyền lực.
6. Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại mang tính trọng hình khinh dân?
- Do bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp nên pháp luật phương
Đông cổ đại mang tính trọng hình khinh dân.
- Các quan hệ về dân sự kém phát triển, quyền con người chưa được đề cao
- Pháp luật là công cụ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, những hình phạt
mang tính hà khắc rất cao
- Trong các quy định của pháp luật chủ yếu là quy định về hình sự, trong quy định
về dân sự vẫn ảnh hưởng bởi chế tài hình sự. Ví dụ: trong bộ luật Manu của Ấn Độ,
thân thể con nợ được sử dụng để đảm bảo hợp đồng, nếu con nợ có khả năng trả nợ
nhưng không chịu trả thì chủ nợ có quyền được đánh đập hành hạ con nợ cho đến khi
đòi được nợ.
7. Vì sao pháp luật La Mã thời cộng hòa hậu kỳ trở đi rất phát triển trong lĩnh vực
dân sự?
Vì thời kỳ này các nhà làm luật La Mã đã kế thừa kinh nghiệm lập pháp của thời
kỳ cộng hòa sơ kỳ và tiếp thu các thành tựu lập pháp của các quốc gia bị La mã chinh
phục. Pháp luật thời kỳ này cũng phát triển trong lĩnh vực dân sự nhằm đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ và để có thể cai trị một lãnh thổ
rộng lớn của đế quốc La Mã với quan hệ nô lệ ngày càng phát triển.
5. Sự ra đời của thành thị có tác động ntn đến tổ chức nhà nước ở nhà nước
phong kiến Tây Âu?
- Sự ra đời của thành thị đã dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, thoát
khỏi chế độ tự cung tự cấp nên phương thức sản xuất phong kiến và bản thân nhà
nước phong kiến ngày càng suy yếu.
- Kinh tế thành thị, công thương nghiệp ngày càng chiếm ưu thế so với kinh tế nông
nghiệp. Điều này thể hiện sự thoát ly của nông nô khỏi lãnh chúa phong kiến và đến
vùng thành thị sống rồi trở thành thị dân. Đây là tầng lớp mới có những đóng góp tích
cực về kinh tế, chính trị, văn hóa đối với sự phát triển của xã hội phương Tây thời
bấy giờ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thành thị còn làm cho chất lượng đời sống của
lãnh chúa ngày càng được nâng cao, đáp ứng đc nhu cầu sinh hoạt của lãnh chúa.
- Sự phát triển mạnh mẽ của thành thị đã tạo điều kiện hình thành quan hệ kinh tế
TBCN và nhà nước TBCN trong tương lai.
- Tầng lớp thị dân nắm quyền lực kinh tế chi phối quyền lực chính trị và từng bước
tham gia vào bộ máy nhà nước, làm thay đổi tổ chức BMNN.
6. Vì sao quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể tồn tại lâu dài và bền vững
nhất ở Trung Quốc?
- Nhà vua nắm quyền sở hữu tối cao ruộng đất, gánh vác chức năng trị thủy các con
sông lớn, chức năng tiến hành chiến tranh,.. Do đó cần tập trung quyền lực vào tay
vua để huy động đc sức người, sức của trong thiên hạ.
- Sự thống nhất về quyền lợi của giai cấp thống trị, quyền uy gia trưởng, quyền uy
bạo lực, quyền uy tôn giáo, quyền uy pháp luật,.. và tất các các quyền uy đó đại diện
tối cao của nó là nhà vua.
- Do ảnh hưởng của Nho giáo và thuyết Pháp trị. Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo
trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực ở nhà nước Trung Quốc. Thuyết Pháp trị đề
cao vai trò của pháp luật. Bởi vậy, hai học thuyết này đc sử dụng làm nền tảng cho hệ
tư tưởng pháp lý của Trung Quốc tồn tại trên 2000 năm.
7. So sánh hình thức chính thể quân chủ chuyên chế của nhà nước phong kiến
Trung Quốc và nhà nước phong kiến Tây Âu thế kỷ XV-XVII?
8. Vì sao quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị) là hình thức chính thể phổ biến
nhất của các nhà nước tư sản sau cách mạng tư sản?
- Do hoảng sợ trước cách mạng của quần chúng nhân dân lao động, giai cấp tư sản
phải liên minh với thế lực phong kiến cũ để bảo vệ địa vị, quyền lợi của mình.
