You are on page 1of 2

IX.

PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

Chúng ta hiểu sự phê phán chủ nghĩa đế quốc theo ý nghĩa rộng, tức là thái độ của các giai cấp khác
nhau trong xã hội đối với chính sách của chủ nghĩa đế quốc, xét theo hệ tư tưởng chung của các giai
cấp ấy.

Các cường quốc có các động cơ khác nhau trong việc theo đuổi chủ nghĩa đế quốc, bao gồm các lý do
về kinh tế, chính trị, văn hóa và ý thức hệ, hay tâm lý xã hội.

- Về kinh tế: các nước đế quốc tìm cách thống trị các quốc gia khác nhằm mở rộng nền kinh tế,
chiếm đoạt tài nguyên, bóc lột lao động, hoặc tìm cách xuất khẩu các hàng hóa và tư bản thừa
Ví dụ: nhà kinh tế học tư sản A.Lanxbuoocs, ông đã so sánh việc xuất khẩu của 1 nước đế quốc:1) sang
những nước phụ thuộc tài chính vào nước đế quốc đó, vay tiền nước đế quốc đó và 2) sang những nước độc
lập về mặt tài chính. Bảng so sánh:

 Cho thấy việc xuất khẩu sang những nước phụ thuộc về mặt tài chính vào Đức phát triển
nhanh hơn tuy không nhiều lắm so với việc xuất khẩu sang các nước độc lập về mặt tài chính
- Về chính trị: đặc điểm chính trị của chủ nghĩa đế quốc là sự phản động toàn diện và sự tăng
cường ách áp bức dân tộc do có ách thống trị của bọn đầu sỏ tài chính và do có sự gạt bỏ cạnh
tranh tự do, cho nên vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã vấp phải sự chống đối của phái
dân chủ tiểu tư sản ở hầu hết các nước đế quốc chủ nghĩa
Ví dụ: ở mỹ, cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa năm 1898 chống Tây Ban Nha đã gây ra sự
chống đối của “những người chống chủ nghĩa đế quốc”, tức những người mô-hi-can cuối cùng
của nền dân chủ tư sản, họ gọi cuộc chiến tranh đó là một cuộc chiến tranh tội lỗi, coi việc thôn
tính đất đai nước khác là vi phạm hiến pháp, tuyên bố hành vi đối với A-ghi-nan-đô, thủ lingx của
người dân bản xứ ở Phi-lip-pin, là “ sự lừa đảo của bọn sô-vanh”( Mỹ đã hứa với ông này là để
cho nước ông được tự do, nhưng sau đó đem quân đội Nỹ thôn tính Phi-lip-pin), và dẫn ra những
lời của Li-côn:” khi người da trắng tự cai quản mình, thì đó là chế độ tự trị; khi họ tự cai quản
mình và đồng thời cai quản người khác thì đó không còn là chế độ tự trị nữa mà là chế độ
chuyên chế.
Ví dụ: ở Ấn độ, Đông Dương và Trung Quốc người ta biết rằng 3 xứ nửa thuộc địa đó , mà tổng số
dân có từ 6 đến 7 trăm triệu người đều bị tư bản tài chính của vài cường quốc đế quốc chủ
nghĩa: Anh, Pháp, Nhật,Mỹ,… bóc lột.
 Sự phân tích về lý luận, cũng như sự phê phán trên phương diện kinh tế và chính trị của Cau-
sky về chủ nghĩa đế quốc, đều hoàn toàn tiêm nhiễm cái tinh thần tuyệt đối không thể dung
hòa được với chủ nghĩa Mác, tức là làm lu mờ và giảm nhẹ những mâu thuẫn căn bản nhất,
và cái ý đồ bảo vệ cho bằng được sự thống nhất, đang suy suoj, với chủ nghĩa cơ hội trong
phong trào công nhaanh châu Âu.

You might also like