- Sự cấu kết giữa giai cấp tư sản và thế lực phong kiến được phản ánh ở thượng tầng
kiến trúc, là hình thức nhà nước quân chủ Nghị viện mà quyền lực nhà nước tập trung
vào Nghị viện.
- Do tập quán và tâm lý chính trị truyền thống, chế độ quân chủ phong kiến đã tồn
tại hàng trăm năm. Sau CMTS, trong thành phần giai cấp tư sản có tầng lớp vốn xuất
thân từ quý tộc phong kiến, tức quý tộc tư sản hóa, nên hình ảnh một quân vương vẫn
còn sống trong tâm lý chính trị của họ.
9. Vì sao cộng hòa tổng thống lại là hình thức chính thể của Hoa Kỳ sau CMTS?
- Cách mạng tư sản ở Hoa Kỳ mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, mang tính dân chủ tư sản.
- Sau CMTS, cần phải có một chính quyền trung ương đủ mạnh để điều hòa quyền
lợi, đề ra đường lối thống nhất cho liên bang nhưng cũng không được để việc tập
trung quyền lực có thể trở thành sự chuyên chế của nhà nước.
- Hiến pháp năm 1787 ra đời ghi nhận thiết lập chính thể cộng hòa tổng thống và tổ
chức bộ máy nhà nước theo những nguyên tắc phân chia và đối trọng quyền lực của
học thuyết phân quyền.
10. Vì sao thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh được gọi là thời kì hoàng kim
của nghị viện?
Việt Nam:
1. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành là kết quả trực tiếp từ đấu tranh giai
cấp?
- Nhận định trên là SAI. Vì ở thời điểm này có mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội
nhưng chưa đến mức gay gắt không thể điều hòa đc. Yếu tố quyết định nên sự hình thành
nhà nước đầu tiên ở Việt Nam đó là sự phát triển kinh tế làm xuất hiện chế độ tư hữu
cùng với đó là sự hình thành các giai cấp đối kháng về mặt lợi ích.
2. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời ngay cả khi mâu thuẫn giai cấp chưa gay
gắt?
- Đúng. Vì ở thời điểm này xã hội có phân chia thành các tầng lớp khác nhau nhưng
quá trình phân hóa xã hội diễn ra một cách chậm chạp. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp
trong xã hội lúc này có nảy sinh nhưng chưa đến mức kh thể điều hòa đc, chưa đến
mức gay gắt.
3. Tổ chức nhà nước có tính chuyên môn hóa cao là đặc trưng của nhà nước thời
Ngô-Đinh-Tiền-Lê?
- Sai. Vì tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Đinh Tiền Lê còn khá đơn giản, chưa
có nhiều cơ quan chuyên môn, không có tính chuyên môn hóa cao, quan lại chủ yếu
là quan võ, tổ chức bộ máy nhà nước nặng tính hành chính quân sự.
4. Khoa cử là hình thức chủ yếu chủ yếu để tuyển chọn quan lại thời Lý Trần?
- Sai. Vì hình thức khoa cử lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1975 dưới triều nhà Lý
nhưng chưa được coi trọng, đến thời nhà Trần thì hình thức này trở thành thông luật
và phải đến thời Hậu Lê, thời Nguyễn thì hình thức khoa cử mới phương thức tuyển
chọn quan lại chủ yếu.
5. Nhà nước thời Lý Trần nặng tính hành chính quân sự?
- Sai. Vì ở thời Ngô Đinh Tiền Lê thì tổ chức bộ máy nhà nước mới nặng tính hành
chính quân sự còn đến thời Lý Trần tính hành chính quân sự đã dần đc loại bỏ và có
sự phát triển hơn so với thời kỳ trước.
6. Chính quyền địa phương giai đoạn đầu thời Lê Sơ thể hiện tính chất tản quyền
tại địa phương?
- Đúng. Giai đoạn đầu thời Lê Sơ, không giống như chính quyền trung ương, mọi
quyền hành tối cao đều tập trung vào nhà vua, chính quyền địa phương chia thành các
cấp: đạo, lộ - trấn – phủ, châu, huyện, xã. Vì thế, chính quyền địa phương thể hiện rõ
chính sách “tản quyền với trung ương”. Trong đó, quyền lực của cấp hành chính cao
nhất rất lớn.
7. Chính quyền địa phương thời Lê Thánh Tông mang nặng tính hành chính
quân sự?
- Sai. Vì chính quyền địa phương giai đoạn đầu thời Lê Sơ mới mang nặng tính
hành chính quân sự còn chính quyền địa phương thời Lê Thánh Tông tuy tổ chức bộ
máy nhà nước còn nhiều hạn chế nhưng sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã
có nhiều chuyển biến trong tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
8. Quan đại thần thời Nguyễn (1802-1884) rất quyền lực?
- Đúng. Quan đại thần thời Nguyễn gồm có tứ trụ đại thần, cửu khanh, phụ chính
đại thần. Tứ trụ đại thần đều là những người có tài năng và giữ chức vụ quan trọng
trong bộ máy nhà nước, ngoài chức năng chuyên trách, họ còn tham gia bàn bạc
những công việc dân sự quân sự trọng đại khi vua yêu cầu. Cửu khanh là 9 viên quan
đứng đầu triều đình dưới sự kiểm doát trực tiếp của hoàng đế còn phụ chính đại thần
có chức năng, vai trò ngang vs quan Tể tướng đã có trước triều Nguyễn.
9. Nguyên tắc của pháp luật thời Lê sơ vẫn thể hiện tính nhân đạo ở một chừng
mực nhất định?
- Đúng. Vì ngoài một số nguyên tắc của pháp luật thời Lê sơ có tính hà khắc thì
cũng có những nguyên tắc đã thể hiện được tính nhân đạo ở một chừng mực nhất
định giống như nguyên tắc chiếu cố vì lý do già cả, tàn tật, trẻ em hoặc phụ nữ đang
mang thai, nuôi con nhỏ (Điều 16, Điều 680…QTHL). Pháp luật đã miễn giảm hình
phạt cho họ bởi đặc thù riêng của những người này nhằm bảo vệ nhóm người yếu thế
của xã hội.
10. Pháp luật hình sự thời Lê sơ phản ánh rất rõ tính giai cấp.
- Sai. Vì pháp luật thời Lê Sơ vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Mang
tính giai cấp ở những nguyên tắc như nguyên tắc chiếu cố vì có địa vị xã hội (Điều
3,4,5,6,.. QTHL), nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể trong một số tường
hợp cụ thể (Điều 422, 412 QTHL). Mang tính xã hội ở những nguyên tắc như nguyên
tắc vô luật bất hình(Điều 683) và nguyên tắc chiếu cố theo lỗi (Điều 47),…
11. Hình phạt thời Lê sơ có hà khắc
- Đúng. Vì hình phạt nhà Lê mang tính hà khắc dã man với nhiều hình phạt gây đau
đớn cả về thể xác và tinh thần cho người áp dụng. Ví dụ như các hình phạt: chém bêu
đầu, thắt cổ, lăng trì…(Điều 1 QTHL)
12. Hình phạt thời Lê sơ có tính phổ biến?
- Đúng. Vì pháp luật nhà Lê tuy không định nghĩa về hình phạt nhưng hình phạt có
tính phổ biến bởi nó được áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật bất kể
trong lĩnh vực nào.
13. Pháp luật thời Lê sơ không thừa nhận quyền thừa kế của phụ nữ?
- Sai. Vì trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân
biệt con trai - con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương
hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (điều 388); "người
giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng
thì dùng con gái trưởng" (điều 391).
14. Tính bất bình đẳng giữa nam và nữ thể hiện rõ trong quan hệ hợp đồng thời
Lê sơ?
15. Pháp luật hợp đồng thời Lê sơ thể hiện rất rõ tính giai cấp?
- Sai. Vì pháp luật hợp đồng thời Lê sơ không thể hiện tính giai cấp mà thể hiện tính
xã hội. Cụ thể điều kiện để ký kết hợp đồng là
+ Dựa trên cơ sở tự nguyện, không bên nào đc ép buộc bên nào. (Điều 355,638)
+ Dựa trên cơ sở trung thực, không lừa dối. (Điều 187,190)
ð Bảo đảm tính công bằng, bình đẳng trong giao dịch, bảo vệ được lợi ích của các
bên, không phân biệt đẳng cấp hay địa vị của bên nào để ký hợp đồng.
16. Phân tích các đặc điểm về tổ chức BMNN thời Ngô-Đinh-Tiền Lê?
- Tổ chức BMNN thời Ngô Đinh Tiền Lê còn khá đơn giản, chưa có nhiều cơ
quan chuyên môn nên chưa có tính chuyên môn hóa cao, phạm vi quản lý còn
hẹp
- Mang nặng tính hành chính quân sự
+ Quan lại chủ yếu là quan võ.
+ Chức năng chủ yếu là dùng bạo lực, trấn áp để giữ vững chủ quyền và duy trì
ổn định trật tự xã hội
+ Đóng đô ở Hoa Lư là sự lựa chọn ưu tiên cho mục tiêu an ninh, chống lại sự
trỗi dậy của các thế lực cát cứ.
- Hình thức chính thể là quân chủ tuyệt đối, quyền lực nằm hầu hết trong tay vua.
17. Làm sáng tỏ đặc trưng “lưỡng đầu” về hình thức chính thể nhà Trần?
- Chính thể lưỡng đầu được hiểu là chế độ chính trị trong đó có hai người cùng
nắm quyền cai trị đất nước.
- Chính thể lưỡng đầu được tồn tại một cách phổ biến tại thời nhà Trần và cả nhà
Hồ. Đặc trưng cơ bản của hình thức chính thể này đó là:
+ 1 đất nước sẽ có hai người đứng đầu, vào thời nhà Trần thì đó là thái thượng
hoàng và vua.
+ Vua chưa qua đời nhưng vẫn sẽ nhường ngôi cho con để tránh tình trạng sau
này khi vua chết sẽ xảy ra sự tranh giành quyền lực.
+ Vua là nguyên thủ thực sự trị vì thiên hạ, điều hành công việc hàng ngày của
quốc gia, còn thái thượng hoàng là nguyên thủ tối cao, có uy quyền ngay cả đối
vs vua, có chức năng tư vấn tối cao cho nhà vua, giúp vua đưa ra các quyết sách
quan trọng của nhà nước trong những trường hợp cần thiết.
18. Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà vua giai đoạn
trước cải cách của vua Lê Thánh Tông?
19. Nêu các đặc điểm về tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn trước cải cách
của vua Lê Thánh Tông ?
- Chính quyền chia thành các cấp: đạo, lộ-trấn-phủ, châu, huyện, xã.
- Nếu ở trung ương tất cả quyền hành tối cao của BMNN đều tập trung vào vua
thì ở địa phương thể hiện rõ chính sách “tản quyền với trung ương”, chính quyền
địa phương chia thành các cấp để quản lý và phân chia quyền lực.
- Mang nặng tính hành chính quân sự, quyền lực của cấp hành chính cao nhất là
rất lớn.
20. Một hành vi phải thỏa mãn những dấu hiệu gì thì trở thành tội phạm của pháp
luật thời Lê sơ?
- Chủ thể: người đủ tuổi (Điều 16)
- Khách thể: xâm hại đến quan hệ được pháp luật bảo vệ ( nếu hành vi chưa được
quy định trong vbpl thì quan tòa không thể tự ý xử lý, khi xử lý tội phạm phải
dẫn đủ “chính văn cách thức của luật lệnh” – Điều 683,722 QTHL)
- Chủ quan: Có lỗi (người phạm tội phải căn cứ vào lỗi “lầm lỡ hay cố ý” mà xử
lý Điều 47, 499)
- Khách quan: hành vi trái pháp luật
21. Phân tích các đặc điểm của Thập ác tội trong QTHL?
- Thập ác tội là những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm hại
đến những mối quan hệ có tầm quan trọng đặc biệt trong xã hội phong kiến. Đó
là sự bảo vệ địa vị của vua, một số quyền nhân thân của con người và những
chuẩn mực đạo đức đã được thừa nhận rộng rãi trong xã hội phong kiến như các
mối quan hệ cha–con, chồng–vợ, cha, mẹ-con, quan – dân,...
- Những người phạm tội thập ác sẽ bị trừng phạt bằng những hình phạt nghiêm
khắc nhất (cao nhất là tội tử,giảo,hoặc chảm còn có cả lăng trì). Biện pháp trừng
phạt được áp dụng không chỉ khi đã có hành vi phạm tội gây ra hậu quả mà còn
cả khi chỉ có ý định mưu phản. Ngoài những hình phạt nghiêm khắc nhất, người
phạm tội còn phải chịu những hạn chế bất lợi khác như không được hưởng các
chế độ bát nghị (tám trường hợp được miễn giảm khi phạm tội), không được
chuộc tội bằng tiền, không được miễn chịu hình phạt khi có dịp đại xá, ân xá của
vua hay khi người đó tự thú.
- Tư tưởng chính trị ảnh hưởng đến pháp luật phong kiến nói chung và nhóm tội
Thập ác nói riêng đó là tư tưởng Nho giáo. Ở nước ta, dưới thời Lê, Nho học
đang ở trong thời kỳ cực thịnh, lẽ tất nhiên quan niệm của Khổng–Mạnh không
thể không có một ảnh hưởng sâu xa đối với pháp luật. Vì vậy nhà làm luật chú
trọng đặc biệt đến những điều liên can đến luân lí, đến việc duy trì các thuần
phong mĩ tục. Điều này được thể hiện trong nhóm tội Thập ác, các tội thứ 7 đến
tội thứ 10 (bất hiếu,bất mục,bất nghĩa,nội loạn) là các tội thuộc về phạm vi luân
lí nhưng được xếp ngang hàng với các tội ác chính trị(như tội mưu phản,...).
22. Các đặc điểm của Ngũ hình trong pháp luật Lê sơ?
- Tính phổ biến: Hình phạt không chỉ được áp dụng đối với tội phạm mà còn đối
với các hành vi vi phạm trong mọi lĩnh vực như dân sự, hành chính, đất đai, hôn
nhân gia đình, luân thường đạo lý,…
- Tính hà khắc dã man: Xuy là dùng roi đánh, trượng là dùng gậy dánh, đồ là bắt
làm việc cho nhà nước, lưu là bắt đi lưu đày, xa quê hương, tử là giết chết, gồm 3
bậc là thắt cổ, chém bêu đầu và lăng trì (xẻo từng miếng thịt rồi mổ bụng, moi ruột
cho đến chết, sau đó còn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương). Những hình phạt
trong ngũ hình có ưu điểm là có tính răn đe cao, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là
rất dã man và tàn bạo. Chính vì sự dã man mà những hình phạt đó đến ngày nay hầu
hết bị xóa bỏ hoặc giảm nhẹ đi rất nhiều.
- Tính nhân đạo ở chừng mực nhất định: tuy những hình phạt trong Ngũ hình có
tính hà khắc nhưng vẫn mang tính nhân đạo ở một chừng mực nhất định. Những
hình phạt được giảm nhẹ hơn đối với phụ nữ, điều đó thể hiện rằng pháp luật
thời Lê rất tôn trọng và bảo vệ phụ nữ.
23. Tại sao nói pháp luật nhà Lê sơ có tính chất hình sự hóa các quan hệ dân sự?
- Hình sự hóa các quan hệ dân sự đó là việc định hướng các quan hệ mang tính
dân sự vào khuôn khổ của các quy phạm pháp luật hình sự, đều quy về tội phạm
mà không có sự phân biệt về mức độ, hành vi và hậu quả.
- Ví dụ: Điều 187 QTHL: “Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê, những người
mua bán không theo đúng cân, thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng
mình để mua bán thì xử tội biếm hoặc tội đồ”.
- Pháp luật nhà Lê làm vậy để đảm bảo pháp luật đủ sức răn đe, tính nghiêm
minh, đảm bảo trật tự xã hội, tránh những thành phần đảo chính lật đổ pháp luật.
24. Pháp luật dân sự bảo vệ sự bình đẳng giữa các bên trong giao lưu dân sự?
- Tính bình đẳng trong giao lưu dân sự là sự bình đẳng, công bằng về lợi ích giữa
các bên, giao dịch được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, tình nguyện và không
bên nào ép buộc bên nào.
- Những quy định trong pháp luật thời Lê thể hiện tính bình đẳng trong giao lưu
dân sự chẳng hạn như:
+ Dựa trên cơ sở tự nguyện, không bên nào đc ép buộc bên nào. (Điều 355,638)

+ Dựa trên cơ sở trung thực, không lừa dối. (Điều 187,190)

- Nhìn chung, pháp luật thời Lê trong lĩnh vực dân sự là giai đoạn phát triển nhất
trong quá trình lập pháp thời phong kiến và đã mang lại rất nhiều giá trị để pháp
luật sau này kế thừa và phát huy.

You might also like